Từ những vấn đề như đã phân tích cho thấy, chính sách kinh tế có vai trò đặc
biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Việc thường xuyên tiến hành xây dựng, thực thi, kiểm tra, bổ sung nhằm hoàn thiện
chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương trong những giai
đoạn khác nhau là yêu cầu khách quan trong quá trình quản lý đối với lĩnh vực hoạt động
nông nghiệp nông thôn.
116 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3716 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THANH
HÓA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1.1. Xác định mô hình phát triển nông nghiệp bền vững và hình thức tổ
chức sản xuất phù hợp
Lịch sử phát triển nền nông nghiệp luôn gắn với lịch sử phát triển của nhân loại.
Thế giới đã và đang trải qua các mô hình phát triển nông nghiệp như sau: nông nghiệp
nguyên thủy; nông nghiệp cổ truyền; nông nghiệp sinh thái; nông nghiệp công nghiệp
hóa; nông nghiệp bền vững. Mô hình phát triển nông nghiệp bền vững đang là cái đích
hướng đến của nông nghiệp thế giới trong thế kỷ XXI. Mục tiêu cơ bản của mô hình phát
triển nông nghiệp này là không chỉ đáp ứng nhu cầu nông sản cho nhân loại với số lượng
và chất lượng ngày càng cao, mà đòi hỏi phải giữ được tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường sinh thái cho hiện tại và tương lai, phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát
triển thỏa mãn được các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng xấu đến mai sau. Thực
chất của việc phát triển nông nghiệp theo mô hình bền vững là sự kết hợp những ưu thế
từ mô hình nông nghiệp sinh thái và mô hình nông nghiệp công nghiệp hóa. Bởi vì, nó
không chỉ đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng nông sản mà còn bảo vệ được
môi trường sinh thái.
Hình thức tổ chức tiến hành sản xuất nông nghiệp ở các nước trên thế giới là rất
đa dạng phong phú, nhưng một điểm phổ biến là luôn tồn tại mô hình trang trại gia đình,
đặc biệt là ở những nước đang đi lên công nghiệp hóa. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận
thấy, kinh tế trang trại có năng lực sản xuất nhiều nông sản với tỷ suất hàng hóa cao, chất
lượng tốt, chi phí sản xuất thấp đã tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
Do vậy, trong quá trình hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, một
trong những vấn đề Thanh Hóa cần phải quán triệt sâu sắc là định hướng mô hình phát
triển nông nghiệp bền vững và tổ chức sản xuất quy mô trang trại gia đình.
3.1.2. Những nguyên tắc trong xác định mục tiêu hoàn thiện chính sách kinh
tế phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Trong quá trình hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh
Thanh Hóa cần phải quá triệt một số nguyên tắc sau đây:
1. Việc hoàn thiện chính sách kinh tế nông nghiệp là yêu cầu khách quan thường
xuyên. Để đưa kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa bước lên một tầm cao mới, góp
phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới và phát triển của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn
mới thì tất yếu phải quan tâm đến quá trình hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông
nghiệp. Việc hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp nông thôn chỉ có thể
thắng lợi khi phát huy được sự tham gia của mọi lực lượng có liên quan. Do vậy, đây là
một trong những nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội hàng đầu của mỗi cán bộ, đảng viên
và nhân dân trong toàn tỉnh.
2. Chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp của Thanh Hóa phải phù hợp với
đường lối phát triển nông nghiệp và nông thôn của Đảng ta; với các chính sách kinh tế
phát triển nông nghiệp, nông thôn mà Nhà nước đã ban hành.
3. Việc hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa
cần đảm bảo tính toàn diện, nhất quán, đồng bộ của của chính sách, nhằm thúc đẩy cả lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phù hợp và cùng phát triển, khắc phục những hạn chế
của những chính sách đã có.
4. Hệ thống chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp phải dựa trên điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện chính
sách đặc thù; chính sách đòn bẩy để đáp ứng mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh
Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.
5. Tiếp tục xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có năng suất, chất
lượng và sức cạnh tranh cao. Đảm bảo giữ vững an ninh lương thực, tạo sự chuyển biến
tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp; bám sát nhu cầu thị
trường trong nước và thế giới; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ mới để nâng cao
chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa; tiếp tục đẩy mạnh cơ sở kết
cấu hạ tầng, đổi mới quan hệ sản xuất... Đó là những mục tiêu mà chính sách kinh tế phát
triển nông nghiệp của Thanh Hóa cần phải đạt được.
6. Cần phải xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là một quá trình lâu dài và
phải tiến hành thường xuyên liên tục. Đồng thời, phải luôn đặt nó ở trong mối quan hệ
chặt chẽ với hàng loạt các nhân tố khác có liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn
và nông dân của tỉnh Thanh Hóa.
3.1.3. Định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh
Thanh Hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2010
1. Phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng với cơ cấu hợp l›. Cụ thể là: Khu vực
đồng bằng ven thành thị sản xuất thâm canh, chuyển mạnh diện tích trồng cây lương thực
sang trồng rau xanh, cây ăn qua, các loại hoa...có giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh chăn nuôi,
thủy sản ở các huyện vùng chiêm trũng, phát triển kinh tế trang trại ở các huyện vùng
trung du, miền núi gắn với sản xuất nguyên liệu tập trung bên cạnh các nhà máy chế biến.
2. Thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thông qua việc tăng
cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ sinh học, công nghệ sạch để tạo ra và
nhân nhanh các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao.
Đẩy mạnh việc xây dựng và phát huy hiệu quả của hệ thống bảo vệ thực vật, thú y, thủy
lợi đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn mới.
3. Chuyển nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hướng đến xóa bỏ thuần
nông, tạo thêm nhiều việc làm để thu hút lao động nông nghiệp, thay đổi một bước cơ
cấu lao động trong nông nghiệp.
4. Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng nông
thôn hiện đại theo hướng văn hóa sinh thái nhằm hướng tới xây dựng một nền nông
nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghiệp hóa đem lại năng suất chất lượng cao vừa bảo
vệ được môi trường tự nhiên.
5. Đẩy mạnh việc hình thành và phát triển các loại hình sản xuất hàng hóa tập
trung. Tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển trang trại hộ gia đình sản xuất
hàng hóa, khuyến khích lập doanh nghiệp nông nghiệp dưới dạng công ty cổ phần, tạo lập và
khuyến khích các doanh nghiệp đủ sức mạnh về tài chính, tổ chức quản lý thu mua chế biến
và tiêu thụ sản phẩm cho hộ gia đình.
