Huyện Yên Dũng nằm gần trung tâm Tp. Bắc Giang. Là một vị thuận lợi
trong giao lưu kinh tế văn hóa xã hội, thu hút vốn đầu.
2. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện cơ bản được thực
hiện theo đúng quy định của Luật và những văn bản hướng dẫn thi hành luật. Điều
đó đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để người sử dụng đất thực hiện các QSDĐ
của mình.Cho thấy công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện
và chặt chẽ.
3. Trong giai đoạn 2014 - 2017 với tổng số trường hợp thực hiện QSDĐ là
9696 trường hợp trong đó gồm: 2.914 trường hợp chuyển nhượng QSDĐ; 2.104
trường hợp thừa kế QSDĐ; 2.226 trường hợp tặng cho QSDĐ; 2.452 trường hợp thế
chấp QSDĐ.
4. Số giao dịch chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện diễn ra sôi động, thường
xuyên và tập trung chủ yếu ở một số xã trung tâm và thị trấn. Bên cạnh những
trường hợp chuyển QSDĐ đã đăng ký với cơ quan nhà nước còn tồn tại một số giao
dịch chuyển quyền chưa chủ động thực hiện đăng ký với cơ quan Nhà nước, đặc
biệt là quyền thừa kế.
5. Qua kết quả nghiên cứu tại 2 xã và 1 thị trấn đề tài đề xuất được 5 nhóm
giải pháp để hoàn thiện cơ chế chính sách và thúc đẩy người dân thực hiện tốt trách
nhiệm và nghĩa vụ khi thực hiện quyền QSDĐ.
117 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá việc thực hiện quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Yên dũng – tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên địa bàn huyện
Yên Dũng cho thấy chỉ tập trung thường xuyên và chủ yếu vào các quyền đó là :
chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho và thế chấp quyền sử dụng đất.
Để có những đánh giá tổng quan cho đến chi tiết về tình hình thực hiện các
quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Yên Dũng, tôi tiến
hành điều tra tình hình thực hiện 04 quyền được thực hiện thường xuyên và chủ yếu
tại huyện Yên Dũng (chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho và thế chấp quyền sử dụng
đất) tại 3 địa bàn nghiên cứu là thị trấn Neo, xã Lãng Sơn và xã Tiền Phong.
3.4.1. Đánh giá việc thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Kết quả điều tra 3 đơn vị hành chính đại diện cho các xã và thị trấn về thực
hiện chuyển nhượng QSDĐ trong giai đoạn 2014 - 2017 tại huyện Yên Dũng được
trình bày trong bảng 3.9.
77
Như vậy tình hình chuyển nhượng QSDĐ ở tại 01 thị trấn và 02 xã có điều
kiện phát triển khác nhau. Tại thị trấn và các xã trung tâm có các khu công nghiệp,
cụm công nghiêp, thương mại dịch vụ và các làng nghề phát triển việc "mua bán
đất" diễn ra sôi động, thu hút được nhiều hơn tại các xã thuần nông nghiệp, xa trung
tâm hành chính. Tuy nhiên ở mỗi xã khác nhau cũng có sự biến đổi khác biệt rõ rệt,
cụ thể như sau:
- Đối với đất phi nông nghiệp. Thị trấn Neo, là nơi quá trình đô thị hóa
mạnh, phát triển nhanh các điều kiện cơ sở hạ tầng so với các xã khác nên số lượng
giao dịch chuyển nhượng QSDĐ giai đoạn 2014 - 2017 diễn ra lớn và có mức độ
khá ổn định. Lượng giao dịch mua bán chủ yếu là đất ở đô thị và đất ở nông thôn.
Trên đất ở là 49 trường hợp cả thời kỳ. Tuy nhiên, trong giai đoạn năm 2014 -2017
là sự khởi sắc của thị trường bất động sản nói chung và thị trường chuyển nhượng
nói riêng cùng với sự phát triển kinh tế ổn định, sự phân bổ và kêu gọi đầu tư phát
huy tiềm năng vốn có của các địa phương đã thu hút hàng loạt các công ty, doanh
nghiệp lớn nhỏ đổ về đầu tư, mở rộng và phát triển quy mô sản xuất và thu hút
người lao động và người dân đến làm ăn sinh sống dẫn tới nhu cầu nhà đất tăng
theo, số lượng giao dịch chuyển nhượng có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Có thể
nói, từ sau khi các văn bản quy định việc chuyển QSDĐ được mở rộng về phạm vi,
đối tượng, phí và lệ phí, cũng như việc công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2020 thì lượng giao dịch mua bán tại thị trấn diễn ra khá lớn.
Giá đất ở đây tăng lên rất cao, dao động từ 8-15 triệu đồng/m2, trong khi ở xã miền
núi, rẻo cao giá dao động từ 1-4 triệu/m2 tại các khu đất có vị trí đẹp. Tại xã Lãng
Sơn,Tiền Phong lượng giao dịch chuyển nhượng đất đai diễn ra cũng khá sôi động.
Qua điều tra có 47 vụ chuyển nhượng đất ở mỗi xã, chủ yếu là đất ở nông thôn, đất
vườn, đất trồng cây lâu năm, giá đất ở những xã này trong ngõ xóm cũng dao động
từ 2- 4 triệu đồng.
Tuy nhiên tình hình chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp có xu hướng tăng.
Nguyên nhân chính của tình hình này là việc công bố quy hoạch đến năm 2020 và
chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn về đích chính là hệ thống cơ sở
78
hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, chợ các công trình sự nghiệp được đầu tư nâng cấp
và xây mới làm thay đổi toàn diện bộ mặt các địa phương góp phần làm thúc đẩy việc
mua bán so với trước đây vốn là xã thuần nông, nghèo nàn, lạc hậu đời sống kinh tế
người dân còn nhiều khó khăn.
Qua điều tra cho thấy đời sống người dân ngày càng được nâng cao, họ được tiếp
cận và hiểu biết pháp luật rất rõ ràng và chắc chắn số người dân đã nhận thức và chấp
hành thực hiện chuyển nhượng QSDĐ khai báo đăng ký biến động với cơ quan Nhà
nước. Tuy nhiên do mức thuế chuyển nhượng, thuế thu nhập cá nhân còn cao dẫn đến
người dân kê khai giá trị trong hợp đồng chuyển nhượng thường thấp hơn rất nhiều giá
đất mua bán trên thực tế nhằm giảm tiền thuế phải nộp cho Nhà nước. Theo điều tra
tìm hiểu có những lô đất giá 1 tỷ đồng nhưng khi viết trong hợp đồng chuyển nhượng
chỉ có 50 triệu cho thấy một thực tế của thất thu cho ngân sách nhà nước mà đến nay
vẫn chưa có chế tài xử lý. Về phía cơ quan Nhà nước, thủ tục hành chính còn rườm rà,
gây phiền hà cho một số người dân, cần phải cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính
và thái độ phục vụ công dân của một số cán bộ còn sách nhiễu, hách dịch gây bất bình
trong nhân dân dẫn đến ấn tượng không tốt đến toàn thể cơ quan công quyền.
