Khiếu nại phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà
nước, khiếu nại là phương thức để công dân tham gia vào hoạt động quản lý
nhà nước, vửa là phương thức bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình
khi bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm.
Đối chiếu với mục đích, đối tượng như đã xác định trong phần mở đầu,
nội dung luận văn được tiến hành trong các chương.
Ở chương 1, luận văn đã xây dựng khung cơ sở lý luận về giải quyết
khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện với các vấn đề
cơ bản như một số vấn đề về khiếu nại hành chính, giải quyết khiếu nại hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt dộng giải quyết khiếu nại hành chính. Từ đây, luận văn cũng tham khảo
kinh nghiệm trong giải quyết khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện ở một số địa phương. Khung lý luận này được sử dụng trong
các chương tiếp theo.
Ở chương 2, luận văn đã khái quát hóa tình hình khiếu nại hành chính
trên địa bàn quận ân Bình, đặc biệt dành sự chú ý khảo sát, đánh giá thực
trạng công tác giải quyết khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận Tân Bình, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết
khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tân Bình. Luận văn
đã chỉ ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của c ng tác này. Đây
là cơ sở đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu
nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận ân Bình trong chương kế
tiếp.
Tại chương 3, luận văn đã đưa ra năm giải pháp cụ thể để đảm bảo giải
quyết tốt khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tân Bình105
gồm các giải pháp: hoàn thiện pháp luật về khiếu nại hành chính, giải quyết
khiếu nại hành chính; kiện toàn tổ chức và hoạt động bộ máy tham mưu c ng
tác giải quyết khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức; kết hợp chặc chẽ công tác giải quyết
khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận với quá trình cải
cách hành chính; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc giải quyết khiếu
nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
Các giải pháp trên được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần đảm bảo cho
công dân thực hiện quyền khiếu nại được thuận tiện, công tác giải quyết khiếu
nại của các cơ quan hành chính nhà nước đặc biệt tại Ủy ban nhân dân quận
ân Bình được nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Từ đó, tình trạng phát sinh
khiếu nại trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước sẽ giảm, góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo được niềm tin của người
dân đối với Đảng và Nhà nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng đã đề
ra.
142 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết khiếu nại hành chính của chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tác giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận Tân Bình có sự liên tục trong tổng kết kết quả thực hiện đưa ra các mặt
tích cực, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong quá trình thực hiện, từ đó chỉ
đạo, định hướng trong công tác thông qua họp giao ban, Hội nghị tổng kết
công tác.
Đồng thời, tổ chức khen thưởng đối với các cá nhân, cơ quan, đơn vị
thực hiện tốt các nội dung liên quan công tác giải quyết khiếu nại của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận để khuyến khích, động viên thực hiện tốt hơn
nhiệm vụ được giao.
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết khiếu nại của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận những năm qua còn tồn tại một số hạn chế
như sau:
Thứ nhất, một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan công tác giải quyết khiếu nại hành chính còn một số bất cập, chưa thống
nhất.
83
Thứ hai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tân Bình chưa thực hiện hết
thẩm quyền, trách nhiệm trong hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính theo
quy định của pháp luật, còn ủy quyền cho các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận thực hiện công tác giải quyết khiếu nại theo lĩnh vực được phân công.
Thứ ba, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tân Bình không nắm rõ, cụ thể
tình hình khiếu nại, giải quyết khiếu nại, các quy định pháp luật có liên quan
để chủ động đưa ra các chỉ đạo, điều hành, định hướng thực hiện công tác
hiệu quả.
Thứ tư, thủ trưởng của một số cơ quan, đơn vị chưa chú trọng, quan
tâm, thực hiện tốt c ng tác tham mưu c ng tác giải quyết khiếu nại của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận
Thứ năm, việc giải quyết khiếu nại hành chính cơ bản đã được giải
quyết đúng theo theo quy định nhưng có một số trường hợp chưa đảm bảo về
trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định.
Thứ sáu, trong công tác giải quyết khiếu nại vẫn còn tồn tại một số
trường hợp khiếu nại tồn đọng, kéo dài.
Thứ bảy, công tác tiếp c ng dân là giai đoạn đầu của công tác giải
quyết khiếu nại, nếu thực hiện tốt sẽ hạn chế phát sinh khiếu nại. Nhưng hiện
nay, việc thực hiện công tác này tại Ban Tiếp công dân quận cũng như các cơ
quan, đơn vị vẫn còn hạn chế.
Thứ tám, tiếp nhận và xử lý đơn thư được giao cho Ban Tiếp công dân
quận là cơ quan đầu mối thực hiện; giai đoạn thụ lý, xác minh, báo cáo kết
quả xác minh và tham mưu ban hành quyết đinh giải quyết khiếu nại do cơ
quan Thanh tra quận và các cơ quan chuyên m n trực thuộc Ủy ban nhân dân
quận đảm nhận nhưng c ng tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan này,
chuyển tiếp từ đơn vị này đến đơn vị kia còn hạn chế, thậm chí đùn đẩy trách
84
nhiệm, gây bức xúc phiền hà cho người dân. Do đó, trong quá trình giải quyết
khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận vẫn còn tình trạng thiếu tính
liên tục thậm chí kéo dài.
Thứ chín, công tác thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực
pháp luật có thể xem là quá trình hiện thực hóa quyết định giải quyết khiếu
nại. Tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp
luật có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm giá trị cho toàn bộ quá trình
giải quyết khiếu nại. Nhưng công tác theo dõi, tổ chức thực hiện các quyết
định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận ban hành chưa được chú trọng, gặp khó khăn, vướng mắc.
