Phát triển toàn diện con người là tư tưởng giáo dục của mọi thời đại, là
mục tiêu tổng quát của nền giáo dục tiên tiến và ĐTBD CBCC nói chung và
BDCC nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của các cơ quan nhà nước, là đội ngũ kế tục sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là một vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đắk Nông là một tỉnh nằm ở phía nam khu vực Tây Nguyên của nước
ta, có đường biên giới với đất nước bạn Campuchia, là tỉnh có nhiều tiềm năng,
thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, cũng có những đặc điểm
đặc thù của một tỉnh biên giới và là nơi có nhiều thành phần dân tộc sinh sống
đặt ra những thách thức trong quản lý nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội.
Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Đắk Nông xác định nhiệm vụ: “Đẩy
mạnh chương trình phát triển nguồn nhân lực một cách đồng bộ và đi vào chiều
sâu, nâng cao trình độ dân trí, nguồn nhân lực xã hội tạo điều kiện để cán bộ,
đảng viên và nhân dân phát triển năng lực, có niềm tin, yên tâm hết lòng cống
hiến, tâm huyết phấn đấu xây dựng Đắk Nông phát triển toàn diện, nhanh và
biền vững”. Để thực hiện nhiệm vụ to lớn đó, đòi hỏi nỗ lực cao nhất của cả
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trong đó, vai trò đặc
biệt quan trọng thuộc về đội ngũ công chức trong việc xây dựng và thực hiện
các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; CCHC, tạo môi truờng thông thoáng,
thuận lợi cho đầu tu sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của
nhân dân. Nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thái
độ tận tụy của đội ngũ công chức có vai trò quyết định đối với việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
117 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức, trong các hội đồng thẩm định nên có một số thành
viên cố định tham gia thẩm định đối với mọi chương trình bồi dưỡng để đảm
bảo tính thống nhất, xử lý tốt hơn việc trùng lặp ở một số chương trình đào tạo,
bồi dưỡng, nhất là với sự đặc thù của tỉnh Đắk Nông.
75
Thường xuyên thực hiện việc đánh giá sau bồi dưỡng, trong đó có đánh
giá chất lượng các chương trình đã xây dựng và đang triển khai thực hiện để
giải quyết những vướng mắc, bất cập và điều chỉnh các chương trình bồi dưỡng
khi thấy cần thiết.
Công tác giáo dục lý luận chính trị, học tập nghị quyết của Đảng cần
được đổi mới mạnh mẽ. Thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật
kiến thức mới công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Tiếp tục đổi mới hệ
thống chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị theo hướng nâng cao chất lượng,
chú trọng tính hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng.
Các chương trình bồi dưỡng cần sát với thực tế, hướng vào các vấn đề
thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính của
công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông. Thông qua
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống
nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính, nhất là trong giải quyết các yêu
cầu của nhân dân, doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế bồi dưỡng tiền công vụ và
bồi dưỡng trong công vụ theo định kỳ bắt buộc hàng năm cũng như chế độ bồi
dưỡng trước khi bổ nhiệm.
Nội dung bồi dưỡng phải bảo đảm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp
vụ theo yêu cầu công vụ, quy định theo tiêu chuẩn cho công chức lãnh đạo,
quản lý và công chức các ngạch hành chính, kiến thức văn hoá công sở, trách
nhiệm và đạo đức công chức. Nội dung cần bao quát kiến thức cơ bản nhằm
trang bị cho người học thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận
khoa học cách mạng, nâng cao năng lực tư duy lý luận, năng lực tổ chức thực
tiễn, tổng kết thực tiễn, khả năng ứng dụng lý luận một cách sáng tạo, hiệu quả.
Kiến thức cơ bản phải cung cấp cho học viên phương pháp nghiên cứu, phương
pháp phát hiện, xử lý, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cần dành một tỷ lệ thích
76
hợp cho kỹ năng thực hành trong cấu trúc chương trình bồi dưỡng cho các đối
tượng khác nhau để khi gặp những tình huống cụ thể trong công tác thì cán bộ
có thể xử lý nhanh, kịp thời, hiệu quả.
Đối với đội ngũ công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý cần chú trọng
xây dựng nội dung kiến thức chuyên ngành khoa học lãnh đạo, quản lý, trong
đó đi sâu về kỹ năng lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo nhằm trang bị cho họ những
kiến thức, kỹ năng cần thiết về lãnh đạo. Chú trọng gắn liền nghiên cứu lý luận
với tổng kết thực tiễn, cập nhật những chủ trương, chính sách mới và kinh
nghiệm thực tế trong việc giải quyết những tình huống cụ thể thường xảy ra ở
cơ sở giúp nâng cao năng lực, trình độ của công chức.
Tiến tới xây dựng các chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu công việc,
trong đó xác định rõ kiến thức, kỹ năng người học cần đạt được sau khi kết thúc
khoá học như cập nhật thông tin, bổ sung tri thức mới, hiện đại, sự phát triển
kỹ năng nghề nghiệp hoặc nghiệp vụ công tác đáp ứng nhu cầu công việc. Cho
phép công chức được lựa chọn chương trình bồi dưỡng phù hợp, thiết thực với
nhu cầu công việc, từ đó có động lực và thái độ học tập tích cực, nghiêm túc.
Trên cơ sở các tài liệu bồi dưỡng đã được chuẩn hoá, cần xây dựng bộ tài liệu
phù hợp với đặc điểm, đặc thù của tỉnh Đắk Nông.
3.2.4. Xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách hỗ trợ công tác bồi
dưỡng công chức
Hiện nay, hệ thống văn bản về công tác BDCC đã từng bước đưa hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng vào nề nếp, góp phần xây dựng đội ngũ công chức
chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục
vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước. Tuy nhiên, đối với Đắk Nông
là tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn,với những nét đặc thù
riêng của đội ngũ công chức do đó cần xây dựng cơ chế đặc thù trong công tác
77
BDCC, cần xây dựng các khung đặc thù phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội,
phù hợp với tỉnh biên giới, phù hợp với đối tượng công chức quản lý nhà nước
nơi có đông thành phần dân tộc thiểu số sinh sống (40 thành phần dân tộc).
Xây dựng Quy định của tỉnh trong việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cho các cơ quan, đơn vị nói chung và các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh Đắk Nông nói riêng quyết định các vấn đền liên quan đến các hoạt
động bồi dưỡng nguồn nhân lực trên cơ sở các thiết chế khung do các cấp có
thẩm quyền quy định.
Trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện các quy định
của nhà nước về chế độ, chính sách đối với công tác bồi dưỡng, tỉnh Đắk Nông
cần xây dựng cơ chế, chính sách cạnh tranh trong tổ chức BDCC tạo bước đột
phá trong bồi dưỡng sẽ đem lại những kết quả tích cực, sẽ huy động được hệ
thống cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc hệ thống giáo dục quốc dân tham gia
hoạt động bồi dưỡng đặc biệt trong việc bồi dưỡng cho đội ngũ công chức (là
đối tượng đòi hỏi được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu, gắn với nghề
nghiệp cụ thể); thu hút đội ngũ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, những chuyên
gia giỏi của các cơ sở đào tạo này tham gia giảng dạy, góp phần vào việc nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức.
Bên cạnh đó, cần có chính sách cụ thể hỗ trợ, động viên công chức là
người dân tộc thiểu số, nữ công chức tham gia các lớp bồi dưỡng nhằm nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các chế độ, chính sách, quy định cần phải
đồng bộ, nhất quán trên cơ sở tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chế độ, chính
sách cụ thể cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương để đảm bảo tính
khả thi của chế độ, chính sách.
78
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đầu tư kinh phí, tăng
cường xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng
bồi dưỡng công chức
- Đội ngũ giảng viên tham gia BDCC các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh cần phải có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm nghiên cứu
thực tiễn, nhất là đặc điểm đặc thù công chức tỉnh Đắk Nông, có phương pháp
giảng dạy phù hợp. Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, các
chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng
theo nhu cầu công việc đạt kết quả. Cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thực
tiễn cho giảng viên theo đề án đưa giảng viên đi thực tế có thời hạn tại cơ sở
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt để có cơ hội cọ sát thực tiễn, đúc kết
kinh nghiệm phục vụ thiết thực, hiệu quả, gắn sát với thực tiễn cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng.
Thu hút đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có trình độ, kinh
nghiệm tham gia xây dựng chương trình và tham gia công tác bồi duỡng. Để
thu hút đội ngũ này cần phải có chế độ, chính sách ưu đãi chuyên gia giỏi. Đặc
biệt, coi trọng chính sách thu hút các chuyên gia hàng đầu, tạo sự chuyển biến
mạnh về chất trong xây dựng chương trình, phù hợp với xu thế hội nhập quốc
tế. Việc xây dựng nội dung chuyên môn trong các chương trình BDCC cần mời
những nhà chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có kiến thức, kinh nghiệm và
chuyên sâu về lĩnh vực đó nhằm xây dựng các mô đun sát với nhu cầu thực tế
bồi dưỡng của cán bộ, công chức.
- Cần đầu tư trang thiết bị, vật chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng,
đáp ứng yêu cầu dạy, học theo phương pháp mới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng được việc áp dụng, sử dụng các phương pháp
trao đổi tích cực. Cần giới hạn số lượng học viên cho từng lớp học cho phù hợp
79
với việc áp dụng các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, từng bước xây dựng một
số cơ sở bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn cao phù hợp với tiêu chuẩn.
3.2.6. Đổi mới hình thức, phương pháp bồi dưỡng công chức
- Về hình thức bồi duỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh cần đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng. Kết hợp giữa các hình
thức bồi dưỡng, giữa nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ với xây dựng bản
lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, tác phong cho công chức. Phương thức học tập
nên được thực hiện kết hợp giữa học tập trung và đi thực tế để điều tra, nghiên
cứu và xử lý tình huống nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề liên quan đến
thực thi công vụ, đề xuất những biện pháp xử lý những vấn đề đang nổi cộm,
bức xúc hiện nay.
Tăng cường hình thức bồi dưỡng từ xa (bồi dưỡng trực tuyến) cho công
chức. Đây là hình thức bồi dưỡng có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc
học, lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giảng viên, truyền
tải nội dung bằng phương tiện điện tử qua Website và các thiết bị điện tử khác.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác luân chuyển giữa các vị trí công tác theo
quy định của pháp luật nhằm bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm cho đội ngũ
công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông, nhất là
việc luân chuyển về cấp cơ sở để nắm bắt được tình hình thực tế của địa phương.
Trong việc thực hiện luân chuyển công chức cần thực hiện các chính sách đồng
bộ, phù hợp trong việc sử dụng và quản lý, tránh tình trạng làm cho đối tượng
được luân chuyển có tâm lý ngại khó khăn, lo sợ sau khi luân chuyển vị trí công
tác sẽ thay đổi theo hướng bất lợi, vì xậy cần xây dựng quy định cụ thể về chính
sách đối với các trường hợp thực hiện luân chuyển để bồi dưỡng kiến thức, kinh
nghiệm cho công chức.
80
- Về phương pháp bồi duỡng cần đổi mới theo hướng nâng cao năng lực
lãnh đạo, quản lý, thực thi công vụ của mỗi công chức gắn với vị trí và trách
nhiệm tương ứng. Tuỳ theo đặc thù của từng chuyên đề có thể lựa chọn các
phương pháp phù hợp, vận dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến kết hợp
sử dụng các công cụ, phương tiện dạy học hiện đại.
Phần lớn những chương trình bồi dưỡng giúp cho công chức đã đạt
chuẩn ở những trình độ nhất định, đã qua thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm công
tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích đánh giá vấn đề. Vì vậy, nên
định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng
dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề,
xử lý tình huống. Để việc học tập có kết quả, đạt chất lượng cao, sau mỗi bài
học, cụm chuyên đề nên cho học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập
rút kinh nghiệm với thời gian thích hợp. Nội dung đi nghiên cứu, khảo sát thực
tế phải sát với nội dung bài học, có giảng viên hướng dẫn, sau đợt nghiên cứu,
thực tập học viên phải có bài thu hoạch. Chú trọng phương châm của đổi mới
là lý luận liên hệ thực tế, bảo đảm tính khoa học, phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo, độc lập suy nghĩ của người học.
3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng
công chức
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng công chức sau bồi
dưỡng, tiến hành điều tra khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ và xác định nhu
cầu đào tạo, bồi dưỡng để có hướng sắp xếp, qui hoạch công chức, đánh giá
chất lượng nội dung, chương trình, cơ sở vật chất Các khâu này đều liên quan
đến nhau và đến kế hoạch bồi dưỡng nhằm đạt được yêu cầu, mục đích đặt ra
của công tác BDCC theo yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới.
