Luận văn Định hướng và giải pháp trong thực hiện chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Vị thế của NHNN Lào cần được độc lập hoặc độc lập tương đối tuỳ điều kiện phát triển. Tính độc lập không bao gồm việc NHNN không phải là cơ quan Chính phủ mà chỉ độc lập tương đối trên nguyên tắc Chính phủ trao nhiều quyền hạn, trách nhiệm mới cho NHNN và Thống đốc NHNN trên lĩnh các lĩnh vực: Xây dựng và trình dự án CSTT quốc gia; chủ động sắp xếp bộ máy tổ chức và nhân sự; độc lập tương đối v ề tài chính theo cơ chế đơn vị nộp NSNN.

pdf111 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng và giải pháp trong thực hiện chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trung bình 20%. Đảm bảo vững chắc mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trên cơ sở xoá bỏ các công cụ quản lý hành chính, xây dựng và hoàn thiện các công cụ mới của CSTT, đưa toàn bộ hệ thống từng bước tham gia có hiệu quả vào quá trình hội nhập quốc tế,cụ thể: - Tạo dựng một khuôn khổ CSTT thích hợp, xác định rõ mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian cho điều hành CSTT nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cuối cùng. - Nâng cao năng lực điều hành CSTT của NHNN Lào thông qua việc đổi mới điều hành các công cụ. CSTT theo hướng nâng cao hiệu quả và tính nhạy bén của các công cụ CSTT, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ và sự phối hợp chặt chẽ trong điều hành CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để NHNN Lào thực sự là người chỉ đạo thị trường tiền tệ. - Xây dựng thị trường tiền tệ vững mạnh theo hướng đảm bảo thị trường tiền tệ đóng vai trò tiếp nhận, chuyển tải tác động của các quyết định điều tiết tiền tệ của NHNN Lào đến cung – cầu vốn của nền kinh tế. - Xây dựng và hoàn thiện các nghiệp vụ thương mại, phát triển một số trung tâm giao dịch nghiệp vụ này, coi đây là một trong những công cụ chủ yếu của CSTT giúp NHNN Lào điều tiết kịp thời và có hiệu quả lượng tiền cung ứng thích hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá giao dịch vãng lai và giao dịch vốn, đồng thời xây dựng hệ thống kiểm soát chu chuyển vốn quốc tế, đặc biệt là vốn ngắn hạn, kiểm soát nợ nước ngoài. Kiểm soát tiến tới xoá bỏ sử dụng ngoại tệ trong thanh toán và tiết kiệm trong nội bộ tiến tới trên lãnh thổ CHDCND Lào chỉ thanh toán bằng đồng Kíp Lào. Đa dạng hoá công cụ tài chính, các hình thức đầu tư, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp biện pháp quản lý ngoại tệ một cách hợp lý. - Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi xuất đồng nội tệ và ngoại tệ theo hướng tự do hoá có sự điều tiết gián tiếp của Nhà nước thông qua lãi suất định hướng của NHNN Lào (lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản). - Xây dựng và hoàn thiện NVTTM, phát triển một số trung tâm giao dịch nghiệp vụ này, coi đây là một trong những công cụ chủ yếu của CSTT giúp NHNN Lào điều tiết kịp thời và có hiệu quả lượng tiền cung cấp phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ. - Kiểm soát, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng Đô la hoá và Baht hoá trên cơ sở nâng cao vị trí đồng kíp, đa dạng hoá các công cụ tài chính, các hình thức đầu tư, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp với các biện pháp quản lý ngoại tệ một cách có hiệu quả. - Hiện đại hoá hệ thống thanh toán bù trừ. Hoàn thiện việc nối mạng giữa các trung tâm giao dịch lớn ở các vùng với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính thuộc ngân hàng và phi ngân hàng trên từng vùng. Hệ thống thanh toán của NHNN Lào cũng cung cấp dịch vụ thanh toán có hiệu quả cho hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường tài chính và các giao dịch khác trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. - Đổi mới cơ cấu quản lý, nâng cao năng lực quản trị điều hành và năng lực tài chính cho các ngân hàng thương mại theo nguyên tắc đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong hoạt động và quyền tự chủ trong kinh doanh của các ngân hàng. - Tiếp tục nâng cao hơn nữa công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thanh toán trong toàn hệ thống, đảm bảo thanh toán nhanh, kịp thời, và thông qua hệ thống thanh toán này NHNN Lào có thể kiểm soát được toàn bộ luồng vốn ra vào hệ thống [38]. 3.2. Những giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 3.2.1. Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Lào * Sự độc lập của NHTW CIB (Central Bank Independent) thể hiện: 1. Sự độc lập về mặt pháp lý cần được thiết lập rõ ràng và đồng bộ. 2. Sự độc lập mục tiêu có nghĩa là Uỷ ban CSTT của NHTW có thể độc lập và quyết định mục tiêu lạm phát hay không sau khi đã tham vấn Chính phủ, vì nó mang tính quyết định việc thực thi CSTT. 3. Trong thực tế, sự độc lập của NHTW trong việc điều hành CSTT với Chính phủ, các sức ép chính trị và xã hội cũng cần được tăng cường. Trong nội dung này sự can thiệp của Chính phủ vào CSTT cần được loại bỏ hoàn toàn.Thêm vào đó, cam kết ổn định giá cả dưới góc độ chính trị cũng là quan trọng. * Sự độc lập của NHTW trong việc thực thi CSTT nói chung và đặc biệt trong trường hợp lựa chọn giải pháp sử dụng chính sách mục tiêu lạm phát là tối quan trọng, bởi vì sự phụ thuộc về chính trị và kinh tế đã hạn chế các NHTW không thể lựa chọn mục tiêu, chính sách mà không bị ảnh hưởng của Chính phủ. Điều này làm cho các đơn vị kinh tế không tin tưởng vào CSTT của NHTW. Chính vì vậy, trong những năm gần đây rất nhiều quốc gia đưa ra các kiến nghị về mặt pháp lý nhằm làm cho NHTW độc lập hơn. ở Lào đối với Luật Ngân hàng đến nay đã có Luật Ngân hàng số 04 ngày 10/07/1990 và được sữa đổi thông qua quốc hội và có hiệu lực 14/10/ 1999. Quy dịnh trong Điều 3. NHNN Lào, là cơ quan của Chính phủ làm tham mưu cho Chính phủ trong việc quản lý vĩ mô CSTT trong cả nước......’’