Sau thời gian thực hiện đề tài “Đề xuất một số giải pháp phát triển đào tạo
nghề giữa trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp
nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề” người nghiên cứu đã hoàn thành các nội
dung cơ bản như sau:
1. Xây dựng cơ sở lý luận về đề xuất các giải pháp liên kết đào tạo nghề
2. Đánh giá được thực trạng việc đào tạo nghề Điện tử công nghiệp và cắt
gọt kim lo ại giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp.
3. Tìm hiểu nhu cầu liên kết đào tạo nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp,
tổng hợp và phân tích số liệu khảo sát nhà trường và doanh nghiệp.
4. Trên cơ sở khảo sát nhu cầu doanh nghiệp và thực trạng đào tạo tại
trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh đ ề xuất một số giải pháp liên kết đào
tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh và doanh nghiệp bao
gồm các nội dung:
Xây dựng nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp
Phát triển giáo viên
Xây dựng cơ sở vật ch ất
Đánh giá chất lượng đào tạo
Tuyển sinh
Giải quy ến việc làm sau tốt nghiệp
Thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp
Chủ trương chính sách c ủa nhà trường
117 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 4193 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu
vào và đầu ra cho học sinh.
Nhà trường phải khảo sát nhu cầu lao động của doanh nghiệp để tuyển
sinh và đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Phía doanh nghiệp cung cấp
nhu cầu lao động của mình cho nhà trường.
Nhà trường và doanh nghiệp cùng liên kết trong hoạt động tuyển sinh
cho đào tạo nghề thông qua các hoạt động hướng nghiệp.
- Tổ chức thực hiện
+ Đối với nhà trường
Khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó tiến hành tuyển sinh cho phù hợp
với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp
Tổ chức các hoạt động tuyển sinh có sự tham gia của doanh nghiệp. Quảng bá
rộng rãi trên các phương tiện thông tin về chất lượng dạy – học của nhà trường, các
điều kiện đảm bảo chất lượng, năng lực người học và cơ hội việc làm sau khi tốt
nghiệp để người học an tâm chọn và học tập tại trường.
Tổ chức tập huấn về công tác tuyển sinh cho đội ngũ tham gia tư vấn tuyển
sinh.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền hướng nghiệp tại các trường trung học
phổ thông, trung học cơ sở, giới thiệu về các nghề, cơ hội việc làm sau khi tốt
nghiệp có sự tham gia của các doanh nghiệp.
+ Đối với doanh nghiệp
Dự báo nhu cầu nhân lực cho nhà trường để nhà trường lên kế hoạch triển khai
tuyển sinh cho phù hợp.
Doanh nghiệp cũng có thể tự mình tuyển dụng lao động và gửi sang trường
đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp mình.
Doanh nghiệp cùng với nhà trường tham gia các hoạt động tuyên truyền hướng
nghiệp. Tham gia các buổi hội thảo do nhà trường tổ chức với vai trò là người sử
65
dụng lao động sau đào tạo: giới thiệu về doanh nghiệp và nghề, cung cấp các thông
tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, điều kiện làm việc tại doanh nghiệp,
các điều kiện phúc lợi doanh nghiệp dành cho người học sau khi tốt nghiệp chương
trình liên kết đào tạo vào làm việc tại doanh nghiệp, cơ hội thăng tiến.
3.1.6. Việc làm sau tốt nghiệp
Mục tiêu
Nhà trường liên kết, bố trí việc làm thích hợp cho người học nghề sau
khi tốt nghiệp.
Nội dung
Nhà trường liên hệ, tìm và kí các hợp đồng, biên bản ghi nhớ cam kết
doanh nghiệp nhận sinh viên tốt nghiệp của trường vào làm việc.
Thu thập thông tin phản hồi từ doanh nghiệp về sinh viên tốt nghiệp
làm việc tại doanh nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng nhu
cầu doanh nghiệp.
Tổ chức thực hiện
+ Đối với nhà trường
Tìm kiếm thị trường việc làm, tư vấn, cung cấp thông tin tuyển dụng, giới
thiệu các địa chỉ tin cậy cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Thành lập trung tâm tư vấn, dịch vụ việc làm cho sinh viên có nhiệm vụ liên
hệ chặt chẽ với doanh nghiệp để cập nhật nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Định kì hằng năm tổ chức hội nghị việc làm có sự tham gia của các đại diện của
doanh nghiệp, sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường, sinh viên đang học tập tại trường
để cùng nhau trao đổi thông tin tuyển dụng. Từ đó, doanh nghiệp tuyển dụng được
lao động phù hợp với vị trí của mình hơn, sinh viên nắm được yêu cầu tuyển dụng
của các công ty để phấn đấu học tập và ứng tuyển vào công ty sau khi tốt nghiệp.
Nhà trường và doanh nghiệp có cơ hội quảng bá được hình ảnh của mình. Doanh
nghiệp được người lao động biết đến nhiều hơn, đồng thời cũng nắm được năng lực
của sinh viên qua các vòng phỏng vấn được thực hiện tại trường. Nhà trường cũng
66
nắm được thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, sinh viên biết được yêu cầu
của nhà tuyển dụng cho các vị trí mà mình sẽ ứng tuyển trong tương lai.
Qua các đợt đi thực tập của sinh viên, nhà trường lấy ý kiến đánh giá của
doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp của sinh viên để làm cơ sở
kiểm tra đánh giá và điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cho phù
hợp hơn với yêu cầu của doanh nghiệp.
Hàng năm, trường cập nhật thông tin về sinh viên đã tốt nghiệp (tỷ lệ đã đi
làm, chưa đi làm, làm đúng nghề hay trái nghề...) để có cơ sở điều chỉnh mục tiêu,
nội dung chương trình cho phù hợp.
Tổ chức khảo sát doanh nghiệp về đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh
viên tốt nghiệp để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời về nội dung chương trình
đào tạo, cách thức tổ chức đào tạo.
+ Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp cam kết ưu tiên nhận sinh viên tốt nghiệp vào làm việc ở các
vị trí phù hợp năng lực người học, với mức lương hợp lý, với thời gian học việc tại
doanh nghiệp ít hoặc không cần qua thời gian học việc (tùy năng lực từng học
viên).
Doanh nghiệp cung cấp nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp vào làm tại
doanh nghiệp và cung cấp thông tin phản hồi về sinh viên tốt nghiệp làm việc tại
doanh nghiệp lại cho trường.
Doanh nghiệp gửi yêu cầu tuyển dụng tới nhà trường để lựa chọn sinh viên
đạt yêu cầu vào các vị trí đang thiếu tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp
cùng với nhà trường tổ chức các hội nghị việc làm nhằm trao đổi, tuyển dụng lao
động phù hợp với vị trí cần tuyển dụng của doanh nghiệp mình.
Cung cấp thông tin về số sinh viên tốt nghiệp vào làm việc tại doanh nghiệp
cho nhà trường và thông tin phản hồi đánh giá sinh viên tốt nghiệp vào làm việc tại
doanh nghiệp để nhà trường có những điều chỉnh kịp thời mục tiêu, nội dung
chương trình cho phù hợp.