Công tác kiểm tra, đánh giá công tác BDCC phải thực hiện ở tất cả các
81
khâu của quá trình bồi dưỡng, từ xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch, chương
trình..v.v. nhất là việc đánh giá sau bồi dưỡng, xem xét hiệu quả bồi dưỡng đối
với học viên trong việc áp dụng những điều đã học vào công việc của họ hay
không và hiệu quả của bồi dưỡng đối với sự phát triển của tổ chức, kiểm tra,
đánh giá chất lượng BDCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cần phải
tiến hành theo kế hoạch, áp dụng những phương pháp khác nhau để nâng cao
hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá.
Cần có sự thay đổi trong đổi mới tư duy đánh giá, hướng đánh giá kết
quả sau đào tạo, nghĩa là đánh giá kết quả đầu ra. Cần đánh giá xem việc vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế công tác để giải quyết những vấn đề đặt ra
trong thực tiễn thi hành công vụ của cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng,
những thay đổi đối với việc thực hiện công việc như thế nào. Từ đó, đánh giá
tác động, hiệu quả của tổ chức xem việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
có tác động, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức hay không. Để thực
hiện tốt vấn đề này, tác giả đề xuất kiểm tra, đánh giá kết quả công tác bồi
dưỡng với từng mức độ cụ thể như sau:
- Mức độ 1: Kiểm tra, đánh giá phản ứng của học viên về sự hài lòng
của chương trình đào tạo hay không (mức độ hài lòng, ấn tượng, cảm nhận)
thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi hoặc phỏng vấn.
- Mức độ 2: Kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu của học viên có tiếp thu
chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng (sự thay đổi kiến thức, kỹ năng, thái
độ của học viên sau đào tạo) thông qua kết quả bài kiểm tra, bài thi, đề án, tiểu
luận, bài thu hoạch trong khoá học và thông qua việc khảo sát bằng phỏng vấn,
trắc nghiệm, quan sát, hoặc kết hợp tổng thể các phương pháp khảo sát này.
- Mức độ 3: Kiểm tra, đánh giá về hành vi là học viên có áp dụng được
những gì đã học không (đánh giá mức độ mà người học có thể áp dụng những
82
kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc). Sau khi học viên hoàn thành nhiệm
vụ học tập, căn cứ vào công việc mà họ đang đảm nhận và nội dung đã được
đào tạo, bồi dưỡng, lãnh đạo đơn vị giao việc với yêu cầu cao hơn. Thông qua
kết quả công việc đã thực hiện để đánh giá chất lượng và kết quả đào tạo, bồi
dưỡng.
- Mức độ 4: Đánh giá kết quả tác động nhất định đến kết quả hoạt động
của tổ chức nơi học viên công tác. Đây là mức độ cao nhất đánh giá chất lượng
của đào tạo, bồi dưỡng thông qua việc phân tích dữ liệu, đánh giá kết quả hoạt
động, thực hiện nhiệm vụ được giao của tổ chức nơi học viên công tác (hoàn
thành nhiệm vụ đúng thời gian; hiệu quả công việc nâng cao; giảm tỷ lệ sai sót).
Đối với các mức độ 3 và mức độ 4, hàng năm các cơ quan, đơn vị nên
thu thập kết quả làm việc của học viên đã được bồi dưỡng thông qua nhận xét
đánh giá của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng công chức. Căn cứ vào những
nhận xét, đánh giá đó, cơ sở, đơn vị đào tạo, bồi dưỡng xem xét, nghiên cứu để
điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và phương pháp tổ
chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng.
Việc kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện khoa học, khách quan, cần
tiến hành điều tra, khảo sát xã hội học để đánh giá trên tất cả các nội dung,
chương trình, quy trình tổ chức bồi dưỡng, kể cả đánh giá hiệu quả mang lại
sau bồi dưỡng cho đội ngũ công chức.
3.3. Đề xuất, kiến nghị
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, công tác
BDCC tỉnh Đắk Nông nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh Đắk Nông nói riêng trong những năm qua đã đạt được kết quả nhất
định, từ đó chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đã từng bước được nâng lên.
Tuy nhiên, để làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng, nhất là BDCC các cơ quan
83
chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông, đề nghị Bộ Nội vụ, các cơ quan ở
trung ương, các Sở, Ban, ngành quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Đối với Trung ương:
+ Về chương trình, tài liệu học tập, đề nghị các cơ sở đào tạo được giao
nhiệm vụ sớm ban hành chương trình, giáo trình mới. Khi thiết kế chương trình
cần đảm bảo tính liên thông giữa các chương trình học. Nội dung chương trình
phải đáp ứng việc học tập nâng cao trình độ cho công chức trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập quốc tế. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng các nội
dung, chương trình đặc thù đối với mỗi vùng miền.
+ Về đội ngũ giảng viên, các cơ sở đào tạo cần tăng cường nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và
bổ sung, cập nhật kiến thức mới; tăng cường giảng viên thỉnh giảng đang công
tác ở cấp bộ, ngành trung ương về địa phương để học viên có cơ hội tiếp cận
với thông tin mới và bổ sung kỹ năng tác nghiệp, xử lý tình huống trong quá
trình thực thi công vụ.
+ Tiếp tục hỗ trợ tỉnh về kinh phí, hỗ trợ các khoá bồi dưỡng theo các
dự án của bộ, ngành, của các tổ chức quốc tế.
- Đối với chính quyền địa phương:
+ Cụ thể hóa chủ trương tăng cường bồi dưỡng nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh bằng các
cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể như tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, tăng định mức hỗ trợ kinh phí trong
việc thu hút nhân tài về tỉnh công tác cũng như hỗ trợ sinh hoạt phí cho công
chức tham gia các khóa bồi dưỡng nhằm động viên công chức tích cực tham
gia và khi đã tham gia thì họ có thể yên tâm theo học, nâng cao chất lượng tiếp
thu kiến thức trong các khóa bồi dưỡng. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải
84
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng công chức, chú trọng công
tác xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức theo hướng điều tra, khảo sát xã hội
học.
+ Có giải pháp quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, bao gồm từ việc
thu hút đến quy hoạch trong bồi dưỡng nâng cao trình độ cả về chuyên môn
cũng như phương pháp sư phạm hiện đại; chính sách hỗ trợ công tác phí, nhà ở
công vụ. Khuyến khích việc thiết lập và mở rộng đội ngũ giảng viên kiêm chức.
