Sự phát triển của các KCN đã tạo việc làm cho gần 40.000 lao động trên
địa bàn thành phố và các huyện lân cận.
Cùng với đó, thành phố còn chú trọng duy trì phát triển nghề truyền
thống, trong số 10 làng nghề hiện 2 làng nghề không còn hoạt động, còn lại có
một số làng nghề phát triển mạnh như làng nghề chế biến gỗ Đông Hải (xã Vũ
Chính), làng nghề chế biến lương thực Nam Thọ (xã Đông Thọ). Giá trị sản
xuất của làng nghề đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trên địa
bàn. Năm 2017, giá trị sản xuất của làng nghề ước đạt 120 tỷ đồng, giải quyết
việc làm cho hơn 2.000 lao động.Bên cạnh những mặt đạt được, thành phố
cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế trong phát triển công nghiệp như công tác
đền bù, giải phóng mặt bằng dẫn tới nhiều dự án triển khai chậm. Ngành công
nghiệp hỗ trợ mới phát triển nên còn yếu, số lượng doanh nghiệp phát triển
còn chậm, số lượng sản phẩm, quy mô doanh nghiệp nhỏ, vốn đầu tư ít dẫn
đến năng lực cạnh tranh yếu, chưa có sản phẩm chủ lực mang lại giá trị kinh
tế cao. Lực lượng lao động tuy nhiều song chất lượng nguồn nhân lực còn hạn
chế, thiếu lao động giỏi, có trình độ chuyên môn chuyên ngành kỹ thuật cao.
99 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả và những tác động của việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Thái bình, tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h
doanh phi nông
nghiệp
CSK 116,28 506,2 389,92 435,33
2.2.5
Đất sử dụng vào
mục đích công
cộng
CCC 2346,72 1.246,5 -1.100,22 53,12
2.3
Đất cơ sở tôn giáo,
tín ngưỡng
TTN 33,4 31,9 -1,5 95,50
2.4
Đất nghĩa trang,
nghĩa địa, nhà tang
lễ, nhà hỏa táng
NTD 98,64 79,3 -19,34 80,39
2.5
Đất sông, ngòi,
kênh, rạch, suối
SON 183,62 185,2 1,58 100,86
2.6
Đất có mặt nước
chuyên dùng
MNC 9,18 9,9 0,72 107,84
2.7
Đất phi nông
nghiệp khác
PNK 13,68 14,1 0,42 103,07
3
Nhóm đất chưa
sử dụng
CSD 19,91 31,1 11,19 156,20
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Bình)
57
3.4.1.1. Đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp năm 2017 là 3,439,0 ha cao hơn diện tích đất
được phê duyệt là 826,34 ha, đạt 131,63%. Cụ thể:
+ Đất sản xuất nông nghiệp năm năm 2017 là 2,992.5 cao hơn diện tích
đất được phê duyệt là 2.344,86 ha, đạt 127,62%. Trong đó kết quả sử dụng đất
trồng cây hang năm đạt 136,72%; đất trồng cây lâu năm đạt 117,27%.
+ Đất nuôi trồng thủy sản năm 2017 cao hơn diện tích được phê duyệt
27,7 ha, đạt 108,52%.
+ Đất nông nghiêp khác kết quả đạt 100,65%.
Nguyên nhân là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang
mục đích sử dụng các loại đất khác. Để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội, một phần diện tích đấtnông nghiệp bị thu hồi để thực hiện một số công
trình, dựán theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3.4.1.2. Đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp được phê duyệt trong kế hoạch sử dụng
đất năm 2017 là 4.177,29 ha nhưng thực tế diện tích đất phi nông nghiệp năm
2017 là 3.364,1 ha, thấp hơn diện tích được phê duyệt 813,29 ha, đạt 80,53%.
+ Diện tích đất ở năm 2017 là 988.8 ha, thấp hơn diện tích được phê
duyệt 291,91 ha, đạt 77,21 ha. Trong đó diện tích đất nông thôn là 588,1% đạt
73,06%; diện tích đất ở đô thị là 400,8 ha, đạt 84,25%
+ Diện tích đất chuyên dùng năm 2017 là 2.054,9 ha, thấp hơn diện
tích được phê duyệt 503,16 ha, đạt 80,33 ha. Trong đó diện tích đất xây dựng
trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là 270,3 ha, cao hơn diện tích đất được
phê duyệt l 224,2 ha đạt 586,33%; diện tích đất quốc phòng là 19,6 ha, thấp
hơn diện tích được phê duyệt 12,85 ha, đạt 60,40%. Diện tích đất an ninh năm
2017 là 12,6 ha, thấ hơn diện tích đất được phê duyệt 3,91 ha, đạt 76,32%.
Diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là 506,2 ha, cao hơn diện
tích được phê duyệt 389,92 ha, đạt 435,33%. Diện tích đất sư dụng vào mục
58
đích công cộng là 1.246,5 ha, thấp hơn diện tích đất được phê duyệt 1.100,22
ha, đạt 53,12%.
+ Diện tích dất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng năm 2017 là 31,9 ha, thấp
hơn diện tích được phê duyệt 1,5 ha, đạt 95,5%.
+ Diện tích đất nghĩa trang, nghĩađịa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng năm
2017 là 79,3 ha, thấp hơn diện tích đất được phê duyệt 19,34 ha, đạt 80,39%.
+ Diện tích đất sông ngồi, kênh, rạch, suối năm 2017 là 185,2 ha, cao
hơn diện tích đất được phê duyệt 1,58 ha, đạt 100,86%.
+ Diện tích đất có mặt nước chuyên dùng năm 2017 là 9,9 ha, cao hơn
diện tích đất được phê duyệt 0,72 ha, đạt 107,84%.
+ Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2017 là 14,1 ha, cao hơn diện tích
đất được phê duyệt 0,42 ha, đạt 103,07%.
Nhìn chung diện tích đất phi nông nghiệp năm 2017 chưa đạt chỉ tiêu
đã đề ra. Nguyên nhân là do một số công trình, dự án chưa thực hiện được thu
hồi đất.
3.4.1.3. Đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng năm 2017 là31,1 ha, cao hơn diện tích đất
được phê duyệt 11,19 ha, đạt 156.20%.
