Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Thẻ tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

Tổ chức tốt công tác giáo dục xây dựng ý thức nề nếp cho người dân. Nhà nước cần đưa ra các quy định, các hình phạt thật chặt chẽ đối với những ai không có ý thức bảo vệ giữ gìn máy móc. Bởi bất kỳ một sự vô ý thức phá phách nào cũng gây thiệt hại về tiền của, sức lực của xã hội. Chi phí bỏ ra bảo vệ máy, sửa chữa máy có thể còn cao hơn lợi nhuận thu được từ mày này. Do đó, cần có sự can thiệp và quản lý của nhà nước trong việc â ý thức kỷ luật tự giác trong cộng đồng. Duy trì môi trường kinh tế, chính trị xã hội ổn định: một môi tường kinh tế xã hội ổn định, chỉ số lạm pháp hợp lý, giá cả không biến động nhiều thì việc sử dụng thẻ của người dân sẽ phát triển hơn.

pdf71 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6534 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Thẻ tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần to lớn trong việc thanh toán không dùng tiền mặ trong nước góp phần thực hiện tốt các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, phát huy vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp nhà nước. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt những thành tích đạt được từ hoạt động kinh doanh thẻ đã phần nào khẳng định được vị thế của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam và xu thế phát triển lĩnh vực kinh doanh thẻ tai Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. 2.2.3 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân. Bên cạnh những thành tích đạt được, do hoạt đọng kinh doanh thẻ còn là một hoạt đọng mới nên còn phải không gặp ít những khó khăn. Là NH đi đầu trong kinh doanh Thẻ tín dụng các khó khăn mà VCB đang phải đối mặt cũng là những khó khăn chung của thị trường thẻ Việt Nam. Song do mỗi NH có đạc thù riêng, tích chất nghiệp vụ riêng nên ngoài nhân tố khách quan, kinh doanh thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam còn có những tồn tại yếu kém do chủ quan. Dưới đây là một số khó khăn: a.Đối tượng sử dụng thẻ còn hạn chế - Hạn chế về đối tượng sử dụng thẻ là một tồn tại lớn nhất hiện nay của hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, Gây ảnh hưởng lớn đến số lượng thẻ tín dụng mà VCB phát hành. Đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu là đối tượng đi du học, đi công tác dài hạn ở nước ngoài và một số quan chức cấp cao của nhà nước. Đối tượng sử dụng Thẻ tín dụng đẻ thanh toán hành háo dịch vụ còn ít là do một số nguyên nhân chính sau đây : Thứ nhất; là thu nhập của nhười dân Việt Nam còn thấp, bộ phận có thu nhập cao để phân tán sử dụng thẻ còn ít và phân tán. Việt Nam là một nước nông nghiệp có tới 80% dân số sống ở nông thôn với nghề nông là chủ yếu. Thu nhập cảu nghề nông ở Việt Nam không cao và không ổn định. Số dân sống ở thành thị chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, chủ yếu là công nhân viên chức nhà nước, tiểu thương có thu nhập còn thấp. Trong khi đó Thẻ tín dụng thường có mệng giá rất cao. Hạn mức tín dụng tối thiểu của VCB là 10 triệu đồng. Do đó sử dụng thẻ là khá cao so với mức thu nhập bình quân của người Việt Nam chỉ khoảng 2 triệu đồng / tháng. Chủ thẻ sử dụng thẻ VCB để rút tiền mặt phải chịu phí rút tiền mặt cao, khoảng 4% trên tổng số tiền giao dịch. Hơn nữa, cơ chế tín dụng trong phát hành thẻ còn hạn chế. Mức ký quỹ để sử dụng Thẻ tín dụng tương đối cao, chủ thẻ phải ký quỹ 125% hạn mức tín dụng được cấp. Do đó thẻ NH thực sự chưa có tính xã hội, chỉ đơn thuần là một sản phẩm công nghệ cao. Thứ hai; Do tâm lý thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân Việt Nam và trình độ dân trí ở Việt Nam chưa cao. ở bất cứ đâu thanh toán mọi gaio dịch dù lớn hay nhỏ, hầu hết người dân Việt Nam đều sử dụng tiền mặt. Đối với họ tiền mặt dường như là 1 phương tiện thanh toán không thể thiếu được. Hơn nữa, trình độ dân trí cũng như hiểu biết của người dân về NH còn ít và sơ lược. Họ không quen tiếp cận với các hình thức thanh toán hiện đại ở NH, còn xa lạ với việc giao dịch ở NH. Đội ngũ marketing NH chưa có nhiều kinh nghiệp trong việc tiếp thị giới thiệu sản phẩm thẻ và chưa thuyết phục được người dân sử dụng thẻ. Do đó hình thức thanh toán mới và hiện đại này vẫn chưa phổ cập. Những yếu tố trên đã làm cho đối tượng sử dụng Thẻ tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng và toàn hệ thống NH Việt Nam nói chung còn rất hạn chế b. Công nghệ thẻ chưa đáp ứng được yêu cầu. Hoạt động kinh doanh thẻ đòi hỏi những trang thiêt bị kỹ thuật cao và hiện đại cùng với đội ngũ nhân viên có đủ khả năngvà vận hành hệ thông theo các tiêu chuẩn quốc tế. Thời gian qua, hệ thống cơ sở kỹ thuật hoạt động phục vụ kinh doanh thẻ đã được sự đàu thư đáng kể. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã dần tiép cận được với công nghệ phát hành, thanh toán và quản lý chung theo mức chuẩn của khu vực và quốc tế. Công nghệ đạt chuẩn quốc tế, phần mền quản lý thẻ hoạt động tương đối ổn định, hỗ trợ cho sử lý giao dịch online, thẻ Visa, Master Card, sắp tới là Amex, Jcb. Tuy nhiên mức độ phụ thuộc về kỹ thuật vào trung tâm tin học còn cao, trong khi trung tâm tin học không có cán bộ chuyên trách cho công nghệ thẻ, máy móc thiết bị và vận hành hệ thống còn có lúc trục trặc gây trở ngại cho khách hàng. Công nghệ thẻ và quản lý công nghệ thẻ còn bất cập chưa có một đầu mối tại phòng quản lý thẻ đủ sức quản trị được cả phần lỹ thuật thẻ lẫn quản lý nghiệp vụ kinh doanh thẻ. Hơn thế nữa, chi phi đầu tư cho công nghệ quá lớn. Khoản chi này khiến nguồn lựo nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ hiện tại vẫn còn khó có thể bù đắp được. Trong khí đó nhu cầu của khách hành sử dung cá phương tiện hiện đại ngày càng tăng. Với VCB việc đầu tư công nghệ còn dè dặt và thận trọng chứ chưa nói đến các NHTM khác. Điều đó là vượt quá khả năng của họ. Rõ ràng là chi phí lớn đã gây trở ngại cho NH trong quá trình phát triển CSCNT làm hạn chế doanh số thanh toán và số thẻ thanh toán. c.Rủi ro trong kinh doanh thẻ tín dụng còn cao. Một trong những hạn chế gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh thẻ của VCB là rủi ro. Trong thời gian qua, hệ thống quản lý rủi ro đã được tổ chức hợp lý và hiệu quả hơn. Trong khâu phát hành Thẻ tín dụng VCB đã thực hiện khá tốt công tác phòng chống rủi ro. Tuy nhiên trong khâu thanh toán NH vẫn gặp phải những rủi ro gây tổn thất cho NH. Nguyên nhân chính của mọi rui ro này là do : - Thanh toán thẻ chưa có đủ những thônh tin kịp thời về rủi ro, thẻ cấm lưu hành