Làngnghề là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đem lại lợi ích kinh
tế- xã hội to lớn cho nhiều hộ gia đình và địa phương. Sự phát triển của làng
nghề góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Làng nghề không những góp phần xóa đói giảm nghèo bằng việc tạo ra việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động mà còn là con đường thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước. Ngoài chức năng về kinh tế- xã hội, các làng nghề còn giữ
gìn những giá trị văn hóa, những nét tinh tế hay kỹ xảo được kết tinh trong
từng sàn phẩm.Hiệnnay, Việt Nam có 2.700 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài,
gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây
tre đan, cói, dệt, giấy,
tranh dân gian, gỗ, đá .
trải dài khắp đất nước. Trong đó, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng
211 làng nghề tiểu thủ công. Ngày27/8, Thủ tướng Chính phủ đã ra nghị quyết thành lập Thành phố Bạc Liêu trực
thuộc tỉnh Bạc Liêu. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc
của Bạc Liêu trong những năm gần đây. Bạc Liêu hiện có 8 làng nghề: đan lát,
mộc gia dụng, rèn, muối, dệt, chằm lá, bánh tằm, đan lưới. Đến ngày 05/11/2009,
Bạc Liêu có 2 làng nghề được công nhận theo nghị định 66/2006 của Chính Phủ về
“Phát triển làng nghề truyền thống địa phương” là làng nghề đan lát và mộc gia
dụng, các làng nghề còn lại sẽ sớm được công nhận vào năm 2010. Các sản phẩm
của các làng nghề ở Bạc Liêu ngày càng đa dạng và phong phú, mang nét đặc trưng
tiêu biểu cho con người và nét đẹp văn hóa của tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian
qua, vấn đề cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu đã có nhiều lúc mất cân đối và có những tác động về mặt kinh tế- xã hội,
việc sản xuất các sản phẩm làng nghề còn nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng bộ, việc
đăng ký thương hiệu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khâu tổ chức quảng
cáo, tiếp thị còn rất yếu kém nên việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở tỉnh
còn rất thấp và chỉ được bán chủ yếu trong khu vực ĐBSCL, chưa vươn xa ra nước
ngoài.Trướcnhững thuận lợi và khó khăn đó, đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp và
kịp thời để phát triển các làng nghề, đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm làng
nghề. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở
huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của
mình.
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2892 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ yếu là đan cần xé, do vậy sản phẩm này không được bán ở các địa điểm du lịch cũng như bán trực tiếp cho khách du lịch mà chủ yếu là bán cho các thương lái, bán cho các vựa dùng để đựng hàng hóa, trái cây,...
Còn về mô hình kết hợp giữa làng nghề với du lịch thì hiện nay Tỉnh Bạc Liêu đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến mô hình này. Ban lãnh đạo tỉnh cũng như huyện cũng đang nghiên cứu để kết hợp mở những tuyến tham quan đến các làng nghề, cho khách du lịch trực tiếp làm ra các sản phẩm của riêng mình... Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, mô hình vẫn chưa được hoàn toàn được phát triển rộng rãi và phổ biến. Vì vậy, việc các sản phẩm của làng nghề vẫn chưa trực tiếp đến tay khách du lịch cũng là một điều hiển nhiên.
Nhắc đến khía cạnh khác của các kênh tiêu thụ hàng hóa là các sản phẩm của làng nghề không được chở đi nơi khác bán. Có rất nhiều nguyên nhân tạo nên tỷ lệ này.
Thứ nhất là do thiếu lực lượng lao động. Lao động trong làng nghề chủ yếu là lao động nhà và một số ít là thuê ở ngoài. Tuy nhiên, số lao động này chỉ phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm chứ không kiêm luôn việc vận chuyển hàng hóa đi bán, nếu một số ít lao động phục vụ cho việc bán hàng hóa thì số lao động trong làng nghề lại thiếu, làm chậm lại tiến độ sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc hàng hóa của làng nghề chỉ được tiêu thụ tại chỗ, không được tiêu thụ rộng rãi ở khắp nơi. Chính vì thế, làng nghề cũng như các sản phẩm làng nghề vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên, không phải do số lượng lao động trong làng nghề ít, mà là do chủ hộ không đủ chi phí thuê lao động, và việc thuê lao động thêm cũng không cần thiết nhiều cho hoạt động sản xuất của họ. Vì thế, để tiết kiệm chi phí, các hộ đều chỉ thuê lao động khi rất cần thiết. Đây là điểm hạn chế rất lớn của làng nghề, đó là không biết tận dụng tốt điểm mạnh của nguồn lực lao động tại địa phương.
Thứ hai là yếu tố thời gian. Nhiều hộ trong làng nghề nói rằng họ không có đủ thời gian để chở hàng đi bán. Đây là thực trạng chung của các hộ trong làng nghề. Yếu tố thời gian cũng như yếu tố lao động, họ không có đủ thời gian để vừa là nhà sản xuất, vừa đảm nhận luôn vai trò của nhà trung gian phân phối.
Đối với các hộ chuyên, thời gian lao động của họ chủ yếu là ở làng nghề, và công việc chính là đan đát, còn đối với các hộ kiêm thì họ còn chỉ dành một ít thời gian cho công việc đan đát. Chính vì thế, thời gian lao động của những hộ này (cả hộ kiêm lẫn hộ chuyên) chỉ tập trung cho công việc sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng đủ số lượng cung cấp, chứ họ không đủ thời gian kiêm luôn vai trò của người phụ trách công việc phân phối, tiêu thụ hàng hóa. Số ngày sản xuất trung bình trong tháng của hộ sản xuất trong làng nghề ngày phổ biến nhất là 27,8 ngày, ngày cao nhất là 29,7 ngày, ngày thấp nhất là 23,03 ngày. Hơn nữa về lĩnh vực phân phối, thông tin thị trường thì hầu như người lao động trong làng nghề không biết nhiều cũng không quan tâm nhiều.
Thứ ba là do hầu hết các sản phẩm trong làng nghề đã hợp đồng trước. Điều này có nghĩa là các hộ trong làng nghề căn cứ vào hợp đồng đã được ký kết để xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất ra. Trong hợp đồng hầu như cũng xác định rằng địa điểm giao hàng cũng là tại nơi sản xuất, tức tại làng nghề. Hình thức này có nhiều điều lợi nhưng cũng có những thiệt hại nhất định. Lợi ở đây là các hộ sản xuất không phải chịu thêm chi phí vận chuyển khi tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, giá cả khi bán tại chỗ so với chở đến tận nơi giao cho khách hàng thì thấp hơn nhiều. Sản xuất theo hợp đồng sẽ làm cho hoạt động sản xuất của làng nghề trở nên thụ động, không chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Có hợp đồng thì mới sản xuất, không có hợp đồng thì không làm. Chính tâm lý này làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề không đạt hiệu quả cao.
Ngoài những nguyên nhân chính trên còn các nguyên nhân dẫn đến các sản phẩm của làng nghề chỉ bán tại chỗ mà không chở đi nơi khác bán như: sự thuận tiện, tiết kiệm chi phí, không sợ hư hao thất thoát trong quá trình vận chuyển...
4.1.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm. Làng nghề cần quan tâm đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng số lượng sản phẩm bán ra, tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận của các hộ. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành nghề nông thôn nói chung và của làng nghề nói riêng hiện đang là một vấn đề cấp thiết, cần chú trọng quan tâm.
