1. Bình Phước là một tỉnh lị được tách ra từ tỉnh Sông Bé, có nhiều hạn chế
về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, giao thông vận tải, du lịch và an ninh quốc
phòng. Bên cạnh đó, tỉnh có nhiều đất rừng cung cấp nhiều loại gỗ quý, động vật
quý hiếm cho nước nhà, và có hai khu rừng quốc gia là Vườn quốc gia Bù Gia
Mập và Rừng Tà thiết dước sự quản lí của nhà nước, hai khu rừng đã được bảo
tồn và phát triển ngày một vững mạnh cả về tiềm năng kinh tế và du lịch.
Cùng với sự phát triển của tỉnh nhà GHPGVN tỉnh Bình Phước luôn gắn bó
mật thiết với các cơ quan chức năng trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy
truyền thống tốt đạo đẹp đời. Thể hiện đúng tinh thần đoàn kết hòa hợp trong
mọi tổ chức hoạt động của Giáo hội luôn quan tâm và sát sâu đến đời sống sinh
hoạt của Tăng, Ni tỉnh nhà, đồng thời, quan tâm đến cuộc sống hàng ngày của tín
đồ Phật tử.
2. Vấn đề BVMTTN đã được Đảng, Nhà nước cũng như GHPGVN tỉnh
Bình Phước lưu tâm thể hiện trong các quan điểm, chủ trương, chính sách, đồng
thời, có những kế hoạch cụthể cho vấn đề BVMTTN hiện nay.
Thực trạng BVMTTN của GHPGVN tỉnh Bình Phước hiện nay phải đối
mặt với thách thức to lớn do biến đổi khí hậu gây ra, đặt biệt là những hiện
tượng thời tiết cực đoan, thiên tai, bão lụt có mối quan hệ vô cùng mật thiết với
tài nguyên thiên nhiên. Trách nhiệm của GHPGVN tỉnh Bình Phước hiện nay là
tuyên truyền, giáo dục Phật tử sống cho phù hợp với thiên nhiên và đạo đức để
bảo vệ môi trường xanh, sạch cho thế giới. Tuy nhiên, vẫn cần sự chung tay của
các cơ quan ban ngành, các tổ chức tôn giáo cùng doanh nghiệp, tổ chức cá nhân
trong hoạt động BVMTTN.
3. Với tình hình thực trạng về môi trường tỉnh Bình Phước như hiện nay
cần đưa ra những phương hướng và khuyến nghị cấp trên nhanh chóng giải
quyết. Vì BVMTTN là một hoạt động mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được.73
GHPGVN là một tổ chức có vai trò không nhỏ trong việc đưa ra những phương
hướng cũng như khuyến nghị đối với nhà nước những vấn đề liên quan đến môi
trường.
- Đối với Giáo hội: Khuyết khích việc ăn chay vì môi trường và lòng từ bi
để tránh giết hại dã man, tránh ăn uống thừa mứa và lãng phí thực phẩm. Phóng
sinh hay việc thả các động vật hoan dã trở về với rừng xanh cũng mang những ý
nghĩa thiết thực. Ngoài việc ăn chay, phóng sinh, GHPGVN tỉnh Bình Phước
còn khuyên tín đồ nên trồng nhiều cây xanh trong vườn nhà, hay tham gia trồng
rừng, ngoài việc làm từ thiện, điều đó càng thể hiện tinh thần nhập thế của Phật
giáo với xã hội Việt Nam hiện nay.
- Đối với Tăng, Ni, Phật tử: Tích cực tham gia các hoạt động trồng rừng
và tái tạo rừng để phòng chống lũ, hạn hán và cải thiện môi trường. Trồng nhiều
cây xanh nơi cư trú cũng như tăng gia sản xuất, nhân rộng các mô hình rau sạch.
Đặc biệt, công việc vệ sinh hằng ngày cần được thực hiện nghiên túc.
- Đối với chính quyền các cấp: Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tạo
điều kiện thu hút các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực môi
trường; tăng cường cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị kỷ thuật để thực hiện
các hoạt động quản lí của nhà nước về môi trường; hỗ trợ kinh phí mua sắm
trang thiết bị cho trung tâm quan trắc môi trường; tăng cường các dự án về môi
trường; thành lập đoàn thanh tra để phạt thưởng những hành vi tốt xấu đến môi
trường; phát động nhiều phong trào BVMT cho dân chúng tham gia. Xây dựng
hồ chứa nước đầu nguồn, phòng chống lũ lụt và hạn hán.
Như vậy, từ nhận thức đến hành động về MT, BVMTTN, mỗi Tăng, Ni,
Phật tử cũng như người dân tỉnh Bình Phước thực hiện những điều trên không
những đã đích thực tham gia các hoạt động BVMTTN mà còn tái tạo và phát
triển môi trường tự nhiên ngày một vững mạnh./
111 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tư, nên ngành du lịch đã và đang có
những bước phát triển tích cực, số lượng khách du lịch và doanh thu ngày càng
tăng, ngành du lịch của tỉnh ngày càng được chú trọng đến. Để đáp ứng nhu cầu
tâm linh của người dân, tỉnh cũng đã xây dựng lại một số khu vực tâm linh như:
Núi Bà Rá được xây dựng lại với quy mô lớn, là khu du lịch tâm linh lớn nhất
của tỉnh. Hàng năm thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan, nhất là
vào dịp tết. Trên núi còn có một ngôi chùa nhỏ. Người dân đến đó để chiêm bái
và cầu xin vào đầu năm. Chính vì thế mà núi Bà Rá được xây dựng lại khang
trang hơn, tiện nghi hơn; khu bảo tồn Sóc Bompo, là nơi tổ chức các lễ hội, văn
hóa của các dân tộc anh em, các du khách cũng thường đến đây để tham gia lễ
hội, cũng như xem lại các văn hóa truyền thống mà các dân tộc thiểu số dựng lại.
Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch. Tỉnh Bình Phước đã triển khai thực
hiện các dự án lớn tại núi Bà Rá, Thác Mơ, hồ suối Lam, suối cam, Mộ 3000
người v.vv... Ngoài ra, để tăng cường các hoạt động phối hợp nhằm tạo liên kết
các vùng, miền lân cận trong phát triển du lịch, do đó, tỉnh đã ký hợp tác với các
tỉnh miền Đông Nam bộ để phát triển du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh và
tỉnh Bạc Liêu [60, tr 42]. Tuy nhiên, sự vô ý thức của con người cũng như lòng
tham mà con người đã chặt phá rừng một cách bừa bãi dẫn đến ảnh hưởng đến
sự biến đổi khí hậu cũng như phát triển về du lịch sinh thái của tỉnh nhà.
Quá trình phát triển, ngành du lịch của tỉnh phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức. Ngoài những khó khăn về kinh tế, về dịch vụ, về nguồn lực
còn là vấn đề tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức du khách khi đến các điểm du
lịch. Hoạt động du lịch sẽ làm gia tăng lượng chất thải cũng như đe dọa đến
nguồn tài nguyên sinh thái trong khu vực như; gây sụt giảm tầng nước ngầm do
57
khai thác quá mức còn gây ô nhiễm môi trường do lượng nước thải phát sinh từ
các hoạt động của du khách khi đến thăm quan. Việc khai thác lâm sản phục vụ
du khách gây tổn hại đến đời sống sinh hoạt của các sinh vật, các hoạt động du
lịch sẽ làm mất đi sự yên tỉnh, ảnh hưởng đến lãnh thổ của các loài động vật
hoang dã, làm mất đi nơi sống và các điều kiện để duy trì sự sống của các hệ
sinh thái dưới nước, tạo ra hàng rào vật chất trên con đường di cư của một số
động vật làm cho chu kì sinh đẻ tự nhiên của chúng bị rối loạn [60, tr 43].
Như vậy, với du lịch sinh thái không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân
mà còn ảnh hưởng đến MTTN, đến các sinh vật khác, về mặc tích cực lẫn tiêu cực.