........bảo vệ giá trị đồng Kíp Lào trong nước và quốc tế....;.và một số điều chưa quy định chi tiết, và đến nay Luật các tổ chức tín dụng chưa xây dựng được. Nhưng đến ngày 22/3/2000 Chủ tịch nước CHDCND Lào đã ký ban hành Nghị định số 02/ CHDCNDL về hoạt động của ngân hàng thuơng mại [41, tr.53]. Như vậy, sự độc lập của NHNN chưa đủ để có thể chủ động điều hành CSTT quốc gia. Để nâng cao tính độc lập của NHNN Lào, luận văn đề nghị một số ý kiến sau đây: 1. Nâng cao tính độc lập tương đối của NHNN trong việc thực thi CSTT tức tăng cường chức năng NHTW của NHNN để NHNN thực hiện các công cụ của CSTT một cách linh hoạt, tự chủ hơn. Điều này không có nghĩa là NHNN hoàn toàn độc lập với Chính phủ nhưng NHNN phải được trao thêm nhiều quyền hạn và trách nhiệm trong việc xây dựng và thực thi CSTT để từ đó đạt được mục tiêu nói chung và mục tiêu lạm phát nói riêng mà Chính phủ cho rằng hợp lý. 2. Tách bạch các chức năng không thuộc về NHNN là rất ít như đã nêu trên. Điều này hàm ý rằng việc vay mượn của Chính phủ từ NHNN là rất ít hoặc không có, đồng thời việc Chính phủ can thiệp, chỉ định những khoản tín dụng cũng phải rất hạn chế hoặc không có. 3. Nhiệm kỳ của Thống đốc NHNN ít nhất là 5 năm nếu không cần thiết phải chuyển công tác. 3.2.2. Tăng cường khả năng dự báo lạm phát Chính sách mục tiêu lạm phát là một khung đón đầu nhìn xa của CSTT dựa trên dự báo lạm phát trung hạn. Đồng thời, đây là một hệ thống trong đó CSTT được điều hành thường sử dụng lãi suất ngăn hạn là mục tiêu điều hành mà không có mục tiêu trung gian nhằm hội tụ lạm phát được dự báo trong tương lai vào gần mục tiêu lạm phát đã được lựa chọn cho giai đoạn trung hạn. Do vậy, dự báo lạm phát chính xác có vai trò thiết yếu cho một hệ thống lạm phát. Nhưng, sự bất ổn định ngày càng tăng của môi trường kinh tế và tài chính làm cho việc dự báo lạm phát trong tương lai trở nên khó khăn hơn. Hầu hết các NHTW đều sử dụng nhiều mô hình trong đó bao gồm các mô hình cấu trúc, chuỗi thời gian, sưu tập các chỉ số sức ép lạm phát nhằm tăng cường khả năng dự báo lạm phát. - Trong thực tế ở CHDCND Lào, vấn đề dự báo lạm phát tương đối khó khăn. Cho đến nay, việc tính chỉ số lạm phát CPI cũng còn đang có nhiều vấn đề cần xem xét lại. Trong đó chủ yếu là nâng cao công tác phân tích dự báo đó là: 1. Hoàn thiện hệ thống thống kê của ngành ngân hàng: Xây dựng chế độ báo cáo thống kê theo hướng yêu cầu các NHTM báo cáo chỉ tiêu, nâng cấp và hoàn thiện công nghệ thông tin về thống kê tiền. 2. Cần chú trọng đến việc trang bị đầy đủ các trang thiết bị cho việc phân tích định lượng. 3. Cần bố trí cán bộ chuyên trách cho công việc phân tích và dự báo trên cơ sở phân tích định tính và định lượng. 4. Có kế hoạch đào tạo cán bộ toàn diện nắm vững kiến thức về kinh tế vĩ mô hiện đại, phân tích và lập chương trình tài chính, tiếp cận với phân tích dự báo theo mô hình kinh tế lượng. 5. Xây dựng cơ chế phối hợp với các Bộ, ngành trong điều hành CSTT nhằm hạn chế những tác động ngược chiều của các chính sách kinh tế vi mô,qua đó nâng cao hiệu quả điều hành CSTT và quản lý ngoại hối cũng như khuyến khích sử dụng tiền Kíp. 6. Xây dựng một hệ thống cảnh báo về những biến động bất thường về lãi suất, tỷ giá và tăng trưởng tín dụng của NHNN đối với các TCTD. Đây là giải pháp rất cần thiết trong quá trình nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ. Đặc biệt trong giai đoạn thị trường tiền tệ chưa phát triển, năng lực tài chính của các NHTM còn yếu và các công cụ điều hành gián tiếp NHNN còn hạn chế, thì việc hình thành một hệ thống cảnh báo của NHNN Lào là rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả điều hành CSTT. 7. Phát triển thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu Chính phủ - Trong năm 2006, NHNN Lào cần nghiên cứu ban hành cơ chế hoạt động cho các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, xây dựng các qui định cho việc áp dụng các công cụ phát sinh, như nghiệp vụ Swap, Forward, quyền lựa chọn, để tạo điều kiện đa dạng hoá các hoạt động của thị trường. - NHNN Lào cần chủ động tuyên truyền và hướng dẫn các chủ thể thị trường hiểu và áp dụng các công cụ phát sinh của thị trường tiền tệ. - Xây dựng thị trường thứ cấp của thị trường tiền tệ nhằm đảm bảo tính thanh khoản của các công cụ và khả năng thanh toán của các NHTM. - Nâng cao năng lực quản lý vốn khả dụng của các NHTM, các NHTM cần hình thành bộ phận quản lý vốn khả dụng của mình nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. - Thị trường trái phiếu Chính phủ hiện nay đang ở mức rất sơ khai. Do vậy cần phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, qua đó hình thành được đường lãi suất chỉ đạo hiệu quả, tạo được đường cong lãi suất cho thị trường tiền tệ. Để phát triển thị trường này, trước hết cần: 1. Chấm dứt việc phát hành trái phiếu Chính phủ để nhận nợ cho các NHTM. 2. Việc phát hành cần thực hiện bằng kênh đấu thầu qua NHNN Lào. Đối tượng mua chỉ là các định chế tài chính. 3. Ngân sách cần có kế hoạch về khối lượng phát hành hàng năm, có chia theo quí và thông báo với các NHTM chủ động cân đối nguồn vốn, đầu tư trái phiếu chính phủ một cách tự nguyện. 8. Giải pháp kiểm soát mở rộng tín dụng phục vụ nhu cầu tăng trưởng: Kiểm soát mức độ tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đã định có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mà còn kiểm soát được lạm phát và giữ được sự phát triển an toàn của các NHTM. Để thực hiện được mục tiêu này, NHNN Lào cần: - Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện các công cụ CSTT, xử lý nợ tồn đọng, nâng cao năng lực tài chính của các NHTM, năng lực tài chính của các doanh nghiệp. NHNN Lào cần đánh giá, rà soát lại cơ chế tín dụng hiện tại, trên nguyên tắc nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc cho vay của các NHTM. Việc giám sát chất lượng cho vay cần yêu cầu các NHTM thực hiện theo các quy định về thiết chế an toàn. Không nên qui định cứng nhắc các khoản vay đều phải có thế chấp. Việc thế chấp hay không thế chấp do các NHTM tự xem xét quyết định. - Đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện các cam kết với ADB, để hệ thống ngân hàng có thể xem xét nới lỏng điều kiện cho vay một cách chủ động, đảm bảo thực hiện đúng tốc độ tăng trưởng tín dụng dự kiến. 9. Nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra giám sát. - NHNN Lào tiếp tục hoàn thiện các quy định về thanh tra giám sát theo nguyên tắc. Nâng cấp hệ thống giám sát từ xa, bằng cách xây dựng hệ thống công nghệ tin học áp dụng cho thanh tra giám sát, tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực cán bộ thanh tra phải có chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng và được đào tạo cơ bản nghiệp vụ thanh tra. - Về xử lý nợ tồn đọng: Với mục tiêu xử lý dứt điểm nợ tồn đọng trong năm 