Hình 7: Thị trường tiêu thụ các sản phẩm làng nghề
Theo kết quả điều tra, thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề đan đát chủ yếu là trong tỉnh, chiếm 84,88%. Như đã được phân tích ở trên, sản phẩm chính chủ yếu của làng nghề là cần xé, và hình thức bán là bán tại chỗ cho thương lái, cho các vựa. Sản phẩm làng nghề được bán rải rác nhiều nơi, nên việc xác định chính xác sản phẩm bán ở đâu, bán cho ai, bán bao nhiêu là hết sức khó khăn. Theo số liệu điều tra từ các thương lái và các vựa thì sản phẩm cần xé của làng nghề chủ yếu được bán cho các vựa trái cây trong huyện Phước Long, huyện Hòa Bình, và thành phố Bạc Liêu. Đặc biệt, sản phẩm cần xé được bán nhiều nhất là ở các vựa trái cây tại chợ Cải- phường 3, thành phố Bạc Liêu như: vựa trái cây Lực, Tài, vựa trái cây bà Quân, vựa trái cây Ba Tam, vựa trái cây Nhựt, Sang... (khoảng 12 vựa). Ngoài ra, cần xé của làng nghề còn được tiêu thụ tại các cở sở đánh bắt cá, các địa điểm bán sỉ các loại rau củ trong xã, huyện và trong tỉnh,... Nhìn chung, thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề trong tỉnh khá đa dạng. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ, sản phẩm chỉ bán với hình thức là bán sỉ (bán với số lượng nhiều) nên giá sản phẩm còn thấp hơn nếu như bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Hơn nữa, các vựa trái cây, các địa điểm bán rau củ, các cơ sở đánh bắt cá chỉ mua cần xé mỗi tháng khoảng 2-3 lần, mà lần mua sau thì số lượng thường ít hơn số lượng mua lần trước. Vì sử dụng cần xé để đựng trái cây, hàng hóa thì khi bán trái cây hàng hóa cho những người bán lẻ và sau khi người bán lẻ bán hết hàng, các chủ vựa sẽ tiến hành thu gom lại cần xé hoặc mua lại cần xé đã qua sử dụng với giá rẻ hơn, điều này giúp tiết kiệm chi phí cho các vựa nhưng doanh thu của các hộ trong làng nghề sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Các sản phẩm của làng nghề chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh là do sản phẩm chưa đáp ứng được các nhu cầu về chất lượng, chủng loại, mẫu mã. Theo đánh giá của các hộ sản xuất trong làng nghề thì hầu hết các hộ đều cho rằng họ đã đáp ứng được khoảng 60-70% nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, đó chỉ là những đánh giá chủ quan của bản thân họ. Trong làng nghề quan hệ sản xuất chưa hình thành nên không có sự dẫn dắt về việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, cũng như thông tin liên quan đến thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, bán hàng không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên không nắm bắt được nhu cầu và sở thích ngày càng cao của khách hàng.
Đối với thị trường ngoài tỉnh, sản phẩm của làng nghề hầu như chưa tiếp cận được ngay cả các tỉnh lân cận trong vùng như: Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ,... Đây là điểm yếu rất lớn của làng nghề ấp Mỹ 1, chứng tỏ sản phẩm làng nghề chưa thực sự cạnh tranh được với sản phẩm của làng nghề khác. Trong tỉnh Bạc Liêu có 2 làng nghề đan đát có quy mô lớn nhất đó là làng nghề ấp Mỹ 1- huyện Phước Long và làng nghề đan đát ở huyện Hồng Dân. Vậy mà, các sản phẩm đan đát của huyện Hồng dân đã có sản phẩm xuất khẩu, tuy số lượng không đáng kể nhưng cũng cho thấy sức cạnh tranh của làng nghề huyện Hồng Dân phần nào cao hơn huyện Phước Long.
Thiếu tổ chức trong khâu tiêu thụ sản phẩm là một điểm yếu rất lớn của làng nghề ở địa phương. Trong làng nghề hiện chưa có quan hệ sản xuất nào được hình thành nhằm tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, không có hợp tác xã, không có doanh nghiệp tư nhân cũng như không có chi nhánh công ty nhà nước,... Điều này làm cho đầu ra của sản phẩm không ổn định, không chủ động trong khâu quản lý tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc nhiều vào thương lái, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ trong làng nghề. Sản phẩm làm ra nhiều mà không có nơi tiêu thụ, đó cũng là lý do làm cho các hộ nơi đây không muốn mở rộng quy mô sản xuất.
Trong thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay, sản phẩm của làng nghề gặp phải sự cạnh tranh hết sức gay gắt của những sản phẩm cùng loại. Nếu không có những giải pháp đúng đắn, kịp thời thì trong tương lai sản phẩm của làng nghề sẽ không đứng vững được trên thị trường. Ngoài việc chú trọng đổi mới chất lượng, mẫu mã, làng nghề cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trường.
4.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm làng nghề.
4.1.4.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm làng nghề
Bảng 17: TÓM TẮT KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2007
2008
2009
1
Số lượng sản phẩm sản xuất
- Đan càn xé
Cái
357.000
378.000
374.000
2
Doanh thu
- Trong nước
Triệu đồng
4.284
4.536
4.572,3
3
Lợi nhuận
Triệu đồng
1.249,5
1.323
1323,6
4
Thu nhập bình quân người/ tháng
Triệu đồng
0,29
0,3
0,36
Nguồn: Báo cáo tóm tắt hoạt động nghề đan đát ấp Mỹ I - Xã Vĩnh Phú Đông
Năm 2009, giá trị sản phẩm đan đát đạt 4.536 triệu đồng/ năm, chiếm 44,65% tổng giá trị sản xuất, chiếm 80,65% so với giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề cũng có bước phát triển sau khi được chính thức công nhận theo tiêu chuẩn của làng nghề truyền thống.
Đến năm 2009, tổng giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của toàn xã Vĩnh Phú Đông là 223.300 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản xuất của làng nghề là 4.536 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,03%.
Nhìn vào bảng ta thấy số lượng sản phẩm cần xé sản xuất qua các năm ngày càng tăng (tăng từ 357.000 sản phẩm năm 2007 đến 378.000 sản phẩm năm 2008), tốc độ tăng trung bình hàng năm chỉ ở khoảng 5,9%. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến 2009, số lượng sản phẩm sản xuất ra lai giảm 4.000 sản phẩm. Thời gian từ năm 2008-2009 là thời gian chuyển biến mạnh mẽ của làng nghề, chuyển đổi từ hình thức hoạt động đơn lẽ sang có kế hoạch, có sự hỗ trợ nhiều hơn của chính quyền địa phương thông qua việc công nhân làng nghề. Số lượng sản phẩm làm ra giảm nhưng giá trị sản phẩm, doanh thu tăng, tuy nhiên tăng rất ít, không đáng kể. Doanh thu tăng không nhiều mà chi phí sản xuất hầu như không giảm nhiều nên lợi nhuận qua các năm cũng tăng không đáng kể.
Nhìn chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm làng nghề qua các năm tương đối ổn định, số sản phẩm bán ra có tăng nhưng mức tăng lên không cao.
4.1.4.2. Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của các hộ sản xuất trong làng nghề
ĐVT: 1000 đồng
Bảng 18: DOANH THU, CHI PHÍ, THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN
CỦA HỘ TRONG LÀNG NGHỀ
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Giá trị trung bình
Doanh thu/hộ
9.900
198.000
49.900
Chi phí/hộ
10.995
202.080
52.000
Thu nhập/hộ
2.908
49.201
15.800
Lợi nhuận/hộ
-11.970
4.201
-2.048,75
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của các hộ sản xuất trong làng nghề không cao, trung bình là 49.900 nghìn đồng. Sở dĩ doanh thu không cao là do nguồn nguyên liệu sản xuất còn khan hiếm, trình độ tay nghề của lao động còn thấp, chưa qua đào tạo trường lớp chính quy mà chủ yếu là học nghề theo hình thức cha truyền con nối. Ngoài ra còn một nguyên nhân chính yếu làm cho doanh thu không cao là thị trường tiêu thụ sản phẩm, hầu như sản phẩm làng nghề làm ra không có thị trường tiêu thụ nên số lượng sản phẩm bán ra rất hạn chế, và như thế ảnh hưởng đến doanh thu của các hộ. Bên cạnh đó, cơ cấu mặt hàng, chất lượng sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng ảnh hưởng phần nào đến doanh thu. Ngoài ra, còn thêm một số nguyên nhân làm cho doanh thu của các hộ thấp sẽ được phân tích kỹ ở chương 4.