Ngoài việc trả thù lao thỏa đáng, cần có các biện pháp khen thưởng, tôn vinh
kịp thời để họ tích cực tham gia bồi dưỡng.
Xây dựng cơ chế thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế vào
công tác bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó, chú trọng đến
các cơ chế, chính sách ưu đãi về thủ tục đầu tư, ưu đãi trong việc giao mặt bằng
đến các ưu đãi về thuế.
Sớm thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho công chức trẻ có trình độ chuyên
môn, nhiệt huyết trong công việc giúp họ sớm ổn định cuộc sống.
Chỉ đạo quyết liệt đối với công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng bồi
dưỡng công chức, đánh giá toàn diện trên các khâu của công tác bồi dưỡng, chú
trọng đến khâu đánh giá chất lượng sau bồi dưỡng để kịp thời có những phản
hồi nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong bồi dưỡng.
85
Tiểu kết chương 3:
Trong chương 3, tác giả tìm hiểu về định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, về mục tiêu phương hướng bồi dưỡng
công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông đến năm 2020
và trên cơ sở lý luận về bồi dưỡng công chức ở chương 1 và thực trạng bồi
dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông ở
chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng công
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh như sau: Về công tác xác định
nhu cầu bồi dưỡng công chức cần được đổi mới, chú trọng đến khâu điều tra
xã hội học nhằm xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức; Đổi mới nội dung,
chương trình, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, tập trung vào các kỹ
năng, nghiệp vụ hành chính, nhất là bồi dưỡng cho đội ngũ công chức trẻ; Xây
dựng và hoàn thiện chế độ chính sách hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng công chức;
Đầu tư kinh phí, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị nhằm
nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức; Đổi mới hình thức, phương pháp
bồi dưỡng công chức; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác bồi
dưỡng công chức.
Từ đó có những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan ở Trung ưởng, ở tỉnh
nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới.
86
KẾT LUẬN
Phát triển toàn diện con người là tư tưởng giáo dục của mọi thời đại, là
mục tiêu tổng quát của nền giáo dục tiên tiến và ĐTBD CBCC nói chung và
BDCC nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của các cơ quan nhà nước, là đội ngũ kế tục sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là một vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đắk Nông là một tỉnh nằm ở phía nam khu vực Tây Nguyên của nước
ta, có đường biên giới với đất nước bạn Campuchia, là tỉnh có nhiều tiềm năng,
thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, cũng có những đặc điểm
đặc thù của một tỉnh biên giới và là nơi có nhiều thành phần dân tộc sinh sống
đặt ra những thách thức trong quản lý nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội.
Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Đắk Nông xác định nhiệm vụ: “Đẩy
mạnh chương trình phát triển nguồn nhân lực một cách đồng bộ và đi vào chiều
sâu, nâng cao trình độ dân trí, nguồn nhân lực xã hội tạo điều kiện để cán bộ,
đảng viên và nhân dân phát triển năng lực, có niềm tin, yên tâm hết lòng cống
hiến, tâm huyết phấn đấu xây dựng Đắk Nông phát triển toàn diện, nhanh và
biền vững”. Để thực hiện nhiệm vụ to lớn đó, đòi hỏi nỗ lực cao nhất của cả
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trong đó, vai trò đặc
biệt quan trọng thuộc về đội ngũ công chức trong việc xây dựng và thực hiện
các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; CCHC, tạo môi truờng thông thoáng,
thuận lợi cho đầu tu sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của
nhân dân. Nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thái
độ tận tụy của đội ngũ công chức có vai trò quyết định đối với việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
87
Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, luận văn “Bồi dưỡng công chức các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông” đã nghiên cứu và
giải quyết được những vấn đề sau:
Thứ nhất, luận văn nêu lên những vấn đề lý luận về bồi dưỡng công chức,
các khái niệm cơ bản về công chức, bồi dưỡng công chức; làm rõ một số vấn
đề về quan điểm của Đảng, Nhà nước về bồi dưỡng công chức; nội dung bồi
dưỡng công chức và các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức.
Thứ hai, luận văn phân tích về chất lượng đội ngũ công chức, thực trạng
về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông.
Từ đó, có những đánh giá, nhận xét về ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân của tồn tại, hạn chế trong công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đưa ra một số giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh Đắk Nông.
Bồi dưỡng công chức nói chung và bồi dưỡng công chức các cơ quan
chuyên môn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông là một vấn
đề lớn cần có sự quan tâm toàn diện của Đảng, Nhà nước, cán bộ, công chức,
các nhà khoa học và các thành phần trong xã hội. Với phạm vi nghiên cứu trong
luận văn thạc sĩ, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động bồi dưỡng công chức tại tỉnh Đắk Nông theo đúng tinh thần
trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng: “Phát huy nhân tố con người trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức,
nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá
lành mạnh”.
88
Với kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn công tác và thời gian nghiên cứu
có hạn, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và chưa thật hoàn
chỉnh để đáp ứng được yêu cầu của tỉnh Đắk Nông trong thời kỳ mới. Vì vậy,
tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các nhà
khoa học, các đồng chí lãnh đạo, bạn bè, đồng nghiệp để giúp tác giả tiếp tục
nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện luận văn “Bồi dưỡng công chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông” trong thời gian tới.
89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2009), Quy định số 256-QĐ/TW ngày
16/9/2009 về việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên
đã học lý luận chính trị ở các cơ sở đào tạo ngoài hệ thống chính trị của Đảng
hoặc đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (1992), Nghị
quyết Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về một
số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn
kiện Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, tr.28.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn
kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn
kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị
quyết lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải
cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn
kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn
kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia.
90
9. Nguyễn Duy Bắc (2013), “Đặc điểm của con người Việt Nam với việc
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”. Đề tài NCKH cấp
Bộ.
10. Lưu Tiểu Bình (2011), “Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn
nhân lực”, Nxb Đại học Vũ Hán.
11. Bộ Chính trị (1999), Quy định số 54-QĐ/TW ngày 12/5/1999 quy
định chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng.
12. Bộ Chính trị (2013), Quy định số 1641-QĐ/TW ngày 01/02/2013 quy
định về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đồi với cán bộ lãnh đạo, quản lý
các cấp.
13. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011
hướng dẫn một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của
Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
14. Bộ Nội vụ (2012), Quyết định số 1245/QĐ-BNV ngày 29/11/2012
ban hành tài liệu hưỡng dẫn thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh
đạo cấp phòng.
15. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010
của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân
sách nhà nước dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
16. Ngô Thành Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân
lực trong khu vực công, Sách chuyên khảo, Nxb Lao động, Hà Nội.
17. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/5/2010 về
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
91
18. Chính phủ (2014), Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 quy
định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương
19. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban
hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 –
2020.
20. TS. Mai Ngọc Đức (2016), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
trong thời kỳ mới” của Tạp chí tuyên giáo, số 3.
21. Hồ Chí Minh toàn tập (2006), tập 6 Nxb Chính trị Quốc gia.
22. Hồ Chí Minh (2010) Về đạo đức cách mạng. Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia.
23. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Một số vấn đề về
công tác đào tạo và quản lý đào tạo. Thực tiễn và kinh nghiệm, Nxb Chính trị-
Hành chính.
24. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông (2011), Nghị quyết số
35/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 về việc quy định chính sách phát triển
nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012 – 2015.
25. GS.TSKH Nguyễn Minh Đường (2013), “Đào tạo nhân lực đáp ứng
nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh mới”.
26. Phạm Thị Thu Hằng (2013), Quản lý nhà nước đối với hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sỹ quản
lý công, Học viện hành chính Quốc giá.
27. Đặng Thị Lý (2013), Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà
nước theo nhu cầu tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ, Học viện hành chính Quốc
gia.
92
28. Nguyễn Đình Nghĩa (2009), Chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ dân
tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông, thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp tỉnh.
29. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và
thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Nguyễn Bắc Son (2005), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
31. Bùi Ngọc Sơn (2015), Đào tạo, BDCC cấp tỉnh theo chức danh trên
địa bàn tỉnh Đắk Nông, Luận văn Thạc sĩ, Học viện hành chính Quốc gia.
32. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật
Tổ chức chính quyền địa phương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật
Cán bộ, công chức.
34. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày
25/01/2016 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
giai đoạn 2016 – 2025.
35. Tỉnh ủy Đắk Nông (2016), Báo cáo số 68-BC/TU ngày 20/7/2016 về
việc sơ kết 05 năm công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nguồn tỉnh
Đắk Nông (2011 – 2016).
36. Tỉnh ủy Đắk Nông (2011), Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/8/2011
về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 – 2015, định hướng
đến năm 2020.
37. GS.VS.TSKH Đào Trọng Thi (2004), Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa
học cho quy trình phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài phục vụ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đề tài khoa học cấp nhà nước.
93
38. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho
việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. UBND tỉnh Đắk Nông (2016), Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày
04/02/2016 ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Đắk Nông giai đoạn
2016 – 2020.
40. UBND tỉnh Đắk Nông (2016), Báo cáo tổng kết Quyết định số
03/2012/QĐ-UBND ngày 09/3/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định
các chính sách phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị tỉnh giai
đoạn 2012 – 2015.
41. UBND tỉnh Đắk Nông (2015), Báo cáo số 291/BC-UBND ngày
10/7/2015 về việc sơ kết công tác cải cách hành chính tỉnh Đắk Nông giai đoạn
2011 – 2015.
42. UBND tỉnh Đắk Nông (2016), Báo cáo số 29/BC-UBND ngày
29/01/2016 về việc tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày
12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
43. Nguyễn Thị Hồng Yến (2012), Đào tạo, BDCC các cơ quan hành
chính nhà nước theo vị trí việc làm tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ, Học viện
hành chính Quốc gia.
44. UBND tỉnh Đắk nông (2011), Quyết định số 1987/QĐ-UBND ngày
15/12/2011 về việc ban hành Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh
Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.
45. UBND tỉnh Đắk nông (2012), Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày
09/3/2012 về việc ban hành Quy định các chính sách phát triển nguồn nhân lực
tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012 – 2015.
94
46. UBND tỉnh Đắk nông (2012), Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND
ngày 21/9/2012 quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC,VC của tỉnh Đắk Nông thay
thế cho Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND.
47. Ủy ban Thường vụ Quốc Hội Nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vỉệt
Nam (2003), Pháp lệnh cán bộ, công chức.
48. TS. Nguyễn Ngọc Vân, Cơ sở khoa học của đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức hành chính theo nhu cầu công việc, đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
49. Lại Đức Vượng (2009), Quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng
công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ, Học viện hành
chính Quốc gia.
95
PHỤ LỤC
96
PHỤ LỤC 1
SỞ NỘI VỤ TỈNH ĐẮK NÔNG
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC
TRONG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH ĐẮK NÔNG
(Tính đến tháng 12/2016)
T
T
S
ố
l
ư
ợ
n
g
Trong đó Chia theo trình độ đào tạo Chia theo độ tuổi
N
ữ
Đ
ả
n
g
v
iê
n
D
â
n
t
ộ
c
th
iể
u
s
ố
T
ô
n
g
iá
o
Chuyên môn Chính trị Tin học Ngoại ngữ QLNN
3
0
t
u
ổ
i
tr
ở
x
u
ố
n
g
từ
3
1
đ
ế
n
4
0
t
u
ổ
i
T
ừ
4
1
đ
ế
n
5
0
T
ừ
5
1
đ
ế
n
6
0
T
S
T
h
ạ
c
sỹ
, s
a
u
đ
ạ
i
h
ọ
c
Đ
ạ
i
h
ọ
c
C
a
o
đ
ẳ
n
g
T
ru
n
g
c
ấ
p
C
ử
n
h
â
n
v
à
c
a
o
cấ
p
T
ru
n
g
c
ấ
p
S
ơ
c
ấ
p
T
ru
n
g
c
ấ
p
t
rở
lê
n
C
h
ứ
n
g
c
h
ỉ
K
h
ô
n
g
c
ó
c
h
ứ
n
g
ch
ỉ
C
a
o
đ
ẳ
n
g
t
rở
l
ê
n
T
ru
n
g
c
ấ
p
v
à
C
h
ứ
n
g
c
h
ỉ
(A
,B
,C
)
K
h
ô
n
g
c
ó
c
h
ứ
n
g
ch
ỉ
C
V
C
C
C
V
C
&
T
Đ
C
V
&
T
Đ
C
á
n
s
ự
0 1 3 4 5 6 12 13 14 15 16 18 19 20 21 22 23 24 26 27 28 29 30 31 32
Tổng
số
1312 349 734 98 19 1 52 829 68 362 243 101 968 79 813 420 105 879 328 11 125 746 430 418 557 213 137
PHỤ LỤC 2
SỞ NỘI VỤ TỈNH ĐẮK NÔNG
BIỂU THỐNG KÊ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG TỪ NĂM 2011 – 2016
TT
Nội dung
NĂM
Tổng 2011 2012 2013 2014 2015 2016
I LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
1
Cao cấp lý luận
chính trị
243 30 28 34 59 46 46
2
Trung cấp lý luận
chính trị
101 2 1 7 8 17 66
II QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Chuyên viên cao
cấp
37 8 0 7 5 8 9
Chuyên viên chính 302 63 73 45 61 0 60
Chuyên viên 591 85 149 112 175 0 70
Cán sự 92 0 0 0 60 0 32
III
BỒI DƯỠNG
KỸ NĂNG
5251
755
875
806
890
917
988
PHỤ LỤC 3
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHIẾU KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÔNG
CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH ĐẮK NÔNG
(Dành cho công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
tham gia các lớp bồi dưỡng tại tỉnh Đắk Nông)
Ngày khảo sát:.././..