3.4.2. Đánh giá tình hình chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2011-2017
Bảng 3.12. Kết quả thực hiện việc chuyển mụch đích sử dụng đất
giai đoạn năm 2011 – 2017 thành phố Thái Bình
STT Chỉ tiêu Mã
Diện tích
CMĐ
theo
PAQH
Diện tích
thực hiện
chuyển mục
đích đến năm
2017
So sánh
diện tích
thực hiện
với diện tích
theo PAQH
1
Đất nông nghiệp
chuyển sang đất phi
nông nghiệp
NNP/PNN 752,65 25,35 -727,3
1.1
Đất sản xuất nông
nghiệp
SXN/PNN 713,53 24,22 -689,31
1.1.1
Đất trồng cây hàng
năm
CHN/PNN 679,57 21,15 -658,42
59
STT Chỉ tiêu Mã
Diện tích
CMĐ
theo
PAQH
Diện tích
thực hiện
chuyển mục
đích đến năm
2017
So sánh
diện tích
thực hiện
với diện tích
theo PAQH
1.1.1.1 Đất trồng lúa nước LUC/PNN 568,06 17,75 -550,31
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm
khác
HNK/PNN 111,51 3,4 -108,11
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 33,96 3,07 -30,89
1.2
Đất nuôi trồng thuỷ
sản
NTS/PNN 33,96 0,92 -33,04
1.3 Đất nông nghiệp khác NKH/PNN 5,16 0,23 -4,93
2
Chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất trong nội bộ
đất nông nghiệp
27,12 1,39 -25,73
2.1
Đất trồng lúa chuyển
sang đất trồng cây lâu
năm
LUA/CLN 0 0,88 0,88
2.2
Đất trồng lúa chuyển
sang đất nuôi trồng
thủy sản
LUA/NTS 0 0 0
2.3
Đất trồng lúa chuyển
sang đất nông nghiệp
khác
LUC/NKH
27,12
0,5 -26,62
2.4
Đất nuôi trồng thủy
sản chuyển sang đất
lúa
NTS/LUC 0 0 0
2.5
Đất nuôi trồng thủy sản
chuyển sang đất hàng
năm khác
NTS/HNK
0
0 0
2.6
Đất nuôi trồng thủy
sản chuyển sang đất
trồng cây lâu năm
NTS/CLN 0 0 0
2.7
Đất nuôi trồng thủy
sản chuyển sang đất
nông nghiệp khác
NTS/NKH 0 0 0
2.8
Đất nông nghiệp khác
chuyển sang đất lúa
NKH/LUC 0 0,01 0,01
2.9
Đất trồng cây lâu năm
chuyển sang đất nông
nghiệp khác
CLN/NKH 0 0 0
60
STT Chỉ tiêu Mã
Diện tích
CMĐ
theo
PAQH
Diện tích
thực hiện
chuyển mục
đích đến năm
2017
So sánh
diện tích
thực hiện
với diện tích
theo PAQH
3
Đất phi nông nghiệp
không phải là đất ở
chuyển sang đất ở
PNN/OCT 35,32
2,41
-32,91
3.1
Đất sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp chuyển
sang đất ở đô thị
CSK/ODT
4,33
0,1 -4,32
3.2
Đất vật liệu xây dựng
chuyển sang đất ở nông
thôn
SKX/ONT 0,1 0 -0,1
3.3
Mặt nước chuyên dùng
chuyển sang đất ở tại
đô thị
MNC/ODT 0,63 0 -0,63
3.4
Đất xây dựng trụ sở cơ
quan chuyển sang đất ở
tại nông thôn
TSC/ONT 1,73 0 -1,73
3.5
Đất xây dựng công trình
sự nghiệp chuyển sang
đất ở tại nông thôn
DSN/ONT 25,37 1,07 -24,3
3.6
Đất có mục đích công
trình công cộng chuyển
sang đất ở tại nông thôn
CCC/ONT 25,3 0,62 -24,68
3.7
Đất có mục đích công
trình công cộng chuyển
sang đất ở tại đô thị
CCC/ODT 0,23 0,51 0,28
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Bình)
Qua bảng trên ta thấy:
- Diện tích kế hoạch sử dụng đất đất nông nghiệp chuyển sang đất phi
nông nghiệp là 752,65 ha, kết quả thực hiện chuyển mục đích từ đất nông
nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp giai đoạn (2011-2017) là 25,35 ha,
chiếm 3,37% so với kế hoạch. Điều đó chứng tỏ công tác chỉ đạo thực hiện và
kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
thành phố Thái Bình chưa được chú trọng, quan tâm.
61
- Diện tích kế hoạch sử dụng đất đất phi nông nghiệp không phải là
đất ở chuyển sang đất ở là 35,32 ha, kết quả thực hiện Đất phi nông nghiệp
không phải là đất ở chuyển sang đất ở giai đoạn (2011-2017) là 2,41 ha,
chiếm 6,82% so với kế hoạch. Điều đó chứng tỏ việc triển khai thực hiện dự
án còn thấp và xây dựng kế hoạch chưa sát với thực tế.
3.4.3. Đánh giá tình hình chuyển mục đích sử dụng đất chưa sử dụng giai
đoạn 2011-2017
Theo Kế hoạch sử dụng đất năm 2017, diện tích đất chưa sử dụng sẽ
giảm 10,70 ha để chuyển sang các mục đích phát triển kinh tế, xã hội, cụ thể:
- Chuyển sang đất thương mại và dịch vụ là 0,9 ha.
- Chuyển sang đất phát triển hạ tầng là 3,22 ha, trong đó: chuyển sang
đất giao thông là 1,5 ha, đất thủy lợi là 1,40 ha, đất xây dựng cơ sở y tế là
0,25 ha, đất xây dựng cơ sở giáo dục là 0,07 ha.
- Chuyển sang đất ở đô thị 2,32 ha.
- Chuyển sang đất ở tại nông thôn là 1,81 ha.
- Chuyển sang đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
là 1,21 ha
- Chuyển sang đất sinh hoạt cộng đồng 0,24 ha.
- Chuyển sang đất khu vui chơi, giải trí công cộng là 1,0 ha.
Như vậy, đến năm 2017 diện tích đất chưa sử dụng của thành phố còn
18,18 ha. Thực tế, kết quả chuyển mục đích đất bằng chưa sử dụng:
- Chuyển sang đất ở là 0,11 ha.
- Chuyển sang đất quốc phòng là 0,01 ha.
- Chuyển sang đất sản xuất kinh doanh là 0,21 ha.
- Chuyển sang đất có mục đích công cộng là 1,06 ha.
Như vậy, đến năm 2017, diện tích chuyển mục đích đất chưa sử dụng là
1,39 ha, thấp hơn so với kế hoạch 9,31 ha, chiếm 13% so với kế hoạch. Điều
đó chứng tỏ công tác chỉ đạo thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất từ
62
đất bằng chưa sử dụng sang loại đất khác tại thành phố Thái Bình chưa được
chú trọng, quan tâm, chưa đầu tư kinh phí hỗ trợ để người sử dụng đất khai
thác quỹ đất này vào sử dụng.
3.4.4. Đánh giá tình hình thực hiện các công trình dự án
Với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể hóa các chủ trương của
tỉnh và Thành phố, công tác quy hoạch xây dựng được triển khai thực hiện,
đạt nhiều kết quả. Các đồ án quy hoạch, từ quy hoạch phân khu đến quy
hoạch chi tiết xây dựng các công trình đã định hướng rõ các khu chức năng
của đô thị, đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng công trình, phát triển hệ thống hạ
tầng đô thị. Trong đó, phải kể đến các quy hoạch quan trọng: Quy hoạch chi
tiết xây dựng các khu đất ở mới để giao đất 5% bảo đảm an sinh xã hội; Quy
hoạch đất sản xuất kinh doanh, đất thương mại dịch vụ phục vụ cho sự phát
triển kinh tế của thành phố; Quy hoạch khu đô thị phía Nam thành phố; Quy
hoạch khu dân cư mới xã Vũ Phúc; Quy hoạch khu trung tâm y tế của tỉnh tại
phường Trần Lãm... làm cơ sở để phát triển đô thị, hoàn thiện hệ thống giao
thông và tạo cảnh quan đô thị. Trường học trong địa bàn thành phố được mở
rộng, công tác giáo dục được chú trọng
5 năm qua, các công trình hạ tầng đô thị thành phố Thái Bình đã được
triển khai rộng khắp, từ các công trình giao thông như đường vành đai phía
Nam, đường Võ Nguyên Giáp, cầu vượt sông Trà Lý, cầu Sam, cầu Kỳ Đồng
đến các công trình văn hóa, xã hội, các trường học, nhà văn hóa, trạm y tế ở
các phường, xã. Những công trình công cộng như công viên Kỳ Bá, Quảng
trường Thái Bình hay công trình vệ sinh môi trường như dự án thu gom và xử
lý nước thải cũng được Thành phố quan tâm đầu tư xây dựng. Tổng mức đầu
tư của các dự án do Thành phố thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt
2.464 tỷ đồng, hơn 100 công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Bên cạnh những công trìnhđã được hoàn thành vẫn còn những công
trình chưa được thực hiện, đề ra mục tiêu phải hoàn thành trong kỳ cuối kỳ
63
quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch các hồ điều hòa trong khu đô thị. Nguyên
nhân là do thiếu vốn đầu tư, công tác thu hồi đất còn gặp nhiều khó khăn nên
làm chậm tiến độ các dựán. Những dựán phục vụ cộng đồng cần được quan
tâm triển khai phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thành phố
Thái Bình.
