Luận văn Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015

Long Biên là quận mới thành lập trên cơ sở thị trấn Gia Lâm, hai cụm công nghiệp tập trung Đức Giang và Thạch Bàn cùng một số xã của huyện Gia Lâm. Đó là khu vực đã và đang trong quá trình đô thị hóa với tốc độ cao. Hiện nay khu vực này trở thành một quận mới của nội thành Hà Nội, nên sẽ là điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa vốn đã được thực hiện với tốc độ nhanh từ những năm trước đây. Quá trình đó đang tạo ra nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức cho quận Long Biên. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ủy ban nhân dân quận Long Biên đã lựa chọn các phương án phát triển kinh tế - xã hội có thể tranh thủ được cơ hội và vượt qua những thách thức đang đặt ra cho trong quá trình phát triển về lĩnh vực kinh tế - xã hội.

pdf105 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3318 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, đồng thời tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng cơ bản nhằm tránh lãng phí thất thoát trong đầu tư. 3.2.2. Giải pháp cụ thể thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội * Giải pháp quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng Để đạt mức tăng trưởng ổn định, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Muốn vậy, phải đa dạng hóa nguồn vốn, hình thức đầu tư như: nguồn vốn tích lũy từ bản thân doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn huy động, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài... Tạo môi trường thuận lợi, có chính sách ưu đãi, thủ tục nhanh gọn để đảm bảo môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn, tính cạnh tranh cao để thu hút vốn đầu tư. Đồng thời, có kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, công nhân lành nghề trong các doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh. Củng cố hệ thống đào tạo nghề trên địa bàn, ngoài các trung tâm đào tạo nghề của Nhà nước, quận sẽ đẩy mạnh việc xã hội hóa đào tạo nghề trên địa bàn để hình thành trung tâm dạy nghề được trang bị đầy đủ thiết bị, với một số nghề mũi nhọn: điện tử, cơ khí vận tải, bưu điện, cơ khí chính xác, tự động hóa, sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ đời sống. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển của ngành, đặc biệt trong việc thay đổi, tiếp nhận quy trình công nghệ mới hiện đại đối với các doanh nghiệp, phải xác định rõ tiêu chí để đầu tư, lựa chọn công nghệ tối ưu, đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm về cả chiều sâu và chiều rộng. Từng bước thực hiện có hiệu quả chủ trương sắp xếp lại sản xuất, cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước. Cần có các chính sách và giải pháp kinh tế năng động giúp các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư, tìm đối tác liên doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ và ứng xử linh hoạt với sự vận động không ngừng của môi trường sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, khuyến khích các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng mặt hàng. Ưu tiên tạo điều kiện về mặt bằng cho các doanh nghiệp, các cá nhân có dự án mở rộng kinh doanh phù hợp với quy hoạch và cho các doanh nghiệp triển khai dự án phát triển sản xuất các thiết bị điện tử, chính xác, tự động và các sản phẩm tiên tiến phục vụ đời sống của người dân đô thị để thay thế các doanh nghiệp đóng trên địa bàn sử dụng quỹ đất không có hiệu quả hoặc gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích các cơ sở công nghiệp nhỏ liên kết, tập trung, tích tụ vốn để chuyển lên sản xuất ở quy mô lớn. Xây dựng chính sách thu hút các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, các cửa hàng sửa chữa… của các hãng sản xuất thiết bị tự động, thiết bị chuyên ngành như: phòng cháy chữa cháy, thiết bị làm sạch môi trường, thiết bị điện tử, tin học, thiết bị ngân hàng, thiết bị bưu chính viễn thông, phương tiện đặc chủng, trang thiết bị hiện đại phục vụ đời sống. Đầu tư phát triển dịch vụ cho thuê văn phòng để thu hút các doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Mở rộng mạng lưới dạy nghề trên địa bàn với chính sách xã hội hóa công tác dạy nghề kết hợp với việc đầu tư của Nhà nước cho công tác dạy nghề. Thành lập các hội nghề nghiệp, câu lạc bộ người có tay nghề cao để tập hợp những kinh nghiệm. Đầu tư cho các doanh nghiệp xúc tiến giới thiệu sản phẩm và quảng bá sản phẩm trên cơ sở có bảo hộ của Nhà nước. Từng bước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển công nghiệp phần mềm, công nghệ tin học và các lĩnh vực công nghiệp tiên tiến. Khu vực công nghiệp quốc doanh thực hiện sắp xếp lại sản xuất, cổ phần hóa doanh nghiệp theo chủ trương của trung ương và thành phố. Ưu tiên về mặt bằng cho doanh nghiệp kinh doanh các ngành sử dụng công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm mới, có sức cạnh tranh, ít gây ô nhiễm môi trường. Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp mũi nhọn, có hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Phát triển mạnh công nghiệp sạch (công nghiệp phần mềm…) phục vụ quá trình phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tiếp tục đầu tư chiều sâu và chuyển dịch theo hướng ưu tiên cho sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, có sức cạnh tranh trên thị trường, bảo đảm chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế. Từng bước đưa các dự án có đầu tư chiều sâu vào thay thế, điều chỉnh hoạt động trong các khu công nghiệp cũ (Đức Giang, Sài Đồng) để giải quyết sự lạc hậu về công nghệ, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, gây ô nhiễm môi trường. Phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh phù hợp với tiềm năng và điều kiện sẵn có của quận. Có cơ chế khuyến khích các tổ chức và cá nhân phát triển sản xuất lâu dài trong các khu công nghiệp đã quy hoạch, không gây ô nhiễm môi trường, tạo việc làm cho người lao động; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Duy trì và phát triển bền vững một số ngành nghề truyền thống như nghề khai thác cát, chế biến gỗ; chú trọng phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã và hộ cá thể. Phát triển các bến cảng sông phục vụ công nghiệp sửa chữa, đóng mới các tàu vận chuyển và tàu du lịch đường sông. Từng bước điều chỉnh cơ cấu công nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp cơ bản (hóa chất, cơ khí), công nghiệp tiêu dùng thông thường (may mặc, đồ uống), tăng tỷ trọng các ngành nghề công nghiệp mới, có hàm lượng công nghệ cao. Tập trung duy trì tốc độ phát triển của một số ngành sau: Công nghiệp dệt may cần đầu tư công nghệ mới vào các doanh nghiệp hiện có, chuyển đổi hình thức tổ chức và đầu tư vốn, công nghệ cho các cơ sở dệt, may với mục tiêu phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Công nghiệp điện - điện tử là nhóm ngành có doanh thu lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như xuất khẩu, ít gây ô nhiễm cần được đầu tư thích đáng về vốn sản xuất, để nâng cấp, bổ sung dây chuyển công nghệ hiện đại. Công nghiệp hóa chất, nhóm này thường gây ô nhiễm môi trường cao, cần có các biện pháp cải tiến các thiết bị hiện tại, để giảm thiểu sự tác động tới môi trường xung quanh hoặc cần có phương án di dời ra khỏi địa bàn quận. Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống đang chiếm tỷ trọng tương đối lớn, hướng phát triển của ngành này là nâng cấp thiết bị hiện tại kết hợp đầu tư mới để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Công nghiệp phần mềm có nhiều tiềm năng để phát triển nếu có mặt bằng riêng cho một khu trung tâm thương mại và công nghệ cao. * Giải pháp quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp Khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt chú trọng các vùng bãi. Những doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ở vùng bãi, ngoài việc được hưởng cơ sở hạ tầng do Nhà nước đầu tư còn được tạo điều kiện cho thuê mặt bằng để gắn sản xuất với sơ chế và chế biến nông sản. Tập trung đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vùng bãi, có chính sách đầu tư hệ thống kênh tưới, hệ thống đường giao thông nội đồng, hệ thống điện, nhà lưới… Tăng cường xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ nông sản do thành phố, quận và các đơn vị tổ chức. Thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hàng năm lập kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Gắn sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái, hình thành những vùng sản xuất lớn, tập trung thu hút khách hàng tại địa điểm sản xuất để thu mua. Gắn sản xuất với sơ chế và chế biến nông sản, tạo thương hiệu của sản phẩm trên thị trường. Quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp - đô thị - sinh thái. Nông nghiệp đô thị sinh thái là một nền nông nghiệp có cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý trong điều kiện sinh thái phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với trình độ công nghệ cao (cơ giới hóa, sinh học hóa…) tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, kết hợp đồng bộ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, tiêu thụ và dịch vụ du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên, phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế bền vững. Giải pháp bố trí quy hoạch phát triển ngành trồng trọt như sau: Về cây lúa, tập trung chủ yếu ở Thạch Bàn, Việt Hưng, Thượng Thanh, Giang Biên, Phúc Đồng và Phúc Lợi. Từ nay đến năm 2015, sẽ thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây có giá trị kinh tế cao là rau hoặc cây ăn quả… Đến năm 2015, Long Biên sẽ không còn gieo trồng lúa. Cây ăn quả và cây môi sinh sẽ được trồng tập trung vào khu công viên cây xanh sẽ góp phần hình thành vành đai xanh cho Thủ đô; diện tích trồng cây ăn quả và môi sinh sẽ lên 250 ha. Cây rau hiện có khoảng 45 ha gieo trồng ở những vùng, được quy hoạch thành khu vực sản xuất rau an toàn ở phường Giang Biên và Thạch Bàn. Rau an toàn là cây có giá trị kinh tế cao, nên cần phát triển thành những vùng chuyên canh tập trung sản xuất rau an toàn. Đến năm 2015, diện tích đất trồng rau sẽ lên đến 137 ha, trong đó chủ yếu ở các vùng bãi thuộc các phường Long Biên (50 ha), vùng Giang Biên (40 ha), Phúc Lợi (20 ha), Cự Khối (16 ha). Hoa cây cảnh kết hợp với du lịch sinh thái sẽ được tập trung ở các dự án xây dựng khu công viên cây xanh. Đến năm 2015, diện tích trồng hoa cây cảnh đạt khoảng 100 ha. Tập trung ở các phường như Thạch Bàn (20 ha), Giang Biên (24 ha), Ngọc Thụy (10 ha), Long Biên (10 ha), Bồ Đề (6 ha), Cự Khối (5 ha). Cây ngô và các loại cây màu khác sẽ được trồng ở vùng bãi sông Đuống và sông Hồng, ở các phường Long Biên (40 ha), Phúc Lợi (58 ha), Cự Khối (40 ha), Giang Biên (20 ha) và ở các phường Bồ Đề, Thạch Bàn, Ngọc Thụy. Diện tích trồng ngô và các cây màu khác dự kiến đạt 186 ha vào năm 2015. Về chăn nuôi: Từ năm 2010 trở đi, về cơ bản sẽ không khuyến khích chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn quận, nhất là khu vực trong đê. Về thủy sản: Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 172 ha, tập trung ở phường Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng... chủ yếu là thả cá thâm canh (chiếm trên 50% diện tích mặt nước nuôi trồng). Đến năm 2015, dự kiến diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản thu hẹp còn 63 ha. Cần xem xét lựa chọn các loại giống cá cho năng suất cao, tận dụng nuôi thả ở các diện tích mặt nước như đầm, hồ cao. Kết hợp các đầm hồ nuôi thả cá với các dịch vụ câu cá, vui chơi giải trí để đem lại nguồn thu cho địa phương. * Giải pháp quy hoạch phát triển ngành thương mại - dịch vụ Để thực hiện quy hoạch phát triển ngành thương mại - dịch vụ, cần phải có một lượng vốn khá lớn. Vì vậy, vốn là một trong các vấn đề mang tính quyết định đối với quy hoạch ngành thương mại - dịch vụ. Để huy động được nguồn vốn, cần tập trung giải quyết những vấn đề sau: Đối với các hạng mục công trình làm chức năng dịch vụ công cộng, Nhà nước cần đầu tư vốn và thực hiện theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để huy động vốn của dân và các tổ chức khác. Thu hút một phần đóng góp của các tổ chức khai thác dịch vụ nằm trong phạm vi công trình. Đối với các trung tâm thương mại, hình thức huy động vốn là kêu gọi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo phương thức BOT hoặc BOT từng phần, từng hạng mục, góp vốn hoặc huy động vốn từ dân. Với các cơ sở kinh doanh dịch vụ cải tạo hoặc xây dựng mới, vốn đầu tư chủ yếu của các cơ sở này là dưới hình thức vốn vay. Để các cơ sở nâng cao năng lực kinh doanh, cần có cơ chế kinh doanh và có chính sách vay hợp lý tạo sự thu hút, khuyến khích các cơ sở tự đầu tư. Để tạo nguồn vốn ngân sách, quận cần thực hiện cơ chế đổi đất lấy hạ tầng, đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất. Do vị trí đặc biệt quan trọng của các hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn quận, cần có một số biện pháp cụ thể sau: - Đề nghị ủy ban nhân dân thành phố cho phép thành lập một cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ trên địa bàn quận. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này do ủy ban nhân dân thành phố quy định và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ủy ban nhân dân quận. Cơ quan này có thể được hình thành trên cơ sở tăng cường chức năng, nhiệm vụ và nguồn nhân lực cho phòng Kinh tế - Kế hoạch để giúp ủy ban nhân dân quận trong việc phối hợp xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dịch vụ trên địa bàn quận. - Tạo sự gắn kết hoạt động và hỗ trợ cho nhau của các ngành nông nghiệp, văn hóa, giao thông với ngành dịch vụ. Trong đó lưu ý mối quan hệ ngành dịch vụ với xây dựng nông nghiệp sinh thái để khai thác nông nghiệp sạch và du lịch sinh thái, ngành dịch vụ với ngành văn hóa để khai thác các hoạt động du lịch văn hóa. Đối với các chợ khu vực phải có sự giám sát của ủy ban nhân dân phường để đảm bảo vệ sinh an toàn, không gây cản trở cho sinh hoạt của nhân dân đang cư trú tại các khu vực quanh chợ. Triệt để sử dụng diện tích trong chợ, nghiêm cấm việc tự phát buôn bán ở các ngõ ngách xung quanh chợ. - Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản lý kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trên địa bàn quận. Tổ chức tốt thị trường trên địa bàn quận Long Biên gắn với địa bàn thành phố Hà Nội, vừa đảm bảo nhu cầu phát triển theo hướng chuyên môn hóa, vừa đảm bảo yêu cầu không ngừng mở rộng mặt hàng kinh doanh. Bên cạnh việc tập trung quy hoạch và phát triển hệ thống chợ, cửa hàng bán lẻ theo từng cụm dân cư, từng đường phố, bảo đảm trật tự an ninh, vừa chú ý phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị với các phương thức mua bán tiên tiến, hiện đại, phù hợp với nhu cầu và trình độ đô thị văn minh, tiên tiến. Trước hết cần đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại ở các phường Ngọc Lâm, Đức Giang, Sài Đồng là những khu đô thị cũ, hoạt động thương mại đang phát triển sôi động nhưng đang có biểu hiện quá tải về cơ sở vật chất, mạng lưới chợ, điểm bán hàng. Đồng thời tập trung vốn, nguồn lực xây dựng từ 2 đến 3 trung tâm thương mại lớn ở những khu vực còn diện tích đất đủ lớn là khu công nghiệp Sài Đồng A và khu chợ đầu mối Gia Thụy. Trung tâm thương mại sẽ cung cấp các dịch vụ hiện đại như ngân hàng, tài chính, cho thuê văn phòng cao cấp, dịch vụ vui chơi giải trí, bưu chính viễn thông, siêu thị cao cấp… Xây dựng một số trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ dân cư đô thị, đảm bảo mỗi phường có ít nhất một chợ trung tâm. Khu vực phường Việt Hưng, Thượng Thanh, Sài Đồng, Thạch Bàn… phải có khu siêu thị, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ giữ xe máy, ô tô… Thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại tại các phường mới chuyển lên từ xã như Cự Khối, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên… Phát triển dịch vụ nhằm tạo điều kiện phục vụ tốt các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân với tư cách một đơn vị hành chính của quận, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Kết hợp các hoạt động dịch vụ với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa truyền thống, tạo sự đa dạng trong các loại hình kinh doanh thương mại ở các phường trên địa bàn quận. Cần quy hoạch mạng lưới chợ theo hướng sắp xếp hệ thống chợ, điểm bán hàng và nâng cấp các chợ chính. Hiện nay trên địa bàn quận có 4 chợ chính được xây dựng kiên cố. Trong thời gian qua các chợ này xuống cấp và quá tải, không đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Do vậy, cần có dự án cải tạo và nâng cấp các chợ Gia Lâm, Việt Hưng, Ô cách. Đối với các chợ tạm, chợ cóc thực hiện rà soát, quy hoạch lại. Cần tiến hành ra soát các điểm đất kẹt, nhỏ lẻ trong khu dân cư để ưu tiên xây dựng các điểm bán hàng nhỏ lẻ phụ vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của dân cư trong khu vực. Hình thức đầu tư có thể là đấu giá quyền sử dụng đất cho mục đích thương mại hoặc BOT trong thời gian ngắn (5 -10 năm). Cùng với việc kiện toàn và nâng cấp mạng lưới chợ, mạng lưới trung tâm thương mại sẽ được quy hoạch phát triển theo định hướng sau: - Vị trí, địa điểm xây dựng trung tâm thương mại phải thuận lợi cho quá trình mua sắm và vận chuyển hàng hóa. Quy mô của trung tâm thương mại phải phù hợp với nhu cầu mua sắm của dân cư trong khu vực, của các quận, huyện khác tiếp giáp với Long Biên. - Xây dựng một trung tâm thương mại cao cấp, đa năng với quy mô lớn (từ 30 tầng trở lên) ở khu công nghiệp Sài Đồng A, phía Đông Bắc nhà máy nước Gia Lâm. Đây là một vị trí đẹp nằm ở trung tâm quận, có điều kiện thuận lợi để phát triển thành một trung tâm lớn của thành phố. Hơn nữa, khu vực này dễ giải phóng mặt bằng, giao thông thuận lợi. Trung tâm thương mại sẽ cung cấp dịch vụ như cho thuê văn phòng, siêu thị, điểm bán hàng tiêu dùng và công nghiệp, khu vui chơi giải trí (nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim…), khu để xe… Đồng thời đây sẽ là điểm tập trung cho các loại hình dịch vụ cao cấp như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính của quận cũng như của thành phố, phục vụ làm trung tâm tam giác kinh tế Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng. Xây dựng trung tâm thương mại tại vị trí chợ đầu mối Gia Thụy (5 ha). Xây dựng các trung tâm thương mại với quy mô nhỏ hơn ở các khu vực như Bãi ăng ten (phương Bồ Đề), Mả Tre (phường Gia Thụy), thôn Trạm (phường Long Biên), Thượng Cát (phường Thượng Thanh). Cải tạo một số chợ có vị trí thuận tiện giao thông và là nơi tập trung đông dân cư thành trung tâm thương mại: chợ Gia Lâm, chợ Việt Hưng. Hình thức huy động vốn là kêu gọi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo phương thức BOT hoặc BOT từng phần, từng hạng mục, góp vốn hoặc huy động vốn từ dân. Quy hoạch hệ thống nhà hàng, khách sạn: Hiện tại hệ thống khách sạn nhà hàng trên địa bàn quận Long Biên phát triển mạnh về số lượng nhưng chất lượng chưa cao. Mật độ nhà nghỉ, nhà