để cung cấp cho các CSCNT, chi nhánh của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. Nên các công ty đã đén chậm gây ra những tổn thât trong thanh toán thẻ. - Bên cạnh đó CSCNT của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam còn có hành vi gian dối ngại xin cấp phép. Các cơ sở chấp nhận thẻ đã chia giá trị của giao dịch thẻ làm nhiều hoá đơn thanh toán thẻ có giá trị nhỏ để tránh xin cấp phépThẻ tín dụng. Điều này là sai so với quy định về thanh toán thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam - Xu hướng tỷ giá ngoại tệ trên VND đồng giao động nhiều lúc bất thường, sự cách biệt giữa ngày giao dịch với ngaỳ thanh toán sẽ làm cho chủ thẻ hoặc NH bị thiệt hại do chênh llệch ỷ giá gây ra rủi ro tỷ giá d. Công tác Marketing thẻ chưa được tốt Thẻ là sản phẩm mới đối với thị trường Việt Nam. Thẻ tín dụng được sử dụng ở Việt Nam từ năm 90 nhưng cho đến nay thực tế vẫn còn nhièu người dân chưa biết Thẻ tín dụng là gì. Điều này cho thấy công tác tiếp thị của các NH nói chung và đặc biệt Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng còn yếu Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam chỉ có dịch vụ thẻ là có bộ phận Marketing. Công tác tiếp thị thẻ là hoạt động cầu nối giữa Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam với khách hàng cùng thời cung ứng sản phẩm dịch vụ thẻ ra thị trường một cách có hiệu quả nhất. Trong những năm qua, hoạt động Marketing thẻ của VCB dã hoặch định được chiến lược phát triển, phân loại thị trường,quảng cáo giới thiệu sản phẩm thẻ đề đối tượng khách tiềm năng, có chiến lược chăm sóc khách hàng. Do đó đã góp phần làm phong phú thêm hoạt động thẻ và làm tăng doanh thu, doanh số thẻ phát hành. Tuy nhiên công tác Marketing thẻ VCB còn tồn tại một số hạn chế như: Công tác Marketing thẻ chưa chuyên nghiệp, cán bộ tiếp thị thẻ vẫn chưa có kỹ năng truyền đạt, chưa thuyết phục được khách hàng sử dụng thẻ như chúng ta mong muốn, thái độ phục vụ đôi khi còn đắc trách để khách hàng phàn nàn, không hài lòng. Bên cạnh đó chính sách khách hàng chưa thật linh hoạt, sản phẩm dịch vụ thẻ của VCB chưa thật phong phú, không đưa ra các sản phẩm hấp dẫn đáp ứng được yêu cầu của kháh hàng, cộng với công tác quảng cáo bán sản phẩm còn hạn chế. e. Những tồn tại yếu kém khác do chủ quan. Ngoài những hạn chế trên trong quá trình kinh doanh thẻ, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam còn bộc lộ một số tồn tại sau: - Đầu tư về nguồn lực cho kinh doanh thẻ còn hạn chế - Cơ chế điều hành hoạt động thẻ còn lúng túng bất cập, thiếu sự chỉ đạo điều hành sát sao nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực, thiếu đôn đốc kiểm tra giám sát việc thực hiệnhoàn thành các chỉ tiêu, chưa chủ động đề xuất và tham mưu các ý tưởng kinh doanh mới. - Cơ cấu tổ chức chưa hoàn chỉnh, vai trò trung tâm thẻ chưa được phát huy đày đủ, đội ngũ cán bộ vẫn chưa có nhiều kinh nghiêm. Tóm lại: Trong những năm trở lại đây, lĩnh vực Thẻ tín dụng của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã đạt được khá nhiều kết quả tích cực từ công nghệ dịch vụ đến công tác tiếp thị, chiếm lĩnh được vị thế trên thị trường. Bên cạnh thành tích đạt được, vẫn còn không ít những khó khăn, trên dây là một số tồn tại, hạn chế do cả khách quan lẫn chủ quan mà Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã vad đang gặp phải. Để giúp cho hoạt động kinh doanh Thẻ tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam phát triển đòi hỏi Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam phải có biện pháp giải quyết những vướng mắc đó, hướng giải quyết như thế nào sẽ dược đề cập ở chương 3. Chương III một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam 3.1. Triển vọng phát triển thị trường thẻ Việt Nam trong thời gian tới : Trên cơ sở những vấn đề lý luận dược đề cập trong chương 1 và những tồn tại trên thị trường Việt Nam trong chương 2 cho thấy sự ra đời và phát triển của thẻ tín dụng ở nước ta là tất yếu phù hợp với quy luật phát triển kinh tế khách quan. Thẻ tín dụng là sản phẩm công nghệ ngân hàng hiện đại. Với những tiện ích mà thẻ đem lại chứng tỏ tính ưu việt hơn hẳn so với việc sử dụng tiền mặt. Có thể nói thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán thay thế tiền mặt tương đối hoàn hảo. Thanh toán thẻ là dạng thức hiện đại trong công tác thanh toán ngân hàng. Sự du nhập của thẻ tín dụng vào Việt Nam là một minh chứng đúng đắn của đường lối mở cửa và cải cách nền kinh tế Việt Nam theo định hướng có sự quản lý của Nhà nước. Thực hiện nghiệp vụ này phù hợp với một trong bốn dịnh hướng lớn về đổi mới hoạt động của toàn ngành Ngân hàng, là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công nghệ ngân hàng theo hướng quốc tế hoávà hiện đại hoá, giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong dân cư. Đặc biệt trong thời gian qua Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều nước trong khu vực và trên thế giớinhư gia nhập khối ASEAN, ký kết thành công hiệp định thương mại Việt Mỹ và hướng tới là tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO thì khối lượng hàng hoá, dich vụ giao dịch lớn là thanh toán bằng tiền mặt sẽ trở nên lạc hậu và trì trệ, thay vào đó là thanh toán bằng thẻ với ưu điểm nổi trội hơn. Đối mặt với tình hình sử dụng tiền mặt một cách tràn lan, gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế và công tác quản lý, NHNT cùng với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang có những hoạt động nhằm đẩy mạnh phát hành , sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng ở Việt Nam. Định hướng phát triển thẻ tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải mang tính tập trung, đồng bộ, vừa tận dụng, vừa kết hợp mọi nguồn lực của các Ngân hàng. Khuyến khích các NH cùng tham gia vào oạt động kinh doanh thẻ. Vấn đề cần bàn là làm sao quy tụ dược các NH tham gia phát hành và thah toán thẻ để cùng hoạch định một định hướng tối ưu nhất. Như chúng ta đã biết, một trong những khó khăn lớn nhất của việc phát triển thị trường thẻ VN hiện nay là cơ sở vật chất kỹ thuật của các NH vẫn chưa có hệ thống kỹ thuật thống nhất từ cấp trung ương đến cơ sở, các phần mềm cũng như phần cứng giữa các NH tồn tại nhiều điểm không tương thích, và hệ thống kỹ thuật dùng cho dịch vụ thẻ cũng là một trường hợp trong số đó. Trong thời gian vừa qua, việc triển khai hệ thống ATM của các ngân hàng thương mại quốc doanh cho thấy sự không đồng bộ. Tuy triển khai gần như cùng một thời gian nhưng mỗi NH áp dụng một chuẩn mực khác nhau, làm việc với các đối tác khác nhau