2006, NHNN Lào phối hợp với Bộ Tài chính đề tạo cơ sơ cho các NHTM có năng lục hoạt động kinh doanh của mình trong nền kinh tế cạnh tranh và hội nhập. (1) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án xử lý nợ tồn đọng hiện nay. Bên cạnh NHNN Lào cần nghiên cứu hình thành công ty mua bán nợ phù hợp với luật pháp của Lào, đồng thời nghiên cứu xem xét tìm kiếm thêm các nguồn vốn khác của NHNN Lào không vượt quá mức cung ứng tiền hàng năm để xoá các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Mô hình tổ chức của công ty mua bán nợ có thể trực thuộc Chính phủ, có quyền lực lớn, để thực hiện mua bán lại nợ đọng hiện nay của các NHTM, nhằm làm trong sạch cán cân đối với tài sản của các NHTM. Nguồn vốn của công ty này có thể là từ nguồn phát hành trái phiếu dài hạn của Chính phủ, của công ty, nguồn tài trợ của nước ngoài và một phần đóng góp của các NHTM, hoặc từng NHTM có nợ tồn đọng hình thành các công ty mua bán nợ riêng để tập trung xử lý nợ tồn đọng của mình; (2) Việc sử lý nợ tồn đọng của các NHTM cần có sự phối hợp đồng bộ với việc cơ cấu lại nợ và củng cố năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhà nước. - Về nâng cao năng lực tài chính và hoạt động: + Để các NHTM nhà nước tạo được sức bật trong hoạt động vấn đề cần được xử lý trong 2 năm 2006, 2007 là cấp hơn 700 tỷ kíp vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước xử lý nợ tồn đọng.Vì vậy, NHNN Lào cần phối hợp với Bộ Tài chính để xử lý việc cấp vốn điều lệ và xử lý nợ tồn đọng của ngân sách nhà nước với các doanh nghiệp,qua đó giảm nợ tồn đọng của các NHTM theo đúng với các cam kết với ADB. Hiện nay, do ngân sách khó khăn,việc thực hiện cam kết với ADB không thực hiện được đúng tiến độ. Vì vậy NHNN Lào cần nghiên cứu xây dựng phương án nâng cao vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước từ nhiều nguồn khác nhau, có thể tính đến khả năng thu hút nguồn vốn của tư nhân, của nước ngoài để nâng cao vốn điều lệ cho các NHTM. Việc xây dựng phương án này nên tham khảo thêm kinh nghiệm của Việt Nam. + Nâng cao hơn nữa chất lượng tài sản có bằng cách: Ngoài việc xử lý nhanh nợ tồn đọng tiếp tục nâng cao năng lực thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng,của ban thẩm định cho vay, chấm dứt việc cho vay theo chỉ định của cấp trên. + Các NHTM cần xem xét hình thành bộ phận quản lý nguồn vốn (bộ phận này có trách nhiệm cân đối nguồn vốn của NH đảm bảo khả năng thanh khoản và không để nguồn vốn dư thừa. Đồng thời tính toán và quyết định mức lãi suất cơ bản của NH). + Ngân hàng Nhà nước Lào cần ban hành thiết chế an toàn và phòng chống rủi ro buộc các NHTM phải thực hiện theo đúng các qui định đó. + Mở rộng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án đổi mới công nghệ thanh toán của ngân hàng từ nguồn tài trợ của các nước. - Về mở rộng mạng lưới hoạt động: + Để thúc đẩy hoạt động sản xuất ở vùng sâu,vùng xa,hỗ trợ người nghèo có vốn sản xuất, NHNN Lào cần bắt tay xây dựng cơ chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách, tạo dựng những điều kiện cần thiết để đến năm 2006 có thể thành lập và đi vào hoạt động của ngân hàng. + Trong thời gian chưa thành lập được ngân hàng này,cần đánh giá xem xét lại các quy định về hoạt động của các quĩ tín dụng nhân dân hiện nay, để tiếp tục hoàn chỉnh mô hình hoạt động này cho phù hợp với đặc điểm phân bố dân cư của Lào. + NHNN Lào cần nghiên cứu xem xét khả năng cho phép các chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở rộng thêm chi nhánh ở những tỉnh, huyện, bản đang có tiềm năng phát triển. 3.2.3. Kiểm soát các công cụ và chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu điều hành + Công cụ lãi suất Tỷ lệ lãi suất ngắn hạn thường được sử dụng là mục tiêu điều hành trong chính sách mục tiêu lạm phát. Một tỷ lệ lãi suất ngắn hạn để được chọn là mục tiêu điều hành phải thoả mãn các điều kiện sau: (1) phải tồn tại một cơ chế mà lãi suất ngắn hạn có thể đon phưong quyết định lãi suất dài hạn mà không có cơ chế ngược lại. (2) Cần thiết phải có sự kiểm soát nhờ đó NHTW có thể sử dụng các công cụ chính sách thích hợp để điều chỉnh lãi suất ngắn hạn. (3) NHTW có thể thông báo một cách có hiệu quả dự định của mình tới dân chúng dưới góc độ là sự thay đổi trong mục tiêu điều hành sẽ tác động tới lãi suất ngắn hạn và sau đó tới lãi suất dài hạn thông qua sự thay đổi trong dự đoán lạm phát [53]. Xét trong điều kiện Lào hiện nay (căn cứ trên những phân tích về hạn chế trong việc điều hành công cụ lãi suất thời gian qua), luận văn đề nghị lựa chọn lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng làm mục tiêu điều hành. Tuy nhiên, để lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng của Lào thoả mãn các điều kiện cần phải thúc đẩy sự phát triển của thị trường liên ngân hàng. Luận văn đề nghị các giải pháp như sau: - Tạo ra môi trường pháp lý cần thiết cho thị trường: rà soát và sửa đổi những văn bản cũ, ban hành thêm những văn bản cần thiết mới. - Tăng cường sự quản lý, giám sát của NHNN đối với TCTD về quản lý vốn khả dụng NHNN có thể can thiệp kịp thời khi cần thiết. - Mở rộng các thành viên tham gia thị trường theo hướng nới lỏng các tiêu chuẩn được tham gia trên thị trường, đồng thời, thành lập các tổ chức môi giới tiền tệ và các nhà kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp nhưng cũng phải chú ý đến trách nhiệm của các tổ chức này trong việc tạo điều kiện thực hiện CSTT có hiệu quả. - Mở rộng các loại hàng hóa trên thị trường như cho phép mua bán các giấy tờ có giá dài hạn, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh thương phiếu để đưa thương phiếu vào hoạt động, kết hợp với kho bạc nhà nước trong việc phát hành trái phiếu, tín phiếu kho bạc. - Kết hợp thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng một thị trường liên ngân hàng thống nhất. - áp dụng công nghệ thanh toán điện tử trong việc thanh toán trên thị trường liên ngân hàng. Cơ chế truyền dẫn của CSTT nói đến hàng loạt các quá trình thông qua đó, CSTT ảnh hưởng đến giá cả, số lượng của các công cụ tài chính và các hoạt động kinh tế thực sự như lạm phát và tăng trưởng. Các kênh truyền dẫn tiền tệ có thể phân loại thành kênh giá cả và kênh số lượng: kênh giá cả sau đó có thể chia thành các kênh nhỏ: kênh lãi suất, kênh tỷ giá và kênh giá tài sản; kênh số lượng được