trọ tập trung trên đường Nguyễn Văn Cừ và khu vực ven sông Hồng. Tuy nhiên, những khách sạn đạt tiêu chuẩn cao, phục vụ khách quốc tế chưa có mà chủ yếu là các khách sạn quy mô nhỏ, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng, phòng karaoke… với mật độ đông, các loại hình kinh doanh phức tạp, ở đây tập trung nhiều tệ nạn xã hội nên việc quản lý cũng gặp khó khăn. Đối với các công trình như khách sạn thì tại trung tâm đô thị sẽ xây dựng các công trình có quy mô và tiêu chuẩn cao để phục vụ những khách nghỉ có nhu cầu hoặc khách quốc tế, phục vụ cho các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại các khu công nghiệp trong khu vực, vùng lân cận hoặc văn phòng trong các trung tâm thương mại ở quận. Quy hoạch các ngành khác: Dịch vụ tài chính, ngân hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Mức độ phát triển của một nền kinh tế hiện đại có thể được đánh giá thông qua sự phát triển của hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Trong thời gian qua, hệ thống này đã bắt đầu phát triển ở địa bàn quận Long Biên, với sự xuất hiện các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Ngoại thương và các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Khi các khu đô thị mới, trung tâm thương mại hình thành, nhu cầu dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… của các doanh nghiệp, công ty, các hộ kinh doanh cũng như của dân cư sẽ tăng nhanh. Do vậy, cần khuyến khích mạnh mẽ phát triển loại hình dịch vụ này, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cạnh tranh bình đẳng trên thị trường tài chính và dịch vụ hoạt động trên địa bàn quận qua hình thức ưu đãi; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê văn phòng, địa điểm kinh doanh, đặc biệt ở các trung tâm thương mại chuẩn bị hình thành. Dịch vụ bưu chính, viễn thông cần được quan tâm đặc biệt. Trong thời đại công nghệ thông tin và kinh tế tri thức, sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải có sự đi trước của hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là trong điều kiện phát triển thương mại điện tử đang dần trở thành xu hướng trong tương lai. Do vậy, cần có hướng đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận và của toàn thành phố Hà Nội. Đầu tư xây dựng và lắp đặt đường truyền internet tốc độ cao, đầu tư hạ tầng truyền thông… đặc biệt chú trọng kết nối với các trung tâm thương mại, trung tâm hành chính của quận. Đầu tư duy trì, củng cố nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất hạ tầng giao thông vận tải. Nâng cấp, hiện đại hóa các trục đường có lưu lượng giao thông lớn, kết nối các khu vực du lịch, khu di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận. Phát triển bến cảng sông hiện đại để phát huy thế mạnh về vị trí địa lý đặc thù của quận từ đó thúc đẩy các ngành công nghiệp liên quan đến phát triển. Tập trung phát triển mạnh các loại hình dịch vụ khoa học công nghệ nhằm phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quận. Chú trọng phát triển các dịch vụ đòi hỏi kỹ thuật cao, xử lý số liệu, tính toán phân tích phục vụ trực tiếp nghiên cứu, triển khai; các hoạt động liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; các hoạt động hỗ trợ chuyển giao công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh, tổ chức hỗ trợ ươm tạo công nghệ, khởi lập doanh nghiệp; các hoạt động đào tạo huấn luyện cán bộ kỹ thuật, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh. Phấn đấu xây dựng một công viên phần mềm để tạo tiền đề phát triển mạnh các loại hình dịch vụ khoa học kỹ thuật. Đẩy mạnh phát triển du lịch nhằm góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Đầu tư tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, trước hết là các di tích như đền Lý Thường Kiệt, chùa Bồ Đề, đền Chử Đồng Tử… các làng nghề truyền thống. Xây dựng khu công viên cây xanh kết hợp với du lịch sinh thái 337 ha thuộc các phường Cự Khối, Long Biên, Thạch Bàn và Bồ Đề. Xây dựng khu công viên cây xanh kết hợp với du lịch sinh thái tại một số phường khác như Ngọc Thụy, Giang Biên kết hợp nông nghiệp với du lịch sinh thái. * Giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội - Tổ chức lại các trường mầm non theo hướng các lớp lẻ sẽ thu gọn về các trường có điều kiện đầu tư tập trung. Xây dựng một trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia: Hoa sữa và Đức Giang. Chuyển ba trường tiểu học đến địa điểm mới để có thể đạt chuẩn 6 m2/học sinh: Trường tiểu học Sài Đồng A; Trường tiểu học Giang Biên; Trường tiểu học Phúc Đồng. Chuyển địa điểm ba trường trung học cơ sở để có thể đạt chuẩn quốc gia về diện tích đất bình quân mỗi học sinh: Trường Trung học cơ sở Cự Khối; Trường Trung học cơ sở Sài Đồng; Trường Trung học cơ sở Ngọc Thụy. Xây dựng Trung tâm dạy nghề của quận tại phường Việt Hưng. Phối hợp với các trung tâm dạy nghề của các cơ quan trung ương, thành phố và đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đào tạo nghề cho người lao động, gắn đào tạo với thực tế sản xuất. Ngoài ra, để đạt được mục tiêu đặt ra, trong giai đoạn 2005-2010, cần phải cải tạo, nâng cấp để xóa tình trạng phòng học tạm, phòng học cấp 4 ở các trường. Từ năm 2010-2015, xây dựng mới 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở dân lập và 1 trường phổ thông trung học công lập chất lượng cao ở khu đô thị Việt Hưng. Xây dựng mới 1 trung tâm giáo dục tổng hợp và hướng nghiệp, 1 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường cao đẳng. Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp các phòng chức năng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. - Cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa Đức Giang, nâng cấp và mở rộng các trạm y tế phường, xây dựng mới trung tâm y tế quận và xây mới trạm y tế phường Đức Giang. Xây thêm 1 bệnh viện đa khoa với quy mô khoảng 300 giường bệnh tại trung tâm quận. Xây dựng một trung tâm dịch vụ y tế cao cấp tại khu Sài Đồng A. Khuyến khích phát triển y tế tư nhân và tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các cơ sở y, dược tư nhân. Tăng cường trang thiết bị và nâng cấp bệnh viện đa khoa và các trạm y tế phường. - Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - thông tin: Xây dựng một thư viện lớn, tăng cường số lượng sách, báo cho các phòng đọc để đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Đầu tư xây dựng một trung tâm văn hóa cấp quận để làm nơi giao lưu văn hóa, thưởng thức nghệ thuật. Mỗi phường cần có một nhà văn hóa, giai đoạn 2005-2010, tiến hành xây dựng nhà văn hóa tại 6 phường; giai đoạn 2010-2015, xây dựng nhà văn hóa các phường còn lại, đảm bảo mỗi phường có một nhà văn hóa. Từ năm 2005 - 2010, triển khai xây dựng 9 trung tâm học tập cộng đồng của các phường. Thông tin cổ động là công tác quan trọng để phục vụ cho nhiệm vụ chính trí, đòi hỏi ngày càng phải nhạy bén, chủ động hướng dẫn dư luận xã hội và điều chỉnh hành vi của người dân. Vì vậy, phải xây dựng lực lượng thông tin được trang bị kỹ thuật để làm công tác thông tin chính trị. Công tác thông tin cổ động tại các phường cần được củng cố thông qua các tổ chức đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội người cao tuổi… nhằm tuyên truyền về chính trị, pháp luật, nếp sống văn minh. Tiếp tục cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, phấn đấu từ năm 2005 trở đi đảm bảo 100% hộ gia đình đăng ký thực hiện nếp sống văn minh và khoảng 95-100% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Tiếp tục bảo vệ, tu tạo và nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa, đặc biệt là các di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Một số công trình lớn, có giá trị lịch sử cao cần được trùng tu, phục vụ chương trình 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. - Phát triển mạng lưới công trình thể dục thể thao kết hợp với các khu công viên cây xanh đến từng phường, đảm bảo tiêu chuẩn 1-2 m2/người. Cải tạo và nâng cấp sân vận động của các phường. Phát động phong trào thể dục thể thao quần chúng một cách toàn diện từ khu dân cư, trường học và các cơ quan trên địa bàn quận. Nghiên cứu phát triển một số môn thể thao mũi nhọn tham gia thi đấu cấp thành phố và quốc gia. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện và cán bộ phong trào, đảm bảo đội ngũ thể dục thể thao đủ cả về số lượng và có chất lượng ở cấp quận, cấp phường. * Giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái Một trong những giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay và trong tương lai đó là tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường của người dân, bao gồm: Bảo vệ môi trường nước, môi trường không khí và rác thải. Cần có các quy định xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi gây tổn hại đến môi trường. Ngoài ra, việc bảo vệ môi trường nước cần các giải pháp sau: - Đối với các hồ điều hòa: Kinh nghiệm rút ra từ các quận cũ cho thấy, để có thể bảo vệ được các hồ nước khỏi tình trạng xâm lấn trái phép một cách hiệu quả, lâu dài, cần có sự quan tâm thỏa đáng của quận. Đối với các hồ điều hòa lớn, cần đầu tư xây kè và làm các tuyến đường bao quanh để tránh xâm lấn môi trường cảnh quan chung. Đối với các hồ nhỏ, cần được kè xung quanh và có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. - Xây dựng hệ thống nước thải tròn các khu đô thị, khu công nghiệp của Quận tách riêng khỏi hệ thống thoát nước mưa. Nước thải sau khi được tập trung xử lý tại các nơi xử lý theo tiêu chuẩn nước thải mới được xả ra sông, hồ. Hệ thống xử lý nước thải trong khu vực được thiết kế tách riêng thành hệ thống nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. - Đối với khu vực làng xã cũ, trước mắt không thiết kế hệ thống thoát nước thải riêng biệt. Nước thải được xử lý tại các bể tự hoại sau đó thoát vào hệ thống thoát nước mưa. Có thể thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các công trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các công trình công cộng dịch vụ. - Đối với nguồn nước ngầm: Giải pháp lâu dài để đảm bảo chất lượng nguồn nước ngầm là giảm tối đa lượng nước thải ô nhiễm ngầm xuống lòng đất. Muốn vậy phải xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước tốt, xử lý nghiêm những trường hợp đổ chất thải, rác thải ô nhiễm xuống lòng đất, từng bước kiểm soát việc khai thác nguồn nước ngầm. Về xử lý rác thải: Để nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, phải thực hiện xã hội hóa lĩnh vực này, có như vậy mới giải quyết được căn bản vấn đề rác thải. Mô hình này từng được trải nghiệm và đã chứng minh được hiệu quả thiết thực, giúp tạo sự công bằng trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Mô hình xã hội hóa được thực hiện là: Ngân sách nhà nước chi trả cho việc duy trì vệ sinh môi trường tại các đường phố có tên, tuyến đường chính của 14 phường và chi phí vận chuyển rác trên toàn quận đến bãi xử lý rác của thành phố. Các đường ngõ phố, ngõ xóm tại 14 phường, ủy ban nhân dân phường phải tổ chức thu gom và vận chuyển rác đến nơi tập kết (xã hội hóa), các điểm chân rác tại các phường để quận tổ chức vận chuyển đi. Việc thực hiện xã hội hóa do các phường tổ chức các đội thu gom, vận chuyển rác đến nơi tập kết quy định gần nhất và tự cân đối thu, chi theo quy định của Nhà nước. ủy ban nhân dân quận nghiên cứu điều kiện cơ sở vật chất của từng phường để có chủ trương cho việc đầu tư cơ sở vật chất ban đầu. Về địa điểm xử lý rác: Trong thời gian bãi chôn lấp Kiêu Kị vẫn còn sử dụng, chuyển toàn bộ rác thải của quận Long Biên xử lý tại bãi chôn lấp Kiêu Kị để giảm chi phí. Khi bãi Kiêu Kị được mở thêm khu vực xử lý rác thành phân bón thì rác phân loại tại Đức Giang và Sài Đồng là nguồn để việc xử lý rác thành phân bón có hiệu quả hơn. Sau khi bãi Kiêu Kị đóng cửa, rác sẽ chuyển về chôn lấp tại Nam Sơn - khu xử lý liên hiệp của thành phố Hà Nội. * Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, không xây dựng và phát triển tiếp các khu công nghiệp trên địa bàn, không phát triển mới các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường mà lựa chọn ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch như: truyền thông, phần mềm, công nghệ sinh học... Tiếp tục kiến nghị với ủy ban nhân dân thành phố có kế hoạch di dời các nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn ra khỏi địa bàn quận (như gạch Thạch Bàn, kho xăng dầu Đức Giang…). Đối với những cơ sở gây ô nhiễm khác, cần phải có định hướng di dời đi nơi khác hoặc thay đổi công nghệ để không làm ảnh hưởng đến môi trường. Tăng cường kiểm tra, xử lý các phương tiện vận chuyển đất, cát quá tải, không che phủ đúng quy định làm rơi đất, cát và rác ra đường. Trang bị thùng đựng rác tại các