Xét về thu nhập và lợi nhuận của các hộ trong làng nghề. Thu nhập trung bình/hộ trong làng nghề là 15.800 nghìn đồng/năm. Thu nhập này là rất thấp, thu nhập cao nhất cũng chỉ đạt 49.201 nghìn đồng và thu nhập thấp nhất của hộ thậm chỉ chỉ đạt 2.908 nghìn đồng. Điều này cho thấy thu nhập của các hộ trong làng nghề rất thấp, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các hộ. Với thu nhập nhỏ này đa số người dân sử dụng cho việc chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày, tiết kiệm để đầu tư vào việc học hành cho con cái. Còn việc tích lũy vốn đầu tư vào nguồn nguyên liệu, mua sắm máy móc, mở rộng quy mô sản xuất thì không thể. Vì thế quy mô sản xuất của các hộ qua các năm vẫn không được mở rộng nhiều, chỉ những hộ có khả năng, và được sự hỗ trợ từ nguồn vốn từ Chính phủ, địa phương hoặc các tổ chức khác thì quy mô sản xuất, cũng như hiệu quả sản xuất mới được nâng lên.
Bảng 19: DOANH THU, CHI PHÍ, THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN
CỦA HỘ CHUYÊN VÀ HỘ KIÊM TRONG LÀNG NGHỀ
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Hộ chuyên
Hộ kiêm
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
Doanh thu/hộ
27.000
122.400
66.583,57
9.900
198.000
35.385
Chi phí/hộ
28.389
118.620
67.400
10.995
202.080
38.515
Thu nhập/hộ
13.150
49.201
24.616,57
2.908
24.720
8.013
Lợi nhuận/hộ
-11.970
4.201
-812,72
-9.150,0
216,0
-3.130
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
Nếu xét riêng hai đối tượng trong làng nghề thì doanh thu/ hộ, chi phi/ hộ, thu nhập/hộ, lợi nhuận/hộ của từng đối tượng là khác nhau, và đương nhiên hộ chuyên sẽ có thu nhập cao hơn hộ chuyên rất nhiều. Doanh thu/hộ chuyên trung bình đạt khoảng 66.583 nghìn đồng, thu nhập/hộ chuyên đạt trung bình 24.616 nghìn đồng. Trong khi đó doanh thu/hộ kiêm trung bình đạt 38.515 nghìn đồng, thu nhập/hộ kiêm đạt 8.013 nghìn đồng, chỉ bằng khoảng phân nửa doanh thu và khoảng 1/3 thu nhập của hộ chuyên. Thu nhập thấp nhất của hộ chuyên là 13.150 nghìn đồng, của hộ kiêm thu nhập cao nhất cũng chỉ đạt 24.720 nghìn đồng. Đó cũng là một điều dễ hiểu vì ngoài công việc đan đát các hộ kiêm còn tận dụng thời gian để thực hiện các hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi, hay làm thuê, làm mướn theo mùa vụ, hoặc nhận gia công những sản phẩm của những hộ chuyên sản xuất...
Hình 8: Cơ cấu thu nhập của hộ kiêm
Trong cơ cấu thu nhập của các hộ kiêm, thu nhập từ làng nghề trung bình chiếm 56,25%, còn lại 43,75% là thu nhập từ các hoạt động khác. Tuy nhiên, nguồn thu nhập từ kinh doanh làng nghề cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn thu của các hộ kiêm.
Về lợi nhuận, qua bảng số liệu ta thấy, lợi nhuận của các hộ sản xuất trong làng nghề là một con số âm, trung bình là âm 2.048,75 nghìn đồng, lợi nhuận của hộ thấp nhất là âm 11.970 triệu đồng, cao nhất cũng chỉ đạt 4.201 triệu đồng. Sở dĩ lợi nhuận của các hộ âm là vì chi phí sản xuất cao hơn doanh thu. Đa số người dân trong làng nghề “lấy công làm lời” nên chi phí lao động được tính vào thu nhập trong năm. Như vậy, hầu như các hộ sản xuất trong làng nghề đều hoạt động trong tình trạng lỗ. Nếu xét trong các doanh nghiệp thì nếu tình trạng lỗ này diễn ra thì họ sẽ không tiếp tục sản xuất nữa. Tuy nhiên ở đây, tuy bị lỗ nhưng các hộ vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất vì đây là công việc chính hàng ngày của họ, nếu không làm thì họ sẽ không có nghề gì làm, không tạo ra được thu nhập hàng ngày. Ngoài ra, hầu như các hộ sản xuất trong làng nghề đều không nhận ra rằng họ đang sản xuất kinh doanh lỗ, họ chỉ cần có thu nhập là đủ. Đó chính là điểm yếu trong cách nhận thức của các hộ trong làng nghề, làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh trong làng nghề không cao và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của họ.
4.1.4.3. Phân tích một số chỉ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh của làng nghề
Bảng 20: CÁC CHỈ SỐ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA LÀNG NGHỀ
Chỉ tiêu
Giá trị
Thu nhập/doanh thu
0,340
Thu nhập/chi phí
0,319
Thu nhập/vốn
10,569
Lợi nhuận ròng/doanh thu (ROS)
-0,074
Lợi nhuận ròng/vốn chủ sỏ hữu (ROE)
-2,240
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
ì Tỷ suất thu nhập/doanh thu
Tỷ suất thu nhập/doanh thu cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra khi bán sản phẩm thì đem lại thu nhập bao nhiêu cho doanh nghiệp cũng như người lao động. Tỷ suất thu nhập/doanh thu của các hộ trong làng nghề là 0,340 có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu bán ra thì các hộ trong làng nghề sẽ thu được 0,34 đồng. Như vậy cho thấy các hộ chỉ lấy công để mang lại thu nhập cho mình. Mức thu nhập này là chưa cao và chưa đạt hiệu quả.
ì Tỷ suất thu nhập/chi phí
Tỷ suất thu nhập/chi phí cho biết 1 đồng chi cho các loại chi phí thì đem lại thu nhập bao nhiêu cho doanh nghiệp cũng như người lao động. Tỷ suất thu nhập/chi phí của các hộ trong làng nghề là 0,319 có nghĩa là cứ chi ra 1 đồng thì các hộ trong làng nghề sẽ thu được 0,319 đồng. Bỏ ra 1 đồng để mua nguyên liệu sản xuất mà thu về được chỉ có 0,319 đồng thì mức thu nhập này là không cao, và không đáp ứng được nhu cầu của người lao động, hiệu quả hoạt động kinh doanh của làng nghề chưa cao, mức thu nhập chưa tương xứng với chi phí bỏ ra.
ì Tỷ suất thu nhập/vốn
Tỷ suất thu nhập/vốn cho biết 1 đồng vốn bỏ ra tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì đem lại thu nhập bao nhiêu cho doanh nghiệp cũng như người lao động. Tỷ suất thu nhập/vốn là 10,569 nghĩa là bỏ ra 1 đồng vốn sản xuất thì các hộ sẽ có thu nhập là 10,569 đồng. Xét về khía cạnh của người lao động trong làng nghề thì tỷ lệ này cũng không quá cao, cũng không quá thấp. Tuy nhiên, nguồn vốn của hộ còn rất hạn chế và thiếu thốn, nên với mức tỷ suất này thì thu nhập của người dân nơi đây sẽ không cao, muốn thu nhập tăng lên hơn nữa thì phải tăng vốn, nhưng họ vẫn chưa có khả năng thực hiện được.
