Các dịch vụ thư viện gồm có:
1. Tra cứu tìm tin đơn giản : Tìm trong các CSDL của Thư viện; Tra cứu
tìm tin phức tạp : Tìm trong các CSDL ngoài Thư viện; Tóm tắt thông
tin: Tóm tắt thông tin tài liệu theo yêu cầu của độc giả; Cung cấp toàn
văn tài liệu : Cung cấp toàn văn tài liệu theo yêu cầu của đọc giả;
2. Lướt tin : Tìm lướt thông tin theo chủ đề trên các báo, tạp chí (ở dạng
giấy) cụ thể theo yêu cầu của đọc giả.
3. Biên soạn tổng mục lục tạp chí và thư mục chuyên đề: Biên soạn tổng
mục lục tạp chí và thư mục chuyên đề theo yêu cầu của đọc giả.
4. Sao chụp, scan : Photo, scan tài liệu hình ảnh theo yêu cầu của người
sử dụng dịch vụ; In ấn: In trắng đen, in màu các khổ.
5. Chuyển dạng tài liệu : chuyển dạng các dạng tài liệu, cũng như các phần
mền ứng dụng
6. Sử dụng trang thiết bị thư viện: Máy tín của thư viện điện tử.
114 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện trường đại học Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át huy, nâng cao hơn nữa yếu tố này. Thư viện số có số điểm
như sau: Sách, tài liệu được sắp xếp gọn gàng, hợp lý (điểm trung bình 3,66),
Phòng đọc, phòng họp nhóm rộng rãi thoáng mát (điểm trung bình 3,72), Thiết bị
phục vụ thủ tục mượn trả sách hoạt động tốt (điểm trung bình 3,76), Trang phục
nhân viên thư viện rất gọn gàng, lịch sự (điểm trung bình 3,67).
Tuy nhiên, xét về không gian mở cũng như việc kết hợp các sản phẩm nghệ
thuật để đem đến hứng thú trong học tập cho sinh viên thì chưa có nhiều, không
gian vui chơi trong thư viện cần cải thiện để thư viện có nhiều hoạt động sinh
hoạt hơn. Muốn được như vậy thì nhà quản lý thư viện phải đầu tư cơ sở vật chất
nhiều hơn nữa. Bởi vì trong lúc học tập sinh viên cần có thời gian để thư giãn,
nghỉ ngơi, thời gian đó không dài nhưng cũng đủ giúp sinh viên tái tạo lại năng
lượng. Khi đó, cơ sở vật chất của thư viện phải rộng rãi, thoáng mát sạch sẽ, phải
có phòng học nhóm, có các khu vực khác nhau, khu vực có thể trao đổi, khu vực
cần sự yên tĩnh, khu vực để sinh viên thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật, phải đầy đủ
các bộ phận của thư viện hiện đại nhằm hướng đến việc cung cấp một dịch vụ tri
thức hoàn hảo hơn trong môi trường thư viện.
Bên cạnh đó, thư viện cần chú trọng xây dựng không gian truyền cảm hứng
nhằm đáp ứng, đem đến những trải nghiệm thú vị cho người sử dụng thư viện.
Hoạt động này diễn ra thông qua việc kết nối các hoạt động mang tính thẩm mỹ,
mà mục tiêu là truyền cảm hứng cho người sử dụng trong quá trình tiếp thu kiến
thức tại thư viện. Ở thư viện, người sử dụng không chỉ tìm thấy toàn là sách vở
mà còn có các tư liệu văn chương, phim ảnh, âm nhạc, nghệ thuật, các buổi biểu
70
diễn, các trò chơi, các buổi gặp gỡ của nghệ sỹ, các buổi trao đổi kinh nghiệm
chuyên đề, chuyên ngành, lĩnh vực mà sinh viên quan tâm trong quá trình học
tập. Các hoạt động này nhằm truyền cảm hứng, nhằm lôi cuốn, thu hút đọc giả
tham gia vào quá trình học tập và trải nghiệm tại thư viện.
Ngoài ra, thư viện cũng cần thiết kế không gian trình diễn để nhằm hướng
tới đọc giả. Công việc này để cho đọc giả sự thể hiện, tham gia và sáng tạo trong
quá trình sử dụng thư viện. Không gian này được kết nối chặt chẽ với ý tưởng hỗ
trợ các đổi mới trong thư viện trong quá trình chuyển đổi từ thư viện truyền
thống sang thư viện hiện đại. Ở đây, người sử dụng thư viện sẽ tìm thấy các hoạt
động biểu diễn dưới nhiều hình thức khác nhau: hội thảo về viết, hội thảo về
phim ảnh, hoạt động của nghệ sỹ, hoặc thậm chí là hội thảo thực hành thủ công,
hoạt động hội họa, vui chơi. Chính vì lẽ đó, khi nói tới không gian tại thư viện thì
không chỉ bó buộc là không gian hội thảo hay không gian học tập. Theo Nguyễn
Thị Bích Ngọc (2014) cho rằng:
Không gian học tập cần là một không gian mở khuyến khích sự trao
đổi, giao tiếp xã hội và đáp ứng nhiều kiểu học tập khác nhau: Nơi
học yên tĩnh cá nhân, các khu vực dành cho thảo luận nhóm với nhiều
quy mô khác nhau. Việc học bao gồm cả khía cạnh cá nhân và khía
cạnh xã hội, do đó cần kết hợp giữa không gian yên tĩnh với không
gian xã hội sống động nơi được phép có tiếng ồn. Để phục vụ những
nhu cầu phong phú này cần có sự đa dạng nhiều tầng nấc không gian
tuỳ thuộc vào các hoạt động được yêu cầu từ yên tĩnh đến bận rộn, từ
chổ ngồi nhanh đến chổ ngồi lâu, từ cá nhân đến hoạt động nhóm.
Sinh viên cần có sự tuỳ chọn về không gian dựa trên công việc họ
đang làm và mức độ xao nhãng mà họ muốn. [15; tr.35]
Ở một góc độ khác, không gian đó cũng được thiết kế chung với văn hoá
quốc gia mỗi nước, mỗi vùng miền tạo nên sự độc đáo của các không gian. Sự
khác nhau của các góc học tập mang văn hóa đặc trưng của vùng miền làm cho
người học cảm thấy thoải mái, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Việc này tạo sự
hấp dẫn và lôi cuốn người học không chỉ để cảm thấy được hòa đồng vào văn
hóa của chính họ. Mà cũng là nơi trải nghiệm các không gian văn hóa của nhau,
của các nhóm đọc giả khác nhau, để tạo sự lôi cuốn, trao đổi, tương tác với nhau
và hiểu biết nhau hơn trong không gian văn hóa của mỗi người. Thông qua không
gian văn hóa các vùng miền, đọc giả thấy thư viện thật sự hấp dẫn, đa dạng,
phong phú trong các tầng bậc của các nhóm văn hóa của nhau. Bởi vì người đọc
không chỉ cảm nhận được vẽ đẹp văn hóa của chính mình, mà còn được giới
thiệu, trao đổi và học tập văn hóa của các vùng miền, các dân tộc khác nhau.