tuyến phố văn minh - đô thị, lắp đặt nhà vệ sinh công cộng tại các công viên, vườn hoa và các vị trí công cộng khác. Tổ chức trồng nhiều cây xanh hai bên các trục đường để điều hòa không khí, giảm bụi và mở rộng, nâng cao chất lượng giao thông công cộng góp phần giảm bớt lượng phương tiện tham gia giao thông trên đường. * Giải pháp quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và quản lý, tổ chức không gian đô thị trên địa bàn quận - Đối với tất cả các tuyến mương, sông sẽ quy hoạch ranh giới, cần tập trung quy hoạch ranh giới sông Cầu Bây và 4 tuyến mương dự kiến sẽ để lộ thiên tương đối lâu dài đã nói trên. Định hướng cốt nền xây dựng các công trình kiến trúc trên địa bàn, coi việc quản lý cốt nền xây dựng là một trong những nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, từ đó để xác định cốt của hệ thống cống ngầm. - Về quản lý đô thị: Do cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, manh mún nên trong những năm tới phải tiếp tục giải quyết các vấn đề cấp, thoát nước, chiếu sáng trên địa bàn, hướng tới đạt 100% các tuyến phố, đường nội bộ trên địa bàn có chiều rộng 2 m trở lên được lắp đặt đèn chiếu sáng. Để tạo bộ mặt đô thị mới cho quận, đối với các tuyến đường, phố mới sẽ được xây dựng trong các năm tới đây (như tuyến đường 5 kéo dài, tuyến chân cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, đường mới vào khu đô thị Việt Hưng…), dọc các tuyến đường phố này, sẽ xây dựng ngay quy hoạch chi tiết về xây dựng và sử dụng đất. Ưu tiên phát triển các khu vực chi tiết về xây dựng, sử dụng đất và phát triển các khu công viên cao cấp, các khu văn phòng hiện đại… tạo ra bước đột phá mới, làm thay đổi căn bản bộ mặt đô thị. Để khắc phục việc úng ngập cục bộ và tạo bộ mặt cảnh quan đô thị, đối với các khu đô thị mới khi triển khai khởi công dự án phải thực hiện các nội dung: Xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh khu đô thị và khu vệ sinh công cộng trong khu đô thị; nối kết giao thông trong khu đô thị với các khu vực xung quanh; đối với đất kẹt trong các khu đô thị đề nghị ủy ban nhân dân thành phố cho làm các công trình công cộng và cây xanh. Tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, xử lý nghiêm và dứt điểm các vi phạm xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, các vi phạm không phép, sai phép ở các khu vực đã quy hoạch, lấn chiếm đất công… Duy trì đẩy mạnh các biện pháp đảm bảo trật tự và an toàn giao thông, quản lý trật tự hè, đường phố, trật tự xây dựng đô thị. Đẩy nhanh việc cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất. Thực hiện cải tạo, nâng cấp và sắp xếp một số chợ hiện có, xóa dần các chợ cóc và đề nghị thành phố cho xây thêm một số chợ mới, xóa bỏ tình trạng buôn bán trên các vỉa hè, lòng đường gây lộn xộn trong quản lý đô thị. Công tác cấp, thoát nước, đề nghị với thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, giải quyết dự án trạm bơm Từ Đình; nâng cấp và xây mới các công trình thoát nước trên địa bàn. Đối với các phường chưa được cung cấp nước sạch, đề nghị ủy ban nhân dân thành phố triển khai lập dự án cung cấp nước sạch cho các phường này. - Về cơ chế quản lý: Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Đề nghị thành phố cho phép thực hiện một số quy chế phục vụ cho công tác quy hoạch như đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, quy chế ưu tiên tuyển dụng lao động là những công dân trên địa bàn quận, ưu tiên thầu xây dựng cho các cơ sở kinh tế trên địa bàn quận… Mở rộng quyền hạn chính quyền cấp quận, phường trong quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh tế đóng trên địa bàn, đặc biệt trong việc kiểm tra giám sát các hoạt động liên quan đến vấn đề môi trường, thu thuế, quản lý xây dựng và các hoạt động mang tính xã hội. Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ bằng việc ưu tiên đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ. Cần có chính sách đãi ngộ tốt hơn đối với đội ngũ lãnh đạo cấp phường thông qua các khoản sinh hoạt phí, trợ cấp... để thu hút những người có trình độ, khả năng lãnh đạo nắm giữ công tác này. - Thực hiện định hướng tổ chức không gian đô thị: Hạn chế tối đa việc phân chia lô đất làm nhà ở "hình ống" bám theo các trục đường mới mở. Trong đấu thầu quyền sử dụng đất ở, nên ưu tiên định hướng xây dựng các chung cư cao tầng, hạn chế đấu thầu các lô đất sẽ làm xuất hiện nhà "hình ống". Với các khu đô thị mới, trong thiết kế quy hoạch cần có yêu cầu bắt buộc dành đất xây dựng vườn hoa, công viên cây xanh cấp đô thị hoặc cấp khu nhà ở tùy thuộc vào quy mô của dự án khu đô thị mới. Có biện pháp ngăn ngừa nguy cơ xâm lấn diện tích các hồ điều hòa trên địa bàn quận. * Giải pháp về an ninh quốc phóng, trật tự an toàn xã hội Tăng cường giáo dục ý thức quốc phòng cho toàn dân, đẩy mạnh xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng quốc phòng - an ninh ngay từ khi xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và ngay trong từng dự án phát triển ngành, vùng, lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực chủ yếu trên địa bàn quận. Hình thành và sẵn sàng triển khai các phương án tác chiến phòng chống bạo loạn trong mọi tình huống. Đẩy mạnh các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, chống lại các âm mưu thù địch, diễn biến hòa bình… chủ động nắm chắc tình hình, đấu tranh phòng chống, ngăn ngừa các loại tội phạm, tấn công mạnh mẽ vào các tệ nạn xã hội. Từ nay đến năm 2015, quận cần có những biện pháp kiên quyết nhằm hạn chế và ngăn chặn ngay tình trạng buôn bán và tàng trữ ma túy, với các biện pháp như: tuyên truyền, kiên quyết tiêu diệt các tụ điểm buôn bán ma túy ngay từ khi mới hình thành, xử lý thật nghiêm với các trường hợp liên quan đến ma túy, tạo việc làm cho người lao động. Vận dụng có hiệu quả mô hình tự quản của quần chúng nhân dân để phát hiện, bắt giữ xử lý tội phạm có tổ chức, xã hội đen. Giải quyết việc làm và tổ chức dạy nghề cho người lao động. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề. Xây dựng các điểm vui chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên và xây dựng trung tâm văn hóa - thể thao của quận. Đẩy mạnh phòng chống tệ nạn xã hội, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các loại hình kinh doanh dễ phát sinh tệ nạn xã hội: nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, karaoke. Tập trung chủ động tấn công các đường dây buôn bán phụ nữ, trẻ em, các tụ điểm ma túy. Quản lý chặt những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh và đang nhiễm HIV. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 09 của Chính phủ về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. Phát động phong trào an ninh quốc phòng, phòng chống tội phạm từ cơ sở, đưa phong trào phát hiện, tố giác tội phạm đi vào chiều sâu. Xây dựng một số phường, cơ quan, đơn vị điểm không có ma túy, mại dâm và không phát sinh người nghiện ma túy mới để nhân rộng. * Giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ quận Để thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đề ra. Do vậy, quận phải có kế hoạch tuyển chọn tạo nguồn, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, kế hoạch sử dụng cán bộ… Đây là biện pháp rất cần thiết để đội ngũ cán bộ không bị hẫng hụt, bảo đảm tính liên tục trong công tác cán bộ. Về tuyển chọn cán bộ phải coi trọng cả đức và tài, đức là gốc. Khi vận dụng cần hiểu đúng vị trí và mối quan hệ chặt chẽ giữa đức và tài, tránh cực đoan, tuyệt đối hóa từng mặt. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải xuất phát từ công tác quy hoạch cán bộ, phải có chương trình, nội dung, thời gian đào tạo cho từng loại cán bộ. Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng ở các trường lớp, cần phải đưa cán bộ tham gia vào các hoạt động thực tiễn để rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị. Sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở trường, đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm với cương vị thích hợp để cán bộ có môi trường phát triển khả năng của mình, bảo đảm tích phù hợp giữa trình độ, năng lực với đòi hỏi của công việc đặt ra. Đồng thời phải có chính sách sử dụng, đãi ngộ thích đáng, kịp thời nhằm khuyến khích cán bộ tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quận. Kết Luận Long Biên là quận mới thành lập trên cơ sở thị trấn Gia Lâm, hai cụm công nghiệp tập trung Đức Giang và Thạch Bàn cùng một số xã của huyện Gia Lâm. Đó là khu vực đã và đang trong quá trình đô thị hóa với tốc độ cao. Hiện nay khu vực này trở thành một quận mới của nội thành Hà Nội, nên sẽ là điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa vốn đã được thực hiện với tốc độ nhanh từ những năm trước đây. Quá trình đó đang tạo ra nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức cho quận Long Biên. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ủy ban nhân dân quận Long Biên đã lựa chọn các phương án phát triển kinh tế - xã hội có thể tranh thủ được cơ hội và vượt qua những thách thức đang đặt ra cho trong quá trình phát triển về lĩnh vực kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế cũng như kinh tế thuộc cấp quận quản lý thiên về công nghiệp, dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp. Cơ cấu đó là phù hợp với thời kỳ đầu thực hiện chiến lược đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên, về lâu dài và nhất là khi Long Biên đã trở thành quận nội thành thì cơ cấu đó không còn phù hợp với quá trình hiện đại hóa của Thủ đô và khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Do vậy, ủy ban nhân dân quận Long Biên chủ trương từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận từ công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp dần chuyển sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Đó là quá trình lâu dài nhưng phải được định hướng ngay từ bây giờ để tương lai không phải xử lý những vấn đề khó khăn do phát triển công nghiệp, dịch vụ và giảm thiểu nguy cơ tác động xấu đến môi trường sinh thái cũng như môi trường xã hội. Để hướng tới cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, quận Long Biên đã mạnh dạn điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai, như không mở rộng thêm các khu công nghiệp tập trung, định hướng phát triển công viên cây xanh, trung tâm giải trí cấp thành phố tại phường Long Biên và Cự Khối, chủ động phát triển hệ thống chợ, định hướng phát triển các tòa nhà đa năng tại các khu đô thị mới để thu hút các ngành dịch vụ cao cấp… Về lĩnh vực xã hội, các ngành giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục thể thao... được hướng tới các chuẩn mực tiên tiến, văn minh, trong đó quan trọng và là điều kiện tiền đề chính là quỹ đất dành cho các ngành này. Trên cơ sở định hướng này, từng ngành sẽ xây dựng quy hoạch chi tiết về địa điểm, quy mô diện tích từng công trình cũng như bước đi trong từng thời gian. Hệ thống đường giao thông được định hướng phát triển để đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị hiện đại, tránh những vấp váp mà các khu đô thị cũ thường mắc phải. Đi theo hệ thống đường giao thông sẽ là hệ thống cấp, thoát nước, điện lực, thông tin… được xây dựng hiện đại, đồng bộ. Định hướng phát triển các trục giao thông chính trên địa bàn và định hướng các khu vực chức năng trong sử dụng đất sẽ là bước tạo tiền đề để hình thành bộ mặt đô thị hiện đại kết hợp hài hòa với các làng xóm cổ trên địa bàn quận. Để thực hiện được quy hoạch tổng thể, cần thực hiện một loạt các giải pháp về kinh tế, xã hội, kỹ thuật… Tất cả các giải pháp đề ra có thực hiện được hay không là tùy thuộc vào đội ngũ cán bộ công chức và sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền quận Long Biên trong những năm tới. DANH Mục Tài Liệu THAM Khảo 1. Đại từ điển tiếng Việt (1998), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 2. Đảng bộ huyện Gia Lâm (2001), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ 18 (2001-2005), Gia Lâm. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần thứ 9 (khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Mạnh Hùng (2004), Chiến lược - kế hoạch - chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội. 7. Nguyễn Mạnh Hùng (1997), Quy hoạch ngành và chương trình quốc gia ở Việt Nam đến và sau năm 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội. 8. Trần Hoàng Kim (chủ biên) (2002), Tư liệu kinh tế - xã hội 631 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 9. Kinh tế học phát triển - những vấn đề đương đại (2003), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 10. Luật Đất đai (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Luật Xây dựng (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Nghị định số 132/2003/NĐ-CP, ngày 6/11/2003 của Chính phủ. 14. Nghị định số 91/NĐ-CP của Chính phủ, Về điều lệ quản lý quy hoạch đô thị. 15. Nghị quyết số 15/NQ-TU, ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị, Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển đô thị Hà Nội thời kỳ 2001-2010. 