Luận văn - Chăn nuôi thú y

Qua quá trình điều tra tình hình mắc bệnh sản khoa ở đàn lợn nái nuôi tại huyện Thanh Chương, chúng tôi xin được sơ bộ kết luận: 1.1.Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa ở lợn nái nuôi tại hộ gia đình ở mức độ cao 1.2. Các vùng sinh thái khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh sản khoa cũng khác nhau. 1.3.Tỷ lệ mắc bệnh giữa các lứa đẻ khác nhau thì khác nhau,từ lứa thứ nhất đến lứa thứ năm thấp hơn từ lứa thứ sáu trở đi. 1.4.Tỷ lệ mắc bệnh lợn nái Móng Cái thấp hơn lợn nái F1.

doc41 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn - Chăn nuôi thú y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người chăn nuôi. Và một trong những bệnh quan trọng xuất hiện phổ biến mà chúng ta cần quan tâm hiện nay đó là các bệnh sản khoa xuất hiện trên đàn lợn nái sinh sản mà đòi hỏi chúng ta cần ngăn chặn nó. Do đó chúng ta cần phải nắm bắt được đặc điểm của các bệnh đó cũng như các yếu tố để từ đó có biện pháp khắc phục hữu hiệu. Trước tình hình đó, trên thực tế địa bàn huyện , với mong muốn góp phần bé nhỏ của mình vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đàn lợn nái, được sự cho phép của khoa Chăn Nuôi - Thú Y, sự đồng ý của Trạm Thú Y huyện Thanh Chương và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S. Giang Thanh Nhã, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Điều tra tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên đàn lợn nái nuôi tại huyện Thanh Chương , tỉnh Nghệ An và đề xuất các biện pháp khắc phục" 2.2. Cơ sở lý luận 2.2.1. Đặc điểm sinh lý và sinh sản của lợn nái Sinh sản là chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể sống, duy trì và cải tạo phát triển nòi giống. Ở tất cả các loài gia súc, gia cầm  đều sinh sản theo phương thức hữu tính, tức là sự kết hợp giữa cơ thể đực và cơ thể cái. Ưu thể  của hình thức sinh sản này là khả năng tái tổ hợp các tính trạng di truyền tốt về khả năng sản xuất và thể trạng của cả bố lẫn mẹ, các thế hệ con cháu có sức sản xuất và sức sống cao hơn bố mẹ. Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm sinh lý sinh sản người ta cho hàng loạt tiến bộ mới được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất như sử dụng hormon hướng sinh dục để gây động dục hàng loạt, kỹ thuật cấy ghép hợp tử, kỹ thuật nhân bản, … đã mở ra cho ngành Công nghệ sinh học nói chung và ngành Chăn nuôi nói riêng những bước phát triển mới, hứa hẹn nhiều trong tương lai. 2.2.2. Cấu tạo và chức năng sinh dục cái Cơ quan sinh dục cái được chia làm hai bộ phận chính sau: 2.2.2.1. Bộ phận bên trong - Buồng trứng: Hầu hết buồng trứng của loài  động vật có vú là đối nhau qua cột sống, nằm trong xoang chậu gắn liền với dây chằng rộng của tử cung và cùng nằm cao cùng với độ cao u xoang chậu, chức năng của buồng trứng là sản xuất ra tế bào sinh dục cái (trứng), sản xuất ra một số kích dục tố (hormon) để tham gia vào việc điều hoà chức năng sinh sản của gia súc cái. - Ống dẫn trứng (Fallop): phần đầu nó loa như cái phễu hay còn gọi là loa kèn, kích thước rất nhỏ. Chức năng của ống dẫn trứng là nơi để tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) gặp nhau, ống dẫn trứng có khả năng co bóp dưới ảnh hưởng của hormon Oxytocin nhằm giúp cho tinh trùng thuận lợi hơn trong việc thụ tinh. - Tử cung: gồm 3 bộ phận. + Sừng tử cung: có kích thước khác nhau tuỳ từng loài, chức năng của nó là nơi làm tổ và cư trú của bào thai trong quá trình mang thai. + Thân tử cung: có kích thước khác nhau tùy theo loài, chức năng của nó là nơi lam tổ và cư trú của thai trong quá trình mang thai. + Cổ tử cung: có kích thước khác nhau tuỳ theo loài, cổ tử cung là nơi ngăn cánh giữa bên ngoài và bên trong tử cung. Bình thường và khi gia súc mang thai, cổ tử cung luôn đóng kín để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn cung như tác nhân bên ngoài tác động tới thân và sừng tử cung để bảo vệ thai nhi. Cổ tử cung chỉ mở khi gia súc động dục và trong quá trình đẻ. Vì vậy, thông qua việc khám phá sự đóng mở của cổ tử cung người ta có thể chẩn đoán được con vật ở giai đoạn nào của quá trinh mang thai. - Âm hộ: là đoạn nằm từ tiền đình đến cổ tử cung, âm đạo có 3 chức năng chính. + Là chỗ đẻ chứa dương vật con đực khi giao phối. + Là nơi bài tiết nước tiểu. + Là lối ra của bào thai. 2.2.2.2. Bộ phận bên ngoài: Gồm có hai môi âm đạo, là nơi tập trung nhiều mút thần kinh, tác dụng gây hưng phấn sinh dục khi giao phối và khi co tác dụng bảo vệ các cơ quan bên trong đường sinh dục cái, bình thường no khép kín lại hai môi lại để ngăn chăn sự xâm nhập của các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài gây viêm nhiễm đường sinh dục, hai môi âm đạo mở ra ở thời kỳ hưng phấn cao nhất khi thực hiện giao phối và khi gia súc đẻ. [Theo nguồn 5] 2.2.2.3. Tuyến vú: Tuyến vú có nguồn gốc từ ngoại bì. Trong hoạt động sinh lý nên liên quan mật thiết với cơ quan sinh dục cái, dưới sự ảnh hưởng điều hoà của hormon sinh sản mới được phát dục và thành thục trước khi đẻ lần đầu tiên. Cấu tạo của tuyến vú gồm hai phần: bao tuyến và hệ thống ống dẫn.  Sự  sinh triển và phát dục của tuyến vú theo giai đoạn và có liên quan đến sự phát triển và trạng thái chức năng của nó trong hoạt động sinh sản. Sự sinh trưởng và phát dục của tuyến vú có thể chia ra làm các giai đoạn sau: Giai đoạn còn non: tuyến vú chưa phân hoá và phát triển đực, cái giống nhau về hình thể, chỉ khác ở cơ quan sinh dục bên ngoài. Giai đoạn phát triển và thành thục sinh dục: mô liên kết, mô mỡ, phát triển chiến ưu thế hơn mô tuyến, bầu vú tăng dần về thể tích. Khi thành thục về tính: hệ thống ống dẫn bắt đầu phát triển mạnh, nói chung bao tuyến vẫn chưa phát triển. Qua các chu kỳ động dục bầu vú phát triển to đần ra, thấy rõ ở giai đoạn động dục, sau động có xu thế nhỏ lại. Khi có chửa: hệ thống ống dẫn tiếp tục phát triển nhanh, gia tăng số lượng ống dẫn, bao tuyến bắt đầu hình thành và phát triển mô tuyến thay dần mô liên kết, mô mỡ chiếm ưu thế. Hoạt động tiết sữa xuất hiện vào cuối thời kỳ có chửa, sữa được hình thành gọi là sữa non. Sự phát dục của tuyến vú hoàn tất khi kết thúc giai đoạn chửa, ngay sau khi đẻ gia súc bắt đầu tiết sữa để nuôi con non. [Theo nguồn 6]. 2.2.3. Cơ chế thần kinh thể dịch trong điều hoà chu kỳ sinh sản. Khi gia súc đến tuổi thành thục về tính về sinh dục chịu ảnh hưởng của hai yếu tối: nhân tố nội tại và nhân tố ngoại cảnh. 2.2.3.1. Nhân tố  nội tại Khi gia súc cái đến tuổi thành thục về tính, buồng trứng đã có nang trứng phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong cơ thể con vật đã có sẵn một hàm lượng hoormon Oestrogen đã tác động lên trong khi vỏ đại não ảnh hưởng đến Hyphothalamus. 