2.3.3. Với sản xuất kinh doanh
Các nhà khoa học khẳng định rằng nguyên nhân trực tiếp của biến đổi khí
hậu là do phát thải quá mức khí nhà kính, đặc biệt là CO2 từ việc đốt một khối
lượng chưa từng có các loại nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt trong quá
trình phát triển công nghiệp. Nạn phá rừng và khai thác gỗ không bền vững cũng
gây ra hơn 20% rác thải khí nhà kính trên toàn cầu. Một số hình thức canh tác, chăn
nuôi, vận chuyển, thói quen sử dụng các loại nhiên liệu không tái tạo và các lâm sản
khác cũng tăng đáng kể lượng phát thải khí nhà kính, làm cho nhiệt độ nóng lên, từ
đó tạo ra các biến đổi khí hậu trên toàn cầu.[46, tr 143]
Thực tế cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua diễn ra này
càng sâu rộng, điều này đã làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển vượt
bậc. Kinh tế thị trường đã làm cho Phật tử không thực hiện đúng những gì Đức Phật
dạy. Do họ không theo phương châm sống thiểu dục và tri túc, biết đủ theo lời Phật
dạy để đóng góp tích cực cho sự ổn định dân số, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng,
làm giảm sức ép lên môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên nên thời gian qua vấn
đề phát triển kinh tế cũng đã ảnh hưởng và làm thay đổi nhiều đến vấn đề MTTN
như đất đai, khoáng sản. [23, tr 493]
Hoạt động kinh doanh phát triển làm tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu
58
cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể tạo ra những ảnh
hưởng bất lợi cho môi trường. Vì vậy, muốm phát triển bền vững kinh tế - xã hội
phải đi đôi với bảo vệ môi trường, vì nó vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc trong quá
trình phát triển kinh tế.
Mặc dù, hầu hết các huyện, thị trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch các khu
công nghiệp, nhưng do các cơ sở sản xuất công nghiệp đã tồn tại từ trước đây và
nằm rải rác các khu chung cư, công nghiệp sản xuất lạc hậu, hệ thống sử lí chất thải
hầu như không có hoặc có nhưng sử lí chưa đạt nên ảnh hưởng đến môi trường.
Ngoài ra, việc xây dựng các hồ chứa nước và nhà máy thuỷ điện sẽ làm ngập nước
một số vùng đất ở khu vực xung quanh. Hệ quả tất yếu nếu không có biện pháp
quản lý thích hợp như: Làm mất đi hệ quần thể thực vật, làm thay đổi hệ sinh thái
dưới nước ở khu vực có công trình thuỷ điện.
Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế nông, lâm, thủy sản là nhu cầu tất yếu
nhằm thúc đẩy quá trình phát triển và cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh
quá trình CNH khu vực nông thôn, tạo việc làm, thực hiện xóa đói, giảm nghèo và
không ngừng nâng cao mức sống của người nông dân, xóa dần khoảng cách chênh
lệch so với khu vực thành thị. Tuy nhiên, quá trình phát triển ngành Nông lâm
nghiệp và thủy sản cũng khiến cho môi trường chịu ảnh hưởng nặng nề.
Hiện nay, ngoài các cơ sở sản xuất nằm trong khu công nghiệp còn có các
cơ sở sản xuất nằm rải rác mang tính tự phát và các cơ sở sản xuất cũ, nhỏ nằm
xen lẫn trong khu dân cư với công nghệ lạc hậu, không có hệ thống xử lí chất
thải hoặc có đầu tư xây dựng hệ thống như chưa đạt hiệu quả. Trên địa bàn tỉnh
còn có một số cơ sở sản xuất công nghiệp mang tính chất ô nhiễm nặng nề, nằm
trong khu dân cư như: Nhà máy chế biến mủ cao su Trung Tâm (Bù Gia Mập),
Xí nghiệp cơ khí chế biến cao su Thuận Phú (Đồng Phú), xí nghiệp chế biến cao
su Lộc Ninh (thị trấn Lộc Ninh)... làm cho nguồn nước cũng như không khí bị ô
nhiễm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt con người cũng như xã hội.
59
Tiểu kết chương 2
Từ những quan điểm của Đảng và Nhà nước, kết hợp với quan điểm mà Đức
Phật đã chỉ dạy, GHPGVN tỉnh Bình Phước đã bày tỏ, đồng thời có những phương
pháp cũng như trách nhiệm trong vấn đề BVMTTN như: Hoằng dương chánh pháp,
tuyên truyền, giáo dục cũng là những phương tiện vận dụng những am hiểu từ trí tuệ
mình đạt được song hành với các hạnh từ bi được rèn giũa mỗi ngày để lan tỏa tâm từ
đến mọi chúng sinh và truyền bá hiểu biết của mình đến với mọi tầng lớp trong xã hội.
Nhờ có được sự tuyên truyền, giáo dục mà trong những năm qua, GHPGVN tỉnh Bình
Phước cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác bảo vệ MTTN như:
tái tạo môi trường tự nhiên, xây dựng môi trường sinh thái và xây dựng nếp sống văn
hóa mới.
Từ những phân tích thực trạng nêu trên, có thể thấy, hiện trạng về môi trường
mà Bình Phước phải gánh chịu trong những năm qua là rất nặng: nạn phá rừng; săn bắt
thú vật hoang dã, dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ đó thiên tai, bão lũ
cũng như vấn đề ONMT ngày càng cao. Sự khai thác bừa bãi các vùng đầm lầy và
rừng núi và các loài động vật hoang dã bị lạm sát, v.vv.. đều đe dọa môi trường sống
của nhân loại. Có rất nhiều người thử giải quyết những vấn đề này trên phương diện
khoa học, nhưng lại thường phát sinh những vấn đề mới. Đó chính là sự thách thức môi
trường không chỉ hạn chế trên phương diện khoa học, mà quan trọng hơn nó lại liên
quan đến những vấn đề như giá trị quan của nhân loại, mối quan hệ giữa con người và
thiên nhiên, con người đối xử với vạn vật như thế nào v.vv... Nói cách khác, ý thức môi
trường phải được xây dựng trên Đạo đức học và Triết học, hơn nữa cộng thêm sự giúp
đỡ của khoa học mới có thể quán triệt công tác bảo vệ môi trường. Trước những ý thức
yếu kém về việc giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ MTTN, các giảng sư Phật giáo đã khéo
léo lồng ghép những tác hại về ô nhiễm môi sinh, những căn nguyên do hàng loạt các
dịch bệnh kéo dài vào trong thời thuyết pháp để nhằm nâng cao ý thức giữ gìn môi
trường của đại chúng. Giảng dạy cho đại chúng hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn
môi trường và khuyến khích đại chúng tiếp tục bão vệ, giữ gìn và tôn tạo.
60
Chương 3
VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH BÌNH
PHƯỚC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước trong bảo vệ
môi trường tự nhiên hiện nay
3.1.1. Vai trò của GHPGVN tỉnh Bình Phước trong truyền thông về bảo vệ
môi trường nhằm nâng cao nhận thức của Tăng, Ni, Phật tử
Để mọi giá trị đạo đức Phật giáo đến được người dân nói chung và phật tử
nói riêng, GHPGVN tỉnh Bình Phước luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền,
hoằng pháp, nâng cao chất lượng để mọi ý hay lời đẹp của Đức Phật được các
hàng đệ tử thấu hiểu mà hành theo, đồng thời mọi kinh nghiệm cuộc sống cũng
được lồng ghép vào các buổi thuyết giảng hay tuyên truyền cả hình thức cổ
truyền (truyền miệng, sách, báo) lẫn hình thức hiện đại (internet..). Hàng đệ tử
Phật thể nghiệm giáo pháp Phật dạy, không tham lam, không làm những việc gây
tác hại đến vạn vật qua cách sống thiểu dục tri túc. Đó là cách sống hiểu biết và
cao thượng, hạn chế tâm vị kỉ, không vì làm lợi ích cho riêng mình mà gây tổn
hại đến người khác, các sinh vật khác, sống hài hòa với thiên nhiên, không phá
hoại môi sinh, không khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, chỉ khai
thác những gì thiết yếu và khai thác có mức độ, để thế hệ kế tiếp có thể tiếp tục
được hưởng của cải thiên nhiên, chứ không để con em mình phải hứng chịu
những tai họa khủng khiếp “thiên nhiên nổi giận” như các trận sóng thần, động
đất [51, tr 131].
Thông qua những giáo lý đó, giáo hội tổ chức những buổi thuyết giảng,
hay phát hành những bài văn, bài báo rộng rãi để tín đồ hiểu biết và nâng cao sự
nhận thức của mình. Bằng tình thương nhân loại, bằng lòng từ của một vị lãnh
đạo. GHPGVN nên hướng đến tâm tư cũng như tiềm thức của tín đồ để hướng
dẫn một cách chuẩn sát nhất. Ở đây, không chỉ là tình thương cá nhân, hay theo
một lí thuyết nào mang tính cực đoan kiêng kị của tôn giáo, mà xuất phát từ lòng
61
từ bi, bình đẳng, bởi nhà Phật khẳng định rằng Phật và chúng sanh đều đồng một
thể tính, đều có khả năng giác ngộ như nhau. Khi chúng ta nhận thức chính xác
mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, tôn trọng quy luật phát triển của
thiên nhiên thì chúng ta mới có thể cùng chung sống hòa bình với thiên nhiên.
