Luận văn Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu lũng, tỉnh Lạng Sơn

Mặc dù đã xây dưng Đề án và kế hoạch cụ thể của Chương trình 134, 1592, 755, nhưng kết quả là chưa thực hiện được theo kế hoạch đề ra. Quy mô số hộ và diện tích đất chưa được giải quyết bằng đất, chưa có hộ nào được giải quyết bằng tiền. Trong giai đoạn 2009 -2017 thực hiện theo Quyết định số 755/2004/QĐ-TTg có 115 hộ đã được giải quyết bằng hình thức Chuyển đổi nghề nghiệp. Số lượng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện thiếu đất sản xuất vẫn còn 1.507 hộ, kinh tế hộ còn gặp nhiều khó khăn không có điều kiện khai hoang phục hóa đất sản xuất. Nguồn quỹ đất công để giải quyết việc hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không có, hơn nữa khung giá đất quá cao so với định mức hỗ trợ của chính sách là 5 triệu đồng/ha do vậy chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số là không thực hiện được. So với các nhu cầu và Đề án của tỉnh, nội dung hỗ trợ về đất sản xuất chưa đạt được mục tiêu đề ra. UBND cấp huyện, thành phố phân bổ vốn chưa đảm bảo cơ cấu giữa hỗ trợ đất sản xuất và các hỗ trợ khác như: hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán

pdf104 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu lũng, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó diện tích đất trồng cây lâu năm trên 200 ha là: Minh Sơn 458,37 ha, Tân Thành 626,53 ha, Sơn Hòa 484,77 ha, Cai Kinh 333,44 ha, Đồng Tân 325,51 ha, Đô Lương 654,71 ha, Đồng Tiến 354,30 ha; 63 b. Đất lâm nghiệp Năm 2017, diện tích đất lâm nghiệp do đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng là 9.344,51 ha, chiếm 26,0 % diện tích đất lâm nghiệp của huyện; số hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào sản xuất là 5.496 hộ chiếm 66,39% số hộ SDĐ toàn huyện bình quân diện tích đồng bào dân tộc thiểu số/hộ là 1,7 ha/hộ. Trong đó: đất rừng sản xuất có 5.239 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào sản xuất, với diện tích là 8.852,81 ha, chiếm 44,86% diện tích đất rừng sản xuất của huyện; đất rừng đặc dụng có 235 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào sản xuất, với diện tích 352,73 ha, chiếm 5,29% diện tích đất rừng phòng hộ của huyện. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu tại các xã: Hòa Sơn 1.608,02 ha, Hòa Thắng 1.941,62 ha, Hòa Lạc 806,13 ha, Minh Sơn 640,30 ha,..., xã Yên Vượng, Yên Thịnh và Quyết Thắng là 3 xã không có đất lâm nghiêp. c. Đất nuôi trồng thuỷ sản Kết quả điều tra, diện tích đất nuôi trồng thủy sản của đồng bào dân tộc thiểu số trên đia bàn huyện hiện có 260,17 ha, chiếm 55,25% diện tích đất nuôi trồng thủy sản toàn huyện. Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào sản xuất nuôi trồng thủy sản là 1.099 hộ chiếm 63,44% số hộ SDĐ toàn huyện. Bình quân diện tích đồng bào dân tộc thiểu số/hộ là 0,24 ha. Đây là diện tích nuôi trồng thuỷ sản, được phân bố đều ở các xã. Các xã có diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 10 ha là: Minh Sơn 20,65 ha, Đô Lương 27,93 ha, Đồng Tiến 20,44 ha, Thanh Sơn 18,43 ha, Hòa Thắng 17,48 ha, Vân Nham 15,20 ha, các xã có diện tích đất nuôi trồng thủy sản dưới 10 ha là: Đồng Tân 9,25 ha, Quyết thắng 7,00 ha,Yên Vượng 7,80 ha, Thiện Kỵ 2,89 ha, Sơn Hà 4,00 ha, Hòa Lạc 3,06 ha, Hòa Sơn 9,27 ha, Tân Thành 8,47 ha d. Đất nông nghiệp khác Qua kết quả điều tra, đất nông nghiệp khác của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng có 0,45 ha, chiếm diện tích rất nhỏ so với đất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số và chiếm 69,19% diện tích đất nông nghiệp khác toàn huyện. Bình quân diện tích đồng bào dân tộc thiểu số/hộ là 0,25 ha. Trên địa bàn huyện chỉ có xã Minh Hòa là xã có diện tích đất nông nghiệp khác. 64 (Chi tiết các loại đất sản xuất nông nghiệp theo đơn vị hành chính do đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng tại phụ lục) 3.3.2. Tình hình giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng Về giao đất sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng được thực hiện đúng theo quy định của pháp Luật về đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành của Trung ương và địa phương trên cơ sở quỹ đất sản xuất của từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Theo kết quả điều tra, tổng diện tích đất nông nghiệp đã được giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 20.901,25 ha, đạt 89,30% so với diện tích các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang sử dụng. Trong đó: đất trồng cây hàng năm đã giao 7.035,34 ha, đạt 89,07% so với diện tích đang sử dụng (đất trồng lúa 3.837,94 ha và đất trồng cây hàng năm khác 3.197,40 ha); đất trồng cây lâu năm đã giao 5.315,76 ha; đất nuôi trồng thủy sản đã giao 235,60 ha. Chi tiết tại bảng 3.7: Bảng 3.7: Diện tích đất đã được giao của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017 STT Loại đất Mã đất Diện tích đồng bào dân tộc thiểu số đang sử dụng (ha) Diện tích đã được giao (ha) phần trăm diện tích giao/hộ (ha/hộ) Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 23.406,79 20.901,25 89,30 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13.801,66 12.351,10 89,49 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.898,99 7.035,34 89,07 - Đất trồng lúa LUA 4.281,83 3.837,94 89,63 - Đất trồng cây hàng năm khác HNK 3.617,16 3.197,40 88,40 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 5.902,68 5.315,76 90,06 2 Đất lâm nghiệp LNP 9.344,51 8.314,10 88,97 2.1 Đất rừng sản xuất RSX 8.852,81 7.871,57 88,92 2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 491,7 442,53 90,00 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 260,17 235,6 90,56 4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,45 0,45 100,00 Nguồn: tổng hợp từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hữu Lũng 65 Về nguồn gốc sử dụng đất: nguồn gốc sử dụng đất sản xuất giao cho đồng bào dân tộc thiểu số là đất khai hoang, phục hóa; đất do ông, bà để lại; san sẻ trong dòng họ và thu hồi của các nông lâm trường,... 3.3.