Công ty cần hình thành nên cơ cấu lao động tối ưu bằng cách xây dựng cơ
chế thu hút lao động có chất lượng cao vào Công ty; Phải bảo đảm đủ việc làm trên
cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý sao cho phù hợp với năng lực, sở trường
và nguyện vọng của mỗi người. Trước khi phân công bố trí hoặc đề bạt cán bộ đều
phải qua kiểm tra tay nghề. Khi giao việc cần xác định rõ chức năng, quyền hạn,
nhiệm vụ, trách nhiệm. Đặc biệt công tác trả lương, thưởng, khuyến khích lợi ích
vật chất đối với người lao động luôn là vấn đề hết sức quan trọng. Duy trì và làm
tốt hơn nữa chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong Công ty, nâng cao
chất lượng lao động, giải quyết kịp thời, đúng chế độ chính sách đối với lao động
dôi dư.
60 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2590 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Duyên Hải Quảng Ninh và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.127.055.546 16.609.369.860 95,92 96,98 96,45
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Qua biểu 2.2 ta thấy nhìn chung cơ sở vật chất của Công ty thời gian
qua có xu hướng giảm, tập trung ở giá trị Nhà cửa và vật kiến trúc cụ thể: Nhà
cửa năm 2009 giảm 1,82% so với năm 2008; năm 2010 giảm 0,52% so với
năm 2009, tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 1,27%. Sự suy giảm trên là do
trong 3 năm vừa qua Công ty không đầu tư xây dựng hay cải tạo nhà cửa vì
đang tập trung nguồn lực thực hiện các dự án khu đô thị Phượng Hoàng và
cảng Dân Tiến cũng như các dự án đầu tư khác.
Máy móc thiết bị và phương tiện vận tải truyền dẫn cũng giảm đáng kể
cụ thể như: Năm 2009 giảm lần lượt là 80,54% và 28,74% so với năm 2008;
Năm 2010 giảm lần lượt là 35,28% và 65,58% so với năm 2009. Tốc độ phát
27
triển bình quân cả kỳ chỉ đạt lần lượt là 35,49% và 49,53%. Chỉ riêng phần
Thiết bị dụng cụ quản lý là gia tăng đáng kể về giá trị cụ thể là: đạt 4.875,93%
so năm 2009 với năm 2008 nhưng lại giảm chỉ đạt 54,18% so năm 2010 với
năm 2009, tốc độ phát triển bình quân cả kỳ đạt 513,99%.
2.4. Đặc điểm hoạt động của Công ty
2.4.1. Các lĩnh vực mà Công ty đang kinh doanh
- Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 5700101387 ngày
01/02/2005 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp thay đổi lần 4 vào
ngày 13/12/2008 các ngành nghề kinh doanh của Công ty là:
- Xây dựng nhà các loại.
- Xây dựng công trình công ích và các công trình kỹ thuật dân dụng
khác.
- Phá dỡ chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt hệ thống đện, lắp đặt hệ thống cấp
thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí.
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng
- Xây dựng đường, cầu, cảng
- Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp
- Kinh doanh du lịch và khách sạn
- Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
- Sản xuất kinh doanh nước khoáng, nước giải khát
- Sản xuất chế biến tiêu thị than nội địa và xuất khẩu than
- Kinh doanh bất động sản
- Kinh doanh hàng miễn thuế.
2.4.2. Chiến lược kinh doanh của công ty giai đoạn 3năm tiếp theo
- Định hướng thị trường: tiếp tục củng cố thị trường sẵn có và tăng
trưởng thị phần trong từng khu vực, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế
đặc biệt là Trung Quốc. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ
28
của cán bộ kinh doanh, cán bộ thị trường, đáp ứng sự phát triển của Công ty
và xu thế hội nhập.
- Định hướng kinh doanh: Trong 3 năm tiếp theo Công ty vẫn đẩy
mạnh đầu tư vào kinh doanh xây dựng và khách sạn, nâng cao chất lượng dịch
vụ, mở rộng khai thác thị trường du lịch Móng Cái và Trung Quốc. Đồng thời
tăng cường hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh lĩnh
vực hàng tạm nhập tái xuất nhằm mục tiêu tăng nguồn thu nhập cho Công ty.
Bên cạnh đó là việc duy trì phát triển bền vững các hoạt động kinh doanh hiện
tại.
- Định hướng về hợp tác đầu tư: Duy trì mối quan hệ tốt với các khách
hàng truyền thống, hợp tác với các đối tác trong nước, nước ngoài, thực hiện
liên doanh liên kết, thu hút đầu tư. Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm
về các mặt quản lý, kỹ thuật, công nghệ, thông tin tạo ra những khả năng mới,
mở rộng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tăng cường hợp tác với các
đối tác đầu tư nước ngoài đặc biệt là các đối tác Trung Quốc.
- Định hướng về khoa học công nghệ: Đầu tư thiết bị công nghệ phục
vụ cho việc quản lý, giảm bớt khối lượng công việc.
2.5. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh từ khi thành lập đến
nay, tận dụng địa thế ở một thành phố có nhiều điều kiên thuận lợi về kinh
doanh du lịch (khách sạn, dịch vụ...) và kinh doanh thương mại đây cũng là
hai ngành chính của Công ty.
- Trong những năm gần đây Công ty đang mở rộng sang ngành xây
dựng và xuất nhập khẩu, mới nhất cuối năm 2010 Công ty thành lập Xí
nghiệp Xây dựng và Cơ khí Duyên Hải với ngành nghề kinh doanh chính là
xây dựng và xuất nhập khẩu.
2.6 Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động sản xuất của Công ty
29
- Quảng Ninh là một tỉnh giàu tiềm năng kinh tế, đặc biệt vị trí tại
trung tâm thành phố Móng Cái đã đem lại cho Công ty nhiều thuận lợi, nhưng
cũng không ít khó khăn trong quá trình kinh doanh.
2.6.1. Thuận lợi
- Móng Cái là một trong những cửa khẩu quốc tế quan trọng trong việc
giao lưu kinh tế với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực qua biên
giới phía Bắc Việt Nam. Ðặc biệt, Móng Cái tiếp giáp với Thành phố Ðông
Hưng là khu kinh tế mở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Khu kinh tế này
đang được xây dựng thành một trung tâm kinh tế, hiện đại, đa chức năng và
được xác định là cửa ngõ để Trung Quốc đi vào thị trường Đông Nam Á.
Móng Cái có hệ thống đường bộ, đường biển thuận lợi cho giao lưu trong
nước và quốc tế. Vùng ven biển có thể xây dựng các cảng nhỏ (cả cảng du
lịch và cảng thương mại) tại Dân Tiến, Mũi Ngọc, Thọ Xuân. Ðặc biệt cảng
Vạn Gia là cảng chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt -
Trung qua khu vực này.
- Móng Cái có bãi biển Trà Cổ nổi tiếng với bãi cát phẳng, chạy dài 17
km. Khu du lịch Trà Cổ, Vĩnh Thực gắn với quần thể du lịch Hạ Long - Bái
Tử Long càng tạo ra sức hấp dẫn mạnh mẽ khách du lịch trong nước và nước
ngoài. Trong quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH của tỉnh, khu vực Móng
Cái được phân thành 3 khu chức năng: Khu thương mại quốc tế, khu du lịch
và khu công nghiệp. Ðiều kiện địa chất đảm bảo thuận lợi cho việc xây dựng
các công trình kiến trúc và các công trình hạ tầng khác.