(Bảng danh mục các công trình dự án tại phục lục).
3.4.3. Những tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của thành phố Thái Bình và bài học kinh nghiệm
3.4.3.1. Những tồn tại
- Một số chỉ tiêu sử dụng đất chưa đạt kết quả như kế hoạch đề ra, đặc
biệt làđất phi nông nghiệp: đấtở, đất quốc phòng, an ninh, đất sử dụng vào
mục đích công cộng,
- Chất lượng một số đồ án quy hoạch ở thành phố còn thiếu tầm nhìn dài
hạn, chưa thực hiện vai trò định hướng và đảm bảo tính đồng bộ trong quá
trình xây dựng, cải tạo và chỉnh trang đô thị. Nhiều đồ án còn thiếu sự kết hợp
phát triển của các công trình xây dựng với công hạ tầng kỹ thuật. Tình trạng
này đã gây ra nhiều bất cập cho đô thị.
- Một số đồ án quy hoạch chất lượng còn thấp, đánh giá thực trạng chưa
sát, dự báo xu thế phát triển chưa phù hợp. Công tác thực hiện quy hoạch kỳ
trước chưa tính hết khả năng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
- Tiến độ thực hiện quy hoạch còn chậm, một số dự án triển khai việc
đền bù giải phóng mặt bằng còn khó khăn. Một số đồ án do nghiên cứu, khảo
sát chưa kỹ nên quy hoạch phải điều chỉnh đã gây lãng phí tốn kém. Việc
công khai dân chủ quy hoạch xây dựng còn hạn chế do vậy khi triển khai thực
hiện quy hoạch còn một số ý kiến thắc mắc. Tình trạng một số tổ chức, cá
nhân làm lấn, làm trái như: bê tông hóa lấn át cây xanh, mặt nước ao hồ, khi
xây dựng không chấp hành quy định, thực không theo giấy phép xây dựng, tự
cơi nới lấn chiếm vi phạm quy hoạch dẫn đến phá vỡ kiến trúc cảnh quan đô
64
thị, xử lý chưa kịp thời, thiếu kiên quyết; vấn đề môi trường, hệ thống thoát
nước, quy hoạch các chợ, quy hoạch nhà văn hóa... vẫn đang là bức xúc ở một
số khu dân cư.
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên trong quá trình xây dựng có nhiều công
trình xây dựng, dự án đầu tư phát sinh không nằm trong quy hoạch.
- Việc công khai quy hoạch xây dựng và cung cấp thông tin về quy
hoạch xây dựng chưa kịp thời, thương xuyên và rộng rãi. Thông tin của một
số đồ án chưa được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì thế, một
số tổ chức và cá nhân còn chưa nắm được các thông tin về đồ án quy hoạch
xây dựng, nhiều nhà đầu tư chưa được cung cấp đò án quy hoạch phân khu tỷ
lệ 1/2000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, chưa được hướng dẫn chi tiết các
quy định về quy hoạch, kiến trúc đô thị và các quy định liên quan đến nhu cầu
lập dự án đầu tư xây dựng.
- Sự phối hợp giữa Thành phố và các sở, ngành chuyên môn trong công
tác lập và quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ. Cán bộ làm công tác quy hoạch,
quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đô thị còn nhiều hạn chế về
chuyên môn, nghiệp vụ...
- Công tác kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch xây dựng chưa được
phát huy hiệu quả. Chế tài xử lý đối với những trường hợp vi phạm còn hạn
chế, thiếu tính răn đe. Từ thiếu sót này mà nhiều trường hợp xây dựng sai quy
hoạch vẫn còn tái diễn như bê tông hóa lấn lướt cây xanh, xây dựng không
theo giấy phép, tự cơi nới vi phạm quy hoạch dẫn đến phá vỡ kiến trúc, cảnh
quan đô thị. ..
- Việc thực hiện các công trình hạng mục còn phụ thuộc vào vốn đầu tư.
Các công trình quy hoạch không được thực hiện phần lớn là do không có vốn
đầu tư hoặc phương án quy hoạch không có tính khả thi.
3.4.3.2. Nguyên nhân
- Ý thức về quy hoạch, xây dựng theo quy hoạch chưa được nhất quán và
thường trực trong các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ chế quản lý chưa
65
nghiêm. Các vi phạm xây dựng đô thị chưa được xử lý kịp thời và thiếu kiên
quyếtCòn tình trạng nể nang, né tránh hoặc bỏ qua đối với các vi phạm.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác của cán bộ trực
tiếp làm công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị ở một số đơn vị còn hạn
chế, dẫn đến lúng túng trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.
- Công tác tham mưu, phối hợp, đôn đốc kiểm tra, xử lý vi phạm của các
phòng ban, đơn vị và chính quyền địa phương chưa thật sự hiệu quả.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa sâu rộng và đạt
hiệu quả như mong muốn. Một số xã, phường chưa huy động được cả hệ thống
chính trị lẫn nhân dân địa phương cùng tham gia vào hoạt động quản lý này.
- Ý thức của một bộ phận người dân trong việc chấp hành các quy định
của pháp luật trong hoạt động xây dựng chưa cao, cộng đồng dân cư chưa
phát huy vai trò giữ gìn kiến trúc cảnh quan đô thị.
* Bài học kinh nghiệm
Từ kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất có thể rút ra bài học kinh
nghiệm cho những kỳ quy hoạch tiếp theo như sau:
+ Quy hoạch sử dụng đất luôn phải gắn bó mật thiết với định hướng phát
triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời phải dựa trên cơ sở điều tra, dự
báo nhu cầu sử dụng đất và phân bổ đất cho các ngành một cách hợp lý, đảm
bảo tính khả thi khi thực hiện quy hoạch.
+ Quy hoạch sử dụng đất cần phải được phối hợp đồng bộ với quy hoạch
khác như: quy hoạch cơ sở hạ tầng (quy hoạch hệ thống giao thông, quy hoạch
hệ thống thuỷ lợi, quy hoạch hệ thống mạng lưới điện), quy hoạch cây trồng
vật nuôi, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm có một phương án
quy hoạch sử dụng đất tốt nhất phù hợp với thực tế của địa phương.
+ Thực hiện quy hoạch sử dụng đất cần phải kết hợp với việc thực hiện
các chính sách kinh tế xã hội của địa phương như chính sách dân số - kế
66
hoạch hoá gia đình, chính sách vốn, chính sách đầu tư, chính sách đất đai,
chính sách khoa học kỹ thuật, chính sách thị trường, chính sách xã hội.