- Đối với chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp, tình hình chuyển nhượng
QSDĐ nông nghiệp của người dân thuộc 01 thị trấn và 02 xã nghiên cứu cho thấy:
Tại thị trấn Neo có 1 hộ chuyển nhượng, xã Lãng Sơn 3 hộ và Tiền Phong có 3 hộ
hộ thực hiện thủ tục chuyển nhượng tại VPĐKĐĐ trong tổng số 150 trường hợp
tham gia chuyển nhượng. (Theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 191 Luật Đất đai 2013)
Việc chuyển nhượng đất nông nghiệp không thực hiện đăng ký theo quy định
dẫn đến việc quản lý được biến động về đất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Mục
đích của việc nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của nhiều người dân không phải
để tiếp tục sản xuất nông nghiệp mà để chờ dự án thu hồi đất theo quy hoạch tại địa
phương. Hình thức giao dịch chủ yếu là giấy tờ không hợp pháp, không có xác nhận
của cơ quan có thẩm quyền, không đăng ký cơ quan nhà nước. Hiện nay tình trạng
đầu cơ đất đai, họ lợi dụng những kẽ hở, lách luật trong chuyển nhượng đất thuộc
khu dự án mang lại lợi nhuận kinh tế cao như sẵn sàng đến nơi có đất thuộc khu dự
79
án để mua đầu cơ đất nông nghiệp chờ dự án nhằm thu lợi nhuận cao đã gây rất
nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý đất đai và bất ổn thị trường bất động sản, làm
cho các nhà đầu tư các doanh nghiệp không còn mặn mà với những vùng đất nhiều
tiềm năng. Đất nông nghiệp có giá trị không cao, không được sản xuất thường để
hoang hoá, lãng phí trong thời gian chưa thực hiện dự án treo gây lãng phí. Thực tế
cơ quan Nhà nước chưa quản lý được các dự án thực hiện thoả thuận nhận chuyển
nhượng QSDĐ nông nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần có những quy
định cụ thể và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai về các vấn đề bất cập, việc
người sử dụng đất nông nghiệp được quyền chuyển nhượng cho các đơn vị có dự án
đầu tư theo đúng quy hoạch sử dụng đất và phải đăng ký với cơ quan quản lý đất đai
và hạn chế những kẽ hở để những cá nhân, tổ chức lợi dụng chuộc lợi gây bất ổn thị
trường nhà đất.
Như vậy, tình hình chuyển nhượng QSDĐ ở trên địa bàn huyện Yên Dũng
hết sức phong phú và đa dạng về cả số lượng và chất lượng.
Qua kết quả điều tra 150 hộ gia đình cho thấy có 140 hộ chiếm 93,33%
chuyển nhượng đối với đất ở, 10 hộ chiếm 6,67% chuyển nhượng đối với đất nông
nghiệp. Lý do của các hộ chuyển nhượng QSDĐ phần lớn là đầu tư sản xuất kinh
doanh (48,00%), cho con cái đi du học, người thân xuất khẩu lao động (33,33%),
ngoài ra còn có chuyển nhượng đất để lấy tiền xây dựng nhà ở, có một số hộ chuyển
nhượng với mục đích đầu cơ nhà đất hoặc lấy tiền gửi tiết kiệm, chi tiêu cho cuộc
sống hàng ngày hoặc trả nợ.
Trong giai đoạn này, tỷ lệ các hộ chuyển nhượng làm đầy đủ các thủ tục
chuyển nhượng chỉ đạt 91,33% (137/150 hộ); tỷ lệ các hộ chỉ khai báo tại UBND xã
sau đó không làm tiếp các thủ tục tài chính với 9/150 hộ, chiếm 6,00% và tỷ lệ các
hộ chỉ có giấy tờ viết tay có người làm chứng là 5/150 hộ, chiếm 3,33%. Việc này
làm cho công tác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn, thất thu thuế của Nhà nước.
Trong tương lai cần có giải pháp để các hộ gia đình cá nhân nghiêm túc và tự giác
thực hiện quyền này.
80
Bảng 3.9. Kết quả điều tra việc thực hiện quyền chuyển nhượng QSDĐ theo 03
đơn vị nghiên cứu giai đoạn 2014 - 2017
Chỉ tiêu
Thị
Trấn
Neo
Xã
Lãng
Sơn
Xã
Tiền
Phong
Số hộ
điều tra
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng số phiếu điều tra 50 50 50 150 100,00
Đất phi nông nghiệp 49 45 46 140 93,33
Đất nông nghiệp 1 5 4 10 6,67
2. Mục đích chuyển nhượng 50 50 50 150 100,00
Nuôi con ăn học, xuất khẩu lao động 15 3 32 50 33,33
Đầu tư sản xuất, kinh doanh 25 40 7 72 48,00
Xây, sửa chữa nhà cửa 2 2 4 8 5,33
Đầu cơ nhà đất 1 1 0 2 1,33
Khác (gửi tiết kiệm, mua phương tiện, chữa bệnh,
chi tiêu sinh hoạt, trả nợ.)
7 4 7 18 12,00
3.Tình hình thực hiện quyền chuyển nhượng 50 50 50 150 100,00
Hoàn tất tất cả các thủ tục 47 40 50 137 91,33
Chỉ khai báo tại UBND Cấp xã 3 5 1 9 6,00
Giấy tờ viết tay có người làm chứng 0 5 0 5 3,33
Giấy tờ viết tay, hoặc không có giấy tờ cam kết 0 0 0 0 0,00
4. Thực trạng giấy tờ tại thời điểm chuyển nhượng 50 50 50 150 100,00
GCNQSDĐ, QĐ giao đất tạm thời 50 49 48 147 98,00
Giấy tờ hợp pháp khác 0 1 2 3 2,00
Không có giấy tờ 0 0 0 0 00,00
5. Thủ tục thực hiện tại VPĐKĐĐ 50 50 50 150 100,00
Rất dễ hiểu và thực hiện 11 3 1 15 10,00
Dễ hiểu và thực hiện 12 7 8 27 18,00
Trung bình 6 34 36 76 50.67
Khó hiểu và thực hiện 12 5 3 20 13,33
Rất khó hiểu và thực hiên 9 1 2 12 8,00
6. Thời gian hoàn thành các thủ tục 50 50 50 150 100,00
Rất nhanh 15 7 4 26 17,33
81
Chỉ tiêu
Thị
Trấn
Neo
Xã
Lãng
Sơn
Xã
Tiền
Phong
Số hộ
điều tra
Tỷ lệ
(%)
Nhanh 5 20 18 43 28,67
Đúng hẹn 7 10 17 34 22,67
Chậm 22 12 10 44 29,33
Rất chậm 1 1 1 3 2,00
7. Phí, lệ phí, thuế chuyển QSDĐ 50 50 50 150 100,00
Rất cao 19 17 25 61 40,67
Cao 24 27 22 73 48,67
Trung bình 4 3 2 9 6,00
Thấp 3 3 1 7 4,67
Rất thấp 0 0 0 0 0,00
8. Tìm kiếm thông tin và giao dịch 50 50 50 150 100,00
Rất dễ 11 13 11 35 23,33
Dễ 25 23 28 76 50,67
Trung bình 7 8 11 26 17,33
Khó 7 6 0 13 8,67
Rất khó 0 0 0 0 0,00
9. Khả năng thực hiện các quy định chuyển
QSDĐ 50 50 50 150 100,00
Rất dễ 2 3 1 6 4,00
Dễ 4 7 5 16 10,67
Trung bình 15 14 15 44 29,33
Khó 11 16 24 51 34,00
Rất khó 18 10 5 33 22,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Kết quả điều tra về những người đã thực hiện chuyển nhượng QSDĐ cũng
cho thấy, một số nguyên nhân chính làm cho số lượng những trường hợp không làm
thủ tục khai báo hoặc chưa làm đầy đủ các thủ tục là do các nguyên nhân chính sau:
Do chuyển nhượng giữa những người thân trong gia đình; Mất nhiều thời gian làm
thủ tục và phải nộp các loại phí, lệ phí, thuế chuyển nhượng cao. Tuy nhiên, dù bất
82
kỳ lý do gì, để giảm tranh chấp và nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai, nhất
định phải có giải pháp để người sử dụng đất thấy được quyền lợi chính đáng từ việc
đi khai báo chuyển nhượng QSDĐ có như vậy họ mới tự giác và nghiêm túc thực
hiện nghĩa vụ của mình.