- Thành phố Móng Cái đem lại cho các doanh nghiệp trên địa bàn rất
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
2.6.2. Khó khăn
- Thành phố Móng Cái là khu kinh tế cửa khẩu, một trong những trọng
điểm kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với thế mạnh là Thương mại và Du lịch,
bên cạnh sự thuận lợi về cơ chế, chính sách của Nhà nước cũng như của tỉnh
Quảng Ninh, đã tạo điều kiện cho thành phố Móng Cái phát triển về mọi mặt
30
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì sự thông thoáng trong hoạt động
xuất nhập khẩu đã bị một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng để buôn lậu, gian
lận thương mại tạo nên sự cạnh tranh không công bằng với các doanh nghiệp
chân chính, tuân thủ đúng pháp luật.
- Móng Cái là có địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, mặc dù các công
trình giao thông đã được đầu tư mở rộng nhưng việc vận chuyển hàng hóa vào
nội địa vẫn gặp nhiều khó khăn và mất thời gian dài do đường giao thông còn
nhỏ, quanh co, nhiều đèo dốc, vực sâu gây nguy hiểm cho phương tiện và
người tham gia giao thông.
31
PHẦN III
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV DUYÊN HẢI
QUẢNG NINH
3.1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
3.1.1. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty bằng chỉ tiêu giá trị được thể
hiện qua biểu 3.1
Nhận xét:
Trong những năm qua tình hình doanh thu, lợi nhuận của Công ty có
xu hướng phát triển không ổn định. Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều có
sự biến động lớn. Cụ thể:
Doanh thu thuần năm 2009 tăng 147.946.671.193 đồng đạt 152,42%
so với năm 2008, nhưng năm 2010 lại giảm chỉ đạt bằng 11,54% so với năm
2009, tốc độ phát triển bình quân chỉ đạt 41,94%. Lợi nhuận sau thuế năm
2009 giảm chỉ đạt 41,52% so với năm 2008, đến năm 2010 lợi nhuận sau thế
lại tăng đạt 108,65% so với năm 2009, tốc độ phát triển bình quân đạt
67,17%. Ta đi sâu vào các chỉ tiêu cụ thể để phân tích sự biến động này.
Ta nhận thấy mức tăng giảm doanh thu và chi phí là cùng chiều. Năm
2009 doanh thu tăng 147.946.671.193 đồng, tương ứng mức tăng là 52,42%
so với năm 2008; Doanh thu bán hàng năm 2009 tăng so với năm 2008 nhưng
đồng thời giá vốn hàng bán cũng tăng theo. So với năm 2008 giá vốn hàng
bán năm 2009 tăng 151.884.060.847 đồng, tỷ lệ tăng là 57,11%.
Đến năm 2010, doanh thu giảm 380.563.467.152 đồng, tương ứng tỷ lệ
giảm là 88,46% so với năm 2009, thì giá vốn hàng bán cũng giảm
383.297.212.735 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 91,73%. Qua đó có thể thấy
việc tăng giảm doanh thu thuần của doanh nghiệp khá thất thường là do chiến
lược kinh doanh của Công ty có sự thay đổi và quan trọng nhất là sự thay đổi
nhân sự trong ban Giám đốc Công ty.
32
Biểu 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị
ĐVT: VNĐ
STT Chỉ tiêu
Năm
So sánh TĐ
PTBQ
(%)
2009/2008 2010/2009
2008 2009 2010 ±Δ ӨLH ±Δ ӨLH
1 Doanh thu thuần 282.254.561.959 430.201.233.152 49.637.766.000 147.946.671.193
152,42 -380.563.467.152
11,54 41,94
2 GVHB 265.960.347.669 417.844.408.516 34.547.195.781 151.884.060.847
157,11 -383.297.212.735
8,27 36,04
3 Lợi nhuận gộp 16.294.214.290 12.356.824.636 15.090.570.219 -3.937.389.654
75,84 2.733.745.583
122,12 96,24
4 DT HĐTC 1.227.222.509 1.327.351.259 250.199.109 100.128.750
108,16 -1.077.152.150
18,85 45,15
5 CP tài chính 1.198.878.219 524.955.420 75.314.268 -673.922.799
43,79 -449.641.152
14,35 25,06
6 CP bán hàng 7.111.271.454 3.909.805.222 7.429.680.088 -3.201.466.232
54,98 3.519.874.866
190,03 102,21
7 CP QLDN 7.702.017.739 8.538.787.423 7.102.125.271 836.769.684
110,86 -1.436.662.152
83,17 96,03
8 Lợi nhuận thuần 1.509.269.387 710.627.830 733.649.701 -798.641.557
47,08 23.021.871
103,24 69,72
9 Thu nhập khác 48.362.860 14.711.649 - -33.651.211
30,42
10 CP khác 30.102.926 50.104.015 - 20.001.089
166,44
11 Lợi nhuận khác 18.259.934 -35.392.366 - -53.652.300
12 LN trước thuế 1.527.529.321 675.235.464 733.649.701 -852.293.857
44,20 58.414.237
108,65 69,30
13 Thuế TNDN phải nộp 307.813.080 168.808.624 183.412.425 -139.004.456
54,84 14.603.801
108,65 77,19
14 LN sau thuế 1.219.716.241 506.426.840 550.237.276 -713.289.401
41,52 43.810.436
108,65 67,17
(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)
33
- Doanh thu bán hàng năm 2009 tăng cao nhưng Lợi nhuận gộp năm
2009 giảm 3.937.389.654 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 24,16% là khá cao.
Ngược lại doanh thu bán hàng năm 2010 giảm nhưng lợi nhuận gộp lại tăng
2.733.745.583 đồng tỷ lệ tăng đạt 22,12% là một mức tăng khá cao tuy vậy
mức tăng trưởng cả kỳ chỉ đạt 96,24%. Có thể thấy Doanh thu bán hàng năm
2009 tăng nhưng do giá vốn hàng bán cũng tăng khiến lợi nhuận gộp giảm.
Điều này là do giai đoạn cuối năm 2008, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, giá cả tất cả các mặt hàng đều tăng khiến chi phí đầu vào tăng cao.
Doanh thu bán hàng tăng nhưng lợi nhuận không những không tăng mà giảm.
Đến năm 20210 Công ty có sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh, doanh thu
bán hàng giảm nhưng lợi nhuận lại tăng mạnh chứng tỏ chiến lược kinh doanh
của Công ty đã có những hiệu quả nhất định.
- Điều đáng nói ở đây là sự gia tăng đột biến của chi phí tài chính trong
khi doanh thu từ hoạt động tài chính thì tăng lên cũng không được là bao
nhiêu. Đây cũng là hệ quả của khủng hoảng kinh tế, lãi vay tăng lên mà lãi
tiền gửi thì lại giảm xuống. Trong giai đoạn này Công ty phải vay vốn để đầu
tư vào các công trình xây dựng cơ bản, Chi phí tài chính năm 2009 giảm
673.922.799 đồng, bằng 43,79% số liệu năm 2008; chi phí tài chính năm 2010
cũng giảm 449.641.152 đồng lên bằng 14,35% so với năm 2009, tốc độ tăng
bình quân là 25,06%.
Bên cạnh chi phí tài chính thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp cũng là hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận thuần từ hoạt
động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng qua ba năm đã có xu hướng tăng lên, tốc độ phát triển
bình quân ở mức 102,21% điều này cho Công ty rất chú trọng đến khâu quảng
cáo tiếp thị hình ảnh của doanh nghiệp, quan tâm đến đời sống cán bộ nhân
viên bộ phận bán hàng, ... nhưng điều này cũng thể hiện sự hạn chế trong việc
quản lý của doanh nghiệp vẫn còn tình trạng lãng phí tiền điện, nước, văn
phòng phẩm,.... trong khâu bán hàng.