chia thành các kênh nhỏ: kênh lãi xuất, kênh tỷ giá và kênh giá tài sản; kênh số lượng được chia thành kênh tiền tệ và kênh tín dụng. Trong hệ thống mục tiêu lạm phát, kênh lãi suất đóng vai trò quan trọng do lãi suất ngắn hạn được dùng làm mục tiêu điều hành để đạt được mục tiêu lạm phát. Biểu 3.1. Kênh truyền dẫn của lãi suất lên giá [53] LS dài hạn danh nghĩa LS dài hạn thực Tiêu dùng, Đầu tư Tỷ giá danh nghĩa Tỷ giá thực Xuất khẩu nhập khẩu LS n gắ n hạ n da nh n gh ĩa C hí nh s ác h tiề n tệ Tổng cầu G iá cả Để nâng cao hiệu quả của kênh lãi suất đối với nền kinh tế, luận văn đề nghị: - Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Lào vì hoạt động của hệ thống NHTM đóng vai trò quyết định đến hiệu quả tác động của CSTT: các NHTM cạnh tranh với nhau trên thị trường tín dụng và tiền gửi thông qua chính sách lãi suất của từng ngân hàng. Hiển nhiên nếu lãi suất huy động của ngân hàng A cao hơn ngân hàng B thì ngân hàng A sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền hơn và nếu lãi suất cho vay thấp hơn thì sẽ cho vay được nhiều hơn. Do đó ảnh hưởng tới mức lãi suất chung trên thị trường liên ngân hàng. - Về cơ chế điều hành lãi suất: như đã đề cập ở chương 2, từ 1/6/2002, NHNN thực hiện chuyển cơ cấu lãi suất cơ bản sang cơ chế lãi suất thoả thuận. Lãi suất thoả thuận nghĩa là lãi suất được xác định trên cơ sở sự nhất trí cho vay và người đi vay trong thoả thuận về một hợp đồng vay mượn. Nếu mức lãi suất này không bị khống chế bởi biên độ quản lý thì mức lãi suất thoả thuận trong các quan hệ vay mượn song phương cũng không nằm ngoài mức lãi suất thị trường hình thành trên quan hệ cung cầu. Quá trình tự do hoá lãi suất ở các nước cho thấy tuỳ thuộc tình hình phát triển kinh tế, mức độ phát triển của thị trường tiền tệ ở mỗi nước mà chính sách những bước khác nhau trong quá trình tự do hoá lãi suất. Tuy nhiên, ở bất kỳ nước nào, quá trình tự do hoá lãi suất chỉ được xem là thành công nếu sau khi tự do hoá lãi suất hệ thống tiền tệ vẫn được ổn định, lãi suất trên thị trường tiền tệ không có những dao động lớn do sự cạnh tranh quá mức của các trung gian tài chính dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ, làm ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế – xã hội, đến lợi ích của các nhà đầu tư, của người gửi tiền và các trung gian tài chính. Chính vì vậy, quá trình tự do hoá lãi suất của Lào cần phải có những bước đi thận trọng phù hợp với điều kiện của mình, đồng thời phải có sự phối hợp nhịp nhàng với các công cụ khác. Hơn nữa, trong điều kiện đồng Kíp Lào còn yếu thì cần thiết phải điều hành lãi suất Kíp Lào cao hơn so với lãi suất quốc tế, đặc biệt phải cao hơn mức lãi suất USD nhằm hạn chế tình trạng Đô la hoá. Đồng thời, phải có cơ chế điều chỉnh tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt và ổn định tương đối nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ và giảm thiểu rủi ro hối đoái cho các doanh nghiệp. - Thị trường tiền tệ và thị trường tài chính phát triển không có sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường và không có sự sai lệch trong cơ cấu lãi suất là các điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả của cơ chế truyền dẫn của CSTT. Chính vì vậy, cần phải có những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của 2 loại thị trường này. Quá trình mở cửa thị trường tài chính, tiền tệ Lào phải được tiến hành dần dần theo từng bước một cách thận trọng và nhất thiết không được để kíp Lào mất giá quá lớn bởi sự chênh lệch về tỷ giá hối đoái hoặc lãi xuất trong điều kiện mở cửa thị trường tiền tệ là nguyên nhân căn bản và tạo cơ hội cho đầu cơ tiền tệ, gây nên tình trạng kinh tế “bong bóng”, cuối cùng tất yếu sẽ dẫn đến khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng kinh tế đất nước. Do vậy, thị trường tài chính và thị trường tiền tệ Lào trong giai đoạn 2000 - 2010 cần phải được thúc đẩy phát triển theo hướng sớm trở thành các thị trường có đầy đủ vốn, đầy đủ hàng hoá được quản lý tốt và được điều tiết chặt chẽ - được chuẩn bị tương đối kỹ càng để từng bước mở cửa hội nhập tài chính – tiền tệ khu vực và toàn cầu. Việc thiết lập mối quan hệ giữa CSTT và mục tiêu điều hành chỉ là vấn đề liệu NHTW có kiểm soát mục tiêu điều hành hay không? Việc phát triển một thị trường tiền tệ ngắn hạn và các công cụ của CSTT gián tiếp rất quan trọng để tăng cường khả năng kiểm soát của NHTW đối với mục tiêu điều hành. + Công cụ nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) Trong thời gian tới, NVTTM sẽ được thực hiện theo hướng trở thành công cụ chủ yếu trong điều hành CSTT do khả năng tác động linh hoạt, chủ động và thường xuyên của nó. Đây là một kỹ thuật điều chỉnh lãi suất được ưa chuộng. Để nghiệp vụ TTM phát triển theo ý đồ can thiệp của mình, NHNN cần: - Thường xuyên rà soát các cơ chế, quy chế làm cơ sở pháp lý cũng như các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thị trường mới. NVTTM và điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành viên tham gia thị trường. ở đây cần chú trọng đảm bảo sự thông suốt về kỹ thuật giao dịch thông qua việc cải tiến, hoàn thiện chương trình phần mềm giao dịch của Cục Công nghệ tin học ngân hàng. Về phía các NHTM cần đảm bảo đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu với các phương tiện nối mạng máy tính với trung tâm giao dịch của thị trường đi đôi với nâng cao năng lực kinh doanh và hiểu biết nghiệp vụ. - Mở rộng các loại hàng hoá cho thị trường. Những loại hàng hoá mới có thể bổ sung thêm là các chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, hối phiếu ngân hàng, các hợp đồng bán - mua lại hay các trái phiếu Chính phủ vẫn còn thời hạn không quá mức quy định... sau khi NHNNVN đã đưa ra được các chuẩn mực đảm bảo chi trả và chuyển giao kịp thời các loại giấy tờ có giá đó, tạo điều kiện để thị trường hoạt động có hiệu quả. - Tăng số lượng các phiên giao dịch. - Đa dạng hoá các phương thức giao dịch. Tuy nhiên, những điều nêu trên vẫn chưa đủ, mà cần phải có sự phối kết hợp uyển chuyển nhịp nhàng với các công cụ khác như công cụ tái cấp vốn hay dự trữ bắt buộc. + Công cụ tái cấp vốn Việc tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM phải được lựa chọn, tính toán cẩn thận giữa hai công cụ NVTTM và tái cấp vốn, bởi vì nếu cả hai công cụ cùng được áp