Luận văn Độ co giãn của cầu theo giá đối với sản phẩm xăng dầu trên thị trường Việt Nam

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào lượng xăng dầu nhập khẩu. Điều này hàm ý khi giá xăng dầu thế giới tăng làm cho giá xăng dầu trong nước tăng sẽ ảnh hưởng đến đời sống dân cư cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, giá xăng dầu tăng, giảm theo qui luật cung cầu trên thị trường vì nguồn tài nguyên này có hạn, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta tăng giá một cách không bình thường, như vậy sẽ làm cho tâm lý người dân không ổn định và các doanh nghiệp sản xuất có chiều hướng tăng giá đầu ra, làm cho mức giá chung tăng, đồng thời gây áp lực lên lạm phát Mặc dù, trong những năm gần đây giá xăng dầu tăng lên đáng kể tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng dường như không thay đổi, bởi vì xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu. Kinh tế càng phát trển thì nhu cầu sử dụng xăng dầu phục vụ cho các hoạt sản xuất, đi lại càng tăng, chính vì vậy khi giá xăng tăng người dân vẫn sẵn lòng chi tiêu cho mặt hàng này, độ co giãn của cầu thay đổi là không đáng kể. Một số giải pháp như sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thay cho phương tiện giao thông cá nhân . được nhiều người dân áp dụng, nhưng cũng không làm thay đổi nhiều độ co giãn của cầu.

docx21 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4530 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Độ co giãn của cầu theo giá đối với sản phẩm xăng dầu trên thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Độ co giãn của cầu theo giá đối với sản phẩm xăng dầu trên thị trường Việt Nam Mục lục LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………….. NỘI DUNG……………………………………………………………………... PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ 1. Độ co giãn của cầu theo giá – cách tính – phân loại 1.1 Độ co giãn của cầu theo giá 1.2 Phân loại 1.3 Đường cầu co giãn hoàn hảo 2. Tính độ co giãn của cầu theo giá bằng phương pháp trung điểm 3. Những yếu tố quyết định giá, độ co giãn của cầu theo giá 4. Dự đoán độ co giãn của cầu theo giá xăng dầu trên phương diện lý thuyết PHẦN II: THỰC TẾ ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ XĂNG DẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1. Biến động giá xăng qua các năm 2. Biến động cầu qua các năm 3. Đo lường sự co giãn của cầu PHẦN III: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI CẢM ƠN! Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu tài liệu trong thư viện trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, phòng Đa phương tiện, các phương tiện thông tin đại chúng, sự hướng dẫn của cô Trần Nguyễn Minh Ái giảng viên bộ môn Kinh tế vi mô, chúng em đã hoàn thành xong đề tài tiểu luận: “ Độ co giãn của cầu theo giá đối với sản phẩm xăng dầu trên thị trường Việt Nam ”. Bài tiểu luận này, thực sự là dấu ấn quan trọng trong quá trình học tập của mỗi thành viên trong nhóm. Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã tạo môi trường thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu làm tiểu luận của chúng em. Cô Trần Nguyễn Minh Ái đã trang bị cho chúng em kiến thức bộ môn Kinh tế vi mô và nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn chúng em cách làm bài tiểu luận. Thư viện trường đã cung cấp những tài liệu cần thiết, bổ ích, là nơi chúng em thảo luận và học tập. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu mà chúng em đã nhận được trong suốt thời gian qua. LỜI MỞ ĐẦU Xăng dầu là một trong những nguồn năng lượng quan trọng mang tính chiến lược cho sự phát triển đất nước, xăng dầu không chỉ phục vụ cho tiêu dùng, giao thông vận tải, mà còn phụ vụ cho sản xuất kinh doanh, một khi giá xăng dầu tăng cao làm giảm mức sống của người dân. Do xăng dầu là yếu tố đầu vào hầu hết các ngành kinh tế, nên giá đầu vào tăng trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sẽ kéo theo giá đầu ra sản phẩm tăng lên dẫn đến chỉ số giá cả chung gia tăng, ảnh hưởng đến sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát. Trong những năm vừa qua giá xăng dầu thế giới và đặc biệt trong nước có rất nhiều biến động, đã tác động trực tiếp tới sự phát triển của toàn nền kinh tế và thái độ của người dân đặc biệt là trong chi tiêu trong việc đi lại , cụ thể là cầu đối với mặt hàng xăng dầu. Nghiên cứu độ co giãn của cầu đối với giá sản phẩm xăng dầu giúp ta xác định được mức phản ứng của thị trường trong nước, một phần giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực từ việc tăng giá xăng. Đó chính là lý do nhóm chúng em chọn đề tài “ Độ co giãn của cầu theo giá đối với sản phẩm xăng dầu trên thị trường Việt Nam” . Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tài liệu và viết bài, nhưng do tầm hiểu biết và thông tin thu thập được còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I KHÁI QUÁT ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ Độ co giãn của cầu theo giá – cách tính – phân loại Độ co giãn của cầu theo giá Người tiêu dùng quyết định mua số lượng hàng hóa và dịch vụ với số lượng bao nhiêu là phụ thuộc vào giá của chính nó, thu nhập của họ, giá cả của các hàng hóa liên quan. Tại sao giá xăng dầu ở Việt Nam lại biến động , tại sao khi giá xăng dầu tăng mà cầu mặt hàng này vẫn cao, …. Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sẽ giúp chúng ta lý giải mối quan hệ giữa giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng Độ co giãn cầu theo giá đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi giá cả hàng hóa thay đổi. Nó là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong lượng cầu khi giá sản phẩm thay đổi một phần trăm( với các điều kiện, các yếu tố khác không đổi) Độ co giãn của cầu theo giá ( Ed) =% THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG CẦU% THAY ĐỔI VỀ GIÁ = êQDêP × PQD Phân loại Cầu co giãn nhiều: Nếu % êQd lớn hơn % êP người tiêu dùng phản ứng đáng kể với sự thay đổi đáng kể của giá cả, giá trị của Ed lớn hơn 1 Cầu ít co giãn: Nếu %êQd nhỏ hơn % êP người tiêu dùng phản ứng nhẹ với sự thay đổi của giá cả , giá trị của Ed nhỏ hơn 1 Cầu co giãn đơn vị: Giá trị của Ed bằng 1 Cầu hoàn toàn không co giãn: Giá trị của Ed bằng 0 Cầu hoàn toàn co giãn: giá trị của Ed bằng ∞ Đường cầu co giãn hoàn hảo Một trường hợp rất cụ thể về một đường cầu có độ co giãn hoàn hảo, như xuất hiện trong biểu đồ dưới đây. Cầu co giãn hoàn hảo chỉ trong trường hợp khi đường cầu nằm ngang. Độ co giãn trong trường hợp này là vô định ( do mẫu thức của hàm tính độ co giãn bằng 0) . Chẳng hạn một người nông dân không có quyền kiểm soát giá mà nông dân này nhận được khi mang sản phẩm ra bán trên thị trường. Khi nông dân này cung cấp 100 hoặc 200 kg lúa. giá mà người đó nhận được cho mỗi kg lúa là giá của thị trương ngày hôm đó. Ngược lại một đường cầu thẳng đứng được gọi là đường cầu không co giãn hoàn hảo (cầu hoàn toàn không co giãn). Trong thực tế chúng ta không hy vọng thấy đường cầu không co giãn . Với một số mức giá, cầu các mặt hàng dược phẩm trị bệnh có vẻ gần giống như cầu hoàn toàn không co giãn. Tuy nhiên khi giá của mặt hàng tăng thì người ta cũng hi vọng thấy lượng cầu giảm vì ngân sách hạn chế. Nhiều bạn sinh viên thấy độ co giãn lần đầu tiên thường tin là cầu có giãn hơn khi đường cầu thẳng và ít co giãn hơn khi đường cầu cong. Nhưng thực tế thì không đơn giản như