Luận văn Áp dụng công nghệ thủy canh trong trồng rau diếp xanh

Vấn đề về rau sạch hiện nay đang là một vấn đề rất cấp thiết của xã hội. Cùng với sự tăng trưởng của xã hội, con người không chỉ thích “ăn ngon, mặc đẹp” mà còn phải đảm bảo vệ sinh, tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong khi mà nguồn cung thực phẩm chủ yếu là từ việc trồng trọt truyền thống và phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu thì việc đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng cao này dường như là một bài toán nan giải. Từ thực tế đó, nhóm xin đưa ra một giải pháp áp dụng công nghệ mới vào trồng rau: công nghệ thủy canh. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới và hiện được áp dụng tại nhiều nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên tại Việt Nam, công nghệ này vẫn chỉ bước đầu nghiên cứu và chỉ dừng lại tại các phòng nghiên cứu, trường đại học hay được xem như thú vui tiêu khiển cho sinh viên, người trồng cây cảnh và các bà nội trợ. Vậy liệu công nghệ có thành công trong thương mại hóa hay không? Nhóm xin bắt đầu bằng việc phân tích công nghệ thủy canh trên cây rau diếp xanh-loại rau dễ trồng và tiêu thụ tốt trên thị trường. Phần 1: Sự cấp thiết của việc áp dụng công nghệ mới vào trồng rau: 3 1. Điều kiện thời tiết khí hậu: 3 2. Vấn đề về chi phí 3 4. Vấn đề về an toàn. 4 5. Nhu cầu thị trường. 4 Phần 2: Giới thiệu công nghệ. 8 1. Mô tả công nghệ: 8 2. Điều kiện trồng. 8 3. Giới thiệu về rau diếp: 9 Phần 3: Đánh giá hiện trạng công nghệ. 13 1. Giới thiệu về công ty: 13 a. Sơ lược về công ty: 13 b. Hiện trạng công nghệ hiên nay: 14 2. Đánh giá năng lực công ty: 16 Phần 4: Dự báo và hoạch định công nghệ. 19 1. Dự báo công nghệ. 19 2. Xu hướng công nghệ chung được thương mại hoá tại Việt Nam 19 3. Các loại hình thủy canh. 19 4. Dự báo công nghệ. 21 5. Hoạch định công nghệ. 22 Phần 5: Lựa chọn công nghệ. 25 1. Khái quát các công nghệ hiện có. 26 2. Lựa chọn công nghệ. 27 Phần 6: Đổi mới công nghệ. 29 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ. 29 2. Tác động của đổi mới công nghệ. 29 3. Quá trình đổi mới công nghệ. 30 4. Chiến lược đổi mới cho công nghệ thủy canh. 32 Phần 7: Chuyển giao công nghệ. 35 1. Hệ thống pha chế và cung cấp dung dịch tự động. 35 2. Tìm kiếm công nghệ: 36 3. Chuyển giao công nghệ: 37 4. Hiệu quả kinh tế mang lại nếu áp dụng công nghệ mới: 42 Kết luận 45

docx47 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9175 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng công nghệ thủy canh trong trồng rau diếp xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc tính “an thần” và “giảm đau” đặc biệt, tương tự như thuốc phiện. CÁC LỢI ÍCH SỨC KHỎE Mặc dù nhựa mủ trắng chủ yếu được tìm thấy chủ yếu ở các loại rau diếp dại, nhưng rau diếp thương mại cũng chứa loại nhựa mủ này. Tuy nhiên, các tính chất có lợi cho sức khỏe của rau diếp thật bao la, do nó có chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống lão hóa được tìm thấy trong lá. Chống thiếu máu: Rau diếp có chứa một hàm lượng lớn chất diệp lục và sắt, đó rất cần thiết cho sự tổng hợp hemoglobin trong các tế bào máu đỏ. Chống lão hóa: Rau diếp giàu chất chống lão hóa, đặc biệt là beta-carotene, Vitamin C và Vitamin E. Những chất này giúp làm sạch các chất độc ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa tổn thương do các gốc điện tử tự do gây ra, ngăn ngừa sự lão hóa sớm và giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh và ung thư mãn tính. Xương khỏe mạnh: Có bằng chứng cho thấy rằng rau diếp có tác dụng bảo vệ xương khỏe mạnh, do chứa đựng hàm lượng Vitamin K cao rất cần thiết cho sự tổng hợp osteocalcin (là một protein không thuộc dạng colagen tìm thấy ở xương và ngà rang), là một chất protein ở xương giúp tăng cường mô xương. Tác dụng bảo vệ xương này đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự gãy xương liên quan đến loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi. Rau diếp cũng là một nguồn chứa nhiều can xi và phốt pho, các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo xương và giúp xương khỏe mạnh. Táo bón: Nhờ chứa đựng hàm lượng chất xơ cao, rau diếp và nước ép của nó có thể giúp kích thích các chức năng và hoạt động của đường ruột, làm giảm táo bón và làm sạch ruột già. Ho: Nước rau diếp có chứa chất chống ho, giúp giảm chứng ho cảm ứng, cũng như các triệu chứng của bệnh hen suyễn và viêm phế quản. Cung cấp nước cho các tế bào: Nước ép rau diếp là một nguồn cung cấp nước tuyệt vời ở cấp độ tế bào. Chúng giúp giải khát, làm giảm sự khát nước và giúp tái cung cấp nước cho các tế bào của chúng ta và giải thoát các chất độc và các chất béo có hại từ các tế bào bị tắc nghẽn của chúng ta. Sự lọc sạch: Tác dụng thanh lọc của rau diếp là kết quả của sự kết hợp những hoạt tính của các chất chống lão hóa (giúp trung hòa các chất có hại tích tụ trong cơ thể), kali (làm gia tăng lợi tiểu, qua đó giúp loại các chất độc ra khỏi cơ thể) và chất xơ (giúp làm sạch ruột già). Làm giảm đau: Nhựa rau diếp được dùng trong nhiều thế kỷ qua bởi các bác sĩ như là một chất thay thế cho thuốc phiện, do đặc tính an thần và làm giảm đau tự nhiên của nó. Ngày nay, tác dụng trị bệnh của nó chỉ hạn chế trong việc điều trị các rối loạn về giấc ngủ, kích động thần kinh, lo lắng, bồn chồn, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Uống 1 ly nước rau diếp và cần tây một giờ trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon. Nó cũng rất hữu ích trong những lúc bạn thấy lo âu hay hồi hộp, nó giúp giữ bình tình và thư giãn. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rau diếp thường dùng làm rau ăn sống, trộn đều giấm hoặc làm cuốn diếp. Cũng được làm thuốc thông sữa, thông tiểu, sát trùng. Ở Ấn Ðộ, người ta dùng rau diếp như xà lách làm thuốc gây buồn ngủ trong bệnh viêm khí quản, hen suyễn, còn dùng ngoài trị bỏng và loét nhức nhối. Phần 3: Đánh giá hiện trạng công nghệ Việt Nam là nước có tỷ trọng nông nghiệp khá lớn (ước tính trên 70%), có các vùng đất nông nghiệp trù phú như đồng bằng sông Hồng rộng gần 800 ngàn ha, đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2,5 triệu ha, với nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 10 tỉ USD, góp phần đáng kể cho tốc độ phát triển KT - XH của cả nước. Song trình độ phát triển nông nghiệp đô thị còn lạc hậu, manh mún, chủ yếu canh tác theo tập quán. Hơn nữa, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh, nông nghiệp đô thị đang bị thu hẹp dần nhưng nhu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm ngày càng tăng với số lượng lớn, vành đai xanh sản xuất nông nghiệp phải được thiết lập để phục vụ đô thị. Điển hình tại một thành phố