dụng, chúng rất dễ triệt tiêu nhau. Việc các NHTM lựa chọn công cụ nào ở đây phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu và lãi suất trên thị trường mở. Nghiên cứu thực trạng thực thi CSTT ở các nước theo đuổi chính sách mục tiêu lạm phát cho thấy hầu hết các nước này đều coi trọng việc sử dụng NVTTM hơn. Xét về mặt lý thuyết, việc chọn lựa NVTTM cũng hợp lý hơn vì đối với nghiệp vụ này, những thành viên tham gia thị trường không biết trước được mức lãi suất sẽ là bao nhiêu, nên việc đặt giá thầu rất thận trọng và như vậy, nó phản ánh sát thực hơn quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường. Hơn nữa, trên thị trường mở, NHNN chủ động hơn trong việc thực hiện ý đồ can thiệp của mình do họ chính là người đặt ra yêu cầu mua bán trên thị trường. Chính vì vậy, luận văn đề nghị NHNN phải có những biện pháp để hạn chế việc lui tới cửa sổ chiết khấu của các NHTM, đặc biệt phải chấm dứt tình trạng cho vay chỉ định qua kênh tái cấp vốn vì đây là khoản vốn không xuất phát từ cầu vốn khả dụng của các NHTM. + Công cụ dự trữ bắt buộc Hiện tại và trong những năm tới công cụ dự trữ bắt buộc ở Lào vẫn có tác động tới nhu cầu vốn khả dụng của các NHTM và đồng thời cũng tác động đến hiệu quả của CSTT. Vì vậy, cần phải có những biện pháp nâng cao hiệu quả điều tiết của công cụ này. Luận văn đề nghị: - Điều chỉnh cách tính dự trữ bắt buộc theo số dư tiền gửi của các TCTD tại Sở Giao dịch NHNN và các chi nhánh NHNN. - Cần phải có tiền gửi dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi trên 12 tháng. Việc tăng diện tiền gửi phải chịu bắt buộc để NHNN Lào có thể kiểm soát chặt hơn lượng tiền dự trữ tại các NHTM. - Cần chú ý khi phối hợp sử dụng công cụ khác, đặc biệt khi cần có sự tác động kép cả về giá cả và về lượng việc kết hợp giữa NVTTM với DTBB có hiệu quả rất nhanh chóng. - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc phải được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường. 3.2.4. Tăng cường sự rõ ràng, tính nhất quán và tin cậy của chính sách tiền tệ Tính rõ ràng và nhất quán có vai trò thiết yếu để đảm bảo tính tin cậy của CSTT. Chúng giúp cho dân chúng có thể hiểu được các quyết định của những người làm chính sách. Do vậy, tạo động lực cho các nhà chính sách đạt tới mục tiêu lạm phát và tăng độ tin tưởng của dân chúng vào việc đạt được mục tiêu lạm phát. Như vậy, để nâng cao tính rõ ràng, nhất quán của CSTT, luận văn kiến nghị như sau: - Thứ nhất, NHNN phát hành một bản báo cáo về tình trạng lạm phát hoặc báo cáo CSTT trong đó có bao gồm dự báo lạm phát và tăng trưởng kinh tế cho các năm sau đó trình báo cáo này lên Quốc hội. - Thứ hai, Quốc hội có thể chất vấn Thống đốc NHNN hoặc các thành viên của Hội đồng tư vấn CSTT quốc gia. - Thứ ba, nếu tỷ lệ lạm phát lệch khỏi mục tiêu, Thống đốc ngân hàng phải báo cáo lên Quốc hội hoặc Chính phủ giải thích nguyên nhân và dự định phương hướng điều chỉnh của Hội đồng tư vấn CSTT quốc gia. Mất lòng tin vào CSTT sẽ làm tăng dự đoán lạm phát. Tăng dự đoán lạm phát đến lượt nó sẽ làm tăng chi phí đưa lạm phát trở về mức kiểm soát được; do vậy, sự đáng tin cậy cũng rất quan trọng đối với CSTT. Tuy nhiên, nếu CSTT chỉ tập trung chủ yếu vào mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả để tăng cường tính tin cậy của chính sách thì có thể xảy ra những biến đổi trong ngắn hạn của đầu ra một cách không cần thiết do có một sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và tăng trưởng mặc dù không có sự đánh đổi ngược chiều dài hạn giữa hai yếu tố này. Có thể có một sự đánh đổi nào đó giữa tính tin cậy và sự năng động. Khi thực hiện một CSTT tự do, vấn đề không nhất quán sẽ nảy sinh. Trong trường hợp này, tăng cung tiền tệ sẽ mang lại tỷ lệ lạm phát cao mà không tăng việc làm cũng như sản lượng. Do vậy, chúng ta cần một cách thức thực hiện CSTT khoa học hơn để phản ánh mức đổi tối ưu giữa tính tin cậy và sự năng động. Quy trình như vậy chính là nguyên tắc tự do của CSTT. Các nhà làm chính sách thường cam kết với dân chúng và điều hành CSTT tuân theo các quy tắc CSTT; do vậy, thị trường tài chính có thể tạo ra những dự đoán rõ ràng về các hành động chính sách trong tương lai. Mục tiêu lạm phát đôi khi cũng bị chỉ trích do chỉ quan tâm đến mục tiêu lạm phát mà bỏ qua sản lượng. Tuy nhiên, sự chỉ trích này đặt không đúng chỗ. Xét về khía cạnh lý thuyết, thậm chí nếu áp dụng mục tiêu lạm phát chặt chẽ, nghiên cứu sản lượng vẫn rất quan trọng bởi vì sản lượng đóng vai trò xác định lạm phát trong tương lai. NHTW sẽ vẫn phải quan tâm đến chỉ tiêu sản lượng trong chức năng phản ứng của mình. Một vấn đề khác liên quan đến độ tin cậy của CSTT là dân chúng hiểu tỷ lệ lạm phát cơ sở đến mức độ nào. Cần có những cố gắng để phổ cập khái niệm này và mục đích của mục tiêu lạm phát tỷ lệ lạm phát cơ sở cũng như cố gắng để tính ra tỷ lệ lạm phát cơ sở chính xác hơn để có tính đựơc lạm phát cơ sở tốt hơn. 3.2.5. Các bước thực hiện chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát Các bước thực hiện chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Lào. Thứ nhất: Xác định được cơ quan và thực hiện mục tiêu: Trong luận văn này kiến nghị việc theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả là mục tiêu duy nhất của CSTT và để thực hiện mục tiêu này, NHNN Lào sử dụng chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát được quy định trong Luật Ngân hàng và Chính phủ cũng phải quy định rõ ràng cơ quan thực hiện mục tiêu là NHNN Lào Thứ hai: Trong quá trình điều hành CSTT, NHNN lựa chọn công cụ trực tiếp của CSTT là lãi suất ngắn hạn làm mục tiêu điều hành kết hợp với các công cụ khác để hướng tới mục tiêu đề ra. Thứ ba: Trên cơ sở NHNN là cơ quan xây dựng và thực thi CSTT, NHNN phải tính toán để đưa ra khung thời gian của mục tiêu, khung lạm phát mục tiêu. Như chúng ta đã biết lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ mật thiết với nhau và đối với mỗi quốc gia một tỷ lệ lạm phát thích hợp nào đó sẽ có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế ở Lào, theo các nhà nghiên cứu thì tỷ lệ lạm phát thích hợp đủ để kích thích tăng trưởng là 8-9%; chính vì vậy, luận văn đề nghị xác định khung lạm phát mục tiêu là 8-10% và thời gian để đạt đựơc mục tiêu là 2 năm. Thứ tư: Định kỳ 6 tháng, NHNN Lào họp đánh giá tổng kết tình hình thực thi chính