3.5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUY
HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THÀNH PHỐ THÁI
BÌNHĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG TRÊN
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.5.1. Đánh giá những tác động về kinh tế
Dựa trên sự đánh giá những thuận lợi củađiều kiện tự nhiên thành phố
Thái Bình, quy hoạch sử dụng đất thành phố Thái Bình đến năm 2020 được
đề ra nhằmđảm bảo sự phát triểnổn định, hài hòa và cân đối giữa các thành
phần kinh tế. Kết quả nền kinh tế của thành phốđã tăng trưởng rõ rệt, bình
quân hàng năm từ năm 2015 – 2017 đạt 10,52%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tích cực:Công nghiệp - xây dựng 68,7%, thương mại - dịch
vụ 28,1%, nông nghiệp - thuỷ sản 3,2%. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
năm 2017 ước tính tăng 11,0% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng
của năm nay cao hơn mức tăng 10,06% của cùng kỳ năm 2016.
Bảng 3.13.Cơ cấu kinh tế ngành kinh tế các năm 2011 – 2017
( Đơn vị tính: %)
(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình)
Qua bảng trên nhận thấy cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tăng ngành
công nghiệp – xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông
nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng năm 2017 tăng 1,4% so với
năm 2015, và tăng 1,6% so với năm 2011. Tỷ trọng ngành thương mại - dịch
Năm
Công nghiệp–xây
dựng (%)
Thương mại-dịch
vụ (%)
Nông nghiệp - Thủy
sản (%)
2011 68,6 24,8 6,6
2015 68.8 26,6 4,6
2017 70,2 27,3 2,5
67
vụ năm 2017 tăng 0,7% so với năm 2015, và tăng 2,5% so với năm 2011. Tỷ
trọng ngành nông nghiệp - thủy sản năm 2017 giảm 2,1% so với năm 2015,
và giảm 4,1% so với năm 2011.
Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Thái Bình đã
có tác động to lớn tới nền kinh tế thành phố. Sự tác động đó được thể hiện qua
các bảng thể hiện giá trị sản xuất các ngành như sau:
a) Công nghiêp – xây dựng
Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng có xu hướng tăng, giá trị sản xuất
ngành cũng tăng qua các năm:
Bảng 3.14. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2011 Năm 2015 Năm 2017
TỔNG SỐ 15,514.0 19,346.1 24,415.2
Kinh tế Nhà nước 803.4 914.8 1,095.4
Kinh tế ngoài Nhà nước 10,820.5 13,810.8 17,509.3
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3,890.1 4,620.5 5,810.5
(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình)
Những chính sách hợp lý thu hút vốn đầu tư tại thành phố Thái Bình
được đề ra, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu trung tâm thương
mại, dịch vụ.. đã phát huy được thế mạnh, đóng góp vào doanh thu ngân sách
nhà nước. Tháng 12 năm 2017, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân
sách Nhà nước do tỉnh quản lý ước đạt 326 tỷ đồng, bằng 71,5% so với cùng
kỳ năm 2016. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước gần 167 tỷ
đồng, giảm 34% so với cùng kỳ; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện thực
68
hiện trên 75 tỷ đồng, giảm 10%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã thực hiện
hơn 84 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước.
Sự phát triển của các KCN đã tạo việc làm cho gần 40.000 lao động trên
địa bàn thành phố và các huyện lân cận.
Cùng với đó, thành phố còn chú trọng duy trì phát triển nghề truyền
thống, trong số 10 làng nghề hiện 2 làng nghề không còn hoạt động, còn lại có
một số làng nghề phát triển mạnh như làng nghề chế biến gỗ Đông Hải (xã Vũ
Chính), làng nghề chế biến lương thực Nam Thọ (xã Đông Thọ). Giá trị sản
xuất của làng nghề đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trên địa
bàn. Năm 2017, giá trị sản xuất của làng nghề ước đạt 120 tỷ đồng, giải quyết
việc làm cho hơn 2.000 lao động.Bên cạnh những mặt đạt được, thành phố
cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế trong phát triển công nghiệp như công tác
đền bù, giải phóng mặt bằng dẫn tới nhiều dự án triển khai chậm. Ngành công
nghiệp hỗ trợ mới phát triển nên còn yếu, số lượng doanh nghiệp phát triển
còn chậm, số lượng sản phẩm, quy mô doanh nghiệp nhỏ, vốn đầu tư ít dẫn
đến năng lực cạnh tranh yếu, chưa có sản phẩm chủ lực mang lại giá trị kinh
tế cao. Lực lượng lao động tuy nhiều song chất lượng nguồn nhân lực còn hạn
chế, thiếu lao động giỏi, có trình độ chuyên môn chuyên ngành kỹ thuật cao.
Hệ thống giao thông được chú trọng. Nhiêù tuyến đường mới được mở
ra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương buôn bán giữa các vùng, góp
phần tăng trưởng kinh tế của toàn thành phố. Ngành vận tải hành khách rất
phát triển. Doanh thu vận tải hành khách năm 2017 ước đạt trên 246,5 tỷ đồng
tăng trên 8,3% so với cùng kỳ năm trước; số lượt khách vận chuyển ước đạt
trên 8,9 triệu người tăng 9,4% so với cùng kỳ.
b) Thương mại - dịch vụ
Cơ cấu kinh tế ngành thương mại dịch vụ của thành phố năm 2017 là
28,1% cơ bản phát triển dápứng nhu cầu tiêu dung của người dân.
69
Bảng 3.15. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng xã hội
Đơn vị: Tỷ đồng
Doanh thu Năm 2011 Năm 2015 Năm 2017
TỔNG SỐ 6,363.3 8,139.7 10,183.1
1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 5,153.5 6,664.6 8,421.0
2. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 880.0 1,005.0 1187.2
3. Doanh thu dịch vụ khác 329.8 470.1 574,9
(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình)
Doanh số bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm
2017 tăng 2,043.4 tỷ đồng so với năm 2015, và tăng 3,819.8 tỷ đồng so với
năm 2011. Điều đó cho thấy tổng mức bán lẻ hoàng hóa và dịch vụ diễn ra sôi
động. Các sản phẩm hàng hóa phong phú đa dạng.
Trong những năm gần đây hoạt động thương mại của Thành phố luôn
phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố
được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy các loại hình kinh doanh
thương mại và dịch vụ thương mại. Hệ thống chợ, siêu thị và trung tâm
thương mại thành phố với chất lượng hạ tầng tốt, đã và đang đáp ứng đầy đủ
nhu cầu mua sắm của người dân. Hiện nay thành phố có 18 chợ đang hoạt
động, trong đó có 6 chợ đã xây dựng theo mô hình BOT và hoạt động liên tục
cả ngày. Một số chợ có cơ sở kinh doanh với số lượng lớn như Chợ Bo, Chợ
Đề Thám, Chợ Bồ Xuyên, Quang Trung, Hải sản, Lạc Đạo. Dự ước số lượng
cơ sở hoạt động khu vực chợ là trên 3.000 cơ sở với doanh thu bán lẻ, có 12
siêu thị lớn: siêu thị Victory,Viettel, HiPT, Nano, Minh Hoa, Thế giới di
động, Siêu thị điện máy HC, Siêu thị điện máy Trần Anh.., có 5 trung tâm
70
thương mại hoạt động có hiệu quả như Vincom với hơn 10 chuỗi cửa hàng
tiện ích Vinmark, TTTM Thiên Trường,
c) Nông nghiệp – Thủy sản
Quy hoạch sử dụng đất thành phố Thái Bình với xu hướng giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp - thủy sảnđã có sự tác động tới ngành kinh tếđó là
diện tích sử dụng đất nông nghiệp - thủy sản ngày càng được thu nhỏ. Tuy
nhiên không vì thế mà giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thủy sản giảmđi
mà ngược lại còn có sự tăng lên rõ rệt.