lớn như TP.HCM có 116.000 ha đất nông nghiệp, nhưng trong đó đất sản xuất còn khoảng gần 78.000 ha và riêng đất trồng lúa chỉ còn gần 42.000 ha, tập trung ở Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Chính vì tốc độ đô thị hóa tác động mạnh khiến diện tích đất nông nghiệp ở các quận huyện ngoại thành này đang bị giảm rất nhanh, bình quân khoảng 1.400 ha/năm. Đứng trước tình hình đó, Việt Nam đã nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ trong nông nghiệp. Từ hình thức canh tác truyền thống trồng cây ở ngoài trời dễ mắc sâu bệnh, sử dụng nhiều phân hóa học, các phân bón hóa học, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng, làm mất lòng tin của người tiêu dùng trong nước, gây ô nhiễm. Việt Nam đã phát triển trồng cây an toàn trong nhà kính, nhà lưới song lại gây tốn nhiều chi phí sản xuất dẫn tới giá thành thực phẩm cao, người tiêu dùng không có khả năng tiếp xúc với sản phẩm này. Giới thiệu về công ty: Sơ lược về công ty: Công ty TNHH Sóc Vui Vẻ kinh doanh về lĩnh vực sản xuất rau sạch, được thành lập từ năm 2000. Tầm nhìn: Phát triển công ty trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp rau sạch cho thị trường Việt Nam. Phương châm của công ty: Tạo ra giá trị cho khách hàng, mang đến cho khách hàng sự an tâm tin tưởng tuyệt đối khi sử sụng sản phẩm của công tỵ Quy mô: Trang trại do công ty đầu tư từ khâu lựa chọn các giống rau ngoại nhập hoặc từ các nhà cung ứng trong nước đáng tin cậy như trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, công ty giống cây trồng thành phố Hồ Chí Minh,… với chất lượng cao, đánh giá và kiểm tra thường xuyên chất lượng đất nước tưới (cải tạo lại đất hay thay đổi đất trồng mới khi đất không còn đảm bảo chất lượng), việc sử dụng các lại nông dược có nguồn gốc sinh học được kiểm soát chặt chẽ, cách thức thu hoạch đóng gói, vận chuyển tuân theo qui trình khép kín ở nhiệt độ bảo quản thích hợp từ 5-10 độ C. Toàn bộ qui trình trồng và sơ chế rau đều được lập hồ sơ theo dõi và có truy xét từng loại sản phẩm tươi sạch cung cấp đến khách hàng với sự giám sát nghiêm ngặt của kỹ thuật viên và kỹ sư nông nghiệp nhiều kinh nghiệm. DIỆN TÍCH TRỒNG TRỌT Năm 2000 10.000 m2 Năm 2005 20.000 m2 Năm 2010 30.000 m2 Chuyên sản xuất các loại rau ăn sạch, an toàn như cải xoong, cải thìa, cải thảo, rau diếp xoăn, rau xà lách, rau muống, dưa leo, bí đao,… Thị trường cung ứng chủ yếu: thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, … Hiện trạng công nghệ hiên nay: Năm 2000, khi mới thành lập công ty, với diện tích trồng cây 10.000m2 chúng tôi thực hiện trồng rau theo kiểu truyền thống với nguồn gốc hạt giống từ nhà cung ứng địa phương. Từ năm 2005, với diện tích tăng lên, chúng tôi bắt đầu áp dụng kỹ thuật trồng rau an toàn với hệ thống nhà kính để sản xuất rau sạch, hạn chế các loại sâu bọ, từ đó hạn chế sử dụng các thuốc trừ sâu, các loại phân bón hóa học. Công ty sử dụng giống cây trồng tốt và thuốc bảo vệ thực vật được chọn lọc, nhập về từ những đơn vị uy tín như: Trường Đại học Nông Lâm, Công ty giống cây trồng TP HCM. Ưu điểm của kỹ thuật trồng rau trong nhà kính, nhà lưới: Ngăn chặn sâu bọ Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Chất lượng rau được dảm bảo dù mùa nắng hay mùa mưa. Tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng rau vẫn đảm bảo. Nhược điểm của trồng cây trong nhà kính: Chi phí đầu tư xây dựng cơ sở. Chênh lệch nhiệt độ ngoài và trong nhà kính, nhà lưới ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.  Thời gian phân hủy thuốc bảo vệ thực vật trong nhà lưới rất chậm (nếu cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) Yêu cầu cơ sở vật chất cao ( ví dụ: phải có, máy móc thiết bị hiện đại, hệ thống tưới tự động,..) Hiện công ty đã hiện đại hóa các nhà kính toàn bộ diện tích canh tác của công ty, thực hiện canh tác trồng rau an toàn, chia thành những vùng chuyên canh riêng biệt: vùng trồng rau diếp xanh, vùng trồng rau muống, vùng trồng dưa leo,…. Chúng tôi còn được sự chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của Phòng Trồng trọt - Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh, áp dụng thành công các biện pháp kỹ thuật canh tác cải tiến và ứng dụng một số giống mới có giá trị kinh tế như: dưa chuột Chiatai của Thái Lan, mướp, xen với cà tím, rau cải, rau mồng tơi ... được trồng theo qui trình sản xuất rau an toàn tiêu chuẩn VietGAP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu các kỹ thuật trồng rau tiên tiến hơn trên thị trường như thủy canh, khí canh,.. để áp dụng vào công nghệ của công ty nhằm: nâng cao chất lượng rau sạch, tăng năng suất sản lượng rau, tiết kiệm chi phí, tạo lòng tin cho khách hàng, chiếm được thị phần cho công ty, tạo chỗ đứng cho công ty trên thị trường. Trước mắt chúng tôi sẽ thực hiện thí điểm ở vùng chuyên canh rau diếp xanh vì đây là loại rau có thu lợi nhuận nhiều, mau lấy lại vốn, nhu cầu thị trường khá ổn định, áp dụng kỹ thuật dễ dàng và có được kinh nghiệm từ những doanh nghiệp trong và ngoài nước đang thực hiện. Đánh giá năng lực công ty Để có thể áp ứng được kỹ thuật công nghệ vào trong quá trình sản xuất của công ty, cần xem xét đánh giá lại nặng lực công nghệ của công ty. Để đánh giá được năng lực này, cần xem xét đánh giá các năng lực: Năng lực vận hành. Năng lực giao dịch công nghệ. Năng lực đổi mới. Năng lực vận hành Đây là năng lực giúp doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất có hiệu quả, bao gồm: Năng lực sử dụng hiệu quả thiết bị và máy móc hiện có: Từ năm 2005, công ty bắt bầu áp dụng kỹ thuật canh tác trong nhà kính, gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế, cũng như sử dụng các máy móc thiết bị này. Sau 5năm áp dung, hệ thống nhà kính ngày càng hoàn thiện hơn, hệ thống tưới nước đã được đổi mới, việc sử dụng các trang thiết bị này càng dễ dàng và được phổ biến cho các nhân viên. Chính vì vậy, khi áp dụng công nghệ thủy canh vào, các thiết bị, máy móc này sẽ hỗ trợ nhiều cho quá trình áp dụng công nghệ mới. Năng lực hoạch định và điều hành sản xuất: trong những năm gần đây, bộ máy sản xuất của công ty ngày càng tốt hơn. Bộ phận quản lý sản xuất chia thành những vùng chuyên canh riêng biệt, giúp cho quá trình hoạch định cho từng vùng chuyên canh dễ dàng hơn, quá trình kiểm soát sản xuất đơn giản, đảm bảo được quy trình sản xuất được thực hiện đúng, đảm bảo được chất lượng của sản phẩm đầu ra. Năng lực sửa chữa và bảo trì máy móc, thiết bị: công ty có sẵn một đội kỹ thuật viên chuyên quan sát, bảo trì, kiểm tra vận hành của máy móc thiết bị, sửa chữa các máy móc thiết bị kịp thời để không gây ảnh hưởng đến quy trình sản xuất. Hàng năm, công ty tổ chức cho các nhân viên này đi học