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hữu Lũng đã được hết sức chú trọng. Tính đến năm 2017 đã cấp được 73.709 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân với diện tích đã cấp 18.701,18 ha/20.901,25 ha đã được đo đạc với các loại bản đồ tỷ lệ từ 1/1.000 đến 1/10.000. Trong nhóm đất nông nghiệp, diện tích chưa được cấp giấy 2.200,07 ha nguyên nhân chưa cấp giấy được là do có nhiều diện tích thuộc các nông, lâm trường không quản lý được mà người dân đã canh tác từ trước nên chuyển giao về địa phương và chưa được đo đạc. Chi tiết tại bảng 3.8: Bảng 3.8: Diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017 STT Loại đất Mã đất Diện tích đồng bào dân tộc thiểu số đang sử dụng (ha) Diện tích đã được cấp giấy chứng nhận (ha) phần trăm diện tích cấp giấy/hộ (ha/hộ) Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 23.406,79 18.701,18 79,90 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13.801,66 10.740,52 77,82 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.898,99 6.117,93 77,45 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4.281,83 3.337,47 77,94 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 3.617,16 2.780,46 76,87 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 5.902,68 4.622,59 78,31 2 Đất lâm nghiệp LNP 9.344,51 7.755,39 82,99 2.1 Đất rừng sản xuất RSX 8.852,81 7.342,60 82,94 2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 491,7 412,79 83,95 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 260,17 204,88 78,75 4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,45 0,39 86,67 Nguồn: tổng hợp từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hữu Lũng 66 So với tiềm năng đất sản xuất nói chung và đất rừng nói riêng; hạn mức giao đất, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mà pháp luật quy định thì bình quân đất sản xuất của đồng bào còn thấp. Nguyên nhân của vấn đề có nhiều, trong đó có nguyên nhân trên địa bàn tỉnh có các dự án, công trình theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt cần phải thu hồi đất của đồng bào dân tộc thiểu số. Các dự án thu hồi đất này đều có phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư cho các hộ mất đất. Tuy nhiên, quỹ đất để đáp ứng còn hạn hẹp và thiếu nguồn vốn để tạo quỹ đất nên không phải tất cả các hộ bị thu hồi đất sản xuất đều được bồi thường bằng đất. Thay vào đó, họ có thể được bồi thường bằng tiền, hoặc được nhận các khoản hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật. Các hiện tượng thoái hóa đất, ô nhiễm đất hoặc biến động diện tích đất sản xuất do thiên tai cũng là nguyên nhân gây thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số. 3.4. Kết quả thực hiện chính sách giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng từ năm 2002-2017 3.4.1. Các căn cứ pháp lý thực hiện chính sách giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng Để thực hiện các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, UBND huyện Hữu Lũng đã chủ động chủ động bố trí ngân sách, tạo quỹ đất để giao đất cho các hộ chưa có đất sản xuất nếu có nhu cầu thì được giao đất hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền và được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất sản xuất; Trường hợp không bố trí được đất sản xuất thì hộ chưa có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ chuyển đổi nghề và vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội để làm dịch vụ hoặc làm nghề khác tăng thu nhập. Trong thời gian qua, ngoài các văn bản do UBND tỉnh Lạng sơn ban hành, thì UBND huyện Hữu Lũng cũng đã có một số chính sách dân tộc tại địa phương, trong đó có các văn bản quan trọng như: - Thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; 67 - Thông tư liên tịch số: 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2013 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 755/QĐ- TTg ngày 20 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản, đặc biệt khó khăn; - Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 - Đề án số 01/ĐA-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2014 của UBND huyện Hữu Lũng về Tổ chức, triển khai thực hiện theo Quyết định số 755/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Hữu Lũng; 3.4.2. Kết quả thực hiện các chính sách, pháp Luật của Nhà nước về đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng a. Công tác tổ chức triển khai thực hiện Ngay sau khi tiếp thu Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ do tỉnh triển khai tổ chức. Phòng Dân tộc đã tham mưu xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo chương trình 134 của huyện, quán triệt tinh thần nội dung Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, huyện. Đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, mở hội nghị quán triệt triển khai thực hiện việc rà soát, thống kê các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thuộc đối tượng được thụ hưởng theo Quyết định số 134, tổ chức họp thôn bình xét, Ban chỉ đạo xã xét duyệt trình huyện thẩm định, xây dựng Đề án và kế hoạch tổng thể của huyện thực hiện Chương trình 134 từ 2005-2008 trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt với tổng số là 864 hộ đề nghị hỗ trợ nhà ở, 4 hộ đề nghị hỗ trợ đất ở, 16 hộ đề nghị hỗ trợ đất sản xuất, 291 hộ đề nghị hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán. 68 b. Kết quả thực hiện giai đoạn 2002-2017 Mặc dù đã xây dưng Đề án và kế hoạch cụ thể của Chương trình 134, 1592, 755, nhưng kết quả là chưa thực hiện được theo kế hoạch đề ra. Quy mô số hộ và diện tích đất chưa được giải quyết bằng đất, chưa có hộ nào được giải quyết bằng tiền. Trong giai đoạn 2009 -2017 thực hiện theo Quyết định số 755/2004/QĐ-TTg có 115 hộ đã được giải quyết bằng hình thức Chuyển đổi nghề nghiệp. Số lượng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện thiếu đất sản xuất vẫn còn 1.507 hộ, kinh tế hộ còn gặp nhiều khó khăn không có điều kiện khai hoang phục hóa đất sản xuất. Nguồn quỹ đất công để giải quyết việc hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không có, hơn nữa khung giá đất quá cao so với định mức hỗ trợ của chính sách là 5 triệu đồng/ha do vậy chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số là không thực hiện