Cuối cùng, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay
hiệu quả chưa cao, chưa đi vào đời sống Nhân dân. Đồng thời, công tác này
chưa đóng góp nhiều vào việc giảm thiểu các phát sinh khiếu nại hành chính
trên địa bàn quận. Do vậy, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác
giải quyết khiếu nại. Đặc biệt, các nội dung khiếu nại liên quan công tác bồi
thường trong việc thu hồi đất, xử lý vi phạm hành chính thuộc các lĩnh vực
khác nhau, việc thu hồi giấy chứng nhận.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, một số quy định của các văn bản quy phạm pháp liên quan
công tác giải quyết khiếu nại trên thực tế còn một số bất cập, cụ thể:
Tại Khoản 6 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Người giải
quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại”. Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 7 của Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:
“Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái
pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người
85
khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có
người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại òa án theo
quy định của Luật tố tụng hành chính” [7]. Quy định này kh ng phù hợp, có
sự mâu thuẫn với thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định từ Điều 17
đến Điều 26 Luật Khiếu nại năm 2011, bởi thẩm quyền giải quyết khiếu nại
bao giờ cũng thuộc về cá nhân chứ kh ng thuộc về cơ quan, tổ chức.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 thì người
đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, c ng chức do
mình quản lý trực tiếp. Nếu phát hiện quyết định hành chính, hành vi hành
chính trái pháp luật thì người khiếu nại phải khiếu nại đến người đứng đầu cơ
quan, tổ chức chứ kh ng khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính,
càng kh ng phải là cơ quan có người có hành vi hành chính trái pháp luật.
Với quy định kh ng rõ ràng như Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 thì
trong nhiều trường hợp người khiếu nại gửi đơn khiếu nại lòng vòng, kh ng
đúng người có thẩm quyền giải quyết và mất thời gian khi phải hướng dẫn
hoặc chuyển đơn theo quy định.
Do đó, trong quá trình giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân quận cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Đồng thời, có thể gây bức xúc,
làm mất lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.
Trong quá trình thụ lý, xác minh nội dung khiếu nại, có trường hợp Ủy
ban nhân dân quận phát hiện quyết định hành chính bị khiếu nại có sai sót
trong quá trình ban hành, việc sai sót này kh ng liên quan đến nội dung khiếu
nại của công dân, Ủy ban nhân dân quận đã phải thu hồi, hủy bỏ quyết định
hành chính bị khiếu nại. Như vậy, đối tượng bị khiếu nại không còn, Luật
Khiếu nại năm 2011 chưa quy định hướng giải quyết đối với trường hợp này,
86
chỉ quy định việc giải quyết khiếu nại được thực hiện bằng 02 hình thức: ban
hành quyết định giải quyết khiếu nại hoặc ban hành quyết định đình chi giải
quyết khiếu nại (nếu người khiếu nại có đơn xin rút khiếu nại). Do đó, mỗi cơ
quan tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận giải quyết khiếu nại bằng
nhiều hình thức văn bản khác nhau như: c ng văn, quyết định, thông báo
Thứ hai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận thực hiện cùng lúc nhiều
nhiệm vụ khác nhau, thực hiện chỉ đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước
trên nhiều lĩnh vực theo quy định pháp luật.
Thứ ba, một số cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tiếp công
dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại đã cũ, hư hỏng nhưng chưa được thay
thế, gây khó khăn, cản trở trong quá trình thực hiện công tác.
Thứ tư, chế độ, đãi ngộ, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại
chưa cao.
Thứ năm, quận ân Bình là địa bàn có nhiều khu đất trước đây do quân
đội quản lý và cấp cho những người làm việc trong khu vực quân đội và phát
sinh cùng lúc là sự lấn chiếm của những người được cấp và tình trạng mua
bán đất đai, nhà ở bằng giấy tay. Đồng thời, bất cập của Luật Đất đai về vấn
đề quy định khung giá đất, bồi thường giá đất trong quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội còn tình trạng áp đặt; khung giá đất còn có sự chênh lệch khá lớn
so với giá đất thị trường.
Thứ sáu, trình độ, nhận thức của một số người dân về pháp luật còn hạn
chế dẫn đến khiếu nại kh ng đúng quy định, kh ng đúng thẩm quyền, vượt
cấp, bị một số phần tử phản động lợi dụng quyền khiếu nại, khiếu nại sai sự
thật, lôi kéo số đ ng khiếu nại.
87
Thứ bảy, nhiều vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng quy định
nhưng người khiếu nại vẫn cố tình không chấp hành và tiếp tục gửi đơn khiếu
nại trong khi đó pháp luật chưa quy định biện pháp chế tài rõ ràng, kh ng đủ
mạnh để giáo dục, xử lý những trường hợp này.
Thứ tám, chi phí bồi thường và nơi hỗ trợ tái định cư cho những người
bị thu hồi đất còn hạn chế, có hạn. rong đó, một số dự án chưa có khu tái
định cư, chi phí bồi thường kh ng đủ để người dân mua nhà ở mới, một số
khu tái định cư đã được bố trí nhưng kh ng bảo đảm điều kiến sống tốt hơn
hoặc bằng nơi ở cũ dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài.
Thứ chín, việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại còn
gặp nhiều khó khăn: trong trường hợp người khiếu nại đúng thì người khiếu
nại sẽ chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại, ngược lại kết quả giải
quyết khiếu nại là sai hoặc đúng một phần thì người khiếu nại thường không
thừa nhận sai lầm, lo ngại ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ. Đồng thời,
các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay chưa quy định các biện pháp chế tài
về việc không chấp hành, thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại có
hiệu lực pháp luật cụ thể đối với các tổ chức, các nhân đây cũng là nguyên
nhân gây khó khăn trong việc thực hiện.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, công tác kiểm tra, đ n đốc của Chủ tịch Ủy nhân dân quận
đối với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tham mưu giải quyết khiếu nại; của
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
được phân công thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu
nại chưa được chú trọng.
Thứ hai, công tác cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân quận trên
các lĩnh vực hiệu quả chưa cao vẫn còn gây bức xúc của công dân dẫn đến
88
phát sinh khiếu nại. Đồng thời, công tác giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận còn hạn chế chưa đổi mới, cải cách.
Thứ ba, công tác quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong việc
thu hồi đất, thu hồi giấy chứng nhận sai quy định, xử lý vi phạm hành chính
trên các lĩnh vực còn hạn chế dẫn đến phát sinh khiếu nại.