Sự nhận thức ấy mỗi tu sĩ ngoài việc tu tập cho bản thân còn hướng dẫn tín đồ
của mình phải yêu thương và gìn giữ môi trường xung quang. Những chùa có
đạo tràng tu tập trách nhiệm của giới tu sĩ phải truyền dạy những bài pháp nói
đến tâm thương yêu, sống biết đủ và luôn tỉnh thức trong mọi hành động của
mình, để mình biết đó là hành động thiện hay ác mà khắc phục.
Truyền thông là một trong nhưng phương pháp hữu hiệu hiện nay, thời đại
mà truyền thông chiếm ngự hết mọi sinh hoạt của từng cá nhân con người. Mỗi
Tăng, Ni, Phật tử chúng ta cần ý thức rõ và sử dụng các phương tiện truyền
thông để hỗ trợ cho công cuộc hoằng pháp và góp phần xây dựng và phát triển
con người, xã hội để tất cả cùng sống tốt, sống thiện. GHPGVN tỉnh Bình Phước
trong bốn nhiệm kỳ qua, mặc dù chưa đủ nhân lực cũng như điều kiện thành lập
Ban thông tin truyền thông. Thế nhưng, với hoạt động tích cực GHPG tỉnh đã tạo
một trang Webside: PhatGiaoBinhPhuoc.vn – PhatGiaoBinhPhuoc.com. Nhằm
đăng tải những tin tức, hình ảnh cũng như giáo lý vào đây để tiện cho Tăng, Ni,
Phật tử tìm hiểu về Đạo Phật. Đến nhiệm kỳ V, GHPGVN tỉnh Bình Phước
thành lập Ban Thông tin Truyền thông. Có thể nói thông qua Ban này, tín đồ
Phật giáo dễ dàng tìm hiểu bằng nhiều phương tiện khác nhau. BVMT là một
trong những vấn đề mà luôn đề cập đến trong xã hội hiện nay trên mạng intenet.
Như vậy, để việc đến tai người nghe và đến mắt người thấy thì GHPGVN
tỉnh Bình Phước ngoài việc kiến lập những trang mạng còn phải khuyến khích
mọi người biết những điều ấy và thực hành ngay trong cuộc sống hành ngày. Có
thư thế vấn đề môi trường phần nào được bảo vệ tốt hơn.
Rất nhiều vấn đề liên quan đến môi trường mà GHPGVN tỉnh cần phải
truyền đạt cho tín đồ của mình. Mỗi chùa, cụ thể là mỗi tu sĩ có một cách để
62
truyền đạt những lời Phật dạy đến cho tín đồ, để nâng cao sự nhận thức về cuộc
sống, về hành động, để từ đó, vấn đề BVMT hoàn thiện hơn, chỉnh chu hơn.
3.1.2. Vai trò của GHPGVN tỉnh Bình Phước trong giáo dục về bảo vệ môi
trường nhằm phát triển KT-XH bền vững
Giáo dục Phật giáo là một quá trình chuyển đổi nội tâm, bồi dưỡng và
phát huy những kiến thức để con người có hành trang đi vào đời, nền giáo dục
Phật giáo đã có bước tiến nhất định cho sự trao dồi kiến thức đối với tín đồ như
mở các trường Phật học trải dài các tỉnh trong nước từ Bắc-Trung-Nam để cho
Tăng, Ni cũng như Phật tử dễ dàng tìm hiểu và theo học giáo lý đạo Phật. Hoạt
động giáo dục không chỉ dừng lại ở đó mà đa phần các chùa tổ chức các khóa tu
để hướng dẫn Thanh thiếu niên cũng như các cụ già, tu tập, sinh hoạt theo giáo
lý cũng như giới luật của Phật giáo. Đúng với tinh thần nhập thế mà đức Phật
muốn truyền tải. Trong các buổi thuyết pháp các vị Giảng sư đều đề cập đến các
vấn đề Ngũ giới, Ăn chay, Nhân quả, Nghiệp báo, Từ-bi-hỷ-xã (tứ vô lượng tâm)
v.vv... những vấn đề gần gũi với con người, dễ nghe, dễ hiểu, dễ thực hành mà
bất kì người nào từ tri thức đến thất học đều có thể nghe, hiểu và thực hành theo
được. Đó là thế mạnh của nền giáo dục Phật giáo Việt Nam.
Hiện nay tỉnh Bình Phước vì nhiều lí do, nên chưa có lớp Phật học chính
thức. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ V (2016-2021) Ban Trị Sự tỉnh đã bầu ra Ban
Hoằng Pháp và Ban Giáo dục. Hai ban có trách nhiệm hướng dẫn cũng như
khuyên dạy Tu sĩ và Phật tử về những vấn đề đạo đức của con người. Làm thế
nào để có một cuộc sống tốt đẹp hơn từ trong Thiền Môn cho đến ngoài xã hội.
Vấn đề giáo dục của GHPGVN tỉnh Bình Phước về BVMT thường được
giảng dạy qua các buổi thuyết pháp trong các chùa là chính. Trong đó, các giảng
sư thường nhắc nhở về đạo đức trong kinh tế, trong đời sống sinh hoạt và trong
cách ứng xử của con người với con người và con người với thiên nhiên. Bên
cạnh đó là những hành động thiết thực của các Tăng, Ni và Phật tử trong sinh
hoạt hằng ngày hay trong các hội nghị, hội trại để người dân từ đó có những
nhận thức bằng việc làm mà hành động theo.
63
Việc giáo dục ý thức tín đồ Phật giáo là cốt lõi làm thay đổi suy nghĩ và
hành động của mọi người. Giáo dục mang nhiều hình thức như: Văn hóa ứng xử;
nếp sống đạo đức; Giáo dục kinh doanh v.vv.. Tùy theo phương tiện, môi trường,
hoàn cảnh mà thể hiện sự giáo dục. Việt Nam ta có nền văn hóa lâu đời là kính
trên nhường dưới, đi thưa về trình. Trong Phật giáo cũng vậy, gặp người lớn
kính chào, gặp người quen vui vẻ. Thậm chí gặp người không quen khi đi đến
chùa cũng chấp tay cúi đầu. Câu niệm Mô Phật và chấp tay chào nhau là một
biểu tượng văn hóa nổi bật của Phật giáo, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Cách
ứng xử muôn loài cũng tương tự, biết yêu thương bảo vệ nhau. Hay đạo đức con
người thì Phật giáo lấy năm giới căn bản làm nền tảng đạo đức con người và
thông qua năm giới ta có thể BVMT một cách hiệu quả.
GHPGVN tỉnh Bình Phước cũng thông qua giới Luật này mà khuyên dạy
tín đồ sống có đạo đức. Thời pháp nào giảng Sư cũng đem năm giới ra để
khuyên dạy tín đồ. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói
dối và không uống rượu.
Bình Phước hiện nay là vùng kinh tế trọng tâm của Đông Nam bộ, việc
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phần nào ảnh hưởng đến khu vực. Vì vậy để
có nền kinh tế - xã hội ổn định, không gì hơn GHPGVN tỉnh Bình Phước bắt
buộc đưa giáo lý Đức Phật để giáo dục cho tín đồ trong việc kinh doanh, bằng
những bài pháp thiết thực. Việc phát triển kinh tế là nhu cầu của mỗi người, gia
đình và xã hội, nhưng phải làm với tâm thiện lương, không lấy mục đích lợi
nhuận đặt lên hàng đầu. Đức Phật đã từng dạy đệ tử về việc kinh doanh như thế
nào cho đúng cách và những loại kinh doanh nào mà Phật tử không nên làm.
Trong kinh doanh có lợi nhuận, Phật cũng dạy chúng ta phải biết sử dụng lợi
nhuận có ý nghĩa, bằng cách chia lợi nhuận làm ba phần: “Phần thứ nhất nhập
vào vốn cũ, thứ hai để chi tiêu cho nhu cầu gia đình, và thứ ba dùng làm việc
công ích xã hội gồm những việc từ thiện, hay cúng dường Tam bảo, phát triển
đạo pháp” [94, tr 28 ]. Từ việc này đã làm lợi ích cho nhiều người và tạo ra
phước báo bền vững trong một đời cho đến nhiều đời.
64
Vậy nên trong kinh doanh Phật dạy cần thiểu dục và tri túc, chính hai
pháp môn này hình thành nên Đạo đức kinh doanh của một người Phật tử. Đức
Phật hoàn toàn tin tưởng vào khả năng tu tập giải thoát của con người. Ngài đã
khẳng định rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, mỗi người đều có khả năng
nâng cao trình độ hiểu biết của mình về cuộc sống, về chân lý, về các phương
diện tu tập, giải thoát.