67
3.1.7. Thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp
- Mục tiêu:
Tìm hiểu thị trường lao động và nắm bắt nhanh chóng các thông tin về nhu cầu
của doanh nghiệp, thị trường lao động và khả năng hợp tác giữa nhà trường và
doanh nghiệp.
Thu thập, đánh giá, cung cấp thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp và thực
trạng của đào tạo nghề so với nhu cầu xã hội để phục vụ công tác dự báo, xây dựng
kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
Cung cấp cho các doanh nghiệp về thông tin ngành nghề đào tạo, chương trình
đào tạo, và các vấn đề liên quan đến khả năng đáp ứng của nhà trường với nhu cầu
của doanh nghiệp, thu hút sự quan tâm và đóng góp của doanh nghiệp.
Cung cấp cho người học nghề có thông tin chính xác về các ngành nghề đào
tạo, giúp học có những lựa chọn đúng những nghề cần học và tìm kiếm việc làm.
Nôi dung:
Đẩy mạnh trao đổi thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp về đào tạo và sử
dụng nhân lực. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo trao đổi thông tin liên kết,
các hội nghị việc làm với sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp và sinh viên
của nhà trường. Qua đó, nhà trường đánh giá lại tình hình nhiệm vụ công tác khai
thác và xử lý thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp, của thị trường lao động.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo cho bộ phận chuyên trách để khai
thác và xử lý các thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp.
Tăng cường công tác quản lí, phát huy vai trò của bộ phận này. Xây dựng các
tiêu chí cụ thể để đánh giá, kiểm tra chất lượng và hiệu quả của bộ phân chuyên
trách nhằm điều chỉnh kịp thời và có biện pháp để bộ phận này đạt được hiệu quả
cao hơn.
68
Tổ chức thực hiện
+ Đối với nhà trường
Xây dựng kế hoạch để thành lập bộ phận chuyên khai thác và xử lý thông tin
về việc liên kết đào tạo với doanh nghiệp nhằm làm cầu nối giữa nhà trường với
doanh nghiệp, bộ phận này có chức năng thu thập thông tin, tổ chức các cuộc tham
quan, hội nghị, hội thảo về nghề nghiệp có sự tham gia của các doanh nghiệp.
Xác định các nội dung thông tin cần khai thác về nhu cầu của doanh nghiệp,
các đối tượng cần tiếp cận để khai thác và xử lý thông tin. Chuẩn bị các cơ sở vật
chất trang thiết bị để thực hiện việc thành lập bộ phận này, dự kiến về cơ cấu tổ
chức, nhân sự để thực hiện việc thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp.
Tổ chức thành lập bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công việc khai thác và xử
lý thông tin. Trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của bộ
phận chuyên trách. Có kế hoạch cử các cán bộ đi bồi dưỡng nghiệp vụ khai thác và
xử lý thông tin về nhu cầu và yêu cầu của doanh nghiệp.
Bộ phận này có nhiệm vụ:
Thường xuyên cập nhật chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về
phát triển kinh tế - xã hội và đào tạo nghề để làm cơ sở cho việc xác định các
mục tiêu, phương hướng hoạt động của bộ phận.
Thực hiện chức năng cầu nối quan trọng trong việc xây dựng mối quan
hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp thông qua các hoạt động: trao đổi thông
tin về thực trạng nhân lực đã được đào tạo đang làm việc tại các doanh nghiệp,
kí kết hợp đồng đào tạo, mời các thành viên của doanh nghiệp tham gia các
hoạt động đào tạo, tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên dạy nghề, học sinh
đến doanh nghiệp tham quan và thực tập, học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu
khoa học.
69
Nghiên cứu nhân lực qua đào tạo nghề thông qua các hoạt động như: trao
đổi thông tin với các doanh nghiệp, nghiên cứu biến động của thị trường lao
động liên quan đến đào tạo nghề (tiến bộ của công nghệ; ngành nghề; việc
làm). Từ đó xác định nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp, đánh giá chất
lượng nhân lực của nhà trường với thị trường lao động.
Trao đổi thông tin giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp về chương
trình đào tạo, khả năng cung ứng nhân lực, số lượng trình độ nhân lực, nhu cầu
nhân lực, yêu cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh, chất lượng nhân lực đã qua
đào tạo nghề đang làm việc tại doanh nghiệp. Điều tra tình hình việc làm sau
tốt nghiệp của người học nghề; tỷ lệ không tìm được việc làm sau khi học
xong. Căn cứ kết quả khai thác thông tin đề nghị với nhà trường điều chỉnh, bổ
sung nội dung, chương trình, cải tiến phương pháp đào tạo đáp ứng nhu cầu
của các doanh nghiệp.
Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo tư vấn nghề nghiệp, hội thảo
chuyên đề, ngày hội việc làm, tuyển dụng với sự tham gia các doanh nghiệp
giúp nhà trường nắm được nhu cầu nhân lực. Qua đó, người lao động biết
được yêu cầu tuyển dụng, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và
doanh nghiệp.
Thường xuyên quảng bá thông tin về ngành, nghề đào tạo, chỉ tiêu
tuyển sinh của từng nghề, chương trình đào tạo, cơ hội việc làm. Có bộ phận
tư vấn cho người có nhu cầu học nghề chọn nghề học và hình thức học.
Thực hiện liên kết với các trung tâm giới thiệu việc làm để tìm kiếm
doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, giới thiệu việc làm cho các sinh
viên của trường.
Định kỳ tổ chức kiểm tra đánh giá lại hiệu quả làm việc của bộ phận
quan hệ doanh nghiệp. Kiểm chứng chất lượng và hiệu quả nguồn thông tin
70
khai thác được thông qua khả năng hợp tác thực tế giữa nhà trường và doanh
nghiệp.
+ Đối với doanh nghiệp
Hợp tác với bộ phận quan hệ doanh nghiệp của nhà trường trong các
hoạt động liên kết như: tham dự các buổi hội thảo chuyên đề về liên kết đào
tạo, các buổi tư vấn nghề nghiệp, ngày hội việc làm.
Thường xuyên cùng với bộ phận quan hệ doanh nghiệp trao đổi thông
tin về lao động và tuyển dụng.
3.1.8. Chủ trương chính sách của nhà trường
Mục tiêu
Ban hành các chủ trương, chính sách tổ chức các hoạt động nhằm thúc
đẩy hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo
đội ngũ lao động chất lượng.
Phát huy tiềm năng của trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm và
nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với đào tạo nghề.
Nội dung
Ban hành các chính sách hỗ trợ giáo viên tham gia hoạt động nghiên
cứu khoa học của nhà trường với doanh nghiệp.
Phổ biến cho giáo viên và cán bộ nhà trường thấy rõ tầm quan trọng của
liên kết đào tạo với doanh nghiệp.
Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm ràng buộc trách nhiệm của nhà
trường và doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động đào tạo và sử dụng
nhân lực. Nhà trường tích cực trong việc thiết lập các mối quan hệ với doanh
nghiệp để tăng cường nguồn lực cho đào tạo nghề. Bên cạnh đó, doanh nghiệp
cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp vì chất lượng đào tạo nghề.
71
Tổ chức thực hiện
+ Đối với nhà trường
Tổ chức các buổi hội thảo, các đề tài nghiên cứu về vấn đề hoạt động gắn
kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, những lợi ích mang lại, kinh nghiệm
thực hiện trong và ngoài nước; thảo luận, trao đổi, phổ biến về hoạt động quan
hệ trường và doanh nghiệp.
Hằng năm tổng kết đánh giá về việc thực hiện liên kết giữa nhà trường
và doanh nghiệp. Từ đó lên kế hoạch khắc phục những hạn chế và phát huy
những thế mạnh nhân rộng ra nhiều ngành nghề và ở cấp độ cao hơn.
Thường xuyên phổ biến, quán triệt cho cán bộ giáo viên nhà trường thấy
rõ sự quan trọng trong việc gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Khi thực
hiện liên kết tốt với doanh nghiệp thì có thể đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng
được đòi hỏi thị trường lao động, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh
tế. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư máy móc trang thiết bị cho nhà trường.
Từ đó, tiết kiệm chi phí đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ và cho sản
xuất
Kí các biên bản, hợp đồng nghi nhớ tới các doanh nghiệp hợp tác tới nhà
trường nhằm ràng buộc trách nhiệm của hai bên trong các hoạt động tăng
cường quan hệ hợp tác giữa các hoạt động đào tạo và sử dụng nhân lực. Trong
hợp đồng quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với
đào tạo nghề, đặc biệt là nghĩa vụ về tài chính, hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà
trường trong công tác đào tạo.
Nhà trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng chương trình
đào tạo, biên soạn giáo trình, tiêu chuẩn kĩ năng nghề đào tạo, giảng dạy thực
hành kĩ năng nghề, tham gia quá trình đánh giá kết quả sinh viên, tư vấn nghề
nghiệp cho sinh viên. Nhà trường chủ động kí các hợp đồng liên kết đào tạo
ngắn hạn, hợp đồng giáo viên thỉnh giảng với các cán bộ của doanh nghiệp có
72
tay nghề cao, bề dày kinh nghiệm tham gia vào công tác giảng dạy của nhà
trường.
Thường xuyên trao đổi thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp về
chương trình đào tạo, khả năng cung ứng nguồn nhân lực, số lượng, trình độ
nhân lực được đào tạo, nhu cầu nhân lực, yêu cầu thực tiễn sản xuất, chất
lượng nhân lực đã qua đào tạo làm việc tại doanh nghiệp.
+ Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực
nguồn lao động của mình và lên kế hoạch tuyển dụng lao động hằng năm để từ
đó phối hợp với nhà trường để đào tạo và tuyển dụng lao động phù hợp.
Doanh nghiệp có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động
liên kết đào tạo nghề của nhà trường như: hội thảo xây dựng nội dung chương
trình đào tạo, hỗ trợ tài chính hoặc cơ sở vật chất cho quá trình đào tạo, lập kế
hoạch đào tạo và hưỡng dẫn thực tập tại doanh nghiệp, tham gia quá trình
đánh giá tốt nghiệp của người học nghề nhằm đạt được hiệu quả liên kết cao
nhất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường cũng là nâng cao chất
lượng lao động của chính doanh nghiệp.
3.2. Kiểm chứng tính logic, cấp thiết và khả thi của các giải pháp
3.2.1. Mục đích
Người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu tính cấp thiết, logic và khả thi của các
giải pháp nhằm lấy ý kiến đánh giá hiệu quả của các giải pháp trong luận văn.
3.2.2. Nội dung
Sau khi đề xuất ra các giải pháp người nghiên cứu sẽ lập phiếu khảo sát xin ý
kiến chuyên gia về các giải pháp đã đề xuất trong luận văn. Đối tượng được hỏi là
các cán bộ quản lí, chuyên gia có uy tín hiện nay.
Tính logic được chia thành 4 cấp độ (1 – không logic; 2 – ít có tính logic; 3 –
logic; 4 – rất logic). Tương tự tính cấp thiết và khả thi cũng được chia thành 4 cấp
73
độ (1 – không cấp thiết, khả thi; 2 – ít cấp thiết, khả thi; 3 – cấp thiết, khả thi; 4 – rất
cấp thiết, khả thi).
3.2.3. Kết quả thăm dò
Kết quả thăm dò tại bảng 3.1 cho thấy: tính logic, cấp thiết và khả thi của các
giải pháp được các cán bộ quản lí và giáo viên đồng ý với tỷ lệ rất cao. Cụ thể:
- Xây dựng nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp
Logic và rất logic: 80%
Cấp thiết và rất cấp thiết: 80%
Khả thi và rất khả thi: 85%
- Phát triển giáo viên
Logic và rất logic: 85%
Cấp thiết và rất cấp thiết: 90%
Khả thi và rất khả thi: 80%
- Xây dựng cơ sở vật chất
Logic và rất logic: 95%
Cấp thiết và rất cấp thiết: 75%
Khả thi và rất khả thi: 85%
- Chủ trương chính sách của nhà trường
Logic và rất logic: 85%
Cấp thiết và rất cấp thiết: 80%
Khả thi và rất khả thi: 70%
- Việc làm sau khi tốt nghiệp
Logic và rất logic: 85%
Cấp thiết và rất cấp thiết: 75%
Khả thi và rất khả thi: 80%
- Đánh giá kết quả học nghề
Logic và rất logic: 75%
Cấp thiết và rất cấp thiết: 65%
74
Khả thi và rất khả thi: 90%
- Thành lập bộ phận quan hệ khách hàng
Logic và rất logic: 80%
Cấp thiết và rất cấp thiết: 80%
Khả thi và rất khả thi: 75%
Các ý kiến cho rằng các giải pháp ít logic, cấp thiết và khả thi chiếm tỷ lệ
không cao chỉ từ 5% đến 20%.
75
Bảng 3.1. Đánh giá của chuyên gia về các giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa
trường Cao đẳng nghề Tp HCM với doanh nghiệp
Tỷ lệ %
S
T
T
Nội dung các biện
pháp
Tính logic Tính cấp thiết Tính khả thi
1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
1
Xây dựng nội dung
chương trình đáp ứng
yêu cầu doanh nghiệp 0 20 45 35 0 20 40 40 0 15 45 40
2 Phát triển giáo viên 0 15 40 45 0 10 45 45 0 20 30 50
3
Xây dựng cơ sở vật
chất 0 5 55 40 0 25 40 35 0 15 40 45
4
Chủ trương chính sách
của nhà trường 0 15 40 45 0 20 35 45 0 30 35 35
5
Việc làm sau khi tốt
nghiệp 0 15 45 40 0 25 45 30 0 20 40 40
6
Đánh giá kết quả đào
tạo 0 25 40 35 0 35 40 25 0 10 35 55
7
Xây dựng bộ phận
quan hệ doanh nghiệp 0 20 55 25 5 15 40 40 0 25 45 30
Từ các nhận xét nêu trên, có thể nhận thấy các biện pháp liên kết đào tạo nghề
giữa trường Cao đẳng nghề TP Hồ Chí Minh với doanh nghiệp của người nghiên
cứu đề ra trong luận văn là có tính logic, cấp thiết và khả thi.