Thủ tục thực hiện tại VPĐKĐĐ điều tra 150 hộ chỉ có 15 ý kiến cho rằng
việc thực hiện các thủ tục khi thực hiện các QSDĐ là rất dễ hiểu và thực hiện,
chiếm 10,00%. Vì vậy việc cử cán bộ hướng dẫn, công khai và đơn giản hóa các thủ
tục hành chính liên quan đến chuyển nhượng QSDĐ là rất quan trọng. Có 27 ý kiến
cho là dễ hiểu và thực hiện, chiếm 18,00%, nhiều nhất là có 76,00 ý kiến cho biết
việc thực hiện các thủ tục khi thực hiện các QSDĐ ở mức trung bình (chiếm 50,67
%). Theo họ, có một số thủ tục dễ hiểu, một số khó hiểu và một số khó thực hiện
mặc dù họ hiểu nhưng việc thực hiện mất nhiều tiền, thời gian nên họ ngại làm, còn
20 ý kiến cho biết việc thực hiện các thủ tục khi thực hiện các QSDĐ là khó hiểu và
thực hiện chiếm 13,33%. Có đến 12 trường hợp cho là việc thực hiện các thủ tục
khi thực hiện các QSDĐ là rất khó hiểu và thực hiện, chiếm 8.00% tổng số ý kiến
được hỏi. Các ý kiến cho rằng việc thực hiện các thủ tục chuyển nhượng QSDĐ còn
hạn chế là do lệ phí thực hiện các thủ tục này còn cao và thủ tục phức tạp mất nhiều
thời gian.
Các hộ cho rằng việc thực hiện các thủ tục còn nhiều phức tạp phần lớn là do
bản thân các chính sách, các quy định chứ không phải do người thực thi pháp luật.
Từ khi có bộ phận một cửa, các thủ tục hành chính đã đơn giản hơn rất nhiều. Vì
vậy, việc nghiên cứu quy trình, thủ tục hành chính đơn giản, khép kín là rất quan
trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai.
Thực trạng giấy tờ tại thời điểm chuyển nhượng là có 147/150 hộ có giấy
chứng nhận QSDĐ hoặc quyết định giao đất tạm thời (chiếm 98,00%); có 3/150 hộ
(chiếm 2,00%) có giấy tờ hợp pháp khác và không có hộ nào không có giấy tờ.
Thời gian để hoàn thành các thủ tục khi điều tra trong 150 hộ có 26 ý kiến
cho là thời gian thực hiện rất nhanh (17,33%), nhanh hơn quy định rất nhiều. Có 43
ý kiến cho rằng thời gian để hoàn thành các thủ tục khi thực hiện các QSDĐ là
83
nhanh chiếm 28,67%, có 34/150 ý kiến cho rằng thời gian để hoàn thành các thủ tục
khi thực hiện các QSDĐ là đúng hẹn, chiếm 22,67%, có 44 ý kiến cho rằng thời
gian để hoàn thành các thủ tục khi thực hiện các QSDĐ là chậm, chiếm 29,33% và
vẫn còn 3 ý kiến phản ánh cho rằng thời gian để hoàn thành các thủ tục khi thực
hiện QSDĐ là rất chậm, chiếm 2,00% trong tổng số ý kiến được hỏi. Một số hộ
cũng thừa nhận rằng, việc chậm thực hiện các thủ tục có nhiều nguyên nhân, phần
lớn là do bản thân mảnh đất còn nhiều vấn đề chưa rõ ví dụ nguồn gốc đất, thực
hiện thủ tục chuyển nhượng mà chưa đóng lệ phí, đang trong tình trạng tranh chấp
hoặc nằm trong quy hoạch.
Thực hiện các thủ tục nhanh hay chậm được đánh giá theo thời gian trên
phiếu hẹn. Trên thực tế việc thực hiện các thủ tục nhanh hay chậm phần lớn là do
các trục trặc liên quan đến cơ sở pháp lý của các giấy tờ. Những trường hợp giao
dịch có GCNQSDĐ và các giấy tờ pháp lý khác đầy đủ được thực hiện rất nhanh.
Những trường hợp phải thẩm định lại cơ sở pháp lý thường mất nhiều thời gian hơn.
Đặc biệt các trường hợp đang có tranh chấp đất đai thì phải giải quyết khá lâu.
Về các loại phí, lệ phí, thuế chuyển QSDĐ phần lớn các hộ được hỏi trong
150 hộ đều cho rằng các loại phí hiện nay đều ở mức cao và rất cao, cụ thể: có 61 ý
kiến cho rằng các loại phí, lệ phí, thuế chuyển QSDĐ là rất cao chiếm 40,67%, có
71 ý kiến cho rằng các loại phí, lệ phí, thuế chuyển QSDĐ là cao chiếm 48,67%, có
9 ý kiến cho biết các loại phí, lệ phí, thuế chuyển QSDĐ là trung bình chiếm
6,00%, chỉ có 07 ý kiến cho biết các loại phí, lệ phí, thuế chuyển QSDĐ là thấp
chiếm 4,67%, tổng số ý kiến được hỏi; và không có ý kiến nào là rất thấp. Theo họ,
việc thu phí cao sẽ dẫn đến việc ‘’trốn thuế’’ bằng cách không khai báo. Vì vậy việc
điều chỉnh lệ phí thu là rất quan trọng, góp phần giúp người dân thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ của mình.
Khả năng tìm kiếm thông tin và giao dịch trong việc chuyển nhượng QSDĐ
nhận được đánh giá khá tốt từ 150 hộ điều tra: có 23,33% số hộ trả lời khả năng tìm
kiếm thông tin và giao dịch trong việc chuyển nhượng QSDĐ là rất dễ; có đến
50,67% số hộ cho là dễ tìm (76/150 hộ); 26 ý kiến (17,33%) trả lời là trung bình; chỉ
84
có 13/150 hộ (8,67%) trả lời là khó và không có ý kiến nào cho rằng rất khó tìm kiếm
thông tin và giao dịch trong việc chuyển nhượng QSDĐ. Hiện nay do phát triển của
khoa học công nghệ và truyền thông cũng như việc cải cách hành chính, việc tìm
kiếm các kênh thông tin về giao dịch trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Về khả năng thực hiện các quy định của Luật Đất đai về QSDĐ trong 150 hộ
điều tra khi được hỏi, kết quả như sau: chỉ có 06 ý kiến cho rằng các quy định của
Luật Đất đai rất dễ thực hiện chiếm 4,00%, có 16 ý kiến cho rằng các quy định của
Luật Đất đai dễ thực hiện, chiếm 10,67%, có 44 ý kiến cho rằng khả năng thực hiện
các quy định của Luật Đất đai là trung bình, chiếm 29,33%, có 51/150 ý kiến cho
rằng khó thực hiện, chiếm 34,00%, cố đến 33 ý kiến 22,00% tổng số ý kiến được
hỏi nói rằng rất khó để thực hiện các quy định chuyển QSDĐ trong Luật Đất đai.
3.4.2. Đánh giá việc thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất
Kết quả điều tra 150 hộ thuộc 3 đơn vị nghiên cứu cho thấy 96,00% tổng số
trường hợp là thực hiện quyền thừa kế đối với đất phi nông nghiệp (145/150 hộ), chỉ
có 5,00% tổng số trường hợp là được thực hiện đối với đất nông nghiệp. Ngoài ra,
các chỉ tiêu khác cũng được các hộ đánh giá cụ thể trong bảng 3.10.
Qua kết quả điều tra trên cho thấy, số trường hợp hoàn tất tất cả các thủ tục
để thực hiện quyền thừa kế là 146/150 hộ, chiếm tới 97,33% tổng số trường hợp, có
4 trường hợp (2,67%) là chỉ khai báo tại UBND cấp xã.
Thực trạng giấy tờ tại thời điểm thừa kế là 100,00% số vụ có giấy chứng
nhận QSDĐ, quyết định giao đất tạm thời. Điều đó cho thấy nhìn chung người
dân cũng đã phần nào hiểu được quyền lợi của người sử dụng đất khi thực hiện
nghĩa vụ của mình.
Theo đánh giá của 150 hộ dân về thủ tục thực hiện tại VPĐKĐĐ là: có 25 hộ
cho rằng thủ tục rất dễ hiểu và thực hiện, chiếm 16,67%, 62 hộ cho rằng thủ tục dễ
hiểu và thực hiện (43,33%), có tới 54 hộ cho rằng thủ tục được thực hiện trung bình
(436,00%), chỉ còn 8 hộ (5,33%) cho rằng khó hiểu và thực hiện với 1 hộ (0,67%)
cho rằng rất khó hiểu và thực hiện thủ tục tại VPĐKĐĐ.
