Trong lịch sử văn nghệ cách mạng, Nguyễn Đình Thi là một dâu ấn khó
phai mờ. Những đóng góp của ông không phải là nhỏ. Tuy sức sống của những
tác phẩm của ông còn phải chịu sự kiểm chứng khắc nghiệt của thời gian
nhưng tên tuổi của ông thì đã khắc vào thế kỷ. Với mong muốn được góp phần
tìm hiểu về kịch của ông, chúng tôi đã tiến hành khảo sát những đặc điểm về
nội dung và nghệ thuật ở mảng sáng tác này. Dù phạm vi khảo sát còn chưa
đầy đủ, chưa bao quát hết được những đặc điểm vốn có của kịch Nguyễn Đình
Thi nhưng luận văn cũng đã chỉ ra những đóng góp rất có giá trị của ông cho
thể loại kịch nói của dân tộc. Ngoài sự say mê viết kịch và tài năng của ông,
người ta còn thấy tác phẩm của ông chứa đựng cái tâm. Đó là tấm lòng yêu
thương nhân loại thật bao la, xót xa trước những hoàn cảnh khổ đau, bất hạnh
của con người. Chính những mặt thành công ở thể loại này và ở những thể loại
khác, cộng với tấm lòng nhiệt thành của ông đối với sự nghiệp văn học dân tộc
đã tạo cho ông một địa vị xứng đáng trong lòng của bạn đọc bao thế hệ. Thời
gian dẫu qua đi nhưng chúng ta vẫn tin rằng những gì còn lại của ông sẽ khôngmất. Người ta sẽ nhớ mãi một Nguyễn Đình Thi lịch thiệp, đôn hậu, tài năng nhưng vô cùng khiêm tốn:
"Tôi không nói được mình đã trải đời Không nói được mình đã hiểu
người Không dám nói mình đã biết yêu Không dám nói mình đã biết sống."
{Tóc bạc)
141 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm kịch Nguyễn Đình Thi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiểu thuyết Xung kích, lúc
bộ đội hành quân giữa đêm khuya, họ trò chuyện với nhau bằng một ngôn ngữ
thật sinh động, tự nhiên:
"- Ô tô đây! Ô tô hai bánh của Việt Nam đây!
- Mát quá, sướng cá ruột.
- Mát đến tận tim phổi, ông bà ông vái ơi.
- Hòm gì mà năng bỏ bé) thế không biết! (...)
- Có cái xe goòng mà đẩy mót lèo nhỉ.
- Tôi om om, đi đứng thê nào!
Gặp một anh bộ đội từ mé rừng tối đi ra, họ ùa đến.
- Đường vào làng Chanh đây phải không đồng chí?
- Đi đi chứ, đứng lại làm gì như phỗng đá thế! -Có cầu cống gì không hả
anh?
-Tướt bơ rồi. Cách bốn cây có cái cầu gãy.
- Liệu có bằng cái cầu hôm qua không? –Ào đi!
- Đi chuyến dân công này về bu cháu tít mất mót lứa đẻ đấy các cụ ạ.
- Anh phải gió, chân với tay!
- Gớm chị, nhờ một tí mà." (31, 9-10)
Như vậy với đoạn đối thoại này, tác giả dùng rất nhiều từ ngữ mang tính
khấu ngữ, cả những thành ngữ thường được dùng trong dân gian đê ngồn ngữ
mang sắc thái đậm đà và nhân vật được xây dựng sống động hơn. Đó là tiếng
nói của những người dân quê, phong phú và chân thực, mang phong vị riêng
thật tự nhiên. Vào trong kịch của ông, điều người ta đặc biệt nhận thấy là chất
khẩu ngữ được dùng rất phong phú, chứa đựng rất nhiều lượng thành ngữ và
ngôn ngữ bình dân. Những từ ngữ này được sử dụng một cách hợp lý tạo nên
sự độc đáo của lời nói. Đây là cảnh mụ mối đến thuyết phục Thêu bằng lòng
lấy lão phú ông:
MỤ MỐI - Thím thương cháu quá. Quanh năm ngày tháng chỉ thui thủi
một mình, từ sớm đến tối chỉ cặm cụi với đường kim mũi chỉ, không còn mỏ
mất ra được! Cái nghề của mày nào có hay ho nên cơm nên cháo gì, làm suốt
đời rồi chỉ được cái gù lưng thâm đít! Sao mày không nghe thím?
THÊU - Thôi chuyện ây thím đừng nói nữa, cháu không nghe đâu!
MỤ MỐI - Thím nói là để mong cho cháu được nên bà nọ bà kia, sao mày
lại không nghe? Con ơi, còn đám nào hơn được nhà ấy nữa!
THÊU - Cháu chịu thôi! Cứ nghĩ đến ông ấy, cháu đã khiếp quá!
MỤ MÔI - Chịu thôi! Chịu thôi! Ngủng nga ngúng nguẩy như mới lên
mười không bằng! Con gái lớn ngỗng ngồng, không lấy chồng thì để mà thờ à?
Mày ngần ấy tuổi rồi mà vẫn dại thế hả con! Cả tổng cả huyên này còn có nhà
nào sánh được với nhà ấy? Thật là nứt đố đổ vách, của cải người ta như núi!
Mà ông ấy người béo tốt thế, mày còn chê nỗi gì không biết. Con ạ, nhà người
ta tu nhân tích đức từ bao nhiêu đời, bây giờ mới được giàu sang phú quý thế.
Ông ấy muốn mua dăm bảy con nàng hầu, có khó gì, tìm đâu chả được những
đứa gái tơ xinh xắn, có thiếu gì! Thế mà ông ấy lại cứ mê mẩn vì mày! Nó cũng
là cái duyên số!
THÊU - Cháu mong gì ông ấy mê cháu. Thím đi làm mối cho ồng ấy một
đám nào vừa trẻ vừa xinh có hơn không?
MỤ MỐI - Này cô ơi, cô đừng có cậy cô trẻ cô xinh. Bây giờ thì má hồng
da trắng đấy, nhưng mà có được thế mãi không? Mà da trắng với má hồng có
mài ra mà ăn được không? Mày cứ nghĩ xem, ừ, ví thử như mày lấy một thằng
nào trong đám trai làng này thì rồi được cái gì? Mày cứ nhìn đấy, thiếu gì cảnh!
Chui ra chui vào được ba gian nhà lá là đã phúc to, quanh năm lo mo ăn xổ mổ
niêu, đầu tắt mặt tối còn biết đến gì nữa, rồi chi còn có một việc là sòn sòn đẻ,
năm một, ba năm đôi! Mới đầu thì gái mốt con trông mòn con mất đó, nhưng
mà đến hai con thì vú quát sau lừng, ba con thì cổ ngẩng răng vàng, bốn con,
quần áo đi ngang khét mù. Rồi năm con, tóc rối tổ cu. Ối giời ơi, đến sáu con,
bảy con, thì cái yếm trút ra, thổn thẽn hai quả mướp nhăn nheo chẳng còn thiết
giấu ai nữa, còn cái váy thì vặn lên ngang rốn thế này mà chay ngước chay
xuôi! Vợ thì thế, còn chồng thì suốt ngày suốt buổi cổ cày vai bừa ở ngoài đồng
ruộng nhà người ta, vẫn chẳng đủ cơm ăn hai bữa, chiều về cái bụng đổi meo,
cái mặt thừ lừ, ngồi bên bếp chẳng nổi chẳng rằng, có mỗi cái quần cộc, ngồi
xổm thò cả của nơ ra cho nó chấm xuống tro bếp! Đấy, mày muốn được thế thì
mặc kệ!...(30, 704-706).
Chúng tôi cho đây là một đoạn thoại thật hay, thật đúng là ngôn ngữ của
những mụ đàn bà chanh chua ở thôn quê. Còn tiếp theo nữa là cả một đoạn đối
thoại dài giữa mụ Mối và Thêu cũng chứa đựng những thành ngữ và ngôn ngữ
quần chúng bình dân mà chúng tôi không thể trích dẫn hết ra đây như những từ
ngữ: chết già, ông bà ông vải, rõ thật là con giun con dế đòi đánh chết con voi,
ngứa tiết, ho he, ham chơi trống hỏi, về chầu trời, đuổi quầy quậy, cửa cao nhà
rộng, chín đụn mười trâu... Chỉ mấy trang sách nhưng là cả một sự trải nghiệm
và quan sát cuộc sống của tác giả. Điều đó chứng tỏ tài năng không thể nào phủ
nhận của Nguyễn Đình Thi trong việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc. Và đây là
lời trò chuyện của hai vợ chồng người lính thú trong vở Người đàn bà hóa đá:
"NGƯỜI VỢ LÍNH - Thầy nó làm gì mà đuổi tôi như đuổi tà! Hay thật!
NGƯỜI LÍNH - Thật là tự dưng chuốt lấy cái khổ vào minh. Lần sau có
ai còn rủ rê lên đây thì đừng có nghe họ.