2.2.3.2. Nhân tố  ngoại cảnh  Nhiệt độ, ánh sáng, chế  độ chăm sóc nuôi dưỡng, đặc biệt là Sterol tự  nhiên từ thức ăn chúng xâm nhập vào cơ thể hoặc do ảnh hưởng từ con đực thông qua giác quan như thính giác, thị giác, xúc giác… Các kích tố này truyền thông đến trung khu cảm giác của vỏ đại não. Vỏ đại não tiếp thu yếu tố ngoại cảnh từ nội tại truyền đến vùng dưới đồi (Hyphothalamus). Hypothalamus tiết ra GnRH (Ganadotropin Realising Hoormon) gồm hai thành phần FRH và LRH; ngoài ra Hypothalamus còn tiết ra PRH  (Prolactin Realising Hoormon), FRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra FSH (Follculin Stimalin Hoormon), FSH theo máu tuần hoàn kích thích buồng trứng phát triển và làm trứng rụng.  Trứng chín tiết ra noãn bào tố Oestrogen , sau đó Oestrogen theo máu tuần hoàn khắp cơ thể, tác động đến trung khu đại não làm hưng phấn sinh dục (thực hiện các triệu chứng động dục bên ngoài), tác độnh đến đường sinh dục, làm biến đổi bộ máy sinh dục.  LRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra FSH, FSH chỉ có tác động làm cho noãn bào chín thành nang Graaf chứ không làm cho trứng rụng. LH cùng với FSH kích thích sự phát triển của noãn bào và làm cho nang Graaf vỡ chín, hoạt động của Enzym hyaluronidaza tăng lên độ phân giải acid hyaluronic trên bề mặt noãn bào, dẫn tới bào mòn noãn, đồng thời trong noãn bào tăng dịch tiết gây ra áp lực mạnh làm cho noãn bào vỡ và trứng rụng được giải phóng ra ngoài. Như vậy, FSH chỉ làm cho trứng chín còn LH làm cho trứng rụng; tỷ lệ tốt nhất cho trứng rụng là LH/FSH = 3/1. Sau khi trứng rụng sẽ hình thành nên thể vàng, thể vàng tiết ra hoàn thể tố Progesteron. Progesteron tác động đến Hypothalamus theo cơ chế điều hoà ngược âm tính. Lúc này là giai đoạn ức chế sinh dục, nếu trứng được thụ thai thì thể vàng tồn tại trước khi đẻ khoảng 10 đến 12 ngày, nếu trứng không được thụ thai thì thể vàng tồn tại trong một thời gian ngắn khoảng 16 ngày của chu kỳ sau.  FRH kích thích thuỳ trước tuyến yên phân tiết LTH (Luteino Trofic Hoormon), LTH tác động vào buồng trứng, duy trì sự tồn tại của thể vàng, kích thích thể vàng phân tiết ra Progesteron. Progesteron tác động lên tuyên yên, ức chế tuyến yên phân tiết FSH và LH, quá trình động dục kết thúc. [Theo nguồn 7] 2.2.4. Các giai đoạn của chu kỳ động dục. Người ta thường chia chu kỳ động dục của gia súc ra làm 4 giai đoạn: 2.2.4.1.Giai đoạn trước động dục Kéo dài trung bình 2 ngày, trong giai đoạn này hoạt động của cơ quan sinh dục ở mức độ cao. Âm hộ mọng lên, sưng to và có màu đỏ tươi. Vùng thắt âm hộ và có dịch nhầy. Buồng trứng có một số bao noãn có đường kính quãng 4 mm, sau đó đạt tới 8-12mm. Các thể vàng được hình thành từ chu kỳ trước dần dần bị teo biến, niêm mạc đường sinh dục được tăng sinh. 2.2.4.2 Giai đoạn động dục. Giai đoạn này kéo dài 3 ngày, ở giai đoạn này mọi hoạt động sinh dục rất mãnh liệt. Âm đạo chảy dịch nhầy trong suốt và keo (độ dính cao), âm hộ đỏ tái (màu mận chín). Vùng thắt âm đạo và âm hộ mở ra hoàn toàn, sừng tử cung tăng về thể tích, cơ tử cung tăng cường co bóp, các mạch máu trong niêm mạc tử cung giãn nở hơn. Các tuyến tăng tiết pH dịch nhờn âm đạo hơi thấp 6,7 so với 7,0 lúc bình thường. Nhiệt độ âm đạo tăng từ 0,3 - 0,5 oC. Dịch nhầy âm đạo có nồng độ Ca++, K+, Na+ cao làm cho độ dẫn điện tăng, điện trở âm đạo giảm xuống thấp, thấp nhất khi lợn chịu đực và rụng trứng. Buồng trứng có nhiều thay đổi trên bề mặt có nhiều nang trứng nổi rõ nhưng chưa đạt tới mức độ chín hoàn toàn. Ở nái tơ thường 8 - 14 cái, ở lợn nái cơ bản 12 - 20 cái có khi hơn. Ở lúc 0h chịu đực các bao noãn to, màng bao noãn mỏng nhưng trứng vẫn chưa rụng do vậy không nên phối vào lúc 0 giờ chịu đực. Trứng chỉ võ sau 30 - 32 giờ kể từ lúc 0 giờ. Trứng rụng các thể vàng được hình thành từ các nang trứng bị vỡ. 2.2.4.3. Giai đoạn sau động dục. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 - 4 ngày các dấu hiệu của hoạt động sinh dục giảm dần. Có thể lợn cái vẫn tìm đực nhưng không cho giao phối. Âm hộ teo lại tái nhạt. Vùng thắt âm hộ - âm đạo co bóp. Niêm mạc tiền đình âm đạo màu trắng hơi ướt. Dịch âm đạo chứa nhiều bạch cầu và các tế bào biểu mô. Trong buồng trứng đã có nhiều thể vàng. 2.2.4.4. Giai đoạn yên lặng sinh dục. Kéo dài 12 - 13 ngày, lợn nái yên tĩnh không có phản xạ với lợn đực. Âm hộ teo nhỏ trắng nhạt, tử cung giảm thể tích, thể vàng giảm từ 10 mm xuống 7 - 8 mm, các bao noãn tiếp tục phát triển đến cuối giai đoạn này đạt khoảng 10 mm. Sau giai đoạn yên lặng sinh dục lại bắt đầu sự phát triển của bao noãn và những thay đổi đặc trưng của đường sinh dục. Điều đó chứng tỏ chu kỳ mới lại bắt đầu. Ở những lợn náí được thụ tinh chu kỳ sinh dục dừng lại chuyển sang thời kỳ có chửa, tiết sữa, nuôi con. Sau khi cai sữa lợn con từ sau 5 - 8 ngày chu kỳ sinh dục lại trở lại. [Theo nguồn 5]. 2.2.5. Sự  hình thành và phát triển của thai 2.2.5.1. Quá trình làm tổ của hợp tử - Sau khi trứng rụng và gặp tinh trùng sẽ xảy ra quá trình thụ tinh đẻ tạo thành hợp tử, hợp tử di chuyển về tử cung làm tổ. Khi hợp tử dến sát tử cungnó tiết ra một loại enzym để bào mòn niêm mạc tử cung thành một chỗ lõm và cư trú ở đó. Những tế bào niêm mạc tử cung phát triển rất nhanh và che kín hợp tử cư trú, lúc này hợp tử được cư trú tạo đó cho đến khi trở thành thai nhi trước lúc để. Thời gian làm tổ của hợp tử ở lợn khoảng 12 - 14 ngày - Màng thai gồm 3màng: màng ối, màng nhung và màng niệu. + Màng ối là màng trong cùng gần với thai nhi nhất, màng có hình bầu dục, ở rốn của thai thì màng ối và da của thai nhi dính lại. Màng ối thường trong suốt , qua màng có thể nhìn thấy thai nhi giữa lớp màng ối và mặt trong của màng niệu có mạng lưới huyết quản phân bố do từ dây rốn lại. Túi trong màng ối có nước ối, nước ối từ đâu sinh ra thì cho đến nay vẫn chưa được làm rõ, có thể do các tế bào hình trụ của thượng bì màng ối sinh ra. Nước ối khi mới sinh ra có màu vàng sau đó biến thành màu vàng nhạt, nước ối giảm vào thời kỳ mang thai. Thành phần hoá học của nước ối không ổn định ở từng giai đoạn có chửa. Nhưng chủ yếu là protein, ure, muối, đường, kích tố nhau, sinh tố, Oxytocin… Tác dụng của nước ối là  giữ cho nhau ở trạng thái cân bằng tránh sự  chèn ép của các cơ quan phụ tạng của mẹ  và giúp cho thai nhi tránh được tác nhân cơ học tác động từ bên ngoài,ngoài ra còn làm cho các tổ chức xung quanh không dính vào thai nhi. Khi gia súc để túi màng ối vỡ có tác dụng bôi trơn đường sinh dục để quá trình đẻ được dễ dàng hơn. + Màng niệu là màng nằm giữa màng đệm và màng ối, màng niệu từ hốc