được. So với các nhu cầu và Đề án của tỉnh, nội dung hỗ trợ về đất sản xuất chưa đạt được mục tiêu đề ra. UBND cấp huyện, thành phố phân bổ vốn chưa đảm bảo cơ cấu giữa hỗ trợ đất sản xuất và các hỗ trợ khác như: hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán. c. Nguyên nhân chưa thực hiện được các chính sách hỗ trợ Một số cơ sở xã trên địa bàn huyện vẫn chưa quan tâm thực hiện Chương trình hỗ trợ đất sản xuất theo Quyết định 134, 1592, 755 của Thủ tướng Chính phủ, nên việc chỉ đạo thực hiện có lúc, có nơi còn thiếu chiều sâu, chưa chủ động tìm biện pháp giúp cơ sở tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế, hiệu quả một số mặt còn thấp, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Nhà nước, chưa nhận thức đúng quan điểm của các chương trình là: “Nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ” Thực tế trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi hiện nay đang có rất nhiều chính sách dân tộc được thực hiện cùng một lúc, toàn diện trên các lĩnh vực, nhưng mỗi chương trình, đề án thuộc Bộ, ngành và địa phương lại có cơ chế quản lý khác nhau nên rất khó lồng nghép. Tiến độ thực hiện, giải ngân vốn theo các Chương trình, chính sách được giao hàng năm còn chậm. 69 Các định mức đầu tư, hỗ trợ còn thấp. Có những cơ chế chính sách triển khai thực hiện, phối hợp các Bộ ngành và các địa phương theo chức năng quản lý Nhà nước chưa được chú trọng đúng mức, khiến hiệu quả chưa được mong muốn, ảnh hưởng đến sự phát triển, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, các nhân tố gắn với tính bền vững của công tác xóa đói giảm nghèo, làm chậm quá trình giải quyết khó khăn, yếu kém ở vùng dân tộc, niền núi. Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ cho địa phương để thực hiện các chính sách, pháp Luật của Nhà nước về hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp so với nhu cầu thực tế, hơn nữa, huyện rất khó khăn trong việc cân đối vốn đối ứng từ nguồn ngân sách địa phương cho việc triển khai hỗ trợ đất sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền vận động để san nhượng đất từ hộ nhiều sang hộ thiếu đất của các huyện chưa quan tâm đúng mức; việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo chưa nghiêm, chất lượng chưa cao, tiến độ triển khai thực hiện theo các chương trình, chính sách chậm so với thời gian quy định. 3.5. Đánh giá thực trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số 3.5.1. Căn cứ để xác định thiếu đất của đồng bào dân tộc thiểu số Đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo, duy trì và ổn định đời sống tại chỗ cho đồng bào. Nếu không có đất sản xuất, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ di cư đến những nơi có đất sản xuất, thậm chí phá rừng, đốt nương làm rẫy để có đất trồng trọt. Từ nhu cầu về đất sản xuất của các hộ dân tộc thiểu số của huyện Hữu Lũng xác định được 1.507 hộ có nhu cầu thiếu đất sản xuất. Mặc dù trên địa bàn huyện Hữu Lũng, là địa phương chưa ban hành mức bình quân chung sử dụng đất nông nghiệp nên đều áp dụng mức hỗ trợ đất sản xuất tối thiểu cho 1 hộ dân tộc thiểu số theo quy định của chính sách với mức 0,15 ha đất lúa 2 vụ hoặc 0,25 ha đất lúa 1 vụ hoặc 0,5 ha đất nương rẫy, gò, đồi hoặc 0,50 ha đất nuôi trồng thủy sản làm căn cứ xác định hỗ trợ. Chi tiết các chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại bảng 3.9 sau: 70 Bảng 3.9: Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số ĐVT: Ha STT Tên chính sách Mức hỗ trợ đất sản xuất/hộ tối thiểu Đất lúa nước 2 vụ (hoặc) Đất lúa nước 1 vụ (hoặc) Đất nương rẫy, gò đồi (hoặc) Đất NTTS 1 Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 0,15 0,25 0,50 2 Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 0,15 0,25 0,50 3 Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 0,15 0,25 0,50 4 Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 0,15 0,25 0,50 0,50 5 Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 Không hỗ trợ bằng đất sản xuất 6 Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 Theo mức bình quân chung của địa phương (Nguồn: Tổng hợp từ kết nghiên cứu) Chính sách hỗ trợ giao khoán và bảo vệ rừng: Việc giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 304/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đạt kết quả thấp, đời sống của đồng bào vẫn gặp khó khăn do mức khoán thấp, không gắn được lợi ích và trách nhiệm của người nhận khoán. Chính sách hỗ trợ chưa gắn với giao đất, giao rừng, định mức thấp, thiếu kinh phí thực hiện nên không đủ đảm bảo sinh kế và không tạo được động lực trồng và bảo vệ rừng. Với mức chi trả tiền khoán bảo vệ rừng hiện nay trung bình 200.000 đồng/ha/năm cho 01 hộ bình quân có 04 khẩu và 400.000 đồng/ha/năm nếu có thêm tiền chi trả dịch vụ môi trường. Đồng bào dân tộc thiểu số có diện tích giao đất giao rừng chỉ từ 2,0 ha - 3,0 ha và với mức khoán như vậy thì đóng góp cho thu nhập của hộ gia đình là không đáng kể. Định mức tiền khoán bảo vệ rừng 1 ha/năm do Nhà nước quy định, không phải do các Ban quản lý rừng và Công ty lâm nghiệp, quản lý rừng tự nhiên. Định mức này cũng không ổn định và đã có nhiều lần thay đổi từ 50.000 đồng/ha/năm, 100.000 71 đồng/ha/năm-200.000 đồng/ha/năm-300.000 đồng/ha/năm và đến 400.000 đồng/ha/năm (từ năm 1993 đến nay đã thay đổi 5 lần thay đổi đơn giá bảo vệ rừng, bình quân 4,4 năm/lần) dẫn đến so bì, khó xử lý. Theo quy định định mức diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình tối đa không quá 30 ha/hộ (Quyết định 1592/2009/QĐ-TTg) hoặc diện tích đất giao trồng rừng tối đa không quá 5 ha/hộ; đối với hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng được ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền công bảo vệ rừng là 200.000 đồng/ha/năm; hộ nhận đất trồng rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm khi khai thác và được ngân sách nhà nước hỗ trợ lần đầu vật tư, giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất từ 2,0 - 5,0 triệu đồng/ha. Đối với các hộ ở huyện nghèo theo Nghị quyết 30a được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực (thời gian trợ cấp cụ thể do Chủ tịch Ủy UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định), 