Tuy nhiên kết quả đánh giá của thầy cô về mức độ liên kết giữa nhà trường và
doanh nghiệp ở nội dung doanh nghiệp tham gia quá trình đánh giá chất lượng đào
tạo và doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí cho đào tạo trong giải pháp đã đề xuất là chưa
cao. Nguyên nhân là do trong quá trình sản xuất doanh nghiệp khó có thể cử các cán
76
bộ trong dây chuyền sản xuất của mình tham gia công tác đánh giá cùng nhà trường,
và vì lợi ích kinh tế của doanh nghiệp nên vấn đề yêu cầu doanh nghiệp tham gia
liên kết hỗ trợ kinh phí đào tạo cho nhà trường là vấn đề hết sức khó khăn.
Kết luận
Qua phân tích thực trạng về việc liên kết giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ
Chí Minh với doanh nghiệp và tìm hiểu các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề
của trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh người nghiên cứu đã đề xuất một số
giải pháp liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp sao cho phù hợp với
các điều kiện thực tế với nhà trường và yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời đảm
bảo lợi ích của các bên tham gia nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng
nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp.
Các giải pháp liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với
doanh nghiệp nêu trên sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề.
Khi có sự liên kết về xây dựng nội dung chương trình đào tạo giữa nhà trường
với doanh nghiệp thì học sinh, sinh viên sẽ được học tập sát hơn với yêu cầu thực tế
sản xuất, các doanh nghiệp sau khi tiếp nhận sinh viên được đào tạo tại trường sẽ
đưa vào đảm nhận vị trí sản xuất trong doanh nghiệp luôn mà không phải đào tạo lại
tránh lãng phí kinh phí đào tạo lại cho doanh nghiệp.
Khi nhà trường và doanh nghiệp liên kết đào tạo thì giáo viên của nhà trường
có nhiều cơ hội tiếp cận với các công nghệ sản xuất mới, nâng cao trình độ chuyên
môn và tích lũy kinh nghiệm sản xuất thực tế cho bản thân. Qua các giải pháp liên
kết nhà trường cũng tận dụng được thế mạnh của cả nhà trường và doanh nghiệp.
Đội ngũ giáo viên dạy nghề được tăng lên về quy mô và chất lượng đặc biệt là giáo
viên đào tạo thực hành có tay nghề cao, bề dày kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất
lượng đào tạo.
77
Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho đào tạo là một trong những yếu tố
cơ bản đảm bảo chất lượng dạy nghề. Liên kết đào tạo với doanh nghiệp thì cơ sở
vật chất phục vụ cho đào tạo sẽ được tăng lên, thiết bị phục vụ cho đào tạo cũng
được thường xuyên cập nhật. Đồng thời học sinh sinh viên được tiếp cận với thực tế
sản xuất với những thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến tại doanh nghiệp.
Đánh giá người học và giải quyết việc làm cho người học nghề sau khi tốt
nghiệp là khâu rất quan trọng trong quá trình đào tạo nghề. Nếu có sự liên kết chặt
chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng thất nghiệp của
những học viên học nghề. Học viên được đào tạo sau khi tốt nghiệp sẽ có địa chỉ sử
dụng, được học theo nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó giúp người học an tâm học
tập, nâng cao chất lượng đào tạo, giảm lãng phí cho xã hội.
Bên cạnh đó các chủ trương và chính sách của nhà trường và các bộ ngành
liên quan sẽ khuyến khích thúc đẩy quan hệ nhà trường với doanh nghiệp được chặt
chẽ hơn. Và đảm bảo các yếu tố như: mục tiêu chương trình đào tạo, đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lý, kiểm tra đánh giá công nhận tốt nghiệp và giải quyết việc làm,
cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo và tài chính sẽ được thực hiện với
hiệu quả cao.
Như vậy, việc thực hiện liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ
Chí Minh với doanh nghiệp với các giải pháp ở trên sẽ nâng cao được chất lượng và
hiệu quả đào tạo.
78
TÓM TẮT CHƯƠNG III
Qua cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích, tổng hợp các kết quả thực
tiễn người nghiên cứu đề xuất các giải pháp liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng
nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp gồm các nội dung như sau:
Xây dựng nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp
Phát triển giáo viên
Xây dựng cơ sở vật chất
Đánh giá kết quả học nghề
Giải quyết việc làm sau tốt nghiệp
Thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp
Chủ trương chính sách của nhà trường
Qua phân tích thực trạng về liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề
Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, đội
ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tuyển sinh và giải quyết việc làm, đánh giá kết quả
học nghề, cùng với việc thu thập thông tin từ các doanh nghiệp về nhu cầu kết hợp
với nhà trường để đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao. Người nghiên cứu đã đề
xuất các giải pháp liên kết đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo lợi ích
của nhà trường và doanh nghiệp, phân rõ trách nhiệm và vai trò của các bên tham
gia. Người nghiên cứu đã tiến hành xin ý kiến chuyên gia về các giải pháp đã đề
xuất nhằm đánh giá tính khả thi của các giải pháp đã đưa ra.
Tuy nhiên, để áp dụng thành công các giải pháp này còn tùy thuộc và thực tế
của trường và thực tế từng doanh nghiệp ở từng thời điểm mà có thể có những chi
tiết hóa hơn nữa về kế hoạch thực hiện, phân rõ nhiệm vụ các bên. Vấn đề liên kết
giữa nhà trường và doanh nghiệp được đề cập khá nhiều nhưng chưa có quy định cụ
thể ràng buộc trách nhiệm của hai bên. Do đó, việc liên kết với doanh nghiệp hiện
nay phụ thuộc rất lớn vào sự chủ động của nhà trường.
79
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau thời gian thực hiện đề tài “Đề xuất một số giải pháp phát triển đào tạo
nghề giữa trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp
nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề” người nghiên cứu đã hoàn thành các nội
dung cơ bản như sau:
1. Xây dựng cơ sở lý luận về đề xuất các giải pháp liên kết đào tạo nghề
2. Đánh giá được thực trạng việc đào tạo nghề Điện tử công nghiệp và cắt
gọt kim loại giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp.
3. Tìm hiểu nhu cầu liên kết đào tạo nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp,
tổng hợp và phân tích số liệu khảo sát nhà trường và doanh nghiệp.