34
So với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong ba năm lại
có xu hướng giảm, tốc độ phát triển bình quân đạt mức 96,03%. Điều này thể
hiện Công ty đã phần nào hạn chế được những chi phí không cần thiết trong
việc quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuận từ các hoạt động khác cũng có xu hướng giảm và kết quả là
lợi nhuận sau thuế giảm mạnh. Năm 2009, lợi nhuận sau thuế giảm chỉ đạt
41,52% so với năm 2008; sang năm 2010 tình hình có khả quan hơn đôi chút
khi chỉ tiêu này đạt 108,65% so với năm 2009 tuy vậy tốc độ phát triển bình
quân cả kỳ gây nhiều thất vọng vì chỉ đạt 67,17% Công ty cần sớm tìm biện
pháp khắc phục tình trạng này.
3.2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Đối với Công ty TNHH 1TV Duyên Hải Quảng Ninh với đặc thù là
doanh nghiệp làm kinh tế của Đảng, đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xây dựng các công trình, đầu tư xây dựng khu
đô thị, cảng biển,... vì vậy, tùy theo lĩnh vực kinh doanh mà Công ty bố trí lao
động và phương thức tổ chức sản xuất cho phù hợp.
3.3. Nghiên cứu tình hình tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất
3.3.1 Tình hình tổ chức sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
- Vốn kinh doanh là yếu tố sản xuất quan trọng nhất đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh. Phải có vốn ta mới có thể tính đến những hoạt động khác
như đầu tư, xây dựng, sản xuất và cả tiêu thụ. Huy động và sử dụng vốn sao
cho hợp lý và có hiệu quả là mục tiêu của mỗi một doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh.
- Nghiên cứu về tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty thời
gian qua được thể hiện trên biểu 3.3.
- Qua biểu 3.3 ta thấy, tổng vốn kinh doanh có xu hướng tăng lên qua 3
năm với tốc độ tăng bình quân là 109,74% trong đó tăng mạnh hơn cả là vốn
lưu động tốc độ tăng bình quân đạt 111,47%.
35
Biểu 3.2: Tình hình sử dụng vốn của Công ty
ĐVT: VNĐ
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 (%)
2010/2009
(%)
TĐPTBQ
(%)
I
Phân theo mục đích
sử dụng
187.524.135.632
221.207.929.888
225.849.726.069
117,96
102,10
109,74
1 Vốn lưu động
166.073.199.312
201.319.899.151
206.357.418.083
121,22
102,50
111,47
2 Vốn cố định
21.450.936.320
19.888.030.737
19.492.307.986
92,71
98,01
95,33
II
Phân theo nguồn
hình thành
187.524.135.632
221.207.929.888
225.849.726.069
117,96
102,10
109,74
1 Vốn Chủ sở hữu
20.838.374.390
23.724.926.500
23.941.339.926
113,85
100,91
107,19
2 Nợ phải trả
166.685.761.242
197.483.003.388
201.908.386.143
118,48
102,24
110,06
a Nợ ngắn hạn
164.624.210.811
197.417.880.371
201.829.605.937
119,92
102,23
110,72
b Nợ dài hạn
2.061.550.431
65.123.017
78.780.206
3,16
120,97
19,55
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)
36
Vốn cố định có xu hướng giảm tốc độ phát triển bình quân cả kỳ từ
2008 đến năm 2010 chỉ đạt 95,33%. Điều này là do Công ty tập trung nguồn
lực để triển khai dự án khu đô thị Phượng Hoàng và cảng nước sâu Dân Tiến
tại km 12 Móng Cái cùng một vài dự án đầu tư khác.
Nguồn vốn của Công ty được hình thành từ hai nguồn chính là Vốn
chủ sở hữu và nợ phải trả:
Nguồn vốn chủ sở hữu, khoản mục nợ phải trả cũng tăng dần qua các
năm. So sánh hai khoản mục này thì nợ phải trả có tốc độ tăng ngày càng cao,
trong đó khoản mục nợ ngắn hạn tăng khá cao. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là
do khoản phải trả người bán tăng, ngoài ra trong giai đoạn này theo quy định
của Nhà nước tăng mức lương tối thiểu nên khoản mục phải trả người lao
động cũng tăng lên khoản mục thể hiện khả năng chiếm dụng vốn của Công
ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh rất tốt tuy nhiên mặt trái của khả năng
chiếm dụng vốn là nếu cùng một lúc đến hạn phải trả cho các đối tác mà Công
ty chưa chuẩn bị đủ nguồn tiền để trả nợ thì rất dễ phá sản khi các chủ nợ
cùng siết nợ do vậy Công ty cần sớm tìm biện pháp khắc phục giảm thiểu các
khoản nợ để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Còn nợ
dài hạn chủ yếu là Công ty vay nợ ngân hàng để trang trải mua sắm thêm
MMTB, PTVT phục vụ hoạt động sản xuất nhưng giai đoạn này đơn vị đang
trong quá trình tập trung nguồn lực để triển khai các dự án trọng điểm nên hạn
chế mua những tài sản loại này.
3.3.2. Đặc điểm TSCĐ của Công ty
Theo báo cáo tài chính năm 2010, tình hình tài sản cố định của Công ty
hiện nay được thể hiện như trên biểu 3.4.
37
Biểu 3.3: Hiện trạng TSCĐ của Công ty năm 2010
ĐVT: VNĐ
Khoản mục Nguyên giá Hao mòn lũy kế
Giá trị còn lại
Giá trị Tỷ lệ (%)
Phân loại theo loại
tài sản 24.304.016.335 7.694.646.475 16.609.369.860
68,34
Nhà cửa
21.717.207.092 5.614.363.359 16.102.843.733
74,15
MMTB
935.145.802 788.568.396 146.577.406
15,67
PTVT truyền dẫn
567.594.364 520.379.678 47.214.686
8,32
Thiết bị dụng cụ
quản lý
1.084.069.077 771.335.042 312.734.035
28,85
Phân loại theo
nguồn hình thành
24.304.016.335 7.694.646.475 16.609.369.860
68,34
Ngân sách
17.012.811.435
3.930.054.352 13.082.757.083
76,90
Tự bổ sung
2.551.921.715
589.508.152 1.962.413.563
76,90
Vốn vay
-
-
-
-
Nguồn khác
4.739.283.185
3.175.083.971 1.564.199.214
33,00
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Nhìn vào biểu 3.4 ta thấy, giá trị tài sản cố định của Công ty là tương
đối lớn và tập trung chủ yếu ở nhà cửa và thiết bị dụng cụ quản lý. Tổng
nguyên giá tài sản cố định của Công ty là 24.304.016.335 đồng, giá trị còn lại
là 16.609.369.860 đồng, mức giá trị còn lại là 68,34%. Nguồn tài sản cố định
này chủ yếu có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước cấp.
Khoản mục nhà cửa ta thấy giá trị còn lại là 74,15%. Các khoản mục
khác như MMTB, phương tiện vận chuyển, thiết bị quản lý hầu hết đều khấu
hao chưa hết một phần ba giá trị. Ngoài ra ta thấy sắm tài sản cố định trong
Công ty chủ yếu là do nguồn ngân sách cấp, một số ít là Công ty dùng nguồn
vốn tự có để mua sắm tài sản. Phần còn lại từ các nguồn khác, Công ty không
dùng nguồn vốn vay để đầu tư tài sản cố định. Cho đến nay phần lớn những
tài sản thuộc nguồn ngân sách cấp và tự bổ sung vẫn còn mới, khấu hao chưa
nhiều, còn tài sản hình thành từ nguồn khác đã khấu hao được 67%.