NGƯỜI VỢ LÍNH - Ai rủ với ai rê! Tự tôi không biết tìm lấy đường mà
đi thăm chồng à!
NGƯỜI LÍNH - Tôi không khiến! Thăm với hỏi! Khốn nan, thân lính thú
chứ ông hoàng bà chúa gì! Cứ mặc tôi, ở nhà mà lo nuôi con. Tự dưng lặn lội
đến tận chỗ này, bây giờ rồi xin ăn dọc đường mà về! Người ta đã khổ lại còn
làm cho thêm rỏi ruột! " (30, 606)
Chỉ mấy lời nói nhưng người ta cũng hiểu được tình cảnh và những tình
cảm sâu nặng của vợ chồng người lính. Người vợ nhớ chồng, không quản ngại
đường sá xa xôi lặn lội đi thăm chồng, người chồng cũng rất thương vợ nhưng
không muốn vợ phải khổ vì mình và lo cho con cái ở nhà, tất cả cũng chỉ vì
cảnh nghèo nên họ mới phải như thế. Những lời nói trên hiện ra hoàn cảnh rất
thực của hai vợ chồng, giọng điệu bình dân, trách cứ nhưng chan chứa yêu
thương. Thật khó chấp nhận nếu như lời nói của hai vợ chồng người dân quê
này lại được viết toàn bằng thứ ngôn ngữ khuôn sáo, trau chuốt.
Như vậy có thể thấy các lời đối thoại trên rất gần gũi với lời ăn tiếng nói
hằng ngày của người dân lao động. Nguyễn Đình Thi đã khéo léo đưa những
lời nói ấy vào tác phẩm thật đúng lúc, đúng chỗ, đúng nhân vật tạo nên giá trị
đặc sắc của lời nói. Chính vì để cho nhân vật nói năng theo đúng kiểu của mình
là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính chân thực, sinh động cho tác
phẩm.
2.3.1.5 Chất hành động trong ngôn ngữ kịch Nguyễn Đình Thi
Người diễn viên lên sân khấu biểu diễn với nhiều loại hành động khác
nhau: hành động hình thể, hành động tâm lý và hành động ngôn ngữ. Như vậy
ngôn ngữ không chỉ là công cụ biểu đạt mà còn là một phương tiện tác động.
Thế nhưng không phải bất cứ lời nói nào cũng dồi dào tính hành động. Ngôn
ngữ có tính hành động trong kịch phải mang tính chất khơi gợi và phối hợp
chặt chẽ với các hành động hình thể và hành động tâm lý nói trên. Ví dụ, để
đuổi một người ta có thể nói "Cút đi" kèm với việc lấy tay xua đuổi và gương
mặt tức giận. Bêlinxki nói: "Tính kịch không phải là do nói qua nói lại mà tạo
nên được, nó phải do hành động giao lưu sinh động giữa hai người mà tạo
thành. Nếu cả hai bến tranh luận đều muôn đè bẹp đôi phương, đều muốn cải
biến một phương diện nào đó trong hành động của đối phương, hoặc tấn công
vào nhược điểm nào đó trong tâm tư của đối phương, nêu thông qua cuộc tranh
luận đó đưa hai người tới một quan hệ mới, thì lúc đó mới là kịch" (22, 258).
Hay nói một cách khác, tính hành động trong những lời đối thoại trong kịch
phải mang nội dung tấn công - phản công, thăm dò- lãng tránh, chát vân- chòi
cãi, thuyết phục- phủ nhận...
Nếu nói như vậy thì cũng như các tác giả khác, tính hành động trong kịch
của Nguyễn Đình Thi rất nhiều vì hành động trong kịch phản ánh cuộc sống
một cách cụ thể và trực tiếp, mà bản chất của cuộc sống thì không ngừng hành
động, lúc nào cũng đấu tranh để tồn tại và phát triển. Đây là một đoạn trong vở
Rừng trúc, lúc Trần Thủ Độ cho bắt người lính quân hiệu đã cả gan dám ngăn
cản kiệu của vợ ông. Chất hành động thể hiện rõ trong những lời nói và hành
động của Trần Thủ Độ, quan đình úy và người lính:
'THƯ ĐỌ - Thằng giặc to gan, sao giữa kinh kỳ mà mày dám ngang
ngược làm loạn? Có đứa nào xui bẩy mày không? Phải nói cho thật!
(...)
NGƯỜI LÍNH - (Kêu to) Tôi oan! Tôi là người lính, làm theo phép nước,
sao lại phải chịu tội? Tôi oan!
QUAN ĐÌNH ÚY - Lính đâu? vả vào miệng thằng giặc hỗn láo! Giải nó
về ngục bên Ty!
Vệ sĩ đánh người lính, lôi đi.
NGƯỜI LÍNH - Không thể bắt tôi im miệng được. Xin cho tôi nói rõ.
Tôi oan!
THỦ ĐỘ - Hãy khoan! Tên kia, mi kêu oan vì lẽ gì? Ta cho mi nói.
Nhưng nếu mi dám càn rỡ dối trá, thì mi không còn mong gì khỏi tội chết!
NGƯỜI LÍNH - Thưa bẩm đức ông, tôi là người lính trong quân thân vệ,
ngày ngày phải canh giữ trong cung cấm. Tướng quân Trần Khuê Kình nhiều
lần dặn dò quân thân vệ chúng tôi: Khi đứng canh nơi điện miếu tôn nghiêm,
người lính thân vệ không được sợ bất cứ ai, không được sợ bất cứ điều gì, chỉ
được sợ có phép nước thôi. Hôm ấy, bọn chúng tôi túc trực trước điện Thiên
Khánh, đã có lệnh nghiêm cấm không ai được qua lại trước thềm điện. Chúng
tôi thấy có kiệu một bà phu nhân đi thẳng tới, cho nên đã ngăn lại, và chỉ
đường cho đi vòng theo lối khác. Nhưng đám thị nữ xưng là kiệu công chúa,
rồi bọn lính hầu lại nạt nộ, dọa xô xát với chúng tôi, gia nô khiêng kiệu thì cứ
xán lên. Cho nên tôi đã rút gươm ra, ra lệnh cho đám khiêng kiệu phải rẽ theo
đường vòng bên ngoài, nhược bằng cứ coi thường lệnh cấm, thì chúng tôi cứ
thẳng tay bắt giữ. Việc thật là như vậy, còn đông đủ cả mấy anh em chúng tôi
trong đội thân vệ hôm ấy đều biết, nếu tôi nói sai, xin chịu tội chết chém!
(...) Ấ
TRẦN THỦ ĐỘ - Vệ sĩ, cởi trói, bỏ gông cho người ta. NGƯỜI LÍNH -
Tạ ơn đức ông. Thật là có phép nước hẳn hoi chứ. "(30, 320-323)
Nếu Thủ Độ vì tình riêng thì chắc người lính quân hiệu kia không thể nào
giữ được mạng sống. Sự công minh của ông đã cứu sống được mạng người
trong đường tơ kẽ tóc. Người lính cũng không ngờ mình không những được tha
tội mà còn được ban thưởng. Qua lời trình bày của người lính, hành động của
Trần Thủ Độ biến đổi đến không ngờ, từ sự tức giận chuyển sang vui vẻ và
khen thưởng cho người lính, ông còn quở trách quan đình úy và dọa sẽ cách
chức ông ta vì việc làm sơ xuất, hồ đồ ngày hôm nay.
Và chúng tôi muốn nói đến lời nói và hành động xua đuổi quyết liệt của
người chồng đối với người vợ đáng thương đã dẫn đến cái chết bi thảm của
người vợ trong vở kịch Cái bóng trên tường. Hành động ấy đủ để anh ta hối
tiếc cả một đời khi hiểu ra được thực chất câu chuyện và tấm lòng trinh bạch
đáng quý của vợ mình:
"NGƯỜI CHỒNG - (Vơ chiếc gậy, dữ tợn xông đến, giơ lên, rồi lùi lại,
buông rơi chiếc gậy) Thôi, cồ đi đi, đừng để tôi túm lấy cô mà ném xuống sông
kia, thì tôi lại có tội với thằng bé.
NGƯỜI VỢ - Nhưng mà em làm gì nên tội kia chứ! Sao lại kỳ lạ thế
này!
(...)
NGƯỜI CHỒNG - Cô càng nói thì tôi càng không thể nhìn được cái mặt
kia! Ghê sợ quá!
NGƯỜI VỢ - Giời đất ơi, đến thế này thì còn gì nữa! Anh ơi, anh sẽ
không bao giờ thấy lại em nữa đâu...
NGƯỜI CHỒNG - Thôi, cô đi đi.
NGƯỜI VỢ - Anh cho em vào với con một tí, em chỉ xin anh thế thôi.
NGƯỜI CHỒNG - Không được! Cô không được chạm vào nó. Thôi, đi
đi, đi ngay cho khuất mắt tôi!
NGƯỜI VỢ - Anh ơi, anh lầm rồi đấy! Anh nghĩ lại đi.