Về thời gian hoàn thành các thủ tục nhận được ý kiến đánh giá khá tốt từ các
85
hộ điều tra với 76/150 hộ (50,67%) đánh giá là đúng hẹn, có 27 hộ đánh giá là
nhanh và 15 hộ đánh giá là rất nhanh. Số hộ đánh giá chưa tốt về thời gian hoàn
thành các thủ tục vẫn còn với 20 ý kiến (13,33%) cho rằng thời gian hoàn thành là
chậm và 12 ý kiến cho rằng rất chậm.
Các loại phí thực hiện cũng là một vấn đề được các hộ dân quan tâm. Có 27
ý kiến cho rằng phí thực hiện là rất cao, chiếm 18,00%, 53 ý kiến cho rằng phí thực
hiện là cao (35,33%), có 49 ý kiến thấy phí thực hiện là trung bình (32,67%) và 01 ý
kiến cho rằng phí thực hiện là thấp.
Bảng 3.10. Kết quả điều tra việc thực hiện quyền thừa kế QSDĐ theo 03 đơn vị
nghiên cứu giai đoạn 2014 - 2017
Chỉ tiêu
Xã
Tân
Dân
Xã
Nham
Sơn
Xã Trí
Yên
Số hộ
điều tra
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng số phiếu điều tra 50 50 50 150 100,00
Đất phi nông nghiệp 49 49 47 145 96,67
Đất nông nghiệp 1 1 3 5 3,33
2. Tình hình thực hiện quyền thừa kế 50 50 50 150 100,00
Hoàn tất tất cả các thủ tục 49 49 48 146 97.33
Chỉ khai báo tại UBND cấp xã 1 1 2 4 2,67
Giấy tờ viết tay có người làm chứng 0 0 0 0 0,00
Giấy tờ viết tay , hoặc không có giấy
tờ cam kết
0 0 0 0 0,00
3.Tình trạng giấy tờ tại thời điểm
thừa kế
50 50 50 150 100,00
GCNQSDĐ, QĐ giao đất tạm thời 50 50 50 150 100,00
Giấy tờ hợp pháp khác 0 0 0 0 0,00
Không có giấy tờ 0 0 0 0 0,00
4. Thủ tục thực hiện tại VPĐKĐĐ 50 50 50 150 100,00
86
Chỉ tiêu
Xã
Tân
Dân
Xã
Nham
Sơn
Xã Trí
Yên
Số hộ
điều tra
Tỷ lệ
(%)
Rất dễ hiểu và thực hiện 11 9 5 25 16.67
Dễ hiểu và thực hiện 22 17 23 62 42,33
Trung bình 12 22 20 54 36,00
Khó hiểu và thực hiện 5 1 2 8 5,33
Rất khó hiểu và thực hiện 0 1 0 1 0,67
5. Thời gian hoàn thành các thủ tục 50 50 50 150 100,00
Rất nhanh 11 3 1 15 10,00
Nhanh 12 7 8 27 18,00
Đúng hẹn 6 34 36 76 50.67
Chậm 12 5 3 20 13,33
Rất Chậm 9 1 2 12 8,00
6. Phí thực hiện 50 50 50 150 100,00
Rất cao 11 7 9 27 18,00
Cao 11 19 23 53 35,33
Trung bình 10 22 17 49 32,67
Thấp 17 2 1 20 13,33
Rất thấp 1 0 0 1 0,67
7. Khả năng thực hiện các quy định
thừa kế QSDĐ
50 50 50 150 100,00
Rất dễ 15 7 4 26 17,33
Dễ 5 20 18 43 28,67
Trung bình 7 10 17 34 22,67
Khó 22 12 10 44 29,33
Rất khó 1 1 1 3 2,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Đánh giá về khả năng thực hiện các quy định về thừa kế QSDĐ của các hộ
87
như sau: có 26 hộ cho rằng khả năng thực hiện là rất dễ, chiếm 17,33%, có 43 hộ
cho rằng khả năng thực hiện là dễ, chiếm 28,67%, có 34 ý kiến (22,67%) cho rằng
khả năng thực hiện là trung bình, có tới 44 hộ thấy rằng khả năng thực hiện là khó,
chiếm 29,33 % và có 3 ý kiến cho rằng rất khó để thực hiện các quy định này.
3.4.3. Đánh giá việc thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất
Kết quả thực hiện quyền tặng cho trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn
2014 - 2017 được trình bày trong bảng 3.11.
Kết quả điều tra cho thấy có 148 vụ (98,06% tổng số vụ) là thực hiện đối với
đất ở, chỉ có 02 vụ thực hiện đối với đất nông nghiệp.
Có 144 hộ đã hoàn tất tất cả các thủ tục để thực hiện quyền tặng cho QSDĐ,
chiếm 96,00%, còn 06 trường hợp (4,00%) là chỉ khai báo tại UBND cấp xã. Thực
trạng giấy tờ tại thời điểm tặng cho ở 03 đơn vị nghiên cứu là 150/150 hộ (100,00%).
Đánh giá của các hộ điều tra cho thấy: Về thủ tục thực hiện tại VPĐKĐĐ, có
36 ý kiến cho rằng thủ tục rất dễ hiểu và thực hiện, 59 ý kiến cho rằng dễ hiểu và
thực hiện, chiếm 39,33%, có 50 ý kiến cho rằng việc thực hiện thủ tục là trung bình
(33,33%) và còn 04 ý kiến cho rằng thủ tục khó hiểu và thực hiện. Rất khó hiểu và
thực hiện có 1 ý kiến.
Thời gian thực hiện thủ tục nhận được đánh giá khá cao với 30 ý kiến
(20,00%) cho là rất nhanh, 31/150 ý kiến (20,67%) cho là nhanh và 66 ý kiến là
đúng hẹn (44,00%). Tuy nhiên vẫn còn các ý kiến cho rằng thời gian hoàn thành là
chậm (20 ý kiến, chiếm 13,33%) và rất chậm (có 3 ý kiến, chiếm 2,00%).
Phí thực hiện được phần lớn số hộ điều tra đánh giá là trung bình với 54/150 hộ
(36,00% ) tổng số hộ, 50 ý kiến cho rằng phí thực hiện là cao và 20 ý kiến cho rằng
rất cao, có 15 ý kiến cho rằng phí thực hiện thấp và 1 ý kiến cho là rất thấp.
Khả năng thực hiện các quy định tặng cho QSDĐ được đánh giá tốt hơn so
với khả năng thực hiện các quy định chuyển nhượng QSDĐ và thừa kế QSDĐ, cụ
thể với 41 ý kiến (27,33%) cho rằng khả năng thực hiện là rất dễ, 28 ý kiến cho rằng
khả năng thực hiện là dễ (18,67% tổng số hộ), có 34 ý kiến cho rằng khả năng là
trung bình, có 44 ý kiến (29,33%) cho rẳng khó thực hiện và 03 ý kiến (2,00%) là
88
rất khó thực hiện các quy định tặng cho QSDĐ.