vậy…Đặc biệt , nếu chúng ta xem xét trường hợp đường cầu tuyến tính dốc xuống dưới, chúng ta sẽ thấy độ co giãn khác nhau liên tục dọc theo đường cầu. Tại đỉnh của đường cầu , phần trăm thay đổi về số lượng lớn( do mức cầu tương đối thấp), trong khi đó phần trăm thay đổi về giá nhỏ( do mức giá tương đối cao). Vì vậy cầu sẽ tương đối co giãn tại đỉnh của đường cầu. Tại đáy của đường cầu, một sự thay đổi về lượng cầu giống như vậy có tỷ lệ % thay đổi nhỏ ( do mức cầu lớn) trong khi sự thay đổi về giá lúc này có tỷ lệ % thay đổi tương đối lớn (do mức giá thấp). Do đó cầu tương đối không co giãn tại đáy của đường cầu. Một cách khái quát hơn, chúng ta có thể lưu ý là độ co giãn giảm liên tục dọc theo một đường cầu tuyến tính. Phần trên cùng của đường cầu sẽ có độ co giãn lớn và phần dưới cùng của đường cầu không co giãn. Ở một điểm nào đó cầu thay đổi từ co giãn sang không co giãn. Mối quan hệ này được minh họa trong biểu đồ dưới đây: Tính độ co giãn của cầu theo giá bằng phương pháp trung điểm Giả sử muốn tính độ co giãn của cầu theo giá trong khoảng mức giá giữa $4 và $5. Trong trường hợp này , chúng ta bắt đầu tính tại mức giá $4 và tăng mức giá lên $5 là giá tăng lên 25%. Tuy nhiên nếu chúng ta bắt đầu tại mức giá $5 và chuyển xuống mức giá $4, thì giá giảm 20%. Tỷ lệ % thay đổi nào sẽ được sử dụng để tượng trưng cho sự thay đổi giữa mức giá $4 và $5? Để tránh sự mập mờ, cách hiệu quả nhất là sử dụng phương pháp trung điểm , trong đó điểm giữa của hai mức giá được sử dụng như giá trị cơ sở trong việc tính toán độ co giãn . Công thức tính là: Độ co giãn của cầu theo giá ED =êQQMêPPM Trong đó : Qm = Q1+Q22 Pm = P1+P2 2 3. Những yếu tố quyết định giá độ co giãn của cầu theo giá Thị hiếu của người tiêu dùng: hàng hóa đó là hàng thiết yếu hay hàng xa xỉ Sự sẵn có của những hàng hóa thay thế Giới hạn thị trường và thời gian nghiên cứu 4. Dự đoán độ co giãn của cầu theo giá xăng dầu trên phương tiện lý thuyết Trước hết ta hãy cùng xem xét khái quát về thị trường Việt Nam. Việt Nam là một thị trường rộng lớn về quy mô ( với dân số 85,79 triệu người năm 2011). Có sự chênh lệch lớn về lượng cầu giữa các địa phương và các vùng miền khác nhau. Hơn nữa Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa vì thế nhu cầu về xăng dầu đặc biệt là xăng dầu, dầu mỏ rất lớn. Vì những lý do trên mà những biến động về giá cả của xăng dầu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới lượng cầu và thị hiếu cũng như chính sách chi tiêu của người dân. Cùng với những diễn biến bất lợi của giá xăng dầu trên thế giới, giá xăng dầu trong nước cũng không thể giữ mãi mức bình ổn được. Trong những năm trở lại đây giá xăng dầu trong nước liên tục tăng. Xét trên phương diện lý thuyết, những yếu tố ảnh hưởng tới sự co giãn của cầu đối với mặt hàng xăng dầu là: Thứ nhất, thị hiếu của người tiêu dùng: xăng dầu là hàng hóa thiết yếu, khi giá xăng tăng lên sẽ ảnh hưởng ít đến lượng cầu của mặt hàng này, thậm chí lượng cầu có thể còn tăng do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều và sự phụ thuộc lớn của các ngành kinh tế trong nước vào xăng dầu. Mặt khác thị trường xăng dầu là thị trường cạnh tranh độc quyền, trong khi các cầu ngày càng cao mà cung lại hữu hạn, chính vì vậy mà giá cả phải tăng theo( đường cầu dịch chuyển sang phải trong khi đường cung gần như lại đứng yên) Thứ hai, các hàng hóa thay thế: xăng dầu là hàng hóa có rất ít hàng hóa thay thế vì vậy khi giá xăng dầu tăng, ngay lập tức không thể kịp thời điều chỉnh hành vi tiêu dùng và cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hàng hóa thay thế. Thứ ba, giới hạn thị trường và khoảng thời gian khảo sát: Thị trường Việt Nam tương