71
Tiểu kết chương 4
Thông qua giới thiệu khái quát về thư viện cũng như các hoạt động của thư
viện để cho bài nghiên cứu có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động cũng như
các dịch vụ mà thư viện cung cấp cho sinh viên đang học tập tại Trường Đại học
Bạc Liêu. Thư viện Trường Đại học Bạc Liêu được hình thành qua nhiều giai
đoạn. Ngoài tài liệu được bổ sung hằng năm, thư viện có kế hoạch từng bước
phát triển theo hướng tiện ích phục vụ đọc giả. Thư viện giữ một vị trí quan trọng
trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại 4 khoa và 2 bộ môn trực
thuộc trường với hơn 20 ngành khác nhau thuộc các lĩnh vực khác nhau. Vốn tài
liệu, nguồn lực thông tin của thư viện được bổ sung và cập nhật theo các chuyên
ngành đào tạo của trường và đã đáp ứng được một phần nhu cầu ngày càng tăng
lên của cán bộ, giảng viên, học viên cao học và sinh viên của trường.
Bài nghiên cứu có 200 phiếu phù hợp với việc phân tích phân tích dữ liệu.
Kết quả Khoa sư phạm chiếm 60%, đây là khoa có số lượng sinh viên lấy mẩu
nhiều nhất, tiếp đến là Khoa Kinh tế luật, Khoa Công nghệ Thông và Khoa Nông
nghiệp. Thông qua dữ liệu nghiên cứu về việc phân bổ câu hỏi khảo sát cho thấy
dữ liệu khảo sát đạt tính đại diện theo yêu cầu bởi vì sinh viên Khoa Sư phạm
chiếm phần lớn dữ liệu khảo sát nên đạt tiêu chí về chọn mẩu ban đầu sao cho
Khoa Sư phạm trên 50%. Các khoa còn lại do tỉ lệ sinh viên ít nên số lượng mẩu
ít hơn. Số lượng sinh viên Khoá 7 và Khóa 8 có sử dụng dịch vụ thư viện nhiều
hơn các khóa khác vì đây là sinh viên các năm cuối, việc học theo hình thức tín
chỉ đã tác động đến ý thức sinh viên.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ hài lòng chung của sinh viên là
60,40%. Nhân viên thư viện phục vụ nhiệt tình, có quan tâm giúp đỡ sinh viên
trong quá trình phục vụ, nhưng sinh viên vẫn chưa hài lòng cao. Trong các nhân
tố tác độ đến sự hài lòng của sinh viên thì thành phần tác động nhiều nhất là Phục
vụ, kế đến là Thư viện số, Phương tiện hữu hình và Đồng cảm. Phân tích sâu các
thành phần trên, bài nghiên cứu cũng chỉ ra được mức điểm trung bình của các
biến quan sát. Có các biến cao và thấp từ đó liên hệ với thực tế công việc phục vụ
của Trường Đại học Bạc Liêu để lý giải các nguyên nhân. Trong đó có một số
việc phải nhìn nhận là vấn đề phục vụ của nhân viên thư viện, thư viện số và xây
dựng phương tiện cơ sở vật chất của thư viện, trong đó nhấn mạnh phần không
gian học tập mà thư viện nên xây dựng.
72
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý HOẠCH ĐỊNH
5.1. Kết luận
Việc đổi mới giáo dục theo phương pháp dạy học tín chỉ đã tạo điều kiện
cho người học năng động, tích cực, chủ động trong học tập và dẫn đến sự thay
đổi về cách học tập và nghiên cứu của sinh viên. Để đáp ứng tốt nhu cầu học tập
theo hình thức tín chỉ thì việc đầu tiên là sinh viên phải có nguồn tài liệu để học
tập, để nghiên cứu trước khi tham gia các tiết học trên lớp. Chính điều này đòi
hỏi Thư viện Đại học Bạc Liêu phải có đủ nguồn tài liệu cung cấp cho sinh viên
thì mới đảm bảo được việc học của sinh viên đạt hiệu quả cao. Bài nghiên cứu
nhằm mục tiêu đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ của thư
viện Thư viện Đại học Bạc Liêu. Để trên cơ sở đó xác định mức độ tác động của
các thành phần tạo nên chất lượng dịch vụ thư viện đem đến sự hài lòng của sinh
viên. Qua bài nghiên cứu, nhằm đưa ra các hàm ý hoạch định, các giải pháp để
góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện trong thời gian tới.
Trên nền tảng lý thuyết thang đo SERVQUAL về đánh giá chất lượng dịch
vụ. Mô hình nghiên cứu thể hiện qua sáu nhân tố: Phương tiện hữu hình, Tin cậy,
Đáp ứng, Năng lực phục vụ, Đồng cảm và nhân tố mới là Thư viện số do công
nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của thư viện, dịch vụ của thư
viện gắn liền với sự ứng dụng của công nghệ thông tin nhằm đáp ứng mọi yêu
cầu thông tin cho người sử dụng từ nhiều nguồn ở khắp nơi, cũng như đáp ứng
tốt nhu cầu học từ xa, học qua mạng của sinh viên. Mô hình nghiên cứu về thư
viện được hình thành thông qua ý kiến chuyên gia và giảng viên, mô hình thư
viện được chọn ra với các nhân tố có tầm quan trọng, tác động nhiều nhất đến
hoạt động thư viện. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên
cứu định tính, được tiến hành thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm có tham khảo ý
kiến của giảng viên để hoàn thành câu hỏi chính thức. Số liệu nghiên cứu chính
thức được thu thập bằng phương pháp chọn mẩu ngẫu nhiên phân tầng với tiêu
chí phân tầng theo khoa của sinh viên chính quy đang học tại Đại học Bạc Liêu,
có sử dụng dịch vụ thư viện Trường Đại học Bạc Liêu trong năm 2016. Vì Khoa
Sư phạm có số lượng lớn sinh viên đang học tại trường nên việc lấy mẩu phân bố
sao cho Khoa Sư phạm trên 50%, còn lại là sinh viên các khoa khác: Khoa Kinh
tế - Luật, Khoa Công nghệ Thông tin và Khoa Nông nghiệp.
Kết quả sử lý số liệu hồi quy đa biến thì còn lại bốn nhóm ảnh hưởng tới sự
hài lòng của sinh viên như: Phục vụ, Thư viện số, Đồng cảm và Phương tiện hữu
hình, tất cả các nhóm có quan hệ cùng chiều với SAT. Nhân tố Phục vụ được tạo
73
thành từ việc gộp chung hai thành phần là: Đáp ứng và Năng lực phục vụ. Trong
khi đó nhóm nhân tố Tin cậy không được đưa vào mô hình về sự hài lòng của
sinh viên trong quá trình khảo sát. Nhân tố Phục vụ có hệ số 0,310 quan hệ cùng
chiều với SAT; Nhân tố Thư viện số có hệ số 0,232 quan hệ cùng chiều với SAT;
Nhân tố Đồng cảm có hệ số 0,219 quan hệ cùng chiều với SAT và Nhân tố
Phương tiện hữu hình có hệ số 0,226 quan hệ cùng chiều với SAT. Các nhân tố
tác động đến sự hài lòng của sinh viên. Trong đó, Phục vụ đóng góp 31,40%,
Thư viện số đóng góp 23,51% Đồng cảm đóng góp 22,19% và Phương tiện hữu
hình đóng góp 22,90%. Hài lòng chung là 60,40%. Đây là chỉ số hài lòng của
sinh viên chưa cao. Qua đó cho thấy thư viện phải phục vụ tốt hơn nữa để nâng
cao chỉ số hài lòng của sinh viên trong thời gian tới.