Bảng 3.11. Kết quả điều tra việc thực hiện quyền tặng cho QSDĐ theo 03 đơn
vị nghiên cứu giai đoạn 2014 - 2017
Chỉ tiêu
Xã Tân
Dân
Xã
Nham
Sơn
Xã Trí
Yên
Số hộ
điều
tra
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng số phiếu điều tra 50 50 50 150 100,00
Đất phi nông nghiệp 49 49 50 148 98,6
Đất nông nghiệp 1 1 0 2 1,33
2.Tình hình thực hiện quyền tặng cho 50 50 50 150 100,00
Hoàn tất tất cả các thủ tục 50 45 49 144 96,00
Chỉ khai báo tại UBND cấp xã 0 5 1 6 4,00
Giấy tờ viết tay có người làm chứng 0 0 0 0 0,00
Giấy tờ viết tay, hoặc không có giấy tờ
cam kết
0 0 0 0 0,00
3.Thực trạng giấy tờ tại thời điểm
tặng cho
50 50 50 150 100,00
GCNQSDĐ, QĐ giao đất tạm thời 50 50 50 150 99,33
Giấy tờ hợp pháp khác 0 0 0 0 0,67
Không có giấy tờ 0 0 0 0 0,00
4. Thủ tục thực hiện tại VPĐKĐĐ 50 50 50 150 100,00
Rất dễ hiểu và thực hiện 15 11 10 36 24,00
Dễ hiểu và thực hiện 22 16 21 59 39,33
Trung bình 12 23 15 50 33,33
Khó hiểu và thực hiện 1 1 2 4 2,67
Rất khó hiểu và thực hiện 0 1 0 1 0,67
5. Thời gian hoàn thành các thủ tục 50 50 50 150 100,00
Rất nhanh 20 3 7 30 20,00
Nhanh 12 11 8 31 20,67
Đúng hẹn 6 30 30 66 44,00
Chậm 12 5 3 20 13,33
Rất Chậm 0 1 2 3 2,00
6. Phí thực hiện 50 50 50 150 100,00
Rất cao 11 10 9 30 20,00
89
Chỉ tiêu
Xã Tân
Dân
Xã
Nham
Sơn
Xã Trí
Yên
Số hộ
điều
tra
Tỷ lệ
(%)
Cao 11 16 23 50 33,33
Trung bình 17 22 15 54 36,00
Thấp 10 2 3 15 10,00
Rất thấp 1 0 0 1 0,67
7. Khả năng thực hiện các quy định
tặng cho QSDĐ
50 50 50 150 100,00
Rất dễ 15 17 9 41 27,33
Dễ 5 10 13 28 18,67
Trung bình 7 10 17 34 22,67
Khó 22 12 10 44 29,33
Rất khó 1 1 1 3 2,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
3.4.4. Đánh giá việc thực hiện quyền thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất
Kết quả phiếu điều tra thực hiện quyền thế chấp bằng QSDĐ tại 3 đơn vị
nghiên cứu tại huyện Yên Dũng được thể hiện trong Bảng 3.12.
Bảng 3.12. Kết quả điều tra việc thực hiện quyền thế chấp bằng giá trị QSDĐ
theo 03 đơn vị nghiên cứu giai đoạn 2014 - 2017
Chỉ tiêu
Xã
Tân
Dân
Xã
Nham
Sơn
Xã Trí
Yên
Số hộ
điều tra
Tỷ lệ (%)
1. Tổng số phiếu điều tra 50 50 50 150 100,00
Đất phi nông nghiệp 50 50 50 50 100,00
Đất nông nghiệp 0 0 0 0 0,00
2. Số tiền vay 50 50 50 150 100,00
< 30% giá trị tài sản thế chấp 50 45 48 143 95,33
30-50% giá trị tài sản thế chấp 0 5 2 7 4,67
51-70% giá trị tài sản thế chấp 0 0 0 0 0,00
3. Tình hình thực hiện quyền thế 50 50 50 150 100,00
90
Chỉ tiêu
Xã
Tân
Dân
Xã
Nham
Sơn
Xã Trí
Yên
Số hộ
điều tra
Tỷ lệ (%)
chấp
Hoàn tất tất cả các thủ tục 50 49 49 148 98,67
Chỉ khai báo tại UBND cấp xã 0 1 1 2 1,33
Giấy tờ viết tay, hoặc không có giấy tờ
cam kết
0 0 0 0 0,00
Giấy tờ viết tay có người làm chứng 0 0 0 0 0,00
4. Thực trạng giấy tờ tại thời điểm
thế chấp
50 50 50 150 100,00
GCNQSDĐ, QĐ giao đất tạm thời 16 11 15 42 28,00
Giấy tờ hợp pháp khác 22 16 20 58 38,67
Không có giấy tờ 12 23 15 50 33,33
5. Thủ tục thực hiện tại Văn phòng
ĐKĐĐ
50 50 50 150 100,00
Rất dễ hiểu và thực hiện 20 3 7 30 20,00
Dễ hiểu và thực hiện 12 11 8 31 20,67
Trung bình 6 30 30 66 44,00
Khó hiểu và thực hiện 12 5 3 20 13,33
Rất khó hiểu và thực hiện 0 1 2 3 2,00
6. Thời gian hoàn thành các thủ tục 50 50 50 150 100,00
Rất nhanh 11 10 9 30 20,00
Nhanh 11 16 23 50 33,33
Đúng hẹn 17 22 15 54 36,00
Chậm 10 2 2 14 9,33
Rất Chậm 1 0 1 2 1,33
7. Phí thực hiện 50 50 50 150 100,00
91
Chỉ tiêu
Xã
Tân
Dân
Xã
Nham
Sơn
Xã Trí
Yên
Số hộ
điều tra
Tỷ lệ (%)
Rất cao 15 17 9 41 27,33
Cao 5 10 13 28 18,67
Trung bình 7 10 17 34 22,67
Thấp 22 12 10 44 29,33
Rất thấp 1 1 1 3 2,00
8. Khả năng thực hiện các quy định
thế chấp QSDĐ 50 50 50 150 100,00
Rất dễ 15 5 7 27 18,00
Dễ 25 34 22 81 54,00
Trung bình 10 11 21 42 28,00
Khó 0 0 0 0 00,00
Rất khó 0 0 0 0 00,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Kết quả điều tra trên 150 hộ ở 03 đơn vị nghiên cứu cho thấy 100% số trường
hợp là thực hiện quyền thế chấp bằng giá trị QSDĐ đới với đất phi nông nghiệp. Số
tiền các hộ vay cụ thể là: có 143 hộ vay số tiền < 30% giá trị tài sản thế chấp, chiếm
95,33%, 7 hộ (4,67%) vay số tiền từ 30 - 50% giá trị tài sản thế chấp, không có hộ
vay số tiền từ 51 - 70% giá trị tài sản thế chấp, 148/150 hộ điều tra đều hoàn tất tất
cả các thủ tục cần thiết và 28% có GCNQSDĐ, quyết định giao đất tạm thời tại thời
điểm thế chấp.
Theo đánh giá của các hộ được điều tra, có 30 ý kiến cho rằng thủ tục thực
hiện tại VPĐKĐĐ là rất dễ hiểu và thực hiện, chiếm 20,00%, 31 ý kiến cho rằng thủ
tục dễ hiểu và thực hiện, chiếm 33,33%, có 66 ý kiến đánh giá thủ tục thực hiện
trung bình (44,00% tổng số hộ), chỉ còn 20 ý kiến cho rằng khó hiểu và thực hiện
(chiếm13,33%) và 03/150 ý kiến là thủ tục rất khó hiểu và thực hiện.
92
Thời gian hoàn thành các thủ tục cũng được đánh giá tốt khi có 30 ý kiến
(20,00%) cho rằng thời gian hoàn thành là rất nhanh, 50 ý kiến cho rằng thủ tục
hoàn thành nhanh (chiếm 33,33%), có 54 ý kiến đánh giá thời gian là đúng hẹn
(chiếm 36,00%), còn 14 ý kiến cho rằng thời gian hoàn thành thủ tục là chậm và 2 ý
kiến cho rằng là rất chậm chiếm 1,33%
Về chi phí thực hiện, đa số các hộ điều tra cho rằng chi phí ở mức rất cao
chiếm (41/150 hộ, chiếm 27,33%). Các hộ cho rằng chi phí ở mức cao chiếm 28%
Ngoài ra còn một số ý kiến như có 03 hộ cho rằng chi phí thực hiện là rất thấp, 44
hộ cho rằng chi phí là thấp chiếm 29,33%.
Khả năng thực hiện các quy định thế chấp QSDĐ được đánh giá rất cao khi
không có ý kiến nào cho rằng khả năng thực hiện các quy định là khó và rất khó. Có
27/150 hộ cho rằng khả năng thực hiện là rất dễ, 81 hộ (54,00%) cho rằng khả năng
thực hiện là dễ và 42 hộ còn lại cho rằng khả năng thực hiện là trung bình.