hỏi các kỹ thuật mới, không để tuột hậu, và huấn luyện khi áp dụng kỹ thuật mới. Năng lực sử dụng các hệ thống thông tin và điều khiển dựa trên máy tính: Công ty thường xuyên nâng cấp hệ thống máy tính của công ty, không để ảnh hưởng của các virus mạng, hay lỗi lầm gây rối quá trình sản xuất. Thường xuyên cập nhật các thông tin về nông nghiệp, cũng như kỹ thuật canh tác mới, không để lạc hậu trong lĩnh vực này, chậm bước so với đối thủ cạnh tranh. Năng lực giao dịch công nghệ: Năng lực này giúp doanh nghiệp hoạch định và thực hiện có hiệu quả các hoạt động chuyển giao công nghệ. Ở năng lực này, công ty cần xem xét lại các năng lực như: Năng lực xác định nhu cầu công nghệ và lập luận chứng cho việc giao dịch. Năng lực tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn đối tác. Năng lực lựa chọn phương thức chuyển giao công nghệ. Năng lực đàm phán. Đây là năng lực công ty cần củng cố thêm. Công ty chưa thường xuyên đi khảo sát nhu cầu công nghệ, cũng như tìm kiếm thông tin về các công nghệ mới. Chỉ khi thấy có nhu cầu mới bắt đầu thực hiên các hành động, chưa có sự năng động trong những hoạt động này. Song công ty cũng tập hợp được những nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong ngành sản xuất công nghiệp, đưa ra những hoạch định phù hợp với công ty, biết tìm kiếm các đối tác có lợi cho công ty, và khả năng đàm phán tốt trong chuyển giao công nghệ. Năng lực đổi mới Là năng lực giúp doanh nghiệp thực hiện đổi mới về công nghệ và áp dụng vào sản xuất nhằm thúc đẩy kinh doanh hiện tại, tạo ra những hoạt động kinh doanh mới và khai thác các cơ sở công nghệ mới. Một khi công nghệ mới áp dụng vào công ty, chủ yếu công ty sẽ sử dụng năng lực đổi mới của mình để thực hiện công nghệ đó, và học tập kinh nghiệm từ trong quá trình áp dụng công nghệ đó. Từ kinh nghiệm đó, công ty sẽ nghiên cứu, tìm ra những sản phẩm mới, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, nâng cao lợi thế cho sản phẩm của công ty. Ngoài ra, công ty cũng tìm cách ứng dụng công nghệ mới vào một số sản phẩm mới, tìm ra những khó khăn cũng như những điểm bất lợi khi áp dụng công nghệ này. Vì vậy công ty sẽ có những hành động cải tiến phù hợp, đổi mới quá trình sản xuất giúp đem lại nhiều lợi ích cho công ty. Rộng hơn nữa và công ty năng lực thực hiện, thì công ty thực hiện đổi mới hệ thống thông qua các hoạt động đổi mới sản phẩm, quá trình và ứng dụng. Phần 4: Dự báo và hoạch định công nghệ Dự báo công nghệ: Các loại công nghệ hiện đang được dùng trên thế giới: Ngày nay thủy canh trở thành một nhánh của khoa học nông nghiệp, nó nuôi sống hàng triệu con người. Ta có thể thấy các hệ thống này phát triển ở vùng sa mạc của Israel, Lebanon và Kuwait, trên những đảo của Ceylon, Phi Luật Tân, trên các mái nhà ở Calcuta và trong các làng vùng phía tây vịnh Bengal. Tại quần đảo Canary, hàng trăm acres đất được phủ đầy PE được đỡ bằng các trụ tạo nên các căn nhà kế tiếp nhau trồng cà chua bằng thủy canh. Các căn nhà này có cấu trúc tường mở để gió có thể thổi vào làm mát cây. Cấu trúc này làm giảm sự bốc hơi nước từ cây trồng và bảo vệ chúng không bị mưa bão bất ngờ.Các cấu trúc này cũng được áp dụng tại vùng biển Caribe và Hawaii. Hầu như tiểu bang nào của Mỹ cũng đều có công nghiệp thủy canh phát triển và ở Canada cũng vậy. Khoảng 90% công nghệ nhà kính ở British Columbia, Canada, dùng mùn cưa để khắc phục các vấn đề về đất đai và sâu bệnh. Phân nửa sản lượng cà chua của Vancouver và 1/5 sản lượng cà chua của Moscow là từ thủy canh. Có nhiều hệ thống thủy canh lớn và nhỏ do nhiều công ty hoặc cá nhân sử dụng để sản xuất với qui mô lớn từ Israel cho tới Ấn Độ và từ Armenia cho tới các nước ven sa mạc Sahara. Tóm lại, nhân vật chính của ngành công nghiệp canh tác trên thế giới ngày nay và trong tương lai, là thủy canh. Xu hướng công nghệ chung được thương mại hoá tại Việt Nam: Phát triển công nghệ thuỷ canh trên diện rộng ở hầu hết các giống cây trồng:phân tích để thấy rõ sự thiếu an toàn ở các giống rau xanh trồng theo phương pháp truyền thống; xu hướng của Việt Nam trong việc thay đổi cách trồng trọt truyền thống bằng các công nghệ xanh, sạch, thân thiện với môi trường và tiết kiệm được lượng đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp. Các loại hình thủy canh: Hiện nay có nhiều loại hình thuỷ canh, nhưng qui tụ lại có 3 hệ thống thuỷ canh. Chủ yếu được sử dụng trên thế giới. Hệ thống thuỷ canh không hồi lưu Là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng đặt trong hộp xốp hoặc các vật chứa cách nhiệt khác, dung dịch nằm nguyên trong hộp chứa từ lúc trồng cây đến khi thu hoạch. Hệ thống này thích hợp với quy mô gia đình ở các nước kém phát triển, đòi hỏi phải có chất dinh dưỡng tự điều chỉnh được độ axit (pH) của dung dịch. Kỹ thuật thuỷ canh đơn giản hiện đang triển khai tại nước ta là loại này. Hệ thống thuỷ canh hồi lưu Là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng bơm tuần hoàn từ một bình chứa có lắp đặt thiết bị điều chỉnh tự động các thông số của dung dịch để đưa tới các bộ rễ cây, sau đó quay lại bình chứa để điều chỉnh các thông số. Hệ thống này có hiệu quả kinh tế cao hơn, không đòi hỏi chất dinh dưỡng có cơ chế tự điều chỉnh độ axit, thích hợp với quy mô sản xuất lớn ở những nơi có nguồn điện. Khí canh Đây là hệ thống thuỷ canh cải tiến khi rễ cây không được trực tiếp nhúng vào dung dịch dinh dưỡng mà phải qua hệ thống bơm phun định kỳ, nhờ vậy tiết kiệm được dinh dưỡng và bộ rễ được thở tối đa. Trong kỹ thuật này các cây được trồng trong một thùng cách nhiệt, chỉ chứa sương mù và hơi nước. Sương mù (chất dinh dưỡng) được phun định kỳ vào những thời gian nhất định trong suốt quá trình trồng cây. Cây trồng được treo lơ lững trong thùng, chúng được duy trì trong điều kiện độc lập. Vì không sử dụng đất hay môi trường tổng hợp (giá thể) nên môi trường có độ sạch cao, cây sạch bệnh. Nếu một cây trồng bị nhiễm bệnh thì có thể di chuyển nó ra khỏi hệ thống một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến cây khác. Dung dịch dinh dưỡng thừa sau khi sử dụng được thu lại, lọc, bổ sung để được tiếp tục sử dụng. Do không cần thường xuyên có một lớp nước dầy nên trọng lượng của toàn bộ hệ thống khí canh tương đối nhẹ, dễ bố trí trên nốc nhà hoặc sân thượng ở các thành phố. Về nguyên tắc hệ thống này có hiệu quả kinh tế rất cao, hoàn toàn có thể ứng dụng để làm giảm giá thành cây giống trong công nghệ sinh học thực vật. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Singapore, trong hệ thống khí canh nhiệt ở vùng rễ luôn luôn thấp hơn nhiệt độ ngoài trời khoảng 2oC do hiệu ứng bốc hơi, nhờ vậy cây sinh trưởng nhanh hơn trong đất thường hay trong hệ thống thuỷ canh không hồi lưu. Hệ thống này thích hợp cho qui mô sản xuất rau, hoa thương phẩm.Có thể trồng cây trái vụ. Dự báo công nghệ: Cây thích hợp. Phương pháp sản xuất rau an toàn Trồng trong nhà kính Khí canh Thủy canh Nguồn nước sạch Nguồn giống Nguồn dinh dưỡng Phân bón Nhập khẩu Tự tạo Dự án R&D Dự án R&D Dự án R&D Trong Trong các dự án R&D trên thì dự án R&D nguồn dinh dưỡng là quan trọng nhất vì nguồn dinh dưỡng là sự thiết yếu cho cây thủy canh.Tuy nhiên để có một nguồn dinh dưỡng thích hợp, cũng như quá trình tạo ra nguồn dinh dưỡng cho cây thủy canh không dễ dàng.Vì trên thực tế nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây thủy canh đều nhập từ nước ngoài. Do vậy, để đem lại hiệu quả kinh tế cao thì chúng ta cần tự tạo ra nguồn dinh dưỡng này.Chúng ta có thể thuê những chuyên gia nghiên cứu, những giáo sư, tiến sĩ đầu ngành ở các trường Đại học nghiên cứu để tạo ra nguồn dinh dưỡng thích hợp. Hoạch định công nghệ: Áp dụng 6 bước hoạch định công nghệ: Bước 1:Dự báo công nghệ Công nghệ trồng rau bằng phương pháp thủy canh phát triển và phổ biến ở Nhật. Tuy nhiên, công nghệ trồng rau bằng phương pháp thủy canh này mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm ở Việt Nam. Theo những dự báo trên thì công nghệ trồng rau sạch của Việt Nam, giống như xu hướng thế giới, sẽ dần chuyển sang công nghệ thủy canh, và phát triển lên công nghệ khí canh trong khoảng từ 5 năm tiếp theo. Bước 2: Phân tích và dự báo môi trường Theo như những phân tích về môi trường hiện tại, thủy canh vẫn chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ này mang lại không ít thách thức cho doanh nghiệp. Theo như môi trường kinh doanh hiện tại, việc cạnh tranh về giá sản phẩm, đồng thời phải đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vũng được hệ thống phân phối là điều kiện cốt yếu trong cạnh tranh. Như vậy, nếu công ty áp dụng công nghệ mới, công ty buộc phải xem xét so sánh giữa những cơ hội mang lại và những nguy cơ có thể có: Cơ hội: Có khả năng thâm nhập khúc thị trường rau sạch, an toàn. Khả năng cạnh tranh tốt về chất lượng. Cơ hội quảng bá công ty bằng hình ảnh công ty đi đầu trong áp dụng công nghệ mới vào nông nghiệp. Tận dụng được hiệu quả kinh tế theo quy mô. Tạo dựng hình ảnh công ty xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Cơ hội tạo áp lực giá với nhà phân phối. Bỏ xa đối thủ trong việc tạo dựng thương hiệu. Nguy cơ: Nguy cơ triển khai công nghệ lỗi thời. Nếu việc áp dụng thành công, nguy cơ mô hình quản lý bị bắt chước và triển khia thành công hơn. Nếu việc áp dụng khó khăn trong bước đầu, rất dễ để các đối thủ học được kinh nghiệm và triển khai thành công. Thất bại về cạnh tranh giá với đối thủ. Thất bại trong việc giữ được hệ thống phân phối. Như vậy, nếu mô hình được triển khai tốt, khắc phục được những nguy cơ trong cạnh tranh thì khả năng thắng được trong cạnh tranh nhờ công nghệ mới là rất lớn. Do đó, công ty cần xem xét kỹ công nghệ được triển khai, liệu đây có là công nghệ mới nhất không và đổi mới công nghệ có tác động thế nào đến công ty, công nghệ này có dễ dàng chuyển đổi sang khí canh không và có dễ bị bắt chước bởi các đối thủ hiện tại công ty không? Bước 3: Phân tích và dự báo thị trường người tiêu dùng Hiện tại người tiêu dùng trên thị trường rất chú ý đến vấn đề thực phẩm an toàn, đặc biệt đối với các loại thực phẩm. Do vậy, nếu trên thị trường xuất hiện một loại rau an toàn và có chất lượng sẽ được người tiêu dùng chú ý đến. Tuy nhiên, nếu xét khúc thị trường bình dân mà công ty đang phân phối tại các chợ đầu mối, thì với mức giá chênh lệch hơn từ 1.000-2.000 đồng thì rất khó để người tiêu dùng chấp nhận, nhất là đối với rau xanh, loại hàng rất dễ mua ở bất cứ sạp rau nào và sự khác biệt nhận biết được bên ngoài không khác là mấy . Theo nhận định của Cục quản lý thị trường, cứ mỗi lần mưa bão hay có sự chuyển biến xấu của thời tiết thì giá rau lại tăng vọt từ 30-50%, trong khi đó, lượng rau vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. Như vậy, nếu áp dụng thủy canh, vào những lúc có điều kiện thời tiết xấu, công ty vẫn cung cấp ổn định được lượng rau cho hệ thống phân phối và đảm bảo giữ vững được hệ thống phân phối của mình. Mặc khác, xu hướng thị trường đang chuyển dần sang các loại thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh, nhưng cũng đảm bảo thân thiện với môi trường. Áp dụng thủy canh sẽ đảm bảo đáp ứng các yêu cầu này. Tuy nhiên, cần có các chương trình marketing và hoạt động quảng bá kèm theo để đảm bảo xây dựng được hình ảnh rau sạch, an toàn và thân thiện. Bước 4: Phân tích tổ chức Trong hơn 10 năm, sản phẩm rau an toàn với thương hiệu Sóc vui vẻ ngày càng chiếm lĩnh thị phần rau sạch ở thành phố Hồ Chí Minh, và đạt được sự tín nhiệm của khách hàng. Theo phân tích nội bộ, công ty hiện có các điểm mạnh sau: Công ty có nguồn tài chính mạnh, dễ dàng trong việc áp dụng đổi mới công nghệ. Nguồn nhân lực có trình độ và khả năng chuyên môn cao, có thể dễ dàng nắm bắt được công nghệ mới. Lượng nhân công dồi dào tại địa phương, việc tuyển dụng lao động phổ thông dễ dàng. Đất, hạt giống và kinh nghiệm ban đầu về trồng rau. Hệ thống phân phối tốt, ổn định. Hệ thống nghiên cứu đã được tạo lập, chuẩn bị sắn sàng cho việc đổi mới công nghệ. Điểm yếu: Hệ thống quản lý cồng kềnh hơn và khó khăn trong việc thay đổi để linh hoạt với môi trường. Chưa có kinh nghiệm trong việc áp dụng công nghệ có sử dụng hệ thống máy tính( CAM) Đội ngũ kỹ sư chưa tiếp xúc được với công nghệ mới, chưa có kiến thức nhiều về thủy canh. Hệ thống phân phối chủ yếu là thị trường rau ở các chợ, công ty vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng thị trường. Công ty hiện tại đang chú trọng đến việc phát triển thương hiệu và nâng cao chất lượng đầu ra. Do đó, công ty cần xây dựng một chiến lược công nghệ phù hợp để khai thác được hết điểm mạnh và giảm thiểu rủi ro từ điểm yếu công ty. Bước 5: Xác định nhiệm vụ và mục tiêu Mục tiêu trong 5 năm tới, công ty chiếm lĩnh 50% thị phần rau an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, trong 1 năm triển khai thủy canh trên rau diếp, công ty tiến hành so sánh lại mục tiêu lợi nhuận, thị phần chiếm được. Cụ thể, kế hoạch đo lương như sau: Bước 6:Xây dựng chương trình hành động Việc triển khai thủy canh cần một bộ phận kỹ sư am hiểu tốt về công nghệ này. Hiện tại Việt Nam chỉ mới manh nha công nghẹ này, chỉ một bộ phận rất ít các giáo sư ở một vài trường đại học như Nông Lâm TP.HCM, Nông lâm Cần Thơ và đại học quốc gia Hà Nội là có kiến thức về loại hình thủy canh này. Do đó, việc gửi cán bộ kỹ sư đi học về công nghệ này là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu gửi cán bộ đi học, thời gian