5,0 triệu đồng/hộ để tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích rừng nhận khoán bảo vệ và đất được giao trồng rừng sản xuất và được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng Thương mại nhà nước để trồng rừng sản xuất. Thông tư liên tịch số: 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2013 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 755/QĐ- TTg ngày 20 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản, đặc biệt khó khăn; - Căn cứ vào Điều 129, Luật đất đai năm 2013 về Hạn mức giao đất nông nghiệp; - Căn cứ vào Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc ban hành Quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: + Đất rồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản: không quá 02 ha. + Đất trồng cây lâu năm: không quá 05 ha. 72 + Đất trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất: không quá 20 ha. + Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất (trong 3 loại ở trên) thì tổng hạn mức giao đất không quá 15 ha. - Căn cứ vào tình hình quản lý, sử dụng quỹ đất trên địa bàn huyện Hữu Lũng; mức bình quân chung của huyện. - Căn cứ vào thực trạng sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. - Căn cứ vào kết quả điều tra; tổng hợp, xử lý thông tin từ kết quả điều tra thu thập các thông tin, tài liệu trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Vậy, hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện Hữu Lũng là hộ có mức bình quân diện tích đất sản xuất thấp hơn mức bình quân diện tích theo quy định của UBND huyện. 3.5.2. Thực trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số Năm 2017, Trên cơ sở về thực trạng sử dụng đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số và tiến hành rà soát, xác định các hộ thiếu đất trên địa bàn Huyện, kết quả xác định được toàn huyện có 1.507 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất (chiếm 8,50% tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn huyện), với tổng diện tích đất cần thiếu là 9.699 ha, bình quân mỗi hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu 6,44 ha. Trong đó: thiếu nhiều nhất là xã vân Nham có 539 hộ thiếu đất sản xuất, bình quân diện tích thiếu 0,60 ha/hộ, tiếp đến là Hòa Thắng 220 hộ thiếu đất sản xuất, với bình quân diện tích thiếu 12,64 ha/hộ; Tân Thành 192 hộ thiếu đất sản xuất, với bình quân diện tích thiếu 13,98 ha/hộ,, thiếu ít nhất là xã Yên Thịnh 15 hộ với bình quân diện tích thiếu 2,00 ha/hộ. Chi tiết Thực trạng thiếu đất trồng rừng sản xuất đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017 tại bảng 3.10: 73 Bảng 3.10: Thực trạng thiếu đất trồng rừng sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017 STT Đơn vị hành chính và thành phần dân tộc Đất trồng rừng sản xuất Bình quân diện tích thiếu (ha/hộ) Tổng Tày Nùng Số hộ thiếu đất (hộ) Diện tích cần có (ha) Số hộ thiếu đất (hộ) Diện tích cần có (ha) Số hộ thiếu đất (hộ) Diện tích cần có (ha) Tổng 1.507 9.699,00 879 5.491,00 628 4.208,00 6,44 1 xã Thiên Kỵ 156 1.515,00 96 946,00 60 569,00 9,71 2 xã Đồng Tiến 16 5,00 7 2,00 9 3,00 0,31 3 xã Vân Nham 512 309,00 316 191,00 196 118,00 0,60 4 xã Đô Lương 173 1.506,00 108 940,00 65 566,00 8,71 5 xã Minh Sơn 112 810,00 50 362,00 62 448,00 7,23 6 TT. Hữu Lũng 42 28,00 29 19,00 13 9,00 0,67 7 xã Minh Hòa 37 18,00 19 10,00 18 8,00 0,49 8 xã Hòa Thắng 220 2.780,00 132 1.668,00 88 1.112,00 12,64 9 xã Tân Thành 192 2.684,00 97 1.328,00 95 1.356,00 13,98 10 xã Đồng Tân 32 14,00 16 7,00 16 7,00 0,44 11 xã Yên Thịnh 15 30,00 9 18,00 6 12,00 2,00 Nguồn: Báo cáo số 30a/BC-TNMT huyện Hữu Lũng Chia theo thành phần dân tộc thì Dân tộc tày và dân tộc Nùng có thực trạng thiếu đất trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hữu Lũng - Dân tộc Tày có là 879 hộ thiếu đất trồng rừng sản xuất (chiếm 44,96% số hộ dân tộc Tày) với tổng diện tích đất thiếu là 5.491 ha; Trong đó: xã thiện kỵ có 96 hộ thiếu, đồng tân có 7 hộ thiếu, xã Vân Nham có 316 hộ thiếu, Đô Lương 108 hộ thiếu, Minh Sơn 50 hộ thiếu, thị trấn Hữu Lũng 29 hộ thiếu, Minh Hòa 19 hộ thiếu, Hòa Thắng 132 hộ thiếu, Tân Thành 97 hộ thiếu, Đồng Tân 16 hộ thiếu, Yên Thịnh 9 hộ thiếu. - Dân tộc Nùng 628 hộ thiếu đất sản xuất (chiếm 4,15% số hộ dân tộc Nùng), với tổng diện tích thiếu là 4.208 ha. Trong đó: xã thiện kỵ có 60 hộ thiếu, Đồng Tân có 9 hộ thiếu, xã Vân Nham có 169 hộ thiếu, Đô Lương 65 hộ thiếu, 74 Minh Sơn 62 hộ thiếu, thị trấn Hữu Lũng 13 hộ thiếu, Minh Hòa 18 hộ thiếu, Hòa Thắng 188 hộ thiếu, Tân Thành 96 hộ thiếu, Đồng Tân 16 hộ thiếu, Yên Thịnh 6 hộ thiếu. Chi tiết các hộ thiếu đất trồng rừng sản xuất chia theo thành phần dân tộc được thể hiện tại biểu đồ 3.4: Biểu đồ 3.4: Thực trạng hộ thiếu đất trồng rừng sản xuất chia theo thành phần dân tộc tại huyện Hữu Lũng năm 2017 Do điều kiện tự nhiên đặc thù là vùng đồi núi nên diện tích đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm ít, diện tích đất lâm nghiệp cao nên huyện cũng đẩy mạnh phát triển ngành lâm nghiệp trồng và đi đôi với việc bảo vệ. Lợi ích cao từ việc làm kinh tế đất Lâm nghiệp nên các hộ dân tộc thiểu số không có nhu cầu về đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản. 75 3.4.3. Nguyên nhân thiếu đất sản xuất đồng bào dân tộc thiếu số Qua kết quả điều tra cho thấy, trên địa bàn huyện Hữu Lũng có 1.507 hộ thiếu đất sản xuất, với diện tích thiếu 9.699 ha. Trong đó: thiếu đất do điều kiện tự nhiên 354 hộ, chiếm 23,50%; thiếu đất do tăng dân số là 584 hộ, chiếm 38,75%; thiếu đất do Đô thị hóa và xây dựng các công trình 445 hộ, chiếm 29,50%; nguyên nhân khác 124 hộ, chiếm 8,25%. Cụ thể nguyên nhân thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017 tại bảng 3.11: Bảng 3.11: Nguyên nhân thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017 STT Nguyên nhân thiếu đất SX Tổng Dân tộc Tày Dân tộc Nùng Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Huyện Hữu Lũng 1.507 9.699,00 879 5.491,00 628 4.208,00 1 Điều kiện tự nhiên 354 2.279,27 207 1.290,39 148 988,88 2 Tăng dân số 584 3.758,35 340 2.127,75 243 1.630,60 3 Đô thị hóa và xây dựng các công trình 445 2.861,21 259 1.619,85 185 