16. Niên giám thống kê quận Long Biên năm 2004 (2004), Long Biên. 17. Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010 (2001), Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Sáu (chủ biên) (2003), Giáo trình quản lý kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Sở Giao thông công chính Hà Nội (2004), Báo cáo tình hình cấp thoát nước thành phố Hà Nội, tháng 8 năm 2004, Hà Nội. 22. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 60/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010, Hà Nội. 23. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 108/CP của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh không gian đô thị Hà Nội đến năm 2002, Hà Nội. 24. Toàn cảnh kinh tế Việt Nam (2004), tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Tổng cục Thống kê (1996), Kết quả tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 1995, Nxb Thống kê, Hà Nội. 26. Tổng cục Thống kê (2005), Tư liệu kinh tế - xã hội 64 tỉnh, thành và thành phố Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 27. Tổng quan quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2000), tập 3, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 29. Từ điển tiếng Việt (1992), Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội. 30. ủy ban nhân dân quận Long Biên (2004), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2004, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2005, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, Long Biên. 31. ủy ban nhân dân quận Long Biên (2004), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2004, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2005, Long Biên. 32. ủy ban nhân dân quận Long Biên (2005), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2005, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2006, Long Biên. phụ lục Phụ lục 1 biểu tổng hợp thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội năm 2004, kế hoạch năm 2005 TT Chỉ tiêu chính Đơn vị KH TP giao (2004) Ước TH 2004 Kế hoạch 2005 So sánh A B C 1 2 3 4=2/1 5=3/2 I Về phát triển kinh tế * Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành 1 Ngành công nghiệp-XDCB % 17 17 17 2 Ngành thương mại - DV % 16 17 18 +1 +1 3 Ngành nông nghiệp - TS giảm % -5 -5,8 II Văn hoá - Xã hội 1 Số học sinh có mặt đầu năm học hs + Giáo dục mầm non hs 7.906 7.956 8.050 100,6 % 101,2 % - Tỷ lệ các cháu trong độ tuổi đi học % + Nhà trẻ % 28,0 28,8 29,0 +0,8 +0,2 + Mẫu giáo % 78,0 78,1 78,5 +0,1 +0,4 + Học sinh tiểu học hs 12.469 12.469 12.283 100% 98,5% - Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày % 79 92 95 +13 +3 + Học sinh THCS hs 10.233 10.233 10.250 100,1 2 Xoá phòng học cấp 4 phòng 38 30 32 79% 106,6 % 3 Xã hội hoá giáo dục - Số trường Q.lập chuyển sang B.công trường 1 - - - - 4 Xã hội hoá công tác VSMT phường 14 14 100% 100% 5 Tỷ lệ hộ đạt TC GĐVH % 80 81 81,5 +1 +0,5 6 Mức giảm tỷ lệ sinh %0 0,007 0,15 0,06 -0,74 +0,01 Tỷ lệ sinh %0 18,09 17,35 16,9 -0,74 -0,45 7 Tỷ lệ sinh con thứ ba % 2,5 3,75 3,65 +1,25 -0,1 8 Tỷ lệ TE suy DD % 13,9 13,5 13,0 +0,4 -0,5 9 Giảm hộ nghèo hộ 200 205 210 +5 +5 10 Số LĐ được GQVL người 4.000 4.100 4.300 103% 104,8 % 11 Số ngày công LĐ công ích Ng.côn g 115.00 0 126.50 0 130.00 0 110% 103% 12 Tỷ lệ người LTTX % 24 25,3 26 +1,53 +0,7 13 Tỷ lệ gia đình thể thao % 15,5 19,0 19,5 +3,5 +0,5 III Cấp GCN quyền sử dụng đất 6000 5000 7929 83,3% 158,6 % Nguồn: ủy ban nhân dân quận Long Biên. Phụ lục 2 Biểu tổng hợp thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội năm 2005 T T Chỉ tiêu chính Đơn vị KHTP 2005 K.năng TH 2005 So sánh (%) A B C 1 3 4=3/1 I Về phát triển kinh tế * Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành 1 Ngành công nghiệp - XDCB % 17 18,5 2 Ngành thương mại - DV % - 20,1 3 Ngành nông nghiệp - TS % - II Văn hoá - Xã hội 4 Số học sinh có mặt đầu năm học hs + Giáo dục Mầm non hs 8.200 8.390 102,3 - Tỷ lệ các cháu trong độ tuổi đi học % + Nhà trẻ % 28 28 + Mẫu giáo % 80 80 + Học sinh tiểu học hs 12.000 12.089 100,7 - Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày % 91,6 98,6 + Học sinh THCS hs 10.500 10.575 100,7 - Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày % 17 13 5 Xã hội hoá giáo dục - Số trường Q.lập chuyển sang B.công trường 1 - 6 Tỷ lệ hộ đạt TC GĐVH % 80 82 +2 7 Mức giảm tỷ lệ sinh so với năm 2004 % 0,008 0,01 Tỷ lệ sinh %0 17,33 17,00 8 Tỷ lệ sinh con thứ ba % 4,16 3,98 -0,18 9 Tỷ lệ TE suy DD % 12,7 12,6 -0,1 10 Số trạm y tế đạt chuẩn QG trạm 10 14 +4 11 Giảm hộ nghèo hộ 20 90 +70 12 Số LĐ được GQVL người 4.200 4.450 105 13 Số ngày công LĐ công ích Ng.công 126.500 138.000 109 14 Tỷ lệ người LTTX % 24,5 26,0 +1,5 15 Tỷ lệ gia đình thể thao % - 20,0 16 Đấu thầu công tác thu gom rác thải Quận 1 1 17 Triển khai tuyến phố VM - TM Tuyến 14 2 III Thu chi ngân sách 18 Tổng thu Tỷ đồng 370,064 522,622 141 19 Tổng chi Tỷ đồng 273,027 245,534 90 IV Cấp GCN quyền sử dụng đất 9.175 9.272 101 Nguồn: ủy ban nhân dân quận Long Biên. Môc lôc Trang Më ®Çu 1 Chương 1: cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - x· héi quËn long biªn 4 1.1. Vị trí, vai trò và nội dung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cÊp quËn 4 1.2. Các yếu tố tiềm năng và nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biªn 22 Ch-¬ng 2: Thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận long biên từ năm 2003 đến nay 32 2.1. Thực trạng công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đầu tư phát triển các ngành kinh tế 32 2.2. Quy hoạch phát triển các ngành văn hóa - xã hội 52 2.3. Quy ho¹ch ph¸t triÓn h¹ tÇng kü thuËt 64 Ch-¬ng 3: định hướng và giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận long biên đến năm 2015 70 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên 70 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên đến năm 2015 82 Kết luận 104 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 106 phô lôc 109

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015.pdf
Luận văn liên quan