tối thiểu là 6 tháng, chưa kể thời gian kỹ sư này phải triển khai công nghệ và đảm bảo công nghệ này thích hợp được với điều kiện của Việt Nam. Vì thế, cần có một phương án đảm bảo công nghệ vẫn được triển khai sớm để đảm bảo chiến lược phát triển của công ty, vừa không quá phụ thuộc vào cán bộ kỹ sư nước ngoài. Có thể vừa đảm bảo có đội ngũ kỹ sư lành nghề, vừa đảm bảo công nghệ mới được triển khai sớm không? Một số các công ty nước ngoài tại Nhật, khi chuyển giao công nghệ, họ có chương trình hỗ trợvề nhân lực cho công ty chuyển giao. Công ty có thể thuê một số chuyên gia người nước ngoài xây dựng hệ thống, hướng dẫn các kỹ sư cách vận hành. Trong thời gian đó, công ty đưa cán bộ sang Nhật học về công nghệ mới. Trong vòng một năm, sau khi hệ thống ổn định, các kỹ sư có khả năng vận hành, công ty có thể chuyển sang nghiên cứu và phát triển đổi mới công nghệ. Phần 5: Lựa chọn công nghệ Khái quát các công nghệ hiện có Đây là môt quá trình phức tạp và quan trọng. Công ty buộc phải lựa chọn được công nghệ phù hợp với chiến lược của công ty, là công cụ tạo nên sự canh tranh cho doanh nghiệp. Các bước thực hiện bao gồm xác định môi trường công nghệ, các công nghệ hiện có, sản phẩm mà chúng tôi đang thực hiện, thị trường sản phẩm,… Theo nhận định của chúng tôi thì: Môi trường công nghệ: trong nông nghiệp trồng rau thì môi trường công nghệ ở đây là môi trường công nghệ thay đổi chậm với tính cạnh tranh cao. Trong những năm gần đây thì mới có những thay đổi lớn trong môi trường công nghệ này, song lại mang tính cạnh tranh cao. Chúng tôi cần xác định công nghệ phù hợp nhất để không bị lạc hậu với thế giới. Công nghệ: ngoài nâng cao chất lượng sản xuất cho hình thức thổ canh truyền thống cũ, ngày nay người ta đang hướng tới cải tiến công nghệ xanh sạch bảo vệ môi trường, phát triển thêm hình thức canh tác mới: thủy canh và khí canh Sản phẩm: hiện nay chúng tôi đang tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất cho diện tích 1ha trồng rau diếp, đây là một loại rau ăn lá phổ biến, hình thức canh tác khá đơn giản, được trồng quanh năm, thời gian trồng khoảng 60 ngày. Thị trường sản phẩm: đây là sản phẩm lương thực thiết yếu, người tiêu dùng sử dụng mỗi ngày. Ngày nay người tiêu dùng càng chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tìm kiếm những nguồn sản phẩm an toàn, hợp vệ sinh và giá cả hợp lý. Đây là thị trường tiềm năng khi còn rất ít các công ty cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho các siêu thị, các chợ đầu mối. … Chính vì thế mục tiêu của công ty công nghiệp hóa quy trình sản xuất của công ty và hướng đến nhu cầu của khách hàng, cung cấp những sản phẩm chất lượng sạch đến tay người tiêu dùng, sau khi nghiên cứu những công nghệ trồng cây tiên tiến hiện nay, chúng tôi đang tiến hành lựa chọn công nghệ phù hợp với mục đích của công ty và nguồn lực công ty hiện nay. Ba công nghệ mới hiện nay gồm: thủy canh hồi lưu, thủy canh không hồi lưu, và khí canh. Lựa chọn công nghệ Để lựa chọn ra công nghệ phù hợp với công ty, chúng tôi tiến hành so sánh giữa các hình thức công nghệ, chấm điểm các công nghệ theo các tiêu chuẩn mà chúng tôi đã đưa ra: Chi phí sản xuất đơn vị (1): tiết kiệm hơn công nghệ hiện nay Thị phần (2): áp dụng công nghệ mới thì khả năng gia tăng thị phần là bao nhiêu. Chất lượng sản phẩm (3): đây là yếu tố quan trọng ngày nay khi người tiêu dùng xem trọng chất lượng sản phẩm. Sản lượng(4): công nghệ cho nguồn sản lượng cao hơn sẽ giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận hơn. Quan hệ lao động (5): với công nghệ này chúng ta cần trình độ lao động như thế nào,cao hay thấp ? Lao động phổ thông hay cao hơn? Thời gian thực hiện (6): công nghệ này sẽ giúp thời gian sản xuất rút ngắn bao nhiêu ? Dễ tiếp cận(7): yếu tố này chúng tôi cần xem xét xem công nghệ này có dễ tiếp nhận hay không? Độ khó khi triển khai công nghệ này? Vốn đầu tư ban đầu (8): Yếu tố khá quan trọng. Chúng tôi phải tìm ra công nghệ nào phù hợp với nguồn vốn đầu tư hiện tại của công ty, không gây ảnh hưởng tới nguồn hoạt động khác của công ty. BẢNG CHO ĐIỂM TƯƠNG ĐỐI CÁC CÔNG NGHỆ: YẾU TỐ TRỌNG SỐ THỦY CANH KHÍ CANH Không hồi lưu Hồi lưu 1 0.3 5 4 4 2 0.05 4 5 4 3 0.1 5 5 5 4 0.2 4 4 5 5 0.1 5 5 4 6 0.1 4 4 5 7 0.1 5 5 4 8 0.05 5 4 4 BẢNG TÍNH ĐIỂM TUƠNG ĐỐI ĐỂ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ: YẾU TỐ TRỌNG SỐ THỦY CANH KHÍ CANH Không hồi lưu Hồi lưu ĐTĐ ĐTĐCTS ĐTĐ ĐTĐCTS ĐTĐ ĐTĐCTS 1 0.3 1 0.3 0.8 0.24 0.8 0.24 2 0.05 0.8 0.04 1 0.05 0.8 0.04 3 0.1 1 0.1 1 0.1 1 0.1 4 0.2 0.8 0.16 0.8 0.16 1 0.2 5 0.1 1 0.1 1 0.1 0.8 0.08 6 0.1 0.8 0.08 0.8 0.08 1 0.1 7 0.1 1 0.1 1 0.1 0.8 0.08 8 0.05 1 0.05 0.8 0.04 0.8 0.04 TỔNG 1 0.93 0.87 0.88 Dựa vào bảng số liệu trên, chúng tôi quyết định tiến hành đổi mới công nghệ canh tác thổ canh hiện nay thành công nghệ thủy canh không hồi lưu. Phần 6: Đổi mới công nghệ Theo định nghĩa của OECD thì “đổi mới công nghệ và khoa học được xem như biến đổi một ý tưởng thành sản phẩm có thể bán được, hoặc thành quá trình vận hành trong công nghiệp, trong thương mại hoặc thành phương pháp mới về dịch vụ xã hội. Như vậy đổi mới bao gồm các biện pháp về khoa học, kỹ thuật, thương mại và tài chính cần thiết để phát triển và thương mại hóa sản phẩm mới, để sử dụng quá trình và vật liệu mới hoặc để đưa ra một phương pháp mới vè dịch vụ xã hội”. Đổi mới công nghệ ở đây được hiểu như đổi mới quá trình, từ trồng rau theo phương pháp thổ canh truyền thống sang công nghệ thủy canh tiên tiến. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ Thị trường Thị trường đang có xu hướng chuyển đổi sang rau sạch, nhu cầu càng ngày càng tăng. Đổi mới công nghệ mang lại nhiều lợi thế về năng suất, từ đó đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường, người tiêu dùng. Công nghệ này rất thành công tại một số nước phát triển, nhưng vẫn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam, do đó, cần một nghiên cứu rõ ràng về thị trường để đảm bảo sự đúng đắn trong việc triển khai. Mặt khác, chiến lược marketing cần được triển khai đi đôi với việc áp dụng công nghệ để đảm bảo thị trường chấp nhận. Nhu cầu Nhu cầu thị trường về rau sạch, an toàn nhưng thân thiện môi trường, chất lượng rau đồng đều, năng suất ổn định làm xuất hiện nhu cầu đổi mới từ thổ canh sang thủy canh. Cạnh tranh Việc áp dụng công nghệ mới vào giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính sách quốc gia hỗ trợ đổi mới Các chính sách phát triển nông nghiệp khuyến khích ứng dụng các công nghệ sạch, thân thiện môi trường. Tác động của đổi mới công nghệ Năng suất Việc áp dụng công nghệ thủy canh giúp tăng năng