Bảng 3.16. Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Tổng số Nông nghiệp Thủy sản
Năm 2011 913.0 844.4 68.6
Năm 2015 872.8 794.8 78.0
Năm 2017 953.1 869.1 84.0
(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình)
Diện tích đất ngày nông nghiệp - thủy sản ngày càng bị thu hẹp mà vẫn
phảiđáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng cho nhân dân đã đề ra thách
thức to lớn cho thành phố Thái Bình.
Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn được quy hoạch và
xây dựng nhiều cánh đồng mẫu theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Đã nghiên cứu, khảo nghiệm, đưa nhiều giống mới có năng
suất cao, chất lượng tốt, kháng chịu sâu bệnh vào sản xuất, thay thế dần các
giống cũ; diện tích lúa dài ngày được chuyển sang gieo cấy các giống lúa
ngắn ngày có năng suất, chất lượng, giá trị cao; việc dồn điền đổi thửa gắn với
chỉnh trang đồng ruộng đã tạo điều kiện để đưa cơ giới hóa vào hầu hết các
khâu sản xuất; ứng dụng, cải tiến các biện pháp canh tác, tăng năng suất lao
động; tập trung tăng cường cơ sở vật chất cho vùng sản xuất theo tiêu chí
71
cánh đồng mẫu; đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng chuyên
môn hóa và hợp tác hóa.
Bảng 3.17. Sản lượng một số cây hàng năm
Đơn vị tính: Tấn
Năm Lúa Ngô Khoai lang Lạc Đậu tương
Năm 2011 63.84 47.55 102.1 25.8 22.9
Năm 2015 62.98 52.5 104 27.5 25
Năm 2017 56.3 54.26 115.78 28.91 24.37
(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình)
Bảng 3.18. Sản lượng một số cây lâu năm
Đơn vị tính: Tấn
Năm Chuối Xoài Cam, quýt Nhãn
Vải, chôm
chôm
Năm 2011 2246.0 29.0 14.8 110.4 362.6
Năm 2015 2310.0 29.6 12.8 130.2 306.0
Năm 2017 1 955.0 38.0 114.0 138.0 308.0
(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình)
Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản đến năm 2017 đạt 952,93 tỷ
đồng, bình quân đạt trên 277 triệu đồng/ha/năm. Sản lượng trồng lúa trên
145,8 tấn thóc/năm. Nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành được cân đối, ổn
định diện tích đất trồng lúa, cây lâu năm, Thực hiện việc đồn điền đổi thửa
làm cho người dân bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý.
Bảng 3.19. Sản lượng gia súc và gia cầm
Đơn vị tính: Nghìn con
Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm
Năm 2011 0.3 1.5 40.0 387
Năm 2015 0.2 0.7 33.65 389.8
Năm 2017 0.2 0.745 31.678 456.0
(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình)
72
Chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng gia trại, trang trại quy mô lớn,
công nghệ hiện đại. Hiện nay, toàn thành phố có 748 gia trại chăn nuôi, tổng
sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng đạt 8,117.6 tấn/năm.
3.5.2. Đánh giá những tác động về xã hội
Phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Thái Bình đến năm 2020 có
nhiều tác động tích cực đến đời sống, xã hội của đại bộ phận người dân sinh
sống trên địa bàn thành phố, nền kinh tế có sự tăng trưởng nhanh chóng, mức
sống của người dân cũng tăng lên. Nhiều khu công nghiệp đươc xây dựng thu
hút lớn nguồn lao động.
Bảng 3.20. Tình hình biến động dân số và lao động qua các năm
tại Thành phố Thái Bình
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2015 Năm 2017
Tổng số dân Người 185,427 186,844 187,188
Tỷ lệ phát triển DSTN % 1.18 1.07 1.01
Biến động dân số
Số sinh Người 3031 2957 2934
Số tử Người 809 890 940
Tỷ lệ sinh % 1.61 1,58 1.47
Tỷ lệ tử % 0.43 0.48 0.46
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình)
Số người trong độ tuổi và ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn có khả năng
lao động là 152.420 người (trong đó độ lao động là 110.410 người chiếm
53,99% dân số). Tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là
68.900 người, chiếm 62,4% tổng lao động (trong đó lao động phi nông nghiệp
là 81,7%, nông nghiệp là 18,3%). Nhiều khu công nghiệp được xây dựng với
hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại yêu cầu chất lượng có tay nghề. Hàng
năm thành phố chú trọng đến công tác tuyển sinh đào tạo nghề, hướng nghiệp,
73
dạy nghề, gửi con em đi đào tạo các lớp công nhân kỹ thuật. Năm 2017, cả
thành phố đạt tỷ lệ 67,5% lao động đã qua đào tạo.
Cơ sở hạ tầng thành phố Thái Bình cũng có sự thay đổi rõ rệt. Việc xây
dựng các khu ở, khu trung tâm và dịch vụ công cộng, khu nghỉ ngơi, giải trí,
cũng như việc đi lại giao tiếp của người dântạo môi trường sống, môi trường
cảnh quan trong sạch đẹp, an toàn, tạo mối liên hệ giữa con người và thiên
nhiên thân thiện, tạo điều kiện hiện đại hóa cuộc sống của người dân, phục vụ
con người phát triển một cách toàn diện. Trên địa bàn thành phố có các di tích
với kiến trúc hoa văn cổ xưa mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa của nền văn
minh lúa nước vùng châu thổ sông Hồng như: chùa Đoan Túc (phường Tiền
Phong), chùa Bồ (phường Bồ Xuyên), đền Quan (phường Hoàng Diệu), đền
Cả (phường Trần Lãm), miếu vua Lẫm, đình Hiệp Trung (xã Đông Hòa), đình
Đại Lai, đình Thắng Cựu (xã Phú Xuân)
Thái Bình có Nhà hát Chèo Thái Bình, có Nhà hát cải lương, Đoàn ca
múa nhạc, Nhà bảo tàng, Trung tâm thông tin triển lãm, Thư viện khoa học
tỉnh. Bảo tàng Thái Bình là một trong những Bảo tàng lớn nhất của cả nước...
Công tác y tế, giáo dục được chú trọng. Các bệnh viện lớn được xây
dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe của người dân. Trên địa bàn thành phố
có các cơ cở y tế cấp tỉnh như: Bệnh viện Đa khoa Tỉnh; bệnh viện Phụ sản
Thái Bình, bệnh viện Lao phổi Thái Bình, bệnh viện Tâm thần, bệnh viên
Nhi, bệnh viện Mắt, bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi Chức năng, Bệnh viện
Đa khoa trường Đại học Y... Tổng số giường bệnh khoảng 1.200 giường.
Các cơ sở y tế cấp thành phố: Bệnh viện đa khoa Thành phố, trung tâm y
tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống bệnh xã hội, kiểm
nghiệm dược phẩm, giám định pháp y, 45 phòng khám chuyên khoa, 18 cơ sở
dịch vụ y tế, 29 phòng chuẩn trị y học cổ truyền. Tổng số giường bệnh
khoảng 60 giường.
74
Cơ sở y tế phường xã: có các trạm y tế, nằm phân tán trong các khu dân
cư. Tổng số giường bệnh khoảng 60 giường. Đến hết năm 2015 có khoảng
15/19 xã, phường hoàn thành chuẩn quốc gia về y tế (đạt 73,6%).
Về công tác giáo dục: Trên địa bàn thành phố hiện có các trường: Đại
học y Thái Bình, trường Đại học Thái Bình, trường Cao đẳng Sư phạm,
trường Cao đẳng Y tế, trường Trung học sư phạm mầm non, trường trung cấp
nghề, trường trung cấp nghề giao thông vận tải, trường trung cấp nghề số 9,
trường trung cấp nghề số 7.