NGƯỜI CHỒNG - Không phải nghĩ ngợi gì nữa! Tôi không muốn nghe
tiếng cô nói. Tôi không muốn nhìn cái mặt của cô. Đi đi!
Người vợ khóc và đi đi. (30-633)
Vì lòng ghen tuông mù quáng, người chồng nhất quyết đuổi vợ mình đi
mà không cho nàng biết rõ nguyên nhân, cũng không chịu nghe nàng nói.
Những lời nói tàn nhẫn, lạnh lùng và cạn tình cạn nghĩa đó khiến người vợ
không còn thiết sống nữa và bi kịch đã xảy ra.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, chất hành động trong ngôn ngữ kịch là vô
cùng quan trọng, nó làm nên giá trị không thể phủ nhận đối với vở kịch. Có
những lời nói có thể khiến chết hay làm sống Lại một con người. Có những lời
nói giúp ta có được một quyết định sáng suốt cho cuộc đời mình và có những
lời nói có thể làm tiêu tan một sự nghiệp... Những dẫn chứng trên đây được
chọn ra từ nhiều dẫn chứng khác nữa trong kịch của Nguyễn Đình Thi về chất
hành động trong ngôn ngữ, từ đó cho ta thấy rằng ngôn ngữ kịch của ông
không thiếu chất hành động, nó tiềm ẩn trong từng lời thoại của nhân vật, góp
phần nâng cao giá trị kịch của ông.
Trên đây là một số đặc điểm về ngôn ngữ đối thoại trong kịch Nguyễn
Đình Thi. Kịch của ông vòn được dư luận đánh giá rất cao về ngôn ngữ. Đó là
một thế mạnh mà Nguyễn Đình Thi tập trung vào để tạo nên nét đặc trưng
riêng cho phong cách sáng tác của mình.
2.3.2 Ngôn ngữ độc thoại
Độc thoại là nói với chính mình nhằm để giải tỏa nỗi xúc động mãnh liệt
trong lòng mà chưa thể hoặc không thể nói với ai được. Trong kịch, độc thoại
dùng để bộc lộ nội tâm nhân vật, đầu tiên người ta thấy độc thoại xuất hiện
trong kịch cổ đại và nhất là trong kịch sếcxpia. Độc thoại nội tâm là một sự tự
bộc lộ, chân thành và khách quan với những suy nghĩ thật của lòng mình.
Trong trường hợp nội tâm phức tạp, dằn vặt, thì độc thoại chính là cuộc đối
thoại giữa con tim và khối óc của nhân vật. Độc thoại giữ một vai trò rất quan
trọng trong kịch, qua độc thoại, khán giả có thể biết được những suy nghĩ thật
trong lòng của nhân vật, từ đó hiểu được câu chuyện một cách rành mạch hơn.
Nguyễn Đình Thi, trong những vở kịch của mình cũng đã tận dụng
phương pháp độc thoại nội tâm để góp phần làm rõ tâm tư tình cảm của nhân
vật, đồng thời nâng cao hiệu quả của vở kịch. Khi tìm hiểu về ngôn ngữ kịch
của ông, chúng ta không thể bỏ qua ngôn ngữ độc thoại.
2.3.2.1 Độc thoại bộc lộ nội tâm nhân vật.
Con nai đen là vở kịch mà nhân vật tự nói với chính mình nhiều nhất vì
trong tác phẩm có những lúc và có những nhân vật đội lốt của người khác
nhưng lại muốn giải tỏa một cách thầm kín những suy nghĩ của chính bản thân
mình. Đây là lời bộc bạch khiến cho khán giả thấy rõ tận tim gan dã tâm độc
ác, xấu xa của lão quận công hòng muốn chiếm đoạt hoàng hậu và hãm hại nhà
vua:
(...) "Chà chà hoàng hậu Quế Nga! Người đàn bà này đã làm ta say đắm
cuồng dại mất rồi! Chỉ gặp nàng có một lần mà ta thấy tất cả lũ mấy chục nàng
hầu đẹp nhất của ta khác nào như một đàn cú! Ta chỉ cần chiếm được nàng
trong một ngày, một ngày thôi! Cô gái rừng quế kiêu hãnh, ta sẽ chiếm được cô
nàng. Ta sẽ bắt cô nàng phải quỳ lụy dưới chân ta! {giật mình lâm lết nhìn
chung quanh, nhặt gươm tra vào vỏ rồi bóp trán ngẫm nghĩ) Hay là... có lẽ... Ta
ngu thật! Sao ta không nghĩ ra từ trước. Sao ta không nghĩ ra! ừ, ta phải dùng
phép phù thủy làm sao chui vào thể xác của nhà vua. ừ, ta sẽ chờ thời cơ, sẽ có
lúc ta đội lốt nhà vua thì cô nàng còn thoát đi đâu được nữa!" (30, 48)
Và hắn đã thực hiện được mưu đồ của mình, với phép thuật phù thủy, hắn
nhập vào xác nhà vua trong khi nhà vua nhập vào xác con nai đen. Được như
vậy hắn vẫn chưa thôi từ bỏ ý định độc ác của mình, hắn còn muốn ngày ngày
nhà vua phải tận mắt chứng kiến cảnh hắn làm vua và hoàng hậu Quê Nga làm
vợ của hắn. Còn hoàng hậu Quế Nga thì cảm thấy bất an khi tính tình nhà vua
đột nhiên thay đổi, nàng cảm thấy rất đau lòng và vô cùng khó hiểu. Nàng tự
hỏi một mình:
"Anh!... Trời ơi, lòng ta quay cuồng tan nát. Sao cứ mỗi lúc một thêm
quái lạ. Sao em không nhận ra được anh nữa! Sao đôi mắt mọi ngày như hai
ngôi sao soi sáng cả mọi tâm hồn, nay bỗng dưng vẩn đục, đầy thèm muốn, ích
kỷ và tàn bạo! Sao gương mặt đẹp như thiên thần ấy mà hôm nay ta nhìn lại
bỗng rùng mình. Ta đang nói gì, ta đang ở đâu thế này?" (30, 61)
Như vậy, qua lời độc thoại của lão quận công trong xác vua và của hoàng
hậu Quế Nga ta hiểu được nội tâm của hai người, hiểu được những suy nghĩ
thật trong lòng họ. Giữa họ là hai thế giới tâm hồn thật trái ngược nhau. Những
lời độc thoại của lão quận công giúp cho ta biết được những mưu kế sắp sửa thi
hành của lão, hiểu được sự ghen tức và lòng dạ xấu xa, hẹp hòi của lão. Còn
những lời độc thoại của hoàng hậu Quế Nga cho ta thây được tình yêu thương
vô bờ bến và lòng tin vào sự nhân từ đức độ của người chồng mà nàng yêu
kính. Đó là những suy nghĩ thầm kín mà họ chỉ có thể nói với mình chứ không
thể bộc bạch cùng những người khác và chỉ có khán giả mới biết được mà thôi.
Đến Rừng trúc là những tâm sự thật đáng tội nghiệp của hoàng hậu Chiêu
Thánh. Từ ngôi cao tột bật bỗng chốc nàng không còn gì cả: cha mất, mẹ lấy
chồng khác, phải nhường ngồi vua cho dòng họ khác, rồi con mất, chồng phế
bỏ ngôi vị hoàng hậu của mình... Bởi thế nên nội tâm nàng đầy ắp sóng gió,
nàng cảm thấy vô cùng cô độc giữa hoàng cung rộng lớn:
"Chẳng còn ai khác. Ta chẳng còn ai...
Cả mấy người ở một bên... Bỏ ta một mình ở bên này. Chưa đến nỗi là
thù... Chưa đến nỗi... Nhưng không phải những người còn ở với ta cùng một
đời nữa rồi... Sao lại như vậy!
Chỉ có một người ở với ta mãi thôi. Một người không bao giờ bỏ ta. Chỉ
có một ngưòi thật thương ta, thương ta mọi nỗi. Cha ơi cha! (khóc)
Nào chồng, nào mẹ, nào chị... ừ thôi, hôm nay ta sẽ không lánh đi đâu
nữa. Ta sẽ gặp tất cả. Muôn nói chuyện gì với ta, ta sẽ nghe tất cả. Thê nào
cũng được. Ta đâu còn ở đây nữa, dù có chuyện gì xảy ra, đâu còn động gì
được đến ta. Làm gì còn ta ở đây. Ta ở chỗ khác rồi. Tất cả bọn các người
chẳng làm gì được. Ta chẳng phải một mình. Ta vẫn có người thương ta chứ,
thương ta mà chẳng nói một lời, người ấy đi xa lắm rồi, đi chẳng bao giờ về
nữa, thế mà tình thương ấy vẫn bao bọc, che chở cho ta, nuôi cho ta sống được
đấy..." (30, 298)
Trong mọi hoàn cảnh thâm tâm nàng luôn nghĩ về người cha quá cố.