Trong thành phần Phục vụ có hệ số hài lòng cao nhất trong mô hình, là
thành phần tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên. Thư viện Trường
Đại học Bạc Liêu rất quan tâm đến việc phục vụ sinh viên và thấy đây là nhiệm
vụ rất quan trọng trong quá trình cung cấp dịch vụ cho sinh viên. Tuy nhiên nhân
viên thư viện cần trao đổi, giao tiếp, trò chuyện với người dùng tin để nắm bắt
được nhu cầu của bạn đọc, có thái độ thật sự muốn phục vụ người dùng tin, nắm
bắt tâm lý bạn đọc. Đồng thời thư viện cần tổ chức các buổi hướng dẫn sinh viên
đầu khóa tìm kiếm thông tin cũng như các buổi sinh hoạt tìm kiếm thông tin theo
yêu cầu của sinh viên và đề xuất cung cấp thêm dịch vụ cho sinh viên.
Thư viện cần bổ sung nguồn tài liệu trong thời gian tới, phát triển các loại
hình dịch vụ thông tin trực tuyến để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, khai thác và trao
đổi thông tin đối với mọi đối tượng người dùng thư viện hiện nay đang đặt ra. Để
khai thác được nguồn dữ liệu phong phú, thư viện cần có kế hoạch kết nối các
nguồn tài nguyên thông tin tại các thư viện. Phối hợp với các trường đại học
trong vùng và khu vực, các trung tâm thư viện trên cả nước. Do sinh viên ngày
càng sử dụng nhiều thiết bị di động vào học tập và đang có xu hướng sử dụng
nguồn thông tin điện tử trực tuyến như một nguồn chính để phục vụ việc học của
mình. Chính vì vậy mà việc hoàn thiện thư viện số là việc làm cấp thiết, đáp ứng
nhu cầu học tập trong điều kiện mới của sinh viên.
Phương tiện hữu hình được sinh viên đánh giá tốt. Việc này chứng tỏ cơ sở
vật chất và trang thiết bị hiện tại đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Tuy nhiên
chưa có kết hợp các sản phẩm nghệ thuật để đem đến hứng thú trong học tập cho
sinh viên. Không gian vui chơi trong thư viện cần cải thiện để thư viện có nhiều
hoạt động sinh hoạt hơn. Thư viện cần chú trọng xây dựng không gian truyền
cảm hứng nhằm đáp ứng, đem đến những trải nghiệm thú vị cho người sử dụng
thư viện nhằm lôi cuốn, thu hút đọc giả tham gia vào quá trình học tập và trải
nghiệm tại thư viện.
74
5.2. Hàm ý hoạch định
Qua nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ
Thư viện Trường Đại học Bạc Liêu, bài nghiên cứu có một số hàm ý hoạch định
liên quan đến : Phục vụ, Thư viện số, phương tiện hữu hình và Đồng cảm. Các
hoạt động của thư viện phải tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, để
thư viện ngày càng hoàn thiện hơn nữa trong việc phục vụ bạn đọc. Để cho việc
phục vụ trở thành niềm vui, niềm tự hào, cảm thấy công việc thủ thư không nhàm
chán, nhằm đem đến cho bạn đọc những giá trị cao hơn thông qua nhân cách,
cách phục vụ chuyên nghiệp trong môi trường thông tin như hiện nay.
a. Phục vụ
Nhà trường cần tạo điều kiện để nhân viên thư viện có thể tham gia thường
xuyên hơn các hội nghị, hội thảo có định hướng, được tạo điều kiện tham quan,
học hỏi kinh nghiệm của các cơ quan thư viện thông tin tiên tiến trong và ngoài
nước, để nắm bắt xu hướng phát triển của hoạt động thư viện thông tin theo
hướng hiện đại. Khi đó, thủ thư có khả năng đánh giá tình hình, đưa ra các quyết
định đúng đắn và kịp thời trong quá trình phục vụ. Trong đó nhấn mạnh việc trao
đổi viên chức thư viện giữa các trường đại học trong và ngoài nước.
Đối với sinh viên đầu khoá, ngoài việc thư viện trường giới thiệu thông tin
về thư viện thì đồng thời quản lý thư viện cần tổ chức hướng dẫn sinh viên đầu
khóa tìm kiếm thông tin vì sinh viên đầu khóa mới tham gia môi trường học tập
tại đại học. Hơn nữa thư viện có có thể tổ chức các buổi sinh hoạt tìm kiếm thông
tin theo yêu cầu của sinh viên cũng như cung cấp các dịch vụ mới trong khai thác
thông tin.
Thư viện cũng cần tạo điều kiện thuận tiện hơn nữa trong thời gian tới như:
phục vụ tủ nhận sách thứ bảy và chúa nhật, dịch vụ mượn tài liệu qua mạng. Dịch
vụ mượn qua mạng sẽ giúp bạn đọc tiết kiệm được thời gian và thuận tiện trong
việc mượn tài liệu. Dịch vụ này mở ra rất phù hợp với một thư viện hiện đại và
mang lại những lợi ích nhất định cho người dùng thư viện, giúp thư viện ngày
càng thu hút bạn đọc đến với thư viện nhiều hơn.
b. Thư viện số
Thư viện cần chọn phần mềm thiết kế và quản lý cổng thông tin điện tử để
đảm bảo dễ sử dụng, thuận tiện hơn cho người dùng thư viện số khi tra cứu thông
tin. Thiết kế các biểu tượng kết nối với cổng thông tin điện tử ở các vị trí thuận
tiện, trực quan nhằm thu hút người dùng tin. Đồng thời có các hướng dẫn cách tra
cứu tài liệu để tạo dễ dàng khi sử dụng.
Thư viện cần phát triển kết nối không dây và truy cập tại các trạm dịch vụ
để tạo thuận tiện ở mức cao nhất đối với người dùng tin trong việc khai thác thư
viện. Qua đó nâng cấp các khu vực phát sóng, cũng như tốc độ đường truyền
75
trong trường. Việc tăng tốc đường truyền sẽ làm cho sinh viên truy cập tài liệu
nhanh chóng, không mất nhiều thời gian, tăng lượng kiến thức trong học tập.
Như vậy, sinh viên sẽ có câu trả lời nhanh, chính xác, kịp thời các vấn đề trong
học tập đặt ra.
Thư viện cần số hoá tài liệu điện tử để có nhiều không gian trong thư viện
hơn. Thư viện cần có kế hoạch kết nối các nguồn tài nguyên thông tin tại các thư
viện trong và ngoài tỉnh Bạc Liêu. Phối hợp với các trường đại học, các trung
tâm thư viện để chia sẻ nguồn lực thông tin thông qua hình thức mượn liên thư
viện, tăng cường khả năng trao đổi hợp tác quản lý và khai thác sử dụng thông tin
trong môi trường mạng, thực hiện sự phối hợp, chia sẽ nguồn lực thông tin trong
hệ thống các trường đại học.
c. Phương tiện hữu hình
Thư viện cần quan tâm hơn nữa về trang thiết bị, đầu tư hơn nữa trang thiết
bị hiện đại để phục vụ cho công tác quản lý và phục vụ sinh viên để cho việc
phục vụ dễ dàng và nhanh chóng, chính xác và cũng để theo dõi số lượng sinh
viên tham gia học tập tại trường, phát huy tính hiệu quả của các thiết bị hiện đại
như máy quét mã vạch, máy tính khi mượn trả tài liệu. Trang bị thêm các tủ đựng
đồ cá nhân đáp ứng với số lượng sinh viên tăng lên theo các năm, cải tạo các
công cụ phục vụ cá nhân để tạo thuận tiện cho quản lý và sự an tâm cho sinh
viên.