4. Trên cơ sở khảo sát nhu cầu doanh nghiệp và thực trạng đào tạo tại
trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh đề xuất một số giải pháp liên kết đào
tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh và doanh nghiệp bao
gồm các nội dung:
Xây dựng nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp
Phát triển giáo viên
Xây dựng cơ sở vật chất
Đánh giá chất lượng đào tạo
Tuyển sinh
Giải quyến việc làm sau tốt nghiệp
Thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp
Chủ trương chính sách của nhà trường
Trong từng nội dung, người nghiên cứu phân tích rõ mục tiêu và nội
dung việc tổ chức thực hiện các giải pháp. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu thực trạng sự liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề
80
Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp và đề xuất một số giải pháp tăng cường
mối liên kết này. Đề tài chỉ dừng lại ở mức tham khảo ý kiến của các chuyên
gia mà không tiến hành thực nghiệm. Cần thiết phải có sự thực nghiệm và áp
dụng để kiểm nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp trong thực tế
nhà trường.
2. Hướng phát triển của đề tài
Đề tài này thực hiện nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc liên kết đào
tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp và chỉ
mới dừng lại ở mức tham khảo ý kiến của các chuyên gia mà không tiến
hành thực nghiệm. Do đó, trong tương lai người nghiên cứu sẽ tiến hành thực
nghiệm các giải pháp tại thực tế trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh và
tiến hành kiểm nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp này.
3. Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu xin kiến nghị với nhà trường:
- Cần chủ động thiết lập và tăng cường các mối liên kết, hợp tác đào
tạo chặt chẽ hơn với phía doanh nghiệp.
- Việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phải gắn với thực tế
sản xuất, mời đại diện các doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến
nhiều hơn và được tiến hành việc này thường xuyên.
- Tích cực tìm kiếm nguồn tài trợ các máy móc, thiết bị mới phục vụ
giảng dạy của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Thành lập bộ phận thông tin, quan hệ với các doanh nghiệp, phụ
trách việc tổ chức các hoạt động liên kết với doanh nghiệp trong
đào tạo nghề.
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam 2011 -
2020, Hà Nội (2011).
2. Trần Khánh Đức (2008), Chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo
nhân lực trong nền giáo dục hiện đại, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà
Nội
3. Ngô Xuân Đạt (2012), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp liên kết
đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề lilama2 với doanh nghiệp thuộc khu vực
Đông nam bộ, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM, Hồ Chí Minh.
4. Trịnh Thị Mai Hoa, “Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học với doanh
nghiệp ở Việt Nam” Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24 (2008)
30 – 34
5. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục,
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
6. Phan Minh Hiền (2011), Phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hôi,
Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
7. Nguyễn Phan Hòa, Xây dựng mô hình liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh
nghiệp tại Tp Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, đề tài khoa
học, sở khoa học công nghệ Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
8. Phùng Xuân Nhạ, “Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở
Việt Nam hiên nay”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25
(2009) 1-8
9. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, Nhà xuất
bản Đại học quốc gia – Hà Nội
10. Trương Nguyễn Ái Nhân (2012), Xây dựng mô hình liên kết đào tạo nghề
May giữa trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ và các Doanh nghiệp, ĐH Sư
Phạm Kỹ Thuật TP HCM, Hồ Chí Minh.
82
11. Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.
12. Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật dạy nghề,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.
13. Trần Anh Tài, “Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp”,
Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 77-81
14. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần
đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Luận án Tiến sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
15. Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9004-4, Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ
thống chất lượng, 1996
16. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nhà xuất bản
Phương Đông, Hà Nội.
17. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Anh – Việt, Nhà xuất bản Tp HCM, Tp
Hồ Chí Minh.
18. Viên ngôn ngữ học (2008), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
19. Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
20. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Hà
Nội (2011).
m/ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&ar
ticleId=10038382
21. Hội thảo “Vấn đề và giải pháp gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động
của xã hội”
(
nhu-cau-su-dung-lao-dong-cua-xa-hoi-1960322/)
83
22. Kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề của một số nước
(
nghiem-trong-cong-tac-dao-tao-nghe-cua-mot-so-nuoc-50/ )
23. Liên kết đào tạo nghề: Cơ sở cần, doanh nghiệp chưa vội
(
nghiep-chua-voi/74092)
24. Mô hình đào tạo nghề ở CHLB Đức
(
25. Nâng cao chất lượng nguồn lao động
(
nguon-lao-dong.aspx)
26. Phân tích thị trường lao động quý I năm 2012 và nhận định xu hướng cầu
nhân lực quý II năm 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh
(
LUC/PHAN-TICH-THI-TRUONG-LAO-DONG-QUY-I-NAM-2012-VA-
NHAN-DINH-XU-HUONG-CAU-NHAN-LUC-QUY-II-NAM-2012--TAI-
THANH-PHO-HO-CHI-MINH.aspx#neo_content )
27. Tìm lối đi chung cho cơ sở đào tạo và doanh nghiệp
(
doanh-nghiep.html)
28.
C3.A0o_t.E1.BA.A1o_ngh.E1.BB.81_nghi.E1.BB.87p
84
PHỤ LỤC
85
Phụ lục 1
DANH SÁCH CÁN BỘ GIÁO VIÊN THAM GIA TRƯNG
CẦU Ý KIẾN VỀ NHU CẦU LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TP HCM VỚI DOANH