Để có những thông tin chính xác làm cơ sở cho việc nghiên cứu, thực hiện
Luận văn thạc sĩ “Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
Đắk Nông”. Đồng thời, qua nghiên cứu đề tài để làm cơ sở đề xuất với chính quyền
địa phương những giải pháp thích hợp về bồi dưỡng công chức trong thời gian tới.
Xin Anh/chị vui lòng dành thời gian điền thông tin vào phiếu này bằng cách đánh dấu
X vào ô thích hợp hoặc viết thêm ý kiến cá nhân về các vấn đề quan tâm.
Các thông tin do Anh/chị cung cấp chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài
nêu trên mà không sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác.
Xin trân trọng cảm ơn!
I. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Tuổi: .............................................................................................................
2. Giới tính: Nam; Nữ
3. Số năm công tác: ..........................................................................................
4. Chức vụ hiện tại: ..........................................................................................
5. Trình độ chuyên môn
Tiến sĩ; Thạc sĩ; Đại học; Cao đẳng; Trung cấp; Khác
6. Trình độ lý luận chính trị
Cao cấp; Trung cấp; Sở cấp; Chưa đào tạo
II. PHẦN CÂU HỎI
Câu 1. Trong thời gian từ năm 2011 trở lại đây, Anh/chị có được cơ
quan, đơn vị cử đi bồi dưỡng theo quy định dành cho công chức?
1. Có
2. Không
Câu 2. Anh/chị cho biết, trong thời gian tới, Anh/chị có nhu cầu tham gia
các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến nhiệm vụ đang
công tác?
1. Có
2. Không
Câu 3. Khi tham gia xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức, anh/chị đã
từng tham gia theo hình thức nào dưới đây?
1. Xác định theo đề xuất, báo cáo của cơ quan
2. Trả lời phiếu điều tra xã hội học
3. Không biết
Câu 4. Anh/chị cho biết chất lượng chương trình của các khóa bồi dưỡng
công chức mà anh/chị trực tiếp tham gia. Anh/chị hãy lựa chọn mức đánh giá
trong thang điểm đánh giá mà anh/chị thấy phù hợp với quan điểm của mình về
từng nội dung liên quan, đánh dấu X vào ô tương ứng.
TT
Nội dung
Thang điểm đánh giá
Rất
kém
Kém Khá
tốt
Tốt Rất
tốt
1 Tính phù hợp của chương trình
1.1 Tính phù hợp của chương trình
với mục tiêu bồi dưỡng
1.2 Tính phù hợp của chương trình
đối với học viên
1.3 Khắc phục được sự trùng lắp,
chồng chéo nội dung chương
trình
2 Tính khoa học của chương trình
2.1 Tính chính xác của nội dung
chươn trình
2.2 Tính cập nhật nội dung chương
trình
3 Tính cân đối của chương trình
3.1 Tính cân đối giữa nội dung
chương trình với thời lượng
khóa bồi dưỡng
3.2 Tính cân đối giữa các chuyên đề
bồi dưỡng
3.3 Tính hợp lý giữa lý thuyết và
thực tiễn
4 Tính ứng dụng của chương trình
4.1 Tính đáp ứng của chương trình
với nhu cầu học viên
4.2 Tính đáp ứng của chương trình
với yêu cầu công việc của học
viên
4.3 Tính thực tiễn trong nội dung
của chương trình
Những ý kiến đóng góp khác của anh/chị để nâng cao chất lượng chương
trình của các khóa bồi dưỡng công chức
............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 5. Anh/chị hãy cho biết chất lượng đội ngũ giảng viên của khóa bồi
dưỡng mà anh/chị trực tiếp tham gia. Anh/chị hãy lực chọn mức độ đánh giá mà
anh/chị thấy phù hợp với quan điểm của mình đối với từng nội dung liên quan,
đánh dấu X vào ô tương ứng.
TT
Nội dung
Thang điểm đánh giá
Rất
không
hài
lòng
Không
hài
lòng
Khá
hài
lòng
Hài
lòng
Rất
hài
lòng
1 Kiến thức của giảng viên
1.1 Kiến thức chuyên môn
1.2 Kinh nghiệm thực tiễn của
giảng viên
2 Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của giảng viên
2.1 Việc thực hiện các nội quy,
quy định
2.2 Tác phong sư phạm của giảng
viên
2.3 Thái độ ứng xử của giảng viên
đối với học viên
3 Trách nhiệm của giảng viên
3.1 Việc hiểu rõ về mục đích, yêu
cầu của khóa đào tạo, bồi
dưỡng
3.2 Việc biên soạn bài giảng phục
vụ giảng dạy
3.3 Việc tư vấn, hỗ trợ hoạt động
học tập của học viên
4 Phương pháp giảng dạy của giảng viên
4.1 Việc sử dụng phương pháp
dạy học
4.2 Việc liên hệ bài học với thực
tiễn
4.3 Truyền đạt các nội dung
chuyên đề
4.4 Việc hướng dẫn học viên làm
tiểu luận
5 Phương pháp kiểm tra, đánh giá của giảng viên
5.1 Việc áp dụng phương pháp và
hình thức kiểm tra, giám sát
5.2 Lựa chọn nội dung thi/kiểm
tra phù hợp với nội dung đang
học và liên hệ với thực tiễn
5.3 Việc thực hiện chính xác,
khách quan, công bằng trong
kiểm tra
Những ý kiến đóng góp khác của anh/chị để nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên của các khóa bồi dưỡng công chức
............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 6. Anh/chị hãy đánh giá chất lượng đội cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ các khóa bồi dưỡng mà anh/chị trực tiếp tham gia. Anh/chị hãy lực chọn
mức độ đánh giá mà anh/chị thấy phù hợp với quan điểm của mình đối với từng
nội dung liên quan, đánh dấu X vào ô tương ứng.