Bố trí nội thất bên trong thư viện hợp lý hơn, hấp dẫn hơn nhằm đảm bảo
tính khoa học. Bố trí các công cụ phòng cháy chữa cháy hợp lý và đầy đủ để đảm
bảo an toàn cho thư viện và người đọc. Sắp xếp sách, tài liệu cho gọn gàng để
tăng tính khoa học, tạo điều kiện cho việc kiếm tìm tài liệu nhanh hơn, cũng như
tính khoa học chuyên ngành thư viện.
Xây dựng không gian truyền cảm hứng nhằm đáp ứng, đem đến những trải
nghiệm thú vị cho người sử dụng thư viện trong hoạt động học tập tại thư viện.
Thiết kế không gian trình diễn để nhằm hướng tới hiệu suất, sự thể hiện, tham gia
và sáng tạo của người sử dụng thư viện. Không gian văn hóa các vùng miền để
thấy sự độc đáo của các không gian đó. Cần kết hợp giữa không gian yên tĩnh với
không gian xã hội sống động để sinh viên có sự tùy chọn về không gian dựa trên
công việc sinh viên đang làm.
d. Đồng cảm
Thủ thư cần thay đổi phong cách làm việc trong đó cách phục vụ sinh viên
cần ân cần, nhiệt tình hơn, thể hiện sự lắng nghe, quan tâm giúp đỡ khi sinh viên
cần trong quá trình cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, nhân viên thư viện có những
hướng dẫn cụ thể và phục vụ phù hợp với từng đối tượng bạn đọc trong quá trình
phục vụ. Thủ thư phải nắm bắt tâm lý của từng lứa tuổi, nghề nghiệp, sở thích,
76
nhu cầu, hứng thú của từng đối tượng bạn đọc để đáp tốt ứng nhu cầu của người
dùng tin tại thư viện.
Nhân viên thư viện cần nắm rõ nhu cầu bạn đọc là việc rất quan trọng để
phục vụ tốt. Khi nhận thông tin của các nhóm, cũng như cá nhân thì nhân viên
thư viện phản hồi mang tính xây dựng, các thông tin đưa ra trung thực và chính
xác, phản hồi kịp thời, đúng chổ, đúng lúc với thái độ đúng mực để việc phục vụ,
đáp ứng tốt hơn về nhu cầu của từng nhóm, làm thỏa mãn nhu cầu thông tin của
bạn đọc và việc phục vụ dễ dàng hơn.
Hướng dẫn nhân viên thư viện tìm hiểu nhu cầu của đọc giả, hiểu được đối
tượng phục vụ thông qua nghiên cứu và trao đổi để biết được nhu cầu, mong
muốn của bạn đọc. Thủ thư hiểu rõ vấn đề, mục tiêu là phục vụ chứ không phải
quản lý thư viện, nhận thức của người phục vụ thư viện phải hiểu là làm sao cung
cấp những gì đọc giả cần, có thái độ thật sự muốn phục vụ người dùng tin. Ngoài
ra, nắm bắt tâm lý bạn đọc sẽ giúp cho nhân viên thư viện có những hướng dẫn
cụ thể và phục vụ phù hợp với từng đối tượng bạn đọc. Phản hồi thông tin đem
đến cho nhân viên thư viện nhận định chính xác nhu cầu của bạn đọc. Khi đó
việc phục vụ sẽ đáp ứng tốt hơn về nhu cầu của từng nhóm, làm thỏa mãn nhu
cầu thông tin của bạn đọc và việc phục vụ dễ dàng hơn.
Tóm lại, các hàm ý chính sách trên dựa vào sự kham khảo ý kiến của các
thành viên có am hiểu trong hoạt động thư viện và dựa trên hoạt động thực tế của
Trường Đại học Bạc Liêu. Có những đề xuất thực hiện trong thời gian tới, cũng
có đề xuất cần phải có điều kiện về cơ sở vật chất, cũng như nhân lực và thời
gian để thực hiện. Tất cả ý tưởng nhằm đem lại môi trường thư viện thật sự là nơi
học tập tốt và phục vụ nhiều hơn nữa cho bạn đọc với vai trò, chức năng của thư
viện trong giai đoạn hiện nay.
77
DANH MỤC BÀI BÁO
1. Nguyễn Thanh Tòng (2016), Đánh giá chất lượng dịch vụ Thư viện Trường Đại
học Bạc Liêu, Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 44d, tr.86-93
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1] Tạ Thị Kiều An et al., (2010), Quản lý chất lượng, Nxb. ĐHQG TP.HCM,
TP.HCM.
[2] Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008), Quyết định số 13/2008/QĐ-
BVHTTDL ngày 10/03/2008 về việc ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và
hoạt động của thư viện trường Đại học.
[3] Huỳnh Đình Chiến - Huỳnh Thị Xuân Phương (2012) Nâng cao chất lượng
các dịch vụ Thông tin - Thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
cán bộ, giảng viên và sinh viên các trường đại học,
edu.vn/bantin/index.php/chuyen-de/16-nang-cao-cht-lng-cac-dch-v-thong-
tin--th-vin ngày truy cập 3/2015
[4] Deming, E. (1996), Quản lý có hiệu quả theo phương pháp DEMING, Nxb.
Thống Kê, TP.HCM.
[5] Nguyễn Kim Định (2005), Quản trị chất lượng, Nxb. Đại học Quốc gia
TP.HCM, TP. HCM.
[6] Nguyễn Minh Hiệp (2006), Sử dụng công nghệ - Tiền đề hợp tác và liên
thông thư viện, Hội nghị quốc tế về thư viện TP.HCM 28-30/08/2006, tr.12-
23
[7] Vũ Duy Hiệp (2015), Nâng cao chất lượng sản phẩm - Dịch vụ thông tin
thư viện tại TTTT-TV Trường Đại học Trà Vinh
index.php/tin-hoat-dong/h-ao-to/421-nang-cao-chat-luong ngày truy cập
10/2016
[8] Đinh Phi Hổ (2011), Phương pháp nghiên cứu định lượng & những nghiên
cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển - Nông nghiệp, Nxb. Phương Đông,
TP.HCM.
[9] Đỗ Quốc Hùng (2015), Giải phát phát triển hoạt động thư viện phục vụ đào
tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Hùng Vương Phú Thọ, Tạp chí
thư viện Việt Nam, số 1(51), tr. 52-54.
[10] Đỗ Văn Hùng (2014), Thư viện Đại học trước xu thế sử dụng thiết bị di
động trong học tập của sinh viên, Tạp chí thư viện Việt Nam, số 5(49),
tr.29-34.
[11] Phạm Thị Lệ Hương (1996), ALA - Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin
học Anh-Việt, Nxb. Galen Press. ltd., U.S.A
[12] Phạm Quỳnh Lan (2010), Kỹ năng giao tiếp trong môi trường thư viện,
Tổng mục lục Tạp chí 2010, tr. 38-41.
[13] Trương Đại Lượng và Nguyễn Hữu Nghĩa (2013), Nâng cao chất lượng
công tác phục vụ người đọc,
cao-chat-luong-cong-tac-phuc-vu-nguoi-doc-.html ngày truy cập 10/2015
[14] Nguyễn Thanh Minh (2006), Thư viện và vấn đề đổi mới trong giáo dục
Việt Nam, Hội nghị quốc tế về thư viện –TP.HCM ngày 28-30/8/2006, tr.
75-81.
79
[15] Nguyễn Thị Bích Ngọc (2014), Vai trò của cán bộ liên lạc/chuyên gia chủ
để ở Thư viện các trường Đại học trên thế giới, Tạp chí thư viện Việt Nam,
số 1(57), tr. 37-41
[16] Quyết định 771/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành ngày 13/06/2012
[17] Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục trường đại học, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11
năm 2007.