khiến cho việc kết nối hệ thống giữa các ngân hàng trong tương lai gặp nhiều khó khăn. Việc phát triển hệ thống phát hành và thanh toán thẻ tín dụng đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Mỗi máy EDC giá khoảng 650 USD, một máy ATM trị gia khoảng 30.000 USD. Chi phí bỏ ra cho hệ thống switching kết nối với hệ thống thẻ quốc tế lên đến hàng triệu USD. Trong khi đó thu nhập từ kinh doanh thẻ không đủ bù đắp chi phí vì chủ yếu phụ thuộc vào lượng khách du lịch nước ngoài. Tiếp thu kinh nghiệm của các NH Singgapore trong việc giảm bớt các chi phí chi tin học hoá bằng cách hợp tác, chia sẻ các nguồn máy tính với nhau và dựa theo mô hình liên kết. Công ty ISIS đã đưa ra, tại thành phố Hồ Chí Minh, 10 NH thương mại cổ phần đã cùng nhau hợp tác, góp vốn để thành lập Công ty CP thẻ nhằm xây dựng một hệ thống thanh toán thẻ tín dụng. Thời gian tới Vietcombank và ACB sẽ cùng triển khai hệ thống thanh toán liên NH về thẻ. Việc thanh toán thẻ sẽ được hai NH thực hiện trực tiếp, giảm đáng kể chi phí xử lý giao dịch và thời gian thanh toán thẻ giữa hai NH. Việc hai NH đI đàu trong lĩnh vực thẻ của VN hợp tác thực hiện chắc chắn sẽ đem lại nhiều bài học quý báu cho các NH khác. Như vậy trong tương lai việc các NH liên kết với nhau trong việc xây dựng một hệ thông máy móc, thiết bị kỹ thuật sẽ giúp cho quá trình thanh toán được thuận lợi nhanh chóng, khắc phục tình trạng “đơn thương độc mã” như hiện nay. Hội thanh toán thẻ Việt Nam một tổ chức hỗ trợ phát triển thẻ thanh toán, có thể đứng ra làm đầu mối xây dựng một hệ thống thanh toán thẻ liên NH, kết nối hệ thống thanh toán của các NH hội viên chuẩn bị cho việc triển khai một hệ thống thanh toán thẻ liên NH rộng khắp trên thị trường thẻ Việt Nam. Cùng với sự phát triển của hệ thống NH, dự báo về tiềm năng của thị trường thẻ tín dụng trong tương lai gần ở VN là khả quan. Thị trường thẻ trong những năm tới sẽ trở nên sôi động hơn với sự tham gia góp mặt của nhiều NH. Từ thực tiễn trong hoạt động thẻ của VCB cho thấy thị trường thẻ tín dụng do các NH nước ngoài phát hành mà NH thương mại VN nói chung và VCB nói riêng thực hiện thanh toán đang thu hút các NH khác tham gia lĩnh vực mới mẻ này bởi mức lợi nhuận thu được và mức chiết khấu được hưởng hấp dẫn. Bên cạnh đó, với tính ưu việt của sản phẩm thẻ VCB : an toàn, tiện lợi, tiêu trước trả sau, là chìa khoá cho thương mại điện tử của thế kỷ 21, chắc chắn sẽ hấp dẫn được nhiều người sử dụng. Cung và cầu đang có nhiều hứa hẹn. Như vậy chắc chắn thị trường thẻ tín dụng sẽ phát triển một cách mạnh mẽ. Cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ NH cũng sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các NH gia nhập hoạt động kinh doanh thẻ một cách nhanh chóng, đồng thời cho ra đời một trung tâm thanh toán bù trừ thẻ nhằm quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thanh toán. 3.2. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của VCB Sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của NHNTVN đang gặp những thuận lợi có tính chất khách quan khi nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong khu vực đang trên đà phục hồi với những dấu hiệu khả quan sau một giai đoạn suy thoái kéo dài vào cuối thập kỷ 90. Nền kinh tế Việt Nam cũng đang có những tăng trưởng ổn định, đời sống nhân dân từng bước nâng cao. Theo dự báo của Economist Intelligence Unit thì Việt Nam được xếp vào “Tóp Ten” của thế giới về dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2003. Bên cạnh những thuận lợi của tình hình kinh tế vĩ mô, hoạt động kinh doanh thẻ của NHNT cũng đang đứng trước những thách thức của tình hình kinh tế vi mô và các yếu tố chủ quan thuộc về bản thân NH. Trong bối cảnh NHNTVN đang từng bước ứng dụng công nghệ NH hiện đại để quản lý, nâng cao chất lượng kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng mạng lưới khách hàng nhằm mục tiêu phát triển NHNT thành một NH hoạt động đa năng theo đúng các chuẩn mực quốc tế, đủ năng lực cạnh tranh trong ngoài nước và đứng ngang tầm các NH xếp hạng cao trong khu vực ASEAN, hệ thống thẻ đã hoàn thành đề án xây dựng chiến lược phát triển thẻ đến năm 2005. Trước mắt, mục tiêu của NHNT là phải chiếm lĩnh thị trường thẻ VN trong năm 2003 cả về thẻ tín dụng quốc tế lẫn thẻ ghi nợ (thẻ ATM). NH sẽ tiếp tục tập trung nỗ lực đẩy mạnh công tác phát hành thẻ. NHNT sẽ mở rộng phát hành thẻ NHNT, phát triển thẻ VCB – Connect 24 hiện nay lên thành một thẻ ghi nợ đúng nghĩa, có thể sử dụng tại các điểm bán hàng và dịch vụ gia tăng khác nhằm đưa thẻ VCB – Connect 24 trở thành công cụ giao dịch, đồng thời NHNT sẽ đưa ra những điều kiện phát hành thẻ mang tính khuyến khích hơn đối với khách hàng mà vẫn đảm bảo an toàn, phòng chống rủi ro cho NH. NH sẽ tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có và cho ra đời các sản phẩm dịch vụ mới như thoả thuận với một số đối tác về phát hành thẻ liên kết. Nghiên cứu xây dựng một hệ thống thẻ thanh toán quốc tế để các NH khác kết hợp đồng bộ trở thành mạng thẻ liên NH. Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng kể cả dịch vụ ATM sang thị trường Lào. Phát triển mạng lưới các CSCNT, tăng doanh số thanh toán thẻ quốc tế, tăng doanh số sử dụng thẻ NHNT, tiếp tục triển khai đề án thanh toán thẻ trong thương mại điện tử. Bên cạnh đó, NHNTVN sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác Marketting để giới thiệu sản phẩm dịch vụ thẻ đến khách hàng. Xây dựng các chương trình khuyến mại và chăm sóc khách hàng phù hợp. Tranh thủ kinh nghiệm và nguồn lực của các đối tác nước ngoài. NH sẽ tăng cường hợp tác với các NH chưa thanh toán thẻ để mở rộng mạng lưới đại lý, CSCNT của NHNHVN. Đồng thời, với sự phát triển dịch vụ là nghiên cứu, nâng cấp hệ thống xử lý dịch vụ thẻ, khắc phục những tồn tại về kỹ thuật song hành với tiếp cận các công nghệ mới trên thế giới. Đặc biệt, NHNTVN cũng chú trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực : trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tiếng Anh, trình độ vi tính… để phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thẻ trên thế giới. Kinh doanh thẻ là một dịch vụ quan trọng của NHNTVN. Do đó, NH cần quan tâm đầu tư đúng mức để tăng trưởng mạnh tương xứng với vị trí của nó trong mảng các dịch vụ NH và xứng với tầm vóc của VCB. Với chiến lược phát triển kinh doanh thẻ đã đề ra, mục tiêu của NH là củng cố để tăng tốc hoạt động kinh doanh thẻ với chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, quyết tâm giữ vững vị thế của NHNT trong nghiêp vụ thẻ, phấn đấu đến năm 2005 khôi phục và mở rộng thị phần thanh toán thẻ, đưa thẻ trở thành một công cụ thanh toán phổ biển trong một bộ phận dân cư thành thị và khu công nghiệp. Tuy nhiên NH cần phải làm gì để thực hiện tốt các định hướng này thì còn đòi hỏi rất nhiều vào sự nỗ lực của NHNTVN. 