Để giáo dục cho tín đồ trong việc BVMT nhằm ổn định kinh tế - xã hội
không gì hơn là giới Tu sĩ truyền đạt cho tín đồ về cách thức kinh doanh mà Đức
Phật đã chỉ dạy trong kinh, ngoài ra lấy tâm thương yêu, ít tham muốn, hay luật
nhân quả là những bài pháp mà tín đồ nên áp dụng trong việc kinh doanh. Khi ta
làm với tâm trung thực thì tất nhiên hàng hóa chất lượng, và việc kinh doanh tất
ngày càng được mọi người tin tưởng, có thể mặc hàng của ta nhiều nơi biết đến
và mở rộng sang các tỉnh, thậm chí xuất khẩu ra nước bạn đó cũng là một cách
giúp ích cho xã hội, cho nước nhà.
3.1.3. Vai trò của GHPGVN tỉnh Bình Phước trong mối quan hệ với chính
quyền địa phương về vấn đề bảo vệ MTTN
Cùng với Luật Bảo vệ môi trường kết hợp với Pháp lênh tín ngưỡng, tôn
giáo hay Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu lực
quản lý Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân
trong việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung, với
tăng, ni, phật tử nói riêng, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường
trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ
môi trường tự nhiên trong khu vực và toàn cầu.
Có thể nói, GHPGVN tỉnh Bình Phước là một tổ chức của Phật giáo trong
tỉnh trên mặc hành chính, pháp lí và chức việc. Thông qua tổ chức này mà giữa
Phật giáo (các tín đồ Phật giáo) và nhà nước (các cơ quan ban ngành) có sự liên
hệ chặc chẽ với nhau trên mọi phương diện, đồng thời để GHPGVN tỉnh thể hiện
tinh thần nhập thế của mình trên mọi lĩnh vực của xã hội trong đó có BVMT. Vì
65
thế, GHPGVN tỉnh Bình Phước cần xây dựng một hệ thống liền mạch để giữa
người có đạo và người không có đạo sống hòa thuận không phân biệt, mỗi người
là một công nhân của tỉnh nhà, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia, đồng thời,
tham gia các phong trào mà nhà nước tổ chức nhằm gắng kết giữa đạo và đời.
Chúng ta có thể kể đến Hội nghị Tôn giáo thế giới năm 1993 cho rằng:
“Tôn giáo không thể giải quyết những vấn đề môi trường, kinh tế, chính
trị, xã hội của thế giới. Tuy nhiên tôn giáo đưa ra những điều mà chỉ dựa
vào kế hoạch kinh tế, cương lĩnh chính trị, hoặc điều khoảng pháp luật
không thể có được; tức là sự thay đổi khuynh hướng nội tại, thay đổi hoàn
toàn trạng thái tâm lí, thay đổi tâm linh con người, cho đến từ một phương
pháp sai lầm hướng đến một sự thay đổi phương hướng sinh mệnh mới”.
[23, tr 167].
Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, với tầm nhìn chiến lược hiện
đại, cách nhà khoa học môi trường trên thế giới đã lên tiếng kêu gọi mỗi quốc
gia cần phải có hướng đi đúng đắn để chung tay góp phần bảo vệ môi trường.
Đây là trách nhiệm chung của toàn nhân loại chứ không của riêng ai, cũng không
phải của các nhà lãnh đạo quốc gia nào. Những suy nghĩ và hành động xuất phát
từ lợi ích quốc gia nào, lợi ích nhóm, mang tính cá nhân cần phải loại trừ. Không
chỉ có tôn giáo mà nhân dân toàn tỉnh phải có những suy nghĩ tích cực trong vấn
đề BVMT. Lợi ích kinh tế phải được đặt trên nền tảng đạo đức, mà việc bảo vệ
môi trường là việc làm thiết thực nhất, thể hiện được quan điểm của con người
với cái nhìn hướng về tương lai, hướng về cộng đồng, với tinh thần mình vì tất
cả mọi người.
Trên phương diện là một tổ chức của GHPGVN, GHPGVN tỉnh Bình
Phước có những biện pháp nhằm cải thiện môi trường. Với tâm thương yêu
muôn loài, tôn trọng quyền sống của muôn loài, nói lên tiếng nói của tín đồ về
vấn đề BVMT là bảo vệ sự sống của muôn loài. Có thể trong những lần diễn tập,
hay phát động phong trào BVMT, GHPGVN tỉnh Bình Phước phải có sự giao
thoa với chính quyền để đưa những thông tin đó đến với tín đồ. Như việc tuyên
66
truyền về BVMT tháng 5/2016 Ban Tôn Giáo tỉnh đã có một buổi tuyên truyền
về vấn đề BVMT và trên 600 tín đồ các tôn giáo đến tham dự, trong đó có Phật
giáo. Đặc biệt, vào tháng 7/2017 Sở Tài nguyên & Môi trường cũng đến hai địa
điểm Phật giáo để tuyên truyền về vấn đề BVMT. Như vậy, ta có thể thấy rằng
vai trò của GHPGVN tỉnh Bình Phước rất quan trọng trong việc gắn kết giữa tín
đồ và nhà nước lại với nhau.
3.2. Một số khuyến nghị
3.2.1. Khuyến nghị đối với GHPGVN tỉnh Bình Phước
Trước hết, cần nói đến ngôi nhà chung của PGVN trong việc bảo vệ
MTTN. Có thể nói, trong thời gian qua GHPGVN cũng đã phát động phong trào
trồng cây, BVMT xanh, sạch ở nhiều địa phương, điển hình như chương trình.
“Trồng 1000 cây hoa Ngọc Lan” tại các di tích lịch sử, đền, chùa; “Trồng 10000
cây Hoa Ban tại Điện Biên và cả nước”. Tuy nhiên, các chương trình còn nhỏ lẻ,
chưa đồng nhất cần được cụ thể để hóa Tăng, Ni, Phật tử thực hiện dễ dàng như
sống hợp vệ sinh, không xả rác bừa bãi đến những hành động lớn như tham gia
các hoạt động xã hội về BVMT. Nên khuyến khích Phật tử và người dân sống
theo lối sống tiết kiệm trong tiêu dùng, hiệu quả sẽ làm giảm khí thải độc hại ra
môi trường. Môi trường có cây xanh thoáng mát sẽ cung cấp dưỡng khí oxy
trong lành cho cơ thể chúng ta hoạt động và phát triển. Môi trường sống được
quản lí và bảo vệ tốt, sẽ cung cấp những tài nguyên khoáng sản tốt để nuôi sống
chúng ta.
Bên cạnh đó, GHPGVN cần đẩy mạnh hơn nữa giáo dục truyền thống
Phật giáo về BVMT. Thực tế cho thấy trong các buổi thuyết giảng về Phật giáo
hiện nay còn vắng bóng những vấn đề về môi trường. GHPGVN cũng còn thiếu
vắng những buổi hội thảo, tọa đàm về môi trường. GHPGVN nên thường xuyên
tổ chức những buổi hội thảo về cuộc sống và môi trường để giúp mọi người hiểu
thấu đáo hơn về trách nhiệm của mình đối với môi trường sống.
67
Thực hiện các chương trình hành động BVMT của GHPGVN, GHPGVN
tỉnh Bình Phước cũng đã có những bước phát triển đáng kể trong vấn đề giáo
dục, tuyên truyền cũng như phát động những hoạt động thiết thực cho Tăng, Ni
và tín đồ về vấn đề đạo đức con người. Tuy nhiên vấn đề bảo vệ MTTN thì
GHPGVN tỉnh đang trong quá trình cải tiến và áp dụng lời Phật dạy để vấn đề
BVMT của tỉnh nhà ngày một mở rộng hơn.
Để các hoạt động BVMTTN đi vào trình tự, nề nếp và khoa học,
GHPGVN nói chung và GHPGVN tỉnh Bình Phước nói riêng cần có những dự
định cho hiện tại và tương lai như thế nào để đem lại môi trường xanh-sạch-đẹp
cho tất cả mọi người trong lãnh thổ Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Là tổ chức
thành viên của MTTQVN, GHPGVN nên có chương trình cụ thể về bảo vệ môi
trường và tổ chức phát động, tuyên truyền tới các giáo hội địa phương. Như vậy,
vai trò của GHPGVN cũng như các tổ chức đoàn thể xã hội khác trực thuộc Mặt
trận là chia sẻ trách nhiệm với nhà nước trong BVMTTN. Tuy nhiên, để đạt
được những thành tựu cao hơn trong các hoạt động bảo vệ MTTN, GHPGVN
tỉnh Bình Phước cần tập trung vào một số vấn đề sau:
Thứ nhất, GHPGVN tỉnh Bình Phước cần phải nâng cao nhận thức môi
trường cho Tăng, Ni, tín đồ Phật tử về biến đổi khí hậu thông qua các phương
tiện cổ động truyền thông, thông tin công cộng và giáo dục thay đổi suy nghĩ và
hành vi của cộng đồng.
Thứ hai, GHPGVN tỉnh Bình Phước cần giáo dục cho Tăng, Ni, tín đồ
Phật tử việc bảo vệ chống nạn phá rừng; bảo tồn khôi phục và phát triển rừng
nguyên sinh, rừng ngập mặn.
