Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, ngày càng có nhiều người Việt Nam ra nước
ngoài sinh sống, học tập và làm việc là một xu thế tất yếu của hội nhập và phát triển. Trong
hoàn cảnh đó, sự hiện diện của các thành phần người Việt trên khắp thế giới sẽ là hình ảnh
sinh động cho đất nước và con người Việt Nam. Do đó, các cộng đồng người Việt Nam trên
thế giới nếu được tổ chức, lãnh đạo hoạt động có hiệu quả, đoàn kết, thương yêu và đùm
bọc lẫn nhau để cùng vượt qua những khó khăn thử thách đi đến thành công sẽ là một môhình tạo được ấn tượng tốt đẹp cho bạn bè thế giới. Từ đó, những dân tộc khác sẽ càng hiểu
biết, quý trọng và nể phục hơn về một dân tộc Việt Nam giàu truyền thống anh dũng trong
đấu tranh giành độc lập cũng như thân thiện, gần gũi và sẵn sàng hợp tác trong quá trình xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay. Những trang sử về thời kì hoạt động của
những người Việt Nam yêu nước tại Pháp trong những năm đầu thế kỉ XX chính là cơ sở để
chúng ta tin tưởng vào sự phát triển bền vững của cộng đồng người Việt Nam khắp năm
châu ngày nay.
147 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động của người Việt Nam yêu nước tại Pháp (1912 – 1925), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Họ đều đã sang Pháp vì những lí do khác nhau
trong những năm đầu thế kỉ XX và đã có quá trình sinh sống và hoạt động bên cạnh bộ ba
các nhà lãnh đạo của phong trào là Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Ái
Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay, các công trình nghiên cứu về hoạt động của những nhân vật
trên không nhiều. Ngoài một vài cuốn sách viết về tiểu sử của Nguyễn An Ninh và Nguyễn
Thế Truyền đã được xuất bản, các nhân vật còn lại chỉ được đề cập đến khi các nhà nghiên
cứu viết về những hoạt động của Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc.
Trong điều kiện thiếu thốn về tư liệu như trên, chúng tôi chưa thể đề cập đến hoạt động của
các nhân vật như Khánh Ký, Nguyễn Duyên, Do vậy, căn cứ trên các nguồn tài liệu đã
sưa tầm, chúng tôi chỉ xin đề cập đến những hoạt động của các nhà yêu nước Nguyễn Thế
Truyền và Nguyễn An Ninh. Đối với hoạt động của các nhân vật khác trong phong trào
người Việt Nam yêu nước tại Pháp thời gian này, chúng tôi rất mong sẽ có thêm tư liệu và
sẽ đề cập đến họ trong một dịp khác.
4.3.1. Hoạt động của Nguyễn An Ninh những năm hai mươi tại Pháp.
Nguyễn An Ninh sinh ngày 15.9.1900 tại quê ngoại, xã Long Thượng, huyện Cần
Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An), sau ngụ tại ấp Mỹ Hòa, huyện Hóc Môn,
tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Cha ông là Nguyễn An Khương, một trí
thức Nho học yêu nước từng tham gia phong trào Đông Du do Phan Bội Châu lãnh đạo. Từ
nhỏ, Nguyễn An Ninh đã được cha giáo dục lòng yêu nước và kèm học Hán văn. Sau đó,
ông đã theo học bậc phổ thông tại các trường học Pháp - Việt ở Nam Kỳ.
Năm 16 tuổi, ông được gia đình gửi ra Hà Nội học Trường Cao đẳng Y - Dược. Sau
khi học được nửa năm, Nguyễn An Ninh quyết định chuyển sang học ngành Luật tại Trường
Cao đẳng Pháp chính thuộc Đại học Đông Dương. Năm 1918, ông sang Paris (Pháp), tiếp
tục học đại học ngành luật tại Trường Đại học Tổng hợp Sorbonne. Hai năm sau, ông đã
hoàn thành chương trình học tập và được cấp bằng cử nhân Luật hạng xuất sắc, lúc bấy giờ
Nguyễn An Ninh tròn 20 tuổi. Đối với một người bản xứ ở vào độ tuổi của Nguyễn An Ninh
lúc bấy giờ, nhận được bằng cử nhân Luật hạng xuất sắc quả là một thành tích không phải ai
cũng có thể đạt được. Điều đó cho thấy Nguyễn An Ninh là một người rất thông minh, ham
học và kiên trì để đi đến thành công vào lúc tuổi đời còn rất trẻ.