4. Tổ chức các trung tâm sản xuất - kinh doanh - dịch vụ tại các huyện hoặc liên
xã tạo ra động lực kinh tế liên huyện, liên xã.
5. Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho
sản xuất nông nghiệp trong tỉnh, tạo ra nguồn nhân lực nông thôn có đủ khả năng làm
nông nghiệp với hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm cao; từng bước chuyển lao
động sang hoạt động phi nông nghiệp.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.2.1. Hoàn thiện chính sách về đất đai
Quán triệt tinh thần của Trung ương tỉnh Thanh Hóa đã ra nhiều nghị quyết để
hoạch định, triển khai trong thực tiễn và cho những kết quả tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một
số quy định về đất đai chưa thực sự thông thoáng, chưa trở thành động lực khuyến khích
phát triển sản xuất hàng hóa đảm bảo công bằng xã hội về quyền lợi sử dụng đất đai trong
nhân dân. Do vậy, Thanh Hóa cần phải tiếp tục kiểm tra, tổng kết và điều chỉnh bổ sung
cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn Thanh Hóa hiện nay. Cụ thể là.
1. Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông, lâm
nghiệp. Thanh Hóa cần phải thúc đẩy các cấp, các cơ quan hữu quan trong việc tiến hành
cấp giấy chứng nhận sử dụng đất ở, đất ao, vườn kề nông thôn và giấy chứng nhận
nghiệp sử dụng đất nông nghiệp còn lại. Từ đó xác lập quyền sử dụng về đất đai, quyền sở
hữu kinh tế liên quan đến đất đai, nhằm làm cho người nông dân thật sự yên tâm đầu tư, sử
dụng đất đai có hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà
nước về đất đai.
2. Thanh Hóa cần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường quyền sử dụng đất
đai trong nông nghiệp. Bởi vì quá trình tập trung ruộng đất, tăng quy mô kinh doanh của
các chủ thể là vấn đề có tính quy luật.
3. Khuyến khích việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng
manh mún trong sản xuất nông nghiệp thông qua chương trình "dồn điền, đổi thửa", tiến
tới mỗi hộ nông dân chỉ còn từ 1 - 2 thửa ruộng đất canh tác.
4. Tiến hành rà soát lại việc quản lý sử dụng đất đai của các nông lâm trường và
bổ sung chính sách đất đai đối với các nông lâm trường. Giao đất cho các địa phương
quản lý và các hộ nông dân sản xuất.
5. Tiếp tục xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế
đầu tư cải tạo, khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp theo quy hoạch. Có chính sách
kịp thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, tiết kiệm,
quan tâm cải tạo nâng cao độ phì của đất.
6. Tập trung xử lý tốt mối quan hệ giữa quỹ đất nông nghiệp và quỹ đất công
nghiệp trong quá trình quy hoạch, nhằm phát huy tối đa trong khai thác quỹ đất ở Thanh
Hóa hiện nay.
7. Điều chỉnh theo hướng tăng hạn mức chuyển nhượng và thời hạn cho thuê đất.
Điều chỉnh cho phép chủ sử dụng đất được xây dựng các công trình nhà xưởng, chuồng trại
và nhà ở trên đất trang trại gia đình có từ 2 héc ta trở lên.
8. Cụ thể hóa các quy định về xác định giá trị quyền sử dụng đất thành vốn góp
và xử lý đất đai cho nông dân khi đã góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà doanh nghiệp
cổ phần phá sản, ngừng hoạt động. Quy định rõ phương pháp định giá trị quyền sử dụng
đất để trở thành vốn góp. Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì nhà nước phải
đảm bảo được mức thu nhập ổn định cho họ và không để nông dân rơi vào tình trạng bị
mất đất khi doanh nghiệp ngừng hoạt động, bị phá sản.
9. Điều chỉnh lại giá thuê đất thành tính thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với các
công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
10. Cần thực hiện ưu đãi về sử dụng đất, thuê đất và thuế sử dụng đất nông
nghiệp đối với hoạt động khoa học, công nghệ trong nông nghiệp.
11. Không thu tiền sử dụng đất khi giao đất nông nghiệp và miễn tiền thuê đất
làm trụ sở và các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh-dịch vụ đối với hợp tác xã nông
nghiệp.
12. Đảm bảo lợi ích cho nông dân khi thực hiện đền bù đất đai giải phóng mặt
bằng trong nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh cần sớm điều chỉnh giá đất nông nghiệp, nông
thôn phù hợp với yêu cầu thực tế và dựa trên các căn cứ khoa học nhằm thực hiện công
bằng giữa các khu vực, đảm bảo cho nông dân đủ khả năng để tái tạo nghề mới. Việc tính
toán giá đền bù cần lấy giá thực tế hợp lý khi dự án bắt đầu tại khu vực đó để đảm bảo
tính công bằng đối với nông dân. Mức hỗ trợ chuyển nghề không nên tính thu nhập trên
đơn vị diện tích mà phải căn cứ vào thực tế lao động và chi phí khi chuyển sang nghề khác.
13. Bổ sung những quy định cho phép tạo vốn từ quỹ đất. Thanh Hóa cần khuyến
khích mạnh hơn, có quy định rõ hơn trong việc cho phép các địa phương xây dựng
phương án, dự án "đổi đất lấy công trình".
14. Cần có những quy định, chế tài mạnh hơn trong quản lý đất đai, cần tăng
cường và củng cố bộ máy quản lý đất đai các cấp, nhất là cấp cơ sở xã phường, thị trấn
đủ về số lượng và đảm đương được nhiệm vụ tham mưu cho UBND các cấp trong lĩnh
vực thực hiện chính sách đất đai.
15. Cần tạo ra quỹ đất để phân cho những người sinh sau năm 1993, nếu họ có
nhu cầu sử dụng, trước hết quỹ đất đó được lấy từ việc thu hồi đất đối với những người đã
chết, người đã có công việc khác ổn định, người di cư...
Bảng số liệu sau sẽ làm rõ cơ sở hơn cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện
chính sách đất đai trong phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
Bảng 3.1. Số liệu khảo sát kiến nghị về sửa đổi, bổ sung chính sách đất đai trong nông
nghiệp tỉnh Thanh Hóa
TT Ý kiến
Tổng
số
được
khảo
sát
Tổng
số có ý
kiến
về CS
đất đai
Số
người
có ý
kiến
này
Tỷ lệ %
So với
số có ý
kiến
về CS
này
So với
tổng
số
được
khảo
sát
(1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4
)
(7=5/3
)
1 Cần cấp đất cho những người sinh
sau năm 1993
1000 817 403 49 40
2 Cần thu hồi đất với người đã chết 1000 817 255 31 26
3 Cần thu hồi đất với những người đã
có công việc khác ổn định
1000 817 190 38 19
4 Chỉ đạo thực hiện Chủ trương đổi
điền dồn thửa thật quyết liệt để mỗi
hộ chỉ còn 1 hoặc 2 thửa
1000 817 398 49 40
5 Cấp đất lâm nghiệp cho một hộ tối
đa 20 ha
1000 817 30 4 3
6 Thời gian giao đất cho nông dân là 10
năm
1000 817 121 15 12
7 Thời gian giao đất cho trang trại,
nhất là TT lâm nghiệp phải trên 20
năm
1000 817 44 5 4
8 Thời gian nhận đất đấu thầu ít nhất
là 5 năm
1000 817 34 4 3
9 Cần cấp đất và giấy chứng nhận
QSDĐ cho HTX theo Luật định
1000 817 57 7 6
10 Thực hiện tốt Nghị định 28 của
BCT về đổi mới, sắp xếp nông lâm
trường. Cần giao đất cho địa
phương quản lý và giao cho dân
1000 817 63 8 6
11 Cách tính đền bù đất đai phải theo
số thời gian hộ nông dân còn được
sử dụng theo giấy cấp đất
1000 817 42 5 4
12 Cần điều chỉnh giảm giá đất tối
thiểu ở nông thôn (cả đồng bằng và
miền núi)
1000 817 497 61 50
13 Cần có chế tài mạnh để xử lý
nghiêm những người vi phạm Luật
đất đai
1000 817 62 8 6
14 Cần rà soát, sửa đổi bổ sung qui
hoạch. Qui hoạch phải đồng bộ và
không được chồng chéo
1000 817 113 14 11
Nguồn: Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa, năm 2005.
3.2.2. Hoàn thiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Từ thực tiễn phân tích kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở một số nước trên thế
giới, ở một số địa phương trong nước, cũng như ở Thanh Hóa hiện nay, chúng tôi cho
rằng, chính sách cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có vai trò quan trọng không kém gì
chính sách đất đai. Nếu như chính chính đất đai có vai trò trong việc giải phóng nguồn
lực về đất đai trong quá trình phát triển nông nghiệp thì chính sách chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp có vai trò phát huy được các lợi thế, vị thế của từng vùng nông thôn
ở Thanh Hóa. Vấn đề cốt yếu là phải không ngừng hoàn thiện chính sách về cơ cấu kinh
tế nông nghiệp ở Thanh Hóa hợp lý và có các giải pháp cụ thể để thúc đẩy thực hiện
thắng lợi cơ cấu kinh tế được xác lập. Cụ thể là:
1. Tiếp tục đẩy mạnh việc xác định cơ cấu ngành trồng trọt của Thanh Hóa hiện
nay là theo điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế-xã hội từng vùng miền. Thông qua đó phát
triển cây lương thực lúa, ngô lai, rau quả, cây công nghiệp... trên cơ sở các lợi thế so
sánh.
2. Đối với ngành chăn nuôi, cần điều chỉnh bổ sung một số nội dung của các
chính sách liên quan, chẳng hạn đối với cải tạo đàn bò theo Quyết định số 408 thì cần đưa
các đơn vị tham gia chương trình bò thịt chất lượng cao của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn được hưởng chính sách đối ứng của UBND tỉnh; bổ sung chính sách cho
phát triển chăn nuôi lợn ngoại ở vùng đồng bằng và miền núi nếu có điều kiện phù hợp;
tăng cường khuyến khích chăn nuôi theo quy mô trang trại, cụm trang trại tập trung, quy
mô lớn. Phát triển đàn bò thịt và bò sữa, đàn lợn, đàn gia cầm, thủy sản nước mặn,
lợ, ngọt.
3. Tăng cường các giải pháp nhằm khuyến khích thúc đẩy chăn nuôi trong tỉnh
phát triển mạnh mẽ. Như, hỗ trợ kinh phí mua vật tư phối giống để cải tạo đàn bò, hỗ trợ
kinh phí để tiêm phòng vac-xin, hỗ trợ kinh phí tập huấn chăn nuôi bò cho các hộ nông
dân... Tiến hành hỗ trợ kinh phí đối với đàn lợn giống ông bà, đối với đàn lợn hướng nạc
được hỗ trợ về thú y tiêm phòng, mua lợn đực giống, hỗ trợ kinh phí tập huấn cho người
chăn nuôi, hỗ trợ thù lao cho khuyến nông viên.
4. Tăng diện tích nuôi trồng thủy sản cả ở nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Tiến
hành rà soát điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản cho phù hợp với yêu cầu phát triển
bền vững. Tập trung quy hoạch tổng thể nuôi trồng thủy sản biển, nước lợ, nước ngọt;
quy hoạch sản xuất giống; quy hoạch vùng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản.
Tổ chức quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản ở các huyện, thị đồng bằng, trung du,
miền núi, miền biển. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài đủ
năng lực đầu tư vào nuôi trồng thủy sản. Tránh việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thực hiện
nghiêm túc quy hoạch nuôi trồng thủy sản ở tất cả các khâu.
5. Chú trọng xây dựng các vùng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Tập trung
sản xuất cung ứng và kiểm tra chất lượng giống thủy sản. Phát triển nuôi trồng thủy sản
gắn với bảo vệ môi trường. Tiến hành xây dựng quy chế quản lý khai thác và quy trình
nuôi trồng công nghiệp phù hợp với điều kiện mỗi vùng.
6. Lựa chọn và phát triển mô hình kết hợp giữa nuôi trồng, đánh bắt với chế biến
và xuất khẩu hải sản. Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng lớn về nuôi trồng và khai thác thủy,
hải sản vơi 102 km bờ biển, 7 cửa lạch lớn, nhỏ. Tiếp tục triển khai các chương trình về
"phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001 -2010" và chương trình
"khai thác - dịch vụ hậu cần - chế biến tỉnh Thanh Hóa", trong đó xác định rõ bước đi cho
từng khâu của sự kết hợp giữa các ngành để bảo đảm tính đồng bộ và ổn định.