TT Nội dung
Thang điểm đánh giá
Rất
không
hài
Không
hài
lòng
Khá
hài
lòng
Hài
lòng
Rất
hài
lòng
lòng
1 Phòng học, chất lượng phòng học
1.1. Diện tích phòng học
1.2.
Chất lượng trang thiết bị
(bàn, ghế, máy tính...) trong
phòng học
1.3
Hiệu quả sử dụng các trang
thiết bị phục vụ (projector,
micro...)
2 Nguồn học liệu phục vụ khóa đào tạo bồi dưỡng
2.1.
Việc đảm bảo số lượng tài
liệu học tập phù hợp phục vụ
khóa đào tạo, bồi dưỡng
2.2
Việc cập nhật tài liệu, giáo
trình
3 Công nghệ thông tin phục vụ khóa đào tạo bồi dưỡng
3.1.
Việc khai thác hệ thống thông
tin, website của cơ sở đào tạo
3.2.
Việc sử dụng công nghệ
thông tin phục vụ hoạt động
giảng dạy, học tập và nghiên
cứu
3.3.
Việc cập nhật các phần mềm
hỗ trợ giảng dạy, học tập và
nghiên cứu
Những ý kiến đóng góp khác của anh/chị để nâng cao chất lượng cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ khóa bồi dưỡng công chức
............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 7. Xin anh/chị cho biết hình thức chủ yếu mà anh/chị tham gia các
anh/chị được tham gia
1. Tập trung
2. Bán tập trung
3. Từ xa
Câu 8. Xin anh/chị cho biết mức độ phù hợp về thực hiện chế độ, chính
sách đối với công tác bồi dưỡng công chức trên địa bàn tỉnh?
1. Rất phù hợp
2. Khá phù hợp
3. Phù hợp
4. Không phù hợp
5. Rất không phù hợp
Câu 9. Xin anh/chị hãy cho biết, trong quá trình tham gia các lớp
bồi dưỡng, công chức có tham gia trả lời các phiếu câu hỏi điều tra xã hội
học đánh giá chất lượng bồi dưỡng
1. Có
2. Không
Câu 10. Xin anh/chị hãy cho biết, sau khi tham gia các lớp bồi dưỡng,
công chức có tham gia trả lời các phiếu câu hỏi để đánh giá kết quả sau bồi
dưỡng
1. Có
2. Không
Những ý kiến đóng góp khác của anh/chị để nâng cao chất lượng đánh giá
công tác bồi dưỡng công chức
............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
PHỤ LỤC 4
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ
VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN
CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
- Thời gian khảo sát: Từ ngày 06/02/2017 đến ngày 10/02/2017.
- Số phiếu khảo sát: 100 phiếu.
- Đối tượng khảo sát: Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh đã tham gia các lớp bồi dưỡng tại tỉnh Đắk Nông (19 Sở, ngành)
I. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Độ tuổi:
- Dưới 30 tuổi: 38 công chức;
- Từ 30 tuổi đến 40 tuổi: 37 công chức;
- Từ 41 tuổi đến 50 tuổi: 23 công chức;
- Trên 50 tuổi: 02 công chức.
2. Giới tính:
- Nam: 62 công chức;
- Nữ: 38 công chức.
3. Số năm công tác:
- Dưới 5 năm: 32 công chức;
- Từ 5 năm đến 10 năm: 45 công chức;
- Từ 10 năm đến 20 năm: 17 công chức;
- Trên 20 năm: 06 công chức.
4. Chức vụ hiện tại:
- Giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: 41 công chức chức
- Không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý: 59 công chức
5. Trình độ chuyên môn
- Thạc sĩ: 13 công chức;
- Đại học, cao đẳng: 78 công chức;
- Trung cấp: 09 công chức.
6. Trình độ lý luận chính trị
- Cao cấp: 21 công chức;
- Trung cấp: 38 công chức;
- Sơ cấp: 23 công chức;
- Chưa đào tạo: 18 công chức.
II. PHẦN CÂU HỎI
Câu 1. Trong thời gian từ năm 2011 trở lại đây, số lượng công chức
được hỏi đã tham gia các khóa bồi dưỡng theo quy định dành cho công chức:
1. Có: 100 công chức;
3. Không: 0 công chức.
Câu 2. Nhu cầu tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng,
nghiệp vụ liên quan đến nhiệm vụ đang công tác:
1.Có: 100 công chức;
2. Không: 0 công chức.
Câu 3. Khi tham gia xác định nhu cầu bồi dưỡng, công chức thực
hiện theo hình thức:
1. Báo cáo, đăng ký nhu cầu: 89 phiếu.
2. Điều tra xã hội học: 0 phiếu.
3. Không biết: 11 phiếu.
Câu 4. Đánh giá chất lượng chương trình của các khóa bồi dưỡng
công chức mà công chức trực tiếp tham gia:
TT
Nội dung
Thang điểm đánh giá
(Số phiếu tương đương tỷ lệ %)
Rất
kém
Kém Khá
tốt
Tốt Rất
tốt
1 Tính phù hợp của chương trình
1.1 Tính phù hợp của chương trình
với mục tiêu bồi dưỡng
0 5 36 59 2
1.2 Tính phù hợp của chương trình
đối với học viên
3 07 42 42 6
1.3 Khắc phục được sự trùng lắp,
chồng chéo nội dung chương
trình
0 16 53 31 0
2 Tính khoa học của chương trình
2.1 Tính chính xác của nội dung
chươn trình
0 0 45 47 8
2.2 Tính cập nhật nội dung chương
trình
0 6 68 16 0
3 Tính cân đối của chương trình
3.1 Tính cân đối giữa nội dung
chương trình với thời lượng
khóa bồi dưỡng
0 13 13 74 0
3.2 Tính cân đối giữa các chuyên đề
bồi dưỡng
1 6 17 60 16
3.3 Tính hợp lý giữa lý thuyết và
thực tiễn
0 4 48 42 6
4 Tính ứng dụng của chương trình
4.1 Tính đáp ứng của chương trình
với nhu cầu học viên
4 14 20 54 8
4.2 Tính đáp ứng của chương trình
với yêu cầu công việc của học
viên
0 10 62 28 0
4.3 Tính thực tiễn trong nội dung
của chương trình
0 4 44 46 6
Những ý kiến đóng góp khác: Cần xác định thời gian, nội dung chương
trình cho phù hợp, một số chương trình bồi dưỡng còn hình thức; các chương
trình bồi dưỡng còn trùng lặp kiến thức, tính cập nhật nội dung chương trình
và liên hệ thực tiễn chưa cao, chưa phù hợp với mục tiêu người học.