đối rộng và phức tạp, khi khảo sát trên một diện tích lớn thì độ co giãn của cầu sẽ thay đổi rõ rệt hơn. Mặt khác, trong khoảng thời gian một thập kỉ, những phản ứng của cầu đối với giá được quan sát cụ thể và khái quát hơn. Trong 10 năm trở lại đây lượng cầu đối với mặt hàng xăng dầu ở nước ta tăng lên đáng kể, tuy nhiên nếu giả định các yếu tố xã hội không đổi thì dưới tác động của giá xăng ngày càng cao thì lượng cầu đã giảm một lượng đáng kể. Nhờ người tiêu dùng đã điều chỉnh chi phí cho xăng dầu thông qua việc sử dụng các loại xe tiết kiệm xăng, sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng, chuyển chỗ ở đến gần nơi làm việc hơn, hạn chế di chuyển ví dụ như ở lại trưa ở nơi làm việc, học tập, tìm các tuyến đường ngắn nhất,… Từ các yếu tố trên ta có thể dự đoán khi giá xăng tăng, lượng cầu sẽ co giãn không đáng kể do xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu và không có hàng hóa thay thế sẵn có. Thậm chí lượng cầu của xăng dầu còn tăng lên do các yếu tố phát triển và nhu cầu của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa mới của đất nước. Ta cũng không loại trừ trường hợp giá xăng tăng nhưng lượng cầu cũng tăng, khi đó độ co giãn của cầu theo giá xăng sẽ có giá trị dương. PHẦN II THỰC TẾ ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ XĂNG DẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Biến động giá xăng qua các năm Giá xăng dầu từ năm 2000 – 2011 biến động theo hướng ngày càng tăng cao theo những biến động chung của thị trường thế giới. Thế nhưng giá xăng dầu trong nước vẫn được kìm hãm để không tăng quá nhanh gây ra những xáo trộn trong đời sống của người tiêu dùng. Nhìn chung giá xăng trên thị trường Việt Nam từ năm 2000 – 2004 khá bình ổn, có tăng nhẹ. Sau đó trong giai đoạn từ năm 2004 -2006 giá xăng tăng mạnh hơn 5000 đ/l, và trong một năm sau đó giá xăng gần như không đổi trong giai đoạn từ năm 2007 – 2008, và sau đó giảm từ 19000đ/ l xuống còn 15000 đ/l trong một năm tiếp theo. Nhưng sau đó giá xăng lại dần biến động theo xu hướng tăng từ 15000đ/l lên mức cao nhất từ trước đến năm 2011 là 21300đ/ l vào tháng 4 năm 2011 Biến động cầu qua các năm Thời gian( năm) Lượng cầu xăng dầu ( triệu tấn) 2000 7.533 2001 8.013 2002 8.96 2004 12.00 2005 11.496 2006 11.04 2007 12.85 2008 12.96 2009 14.03 2010 15.66 Bảng: Số liệu lượng cầu xăng dầu của Việt Nam qua các năm 2000-2010 Từ bảng thống kê và biểu đồ ta thấy: về lượng cầu tiêu thụ của xăng dầu ở Việt Nam tăng nhẹ từ năm 2000 – 2001, lượng tăng không đáng kể. Từ năm 2001- 2004 cầu liên tục tăng mạnh, chỉ trong vòng 3 năm nhu cầu xăng dầu ở Việt Nam đã tăng từ 8.013 triệu tấn lên 12 triệu tấn, tăng gần 50% so với năm 2001. Từ năm 2004 – 2006, lượng cầu xăng dầu giảm nhẹ từ 12 triệu tấn xuống còn 11.04 triệu tấn, giảm 8% so với năm 2004. Từ năm 2006- 2007, lượng cầu đã tăng nhẹ, có sự chuyển động mới, nhưng từ 2007 đến 2008 lượng cầu có dấu hiệu bình ổn tạm thời chỉ tăng nhẹ , không đáng kể. Trong giai đoạn từ năm 2008 – 2010, lượng cầu xăng dầu tăng nhanh từ 12.96 triệu tấn lên 15.66 triệu tấn, tăng khoảng 20% so với năm 2008 Đo lường sự co giãn của cầu Giả sử lượng cầu ở bảng 1 chỉ cung cấp chủ yếu cho nhu cầu diesel và mogas 92. Và giả sử nhu cầu về diesel và mogas 92 là giống nhau. Ta có bảng tính độ co giãn của cầu theo giá diesel và mogas 92 được tính theo phương pháp trung điểm. Độ co giãn của cầu theo giá ED =êQQMêPPM Trong đó : Qm = Q1+Q22 Pm = P1+P2 2 Ta có bảng số liệu sau: Qua bảng tính độ co giãn của mặt hàng xăng dầu qua các giai đoạn từ năm 2000 đến 2010 ta thấy: Nhìn chung giá xăng từ năm 2000 đến năm 2010 biến động theo hướng ngày càng tăng cao theo tình hình chung của