Thứ tư, công tác bồi thường, thu hồi đất được thực hiện qua nhiều giai
đoạn khác nhau, thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan khác nhau như: lập quy
hoạch, lập phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư, triển khai dự án đến người
dân, cưỡng chế, tuyên truyền các quy định pháp luật có liên quan để công dân
hiểuVì vậy, khi giải quyết khiếu nại hành chính cho người dân cũng phải
thông qua các ý kiến chuyên môn của nhiều cơ quan khác nhau gây ra mất
thời gian, c ng đoạn thu thập hồ sơ, tài liệu có liên quan.
Thứ năm, đội ngũ cán bộ, công chức của Ban Tiếp công dân quận, công
chức, viên chức phụ trách tham mưu c ng tác giải quyết khiếu nại tại các cơ
quan, đơn vị có sự thay đổi thường xuyên, kiêm nhiệm nhiều công tác khác
nhau, hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn trong công tác, cụ thể: Ban
Tiếp công dân quận chưa nắm chắc được chức năng, nhiệm vụ của mình trong
c ng tác đầu mối tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư của Ủy ban nhân
dân quận; công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị nghiệp vụ, chuyên
môn trong công tác này còn hạn chế chưa phát huy được tối đa, hiệu quả
nhiệm vụ được giao.
Thứ sáu, công chức, viên chức làm c ng tác tham mưu giải quyết khiếu
nại chưa đi sâu, nắm bắt, tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc và giải quyết vấn
đề khi phát sinh; nhiều vụ việc việc thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ còn
sơ sài, chưa làm tròn nhiệm vụ của mình dẫn đến các quyết định giải quyết
89
khiếu nại thiếu tính thuyết phục, thiếu chính xác không tạo sự đồng thuận của
người dân trong công tác giải quyết khiếu nại.
Thứ bảy, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình chưa có văn bản phân công
rõ ràng trong công tác theo dõi, thực hiện, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện
quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật do mình ban hành.
Thứ tám, đội ngũ nhân sự thực hiện công tác tuyên truyền chưa đảm
bảo về trình độ, nghiệp vụ; hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú;
nội dung tuyên truyền sơ sài chưa thu hút được sự quan tâm của người nghe;
thời gian tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại chưa được tổ
chức chưa đúng thời điểm.
Tiểu kết chƣơng 2
rên cơ sở khung lý luận đã xây dựng ở chương 1, tại chương 2 luận
văn đã khảo sát thực trạng công tác giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận Tân Bình bao gồm: thụ lý, xác minh, kết luận và ban hành
quyết định giải quyết khiếu nại. Bên cạnh đó, còn thực hiện các công tác liên
quan hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính như: tiếp công dân, tiếp nhận,
xử lý đơn thư, thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật.
Tại chương này, luận văn đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ
sở để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác này ở chương 3.
90
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN TÂN BÌNH
3.1. Phƣơng hƣớng xây dựng các giải pháp
3.1.1. uán triệt chủ trương, đư ng lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của hà nư c về công tác giải quyết khiếu nại hành chính
Thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân
và giải quyết khiếu nại, tố cáo và Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 28/5/2014 của
Ban hường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường lãnh đạo
công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, cần tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm của hệ
thống chính trị từ quận đến phường về công tác giải quyết khiếu nại hành
chính như sau:
Cần nâng cao nhận thức và hiểu biết trên cơ sở khoa học cho đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức và đ ng đảo Nhân dân về khiếu nại, công tác
giải quyết khiếu nại.
Đồng thời, cần phải hiểu thấu đáo quan điểm, đường lối chính sách của
Đảng và quy định pháp luật của Nhà nước về khiếu nại hành chính, giải quyết
khiếu nại hành chính. rên cơ sở đó đề ra những chính sách, giải pháp phù
hợp trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương; đáp ứng được nguyện
vọng của quần chúng Nhân dân. Bên cạnh đó kịp thời ngăn chặn những hoạt
động lợi dụng khiếu nại vi phạm pháp luật, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc,
phá hoại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
91
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các
tổ chức chính trị- xã hội, thông qua nhiều hình thức làm tốt công tác tuyên
truyền, phổ biến, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, quy định pháp
luật của Nhà nước đối với việc khiếu nại của công dân, việc giải quyết khiếu
nại của Nhà nước trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân
bằng nhiều hình thức khác nhau.
3.1.2. T n trọng quyền khiếu nại của c ng dân, đảm bảo hài hòa lợi
ích của các bên trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính
Cả hệ thống chính trị từ Quận đến Phường phải thấm nhuần cũng như
thể hiện qua việc làm thiết thực. Qua đó, quyền khiếu nại của công dân được
đảm bảo, công tác giải quyết khiếu nại được thực hiện công khai, minh bạch,
đúng quy định.
Cấp uỷ Đảng, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cần tiếp tục tập trung
lãnh đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại từ cơ
sở.
Tập trung, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình giải quyết khiếu
nại. Kịp thời khắc phục được sự chậm trễ trong quá trình tham mưu giải quyết
khiếu nại ở một số cơ quan, phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi
phạm pháp luật trong việc khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân, quá trình
giải quyết khiếu nại nhất là đối với những trường hợp lợi dụng quyền dân chủ,
quyền khiếu nại để kích động, lôi kéo khiếu nại, tụ tập đ ng người gây mất
trật tự, an ninh xã hội.
3.1.3. Kiên quyết nhưng mềm d o, linh hoạt, thận trọng trong
công tác giải quyết khiếu nại hành chính
92
Giải quyết khiếu nại hành chính là vấn đề nhạy cảm liên quan đến lợi
ích trực tiếp của người dân và hết sức phức tạp. Vì vậy, trong công tác này
cần phải kiên quyết nhưng mềm d o, linh hoạt và thận trọng.