Câu 5. Anh/chị hãy cho biết chất lượng đội ngũ giảng viên của khóa
bồi dưỡng mà anh/chị trực tiếp tham gia. Anh/chị hãy lực chọn mức độ
đánh giá mà anh/chị thấy phù hợp với quan điểm của mình đối với từng
nội dung liên quan, đánh dấu X vào ô tương ứng:
TT
Nội dung
Thang điểm đánh giá
(Số phiếu tương đương tỷ lệ %)
Rất
không
hài lòng
Không
hài
lòng
Khá
hài
lòng
Hài
lòng
Rất
hài
lòng
1 Kiến thức của giảng viên
1.1 Kiến thức chuyên môn 0 5 38 43 14
1.2 Kinh nghiệm thực tiễn của giảng
viên
0 16 54 18 12
2 Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của giảng viên
2.1 Việc thực hiện các nội quy, quy
định
0 0 12 78 10
2.2 Tác phong sư phạm của giảng
viên
0 0 6 90 4
2.3 Thái độ ứng xử của giảng viên
đối với học viên
0 0 7 79 14
3 Trách nhiệm của giảng viên
3.1 Việc hiểu rõ về mục đích, yêu
cầu của khóa bồi dưỡng
0 0 6 68 16
3.2 Việc biên soạn bài giảng phục
vụ giảng dạy
0 0 14 22 64
3.3 Việc tư vấn, hỗ trợ hoạt động
học tập của học viên
0 0 50 30 20
4 Phương pháp giảng dạy của giảng viên
4.1 Việc sử dụng phương pháp dạy
học
0 0 28 56 16
4.2 Việc liên hệ bài học với thực
tiễn
0 21 34 40 5
4.3 Truyền đạt các nội dung chuyên
đề
0 0 48 42 10
5 Phương pháp kiểm tra, đánh giá của giảng viên
5.1 Việc áp dụng phương pháp và
hình thức kiểm tra, giám sát
0 0 62 26 2
5.2 Lựa chọn nội dung thi/kiểm tra
phù hợp với nội dung đang học
và liên hệ với thực tiễn
0 0 10 80 10
5.3 Việc thực hiện chính xác, khách
quan, công bằng trong kiểm tra
0 0 45 52 3
Những ý kiến đóng góp khác: Không có.
Câu 6. Đánh giá chất lượng đội cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
các khóa bồi dưỡng mà công chức trực tiếp tham gia:
TT Nội dung
Thang điểm đánh giá
(Số phiếu tương đương tỷ lệ %)
Rất
không
hài
lòng
Không
hài
lòng
Khá
hài
lòng
Hài
lòng
Rất
hài
lòng
1 Phòng học, chất lượng phòng học
1.1. Diện tích phòng học 0 0 10 80 10
1.2.
Chất lượng trang thiết bị
(bàn, ghế, máy tính...) trong
phòng học
0
15
47
20
18
1.3
Hiệu quả sử dụng các trang
thiết bị phục vụ (projector,
micro...)
0
0
6
40
54
2 Nguồn học liệu phục vụ khóa đào tạo bồi dưỡng
2.1.
Việc đảm bảo số lượng tài
liệu học tập phù hợp phục vụ
khóa đào tạo, bồi dưỡng
0
14
58
28
0
2.2
Việc cập nhật tài liệu, giáo
trình
0 14 26 40 0
3 Công nghệ thông tin phục vụ khóa đào tạo bồi dưỡng
3.1.
Việc khai thác hệ thống thông
tin, website của cơ sở đào tạo
0 40 50 10 0
3.2.
Việc sử dụng công nghệ
thông tin phục vụ hoạt động
giảng dạy, học tập và nghiên
cứu
0
28
56
46
0
3.3.
Việc cập nhật các phần mềm
hỗ trợ giảng dạy, học tập và
nghiên cứu
0
30
52
18
0
Những ý kiến đóng góp khác: Cần cập nhật, trang bị thêm tài liệu, sách
để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu.
Câu 7. Hình thức chủ yếu mà công chức tham gia các lớp bồi dưỡng:
1. Tập trung: 60 phiếu;
2. Bán tập trung: 40 phiếu;
3. Từ xa: 0 phiếu.
Câu 8. Xin Anh/chị cho biết mức độ phù hợp về thực hiện chế độ,
chính sách đối với công tác bồi dưỡng công chức trên địa bàn tỉnh:
1. Rất phù hợp: 05 phiếu.
2. Khá phù hợp: 35 phiếu;
3. Phù hợp: 57 phiếu;
4. Không phù hợp: 02 phiếu;
5. Rất không phù hợp: 0 phiếu.
Câu 9. Trong quá trình tham gia các lớp bồi dưỡng, công chức có
tham gia trả lời các phiếu câu hỏi đánh giá chất lượng bồi dưỡng:
1. Có: 69 phiếu;
2. Không: 31 phiếu.
Câu 10. Sau khi tham gia các lớp bồi dưỡng, công chức có tham gia
trả lời các phiếu điều tra xã hội học câu hỏi để đánh giá kết quả sau bồi
dưỡng:
1. Có: 0 phiếu.
2. Không: 100 phiếu.
Các ý kiến khác nhằm nâng cao công tác kiểm tra, đánh giá công tác bồi
dưỡng: Cần thực hiện khảo sát, điều tra xã hội học về chất lượng công tác bồi
dưỡng công chức, nhất là điều tra, khảo sát về xã hội học sau khi kết thúc các
khóa bồi dưỡng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_boi_duong_cong_chuc_cac_co_quan_chuyen_mon_thuoc_uy.pdf