thế giới. Theo chiều hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như dân số ngày càng đông, nhu cầu năng lượng đặc biệt là xăng dầu cũng ngày một tăng. Vì xăng dầu là sản phẩm rất ít có hàng hóa thay thế, do đó trái với quy luật cung cầu, đa số các năm đều có độ co giãn dương (nghĩa là tuy giá xăng tăng lên nhưng cầu về xăng cũng tăng lên). Cầu về xăng co giãn rất lớn có lúc vượt trên 6.5 ở  những năm có giá trị độ co giãn dương. Độ co giãn của cầu theo giá xăng dầu thay đổi rất thất thường: có lúc có giá trị dương, có lúc có giá trị âm thể hiện quy luật cung  cầu. Trong vòng 7 năm trở lại đây kể từ năm 2005, giá trị của độ  co giãn cũng có nhiều biến động. Trong một vài năm độ co giãn còn có giá trị âm (theo quy luật cung cầu), nhưng giá trị tuyệt đối của chúng đều nhỏ hơn 1 thể hiện cầu hầu như không co giãn khi giá xăng lên hay xuống. Sự biến động thất thường của độ co giãn của cầu theo giá xăng qua các năm chỉ có thể được giải thích bằng sự thay đổi tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Theo dự đoán, tình hình giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao. Do chính phủ quyết định sẽ thả nổi giá xăng dầu theo thị trường thế giới để giảm thiểu tổn thất trong việc bù lỗ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đồng thời kìm hãm việc buôn lậu xăng do giá xăng trong nước thấp hơn so với thị trường quốc tế. Lượng cầu có thể biến động đôi chút, nhưng sẽ không tăng hoặc giảm quá nhiều hay đột ngột. Bằng chứng là trong giai đoạn các năm từ   2005 đến nay, lượng cầu liên tục biến động, có lúc tăng lúc giảm nhưng mức thay đổi là không nhiều do người tiêu dùng đã biết điều chỉnh hợp lí chi tiêu cho việc xăng dầu cũng như chính phủ đã biết điều chỉnh thị trườ ng bằng các chính sách hợp lí hơn. Vì vậy, lượng cầu về xăng sẽ  không thay đổi nhiều. PHẦN III: KẾT LUẬN Từ những phân tích trên có thể thấy rằng nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào lượng xăng dầu nhập khẩu. Điều này hàm ý khi giá xăng dầu thế giới tăng làm cho giá xăng dầu trong nước tăng sẽ ảnh hưởng đến đời sống dân cư cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, giá xăng dầu tăng, giảm theo qui luật cung cầu trên thị trường vì nguồn tài nguyên này có hạn, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta tăng giá một cách không bình thường, như vậy sẽ làm cho tâm lý người dân không ổn định và các doanh nghiệp sản xuất có chiều hướng tăng giá đầu ra, làm cho mức giá chung tăng, đồng thời gây áp lực lên lạm phát Mặc dù, trong những năm gần đây giá xăng dầu tăng lên đáng kể tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng dường như không thay đổi, bởi vì xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu. Kinh tế càng phát trển thì nhu cầu sử dụng xăng dầu phục vụ cho các hoạt sản xuất, đi lại… càng tăng, chính vì vậy khi giá xăng tăng người dân vẫn sẵn lòng chi tiêu cho mặt hàng này, độ co giãn của cầu thay đổi là không đáng kể. Một số giải pháp như sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thay cho phương tiện giao thông cá nhân…. được nhiều người dân áp dụng, nhưng cũng không làm thay đổi nhiều độ co giãn của cầu. Với không gian nhỏ hẹp của một bài tiểu luận, tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ bản thân, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không thể tránh khỏi sai sót trong quá trình viết bài. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình “ Kinh tế vi mô” - NXB Đại học Công Nghiệp TP HCM Giáo trình “ Kinh tế vi mô” – NXB Thống kê 2005 Các trang web online: ( Tổng cục thống kê Việt Nam)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtieu_luan_ktvm_5732.docx
Luận văn liên quan