38
Tài sản cố định là yếu tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất, do vậy
Công ty cần có những biện pháp để đầu tư nhiều hơn nữa cho tài sản cố định,
nhất là vào khoản mục máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, thiết bị
dụng cụ quản lý.
3.3.3. Thực trạng sử dụng lao động tại Công ty
Mặc dù qua nhiều lần chuyển đổi hình thức sở hữu, Công ty TNHH
1TV Duyên Hải Quảng Ninh lúc nào cũng chú trọng đến chất lượng và hiệu
quả làm việc của hệ thống nguồn nhân lực trong Công ty. Càng ngày Công ty
càng có nhiều biện pháp nâng cao trình độ tay nghề cho lao động, tuyển dụng
thêm những người có đức có tài đầy đủ năng lực, hàng năm thường xuyên tổ
chức tập huấn, thi nâng bậc cho công nhân, truyền giảng kinh nghiệm làm
việc cho nhân viên Công ty và đặc biệt là quan tâm đến đời sống tinh thần của
toàn thể lao động trong Công ty.
Hiện nay, cơ cấu lao động của Công ty được tổ chức bố trí lao động
như trên biểu 3.5.
Qua biểu 3.5 ta thấy, lao động hiện nay của Công ty tập trung chủ yếu
ở Chi nhánh Công ty tại Hạ Long, Khách sạn Hữu Nghị 2, Liên doanh cảng
Dân Tiến và Liên doanh khu đô thị Phượng Hoàng. Các cơ sở này chính là cơ
sở hoạt động kinh doanh chính của Công ty, là nguồn tạo doanh thu chủ yếu
cho Công ty. Khối văn phòng Công ty là cơ quan đầu não, theo dõi, kiểm tra
và giám sát hoạt động của tất cả các đơn vị trực thuộc còn lại trong Công ty.
39
Biểu 3.4: Cơ cấu bố trí lao động của Công ty năm 2010
ĐVT: Người
TT Đơn vị
Tổng số
lao động
Nữ Nam
Tổng cộng 215 75 140
1 Khối văn phòng Công ty 17 8 9
2 Khách sạn Hữu Nghị 1 8 4 4
3 Khách sạn Hữu Nghị 2 30 18 12
4 Cửa hàng miễn thuế Móng Cái 15 8 7
5 Chi nhánh Công ty tại Hạ Long 105 15 90
6 Trung tâm thương mại và du lịch 20 15 5
7 Cửa hàng thương mại Bắc Luân 7 5 2
8 Liên doanh khu cảng Dân Tiến 15 5 10
9 Liên doanh khu đô thị Phượng Hoàng 15 5 10
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Bên cạnh sự chuyển biến về số lượng và chất lượng lao động như vậy,
tình hình sản xuất kinh doanh và chi phí tiền lương của Công ty cũng có nhiều
biến đổi. Biến động cụ thể được thể hiện trên biểu 3.6 như sau:
40
Biểu 3.5: Tình hình lao động và tổng quỹ lương của Công ty (2008-2010)
ĐVT: VNĐ
TT Khoản mục 2008 2009 2010 2009/2008 (%)
2010/2009
(%)
TĐ
PTBQ
(%)
1 Tổng doanh thu 282.254.561.959 430.201.233.152 49.637.766.000
152,42
11,54
41,94
2 Tổng quỹ lương 3.677.963.130 4.556.028.274 5.807.618.622
123,87
127,47
125,66
3 Tổng số lao động 150 180 215
120,00
119,44
119,72
4
Tiền lương BQ
(đồng/ng/năm) 24.519.754 25.311.268 27.012.180
103,23
106,72
104,96
5
Tỷ suất chi phí tiền
lương (1)/(2)
76,74
94,42
8,55
123,04
9,05
33,37
(Nguồn: Phòng Tài chính –Kế toán)
41
Trong những năm qua, Công ty liên tục tuyển dụng thêm nhiều lao
động để đảm bảo nhân lực cho hoạt động sản xuất cho Công ty. Vì lý do đó
mà tổng chi phí tiền lương của Công ty cũng tăng dần qua các năm. Ngoài ra
tiền lương tăng còn là do quy định tăng mức lương tối thiểu cho người lao
động của Nhà nước, làm cho tổng chi phí tiền lương trong 3 năm qua tăng lên
đáng kể, tốc độ tăng bình quân là 125,66%. Do mức lương tăng, số lao động
cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn nên thu nhập bình quân của lao động
cũng tăng. Đây là điều khuyến khích mạnh mẽ năng suất làm việc của người
lao động. Tuy nhiên chi phí tiền lương tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất, tăng
giá thành sản phẩm, điều này ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ của Công ty,
ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng của Công ty vì vậy Công ty cần xem xét
cân đối với số lượng lao động để vẫn khuyến khích được sức sản xuất của lao
động mà không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của Công ty.
Nhìn vào chỉ tiêu tỷ suất chi phí tiền lương ta thấy hiệu quả của đồng
lương trong năm 2008 và năm 2009 là khá tốt nhưng sang năm 2010 thì giảm
rất lớn. Có sự giảm như vậy là vì tuy doanh thu có tăng lên nhưng do tốc độ
phát triển của doanh thu không cao bằng tốc độ tăng của chi phí tiền lương
nên chỉ tiêu này có xu hướng giảm. Như vậy, sự tăng lương trong giai đoạn
này chưa đem lại hiệu quả kinh doanh cao, Công ty cần tìn biện pháp khắc
phục.
3.4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty (2008-2010)
3.4.1. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thời gian qua tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều
chuyển biến tiến bộ. Công ty vẫn tăng cường đầu tư vào sản xuất kinh doanh,
doanh thu thu về vẫn đạt cao nhưng do chịu nhiều tác động làm cho lợi nhuận
cuối cùng của Công ty giảm sút nghiêm trọng, các chỉ tiêu đánh giá không đạt
cao. Cụ thể một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty được thể hiện trên biểu 3.7.