Các trường Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề luôn chú trọng nâng cao
chất lượng đào tạo góp phần đáng kể trong việc đào tạo lực lượng lao động
cho tỉnh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp loại giỏi tăng, chất lượng học sinh, sinh
viên ra trường đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
Các mục tiêu về hạ tầng xã hội cơ bản đã đạt được:
– Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể
thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình HTXH khác;
– Nâng cao và đáp ứng toàn diện những nhu cầu của các hoạt động kinh
tế, góp phần nâng cao hiệu quả năng suất lao động;
– Tạo lập và phát triển hài hoà, cân đối và đồng bộ, phù hợp với sự phát
triển của các cơ cấu thành phần khác trong vùng;
– Giảm bớt sự chênh lệch trong việc cung cấp và trang bị cơ sở hạ tầng
giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng lãnh thổ;
– Đáp ứng các yêu cầu về hội nhập quốc tế và ứng phó với các tác động
của biến đổi khí hậu;
– Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ
tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm.
3.5.3. Đánh giá những tác động về môi trường
Quy hoạch sử dụng đất thành phố Thái Bình đến năm 2020 mang lại
cho thành phố Thái Bình lợi ích to lớn về kinh tế nhưng song song lại là vấn
75
đề môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Công tác bảo vệ môi trường trên địa
bàn thành phố đã được nâng lên từng bước. Đã phê duyệt các lĩnh vực, ngành
sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hạn chế đầu tư; ban hành cơ chế,
chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt theo phương pháp lò đốt để
hạn chế chôn lấp rác, đảm bảo vệ sinh môi trường; triển khai bàn giao các
công trình nước sạch thuộc vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và vốn vay
Ngân hàng thế giới cho các doanh nghiệp tư nhân quản lý để phát huy hiệu
quả. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các thủ tục về môi trường của
các dự án đầu tư; kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và xử lý vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, trong thời gian qua do tăng cường sản xuất công nghiệp, xây
dựng hạ tầng cơ sở, khai thác vàsử dụng tài nguyên để phục vụ mục đích tăng
trưởng kinh tế cùng với sự gia tăng dân số đã gây nhiều sức ép tới môi
trường.
Các nhân tố tác động đến môi trường thành phố Thái Bình:
3.5.3.a. Tác động của phát triển công nghiệp đối với môi trường
Phát triển công nghiệp đòi hỏi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu,
cụm công nghiệp đồng bộ như xây dựng: hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống
xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường. Đến nay trên địa bàn thành phố có 7
KCN/CNN đã đi vào hoạt động.
-KCN Nguyễn Đức Cảnh; diện tích 102 ha (xã Phú Xuân - phường Trần
Hưng Đạo - phường Tiền Phong)
-KCN Phúc Khánh; diện tích 200 ha (xã Phú Xuân - phường Phúc
Khánh)
-KCN Sông Trà; diện tích 250 ha (xã Tân Bình)
-KCN Gia Lễ; diện tích 85 ha (xã Đông Thọ - xã Đông Mỹ, thành phố
Thái Bình & xã Đông Dương - xã Đông Xuân)
-Trung tâm thương mại và dịch vụ Hoàng Diệu ha (phường Hoàng Diệu)
76
-CCN Phong Phú; diện tích 78 ha (phường Tiền Phong)
-CCN Trần Lãm; diện tích 9,33 ha (phường Trần Lãm)
Các KCN, các điểm sản xuất công nghiệp tập trung hiện đang là những
nguồn gây ô nhiễm cho môi trường không khí, môi trường nước của thành phố,
do nằm trong khu vực dân cư tập trung, quy hoạch hạ tầng không đồng bộ....
Ngành công nghiệp sản vật liệu xây dựng, cơ khí, thực phẩm, tiêu thụ
một lượng lớn nguồn nhiên liệu, than, dầu, khi sản xuất thải vào môi trường
một lượng lớn chất ô nhiễm nếu không được xử lý.
Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp còn chưa hợp lý, một số
khu công nghiệp, cụm công nghiệp đặt quá gần khu dân cư, không đảm bảo
khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường, sắp xếp, quy hoạch sản xuất công
nghiệp, bố trí vị trí các cơ sở sản xuất trong KCN, CCN chưa khoa học, hệ
thống xử lý chất thải tại nhiều khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu.
Việc kiểm soát ô nhiễm và thống kê lượng chất thải tại cơ sở sản xuất trong
các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ bên ngoài KCN, CCN
chưa triệt để là những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường của các
khu vực sản xuất công nghiệp tập trung.
3.5.3.b. Tác động của phát triển nông nghiệp đối với môi trường
Việc sử dụng không đúng quy trình, liều lượng hoá chất bảo vệ thực vật
và lạm dụng phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến sự tồn lưu một
lượng rất lớn hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trường và trong các sản
phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi
trường đất đặc biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người tiêu
dùng. Trong những năm gần đây lượng rơm rạ sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ
không được tận dụng mà người dân đã đốt gây ô nhiễm môi trường không khí
và sức khỏe người dân, rơm rạ ướt không đốt được đã vất bừa bãi ra các kênh
mương gây ách tắc dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước mặt.
77
Lượng chất thải (nước thải, chất thải rắn) từ quá trình chăn nuôi gia súc,
gia cầm rất lớn. Tỷ lệ chất thải trong quá trình chăn nuôi được xử lý còn rất
thấp hầu hết thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước, không
khí, ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe người nhân dân. Do hầu hết các hộ
chăn nuôi trên địa bàn thành phố đều nằm xen kẽ với khu dân cư tập trung nên
việc quy hoạch xây dựng khu chăn nuôi tập trung và nhân rộng mô hình xử lý
chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas là vô cùng cần thiết và cấp bách.
3.5.3.c. Tác động của phát triển dịch vụ tới môi trường
Sự gia tăng phát triển dịch vụ cũng gây ra tác động không nhỏ tới môi
trường nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ.
Các lĩnh vực dịch vụ như kinh doanh nhà hàng, chợ đang là nguồn gây
ra lượng lớn về chất thải rắn, nước thải sinh hoạt có BOD, kiềm cao không
qua hệ thống xử lý đã đổ ra môi trường.
Dịch vụ du lịch Việc xây dựng cơ sở lưu trú du lịch: khách sạn, khu
nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái sẽ kéo theo những tác hại: ảnh hưởng nguồn
nước, gây tiếng ồn, phá vỡ cảnh quan, tạo rác thải, nước thải. Đặc biệt, phát
thải CO2 của khách du lịch gấp 5 lần phát thải CO2 hằng năm của cư dân
trong nước công nghiệp. Bên cạnh đó, khách du lịch tiêu thụ nước tại các địa
điểm đến lớn hơn 3 - 4 lần so với cư dân địa phương.
Lượng khách du lịch trung bình tăng, tỉ lệ thuận với một số tác động của
kinh doanh lưu trú du lịch đến môi trường như: tiêu thụ tài nguyên, tạo chất
thải, phát sinh tiếng ồn, phát thải nhiệt. Tuy nhiên, ý thức BVMT của chúng
ta thực tế chỉ nằm ở mức rất thấp như: các doanh nghiệp du lịch chỉ chú ý các
biện pháp BVMT ít đầu tư nâng cao ý thức về BVMT cho khách, nhân viên;
thiếu và hiệu lực yếu về những chế tài đối với những hành vi vi phạm, xâm
hại đến môi trường..