Nàng cảm thấy mình bị cô lập về một phía và phía bên kia là một lực lượng
hùng hậu mà nàng không thể nào chống đỡ nổi. Tiếp theo, còn cả một đoạn độc
thoại dài Chiêu Thánh nói lên những suy nghĩ của mình về mẹ, về chị, về
chồng... Đây là nỗi lòng đau khổ của nàng mà Nguyễn Đình Thi đã khéo léo
giúp cho khán giả hiểu nàng hơn, cảm thông với nàng hơn.
Sang Nguyễn Trãi ở Đông Quan, ta tìm được những lời độc thoại của
người anh hùng yêu nước đang bị giam lỏng. Chí lớn tài cao nhưng lại bị kìm
hãm khiến cho Nguyễn Trãi vô cùng bức bách. Vì tình thế hiểm nguy nên
những suy nghĩ yêu nước và căm thù giặc tạm thời Nguyễn Trãi chỉ nói được
với chính mình. Đây là những suy nghĩ thật của Nguyễn Trãi về lời nói bịp
bợm, mị dân của tên "cáo già" Hoàng Phúc:
"Con cáo già đang múa đuôi, đắc chí! Nó đã khôn đến thế, mà vẫn quáng
mờ vì kiêu ngạo... Bốn cõi chung vua, xe đi chung đường, sách chép chung
chữ! Ta đã trông thấy thế nào, cái cảnh đời thịnh trị ấy... Tất cả thiên hạ chỉ còn
là của riêng một đấng con Trời. Tất cả các dân tộc phải trở thành người Hán! ơ
trong cõi thiên triểu ây bao nhiêu con người, hai tay phải chấp lại, mắt phải
khép xuống, đầu óc phải nghĩ theo cùng một khuôn. Sống từ bé đến lớn già,
phải làm theo những điều do các bề trên sắp đặt! Trí tuệ con người chỉ còn
được là một cái túi, để bỏ vào đấy các kinh truyện thánh hiền! Bao nhiêu sách
vở đều phải chép như nhau, cùng những câu những chữ ấy! Học chỉ còn là phải
làm sao nhớ cho thuộc lòng. Không được mở mắt nhận xét, so sánh, không
được hỏi, không được tìm xem sự vật trong đời ra làm sao... Cứ như thế, cha
truyền con nối, con không được làm khác với cha, đời sau không được thay đổi
nề nếp đã định từ đời trước. Cứ như thế, tất cả khô héo dần hoa thành đá,
không một cái mầm xanh nào được mọc lên trong tâm hồn con người!... Trời
đất! Nhưng mà phá lá cây thì dễ, phá mầm cây chẳng dễ đâu. Chà! "(30, 480-
481)
Với những suy nghĩ nội tâm như vậy nhưng khi Hoàng Phúc hỏi "Ông
vẫn nghe tôi đấy chứ? Ông thấy thế nào?" thì Nguyễn Trãi lại trả lời: "Tôi thấy
đại nhân thật là người nhìn xa, nghĩ việc sâu lắm" (30, 481). Vì vậy, chính
những lời độc thoại này sẽ giúp khán giả hiểu được thực chất trong lòng nhân
vật đang nghĩ gì, có khi trái ngược hoàn toàn với những lời nhân vật đang nói.
Thường độc thoại xảy ra khi nội tâm nhân vật đang phức tạp, có khi phải đấu
tranh hay đau xót, dằn vặt. Họ muốn giải tỏa những suy nghĩ trong lòng nhưng
không biết nói với ai, đành nói với chính mình và khán giả. Cho nên có thể nói
những Lời độc thoại nội tâm là những lời hay nhất, mang nhiều tâm tư nhất của
vở kịch.
2.3.2.2 Chất truyền cảm trong ngôn ngữ độc thoại
Trong đa số trường hợp độc thoại dùng để diễn tả những cảm xúc chất
chứa trong lòng nên ngôn ngữ rất giàu chất truyền cảm. Từng câu từng lời của
ngôn ngữ độc thoại rất dễ lay động lòng thông cảm, trắc ẩn của độc giả và khán
giả đôi với hoàn cảnh của nhân vật. Những cảm xúc ấy không phải có thể đặt
bút là viết nên được mà phải sống cuộc sống của nhân vật, phải suy tư, trăn trở
cùng nhân vật mới có thể tạo thành.
Nguyễn Đình Thi như vào vai của ông lão hát rong hiền lành và tốt bụng,
đang nói những lời từ biệt cuối cùng của cuộc đời mình. Cho đến lúc chết ông
vẫn cô độc, ông không có ai khác ngoài con nai đen cần được ông dẫn dắt và
che chở. Trong giây phút lâm chung, bao nhiêu tình cảm tốt đẹp ông cũng chỉ
biết dành cho nó:
"Nai đen, mày vướng mắc vào đâu mà để thầy gọi mãi. Sao thân thể mày
đây những vét thương! Oi những con người độc ác và ngu muội nỡ làm hại con
ta! Hai mắt con hôm nay sao mà buồn vậy! Mày thương ông lão hát rong ư?
(ngả lưng vào gốc cây) ừ lão đang đau lưng quá, và chân tay lão bủn rủn, lão
muốn cất tiếng hát mà hơi sức đuối rồi. Biết làm sao, tuổi già đó, con ạ. Rồi
mày cũng đến lúc già, nghe không? Bốn chân nhanh như gió của mày cũng sẽ
đến lúc mềm yếu, chậm chạp run lên như cỏ sậy. Hai tay thính của mày cũng sẽ
đến lúc ù đi như lúc nào cũng bị dìm xuống nước ấy, biết chưa? Hai con mắt
sáng hoắc của mày cũng sẽ mờ đi. Cho đến cả trí óc thông minh của mày cũng
sẽ mệt nhọc, mụ đi. Tuổi già sẽ đến, con ạ, rồi mày cũng đến lúc sẽ thấy có hơi
lạnh của cái chết, nó lởn vởn chung quanh mày, có lúc nó thở buốt vào đến tận
xương tủy mày, chẳng khác gì ta đang cảm thấy bây giờ. Ai cũng sẽ đến lúc già
rồi chết con ạ? Nhưng ta không sợ già, sợ chết đâu, vì đời ta có tình thương yêu
sưởi ấm cho ta đến tận lúc cuối cùng." (30, 64-65)
Cảm động nhất có lẽ là những cảm xúc đau khổ của hoàng hậu Chiêu
Thánh khi nhận ra mẹ mình, chị mình, chồng mình đều như quay lưng lại với
mình. Tâm hồn của nàng như bị xáo động mạnh, không ngừng thổn thức:
"Đáng lẽ người gần ta nhất, thương ta nhất, là chàng đấy, chàng Hai của
em ơi... Chàng chẳng có tội gì với cha em. Có lẽ chàng cũng thương yêu em từ
năm ấy em lên bảy, chàng lên tám nhỉ, cho đến bây giờ, hơn mười năm, có lẽ
lòng chàng cũng chưa đến nỗi quên chút nghĩa cũ từ ngày ấy. Nhưng mà chàng
chẳng phải chỉ là chàng Hai của ta. Xưa kia thì mỗi lần ta gọi, chàng vội quỳ
lạy và sợ hãi nói với ta: muôn tâu bệ hạ (cười rũ rượi, chảy nước mắt, cười
mãi). Vì đâu như vậy chàng Hai! Tại cái mũ ngọc này! (ném mũ miện xuống
đất). Vứt nó đi! Nó làm cho ta mỗi lần muốn gần chàng, bồng nhiên chỉ còn là
một cái xác lạnh như đồng. Nó làm cho trong lòng ta cứ băng giá đi dần, mắt ta
nhìn chàng chỉ thấy cứ xa đi mãi, xa mãi, chàng cũng đi sang bên kia với tất cả
bọn họ rồi. Vứt cho xa đi, vứt nó đi! " (30,299)
Đến Trương Chi là mối tình tuy mang màu sắc lãng mạn nhưng thật u
buồn và vô vọng của Trương Chi và Mỵ Nương. Chỉ vì nghe được tiếng hát
của Trương Chi mà Mỵ Nương đem lòng yêu thương, hàng ngày ra ngẩn vào
ngơ, Nàng ước mong được gặp mặt Trương Chi đến nỗi bị bệnh tương tư, mọi
tâm trí đều hướng về chàng:
"(Trên lầu) Không biết anh ấy có đến không!... Ta hóa điên mất!... Giời
ơi, anh Trương Chi, anh có nghe thấy em không, em đang đợi anh đây... Anh
đến với em, anh đến với em, em chết mất!... anh có nghe thấy em không?... Chỉ
vì em yêu anh quá... Anh ở đâu? Anh Trương Chi... (Trở vào)." (33, 649)
Còn Trương Chi thì quá mặc cảm cho thân phận nghèo hèn và xấu xí của
mình không thể xứng đáng với một tiểu thư cành vàng lá ngọc như Mỵ Nương.