bụng của phôi thò ra mà hình thành có thể coi như một bóng đái ngoài cơ thể. Trong màng niệu có chứa nước niệu, thành phần hoá học của nước niệu là ure và một số muối. + Màng nhung là màng ngoài cùng, trên màng nhung có lông nhung (núm nhau), lông nhung của các loài gia súc khác nhau thì khác nhau. [Theo nguồn 8] 2.2.5.2. Quá trình hình thành của thai nhi và sự đoán tuổi của thai nhi + Khi gia súc đẻ non cần xác định tuổi của thai nhi để tìm ra nguyên nhân, từ đó đề ra biện pháp phòng trị, giúp ta đoán được tuổi của thai. + Các giống khác nhau thì có sự khác rất lớn về kích thước sủa thai nhi, ngay trong một ổ thai có kích thước to nhỏ khác nhau, trung bình giao động trong khoảng. - Tháng thứ nhất: thân dài 1,6 - 1,8cm, các bộ máy trong cơ thể bắt đầu hình thành. - Tháng thứ hai: 35 ngày thân dài 5cm, 60 ngày thân đã dài 8cm, ngoại hình rõ và co thể phân biệt được giới tính của thai nhi. - Tháng thứ ba: thân dài 14 - 18cm, tại mép, đuôi đã có lông to nhỏ. Trước khi đẻ thân dài 20 - 25cm, toàn bộ thân bao phủ bở lớp lông dày, xương sọ cứng, đã có răng cưa và răng nanh. Công thức tính dài thân: DT = X(X+2); trong dó DT là độ dài thân, x là số tháng của thai. [Theo nguồn 5]. 2.2.5.3. Nội tiết trong thời gian mang thai Thai nhi phát triển được bình thường trong quá trình mang thai là do ảnh hưởng nhịp nhàng của các kích tố buồng trứng, nhau thai và thuỳ trước tuyến yên tiết ra một số hoormon + Thời kỳ đầu: nhau thai bắt đầu hình thành và tiết ra chất Prolan B có hoạt tính giống như hormon LH của thuỳ trước tuyến yên. Chất này kích thích hoàn thể tố tiết ra Progesteron làm cho niêm mạc tử cung dày lên, tạo điều kiện cho hợp tử phát triển, làm tổ. Nhau thai còn tiết ra Progesteron và Oestrogen nên vẫn còn hiện tượng động ở thời kỳ đầu có chửa. + Thời kỳ sau:  thể vàng teo dần do hiện tượng Progesteron giảm dần, con lại Oestrogen tăng đến mức tối đa, đồng thời tuyến yên tiét ra Oxytocin. Hai hormon Progesteron và Oxytocin làm tăng co bóp của tử cung cho nên hay xảy ra hiện tương sảy thai. [Theo nguồn 7]. 2.2.5.4. Sự biến đổi cơ thể khi mang thai + Biến đổi toàn thân: Khi có thai hormon của nhau thai và các hormon của thể vàng làm ảnh hưởng đến cơ năng của các tuyến khác. Ở thời kỳ cuối do huy động các chất dinh dưỡng cho sự hình thành bào thai cho nên con vật ốm đi. Trong thời kỳ chửa, Glycogen được tích luỹ ở gan, mỡ trung gian và cholesterol trong máu tăng lên máu mhanh đông hơn do lượng canxi phát triển trong máu giảm, lượng kali tăng lên. Hoạt động của tim, phổ trở nên khó khăn do áp lực của bào thai đè lên trong xoang bụng và xoang ngực. Quá trình lưu thông máu, hô hấp và tiêu hoá bị ảnh hưởng. Do đó ở cuối thời kỳ có chửa con vật thường có những biểu hiện khác thường như bị phù nề, khó thở hay đi tiểu tiện, mệt mỏi. + Biến đổi cục bộ ở cơ quan sinh dục: - Buồng trứng: thể tích tăng lên, thể vàng tồn tại. - Tử cung: thể tích và trọng lượng của tử cung tăng lên, dây chằng căng do buồng trứng kéo về phía trước và hơi thấp xuống. Máu được lưu thông đến tử cung rất nhiều để tăng cung cấp chất dinh dưỡng và Oxy để  nuôi sống bào thai. - Cổ tử cung: niêm mạc cổ tử cung dày lên, trên niêm mạc có tế bào tiết ra dịch keo dính gây hiện tượng đóng nút cổ tử cung lại không cho các tác nhân bên ngoài tác động hoặc xâm nhập vào bào thai. Dịch này có tính axit yếu nên không chảy vào tử cung mà chảy ra âm đạo, trước khi đẻ, dịch này lỏng và chảy ra ngoài. [Theo nguồn 7]. 2.2.6. Các nguyên nhân và triệu chứng của các bệnh sản khoa 2.2.6.1.Bệnh sẩy thai 2.2.6.1.1.Nguyên nhân +Sẩy thai truyền nhiễm: - Do vi trùng. Nguyên phát: Do vi trùng Brucella, phẩy khuẩn vibrio foetus. Thứ phát: Do bệnh lở mồm long móng, đóng dấu, dịch tả và xoắn trùng. - Sẩy thai do kí sinh trùng. Nguyên phát: Roi trùng trichomonois foctus ( thường kí sinh ở đường sinh dục bò ) Thứ phát: ký sinh trùng đường máu: Biên trùng, tiên mao trùng, sán lá gan… + Sẩy thai không truyền nhiễm: - Sẩy thai do ngoại thương: Thành bụng bị kích thích mạnh. Làm việc quá nặng nhọc. Khám thai kỹ thuật kém. Khi có thai vẫn cho đực nhảy hoặc thụ tinh nhân tạo. Khi điều trị làm con vật quá đau đớn. - Sẩy thai do triệu chứng: Có thai nhưng con vật bị bệnh đường sinh dục, viêm mãn tĩnh, khối u tử cung, viêm âm đạo, viêm buồng trứng, rối loạn nội tiết… -Sẩy thai do dinh dưỡng: Thức ăn kém phẩm chất gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn trao đổi chất mà chủ yếu là thiếu đạm, Ca, P, Cu, Fe và sinh tố. Nếu thiếu sinh tố A sự liên kết giữa lông nhung, màng thai và niêm mạc tử cung mẹ bị trở ngại dẫn dến sẩy thai. Nếu thiếu sinh tố E thai chết non có thể tiêu biến cũng có thể xác khô. Nếu thiếu sinh tố D làm sự thay đổi Ca của mẹ bị rối loạn sẽ ảnh hưởng tới con. - Sẩy thai do thói quen. Trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ở một gia súc nào đó có chửa và cứ đến thời kỳ nào đó lại sẩy thai nếu 3 lần trở lên thì ta cho sẩy thai là thói quen. Nguyên nhân: Phôi phát triển không bình thường hoặc bộ máy sinh dục mẹ không bình thường, giảm cơ năng tuyến giáp, hoàng thể bị ảnh hưởng, phôi giống đồng huyết; -Sẩy thai do thuốc.Thường do dùng thuốc không đúng chỉ định. Thí dụ: Thuốc tăng cường co bóp tử cung oxytocin, Ergotanin, Stryclinin, Pilocarpin Dùng thuốc gây mê toàn thân cloral hydrrat Dùng các thuốc tẩy liều cao MgSO4, Na2SO4. Tẩy giun sán trong khi có thai -Sẩy thai nhân tạo. Tiêm estogen, oxytocin, progtaflandin, xoa bốp thể vàng, dùng dẫn tinh quản bơm nước 40-45 vào tử cung hoặc dung dịch NaCl 5 %, lugol 1 % hoặc dùng huyết thanh ngựa chửa sau đó xoa bóp thẻ vàng. 2.2.6.1.2. Triệu chứng Sẩy thai hoàn toàn: Toàn bộ thai được tống ra ngoài trước thời kỳ sinh đẻ, cũng có thể toàn bộ thai hoặc phôi bị tiêu hút, xác khô và nằm lại trong tử cung. Sẩy thai không hoàn toàn: Một số thai được đẩy ra ngoài trước lúc đến ngày đẻ còn các thai khác vẫn phát triển bình thường. Một số thai bị tiêu hút đươc đẩy ra hoặc nằm lại trong đường sinh dục, một số thai khác vẫn phát triển bình thường. 