[18] Nguyễn Hoàng Sơn (2014), Thư viện số: Hai thập kỷ phát triển trên thế
giới. Bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển cho Việt Nam,
327 ngày truy cập 10/2016
[19] Đoàn Phan Tân (2007), Thư viện điện tử - Thư viện của thế kỷ XXI, Tạp chí
Văn hóa - Nghệ thuật, ngày truy cập
10/2016
[20] TCVN ISO 8402:1999, Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất
lượng- Cơ sở từ vựng.
[21] Trần Thị Kim Thanh (2015), Phát huy vai trò của thư viện trong đổi mới
phương pháp giảng dạy, Kinh tế và dự báo, tr. 45-46.
[22] Huỳnh Phương Thảo (2012), Đánh giá chất lượng dịch vụ Thư viện Trường
Đại học Nha Trang, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nha Trang
[23] Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh, Nxb. LĐ-XH, TP.HCM.
[24] Lưu Tiến Thuận và Ngô Thị Huyền (2013), Đánh giá mức độ hài lòng của
sinh viên đối với chất lượng dịch vụ Trung tâm Học liệu Trường Đại học
Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 27, tr.75-81.
[25] Bùi Thanh Thùy và Lê Văn Quyết (2001), Thư viện học đại cương, Nxb.
Đại học Quốc gia TP.HCM, TP.HCM.
[26] Nguyễn Thị Mai Trang và Trần Xuân Thu Hương (2010), Chất lượng dịch
vụ thư viện so sánh giữa hai mô hình: Chất lượng kỹ thuật/ chức năng và
SERVQUAL, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, số13 (1), tr.62-
72.
[27] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, Nxb. Hồng Đức, TP. HCM
[28] Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2000), Pháp lệnh số 31/2000/PL-UBTVQH10
ngày 28/12/2000 về Thư viện.
[29] Nguyễn Hữu Viêm (2016), Một số nhận biết trong quá trình biến đổi mau lẹ
của hoạt động thư viện hiện đại, Tạp chí thư viện Việt Nam, số 2(58), tr.9-
14
[30] Nguyễn Như Ý (2013), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. ĐHQG TP.HCM, TP.
HCM.
80
Tài liệu tiếng Anh
[31] Adil, M. and Albkour, A. M. (2013), SERVQUAL and SERVPERF: A
Review of Measures in Services Marketing Research, Global Journal of
Management and Business Research , Vol. 13, pp. 64-76
[32] Angelova, B. and Zekiri, J. (2011), Measuring Customer Satisfaction with
Service Quality Using American Customer Satisfaction Model (ACSI
Model), International Journal of Academic Research in Business and
Social Sciences, Vol. 1 (3), pp. 232-258.
[33] Ashok, K. S. (2007), Measuring service quality in an academic library: an
Indian case study, Library Review, Vol. 56 Iss: 3, pp.234 – 243.
[34] Balin, S. and Giard V. (2006), A process oriented approach to the service
concepts, IEEE SSSM06 Conference (Service systems and Service
management), Troyes.
[35] Comrey, A. L. and Lee, H. B. (1992), A first course in factor analysis,
Erlbaum Hisdale, New York.
[36] Cronin, J. J. and Taylor, S. A. (1992), Measuring service quality: a
reexamination and extension, Journal of Marketing, Vol. 56 (3), pp. 55-68.
[37] Crosby, P. B. (1979), Quality is free, McGraw-Hill, New York.
[38] Cruz, M. C. C., Gutierrez, L. A. D. and Lopez, M. G. L. (2011), Adjusting
Servqual Model In a High Education Library Service, POM 2011 - Twenty
Second Annual Conference, Reno, Nevada, U.S.A. April 29 - May 2, 2011.
[39] Dhiman, K. A. and Sinha C. S. (2002), Academic Libraries, ESS ESS
Publications, New Delhi.
[40] Feigenbaum, A. (1983), Total Quality Control, 3rd Ed, McGraw-Hill, New
York.
[41] Hernon, P. and Calvert, P. J. (1996), Methods for measuring service quality
in university libraries In New Zealand, Journal of Academic Librarianship,
Vol. 22, pp. 387-391.
[42] Hill, T. P. (1977), On Goods and Services, Review of Income and Wealth,
series 23, N° 4, pp. 315-338
[43] Hossain, Z. S. (2011), Identifying service superiority, zone of tolerance and
underlying dimensions, Library Review, Vol. 60(4), pp.293-311.
[44] Iacobucci, D., Ostrom, A. and Grayson, K. (1995), Distinguishing Service
Quality and Customer Satisfaction: The Voice of the Consumer, Journal of
consumer psychology, Vol.4(3), pp. 277-303.
[45] Kabir, H. and Carlsson T. (2010), Service Quality - Expectations,
perceptions and satisfaction about Service Quality at Destination Gotland -
A case study, Master thesis in Business Administration, Gotland University.
[46] Kobylanski, A., Pawlowska, B. and Rudzewicz, A. S. (2011), The role
customer satisfaction in the quality management systems: a cross-cultural
study, International Journal of management and marketing research, Vol.
4(3), pp. 57-74.
81
[47] Kheng, L. L. et al. (2010), The Impact of Service Quality on Customer
Loyalty: A Study of Banks in Penang, Malaysia, International Journal of
Marketing Studies, Vol. 2, (2), pp. 57-66.
[48] Landrum, H., Prybutok, V., Zhang, X. and Peak, D. (2009), Measuring IS
System Service Quality with SERVQUAL: Users’ Perceptions of Relative
Importance of the Five SERVPERF Dimensions, Informing Science: the
International Journal of an Emerging Transdiscipline, Vol. 12, pp.17-32
[49] Mohammad, A. A. S. and Alhamadani, S. Y. M. (2011), Service Quality
Perspectives and Customer Satisfaction in Commercial Banks Working in
Jordan, Middle Eastern Finance and Economics, Vol. 14, pp. 60-72.
[50] Nimsomboon, N. and Nagata, H. (2003), Assessment of Library Service
Quality at Thammasat University Library System: Thammasat University
Library, Bangkok: Thammasat University.
[51] Nitecki, D. A. (1996), Changing the concept and measure of service quality
in academic libraries, The Journal of Academic Librarianship, Vol. 22 (3),
pp.181-190.
[52] Nitecki, D. A. and Hernon, P. (2001), Service Quality: A Not Fully
Explored, LIBRARY TRENDS, Vol. 49, No.4, spring 2001, pp. 687-708
[53] Nguyen Quoc Cuong, Chaipoopirutana S. and Combs H. (2011), A
SERVPERF model of the Vietnamese banking industry, Journal of
Business and Behavioral Sciences, Vol. 23, pp. 198-214.
[54] Oakland, J. S. (2003), Statistical Process Control, 4nd edition, Butterworth-
Heinemann, Oxford.
[55] Oakleaf, M. (2010), Value of Academic Libraries: A Comprehensive
Research Review and Report, Association of College and Research
Libraries, Chicago.
[56] Parasuraman, A., Zeithaml, V. A. and Berry L. L. (1985), A Conceptual
Model of Service Quality and Its Implications for Future Research, Journal
of Marketing, Vol.49, pp.41-50.
[57] Parasuraman, A., Zeithaml, V. A. and Berry, L. L. (1988), SERVQUAL: A
multiple - item scale for measuring consumer perceptions of service quality,
Journal of Retailing, Vol. 64(1), pp. 12-40.
[58] Robbins, S. P. (1996), Organizational Behavior: Concepts, Controversies,
Applications, Prentice Hall, New Jersey.