Thứ ba, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, các hoạt động về BVMT
cho tín đồ tham gia và thực hiện. Để từ đó nắm rõ tầm quan trọng cũng như vai
trò mà môi trường đem lại cho con người.
68
Thứ tư, đề xuất những cơ sở, tự viện cũng như gia đình Phật tử trồng cây
xanh trong khu đất mà mình đang sinh sống. Tạo cảnh quan cho chùa cũng như
môi trường xanh-sạch-đẹp.
Thứ năm, cần tăng cường quan hệ, hợp tác với chính quyền địa phương để
tổ chức các cuộc mít tin, tuyên truyền cũng như hành động về việc BVMT.
3.2.2. Khuyến nghị đối với Tăng, Ni, Phật tử
Tăng, Ni, Phật tử là cộng đồng người có sức ảnh hưởng không chỉ cho
Giáo hội mà cho cả tỉnh nhà, vì vậy mỗi Tăng, Ni , Phật tử cần có trách nhiệm
trong vấn đề BVMT hiện nay.
Thứ nhất, khuyết khích Tăng, Ni và tín đồ tính đoàn kết. Bởi vì hoạt động
BVMT của GHPGVN tỉnh Bình Phước là một hoạt động cần tính tập thể, tính
cộng đồng mới thực hiện tốt nhiệm vụ BVMT một cách tốt nhất.
Thứ hai, Tăng, Ni, Phật tử cần tự trau dồi thêm kiến thức, tìm đọc những
giáo lý mà Đức Phật dạy về vấn đề BVMT. Chính những lời dạy đó sẽ giúp cho
tín đồ Phật giáo thực hiện tốt trong suy nghĩ cũng như sinh hoạt hàng ngày được
tốt hơn.
Thứ ba, mỗi Tăng, Ni, Phật tử sống đúng với chủ trương của Đảng và nhà
nước trong những quy định, những quy luật, nhất là Luật BVMT kết hợp với
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo mà Nhà nước đã ban hành.
Thứ tư, mỗi cá nhân Tăng, Ni, Phật tử sống đúng với giới luật đã thọ
nhận, không xâm hại của cải của người khác, không phá hoại tài sản của Nhà
nước. Biết giữ gìn vệ sinh môi trường chung.
Thứ năm, suy nghĩ và hành động có lợi ích cho mình và cho người khác,
thể hiện lòng từ bi, tâm thương yêu đến muôn loài.
Thứ sáu, thường xuyên tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội như
việc trồng rừng, vệ sinh đường phố, thu gom rác thải, tái sử dụng những chất
nhựa và nilon tại gia đình và cộng đồng.
69
3.2.3. Khuyến nghị đối với chính quyền địa phương
Bình Phước với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triền kinh tế, du lịch,
nhưng do chưa khai thác thế mạnh vốn có của tỉnh cũng như vốn đầu tư chưa
nhiều dẫn đến còn hạn chế để các nhà đầu tư tìm đến và phát triển. Đồng thời
tỉnh nằm ở vùng sâu vùng xa, địa hình cách trở, có những đoạn đường nắng lên
thì bụi mà mưa xuống thì lầy lội, khó có thể thông hành như các tỉnh khác. Nên
việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Với nhu cầu sống hiện nay là cần nhanh, gọn thế
nhưng với địa hình Bình Phước là sự trở ngại không nhỏ trong vấn đề phát triển
thị trường. Người dân còn nghèo khổ, dẫn đến nạn phá rừng, săn bắt vẫn còn tồn
tại. Nhiều dân tộc sinh sống nên vấn đề vệ sinh chưa thực hiện tốt. Các cơ quan
chức năng cũng như chính quyền địa phương cần có những biện pháp để khắc
phục tình trạng này.
Thứ nhất, Cần nâng cao nhận thức của cán bộ địa phương về MT và
BVMT, đồng thời có kế hoạch cụ thể, chi tiết về mối liên hệ giữa các cơ quan
ban ngành tỉnh Bình Phước trong công tác BVMT, hỗ trợ, phòng ngừa và kiểm
soát MTTN.
Thứ hai, Cần tuyên truyền, giáo dục cho Tăng, Ni, Phật tử và người dân
về vấn đề BVMT rồi tuyên truyền, giáo dục ở gia đình - nhà trường - xã hội.
Thứ ba, tổ chức các cuộc mít tin, diễu hành về vấn đề BVMT, trong ngày
môi trường thế giới, cần triển khai rộng rãi cho các tôn giáo, các tộc người tham
gia.
Thứ tư, Cần thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, nhà sản xuất cũng như
xí nghiệp chế biến, để hạn chế tối đa ONMT, canh giữ và kiểm ta chặt chẽ khu
vực rừng cấm, tránh phá hoại và chiếm đoạt tài nguyên rừng.
Thứ năm, Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa GHPGVN tỉnh Bình Phước và
các ban ngành địa phương trong việc tổ chức thực hiện.
70
Thứ sáu, Cần đưa ra những giải pháp, giải quyết các bất cập trong cơ chế,
chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tự
nhiên trong việc đưa hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên vào nề nếp.
Thứ bảy, Thành lập quỹ cứu trợ hiểm họa và công ty bảo hiểm thiên tai.
Hiểm họa do biến đổi khí hậu gây nên. Quỹ cứu trợ cần đề ra hỗ trợ và phòng
chống không những biến đổi khí hậu nước biển dâng mà cần hỗ trợ tất cả các
hiểm họa địa chất và môi trường tự nhiên khác, còn nguy hiểm hơn nhiều, quốc
gia nào cũng có thể gặp phải. Thiên tai là rủi ro tự nhiên gây ra không ai đoán
trước, nếu chỉ dựa vào trợ giúp nhà nước e rằng không đủ, không kịp thời và
gặp nhiều khó khăn.
Thứ tám, Cần có các cơ chế, chế tài phạt – thưởng rõ ràng trong việc phát
hiện người dân vi phạm BVMT như: ONMT, cạn kiệt nguồn tài nguyên, săn bắn
trái phép, vi phạm bảo vệ đa dạng sinh học
Từ những khuyến nghị trên, GHPGVN tỉnh Bình Phước cần có những kế
hoạch hành động cụ thể cho vấn đề BVMT, đồng thời phối kết hợp với cơ quan
chức năng để làm tốt công tác này.
71
Tiểu kết chương 3
Trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử nước nhà, Phật giáo luôn đồng
hành cùng dân tộc trong mọi thời đại. Với thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa
bắt buộc giới tu sĩ ngoài việc tu ra cần phải biết ngoài kia xã hội đang như thế
nào?. Giới tu sĩ hay cư sĩ Phật tử cũng là một con người, một công dân của nước
Việt Nam, phải có trách nhiệm đối với nước nhà và ngượi lại được xã hội bảo vệ.
Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên cũng chính là bảo vệ sự sống của con
người, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi chúng ta; bảo vệ rừng là bảo vệ
đời sống nhân dân, v.v như vậy, GHPGVN tỉnh Bình Phước đã thể hiện rõ vai
trò của mình trong hoạt động bảo vệ MTTN đối với Tăng, Ni, Phật tử thông qua
tuyên truyền, giáo dục, đồng thời việc bảo vệ môi trường không phải chỉ riêng
GHPGVN tỉnh Bình Phước mà việc BVMT là của chung mỗi cá nhân, cộng
đồng trong môi trường đó.
Từ những phân tích và nhận định nêu trên, chúng tôi tạm đưa ra một số
khuyến nghị đối với GHPGVN nói chung và GHPGVN tỉnh Bình Phước nói
riêng; khuyến nghị với tăng, Ni, Phật tử và khuyến nghị với chính quyền địa
phương. Hoạt động bảo vệ MTTN nếu có sự chung tay, chung sức, chung lòng
của các ban ngành từ trung ương xuống địa phương, từ GHPGTW xuống các
giáo hội địa phương, có những chương trình hoạt động thống nhất, thì hoạt động
BVMTTN ngày càng trở thành thiết thực và cuộc sống của mỗi người dân được
tốt hơn, bền vững hơn.
72
KẾT LUẬN
1. Bình Phước là một tỉnh lị được tách ra từ tỉnh Sông Bé, có nhiều hạn chế
về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, giao thông vận tải, du lịch và an ninh quốc
phòng. Bên cạnh đó, tỉnh có nhiều đất rừng cung cấp nhiều loại gỗ quý, động vật
quý hiếm cho nước nhà, và có hai khu rừng quốc gia là Vườn quốc gia Bù Gia
Mập và Rừng Tà thiết dước sự quản lí của nhà nước, hai khu rừng đã được bảo
tồn và phát triển ngày một vững mạnh cả về tiềm năng kinh tế và du lịch.