1.241,36 4 Nguyên nhân khác 124 800,17 73 453,01 52 347,16 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hữu Lũng Tuy nhiên, có thể chia làm hai nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau: a) Nguyên nhân khách quan - Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên (địa hình đồi núi chia cắt mạnh, lũ lụt, sạt lở, hạn hán,). Hữu Lũng là một huyện miền núi có địa hình bị chia cắt bởi sông suối, núi cao, dốc đứng, thiếu đất và thiếu nước sản xuất; điều kiện tự nhiên khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất. Hàng năm thường xảy ra lũ quét, sạt lở, làm giảm nhiều diện tích đất nông nghiệp; đất sản xuất ngày càng bạc màu, diện tích rừng giảm nhanh và nghèo kiệt. 76 - Nguyên nhân về tăng dân số (tự nhiên và cơ học) của đồng bào dân tộc thiểu số khá nhanh. So với cả nước, vùng dân tộc thiểu số là vùng dân số tăng nhanh và biến động nhiều nhất. Dân số tăng nhanh, dẫn đến việc tách hộ gia đình phổ biến, những hộ mới hầu như đều thiếu hoặc không có đất ở, đất sản xuất. - Nguyên nhân về thu hồi để xây dựng các công trình dự án: Do yêu cầu phát triển, xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, dự án thủy lợi, thủy điện, khai thác khoáng sản, thành lập nông, lâm, ngư trường, - Nguyên nhân khác: Bên cạnh thiếu đất, chất lượng đất sản xuất lại không đảm bảo điều kiện sản xuất: đất thường xấu và điều kiện canh tác khó khăn. Đồng bào dân tộc thiểu số sống ở các khu vực đặc biệt khó khăn, vùng cao, xa trung tâm, thị trấn, người dân sống phân tán, nhất là những hộ thiếu đất sản xuất sống rải rác trên địa bàn huyện. Điều kiện kinh tế hộ còn gặp nhiều khó khăn không đủ điều kiện để khai hoang, hoặc chuyển nhượng mua bán trong dân. Đối với đất lâm nghiệp, mặc dù cộng đồng của dân tộc thiếu sống ở vùng rừng núi nhưng diện tích đất rừng được giao cho hộ, cộng đồng quản lý còn rất ít vì quỹ đất không còn nhiều. b, Nguyên nhân chủ quan - Các hộ còn nghèo, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, khi mất mùa, làm ăn không hiệu quả, gặp bệnh tật nhiều hộ đã phải sang nhượng, cầm cố, thế chấp đất sản xuất (thậm chí cả đất ở, nhà ở); không có khả năng chuộc lại, trở thành các hộ không có đất ở, đất sản xuất. - Hiện nay trên địa bàn huyện đang xuất hiện và ngày càng tăng hoạt động tích tụ đất sản xuất nông, lâm nghiệp để mở rộng sản xuất hàng hóa của một số cá nhân, doanh nghiệp. Hoạt động này làm phức tạp tình hình mua bán, sang nhượng, cầm cố, lấn chiếm đất đai .Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, dân cư trên địa bàn tăng nhanh (do dân di cư trở về và đến khai hoang theo chương trình kinh tế mới) nhưng chính quyền địa phương và lâm trường không có phương án giải quyết đất sản xuất cho các hộ. 77 3.4.4. Mối quan hệ giữa việc thiếu đất sản xuất với thực trạng đời sống, kinh tế - xã hội của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2017 toàn huyện hiện có 3.963 hộ nghèo bằng 13,66% so với tổng số hộ toàn huyện; trong đó: dân tộc Nùng có 3.148 hộ, chiếm 79,43% hộ nghèo; dân tộc Tày có 529 hộ, chiếm 13,35% hộ nghèo; dân tộc Hoa có 8 hộ, chiếm 0,20% hộ nghèo; dân tộc Dao có 89 hộ, chiếm 2,47% hộ nghèo; dân tộc Mông có 1 hộ nghèo; dân tộc Cao Lan có 156 hộ, chiếm 3,94% hộ nghèo; dân tộc Sán chỉ có 10 hộ, chiếm 0,25% hộ nghèo; dân tộc khác 13 hộ, chiếm 0,33% hộ nghèo.Chi tiết các hộ dân tộc thiểu số nghèo tại huyện Hữu Lũng tại bảng 3.12 sau: Bảng 3.12: Các hộ dân tộc thiểu số nghèo tại huyện Hữu Lũng năm 2017 STT Thành phần dân tộc Số hộ dân tộc thiểu số Nguyên nhân Thiếu đất SX Thiếu vốn (hộ) Phương tiện sản xuất; (hộ) Phương tiện lao động (hộ) Hộ thiếu lao động (hộ) Hộ không tìm được việc làm (hộ) Hộ không biết cách làm ăn, không có tay nghề (hộ) Hộ đông con, nhiều người ăn theo (hộ) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Tổng 3.963 1.089 7.697,93 1744 317 267 127 174 408 206 1 Nùng 3.148 628 5.491,00 1538 286 247 110 156 368 183 2 Tày 529 461 2.206,93 52 5 9 2 3 Hoa 8 3 2 1 1 1 4 Dao 98 37 13 12 5 7 18 6 5 Mông 1 1 6 Cao lan 156 94 13 3 11 21 14 7 Sán chỉ 10 6 3 1 1 8 Khác 13 13 Nguồn: Thu thập tại phòng Dân tộc huyện Hữu Lũng năm 2017 Mặc dù, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ dạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống của nhân dân các xã, thị trấn đã có sự thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, do đa phần các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đều sống dựa vào nông nghiệp nên 78 đất sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng. Nên tình trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hữu Lũng có ảnh hưởng lớn đến thực trạng đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số. Tình trạng đói nghèo có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu vốn sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu phương tiện sản xuất, thiếu lao động, có lao động nhưng không có việc làm, không biết cách làm ăn không có tay nghề, ốm đau nặng, Hầu hết các kết quả nghiên cứu về đói nghèo đều cho thấy rằng thiếu đất sản xuất là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến đói nghèo. Trong đó, tổng số hộ nghèo do thiếu đất sản xuất của huyện Hữu Lũng là 1.089 hộ, chiếm 27,48% tổng số hộ nghèo toàn huyện; có 44,01% hộ thiếu vốn; 8,00% hộ thiếu phương tiện sản xuất; 6,74% số hộ thiếu phương tiện lao động; 3,20% số hộ thiếu lao động; 4,39 số hộ không tìm được việc làm; 10,30% số hộ không biết cách làm ăn, không có tay nghề; 5,20% số hộ đông con, nhiều người ăn theo. Trong các dân tộc thì có dân tộc Tày, Nùng có tỷ lệ hộ nghèo do thiếu đất sản xuất; Cụ thể: - Dân tộc Nùng có 628/3.148 hộ nghèo do thiếu đất sản xuất, chiếm 15,85% tổng số hộ nghèo của thành phố; - Dân tộc Tày có 461/529 hộ nghèo do thiếu đất sản xuất, chiếm 11,63% tổng số hộ nghèo của huyện; Biểu đồ 3.5: Mối liên hệ giữa hộ nghèo đói với hộ nghèo do thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện Hữu Lũng năm 2017 79 Ngoài ra, tình trạng thiếu đất sản xuất còn ảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số, ảnh hưởng đến công tác phổ cập giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, tỉ lệ trẻ em tới trường giảm, gia tăng