7. Kết hợp giữa trồng rừng, khai thác với chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ rừng
(chủ yếu là bột giấy và ván sàn). Tiếp tục rà soát và xây dựng các đề án phát triển lâm
nghiệp, triển khai các dự án trồng nguyên liệu và
chế biến.
3.2.3. Hoàn thiện chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong
sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản
Mục tiêu của chính sách là nhằm huy động đông đảo các nhà khoa học, kỹ thuật
tích cực nghiên cứu, chuyển giao và người nông dân ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa
học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất hàng hóa, đẩy nhanh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, hàm
lượng chất xám lớn và cho giá trị cao.
Do vậy, quá trình hoàn thiện chính sách và cơ chế khuyến khích chuyển giao công
nghệ cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
1. Cần tăng cường bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp của công
nghệ theo pháp luật hiện hành; bảo đảm quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp
được chuyển giao không bị bên thứ ba xâm phạm.
2. Thực hiện tốt miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các trường hợp
thực hiện hợp đồng nghiên cứu, triển khai dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất
nông nghiệp; thu nhập từ việc góp vốn bằng sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, quy trình kỹ
thuật.
3. Thực hiện đồng bộ các chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuê đất, thuế sử
dụng đất, cũng như thuế ưu đãi về nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,
thiết bị khoa học kỹ thuật có bộ điều khiển tự động, mẫu thí nghiệm... phục vụ trực tiếp
cho các dự án, hợp đồng nghiên cứu triển khai mà chưa sản xuất được ở trong nước.
4. Thực hiện ưu tiên thù lao một cách xứng đáng cho tác giả, các công trình khoa
học được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.
5. Cần chú trọng hình thức chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động khuyến
nông. Các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới được chuyển giao đến các hộ gia đình nông
dân thông qua hệ thống khuyến nông phải được hỗ trợ kinh phí chuyển giao. Chẳng hạn
kinh phí chi phí cho các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, xây dựng mô hình và vay vốn
của Quỹ khuyến nông theo kế hoạch hàng năm đã được duyệt. Tăng cường phát triển
Quỹ khuyến nông để hộ nông dân vay vốn không lãi suất nhằm tạo điều kiện cho họ chủ
động mở rộng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
6. Chú trọng đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực cho hoạt động khoa học - công
nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, thu hoạch, chế biến, bảo quản và vận chuyển nông
sản. Hình thức đào tạo là kết hợp giữa tập trung và đào tạo tại chỗ. Nguồn kinh phí lấy
từ ngân sách thông qua các chương trình nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản, kết hợp
với một phần kinh phí do người học đóng góp. Hàng năm tỉnh cần dành một khoản
kinh phí để cử cán bộ đi tập huấn, đào tạo trong nước và nước ngoài nhằm tạo ra những
chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chọn giống cây trồng vật nuôi và chế biến nông sản.
7. Cần chuyển giao khoa học - công nghệ một cách thường xuyên, liên tục, kịp
thời; chuyển giao xuống tới cơ sở, hộ sản xuất nông nghiệp; đảm bảo tính định hướng,
nội dung chuyển giao sát thực với từng địa phương.
8. Khuyến cáo chính xác, kịp thời về giống, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón... đến với nông dân. Có chế độ kiểm tra, thẩm định vật tư hàng hóa đầu vào
thật nghiêm ngặt và có chế tài xử lý nghiêm minh những đơn vị sản xuất, kinh doanh
những hàng hóa không đảm bảo chất lượng và những cán bộ đã tham gia kiểm tra,
khuyến cáo cho nông dân về hàng hóa đó.
Những giải pháp này sẽ được làm rõ hơn qua bảng số liệu khảo sát sau đây:
Bảng 3.2. Số liệu khảo sát về kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách
chuyển giao khoa học-công nghệ trong nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
TT Ý kiến
Tổng
số
được
khảo
sát
Tổng
số có ý
kiến về
CS
chuyển
giao
TBKH
CN
Số
người
có ý
kiến
này
Tỷ lệ %
So với
số có ý
kiến về
CS
này
So với
tổng số
được
khảo
sát
(1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4) (7=5/3)
1 Cần chuyển giao thường xuyên,
liên tục, kịp thời
1000 836 428 51 43
2 Cần chuyển giao xuống tới cơ sở,
hộ sản xuất nông nghiệp
1000 836 220 26 22
3 Định hướng, nội dung chuyển giao
sát thực với từng địa phương
1000 836 232 28 23
4 Cần chuyển giao có trọng điểm. 1000 836 198 24 20
5 Cần đổi mới cả nội dung và cách
thức chuyển giao, kết hợp tốt cả lý
thuyết và thực hành
1000 836 195 23 20
6 Tăng cường đội ngũ KNV cả số
lượng và chất lượng
1000 836 512 61 51
7 Tăng mức hỗ trợ đào tạo 1000 836 244 29 24
8 Tăng phụ cấp cho KNV bằng mức
lương tối thiểu
1000 836 165 20 16,5
9 Chính sách với KNV miền núi
phải cao hơn miền xuôi
1000 836 98 12 10
10 Có chính sách đủ mạnh để thu hút
KNV tự nguyện
1000 836 59 7 6
11 Cần khuyến cáo chính xác, kịp
thời về giống, thức ăn, thuốc bảo
vệ thực vật, phân bón...
1000 836 412 49 41
12 Có chế độ kiểm tra, thẩm định vật
tư hàng hóa đầu vào thật nghiêm
ngặt và có chế tài xử lý nghiêm
minh những đơn vị sản xuất, kinh
doanh những hàng hóa không đảm
bảo chất lượng và những cán bộ đã
tham gia kiểm tra, khuyến cáo cho
nông dân về hàng hóa đó
1000 836 121 14 12
13 Xây dựng các mô hình điểm và tổ
chức cho các cơ sở sản xuất, nông
dân đi tham quan
1000 836 167 20 17
Nguồn: Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa, năm 2005.
3.2.4. Hoàn thiện chính sách đầu tư vốn và tín dụng cho phát triển kinh tế
nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Mục tiêu của chính sách đầu tư vốn, tín dụng cho nông nghiệp Thanh Hóa nhằm
phát huy tối đa tiềm năng sức lao động, đất đai, vốn và các nguồn lực khác tạo ra sự
chuyển dịch lớn về cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Theo
đó, tỉnh Thanh Hóa cần phải thực hiện các giải pháp để thúc đẩy quá trình hoàn thiện
chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp như sau:
Một là, chính sách đầu tư vốn và tín dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp của
Thanh Hóa cần phải được đặt trong mối tương quan với yêu cầu thực hiện CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Đầu tư cho phát triển nông nghiệp của tỉnh không
nên đặt trọng tâm vào thủy lợi, khai hoang mà phải chuyển sang thâm canh theo chiều
sâu để nâng cao chất lượng nông sản và ứng dụng hoàn thiện kỹ thuật công nghệ chế biến
bảo quản nông sản, phát triển thị trường nông sản.
Hai là, chính sách đầu tư và tín dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp của
Thanh Hóa cần phải hướng mạnh vào giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa yêu cầu tăng
nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm vừa tạo ra những điều kiện vật chất cơ bản để đa
dạng hóa cây trồng vật nuôi và mở mang công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
Ba là, xác định mức đầu tư và khả năng nguồn vốn đầu tư cho kinh tế nông
nghiệp của tỉnh. Tăng mức, tỷ lệ phân bổ đầu tư cho nông nghiệp, kết hợp với các biện pháp
tích cực để huy động các nguồn vốn khác để đảm bảo đầu tư phát triển kinh tế nông
nghiệp. Định hướng đầu tư cho kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư
trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho phát triển hạ tầng kinh tế, tăng dần tỷ trọng đầu tư
gián tiếp qua tín dụng nhằm huy động nguồn vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp trong
các hộ gia đình. Tăng vốn đầu tư cho người lao động và đào tạo cán bộ nông nghiệp trong
tỉnh.
Bốn là, công khai hóa các bước tiếp nhận, xử lý thủ tục đầu tư các cấp, công khai
hóa nguồn vốn đầu tư và kế hoạch đầu tư, phân cấp quyết định vốn đầu tư cho huyện, sở
ngành, tránh tình trạng "ban - cho" trong đầu tư. Cần tăng cường mối quan hệ hiểu biết
lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng và người dân, cán bộ của các tổ chức tín dụng cần gần
dân, sâu sát thực tiễn hơn. Đồng thời, đẩy mạnh vai trò của các cấp chính quyền, các tổ
chức đoàn thể trong việc phối hợp với các ngân hàng quản lý tốt tiền vay và thu hồi công
nợ.
Năm là, tăng mức cho vay, thời hạn cho vay, giảm lãi suất cho vay phù hợp với
quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, ưu tiên lĩnh vực đầu tư trong nông nghiệp
như: chương trình chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp;
chương trình phát triển hạ tầng và kinh tế nông thôn. Xác định cơ chế đầu tư theo ba hình
thức: vốn ngân sách, vốn tín dụng và qua hệ thống chính sách khuyến khích phát triển
nông nghiệp như thuế, trợ giá, khuyến nông...Cơ chế xác định đầu tư cho kinh tế nông
nghiệp của Thanh Hóa là:
- Ngân sách nhà nước cấp đầu tư 100% cho các cơ sở sản xuất cây con giống,
công trình thủy lợi đê điều, giao thông, khuyến nông...
- Huy động người dân đóng góp để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
- Khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn hoặc vay vốn đầu tư, ngân sách hỗ trợ
cơ sở chế biến nông sản; chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản...
Sáu là, tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ ngân sách theo hướng:
Tỉnh cần khuyến khích các địa phương lập dự án tạo vốn từ quỹ đất; khuyến khích các thành
phần kinh tế bỏ vốn đầu tư, nhà nước tạo điều kiện về đất đai, thủ tục cấp giấy phép, cho vay
vốn để phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp; xây dựng quy chế huy động dân
đóng góp xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp; tăng cường các
quỹ cho nông dân vay vốn, nhất là vốn cho quỹ khuyến nông, huy động vốn đầu tư từ nước
ngoài.
Bảng 3.3. Số liệu khảo sát về kiến nghị sửa đổi, bổ sung
chính sách đầu tư vốn trong nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
TT Ý kiến Tổng Tổng Số Tỷ lệ %
số
được
khảo
sát
số có ý
kiến
về CS
đấu tư
vốn
trong
NN
người
có ý
kiến
này
So với
số có ý
kiến
về CS
này
So với
tổng
số
được
khảo
sát
(1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4
)
(7=5/3
)
1 Cần đầu tư có trọng điểm 1000 917 446 49 45
2 Tăng mức, tỷ lệ đầu tư cho nông
nghiệp
1000 917 642 70 64
3 Tăng cho vay vốn trung và dài hạn 1000 917 391 43 39
4 Giảm lãi suất cho vay trong nông
nghiệp
1000 917 403 44 40
5 Giảm lãi suất vay cho các dự án thu
mua, chế biến sản phẩm nông nghiệp
1000 917 235 26 24
6 Tăng mức cho vay 1000 917 379 43 38
7 Nên tăng cho vay bằng tín chấp đối
với nông dân
1000 917 254 28 25
8 Tăng mức đầu tư cho trồng rừng 1000 917 32 3,5 3,2
9 Tăng mức đầu tư cho chăn nuôi nhất
là chăn nuôi đại gia súc
1000 917 174 19 17
10 Cần có chính sách khuyến khích
thành lập các quĩ tín dụng nhân dân
ở cấp xã.
1000 917 48 5,2 4,8
11 Nhà nước và ngành ngân hàng cần
cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin
để nông dân có thể hiểu biết và tiếp
cận các nguồn vay vốn.
1000 917 615 67 62
12 Cần tăng cường mối quan hệ hiểu
biết lẫn nhau giữa các tổ chức tín
dụng và người dân, cán bộ của các tổ
chức tín dụng cần gần dân, sâu sát
thực tiễn hơn
1000 917 308 34 31
Nguồn: Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa, năm 2005.
3.2.5. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ và phát triển thị trường nông sản tỉnh
Thanh Hóa
Mục tiêu của chính sách hỗ trợ và phát triển thị trường nông sản, nhằm đảm bảo giá
cả và tiêu thụ sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng. Do vậy, chính sách hỗ trợ và phát triển thị trường nông sản của Thanh Hóa cần tập
trung vào giải quyết những vấn đề sau:
* Hỗ trợ và bảo trợ sản xuất hàng hóa trong quá trình sản xuất hàng hóa đối với
một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu nhưng đang còn gặp khó khăn, thông qua hỗ trợ đầu
vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.
- Hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp: Tỉnh cần lập quỹ dự trữ vật tư chủ
yếu như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... để bảo đảm ổn định giá phục vụ nông dân sản
xuất khi có biến động giá trên thị trường, tiến hành trợ giá cho một số loại giống gốc tốt
về cây trồng, vật nuôi. Thực hiện cho vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển vùng sản xuất
hàng hóa, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khi có thiên tai úng hạn xảy ra thuộc vùng tưới
tiêu của các công ty, hợp tác xã khai thác thủy nông.
- Hỗ trợ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp: tiến hành trợ giá đối với sản xuất rau
sạch và sản phẩm chế biến nông sản, khi gặp rủi ro về thiên tai, đột biến về giá cả trên thị
trường xuống thấp, cùng nhau chia sẻ thiệt hại giữa các bên ký hợp đồng. Từng bước
nghiên cứu và triển khai thực hiện bảo hiểm sản xuất cho nông dân nhằm bảo vệ an toàn
quá trình sản xuất nông nghiệp; ổn định kinh tế và khuyến khích người sản xuất yên tâm
đầu tư thâm canh phát triển sản xuất.
* Đẩy mạnh công tác quy hoạch và phân vùng sản xuất hàng hóa, sản xuất nông
nghiệp phải định hướng theo thị trường. Trên cơ sở dự báo thị trường tiêu thụ và lợi thế
của từng vùng, tỉnh giao cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các
ngành khác, với các huyện thị, thành phố tập trung xây dựng quy hoạch chuyên ngành và
phân vùng sản xuất hàng hóa cho từng cây con, ngành nghề... Đồng thời, triển khai thực
hiện theo đúng quy hoạch chuyên ngành được xác lập bằng kế hoạch đã đề ra. Trên cơ sở
quy hoạch tỉnh cần tiến hành xây dựng và đầu tư hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cho
những vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
* Tiến hành tổ chức tập huấn kỹ thuật hướng dẫn nông dân tiếp thu và chuyển
giao các tiến bộ khoa học công nghệ nuôi trồng, sau thu hoạch bảo quản, sơ chế... để
nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng với nhu cầu thị trường hàng hóa lớn. Tiến tới xây
dựng thương hiệu cho các sản phẩm.
* Tăng cường việc xây dựng các kênh cung cấp kịp thời về thông tin thương mại,
giá cả thị trường sản phẩm nông sản cho nông dân. Trong kinh tế thị trường thì vấn đề xúc
tiến thương mại, thông tin thị trường có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, tăng cường tổ chức
xúc tiến thương mại, thông tin thị trường là một tất yếu mà Thanh Hóa phải thực hiện. Trong
quá trình tiến hành cần chú ý đến nhiều hình thức phong phú, phù hợp với điều kiện của đa số
nông dân. Chẳng hạn, tiến hành qua hệ thống loa truyền thanh ở các địa phương, qua các câu
lạc bộ khuyến nông, tổ chức hội chợ, phiên chợ về giống cây trồng, vật nuôi, từng bước thực
hiện giới thiệu qua mạng... giúp người sản xuất nắm bắt được thị trường và những yêu
cầu của thị trường để quyết định sản xuất cho phù hợp, đồng thời có thể giới thiệu quảng
bá giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng.
* Xây dựng và phát triển hệ thống lưu thông- phân phối và tiêu thụ nông sản
trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa. Triển khai xây dựng các chợ đầu mối nông sản ở các
huyện và liên huyện để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
* Tăng cường sự định hướng, chỉ đạo, quản lý, điều tiết của nhà nước với thị
trường sản phẩm nông nghiệp. Kết hợp hài hòa vai trò của Nhà nước với tính chủ động
của người sản xuất và doanh nghiệp. Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong liên kết 4
nhà, là trọng tài khách quan và xử lý kịp thời các vướng mắc do quan hệ lợi ích giữa
doanh nghiệp chế biến, các tổ chức thu mua và nông dân.
* Phát triển công nghiệp chế biến nông sản để tạo vùng nguyên liệu, gắn kết công
nghiệp chế biến với sản xuất để thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa phát triển. Có chính sách
khuyến khích thành lập nhiều cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp. Bảng số liệu sau sẽ
làm rõ hơn cho các biện pháp trên đây.
Bảng 3.4. Số liệu khảo sát kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách thị trường trong
nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
TT Ý kiến
Tổng
số
được
khảo
sát
Tổng
số có ý
kiến về
CS thị
trường
Số
người
có ý
kiến
này
Tỷ lệ %
So với
số có ý
kiến về
CS này
So với
tổng số
được
khảo
sát
(1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4
)
(7=5/3
)
1 Cần sự định hướng, chỉ đạo,
quản lý, điều tiết của nhà nước
với thị trường sản phẩm nông
nghiệp
1000 962 840 87 84
2 Có chính sách khuyến khích
thành lập nhiều cơ sở chế biến
sản phẩm nông nghiệp
1000 962 844 87 84
3 Khuyến khích phát triển nhiều
cơ sở thu mua sản phẩm nông
nghiệp, tránh độc quyền
1000 962 890 92 89
4 Nhà nước khuyến khích thành
lập và tổ chức mạng lưới thị
trường đến huyện, xã.
1000 962 759 79 76
5 Nhà nước cần giữ vai trò chủ
đạo trong liên kết 4 nhà, là
trọng tài khách quan và xử lý
kịp thời các vướng mắc do quan
hệ lợi ích giữa doanh nghiệp
chế biến, các tổ chức thu mua
và nông dân
1000 962 241 25 24
6 Nhà nước cần có chính sách
bình ổn giá cả nông sản cũng
như sản phẩm đầu vào của sản
xuất nông nghiệp
1000 962 218 23 22
7 Cần thành lập chợ đầu mối để
chào bán, tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp
1000 962 122 13 12
8 Cần có kênh cung cấp kịp thời
về thông tin thương mại, giá cả
thị trường sản phẩm nông sản
1000 962 563 58 56
cho nông dân
Nguồn: Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa, năm 2005.