sách để đưa ra định hướng điều hành cho giai đoạn tiếp theo. 3.3. Một số kiến nghị Trước hết chúng ta cần xác định rằng để có thể đạt được mục tiêu đề ra không chỉ sử dụng các biện pháp công cụ từ phía NHNN cụ thể là các công cụ của CSTT, mà cần phải có hàng loạt những biện pháp tổng thể phối hợp trong việc hoạch định và thực thi chính sách tài chính- tiền tệ quốc gia. Việc hoạch định và thực thi này lại phải đảm bảo nằm trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội và đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và hướng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã xác định ở từng năm và cho cả giai đoạn phát triển. Chính vì vậy, luận văn đưa ra một số kiến nghị trong việc phối hợp thực thi chính sách này như sau: 1. Đối với Chính phủ - Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển, hạn chế và tiến tới chấm dứt việc cho vay theo chỉ định của Chính phủ. - Chính phủ nên hạn chế sự can thiệp của mình vào hoạt động của NHNN, chỉ nên chỉ đạo hoạt động mang tính chất định hướng mà không nên theo tính định lượng. Đồng thời, việc chỉ đạo điều hành CSTT phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời. - Đề nghị xem xét thay đổi mệnh giá đồng Kíp cho hợp lý với từng giai đoạn có tính kinh tế cao và hợp lý vì nó liên quan đến giá trị và tâm lý đến bản sắc dân tộc của mình. - Nên tập trung các chu chuyển tiền tệ qua một đầu mối quản lý duy nhất là NHNN nhằm thực hiện chức năng NHTW tốt hơn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia như: + Hoạt động tiết kiệm của Bưu điện và các tổ chức được phép hoạt động kinh doanh về tài chính- tiền tệ phải báo cáo đều đặn,chính xác, đầy đủ cho NHNN một cách kịp thời. + Việc tồn tại hệ thống kho bạc nhà nước nhằm tạo điều kiện để NHNN thực hiện vai trò là ngân hàng của Chính phủ. Đồng thời, vịêc phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc và công trái nên thông qua hệ thống ngân hàng. 2. Đối với Quốc hội Đến nay, Luật NHNN Lào đã và đang có hiệu lực thi hành. Đây là giai đoạn hoạt động NHNN Lào gắn chặt với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thực hiện chiến lược phát triển kinh tế –xã hội với những đặc điểm có nhiều nhân tố mới bởi những thời cơ và thách thức vận động đan xen rất mạnh mẽ và mang tính thời đại mới. Do những biến đổi nhanh chóng và mang tính khách quan của quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế mà vai trò của Luật Ngân hàng cần phải được đổi mới để mở rộng đối tượng điều chỉnh, tăng cường vị thế pháp lý và trách nhiệm cao hơn cho NHNN. Chính vì vậy, luận văn kiến nghị sửa đổi Luật NHNN và xây dựng thêm Luật Các TCTD theo hướng như sau: + CHDCND Lào hiện nay chưa có Luật Tổ chức tín dụng, vì vậy cần phải nhanh chóng xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng để các tổ chức tín dụng đáp ứng được đòi hỏi của hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến tài chính - ngân hàng. + Sửa đổi Luật NHNN Lào Nhìn chung, qua thực tế áp dụng, Luật NHNN đã thấy xuất hiện những hạn chế sau: - Quy định về vị thế của NHNN còn nhấn mạnh chủ yếu là cơ quan của Chính phủ, quá coi nặng chức năng quản lý nhà nước trực tiếp, xem nhẹ vai trò là NHTW của các ngân hàng. Quyền hạn của Thống đốc cũng thể hiện khá mờ nhạt và bị chia sẻ. - Các quy định pháp lý về vận hành các công cụ của CSTT như: chiết khấu, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở lãi suất cơ bản, quản lý ngoại hối v.v.. chưa chi tiết, vừa không rõ ràng, vừa thiếu điều kiện ràng buộc và mang nặng tính hành chính. - Một số quy định cụ thể khác như quy định về lãi suất cơ bản, về hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở cần xem xét để huỷ bỏ hoặc phải định nghĩa lại. Từ những hạn chế trên, luận văn kến nghị sửa đổi như sau: 1. Vị thế của NHNN Lào cần được độc lập hoặc độc lập tương đối tuỳ điều kiện phát triển. Tính độc lập không bao gồm việc NHNN không phải là cơ quan Chính phủ mà chỉ độc lập tương đối trên nguyên tắc Chính phủ trao nhiều quyền hạn, trách nhiệm mới cho NHNN và Thống đốc NHNN trên lĩnh các lĩnh vực: Xây dựng và trình dự án CSTT quốc gia; chủ động sắp xếp bộ máy tổ chức và nhân sự; độc lập tương đối về tài chính theo cơ chế đơn vị nộp NSNN. 2. Bổ sung các ràng buộc và sửa đổi theo chuẩn quốc tế các nội dung liên quan đến nghiệp vụ NHTW như đã phân tích ở trên. 3. Đổi mới việc quy định về nghiệp vụ, về chức năng, về mô hình tổ chức, về mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng để tránh song trùng lãnh đạo, mở rộng đối tượng thanh tra và tổ chức lại bộ máy thanh tra phù hợp với nghịêp vụ mới. 4. Quy định minh bạch các quan hệ tiền tệ, tín dụng giữa NHTW với các Bộ, ngành nhất là với Bộ Tài chính - trong đó những quy định quan trọng là: Quy định về việc NHTW thống nhất quản lý ngoại hối, dự trữ quốc gia (cả ngoại tệ Xuất khẩu tài nguyên và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu thông qua các NHTM), việc bắt buộc Kho bạc Nhà nước phải mở tài khoản và thanh toán duy nhất qua hệ thống thanh toán quốc gia của hệ thống NHTW.. 5. Bỏ qua các quy định về trách nhiệm của Bộ, Hội đồng Nhân dân các cấp,... trong việc tham gia giám sát hoạt động của NHTW. 3. Đối với các Bộ, Ngành có liên quan - Cần tạo lập mối quan hệ thường xuyên giữa các Bộ, Ngành đặc biệt là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan trong việc xây dựng và ban hành hệ thống thông tư liên Bộ. Trong việc thu thập, cung cấp và trao đổi thông tin cũng như việc cung cấp thông tin cho công chúng. - Bộ Tài chính và NHNN cần phải kết hợp chặt chẽ trong việc điều hành CSTT và chính sách tài chính. Kết luận Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, nền kinh tế không chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong mà còn chịu tác động mạnh mẽ bởi những yếu tố bên ngoài và việc thực hiện chính sách tiền tệ mục tiêu kiểm soát lạm phát đối với CHDCND Lào là vấn đề rất mới. Trên cơ sở sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở cho phương pháp luận và tổng hợp các phương pháp thống kê và miêu tả, tổng hợp, so sánh, luận văn đã đạt được những nhiệm vụ sau: 1. Hệ thống hoá lý luận về chính sách lạm phát, CSTT và chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát. 2. Kinh nghiệm thực tiễn CSTT theo mục tiêu lạm phát ở một số nước trên thế giới và bài học cho CHDCND Lào. 3. Đánh giá thực trạng lạm phát và những nguyên nhân gây ra lạm phát tại Lào từ năm 1994 đến nay. Đồng thời, luận văn cũng tập trung phân tích, đánh giá thực trạng điều hành CSTT với mục tiêu kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này nhằm đưa ra được những thành công và hạn chế trong việc lựa chọn phương thức điều hành CSTT. 4. Trên cơ sở những phân tích ở trên, luận văn đưa ra đề xuất theo đuổi chính sách mục tiêu lạm phát trong việc thực thi CSTT tại Lào và hệ thống các giải pháp điều kiện nhằm thực hiện chính sách này. 5. Để có được sự hỗ trợ đắc lực từ Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan hữu quan khác, luận văn đưa ra các kiến nghị cần thiết để có thể thực hiện chính sách này tại Lào. Là công dân của nước CHDCND Lào lại nghiên cứu về một vấn đề còn khá mới mẻ và phức tạp, hơn nữa còn hạn chế về ngôn ngữ và thời gian. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia cũng như tất cả những độc giả quan tâm đến vấn đề này để khi có điều kiện luận văn sẽ được hoàn thiện hơn nữa./. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Nguyễn Duệ (2000), Chính sách mục tiêu lạm phát, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2. S.Mishkin Frederic, Tiền tệ, ngân hàng, và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và kỹ thuật. 3. Hoàng Ngọc Hà (2001), “Nguyên nhân của tình trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay và khuyến nghị hướng khắc phục”, Tạp chí Ngân hàng, (12), tr.1-6. 4. Nguyễn Văn Hà - Lê Văn Tề, (2005), Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Đồng Tiến (2005), “Kết hợp các chính sách kinh tế vĩ mô trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1986 – 2004”, Tạp chí Ngân hàng, (2), tr.1. 6. Lê Xuân Hiếu (2004), “Lạm phát và thực tiễn hiện nay ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (10), tr. 22-25. 7. Phí Trọng Hiển (2005), “Lạm phát mục tiêu: Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (323), tr. 53- 63. 8. Ngô Hưởng (2004), “Lạm phát hiện nay nguyên nhân và giải pháp kiềm chế”, Tạp chí Ngân hàng, (11), tr. 1-2. 9. Nguyễn Đắc Hưng (2001), “Mục tiêu lạm phát”, Tạp chí Ngân hàng, (2), tr. 55 - 57. 10. Lý Minh Khai (2004), Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) và phương pháp tính của tổng cục thống kê hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Học viện Tài chính, Hà Nội. 11. Trần Mạch Kiên (2000), “Mục tiêu lạm phát một cách tiếp cận mới về chính sách tiền tệ”, Tạp chí Ngân hàng, (5), tr. 61- 62. 12. Hoàng Xuân Kế (2004), “Lạm phát ở Việt Nam - Nguyên nhân và giải pháp”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (319), tr. 26-33. 13. Lý Minh Khai (2004), Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) và phương pháp tính của tổng cục thống kê hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Học viện Tài chính tháng 7 năm 2004, Hà Nội. 14. Nguyễn Đại Lai (2004), “ Một số ý kiến về lạm phát và những giải pháp khắc phục”, Tạp chí Ngân hàng, (11), tr. 3- 4. 15. Lê Quốc Lý (2005), Lạm phát hành trình và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội. 16. Đỗ Thị Đức Minh (2005), Chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát một cách tiếp cận trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Mùi (2004), “Sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát”, Tạp chí Tài chính, (9), tr. 27- 28. 18. Nguyễn Đăng Nam (2004), Một số giải pháp tài chính – tiền tệ để bình ổn giá cả kiềm chế lạm phát, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Học viện Tài chính, Hà Nội. 19. Nguyễn Thiện Nhân (2002), Khủng hoảng kinh tế tài chính ở châu á 1997 –1999, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Một số vấn đề cơ bản về tài chinh - tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010,(2005), Nxb Thống kê, Hà Nội. 21. Nguyễn Minh Phong (2000), Lý thuyết lạm phát giảm phát và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Dương Hồng Phương (2004), “Nhìn nhận lạm phát ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng, (8), tr. 9-13. 23. Bùi Thiên Sơn (2004), Kinh nghiệm một số nước về kiểm soát và kiềm chế lạm phát trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Học viện Tài chính Hà Nội. 24. Nguyễn Văn Sỹ (2005), “Nhận xét về quá trình kiểm soát lạm phát”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (2), tr. 53. 25. Hồ Khắc Tân (2001), “Tăng trưởng kinh tế và lạm phát”, Tạp chí Tài chính, (10), tr. 36. 26. Trần Cao Thành (2000), Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 20 năm xây dựng và phát triển, Nxb Khoa học xã hội. 27. Nguyễn Quang Thép (2001), “Sự lựa chọn giải pháp chính sách tiền tệ”, Tạp chí Ngân hàng, (5), tr. 59. 28. Nhật Trung (2004), “Những vấn đề chung về lạm phát cơ bản – kinh nghiệp của Philippnes”, Tạp chí Ngân hàng, (9), tr. 67- 69. 29. Nguyễn Đồng Tiến (2000), “Cần có cách nhìn nhận đúng đắn khi đánh giá lạm phát ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (9), tr. 19 - 22. Tiếng Lào (dịch sang tiếng Việt) 30. Báo cáo thường niên năm 1997 - Ngân hàng Nhà nước Lào. 31. Báo cáo thường niên năm 1998 - Ngân hàng Nhà nước Lào. 32. Báo cáo thường niên năm 1999 - Ngân hàng Nhà nước Lào. 33. Báo cáo thường niên năm 2000 - Ngân hàng Nhà nước Lào. 34. Báo cáo thường niên năm 2001 - Ngân hàng Nhà nước Lào. 35. Báo cáo thường niên năm 2002 - Ngân hàng Nhà nước Lào. 36. Báo cáo thường niên năm 2003 - Ngân hàng Nhà nước Lào. 37. Báo cáo thường niên năm 2004 - Ngân hàng Nhà nước Lào. 38. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng 2005- 2020. 39. Đánh giá về tình hình lạm phát ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2000- 5/2004. 40. Đánh giá hoạt động ngân hàng 5 năm 2001-2005 Ngân hàng Nhà nước Lào. 41. Ngân hàng nhà nước Lào (2000), Luật Ngân hàng nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn. 42. Ngân hàng nhà nước Lào (2000), Nghị định Ngân hàng Thương mại nước Cộng hoà DCND Lào ,Viêng Chăn. 43. Văn kiện Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VII 2001. Tiếng Anh 44. Alina Carare, Adrea Schaechter, Mark Stone, and Mark Zelmer, Establishing Initial Conditions in Support of Inflation Targeting- IMF Working paper. 45. David Dodge Govermor of Reserve Bank of Canada “Inflation targeting in Canada: Experience and Lesson: 5/2002. 