Nhìn thấy Mỵ Nương từ trên lầu, Trương Chi như ngơ ngẩn tâm hồn, thầm
nghĩ:
" Ở đời này lại có người như thê thật ư?... Đôi mắt ấy... Làn tóc ấy... ôi
chao, gương mặt, cái dáng người, đôi cánh tay, đôi bàn tay... như một cô tiên ở
cõi nào! Mỵ Nương! Vậy mà em lại đi tìm tôi ư! Nhưng mà anh Trương Chi,
trên người chỉ có manh áo vá, mảnh quần xơ thế này! Hai chân giẫm đất thế
này! Mặt mũi đen cháy, hai bàn tay cộm những chai thế này!Mỵ Nương!..."
(30, 649)
Trên đây là một số dẫn chứng được lấy ra từ những xúc cảm mãnh liệt
nhát trong lòng con người. Đó là tiêng nói được phát ra từ sự thổn thức của con
tim trong những giờ phút quan trọng nhất của cuộc đời nên sức truyền cảm của
nó rất lớn, dễ được bạn đọc và khán giả tiếp nhận.
2.3.3 Tính cô đọng, hàm súc trong lời chú thích nghệ thuật
Lời chú thích là một bộ phận không thể thiếu trong một vở kịch, làm
những nhiệm vụ rất quan trọng như: nói rõ địa điểm, thời gian xảy ra câu
chuyện kịch; nói rõ những hành động không lời của các nhân vật; nói rõ những
sự biến từ ngoài ảnh hưởng tới nhân vật; gợi ý cho việc biểu diễn... Nhìn
chung, người viết kịch có thể chú thích gì tùy theo ý mình nhưng nên chọn
những chú thích thật cần thiết phục vụ cho tư tưởng chủ đề của vở kịch.
Tsếkhốp đã nói rằng: "Nếu hồi một có treo khẩu súng thì hồi bốn khẩu súng ấy
phải nổ". Những chú thích rườm rà, chồng chất quá nhiều chi tiết thừa sẽ dễ
làm khán giả mệt mỏi. Ví dụ như một tác giả chú thích việc bài trí của một
phòng khách tư sản như sau: "... Hai mé bên đều cổ cửa đi vào phía sau, một lối
vào phòng ăn, một lối vào phòng giấy. Cửa to ở khoảng giữa mở rộng. Đằng
sau có một tầng cửa bằng dây thép đan. Nhìn qua tầng cửa này, ta sẽ thấy rõ
cây cối phía sau vườn xanh om, nghe có tiếng ve sầu kêu. Tủ áo lớn về phía tay
phải, phủ một tấm vải vàng. Trên mặt tấm vải có ít đồ trang trí. Người ta đế ý
ngay tới một tấm ảnh đã cũ, có vẻ lạc lõng giữa bấy nhiêu đồ trần thiết lộng
lẫy. Trên lò sưởi, phía tay phải treo một cái đồng hồ. Trên tường có một bức
hoa sơn dầu. Trước là hai cái ghế bành. Khoảng giữa, xế về tay trái, một cái tủ
gương bày la liệt những đồ cổ..." (12, 155) Ta thấy quả là tác giả đã chất quá
nhiều đổ đạc trên sân khấu, không còn biết cái gì quan trọng, cái gì là không
quan trọng. Và như vậy, chắc chắn những người phục vụ cho nhu cầu của sân
khấu sẽ phải tốn rất nhiều công sức để đáp ứng.
Trở lại với kịch của Tsêkhốp, ông rất cẩn thận khi chú thích, chỉ cần vài
dòng thật cần thiết để nói lên địa điểm và không gian. Ví dụ ở vở Cậu
Hồi Một. Ngoài vườn. Thấy một phần nhà ở có hiên. Ớ lối đi, dưới gốc
cây liễu già có một chiếc bàn bày đồ trà. Những chiếc ghế dài và ghế tựa. Trên
một ghế dài có cây đàn ghi-ta. Gần bàn có một chiếc đu. Ba giờ chiều. Trời ảm
đạm.
Hồi Hai. Phòng ăn nhà Xêrêbriakốp. Ban đêm. Có tiếng mõ cầm canh ở
ngoài vườn.
Hồi Ba. Phòng khách nhà Xêrêbriakốp. Ba cửa ra vào ở hai bên và ở giữa.
Buổi trưa.(2, 156)
Nguyễn Đình Thi hiểu sâu sắc được tầm quan trọng của những lời chú
thích cô đọng nhưng đầy đủ ý nghĩa. Trong những tác phẩm kịch của ông, lời
chú thích rất ngắn gọn và mang tính nghệ thuật cao. Ta thử khảo sát một vài tác
phẩm của ông để làm rõ:
Ở vở Con nai đen, Nguyễn Đình Thi đã giới thiệu về địa điểm, thời gian
và những hành động không lời của nhân vật ở mỗi cảnh kịch:
Cảnh một: Rừng quế buổi chiều
Cảnh hai .-Trong cung vua. Pho tượng đá đặt ở một góc phòng. Nhà vua
đang ngồi đọc sách trước ánh nến. Tiếng gà gáy từ xa vẳng lại.
Cảnh ba .'Một rừng cây cao bên hồ. Hoàng hậu cùng người cung nữ già
đứng dưới bóng cây nhìn sang bên kia hồ.
Cảnh bốn : Một quầng trường trước cổng cấm thành nơi vua ở. Buổi
chiều tà, Hoàng hậu Quế Nga cùng người cung nữ già vừa đi ra ngoài thành về.
Đây là những lời chú thích tuy ngắn, dường như có thể đặt bút là viết
ngay được nhưng không phải là không trải qua sự suy nghĩ, cân nhắc của tác
giả, xem chi tiết nào nên đưa vào, chi tiết nào không, ơ vở kịch khác, lời chú
thích càng cô đọng và hàm súc hơn nữa, như vở Hòn cuội'.
Cảnh một: Một táp nhà tranh trong xóm núi, buổi chiều trăng tròn.
Cảnh hai: Một cây đa bên đường.
Cảnh ba : Nhà Thêu
Cảnh bốn : Chùa. Một tượng Bụt lớn bằng người, thấp thoáng sau màn
lụa cũ.
(...)
Những lời chú thích đơn giản như vậy rất dễ cho những nhà đạo diễn và
những người lo việc chuẩn bị đạo cụ, phông màn sắp xếp sao cho vừa đúng với
ý của tác giả vừa phù hợp với hoàn cảnh thực tế cho phép. Và rải rác ở khắp
các vở kịch của Nguyễn Đình Thi có rất nhiều những lời chú thích về những
hành động không lời của các nhân vật, những sự biến từ ngoài ảnh hưởng tới
nhân vật và những lời gợi ý cho việc biểu diễn, chuẩn bị sân khấu... được viết
một cách nghệ thuật, cô đúc. ơ vở Rừng trúc, sau khi Trần Thủ Độ ban thưởng
cho người quân hiệu biết làm đúng theo phép nước, tiếp đến là lúc vua tới,
Nguyễn Đình Thi đã viết:
"Chung quanh xốn xao vui. Người quân hiệu đi cùng vệ sĩ. Thủ Độ trở lên
trên thềm, đi lại, nghĩ ngợi. Bỗng có tiếng hô hét bên ngoài. Tiếng hô bật lên:
"Thánh thượng muôn tuổi". Trong sân im phắc. Trần Cảnh vào, cùng đi có một
người dáng dấp thư sinh. Theo hầu hai bên, vệ sĩ mang gươm. Mọi quân lính
quỳ xuống, tung hô: "Thánh thượng muôn tuổi". (30, 323-324)
Ở một vở kịch khác, vở Tiếng sóng, trong cảnh một, tác giả đã chú thích
như sau lúc giới thiệu sự xuất hiện của người con gái huyền ảo:
"Tất cả im lặng. Chỉ còn tiếng sóng vỗ. Một vệt đèn pha lướt tới, cho thấy
dòng sông phía xa đang dào sóng. Hiện lên một người con gái huyền ảo." (30,
505)
Ở cảnh bốn, nói về quang cảnh sinh hoạt của một bệnh viện kháng chiến
trong rừng:
" Anh bộ đội vác bó củi đi. Cô y tá vào một căn lán, tiêm thuốc cho người
bệnh. Căn lán này có đệm, chăn len, ghế vải v.v... Người bệnh mặc áo len, một
người đàn bà đã đứng tuổi, vẻ người thành phố." (30, 554)
Và ở cảnh cuối cùng của vở kịch, tác giả đã viết một lời chú thích tương
đối dài nhưng thật đầy đủ và ý nghĩa hàm chỉ về quy luật sinh tồn, phát triển
cùng những vui buồn khổ đau của đời người. Mỗi một sinh linh bé bỏng khi
chào đời thì cũng có nghĩa là đã có một dòng sông đang hiện hữu và không
ngừng vỗ sóng cho đến cuối cuộc đời:
"Người con gái biến đi. Hiện lên cảnh một bến sông lổn nhổn những hố
bom. Ánh cháy chập chờn phía xa. Một gốc cây cụt. Một người đàn bà, bụng
có mang, đeo chiếc bị cói, đi tới. Lửa loe, từng tràng tiếng nổ, pháo bắn đến tới
tấp. Người đàn bà quỵ xuống bên gốc cây cụt. Trong ánh lửa đạn, người ta thấy
thấp thoáng bóng người đàn bà lăn lộn, trở dạ sau gốc cây. Một tiếng kêu dài.