NGHIỆP
STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác
1 ThS Lê Quốc Bình P. Hiệu trưởng
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
2 CN Trần Thị Nữ P. Hiệu trưởng
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
3 ThS Nguyễn Thái Bình
Trưởng Khoa
Điện tử
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
4 KS Phạm Mạnh Dũng
Phó Trưởng
Khoa Điện tử
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
5 ThS Trần Kim Tuyền TP Đào Tạo
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
6 CN Nguyễn Thị Hồng PTP Đào tạo Trường Cao đẳng nghề TP HCM
7 ThS Đỗ Thanh Vân
TP Hành chính
– Tổ chức
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
8 CN Nguyễn Thị Hòa
PTP Hành chính
- Tổ chức
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
9
CN Nguyễn Thị Thanh
Thủy
TP Quản trị thiết
bị
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
10
ThS Hồng Thị Thanh
Thủy
TP Công tác học
sinh sinh viên
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
11 CN NguyễnVănThông TP Kiểm định &
Nghiên cứu
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
86
12 ThS Phan Thị Đăng Thư
TK Cơ khí chế
tạo
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
13 Trần Quản Quốc PK Cơ khí chế
tạo
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
14 Huỳnh Quốc Tuấn
Phòng hợp tác
quốc tế
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
15 ThS Trần Phương Nam
TK Điện - Điện
Lanh
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
16 Trần Triều Tôn TK CNTT
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
17 Ngô Thị Thanh Hòa TK Kinh tế Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
18 Nguyễn Công Thương TK Cơ khí ô tô Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
19 ThS Vũ Duy Uy TK Công nghệ
thực phẩm
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
20 Nguyễn Minh Tuyến
Trung tâm Tư
vấn học nghề –
việc làm
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
21
ThS Phan Vũ Nguyên
Khương
PTK Sư Phạm
Dạy Nghề
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
22 KS Dương Ngọc Quý Giảng viên
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
23 KS Nguyễn Quang Hiếu Giảng viên
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
24 KS Đỗ Minh Thái Giảng viên
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
25 ThS Nguyễn Văn Hùng Giảng viên Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
87
26
KS Nguyễn Hoài Minh
Luân Giảng viên
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
27 KS Nguyễn Thu Hà Giảng viên Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
28 ThS Lâm Minh Long Giảng viên
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
29 KS Trần Anh Tuấn Giảng viên
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
30 ThS Nguyễn Văn Nga Giảng viên
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
88
Phụ lục 2
CÁC DOANH NGHIỆP THAM GIA KHẢO SÁT
STT TÊN DOANH NGHIỆP ĐỊA CHỈ
1 CT TNHH điện tử điện lạnh
Phong Phú
Quận Bình Thạnh – Tp Hồ
Chí Minh
2 Cty TNHH TM Vận tải Đại Phúc 19/9 Phan Tây Hồ, P7, Q.
Phú Nhuận
3 Chi nhánh công ty cổ phần thiết bị
công nghiệp
Quận 10 – TP HCM
4 CÔNG TY TNHH ĐT SX TM
BÁCH HỢP
1A201 ẤP 1 XÃ PHẠM
VĂN HAI HUYỆN BÌNH
CHÁNH TPHCM
5 CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ TÂN
HỢP NHẤT
1A201 ẤP 1 XÃ PHẠM
VĂN HAI HUYỆN BÌNH
CHÁNH TPHCM
6 CÔNG TY TNHH SX TM
DV CƠ KHÍ CHẤN HƯNG
ĐC: A7/15A Ấp 1, Xã Vĩnh
Lộc B, Huyện Bình Chánh,
TPHCM
7 CT TNHH TM DV Cơ khí Hoàng
Chuyên
404P – phường Bình hưng
hòa A – Q. Bình Tân – TP
HCM
8 CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT
DAIKOU VIỆT NAM
Lô I-3B-1 Đường N6 ,Khu
Công Nghệ Cao,Quận
9,TPHCM
9 Cty thép SEAH Việt Nam Số 7 – đường 3A, KCN Biên
Hòa 2, Đồng Nai.
89
Phụ lục 3
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA KHẢO
NGHIỆM
STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác
1 ThS Lê Quốc Bình P. Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề TP HCM
2 CN Trần Thị Nữ P. Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề TP HCM
3 ThS Nguyễn Thái Bình
Trưởng Khoa Điện
tử
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
4 KS Phạm Mạnh Dũng Phó Trưởng Khoa
Điện tử
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
5 ThS Trần Kim Tuyền TP Đào Tạo Trường Cao đẳng nghề TP HCM
6 CN Nguyễn Thị Hồng PTP Đào tạo Trường Cao đẳng nghề TP HCM
7 ThS Đỗ Thanh Vân Trưởng Phòng Hành chính – Tổ chức
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
8 CN Nguyễn Thị Hòa PTP Hành chính - Tổ chức
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
9 CN Nguyễn Thị Thanh Thủy TP Quản trị thiết bị
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
10 ThS Hồng Thị Thanh Thủy
TP Công tác học sinh
sinh viên
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
11 CN NguyễnVănThông TP Kiểm định & Nghiên cứu
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
12 ThS Phan Thị Đăng
Thư TK Cơ khí chế tạo
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
13 Trần Quản Quốc PK Cơ khí chế tạo Trường Cao đẳng nghề TP HCM
14 Huỳnh Quốc Tuấn Phòng hợp tác quốc tế
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
15 ThS Trần Phương Nam TK Điện - Điện Lanh
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
16 ThS Vũ Duy Uy TK Công nghệ thực phẩm
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
17 Nguyễn Minh Tuyến Trung tâm Tư vấn học nghề – việc làm
Trường Cao đẳng nghề
TP HCM
18 ThS Phan Vũ Nguyên PTK Sư Phạm Dạy Trường Cao đẳng nghề
90
Khương Nghề TP HCM
19 Trần Văn Quang Giám đốc CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ TÂN HỢP NHẤT
20 Lìu Ngọc Minh Phó giám đốc
CÔNG TY TNHH SX
TM DV CƠ
KHÍ CHẤN HƯNG
91
Phụ lục 4
PHIẾU XIN Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN
Về sự liên kết giữa Cơ sở dạy nghề với Doanh nghiệp
Xin quý Ông/ Bà cho biết ý kiến của mình về thực trạng mối liên kết đào tạo,
hợp tác của trường Cao đẳng nghề Tp HCM với doanh nghiệp trong đào tạo nhân
lực có trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề.
Ông/ Bà vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu ( x )
vào những ô phù hợp hoặc viết thêm ý kiến riêng của Ông/ Bà vào những chỗ trống
( )
Xin trân trọng cám ơn Ông/Bà!
Câu 1: Ý kiến của Ông/ Bà về mức độ và hiệu quả mối liên kết, hợp tác nhà
trường với cơ sở sử dụng lao động (gọi chung là doanh nghiệp – DN) trình độ
cao đẳng nghề, trung cấp nghề.
1 - Không hiệu quả; 2 - Hiệu quả thấp; 3 - Hiệu quả; 4 - Rất hiệu quả
STT Các nội dung liên kết
Mức độ quan hệ
Hiệu quả
liên kết
Chưa
có
Đôi
khi
Thường
xuyên
1 2 3 4
1 Nhà trường nhận thông tin phản hồi từ
DN về năng lực chuyên môn, phẩm chất
của đội ngũ lao động đang làm việc tại
doanh nghiệp
2 Nhà trường và DN tổ chức hội nghị việc
92
làm
3 Kí hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng cho
công nhân của doanh nghiệp
4 Kí hợp đồng cung ứng lao động cho DN
5 Nhà trường mời cán bộ quản lý và cán
bộ kĩ thuật của doanh nghiệp tham dự
hội thảo nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo
6 Nhà trường nhận thông tin từ doanh
nghiệp về những đề xuất, kiến nghị điều
chỉnh chương trình đào tạo
7 DN tạo điều kiện và địa điểm cho sinh
viên thực tập tại xí nghiệp
8 Liên kết đào tạo thực hành tại doanh
nghiệp
9 Tổ chức cho giáo viên, sinh viên, cán
bộ quản lí của nhà trường tham quan
thực tế kĩ thuật công nghệ và tổ chức
sản xuất tại doanh nghiệp
10 Cấp học bổng cho sinh viên học tập tại
trường
11 DN Hỗ trợ trang thiết bị mới cho nhà
trường
12 DN tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp vào
làm tại doanh nghiệp
13 Hợp tác giữa nhà nhà trường và doanh
nghiệp trong nghiên cứu khoa học
(cùng làm hoặc tài trợ)
14 Nhà trường tổ chức khảo sát nhu cầu
93
tuyển dụng của doanh nghiệp
15 Phối hợp với DN trong đào tạo, chuyển
giao công nghệ cho các giáo viên của
nhà trường
16
Các hoạt động phối hợp khác ( nếu có
xin ghi cụ thể)
................................................................