suất, giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm, giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh, tính linh hoạt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Chất lượng sản phẩm Công nghệ mới giúp nâng cao chất lượng rau, đảm bảo an toàn vệ sinh. Trồng rau theo phương pháp truyền thống chỉ đạt chất lượng cao nhất là 90%, sản phẩm có sự chênh lệch nhiều về chất lượng. Công nghệ mới giúp giảm biến động về chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng nhất hơn. Chiến lược kinh doanh Áp dụng công nghệ thủy canh có thể làm thay đổi lĩnh vực hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp là rau an toàn, chuyên cung cấp chủ yếu cho các chợ, tuy nhiên, khái niệm “rau an toàn” này chưa thực sự hiểu đúng nghĩa lắm, vì phương pháp trồng chủ yếu là thổ cah, rau vẫn chưa đáp ứng đúng các yêu cầu “an toàn’ thực sự. Áp dụng thủy canh có thể làm thị trường doanh nghiệp chuyển đổi, tấn công sang thị trường tiêu thụ rau sạch thực sự với giá cao hơn, chi phí cho phân phối và marketing cũng tăng lên. Việc làm Hiện tại, nhân sự công ty chiếm phần lớn là lao động phổ thông và rất ít kỹ sư tay nghề cao, phần lớn các kỹ sư này tập trung vào công việc điều khiển hệ thống. Công nghệ thủy canh sẽ làm đảo ngược tỷ lệ này, kỹ sư tay nghề cao sẽ chiếm số đông, lao động phổ thông sẽ giảm đáng kể. Quá trình đổi mới công nghệ Theo mô hình tuyến tính, chuỗi quá trình đổi mới công nghệ bao gồm: Phát triển quá trình Thực hiện Phân phối và Marketing Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Sau khi công nghệ thủy canh được thực hiện, công nghệ khí canh sẽ tiếp tục được nghiên cứuvà bắt đầu thương mại hóa. Đổi mới công nghệ gặp khá nhiều rủi ro. Việc thương mại hóa công nghệ thủy canh đã thành công ở khá nhiều quốc gia, tuy nhiên, liệu công nghệ này có thành công hay không tại thị trường Việt Nam? Theo phân tích thì các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của đổi mới bao gồm: Sự thích ứng với thị trường Sự thích ứng với khả năng kinh doanh Sự quan tâm của ban lãnh đạo Môi trường thuận lợi Tổ chức phù hợp Sự thành công việc đổi mới công nghệ phụ thuộc nhiều vào sự chấp nhận sản phẩm của thị trường, doanh nghiệp, công nghệ, sản phẩm. Mặc khác, đổi mới công nghệ cũng mang nhiều thách thức. Sự phân phối lợi ích khi thực hiện đổi mới: Việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp rất dễ bị bắt chước, khi công nghệ được phổ biến rộng rãi, trong quá trình quảng bá hình ảnh mô hình vận hành được phổ biến, kỹ sư tham gia quá trình đổi mới tiết lộ kiến thức, bí quyết đổi mới. Tuy nhiên, một số điểm sau có thể tạo rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh: Thời gian triển khai: hiện tại, công ty đang triển khai và áp dụng thủy canh đầu tiên tại Việt Nam. Phải mất ít nhất là 1 năm để việc triển khai hoàn toàn đi vào hệ thống với nguồn nhân lực, hệ thống phân phối, hình ảnh nguyên vật liệu được ổn định. Một công ty nếu muốn gia nhập, thời gian tiêu tốn ít nhất cũng phải là 1 năm, trong khoảng thời gian này, công ty đã bắt đầu nghiên cứu sang giai đoạn tiếp theo của thủy canh là khí canh. Mặc khác, nếu công ty đối thủ bắt đầu với công nghệ khí canh thì vẫn phải tiêu tốn khoảng thời gian tương tự để xây dựng và ổn định hệ thống. Lợi thế người đi trước: là đơn vị đầu tiên triển khai công nghệ này tại Việt Nam, việc khẳng định thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng (top of mind) tạo lợi thế cạnh tranh vững cho doanh nghiệp. Khả năng tài chính: đổi mới công nghệ yêu cầu sự đầu tư ban đầu khá lớn. Chỉ các doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh mới có thể đầu tư đổi mới. Hệ thống phân phối: Công ty hiện đã có mạng lưới phân phối rộng, đồng thời đang phát triển thêm hệ thống phân phối mới đánh vào thị trường rau sạch cung cấp cho hệ thống nhà hàng, siêu thị. Một công ty nếu muốn gia nhập phải tốn không ít thời gian xây dựng hệ thống phân phối này Thương hiệu, hình ảnh: Công ty đã thành lập và định hình hơn 10 năm, một công ty mới gia nhập không dễ dàng để có được hình ảnh và sự tin cậy để có thể cạnh tranh được. Chiến lược đổi mới cho công nghệ thủy canh: Hiện tại, lợi thế cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp: giá rẻ do doanh nghiệp tận dụng được chi phí thấp nhờ lợi thế quy mô. Sau khi áp dụng công nghệ thuỷ canh, lợi thế cho rau diếp chuyển sang lợi thế rau sạch và an toàn.Tuy nhiên lợi thế về giá mất đi. Nhu cầu chủ yếu của người dân thành phố hiện nay là có sản phẩm sạch đáp ứng được nhu cầu, đồng thời, trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, nhà nhà đều muốn tiết kiệm tối đa chi phí. Vậy làm sao để doanh nghiệp có thể đáp ứng được cả hai yêu cầu này? Vậy, liệu chúng ta có buộc phải chọn, hy sinh một trong hai, hoặc lợi nhuận, hoặc thị phần khi áp dụng công nghệ mới này? Nếu ta bỏ qua công nghệ thuỷ canh, rất có thể doanh nghiệp đang phải đối đầu với một bài toán nan giải về chất lượng sản phẩm. Thị trường đang rất khan hiếm rau sạch, và với điều kiện trồng trọt cũng như khí hậu hiện tại thì việc đảm bảo chất lượng cho rau là ngoài khả năng, cộng thêm việc phải cạnh tranh với hàng loạt nguồn rau nhỏ lẻ từ các tỉnh khiến doanh nghiệp phải luôn thắt chặt các chi phí, và rất khó khăn trong việc giữ nguyên được chất lượng sản phẩm. Mặt khác, nếu doanh nghiệp chuyển đổi toàn bộ sang trồng rau theo phương pháp thuỷ canh, thì mức độ rủi ro cho doanh nghiệp là khá lớn nếu thị trường không chấp nhận sản phẩm mới. Như vậy, nếu dùng hết nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp có vẻ như là một biện pháp không hề khôn ngoan. Do đó, chúng tôi đề nghị chúng ta nên trồng thử nghiệm 0.5 ha đất cho loại rau diếp. Hiện đây là loại rau chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, rất dễ thích nghi, phương pháp trồng đơn giản và khá phổ biến trên thị trường nên sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm địa điểm phân phối. Sau khi thử nghiệm, nếu công nghệ thành công thì chúng tôi sẽ nhân rộng sang các loại rau khác. Ma trận SWOT Để phân tíchcho công nghệ mới này,ta xem xét ma trận SWOT cho doanh nghiệp sau khi áp dụng thuỷ canh: Điểm mạnh: Chất lượng rau tốt, đảm bảo được vệ sinh Sản lượng ổn định, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Thị trường đã được tạo lập sẵn, không tốn thời gian để thiết lập mạng lưới phân phối. Khả năng tài chính tốt. Nguồn nhân lực trình độ cao. Điểm yếu: Giá cao. Mạng lưới phân phối yếu đi. Cấu trúc công ty cồng kềnh hơn. Phụ thuộc nhiều hơn vào nhà cung cấp điện, nước. Thêm sức ép từ nhà cung cấp giống, khách hàng mới. Cơ hội: Có khả năng thâm nhập khúc thị trường rau sạch, an toàn. Khả năng cạnh tranh tốt về chất lượng. Cơ hội quảng bá công ty bằng hình ảnh công ty đi đầu trong