3.3 Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại NHNTVN Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cùng những định hướng mà Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đề ra cho hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng trong những năm tới, dưới đây là một số giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. 3.3.1 Mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ: Mạng lưới chấp nhận thẻ chính là các cơ sở chấp nhận thẻ- một chủ thẻ không thể thiếu được trong quá trình thanh toán. Số lượng thẻ CSCNT là một trong những yếu tố quan trọng đẩy mạnh doanh số thanh toán cũng như số thẻ phát hành. Do vậy, yếu tố đầu tiên để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phát hành, thanh toán Thẻ tín dụng là tăng nhanh mạng lưới CSCNT. Điều đó chính là tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có thể sử dụng thẻ để mua hàng hoá, dịch vụ. Trong thời gian qua, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cũng đã và đang sử dụng một số biện pháp nhằm mở rộng các CSCNT, khuyến khích thanh toán bằng thẻ như trang bị, lắp đặt các máy đọc thẻ ( máy thanh toán thẻ tự động EDC )miến phí tại các điểm chấp nhận thẻ, áp dụng biện pháp quay thưởng …Giải pháp này chỉ có tính tạm thời, không thể là giải pháp lâu dài bởi một số lý do: Thứ nhất, chi phí cho mỗi máy là khá cao nên để có nhiều CSCNT thì chi phí đầu tư quá lớn. Thứ hai, vì là trang thiết bị miễn phí nên nhiều CSCNT còn chưa có ý thức giữ gìn, bảo quản nên sự cố trục trặc, hỏng hóc thường xảy ra. Vai trò của CSCNT là rất quan trọng. Hiện nay thực tế NH cần CSCNT hơn là CSCNT cần NH. Các CSCNT vẫn có thể bán được hàng hoá mà không cần thanh toán bằng thẻ tín dụng. Vậy nên NH phải có hướng giải quyết như thế nào để CSCNT cần Nh và hợp tác với NH Để thực hiện giải pháp này, các NH nên: Một là, phải tạo đựoc mạng lưới rộng khắp trong cả nước để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, phải tập trung tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo đến nhiều đơn vị kinh tế có doanh thu tiêu thụ cao để khuyến khích họ trở thành CSCNt. NH nên chú ý mở rộng đến các địa điểm khinh daonh vừa và nhỏ, những nơi người Việt Nam hay lui tới và phù hợp với nhu cầu của họ như khu vui chơi giải trí, nhà hàng nhỏ, nơi bán vé tàu hoả… Hai là, việc phát triển mạng lưới CSCNt cũng cần được đẩy mạnh trên cơ sở củng cố các CSCNT cũ, duy trì mối quan hệ để giữ được các CSCNT là kahchs hàng truyền thống. Hiện tai, để trang bị các phương tiện, máy móc cho các CSCNT hay là nơi công cộng nhằm mở rộng dịch vụ thẻ, phải tính đến vốn đầu tư. Chi phí bỏ ra để đầu tư là khá cao. Trong khi đó tình hình tài chính của các NH còn hạn chế, vốn điều lệ nhỏ, nợ xử lý chưa hết…Do đó NH không thể thực hiện một sớm một chiều vấn đề này. Trước mắt, do thanh toán thẻ tín dụng vẫn còn mới mẻ taị Việt Nam nên NHNT vẫn có thể cung caaps miễn phí cho các CSCNT. Nhưng sau một thời gian, VCB cần có biện pháp thích hợp như xác định một khoảng thời gian hợp lý cho sử dụng miễn phí, sau đó đề nghị các CSCNT phải thuê hany mua lại.NHNTVN cần sẵn snàg cung cấp các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc kịp thời cho các CSCNT. Bên cạnh đó, để giữ được các CSCNT, khuyến khíchviệc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho khách hàng bằng việc chấp nhận thẻ, NH cần có những ưu đãi đặc biệt cho các CSCNT.Cụ thể là NHNTVN cần ban hnàh một chế độ thu phí sao cho hơp lý, cho phép các CSCNT thực hiện giảm giá hàng bán với một tỷ lệ nhất định cho khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng của NHNTVN, sau đó NH sẽ báo có vào tài khoản của CSCNT sos tiền theo giá gốc. Trong giai đoạn mở rộng thị trường này, NHNT không nên thu thêm phí cấp phép thanh toán thẻ đối với các CSCNt khi sử dụng mạng thanh toán của NHNTVN. Đồng thời cũng nên có chính sách linh hoạt với các CSCNT có doanh số thnah toán cao, thực hiện nhiều giao dịch bằng thẻ, hoặc có thưởng đối với CSCNT giữ gìn, bảo vệ đựoc máy móc.Có như vậy mới thu hút được nhiều đơn vị kinh tế tham gía vào mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ và trở thành đơn vị chấp nhận thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. Để mở rộng được cơ sở chấp nhận thẻ cần phát triển số lượng chủ thẻ, đây là yếu tố “ cần “ của cơ sở chấp nhận thẻ. Do đó Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam phải: 3.3.2 Đẩy mạnh việc mỏ tài khoản cá nhân Để nâng cao hiệu quả công tác phát hành và thanh toánThẻ tín dụng, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cũng như các ngân hàng tham gia thị trường thẻ cần có các biện pháp khuyến khích người dân thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau, mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng, tạo thói quen gửi tiền vào ngân hàng hơn là cất trữ tại gia đình. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện việc thanh toán bằng thẻ tại ngân hàng. Việc mở tài khoản cá nhân gắn liền với đối tượng sử dụng thẻ. Huy động mở tài khoản cá nhân sẽ giúp lượng khách hàng của ngân hàng nhiều hơn, thu hut được vốn trong các tầng lớp dân cư một cách triệt để. Đồng thời tạo được sự ảnh hưởng của ngân hàng trong việc thanh toán sử dụng thẻ cũng như trong thị trường thanh toán của ngân hàng với ngân hàng khác. Trong thời gian tới, để thu hút khách hàng mở tài khoản tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, ngân hàng nên thực hiện: - Khuyến khích dân cư mở tài khoản tiền gửi mở tại khoản tiền gửi tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam dưới nhiều hình thức như: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiêm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi có dịch vụ thanh toán hoá đơn tự động. Trên một thị trường với nhiều ngân hàng cùng hoạt động, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nên tạo nhiều hình thức thanh toán kèm theo nhiều ưu đãi đặc biệt cho khách hàng có số dư tài khoản thường xuyên và ổn định. - Bên cạnh các hình thức huy đọng vốn phong phú, để thu hút thêm khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi tai NH, vấn đề cần quan tâm là lãi suất tiền gửi. NHNTVN cần điều hành lãi suất năng động, mềm dẻo, phù hợp với cơ chế thị trường và nâng cao sức cạnh tranh về giá của NH theo hướng: CHính sách lãi suất phải phù hợp hấp dẫn