42
Biểu 3.6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 (%)
2010/2009
(%)
TĐPTBQ
(%)
Lãi ròng (1) 1.219.716.241 506.426.840 550.237.276
41,52
108,65
67,17
Vốn kinh doanh (2) 187.524.135.632 221.207.929.888 225.849.726.069
117,96
102,10
109,74
Vốn tự có (3) 20.838.374.390 23.724.926.500 23.941.339.926
113,85
100,91
107,19
Doanh thu (4) 282.254.561.959 430.201.233.152 49.637.766.000
152,42
11,54
41,94
CP sản xuất kinh doanh
(5) 282.002.618.007 430.868.060.596 49.154.315.408
152,79
11,41
41,75
Doanh lợi của vốn kd
(1)/(2)
0,65
0,23
0,24
35,20
106,42
61,20
Doanh lợi của vốn tự có
(1)/(3)
5,85
2,13
2,30
36,47
107,67
62,66
Tỷ suất LN trên DT
(1)/(4)
0,43
0,12
1,11
27,24
941,66
160,16
Tỷ suất LN trên CP
SXKD (1)/(5)
0,43
0,12
1,12
27,17
952,39
160,88
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
43
Nhận xét:
- Doanh lợi của vốn kinh doanh (hệ số sinh lời của vốn kinh doanh)
Doanh lợi của VKD = (Lãi ròng/ Vốn kinh doanh)* 100% (ĐVT: %)
Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì Công ty thu
về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ta thấy, doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh giảm qua 3 năm: năm 2009
giảm bằng 35,20% so với năm 2008, năm 2010 tăng so với năm 2009 đạt mức
106,42%, tốc độ tăng bình quân chỉ đạt 61,2%. Tuy Công ty có bổ sung vốn
kinh doanh tăng lên hàng năm nhưng do điều kiện sản xuất kinh doanh gặp
khó khăn, lợi nhuận thu về không tăng lên mà lại giảm, nhất là năm 2009, lợi
nhuận giảm 58,48%. Tốc độ phát triển bình quân của lợi nhuận thấp hơn rất
nhiều so với tốc độ phát triển bình quân của vốn kinh doanh do vậy mà chỉ
tiêu doanh lợi của vốn kinh doanh không đạt cao. Có thể nói đồng vốn kinh
doanh của Công ty chưa đem lại hiệu quả. Công ty cần đưa ra biện pháp sử
dụng vốn một cách hiệu quả hơn, tránh gây lãng phí.
- Doanh lợi vốn tự có
Doanh lợi vốn tự có = (Lãi ròng/Vốn tự có) * 100% (ĐVT: %)
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn mà Công ty
tự huy động được trong nội bộ Công ty. Ta thấy trong năm 2009, Công ty đã
làm tốt công tác huy động vốn tự có trong nội bộ: Vốn tự có năm 2009 tăng
13,85%, năm 2010 tăng 0,91%, tốc độ phát triển bình quân đạt 107,19%.
Do lợi nhuận giảm sút quá nghiêm trọng nên chỉ tiêu đánh giá doanh
lợi của vốn tự có cũng sút giảm. Tốc độ phát triển bình quân giảm 37,34%.
Vốn kinh doanh nói chung và nguồn vốn tự có nói riêng có ý nghĩa rất
quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc huy động
được càng nhiều vốn càng chứng tỏ Công ty kinh doanh có hiệu quả, có uy tín
và việc này cũng giúp Công ty chủ động nhiều hơn trong tổ chức sản xuất
kinh doanh. Vì vậy Công ty cần có nhiều biện pháp nhằm huy động vốn có
hiệu quả hơn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
44
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ suất LN trên DT = (Lãi ròng/DT) * 100% (ĐVT: %)
Chỉ tiêu này cho biết từ một đồng doanh thu, Công ty có được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy kinh doanh của
Công ty càng thuận lợi.
Ta thấy từ năm 2008 đến năm 2009, doanh lợi của doanh thu bán hàng
giảm, chứng tỏ trong giai đoạn này tình hình bán hàng của Công ty có chiều
hướng đi xuống. Lãi trên doanh thu bán hàng không cao vì nhiều lý do khác
nhau: Doanh lợi của doanh thu bán hàng chỉ đạt 0,43% và 0,12%. Sang năm
2010, tuy doanh thu bán hàng đạt mức thấp hơn nhiều so với 2 năm trước đó
nhưng chỉ tiêu này lại tăng và đạt 1,11% tương ứng mức tăng trưởng 941,66%
khi so sánh giữa năm 2010 và năm 2009, điều này thể hiện sự tiến bộ trong
quản lý chi tiêu của đơn vị. Tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm của chỉ
tiêu tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu đạt 160,16%.
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất kinh doanh:
Tỷ suất lợi nhuận trên CP SXKD = (Lãi ròng/CP SXKD) * 100% (ĐVT: %)
Chỉ tiêu này cho biết số lợi nhuận mà Công ty sẽ thu về từ một đồng
chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này càng cao thì hoạt động sản xuất kinh doanh càng có
hiệu quả. Cao nhất là năm 2010, bỏ ra một đồng chi phí Công ty thu về
0,0112 đồng lợi nhuận. Ta thấy chỉ tiêu này qua các năm cũng tăng giảm
không đều: Năm 2009 giảm 72,83% nhưng đến năm 2010, chỉ tiêu này lại rất
cao đạt 952,39% so với năm trước. Tốc độ phát triển bình quân cả kỳ khá tốt
160,88%. Tuy nhiên Công ty cần tìm biện pháp cụ thể để loại bỏ những khoản
chi phí không cần thiết, tiết kiệm tối đa giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành
qua đó có thể nâng cao lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn
nữa.
3.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất
* Hiệu quả sử dụng vốn cố định
45
Biểu 3.7: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
2009/2008
(%)
2010/2009
(%)
TĐPTBQ
(%)
Doanh thu bán hàng và
CCDV (1) 282.254.561.959 430.201.233.152 49.637.766.000
152,42
11,54
41,94
Lợi nhuận sau thuế (2) 1.219.716.241 506.426.840 550.237.276
41,52
108,65
67,17
Vốn cố định bình quân (3)
21.450.936.320
19.888.030.737
19.492.307.986
92,71
98,01
95,33
Sức sản xuất của vốn cố
định (1)/(3)
13,16
21,63
2,55
164,39
11,77
43,99
Sức sinh lợi của vốn cố
định (2)/(3)
0,06
0,025
0,028
44,78
110,86
70,46
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
46
Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định được thể hiện trên biểu 3.8.
Qua biểu 3.8 ta thấy việc sử dụng vốn cố định trong thời gian qua của
Công ty chưa được hiệu quả lắm. Các chỉ tiêu sức sản xuất của vốn và sức
sinh lợi của vốn đều có xu hướng giảm dần qua các năm.
Sức sản xuất của vốn cố định giảm, tốc độ phát triển bình quân chỉ đạt
43,99%. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định đối với
hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Ta thấy tuy doanh thu của Công ty
khá cao nhưng lợi nhuận ròng quá thấp cho thấy việc sử dụng vốn cố định của
Công ty không đạt hiệu quả như mong đợi.
Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn cố định cho biết từ một đồng vốn cố định
bình quân, Công ty có thể thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này giảm
dần qua 3 năm. Năm 2009, chỉ tiêu này chỉ bằng 44,78% so với năm 2008 và
sang năm 2010, chỉ tiêu này tăng nhưng không đáng kể bằng 110,86% so với
năm 2009. Tốc độ phát triển bình quân cả 3 năm rất thấp: 70,46%. Sở dĩ như
vậy là do: Doanh thu bán hàng của Công ty không ổn định mặt khác các
khoản mục giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản
lý doanh nghiệp còn quá cao, càng về sau càng tăng cao dẫn đến lợi nhuận
sau thuế giảm đi đáng kể. Vốn cố định cho sản xuất kinh doanh không tăng,
lợi nhuận lại giảm nên chỉ tiêu sức sinh lợi nói chung cho kết quả thấp.
Như vậy, có thể nói, hiện nay việc sử dụng vốn cố định trong Công ty
hiệu quả rất kém. Trong thời gian tới, Công ty cần tìm ra nguyên nhân, khắc
phục nhanh khó khăn để chấm dứt hiện tượng này.