Trong những năm tới, cần tăng cường phát huy vai trò, trách nhiệm của
hệ thống chính trị từ Quận đến Phường trong việc tổ chức học tập, xây dựng
phong cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là:
Kết hợp tính nguyên tắc cứng rắn với biện pháp thực hiện linh hoạt,
mềm d o. Trong mọi công tác, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, người lãnh đạo,
quản lý có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để hoàn thành
chức trách, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, ở đây cần có sự vững vàng, không
thay đổi trong những vấn đề thuộc về nguyên tắc: kết hợp tính cách mạng với
tính khoa học; kết hợp tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đúng đắn là
phải kết hợp chặt chẽ giữa cách làm việc dân chủ tập thể với tính quyết đoán,
dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, trước Nhân dân, kịp thời đưa ra
những quyết sách đúng. Những hiện tượng coi thường tập thể hoặc dựa dẫm,
ỷ lại tập thể, không dám quyết đoán, kh ng nêu cao trách nhiệm cá nhân đều
làm trì trệ, suy yếu năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý của người cán bộ,
thông qua việc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói với làm; phong cách
làm việc sâu sát, lắng nghe ý kiến của quần chúng Nhân dân.
Hệ thống chính trị các cấp cần phải phối hợp chặt chẽ, có phương pháp
trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính đó là: có lý, đúng luật, được
quần chúng Nhân dân đồng tình ủng hộ và thống nhất đồng bộ giữa ba bộ
phận và ba biện pháp: về ba bộ phận đó là: "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vận động Nhân dân "; về ba biện pháp
đó là: "Biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế và biện pháp giáo dục".
93
3.2. Một số giải pháp cụ thể
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại hành chính, giải quyết khiếu
nại hành chính
Hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo thực hiện
quyền khiếu nại của c ng dân và đồng thời cũng là căn cứ để các cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền thực hiện công tác giải quyết khiếu nại.
Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại là một trong
những giải pháp quan trọng. Ngoài hệ thống pháp luật về khiếu nại và giải
quyết khiếu nại, Nhà nước còn phải chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật
khác có liên quan. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại
và hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại là hệ thống pháp luật của nước ta
còn thiếu đồng bộ, chưa đồng nhất, mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau nhất là
đối với các lĩnh vực như: bồi thường trong việc thu hồi đất, xử lý vi phạm
hành chính trên các lĩnh vực.
3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại hành chính
Thứ nhất, quy định việc rút khiếu nại có thể thực hiện thông qua ghi
nhận bằng biên bản làm việc, yêu cầu người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ và
kh ng cần phải làm đơn xin rút khiếu nại để giảm bớt thủ tục hành chính cho
người dân góp phần vào c ng tác cải cách hành chính.
Thứ hai, hiện nay có nhiều trường hợp khiếu nại tràn lan, cầu may mặc
dù người khiếu nại đã hiểu rõ, biết được vụ việc của mình được các cơ quan,
đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thực hiện đúng quy định, chính sách và ý thức
chấp hành pháp luật của công dân còn hạn chế. Do đó, để tránh tình trạng
khiếu nại kh ng đúng, để công dân thấy rõ được trách nhiệm của mình trong
việc thực hiện quyền khiếu nại thì cần phải có một chế tài nhất định, cụ thể:
thực hiện việc thu phí khi cá nhân, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại, nếu
94
khiếu nại đúng thì sau khi có kết quả giải quyết người khiếu nại được trả lại
mức phí đã thu từ nguồn bồi thường của các cá nhân, tổ chức gây ra các vấn
đề kh ng đúng dẫn đến việc khiếu nại; đối với những trường hợp khiếu nại
sai, kh ng có cơ sở thì người khiếu nại phải mất khoản thu phí đó. Đồng thời,
nguồn thu phí của công dân đã thu được trích cho cán bộ, công chức thực hiện
tiếp công dân, xử lý đơn tham mưu công tác giải quyết khiếu nại.
3.2.1.2. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính
hứ nhất, sự mâu thuẫn quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại
giữa cá nhân, cơ quan, đơn vị, quy định kh ng rõ ràng trong nhiều trường hợp
người khiếu nại sẽ gửi đơn khiếu nại lòng vòng, kh ng đúng người có thẩm
quyền giải quyết và mất thời gian khi phải hướng dẫn hoặc chuyển đơn theo
quy định.
Do đó, cần sửa đổi, bổ sung về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành
chính theo hướng thống nhất thuộc trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan,
đơn vị hành chính nhà nước.
Thứ hai, thời hạn giải quyết khiếu nại cần phải được quy định cụ thể
khác nhau tùy thuộc vào nội dung khiếu nại để đảm bảo công tác giải quyết
khiếu nại được kịp thời, hiệu quả, tránh tình trạng đối với các vụ việc phức
tạp kh ng đảm bảo thời gian giải quyết, đối với vụ việc đơn giản không tập
trung giải quyết nhanh, dứt điểm cho công dân.
Thứ ba, các trường hợp khi thụ lý, xác minh nội dung khiếu nại, đối
tượng khiếu nại bị thu hồi, hủy bỏ nhưng kh ng liên quan đến nội dung khiếu
nại của c ng dân để tạo sự thống nhất về cách thức thực hiện, hình thức văn
bản giải quyết là thông báo chấm dứt giải quyết khiếu nại hành chính.
Một trong những nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại là do công dân
chưa hiểu hết các chính sách, quy định của pháp luật hoặc các cơ quan, đơn
95
vị, đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ không làm tốt công tác tuyên
truyền, vận động nhân dân, đặc biệt khi triển khai các dự án, thực hiện công
tác thu hồi đất, bồi thường cho người dân và người dân chỉ quan tâm đến pháp
luật khi lợi ích của họ bi xâm phạm.
Do đó, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về khiếu nại hành chính và
giải quyết hành chính thì cần phải chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật, cụ thể như sau:
Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật từ quận đến phường. Xây dựng đội ngũ nhân sự làm công
tác tuyên truyền thực sự có chất lượng.
Xác định rõ thời gian, nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật đến công chức, người dân một cách phù hợp, cụ thể: đội ngũ cán bộ, công
chức là đội ngũ thay mặt Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ công vụ do đó cần
phải tuyên truyền các quy định của pháp luật đến từng công chức một cách
thường xuyên và không tràn lan phải tập trung phù hợp với nhiệm vụ, công vụ
họ được phân công thực hiện; Đối với người dân họ chỉ quan tâm đến các quy
định của pháp luật, chính sách của Nhà nước khi quyền lợi của họ bị xâm
phạm như tranh chấp, bị thu hồi đất thực hiện dự án, bị xử phạt vi phạm hành
chính Do đó, đây là thời gian cần phải thực hiện công tác tuyên truyền bên
cạnh những cuộc tuyên truyền định kỳ đã đề ra.