Trước đây ở các xã thuần nông người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất
nông nghiệp và quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên họ chưa có nhu cầu sử dụng đến quyền
thế chấp bằng QSDĐ. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Yên Dũng, người
dân các xã, thị trấn của huyện đã mạnh dạn thế chấp quyền sử dụng đất để lấy vốn
làm kinh tế như đầu tư các trang thiết bị máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên
tiến vào trong sản xuất công nông nghiệp và các mô hình trang trại, phát triển mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, tâm lý chung của người sử dụng đất khi đi vay vốn là muốn vay
được số vốn lớn để sản xuất, kinh doanh. Theo quy định việc xác định giá trị
QSDĐ thế chấp dựa trên khung giá đất do UBND tỉnh Bắc Giang quy định. Tuy
nhiên, khung giá đất do UBND tỉnh Bắc Giang quy định từng năm chủ yếu để tính
thuế, thu hồi giải phóng mặt bằng... vẫn chưa tiệm cận được với giá thị trường và
còn bất cập, chưa hợp lý cần được điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với thực
tế. Theo quy định thì số tiền mà các tổ chức tín dụng cho hộ gia đình, cá nhân vay
tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp được xác định và ghi trên hợp đồng nhưng
số tiền thực tế đa số các hộ gia đình, cá nhân được thực vay chỉ bằng 30% giá trị
93
của tài sản đem đảm bảo, do vậy người dân vẫn chịu thiệt thòi khi thế chấp. Ngoài
ra, một yếu tố để người sử dụng đất bị thiệt thòi là do bị ép trong khi đang cần vốn
để sản xuất, kinh doanh hay giải quyết khó khăn trong cuộc sống . Theo đó, khi đã
đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp mà bên thế chấp không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì bên nhận thế chấp có quyền
yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá để thu hồi vốn và lãi.
3.4.5. Đánh giá của cán bộ địa chính về việc thực hiện quyền sử dụng đất của hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang
Stt Đánh giá của cán bộ địa chính Chuyển nhượng Thế chấp Tặng cho Thừa kế
1 Khó khăn thực hiện 14 6 5 5
Từ nhà nước 5 5 2 1
Từ người dân 10 5 3 4
2 Hiểu biết người dân 16 7 4 3
Không hiểu biết 3 2 1 2
Ít hiểu biết 5 2 1 1
Có hiểu biết 7 2 2 0
Biết rõ rành mạch 1 1 0 0
( Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra)
Về chuyển nhượng:
Kết quả phỏng vấn các cán bộ địa chính xã/thị trấn và cơ quan Tài nguyên
và Môi trường cho thấy trên địa bàn huyện còn có trường hợp tham gia chuyển
nhượng QSDĐ nhưng không làm thủ tục khai báo hoặc chưa làm đầy đủ các thủ tục
đăng ký với cơ quan Nhà nước. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này
bao gồm:
- Một phần nhỏ người sử dụng đất chưa có GCNQSDĐ. Việc thực hiện các
quyền của mình khi đủ các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2103.
Trong khi đó, hiện nay việc cấp giấy chứng nhận còn chậm, còn nhiều nhà, đất chưa
được cấp GCNQSDĐ. Qua nhiều thời kỳ lịch sử và chịu nhiều tác động của thiên
94
tai nên một bộ phận người dân không có những giấy tờ chứng minh về QSDĐ do bị
thất lạc hay hư hỏng. Một bộ phận người sử dụng đất khác tuy có các giấy tờ chứng
minh QSDĐ nhưng do nhiều lý do mà chưa được cấp GCNQSDĐ hoặc được cấp
nhưng việc công nhận lại hạn mức đất ở từ trước ngày 18/12/1980 còn gặp khó
khăn. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật thì người có đất chuyển nhượng
phải có GCNQSDĐ; trường hợp chưa có GCNQSDĐ thì phải làm thủ tục cấp
GCNQSDĐ trước, muốn được cấp GCNQSDĐ thì phải có giấy tờ chứng minh
QSDĐ, nếu không có đầy đủ giấy tờ thì việc xét cấp giấy chứng nhận rất nghiêm
ngặt, khắt khe và có nhiều trường hợp để được cấp GCNQSDĐ còn phải nộp tiền sử
dụng đất. Từ đó, vẫn còn tồn tại một vài trường hợp chuyển nhượng, hai bên tự thoả
thuận bằng hợp đồng ủy quyền; giấy tờ viết tay với nhau (có hoặc không có người
làm chứng) mà không ra khai báo với cơ quan Nhà nước.
- Tâm lý chung của người có đất là sau khi chuyển nhượng thì việc thực hiện
các thủ tục sang tên được phó mặc cho người nhận chuyển nhượng và các chi phí
trong quá trình làm thủ tục chuyển QSDĐ (bao gồm: thuế chuyển quyền, lệ phí
trước bạ). Việc nộp thuế cũng có thể là do hai bên mua và bán tự thương lượng
thống nhất hoặc căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành. Bởi đây là mức thu
cao so với thu nhập của người dân, từ đó dẫn đến nhiều trường hợp chuyển nhượng
không khai báo hoặc kê khai giá trị trong hợp đồng chuyển nhượng thường thấp hơn
rất nhiều giá đất mua bán trên thực tế nhằm giảm tiền thuế phải nộp cho Nhà nước.
Công việc giải quyết các hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ theo quy định là do chi
nhánh VPĐKĐĐ giải quyết. Tuy nhiên, công tác chuyển nhượng QSDĐ là việc xảy
ra thường xuyên nên lượng hồ sơ rất lớn, VPĐKĐĐ là cơ quan mới được thành lập
nên còn nhiều hạn chế, đội ngũ nhân sự còn trẻ và thiếu kinh nghiệm nên gặp nhiều
khó khăn trong việc giải quyết công việc theo thời gian quy định.
Về thừa kế:
Qua phỏng vấn cán bộ VPĐKĐĐ huyện Yên Dũng cho biết ngoài các hộ gia
đình cá nhân đã đăng ký thực hiện thừa kế QSDĐ theo quy định thì vẫn tồn tại khá
nhiều các trường hợp có thực hiện quyền thừa kế nhưng không lên khai báo với cơ
95
quan quản lý đất đai. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này như sau:
- Nhận thức về vấn đề này còn chưa đầy đủ, hầu hết người dân đều cho rằng
thừa kế QSDĐ là việc nội bộ gia đình theo truyền thống “cha truyền con nối”, khi
phải phân chia thừa kế thì anh, em tự thỏa thuận với nhau có sự chứng kiến của họ
hàng, không cần phải khai báo với cơ quan Nhà nước. Các trường hợp khai báo trước
đây đa số là các vụ có sự tranh chấp về quyền thừa kế, những người hưởng thừa kế
cần có cơ quan Nhà nước giải quyết cho họ.
- Một bộ phận người dân không có các giấy tờ chứng minh về QSDĐ hoặc
đất đang sử dụng thuộc diện phải nộp tiền sử dụng khi đăng ký nên họ không thực
hiện khai báo.
- Không thực hiện mở di chúc tại cơ quan có thẩm quyền do cá nhân có quyền
lợi là anh em trong gia đình, có tranh chấp giữa các anh em về thừa kế nên chưa thực
hiện đăng ký.
- Hộ gia đình, cá nhân sau khi hưởng thừa kế vẫn tiếp tục sử dụng đất ổn định,
không có nhu cầu sử dụng QSDĐ để thực hiện các giao dịch chuyển quyền nên trước
mắt họ không khai báo với cơ quan Nhà nước, họ chỉ khai báo khi họ có nhu cầu về
chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp hay góp vốn, bằng QSDĐ. Đối với cơ quan
Nhà nước, cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên
quan đến việc khai nhận thừa kế QSDĐ và ý thức tự giác chấp hành các quy
định của pháp luật về đất đai nhất là khi đất đai ngày càng có giá trị.
Về tặng cho:
Qua phỏng vấn cán bộ VPĐKĐĐ việc khi thực hiện tặng cho QSDĐ thì ranh
giới các thửa đất thường không được xác định rõ ràng nên tình trạng tranh chấp đất đai
vì nguyên nhân không khai báo để cơ quan chức năng chỉnh lý biến động kịp thời xảy
ra khá nhiều.