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Ta có đánh giá về tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty được thể
hiện trên biểu 3.9 như sau:
47
Biểu 3.8: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 (%)
2010/2009
(%) TĐPTBQ(%)
Doanh thu bán hàng và
CCDV (1) 282.254.561.959 430.201.233.152 49.637.766.000 152,42 11,54 41,94
Lợi nhuận sau thuế (2) 1.219.716.241 506.426.840 550.237.276 41,52 108,65 67,17
Vốn lưu động bình
quân (3) 166.073.199.312 201.319.899.151 206.357.418.083 121,22 102,50 111,47
Sức sx của vốn lưu
động (1)/(3) 1,70 2,14 0,24 125,73 11,26 37,62
Sức sinh lợi của vốn
lưu động (2)/(3) 0,01 0,0025 0,0027 34,25 106,00 60,25
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
48
Tương tự vốn cố định, việc sử dụng vốn lưu động cũng chưa thật sự có
hiệu quả.
Sức sản xuất của vốn lưu động có tăng lên trong năm 2009 nhưng sang
năm 2010 lại giảm xuống. Tốc độ phát triển bình quân đạt 37,62%. Còn khả
năng sinh lợi của vốn lưu động thì giảm qua 3 năm, tốc độ phát triển bình
quân chỉ đạt 60,25%.
Công ty cần tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục nhằm
đưa hoạt động sản xuất vào ổn định và phát triển.
* Hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là một trong những yếu tố sản xuất rất quan trọng. Kết quả
sản xuất tốt hay không phụ thuộc nhiều vào trình độ, khả năng và ý thức sản
xuất của mỗi người lao động.
Thời gian qua, Công ty TNHH 1TV Duyên Hải Quảng Ninh đã hết sức
chú trọng nâng cao trình độ lao động nhằm cải thiện tối đa hiệu quả sản xuất
cho Công ty.
Dưới đây là biểu 3.10 thể hiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
lao động của Công ty trong 3 năm từ 2008 đến năm 2010:
Nhận xét về hiệu quả sử dụng lao động:
Trong 3 năm qua, do có kế hoạch tăng quy mô sản xuất nên Công ty đã
có sự gia tăng trong tuyển dụng lao động từ 150 người năm 2008 tăng lên 215
người năm 2010, tốc độ tăng bình quân 119,72%.
Tình hình kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua theo những biến đổi
của Công ty cũng có nhiều chuyển biến. Ta đi xem xét sự thay đổi về cơ cấu
lao động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty như thế
nào.
49
Biểu 3.9: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 (%)
2010/2009
(%)
TĐPTBQ
(%)
Tổng số lao động (1) 150 180 215 120,00 119,44 119,72
Tổng chi phí tiền lương
(2) 3.677.963.130 4.556.028.274 5.807.618.622 123,87 127,47 125,66
Tổng doanh thu (3) 282.254.561.959 430.201.233.152 49.637.766.000 152,42 11,54 41,94
Tổng lợi nhuận (4) 1.219.716.241 506.426.840 550.237.276 41,52 108,65 67,17
Mức sinh lời của 1 LĐ
(4)/(1) 8.131.442 2.813.482 2.559.243 34,60 90,96 56,10
Hiệu suất tiền lương
(4)/(2) 0,33 0,11 0,09 33,52 85,24 53,45
50
Về mức sinh lời của một lao động.
Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thương số của tổng lợi nhuận và tổng số
lao động. Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động trong một thời kỳ đưa về lợi nhuận là
bao nhiêu cho Công ty. Ta thấy qua 3 năm tổng số lao động tăng lên nhưng vì
nhiều lý do lợi nhuận của Công ty lại giảm nhiều nên chỉ tiêu này cũng giảm. Cụ
thể là, năm 2009 chỉ tiêu này giảm 65,40%; thể hiện là trong năm mỗi lao động thu
về cho Công ty 2.813.482 đồng lợi nhuận. Nhưng sang năm 2010 chỉ tiêu này chỉ
còn là 2.559.243 đồng lợi nhuận/ mỗi lao động, giảm 9,04% so với năm 2009. Tốc
độ phát triển bình quân đạt thấp: 56,1%. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương có chiều
hướng giảm mạnh.
Tổng quỹ lương tăng trong khi lợi nhuận lại giảm nghiêm trọng nên chỉ tiêu
hiệu suất tiền lương cũng giảm nghiêm trọng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa là Công ty bỏ
ra một đồng lương thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Kết quả là năm 2009
chỉ tiêu này chỉ đạt 0,11 tức là bỏ ra một đồng tiền lương Công ty chỉ thu về 0,11
đồng lợi nhuận, bằng 33,52% năm trước. Sang năm 2010, chỉ tiêu này giảm mạnh
chỉ bằng 85,24% năm 2009. Trong tình hình này, đồng lương của Công ty được sử
dụng chưa đem lại hiệu quả cho Công ty hay nói cách khác hiệu quả sử dụng đồng
lương của Công ty hiện đang rất thấp, tốc độ phát triển bình quân chỉ đạt 53,45%.
Như đã nói ở trên, lượng lao động tăng, chi phí tiền lương cũng tăng do tăng
mức lương tối thiểu, tăng để thu hút khuyến khích giữ người có năng lực gắn bó lâu
dài với Công ty. Điều này đã dẫn đến việc tăng chi phí sản xuất gây ảnh hưởng
nhiều đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy Công ty cần
hết sức cố gắng, hạn chế khó khăn, tiết kiệm chi phí, nâng cao mức sản xuất để
nâng cao hiệu quả sản xuất của các yếu tố.
3.5. Nhận xét về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm từ 2008
đến năm 2010
Qua những số liệu đánh giá trên đây, có thể đưa ra một nhận xét chung là tuy
doanh thu của Công ty tăng đều hẳng năm nhưng so với số vốn kinh doanh bỏ ra,
51
tính trừ các khoản chi phí, các khoản phải trả, phải nộp thì mức độ tăng doanh thu
không đủ nên dẫn đến hiện tượng lợi nhuận thuần túy giảm sút nghiêm trọng nhất
là trong những giai đoạn về sau này.
Không thể phủ nhận là sau thời gian hình thành và phát triển, Công ty TNHH
1TV Duyên Hải Quảng Ninh đã có nhiều bước phát triển tiến bộ, máy móc thiết bị,
công nghệ, kỹ thuật đã được cải tiến, đổi mới nhiều. Và điều đáng nói là Công ty đã
thực hiện tốt nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho
lao động trong địa phương, giải quyết được nhiều vấn đề an sinh xã hội theo kịp
những thay đổi của Đất nước. Đội ngũ cán bộ, ban lãnh đạo và tập thể công nhân
viên và người lao động cũng dần được tinh lọc, có trình độ và năng lực hơn, đủ sức
duy trì phát triển Công ty một cách bền vững. Tuy nhiên, với đặc điểm kinh doanh
đặc thù, cơ cấu tổ chức liên tục thay đổi Công ty mới đổi tên thành Công ty TNHH
một thành viên và với quy mô không phải là nhỏ đã làm cho sự gắn kết các bộ phận
của Công ty chưa được sâu, sự tách biệt giữa các cơ sở gây ra một số khó khăn
trong quản lý chung, ban lãnh đạo khó mà đi sâu đi sát đến từng cơ sở. Chính
những điều này đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra
chưa được liên hoàn và có hiệu quả. Rồi nội bộ trong cơ sở cũng không phải là đã
hoàn toàn gắn kết. Đâu đó vẫn còn những xích mích, gây ảnh hưởng nhiều đến tâm
lý và năng suất làm việc của người lao động.
Khắc phục tất cả những điều này không phải là điều dễ dàng. Cần có sự
quyết tâm của toàn bộ tập thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty. Ban
lãnh đạo cần đứng trên lập trường lợi ích của Công ty và người lao động, làm sao
đưa đến môi trường lao động an toàn và lành mạnh nhất, người lao động phải thật
sự yên tâm khi làm việc thì mới có thể tối đa hóa năng suất lao động.