Đổi mới đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng
nhóm đối tượng, điều kiện, cụ thể như: tuyên truyền miệng, tổ chức các hội
thi, biên soạn tài liệu, nêu gương việc chấp hành các quy định, tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng,
96
3.2.2. Kiện toàn tổ chức và hoạt động bộ máy trong công tác giải
quyết khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
Để tham mưu c ng tác giải quyết khiếu nại liên tục và hiệu quả thì việc
kiện toàn tổ chức và hoạt động bộ máy tham mưu c ng tác giải quyết khiếu
nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận không thể thiếu.
Thứ nhất, thành lập Ban chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại hành
chính, Tổ giúp việc thực hiện công tác tham mưu giải quyết khiếu nại thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận theo nội dung khiếu nại như:
bồi thường trong việc thu hồi đất, xử lý vi phạm hành chính, thu hồi giấy
chứng nhận kh ng đúng quy định.
rong đó, Ban chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại hành chính quận
với rưởng ban là Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Phó rưởng ban là các
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thành viên là thủ trưởng của các cơ
quan, đơn vị do Ủy ban nhân dân quận quản lý. Việc cơ cấu như vậy, thứ nhất
sẽ tăng cường được việc thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính với sự cố
vấn chuyên môn trực tiếp của các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; Thứ
hai, đối với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân quận nhận
thức, thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong c ng tác tham mưu
giải quyết khiếu nại cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
Tổ giúp việc được thành lập khi phát sinh khiếu nại và cơ cấu thành
viên là công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tham mưu c ng tác giải
quyết khiếu nại thuộc các cơ quan, đơn vị; Ban Tiếp công dân quận là tổ
trưởng Tổ giúp việc và tùy theo nội dung khiếu nại sẽ cơ cấu thành viên phù
hợp.
97
Thứ hai, xây dựng quy chế phối hợp, phân công chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn đối với từng thành viên của Ban chỉ đạo giải quyết khiếu nại, Tổ
giúp việc một cách cụ thể, rõ ràng.
Thứ ba, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận cần phân công nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm đối với Thanh tra quận, Ban Tiếp công dân quận, Đội
quản lý trật tự đ thị quận (thuộc phòng Quản lý đ thị) trong việc theo dõi, tổ
chức thực hiện, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện các quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực pháp luật do Ủy ban nhân dân quận và do Bộ, ngành
trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành một cách đồng bộ, thống
nhất.
3.2.3. âng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Trong bất kỳ công tác nào ở lĩnh vực nào cũng cần phải có một đội ngũ
nhân sự tốt về đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác giải quyết khiếu nãi
cũng kh ng ngoại lệ để công tác này có hiệu quả thì phải nâng cao năng lực
công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giải quyết khiếu nại, cụ thể
cần tập trung vào một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, phân c ng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm
vụ tham mưu c ng tác giải quyết khiếu nại một cách hợp lý, không bố trí nhân
sự dư thừa, không có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện c ng tác. Đặc biệt đối
với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác tiếp công dân, xử
lý đơn.
Thứ hai, tập trung xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công
chức làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh
chính trị, vững về pháp luật mà còn phải am hiểu sâu lý luận, thực tiễn,
chuyên nghiệp, tận tụy phục vụ Nhân dân.
98
Thứ ba, thường xuyên mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về các
nội dung cơ bản của Luật Khiếu nại, Nghị định hướng dẫn thi hành; một số
luật chuyên ngành liên quan và cá kỹ năng cần thiết khác như: giao tiếp, ứng
xử, lắng nghe, phân tích, hướng dẫn, thuyết phục, kiềm chế, giải tỏa căng
thẳng đám đ ng Đồng thời, hệ thống các kinh nghiệm thực tiễn và đưa ra
quan điểm giải quyết thống nhất trong một số nội dung khiếu nại thường xảy
ra như: bồi thường trong việc thu hồi đất đai, xử lý vi phạm hành chính, thu
hồi giấy chứng nhận sai quy định và một số nội dung khiếu nại khác trong
c ng tác đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ tư, đổi mới chính sách đãi ngộ, chế độ hợp lý hơn nữa để cán bộ,
công chức làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại thực thi công vụ đạt chất lượng,
chuyên tâm công tác.
hường xuyên thực hiện các c ng tác khen thưởng, nêu gương trong
công tác giải quyết khiếu nại, thứ nhất để khuyến khích, động viên cán bộ,
công chức; thứ hai, qua đó giúp cho những người thực hiện công tác giải
quyết khiếu nại có thể học hỏi, kinh nghiệm trong công tác. Bên cạnh đó,
cần đưa ra các biện pháp, hình thức xử lý kỷ luật cá nhân, tổ chức như:
kiểm điểm, cảnh cáo, trừ điểm thi đua, trong các trường hợp không thực
hiện, thực hiện không tốt, thiếu trách nhiệm trong công tác tiếp công dân,
xử lý đơn, tham mưu c ng tác giải quyết khiếu nại hành chính cho Chủ tịch
Ủy ban nhân dân quận.
3.2.4. Kết hợp công tác giải quyết khiếu nại hành chính của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận v i quá trình cải cách hành chính
Giải quyết khiếu nại hành chính và cải cách hành chính có mối quan hệ
mật thiết, tác động qua lại với nhau: giải quyết khiếu nại hành chính là một
nội dung cần cải cách, đổi mới đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính; cải
99
cách hành chính một mặt hạn chế phát sinh đơn khiếu nại, mặt khác thúc đẩy
nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính.