................................................................
................................................................
Câu 2: Nếu trường cao đẳng nghề Tp HCM có mối quan hệ với DN như đã nêu
trong câu 1, xin Ông/ Bà cho biết việc thực hiện mối quan hệ này như thế nào?
Thông qua trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm
Thông qua một cơ quan điều phối chung hoặc hiệp hội nghề nghiệp
Trường cao đẳng nghề Tp HCM chủ động quan hệ
Doanh nghiệp chủ động quan hệ
Cách khác (xin nêu cụ thể): ......................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Câu 3: Ý kiến của Ông/ Bà về mức độ phù hợp của mục tiêu và nội dung đào
tạo nghề trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề hiện nay của nhà trường có
phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp sử dụng lao động hay không?
( Các mức độ đi từ thấp đến cao 1 - Không phù hợp; 2- Ít phù hợp; 3- Tương đối
phù hợp; 4 – Phù hợp; 5 - Rất phù hợp)
STT Các nội dung học tập
Mức độ phù hợp
1 2 3 4 5
94
1 Về kiến thức:
- Cao đẳng nghề
- Trung cấp nghề
2 Về kỹ năng, tay nghề:
- Cao đẳng nghề
- Trung cấp nghề
3 Về thái độ, tác phong:
- Cao đẳng nghề
- Trung cấp nghề
Câu 4: Ý kiến của Ông/ Bà về tay nghề được đào tạo trình độ cao đẳng nghề,
trung cấp nghề hiện nay của nhà trường với yêu cầu sản xuất của doanh
nghiệp.
(Các mức độ đi từ thấp đến cao 1 – Yếu; 2 – Trung bình; 3 – Khá; 4 – Tốt; 5 – Xuất
sắc)
STT
Các ngành đào tạo cao đẳng, trung cấp ( ngành
điện tử và ngành cơ khí chế tạo máy)
Chất lượng đào tạo so
với yêu cầu của doanh
nghiệp
1 2 3 4 5
1 Về kiến thức:
- Cao đẳng nghề
- Trung cấp nghề
2 Về kỹ năng, tay nghề:
- Cao đẳng nghề
- Trung cấp nghề
3 Về thái độ, tác phong:
- Cao đẳng nghề
95
- Trung cấp nghề
Câu 5: Ý kiến của Ông/ Bà về thời lượng học lí thuyết và thực hành trong
chương trình đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề hiện nay
(trong lĩnh vực nghề điện tử công nghiệp và cơ khí chế tạo máy).
Nhẹ Phù hợp Nặng
Thời lượng học lý thuyết và
thực hành trình độ cao đẳng
nghề
Lý thuyết
Thực hành
Thời lượng học lý thuyết và
thực hành trình độ cao đẳng
nghề
Lý thuyết
Thực hành
Câu 6: Theo nhận định của Ông/ Bà thì số lượng đội ngũ giáo viên cơ hữu đang
giảng dạy ở Khoa/bộ môn của nhà trường trong phạm vi quản lý của ông bà
hoặc đang phối hợp công tác như thế nào?
Số lượng giáo viên cơ hữu so với nhu cầu
Thiểu Đủ Thừa
Câu 7: Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề tại nhà trường
trong phạm vi quản lý của Ông/ Bà hoặc đang phối hợp công tác như thế nào?
S
T
T
Cơ sở vật chất và
trang thiết bị
Mức độ đầy đủ Mức độ mới Mức độ hiện đại
Thiếu
Tương
đối đủ
Đầy
đủ
Cũ
Tương
đối mới
Mới
Lạc
hậu
Tương
đối
hiện
Hiện
đại
96
đại
1 Phòng học lý thuyết
2 Xưởng thực hành
3 Thư viện, sách, giáo
trình, tài liệu khác
4 Các phương tiện và
đồ dung dạy học
trên lớp
5 Các thiết bị thực
hành
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Ông/Bà!
97
Phụ lục 5
PHIẾU XIN Ý KIẾN DOANH NGHIỆP
Về sự liên kết giữa Doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề
Xin quý Ông/ Bà đánh giá thực trạng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
thuộc phạm vi quản lý của Ông/ Bà; mối liên kết giữa Doanh nghiệp với trường Cao
đẳng nghề tp HCM trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng nghề và trung
cấp nghề.
Ông/ Bà vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào
những ô phù hợp hoặc viết thêm ý kiến riêng của Ông/ Bà vào những chỗ trống ()
Xin trân trọng cám ơn Ông/Bà!
Câu 1: Thông tin về doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: .................................................................................................................
Điện thoại: ......................................................... email: ........................................................
Website: ................................................................................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................................................................
Loại hình doanh nghiệp:
Nhà nước Trách nhiệm hữu hạn Có vốn đầu tư nước ngoài
Tư nhân Cổ phần Khác ( xin nêu rõ): .......................
Ngành nghề sản xuất kinh doanh ...........................................................................................
Câu 2: Xin Ông/ Bà cho biết thực trạng mức độ và hiệu quả quan hệ giữa
trường cao đẳng nghề Tp HCM với doanh nghiệp nơi ông bà đang công tác.
1 - Không hiệu quả; 2 - Hiệu quả thấp; 3 - Hiệu quả; 4 - Rất hiệu quả
98
STT Các nội dung và hình thức quan hệ
Mức độ quan hệ
Hiệu quả
liên kết
Chưa
có
Đôi
khi
Thường
xuyên
1 2 3 4
1 Trao đổi cung cấp thông tin về đào tạo
của trường và nhu cầu nhân lực của
doanh nghiệp
2 Kí hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng cho lao
động hiện có của doanh nghiệp
3 Kí hợp đồng cung ứng lao động cho DN
4 Kí hợp đồng liên kết đào tạo thực hành
tại DN
5 DN tạo điều kiện và địa điểm cho sinh
viên thực tập tại xí nghiệp
6 DN hỗ trợ cơ sở vật chất trang thiết bị
mới cho nhà trường
7 DN hỗ trợ học bổng cho sinh viên học
tập tại trường
8 Hợp tác giữa nhà nhà trường và doanh
nghiệp trong nghiên cứu khoa học
(cùng làm hoặc tài trợ)
9 DN tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp tại
trường cao đẳng nghề Tp HCM vào làm
tại DN
10 Phản hồi từ doanh nghiệp tới trường cao
đẳng nghề Tp HCM về năng lực chuyên
môn, phẩm chất của đội ngũ lao động
trình độ cao đẳng, trung cấp đang làm
việc tại DN
99
11 Phản hồi từ doanh nghiệp tới trường cao
đẳng nghề Tp HCM về những đề xuất,
kiến nghị điều chỉnh chương trình đào
tạo.