[59] Robbins, S. P., Judge, T. A. (2012), Organisational Behaviour, Pearson,
New Jersey.
[60] Somaratna, S. D. and Peiris, C. N. (2011), Service quality in University of
Colombia libraries: An assessment, Annals library and information studies,
Vol. 58, pp. 170-183
[61] Tabachnick, B. G. and Fidell, L. S. (2007), Using Multivariate Statistics,
Pearson Education Inc, Boston.
[62] Zeithaml, V. A. and Bitner, M. J. (2000), Services Marketing, McGraw-
Hill, New York.
82
PHỤ LỤC
Phụ lục 01
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Xin chào các bạn sinh viên.
Đây là chương trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu chất lượng dịch vụ Thư
viện Trường Đại học Bạc Liêu. Mọi câu trả lời của các bạn có giá trị đối với
nghiên cứu và có ý nghĩa để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ thư viện.
PHẦN I
Các bạn vui lòng cho biết mức độ đồng ý của bạn bằng cách khoanh tròn
vào một trong năm mức độ mà bạn lựa chọn. Trong đó:
1 2 3 4 5
Hoàn toàn
không đồng
ý (rất kém)
Không đồng ý
(kém)
Bình thường
(trung bình,
tạm được)
Đồng ý
(tốt)
Hoàn toàn
đồng ý
(rất tốt)
TIN CẬY Mức độ hài lòng
1 Thư viện luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết
(giờ mở và đóng cửa, gia hạn thẻ)
1 2 3 4 5
2 Thư viện thực hiện dịch vụ ngay từ lần đầu tiên
(cập nhật ngay việc trả sách, trả phí trễ hạn)
1 2 3 4 5
3 Thư viện không để xảy ra sai sót nào trong quá
trình cung cấp dịch vụ
1 2 3 4 5
ĐÁP ỨNG Mức độ hài lòng
1 Nhân viên thư viện luôn cho sinh viên biết khi
nào thực hiện dịch vụ
1 2 3 4 5
2 Nhân viên thư viện luôn sẵn sàng giúp đỡ sinh viên 1 2 3 4 5
3 Nhân viên thư viện sẵn sàng giải đáp thắc mắc
của sinh viên
1 2 3 4 5
4 Nhân viên thư viện luôn có mặt kịp thời khi
sinh viên cần
1 2 3 4 5
NĂNG LỰC PHỤC VỤ Mức độ hài lòng
1 Phong cách phục vụ của nhân viên thư viện tạo
sự tin tưởng cho sinh viên
1 2 3 4 5
2 Nhân viên thư viện có đủ kiến thức để giải đáp
thỏa đáng thắc mắc của sinh viên
1 2 3 4 5
3 Nhân viên thư viện luôn thân thiện với sinh viên 1 2 3 4 5
4 Nhân viên thư viện luôn thực hiện chính xác
trong các nghiệp vụ
1 2 3 4 5
5 Thư viện tổ chức hướng dẫn sử dụng thư viện
điện tử đầu khoá
1 2 3 4 5
83
ĐỒNG CẢM Mức độ hài lòng
1 Thời gian hoạt động của thư viện rất thuận tiện cho
sinh viên
1 2 3 4 5
2 Nhân viên thư viện luôn thể hiện quan tâm đến sinh
viên
1 2 3 4 5
3 Thư viện luôn đặt lợi ích của sinh viên lên hàng đầu 1 2 3 4 5
4 Nhân viên thư viện luôn hiểu rõ nhu cầu của
sinh viên
1 2 3 4 5
5 Nhân viên thư viện luôn lắng nghe yêu cầu của
sinh viên
1 2 3 4 5
PHƯƠNG TIỆN HỮU HÌNH Mức độ hài lòng
1 Trang thiết bị của thư viện rất hiện đại 1 2 3 4 5
2 Trang phục nhân viên thư viện gọn gàng, lịch sự 1 2 3 4 5
3 Phòng đọc, phòng họp nhóm rộng rãi thoáng mát 1 2 3 4 5
4 Thiết bị phục vụ thủ tục mượn trả sách hoạt động tốt 1 2 3 4 5
5 Sách, tài liệu được sắp xếp gọn gàng, hợp lý 1 2 3 4 5
THƯ VIỆN SỐ
1 Thư viện điện tử dễ sử dụng 1 2 3 4 5
2 Tài liệu thư viện điện tử rất phong phú 1 2 3 4 5
3 Tài liệu thư viện điện tử thường xuyên được cập
nhật
1 2 3 4 5
4 Trang web thư viện trường hỗ trợ học tập rất hiệu
quả
1 2 3 4 5
5 Tính hữu dụng của tài nguyên thư viện số 1 2 3 4 5
HÀI LÒNG CHUNG Mức độ hài lòng
1 Bạn hài lòng với sự nhiệt tình và cách ứng xử
của nhân viên thư viện
1 2 3 4 5
2 Bạn hài lòng với phong cách phục vụ của nhân
viên thư viện
1 2 3 4 5
3 Bạn hài lòng với trang thiết bị và cơ sở vật chất
của thư viện
1 2 3 4 5
4
Bạn hài lòng với thủ tục và tổ chức hoạt động
của thư viện
1 2 3 4 5
5 Tóm lại, bạn hài lòng với chất lượng dịch vụ của
thư viện.
1 2 3 4 5
PHẦN II
Xin các bạn vui lòng cung cấp một số thông tin chung dưới đây bằng
cách đánh dấu vào ô thích hợp.
Giới tính: Nam: Bạn là sinh viên khóa:.
Khoa bạn đang theo học là:
Công nghệ thông tin Sư phạm
Kinh tế- Luật Nông nghiệp
Xin chân thành cảm ơn các bạn!