áp dụng công nghệ mới vào nông nghiệp. Tận dụng được hiệu quả kinh tế theo quy mô. Tạo dựng hình ảnh công ty xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Tăng thêm thị phần. Đe dọa: Rủi ro thất bại. Dễ bị đánh bật ra khỏi thị trường. Khả năng mất thị phần cũ. Nguy cơ mắc lỗi hệ thống. Khả năng không khai thác hết công suất do chưa khai thác được thị trường. Cơ hội(O) Đe dọa(T) Điểm mạnh(S) S/O -Xây dựng chiến lược phân phối để thâm nhập vào khúc thị trường mới cho rau sạch, an toàn. -Chiến lược marketing quảng bá hình ảnh sản phẩm xanh sạch, thân thiện môi trường. S/T -Sử dụng thương hiệu xây dựng được để giảm bớt áp lực từ phía khách hàng và nhà cung cấp. - Phát triển thị trường mới, đảm bảo khai thác hết công suất. Điểm yếu(W) W/O - Không bỏ qua thị trường cũ, tận dụng lợi thế quy mô khi áp dụng thủy canh. W/T -Đề ra các biện pháp giảm thiểu sự phụ thuộc vào hệ thống quản lý và các nhà cung cấp năng lượng. Như vậy, công ty có thể phát triển chiến lược cho khúc thị trường chấp nhận giá cao ở các nhà hàng, khách sạn và siêu thị. Mặc khác, không bỏ qua khúc thị trường đã tạo lâp sẵn, chúng ta có thể vẫn tiếp tục kinh doanh ở thị trường bán lẻ ở chợ đầu mối, một số siêu thị gia đình và của hàng rau sạch, như vậy vừa tận dụng được hiệu quả kinh tế theo quy mô, vừa không lãng phí vào những thời điểm nhu cầu về rau cao. Phần 7: Chuyển giao công nghệ Hệ thống pha chế và cung cấp dung dịch tự động Hệ thống pha chế và cung cấp dung dịch tự động là một trong những khâu quan trọng và quyết định đến sự thành công của toàn hệ thống sản xuất rau trong nhà lưới có mái che. Trên thế giới công nghệ này đã được áp dụng rộng rãi và đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên việc áp dụng chúng vào điều kiện Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Do cơ sở hạ tầng còn thiếu và không đồng bộ. Các mô hình trên có chi phí rất lớn, khi nhập khẩu chúng ta phải phụ thuộc vào công nghệ và thiết bị. Bên cạnh đó chúng ta còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành, sửa chữa. Hiện nay trong các hệ thống trồng rau bằng phương pháp thủy canh không dùng đất tại Việt Nam thì việc phối trộn dung dịch thường được làm bằng tay, không đảm bảo về chất lượng dung dịch cũng như số lượng để phục vụ cho nhiều dây chuyền sản xuất rau. Hệ thống pha chế và cung cấp dung dịch tự động sử dụng trong sản xuất rau tại các nhà lưới có mái che của T.S Ngô Trí Dương và Nguyễn Thái Học khắc phục được nhiều nhược điểm trên. Do mỗi nhà lưới trồng các loại rau khác nhau, ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau nên các thông số điều khiển cũng khác nhau. Vì thế bộ điều khiển được kết nối thành mạng và luôn giám sát được trạng thái các thông số điều khiển của toàn hệ thống bằng giao diện giám sát, điều khiển trên máy tính. Khi làm việc chỉ cần nhập dữ liệu về loại rau và thời kỳ sinh trưởng, bộ điều khiển sẽ tự động tính toán và đưa ra các thông số chuẩn trong dung dịch tưới đó là tỷ lệ phối trộn các chất thành phần và độ dẫn điện EC (Electrical conductivity) trong dung dịch. Sau đó tùy thuộc tín hiệu nhận về từ các cảm biến mà bộ điều khiển liên tục điều chỉnh độ EC trong dung dịch nằm trong khoảng cho phép theo tỷ lệ trộn các dung dịch thành phần. Đặc biệt trong bộ điều khiển còn tích hợp chương trình cho phép người sử dụng cài đặt trộn dung dịch tự động theo thời gian thực. Tìm kiếm công nghệ Để tìm kiếm được nhà cung cấp hệ thống trồng rau thủy canh đạt chất lượng cao, công ty tiến hành tìm kiếm từ nhiều nguồn có uy tín khác nhau. Từ các tạp chí và chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy canh. Nguồn từ internet: trang web www.alibaba.com, www.vipecom.vn, Tìm kiếm nhờ vào hệ thống thông tin của chính phủ: Trung tâm thông tin khoa học- công nghệ quốc gia, Trung tâm thông tin khoa học- công nghệ tỉnh, thành phố… Chuyển giao công nghệ Để lựa chọn được nhà cung cấp sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý, công ty tiến hành thu thập và so sánh giá cả cũng như chất lượng của các sản phẩm. Sau đó sẽ liên hệ với nhà cung cấp để đàm phán về giá cả và phương thức chuyển giao. Một hệ thống trồng rau diếp theo phương pháp thủy canh khồng hồi lưu gồm các thành phần cơ bản sau: Hệ thống nhà kính, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ,hệ thống máng nước và bể chứa, ngoài ra còn có thêm các thiết bị khác như hệ thống kiểm soát CO2, hệ thống ngăn ngừa sâu bệnh và côn trùng… Công ty Longyoung Loại sản phẩm Nhà cung cấp Tên sản phẩm Chất liệu Đơn giá Phương thức thanh toán Lượng hàng đặt tối thiểu Khả năng nhà cung cấp Thời gian phân phối Đặc điểm SP Nhà kính Longyoung Fujian China (Mainland) Xuất xứ: Trung Quốc  LY825T PE $50/m2 T/T 1000m2 10000m2/tháng 25 ngày - Dễ lắp ráp  - Dễ di chuyển - Màn PE bao phủ trong suốt  - Cấu trúc khung vững chắc LY825L PE $ 45/m2 L/C T/T 300m2 1000m2/tháng 25 ngày - Dễ lắp ráp  - Dễ di chuyển - Màn PE bao phủ trong suốt  - Cấu trúc khung vững chắc LY625T PE $60/m2 L/C T/T 25 ngày - Dễ lắp ráp  - Dễ di chuyển - Màn PE bao phủ trong suốt  - Cấu trúc khung vững chắc LY732T PE+EVA $105/m2 L/C, T/T 1000m2 10000m2/tháng 25 ngày Beijing China (Mainland) Xuất xứ: Trung Quốc RH LPC9.6Ss4 PC Sheet $ 35/ m2 L/C, T/T 1000m2 10000m2/năm 45 ngày - Đạt TC ISO9001:2008 -Kích thước: 8m-9.6m-10m-10.8m LB8Ss4 Kính $27/m2 L/C, T/T 1000m2 20000/tháng 45 ngày Greenhouse Indonesia  Propinsi Jawa Barat, Indonesia GHAGRI iron steel $16/m2 T/T 90m2 10000m2/tháng Công ty HPC – Hydroponics Training Centre Singapo I-1HPC 1510SS $105 kích thước 15'X10 'x15' chống thời tiết xấu Dịch vụ bao gồm cung cấp và lắp đặt. 10-15 người có thể làm việc và đi lại trong không gian nhà kính I-2 HPC Nettings Black $ 100/m2 50% màu - màu đen UV ổn định lưới -Kích thước: 50 m X 3,6 m mỗi cuộn I-2 HPC Nettings Black $110/m2 60% màu - màu đen UV ổn định lưới -Kích thước: 50 m X 3,6 m mỗi cuộn I-3 HPC Nettings Black $112/m2 70% màu - màu đen UV ổn định lưới -Kích thước: 50 m X 3,6 m mỗi cuộn I-3 HPC Nettings White $125/m2 Kích thước: ( 60 m X 3,6 m mỗi cuộn I-7 HPC Nhà lợp kính $220 Polyethylene - lợp UV ổn định -Kích thước: 100 m X 6,5 m mỗi cuộn Hệ thống trồng BOKYUNG GREENHOUSES CO.,LTD. Xuất xứ: South Korea BK-NFT Bedding $15-20/m2 L/C, T/T 500 m2 10000m2/tháng Hệ thống làm mát www.compare.ebay.com Hệ thống làm mát HP Hydroponics Water Chiller $ 470 PayPal, Credit Card -Kiểm soát nhiệt độ ổn định một cách tự động -Điện áp: 110-120V 60Hz -Kích thước 16 "x13.5" x19 "(H) - Giảm nhiệt độ nước từ 35 độ C đến 18 độ C nhanh chóng. -Bảng điều khiển kỹ thuật số, màn hình LCD dễ dàng hoạt động. Dung dịch thủy canh Công ty đô thị xanh Xuất xứ:Việt Nam 20000VND/lít Dạng nước Đại học Nông Lâm Huế 18000VND/lít Dạng nước www.vipecom.vn 25000VND/lít Dạng nước 85000VND/chai 500g Dạng bột Tổng chi phí cơ bản Các sản phẩm khác của Longyoung: Loại Chiều rộng Section Size Chiều dài Chiều cao Chiều cao của tường Sức gió chịu đựng Lượng đặt hàng tối thiểu LY420T 4m 1m 0-20m 2.0m-3.0m 1.8m 0.4KN/m2 1000m2 LY622T 6m 1m 0-40m 2.5m-3.0m 1.8m 0.5KN/m2 1000m2 LY725T 7m 1m 0-60m 2.5m-3.5m 1.8m 0.5KN/m2 1000m2 LY825T 8m 1m 0-60m 2.5m-3.5m 1.8m 0.5KN/m2 1000m2 LY932T 9m 1m 0-60m 2.5m-3.5m 1.8m 0.5KN/m2 1000m2 LY1032T 10m 1m 0-60m 2.5m-3.5m 1.8m 0.5KN/m2 1000m2 b. Nhà cung cấp Mỹ: Công ty CROPKING Cropking là công ty của Mỹ chuyên sản xuất và phân phối các hệ thống trang thiết bị trồng rau thủy canh theo qui mô thương mại. Cropking là công ty duy nhất ở Mỹ cung cấp đầy đủ tất cả dịch vụ cho khách hàng, chuyển giao về công nghệ từ đầu tới cuối, từ thành phần kỹ thuật cũng như thành phần con người. Công ty Cropking cung cấp 2 dạng sản phẩm nhà kính sau: + Loại Freestanding: Hệ thống nhà kính cần có độ chắc chắn để chống chọi được với mưa to và gió lớn. Phần mái phải dày để chịu được lượng ánh sáng tối đa và tối thiểu lượng bóng râm. Cropking sử dụng thép mạ kẽm có tính chịu lực cao áp suất 50/55, tạo ra một cấu trúc chắc chắn, hiệu quả, và bền, chịu được độ ẩm ướt cao trong môi trường nhà kính. Freestanding dạng mái vòm có đỉnh ở giữa tăng thêm sức chịu đựng cho bộ khung. Ưu điểm: - Chi phí đầu tư thấp hơn. - Dễ sử dụng. - Cấu trúc đơn giản. Nhược điểm: - Cố định, không mở rộng được - Hình dạng vòm nên không tận dụng được nhiều khoảng không. - Dễ mất nhiệt + Loại Gutter Connect: Hệ thống máng nước(có thể mở rộng thêm 22' ). Cấu trúc được làm từ thép mạ kẽm và máng nước được nối với nhau làm từ nhôm. Khi sử dụng hệ thống trồng rau thủy canh không hồi lưu, đặc biệt yêu cầu ống nước khoảng 8', vì loại rau diếp được trồng cách mặt đất một khoảng nhất định. Ưu điểm: - Có thể mở rộng diện tích khi cần - Tiết kiệm năng lượng hơn - Sử dụng hệ thống kiểm soát bằng máy điện toán, hệ thống ngăn chặn côn trùng - Tường thẳng đứng tạo nhiều khoảng không hơn Nhược điểm: - Chi phí cao - Phức tạp hơn Hỗ trợ về kỹ thuật: bao gồm những buổi huấn luyện về cách sử dụng, cũng như các kỹ thuật cần thiết khi trồng rau thủy canh. Trong quá trình phát triển hệ thống, hàng tuần Cropking sẽ đề nghị gửi hình ảnh về sự tăng trưởng của cây trồng để theo dõi một cách thường xuyên, và tư vấn những vấn đề đang gặp phải. Cropking còn cung cấp sách và DVD hướng dẫn cụ thể. Bảng giá do công ty Cropking cung cấp: Freestanding 30’ x 128’ Gutter Connect 44’ x 128’ Gutter Connect 88’ x 128’ Gutter Connect 176’ x 128’ Khung sườn và lưới $ 9,962 $ 23,994 $ 42,434 $ 79,319 Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ môi trường, thông hơi, làm mát... Hỗ trợ kỹ thuật $ 16,781 $ 22,872 $ 38,447 $ 69,748 Hệ thống bể trồng $ 22,034 $ 32,608 $ 62,334 $ 120,356 Kiểm tra định kì hệ thống $ 7,388 $ 9,899 $ 17,563 $ 32,470 Tổng chi phí cơ bản $ 56,165 $ 89,373 $ 160,778 $ 301,893 Các thiết bị phụ kèm khác Hệ thống kiểm soát và làm giàu CO2 $ 1,100 $ 1,830 $ 3,290 $ 6,209 Hệ thống ngăn ngừa sâu bệnh và côn trùng $ 3,153 $ 4,929 $ 7,387 $ 12,294 Với diện tích công ty dự định kinh doanh là 45966 m2, để tính được chi phí chuyển giao các trang thiết bị, ta lấy đơn giá $/ m2 nhân với diện tích cần thực hiện, với tỷ giá USD/VND hiện nay là 21000. Ta được bảng so sánh giá của các nhà cung cấp ( File Excel) Hiệu quả kinh tế mang lại nếu áp dụng công nghệ mới Hiện tại, giá loại rau diếp xanh trên thị trường là 11.900đ (giá bán sỉ tại chợ đầu mối Thủ Đức). Tính theo chi phí cố định ban đầu ta được: Tính trung bình năng suất mỗi mét vuông diện tích thuỷ canh là 500 gốc rau, tương ứng mức trung bình 50kg/m2. Diện tích sử dụng cho dự án là 5.000 m2, trong đó diện tích sử dụng riêng cho canh tác là 4490 m2, dành cho nhân viên và khách hàng 50 m2, còn lại đất dành cho xây dựng nhà lưới, bể chứa và khoảng cách giữa các bể, dự trữ giống và bảo quản thành phẩm. Doanh thu được tính theo hai phần: Theo khúc thị trường tại các nhà hàng-khách sạn, siêu thị lớn, giá được định cao hơn 8%, tính theo giá hiện tại là 11.900đ, biên độ dao động giá 7%. Sản lượng cho khúc thị trường này chiếm 70% sản lượng. Theo khúc thị trường tại các siêu thị gia đình, gian hàng thực phẩm tươi sống và các chợ đầu mối, định giá cao hơn giá thị trường 6%, biên độ dao động giá 10% tính theo giá hiện tại 11.900đ. Khúc thị trường này chiếm 30% sản lượng. Chi phí bao gói là 280đ/kg. Chi phí giống 570đ/kg Trừ đi thuế và các chi phí cơ hội, ta được: Như vậy, việc áp dụng công nghệ, sau 5 năm mang lại mức lợi ích dự tính là 632.590.000đ. Kết luận Thuỷ canh là một phương pháp tiên tiến và mang lại hiệu quả cao trên thế giới. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này chỉ mới manh nha tại Việt Nam. Là một công ty dẫn đầu trong trồng và phân phối rau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, việc sử dụng thuỷ canh phục vụ cho chiến lược dẫn đầu của mình là hết sức cần thiết. Công ty đã tiến hành xem xét và lựa chọn công nghệ thủy canh và bước đầu áp dụng trên rau diếp xanh. Tuy mang lại khá nhiều lợi ích về mặt năng suất và chất lượng, nhưng việc áp dụng cũng đẩy chi phí lên cao và gây khó khăn trong việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Để khắc phục tình trạng này, công ty cần xây dựng được hệ thống phân phối đánh mạnh vào khúc thị trường chấp nhận giá cao như các nhà hàng, siêu thị lớn. Mặc khác, công ty cũng xây dựng chiến dịch marketing quảng bá hình ảnh công ty xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Việc thực hiện các hoạt động quảng bá có thể tiếp tục làm tăng chi phí cho sản phẩm, nhưng lại giúp khai thác tối đa công suất, từ đó, công ty có thể tận dụng lợi ích kinh tế theo quy mô. Ước tính lợi ích tài chính mang lại sau 5 năm là632.590.000đ. Bên cạnh còn lợi ích vô hình như nâng cao hình ảnh thương hiệu, hệ thống phân phối được mở rộng. Công ty hiện có năng lực tài chính mạnh, năng lực chuyển giao công nghệ tốt. Do đó, việc áp dụng thủy canh là phù hợp và phục vụ đắc lực cho chiến lược dẫn đầu của công ty. Tài liệu tham khảo Tài liệu giảng dạy Quản Trị Công Nghệ thầy Nguyễn Hoàng Kiệt. Quản Trị Công Nghệ, Trần Thanh Lâm, NXB Lao Động, 2009. Quản Lý Dự Án, Cao Hào Thi- Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, bộ môn quản trị dự án-tài chính khoa quản trị kinh doanh trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM, NXB. Thống Kê, 2009. Trang web: Trang web: Trang web: Trang web: Trang web: Trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxÁp dụng công nghệ thủy canh trong trồng rau diếp xanh.docx
Luận văn liên quan