46. Donald T Brash Govermor of Reserve Bank of New Zealand “ Inflation targeting 14 years on” 5/2002. 47. Donald T Brash Govermor of Reserve Bank of New Zealand “ Inflation targeting in New Zealand 1988 – 2000” 9/2000. 48. “Economics”- P.A.Samuelsonva W,D. Norhaus- Xuất bản lần thứ 4, 1992, trang 587-588. 49. Edwin M. Truman- Inflation Targeting and the International Financial System- 9/2001. 50. Frederic S. Mishkin, Klaus Schmidt Hebbel- One decade of inflation targeting in the world: what do we know and what do we need to know- Working paper 8397- National Bureau of Economic Research 7/2001. 51. Guy Debelle, Paul Masson, Miguel Savastano and Sunil Sharma- Inflation targeting as a Framework for Monetary Policy. 52. International Monetary Fund (IMF): Lao PDR: Recent ecomic development SM/88/26 1.1988. table 11. 53. Junggun Oh – Inflation Targeting: A New Monetary Policy Framework in Korea 10/2000. Phụ lục 1 Việc thiết lập và thực hiện mục tiêu lạm phát ở các nước Tên nước Ngày thực hiện Chỉ số mục tiêu Khung mục tiêu Thời gian thực hiện mục tiêu Cơ quan thiết lập mục tiêu ểc 9/94 Core CPI 2-3% 1 chu kỳ kinh doanh Chính phủ và NHTW Brazil 6/99 Headline 1999: 8% 2% 2000: 5% 2% 2001: 4% 2% 1 năm Chính phủ có sự tư vấn của NHTW Canada 2/91 Core CPI có loại trừ giá thực phẩm, năng lượng và thuế gián thu 1991: 3-5% 1992: 2-4% 6/1994: 1,5- 3,5% 1995-2001L: 1- 3% 1991: 22 thàng từ 1992 nhiều năm Chính phủ và NHTW Chi lê 1/91 Headline CPI 1991: 15-20% 1992: 13-16% 1993: 10-12% 1994: 9-11% 1995: 8% 1996: 6,6% 1997: 5,5% 1998:  4,5% 1999:  4,3% 2000:  3.5% 1991-2000: 1 năm 2001-nay: không xác định cụ thể NHTW có sự tư vấn của Chính phủ 2001-nay: 2-4% Colombi a 9/99 Headline CPI 1999: 15% 2000: 10% 2001: 8% 2002: 6% 1 năm Chính phủ và NHTW Czech 1/98 Core CPI có loại trừ giá thực phẩm, năng lượng và thuế gián thu 1998: 5,5-6,5% 1999: 4-5% 2000: 3,5-5,5% 2001: 2-4% 1 năm NHTW Phần Lan 2/93- 6/98 Core CPI có loại trừ thuế gián thu, các khoản trợ giá, giá nhà và lãi suất thế chấp Trung bình 2% 93-95 dài hạn 1996: không xác định NHTW Israe l 1/92 Headline CPI 1992: 14-15% 1993: 10% 1994: 8% 1995: 4-11% 1996: 8-10% 1997: 7-10% 1998: 7-10% 1994: 4% 2000: 3-4% 2001: 3-4% 1 năm Chính phủ có sự tư vấn của NHTW Mexi co 1/99 Headline CPI 1999: 13% 2000 < 20% 2001: 6,5% 1 năm NHTW 2002: 4,5% Peru 1/94 Headline CPI 1994: 14-20% 1995: 9-11% 1996: 9,5- 11,5% 1997: 8-10% 1998: 7,5-9% 1994: 5-6% 2000: 3,5-4% 2001: 2,5- 3,5% 2002: 1,5- 2,5% 1 năm NHTWcó sự tư vấn của Chính phủ Ba Lan 10/98 Headline CPI 1998: <9,5% 199: 6,6-7,8% 2000: 5,4%- 6,8% 2001: <4% 1 năm 2000- 2002 nhiều năm 2003: không xác định NHTW Nam Phi 2/2000 Core CPI có loại trừ biến động lãi suất 3-6% Nhiều năm NHTW Những chữ viết tắt trong luận văn ADB Ngân hàng phát triển châu á BTKTS Bảng tổng kết tài sản BOL Ngân hàng Nhà Nước Lào CBI Sự độc lập của NHTW (Central Bank Independent) CSTT Chính sách tiền tệ CPI Chỉ số tiêu dùng CHDCND Lào Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào DTBB Dự trữ bắt buộc GDP Tổng sản phẩm quốc dân IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương NS Ngân sách NSNN Ngân sách nhà nước NVTTM Nghiệp vụ thị trường mở PTA Thoả ước mục tiêu chính sách TCTD Tổ chức tín dụng TCK Tái chiết khấu TH NS Thâm hụt ngân sách TH TM Thâm hụt thương mại TPTTT Tổng phương thức thanh toán TTM Thị trường mở Danh mục sơ đồ, bảng, biểu Sơ đồ, bảng, biểu Tên Sơ đồ, bảng, biểu Tran g Hình 1.1 Sơ đồ 1.1 1.2 1.3 Bảng 1.1 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 2.14 2.15 2.16 2.17 Mô hình AD, AS để giải thích quan điểm trường phái Tiền tệ. Hệ thống hoá các mục tiêu CSTT và các công cụ CSTT. Các kênh dẫn truyền tác động của CSTT. Các chính sách mục tiêu lạm phát. Tình hình thực hiện Chính sách mục tiêu lạm phát. Tỷ lệ lam phát từ năm 1994- 6/2005. Tỷ lệ lạm phát theo tháng từ 1994- 1996. So sánh tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và chỉ số giá cả 1994- 1996. Tình hình đầu tư nước ngoài từ 1990- 1996. Tỷ lệ mất giá đồng kíp Lào so với USD và đồng Baht Thái. Tỷ lệ lạm phát theo tháng từ 1997 –1999. Tỷ lệ GDP, lạm phát và chỉ số giá cả từ năm 1997 – 1999. Tỷ lệ nợ nước ngoài THNS và THTM /GDP năm 1997- 2004. Xuất nhập khẩu và TH TM năm 1996- 1999. Tỷ lệ lạm phát theo tháng từ 2000- 2004. So sánh tỷ lệ tăng trưởng GDP, lạm phát và CPI năm 2000-2004 Chỉ số giá tiêu dùng từ năm 2001-2004. Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay năm 1994- 1996. Tỷ lệ mất giá đồng Kíp Lào/ USD và Baht Thái năm 1994-1997 Tiền gửi so với lãi suất năm 1998- 1999. Tỷ lệ mất giá đồng kíp Lào/USD và Baht Thái năm 1997-2004 Tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tháng 9 24 25 28 41 48 49 49 51 52 52 52 54 54 56 56 60 62 62 64 64 66 2.18 6/2000 - 12/2004 Tình hình thực hiện chỉ tiêu lạm phát năm 1994 - 6/2005. 77 Biểu 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 3.1 Tỷ lệ lạm phát từ năm 1994 - 6/2005 Tình hình mất giá đồng Kíp/ USD và Baht Thái Lan 1999-2002. Tình hình nợ nước ngoài, thu NS, TH TM,TH NS/GDP từ năm 1998- 2004 Tỷ lệ thu chi ngân sách / GDP từ 1994 – 2003 So sánh tỷ lệ tăng trưởng GDP, lạm phát, cung ứng tiền và CPI từ 1993-2004 Kênh truyền dẫn của lãi suất lên giá. 48 64 72 75 80 95 Mục lục Mở đầu Trang 1 Chương 1: Lạm phát và chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát 5 1.1. Những vấn đề cơ bản về lạm phát 5 1.2. Chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát 13 1.3. Chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm 32 Chương 2: điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 1994 đến nay 46 2.1. Thực trạng lạm phát ở Lào từ năm 1994 đến nay 46 2.2. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ở Lào trong những năm qua 61 2.3. Đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ từ năm 1994 đến nay 66 Chương 3: Định hướng và giải pháp trong thực hiện chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 81 3.1. Định hướng xây dựng, phát triển và điều hành chính sách tiền tệ ở Lào giai đoạn 2005-2010 81 3.2. Những giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 87 3.3. Một số kiến nghị 101 Kết luận 104 Danh mục tài liệu tham khảo 105

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Định hướng và giải pháp trong thực hiện chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.pdf
Luận văn liên quan