3.5.3.d. Tác động của phát triển giao thông tới môi trường
Quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông (đường, cầu, cống,..) sẽ
kéo theo các nguy cơ về ô nhiễm bụi, ô nhiễm môi trường không khí do khí
78
thải của các phương tiện thi công, phát sinh các chất thải xây dựng và ô nhiễm
cảnh quan do quá trình xây dựng.
Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải sẽ làm phát sinh
tiếng ồn, bụi và các chất khí độc hại, tác động tới sức khỏe cộng đồng và làm
giảm sự trong lành của khí quyển. Các khí độc hại phát sinh trong quá trình
đốt nhiên liệu từ các loại xe có động cơ, đây chính là nguồn gây ô nhiễm môi
trường lớn nhất.
Về ô nhiễm không khí do bụi, khi các phương tiện lưu thông sẽ cuốn
một lượng lớn bụi đường vào không khí; ngoài ra khi hãm phanh sẽ tạo ra bụi
đá, bụi cao su và bụi sợi. Bụi và các khí thải độc dễ dàng thâm nhập vào cơ
thể qua đường hô hấp, qua da và niêm mạc mắt, miệng.
Về tiếng ồn, đây là dạng ô nhiễm phổ biến do hoạt động giao thông,
đặc biệt là ở các đô thị. Trong các nguồn sinh ra tiếng ồn ở đô thị thì các
phương tiện giao thông vận tải đóng vai trò chủ yếu: 60 - 80% bởi các nguyên
nhân sau do tiếng ồn từ động cơ, do ống xả, do rung động các bộ phận xe,
đóng cửa xe, còi xe, phanh xe, do sự tương tác giữa lốp xe và mặt đường...
Tiếng ồn gây tác hại rất lớn đến toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan thính
giác nói riêng. Tiếng ồn mạnh, thường xuyên gây nên bệnh đau đầu, chóng
mặt, cảm giác sợ hãi, bực tức vô cớ, trạng thái tâm thần bất ổn, mệt mỏi.
3.5.3.e. Tác động của phát triển hạ tầng đối với môi trường
- Ô nhiễm tiếng ồn trong xây dựng là vấn đề bị người dân phản ánh
nhiều nhất và thường xảy ra. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn tại công trường thi
công bao gồm: máy xúc, máy ủi, máy ép cọc, máy cắt.
- Bụi xây dựng chủ yếu được tạo ra bởi một số hoạt động: đào xới đất
tại công trường thi công, xử lý và vận chuyển, chôn lấp, đào đất làm đường;
vật liệu xây dựng (vôi, xi măng, cát, sỏi, gạch)
- Rác thải xây dựng chủ yếu là những nguyên vật liệu thải bỏ, bao bì
nguyên liệu xây dựng và bán thành phẩm xây dựng.
79
- Khí thải trong xây dựng có độc tính cao chủ yếu được thải ra từ vật
liệu trang trí xây dựng như: sơn phủ, sơn trang trí
- Nước thải trong xây dựng được thải ra chủ yếu từ các giếng nước
ngầm nhân tạo, nước bùn thải khi thi công móng cọc, nước thải trong quá
trình bảo dưỡng bê tông, nước thải từ thiết bị thí nghiệm thủy lực và nước thải
sinh hoạt từ các công nhân thi công
3.6. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG THỰC HIỆN QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
- Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cầnsự thống nhất
của hệ thống quy hoạch từ Trung ương đến địa phương, hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực tới các hoạt động quy hoạch đang thực hiện theo quy định của pháp
luật hiện hành.
- Phải tăng cường cồng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quy hoạch, quy
hoạch xây dựng, phải thấy được công tác quy hoạch là vấn đề chiến lược,
luôn phải đi trước một bước làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng công trình,
xây dựng đô thị mới và công tác chỉnh trang phát triển đô thị. Cần tập trung
chỉ đạo làm tốt việc dân chủ công khai quy hoạch để nhân dân biết, bàn và
tham gia ý kiến góp phần thực hiện quy hoạch có tính khả thi. Cần có sự giám
sát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước và nhân dân trong quá trình thực hiện quy
hoạch. Đồng thời phải tích cực tuyên truyền, tổ chức học tập pháp luật nhất là:
Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, làm
cho mọi người dân hiểu được nguyên tắc, thủ tục xây dựng cơ bản để thực
hiện, phải triệt để tiết kiệm đất đai và thực hiện theo đúng quy trình từ quy
hoạch chung đến quy hoạch chi tiết, giao đất, cấp giấy phép xây dựng.
- Cần sớm lập quy hoạch chi tiết đối với Thành phố và các xã, phường
để phân kỳ đầu tư cho hợp lý, có kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn; ưu
tiên bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch và những công trình hạ tầng cơ
80
sở như: hệ thống cấp thoát nước, giao thông, trường học, trung tâm văn hóa,
thể thao, y tế, các cụm công nghiệp, công viên vui chơi giải trí, hệ thống xử lý
rác thải, hệ thống các chợ; các di tích lịch sử văn hóa, trụ sở xã, phường và
các cơ quan..., có kế hoạch triển khai đặt tên phố, đánh số nhà khu đô thị mới
theo quy định.
- Giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn từ các
thành phần kinh tế và nội lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng. Tập trung đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị các trung
tâm mới, hoàn thành quy hoạch và từng bước thực hiện mô hình nông thôn
mới, quan tâm chỉ đạo; xây dựng nâng cấp các tuyến đường đến trung tâm các
xã; sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường nội thị, hệ thống chiếu sáng, trụ sở
làm việc các cơ quan, phòng, ban, ngành, xã, phường, khu công viên vui chơi
giải trí, hệ thống cây xanh,
- Nâng cao chất lượng và tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng,
thường xuyên kiểm tra trong quá trình thực hiện, phát hiện, xử lý kịp thời
những việc làm sai trái không đúng quy hoạch. Phải có sự phối hợp chặt chẽ
giữa chính quyền địa phương, chủ đầu tư để thực hiện có chất lượng, đúng
tiến độ; tăng cường công tác giám sát, phối hợp chặt chẽ giữa giám sát, tư vấn
thiết kế và chủ đầu tư, khi cần phải điều chỉnh quy hoạch phải thực hiện đúng
quy trình đề ra. Xây dựng và triển khai thực hiện đầy đủ các quy chế, quy
định về quản lý quy hoạch, quản lý kiến trúc, quản lý xây dựng và bổ xung
Quy chế quản lý đô thị... Các quy chế, quy định này cần được tuyên truyền,
phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân hiểu và thực hiện theo đúng quy
định và kịp thời bổ sung những vấn đề mới phát sinh và vướng mắc để quy
chế, quy định ngày càng hoàn thiện hơn.
- Tăng cường hoạt động của đội Thanh tra xây dựng và Quản lý trật tự
đô thị, tổ quản lý trật tự đô thị các phường, xã. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch xây dựng,
81
quản lý đô thị tiến tới thành lập Phòng Quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị
theo quy mô đô thị loại II. Đổi mới và tăng cường công tác cải cách hành
chính, giảm bớt những thủ tục phiền hà trong quá trình lập, thẩm định, phê
duyệt quy hoạch, cấp phép xây dựng. Thực hiện tốt cơ chế một cửa, nâng cao
chất lượng hiệu quả của bộ phận một cửa liên thông, bảo đảm công tác quy
hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị của Thành phố đi vào nền nếp,
có hiệu quả.