Cùng với sự phát triển của tỉnh nhà GHPGVN tỉnh Bình Phước luôn gắn bó
mật thiết với các cơ quan chức năng trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy
truyền thống tốt đạo đẹp đời. Thể hiện đúng tinh thần đoàn kết hòa hợp trong
mọi tổ chức hoạt động của Giáo hội luôn quan tâm và sát sâu đến đời sống sinh
hoạt của Tăng, Ni tỉnh nhà, đồng thời, quan tâm đến cuộc sống hàng ngày của tín
đồ Phật tử.
2. Vấn đề BVMTTN đã được Đảng, Nhà nước cũng như GHPGVN tỉnh
Bình Phước lưu tâm thể hiện trong các quan điểm, chủ trương, chính sách, đồng
thời, có những kế hoạch cụthể cho vấn đề BVMTTN hiện nay.
Thực trạng BVMTTN của GHPGVN tỉnh Bình Phước hiện nay phải đối
mặt với thách thức to lớn do biến đổi khí hậu gây ra, đặt biệt là những hiện
tượng thời tiết cực đoan, thiên tai, bão lụt có mối quan hệ vô cùng mật thiết với
tài nguyên thiên nhiên. Trách nhiệm của GHPGVN tỉnh Bình Phước hiện nay là
tuyên truyền, giáo dục Phật tử sống cho phù hợp với thiên nhiên và đạo đức để
bảo vệ môi trường xanh, sạch cho thế giới. Tuy nhiên, vẫn cần sự chung tay của
các cơ quan ban ngành, các tổ chức tôn giáo cùng doanh nghiệp, tổ chức cá nhân
trong hoạt động BVMTTN.
3. Với tình hình thực trạng về môi trường tỉnh Bình Phước như hiện nay
cần đưa ra những phương hướng và khuyến nghị cấp trên nhanh chóng giải
quyết. Vì BVMTTN là một hoạt động mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được.
73
GHPGVN là một tổ chức có vai trò không nhỏ trong việc đưa ra những phương
hướng cũng như khuyến nghị đối với nhà nước những vấn đề liên quan đến môi
trường.
- Đối với Giáo hội: Khuyết khích việc ăn chay vì môi trường và lòng từ bi
để tránh giết hại dã man, tránh ăn uống thừa mứa và lãng phí thực phẩm. Phóng
sinh hay việc thả các động vật hoan dã trở về với rừng xanh cũng mang những ý
nghĩa thiết thực. Ngoài việc ăn chay, phóng sinh, GHPGVN tỉnh Bình Phước
còn khuyên tín đồ nên trồng nhiều cây xanh trong vườn nhà, hay tham gia trồng
rừng, ngoài việc làm từ thiện, điều đó càng thể hiện tinh thần nhập thế của Phật
giáo với xã hội Việt Nam hiện nay.
- Đối với Tăng, Ni, Phật tử: Tích cực tham gia các hoạt động trồng rừng
và tái tạo rừng để phòng chống lũ, hạn hán và cải thiện môi trường. Trồng nhiều
cây xanh nơi cư trú cũng như tăng gia sản xuất, nhân rộng các mô hình rau sạch.
Đặc biệt, công việc vệ sinh hằng ngày cần được thực hiện nghiên túc.
- Đối với chính quyền các cấp: Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tạo
điều kiện thu hút các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực môi
trường; tăng cường cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị kỷ thuật để thực hiện
các hoạt động quản lí của nhà nước về môi trường; hỗ trợ kinh phí mua sắm
trang thiết bị cho trung tâm quan trắc môi trường; tăng cường các dự án về môi
trường; thành lập đoàn thanh tra để phạt thưởng những hành vi tốt xấu đến môi
trường; phát động nhiều phong trào BVMT cho dân chúng tham gia. Xây dựng
hồ chứa nước đầu nguồn, phòng chống lũ lụt và hạn hán.
Như vậy, từ nhận thức đến hành động về MT, BVMTTN, mỗi Tăng, Ni,
Phật tử cũng như người dân tỉnh Bình Phước thực hiện những điều trên không
những đã đích thực tham gia các hoạt động BVMTTN mà còn tái tạo và phát
triển môi trường tự nhiên ngày một vững mạnh./.
74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt Từ Điển, Nxb. Văn Hóa Thông Tin. Tp
HCM.
2. Thái Văn Anh (Thích Không Tú) (2018), Niềm tin Tôn giáo của Tín đồ
Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức. Tp HCM
3. Minh Đức Triều Tâm Ẩn, (2008), Lịch sử Phật giáo Thế giới, Nxb
Thuận Hoá.
4. Lê Huy Bá- Lâm Minh Triết (2015), Sinh Thái Môi Trường-Ứng Dụng.
Nxb. Đại Học Quốc Gia. Tp.HCM.
5. Ban Hoằng Pháp, (2011), Kỷ Yếu Hội thảo hoằng pháp toàn quốc, Bình
Dương.
6. Thích Minh Cảnh (2004), Từ Điển Phật học Huệ Quang, Nxb. TP
HCM
7. Thích Minh Châu (dịch), (2015), Kinh Tiểu Bộ, Nxb. Tôn giáo. Hà Nội
8. Thích Minh Châu (dịch), (2015). Kinh Trung Bộ, tập 1. Nxb. Tôn giáo.
Hà Nội
9. Thích Minh Châu (dịch), (2015). Kinh Trung Bộ, tập 2. Nxb. Tôn giáo.
Hà Nội
10. Thích Minh Châu, (dịch), (2015), Kinh Trường Bộ, Viện Nghiên cứu
Phật học VN, Nxb. Tôn giáo.
11. Thích Minh Châu, (dịch), (2015), Kinh Tăng Chi Bộ II. Viện Nghiên
cứu Phật học VN. Nxb. Tôn giáo.
12. Thích Minh Châu, (dịch), (2015), Kinh Tăng Chi Bộ III. Viện Nghiên
cứu Phật học VN. Nxb. Tôn giáo.
13. Thích Minh Châu, (dịch), (2015), Kinh Tương Ưng Bộ II, Viện
Nghiên cứu Phật học VN. Nxb Tôn giáo.
75
14. Thích Minh Châu, (dịch), (2015), Kinh Tương Ưng Bộ III, Viện
Nghiên cứu Phật học VN. Nxb Tôn giáo.
15. Thích Minh Châu (dịch), (2000), Kinh Pháp Cú. Nxb. Tôn giáo. Hà
Nội
16. Thích Minh Châu, (2002), Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người,
Viện Nghiên cứu Phật học VN. Nxb Tôn giáo.
17. Thích Minh Châu, (1998), Hãy tự thắp đuốc lên mà đi, Nxb. TP. HCM.
18. Nguyễn Văn Chiển- Trịnh Tấn Đạt, (2010), Từ điển bách khoa, Đất
nước và con người Việt Nam, Nxb. Từ Điển bách Khoa, Hà Nội.
19. Hoàn Chương (2010), Nghệ thuật Phật giáo và đời sống hôm nay, Nxb.
Dân Trí.
20. Trương Chí Cương (Trần Nghĩa Phương dịch) (2007), Tôn giáo học là
gì?. Nxb. Tổng hợp. TPHCM.
21. Vũ Dũng, (2011) Đạo đức môi trường ở nước ta- lý luận và thực tiễn,
Nxb. Bách Khoa. Hà Nội.
22. Nguyễn Đình Hữu Đại, (2017), Luật bảo vệ môi trường (những quy
định mới), Nxb Lao Động.
23. Thích Nhuận Đạt (dịch) (2010), Đạo Phật và Môi Trường, Nxb Tổng
Hợp, Tp HCM.
24. Tuệ Đăng (dịch) (2000), Giới luật học cương yếu, Nxb. TP.HCM
25. Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (Nhiệm kỳ 2017-2022), Văn kiện Đại hội
Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII. Hà Nội.
26. GHPGVN tỉnh Bình Phước (Nhiệm kỳ 2011-2016), Văn kiện Đại hội
Đại biểu Phật giáo tỉnh Bình Phước lần thứ IV. Bình Phước
27. GHPGVN tỉnh Bình Phước (Nhiệm kỳ 2017-2022), Văn kiện Đại hội
Đại biểu Phật giáo tỉnh Bình Phước lần thứ IV. Bình Phước
76
28. GHPGVN- Hội Đồng Tri Sự (1981-2016), Hội thảo kỉ niệm 35 năm
thành lập GHPGVN Thành tựu-Ổn định-Phát triển ,TP HCM.
29. Thích Nguyên Hiệp (2010), (Thích Nhất Hạnh dịch) Kinh Từ Bi, Nxb.
Thuận Hóa.
30. Phương Hoa, (2017), Luật tín ngưỡng Tôn giáo, Nxb Hồng Đức.
31. Phương Hoa (Sưu tầm và hệ thống) (2016), Luật Tín ngưỡng, tôn giáo -
Tìm hiểu về lễ hội tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo truyền thống thờ
cúng và bản sắc văn hóa dân tộc. Nxb. Hồng Đức. Tp HCM.