Quận Tân Bình qua 06 năm thực hiện theo Quyết định số 25/2012/QĐ-
UBND ngày 22/6/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương
trình Cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2011-2020; Ủy ban nhân dân quận ân Bình đã xây dựng, ban hành các
chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo từng giai đoạn và theo từng
năm phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. rong đó, c ng tác cải
cách hành chính của quận những năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất
định, góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế; dân chủ hóa đời sống xã
hội, củng cố, duy trì chính trị trên địa bàn quận Tân Bình. Tuy nhiên, trong
thời gian vừa qua công tác cải cách hành chính cũng còn một số hạn chế. Vì
vậy, phải tiến hành rà soát các thủ tục hành chính của các cơ quan đơn vị chủ
động, định kỳ chỉ ra được các thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo để cải
tiến hoặc sửa đổi, bãi bỏ phù hợp. Từ đó, giảm thiểu những sai sót, thủ tục
“nhiêu khê” trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước dẫn đến
những bức xúc của người dân làm phát sinh khiếu nại.
Đồng thời, công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại cũng
cần cải cách, đổi mới thông qua việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định
pháp luật liên quan công tác giải quyết khiếu nại; nâng cao đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức; thực hiện các chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng
như đã nêu trong các giải pháp trên; áp dụng công nghệ thông tin từ công tác
tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại bằng phần mềm chuyên môn có
thể hiện các bước thực hiện, cá nhân, tổ chức thực hiện, nội dung thực hiện,
thời gian thực hiện; sử dụng hồ sơ điện tử trong công tác giải quyết khiếu nại
để tạo sự liên tục trong công tác, thể hiện được việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, cá nhận và giúp cho công dân theo dõi
100
một cách công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, thực hiện cơ chế một cửa đối
với công tác này
3.2.5. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc giải quyết khiếu
nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận trong công tác giải
quyết khiếu nại là nhiệm vụ mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận phải thực
hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại là
việc xem xét, đánh giá, kết luận việc thực hiện nhiệm vụ trong công tác giải
quyết khiếu nại từ đó có các kiến nghị xử lý; khắc phục những mặc còn hạn
chế; phát huy, nhân rộng các mặt tích cực, các mặt thực hiện tốt, góp phần
nâng cao hiệu quả công tác này.
Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trước hết là đối với việc thực
hiện thẩm quyền, trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận trong việc
thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải
quyết khiếu nại; cụ thể là các cơ quan, đơn vị thực hiện c ng tác tham mưu,
mặc dù đã có chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao. Do đó, một số bất cập, hạn
chế trong công tác giải quyết khiếu nại vẫn còn phát sinh. Vì vậy, cần tăng
cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc thực hiện
các quy định của pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu
nại cả về số lượng và chất lượng.
Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về công tác giải quyết khiếu nại chính
là việc xem xét trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước các
cấp đối với việc thực thi nhiệm vụ giải quyết khiếu nại của công dân, việc
thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác liên quan công tác giải quyết
khiếu nại. Xác định rõ đối tượng của hoạt động thanh tra trách nhiệm theo
101
quy định tại Luật Khiếu nại năm 2011 là hủ trưởng cơ quan hành chính nhà
nước. Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng đến
kết quả, hiệu quả đối với công tác giải quyết khiếu nại của công dân
Để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về tiếp công dân,
xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại đúng quy định và hiệu quả thì cần phải:
Căn cứ cơ sở pháp lý về thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục tiến
hành một cuộc thanh tra được quy định cụ thể tại: h ng tư số 04/2013/TT-
TTCP ngày 29/7/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định thẩm quyền, nội
dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại; h ng tư số
05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ
chức hoạt động quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến
hành một cuộc thanh tra và tình hình thực tiễn để xây dựng kế hoạch, nội
dung, thời gian thanh tra, kiểm tra phù hợp.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan hanh tra quận và Ủy ban
Kiểm tra trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại. Qua đó, đánh
giá được kết quả thực hiện c ng tác chuyên m n theo quy định của pháp luật
và đánh giá về trách nhiệm, nhiệm vụ của người đảng viên là gương mẫu, tiên
phong đi đầu.
Đổi mới phương pháp, cách thức thực hiện, các cuộc thanh tra, kiểm tra
tiến hành đúng trọng tâm, trọng điểm, có chất lượng tránh hình thức, qua loa,
chiếu lệ, cụ thể: tập trung vào những nội dung, vấn đề nổi cộm, bức xúc, có
những ý kiến phản ánh của quần chúng và dư luận xã hội, đưa ra các nội dung
kết luận rõ ràng, chính xác, nêu rõ những sai phạm, khiếm khuyến, nguyên
nhân sai phạm, nêu được trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể khi có sai
102
phạm, kiến nghị những biện pháp thiết thực, hiệu quả, giúp cho cơ quan, đơn
vị khắc phục được những khó khăn, hình thức xử lý kỷ luật nghiêm.
Đồng thời, tăng cường giám sát của Đảng, của cơ quan nhà nước và tạo
điều kiện, huy động sự tham gia của xã hội vào giám sát hoạt động giải quyết
khiếu nại.
Giám sát của Đảng là nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước. Giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận Tân Bình là một trong những nhiệm vụ mang tính chính trị
quan trọng nhằm đảm bảo quyền khiếu nại của công dân, nâng cao chất lượng
công tác giải quyết khiếu nại hành chính. Chính sự giám sát của Đảng đối với
công tác giải quyết khiếu nại là tiền đề quan trọng để nâng cao trách nhiệm
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận trong công tác này đối với công dân,
Đảng và Nhà nước.
ăng cường sự giám sát của Quận ủy, Hội đồng nhân dân quận đối với
công tác giải quyết khiếu nại. Giám sát việc thực hiện trách nhiệm của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận trong công tác giải quyết khiếu nại. Tập trung,
thường xuyên nắm bắt th ng tin, tình hình để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo và
huy động sức mạnh của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể và Nhân dân khi phát
sinh các vấn đề phức tạp.
Đối với các cơ quan, đơn vị và các phường có phát sinh việc tiếp công
dân đ ng người, tình hình khiếu nại phức tạp thì phải đưa c ng tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại là một nội dung sinh hoạt Đảng trọng tâm .