84
TÌNH HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ
Bảng 1: Hoạt động thư viện ĐVT: Lượt
STT
Hoạt động
Năm
2013 2014 2015
1 Bạn đọc 31.935 33.625 32.280
2 Luân chuyển tài liệu 95.226 100.875 96.840
Nguồn: thư viện ĐHBL
Bảng 2: Đối tượng cấp thẻ ĐVT: Thẻ
STT
Đối tượng
Năm
2013 2014 2015
1 Cán bộ 41 45 40
2 Giảng viên 207 215 200
3 Sinh viên 5.055 5.204 5.150
Tổng 5.303 5.464 5.390
Nguồn: thư viện ĐHBL
Bảng 3: Tài liệu thư viện ĐVT: Quyển
STT
Tài liệu
Năm
2013 2014 2015
1 Sách 38.714 39.105 39.500
2 Tạp chí 598.600 599.300 590.100
3 Đề tài 498.600 499.200 502.018
Tổng 1.135.914 1.137.605 1.131.618
Nguồn: thư viện ĐHBL
85
Phụ lục 02
KIỂM ĐỊNH DỮ LIỆU
A. Thống kê tuần suất
GIỚI TÍNH
Số lượng Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Nữ 130 65.0 65.0 65.0
Nam 70 35.0 35.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
KHOA
Số lượng Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Sư phạm 120 60.0 60.0 60.0
Kinh tế-Luật 36 18.0 18.0 78.0
Công nghệ- thông tin 26 13.0 13.0 91.0
Nông nghiệp 18 9.0 9.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
KHÓA HỌC
Số lượng Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Khóa 7 76 38.0 38.0 38.0
Khóa 8 66 33.0 33.0 71.0
Khóa 9 44 22.0 22.0 93.0
Khóa 10 14 7.0 7.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
Statistics
DU1 DU2 DU3 DU4 NLPV1 NLPV3 NLPV4
N
Giá trị hợp lệ 200 200 200 200 200 200 200
Giá trị khuyết 0 0 0 0 0 0 0
Giá trị trung bình 3.4750 3.7050 3.6250 3.2650 3.5700 3.7000 3.4900
Tổng 695.00 741.00 725.00 653.00 714.00 740.00 698.00
86
Statistics
TV2 TV3 TV4 TV5
N
Giá trị hợp lệ 200 200 200 200
Giá trị khuyết 0 0 0 0
Giá trị trung bình 3.2000 3.1700 3.2400 3.0500
Tổng 640.00 634.00 648.00 610.00
Statistics
DC2 DC3 DC4 DC5
N
Giá trị hợp lệ 200 200 200 200
Giá trị khuyết 0 0 0 0
Giá trị trung bình 3.1750 3.3800 3.2700 3.4000
Tổng 635.00 676.00 654.00 680.00
Statistics
PTHH2 PTHH3 PTHH4 PTHH5
N
Giá trị hợp lệ 200 200 200 200
Giá trị khuyết 0 0 0 0
Giá trị trung bình 3.6700 3.7150 3.7600 3.6550
Tổng 734.00 743.00 752.00 731.00
Statistics
TC1 TC2 TC3
N
Giá trị hợp lệ 200 200 200
Giá trị khuyết 0 0 0
Giá trị trung bình 3.8300 3.6550 3.4100
Tổng 766.00 731.00 682.00
TC1
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 6 3.0 3.0 3.0
Không đồng ý 8 4.0 4.0 7.0
Bình thường 36 18.0 18.0 25.0
Đồng ý 114 57.0 57.0 82.0
Hoàn toàn đồng ý 36 18.0 18.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
87
TC2
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 3 1.5 1.5 1.5
Không đồng ý 10 5.0 5.0 6.5
Bình thường 64 32.0 32.0 38.5
Đồng ý 99 49.5 49.5 88.0
Hoàn toàn đồng ý 24 12.0 12.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
DU1
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 6 3.0 3.0 3.0
Không đồng ý 25 12.5 12.5 15.5
Bình thường 63 31.5 31.5 47.0
Đồng ý 80 40.0 40.0 87.0
Hoàn toàn đồng ý 26 13.0 13.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
DU2
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 4 2.0 2.0 2.0
Không đồng ý 15 7.5 7.5 9.5
Bình thường 60 30.0 30.0 39.5
Đồng ý 78 39.0 39.0 78.5
Hoàn toàn đồng ý 43 21.5 21.5 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
88
DU3
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 2 1.0 1.0 1.0
Không đồng ý 23 11.5 11.5 12.5
Bình thường 54 27.0 27.0 39.5
Đồng ý 90 45.0 45.0 84.5
Hoàn toàn đồng ý 31 15.5 15.5 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
DU4
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 4 2.0 2.0 2.0
Không đồng ý 33 16.5 16.5 18.5
Bình thường 86 43.0 43.0 61.5
Đồng ý 60 30.0 30.0 91.5
Hoàn toàn đồng ý 17 8.5 8.5 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
NLPV1
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 3 1.5 1.5 1.5
Không đồng ý 19 9.5 9.5 11.0
Bình thường 68 34.0 34.0 45.0
Đồng ý 81 40.5 40.5 85.5
Hoàn toàn đồng ý 29 14.5 14.5 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
89
NLPV3
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 2 1.0 1.0 1.0
Không đồng ý 16 8.0 8.0 9.0
Bình thường 62 31.0 31.0 40.0
Đồng ý 80 40.0 40.0 80.0
Hoàn toàn đồng ý 40 20.0 20.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
NLPV4
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 2 1.0 1.0 1.0
Không đồng ý 19 9.5 9.5 10.5
Bình thường 78 39.0 39.0 49.5
Đồng ý 81 40.5 40.5 90.0
Hoàn toàn đồng ý 20 10.0 10.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
DC2
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 8 4.0 4.0 4.0
Không đồng ý 29 14.5 14.5 18.5
Bình thường 91 45.5 45.5 64.0
Đồng ý 64 32.0 32.0 96.0
Hoàn toàn đồng ý 8 4.0 4.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
90
DC3
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 3 1.5 1.5 1.5
Không đồng ý 23 11.5 11.5 13.0
Bình thường 87 43.5 43.5 56.5
Đồng ý 69 34.5 34.5 91.0
Hoàn toàn đồng ý 18 9.0 9.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
DC4
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 3 1.5 1.5 1.5
Không đồng ý 27 13.5 13.5 15.0
Bình thường 93 46.5 46.5 61.5
Đồng ý 67 33.5 33.5 95.0
Hoàn toàn đồng ý 10 5.0 5.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
DC5
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 6 3.0 3.0 3.0
Không đồng ý 21 10.5 10.5 13.5
Bình thường 77 38.5 38.5 52.0
Đồng ý 79 39.5 39.5 91.5
Hoàn toàn đồng ý 17 8.5 8.5 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
91
TV2
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 7 3.5 3.5 3.5
Không đồng ý 32 16.0 16.0 19.5
Bình thường 84 42.0 42.0 61.5
Đồng ý 68 34.0 34.0 95.5
Hoàn toàn đồng ý 9 4.5 4.5 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
TV3
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 8 4.0 4.0 4.0
Không đồng ý 26 13.0 13.0 17.0
Bình thường 96 48.0 48.0 65.0
Đồng ý 64 32.0 32.0 97.0
Hoàn toàn đồng ý 6 3.0 3.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
TV4
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 7 3.5 3.5 3.5
Không đồng ý 33 16.5 16.5 20.0
Bình thường 81 40.5 40.5 60.5
Đồng ý 63 31.5 31.5 92.0
Hoàn toàn đồng ý 16 8.0 8.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
92
TV5
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 7 3.5 3.5 3.5
Không đồng ý 38 19.0 19.0 22.5
Bình thường 101 50.5 50.5 73.0
Đồng ý 46 23.0 23.0 96.0
Hoàn toàn đồng ý 8 4.0 4.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
PTHH2
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 3 1.5 1.5 1.5
Không đồng ý 11 5.5 5.5 7.0
Bình thường 63 31.5 31.5 38.5
Đồng ý 95 47.5 47.5 86.0
Hoàn toàn đồng ý 28 14.0 14.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
PTHH3
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 2 1.0 1.0 1.0
Không đồng ý 15 7.5 7.5 8.5
Bình thường 58 29.0 29.0 37.5
Đồng ý 88 44.0 44.0 81.5
Hoàn toàn đồng ý 37 18.5 18.5 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
93
PTHH4
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 2 1.0 1.0 1.0
Không đồng ý 8 4.0 4.0 5.0
Bình thường 58 29.0 29.0 34.0
Đồng ý 100 50.0 50.0 84.0
Hoàn toàn đồng ý 32 16.0 16.0 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
PTHH5
Tần số Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng tích
lũy (%)
Valid
Hoàn toàn không đồng 3 1.5 1.5 1.5
Không đồng ý 6 3.0 3.0 4.5
Bình thường 73 36.5 36.5 41.0
Đồng ý 93 46.5 46.5 87.5
Hoàn toàn đồng ý 25 12.5 12.5 100.0
Tổng 200 100.0 100.0
94
B. Kiểm định Cronbach's Alpha
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
Số biến
.728 3
Item-Total Statistics
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến – tổng