khách hàng. Đồng thời cần có chính sách lãi suất ưu đãi đối với những khách hàng hoạt động SXKD của một số ngành mũi nhọn. Khách hàng lớn có quan hệ lâu dài, hoạt động hiệu quả và có uy tín sẽ đựoc hưởng lãi suất ưu đãi. Như vậy, khách hàng càng đẩy mạnh đuợc việc mở tài khoản cá nhân của khách hàng thì dịch vụ thẻ càng có cơ hội phát triển. Đây là tiền đề cho khách hàng hiểu về thẻ và hoạt động khinh daonh thẻ có nhiều cơ hội hơn để tiếp xuác với khách hàng. Biện pháp này sẽ giúp tăng số lượngthẻ phát hành tại NHNTVN. Và cùng kết hợp đồng bộ với giải pháp trước và các giải pháp sau đây, chắc chắn NH phát triển và nâng cao được hiệu quả kinh doanh dịch vụ thẻ. 3.3.3. Sử dụng có hiệu quả kỹ thuật Marketing Thực hiện chiến lược Marketing cho sản phảm thẻ là một giải pháp cần thiết và vô cùng quan trọng để nâng sức cạnh tranh về sản phẩm của NH trên thị trường. Bộ phận Marketing hco sản phẩm thẻ VCB cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng khác trong NH tập trung thực hiện tốt công việc sau: Một là, đẩy mạnh việc hoàn thiện và đổi mới sản phẩm, dịch vụ theo hướng đa dạng hoá, hiện đại hoá để nâng khả năng cạnh tranh về sản phẩm, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tai NHNTVN. Trong đó, Nh cần tạo các hình thức thẻ mới phù hợp với điều kiện Việt Nam. Để thu hút được mọi tầng lớp dân cư trong nước, NHNTVN cần tạo ra những loại thẻ tín dụng nội địa phù hợp với thị trường trong nước. Theo hướng nghiên cứu thị trường để từng bước nhân rộng thẻ nội đia VCB card. Đây là thẻ do Vietcombank phát hành và chỉ thnah toán được trong nước. Trước đây, NHNTVN đã phát hành thẻ ATM bằng VNĐ và VCB card (hay Smart Card). Thẻ nội địa VCB card có khá nhiều ưu điểm như mức ký quỹ thấp, chỉ thanh toán trong nước bằng đồng Việt Nam nên giảm đáng kể chi phí trong thanh toán và phù hợp với chế độ quản lý ngoại hối hiện hành, an toàn và có nhiều chức năng tiện dụng. NHưng để tạo ra 1 chiếc VCB card cầ phải boe ra khá nhiều chi phí nên tổng chi phí phát hnàh và xây dựng mạng lưới thanh toán rất tốn kém. Do đó, NHNTVN chưa phát hnàh rộng rãi loại thẻ này. Để tiếp tục thực hiện kế hoạch kinh doanh thẻ nêu trong đề án chiến lược phát triển thẻ đến năm 2005, VCb nên xem xét để tiếp tục phát hành loại thẻ nội địa với mức giá thích hợp và nhiều chức năng tiện dụng. Nghiên cứu triển khai thẻ đa năng, vừa là thẻ ghi nợ lại vừa là thẻ tín dụng. Cải tiến phát triển 2 loại thẻ TDQT Visa, Master Card là thẻ ghi nợ Visa Master Card. pHát triển sản phẩm mới, không chỉ thoả mãn nhu cầu đa dạng mới của khách hàng mà còn tạo điều kiện để NH thâm nhập, mở rộng thị phần, tăng doanh số hoạt động và thu lợi nhuận tối đa. NHNTVN cần tiến tới liên kết với các tổ chức, công ty trong nước như hàng không, bưu điện, du lịch, xăng dầu…để phát hành loại thẻ mới- thẻ liên kết, để phù hợp với xu hướng phát triển thẻ trên thế giới. Những hàng hoá dịch vụ do các tổ chức , công ty này cung cấp trong tương lai sẽ còn mở rộng và phát triển. Do vậy, NH nên liên kết để khách hàng sử dụng thẻ thanh toán các hàng hoá, dịch vụ do các tổ chức trên cung ứng. Đặc biệt để phù hợp với thực tiễn môi trường Việt Nam hiện nay, việc phát triển 1 hệ thống thẻ mua xăng dầu là hoàn toàn có thể thực hiện được. Cả ngành NH và ngành xăng dầu đều thu được nhiều lợi ích khi triển khai sản phẩm này. Số lượng điểm bán xăng có thể tăng lên mà không đòi hỏi tăng số lượng nhân viên bán hàng. Để thực hiện được giải pháp ngày NHNTVN cần có mối quan hệ thường xuyên với các đối tác kinh doanh và hợp tác để định hướng phát triển loại thẻ này. Nếu phát hành được các loại thẻ phù hợp với mức sống của người Việt Nam thì chắc chắn sẽ có nhiều người sử dụng thẻ. Từ đó, số lượng thẻ phát hành sẽ tăng nhanh. Bên cạnh đó, Nh phải hoàn thiện để tăng tính hấp dẫn về hình thức của sản phẩm, dịch vụ thẻ như: mẫu mã của thẻ phải đảm bảo mỹ thuật, an toàn, dễ bảo quản, sử dụng. Nên tiến tới đưa hình của chủ thẻ lên bề mặt đối với các loại thẻ. Hai là, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, đòi hỏi NHNTVN phải hiện đại hoá hệ thống phân phối theo các hướng sau: - Hệ thống kinh doanh thẻ nên tổ chức lại theo mô hình tập trung với một bộ máy trung tâm có đầy đủ chức năng quản lý kinh doanh bao gồm điều hành hoạt động kinh doanh, quản lý thông tin về chủ thẻ cũng như các CSCNT, chức năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chức năng xử lý giao dịch, hạch toán kế toán, quản trị rủi ro. Bộ phận thẻ ở các chi nhánh sẽ tập trung làm công tác Marketing, them định đánh giá khách hàng, tập hợp thông tin, hồ sơ, yêu cầu của khách hàng để gửi về trung tâm thẻ xử lý và theo dõi thu nợ. Trung tâm thẻ tại TW phải làm chủ cả về nghiệp vụ thẻ lẫn kĩ thuật của thẻ. Về lâu dài, trung tâm thẻ phải trở thành một đơn vị hạch toán độc lập trong hệ thống NHNT. NH cần nghiên cứu phương án tách trung tâm thẻ thành đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Như vậy sẽ đánh giá hiệu quả kinh tế của nghịêp vụ này đúng hơn, có hiệu quả hơn. Như thực tế hiện nay mặc dù thị trường thẻ phát triển nhưng có thể chưa có lãi vì vốn đầu tư lớn , chi phí còn cao. - Mở rộng mạng lưới các chi nhánh phát hành thẻ ở những nơi có đủ điều kiện. Tuy nhiên việc mở rộng phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường và khả năng của NH. - Tăng cường áp dụng hình thức phân phối qua mạng Internet. Đây là hình thức phân phối NH thế kỉ 21. Mỗi trang chủ của NH trên Internet được xem như một cửa sổ giao dịch. Trong tương lai khách hàng của NHNTVN có thể sử dụng dịch vụ thẻ được thực hiện trực tuyến qua mạng Internet. Khách hàng cũng có thể giao dịch với NH từ mọi nơi trên thế giới chỉ bằng một chiếc máy tính cá nhân nối mạng Internet. Để phát huy hiệu quả của kênh phân phối, NHNTVN cần phải đầu tư một khoản thích đáng và phải tổ chức quản lý quá trình phân phối cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Ba là, xây dựng và điều hành chính sách giá linh hoạt, mềm dẻo có sức cạnh tranh để thu hút khách hàng. Giá của sản phẩm NH là nhân tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Giá cả sản phẩm dịch vụ NH đựơcthể hiện dưới hình thức lãi và phí. Thực tế, lãi và phí đang là yếu tố cạnh tranh để thu hút khách hàng. Do đó xây dựng và điều hành Chính sách giá phù hợp với cơ chế thị trường và đủ sức cạnh tranh là rất cần thiết. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cần xem xét lại mức phí sao cho hợp lí, phù hợp hấp dẫn thu hút khách hàng. Trong quá trình phát hành và sử dụng Thẻ tín dụng, chủ thẻ phải trả phí cho Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam bao gồm phí phát hành, phí rút tiền mặt, phí chậm trả,phí đổi thẻ mới, phí thông báo mất cắp thất lặc số Pin… Đối với Thẻ tín dụng Visa, Master Card do Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam phát hành phí thường niên quy định là 100.000VND/ năm ( thẻ chuẩn ). Xét về mặt con số thì có thể coi như hợp lí, nhưng nếu hạn mưc tín dụng ( tối thiểu ) của chủ thẻ là 10 triệu đồng thì mức phí phải ltrả là tương đối cao. Ngoài ra, phí rut tiền mặt hiện nay vẫn cao khoảng 4%-5% tổng số tiền giao dich. Hay đối với các loịa thẻ trong nước phát hành như thanh toán Smart Card do Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam phát hành năm 1993, giá mua thẻ là 10USD/ther, là cao so với thu nhập thực tế của khách hàng. Để đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng, khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ, với tư cách là 1 NHPH,Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cần hạ thấp biểu phí. Có như vậy mới thu hút được chủ thẻ. Đồng thời Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nên hạ thấp HNTD tối thiểu xuống còn khoảng 2-3 triệu VNDVisa hạn mức này phù hợp với người dân Việt Nam hơn, do đó số người sử dụng thẻ sữ tăng lên. Hiện nay, mức phí thanh toán thu từ CSCNT đang là vấn đề cạnh tranh hết sức gay gắt. Các NH làm đại lý thanh toán cho các TCTQT tại Việt Nam đang cạnh tranh bằng cách giảm chi phí cho các CSCNT. Mức phí hiện nay tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam sàn là 2,75% (NH có thể thu đến 3% ). Mặc dù theo lời khuyên của TCTQT, các NH nên áp dụng mức phí không được thấp hơn 2,5% bởi nếu chào mức phí thấp hơn, với các hình thức khuyến mại sẽ là nguy cơ làm cho các đơn vị phát hành thẻ không có lưọi nhuận, đồng thời mang lại nhiều thiết hại cho các đơn vị mới tham gia thị trường phát hành thẻ. Nhưng trong giai đoạn mở rộng thị trường này, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nên hạ thấp mức phí đối với CSCNT. Trước mắt có thể làm giảm lợi nhuận của NH, nhưng sẽ kích thích các CSCNT, ssó lượng CSCNT có thể tăng được sữ tăng. Bên cạnh đó, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cần có chính sách và ưu đãi với các khách hàng lớn có mối quan hệ lâu dài, quen thuộc với Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, hoạt động sản xuất kinh doanhcó hiệu quả và có uy tín. Đây thực sự là 1 công cụ Marketing trong kinh doanh Thẻ tín dụng. Việc xây dựng và điều hành chính sách giá của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam phải trên cơ sở cung cầu thị trường thẻ. Đồng thời, phải đảm bảo môis quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng nhằm duy trì củng cố, mở rộng, thúc đẩy sự phát triển của cả ngân hàng và khách hàng. Phương thức thanh toán nào cũng có giá thành của nó. Vấn đề là phải làm sao có giá thành phù hợp và được xã hội chấp nhận. Thẻ tín dụng vẫn tỏ ra chưa có scs hấp dẫn đối với khách hàng. DO đó đòi hỏi Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam phải cố gắng, nỗ lực “ Tăng chất lượng dịch vụ bằng cách giảm giá “. Bốn là, pháy huy hiệu quả tổng hợp của hoạt động giao tiếp và khuếch trương: Giao tiếp và khuếch trương là 1 công cụ Marketing quan trọng của hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh Thẻ tín dụng. Bởi vì hoạt động khuếch trương làm cho công chúng hiểu rõ, đầy đủ hơn về sản phẩm, dịch vuh của ngân hàng, giúp khách hàng có căn cứ quyết định việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Để thẻ NH thực sự là 1 công cụ thanh toán hữu hiệu và phổ biến, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam không được bỏ qua hoạt động giao tiếp khuếch trương đến mọi tầng lớp dân cư. - Đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo: Quảng cáo là công cụ cạnh tranh có tính chiến lược để duy trì 1 lợi thế cạnh tranh nào đó của NH trên thị trường. Việc xác định chi phí quảng cáo hợp lý là 1 công việc khó khăn của các nhà Marketing. Hiện nay nhiều NH thường căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh kết hợp với khả năng tài chính của NH để xác định chi phí cho quảng cáo và lựa chọn cách thức và phương tiện quảng cáo hợp lí để cung cấp thông tin cho khách hàng và NH. Đồng thời gây ấn tượng mạnh hơn đối với cạnh tranh. Hoạt động này có thể thông qua các hình thức: đẩy mạnh quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình… Với báo chí ta có thể viết nên những nét độc đáo nhất về tiện ích của thẻ và sự thuận lợi của khách hàng khi sử dụng thẻ. Trên truyền hình, ta có thể đưa ra những hình ảnh thật về thẻ lên ti vi… chi phí cho mỗi lần quảng cáo không phải là nhỏ. Song vì mục tiêu kinh doanh với khả năng tài chính của VCB thì có thể thực hiện được. Nhưng muốn để giảm chi phí cho quảng cáo, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam có thể liên hệ với các CSCNT để dùng quảng cáo chung. Như thế vừa giới thiệu về thẻ, vừa giới thiệu về CSCNT, giảm chi phí cho cả hai bên. Cùng với quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam có thể sử dụng các pa nô, áp phích, quảng cáo tại các trụ sở NH trên đương phố, các nơi vui chơi công cộng. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nên có chiến lược tiếp thị với các công ty lớn để những công ty này quảng cáo dich vụ thẻ cho nhân viên của họ. NH nên cử 1 số nhân viên đến các doanh nghiệp, công sở để giới thiệu về thẻ và những vấn đề liên quan đến thẻ. Nếu nhân viên của NH không đủ, NH có thể liên kết với các trường đại học để sử dụng đội ngũ sinh viên của các trường có chuyên ngành NH. NH chỉ cấn có 1 số buổi đào tạo ngắn hạn để trang bị 1 số kinh nghiệm kiến thức, đội ngũ này sữ có thể thực hiện tốt công việc. áp dụng chiến lược này NH có thể giảm được chi phí mà lại thu được những kết quả đáng kể. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam liên kết với Đài truyền hình để thực hiện các chương trình tìm hiểu về Thẻ tín dụng trên truyền hình như các buổi toạ đàm hỏi đáp, trap đổi về Thẻ tín dụng, thực hiện các phóng sự … Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam trích 1 phần thu dịch vụ thẻ để tạo nguồn làm công tác Marketing, xây dựng cơ chế sử dụng nguồn Marketing để thưởng, khuyến mại, làm quà tặng cho khách hàng là chủ thẻ và các CSCNT đạt doanh số thanh toán cao. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam phát triển thẻ trong toàn thể các bộ công nhân nhân viên NHNT để làm hạt nhân tuyên truyền, quảng cáo sử dụng thẻ. 3.3.4 Tập trung chỉ đạo và đầu tư thích đáng cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ trình độ quản lí và kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế. Đối với hoạt động kinh doanh NH nói chung cũng như kinh doanh thẻ nói riêng, nhân lực có vai trò quyết định. Bởi đội ngũ nhân viên NH đặc biết nhân viên giao dịch tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Như vậy nhân viên NH giữ vai trò quyết định về số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ và mối quan hệ giữa NH và khách hàng. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam phải đào tạo đội ngũ cám bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ thẻ theo hướng tổng hoẹp, chuyên sâu, đa năng. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam trong 13 năm hoạt động thanh toán và phát hành thẻ đã xây dựng được 1 đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và khá năng động với công việc. Với xu hướng tăng trưởng trong kinh doanh, hiện nay khối lượng công việc của bộ phận thẻ khá nhiều. Do đó so với công việc thì số lượng nhân viên chưa đầy đủ. Trong thời gian tới, NH nên có chiến lược đào tạo các bộ nhân viên để phù hợp với yêu cầu. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực bao gồm đào tạo ngắn hạn, trung, dài hạn để chuẩn bị nguồn nhân lực choc cán bộ quản lý và kinh doanh thẻ giỏi chuyên môn, nắm được công nghệ và kỹ thuật ứng dụng của thẻ. Đào tạo cả trong nước và nước ngoài. Bộ phận Marketing cũng cần tham gia trong xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo cán bộ làm công tác Marketing thẻ cũng như trang bị kiến thức Marketing cho các cán bộ thẻ VCB. NH phải xây dựng được chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam phải luôn phối hợp với các TCTQT thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vự chuyên môn cho cán bộ nhân viên kinh doanh thẻ theo từng chuyên đề. NH xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực thẻ. Đào tạo chuyên gia đủ khẳ năng đào tạo lại cán bộ. Đào tạo họ để phát triển lâu dài đáp ứng với nhu cầu của nền kinh tế. 3.3.5 Nâng cao chất lượng các trang thiết bị kỹ thuật ảnh gưởng đến nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tín dụng có nhiều nhân tố, bao gồm các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Trong đó, cơ sở hạ tầng, công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ hoạt động thẻ là 1 nhân tố chủ quan góp phần đảm bảo cho kinh doanh thẻ phát huy hiệu quả. NH phải đào tạo 1 lực lượng nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao trong bảo dưỡng, lắp đặt hệ thống máy móc trang thiết bị của nghiệp vụ thẻ. Đội ngũ này nên được tổ chức riêng biệt so với đội ngũ kỹ thuật của NH dể chịu trách nhiệm riêng về kỹ thuật của hoạt động thẻ. Khi cần thiết luôn có nhân viên kỹ thuật xử lý kịp thời. Lực lượng này phải có kiến thức chuyên sâu về trang thiết bị máy móc thanh toán thẻ, công nghệ thẻ. NH nên tạo điều kiện cho đội ngũ này được đi đào tạo, tham gia tại các nước trên thế giới có hệ thống kỹ thuật hiện đại để họ tiếp thu những kiến thức và kinh nghiệm khi về nước. Nhờ thế, trong trường hợp xảy ra các sự cố trục trặc, ta không phải mời chuyên gia của nhà cung ứng sang sửa chữa. Bên cạnh đó, NH có thể tuyển thêm cán bộ chuyên nghành tin học cho hoạt động thẻ. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam phải nâng cao chất lượng các trang thiết bị kỹ thuật hiện có, có chế độ bảo dưỡng, bảo trì thiết bị thường xuyên để đảm bảo sự vận hành thông suốt của hệ thống máy móc, đáp ứng mục tiêu kinh doanh và yêu cầu của khách hàng. Khai thác toàn diện, ứng dụng triệt để hệ thống thẻ chuẩn quốc tế Sema, giao diện với hệ thống Silverlake là hệ thống xử lý hạch toán kế toán chính, giảm dần các chương trình giao diện để đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống công nghệ thẻ. Xây dựng và duy trì hệ thống dự phòng hữu hiệu cho hoạt động thẻ cả về thiết bị, máy móc lẫn nhân lực. Trung tâm tin học chuyển giao công nghệ thẻ cho trung tâm thẻ quản lý. Phối hợp chặt chẽ với các đối tác nước ngoài có kiên quan để khắc phục các lỗi của hệ thống, gây ách tắc trong sử dngj thẻ của khách hàng. 3.3.6 Phòng chống rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ: Với những rủi ro các NH thường gặp trong phát hành thẻ và thanh toán Thẻ tín dụng đã đề cập ở chương 1, để ngăn ngừa phòng chống Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nên: - Xem xét kỹ lưỡng tình trạng tài chính,nguồn thu thường xuyên của người xin cấp thẻ ( thường thông qua TK của họ tại NHPH ). - Tại trung tâm thẻ, phải kịp thời phổ biến các thông tin mới nhất cũng như các biện pháp hạn chế, quản lý rủi roc ho chinh nhánh trong phát hành và thanh toán thẻ. Mua bảo hiểm cho nghiệp vụ thẻ ( nếu có ) hoặc trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp cho các rủi ro phát sinh từ nghiệp vụ phát hành thẻ. - Mặt khác, để ngăn chặn sử dụng thẻ của người khác, NH nên áp dụng đưa hình của chủ thẻ lên bề mặt thẻ ( hiện nay của có VCB Visa ). Điều này giúp các CSCNT có cơ sở căn cứ và yên tâm hơn trong việc kiểm tra thẻ. Hiện nay, Thẻ tín dụng quốc tế VCB là thẻ từ mà những năm gần đây công nghệ thẻ thông minh ( thẻ chíp ) đã ra đời và đang thay thế thẻ từ. Công nghệ thẻ thông minh rất hiện đại nên nó ngăn ngừa được các hành vi giả mạo, gian lận. Do vậy Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nên từng bước thay thế thẻ từ bằng thẻ chip. Tuy nhiên chi phí cho việc thay thế này rất lớn và Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cần phải thực hiện dần dần ( có thời gian ). Như vậy, rủi ro trong kinh doanh Thẻ tín dụng thực sự là một vấn đề đáng quan tâm suy nghĩ đối với Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng và cá NH nói chung. Trước mắt, để hạn chế và phòng chống rủi ro, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cần phải thực hiện tốt cá quy định của tổ chức thẻ quốc tế cũng như các quy định vủa Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Với các chiến lược kinh doanh độc lập, hiện nay các NH vấn đang hoạt động trong tình trạng “ đơn phương độc mã “. Do đó các NH vẫn tỏ ra thiếu kinh nghiêm trong kinh doanh, làm thị trường thẻ Việt Nam- một thị trường từ lâu được đành giá là rất tiềm năng cho phát triển thẻ chưa đạt được tốc dộ tăng trưởng như kỳ vọng. Để Thẻ tín dụng ngày càng phát triển, kinh doanh có hiệu quả Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam phải: 3.3.7 Liên kết với NH bạn để cùng nhau phát triển Biện pháp liên kết luôn tỏ ra hữu hiệu trong mọi hoạt động. - Để có thể quản lý và kiểm soát rủi ro đối với hoạt đọng kinh doanh thẻ có hiệu qủa, trước hết các NH cấn có sự hợp tác và phối hợp chặt