Nhìn chung quyền thừa kế và quyền tặng cho là 2 quyền xảy ra thường
xuyên trong cuộc sống, chủ yếu là sự chuyển quyền giữa các thành viên trong gia
đình nên tình hình thực hiện 2 quyền này ở các xã, thị trấn khác nhau không có sự
khác biệt lớn. Tuy nhiên, ngày nay khi mà giá đất ngày càng gia tăng thì những vụ
96
tranh chấp đất đai giữa các thành viên trong gia đình ngày xảy ra càng nhiều. Mặc
dù chưa có đủ số liệu chính xác nhưng qua điều tra cho thấy, ở các xã, thị trấn mà
có giá đất ở mức cao thì người dân thực hiện khai báo và các thủ tục chuyển QSDĐ
nghiêm túc hơn ở các xã thuần nông. Ngoài ra, ở những xã, thị trấn này số người
cần giấy tờ xác minh chủ sử dụng đất để sử dụng trong các giao dịch như thế chấp,
góp vốn nhiều hơn nên họ thường chủ động làm thủ tục đăng ký để được cấp
GCNQSDĐ hay các quyết định giao đất.
Về thế chấp:
Theo đánh giá của cán bộ Nhà nước về quản lý đất đai. Người dân chủ
động đăng ký khai báo qua cơ quan Nhà nước đã có tác dụng quản lý được việc
thế chấp QSDĐ khá tốt giữa người sử dụng đất với Ngân hàng, tổ chức tín dụng
và cơ quan Nhà nước là người đảm bảo pháp lý cho các bên tham gia, nên hạn
chế những tranh chấp đất đai có thể xảy ra nếu người sử dụng đất không đăng
ký khai báo. Người sử dụng đất được đảm bảo pháp lý về quyền lợi với thửa
đất mà họ sử dụng.
3.4.6. Đánh giá chung về tình hình thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện Yên Dũng
a. Ưu điểm
Nhìn chung, thị trường giao dịch về quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Yên Dũng trong những năm gần đây khá nhộn nhịp nhất là sau khi Luật Đất đai
2013 có hiệu lực. Việc chấp hành pháp Luật Đất đai, Luật Dân sự và pháp luật khác
liên quan đến giao dịch về quyền sử dụng đất được thực hiện nghiêm túc đáp ứng
nhu cầu của người sử dụng đất.
- Người sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Dũng đã và đang tuân thủ
nghiêm chỉnh về QSDĐ đã được Luật Đất đai 2013 quy định.
- Làm cho người sử dụng đất gắn bó với đất đai, mang lại sự yên tâm khi đầu
tư vào đất đai.
- QSDĐ được coi là một hàng hoá đặc biệt, có giá trị và trở thành một nguồn
lực tài chính quan trọng để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm thúc đẩy
97
phát triển nền kinh tế.
- Đất đai được chuyển dịch hợp lý, tạo điều kiện cho việc tích tụ đất đai để
phát triển sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện để những người sản xuất phát triển kinh
tế trang trại với quy mô và diện tích lớn hơn
- Tỷ lệ thực hiện QSDĐ của người sử dụng đất, đặc biệt là chuyển nhượng
QSDĐ làm đầy đủ các thủ tục với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tuy chưa cao
nhưng đã có sự biến chuyển theo chiều hướng tích cực, tỷ lệ giai đoạn sau cao hơn
giai đoạn trước.
a. Hạn chế
- Hiện nay, hầu hết các giao dịch về quyền sử dụng đất đều không ghi cụ thể
giá giao dịch nên rất khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về giá đất, gây thất
thu cho ngân sách nhà nước.
- Tâm lý chung của người dân là ngại phải đến gặp cơ quan nhà nước, người
dân lấy sự tin tưởng nhau là chính, họ điều chỉnh các quan hệ đất đai với nhau trong
mối quan hệ hàng xóm, bạn bè, quen biết truyền thống
- Quy định về nghĩa vụ tài chính đối với các trường hợp chuyển QSDĐ chưa
hợp lý, thiếu công bằng và còn mang nặng tư tưởng tận thu cho ngân sách
- Trình tự thủ tục để thực hiện các quyền của người sử dụng đất còn rườm rà,
phức tạp, nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ lĩnh vực đất đai cấp cơ sở
còn nhiều hạn chế cùng với đó là sự không ổn định về đội ngũ nhân sự cán bộ địa
chính, chưa đáp ứng được với đòi hỏi thực tế đã gây khó khăn cho việc quản lý,
theo dõi một cách liên tục quá trình sử dụng, chuyển dịch đất đai gây thất lạc hồ sơ
quản lý đất đai.
3.5. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện quyền sử
dụng đất theo pháp luật
3.5.1. Giải pháp tuyên truyền giáo dục và phổ biến pháp luật
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hiểu biết của người dân đóng vai trò rất quan
trọng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ khi thực hiện QSDĐ. Do đó, ngoài
98
việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về đất đai trong
toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp
luật, trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong việc thực hiện QSDĐ, cần xây
dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về đất đai theo các chủ đề phù hợp và thiết thực, dễ hiểu
với nội dung quản lý Nhà nước về đất đai để cung cấp cho nhân dân. Phổ biến tất cả các
thủ tục bằng nhiều hình thức: Dán bảng tin, đưa lên mạng Internet, thông qua hệ thống
loa phát thanh, công khai tại các thôn, xómđể người dân dễ dàng tiếp cận, tham khảo
và nắm được nội dung hình thức cơ bản trước khi thực hiện QSDĐ. Giúp người dân
nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác đăng ký trong giao dịch
chuyển quyền sử dụng đất, để hạn chế những phát sinh, rủi ro và đảm bảo quyền lợi
cho người dân khi thực hiện QSDĐ.
3.5.2. Giải pháp về quản lý hoạt động liên quan đến thực hiện QSDĐ
Thị trường bất động sản phát triển lành mạnh trước hết phải dựa trên cơ sở
một hệ thống hàng hóa và các quan hệ trao đổi công khai, ổn định lành mạnh và hợp
pháp. Do vậy, cần đẩy nhanh công tác giao đất, cho thuê đất và sớm hoàn thành
công tác cấp GCNQSDĐ để người sử dụng đất dễ dàng thực hiện các QSDĐ.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đất đai,
xử lý dứt điểm khéo kéo những vi phạm, đồng thời ngăn chặn kịp thời xử lý nghiêm
những vi phạm phát sinh. Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai cần xây dựng những
chế tài đủ mạnh để xử phạt những trường hợp không đăng ký khi thực hiện giao
dịch về quyền của người sử dụng đất
- Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục, hồ sơ, quy trình giải quyết
trong công tác quản lý đất đai. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu
đất đai, giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai. Quy định về việc xử lý trách
nhiệm của nguời thực thi công vụ mà có hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện
các thủ tục hành chính và thực thi chính sách, pháp luật về đất đai.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan địa chính và cơ quan chuyên trách
cấp huyện. Việc tiếp nhận và xử các phản ánh, kiến nghị của người dân được thực
hiện thông qua các hình thức như: Giao lưu trực tuyến, đường dây nóng, email, trả
99
lời các kiến nghị bằng văn bản,..góp phần chấn chỉnh, tạo sự chuyển biến tích cực,
mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương hành chính thi hành công vụ, nâng cao ý thức trách
nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
trong lĩnh vực quản lý đất đai.
3.5.3. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ
Trong thời gian tới để đảm bảo về hoạt động của VPĐKĐĐ thì cần đảm bảo
về không gian làm việc, về kho lưu trữ, đầu tư thiết bị chuyên dụng.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ từ cơ quan địa chính
đến cơ quan chuyên trách cấp huyện để phục vụ công tác chuyên môn;
- Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất
đai: xây dựng phần mềm cấp GCNQSDĐ qua mạng, phần mềm quản lý hồ sơ địa
chính, phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu đia chính Cải tạo trụ sở cơ quan hành
chính Nhà nước, trang bị các phần mềm gốc và hệ thống thông tin đất đai có bản
quyền.
- Đầu tư thêm thiết bị chuyên dụng chứa hồ sơ hoặc xây dựng phòng lưu trữ
hồ sơ chuyên dụng để đảm bảo công tác lưu trữ hồ sơ, giấy tờ, giấy bản sao
GCNQSDĐ không bị hư hại, mối mọt, rách nát. Đối với cán bộ địa chính xã thì
các phương tiện, trang thiết bị lại càng thiếu thốn.