tỉ lệ trẻ em bỏ học, vấn đề về chăm sóc sức khỏe sẽ gặp nhiều khó khăn. Thiếu đất sản xuất cũng là nguyên nhân dẫn đến những bất ổn của xã hội. Các hộ thiếu đất sản xuất phải tự chủ động để cải thiện thu nhập như chuyển đổi nghề, đi làm thuê xa nhà Tình trạng tranh chấp, xung đột có liên quan đến đất đai của người dân tộc thiểu số xảy ra thường xuyên hơn. Các hiện tượng trộm cắp, cướp giật, các tệ nạn xã hội gia tăng do một bộ phận lao động nông nghiệp không có việc làm, bế tắc hoặc do nhận thức còn thấp bị kẻ xấu lôi kéo tham gia vào các hoạt động buôn lậu, buôn người, buôn bán, vận chuyển ma túy, làm cho tình hình trật tự xã hội và đấu tranh tội phạm của huyện thêm phức tạp. Như vậy, tình trạng thiếu đất sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, để nâng cao đời sống kinh tế của bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số cần giải quyết triệt để tình trạng thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện, tạo điều kiện để họ có tư liệu sản xuất, có việc làm, có thu nhập ổn định, hạn chế tình trạng du canh, du cư gây thoái hóa đất và giữ vững an ninh, quốc phòng của huyện. 3.6. Xác định quỹ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng 3.6.1. Căn cứ để xác định quỹ đất sản xuất - Căn cứ vào Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Hữu Lũng: Trên cơ sở phương án bố trí (địa điểm, diện tích) các loại đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; kế hoạch khai thác đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp; kế hoạch chuyển mục đích trong nội bộ đất nông nghiệp, Xác định, bố trí các khu vực có khả năng để giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. - Căn cứ vào Quy hoạch bố trí ổn định dân cư: Trên cơ sở các khu vực bố trí ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; trong đó đa phần là dự kiến bố trí cho 80 các hộ đồng bào ở vùng sạt lở, bờ sông, sạt lở đất núi; hộ gia đình có nguy cơ lũ quét, lũ ống; hộ gia đình vùng thường xuyên ngập lụt; hộ gia đình vùng đặc biệt khó khăn (như thiếu đất, thiếu nước, thiếu cơ sở hạ tầng, vùng ô nhiễm môi trường, không có điều kiện để ổn định đời sống; hộ gia đình di cư tự do ở phân tán không theo quy hoạch, đời sống khó khăn và hộ gia đình sống ở những khu rừng đặc dụng cần phải bố trí, ổn định lâu dài); xác định các khu đất có thể bố trí được sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất với mục tiêu ổn định nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thiệt hại về người và tài sản do thiên tai, biến đổi khí hậu; bố trí các khu vực đất sản xuất ổn định gắn liền với bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, - Căn cứ vào kết quả rà soát các nông, lâm trường trên địa bàn huyện Hữu Lũng; Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh; Trên địa bàn huyện có 01 lâm trường là Công ty lâm nghiệp Đông Bắc. Hiện nay một số diện tích đất nông nghiệp của các công ty đó theo Báo cáo số 08/BC-ĐĐBQH ngày 10/4/2015 của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các lâm trường, giai đoạn 2004 - 2014 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 3.6.2. Quỹ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát và tiến hành tổng hợp, đánh giá xác định được trên địa bàn huyện Hữu Lũng được 27 khu vực, với tổng diện tích là 9.672,00 ha theo đơn vị hành chính cấp xã Trong đó: Diện tích đất do Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc trả ra là 9.669,00 ha; diện tích đất do UBND xã quản lý là 3,00 ha. Chi tiết dự kiến bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cụ thể tại bảng 3.13 sau: 81 Bảng 3.13: Dự kiến bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số STT Địa Điểm Số khu vực dự kiến bố trí Diện tích (ha) Tên đối tượng quản lý, sử dụng đất Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc UBND xã Quản lý Hộ gia đình cá nhân Tổ chức khác Tổng 27 9.672,00 1 xã Thiên Kỵ 4 1.515,00 x 2 xã Đồng Tiến 2 5,00 x 3 xã Vân Nham 6 309,00 x 4 xã Đô Lương 4 1.506,00 x 5 xã Minh Sơn 1 810,00 x 6 TT. Hữu Lũng 1 28,00 x 7 xã Minh Hòa 1 18,00 x 8 xã Hòa Thắng 2 2.780,00 x 9 xã Tân Thành 4 2.684,00 x 10 xã Đồng Tân 1 14,00 x 11 xã Yên Thịnh 1 3,00 x Nguồn: Báo cáo số 30a/BC-TNMT của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hữu Lũng 3.6.3. Nhu cầu sử dụng đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số Trên cơ sở điều tra về thực trạng thiếu đất, chúng tôi xác định được có 1.507 hộ có nhu cầu đối với đất sản xuất, chiếm 100% so với số hộ thiếu đất sản xuất. Số hộ dân tộc thiểu số còn lại mặc dù thiếu đất sản xuất nhưng họ không có nhu cầu nhận giao hay nhận cho thuê đất sản xuất. Bởi vì các hộ này đã chuyển đổi nghề nghiệp và sinh kế của hộ gia đình. Nhu cầu sử dụng đất sản xuất cảu đồng bào dân tộc thiểu số chia theo thành phần dân tộc: có 2 dân tộc có nhu cầu về đất sản xuất là dân tộc Tày và Nùng vẫn. Trong đó: - Dân tộc Tày là 789 hộ, dân tộc Nùng là 628 hộ. - Loại đất họ có nhu cầu là đất trồng rừng sản xuất. 82 3.7. Đề xuất một số giải pháp, giải quyết nhu cầu đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ giải quyết nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu, ngoài việc tạo quỹ đất, nguồn vốn để quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực đất đai, chúng tôi đề xuất địa phương cần tiếp tục thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp sau đây: 3.7.1. Giải giáp về chính sách - Cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách hưởng lợi đối với các hộ được giao, thuê, nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng; bổ sung chính sách đối với trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng nghèo và rừng phục hồi trong diện tích rừng tự nhiên để đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm trồng, chăm sóc và nâng cao ý thức bảo vệ rừng vừa nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, tạo việc làm cho các hộ gia đình thiếu hoặc chưa có đất sản xuất vừa góp phần bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, sạt lở đất sẽ hạn chế nguy cơ thu hẹp diện tích đất sản xuất của huyện nói chung và của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nói chung. - Cần có chính