Im lặng. Rồi bật lên tiếng khóc oe oe của đứa trẻ mới sinh. Người con gái
huyền ảo hiện lên. Những tiếng nổ lại ầm ầm. Người con gái bế đứa trẻ sơ sinh
giơ lên cao. " (30, 597-598)
Trên đây là những lời chú thích tiêu biểu trong rất nhiều lời chú thích của
kịch Nguyễn Đình Thi mà chúng tôi không tiện dẫn hết ra đây được. Lời chú
thích thì ở vở kịch nào cũng có nhưng không phải là có thể viết lan man, dài
dòng thế nào cũng được mà cần phải có một nghệ thuật viết sao cho thật cô
đọng và hàm súc. Bên cạnh đó, phải chú thích sao cho những người ở khâu
chuẩn bị sân khấu dễ sắp xếp. Trong những lời chú thích ở kịch của mình,
Nguyễn Đình Thi đã đáp ứng được một cách xuất sắc những yêu cầu trên.
Không những thế, đọc những lời chú thích ấy của ông, ta còn thấy nó chan
chứa một chất văn, chất thơ chứ không phải vì là lời chú thích mà có thể viết
khô khan cứng nhắc thế nào cũng được. Và đây cũng là nét đáng quý được ghi
nhận từ một nhà viết kịch nghiêm túc như Nguyễn Đình Thi.
Tóm lại, một yêu cầu chung đối với lời văn trong một vở kịch, cả đối
thoại, độc thoại lẫn chú thích đều phải có tính văn học. Một vở kịch được hoàn
thành trước hết phải là một tác phẩm văn học có giá trị dù chưa được diễn trên
sân khấu. Kịch của Nguyễn Đình Thi được các nhà nghiên cứu đánh giá là giàu
chất văn học, ngôn ngữ phong phú, sinh động. Công sức của Nguyễn Đình Thi
đã bỏ ra cho thể loại này không phải là nhỏ. Ngoài niềm đàm mê sáng tác kịch,
chúng ta không thể phủ nhận tài năng vốn có của Nguyễn Đình Thi. Một vở
kịch được đánh giá là hay ngoài hành động, kịch tính còn phải xét đến giá trị
văn học của lời kịch. Hai yếu tố đó gắn bó hữu cơ với nhau bởi nếu lời kịch
thiếu tính văn học thì cũng không có tính hành động đầy đủ được.
2.3.4 Điểm hạn chế trong ngôn ngữ kịch của Nguyễn Đình Thi
xét từ góc độ sân khấu.
Do tìm hiểu về đặc điểm kịch Nguyễn Đình Thi nên chúng tôi xin lạm
bàn một chút về nét hạn chế trong ngôn ngữ kịch của ông ở một vài vở khi
được đưa lên dàn dựng trên sân khấu. Đó là lời thoại quá dài, nặng chất văn
học và chậm rãi về tiết tấu. Đây cũng là ý kiến của một số nhà nghiên cứu và
đạo diễn sân khấu. Thiết nghĩ kịch viết ra chủ yếu là diễn chứ không phải để
đọc nên khi gặp phải vấn đề khó khăn khi dàn dựng thì quả thật là điều đáng
tiếc.
Một loạt các vở kịch của ông khi vừa ra đời đã được giới văn nghệ sĩ
công nhận là hay, có ý nghĩa sâu sắc và cũng mau chóng được các nhà đạo diễn
bắt tay vào dàn dựng. Nhưng người ta thật sự ngạc nhiên vì sự "yểu mệnh" của
nó trên ánh đèn sân khấu. Ví dụ như vở Con nai đen, sáng tác năm 1961, đến
năm 1962 đã được Thế Lữ dàn dựng trên sân khấu, nhưng chỉ ra mắt khán giả
chỉ vẻn vẹn mấy buổi. Đến vở Hoa và Ngần, do Dương Ngọc Đức đạo diễn, chỉ
xuất hiện duy nhất ở đêm tổng duyệt. Và Nguyễn Trãi ở Đông Quan, viết năm
1979, đến năm 1980 đã được đạo diễn danh tiêng thời ấy là Nguyễn Đình Nghi
dàn dựng với sự thể hiện của các diễn viên nổi tiếng Nhà hát kịch Trung ương
nhưng cũng chỉ "sống" được có 9 đêm diễn. Lúc ấy trong giới sân khấu có
truyền tụng một giai thoại vui:
"Nếu kịch bản sân khấu mang tên Nguyễn Đình Thi, lại đạo diễn Nguyễn
Đình Nghi thì khâu duyệt vở nhất định sẽ là Nguyễn Đình Chỉ!" (33, 397)
Riêng kịch bản Rừng trúc, từ khi mới ra đời ai cũng tấm tắc khen hay
nhưng phải lặng lẽ chờ đến hơn hai mươi năm sau, từ năm 1978 đến năm 1999
mới có cơ hội hóa thân thành một vở diễn hoành tráng trên sân khấu. Nói về vở
kịch này, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi tâm sự: "Vở kịch của anh Thi sáng tác
theo phong cách cổ điển, thường đọc thì rất hay nhưng diễn thì lại khó cho cả
đạo diễn lẫn diễn viên." (33, 366). Như vậy, lí do dẫn đến sự ra đời muộn màng
của vở diễn Rừng trúc là ở khâu dàn dựng chứ không phải ở chủ đề tư tưởng.
Có thể do tính chất kịch của Nguyễn Đình Thi chủ yếu đánh vào lòng trắc
ẩn của mọi người, thể hiện sự xót xa, day dứt về những số phận nhỏ nhoi, đáng
thương của con người nên trong kịch có nhiều đoạn thoại rất dài để nhân vật
bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng, ước muốn của mình. Ví dụ như lời thoại của Chiêu
Thánh ở các trang: 298, 299, 304, 305, 306, 307..., lời thoại của Nguyễn Trãi ở
các trang: 444, 445, 469, 480, 481..., lời thoại của các nhân vật trong vở Con
nai đen ở các trang: 20, 48, 64, 65... in trong Tuyển tập Nguyễn Đình Thi (tập
1). Điều đó hoa ra là một trở ngại khi dàn dựng vở kịch vì diễn viên phải độc
diễn một mình trên sân khấu không phải là một điều dễ, nêu không là một diễn
viên thật sự tài năng. Thêm nữa, lời thoại quá dài khi lên sân khấu có thể làm
giảm tính hấp dẫn, lôi cuốn khán giả hơn là những vở kịch có lời thoại ngắn
nhưng nhiều hành động, mâu thuẫn và kịch tính.
Thế nhưng, không thể vì những hạn chế nhỏ mà quên đi những giá trị to
lớn mà vở kịch mang lại. Vì vậy, sau bao nhiêu năm nung nấu dự định trong
lòng, đạo diễn nhân dân Nguyễn Đình Nghi và Phạm Thị Thành đã cùng nhau
dàn dựng thành công vở Rừng trúc với sự giúp sức của một dàn nghệ sĩ tài
danh Nhà hát Tuổi trẻ. Bằng năng lực diễn xuất tuyệt vời, họ đã vượt qua mọi
thách đố khi dựng vở. Bằng chứng là chỉ riêng màn hai NSƯT Lê Khanh gần
như độc diễn bằng độc thoại trong khoảng 40 phút. Đó là điều không phải diễn
viên nào cũng có thể làm được. Và đó cũng là điều băn khoăn của các nhà đạo
diễn bao nhiêu năm qua khi nghĩ liệu khán giả có chịu ngồi yên để theo dõi
diễn viên độc thoại trong chừng ấy thời gian không? Liệu diễn viên có một
mình làm chủ được sân khấu mà không trở thành người diễn thuyết hoặc cái
loa phát ngôn của tác giả?... Như vậy, cuối cùng vở Rừng trúc cũng được hoa
thân trọn vẹn thành những hình tượng sân khấu tuy phải trải qua gần 1/4 thế kỷ.
Một thời gian dài cho thấy những khó khăn khi dàn dựng vở kịch là một thực tế
không dễ vượt qua.
Dù Là một nhà viết kịch có tài nhưng Nguyễn Đình Thi vẫn mắc phải
điểm hạn chế mà ông không lường trước được. Hạn chế ấy tuy không lớn,
không ảnh hưởng gì đến tư tưởng chủ đề của vở kịch nhưng cũng gây ra không
ít trở ngại cho việc giới thiệu rộng rãi kịch của ông với công chúng. Tuy nhiên,
điều ấy cũng không ngăn cản sự ngưỡng mộ của chúng ta đối với những công
sức to lớn mà Nguyễn Đình Thi đã đóng góp cho thể loại kịch nói của nước
nhà.