cjé với nhau nhằm kịp thời phát hiện và sử lý các trường hợp thanh toán và sử dụng thẻ thẻ giả mạo, góp phàn giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ. - Để giảm chi phí trong quản lý rủi ro Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nên kết hợp với các NH kinh doanh thẻ ở Việt Nam để tìm ra các biện pháp phòng chống hữu hiệu nhất. Chẳng hạn như : chỉ cần 1 NH lập danh sách các thẻ cấm lưu hành sau đó in ấn gửi cho các cơ sở chấp nhận thẻ của các NH. Chi phí sẽ do các NH đóng góp theo tỷ lệ số lượng các cơ sở chấp nhận thẻ của NH mình. Từ đó, tiết kiệm được phần nào chi phí. 3.4 Một số kiến nghị và đề xuất 3.4.1 Với NH nhà nước Trên cơ sở phân tích thực trạng kinh doanh Thẻ tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cho thấy, t6hẻ ;à một sản phẩm mới đang có sức hấp dẫn đối với thi trường Việt Nam – một thị trường đầy tiềm năng. Trong tương lai sẽ có rất nhiều NH thương mại cùng tham gia vào hoạt động kinh doanh này. Để giúp đỡ NHTM nói chung và Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng, NH nhà nước với chức năng là “ NH của các NH” trong giai đoạn này cần đặc biệt quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện và chỉ đạo thường xuyên hoạt động này.  NH nhà nước cấn sớm thành lập trung tâm thanh toán bù trừ dành riêng cho các giao dịch thanh toán thẻ trong nước. Theo đó thẻ do Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam phát hành được dem thanh toán tại một NH khác trong nước mà không thuộc hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam thì giao dịch này không phải thực hiện thông qua trung tâm thanh toán ủa tổ chức thẻ quốc tế mà thực hiện thanh toán bù trừ giữa hai NH. Do đó tiết kiệm được chi phí. Trung tâm này sẽ vần hành theo cơ chế thoả thuận hiữa các thành viên, phân chia chi phí, thu nhập và rủi ro giữa các thành viên liên quan, giải pháp kỹ thuật bảo vệ tính tiện lợi và an toàn của thẻ, cơ chế hợp tác hỗ trơj chiến lước phát triển của các thành viên và thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.  Về sự bất cập giữa cơ chế kinh doanh thể tín dụng và quy định hiện hành về quản lý ngoại hối Thẻ tín dụng: các cơ quan quản lý kinh tế xã hội và pháp luật cần có sự quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Chẳng hạn như: + Đề nghị các NH phát hành thẻ trong nước hạ bớt hạn mức tín dụng sao cho thẻ được phát hành trong nước bằng VND có nệnh giá thích hợp để khi sử dụng ở nước ngoài quy dổi ra USD phù hợp với quy chế quản lý ngoại hối + Nên ban hành quy chế pháp lý rõ ràng đối với các loại thẻ phát hành trong nước, sử dụng ở nước ngoài và thẻ do NH nước ngoài phát hành được sử dụng và thanh toán trong nước.  NH cùng từng bước hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong dân cư. Đây là chính sách vĩ mô của nhà nước và NH nhà nước, có như vậy mới góp phần mở rộng thanh toán không duìng tiền mặt, mà thẻNH là 1 trong số đó. 3.4.2 Với nhà nước - Tổ chức tốt công tác giáo dục xây dựng ý thức nề nếp cho người dân. Nhà nước cần đưa ra các quy định, các hình phạt thật chặt chẽ đối với những ai không có ý thức bảo vệ giữ gìn máy móc. Bởi bất kỳ một sự vô ý thức phá phách nào cũng gây thiệt hại về tiền của, sức lực của xã hội. Chi phí bỏ ra bảo vệ máy, sửa chữa máy có thể còn cao hơn lợi nhuận thu được từ mày này. Do đó, cần có sự can thiệp và quản lý của nhà nước trong việc â ý thức kỷ luật tự giác trong cộng đồng. Duy trì môi trường kinh tế, chính trị xã hội ổn định: một môi tường kinh tế xã hội ổn định, chỉ số lạm pháp hợp lý, giá cả không biến động nhiều thì việc sử dụng thẻ của người dân sẽ phát triển hơn. Hơn nữa khi nền kinh tế trong nước phát triển se tạo cơ hội để hoà nhập với cộng đồng quốc tế mở rộng các mối quan hệ hợp tác đối ngoại, dầu tư nước ngoài tăng thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế vào Việt Nam. - Tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân, nâng cao mức sống và trình độ dân trí, trình dộ hiểu biết cho mọi tầng lớp dân cư về NH và các sản phẩm dịch vụ NH. Thực hiện chính sách miễn giảm, ưu đãi đối với các hành hoá nhập khẩu phục vụ cho kinh doanh thẻ. Nhà nước nên giảm thúe hoặc miễn thuế đối với các thiết bị nhập khẩu để phục vụ kinh doanh thẻ. Mặt khác, mức thuế suất thuế VAT nhà nước đánh lên thẻ thanh toán như hiện nay sẽ không khuyến khích được ngươid dân sử dụng dịch vụ này nên nhà nước ncần xem xét lại cho phù hợp. - Tạo điều kiện cho ngành ngoại thương, du lịch, hàng không phát triển. Tình hình kinh tế vĩ mô trong thời gian trở lại đây thực sự đem đén những thuận lợi đối với dịch vụ thẻ ở Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh Thẻ tín dụng, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cần thực hiện kết hợp nhiều giải pháp. Bên cạnh đó Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cũng như các NH khác kinh doanh thẻ cần có sự ủng hộ, hỗ trợ từ phía nhà nước, từ NH nhà nước. Với các giải pháp và kiến nghị trên đây, hy vọng hạn chế được phần nào những tồn tại cũng như giải quyết được những bất cập trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ hiện nay. Kết luận Là một dịch vụ của VCB, Thẻ tín dụng thực sự góp phần làm phong phú thêm các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích và lợi nhuận kinh doanh cho NH. Trải qua 14 năm triển khai công tác phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã tăng trưởng được doing số thanh toán thẻ và số thẻ phát hành, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, đưa lĩnh vực mới mẻ này tiếp cận với dân chúng. Tuy nhiên kinh doanh thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cũng gặp khôngít những khó khăn và tồn tại. Để khắc phục được những vấn đề đó, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực hơn nữa của toàn hệ thống thẻ Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam trong thời gian tới, cũng nyhư sự quan tâm, hộ trợ từ phía NH nhà nước và Nhà nước. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu bán sát mực tiêu và phạm vi nghiên cứu, chuyên đề đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra đó là làm rõ một số vấn đề cơ bản về Thẻ tín dụng, phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh Thẻ tín dụng của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, đồng thời mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Thẻ tín dụng của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, góp phần hoà nhập với sự phát triển chung của thị trường thẻ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Thẻ tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan