Luận văn Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay

Đánh giá được thực trạng về lao động, việc làm của lao động nông nghiệp nói chung, cũng như việc làm của lao động nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay ở nước ta. Qua đó khẳng định: ở nước ta, lao động nông nghiệp có số lượng đông đảo, chiếm tỉ lệ cao trong lao động xã hội (gần 70%).Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm với số lượng lớn, có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện đô thị hóa, người lao động nông nghiệp mất đất trong khi khả năng thu hút lao động vào đô thị và các ngành nghề mới thấp, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn - Đây là vấn đề bức xúc cần sớm được giải quyết.

pdf135 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4057 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học của dân tộc, với tinh thần "phải tự cứu mình trước khi chờ trời cứu", mặt khác nền kinh tế chưa phát triển việc làm chưa nhiều, tỉ lệ người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm cao, do vậy người lao động đổ xô đi học nghề để chờ cơ hội tìm kiếm việc làm. Đây là một việc làm năng động đáng khen ngợi đối với người lao động nhưng đồng thời qua đó thấy vai trò điều tiết vĩ mô về đào tạo, sử dụng lao động của chúng ta chưa tốt. Để thỏa mãn nhu cầu học của dân rất nhiều trường, nhiều hệ đào tạo ra đời (công lập, dân lập, bán công, trường mở, đào tạo từ xa, tại chức) ra đời, nhiều lúc hoạt động của các trường này vượt quá khỏi sự kiểm soát của các cơ quan quản lý chức năng, không ít các vấn đề nổi cộm cần phải xem xét, giải quyết: chất lượng đào tạo, tuyển sinh,... Đòi hỏi nhà nước, các cơ quan quản lý chức năng cần phải xem xét lại hệ thống các trường, quản lý tốt các trường, có như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động. + Đổi mới nội dung giảng dạy ngay cả trong giáo dục phổ thông, đào tạo bậc cao và dạy nghề cho người lao động. Trong những năm qua chúng ta đã có rất nhiều chương trình thử nghiệm cải cách giáo dục và dạy nghề, nhưng hiệu quả không như chúng ta mong muốn. Giáo dục phổ thông cũng như giáo dục ở bậc đại học phần lớn mang tính ôm đồm nhiều nội dung dẫn tới tình trạng quá tải với người học, chất lượng các môn học chậm được đổi mới, không theo kịp sự biến động của xã hội vì vậy hiệu quả của quá trình đào tạo thấp (nhiều học sinh tốt nghiệp đại học phải mất khoảng thời gian dài làm quen với công việc, tính độc lập, tự chủ, năng động kém,...). Do vậy, đổi mới nội dung giảng dạy là vấn đề hết sức cần thiết. Nhiệm vụ của việc đổi mới nội dung giảng dạy là: cung cấp đầy đủ các kiến thức cần thiết về kinh tế thị trường, về liên kết, về hội nhập kinh tế quốc tế,..., cho người lao động. Tạo điều kiện cho người lao động có đủ năng lực và bản lĩnh hoàn thành tốt công việc của mình trong điều kiện mới. + Nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất xã hội cần có cơ chế, chính sách khuyến khích người lao động tham gia quá trình tự đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh của chính mình. Nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất, xã hội cần hỗ trợ một phần kinh phí, hoặc mở các lớp miễn phí đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động. Các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất cần mở rộng cửa cho học sinh, người lao động tham gia học tập đến thực tập, làm quen nắm bắt công việc để họ nâng cao nhận thức và tay nghề của mình, thấy được yêu cầu thực tế của sản xuất, mặt khác, nhà nước cũng cần có, chính sách buộc các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất phải có trách nhiệm trong việc sử dụng lao động qua đào tạo (trả phí đào tạo), cũng như phải có trách nhiệm đối với lao động thất nghiệp, thiếu việc làm của doanh nghiệp cũng như xã hội, (doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ hỗ trợ thất nghiệp,...). 3.3.3. Đẩy mạnh phân công lao động, phát triển ngành nghề mới nhằm thu hút lao động, tạo nhiều việc làm mới cho lao động nông nghiệp Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta mang tính thuần nông, tập trung chủ yếu vào ngành trồng trọt, do vậy lao động mang tính thời vụ cao. Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều sự thay đổi theo hướng tiến bộ: tỉ trọng ngành trồng trọt giảm xuống, tỉ trọng ngành chăn nuôi, ngành dịch vụ, ngành nghề phụ, ngành phi nông nghiệp tăng; tỉ trọng lao động trong các ngành cũng biến đổi theo xu hướng tương tự (lao động nông nghiệp giảm, lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề phụ, ngành phi nông nghiệp tăng) tuy nhiên sự biến dổi đó diễn ra còn khá chậm chạp, kém hiệu quả, không tương xứng với vốn đầu tư bỏ ra. Hơn nữa, sản xuất các ngành vẫn mang tính nhỏ, lẻ, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh thấp, do vậy, các ngành vẫn chưa thu hút được nhiều lao động, vấn đề việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp nông thôn vẫn bị ách tắc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là: thiếu vốn, trình độ của người lao động còn hạn chế, sự hỗ trợ của nhà nước, các ngành các cấp chưa đủ mạnh, thiếu hiệu quả. Hướng đẩy mạnh phân công lao động phát triển nhiều ngành nghề mới, tạo nhiều việc làm mới cho lao động nông nghiệp: + Phát triển các ngành nghề đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị: các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, cung cấp lương thực, thực phẩm, các ngành dịch vụ,... Đô thị là các trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của vùng, tập trung nhiều nhà máy, nhiều trung tâm và tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội nơi tập trung lực lượng lao động phi nông nghiệp lớn, đời sống dân cư đô thị thị thường cao hơn rất nhiều lần so với đời sống của người dân lao động ở nông thôn, do vậy "cầu" về mọi mặt của người dân đô thị cao - đây chính là cơ hội tạo nhiều việc làm cho lực lượng lao động nông nghiệp, lao động thất nghiệp dôi dư. + Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng tập trung chuyên canh, thâm canh trên quy mô lớn. + Phát triển các ngành nghề truyền thống, các nghề phụ, nghề phi nông nghiệp. Đẩy mạnh phân công lao động phát triển các ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động nói chung, cho lao động nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là cho người lao động nông nghiệp bị mất đất do đô thị hóa cần phải làm tốt các vấn đề sau: + Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu sản xuất - văn hóa và đời sống xã hội. Trong những năm qua chính phủ đã bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: điện, đường giao thông, thông tin, cầu, bến cảng, trường học,... kết cấu hạ tầng trong cả nước đã được tăng cường, tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên, ở các khu vực trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, và khu vực nông thôn của nhiều tỉnh kết cấu hạ tầng còn rất yếu kém không đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH nền kinh tế, không đủ sức hấp dẫn lôi kéo các nhà đầu tư trong và ngoài nước, hạn chế quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất..., làm chậm bước tiến của quá trình đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn. Để tạo cơ sở, nền tảng, động lực thúc đẩy quá trình phân công lao động trong cả nước, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, cần thiết phải tăng cường hơn nữa đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Cái khó của chúng ta hiện nay vẫn là thiếu vốn đầu tư, để giải quyết vấn đề này cần thực hiện theo phương châm: "nhà nước và nhân dân cùng làm". Bên cạnh việc khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vốn của các doanh nghiệp các tổ chức, khai thác vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời phải quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí lớn như hiện nay. Nhiều địa phương đã có những bài học hay để có được kết cấu hạ tầng cho địa phương mình: "đổi đất lấy hạ tầng" thực hiện những chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư,... những bài học này cần được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, nhà nước cần kiểm soát được vấn đề này, tránh tình trạng tiêu cực trong việc chạy dự án, hoặc các tỉnh đua nhau thực hiện ưu đãi để lôi kéo dự án về cho tỉnh mình,... + Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cho vay vốn, vay vốn ưu đãi với người lao động trong các lĩnh vực sản xuất, phát triển ngành nghề mới, thậm chí trong cả lĩnh vực học nghề,.. Mặc dù trong những năm qua nhà nước đã có rất nhiều cố gắng trong lĩnh vực tín dụng, tín dụng ưu đãi cho người lao động thông qua nhiều kênh: kênh ngân sách nhà nước: hàng năm nhà nước chi hàng ngàn tỷ đồng cho các chương trình mục tiêu: chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm (chương trình 120), chương trình phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135), chương trình 5 triệu ha rừng,... (Ví dụ chương trình 120 được khởi xướng từ năm 1992 tính đến năm 2001 tổng chi cho chương trình này: 1583 tỷ đồng, giai đoạn 2001 - 2005, dự kiến sẽ huy động khoảng 22.580 tỷ đồng, trong đó 16.25 tỷ đồng cho các dự án xóa đói giảm nghèo, 6.335 tỷ đồng dành cho các dự án hỗ trợ giải quyết việc làm,...). Qua kênh tín dụng: thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại, hệ thống tín dụng nhân dân và Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển trong đó chủ yếu là Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã huy động được lượng vốn rất lớn đủ khả năng cung cấp vốn tới các hộ nông dân. Nhà nước đã có những chính sách tín dụng mạnh như: nâng mức cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp mà không cần tài sản thế chấp. Theo thông tư số 03/2003/TT ngày 24/2/2003 hướng dẫn về cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17/1/2003 của Chính phủ quy định: Hộ nông dân sản xuất nông sản mang tính hàng hóa có dự án đầu tư, có hợp đồng tiêu thụ. Sản phẩm được vay đến 30 triệu đồng. Các hợp tác xã làm dịch vụ cung ứng vật tư, giống để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có dự án đầu tư có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có thể vay đến 100 triệu đồng. Các hợp tác xã sản xuất hàng hóa xuất khẩu làm nghề truyền thống có dự án đầu tư, có hợp đồng, đơn đặt hàng khả thi có thể vay tới mức 500 triệu đồng. Tuy nhiên để xây dựng được dự án mang tính khả thi có hợp đồng tiêu thụ đây là điều mà các hộ gia đình nông dân và người lao động không dễ dàng thực hiện. Hiện nay ở nước ta, tình trạng sản xuất nhỏ manh mún phân tán trong nông nghiệp khá phổ biến 72 - 75% tổng số hộ sản xuất hàng hóa đầu tư ở mức dưới 50 triệu đồng, chưa có hộ gia đình nông dân và trang trại nào đầu tư trên mức 500 triệu đồng (số liệu của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) 80% số hộ sản xuất hàng hóa có nhu cầu vay vốn. Nhưng để vốn đến được với người lao động một cách nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời đang là những vấn đề hết sức khó khăn (như đã phân tích ở phần thực trạng). Một khó khăn nữa mà người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp gánh chịu là: lãi suất cho vay trong lĩnh vực nông thôn thường cao hơn lãi suất cho vay ở khu vực đô thị, đây là một nghịch lý bởi vì người nông dân nghèo khó lại phải vay với lãi suất cao hơn, người dân ở các đô thị giàu có hơn lại được vay với lãi suất thấp hơn, điều đó đã đem lại rất nhiều thiệt thòi cho người lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn. Các ngân hàng thương mại cho rằng: Các ngân hàng thương mại là các doanh nghiệp kinh doanh về tiền hoạt động theo nguyên tắc đi vay để cho vay, do vậy ở khu vực thành phố dân giàu huy động tiền gửi dễ hơn, lãi suất thấp hơn vì vậy cho vay cũng với lãi suất thấp hơn. Ngược lại, khu vực nông thôn dân nghèo, huy động tiền gửi khó hơn, muốn huy động được các nguồn vốn từ nơi khác đến đòi hỏi phải thực hiện chính sách lãi suất cao hơn ở khu vực đô thị. Vì vậy khi cho vay ngân hàng sẽ phải cho vay với lãi suất cao hơn. Nếu tính bình quân mức chênh lệch lãi suất là 0,15% tháng, số dư nợ của các hộ nông dân là 25.000 tỷ đồng thì số tiền tăng thêm do chênh lệch lãi suất lên tới 37,5 tỷ đồng/tháng, trong một năm khu vực nông thôn phải chịu thiệt thòi do lãi suất cao lên tới 450tỷ đồng/năm, đây là một con số không nhỏ [14, tr 103]. Đòi hỏi nhà nước và hệ thống ngân hàng, hệ thống tín dụng,... cần phải có những đổi mới về cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người lao động vay được vốn phục vụ cho sản xuất, mở rộng các ngành nghề, học tập nâng cao trình độ, năng lực và tay nghề. + Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các ngành (cũ và mới) phát triển. Tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ sản xuất kinh doanh, bảo hộ cho sản xuất kinh doanh trong nước trước sự cạnh tranh khốc liệt của hàng hóa từ bên ngoài vào. Ngoài sự hỗ trợ tích cực về vốn, nhà nước, các cấp các ngành có liên quan cần có những chính sách mạnh mẽ hơn nữa để khuyến khích người lao động mở mang những ngành nghề mới, nâng cao năng lực, uy tín và thương hiệu của các ngành nghề truyền thống. Cái khó của người lao động và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay (đặc biệt là những người lao động nông nghiệp) là thiếu thông tin về thị trường (thị trường khoa học công nghệ, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm...) việc nắm bắt các thông tin không đầy đủ, sai lệch đã ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh, công nghệ ứng dụng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, vấn đề tiêu thụ sản phẩm cũng là những vấn đề hết sức khó khăn - để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi nhà nước các ngành, các cấp liên quan phải tạo mọi điều kiện hỗ trợ người sản xuất, coi đây là khâu then chốt để thực hiện thành công quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.  Cung cấp thông tin về thị trường (đầy đủ hệ thống): thông tin về sản phẩm, thông tin về khoa học công nghệ,...  Xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm: Xây dựng hệ thống chợ nông thôn, sàn giao dịch, khu giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ trong thông tin, quảng cáo, xây dựng trang Web,... hỗ trợ người sản xuất xây dựng các dự án sản xuất có tính khả thi cao,...  Bảo hộ, bảo trợ cho sản xuất đặc biệt là những ngành nghề mới, ngành nghề truyền thống. 3.3.4. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp Trình độ khoa học công nghệ trong nền kinh tế quốc dân nói chung, trong ngành nông nghiệp nói riêng ở nước ta hiện nay rất thấp kém và lạc hậu, do vậy đã dẫn đến tình trạng năng suất lao động, năng suất sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm không cao, sức cạnh tranh của sản phẩm yếu. Xu thế của thời đại ngày nay trong tiêu dùng sản phẩm là: chất xám trong sản phẩm có hàm lượng ngày càng cao. Muốn vậy, phải ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến hiện đại. Hơn nữa chúng ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, thời gian tham gia WTO đang đến rất gần, theo lộ trình hội nhập, nhiều mặt hàng thuế nhập khẩu sẽ chỉ còn từ 0 - 5%, sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại ngày càng khốc liệt hơn. Do vậy, các ngành nghề trong nước ta nói chung, đặc biệt là ngành nông nghiệp nói riêng, muốn tồn tại và phát triển phải đổi mới công nghệ, lựa chọn các công nghệ thích hợp coi vấn đề công nghệ như là vấn đề sống còn của ngành, của dân tộc. Hướng tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp: Để phát triển sản xuất nông nghiệp đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội, cần tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào các khâu: Thủy lợi, giống, phân bón và thức ăn gia súc. Trong đó trước tiên cần tập trung vào hai khâu: thủy lợi và giống cây trồng vật nuôi. Trong sản xuất nông nghiệp với đối tượng là những sinh vật sống, hơn nữa nông nghiệp Việt Nam ngành trồng trọt, trong đó ngành trồng cây lúa nước chiếm vị trí quan trọng, câu ca dao "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" là bài học kinh nghiệm quí giá của bà con nông dân trong sản xuất kinh doanh. Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: lũ lụt, hạn hán, mưa, bão... xảy ra liên miên thì vấn đề làm tốt công tác thủy lợi, chủ động trong vấn đề nước có ý nghĩa quan trọng không chỉ với phát triển sản xuất mà còn cả với việc bảo vệ cuộc sống, bảo vệ tài sản của dân cư. Trong điều kiện nguồn lực tài chính còn hạn hẹp muốn nhanh chóng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm chúng ta chọn khâu giống là khâu đột phá để ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp. Thực tế những năm qua đã chứng minh sự lựa chọn đúng đắn của chính phủ và các ngành có liên quan: sản lượng lương thực, sản lượng nhiều loại cây trồng khác tăng vượt bậc, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng cao, sức cạnh tranh của nhiều mặt hàng từng bước được cải thiện trong khi mức tăng trong đầu tư thâm canh chưa cao. Trong những năm qua Chính phủ đã chi nhiều tiền cho thủy lợi, cho nghiên cứu tạo giống mới... song còn nhiều vấn đề tiếp tục phải làm: nâng cao chất lượng của công tác thủy lợi, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của việc trồng, bảo vệ rừng bảo hộ,... Về giống cây trồng vật nuôi, tính thời vụ trong sản xuất, trong thu hoạch sản phẩm vẫn còn cao, còn thiếu nhiều giống có chất lượng tốt. Đòi hỏi Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu và làm tốt vấn đề này. + Trang bị máy móc thiết bị, công cụ lao động hiện đại, ứng dụng phương pháp tổ chức quản lý tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích máy móc, thiết bị và công cụ lao động tiên tiến hiện đại cũng như áp dụng phương pháp tổ chức quản lý tiên tiến không chỉ áp dụng cho sản xuất nông nghiệp, mà còn phải được áp dụng rộng rãi cho các ngành nghề trong nông thôn hiện nay. Có như vậy mới tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường, mới nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nâng cao sức cạnh tranh, sản xuất mới có thể duy trì và phát triển được trong điều kiện ngày nay. + Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác chế biến nông sản. ở nước ta hiện nay công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến chưa phát triển mạnh mẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước. Sản phẩm xuất khẩu của nông nghiệp và nhiều ngành khác phần lớn là sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp, chúng ta lại phải nhập sản phẩm qua chế biến về tiêu dùng, trong khi lao động chúng ta thừa, không có công ăn việc làm, đây là một điều bất ổn. Việc phát triển các cơ sở chế biến đem lại nhiều cái lợi cho nền kinh tế: trước hết là gia tăng giá trị của sản phẩm, đem lại thu nhập cao hơn nhiều cho người lao động và quốc gia; hai là, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động góp phần giảm áp lực về lao động, việc làm cho đất nước; ba là: tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp và một số ngành, từ đó thúc đẩy các ngành phát triển, tạo được nhiều việc làm cho xã hội. Trong nông nghiệp nông thôn cần phát triển các nhà máy, cơ sở chế biến với quy mô vừa và nhỏ, gắn bó mật thiết với hệ thống chế biến quốc gia. Đồng thời trong các cơ sở chế biến này cũng phải được ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và các phương pháp tổ chức quản lý tiên tiến để đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm. Để thực hiện được hướng trên nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cấp các ngành liên quan cần tập trung làm tốt một số vấn đề sau: + Cung cấp đầy đủ thông tin về khoa học công nghệ cho người sản xuất, giúp người sản xuất lựa chọn công nghệ phù hợp, với giá cả hợp lý tránh mua phải công nghệ lạc hậu, thậm chí công nghệ lạc hậu với giá đắt. + Củng cố, tăng cường hệ thống chuyển giao công nghệ. Nhà nước cần mở rộng hệ thống chuyển giao công nghệ tới tận từng xã, thôn, xóm. Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hệ thống chuyển giao công nghệ, tránh các tầng nấc trung gian, buôn bán lòng vòng làm giá công nghệ cao hơn gây thiệt hại cho người sản xuất. Thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh chuyển giao công nghệ. + Nhà nước có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người lao động tích cực ứng dụng công nghệ mới: người lao động nhận thức rõ về vai trò và tác dụng của khoa học công nghệ là hết sức to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, là sự sống còn của sản phẩm, của doanh nghiệp và người lao động. Mặc dù vậy, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp và nhiều ngành hiện nay vẫn chưa có bước tiến đáng kể, có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân quan trọng vẫn là nông dân nghèo, trình độ khoa học công nghệ thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, phân công lao động trong nông nghiệp, nông thôn chưa phát triển... Vì vậy, để đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước, các cấp, các ngành về mọi mặt: về vốn (cho vay ưu đãi), mở các lớp đào tạo công nghệ mới miễn phí hoặc đóng góp một phần học phí, khen thưởng động viên kịp thời hoặc có chính sách hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các cá nhân, doanh nghiệp hoặc các cơ sở tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. + Cần đầu tư đồng bộ cho việc ứng dụng khoa học công nghệ để khoa học công nghệ hoạt động có hiệu quả, cần thiết phải đầu tư đồng bộ trong tất cả các khâu: trước tiên là con người - máy móc muốn hoạt động tốt, có hiệu quả đòi hỏi người sử dụng nó phải nắm vững qui trình sử dụng, nếu không máy móc sẽ không hoạt động được, hoặc hoạt động không có hiệu quả; thứ hai là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với yêu cầu hoạt động của công nghệ. Không có kết cấu hạ tầng thích hợp công nghệ cũng không thể hoạt động và hoạt động có hiệu quả được. + Tăng cường hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, người lao động với các cơ quan nghiên cứu và hoạt động khoa học công nghệ. Nhằm gắn chặt khoa học công nghệ với sản xuất, sản xuất với khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, khoa học công nghệ phát triển. 3.3.5. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng. Xây dựng khu tái định cư, hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn dịnh đời sống cho người dân bị mất đất do đô thị hóa Từ thực tế của công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư cho những người bị thu hồi đất do đô thị hóa nảy sinh nhiều điều bất cập: + Người dân chưa nắm được quy hoạch phát triển đô thị, tiến độ mở rộng đô thị, điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho người lao động, nhiều người không dám đầu tư phát triển sản xuất vì sợ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhưng nhiều người không sợ họ vẫn cứ đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất, đô thị hóa liền tới, họ chưa thu hồi đủ vốn đã phải từ bỏ ra đi, gây thiệt hại rất lớn cho người sản xuất. + Giá cả đền bù không thỏa đáng: giá cả đền bù đều nằm trong khung chuẩn của nhà nước quy định nhưng nhìn chung, mức giá đền bù còn thấp hơn nhiều so với giá thực tế của người dân bỏ ra xây dựng - gây thiệt hại cho người dân. Mặt khác, trong công tác đền bù, có nhiều trường hợp những người có điều kiện như nhau lại được đền bù với giá khác nhau, làm nảy sinh mâu thuẫn, có nơi dân không chịu nhận tiền đền bù, không chịu giao đất, làm ảnh hưởng đến tiến độ chung. + Các khu tái định cư thực hiện với tiến độ chậm, chất lượng kém, thất thoát vốn lớn và thiếu đồng bộ. Từ đó, làm cho nhiều người dân rất lo ngại họ không muốn đến khu tái định cư, tiến bộ bàn giao đất bị ảnh hưởng. + Giao tiền xong là xong. Công tác đền bù sau khi đã làm các thủ tục: đo đạc, áp khung giá, tính tổng số tiền đền bù giao tiền cho dân xong, coi như xong chờ cho dân dọn đi thu hồi đất cho đô thị hóa. Còn người dân sau khi nắm được một cục tiền, họ làm gì, tiêu xài ra sao không một tổ chức, cơ quan nào quan tâm. Thực tế họ sử dụng khoản tiền này như thế nào đã được nêu trong phần 2.2 ở trên. Cần cho họ cái "cần câu" chứ không nên cho họ "con cá". Để khắc phục những mặt khiếm khuyết trên, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng tốt các khu tái định cư, hỗ trợ sản xuất, ổn dịnh đời sống cho người dân bị mất đất do đô thị hóa, nhà nước, các cấp, các ngành liên quan cần làm tốt các vấn đề sau: + Cho phép người dân tham gia xây dựng quy hoạch phát triển đô thị. Khi có quy hoạch chính thức cần phổ biến rộng rãi đến dân để họ nắm được quy hoạch, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. + Nhà nước cần xem xét giá cả đền bù cho người dân sao cho thỏa đáng, tránh thiệt thòi cho dân. Trong công tác đền bù hết sức cố gắng đảm bảo tính công bằng giữa những người dân với nhau. + Xúc tiến xây dựng các khu tái định cư theo đúng tiến độ, đồng bộ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, chất lượng của công trình, chất lượng cho người dân định cư đến sinh sống. + Hướng dẫn người dân sử dụng số tiền đền bù hợp lý, tạo điều kiện hỗ trợ những người dân bị mất đất ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất. 3.3.6. Làm tốt công tác xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động phải được coi là một chương trình lớn quốc gia giải quyết việc làm cho người lao động. Một việc đem lại nhiều lợi ích: lợi ích quốc gia, lợi tích cho người lao động. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay thị trường lao động thế giới có nhiều biến đổi: lao động phải được qua đào tạo, đạt trình độ chuyên môn nhất định (tùy theo yêu cầu của từng loại công việc), nhu cầu lao động thủ công có xu hướng ngày càng giảm. Có nhiều quốc gia tham gia xuất khẩu lao động và ở nhiều nước họ cũng coi xuất khẩu lao động là chiến lược quan trọng, và họ có công nghệ, có quy trình xuất khẩu lao động một cách nghiêm túc. Do vậy, trong xuất khẩu lao động hiện nay tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, muốn xuất khẩu lao động được cần phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phải là người chiến thằng trong cạnh tranh. Muốn vậy, chúng ta cần phải đổi mới toàn diện, đồng bộ trong công tác xuất khẩu lao động. Trước tiên, cần phải nghiên cứu nắm vững nhu cầu của thị trường (thấy được yêu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng lao động, thời gian cung cấp, các thỏa thuận kèm theo,...) mặt khác cũng cần nắm vững các đối thủ cạnh tranh (khả năng, tiềm lực, các biện pháp xâm nhập thị trường,...). Qua đó dự đoán thị phần của chúng ta ở các thị trường, đồng thời xây dựng được chương trình chiến lược cạnh tranh, quảng bá lao động Việt Nam trên thị trường thế giới. Thứ hai, lựa chọn người lao động thích hợp với từng thị trường. Không thể làm tùy tiện như trước đây. Thứ ba, nâng cao chất lượng đào tạo người lao động dành cho xuất khẩu. Trong vấn đề này, cần xuất phát từ nhu cầu của từng thị trường, của từng loại công việc mà đào tạo người lao động cho phù hợp. Bên cạnh đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghề, còn phải đào tạo nâng cao ý thức tác phong của người lao động trong thời đại CNH, HĐH, đào tạo kiến thức xã hội cộng đồng cho người lao động (ngôn ngữ, phong tục, tập quán cổ truyền của dân tộc chủ nhà). Qua đó nâng cao uy tín, thương hiệu của lao động Việt Nam trên trường quốc tế. Thứ tư, đa dạng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Cần phải mở rộng thị trường mới bên cạnh các thị trường truyền thống (mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông, Nhật, châu Âu...). Tăng tỷ trọng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong các ngành, cac lĩnh vực công nghệ cao. 3.3.7. Nâng cao hiệu quả tác động của nhà nước góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, mang đậm màu sắc một nước nông nghiệp, có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, có lượng lao động đông đảo, xuất phát điểm thấp (nghèo, trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật,... thấp) sản xuất nông nghiệp đa phần vẫn dựa trên kĩ thuật thủ công lạc hậu, năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm yếu. Khả năng thu hút lao động (khả năng tạo việc làm) của nền kinh tế thấp, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng gia tăng. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất trong nước với các ngành sản xuất nước ngoài, sản phẩm trong nước với sản phẩm nhập ngoại ngày càng khốc liệt, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ, bảo trợ tích cực có hiệu quả của nhà nước, nếu không các ngành sản xuất của Việt Nam khó có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện mới hiện nay. Để sản xuất nông nghiệp nói riêng, các ngành sản xuất trong khu vực nông thôn cũng như trong toàn xã hội phát triển được trong điều kiện ngày nay đòi hỏi nhà nước cần quan tâm và nâng cao hiệu quả tác động của mình vào một số lĩnh vực cơ bản sau: + Nhà nước cần hoàn thiện Luật đầu tư (cả Luật đầu tư trong nước lẫn Luật đầu tư nước ngoài), có những chính sách ưu đãi thỏa đáng kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. + Nhà nước cần tăng chi ngân sách cho xây dựng kết cấu hạ tầng, làm vai trò "vốn mồi" tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và người sản xuất đến đầu tư, phát triển sản xuất. + Xây dựng hành lang pháp lý môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người sản xuất tích cực phát triển sản xuất, mở rộng sản xuất. + Nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất của nhà nước.  Nhà nước cho người sản xuất vay vốn với lãi suất ưu đãi (hiện tại vẫn áp dụng, tùy theo tiến độ hội nhập WTO mà hình thức này dần dần sẽ mất đi vì không còn phù hợp).  Đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động  Thực hiện chính sách bảo hộ, bảo trợ cho sản xuất (hiện tại vẫn áp dụng, tùy theo tiến độ hội nhập WTO mà hình thức này dần dần sẽ mất đi vì không còn phù hợp).  Miễn giảm thuế đối với sản xuất nông nghiệp, hoặc với những ngành nghề mới, ngành nghề truyền thống.  Nhà nước tăng chi cho các chương trình quốc gia, chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm, chương trình 5 triệu ha rừng, chương trình phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt là khó khăn. + Xây dựng các trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động. Kết luận Nghiên cứu về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, luận văn đã đề cập đến những nội dung chủ yếu sau: 1. Khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về lao động và việc làm của lao động nông nghiệp. 2. Khái quát hóa các vấn đề lí luận cơ bản về đô thị hóa, thấy được đô thị hóa là xu hướng phát triển tất yếu hiện nay ở tất cả các nước. Đô thị hóa đã đem lại bước phát triển mới cho nến kinh tế quốc gia, song nó cũng có ảnh hưởng to lớn đến tất cả các ngành, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết. 3. Luận văn đã tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc làm của lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa đã có những tác động to lớn tới nông nghiệp, nông thôn tới làm việc, đời sống xã hội của người lao động nông nghiệp. Luận văn nghiên cứu, phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tới việc làm của lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng về đô thị hóa, việc làm của lao động nông nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp khai thác tác động tích cực của các nhân tố cũng như các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của các nhân tố nhằm tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa. 4. Đánh giá được thực trạng quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay khẳng định quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay diễn ra một cách nhanh chóng, có ảnh hưởng to lớn tới phát triển kinh tế nói chung, tới việc làm của lao động nông nghiệp nói riêng. Quá trình đô thị hóa mở ra nhiều cơ hội phát triển các ngành, tạo nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp, song cũng đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết để ổn định cuộc sống cho người lao động nông nghiệp nói chung, người lao động nông nghiệp bị mất đất do đô thị hóa nói riêng. 5. Đánh giá được thực trạng về lao động, việc làm của lao động nông nghiệp nói chung, cũng như việc làm của lao động nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay ở nước ta. Qua đó khẳng định: ở nước ta, lao động nông nghiệp có số lượng đông đảo, chiếm tỉ lệ cao trong lao động xã hội (gần 70%).Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm với số lượng lớn, có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện đô thị hóa, người lao động nông nghiệp mất đất trong khi khả năng thu hút lao động vào đô thị và các ngành nghề mới thấp, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn - Đây là vấn đề bức xúc cần sớm được giải quyết. 6. Trên cơ sở phân tích thực trạng về đô thị hóa, lao động việc làm của lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa; nghiên cứu quan điểm, định hướng phát triển đô thị hóa và giải quyết việc làm tới 2010, luận văn đã tập trung đề xuất các giải pháp nhằm gắn kết giữa đô thị hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp, đồng thời khẳng định vai trò của nhà nước, của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành liên quan có vai trò to lớn trong việc tạo việc làm cho lao động nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Đô thị hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn là xu thế của thời đại, tạo ra những thay đổi căn bản trong sản xuất, đời sống xã hội của những người nông dân, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, cũng như cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, đưa đất nước tiến lên. Tuy nhiên, ở nước ta, một quốc gia đang phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành có vị trí to lớn, lao động nông nghiệp đông đảo, đô thị hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn đang gây ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Luận văn đã góp thêm tiếng nói để cùng với nhà nước, các cấp, các nghành liên quan khắc phục các khó khăn do đô thị hóa gây nên với việc làm của người lao động nông nghiệp, tạo nhiều việc làm, ổn định đời sống cho lao động nông nghiệp, góp phần thực hiện thành công quá trình đô thị hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn, quá trình CNH, HĐH đất nước nói chung, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng. danh mục tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thế Bá (Chủ biên) (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Trường Đại học Kiến trúc, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Trần Văn Bính (Chủ biên) (1998), Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Bính, Chu Tiến Quang (đồng Chủ biên) (1999), Phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), "Chính sách và các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ 21", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kinh tế các trường đại học, Sầm Sơn. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Kinh tế Việt Nam năm 2004: Tiếp tục quá trình đổi mới - thành tựu và vấn đề, Hà Nội. 7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Hệ thống văn bản pháp luật thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 8. Bộ Xây dựng (1994), Xã hội học trong quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị, Chương trình KC.11. Đề tài: KC-11-12, Hà Nội. 9. Bộ Xây dựng (1999), Quy hoạch xây dựng các đô thị Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 10. Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1990), Thông tư số 31/TTLB- TCCBCP, ngày 20-11 về quy hoạch đô thị, Hà Nội. 11. Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (2002), Thông tư số 02/2002- TTLB-TCCBCP ngày 17/2 về quy hoạch đô thị, Hà Nội. 12. Nguyễn Tiến Dỵ (Chủ biên) (1997), Quy hoạch các đô thị Việt Nam và những dự án phát triển đến sau năm 2000, Nxb Thống kê - Tạp chí Kinh tế và dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đinh Văn Hải (2004), Giải pháp tài chính để phát triển kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 15. Trần Thị Bích Hằng (2000), Vấn đề dân số - lao động - việc làm đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 16. Hệ thống văn bản pháp quy về kiến trúc quy hoạch phát triển đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng (1998), Nxb Xây dựng, Hà Nội. 17. Trần Ngọc Hiên - Trần Văn Chử (đồng Chủ biên) (1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Vũ Hiền, Trịnh Hữu Đản (Chủ biên) (1998), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VIII) và vấn đề tín dụng nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hiệp hội đô thị Việt Nam (5-2005), Đô thị Việt Nam, Hà Nội. 20. Đặng Thái Hoàng (Chủ biên) (2004), Hợp tuyển thiết kế đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 21. Nguyễn Đình Hương (Chủ biên) (2000), Đô thị hóa và quản lý đô thị ở Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 3, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 23. V.I .Lênin (1981), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 24. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 40, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 25. Trần Thị Lộc (1996), Tạo việc làm tại khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở đô thị, Luận án phó tiến sĩ Khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 26. Một số chính sách quốc gia về việc làm và xóa đói giảm nghèo (2002), Nxb Lao động, Hà Nội. 27. Ngô Anh Ngà (2004), "Nông dân các vùng quy hoạch đô thị và khu công nghiệp làm gì khi hết đất canh tác", Nông thôn mới, 127(2), tr. 13. 28. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (Chủ biên) (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 29. Phạm Văn Nhật (2003), Quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó tới môi trường nước và không khí ở thành phố Việt Trì, Luận án tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 30. Những vấn đề quy hoạch đô thị và dân cư (1984), Người dịch Đào Trọng Năng và Nguyễn Thục ý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 31. Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (đồng Chủ biên) (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Đàm Quang Phường (1995), Đô thị Việt Nam, chương trình KC.11, Bộ Xây dựng, Hà Nội. 33. Chu Tiến Quang (Chủ biên) (2005), Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Số liệu thống kê - lao động - việc làm ở Việt Nam 2004 (2005), Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. 35. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, Báo cáo thực hiện đề tài: Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương, 36. Trần Cao Sơn (1995), Dân số và tiến trình đô thị hóa động thái phát triển và triển vọng, Luận án phó tiến sĩ Kinh tế, Trung tâm Nghiên cứu dân số và phát triển - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Hà Nội. 37. Tập đơn đề nghị giải quyết các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng ở Hà Nam (2004), Hà Nam. 38. Trương Quang Thao (1998), Đô thị hôm qua - hôm nay và ngày mai, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 39. Đặng Xuân Thao (2000), Mối quan hệ giữa dân số và việc làm ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ xã hội học, Viện Xã hội học - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 40. Nguyễn Thị Thơm (Chủ nhiệm đề tài) (2004), Thị trường lao động Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội. 41. Trần Thị Thu (2002), Tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 42. Phạm Khánh Toàn (2002), Vấn đề sử dụng đất trong quy hoạch và phát triển các khu dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, Luận án tiến sĩ Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc, Hà Nội. 43. Tổng cục Thống kê (2001), Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm 1991 - 2000, Hà Nội. 44. Tổng cục Thống kê (2005), Niên giám thống kê 2004, Nxb Thống kê, Hà Nội. 45. Tổng cục Thống kê (2004), Kinh tế xã hội Việt Nam 3 năm 2001 - 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội. 46. ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2002), Phương án hỗ trợ giải phóng mặt bằng của tỉnh Hà Nam, Hà Nam. 47. ủy ban nhân dân Hà Nam (2003), Phương án hỗ trợ giải phóng mặt bằng của tỉnh Hà Nam, Hà Nam. 48. ủy ban nhân dân Hà Nam (2004), Phương án hỗ trợ giải phóng mặt bằng của tỉnh Hà Nam, Hà Nam. 49. ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2005), Báo cáo nghiên cứu tổng kết chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005 và phương hướng thực hiện 2006 - 2010, Hải Dương. 50. Văn bản pháp quy mới về đầu tư xây dựng nhà ở, đất ở, đất đai xây dựng kiến trúc quy hoạch phát triển đô thị - quản lý doanh nghiệp và kinh tế tài chính xây dựng (1999), Nxb Xây dựng, Hà Nội. 51. Viện Chiến lược (2004), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. phụ lục Phụ lục 1: Vốn đầu tư phát triển theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Phụ lục 2: Vốn đầu tư phát triển theo giá so sánh 1994 phân theo ngành kinh tế Phụ lục 3: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài cấp phép 1988 - 2003 Phụ lục 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép 1988 - 2003. Phân theo địa phương Phụ lục 5: Đầu tư nước ngoài được cấp phép 1988 - 2003 phân theo địa phương Phụ lục 6: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép 1988 - 2003. Phân theo ngành kinh tế Phụ lục 7: Số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp trong 7 ngày qua Phụ lục 8: Dân số từ 15 tuổi trở lên tự làm (việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua) chia theo thành thị, nông thôn, vùng và ngành sản xuất kinh doanh chính Phụ lục 9: Dân số 15 tuổi trở lên làm công (việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua) chia theo thành thị, nông thôn, vùng và ngành sản xuất kinh doanh Phụ lục 10: Trình độ văn hóa của người lao động Phụ lục 11: Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động Phụ lục 12: Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng GDP Phụ lục 13: Sản phẩm công nghiệp phục vụ nông nghiệp Phụ lục 14: Doanh nghiệp chế biến nông sản Phụ lục 15: Một số sản phẩm chủ yếu của ngnàh công nghiệp chế biến từ nông sản Phụ lục 1 Vốn đầu tư phát triển theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: % Tổng số Khu vực kinh tế nhà nước Khu vực ngoài Quốc doanh Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Cơ cấu Tốc độ tăng Cơ cấu Tốc độ tăng Cơ cấu Tốc độ tăng Cơ cấu Tốc độ tăng 1995 100 100 42,0 100 27,6 100 30,4 100 1996 100 120,63 49,1 140,74 24,9 109,0 26,0 103,18 1997 100 124,00 49,4 124,89 22,6 110,39 28,0 133,48 1998 100 108,08 55,5 121,40 23,7 113,47 20,8 80,19 1999 100 11,97 58,7 118,59 24,0 113,47 17,3 93,29 2000 100 110,78 57,5 108,59 23,8 109,68 18,7 119,83 2001 100 125,53 58,1 113,70 23,5 111,33 18,4 110,44 2002 100 118,06 55,0 111,78 27,0 135,32 18,0 115,81 2003 100 113,75 56,0 115,77 26,5 111,54 17,5 109,08 Nguồn: Niên giám thống kê 2004. Phụ lục 2 Vốn đầu tư phát triển theo giá so sánh 1994 phân theo ngành kinh tế Đơn vị: % Tổng số Khu vực kinh tế nhà nước Khu vực ngoài quốc doanh Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Cơ cấu Tốc độ tăng Cơ cấu Tốc độ tăng Cơ cấu Tốc độ tăng Cơ cấu Tốc độ tăng 2000 100 100 14,40 100 36,78 100 48,82 100 2001 100 112,21 9,87 76,91 39,94 121,83 50,19 115,37 2002 100 115,67 9,03 105,87 40,54 117,43 50,43 209,64 2003 100 110,45 9,01 110,17 40,51 110,37 50,48 105,49 Nguồn: Niên giám thống kê 2004. Phụ lục 3 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài cấp phép 1988-2003 Số dự án Tổng vốn đăng ký Triệu USD Trong đó: Vốn pháp định Triệu USD Tổng số 5441 + 679 47.860,8 22.291,0 1988 - 1990 214 1582,3 1007,4 1988 37 321,8 288,4 1989 68 525,5 311,5 1990 108 735,0 407,5 1991 - 1995 1.379 16485,0 8606,1 1991 151 1275,0 663,6 1992 197 2027,0 1418,0 1993 274 2589,0 1468,0 1994 367 3746,0 1899,0 1995 408 6848,0 3.157,0 1996 - 2000 1.730 21597,2 9.978,7 1996 387 8979,0 3.280,0 1997 358 4.894,2 2.404,4 1998 285 4.138,0 1.976,0 1999 311 1568,0 693,3 2000 389 2.018,0 1.625,0 2001 - 2004 2.100 8.196,6 2.698,8 2001 550 2.592,0 1.044,1 2002 802 1.621,0 721,4 2003 748 1.899,6 933,3 2004 679 2.084 Phụ lục 4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép 1988-2003. Phân theo địa phương Số dự án Tổng vốn đăng ký Triệu USD Trong đó: Vốn pháp định Thanh Hóa 17 0,32 435,2 147,2 Nghệ An 16 0,29 283,1 148,6 Hà Tĩnh 10 0,19 53,2 17,5 Quảng Bình 6 0,11 34,7 12,0 Quảng Trị 6 0,11 17,9 9,1 Thừa thiên- Huế 24 0,44 129,6 84,9 Duyên Hải NTB 261 4,84% 3.139,7 7,30% 1.661,1 8,285% Đà Nẵng 84 1,56 842,7 356,6 Quảng Nam 36 0,67 405,5 204,2 Quảng Ngãi 12 0,22 1.339,6 820,5 Bình Định 17 0,32 52,9 25,0 Phú Yên 28 0,52 129,4 48,1 Khánh Hòa 84 1,56 369,6 206,7 Tây Nguyên 85 1,58 945,0 2,19% 168,8 Kon Tum 1 0,02 4,4 2,2 Gia Lai 5 0,09 31,1 21,5 Đắc Lắc 7 0,13 24,8 11,6 Lâm Đồng 72 1,33 884,7 1133,5 Đông Nam Bộ 3.371 62,49 23.522,4 54,74% 10.851,1 54,08% Tp. Hồ Chí Minh 1.715 31,79 11.483,3 26,72% 5.721,7 28,51% Ninh Thuận 7 0,13 31,7 12,6 Bình Phước 10 0,19 25,6 17,1 Tây Ninh 72 1,33 274,6 193,3 Bình Dương 804 14,91 2.852,2 1.245,8 Đồng Nai 582 10,78 5.277,4 2.160,3 Bình Thuận 37 0,68 116,0 51,3 Bà Rịa-Vũng Tàu 144 2,66 3.462,1 1.449,0 ĐBS Cửu Long 242 4,48 1.234,1 0,28% 624,1 3,11 Long An 96 1,78 466,3 231,8 Đồng Tháp 12 0,22 17,0 8,0 An Giang 12 0,22 18,9 10,0 Tiền Giang 16 0,29 101,6 58,1 Vĩnh Long 8 0,15 25,3 12,1 Bến Tre 9 0,17 34,0 14,1 Kiên Giang 18 0,33 286,2 149,9 Cần Thơ 46 0,85 211,0 94,8 Trà Vinh 8 0,15 37,9 16,1 Sóc Trăng 2 0,04 1,9 1,6 Bạc Liêu 8 0,15 18,8 14,9 Cà Mau 7 0,13 14,9 12,7 * Không kể các dự án dầu khí ngoài khơi. Phụ lục 5 Đầu tư nước ngoài được cấp phép 1988 - 2003 phân theo địa phương Số dự án Tổng vốn đăng ký Triệu USD Trong đó: Vốn pháp định Cả nước 5.394 100 42,974,9 100 20.065,7 100 ĐB. sông Hồng 1.100 20,39% 11.673,4 27,16% 5.595,8 27,89% Hà Nội 630 11,68 7.912,3 18,41 3.913,8 19,51% Hải Phòng 185 3,43 1.677,3 756.1 Vĩnh Phúc 63 1,17 449,3 201,7 Hà Tây 51 0,95 505,8 216,0 Bắc Ninh 19 0,35 174,4 75,5 Hải Dương 69 1,28 596,7 250,5 Hưng Yên 39 0,72 142,8 77,4 Hà Nam 6 0,11 10,0 5,3 Nam Định 17 0,32 91,3 47,4 Thái Bình 13 0,24 28,2 10,8 Ninh Bình 8 0,15 85,3 41,3 Đông Bắc 236 4,38 1411,4 3,28% 641,1 0,32% Hà Giang 3 0,06 6,4 3,1 Cao Bằng 3 0,38 9,0 5,7 Lào Cai 21 0,17 48,7 25,9 Bắc Cạn 9 0,17 17,2 12,1 Lạng Sơn 28 0,52 34,7 21,9 Tuyên Quang 1 0,02 1,0 0,5 Yên Bái 8 0,15 17,9 12,5 Thái Nguyên 19 0,35 73,8 35,2 Phú Thọ 31 0,57 188,9 105,5 Bắc Giang 16 0,29 15,7 11,1 Quảng Ninh 97 1,79 998,1 407,6 Tây Bắc 20 0,37 95,5 0.22% 104,4 0,52% Lai Châu 3 0,06 15,7 5,9 Sơn La 5 0,09 27,0 9,6 Hòa Bình 12 0,22 32,8 13,4 Bắc Trung Bộ 79 1,46 953,4 2,22% 419,3 2,09% Phụ lục 6 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép 1988 - 2003 Phân theo ngành kinh tế Số dự án Tổng vốn đăng ký Triệu USD Trong đó: Vốn pháp định Triệu USD Tổng số: 5.441 45776,8 22291,0 Nông nghiệp và lâm nghiệp 467 2419,9 1.093,5 Thủy sản 136 416,1 219,2 Công nghiệp khai thác mỏ 89 3.055 2.424,8 Công nghiệp chế biến sản xuất, phân 3.423 19.516,2 8.903,6 phối điện nước Khí đốt 20 1.688,3 546,5 Xây dựng 93 4.616,8 1.413,0 Thương nghiệp, sửa chữa ô tô, xe máy... 51 260,5 119,1 - Khách sạn - Nhà hàng 209 3.935,2 1.175,9 - Vận tải, kho bãi, thông tin - liên lạc 173 3.544,7 2.854,6 - Tài chính - Tín dụng 43 529,6 520,2 - KD Tài sản và tư vấn 579 4.636,8 1.760,7 - Giáo dục, đào tạo 49 87,4 46,5 - Y tế và cứu trợ xã hội 22 239,3 83,2 - Văn hóa và thể thao 79 823,8 525,8 - Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng. 8 7,2 4,4 Nguồn: Niên giám thống kê 2004. Phụ lục 10 Trình độ văn hóa của người lao động Đơn vị: % Chưa biết chữ Biết chữ Chưa tốt nghiệp cấp 1 Đã tốt nghiệp cấp 1 Đã tốt nghiệp cấp 2 Đã tốt nghiệp cấp 3 1996 5,8 94,2 20,9 27,8 32,1 13,5 2000 3,58 96,42 16,1 30,02 32,7 17,58 2004 5,1 94,9 14,6 32,21 35,24 13,00 Nguồn: Bộ Lao động Thương binh xã hội. Kết quả điều tra Lao động việc làm năm 1996 - 2004. Phụ lục 11 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Đơn vị: % 1996 1998 2000 2002 Có trình độ CMKT 12,31 13,31 15,53 15,8 + Công nhân kỹ thuật 4,38 4,75 5,4 7,8 + Sơ cấp 1,77 1,45 1,41 + Trung cấp 3,84 4,01 4,83 3,8 + Cao đẳng, đại học 2,3 3,10 3,89 4,2 Nguồn: Thực trạng lao động - việc làm Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1997 - 2002. Phụ lục 12 Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng GDP Đơn vị: % Các yếu tố 1993 - 1997 1998 - 2002 Tổng số 100 100 Vốn 69 57,5 Lao động 16 20 Năng suất các yếu tố tổng hợp 15 22,5 Nguồn: Bộ Kế hoạch đầu tư. Phụ lục 13 Sản phẩm công nghiệp phục vụ nông nghiệp Đơn vị tính 1995 2000 2001 2002 2003 Nông cụ cầm tay Nghìn cái 16.516 15.918 16.854 20.639 22.604 Xe cải tiến Cái 17.720 13.705 13.542 12.944 13.060 Máy bơm nước Cái 547 3.496 4.238 3.578 3.510 Bơm thuốc trừ sâu Nghìn cái 26 70,4 52,8 52,4 51,7 Máy tuốt lúa có động cơ Cái 1.482 11.877 12.013 12.997 13.200 Máy tuốt lúa không có động Cái 34.916 7.061 8.917 12.094 13.852 cơ Máy xay xát Cái 2.043 12.484 18.298 13.433 13.150 Nguồn: Niên giám thống kê 2004. Phụ lục 15 Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến từ nông sản Đơn vị tính 1995 2000 2001 2002 2003 Hoa quả hộp tấn 12.784 11.438 14.731 28.275 31.770 Dầu thực vật " 38.612 280.07 5 282.83 9 317.12 3 329.70 0 Sữa đặc có đường triệu hộp 173,0 227,2 234,9 255,1 289,2 Gạo, ngô xay xát nghìn tấn 15.582 22.225 23.930 26.950 30.924 Đường, mật " 517,0 1.208,7 1.067,3 1.068,8 1.363,4 Đường luyện " 93,0 790,3 739,1 790,0 835,0 Đậu phụ " 24,0 80,3 86,2 94,8 98,0 Chè chế biến tấn 24.239 70.129 82.136 99.716 104.55 0 Thuốc lá triệu bao 2.147,0 2.835,8 3.075,2 3.375,2 3.728,9 Sợi tấn 59.222 129.89 0 162.40 6 226.81 1 253.30 0 Vải lụa triệu m2 263,0 355,4 410,1 469,6 487,0 Nguồn: Niên giám thống kê 2004, Hà Nội, 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay (2).pdf
Luận văn liên quan