2.2.6.2. Bệnh sót nhau 2.2.6.2.1.Nguyên nhân - Do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân sau: - Sau khi dẻ tử cung co bóp yếu trong thời gian có thai nhất là giai đoạn cuối con vật không được vận động thỏa đáng. Trong thức ăn thiếu các chất khoáng, nhất là Ca và P. Hoặc tử cung bị sa liệt, con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa quá nhiều thai, thai quá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức. - Kế phát sau các bệnh khó đẻ khác. - Nhau mẹ và nhau con dính lại với nhau do con vật mắc các bệnh truyền nhiễm đặc biệt bệnh Brucellaloes( sẩy thai truyền nhiễm ), hoặc do cấu tạo của nhau. 2.2.6.2.2.Triệu chứng Căn cứ vào mức độ sát nhau người ta chia ra làm 2 loại: Sót nhau hoàn toàn: Toàn bộ nhau thai nằm lại trong tử cung. Khi mắc thường là có một phần treo lơ lửng ở mép âm môn. Sót nhau không hoàn toàn: Đối với động vật đơn thai một phần màng nhau còn dính lại trong tử cung con mẹ. Đối với động vật đa thai một số nhau ra ngoài, một số nhau còn sót lại trong tử cung con mẹ. Con vật biểu hiện các triệu chứng: Đối với trâu bò: Khi sót nhau hoàn toàn thì cuống nhau (dây rốn) thường treo lơ lửng ở mép âm môn. Khi sót nhau không hoàn toàn thì cần kiểm tra nhau đã ra,nếu có dấu hiệu rách một phần nhau ta phải kiểm tra thật kỹ để phát hiện. Khi sót nhau, con vật thường bỏ ăn hoặc kém ăn, nhu động dạ cỏ giảm cũng có thể ngừng nhai lại, có khi đi ỉa chảy, nhiệt độ tăng, sản lượng sữa giảm, con vật cong lưng rặn. Đối với lợn: Con vật đứng nằm không yên, nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu. Để dễ phát hiện có sót nhau hay không khi đỡ đẻ cho lợn người ta thường gom toàn bộ nhau lại cho đến khi lợn đẻ xong, đếm số nhau ra và số lợn con sẽ phát hiện lợn con có sót nhau hay không. 2.2.6.3.Bệnh viêm tử cung 2.2.6.3.1.Nguyên nhân - Do rối loạn chức năng nội tiết - Do kỹ thuật đỡ đẻ không tốt -Do một số bệnh truyền nhiễm như bệnh sẩy thai truyền nhiễm (Brucelalosis), roi trùng (trychomonosis) hay phẩy khuẩn. - Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, đặc biệt là kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò. Thường viêm cả ba lớp. Viêm lớp cơ Viêm tương mạc Viêm niêm mạc. Trường hợp viêm cả ba lớp gọi là viêm tứ cung Viêm tử cung chia làm 4 độ Độ 1: Dùng mỏ vịt kiểm tra thấy biến đổi toàn bộ tử cung. Kiểm tra qua âm đạo thấy một ít mủ chảy ra. Độ 2: Dịch tiết ra đọng lại ở âm đạo vẩn đục có mủ. Độ 3: Mủ chảy ra nhiều. Độ 4: Nếu cổ tử cung mổ mủ chảy ra nhiều, nếu cổ tử cung đóng mủ tích. Ở độ 4 viêm rất nặng trên niêm mạc tử cung và bị hoại tử sau đó ăn sâu xuống lớp cơ, dẫn đến viêm tử cung hoại tử, viêm tử cung có màng giả. 2.2.6.3.2. Triệu chứng - Nhiệt độ cơ thể hơi tăng, kém ăn, lượng sữa giảm - Con vật cong lưng rặn, dịch trong tử cung chảy ra có lợn cợn lẫn mủ. - Đuôi dính bết niêm dịch đóng thành mảng khô. - Dùng mỏ vịt kiểm tra thấy cổ tử cung hơi mở có khi có mủ chảy ra. - Nếu kiểm tra qua trực tràng kích thích tử cung vuốt nhẹ từ sừng tử cung đến cổ mủ sẽ chảy ra ngoài. - Dùng dẫn tinh quản hút dịch ra để kiểm tra. - Kiểm tra thấy thể vàng tồn tại. 2.2.6.4. bệnh bại liệt sau khi đẻ 2.2.6.4.1. Nguyên nhân Do kỹ thuật đỡ đẻ không tốt nhất là khi đẻ khó làm ảnh hưởng khớp bán động háng,thần kinh toạ hoặc do chế độ dinh dưỡng. 2.2.6.4.2.Triệu chứng Nếu nặng con vật bị liệt hai chân sau không đi được, trong trường hợp liệt do gãy xương con vật đau đớn va có hiện tượng tốt do nhiễm trùng. 2.2.6.5. Bệnh viêm vú 2.2.6.5.1.Nguyên nhân - Khi bú con cắn loét đầu vú. - Chuồng trại bẩn, con vật kéo lê bầu vú trên sàn chuồng. - Do ngoại thương kỹ thuật vắt sữa. - Do vi trùng có thể xâm nhập qua lỗ đầu vú, ống lâm ba hoặc huyết quản. Thường các loại vi trung sau Streptococus 86% Strephylococus 5,4% Trực trùng sinh mủ 2,7% Ecoli 1,2% Các loại vi trùng khác 3,7%. - Ngoài ra còn do thể trạng của gia súc nhất là tuổi của gia súc. Gia súc của tuổi sung sức sinh đẻ dễ viêm vũ hơn, bò 5-9 tuổi 77%, bò trên 9 tuổi 20%. 2.2.6.5.2.Triệu chứng Người ta phân ra các loại viêm vú sau: - Viêm vú thanh dịch - Viêm vú cata - Viêm vú có sợi fibrin - Viêm vú có mủ - Viêm vú xuất huyết - Viêm vú đặc biệt - Hoá rắn tuyến vú - Viêm hoại tử 2.2.6.6.Bệnh chậm sinh và vô sinh 2.2.6.6.1.Nguyên nhân Nguyên nhân của bệnh không chửa đẻ của gia súc cái rất phức tạp song hầu hết các tác giả đều do 2 nguyên nhân chính. -Do phẩm chất của con cái kém do bệnh: bệnh đường sinh dục, bệnh bẩm sinh, già yếu, rối loạn nội tiết... -Do ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như: Thức ăn, thời tiết, khí hậu,chăm sóc nuôi dưỡng dẫn tinh... 2.2.6.6.2.Triệu chứng + Đối với bệnh chậm sinh: Đến tuổi thành thục giới tính con vật không có biểu hiện động dục, con vật biểu hiện triệu chứng động dục chậm hơn binh thường. + Đối với bệnh vô sinh: nếu khám qua trực tràng kiểm tra không có thể vàng, con vật không có triệu chứng động dục và thụ tinh không có kết quả. [Theo nguồn 5]. 2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Trên đàn lợn nái nuôi tại các hộ gia đình trên địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An 2.3.2. Nội dung nghiên cứu: Điều tra 6 bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái là bệnh sẩy thai, sót nhau, viêm tử cung, bại liệt, viêm vú, chậm sinh-vô sinh. Phân tích tỷ lệ mắc bệnh sinh sản chung ở đàn lợn nái trên địa bàn huyện Thanh Chương Phân tích tỷ lệ mắc bệnh sinh sản giữa các vùng sinh thái khác nhau: Đồng bằng,trung du, miền núi. Phân tích tỷ lệ mắc bệnh sản khoa giữa cá lứa để khác nhau. So sánh tỷ lệ mắc bệnh sản khoa giữ các giống lợn khác nhau. Nêu ra một số biện pháp khắc phục. 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu: - Chọn địa điểm điều tra: Điều tra tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên địa bàn 3 xã: Thanh Văn, Thanh Hòa, Ngọc Lâm đặc trưng cho 3 vùng sinh thái tương ứng là: Đồng bằng, Trung du, Miền núi. - Lập bảng điều tra thống nhất. - Tìm đọc tài liệu tham khảo và thu thập khối lượng ở trạm thú y. - Đi đến các xã điều tra, kết hợp với thú y cơ sở đến từng hộ gia đình nuôi lợn nái phỏng vấn thu thập các thông tin cần thiết. - Thống kê, phân loại theo các chỉ tiêu đã điều tra. - Tổng hợp các số liệu đã thu thập được. - Tìm hiểu phương thức chăn nuôi lợn. - Tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh và nêu ra biện pháp khắc phục. - Xử lý số liệu: cộng, trừ,nhân, chia, tính phần trăm. 2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Qua quá trình điều tra đàn lợn nái nuôi tại hộ gia đình huyện Thanh Chương-Nghệ An chúng tôi đã điều tra được tổng số lợn nái trên địa bàn 3 xã là 370 con.3 xã bao gồm là: Thanh Văn, Thanh Hoà, Ngọc Lâm tương ứng với 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi. Từ kết quả điều tra bệnh sản khoa ở lợn nái chúng tôi thu được kết quả như sau: 2.4.1. Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa chung trên toàn đàn Bảng 1: Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa chung trên đàn lợn nái Tên bệnh Số con điều tra Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) Sẩy thai 370 35 9,46 Sót nhau 370 25 6,76 Viêm tử cung 370 14 3,78 Bại liệt 370 28 7,57 Viêm vú 370 19 5,14 Chậm sinh-vô sinh 370 42 11,35 Tổng số 370 163 44,06 Trung bình - 27 7,34 Thông qua bảng 1 ta thấy, tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên đàn lợn nái được điều tra là khá cao, trung bình là 7.34%. Điều này đã phản ánh một phần nào trình độ chăn nuôi lợn nái của bà con nông dân còn thấp, công tác phòng chống bệnh tật còn nhiều hạn chế. Diễn biến cụ thể từng bệnh như sau: Bệnh chậm sinh – vô sinh chiếm tỷ lệ cao nhất 11.35%. Đây là bệnh khá phổ biến trong chăn nuôi hiện nay. Nguyên nhân chính là do khâu chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái kém: Thức ăn kém dinh dưỡng, lợn nái thiếu Vitamin A, D, E gây chậm phát triển buồng trứng, chậm động dục, lợn cai sữa không động dục trở lại; chế độ vận động của lợn nái còn ít … Bệnh này một phần chủ yếu cũng do phối giống kém, phát hiện động dục và chọn thời điểm dẫn tinh thích hợp là vấn đề khó khăn với người dân ở đây. Các nguyên nhân khác như kế phát từ bệnh viêm tử cung làm cho lợn chậm sinh – vô sinh hay do rối loạn nội tiết do hàm lượng FSH và LH không cân đối (tỷ lệ cân đối FSH/LH = 1/3) làm cho gia súc động dục nhưng trứng không rụng và thụ tinh không có kết quả. Bệnh sẩy thai chiếm tỷ lệ khá cao 9.46% Nguyên nhân chủ yếu vẫn là vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng ở thời kỳ mang thai, vì ở thời kỳ này lợn nái cần một hàm lượng dinh dươngz cao như protid, Vitamin và khoáng chất. Thiếu dinh dưỡng dẫn tới bào thai phát triển không tốt gây chết thai,thai tiêu và sẩy thai. Nguyên nhân nữa là do ngộ độc thức ăn, kế phát từ các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng như: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, sán lá gan, trichomonas…và cũng do tác động cơ học hay dùng thuốc không đúng chỉ định cũng gây sẩy thai. Bệnh bại liệt chiếm tỷ lệ 7.57% Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng qua thực té chúng tôi thấy rằng nguyên nhân chính vẫn là vấn đề chăn sóc nuôi dưỡng, trong quá trình nuôi dưỡng khẩu phần ăn cho lợn nái không được cân bằng về dinh dưỡng. Người dân ở đây chủ yếu dưa vào nguồn phụ phế phẩm từ nông nghiệp làm thức ăn cho lợn nái, mức đầu tư cho lợn nái còn rất thấp, trong khi đó nhu cầu của lợn nái là rất lớn. khẩu phần thức ăn không đủ protid, khoáng chất mà lại còn nhiều glucid. Đối với khoáng chất, nhu cầu lợn nái sinh sản cần nhu cầu cao, đặc biệt là canxi và photpho. Hai loại khoáng đa lượng này nếu thiếu quá mức thì sẽ làm cho lợn nái mắc bệnh bại liệt trước và sau khi đẻ chiếm tỷ lệ cao. nguyên nhân khác như cơ thể lợn mẹ qua nhỏ, lại dẫn tinh quá sớm, hay dẫn tinh ngoại, đến khi lợn mẹ bị hẹp xương chậu do thai quá to, khi can thiệp không tốt cũng dẫn tới bại liệt. Nguyên nhân nữa là hầu hết chuồng trại không đảm bảo kỹ thuật, thiếu ánh sáng, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng không cho lợn nái vận động, tắm nắng dẫn tới thiếu Vitamin D vì Vitamin là chất xúc tác cho quá trình hấp thụ canxi, photpho. Nói chung bệnh bại liệt thì có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do vấn đề dinh dưỡng kém. Bệnh sót nhau chiếm tỷ lệ 6.76%. Qua điều tra tìm hiểu cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh sót nhau là do trong thời gian có thai nhất là ở giai đoạn cuối con vật không được vận động thỏa đáng. Trong thức ăn thiếu các chất khoáng nhất là canxi và photpho,hoặc tử cung bị sa liệt,con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa nhiều thai, thai quá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức. một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng là do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm. Bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ 5.14%. Nguyên nhân chính là do vệ sinh chuồng trại không tốt, lợn con khi bú do không được bấm răng từ khi đẻ nên làm xây xát bầu vú dẫn đến nhiễm khuẩn. Một số lợn đẻ nhiều lứa nên bầu vú sệ, tiếp xúc với nền chuồng làm xây xát gây viêm vú. Bệnh này còn do kế phát từ các bệnh sản khoa khác như viêm tử cung, sót nhau sau khi đẻ, vi khuẩn tuần hoàn theo máu đến bầu vú gây viêm. Bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ thấp nhất 3.78%. Qua điều tra tìm hiểu thì chúng tôi nhận đinh nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do kỹ thuật đỡ đẻ không tốt, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cũng không tốt dẫn tới viêm tử cung. Một nguyên nhân quan trọng khác là do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như bệnh sẩy thai truyền nhiễm, roi trùng hay phẩy khuẩn. Tóm lại các bệnh sản khoa khác nhau chiếm tỷ lệ khác nhau nhưng nhìn chung tỷ lệ trung bình mắc bệnh sản khoa cao 7.34%. Điều này nó phản ánh được một phần nào về trình độ chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái của bà con nông dân huyên Thanh Chương là chưa tốt. 2.4.2.Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên đàn lợn nái giữa 3 vùng sinh thái khác nhau Mỗi vùng sinh thái khác nhau có điều kiện tự nhiên khác nhau nên các nhân tố bên ngoài tác động đến làm ảnh hưởng đến mức độ bệnh tật khác nhau. Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý,địa hình,tính chất nước uống,đất đai…Mặt khác phương thức chăn nuôi, công tác thú y… ở mỗi vùng cũng khác nhau, nên tỷ lệ mắc bệnh ít nhiều cũng khác biệt. Bảng 2: Tỷ lệ mắc bệnh giữa 3 vùng sinh thái khác nhau Vùng sinh thái Tên bệnh Đồng bằng Trung du Miên núi số con điều tra số con mắc bệnh tỷ lệ mắc bệnh (%) số con điều tra số con mắc bệnh tỷ lệ mắc bệnh (%) số con điều tra số con mắc bệnh tỷ lệ mắc bệnh (%) Sẩy thai 127 15 11,81 125 11 8,80 118 9 7,63 Sót nhau 127 7 5,51 125 10 8,00 118 8 6,78 Viêm tử cung 127 3 2,36 125 5 4,00 118 6 5,08 Bại liệt 127 13 10,24 125 9 7,20 118 6 5,08 Viêm vú 127 3 2,36 125 6 4,80 118 10 8,47 Chậm sinh - vô sinh 127 5 3,94 125 12 9,60 118 25 21,20 Tổng số 127 46 - 125 53 - 118 64 - Trung bình - - 6,04 - - 7,07 - - 9,04 Qua bảng 2 chúng tôi thấy trên các vùng sinh thái khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh sản khoa khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình ở miền núi là cao nhất: 9.04%, thứ 2 là vùng trung du: 7.07% và thấp nhất là vùng đồng bằng: 6.04%. Điều đó chứng tỏ sự tác động của các yếu tố trên các vùng sinh thái khác nhau, cũng như quá trình chăm sóc nuôi dưỡng của người dân, mức đầu tư chú trọng vào đàn lợn nái không đảm bảo đã làm tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái sinh sản khác nhau. Ở đồng bằng, chăn nuôi kết hợp với trồng trọt nên đã tận dung được các phụ phế phẩm của trồng trọt và chăn nuôi lại cung cấp phân bón cho trồng trọt. Ở vùng trung du cũng giông như ở vùng đồng bằng nhưng mức độ ít hơn. Còn ở vùng miền núi,ngành lâm