- Cần thường xuyên, bồi dưỡng và đào tạo nâng cao phẩm chất, năng lực cho
đội ngũ cán bộ về cả chuyên môn lẫn nghiệp vụ, để nâng cao năng lực nghiệp vụ
đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực đất đai vốn rất phức tạp.
3.5.4. Giải pháp về chính sách
- Công khai quy hoạch sử dụng đất; xác định rõ địa chỉ, vị trí ranh giới đất thuộc
dự án đầu tư, người sử dụng đất không được sử dụng vào mục đích khác. Quy hoạch
sử dụng đất phải đi trước một bước, hoạch định rõ các khu vực chuyển đổi mục đích
sử dụng đất thì người sử dụng đất sẽ có các kế hoạch sử dụng đất hợp lý, yên tâm
chuyển nhượng, cho thuê hay nhận chuyển nhượng QSDĐ để đầu tư phát triển sản
xuất. Do đó, huyện cần xây dựng phương án quy hoạch dài hạn, có tính khả thi cao để
người dân yên tâm sử dụng đất theo quy hoạch, kích thích “cầu” đất phát triển.
100
- Xây dựng và đề xuất chính sách thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển
nhượng bất động sản, hợp lý, tạo sự minh bạch, đảm bảo công bằng và tránh vướng
mắc trong việc thực hiện các thủ tục về thuế.
3.5.5. Giải pháp về thủ tục hành chính
- Huyện, tỉnh và các ngành chức năng cần quyết liệt thực hiện cải cách thủ
tục hành chính, tránh rườm rà, phức tạp, tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà trong quá
trình thực hiện các trình tự, thủ tục, để người sử dụng đất thực hiện QSDĐ được
thuận tiện, nhanh chóng nhất.
- Thường xuyên cập nhật và phổ biến việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung
và các hướng dẫn cụ thể các thủ tục hành chính về đất đai.
- Tập trung và đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai hiện đại,
đa mục tiêu. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của quá
trình giải quyết thủ tục hành chính như tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ và giải quyết
hồ sơ. Đẩy mạnh sự liên thông trong việc luân chuyển thông tin đất đai cho các cơ
quan tài chính, thuế, kho bạc trong việc xác định và thực hiện nghĩa vụ tài chính
liên quan đến đất đai
101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Huyện Yên Dũng nằm gần trung tâm Tp. Bắc Giang. Là một vị thuận lợi
trong giao lưu kinh tế văn hóa xã hội, thu hút vốn đầu.
2. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện cơ bản được thực
hiện theo đúng quy định của Luật và những văn bản hướng dẫn thi hành luật. Điều
đó đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để người sử dụng đất thực hiện các QSDĐ
của mình.Cho thấy công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện
và chặt chẽ.
3. Trong giai đoạn 2014 - 2017 với tổng số trường hợp thực hiện QSDĐ là
9696 trường hợp trong đó gồm: 2.914 trường hợp chuyển nhượng QSDĐ; 2.104
trường hợp thừa kế QSDĐ; 2.226 trường hợp tặng cho QSDĐ; 2.452 trường hợp thế
chấp QSDĐ.
4. Số giao dịch chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện diễn ra sôi động, thường
xuyên và tập trung chủ yếu ở một số xã trung tâm và thị trấn. Bên cạnh những
trường hợp chuyển QSDĐ đã đăng ký với cơ quan nhà nước còn tồn tại một số giao
dịch chuyển quyền chưa chủ động thực hiện đăng ký với cơ quan Nhà nước, đặc
biệt là quyền thừa kế.
5. Qua kết quả nghiên cứu tại 2 xã và 1 thị trấn đề tài đề xuất được 5 nhóm
giải pháp để hoàn thiện cơ chế chính sách và thúc đẩy người dân thực hiện tốt trách
nhiệm và nghĩa vụ khi thực hiện quyền QSDĐ.
Kiến nghị
1. Để đánh giá hệ thống, toàn diện và có những giải pháp đồng bộ cần nghiên cứu
với phạm vi và đối tượng mở rộng hơn nhằm mang lại hiệu quả hơn nữa trong việc thực
hiện QSDĐ
- Triển khai nghiên cứu tại các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Điều tra, đánh giá việc thực hiện không chỉ với hộ gia đình, cá nhân mà đánh giá
với cả các tổ chức sử dụng đất.
2. Cần nghiên cứu kỹ hơn nữa về các thủ tục hành chính nên đơn giản hóa
102
giảm bớt các thủ tục về đất đai đặc biệt về cấp GCNQSDĐ và chuyển QSDĐ
3. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ
cấp cơ sở
4. Kết quả được sử dụng làm tài liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu trong cải cách
thủ tục hành chính trên địa bàn huyện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan
quản lý nhà nước về đất đai. Giải quyết các vấn đề về đất đai nhanh chóng, đúng hẹn,
giải quyết các tranh chấp tố cáo một cách dứt điểm và thỏa đáng.
5. Cần nghiên cứu xây dựng các phương án quy hoạch có tính khả thi, dài hạn và
bảo vệ môi trường. Bố trí kinh phí công tác và quản lý hồ sơ địa chính, dữ liệu địa chính
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.
103
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 26-
NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
2. Chính phủ, (2014), Nghị định 43/2014/NĐ – CP ngày 15/05/2014 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013, Hà Nội.
3. Chu Tuấn Tú (2000), Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của liên bang
Malaixia, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai
của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác QuốcTế.
4. Đào Trung Chính (2005), "Một số vấn đề về quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản", Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
5. Lưu Quốc Thái (2006),"Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị
trường bất động sản ở Trung Quốc". Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
6. Nguyễn Đình Bồng và CS (2006), Một số vấn đề về thị trường quyền sử dụng đất
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Hội thảo khoa học Thị trường bất động sản:
thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, tháng 3/2006, Hà Nội.
7. Nguyễn Thanh Trà và Nguyễn Đình Bồng (2005), Giáo trình thị trường bất động
sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Thu Hồng (2000), Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của
Vương quốc Thụy Điển, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình
sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và
Hợp tác Quốc tế.
9. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng (2014), Báo cáo kết quả
nhiệm vụ năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015, Yên Dũng.
10. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng (2015), Báo cáo kết quả
nhiệm vụ năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Yên Dũng.
11. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng (2016), Báo cáo kết quả
nhiệm vụ năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Yên Dũng.
104
104
12. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng (2017), Số liệu thống kê đất
đai năm 2017 và các số liệu khác liên quan đến quản lý và sử dụng đất các năm.
13. Quốc Hội nước CHXHCNVN (1987), Luật đất đai, Tổng cục Quản lý ruộng đất,
Hà Nội.
14. Quốc Hội nước CHXHCNVN (1993), Luật đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật đất đai 1998, Hà Nội.
15. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2001), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật đất đai 2001, NXB Bản đồ, Hà Nội.
16. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2003a), Luật đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2003b), Luật đất đai và đổi mới của cơ chế tài
chính đối với đất đai trong thời gian tới, Trung tâm thông tin, tư vấn, dịch vụ về
tài sản và bất động sản - Bộ Tài chính, Hà Nội 2004.
18. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2005), Luật dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2013), Luật đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2015), Luật dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
21. Trần Thị Minh Hà (2000), Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Ôxtrâylia,
Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một
số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.
22. Trần Tú Cường và CS, Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định về quyền sở hữu,
quyền sử dụng của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm cho
Việt Nam. Đề tài cấp Bộ, Bộ Tài nguyên Môi trường
23. UBND huyện Yên Dũng (2017), Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020
huyện Yên Dũng
24. UBND huyện Yên Dũng (2017), Báo cáo công tác quản lý sử dụng đất, cấp
Giấy chứng nhận QSDĐ năm 2017
25. UBND huyện Yên Dũng (2017), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2017,
huyện Yên Dũng
105
105
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chu_van_thai_2815_2085154.pdf