sách, quy định cụ thể đối với quỹ đất nông lâm trường trả lại của công ty Lâm nghiệp Đông Bắc để tạo nguồn đất bố trí cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất. - Bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới một số chính sách để giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các vùng dân tộc thiểu số phát huy được nội lực, phấn đấu vươn lên hòa nhập với sự phát triển chung của cả nước, tập trung vào các lĩnh vực: phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực; đào tạo cán bộ cho hệ thống chính trị cơ sở; phát triển văn hóa các dân tộc; giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng (thôn, bản). - Cần có các cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các mô hình phát triển kinh tế sinh thái có hiệu quả cao kết hợp bảo vệ tài nguyên sinh vật. 83 - Có chính sách tạo điều kiện để người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp theo mô hình Việt Gap nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế, phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Bên cạnh đó cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đào tạo nghề, đào tạo việc làm, chuyển đổi nghề cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất góp phần giảm áp lực lên quỹ đất sản xuất cũng như ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện. - Phòng dân tộc huyện Hữu Lũng cần khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Đồng thời UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, lập danh sách chi tiết các hộ gia đình được hưởng chính sách hỗ trợ và đăng ký vay vốn theo quy định để làm cơ sở tổ chức thực hiện để phương án bố trí quy hoạch sớm đưa vào thực hiện, góp phần cải thiện đời sống của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng. 3.7.2. Giải pháp về vốn - Tăng định mức hỗ trợ đất sản xuất: mỗi hộ thiếu đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện cần hỗ trợ khoảng là 50 triệu đồng/hộ. - Hàng năm cấp kinh phí ngay từ đầu năm, đảm bảo cho huyện có thể chủ động phân bổ cho các dự án theo tiến độ thực hiện. - Cần ưu tiên nguồn lực, bố trí đủ kinh phí và đưa nguồn kinh phí thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất vào trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 để phương án quy hoạch được thực hiện có hiệu quả; - UBND huyện cần có quy định cụ thể quy đổi mức hỗ trợ 15 triệu đồng với từng loại đất sản xuất để có căn cứ tính số tiền hỗ trợ theo diện tích đất còn thiếu cho từng hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất. 84 - Ngân hàng chính sách xã hội của huyện cần có những văn bản hướng dẫn quy trình, thủ tục cho vay theo quy định một cách cụ thể, đơn giản để đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất có thể thực hiện một cách dễ nhất. 3.7.3. Giải pháp về tạo quỹ đất Đối với quỹ đất trống, đồi núi trọc, đất hoang chưa sử dụng, đất có rừng lồ ô, le tép, rừng nghèo kiệt do UBND các xã đang quản lý cần tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo phần diện tích này có thể sử dụng được để giao lại cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất cải tạo đưa vào phát triển sản xuất. Đối với quỹ đất các nông, lâm trường trả lại: Cần lên kế hoạch đo đạc, cắm mốc, thống kê, rà soát các đối tượng đang lấn chiếm và lên phương án giao lại đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên bố trí cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất mà đang lấn chiếm sử dụng tại các khu đất đó. Đối với 26 khu đất nông lâm trường dự kiến trả lại: UBND huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành làm việc cụ thể với do công ty Lâm nghiệp Đông Bắc đẩy nhanh các thủ tục, ra quyết định thu hồi lại phần diện tích này để giao lại cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhanh nhất. Đối với 01 khu đất do UBND xã Quản lý: Cần tạo tiến hành thủ tục để giao lại cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất 3.7.4. Giải pháp về sử dụng đất Do quỹ đất sản xuất hạn chế, hầu hết các diện tích có thể canh tác đã được đưa vào sử dụng nên việc quy hoạch bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện hầu hết đều là các khu vực có các điều kiện hạn chế, khó khăn cho việc phát triển sản xuất. Vì vậy để có thể giải quyết bền vững tình trạng thiếu đất sản xuất, huyện cần tổ chức tập huấn hướng dẫn và khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số áp dụng các biện pháp canh tác cải tạo, bảo vệ đất. Có như vậy thì mới giải quyết được tình trạng giao đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nhưng các hộ không thể sử dụng hoặc sử dụng một thời gian thì bỏ hóa do hiệu quả thấp. Một số biện pháp canh tác có thể áp dụng như: 85 - Đa dạng hóa cây trồng dưới nhiều hình thức: trồng xen, trồng gối, trồng cây theo đường đồng mức, áp dụng các công thức luân canh, trong đó có cây họ đậu để tăng tính đa dạng sinh học về giống, loài theo thời gian và không gian. - Đối với các vùng đất độ dốc nhỏ hơn 150, tầng đất dày trên 50 cm có thể canh tác nông nghiệp nhưng phải hướng dẫn các hộ đồng bào dân tộc thiểu số áp dụng các biện pháp để tăng độ che phủ của đất. - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hữu cần chỉ đạo các xã, Thị trấn nhân rộng phương thức kỹ thuật trồng rừng phòng hộ hỗn giao ngay từ đầu giữa cây phù trợ và cây bản địa. Đó là ban đầu sẽ trồng các loại cây mọc nhanh ở các khu vực đất đai nghèo kiệt. Các loại cây này có tác dụng cải tạo đất sau một chu kỳ sẽ trồng thay thế bằng các loại cây chính có tác dụng phòng hộ lâu dài. Phương thực này sẽ áp dụng được ở những vùng đất đai thoái hóa, nghèo xấu. Các loại cây mọc nhanh có thể trồng được như cây keo, mỡ, sau chu kỳ 7-8 năm thì có thể chặt theo băng rộng từ 50 – 80 m để trồng các loại cây chính cho phòng hộ lâu dài như cây trám, lát, - Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm kết hợp: Thông thường cây lâm nghiệp được bố trí trồng ở phần đỉnh đồi từ 30 - 60% diện tích, gồm các loại cây bản địa như lim, lát, trám, quế,... Tiếp theo bố trí băng xanh rộng 1m theo đường đồng mức như: keo dậu, đậu thiều hoặc trồng cỏ vừa có hiệu quả kinh tế, chống xói mòn. Phần sườn đồi bố trí trồng cây ăn