KẾT LUẬN
1.Nguyễn Đình Thi là một trong những tác gia tiêu biểu của nền văn học
Việt Nam hiện đại. Những đóng góp của ông đặc sắc trên nhiều thể loại: thơ,
tiểu thuyết, nhạc, kịch... Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ông đã được
nhiều người biết đến qua việc giới thiệu các tác phẩm Triết học, nhưng; ông chỉ
thật sự nổi tiếng từ sau Cách mạng tháng Tám bằng một sức sáng tạo dồi dào
không mệt mỏi của mình (Vào những năm 1990 người ta còn tìm thấy những
tác phẩm thơ của ông). Chính vì lòng say mê, nhiệt tình và năng lực sáng tạo
ấy, ông được giới văn nghệ sĩ tín nhiệm giao cho giữ các chức vụ quan trọng
trong các Hội Văn học nghệ thuật cho đến cuối cuộc đời. Và ông đã xứng đáng
với lòng tin ấy...
2.Ở mỗi thể loại được sáng tác, ông đã đặt vào đó biết bao tâm huyết và
kết quả của những năm tháng miệt mài là một số lượng tác phẩm thật đầy đặn.
Vào giai đoạn sau của cuộc kháng chiến chống Mỹ và những năm sau khi đất
nước hoàn toàn giải phóng, Nguyễn Đình Thi tập trung vào sáng tác kịch và tỏ
ra rất say mê. Mười vở kịch không phải là số lượng ít so với một tác giả sáng
tác trên nhiều thể loại. Kịch của ông được viết theo nhiều đề tài khác nhau thể
hiện tấm lòng yêu quí thiết tha dành cho quê hương đất nước và con người Việt
Nam. Người ta thấy những vở kịch viết về đề tài lịch sử thời đầu nhà Trần và
đầu nhà Lê. Trong đó là tình cảm của ông dành cho những nhân vật in đậm dấu
son trong lịch sử dân tộc như Lý Chiêu Hoàng, Trần Cảnh, Nguyễn Trãi... Một
loạt các vở kịch được sáng tác dựa theo các truyện cổ tích truyền thuyết thể
hiện năng lực sáng tạo riêng rất độc đáo của Nguyễn Đình Thi nhằm tô đậm
thêm lên những câu chuyện cảm động từ các tích xưa. Và không thể nào quên
giai đoạn hào hùng và đau thương của dân tộc Việt Nam trong hai cuộc kháng
chiến chống Phấp - Mỹ, Nguyễn Đình Thi trong một số vở kịch của mình đã
phần nào thể hiện sống động giai đoạn lịch sử đó theo cách nhìn và cảm nhận
riêng của mình. Đọc những vở kịch của ông được sáng tác trong khoảng gần 30
năm, người ta nhận thấy tuy phong phú về đề tài nhưng có phần hơi dàn trải
nên trừ các vở kịch về đề tài lịch sử, còn lại ông không có những tác phẩm
được đánh giá là thật xuất sắc ở các đề tài khác.
3.Về những vấn đề chủ yếu trong kịch của Nguyễn Đình Thi, nhìn chung
tác giả nghiêng về những nỗi đau thương, bất hạnh của con người trong cuộc
sống và lồng vào trong những trang kịch ấy là sự cảm thông và thương tiếc
khôn nguôi cho những số phận không may của họ.
Đọc những tác phẩm kịch của ông, người ta nhận thấy đã là con người thì
không thể nào tránh được những nỗi đau khổ của kiếp người, nó dai dẳng triền
miên qua các thời đại. Từ những con người trong lịch sử ngàn năm của dân tộc
còn in đậm mãi những dấu ấn đau thương, đến những bi kịch mà họ gặp phải
trong đời sống gia đình, xã hội và trong chiến tranh... Nguyên nhân gây ra
những nỗi bi thương của con người thì nhiều vô kể và không có nguyên nhân
nào giống nguyên nhân nào. Như nạn tranh giành và củng cố quyền lực đã đẩy
con người ra khỏi địa vị cao quí mà họ đã có, thói ghen tuông mù quáng đưa
đến sự lầm lỡ đáng tiếc, sự vô tình hồi trẻ dại đã gây ra nỗi oan nghiệt khi
trưởng thành, chiến tranh phi nghĩa gây ra bao cảnh tang thương, mất mát...
Mặc dù một số vở kịch của ông có cốt truyện quen thuộc với bạn đọc, với
khán giả nhưng người ta vẫn cảm nhận được cái hay, cái lạ, bởi nó chứa đựng
phần hồn của tác giả gửi vào trong tác phẩm. Đó là những tâm tư tình cảm,
những nỗi lòng xót xa, day dứt được thể hiện trong từng câu nói. Đọc kịch của
ông, người ta hiểu thêm về cuộc đời còn lắm nhọc nhằn và cay đắng, từ đó rút
ra bài học tốt về nhân sinh, thế sự. Đọc kịch của ông, người ta càng tự hào về
con người Việt Nam, không những thủy chung, hiền dịu mà còn mạnh mẽ, kiên
cường. Trong chiến tranh, nét đẹp của những tính cách ấy như càng nhân thêm
lên. Dầu trong bom đạn hiểm nguy, con người vẫn kiên cường chiến đấu và
chiến thắng. Họ vượt lên trên mọi đau thương, mọi khó khăn của hoàn cảnh để
hy sinh vì nghĩa lớn.
Như vậy, kịch của Nguyễn Đình Thi, ngoài việc tô đậm thêm những câu
chuyện của quá khứ, nó còn chở nặng cái tình. Tình của tác giả chan chứa với
tình người.
4.V ề phương diện nghệ thuật viết kịch, Nguyễn Đình Thi cũng có những
tìm tòi sáng tạo riêng. Trước hết, nói đến sự thành công của một tác phẩm kịch,
không thể không nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật. Đây chính là yếu tố cốt
lõi tạo nên sự thành công của vở kịch. Xuất hiện trong các sáng tác của tác giả
là một thế giới nhân vật đa dạng phong phú. Người ta tìm thấy những nhân vật
lịch sử đầy ắp tâm trạng, nỗi niềm, những nhân vật truyền kỳ với những nỗi
đau riêng được lưu truyền trong dân gian, nhân vật biểu trưng lạ lẫm, độc đáo
chuyên chở những trăn trở của tác giả, nhân vật con người mới anh hùng, mạnh
mẽ trong chiến tranh. Ở mỗi loại nhân vật, ông đều có cách xây dựng, khắc họa
theo lối riêng và đạt được những thành công nhất định. Đối với những nhân vật
mang nặng nỗi ưu tư, phiền muộn, ngòi bút của ông thật sắc sảo, bóc tách dần
những nỗi đau và tâm trạng của họ. Với những nhân vật biểu trưng, qua tài
năng miêu tả, khắc họa đã mang màu sắc huyền biến, kỳ ảo nhưng những vấn
đề mà nó chuyển tải thì lại không xa lạ với cuộc đời thật. Đến những nhân vật
con người mới trong chiến tranh thì lại được tác giả xây dựng một cách sinh
động, chân thật và gần gũi với cuộc sống hiện tại...
5.Việc tổ chức xung đột kịch là một đặc điểm nghệ thuật rất quan trọng
trong kịch của Nguyễn Đình Thi. Tim hiểu kịch của ông, người ta nhận thấy có
một số xung đột chính yếu như: xung đột giữa tham vọng của quyền lực và
quyền sống hạnh phúc của con người; xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh,
giữa người anh hùng yêu nước và bè lũ cướp nước; xung đột giữa tình yêu
nhân tính và dục vọng thú tính; xung đột hiểu lầm, một bi kịch gia đình. Ở mỗi
kiểu xung đột đều thể hiện được năng lực tổ chức và dẫn dắt xung đột một cách
tài tình của tác giả. Xung đột gay cấn, hấp dẫn trong một số vở kịch của
Nguyễn Đình Thi đã thực sự góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị
kịch của ông.
6.Một đặc điểm nữa cũng không kém phần quan trọng mang đến thành
công cho kịch của Nguyễn Đình Thi là ngôn ngữ nghệ thuật. Trong kịch của
ông, có hai thứ ngôn ngữ đối thoại và độc thoại được sử dụng một cách thuần
thục. về ngôn ngữ đối thoại, người ta nhận thấy một thế giới ngôn ngữ phong
phú, nhiều vẻ của những con người đối đáp với nhau. Có thể tìm thấy hàng loạt
các tính chất như : chất văn học, chất triết lý, chất dí dỏm, hài hước, chất khẩu
ngữ, chất hành động. Ở mỗi tính chất lại có nét đặc sắc riêng, mang cái "duyên"
riêng của tác giả.