Cần mở rộng sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, cơ quan truyền
thông vào việc giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận Tân Bình thông qua việc công khai trình tự, thủ tục tiếp công
103
dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, kết quả giải quyết khiếu nại, kết
quả tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Tiểu kết chƣơng 3
Việc đưa ra các giải pháp sẽ giúp cho công tác giải quyết khiếu nại
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận ân Bình được hoàn thiện,
hiệu quả.
Tại chương này, trên cơ sở lý luận và thực trạng luận văn đã đề xuất
năm giải pháp cụ thể nhằm góp phần giải quyết các khó khăn, bất cập trong
công tác giải quyết khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
Tân Bình. Ngoài ra, luận văn còn đưa ra các định hướng cụ thể để xây dựng
các giải pháp phù hợp thực tiễn.
104
KẾT LUẬN
Khiếu nại phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà
nước, khiếu nại là phương thức để công dân tham gia vào hoạt động quản lý
nhà nước, vửa là phương thức bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình
khi bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm.
Đối chiếu với mục đích, đối tượng như đã xác định trong phần mở đầu,
nội dung luận văn được tiến hành trong các chương.
Ở chương 1, luận văn đã xây dựng khung cơ sở lý luận về giải quyết
khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện với các vấn đề
cơ bản như một số vấn đề về khiếu nại hành chính, giải quyết khiếu nại hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt dộng giải quyết khiếu nại hành chính. Từ đây, luận văn cũng tham khảo
kinh nghiệm trong giải quyết khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện ở một số địa phương. Khung lý luận này được sử dụng trong
các chương tiếp theo.
Ở chương 2, luận văn đã khái quát hóa tình hình khiếu nại hành chính
trên địa bàn quận ân Bình, đặc biệt dành sự chú ý khảo sát, đánh giá thực
trạng công tác giải quyết khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận Tân Bình, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết
khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tân Bình. Luận văn
đã chỉ ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của c ng tác này. Đây
là cơ sở đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu
nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận ân Bình trong chương kế
tiếp.
Tại chương 3, luận văn đã đưa ra năm giải pháp cụ thể để đảm bảo giải
quyết tốt khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tân Bình
105
gồm các giải pháp: hoàn thiện pháp luật về khiếu nại hành chính, giải quyết
khiếu nại hành chính; kiện toàn tổ chức và hoạt động bộ máy tham mưu c ng
tác giải quyết khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức; kết hợp chặc chẽ công tác giải quyết
khiếu nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận với quá trình cải
cách hành chính; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc giải quyết khiếu
nại hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
Các giải pháp trên được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần đảm bảo cho
công dân thực hiện quyền khiếu nại được thuận tiện, công tác giải quyết khiếu
nại của các cơ quan hành chính nhà nước đặc biệt tại Ủy ban nhân dân quận
ân Bình được nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Từ đó, tình trạng phát sinh
khiếu nại trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước sẽ giảm, góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo được niềm tin của người
dân đối với Đảng và Nhà nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng đã đề
ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (2014), Chỉ thị
số 21-CT/TU ngày 28/5/2014 về tăng cường lãnh đạo công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí
Minh.
2. Báo Quảng Ninh điện tử - theo địa chỉ trang wedsite:
baoquangninh.com.vn.
3. Bộ Nội vụ, Học viện Hành chính Quốc gia (2002), “Thuật ngữ
Hành chính”, Hà Nội, tr.101-102.
4. Bộ Tài chính – Thanh tra Chính phủ (2012), Thông tư liên tịch số
46/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 16/3/2012 quy định chế độ bồi dưỡng đối với
cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh, Hà Nội.
5. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-
BYT-BNV ngày 11/12/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, Hà Nội.
6. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.
7. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban
hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-
2020, Hà Nội.
8. Chính phủ (2014), Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014
hướng dẫn thi hành Luật Tiếp công dân, Hà Nội.
9. Vũ Duy Duẩn (2012), “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý hành chính nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo”, Tạp chí cộng sản
– www.tapchicongsan.org.vn.
10. Huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận – theo địa chỉ trang
wedsite: hamthuannam.binhthuan.gov.vn.
11. Nguyễn Thị Lệ Hằng (2010), Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực
quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Khánh Hòa, Luận văn
Thạc sĩ Quản lý công.
12. Lê Thị Kim Liên (2013), Giải quyết khiếu nại đất đai của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện từ thực tiễn huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương,
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công.]
13. Võ Thị Thanh Ngọc (2015), Giải quyết khiếu nại về bồi thường
trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công.
14. Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại năm 2011, Hà Nội.
15. Quốc hội (2013), Luật Tiếp công dân năm 2013, Hà Nội.
16. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013, Hà Nội.
17. Huỳnh Ngữ Siêu (2014), Quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý
công.
18. Lê Thanh Triều (2014), Giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân
huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công.
19. Thanh tra Chính phủ (2013), Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày
31/10/2013 quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, Hà Nội.
20. Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ (2014), Thông tư liên tịch số
03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.
21. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày
14/6/2010 phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân, Hà Nội.
22. Từ điển Pháp luật phổ thông (2009), Nxb. Giáo dục Việt Nam,
tr.591.
23. Từ điển Luật học (2006), Nxb Tư pháp, tr.701
24. Từ điển Anh – Việt (1990), Nxb Đồng Nai.
25. Trương Thị Cẩm Tú (2013), Hoàn thiện công tác giải quyết khiếu
nại trong lĩnh vực đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện tại tỉnh Bình
Thuận”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công.
26. Trường Cán bộ thanh tra (2013), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ
thanh tra viên chính, Nxb Lao động, Hà Nội.
27. Ủy ban nhân dân quận Tân Bình (2015), Quyết định số 602/QĐ-
UBND ngày 03/11/2015 về ban hành Quy chế hoạt động của Ban Tiếp công
dân quận, Tân Bình.
28. Ủy ban nhân dân quận Tân Bình (2015), Quyết định số 603/QĐ-
UBND ngày 03/11/2015 về ban hành Nội quy tiếp công dân tại trụ sở tiếp
công dân quận, Tân Bình.