32. Thích Thiện Hoa, (1995), Phật học phổ thông, Nxb. Tp HCM.
33. Phạm Quỳnh Hoa và Dương Minh Hào (dịch) (2016) Sống hòa hợp với
môi trường. Nxb. Giáo Dục
34. Đỗ Quang Hưng, (2009), Nghiên cứu các tôn giáo- nhân vật và sự kiện,
Nxb. Tổng Hợp.
35. Hoàng Hưng (1997), Con người và môi trường, Nxb. Trẻ. Tp HCM
36. Lê Văn Khoa, (2014), Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường. Nxb
Giáo dục VN.
37. Thích Thanh Kiểm (1997), Thiền Lâm Bảo Huấn, Nxb. Tp HCM.
THPG Tp HCM
38. Tịnh Không, Thích Nhuận Châu (dịch), (2011), Nhận thức Phật giáo,
Nxb Tôn Giáo.
39. Hoàng Ngọc Kỷ, (2014), An ninh môi trường- Hiểm hoạ và biện pháp
phòng chống, Nxb. Công An Nhân Dân. Tp.HCM
40. Nguyễn Lang, (1974), Việt nam Phật giáo sử luận, tập 1, Lá Bối. Sài
Gòn.
41. Quý Lâm (Hệ Thống) (2018), Luật Bảo vệ môi trường nhiệm vụ trọng
tâm và biện pháp, xử lý khắc phục hậu quả, Nxb. Lao Động, Hà Nội.
77
42. Quý Lâm-Kim Thư (sưu tầm và hệ thống) (2015), Luật Bảo vệ môi
trường và công tác bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cơ quan,
ban ngành, Nxb. Lao Động, Tp HCM.
43. Quý Lâm (Hệ thống), (2017), Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và công tác bảo vệ môi trường cụm
công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, Nxb. Lao Động, Tp HCM
44. Leopold Cadiere, (Đỗ Trinh Huệ dịch) (2015), Văn hoá tín ngưỡng và
thực hành tôn giáo người Việt, Nxb Thuận Hoá, Huế.
45. Nàrada, (Tịnh Minh dịch) (1995), Thi Kệ Pháp Cú Kinh, Tủ Sách Phật
Học.
46. Narada (1994) (Phạm Kim Khánh dịch), Đức Phật và Phật Pháp, Nxb.
Thuận Hóa, Tp HCM
47. Đức Nghiệp, (1998), Đạo Phật Việt Nam, Thành Hội PGVN. Tp HCM
48. Dương Quang Ngọc, (2010), Môi trường với cuộc sống của chúng ta,
Viện khoa học giáo dục VN.
49. Nguyễn Thọ Nhân, (2009), Ăn Chay chống lại biến đổi khí hậu, Nxb
Tổng Hợp. Tp HCM.
50. Nhiều tác giả, (2014), Phật giáo và các thiên niên kỷ của Liên Hiệp
Quốc, Nxb. Tôn giáo.
51. Nhiều tác giả, (2015), Phật giáo vùng Mê Công - ý thức môi trường và
toàn cầu hoá, Nxb Đại Học Quốc Gia Tp HCM.
52. Nhiều tác giả, (2001), Giáo dục Phật giáo trong thời hiện đại, Nxb. Tp
Hồ Chí Minh.
53. Nhiều tác giả (2015), Hạt giống tâm hồn, Nxb. Tổng Hợp. Tp HCM
54. Nhóm Việt Ngữ, Phạm Lê Liên (chủ biên - 2015), Tự điển Tiếng Việt
thông dụng, Nxb. Hồng Đức
78
55. Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang (1999), Một số phương pháp
tiếp cận giáo dục môi trường. Nxb. Giáo dục. Hà Nội,
56. Minh Niệm (2014), Hiểu về trái tim, Nxb Trẻ. Tp HCM
57. Thích Hoàn Quan (1971), Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Nxb. Hoa Đạo.
58. Thích Hoàn Quan (1995), Phật Tổ Ngũ Kinh, Nxb. Tp HCM. THPG Tp
HCM
59. Thích Trung Quán (dịch) 1999, Kinh Hiều Ngu, Nxb Tp HCM.
60. Thích Trí Quang (dịch), (1997), Kinh Thập Thiện Nghiệp, Nxb.
TP.HCM
61. Thích Chân Quang, (2004), Tâm lí đạo đức, Nxb. Tôn giáo. TP HCM
62. Thích Trí Quảng, (2008), Phật giáo nhập thế và phát triển, Nxb. Tôn
giáo
63. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2017), Luật
tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, TP.HCM.
64. Rosemary Ellenguiley, (2008), Từ điển tôn giáo, Nxb Tôn giáo
65. SachuMann. H.W., Trần Phương Lan (dịch), (2000), Đức Phật lịch sử,
Nxb. Tp HCM.
66. Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bình Phước (giai đoạn 2011-
2015), Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Bình Phước. Chi Cục
Bảo Vệ Môi Trường, Bình Phước.
67. Ngô Đức Thịnh, (2016), Tín ngưỡng của các dân tộc Việt Nam, Nxb
Khoa Học Xã Hội.
68. Thích Trí Tịnh (dịch) (1990), Kinh Đại Bát Niết Bàn .Tịnh xá Minh
Đăng Quang
69. Thích Trí Tịnh, (dịch) (2008), Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện,
Nxb Tôn Giáo.
79
70. Thích Trí Tịnh (dịch) (1997), Kinh Phạm Võng Bồ tát giới. THPG
TP.HCM
71. Thích Viên Trí, (2008), Ấn Độ Phật giáo Sử Luận, Phương Đông.
72. Thích Đức Thắng (Việt dịch), Tuệ Sỹ (Hiệu đính & Chú thích), (2005)
Kinh Tăng Nhất A Hàm, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.
73. Lâm Minh Triết - Huỳnh Thị Minh Hằng, (2008), Con người và môi
trường, Nxb. Đại học Quốc gia. TP. HCM.
74. Thích Minh Tuệ, (1994), Phật và Thánh chúng, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
75. Nhật Thuỷ, (2016), Luật Bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn xử
lý vi phạm về môi trường, Nxb Thế Giới.
76. Thích Nhật Từ, (2011), Phật giáo và thời đại, Nxb Phương Đông.
77. Thích Thanh Từ, (1992), Thiền Sư Việt Nam, Nxb. TP Hồ Chí Minh.
78. Thích Thiện Thông (2010), Phật giáo và đời sống văn hóa và giáo dục,
Hội thảo Hoằng gháp toàn quốc, Kiên Giang.
79. Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Tỉnh Bình Phước (2017), Sổ tay
Công tác bảo vệ môi trường dành cho cán bộ mặt trận cơ sở, Lưu hành
nội bộ. Bình Phước.
80. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam-Trương Đại Học Khoa Hộc Xã
Hội và Nhân Văn (2015), Phật Giáo Vùng Mê Công. Ý thức môi trường
và toàn cầu hóa. Nxb. Đại Học Quốc Gia, Tp.HCM
81. Hoàng Tâm Xuyên, (2003) Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Nxb Chính
Trị Quốc Gia. Hà Nội
82. Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam, (2017), Giáo hôi Phật giáo Việt
Nam 35 năm hình thành và phát triển, Nxb Hồng Đức. Tp. HCM
83. Viện Ngôn Ngữ Học (2013), Từ Điển tiếng Việt Phổ Thông, Nxb.
Phương Đông, Tp HCM.
80
84. Viện Khoa Học Xã Hội tại TP HCM- Trung Tâm Nghiên cứu Dân Tộc
Học và Tôn giáo (1995), 20 nghiên cứu Dân tộc học và Tôn giáo. TP
HCM
85. Nguyễn Thanh Xuân (2013), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Tôn
Giáo, Hà Nội.
Báo, Tạp chí
86. Tâm Diệu, (2011), Ăn chay bảo vệ môi trường sinh thái, Tạp chí đạo
Phật ngày nay.
87. Hồ Công Đức (2016), Mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu
dài trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta
hiện nay, Nhân Lực Khoa Học Xã Hội,( số 03(34), trang 94-100
88. Long Giang, (2002), Nguồn rau nào cũng bị nhiễm thuốc trừ sâu, báo
Người lao động, ngày 26/8/2002
89. Trần Hà, (23-4-2016), 171 nước ký thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu,
Báo Điện tử VTV.vn,
90. Trần Ngọc Hằng (2009), Thờ thục tính Việt Nam, Tạp chí Khuông Việt,
số 7, trang 48.
91. Nguyễn Khánh, (2017), “Lá phổi xanh Sơn Trà bị ung thư thì ta thở
bằng gì”, báo Tiền phong, ngày 30/5/2017.
92. Chúc Thiệu (2011), Khi Người trẻ Ý Thức Về Môi Trường, Báo Giác
Ngộ, (số 581), trang 20.
93. Thích Bảo Nghiêm (2011), Nhận thức sâu sắc giáo lý Duyên sinh để
tích cực cải thiện môi trường sinh thái, Báo Giác Ngộ, (số 588), trang
12-14.
94. Thích Trí Quảng, (30/3/2016) Đạo Đức Kinh Doanh theo Phật giáo, Báo
Giác Ngộ, tr 28
81
95. Tâm Nhiên (2012), Bình Phước Phật giáo trên vùng đất mới, Báo Giác
Ngộ, số 633, trang 12-14
96. Như Nguyệt (2018), Câu chuyện trồng rừng, báo Hoa Đàm, (số 54),
trang 62-66.
97. Nguyễn Việt Thanh (2016), Tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay, Nhân
Lực Khoa Học Xã Hội, (số 02), trang 51-59.
98. Nguyễn Khắc Thạch (2015), Ăn chay và Môi trường, Tạp chí Văn Hóa
Phật giáo, Tập 1 , (từ số 216-227) , trang 28-30
99. Jeremy Rifkin (Tâm Linh dịch 2010), Thay đổi cách nhìn về loài vật,
tạp chí văn hóa PG, (số 2554) trang 81-84.
100. Mai Hương (2018), Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về
Tài nguyên và MT, Tạp Chí Môi Trường, số 1, trang 6
Website
101. Thích Phước Đạt, (ngày 9-9-2011), Quan điểm của Phật giáo về thái
độ sống bảo vệ môi sinh, Thuvienhoasen,
https://thuvienhoasen.org/a13025/quan-diem-cua-phat-giao-ve-thai-do-
song-bao-ve-moi-sinh-ts-thich-phuoc-dat. Truy cập ngày 22/6/2018
102. Hồng Cúc (2018), Cao su Bình Phước, Bình Phước online
binh-quan-67-trieu-dongnguoithang-5. Truy cập ngày 18/07/2018
103. Nguyễn Minh Chiến (2015) Rừng Bình Phước qua các thời kỳ
Tin-dia-phuong/Rung-Binh-Phuoc-qua. Truy cập ngày 17/12/2017
82
104. Duyên Đỗ (tổng hợp)( 2015), Các lễ hội của Bình Phước.
phuoc.htm.Truy cập ngày 18/07/2018
105. Hội Nông Dân tỉnh Bình Phước (2015), Giới thiệu về Bình Phước.
Trang thông tin điện tử Hội nông dân tỉnh Bình Phước
phuoc-14.html. Truy cập ngày 18/07/2018
106. Đại sư Tinh Vân -Nguyễn Phước Tâm, (dịch) (2014), Phật giáo và môi
trường, Thư viện Hoa Sen, https://thuvienhoasen.org/a22005/phat-giao-
va-moi-truong, ngày truy cập 28/10/2017
107.
nguong-ton-giao-co-hieu-luc-tu-1-1-2018-voi-nhieu-diem-moi. Truy
cập ngày 1/7/2018
108.
_nguong_ton_giao_hien_hanh_va_nhung_dinh_huong_trong_xay_dun
g_Luat_tin_nguong_ton. Truy cập ngày 2/7/2018
109. Lê Quang Đạo ( đã ký), Hiến Pháp nước Cộng Hòa Chủ Nghĩa Xã Hội
Việt Nam năm 1992, ThuKyLuat.vn, https://thukyluat.vn/vb/hien-phap-
nam-1992-955e.html. Truy Cập ngày 2/7/2018
110. Dẫn theo Thích Trí Quảng (2011), Phật giáo và môi trường sinh thái,
thai-thich-tri-quang. Truy cập ngày 20/6/2018
111.
duc/5072-dao-phat-voi-viec-bao-ve-moi-truong.html. Truy cập ngày
16/7/2018
112. Thanh Hòa (30/1/2017) Khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ thiên
nhiên, môi trường Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng Sản,
83
quyet-dai-hoi-dang-XII/2017/43277/Khai-thac-su-dung-quan-ly-va-
bao-ve-thien-nhien-moi.aspx
113. ThS Lê Xuân Tú (2016), Vấn đề bảo vệ môi trường theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội XII của Đảng, Lí Luận Chính Trị
luan/item/1858-van-de-bao-ve-moi-truong-theo-tinh-than-nghi-quyet-
dai-hoi-xii-cua-dang.html. Truy cập ngày 27/8/2018.
114. Bài Pháp thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 TN.Tịnh Quang chuyển
ngữ, khái niệm Phật giáo về môi trường tự nhiên, thư viện hoa sen,
https://thuvienhoasen.org/a23780/khai-niem-phat-giao-ve-moi-truong-
tu-nhien. Truy cập ngày 25/10/2018
84
PHỤ LỤC
1. Bảng phỏng vấn sâu
2. Một số hình ảnh về hoạt động BVMTTN của tỉnh Bình
Phước; GHPGVN tỉnh Bình Phước và các Tăng, Ni, Phật tử
tại Bình Phước
85
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA TÔN GIÁO HỌC
************
PHIẾU KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH
(Dành cho Tăng, Ni, Phật tử,
cán bộ quản lý công tác môi trường và chức sắc Phật giáo)
Phần I: Thông tin chung
1. Tỉnh/ TP:
Quận/Huyện:
Phường/Xã:
Thôn/Xóm:
Cơ sở thờ tự
2. Ngày phỏng vấn: /./ 20....
Người phỏng vấn:
Phần II: Thông tin người trả lời
3. Giới tính:
4. Năm sinh:
5. Dân tộc:
6. Nghề nghiệp:
7. Trình độ học vấn:(bậc học cao nhất đã hoàn thành)
8. Địa bàn cư trú:
Phần III: Nội dung
9. Xin ông/bà cho biết về vấn đề môi trường tự nhiên tại địa phương nơi ông
bà sinh sống và làm việc?
10. Theo ông/bà các hoạt động bảo vệ môi trường của tỉnh nhà cũng như của
GHPGVN là những hoạt động nào?
86
11. Xin ông/bà cho biết các hoạt động bảo vệ môi trường của tỉnh nhà cũng
như của GHPGVN diễn ra như thế nào?
12. Ông/bà có biết các buổi thuyết giảng của các chức sắc Phật giáo về bảo vệ
môi trường không? Nội dung các buổi thuyết pháp như thế nào?
13. Theo ông/bà vấn đề trồng cây xanh có ý nghĩa như thế nào với việc bảo vệ
môi trường?
14. Theo ông/bà vấn đề ô nhiễm môi trường ở trên địa bàn tỉnh như thế nào?
15. Theo ông/bà tình trạng nạn phá rừng, khai thác khoáng sản bừa bãi có còn
xảy ra trên địa bàn tỉnh nhà không?
16. Theo ông/bà, việc xây dựng các khu công nghiệp ảnh hưởng thế nào đến
môi trường hiện nay?
17. Theo ông/bà, ý thức bảo vệ môi trường của Tăng - Ni, Phật tử hiện nay
như thế nào?
18. Ông/bà cho biết công tác tuyên truyền, thông tin cổ động về BVMTTN
của tỉnh và GHPGVN tỉnh thời gian qua?
19. Theo ông/bà, cần làm gì để bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh hiện nay?
Xin cảm ơn ông (bà) đã dành thời gian cho cuộc điều tra!
87
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ
- HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MTTN CỦA GHPGVN
CÙNG CÁC TĂNG, NI, PHẬT TỬ TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY
- HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MTTN CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ CÁC
BIỂN CỔ ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN VỀ BVMTTN
88
89
90
CHÙA QUAN ÂM – LỘC NINH – BÌNH PHƯỚC
Cảnh quan chùa Quan Âm
91
Đạo tràng tu tập
92
CHÙA THANH AN – Bù Đăng – Bình Phước
Cảnh quan chùa Thanh An
93
Sư cô chăm sóc vườn rau sạch
94
CHÙA THANH TƯỜNG – Bù Đốp – Bình Phước
Phỏng vấn sư cô Trụ trì
95
96
Quan cảnh và vườn ươm
CHÙA SÓC LỚN – XÃ LỘC KHÁNH – LỘC NINH – BÌNH PHƯỚC
97
Phật tử nghe pháp
98
Phật tử làm đường Sóc Lớn
99
Ngày lễ hội người dân Khơme
Ao nước bị nhiễm đục
100
Chùa Từ Quang – Lộc Ninh – Bình Phước
Người dân buôn bán ở chợ trước cổng chùa
Phật tử nghe pháp
101
Cảnh sau lụt tại chùa
102
103
104
105
Phỏng vấn học sinh về MT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoat_dong_bao_ve_moi_truong_tu_nhien_cua_giao_hoi_p.pdf