quả như Bưởi, cam, táo, vải, quýt Chẳng hạn như các mô hình trồng bưởi Da xanh, da vàng tập trung ở xã Cai Kinh, Hòa Lạc Yên Sơn với 1.400 ha, các loại cây có múi như Cam Vinh, Cam đường, bưởi Diễn tại các xã Nhật tiến Minh Sơn, Đồng Tân Hòa Lạc, táo đại tại xã Hồ Sơn, Cai Kinh, Nhật Tiến với trên 100 ha, 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” em xin có một số kết luận, cụ thể: (1) Đề tài đã tập trung nghiên cứu, làm rõ các đặc điểm phân bố, các phong tục, luật tục trong quản lý, sử dụng đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời đã hệ thống hóa các chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số từ khi có Luật đất đai năm 1993 đến khi có Luật đất đai 2013, thể hiện sự ưu việt của Đảng và Nhà nước ta trong công bằng, bình đẳng phân phối tài nguyên. (2) Hữu Lũng là một huyện có tiềm năng lớn về đất đai đặc biệt là đất lâm nghiệp nhưng hiện nay huyện đang đối mặt với nhiều áp lực vì thiếu quỹ đất để giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ sản xuất hạn chế, đời sống vật chất, tinh thần còn thấp. (3) Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 59.282,68 ha thì đồng bào dân tộc thiểu số đang sử dụng 23.406,79 ha, chiếm 39,48%. Trong đó tập trung chủ yếu là đất rừng sản xuất (8.852,81 ha). Sau đó mới đến các loại đất trồng cây lâu năm (5.902,68 ha); đất trồng lúa (4.281,83 ha), đất trồng cây hàng năm khác (3.617,16 ha). Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào sản xuất là 14.995 hộ, chiếm 59,97% tổng số hộ sản xuất trên địa bàn toàn huyện. (4) Mặc dù, đã có nhiều chương trình, dự án giải quyết đất sản xuất cho đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số nhưng trên địa bàn huyện vẫn chưa thực hiện nhiều. Trong giai đoạn 2009-2017 thực hiện theo Quyết định số 755/2004/QĐ-TTg có 115 hộ đã được giải quyết bằng hình thức chuyển đổi nghề nghiệp. (5) Thực trạng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất cho thấy: Toàn huyện có 11/26 xã, Thị trấn có các hộ thiếu đất sản xuất, với tổng số hộ thiếu là 1.507 hộ dân tộc thiểu số, tổng diện tích đất thiếu là 9.699 ha. Trong đó: dân tộc Tày 879 hộ thiếu, diện tích 5.491 ha; dân tộc Nùng 628 hộ thiếu, diện tích 4.208 ha. 87 (6) Toàn huyện đã xác định được 27 khu vực có khả năng bố trí đất sản xuất cho đồng dân tộc thiểu số, với diện tích 9.672 ha để bố trí cho mục đích đất rừng sản xuất; nguồn quỹ đất được lấy từ diện tích trả ra Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc là 9.669,00 ha; UBND xã Quản lý là 3,00 ha. Qua tổng hợp, tính toán ra được có 1.507 hộ có nhu cầu sử dụng đất trồng rừng sản xuất, diện tích cần được giải quyết là 9.699 ha, trong đó: dân tộc Tày có 879 hộ nhu cầu đất sản xuất, với diện tích 5.491 ha, dân tộc Nùng có 628 hộ nhu cầu đất sản xuất, với diện tích 4.208 ha. Vì vậy trong giai đoạn tiếp theo, huyện Hữu Lũng cần tiếp tục đẩy nhanh việc thực hiện một số chính sách dân tộc, đầu tư và khai thác hiệu quả nguồn lực về vốn, con người, đất đai góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực; thúc đẩy đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ổn định và từng bước được cải thiện. 2. Kiến nghị Trong quá trình làm luận văn em xin có một số đề xuất sau: - Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách đất đai, chính sách dân tộc; quan tâm, hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện cụ thể, hiệu quả chính sách đất đai, chính sách dân tộc gắn với triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới. - Thực hiện hiệu quả và đồng bộ chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số với việc triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ khác như hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ các loại vật tư, phân bón, cây con giống, mở lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, đầu tư khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi nghề nghiệp, ... Việc đầu tư cho các hộ dân tộc thiểu số phải đúng đối tượng, phù hợp với điều kiện, yêu cầu để nâng cao hiệu quả sản xuất. - Địa phương cần rà soát toàn bộ quỹ đất hiện có để xây dựng phương án giải quyết nhu cầu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời khảo sát cụ thể từng khu vực để bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số có nhu cầu./. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc Hội (2003). Luật Đất đai, số 13/2003/QH11 ngày 26/10/2003; 2. Quốc Hội (2013). Luật Đất đai, số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; 3. Quốc Hội (2013). Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 4. Chính phủ (2004). Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; 5. Chính phủ (2007). Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010 và Quyết định 1342/QĐ-TTg; 6. Chính phủ (2008). Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008 - 2010 7. Chính phủ (2009). Quyết định số 1592/2009/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; 8. Chính phủ (2013). Quyết định số 755/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; 9. Ủy ban Dân tộc (2011). Một số chính sách dân tộc và công tác dân tộc của Nhà nước Trung Quốc (thuộc Bộ tài liệu tham khảo dành cho cán bộ làm công tác dân tộc); 10. Tô Xuân Phúc, Forest Trends (2013). Báo cáo mâu thuẫn đất đai giữa công ty lâm nghiệp và người dân địa phương; 11. Ủy ban Dân tộc (2016). Báo cáo kết quả thực hiện Quyết định 755/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh 89 hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; 12. Tổng cục Thống kê (2016). Kết quả điều tra 53 dân tộc thiểu số; 13. Ths. Đinh Ngọc Hà, Viện nghiên cứu quản lý đất đai. (Đề Tài cấp bộ 2016): nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất chính sách đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; 14. TS. Nguyễn Thị Hải Yến, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Bài báo đăng trên Kỷ yếu hội thảo khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 10, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ (2018): Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 90

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thi_nga_3881_2085176.pdf
Luận văn liên quan