82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thực hiện quy hoạch sử dụng đất là việc tiến hành các biện pháp kinh tế,
kỹ thuật, pháp chế của Nhà nước để tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có
hiệu quả, thông qua việc phân phối quỹ đất vốn có nhằm tạo điều kiện nâng
cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Thực hiện được
phương án QHSDĐ có nghĩa là đã giải được bài toán quản lý sử dụng đất tiết
kiệm, hiệu quả.
Thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2017
thành phố Thái Bình đã đạt được kết quả như sau:
- Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hạch sử dụng đất:
+ Nhóm đất nông nghiệp: Kết quả thực hiện đạt được 131,63% so với
phương án quy hoạch, cao hơn phương án quy hoạch 826,34 ha. Vượt kế
hoạch 31,63%
+ Nhóm đất phi nông nghiệp: Kết quả thực hiện phương án quy hoạch
chỉ đạt 80,53% kế hoạch đề ra, với diện tích thực hiện là 3.364,1 ha.
+ Nhóm đất chưa sử dụng: Kết quả thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử
dụng vào sử dụng thực hiện được 156,2% so với phương án quy hoạch, cao
hơn phương án quy hoạch 11,19 ha. Vượt kế hoạch 56,2%.
-Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất:
+ Diện tích kế hoạch sử dụng đất đất nông nghiệp chuyển sang đất phi
nông nghiệp là 752,65 ha, kết quả thực hiện chuyển mục đích từ đất nông
nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp giai đoạn (2011-2017) là 25,35 ha,
chiếm 3,37% so với kế hoạch.
+ Diện tích kế hoạch sử dụng đất đất phi nông nghiệp không phải là đất
ở chuyển sang đất ở là 35,32 ha, kết quả thực hiện Đất phi nông nghiệp không
phải là đất ở chuyển sang đất ở giai đoạn (2011-2017) là 2,41 ha, chiếm
6,82% so với kế hoạch.
83
- Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất chưa sử dụng: Diện tích
chuyển mục đích đất chưa sử dụng là 1,39 ha, thấp hơn so với kế hoạch 9,31
ha, chiếm 13% so với kế hoạch.
- Kết quả hoàn thành xây dựng các công trình dựán:
+ Dựán có trong quy hoạch, kế hoạch đã được thực hiện xong đến năm
2017: 106 công trình.
+ Dựán có trong quy hoạch, kế hoạch chưa được thực hiện trong kỳ quy
hoạch: 69 công trình.
+ Công trình không có trong quy hoạch nhưng vẫn được thực hiện: 3
công trình.
Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2017 đã có sự tác
động đến thành phố Thái Bình trên các phương diện:
-Tác động đến nền kinh tế: Tăng tỷ trọng ngànhcông nghiệp – xây dựng,
giảm tỷ trọng thương mại - dịch vụ và ngành nông nghiệp - thủy sản. Giá trị
sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt 24,415.2 tỷ đồng, giá trị ngành
nông nghiệp - thủy sản đạt 953.1 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 10,183.1 tỷ đồng.
- Tác động đến xã hội:
+ Công tác giải quyết việc làm, giáo dục, y tế, văn hóa được chú trọng.
+ Phát triển xây dựng các cơ sở hạ tầng thành phố: khu nhàở, khu dịch
vụ công cộng, khu vui chơi giải trí,
- Tác động đến môi trường: Sức ép của quá trình đô thị hóa và ngành
công nghiệp, xây dựng cùng với sự gia tăng dân sốđã gây sức ép tới môi
trường. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ngày càng trầm trọng bởi
hoạt động sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải rắnđô thị,
chất thải công nghiệp, chất thải y tế,...
Trên cơ sở phân tích tổng hợp các số liệu của các chương trên, đã đề
xuất các giải pháp trong thực hiện quy hoạch sử dụng đấtđến năm 2020 của
thành phố Thái Bình.
84
2. Kiến nghị
Để cho việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai các giai đoạn sau được
thực hiện tốt hơn, đảm bảo sự phát triển kinh tế -xã hội và nhu cầu sử dụng
đất của nhân dân, tôi có một số kiến nghị như sau:
- Đảng ủy, UBND, HĐND thành phố cần có biện pháp tích cực trong
việc đầu tư vốn, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ, chuyển
dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, cải tạo đất và công tác thủy lợi, từng bước đưa
diện tích đất chưa sử dụng vào cải tạo khai thác và sử dụng có hiệu quả như
trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trồng rừng phủ xanh đất trống
đồi núi trọc.
- Bên cạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, để phát triển sản xuất,
thành phố cần có những biện pháp bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh
thái, môi trường nước, môi trường không khí góp phần đảm bảo an toàn
môi trường sinh thái.
- Các cấp chính quyền thành phố cần có các biện pháp đối với vấn đề
giảm tỷ lệ phát triển dân số. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cần phân tích những thuận lợi, khó khăn, rút ra kinh nghiệm nhằm
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tốt hơn. Tránh tình trạng
nhiều công trình hạng mục kéo dài nhiều năm không thực hiện mà không có
biện pháp khắc phục.
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. FAO (1993), Hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Roma
2. Lương Văn Hinh (2003), Quy họach sử dụng đất đai.
3. Nguyễn Hữu Ngữ (2010), Quy hoạch sử dụng đất đai.
4. Nguyễn Tất Âu (2011), Luận văn thạc sĩ Đánh giá kết quả thực hiện quy
hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2010.
5. Nguyễn Thảo ( 2013), Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới.
6. Nguyễn Thị Kim Ngân (2015), Công tác quy hoạch, kế họạch sử dụng đất
ở nước ta.
7. Phùng Văn Hảo (2011), Luận văn Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch
sử dụng đất đai tại huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010. 5.
Quốc hội (1993). Luật đất đai năm 1993, NXB chính trị Quốc gia
8. Quốc hội (2003). Luật đất đai năm 2003, NXB chính trị Quốc gia
9. Quốc hội (2013). Luật đất đai năm 2013, NXB chính trị Quốc gia
10. UBND thành phố Thái Bình (2011), Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) - thành phố Thái
Bình - tỉnh Thái Bình".
11. UBND thành phố Thái Bình (2016), Kế hoạch bảo vệ môi trường thành
phố Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020.
12. UBND thành phố Thái Bình (2015), Kết quả kiểm kê đất đai năm 2014
thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
13. UBND thành phố Thái Bình (2015), Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đến
năm 2014 thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
14. UBND thành phố Thái Bình (2015), Báo cáo Kết quả thống kê đất đai
năm 2015 thành phố Thái Bình.
15. UBND thành phố Thái Bình (2016), Báo cáo Kết quả thống kê đất đai
năm 2016 thành phố Thái Bình.
86
16. UBND thành phố Thái Bình (2017), Báo cáo Kết quả thống kê đất đai
năm 2017 thành phố Thái Bình.
17. UBND thành phố Thái Bình (2017), Niên giám thông kê năm 2017 thành
phố Thái Bình.
18. UBND thành phố Thái Bình (2017), Báo cáo Tình hình thực hiện trách
nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố Thái Bình
từ 2015 đến nay.
19. UBND thành phố Thái Bình (2017), Báo cáo Đánh giá thực trạng và định
hướng phát triển nguồn nhân lực của ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố
Thái Bình.
19. Võ Tử Can (2004), Báo cáo “Phương pháp luận cơ bản về quy hoạch sử
dụng đất đai”.
Tiếng Anh
20. Committee on Fisheries (COFI)/Food and Agriculture Organization
(FAO) (1991), Fisheries Report - R459 - Report of the Nineteenth Session of
the Committee on Fisheries, Rome.
21. Miguel.A.Altieri (2004) Genentic engineering in agriculture. The Myths,
Environmental Risks, and Alternatives
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngan_3437_2085167.pdf