ì Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (Return on Sales- ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, chỉ số ROS cho ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lơi nhuận ròng.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của làng nghề ấp Mỹ 1 là âm 0,074. Tỷ số âm chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề rất thấp, thậm chí còn bị lỗ. Cứ 1 đồng doanh thu tạo ra thì hộ sản xuất phải chịu lỗ 0,074 đồng. Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề không có hiệu quả về mặt kinh tế.
ì Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on equity- ROE)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của làng nghề là âm 2,41 nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu của các hộ sản xuất bỏ ra sẽ đem lại lợi nhuận là âm 2,41, tức là chịu lỗ 2,41 đồng.
Qua 3 chỉ số về thu nhập và 2 chỉ số tài chính về lợi nhuận trên ta thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề rất thấp, thậm chí còn đang trong tình trạng lỗ vốn. Cần có những biện pháp cấp bách hơn để phát triển làng nghề, tăng lợi nhuận cho các hộ để giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn, nhằm duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống của đất nước.
Đánh giá chung tình hình tiêu thụ sản phẩm: Tóm lại, quy mô sản phẩm của làng nghề còn rất hạn chế, mẫu mã đơn giản, khuôn mẫu và chưa đa dạng. Kênh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề còn rất hạn chế, đơn giản, chưa đa dạng, phong phú nhiều hình thức, và đặc biệt hàng hóa chưa dược chở đi nơi khác bán. Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề còn nhỏ, ít người biết tới sản phẩm, thiếu tổ chức trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Tình hình tiêu thụ sản phẩm làng nghề qua các năm tương đối ổn định, doanh thu, lợi nhuận, và thu nhập do bán sản phẩm có tăng nhưng mức tăng lên không nhiều qua các năm.
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN PHƯỚC LONG- TỈNH BẠC LIÊU
Mô hình hồi quy tương quan đa biến được áp dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của làng nghề đan đát ấp Mỹ 1- huyện Phước Long. Các biến giải thích đưa vào mô hình bao gồm: vốn lưu động, vốn cố định, tuổi nghề của hộ sản xuất, tổng số lao động thời điểm phổ biến nhất và biến giả hộ chuyên. Mô hình hồi qui đa biến có phương trình:
Y = B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5
Trong đó: Y là biến phụ thuộc thể hiện doanh thụ tiêu thụ của sản phẩm làng nghề. X1, X2, X3, X4, X5 là các biến độc lập.
Bảng 21: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN
Các biến
Diễn giải các biến
Hệ số
Mức ý nghĩa
VIF
(Constant)
Hằng số
-16.471,163
0,058
Vốn lưu động (X1)
Vốn lưu động của hộ sản xuất (đồng)
8,943
0,037
2,115
Vốn cố định (X2)
Vốn cố định của hộ sản xuất (đồng)
3,394
0,007
1,091
Tuổi nghề (X3)
Số năm làm nghề của chủ hộ sản xuất
-93,973
0,640
1,041
Tổng lao động (X4)
Tổng số lao động ở thời điểm phổ biến nhất (bao gồm lao động nhà và lao động thuê)
15.620,217
0,000
2,201
Tính chất hộ (X5)
Biến giả (1: Hộ chuyên, 0: Hộ kiêm)
21.929,030
0,001
1,158
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập năm 2010 bằng SPSS 16.0
Ghi chú: R2 = 0,891; adjusted R2 = 0,869; F = 39,318; Sig. = 0,000.
Kết quả phân tích cho thấy, mô hình có R2 là 89,1%, đây là mức khá cao nên ta chấp nhận mức R2 này. Hệ số Sig của mô hình là 0,000 chứng tỏ mô hình có ý nghĩa, mô hình được chấp nhận. Dựa vào hệ số phóng đại phương sai (VIF), ta thấy không có hệ số VIF nào lớn hơn 10 nên mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
5 biến giải thích trong mô hình có 4 biến có ý nghĩa về mặt thống kê là vốn lưu động, vốn cố định, tổng lao động và biến giả tính chất nghề. Trong đó, 4 biến đều tác động cùng chiều với doanh thu tiêu thụ sản phẩm làng nghề.
Mô hình hồi qui đa biến có dạng:
Y= -16.471,163 + 8,943X1 + 3,394X2 + -93,973X3 + 15.620,217X4 + 21.929,030X5
Dựa vào phương trình hồi qui đa biến trên cho thấy, có 4 biến có ý nghĩa và tác động cùng chiều với biến phụ thuộc. Cụ thể: khi vốn lưu động càng nhiều, vốn cố định càng nhiều và tổng lao động càng nhiều thì doanh thu tiêu thụ của sản phẩm làng nghề càng tăng, và đối với tính chất hộ trong làng nghề thì hộ chuyên có doanh thu cao hơn hộ kiêm.
ì Biến vốn lưu động (X1): từ phương trình hồi quy ta có hệ số của biến vốn lưu động là 8,943 cho thấy cứ 1 đồng vốn lưu động tăng lên sẽ làm cho doanh thu tăng 8,948 đồng (nếu các yếu tố khác không đổi). Vốn lưu động là nguồn vốn của các hộ sản xuất dùng để mua nguyên vật liệu, vật tư sản xuất và các chi tiêu khác trong sản xuất, vì thế nó có tác động đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Khi vốn lưu động nhiều thì sản phẩm làm ra sẽ nhiều hơn và chất lượng cao hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, nguồn vốn lưu động của những hộ trong làng nghề còn rất hạn chế, hầu hết các hộ đều thiếu vốn mua nguyên vật liệu nên vòng quay nguyên vật liệu chậm, họ không thể mua nguyên liệu dự trữ phục vụ sản xuất làm ảnh hưởng, gián đoạn quá trình sản xuất, tốn nhiều thời gian.
ì Biến vốn cố định (X2): hệ số của vốn cố định là 3,394 cho thấy vốn cố định cũng có quan hệ tương quan thuận với biến doanh thu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó tới biến doanh thu ít hơn vốn lưu động. Cứ 1 đồng vốn cố định tăng lên sẽ làm cho doanh thu tăng thêm 3,394 đồng (nếu như các yếu tố khác không đổi). Cơ cấu vốn cố định của các hộ sản xuất trong làng nghề gồm: giá trị thiết bị sản xuất, nhà kho và phương tiện vận tải. Cũng như đối với vốn lưu động, nếu như thiết bị sản xuất hiện đại, tiên tiến, nhà kho rộng rãi, thoáng mát và phương tiện vận tải đầy đủ chất lượng thì sản phẩm làng nghề sản xuất ra sẽ ngày càng nhiều, ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng cao nhu cầu của thị trường, và như thế doanh thu sản phẩm làng nghề cũng sẽ ngày càng tăng và hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề cũng sẽ ngày càng đạt hiệu quả hơn.
ì Biến tổng số lao động (X4): tổng số lao động cũng có tương quan thuận đối với biến doanh thu, và hệ số nó là 15.620,217. Khi có thêm 1 lao động tham gia vào quá trình sản xuất của hộ sẽ làm cho doanh thu hộ tăng thêm 15.620,217 đồng (nếu các yếu tố khác không đổi). Lực lượng lao động ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề, rằng lao động càng nhiều và chất lượng lao động ngày càng tốt thì sản phẩm làm ra sẽ đáp ứng được tốt nhu cầu ngày càng cao của thị trường, làm cho doanh thu tiêu thụ sẽ ngày càng cao. . Chính vì vậy, cần khuyến khích hộ sản xuất mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh thu cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề. Mặc khác phải chú trọng hơn đến chất lượng lao động, nâng cao tay nghề cho người lao động để tận dụng tốt nguồn lực con người này.