12 DN và nhà trường tổ chức hội nghị
việc làm
13 Liên kết với trường cao đẳng nghề Tp
HCM đào tạo thực hành tại doanh
nghiệp
14 Phối hợp với trường cao đẳng nghề Tp
HCM trong đào tạo, chuyển giao công
nghệ cho các giáo viên của nhà trường
15 Các hoạt động phối hợp khác ( nếu có
xin ghi cụ thể)
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
Câu 3: Nếu doanh nghiệp nơi Ông/Bà đang công tác có mối quan hệ với trường
cao đẳng nghề Tp HCM như đã nêu trong câu 2, xin Ông/ Bà cho biết việc thực
hiện mối quan hệ này như thế nào?
Thông qua trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm
Thông qua một cơ quan điều phối chung hoặc hiệp hội nghề nghiệp
Trường cao đẳng nghề Tp HCM chủ động quan hệ
Doanh nghiệp chủ động quan hệ
Cách khác (xin nêu cụ thể): ......................................................................................
..................................................................................................................................
100
Câu 4: Phương thức tuyển dụng hiện nay của doanh nghiệp được thực hiện
như thế nào?
Đăng trên báo, các phương tiện thông tin đại chúng
Thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm
Thông qua các cơ sở dạy nghề
Thông qua các cơ quan quản lí lao động của nhà nước (sở lao động)
Cách khác (xin nêu cụ thể): ......................................................................................
..................................................................................................................................
Câu 5: Doanh nghiệp của Ông/Bà có bộ phận phụ trách đào tạo bồi dưỡng tay
nghề cho công nhân không?
Có
Không
Nếu có, hình thức tổ chức và quản lí như thế nào?
Tổ chức theo khóa tập trung, hội thảo chuyên đề tại doanh nghiệp
Gửi đến các cơ sở đào tạo nghề để bồi dưỡng theo đặt hàng của doanh
nghiệp
Câu 6: Xin Ông/Bà cho biết ý kiến về thực trạng số lượng lao động đang làm
việc tại doanh nghiệp trong phạm vi quản lí của Ông/Bà
STT
Các lĩnh vực nghề có lực lượng lao động
trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề
Thực trạng về số lượng
Thiếu Đủ Thừa
1 Nghề thuộc lĩnh vực
công nghệ kĩ thuật cơ
khí
Cao đẳng nghề
Trung cấp nghề
2 Nghề thuộc lĩnh vực
công nghệ kĩ thuật
điện tử
Cao đẳng nghề
Trung cấp nghề
101
Câu 7: Xin Ông/Bà cho biết ý kiến về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của
lao động trường cao đẳng nghề Tp HCM đang làm việc tại doanh nghiệp nơi
Ông/ Bà đang công tác so với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
STT
Chất lượng nhân lực trình độ cao đẳng
nghề, trung cấp nghề
Chất lượng đào tạo so với yêu cầu
của doanh nghiệp
Yếu -
Kém
Trung
bình
Khá Tốt
1 Về kiến thức:
- Cao đẳng nghề
- Trung cấp nghề
2 Về kỹ năng, tay nghề:
- Cao đẳng nghề
- Trung cấp nghề
3 Về thái độ, tác phong:
- Cao đẳng nghề
- Trung cấp nghề
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Ông/Bà!
102
Phụ lục 6
PHIẾU KHẢO NGHIỆM, LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Về tính khoa học và thực tiễn của các kết quả khảo sát
Kính gửi Ông/ Bà: .............................................................................................................
Kính mong Ông/ Bà cho ý kiến về kết quả khảo sát sự liên kết giữa trường cao
đẳng nghề Tp HCM với doanh nghiệp theo 2 tiêu chí là tính khoa học và tính thực
tiễn.
Ông/ Bà vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào
những ô phù hợp hoặc viết thêm ý kiến riêng của Ông/Bà vào những chỗ trống ()
1 – Không rõ; 2 – Không có tính khoa học, thực tiễn; 3 – Ít có tính khoa học
thực tiễn; 4 – Tương đối có tính khoa học và thực tiễn; 5 –Có tính khoa học và
thực tiễn cao
STT Nội dung khảo sát
Tính khoa học Tính thực tiễn
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
1
Về việc cung cấp
thông tin giữa trường
Cao đẳng nghề Tp
HCM với doanh
nghiệp
2
Về việc tuyển sinh và
giải quyết việc làm
cho sinh viên
3 Về việc liên kết xây
103
dựng mục tiêu,
chương trình đào tạo
4 về vấn đề liên kết đào
tạo thực hành tại xí
nghiệp cho sinh viên
5 về việc liên kết, hỗ
trợ giáo viên, sinh
viên và nhà trường
trong đào tạo nghề
6 Đánh giá của doanh
nghiệp, cán bộ quản
lý và giáo viên về
mục tiêu, nội dung
chương trình đào tạo
nghề điện tử công
nghiệp và cắt gọt kim
loại so với yêu cầu
của doanh nghiệp sử
dụng lao động
7 Hiệu quả mối liên kết
Ông/Bà có thể chỉnh sửa trực tiếp nội dung các biện pháp trên tài liệu gửi kèm
phiếu.
(Xin đính kèm kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng và một số giải pháp liên kết đào
tạo nghề giữa trường cao đẳng nghề Tp HCM với doanh nghiệp của người nghiên
cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề)
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quý Ông / Bà.
104
Phụ lục 7
PHIẾU KHẢO NGHIỆM Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Về tính cấp thiết, logic và khả thi của các giải pháp liên kết đào tạo
Kính gửi Thầy/Cô: .................................................................................................................
Kính mong Thầy/ Cô cho ý kiến về các giải pháp trong liên kết đào tạo nghề giữa
trường Cao đẳng nghề Tp HCM với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo theo 3 tiêu chí: tính logic, tính cấp thiết, tính khả thi.
Thầy/ Cô vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào
những ô phù hợp hoặc viết thêm ý kiến riêng của Thầy/ Cô vào những chỗ trống
()
1 – Không rõ; 2 – Không có tính cấp thiết, logic và khả thi;
3 – Tương đối có tính cấp thiết, logic và khả thi;
4 – Hoàn toàn có tính cấp thiết, logic và khả thi
STT Nội dung các biện pháp
Tính logic Tính cấp thiết Tính khả thi
1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
1
Xây dựng nội dung chương
trình đáp ứng yêu cầu
doanh nghiệp
2 Phát triển giáo viên
3 Xây dựng cơ sở vật chất
4
Chủ trương chính sách của
nhà trường
5 Tăng cường công tác quản
105
lí
6 Đánh giá
7
Phát triển hệ thống thông
tin
Ngoài những biện pháp nêu trên, Thầy/Cô thấy cần bổ sung thêm những biện pháp
nào?
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Thầy/ Cô có thể chỉnh sửa trực tiếp nội dung các biện pháp trên tài liệu gửi kèm
phiếu.
( Xin đính kèm kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng và một số giải pháp liên kết
đào tạo nghề giữa trường cao đẳng nghề Tp HCM với doanh nghiệp của người
nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề)
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quý Thầy/Cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_ta_thi_thu_phuong_1852.pdf