3.3.6. Đổi mới và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế hợp tác trong
nông nghiệp
Mục tiêu của việc hoàn thiện các chính sách này trong phát triển nông nghiệp
tỉnh Thanh Hóa là nhằm phát huy tối đa vai trò các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế
hợp tác trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Theo đó, cần:
1. Tăng cường tuyên truyền vận động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm
nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò, đổi mới tổ chức và hoạt động hợp tác xã là có
tính tất yếu, phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hóa hiện nay. Mặt
khác, khi xây dựng và đổi mới hoạt động của hợp tác xã Thanh Hóa cần chú ý đến đặc
điểm kinh tế-xã hội của từng địa phương, phải thực sự tự nguyện, quản lý phải thực sự
dân chủ và bình đẳng và tự chịu trách nhiệm. Mô hình xây dựng và phát triển hợp tác xã
ở Thanh Hóa hiện nay không thể mang ý chí chủ quan, gò ép hình thức và nặng nề tính
bao cấp như trước đây.
2. Kinh tế hợp tác xã ở Thanh Hóa cần tập trung vào các hoạt động mà kinh tế hộ
không thể tự đảm nhận được, như dịch vụ vốn, dịch vụ vật tư nông nghiệp, dịch vụ kỹ
thuật chế biến nông sản với quy mô nhỏ và tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất. Thanh
Hóa cần chú trọng phát triển kinh tế thủy, hải sản, tức là phải tăng cường xây dựng và
phát triển các ngư trại, củng cố các hợp tác xã nghề cá... Từng bước hình thành các hình
thức tổ chức gắn kết giữa đơn vị nuôi trồng, khai thác với chế biến và tiêu thụ, các hình
thức liên doanh liên kết trong nước và quốc tế.
3. Để hình thức kinh tế hợp tác thật sự vững mạnh và có hiệu quả, UBND tỉnh
cần chỉ đạo cho các địa phương tiến hành rà soát, phân loại và thực hiện sắp xếp, các hợp
tác xã như sau:
- Đối với các hợp tác xã đã và đang làm ăn có hiệu quả, tổ chức tốt các hoạt
động dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình và kinh doanh có lãi, nếu không có nhu cầu thay đổi
về quy mô hợp tác xã thì cần tập trung đầu tư củng cố phát triển, thực hiện các chính sách
khuyến khích các hợp tác xã hoạt động, bổ sung thêm những ngành nghề mới... Trong
trường hợp có nhu cầu và khả năng thì có thể thành lập các tổ hợp tác, nhóm dịch vụ
chuyên sâu trong hợp tác xã hoặc thành lập thêm các hợp tác xã khác nhằm phát triển đa
dạng hóa ngành nghề dịch vụ nông nghiệp. Thực hiện tốt trả lương cho cán bộ hợp tác xã
theo kết quả sản xuất kinh doanh để khuyến khích họ yên tâm với công việc.
- Đối với các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả cần tiến hành đại hội xã viên,
cho đăng ký lại xã viên. Qua đó chỉ có thành viên nào thực sự tự nguyện, tự giác, chấp
hành góp vốn và có khả năng góp sức cho hợp tác xã thì tham gia. Tiến hành điều chỉnh
quy mô, hướng kinh doanh mới trên cơ sở dân chủ và thống nhất của các thành viên. Mọi
hoạt động của hợp tác xã, Đảng và chính quyền chỉ có vai trò định hướng, phải tuyệt đối
coi trọng quyền tự quyết của các thành viên tham gia.
- Tiếp tục xử lý những tồn động về vốn quỹ, tài sản, công nợ và thực hiện tốt
công tác quản lý tài chính hợp tác xã nông nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng cho hợp
tác xã; giải quyết nợ của hợp tác xã theo chính sách của nhà nước đã ban hành.
4. Tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện các loại hình hợp tác mới. Thanh Hóa cần chỉ
đạo cho các đại phương khuyến khích thành lập các tổ, liên tổ hộ gia đình tổ chức sản
xuất các ngành nghề nông nghiệp. Thực hiện hợp tác chặt chẽ giữa các hộ gia đình phù
hợp với nhu cầu hợp tác trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa phát triển cao. Đồng
thời, đẩy mạnh hình thức liên kết 4 nhà: Nhà nước- nhà khoa học - nhà doanh nghiệp -
nhà nông trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hình thức hiệp
hội ngành nghề. Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò của tổ chức Liên minh các hợp tác
xã trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
Bảng số liệu sau sẽ làm rõ hơn cho các giải pháp đã nêu trên.
Bảng 3.5. Số liệu khảo sát kiến nghị đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất trong
nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
TT Ý kiến
Tổng
số
được
khảo
sát
Tổng
số có ý
kiến về
CS
phát
triển
các
TPKT
Số
người
có ý
kiến
này
Tỷ lệ %
So với
số có ý
kiến về
CS này
So với
tổng số
được
khảo
sát
(1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4) (7=5/3)
1 Cần có chính sách ưu đãi hơn cho
mọi thành phần kinh tế, mọi loại
hình kinh doanh đầu tư trong lĩnh
vực nông nghiệp
1000 948 745 78 74
2 Cần có chính sách thu hút lao động
có chuyên môn về lao động tại
các HTX
1000 948 437 46 44
3 Cần có chính sách ưu đãi, khuyến
khích HTX thực hiện tiêu thụ sản
phẩm cho xã viên
1000 948 399 42 40
4 Quan tâm phát triển kinh tế hộ
thông qua đầu tư vốn trung và dài
hạn, lãi suất ưu đãi, đáp ứng đủ
vốn
1000 948 216 23 22
Nguồn: Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa, năm 2005.
KẾT LUẬN
- Từ những vấn đề như đã phân tích cho thấy, chính sách kinh tế có vai trò đặc
biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Việc thường xuyên tiến hành xây dựng, thực thi, kiểm tra, bổ sung nhằm hoàn thiện
chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương trong những giai
đoạn khác nhau là yêu cầu khách quan trong quá trình quản lý đối với lĩnh vực hoạt động
nông nghiệp nông thôn.
- Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản có tính lý luận về vai trò của
nông nghiệp, nông thôn; những chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đối với nông
nghiệp và nông thôn qua các thời kỳ, nhất là trong thời kỳ đổi mới; những kinh nghiệm xây
dựng thực thi chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp của một số nước trên thế giới và các
địa phương Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; phân tích các khái niệm chính sách kinh tế
nông nghiệp, các nhân tố tác động tới chính sách kinh tế, quá trình hoạch định, tổ chức
thực thi, kiểm tra bổ sung hoàn thiện chính sách cũng như phân tích tác động của chính
sách kinh tế đối với phát triển nông nghiệp ở Thanh Hóa trong thời gian qua.
- Căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa và những
yêu cầu đặt ra trong quá trình quản lý nhà nước, luận văn đề xuất hoàn thiện 6 chính sách
kinh tế chủ yếu để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp bền
vững. Đồng thời, luận văn đã phân tích các bước tổ chức thực hiện, nhằm biến chính sách
thành những kết quả trên thực tế. Kinh tế nông nghiệp là một bộ phận qua trọng trong cơ
cấu kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng thực
hiện đồng bộ các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát
triển, góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020.
Chúng tôi tin tưởng và hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có đóng góp tích cực
trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu phát triển kinh tế
nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa (2005), Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2001 - 2005, Thanh Hóa.
2. Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa (2005), Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp
nhằm hoàn thiện một số chính sách kinh tế cơ bản trong nông nghiệp, nông
thôn Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010, Thanh Hóa.
3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của của nó
đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Một số văn bản pháp luật hiện hành
về phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Lao động Xã hội.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Một số chủ trương chính sách mới
về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), Một số vấn đề về công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001 -
2010, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), Chính sách chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn (2001 - 2010), Hà Nội.
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (2003), Nghiên cứu nhu cầu nông dân, Dự
án VIE/98/004/B/01/99, Nxb Thống kê, Hà Nội.
10. Ngô Đức Cát và tập thể (1996), Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Trần Văn Chử và tập thể (2002), Giáo trình kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
12. Phạm Ngọc Côn (1996), Đổi mới các chính sách kinh tế, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm (1995), Đầu tư trong nông nghiệp -Thực trạng
và triển vọng. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
14. Cục Thống kê Thanh Hóa (2005), Niên giám thống kê 2000-2004, Nxb Thống kê, Hà Nội.
15. Nguyễn Tiến Dĩnh (2003) Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp,
nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận
án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
16. Lê Đăng Doanh và tập thể (2002), Hình thành đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế vĩ
mô thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
17. Đảng bộ thành phố Hà Nội (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà
Nội lần thứ XII, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
18. Đảng bộ thành phố Hà Nội (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ
thành phố Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb sự thật, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
(1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 2001-2004.
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
26. Nguyễn Hữu Đạt (1995), Đầu tư hỗ trợ của Nhà nước cho nông dân phát triển kinh
tế hộ gia đình, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội.
27. David Colman và Trevor Young (1994), Nguyên lý kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông
nghiệp, Hà nội.
28. Nguyễn Điền, Vũ Hạnh, Nguyễn Thu Hằng (1999), Nông nghiệp thế giới bước vào
thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
29. Frank Ellis (1994), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
30. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền và tập thể tác giả (2000), Giáo trình
chính sách kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
31. Trần Ngọc Hiên (1993), "Tư tưởng Lênin, Hồ Chí Minh về nông dân, nông thôn và
nông nghiệp", Thông tin chuyên đề, (3), Trung tâm Thông tin tư liệu Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
32. Vũ Văn Hiền - Đinh Xuân Lý (2004), Đổi mới ở Việt Nam, tiến trình, thành tựu và
kinh nghiệm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Hoàng Ngọc Hòa và tập thể (2002), Phối hợp một số chính sách kinh tế vĩ mô nhằm
thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Nguyễn Tiến Mạnh, Phạm Minh Đức (1999), "Tác động của chính sách kinh tế đến
phát triển ngành nghề nông thôn", Kinh tế Nông nghiệp.
35. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn
(1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Nguyến Thế Nhã, Hoàng Văn Hoa (1995), Vai trò của Nhà nước trong phát triển
nông nghiệp Thái Lan, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
38. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng và tập thể (2002), Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
39. Bạch Đình Ninh (2000), "Đẩy mạnh chế biến nông sản trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn", Kinh tế nông nghiệp, 7(25)
40. Lê Du Phong (1998), "Vốn đầu tư cho công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn",
Kinh tế nông nghiệp, (1).
41. Nguyễn Văn Phúc, Công nghiệp nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát
triển, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 2004.
42. Nguyễn Huy Quý (1999), "Trung Quốc đẩy mạnh cải cách, phát triển nông nghiệp
nông thôn", Tạp chí Cộng sản, (9).
43. Phạm Thị Quý (2002), Chuyển đổi mô hình kinh tế Việt Nam - Thực trạng và kinh
nghiệm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Bùi Xuân Sơn (2000), "Chính sách đất đai trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn", Hội thảo quốc gia về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bắc Ninh.
45. Nguyễn Văn Tiêm (1998), "Hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta, thực trạng và hướng
tới", Kinh tế nông nghiệp, (1).
46. Tỉnh ủy Thanh Hóa (2005), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI, Thanh
Hóa.
47. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2001), Giáo trình phân tích chính sách nông
nghiệp, nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
48. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Cơ sở khoa học của việc đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế Thanh Hóa thời kỳ 2001 - 2010, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
49. Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Khoa Quản lý kinh tế (2002), Quản lý kinh tế
dùng cho hệ cao học và nghiên cứu sinh, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
50. Trung tâm kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC) (1999), Nông nghiệp thế
giới bước vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Trung tâm thông tin - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), "Những
hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp và nông thôn ở một số nước", Thông
tin chuyên đề, (2).
52. Trung tâm thông tin - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), "Giới thiệu
nông nghiệp nông thôn Trung Quốc", Thông tin chuyên đề, (11).
53. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2005), Báo cáo kết quả rà soát cơ chế chính sách
phát triển nông - lâm nghiệp từ năm 2001 - 2004, đề xuất đến năm 2010, Thanh
Hóa.
54. Hà Vinh (1997), Nông thôn Việt Nam trong bước chuyển sang kinh tế thị trường,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
55. Hồ Văn Vĩnh (2000), "Tính tất yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Hội
thảo quốc gia về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bắc Ninh.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH
NÔNG NGHIỆP
1.1. Những quan điểm cơ bản về phát triển nông nghiệp trong phát triển
kinh tế - xã hội
1
1.2. Chính sách kinh tế nông nghiệp và một số vấn đề của chính sách
kinh tế nông nghiệp
19
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HÓA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
47
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và vai trò của nông nghiệp đối
với tỉnh Thanh Hóa
47
2.2. Thực trạng tác động của một số chính sách kinh tế đến phát triển
nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
53
2.3. Đánh giá tác động của chính sách kinh tế đến thực trạng phát triển
nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua
83
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ GIẢi PHÁP HOÀN
THIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HÓA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
87
3.1. Định hướng mục tiêu phát triển nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn
hiện nay
87
3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp tỉnh
Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay
90
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (2).pdf