ì Biến tính chất hộ (X5): hệ số của biến hộ chuyên là 21.929,030 cho thấy doanh thu của hộ chuyên cao hơn hộ kiêm 21.929,030 đồng (nếu các yếu tố khác không đổi). Điều này cho thấy, nếu như các hộ trong làng nghề chỉ tập trung vào hoạt động đan đát thì sản phẩm làm ra sẽ ngày càng nhiều hơn, ngày càng tốt hơn và doanh thu của sản phẩm cũng tăng nhanh hơn nếu như các hộ chỉ làm nghề đan đát vào thời gian rảnh rỗi. Như vậy, cần quy hoạch làng nghề đúng đắn để các hộ trong làng nghề tận dụng tốt nguồn lực của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của chính mình.
CHƯƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN PHƯỚC LONG- TỈNH BẠC LIÊU
5.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP
5.1.1. Những điểm mạnh của làng nghề
Sản phẩm làng nghề được làm ra từ nghề truyền thống của địa phương, có từ lâu đời.
Nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
Lực lượng lao động dồi dào, cần cù nhiệt tình và có thời gian nông nhàn nhiều.
Mạng lưới cung cấp điện nước và thông tin liên lạc đáp ứng tốt, phù hợp với nhu cầu
5.1.2. Những điểm yếu của làng nghề
Đa số các hộ trong làng nghề đứng trong tình trạng thiếu vốn sản xuất.
Chất lượng lao động không cao, đa số chưa qua đào tạo bài bản
Công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu
Thiếu tổ chức trong khâu tiêu thụ sản phẩm
Cơ cấu sản phẩm, mẫu mã sản phẩm không đa dạng, phong phú
5.1.3. Những cơ hội
Được sự quan tâm của địa phương, của Đảng và Nhà nước: Thực hiện theo nghị định số 66/2006/NĐ- CP ngày 07/7/2006 của chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, và quyết định 132 của chính phủ về việc hỗ trợ và duy trì ngành nghề truyền thống, phát triển ngành nghề nông thôn, Chính quyền địa phương xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long cũng như tỉnh Bạc Liêu rất quan tâm đến công tác tổ chức và hiệu quả hoạt động kinh doanh của làng nghề ấp Mỹ 1. Chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các hộ trong làng nghề phát triển như: hỗ trợ vốn sản xuất với lãi suất thấp, ưu đãi về thuế, khuyến khích đầu tư, cung cấp thông tin thị trường,...
Nhu cầu thị trường ngày càng lớn: Nền kinh tế ngày càng phát triển theo hướng tích cực, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, kéo theo nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng, trong đó nhu cầu về sản phẩm làng nghề cũng được quan tâm nhiều hơn. Làng nghề cần nắm bắt tốt cơ hội này để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, khẳng định vị trí của làng nghề trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Mô hình kết hợp du lịch với làng nghề được đầu tư phát triển: Được sự chỉ đạo, khuyến khích của chính quyền địa phương trong lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch làng nghề, gần đây đã có nhiều nghiên cứu nhằm ứng dụng tốt mô hình này vào thực tiễn. Áp dụng tốt mô hình này sẽ giúp cho sản phẩm làng nghề được tiêu thụ nhanh chóng, sản phẩm làng nghề trực tiếp đến tay người tiêu dùng, đến tay khách du lịch. Hơn thế nữa khách du lịch sẽ trực tiếp tham quan làng nghề, tạo thêm nguồn thu rất lớn cho người dân nơi đây, thúc đẩy nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển như: hoạt động ăn uống, khách sạn, nhà hàng, đẩy nhanh tốc hộ đô thị hóa, ... nâng cao đời sống cho người lao động.
5.1.4. Những mối đe dọa
Nguyên liệu giảm dần: Làng nghề đan đát sử dụng nguyên liệu tại chỗ là chủ yếu, thế nhưng thực tế hiện nay, vùng nguyên liệu ấy đang ngày càng giảm dần do không có quy hoạch nguồn nguyên liệu cụ thể. Một khi vùng nguyên liệu tại chỗ cạn kiệt, thì người dân trong vùng phải mua nguyên liệu từ nơi khác. Khi ấy phát sinh rất nhiều chi phí như: chi phí vận chuyển nguyên liệu, chi phí thuê thêm nhân công mua nguyên liệu, chi phí về sự biến động của giá nguyên liệu,... làm cho giá thành sản phẩm làm ra ngày càng cao, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm. Đây là một thách thức rất lớn của người dân làm nghề đan đát tại ấp Mỹ 1, xã Vinh Phú Đông.
Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, mạnh mẽ: Nghề đan đát tương đối dễ làm, nên khi có điều kiện thuận lợi và phù hợp là hầu hết người dân sẽ tham gia vào hoạt động này. Nếu chỉ tính trong tỉnh Bạc Liêu thì đã có tới 4 xã có người dân làm nghề đan đát, chưa kể đến khu vực ngoài tỉnh. Ngoài ra, các sản phẩm thay thế như đồ nhựa, đồ mây đang ngày càng phát triển mạnh. Ưu điểm của các sản phẩm đồ nhựa, đồ mây là mẫu mã đa dạng, gọn nhẹ, đủ màu sắc,.. Ưu điểm của những sản phẩm thay thế cũng chính là những khuyết điểm nổi bật của sản phẩm làng nghề ấp Mỹ 1. Mối nguy hiểm đang ngày một tiến sâu hơn đến làng nghề. Nếu chính Phủ cũng như người dân không có những chính sách, những biện pháp thích hợp để phát triển làng nghề thì làng nghề ấp Mỹ 1 trong tương lai sẽ không duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, ngành nghề truyền thống của dân tộc sẽ ngày càng mai một.
Vấn đề ô nhiễm môi trường: Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Nếu phát triển làng nghề không kết hợp với việc bảo vệ môi trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề dù phát triển đến đâu cũng được xem như không đat hiệu quả. Hơn nữa, nếu hoạt động sản xuất của làng nghề ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh thì chính quyền địa phương, cũng như chính phủ sẽ can thiệp và có những chính sách điều chỉnh phù hợp. Vì vậy, khi hoạt động sản xuất kinh doanh, các hộ cần chú trong hơn vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường xung quanh để làng nghề phát triển bền vững và hiệu quả.
SWOT
Liệt kê các điểm mạnh (S)
1. Sản phẩm mang đậm nét văn hóa dân tộc.
2. Sử dụng nguồn nguyên liệu sẳn có ở địa phương
3. Lực lượng lao động dồi dào
4. Mạng lưới cung cấp điện nước và thông tin liên lạc phát triển tốt
Liệt kê các điểm yếu (W)
1. Thiếu vốn sản xuất
2. Chất lượng lao động chưa được đảm bảo
3. Công nghệ sản xuất lạc hậu
4. Tổ chức tiêu thụ còn yếu kém
5. Cơ cấu sản phẩm, mẫu mã sản phẩm đơn giản, không đa dạng, phong phú.
Liệt kê các cơ hội (O)