29. Ủy ban nhân dân quận Tân Bình (2015), Quyết định số 111/QĐ-
UBND ngày 18/6/2015 về thành lập Ban Tiếp công dân quận Tân Bình, Tân
Bình.
30. Ủy ban nhân dân quận Tân Bình (2011, 2012, 2013, 2014, 2015,
2016), Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại năm 2011, 2012, 2013, 2014,
2015, 2016, Tân Bình.
31. Ủy ban nhân dân quận Tân Bình (2011, 2012, 2013, 2014, 2015,
2016), Báo cáo công tác thanh tra năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016,
Tân Bình.
32. Ủy ban nhân dân quận Tân Bình (2011, 2012, 2013, 2014, 2015,
2016), Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp,
khiếu nại của Bộ, ngành Trung ương và của Ủy ban nhân dân thành phố đã
có hiệu lực pháp luật năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, Tân Bình.
33. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2012), Quyết định số
25/2012/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 về ban hành Chương trình Cải cách
hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020, Hồ
Chí Minh.
34. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2013), Quyết định số
24/2013/QĐ-UBND ngày 23/7/2013 về chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công
chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
35. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2013), Quyết định số
50/2013/QĐ-UBND ngày 19/11/2013 về ban hành quy trình tổ chức thực hiện
quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, Hồ Chí Minh.
36. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2014), Quyết định số
07/2014/QĐ-UBND ngày 11/02/2014 ban hành quy trình giải quyết khiếu nại
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
37. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2006), Quyết định số
132/2006/QĐ-UBND ngày 05/9/2006 về ban hành Quy định tiếp công dân, xử
lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, Hồ Chí Minh.
38. Nguyễn Cửu Việt (2009), Bài giảng chuyên đề cao học Lý luận
quản lý nhà nước, tr.50.
39. Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng,
tr.510.
40. Viện Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ (2012), Khiếu nại,
tố cáo hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở Việt Nam hiện
nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo do
Quận ủy - Ủy ban nhân dân quận ban hành giai đoạn 2011-2016.
- Kế hoạch số 44/KH-TP ngày 08 tháng 3 năm 2012 của phòng Tư pháp
quận về tổ chức “Ngày pháp luật” với chủ đề Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
- Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban
nhân dân quận về việc thành lập Tổ công tác xử lý tình hình khiếu kiện đông
người trên địa bàn quận;
- Công văn số 32/VP-PC ngày 14 tháng 01năm 2013 của Văn phòng Ủy
ban nhân dân quận về kiểm tra các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài;
- Công văn số 59/TB-VP-PC ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Văn phòng
Ủy ban nhân dân quận về thông báo nội dung kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân quận tại Hội nghị tổng kết công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo;
- Công văn số 635/VP-PC ngày 14 tháng 8 năm 2013 của Văn phòng Ủy
ban nhân dân quận về việc phối hợp rà soát tình hình khiếu nại đông người và
dự báo tình hình khiếu nại đông người;
- Công văn số 1139T/VP ngày 12 tháng 8 năm 2013 của Văn phòng Ủy
ban nhân dân quận về việc thực hiện chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
- Công văn số 909/UBND-PC ngày 27 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân
dân quận về việc chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo;
- Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban
nhân dân quận về việc kiện toàn Tổ công tác xử lý tình hình khiếu kiện đông
người trên địa bàn quận;
- Thông tri số 27-TT/QU ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Quận ủy Tân
Bình về tăng cường công tác giáo dục cán bộ, công chức, viên chức nâng cao
tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, chống tình trạng quan liêu, nhũng
nhiễu, vô cảm;
- Công văn số 811/VP-PC ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Văn phòng Ủy
ban nhân dân quận về việc kiểm tra, rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức
tạp, tồn đọng, kéo dài (ngoài danh sách các vụ việc theo Kế hoạch 1130/KH-
TTCP);
- Kế hoạch số 329/KH-TP ngày 30 tháng 10 năm 2013 của phòng Tư pháp
quận về phối hợp tổ chức “Ngày pháp luật nước CHXHCN Việt Nam” chủ đề:
“Pháp luật về khiếu nại, tố cáo”;
- Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban
nhân dân quận về phối hợp xử lý, giải quyết khiếu nại đông người trên địa bàn
quận;
- Công văn số 272/VP-PC ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Văn phòng Ủy
ban nhân dân quận về việc thực hiện Đề án 1-1133 của Thanh tra Chính phủ về
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo;
- Công văn số 435/UBND-PC ngày 22 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân
dân quận về việc góp ý quy trình phối hợp xử lý giải quyết việc nhiều người
cùng khiếu nại, tố cáo;
- Công văn số 526/VP-PC ngày 17 tháng 6 năm 2014 của Văn phòng Ủy
ban nhân dân quận về việc thống kê số liệu khiếu nại, tố cáo tồn đọng;
- Công văn số 617/VP-PC ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Văn phòng Ủy
ban nhân dân quận về việc đôn đốc thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ủy ban
nhân dân quận về giải quyết đơn thư;
- Công văn số 652/UBND-PC ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân
dân quận về việc nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW và Chỉ thị số 21-
CT/TU của Ban Thường vụ thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Kế hoạch số 199/KH-TP ngày 07 tháng 5 năm 2015 của Phòng Tư pháp
quận về tổ chức hội nghị “Ngày pháp luật” với chủ đề phổ biến Luật Tiếp Công
dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
- Chương trình phối hợp số 01/CTPH-MTTQ-TT-PTP-HLG ngày 21
tháng 4 năm 2015 của UBMTTQ quận – Thanh tra – phòng Tư pháp và Hội
Luật gia quận về giám sát và nâng cao hiệu quả việc tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận giai đoạn 2015 – 2019;
- Quyết định số 434/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban
nhân dân quận về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị
trấn”;
- Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban
nhân dân quận thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn”;
- Công văn số 336/TP ngày 25 tháng 4 năm 2016 của phòng Tư pháp quận
về việc cung cấp file tài liệu “Một số quy định của pháp luật về khiếu nại”;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_quyet_khieu_nai_hanh_chinh_cua_chu_tich_uy_ban.pdf