nghiệp là chủ yếu nên mức độ kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt là rất ít. + Bệnh chậm sinh –vô sinh: Ở vùng đồng bằng có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là 3.94% so với 9.60% ở vùng trung du và cao nhất là ở miền núi là 21.2%. Đây là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các bệnh mà chúng tôi điều tra. Điều này chứng tỏ ở miền núi mạng lưới Thu y chưa phát triển, trình độ dân trí thấp nên sự hiểu biết về chăm sóc, nuôi dưỡng còn hạn chế. Vả lại, việc chọn giống lợn nái hậu bị chưa tốt, thêm vào đó việc phát hiện động duc, phối tinh cho lợn chậm.không đúng thời điểm, gia súc già yếu…làm rối loạn sinh sản. Trong khi đó, bệnh này có tỷ lệ giảm dần ở trung du và đồng bằng do ở đây trình độ dân trí cao hơn miền núi nên kỹ thuật chăn nuôi lợn nái cũng khá hơn nên tỷ lệ mắc bệnh ít hơn. + Bệnh sẩy thai: giữa 3 vùng sinh thái khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau, cao nhất là vùng đồng bằng với tỷ lệ 11.81%, rồi đến trung du 8.80 và thấp nhất là miền núi 7.63%. Ta thấy miền núi tỷ lệ mắc bệnh này thấp hơn ở trung du và đồng bằng. Qua việc tìm hiểu thực tế chúng tôi nghĩ rằng ở vùng đồng bằng và trung du việc sử dụng các phụ phế phẩm từ trồng trọt làm thức ăn là chính, mà có lẽ trong sản phẩm trồng trọt đã sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật nên đó có thể là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc dẫn đến sẩy thai. Một nguyên nhân nữa là do ở vùng đồng bằng, trung du hay sử dụng bã bia, rượu cho lợn nái ăn, đó cũng là nguyên nhân gây ra sẩy thai. + Bệnh bại liệt: Ở vùng đồng bằng chiếm tỷ lệ cao nhất với 10.24% rồi giảm dần ở trung du 7.20% và thấp nhất là ở miền núi vơi 5.08%. Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết rằng ở vùng đồng bằng thức ăn chủ yếu là các loại rau xanh, tinh bột, tấm cám, khoai sắn, những thức ăn này thiếu các loại khoáng chất đặc biệt là Ca,P, hơn nữa chế độ vận động của lợn nái ít nên tỷ lệ mắc bệnh bại liệt nhiều hơn. Trong khi đó ở miền núi, thức ăn cho lợn nái có chứa nhiều chất khoáng(Ca, P) và có chế độ vận động cho lợn nái nhiều hơn nên tỷ lệ mắc bệnh bại liệt ít hơn. + Bệnh sót nhau: Ở vùng trung du chiếm tỷ lệ cao nhất là 8.00%, trong khi đó ở vùng đồng bằng và miền núi có tỷ lệ mắc bệnh ít hơn lần lượt là 5.51% và 6.78%. Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy rằng, sỡ dĩ ở miền núi có tỷ lệ mắc bệnh sót nhau nhiều hơn ở đồng bằng và trung du là do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái kém nên lợn nái thường gầy hơn dẫn tới dễ mắc các bệnh khó đẻ, từ đó kế phát đến bệnh sót nhau. Một nguyên nhân khác nữa cũng rất quan trọng là ở miền núi lợn nái mắc các bệnh truyền nhiễm nhiều hơn dẫn tơi kế phát bệnh khác nhau. + Bệnh viêm vú: Ở đồng bằng bệnh chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2.36%, sau đó rồi đến vùng trung du là 4.80% và cao nhất là miền núi với 8.47%. Qua điều tra, tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy ở miền núi do bà con nuôi lợn nái không bấm răng cho lợn con, khi lợn con bú làm xây xát bầu vú gây nhiễm khuẩn, do vệ sinh chuồng nuôi kém nên bầu vú co xát vào nền chuồng gây viêm vú. Và một nguyên nhân quan trọng nữa là do kế phát bệnh viêm tử cung và các bệnh truyền nhiễm khác. + Bệnh viêm tử cung: Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở miền núi là 5.08%, tiếp đến là ở trung du: 4.00% và thấp nhất là ở đồng bằng với 2.36%. Điều này cũng phần nào phản ánh trình độ chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái, dịch vụ thu y ở đồng bằng là tốt hơn ở trung du và miền núi. Bởi vì, nguyên nhân chính gây ra bệnh tử cung ở đây là do kế phát từ các bệnh sẩy thai và sót nhau. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: kỹ thuật thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật, kỹ thuật đỡ đẻ không tốt (vô trùng kém) lam lợn dễ bị mắc bệnh viêm tử cung. Qua tiến hành điều tra tìm hiểu nguyên nhân mắc bệnh giữa 3 vùng: Đồng bằng, Trung du và Miền núi, chúng tôi thấy những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng. Nhìn chung cả 3 vùng sinh thái khác nhau, bệnh chậm sinh vô sinh chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều đó đã nói lên rằng công tác chăm sóc nuôi dưỡng kém, công tác chọn giống, phát hiện động dục để phối giống của người dân chưa kịp thời. Thứ hai là bệnh bại liệt cũng chiếm tỷ lệ cao, Nguyên nhân chính là do chăm sóc, nuôi dưỡng kém, không đúng kỹ thuật, trong khẩu phần thức ăn còn thiếu rất nhiều dinh dưỡng, đắc biệt là vitamin và khoáng chất, cho nên tỷ lệ mắc bệnh còn cao. 2.4.3.Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa giữa các lứa đẻ toàn đàn: Qua quá trình điều tra và tìm hiểu, chúng tôi thấy có sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh giữa các lứa đẻ như sau: Bảng 3: Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa giữa các lứa đẻ từ lứa 1 đến lứa 5 và từ lứa 6 trở đi Lứa đẻ Tên bệnh Từ lứa 1 đến lứa 5 Từ lứa 6 trở đi Số con điều tra Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con điều tra Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) Sẩy thai 220 15 6,81 150 20 13,33 Sót nhau 220 12 5,45 150 13 8,67 Viêm tử cung 220 8 3,64 150 6 4,00 Bại liệt 220 15 6,81 150 13 8,67 Viêm vú 220 10 4,55 150 9 6,00 Chậm sinh - vô sinh 220 23 10,45 150 19 12,67 Tổng số 220 83 37,73 150 80 53,33 Trung bình - - 6,29 - - 8,89 Qua số liệu bảng 3, chúng tôi nhận thấy các lứa đẻ khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh khác nhau. Gia súc già có sức đề kháng kém với bệnh tật, do đó thường hay mắc bệnh hơn gia súc non. Cụ thể, Tỷ lệ mắc bệnh trung bình từ lứa thứ 6 trở đi là 8.89%,trong khi đó tỷ lệ này từ lứa thứ 1 đến lứa thứ 5 là 6.29%. Điều này đã phản ánh được khả năng sinh sản cũng như khả năng mắc bệnh tăng dần theo lứa tuổi. Nó cũng rất phù hợp với quy luật Sinh hóc tự nhiên, vì nếu gia súc đẻ càng nhiều thì cơ quan sinh dục cũng như các tuyến nội tiết kém hoạt động hơn, cơ thể lợn mẹ hao mòn yếu đi do tuổi già và do cung cấp dinh dưỡng quá nhiều cho sự sinh sản. Thực tế, những nguyên nhân dẫn đến lợn nái có lứa đẻ từ 6 trở đi mắc bệnh cao hơn lợn nái từ lứa đẻ 1 đến 5 là do vấn đề kinh tế nên quá trình nuôi dưỡng người dân không cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên càng về già thì cơ thể lợn nái càng yếu ớt vì đã can kiệt hết năng lượng cho việc nuôi con ở các lứa trước nên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, tâm lý người dân hay loại thải các lợn nái già yếu, chậm sinh, cơ thể nhỏ bé, nên cũng ít quan tâm dẫn tới lợn già mắc bệnh cao hơn. đay là vấn đè chung còn tồn tại hầu hết ở mọi người dân trên huyện Thanh Chương. Điều này không những không có lợi mà còn gây tổn thất về kinh tế cho nông dân, vì để nuôi một con lợn nái tốt nhất, đó là vấn đề không phải đơn giản. Do đó người chăn nuôi phải biết việc chăm sóc lợn nái sinh sản là một vấn đề quan trọng, phải nên biết thải loại lợn nái khi già yếu khi nào. Điều này còn phụ thuộc vào sự nhận thức của người dân và sự quan tâm hơn nữa của cán bộ Chăn nuôi – Thú y. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh từ lứa 1 đến lứa 5 so với từ lức 6 trở đi được thể hiện rõ nhất ở 3 bệnh là: sẩy thai, sót nhau và bại liệt. + Bệnh sẩy thai: tỷ lệ mắc bệnh từ lứa 1 đến lứa 5 là 6.81%; trong khi đó tỷ lệ này từ lứa 6 trở đi là 13.33%. Qua điều tra, tìm hiểu chung tôi nhận thấy, lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi thường hay mắc các bệnh về đường sinh dục như: viêm mãn tính, khối u tử cung, viêm âm đạo, buồng trứng, rối loạn nội tiết…từ đó dẫn đến nguy cơ sẩy thai cao. Mặt khác, lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi cũng hay mắc các bệnh truyền nhiễm, từ đó kế phát đến sẩy thai. Ngoài ra, do việc dùng nhiều hơn các thuốc điều trị bệnh ở lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai. + Bệnh sót nhau: tỷ lệ mắc bệnh từ lứa 1 đế lứa 5 là 5.45% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 8.67% ở lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi. Qua điều tra tìm hiểu chúng tôi nhận thấy lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi thường hay mắc các bệnh truyền nhiễm hơn, cũng như hay mắc các bệnh khó đẻ hơn, từ đó kế phát đến bệnh sót nhau. Ngoài ra, lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi thường hay gầy yếu nên khả năng co bóp của tử cung yếu dẫn tới dễ bị sót nhau. + Bệnh bại liệt: tỷ lệ mắc bệnh từ lứa 1 đến lứa 5 là 6.81% so với 8.67% là tỷ lệ từ lứa thứ 6 trở đi. Sở đĩ có sự khác biệt này là do lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi do đã đẻ nhiều lứa rồi nên cơ thể đã mất rất nhiều năng lượng, trong đó có chất khoáng Ca, P. Mặt khác,lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng nói chung cũng như chất khoáng Ca, P nói riêng từ thức ăn là kém hơn, trong khi đó nguồn thức ăn mà bà con nông dân sử dụng cho lợn nái thường thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là chất khoáng Ca, P; từ đó làm tăng tỷ lệ mặc bệnh bại liệt. 2.4.4. Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa ở lợn Móng Cái và lợn F1 (Đại Bạch x Móng Cái) Qua thực tế, chúng tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh trung bình ở lợn Móng Cái và lợn F1 là khác nhau, cụ thể thông qua bảng số liệu sau: Bảng 4: Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa giữa lợn Móng cái và lợn F1 (Đại Bạch x Móng Cái) Giống Tên bệnh Móng Cái F1 (Đại Bạch x Móng Cái) Số con điều tra Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con điều tra Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) Sẩy thai 320 28 8.78 50 7 14 Sót nhau 320 20 6.25 50 5 10 Viêm tử cung 320 10 3.13 50 4 8 Bại liệt 320 22 6.88 50 6 12 Viêm vú 320 14 4.38 50 5 10 Chậm sinh-vô sinh 320 33 10.31 50 9 18 Tổng số 320 127 39.73 50 36 72 Trung bình - - 6.63 - - 12 Qua bảng số liệu ở bảng 4 cho chúng ta thấy tỷ lệ mác bệnh trung bình giữa lợn Móng Cái và lợn F1 là khác nhau, Cụ thể, lợn Móng Cái có tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trung bình là 6.63%. còn tỷ lệ này ở lợn F1 là 12%. Điều này là phù hợp với thực tế, vì lợn Móng Cái là lợn nội rất phù hợp và thích nghi với điều kiện khí hậu thời tiết Việt Nam, Ở Miền Trung nói chung và huyện Thanh Chương – Nghệ An nói riêng. Mặc dù thời tiết rất khắc nghiệt nhưng lợn Móng Cái vẫn thích nghi tốt, do lợn Móng Cái rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ lẻ tẻ, với đặc điểm mắn đẻ, đẻ nhiều con trên lứa để, không đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cao như lợn F1, và chống chịu bệnh tật tốt, nên khả năng mắc bệnh chung và bệnh sản khoa nói riêng thấp hơn lợn F1, nên được bà con chăn nuôi rất phổ biến. Ngược lại, lợn nái F1 được lai giữa lợn Nội và lợn Ngoại cho nên có mang dòng máu ngoại. Vì vậy đòi hỏi chất dinh dưỡng cao, kỹ thuật chăn nuôi cao hơn. Nó chỉ phù hợp với mô hình chăn nuôi công nghiệp với sự chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì cho hiệu quả chăn nuôi cao. Còn với điều kiện thời tiêt, khí hậu khắc nghiệt ở địa phương huyện Thanh Chương và mức đầu tư thấp, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ở đây còn còn kém thì hoàn toàn không phù hợp với chăn nuôi lợn F1. + Bệnh sẩy thai: tỷ lệ mắc bệnh ở lợn nái móng cái là 8.78%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 14% ở lợn nái F1. Qua điều tra tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy ở lợn nái F1 do khả năng thích nghi kém nên thường mắc các bệnh đóng dấu, dịch tả và xoắn trùng dẫn đến bệnh sẩy thai, mặt khác, lợn nái F1 cần nhiều dinh dưỡng hơn, trong khi điều kiện chăn nuôi của bà con nông dân còn han chế nên không đáp ứng được nhu cầu của lợn ái F1; từ đó nguy cơ bị sẩy thai cao. + Bệnh sót nhau: tỷ lệ mắc bệnh ở lợn nái Móng Cái là 6.25%, còn ở lợn nái F1 là 10%. Điều này là do ở lợn nái F1ở lợn nái F1 thường gầy hơn, trong khi đó vì là lợn có máu ngoại nên thai thường to từ đó dẫn đến hay mắc bênh sót nhau. Ngoài ra, lợn nái F1 hay mắc các bệnh truyền nhiễm cũng là nguyên nhân dẫn đến kế phát bệnh sót nhau. + Bệnh viêm tử cung : Tỷ lệ mắc bệnh này ở lợn nái Móng Cái là 3.13%, còn ở lợn nái F1 là 8%. Sở dĩ có sự khác biệt này là do ở lợn nái F1 thường hay bị rối loạn nội tiết cũng như hay mắc các bệnh truyền nhiễm hơn nên đã làm tăng nhuy cơ `bị bệnh viêm tử cung hơn. + Bệnh bại liệt: Tỷ lệ mắc bệnh này ở lợn nái Móng Cái là 6.88%, trong khi đó ở lợn nái F1 lại cao hơn với tỷ lệ là 12%. Điều này được giải thích như sau: Lợn nái F1 là lợn có máu ngoại nên nhu cầu dinh dưỡng nói chung và nhu cầu khoáng Ca,P nói riêng là cao hơn lợn Móng Cái (lợn nội); Trong khi đó sự chăm sóc nuôi dưỡng của bà con nông dân còn hạn chế, thức ăn sử dụng cho lợn kém phẩm chất , không đáp ứng được nhu cầu của lợn nái F1, đặc biệt là các chất khoáng Ca và P. Từ đó dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh bại liệt là cao. + Bệnh viêm vú: Tỷ lệ mắc bệnh ở lợn Móng Cái là 4,38%, còn tỷ lệ mắc bệnh ở lợn F1 là 10%. Sở dĩ có sự khác biệt này là do phần lớn chuồng trại nuôi lợn nái của bà con nông dân thường bẩn, ẩm ướt. Mà lợn nái F1 là lợn có máu ngoại cho nên khả năng thích ứng kém, khi con bú làm xây xát bầu vú nên dễ viêm nhiễm hơn. Từ đó dẫn đến bệnh viêm vú. + Bệnh chậm sinh - vô sinh: Tỷ lệ mắc bệnh ở lợn nái Móng Cái là 10,31%, còn tỷ lệ mắc bệnh ở lợn nái F1 là 18%. Qua điều tra tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái của bà con nông dân còn hạn chế. Đặc biệt thức ăn cung cấp cho lợn nái còn thiếu dinh dưỡng, trong khi đó, nhu cầu của lợn nái F1 là rất cao. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh chậm sinh và vô sinh ở lợn nái F1 là cao hơn lợn nái Móng Cái. Như vậy, qua số liệu ở bảng 4 chúng tôi có nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trung bình ở lợn Móng Cái và lợn F1 khác nhau. Cụ thể, ở lợn F1 có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn lợn móng cái. Kết quả này cũng phù hợp với hai đặc điểm của hai giống lợn Móng Cái và F1. 2.4.5. Một số đề xuất khắc phục bệnh sản khoa ở lợn nái tại huyện Thanh Chương Từ kết quả điều tra, phân tích và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp như sau: + Chăn nuôi phải đúng kỹ thuật, phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như: Protid, Glucid, Vitamin và khoán chát. Thức ăn phải phối hợp đúng khẩu phần, tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng. + Phải chọn giống có nguồn gốc đáng tin cậy, trước khi phối giống phải tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm và tẩy giun sán cho lợn nái. +Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật, đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, nền chuồng phải luôn sạch sẽ, không quá dốc, chuồng. + Phải có lối thoát phân và nước tiểu. + Phải thức hiện tốt khâu phòng trừ bệnh, cần phải chăm sóc lợn nái tốt để phòng tránh bệnh tật xảy ra. Không đước sử dụng thức ăn kém phẩm chất: Thức ăn ôi thiu, nhiễm nấm mốc, nhiễm độc các hóa chất bảo vệ thực vật… Chuồng trại phải được vệ sinh định kỷ, trước khi đẻ một tuần phải phun thuốc sát trùng để diệt các mầm bệnh do virus, vi khuẩn… + Nếu lợn bị mắc bệnh thì phải gọi ngay cán bộ thú y để can thiệp, điều trị kịp thời. - Kỹ thuật phát hiện lợn động dục và kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Khi lợn nái có biểu hiện động dục thì cần phải theo dõi để chọn thời điểm dẫn tinh thích hợp nhằm nâng cao tỷ lệ thụ thai. Dụng cụ thụ tinh phải được vô trùng và bôi trơn trước khi dẫn tinh.Quá trình dẫn tinh cần phải nhẹ nhàng tránh xây xát đường sinh dục.Nên gọi những người có kinh nghiệm hoặc cán bộ chăn nuôi thú y để dẫn tinh đạt kết quả tốt hơn. - Cần tăng cường thức ăn công nghiệp đã có đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp cho nhu cầu lợn nái sinh sản sinh trưởng và phát triển tốt. - Xây dựng mạng lưới Thú y cơ sở thật tốt, đạt tiêu chuẩn về chất lượng và đủ về số lượng nhằm giúp người dân phòng vả trị bệnh kịp thời. - Tiêm phòng đầy đủ và đúng quy định của pháp luật Thú y. 2.5. Kết luận và đề nghị 2.5.1. Kết luận Qua quá trình điều tra tình hình mắc bệnh sản khoa ở đàn lợn nái nuôi tại huyện Thanh Chương, chúng tôi xin được sơ bộ kết luận: 1.1.Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa ở lợn nái nuôi tại hộ gia đình ở mức độ cao 1.2. Các vùng sinh thái khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh sản khoa cũng khác nhau. 1.3.Tỷ lệ mắc bệnh giữa các lứa đẻ khác nhau thì khác nhau,từ lứa thứ nhất đến lứa thứ năm thấp hơn từ lứa thứ sáu trở đi. 1.4.Tỷ lệ mắc bệnh lợn nái Móng Cái thấp hơn lợn nái F1. 2.5.2. Đề nghị Sau khi hoàn thành đề tài này, chúng tôi xin có những đề nghị sau: +Do đề tài được tiến hành điều tra trên khoảng thời gian, không gian hạn hẹp và số mẫu điều tra còn ít, do đó, nên điều tra trên phạm vi rộng hơn và số mẫu điều tra nhiều hơn nữa để có kết luận chính xác, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục đúng đắn và thích hợp. + Chi cục Thú y, trạm Thú y cần quan tâm hơn tới Thú y cơ sở, cán bộ làm công tác Chăn nuôi – Thú y cần phải có trách nhiệm hơn trong việc phòng và điều trị bệnh để hạn chế được tối đa thiệt hại cho người chăn nuôi. + Cần có các chương trình cải tạo giống, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Kính đề nghị người dân địa phương và các ban ngành liên quan cần thực hiện tốt những biện pháp nêu trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Số liệu phòng tài nguyên và môi trường huyện Thanh Chương năm 2009. [2]. Số liệu phòng thống kê huyện Thanh Chương năm 2009. [3]. Số liệu của trạm giống chăn nuôi huyện Thanh Chương năm 2009. [4]. Số liệu của trạm Thú y huyện Thanh Chương năm 2009. [5]. Giang Thanh Nhã , "Bài giảng sinh sản gia súc",Trường Đại học Nông Lâm Huế, (1998). [6]. Hoàng Nghĩa Duyệt, Nguyễn Quang Linh. "Bài giảng chăn nuôi lợn", Trường Đại học Nông Lâm Huế, (2002). [7]. Lê Văn Thọ, Đàm Văn Tiện, "Giáo trình Sinh lý học gia súc",NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, (1992). [8]. Hoàng Mạnh Quân, Trần Thu Hồng, "Giáo trình sinh lý học gia súc, gia cầm, NXBNông Nghiệp, Hà Nội, (1992). MỤC LỤC Trang PHẦN 1: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN THANH CHƯƠNG 1 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1 1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.2. Đặc điểm địa hình 1 1.1.3. Khí hậu, thời tiết 2 1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 3 1.3. Tình hình chăn nuôi và công tác Thú y 3 1.3.1. Tình hình chăn nuôi: 3 1.3.2. Công tác giống gia súc 5 1.3.3. Nguồn thức ăn 5 1.3.4. Công tác thú y: 5 1.4. Nhận xét đánh giá 6 1.4.1. Thuận lợi 6 1.4.2. Khó khăn 7 PHẦN 2: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 8 2.1. Đặt vấn đề 8 2.2. Cơ sở lý luận 9 2.2.1. Đặc điểm sinh lý và sinh sản của lợn nái 9 2.2.2. Cấu tạo và chức năng sinh dục cái 9 2.2.3. Cơ chế thần kinh thể dịch trong điều hoà chu kỳ sinh sản. 11 2.2.4. Các giai đoạn của chu kỳ động dục. 13 2.2.5. Sự  hình thành và phát triển của thai 14 2.2.6. Các nguyên nhân và triệu chứng của các bệnh sản khoa 17 2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 22 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu: 22 2.3.2. Nội dung nghiên cứu: 22 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu: 22 2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 23 2.4.1. Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa chung trên toàn đàn 23 2.4.2.Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên đàn lợn nái giữa 3 vùng sinh thái khác nhau 26 2.4.3.Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa giữa các lứa đẻ toàn đàn: 29 2.4.5. Một số đề xuất khắc phục bệnh sản khoa ở lợn nái tại huyện Thanh Chương 34 2.5. Kết luận và đề nghị 35 2.5.1. Kết luận 35 2.5.2. Đề nghị 35

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_chan_nuoi_thu_y_7972.doc