1. Được sự quan tâm của địa phương, của Đảng và Nhà nước
2. Nhu cầu thị trường ngày càng lớn trong điều kiện hội nhập
3. Thị trường tài chính, tiền tệ phát triển
4. Mô hình kết hợp du lịch với làng nghề được đầu tư phát triển
CHIẾN LƯỢC SO
1. S1O1,4: phát triển sản phẩm kết hợp với du lịch.
2. S2,3O1,2,3: tận dụng tốt các điều kiện về lao động, nguyên liệu, cở sở hạ tầng mở rộng quy mô sản xuất.
3. S1,2,3O2: Chiến lược phát triển thị trường
CHIẾN LƯỢC WO
1. W1,2,3O1,3: Sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư vào công nghệ sản xuất, đào tạo lao động.
2. W3,4O1,2,3: thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào làng nghề, liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
3. W1,4O: xây dưng thương hiệu cho sản phẩm
Liệt kê các đe doạ (T)
1. Nguồn nguyên liệu giảm dần
2. Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, mạnh mẽ
3. Vấn đề ô nhiễm môi trường
CHIẾN LƯỢC ST
1. S1,2,3T3: quy hoạch tốt vùng nguyên liệu của địa phương, phát triển vùng nguyên liệu
2. S2,3,4T3: Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường
CHIẾN LƯỢC WT
1. W3O1,3: hiện đại hóa công nghệ, sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu liệu
2. W2,3T2,3: đào tạo nguồn nhân lực, cải tiến mẫu mã.
5.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
5.2.1. Giải pháp phát triển sản phẩm
Một điểm yếu rất cơ bản đối với sản phẩm làng nghề đan đát ấp Mỹ 1 là mẫu mã đơn giản, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, không kết hợp được với du lịch. Cần tổ chức những chương trình nghiên cứu thị trường để cải tiến, sáng tạo các kiểu dáng, mẫu mã cho sản phẩm làng nghề, đặc biệt là những sản phẩm có giá trị cao, những sản phẩm mang nét đặc trưng văn hóa riêng của làng nghề, những sản phẩm có thề kết hợp với du lịch làm quà tặng, làm kỷ niệm,...
Kết hợp cả công nghệ truyền thống lẫn hiện đại, kết hợp giữa lao động thủ công và cơ khí để tạo ra những sản phẩm thật tinh xảo, đẹp, chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, kết tinh được những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc và cả những yếu tố hiện đại.
Tìm kiếm và đào tạo những nghệ nhân có khả năng sáng tạo cao trong lĩnh vực thiết kế mẫu sản phẩm. Khi một mẫu sản phẩm khả thi và có khả năng nhân rộng được thì có kế hoạch triển khai nhanh chóng, chia sẽ với các hộ khác trong làng nghề.
Tận dụng các nguyên liệu dư thừa trong quá trình sản xuất sản phẩm chính để tạo ra những sản phẩm lưu niệm mang tính nghệ thuật và thể hiện được nét tinh xảo của nghệ nhân.
Cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Các hộ cần quan tâm nhiều đến chất lượng nguyên liệu, lựa chọn nguyên liệu tốt sử dụng, không nên chỉ chay theo số lượng mà không chú trong chất lượng.
Nâng cao tay nghề cho người lao động
Đầu tư xây dựng các kho chứa nguyên liệu phục vụ sản xuất và kho chứa thành phẩm đạt tiêu chuẩn, để sản phẩm làm ra không bị giảm chất lượng trong quá trình bảo quản.
5.2.2. Giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề
Hầu hết những người dân trong làng nghề ai cũng biết đến nghề đan lát, đan cần xé, ai cũng có thể tham gia vào hoạt động này, nhưng chưa ai thực sự kiểm chứng được tay nghề của họ. Họ có rất nhiều kinh nghiệm do cha ông truyền lại nhưng bao nhiêu đó thì vẫn chưa đủ. Không được đào tạo bài bản qua trường lớp dẫn đến việc người lao động chỉ biết làm một cách máy móc, sản phẩm này làm ra giống như sản phẩm khác, không có gì mới. Nhu cầu thị trường ngày càng cao, mẫu mã đòi hỏi ngày càng nhiều, nhưng thực tế cho thấy, với lực lượng lao động thiếu sáng tạo thì làng nghề đan đát không đáp ứng được nhu cầu đổi mới của thị trường. Ngoài ra, khái niệm thợ thiết kế mẫu đối với các hộ sản xuất nơi đây còn khá mới mẻ. Hầu như không có một nhà thiết kế mẫu, tạo mẫu nảo được đào tạo chính quy ở đây. Đó là lý do tại sao mẫu mã, cơ cấu sản phẩm sản xuất ra nơi đây rất nghèo nàn và khô khan.
Đối với làng nghề, vấn đề đào tạo và truyền dạy nghề đi đôi với việc tồn tại và lưu truyền của làng nghề đó. Vì vậy, các làng nghề truyền thống cần phải có chiến lược đào tạo và truyền dạy nghề cho người lao động.
Chính quyền địa phương cần hỗ trợ kinh phí và tổ chức các lớp tập huấn tại làng nghề để thuận tiện cho việc đào tạo nghề tại chỗ. Các khóa học tổ chức cần tránh tình trạng nội dung đào tạo nghề không phù hợp với nhu cầu của người lao động học nghề
Kết hợp với các trung tâm đào tạo nghề của tỉnh, các chương trình khuyến công của tỉnh để đào tạo lao động cho làng nghề. Các trung tâm dạy nghề của tỉnh, huyện cần liên kết với làng nghề để mở những lớp dạy nghề ngắn hạn cho người lao động của làng nghề để đáp ứng kịp thời nhu cầu về lao động có tay nghề của làng nghề.
Hàng năm, chính quyền đia phương nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề, mời các cơ quan có thẩm quyền quyết định và công nhận các cấp bậc tay nghề của các nghệ nhân sau mỗi cuộc thi, nhằm khuyến khích các nghệ nhân trao dồi thêm kiến thức, nâng cao tay nghề.
Đối với những nghệ nhân có tay nghề cao, đạt nhiều thành tích trong các cuộc thi, cần tạo điều kiện tốt nhất cho họ phát triển và học hỏi thêm những nghệ nhân ở những vùng khác, nhằm nắm bất được kỹ thuật mới, học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, cần có những chính sách, hỗ trợ cho những nghệ nhân này, để họ có thể truyền dạy tay nghề, truyền dạy những kỹ năng tinh xảo của mình cho những người xung quanh, phát triển tay nghề nhanh chóng.
Đối với các chủ cơ sở sản xuất có kinh nghiệm lâu năm, cần mở rộng quy mô truyền day cho các thế hệ sau kể cả những lao động đến học việc và làm thuê.
Cũng như đã được đề cập ở trên về vấn đề đào tạo cho người thiết kế mẫu cho làng nghề, cần cho người thiết kế mẫu tham gia vào các khóa tập huấn ở huyện, tỉnh để người thiết kế mẫu có thẽ nắm bắt được tốt các kiến thức cần thiết của nghề thiết kế mẫu. Ngoài ra, cần cho họ đi thực tế nhiều hơn, tham quan nhiều hơn để họ có những ý tưởng sáng tạo, kịp thời thiết kế mẫu phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
5.2.3. Giải pháp về vốn.
Với tâm lý e ngại sợ không trả nợ được nên tuy muốn vay vốn mở rộng sản xuất nhưng các hộ đều không vay. Chính vì thế, chính quyền địa phương cần nắm bắt và tìm hiểu nhiều hơn, sâu hơn tâm lý của người dân, giúp họ nhận thức đúng việc vay vốn, giúp họ tự tin trong việc tiếp cận vốn và mở rộng quy mô sản xuất. Cần tạo thêm lòng tin cho họ, và tạo mọi điều kiện để các hộ tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất thấp, thời hạn vay dài và số vốn vay phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của từng hộ.
Tăng nguồn vốn vay từ Hội phụ nữ tiết kiệm.