3.6. Những thuận lợi và khó khăn mà Công ty gặp phải trong quá trình sản
xuất kinh doanh qua các năm từ 2008 đến năm 2010.
3.6.1. Thuận lợi
52
Được sự quan tâm tạo điều kiện của Văn phòng tỉnh ủy Quảng Ninh, Công ty
có nhiều thuận lợi trong việc ký kết thực hiện hợp đồng, tạo được lòng tin với phía
đối tác. Ngoài ra, Quảng Ninh là địa phương có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển
kinh tế du lịch, cảng biển, khai thác khoáng sản, xuất nhập khẩu,... nên Công ty có
rất nhiều ưu thế để phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, lĩnh vực ngành nghề kinh
doanh. Mặt khác với đại đa số cán bộ công nhân viên trong Công ty đều là những
người có tuổi đời còn trẻ, trình độ học vấn tốt được đào tạo bài bản tại các trường
Đại học, đào tạo nghề uy tín, Ban Giám đốc Công ty giỏi chuyên môn, giàu kinh
nghiệm, năng động,... do đó việc Công ty phát triển và ngày một lớn mạnh là điều
tất yếu.
3.6.2. Khó khăn
- Mặc dù vậy Công ty cũng còn những khó khăn nhất định vì những lý do
sau:
+ Là đơn vị của Đảng làm kinh tế do vậy mọi khâu tổ chức sản xuất kinh
doanh, lĩnh vực kinh doanh đều phải được sự đồng ý của Văn phòng tỉnh ủy nên
thời gian xin ý kiến từ cấp trên cho đến khi nhận được chỉ thị mất khá nhiều thời
gian và thủ tục hành chính, đây chính là một điểm mà Công ty cần sớm khắc phục.
+ Đội ngũ cán bộ nhân viên trong Công ty còn trẻ ít kinh nghiệm, chưa tự xử
lý được công việc mà còn phụ thuộc nhiều vào ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
+ Móng Cái là cửa ngõ giao thương với Trung Quốc có nhiều thuận lợi để
kinh doanh, xuất nhập khẩu nhưng mật độ dân số thấp, trình độ văn hóa chung chưa
đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật công nghệ ngày một cao vì vậy việc tuyển dụng lao
động cho của Công ty đa số đều phải tuyển dụng từ địa phương khác vừa gây tốn
kém mà hay xảy ra tình trạng thiếu người do thuyên chuyển công tác và chấm dứt
hợp đồng lao động.
53
PHẦN IV
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUÂT GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
4.1. Những thành tựu và tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH 1TV Duyên Hải Quảng Ninh.
4.1.1. Thành tựu đạt được
Trong những năm qua, Công ty luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của
lãnh đạo các ban ngành tỉnh Quảng Ninh nhất là Văn phòng tỉnh ủy và Thành ủy
Móng Cái đã chỉ đạo và hỗ trợ Công ty giải quyết kịp thời các khó khăn, có các cơ
chế phù hợp tạo điều kiện cho Công ty phát triển sản xuất kinh doanh và cải thiện
điều kiện làm việc, sinh hoạt, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Sau nhiều năm đổi mới cơ cấu, chất lượng lao động của Công ty được cải
thiện đáng kể, tổ chức sản xuất và đội ngũ cán bộ được bố trí, sắp xếp lại đã phát
huy được tác dụng tích cực.
Từng bước hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất để phù hợp với tình hình
nhiệm vụ của công ty theo hướng phát huy tối đa năng lực của Công ty và các đơn
vị thành viên, tạo quyền chủ động cho các đơn vị, nâng cao năng lực chỉ huy, điều
hành.
Công ty cũng đặc biệt quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho tập
thể cán bộ công nhân viên và lao động trong Công ty: 100% lao động trong Công ty
được ký kết hợp đồng lao động và được đóng, được hưởng các chế độ BHXH,
BHYT; Công ty đảm bảo đủ việc làm và các điều kiện cần thiết để người lao động
làm việc đạt năng suất, chất lượng. Hàng năm, Công ty đều có tổ chức thi nâng bậc, đi
nghỉ dưỡng sức, tham quan, nghỉ mát cho cán bộ công nhân viên công ty. Tạo điều
kiện học tập, nâng cao trình độ cho cán bộ công ty.
4.1.2. Bên cạnh kết quả đạt được trên Công ty còn một số tồn tại
54
- Công ty còn chậm thích ứng và đổi mới theo cơ chế thị trường, nắm bắt
thông tin hạn chế, chưa linh hoạt ứng phó với diễn biến của khủng hoảng kinh tế
nên giảm hiệu quả kinh tế giảm.
- Ý thức tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất kinh doanh chưa cao. Nguy
cơ lãng phí, mất mát tài sản, sản phẩm vẫn còn tiềm ẩn.
- Hiệu quả sử dụng lao động và năng suất lao động đạt thấp.
- Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới vào sản xuất còn yếu, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của
người lao động.
4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại
Công ty TNHH 1TV Duyên Hải Quảng Ninh
- Công ty TNHH 1TV Duyên Hải Quảng Ninh với nhiệm vụ kinh doanh chủ
yếu là: Kinh doanh XNK trực tiếp, kinh doanh du lịch và khách sạn; kinh doanh lữ
hành nội địa và quốc tế; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; sản xuất kinh doanh
nước khoáng, nước giải khát, nước sinh hoạt; dịch vụ sửa chữa ôtô xe máy. Sản
xuất chế biến tiêu thụ than nội địa, xuất khẩu than; mua bán vật tư máy móc thiết bị
phụ tùng, phương tiện vận tải các loại, sản phẩm từ cây công nghiệp, cây nông, lâm
nghiệp, hải sản. Kinh doanh bất động sản; sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng;
kinh doanh hàng miễn thuế; khai thác nước khoáng thiên nhiên; xây dựng đường,
cầu cảng. Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa; dịch vụ chuyển khẩu, chuyển tải, tạm
nhập tái xuất; kinh doanh kho, cảng, giao nhận vật tư hàng hoá, bốc xếp hàng hoá
bằng thủ công, cơ giới. Kinh doanh các mặt hàng rượu bia, bánh kẹo, thuốc lá nội;
kinh doanh nhà hàng; mua bán hàng thủ công mỹ nghệ nội địa và xuất khẩu; vật lý
trị liệu; kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đây là những ngành nghề
kinh doanh có tính đặc thù, phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà đáng kể đến là yếu tố
khách quan (điều kiện sản xuất, thị trường…). Tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc tình hình cung ứng, giá cả trên
55
thị trường như thế nào, nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra sản phẩm có ổn định
không.
- Sau thời gian thực tập và làm việc tại Công ty, hiểu rõ về tình hình và đặc
điểm hoạt động kinh doanh của Công ty, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như sau:
* Tập trung huy động vốn:
Để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi Công ty phải có một
lượng vốn lớn, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Qua phân
tích ở trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của Công ty vẫn
chưa đạt hiệu quả, Công ty cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng
trên.
- Công ty cần mở rộng các biện pháp huy động vốn từ nhiều nguồn để đảm
bảo đủ vốn kinh doanh cũng như tạo thế chủ động khi sử dụng vốn. Công ty có thể
cổ phần hóa doanh nghiệp từ đó Công ty có thể huy động được nguồn vốn từ chính
những lao động trong Công ty.
- Cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động bằng cách đôn đốc, giải quyết
tích cực những khoản vốn trong thanh toán, vốn bị chiếm dụng hoặc nợ nần dây
dưa để thu hồi nhanh chóng, đồng thời phải theo dõi thường xuyên thực trạng tình
hình công nợ của Công ty; Hạn chế chiếm dụng vốn của đơn vị khác; Chủ động và
kịp thời giải quyết hàng tồn kho; tăng vòng quay vốn lưu động, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
* Tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học nhằm tiết kiệm chi phí trong công tác quản
lý:
- Kinh tế thị trường luôn biến động, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh
nghiệp phải thích ứng với sự biến động đó. Công ty TNHH 1TV Duyên Hải Quảng
Ninh cũng không nằm ngoài vòng xoáy của thị trường cạnh tranh khốc liệt đó nên
trong hoàn cảnh tình trạng khủng hoảng kinh tế đang gây ảnh hưởng trên toàn cầu
như hiện nay Công ty cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp để ứng phó với
56
những biến động thị trường như vậy. Muốn vậy, Công ty một mặt phải tổ chức bộ
máy quản lý, tổ chức sản xuất một cách hợp lý, khoa học, tiết kiệm và có hiệu quả,
một mặt có những hoạt động tìm hiểu thị trường, tìm hiểu về cung cầu, giá cả để có
phương án sản xuất kinh doanh, giá thành phù hợp tránh kinh doanh những loại
hàng hóa mà không tiêu thụ được.
- Hoạt động sản xuất của Công ty được diễn ra trên nhiều địa điểm, mỗi địa
điểm đảm nhận một khâu riêng biệt trong chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phải làm sao để hoạt động giữa các đơn vị trực thuộc diễn ra nhịp nhàng, liên tục
và cân đối là vấn đề mà Công ty cần giải quyết một cách rõ ràng, có như vậy mới
đảm bảo cho hoạt động sản xuất có hiệu quả, kết quả sản xuất kinh doanh mới đạt
mức cao. Muốn vậy, Công ty cần:
- Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục của các dự án đã đầu tư, đảm bảo các chỉ
tiêu định mức kinh tế kỹ thuật.
- Máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ quản lý là
những khoản mục quan trọng đối với ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty,
Công ty cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hoặc mua mới đảm bảo cho mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, nhịp nhàng, có hiệu quả.
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Những năm gần đây, Công ty TNHH 1TV Duyên Hải Quảng Ninh đã có
nhiều chú trọng đến đội ngũ lao động trong Công ty, không ngừng nâng cao trình
độ và tay nghề cho cán bộ công nhân viên và lao động trong Công ty. Tuy vậy vẫn
còn một số bất cập đó là số cán bộ có trình độ thâm niên thì kiến thức về khoa học
công nghệ cũng lạc hậu, chưa bắt kịp xu thế hiện nay, cán bộ trẻ là những sinh viên
mới ra trường thì chưa có kinh nghiệm thực tế, hiệu quả làm việc vẫn chưa cao nhất
là trong điều kiện Công ty có nhiều cơ sở ở nhiều nơi mà giữa các nơi vẫn cần có
sự liên kết nhất định. Bên cạnh đó, số lao động gián tiếp vẫn còn nhiều vừa làm cho
công tác quản lý phải qua nhiều khâu nhiều bước lại khiến lãng phí ảnh hưởng
nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
57
- Nắm bắt được những điều này, thời gian qua Công ty đã không ngừng tìm
kiếm các giải pháp nhằm hoàn thiện đội ngũ nhân lực trong Công ty đảm bảo yêu
cầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Một số giải pháp được đưa ra như sau:
- Công ty cần hình thành nên cơ cấu lao động tối ưu bằng cách xây dựng cơ
chế thu hút lao động có chất lượng cao vào Công ty; Phải bảo đảm đủ việc làm trên
cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý sao cho phù hợp với năng lực, sở trường
và nguyện vọng của mỗi người. Trước khi phân công bố trí hoặc đề bạt cán bộ đều
phải qua kiểm tra tay nghề. Khi giao việc cần xác định rõ chức năng, quyền hạn,
nhiệm vụ, trách nhiệm. Đặc biệt công tác trả lương, thưởng, khuyến khích lợi ích
vật chất đối với người lao động luôn là vấn đề hết sức quan trọng. Duy trì và làm
tốt hơn nữa chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong Công ty, nâng cao
chất lượng lao động, giải quyết kịp thời, đúng chế độ chính sách đối với lao động
dôi dư.
- Tiếp tục chấn chỉnh lại tổ chức, công tác cán bộ để đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh độc lập, phát huy triệt để năng lực hiện có.
- Huy động vốn của cán bộ công nhân viên và người lao động trong Công ty.
* Quan tâm đến tổ chức văn hóa- đời sống cho lao động:
- Tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, củng cố và hoàn thiện các công
trình phục vụ ăn ở, sinh hoạt cho người lao động, không ngừng chăm lo điều kiện
vật chất, tinh thần cho người lao động.
- Tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, giảm thiểu tình trạng lãng
phí.
- Duy trì các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, loại bỏ các nguy cơ xảy ra
tai nạn lao động để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị. Cần có những
biện pháp dự phòng cụ thể trong những trường hợp bất ổn của khí hậu, thời tiết để
người lao động yên tâm làm việc, không ảnh hưởng đến năng suất lao động, tránh
lãng phí sức lao động khi có thiên tai xảy ra.
58
- Làm tốt công tác tư tưởng với cán bộ công nhân viên và người lao động để
họ nhận thức đúng tình hình khó khăn hiện tại, đoàn kết chung sức vượt qua khó
khăn, tránh thái độ bàng quan, ỷ lại, giữ vững sự ổn định của Công ty và xây dựng
Công ty phát triển bền vững.
- Duy trì tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao từ Công ty đến các đơn vị
thành viên, tổ chức ăn ở, sinh hoạt theo nếp sống văn hóa, phát hiện và phòng
chống các tệ nạn xã hội nhất là trong lực lượng lao động trẻ.
59
KẾT LUẬN
Đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế xuất
hiện ngày càng nhiều, mức độ cạnh tranh càng lớn nhất là từ khi nước ta gia nhập
WTO thì sự cạnh tranh lại càng khốc liệt hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
phương án kinh doanh phù hợp, khoa học và hiệu quả, đủ khả năng đứng vững và
phát triển trên thị trường.
Qua thời gian thực tập và làm việc tại Công ty TNHH 1TV Duyên Hải
Quảng Ninh, em nhận thấy Công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ đóng góp các khoản
thuế, phí cho ngân sách Nhà nước, Đảng; Tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao
động, góp phần nâng cao liên kết cộng đồng tại địa phương.
Mặc dù vậy Công ty vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục, qua bài báo
cáo thực tập này, em xin đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh cho Công ty.
60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Bình (2002), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
2. GS.TS Nguyễn Văn Công (2000), Giáo trình Kế toán doanh nghiệp, NXB Tài
chính.
3. Nguyễn Xuân Đệ (2002), Phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh
nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Tuấn – Trần Hữu Dào (2003), Quản lý doanh nghiệp Lâm
Nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Các tài liệu của Công ty Cổ phần Kim loại màu Nghệ Tĩnh: Báo cáo tài chính
các năm 2006, 2007, 2008;…
6. Trang web của Công ty:
7. Một số khoá luận tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm
nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_san_xuat_kinh_doanh_cong_ty_duyen_hai_chuan_3057.pdf