Cronbach's
Alpha nếu loại
biến này
TC3 7.4850 2.221 .484 .717
TC2 7.2400 2.002 .667 .501
TC1 7.0650 2.131 .509 .691
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
Số biến
.836 4
Item-Total Statistics
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến – tổng
Cronbach's
Alpha nếu loại
biến này
DU1 10.5950 5.840 .560 .840
DU2 10.3650 5.338 .716 .769
DU3 10.4450 5.474 .723 .767
DU4 10.8050 5.685 .674 .789
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
Số biến
.817 5
Item-Total Statistics
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến – tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến này
NLPV1 13.7650 7.196 .681 .758
NLPV2 13.9750 7.552 .651 .768
NLPV3 13.6350 7.610 .571 .792
NLPV4 13.8450 7.478 .684 .759
NLPV5 14.1200 8.046 .467 .823
95
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
Số biến
.850 5
Item-Total Statistics
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến – tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến này
DC1 13.2250 8.326 .537 .859
DC2 13.3800 8.156 .729 .802
DC3 13.1750 8.416 .678 .815
DC4 13.2850 8.547 .701 .811
DC5 13.1550 8.182 .693 .811
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
Số biến
.788 5
Item-Total Statistics
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến – tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến này
PTHH1 14.8000 6.673 .467 .780
PTHH2 14.1100 6.450 .566 .747
PTHH3 14.0650 5.870 .677 .708
PTHH4 14.0200 6.542 .579 .743
PTHH5 14.1250 6.713 .542 .755
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
Số biến
.846 5
Item-Total Statistics
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến – tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến này
TV1 12.6600 8.185 .601 .829
TV2 12.6350 7.730 .720 .797
TV3 12.6650 7.912 .729 .796
TV4 12.5950 7.780 .646 .818
TV5 12.7850 8.461 .582 .833
96
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
Số biến
.836 5
Item-Total Statistics
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến – tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến này
HLUX 13.6900 6.597 .679 .791
HLPV 13.6800 6.379 .714 .780
HLTB 14.1450 7.190 .536 .830
HLTT 13.8200 7.425 .554 .824
HLCL 13.8650 6.660 .707 .783
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
Số biến
.894 7
Item-Total Statistics
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến – tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến này
DU2 21.1250 18.130 .744 .872
DU3 21.2050 18.425 .742 .872
DU4 21.5650 18.810 .697 .878
NLPV1 21.2600 18.736 .707 .876
NLPV3 21.1300 18.687 .706 .877
NLPV4 21.3400 19.582 .648 .883
DU1 21.3550 18.984 .610 .889
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
Số biến
.829 4
Item-Total Statistics
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến – tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến này
TV2 9.4600 4.712 .700 .764
TV3 9.4900 4.854 .710 .761
TV4 9.4200 4.697 .637 .794
TV5 9.6100 5.204 .583 .815
97
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.859 4
Item-Total Statistics
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến – tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến này
DC2 10.0500 4.812 .722 .813
DC3 9.8450 5.016 .667 .835
DC4 9.9550 5.028 .724 .813
DC5 9.8250 4.758 .707 .820
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
Số biến
.780 4
Item-Total Statistics
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến – tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến này
PTHH2 11.1300 4.094 .552 .744
PTHH3 11.0850 3.646 .661 .686
PTHH4 11.0400 4.149 .574 .733
PTHH5 11.1450 4.225 .558 .741
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
Số biến
.717 2
Item-Total Statistics
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến – tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến này
TC1 3.6550 .659 .561 .
TC2 3.8300 .765 .561 .
98
C. Phân tích EFA
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
.898
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 2160.017
df 210
Sig. .000
Total Variance Explained
Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation
Sums of
Squared
Loadingsa
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total
1 8.218 39.132 39.132 7.797 37.127 37.127 6.406
2 2.274 10.829 49.961 1.856 8.838 45.965 4.638
3 1.351 6.432 56.393 .941 4.482 50.447 5.580
4 1.195 5.692 62.085 .738 3.515 53.962 5.015
5 1.041 4.959 67.044 .614 2.925 56.887 3.612
6 .781 3.718 70.763
7 .688 3.275 74.037
8 .646 3.074 77.111
9 .569 2.708 79.819
10 .562 2.675 82.493
11 .487 2.318 84.811
12
.469
2.232
87.043
21 .181 .862 100.000
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
a. When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a
total variance.
Component Matrixa
Component
1
HLPV .840
HLCL .829
HLUX .816
HLTT .703
HLTB .689
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
99
Pattern Matrixa
Factor
1 2 3 4 5
DU3 .872
DU2 .843
DU4 .790
NLPV3 .786
NLPV1 .645
NLPV4 .545
DU1 .527
TV5 .774
TV2 .742
TV3 .706
TV4 .575
DC2 .829
DC4 .796
DC3 .610
DC5 .592
PTHH5 .804
PTHH3 .699
PTHH4 .588
PTHH2 .544
TC1 .745
TC2 .719
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 7 iterations.
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
.770
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 438.133
df 10
Sig. .000
Total Variance Explained
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of
Variance
Cumulative % Total % of
Variance
Cumulative %
1 3.029 60.587 60.587 3.029 60.587 60.587
2 .832 16.645 77.231
3 .545 10.907 88.138
4 .395 7.901 96.039
5 .198 3.961 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
100
D. Phân tích hồi quy
Model Summaryb
Model R R
Square
Adjusted
R Square
Std. Error
of the
Estimate
Change Statistics Durbin-
Watson R
Square
Change
F
Change
df1 df2 Sig. F
Change
1 .783a .614 .604 .62936718 .614 61.679 5 194 .000 2.079
a. Predictors: (Constant), F5, F3, F2, F1, F4
b. Dependent Variable: SAT
ANOVAa
Model Sum of
Squares
df Mean
Square
F Sig.
1
Regression 122.156 5 24.431 61.679 .000b
Residual 76.844 194 .396
Total 199.000 199
a. Dependent Variable: SAT
b. Predictors: (Constant), F5, F3, F2, F1, F4
Correlations
ABSRES F1 F2 F3 F4
Spearm
an's rho
ABSRES
Correlation
Coefficient
1.000 .100 .042 .006 .056
Sig. (2-tailed) . .159 .555 .931 .430
N 200 200 200 200 200
F1
Correlation
Coefficient
.100 1.000 .432** .706** .611**
Sig. (2-tailed) .159 . .000 .000 .000
N 200 200 200 200 200
F2
Correlation
Coefficient
.042 .432** 1.000 .598** .727**
Sig. (2-tailed) .555 .000 . .000 .000
N 200 200 200 200 200
F3
Correlation
Coefficient
.006 .706** .598** 1.000 .620**
Sig. (2-tailed) .931 .000 .000 . .000
N 200 200 200 200 200
F4
Correlation
Coefficient
.056 .611** .727** .620** 1.000
Sig. (2-tailed) .430 .000 .000 .000 .
N 200 200 200 200 200
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
101
Model Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig. 95.0% Confidence
Interval for B
Collinearity
Statistics
B Std.
Error
Beta Lower
Bound
Upper
Bound
Tolerance VIF
1
(Const
ant)
5.169E-017 .045
.000 1.000 -.088 .088
F1 .310 .075 .297 4.144 .000 .162 .457 .388 2.579
F2 .232 .075 .215 3.086 .002 .084 .381 .411 2.434
F3 .219 .077 .205 2.838 .005 .067 .372 .381 2.622
F4 .226 .081 .206 2.800 .006 .067 .386 .367 2.728
F5 .014 .068 .012 .206 .837 -.120 .148 .560 1.786
102
Phụ lục 03
TRANG PHỤ BÌA TẠP CHÍ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thanh_tong_8644_2083126.pdf