Ngôn ngữ độc thoại cũng phát huy nhiều tác dụng trong việc đặc tả tâm
trạng của nhân vật. Do nội dung của vở kịch và tính cách của nhân vật, trong
kịch của Nguyễn Đình Thi, ta thấy có rất nhiều đoạn độc thoại. Ngôn ngữ độc
thoại, ngoài việc bộc lộ nội tâm của nhân vật còn mang chất truyền cảm cao
nên rất dễ rung động lòng người. Tuy nhiên, đôi lúc do niềm cảm hứng quá dào
dạt, Nguyễn Đình Thi đã cho ra đời những đoạn độc thoại hoặc đối thoại quá
dài, điều đó phần nào gây ra những khó khăn, hạn chế trong việc đưa lên sân
khấu một số vở kịch của ông.
Ngoài ra, ngôn ngữ nghệ thuật còn thể hiện trong những lời chú thích
được sử dụng một cách cô đọng, hàm súc. Dù không quan trọng trên sân khấu
nhưng những lời chú thích này góp phần rất lớn cho việc chuẩn bị vở diễn và
cả cho việc tìm hiểu đánh giá tài năng viết kịch của tác giả ở mỗi chúng ta.
7.Trong lịch sử văn nghệ cách mạng, Nguyễn Đình Thi là một dâu ấn khó
phai mờ. Những đóng góp của ông không phải là nhỏ. Tuy sức sống của những
tác phẩm của ông còn phải chịu sự kiểm chứng khắc nghiệt của thời gian
nhưng tên tuổi của ông thì đã khắc vào thế kỷ. Với mong muốn được góp phần
tìm hiểu về kịch của ông, chúng tôi đã tiến hành khảo sát những đặc điểm về
nội dung và nghệ thuật ở mảng sáng tác này. Dù phạm vi khảo sát còn chưa
đầy đủ, chưa bao quát hết được những đặc điểm vốn có của kịch Nguyễn Đình
Thi nhưng luận văn cũng đã chỉ ra những đóng góp rất có giá trị của ông cho
thể loại kịch nói của dân tộc. Ngoài sự say mê viết kịch và tài năng của ông,
người ta còn thấy tác phẩm của ông chứa đựng cái tâm. Đó là tấm lòng yêu
thương nhân loại thật bao la, xót xa trước những hoàn cảnh khổ đau, bất hạnh
của con người. Chính những mặt thành công ở thể loại này và ở những thể loại
khác, cộng với tấm lòng nhiệt thành của ông đối với sự nghiệp văn học dân tộc
đã tạo cho ông một địa vị xứng đáng trong lòng của bạn đọc bao thế hệ. Thời
gian dẫu qua đi nhưng chúng ta vẫn tin rằng những gì còn lại của ông sẽ không
mất. Người ta sẽ nhớ mãi một Nguyễn Đình Thi lịch thiệp, đôn hậu, tài năng
nhưng vô cùng khiêm tốn:
"Tôi không nói được mình đã trải đời Không nói được mình đã hiểu
người Không dám nói mình đã biết yêu Không dám nói mình đã biết sống."
{Tóc bạc)
THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Phạm Vĩnh Cư (2003) - Con nai đen của Nguyễn Đình Thi với Vua
Hươu của Carlo Gozzi (Nghiên cứu so sánh dưới góc độ mỹ học tiếp nhận),
Tạp chí Văn học số 6 (376) Tháng 6 - 2003.
2.Trần Bạch Đằng(2003) - Tiễn anh Nguyễn Đình Thi, nhớ lại Nguyễn
trãi ở Đông Quan, Báo Công an TPCHM, số 1136, ngày 22-4-2003.
3.Trần Bạch Đằng(2003) - Tiễn anh Nguyễn Đình Thi, nhớ lại Nguyễn
Trãi ở Đông Quan, báo Công an TPHCM, số 1137, ngày 24-4-2003.
4.Tất Đạt(1971) - Sáng tác và phê bình kịch theo chủ nghĩa hiện thực xã
hội chủ nghĩa nghiêm túc, Tạp chí Văn học, sô 2.
5.Trung Đông(1986) - Sân khấu đi gần đến cuộc sống, Tạp chí Văn học,
số 1.
6.Dương Ngọc Đức( 1984) - Một chặng đường đã đi và mấy vấn đề đặt ra
trong sự phát triển của sân khấu kịch nói, Tạp chí Văn học, số 2.
7.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi(1992) - Từ điển thuật ngữ
văn học, NXB Giáo dục.
8.Đỗ Đức Hiểu(1997) - Bi kịch Vũ Như Tô, Tạp chí Văn học, số 10.
9.Đỗ Đức Hiểu(1998) - Mấy điều về kịch và thi pháp kịch, Tạp chí Văn
học, số 2.
10.Phan Kế Hoành, Huỳnh Lý(1978) - Bước đẩu tìm hiểu lịch sử kịch nói
Việt Nam (trước CMT8), NXB Văn hoa.
11.Phan Kế Hoành, Quang Vinh(1982) - Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch
nói Việt Afam(1945-1975), NXB Văn hoa.
12.Nguyễn Nam(1969) - Tim hiểu nghệ thuật viết kịch, Vụ văn hóa quần
chúng xuất bản, Hà Nội.
13.Lịch sử Việt Nam, tập 1(1976) - NXB KHXH, Hà Nội.
14.Nguyễn Đình Nghi(2000) - Kịch nói Việt Nam đến hiện đại từ truyền
thống, Tạp chí Văn học, số 6.
15.Hồ Ngọc(1967) - về đặc trưng kịch, Tạp chí Văn học, số 6.
16.Nhiều tác giả(1988) - Văn học Việt Nam 1945-1975 (tập 1), NXB
Giáo dục.
17.Nhiều tác giả(1992) - Vãn học Việt Naml945-1975 (tập 2), NXB Giáo
dục.
18.Học Phi(1983) - Một đảng viên, NXB Văn học.
19.Học Phi(1984) - Cô hàng rau, NXB Tác phẩm mới.
20.Đình Quang(1976) - vấn đề mâu thuẫn trong kịch, Tuần báo Văn nghệ,
ngày 27-1.
21.Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế(1996) - Tuyển tập truyện cổ tích Việt
Nam, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
22.Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam(1987) - Lý luận Văn
học, tập 2, NXB Giáo dục.
23.Tất Thắng(1971) - Chủ đề của tác phẩm kịch, Tạp chí Văn học, số 1.
24.Tất Thắng(1972) - Dành vị trí trung tâm của sân khấu cho những anh
hùng của thời đại, Tạp chí Văn học, số 5.
25.Tất Thắng(1978) - Vài khía cạnh của vấn đề hình tượng con người mới
trong kịch, Tạp chí Văn học, số 6.
26.Tất Thắng(1981) - về hình tượng con người mới trong kịch, NXB
KHXH.
27.Tất Thắng(1986) - Một yếu tố làm nên sức hấp dẫn chân chính và giá
trị lâu dài của kịch, Tạp chí Văn học, số 1.
28.Tất Thắng(1997) - Một yếu tố quan trọng trong thi pháp kịch, Tạp chí
Văn học ,số 3.
29.Nguyễn Đình Thi (2003) - Tuyển tập kịch Nguyễn Đình Thi, NXB
Văn học.
30.Nguyễn Đình Thi (1997) - Tuyền tập Nguyễn Đình Thi, tập 7, NXB
Văn học.
31.Nguyễn Đình Thi (1997) - Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, tập 2, NXB
Văn học.
32.Nguyễn Đình Thi (1997) - Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, tập 3, NXB
Văn hoe.
33.Nguyễn Đình Thỉ, về tác gia và tác phẩm (Hà Minh Đức giới thiệu,
tuyển chọn ) (2000), NXB Giáo dục.
34.Nguyễn Khắc Thuần - Danh tướng Việt Nam (tập 1) (2000) - NXB
Giáo dục.
35.Nguyễn Khắc Thuần - Danh tướng Việt nam (tập 2) (2002) - NXB
Giáo dục.
36.Đại Việt sử kí toàn thư (tập 1) (1983) - NXB KHXH.
37.Bùi Ngọc Trác (1987) - sự hình thành và phát triển hình tượng con
người mới trong kịch nói Việt nam, Nghiên cứu nghệ thuật, số 4.
38.Thích Thanh Từ (1996) - Khoa hư lục giảng giải, NXB TPHCM.
39.Nguyễn Huy Tưởng (1996) - Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, tập 1,
NXB Văn học Hà Nại.
40.Nguyễn Huy Tưởng, về tác gia và tác phẩm (Bích Thu, Tôn Thảo
Miên tuyển chọn, giới thiệu) (2001), NXB Giáo dục.
41.Trần Vượng(1971) - Mở rộng tìm tòi hình thức kịch để phản ánh chân
thực cuộc sống mới, Tạp chí Văn học, số 1.
42.Sân khấu qua một chặng đường lịch sử (Kỷ yếu Đại hội sân khấu toàn
quốc lần thứ 2) (1984) - Hội nghệ sĩ sân khấu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_kich_nguyen_dinh_thi_327.pdf