Các quỹ hỗ trợ vốn của ngân hàng chính sách địa phương cần tạo điều kiện nhiều hơn cho các hộ sản xuất vay vốn tăng thời hạn tín dụng và hạn mức tín dụng để phát triển làng nghề
Phát triển hình thức cho vay vốn bằng hiện vật. Cụ thể là các tổ chức tín dụng hỗ trợ trực tiếp công nghệ sản xuất hiện đại, máy móc phục vụ sản xuất,... Các hiện vật này sẽ được quy ra giá trị bằng tiền và các hộ sẽ thành toán dần khoản vay này cho các tổ chức hỗ trợ. Hình thức này có ưu điểm là cần hướng người dân sử dụng vốn đúng mục đích, sử dụng nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả, tránh tình trạng vay vốn để làm việc khác, vay vốn để thõa mãn những nhu cầu không cần thiết.
Ngoài ra, đối với các hộ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng chính sách thì có thể vay mà không cần thế chấp. Việc vay vốn có thể dựa vào uy tín của người vay hay uy tính của người thứ ba bảo lãnh như: UBND xã, Hội phụ nữ,...
5.2.4. Giải pháp về thị trường
Thị trường tiêu thụ là vấn đề sống còn đối với làng nghề, nó quyết định sự tồn tại, phát triển của làng nghề. Thực trạng cho thấy các cơ sở sản xuất tồn tại và phát triển mạnh đều giải quyết đầu ra cho sản phẩm, sự biến động thăng trầm của làng nghề phần lớn do thị trường quyết định.
Cần chủ động tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đối với thị trường trong nước vừa chú trọng phát triển thị trường trong tỉnh vừa phát triển thị trường ở các tỉnh khác trong khu vực.
Thành lập các Hợp tác xã nhằm chia sẽ kinh nghiệm, tổ chức thu gom, tiêu thụ sản phẩm để tránh phụ thuộc nhiều vào thương lái trong khâu tiêu thụ.
Thành lập các điểm bán sản phẩm của làng nghề tại các trung tâm làng xã.
Tổ chức điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm ngay tại nơi sản xuất.
Mở rộng việc phân phối cung ứng hàng đến quầy hàng ở các sạp chợ trong và ngoài tỉnh, hỗ trợ thêm vốn để các chủ quầy hàng mua bán theo hình thức trả chậm.
Cần tổ chức hình thức chở hàng bán rong đến tận tay người tiêu dùng.
Hỗ trợ về thông tin thị trường cho các hộ sản xuất kinh doanh, áp dụng các hình thức cung cấp thông tin đa dạng qua nhiều kênh khác nhau tạo điều kiện cho người sản xuất nắm bắt thông tin thị trường, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
Thường xuyên mở hội chợ, triển lãm để tuyên truyền, marketing cho sản phẩm để mọi người đều biết đến sản phẩm của làng nghề, tiếp cận và có thể sử dụng sản phẩm làng nghề với niềm tự hào dân tộc cao.
5.2.5. Giải pháp về nguồn nguyên liệu
Cần có kế hoạch cụ thể quy hoạch vùng nguyên liệu của địa phương, nghiên cứu khai thác một cách hợp lý để vùng nguyên liệu có thời gian tái tạo, không làm cạn kiệt dần nguồn nguyên liệu tự có của làng nghề, giúp tiết kiệm nhiều chi phí và thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh.
Cần hỗ trợ vốn xây dựng nhà kho chứa nguyên liệu để có nơi để bảo quản và dự trữ nguyên liệu tốt nhằm ổn định giá nguyên liệu, hạn chế được những biến động xấu của thị trường.
Tiết kiệm nguyên liệu trong khi tiến hành sản xuất, tận dụng nguyên liệu còn sử dụng được làm ra những sản phẩm phụ mới lạ, làm quà lưu niệm mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, giúp đa dạng hóa sản phẩm, tiết kiệm chi phí.
5.2.6. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và vệ sinh môi trường trong làng nghề.
Sản phẩm của làng nghề được tạo ra bằng công cụ thủ công, bằng tay là chủ yếu, điều đó nghĩa là sản phẩm mang tính truyền thống, mộc mạc, tinh xảo,... Nhưng để có được những sản phẩm ấy thì một số công đoạn có thể được thực hiện bằng công nghệ, máy móc hiện đại hơn. Ngày nay, với khoa học và công nghệ phát triển thì nên vận động các hộ sản xuất từng bước áp dụng máy móc vào sản xuất nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.
Cần hỗ trợ thêm vốn, tạo điều kiện cho các hộ đầu tư mua sắm trang thiết bị mới thay thế cho những thiết bị đã cũ kỹ.
Nhà nước hỗ trợ làng nghề thông qua việc tiến hành nghiên cứu những trang thiết bị mới phục vụ cho việc sản xuất của làng nghề
Bên cạnh đó, vấn đề môi trường trong làng nghề cần được quan tâm và chú trọng nhiều hơn nữa. Rác thải của làng nghề là một vấn đề cần quan tâm của mọi người dân, nhất là những hộ dân trong làng nghề, nó gây ô nhiễm môi trường, không những ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động trong làng nghề. Do đó, làng nghề ấp Mỹ 1 cần có kế hoạch xử lý rác thải, nguồn cung cấp nước cho người dân trong làng, ký hợp đồng vệ sinh với các cá nhân về vệ sinh môi trường nông thôn. Định kỳ hàng tháng, hàng quý phải tổng kết vệ sinh trong làng nghề và kiểm tra thật nghiêm khắc mức độ vệ sinh an toàn của làng nghề.
Ngoài ra, cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động để bảo đảm sức khỏe cho người lao động, tạo mọi điều kiện cho người dân phát triển.CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Làng nghề: Đan đát - ấp Mỹ I- xã Vĩnh Phú Đông- Huyện Phước Long làm nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan được UBND công nhận căn cứ nghị định số 66/2006/NĐ- CP ngày 07/7/2006 của chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Đây là một cột mốc minh chứng những thành tích nổi bật mà làng nghề ấp Mỹ 1 đã đạt được trong nhiều năm qua, cũng là điểm khởi đầu cho sự phát triển lâu dài của làng nghề sau này.
Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của làng nghề, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các hộ sản xuất trong làng nghề, ta đã xác định được những điểm mạnh, điểm nổi bật nhất của làng nghề, đó là: Sản phẩm làng nghề có từ lâu đời, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, tận dụng đươc nguồn nguyên liệu có sẵn của địa phương, lực lượng lao động tương đối dồi dào, mạng lưới cung cấp điện nước và thông tin liên lạc thuận lợi. Vậy nên, cần tận dụng tốt nhất các điểm mạnh của làng nghề, cần biến những điểm mạnh thực sự trở thành sức cạnh tranh lớn nhất của làng nghề, cần nối kết tất cả điểm mạnh lại với nhau để nhằm lấy điểm mạnh lấn áp điểm yếu. Điểm yếu nguy hiểm nhất cần khắc phục hiện nay của làng nghề là thiếu lực lượng lao động có tay nghề, có khả năng sáng tạo cao, có tư duy cải tiến, phát triển sản phẩm và am hiểu thị trường. Vậy nên, cần có biện pháp đào tạo thích hợp nguồn nhân lực chất lượng cao này để những nghệ nhân tài năng thực sự làm chủ công việc sản xuất kinh doanh của mình, thực sự nắm bắt được thị trường. Muốn như thế, chính quyền địa phương cần hỗ trợ người dân một cách toàn diện và phù hợp nhất, góp phần lớn vào việc phát triển làng nghề, nâng cao đời sống cho người dân và phát triển kinh tế, xã hội.
Cơ hội không phải lúc nào cũng có, vậy nên cần nắm bắt tốt và kip thời cơ hội. Ngoài ra, cũng phải quan tâm nhiều hơn đến thách thức ngày một nhiều hơn mà làng nghề đang phải đối mặt. Tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức bằng những giải pháp thích hợp nhất giúp làng nghề đứng vững trên thị trường.
Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức cần tiến hành thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp. Muốn như thế, đòi hỏi sự tham gia và hỗ trợ tích cực của các cơ quan ban ngành tỉnh, huyện, xã. Đặc biệt, vai trò chủ động của các chủ thể hộ sản xuất trên địa bàn là những điều kiện đảm bảo cho làng nghề đan đát ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long phát triển bền vững và đạt hiệu quả ngày càng cao.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương
- Chính quyền địa phương cần có cơ chế hỗ trợ vốn thích hợp, công nghệ kỹ thuật hiện đại cho làng nghề. Cần tiến hành khảo sát, điều tra nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất để hỗ trợ đúng, kịp thời cho các hộ. Ngoài hình thức cho vay vốn bằng tiền mặt, địa phương nên kết hợp với hình thức cho vay hiện vật, tức là hỗ trợ các hộ vay hệ thống máy móc công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất. Hình thức này vừa giúp người dân tiếp cận được với công nghệ hiện đại, vừa giúp sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, phát huy tối đa năng suất sản xuất của làng nghề
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho ngành nghề nông thôn. Ban hành những chính sách hỗ trợ mặt hàng sản xuất, đầu tư tín dụng, đào tạo nhân lực, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào làng nghề. Đặc biệt phải có kế hoạch tu sửa và mở rộng đoạn đường chính đi vào làng nghề, tiến hành huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để xây thêm cây cầu bắt qua đoạn sông nằm nằm giữa tuyến đường chính vào làng nghề, và các cây cầu khác hỗ trợ cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa đường bộ dễ dàng, thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, cần đảm bảo mức độ an toàn tuyệt đối cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa đường sông. UBND xã kết hợp với cảnh sát giao thông đường thủy tiến hành rà soát, kiểm tra các con thuyền không đạt yêu cầu, tiến hành sửa chữa hay thay mới ngay để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như hàng hóa.
- Có kế hoạch quy hoạch vùng nguyên liệu địa phương, duy trì và phát triển tốt nguồn nguyên liệu này, không để người dân khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn nguyên liệu. Chủ động tìm kiếm thêm nguồn nguyên liệu mới, giá rẻ để tiến hành đầu tư dài hạn vùng nguyên liệu mới phòng hờ khi cho sự cố xảy ra, hay khi nhu cầu thị trường tăng đột biến. Hồng dân là huyện có vùng nguyên liệu tre, trúc, lục bình khá dồi dào. Cần xem xét nghiên cứu kỹ vùng nguyên liệu của huyện Hồng Dân để bổ sung nguyên liệu phù hợp cho làng nghề.
- Tổ chức thành lập các hợp tác xã trong làng nghề. Phân chia hợp tác xã thành nhiều nhóm, mỗi nhóm phụ trách từng công việc cụ thể và chỉ chuyên về việc đã được phân công. Chẳng hạn như phân công thành nhóm phụ trách khâu đầu vào, nhóm phụ trách về hỗ trợ kỹ thuật, nhóm phụ trách sản xuất hay nhóm phụ trách dự trữ, bảo quản và tiêu thụ hàng hóa,... Mỗi nhóm có công việc riêng và sẽ được quản lý chặt chẽ theo một hệ thống. Các tổ chức và sản xuất dây chuyền này sẽ giúp cho hiệu quả tất cả các khâu được hoàn thành tốt hơn và như thế làng nghề sẽ ngày càng phát triển hơn.
- Đào tạo tay nghề cho người lao động là một việc không thể châm trễ hơn nữa, vậy nên cần mở ngay các lớp tập huấn ngắn hạn và trung hạn cho người lao động trong làng nghề, người lao động ngoài làng nghề nhưng rất có nhu cầu và muốn tham gia vào hoạt động của làng nghề, mở các lớp đào tạo nghề chính quy cho các lao động kỹ thuật, thợ thiết kế mẫu, tạo mẫu, đa dang hóa mẫu mã sản phẩm. Tuy nhiên, việc nâng cao tay nghề cho người lao động phải đi đôi với công tác nâng cao học vấn, hiểu biết và thay đổi nhận thức của người lao động theo hướng chủ động, tìm tòi, không thụ động và ỷ lại. Đào tạo ở đây nên chú trọng về mặt chất lượng chứ không nên chỉ tập trung vào số lượng.
- Cần quan tâm nhiều hơn đến khâu tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ giới thiệu sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Cụ thể hóa việc hỗ trợ bằng việc mở những buổi giới thiệu, triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm làng nghề và hình ảnh làng nghề.
- Ngoài ra, chính quyền cần có kế hoạch quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề gắn liền quy hoạch tổng phát triển kinh tế của địa phương, xác định rõ hướng đi của làng nghề trong tương lai. Cần đầu tư vào đâu, nhắm đến cái gì, và phải làm ra sao. Tất cả cần có kế hoạch hoàn chỉnh, rõ ràng. Có như thế, làng nghề mới có thể phát triển một cách ổn định, bền vững và ngày càng tiến xa hơn.
6.2.2. Đối với chủ hộ sản xuất.
- Mạnh dạng đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tự tin hơn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chủ động tìm hiểu và tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ hỗ trợ của địa phương, của ngân hàng,..., tránh và hạn chế đến mức tối đa việc vay nóng, vay nặng lãi.
- Liên kết với các hộ khác trong làng nghề, hợp tác cùng nhau phát triển. Cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm mình có, học hỏi kinh nghiệm của người khác, đặc biệt phải tiếp thu những ý tưởng sáng tạo, hiện đại và mang lại hiệu quả cao. Không nên có ý nghĩ “giấu nghề”, tự ti, thụ động,... vì chính những ý nghĩ này sẽ làm cho việc sản xuất kinh doanh hộ trở nên tách biệt, cô lập và hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Tồ chức đi tham quan thực tế nhiều hơn ở các làng nghề khác để học hỏi được nhiều kỹ thuật mới, công nghệ mới vả truyền đạt lại cho các hộ trong làng nghề cùng nhau tiến hành.
- Tiếp thu cài mới và sẵn sàng loại bỏ cái cũ lỗi thời, lạc hậu nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, mạng đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tiếp cận nhiều hơn thông tin thị trường, tìm hiểu sâu về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tìm tòi và thường xuyên đổi mới, cải tiến mẫu mã nhằm đáp ứng tốt thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng.
- Không để khi có đơn đặt hàng mới thuê lao động, mới tiến hàng sản xuất. Mà phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh rõ ràng, cụ thể. Có như thế mới đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường và sản phẩm làm ra đa dạng, phong phú, chất lượng cao, số lượng đạt yêu cầu.
- Tạo mọi điều kiện cho người lao động tại cơ sở học việc, học nghề, nâng cao trình độ, nhận thức, kích thích khả năng sáng tạo của họ. Có những chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho người lao động (tăng lương, phát thưởng, tăng quà,...) để họ có tinh thần tham gia hoạt động sản xuất vả làm việc với một năng suất cao nhất.
6.2.3. Đối với người lao động.
- Thường xuyên học hỏi, nâng cao tay nghề và nâng cao trình độ học vấn của bản thân. Tân dụng tốt các hỗ trợ, ưu đãi mà chính quyền địa phương cũng như các chủ hộ sản xuất đã dành cho, giúp họ sản xuất với năng suất cao nhất.
- Tìm tòi, sáng tạo ra cách làm mới, nhanh chóng và đạt hiệu quả nhất. Chia sẽ kinh nghiệm giữa những người lao động với nhau, và giữa người lao động với chủ hộ sản xuất.
- Tiếp thu công nghê kỹ thuật tiên tiến, hiên đại. Không e ngại khi tiếp xúc với cái mới, cái lạ.
- Làm việc hết mình vì sự phát triển của cá nhân, gia đình và cả làng nghề.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- word.doc
- luan van BAN CHINH PP bao cao chinh thuc.ppt