Trong thời gian ở Pháp (không lâu, chỉ từ năm 1918 đến tháng 10 năm 1922), ngoài
việc học tập, Nguyễn An Ninh cũng đã tham gia vào phong trào của những người Việt Nam
yêu nước. Điều này là lẽ đương nhiên, bởi chúng ta biết, từ những năm trước chiến tranh thế
giới thứ nhất, phong trào của người Việt Nam yêu nước tại Pháp đã được các nhà yêu nước
như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường nhen nhóm. Lúc đó, những du học sinh người Việt
trong trường Parangon đã vượt qua sự kiềm tỏa của người Pháp để đến với phong trào. Từ
đó, các tổ chức yêu nước đã lần lượt ra đời và hoạt động rất tích cực, hiệu quả. Nguyễn An
Ninh đến Pháp trong thời điểm Nhóm những người Việt Nam yêu nước đã hình thành và
hoạt động mạnh mẽ, thu hút được sự tham gia của đông đảo đồng bào người Việt, chắc hẳn
anh không thể đứng ngoài cuộc.
Tuy nhiên, nếu việc Nguyễn An Ninh tham gia vào phong trào có lẽ không cần phải
bàn cãi, thì mức độ tham gia và đóng góp của Nguyễn An Ninh vào phong trào người Việt
Nam yêu nước tại Pháp lúc bấy giờ ra sao lại cần được chú ý. Đây đó đã có những ghi nhận
về sự tham gia của Nguyễn An Ninh vào phong trào của người Việt Nam yêu nước, chúng
tôi xin trích dẫn như sau:
Tác giả Phạm Hồng Tung, trong một bài viết được đăng trên website của trường Đại
học Quốc gia Hà Nội với nhan đề “Nguyễn An Ninh - nhà văn hóa, lãnh tụ lớn của phong
trào yêu nước Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.1945” đã nhận định rằng:
“Nguyễn An Ninh bắt đầu tham gia và hoạt động tích cực trong phong trào yêu nước
của người Việt Nam tại Pháp. Ông tham gia "Nhóm ngũ long" (gồm có Phan Chu Trinh,
Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn An Ninh).
Trong nhóm, ông được Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường rất tin cậy, quý mến. Ông là
bạn và là người cộng sự đắc lực của Nguyễn Ái Quốc, cùng tham gia sáng lập Hội Liên
hiệp Các dân tộc thuộc địa, cùng viết bài và quảng bá cho báo Le Paria. Ngoài ra,
Nguyễn An Ninh còn dành thời gian nghiên cứu các học thuyết cách mạng trên thế giới.
Ông cũng kết giao rộng rãi với các nhà hoạt động cánh tả, cộng sản ở Pháp và một số nước
khác ở châu Âu” [76]3T.
Có lẽ nhận định trên của tác giả Phạm Hồng Tung xuất phát từ nhận định của
Nguyễn An Tịnh – con trai của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh trong cuốn sách viết về cha
mình có viết: “Nguyễn An Ninh sang Pháp năm 1917 (thực ra là năm 1918-NST), ở nhà số
6 Villa des Gobelins, Nguyễn An Ninh có dịp tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Văn
Truyền (Nguyễn Thế Truyền-NST) hình thành năm nhà trí thức yêu nước lớn mà Việt
kiều yêu nước tại Pháp tặng cho danh hiệu biểu tượng của nhóm là “Ngũ long” [55, tr. 148].
Nguyễn An Tịnh có lẽ đã tham khảo người đầu tiên đã “sáng tạo” tên gọi “nhóm Ngũ long”
là Hồ Hữu Tường trong tác phẩm “41 năm làm báo”. Trong đó, tác giả nhắc đến 5 nhân vật
nổi tiếng lúc bấy giờ là Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái
Quốc), Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh. Ngoài ra, nhiều tác giả khác khi đề cập
đến hoạt động của các nhà yêu nước nêu trên trong thời gian ở Pháp cũng đã đề cập đến
danh xưng chung này và xem đó là một phát hiện lí thú.
Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thành trong bài viết nhan đề “Có “nhóm Ngũ long” ở
Pháp hay không?” đã kịch kiệt phản đối về danh xưng này. Sau khi phân tích cụ thể về năm
ra đời, thành phần của Nhóm với những dẫn chứng cụ thể, tác giả đã đi đến kết luận: “Đã
không có thành lập thì không có giải thể, tan rã là điều dễ hiểu, không có nhóm Ngũ long
đương nhiên không có chuyện Nguyễn Tất Thành là thành viên, không có chuyện hoạt động
của nhóm và không có linh hồn là Phan Châu Trinh” [55, tr. 153]. Rõ ràng, việc đưa ra một
danh xưng chung để rồi gom tất cả các nhà yêu nước lúc bấy giờ vào thành một nhóm là
thiếu căn cứ về tư liệu lịch sự. Chúng tôi đã phân tích về hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái
Quốc, Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh trong khoảng thời gian từ sau chiến tranh thế
giới thứ nhất đến khi Nguyễn Ái Quốc rời Paris sang Liên Xô (13/6/1923) và Phan Văn
Trường về nước cuối năm 1923 căn cứ vào các nguồn tư liệu thì rõ ràng không có “nhóm
Ngũ long” nào cả. Thực tế còn chứng minh trong giai đoạn này đã có sự chia rẽ trong hoạt
động của nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp khi mà Phan Văn Trường, Phan Châu
Trinh và Nguyễn Ái Quốc ít khi hoạt động chung với nhau, nhất là từ năm 1920 trở đi. Các
tư liệu thư khố Pháp được các tác giả Nguyễn Phan Quang, Phan Văn Hoàng, Thu Trang và
Lê Thị Kinh (tức Phan Thị Minh) sưa tầm cũng hoàn toàn không đề cập đến danh xưng
“nhóm Ngũ long”.
Như vậy, hoạt động của Nguyễn An Ninh trong phong trào người Việt Nam yêu
nước lúc ở Pháp chắc hẳn chưa đến mức độ mà một số tác giả đã đề cập như: tích cực hoạt
động bên cạnh Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc và đã cùng tham
gia sáng lập Hội Liên hiệp Các dân tộc thuộc địa, cùng viết bài và quảng bá cho báo Le
Paria, Đối với các tác phẩm của ông Nguyễn An Tịnh và bà Nguyễn Thị Minh (dựa trên
những nguồn tư liệu của gia đình), chúng tôi nghĩ rằng rất cần có thêm thời gian và nguồn
tư liệu để kiểm chứng, xác thực. Từ đó, đưa ra những nhận định khách quan, trung thực về
thời gian hoạt động của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh trong thời gian ở Pháp.
Chúng tôi xin mạnh dạn dựa trên các nguồn tư liệu đã có đưa ra suy luận của mình về
vấn đề này như sau: Nguyễn An Ninh chắc hẳn đã nhiệt tình hưởng ứng các hoạt động của
Nhóm những người Việt Nam yêu nước trong thời gian ở Pháp. Đặc biệt, ông có thể đã tham
gia trong các hoạt động như in ấn và phổ biến “Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam”; phân
phát hoặc bán báo Le Paria trong thời gian từ tháng 4/1922 đến khi về nước tháng 10/1922.
Sau đó, Nguyễn An Ninh còn trở lại Pháp một số lần khác và đã cùng về Việt Nam với các
nhà yêu nước Phan Châu Trinh và Nguyễn Thế Truyền. Đó là hai hoạt động cần huy động
rất nhiều người cùng tham gia để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, đó mới chỉ là
những suy luận của chúng tôi, rất cần có tư liệu để kiểm chứng kĩ lưỡng. Chúng tôi xin được
gác lại vấn đề này vì thời gian và tư liệu chưa cho phép, nếu có dịp sẽ trình bày rõ hơn.
4.3.2. Hoạt động của Nguyễn Thế Truyền những năm hai mươi tại Pháp.
Nguyễn Thế Truyền là một trong những nhân vật đã có thời gian ở Pháp lâu nhất
trong những người Việt Nam yêu nước và cũng đã theo học nhiều ngành khoa học tại các
trường của Pháp nhờ học bổng của chính quyền thuộc địa. Ông cũng là người có thời gian
gần gũi (ở chung nhà số 6 Villa des Gobelins) với các lãnh đạo phong trào người Việt Nam
yêu nước tại Pháp như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc.
Những hoạt động của Nguyễn Thế Truyền trong phong trào người Việt Nam yêu nước tại
Pháp trong những năm 20 rất đáng chú ý bởi ông chính là người đã cùng tham gia Đảng Xã
hội và Đảng Cộng sản với Nguyễn Ái Quốc; là người được giao nhiệm vụ thay thế Nguyễn
Ái Quốc lãnh đạo Hội Liên hiệp thuộc địa và chủ nhiệm báo Le Paria. Tuy nhiên, càng về
sau Nguyễn Thế Truyền lại càng xa rời những hoạt động trong phong trào cộng sản để tách
ra hoạt động riêng. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thế Truyền đã được tác giả Đặng
Hữu Thụ khắc họa trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên, theo chúng tôi vẫn cần có thêm tư
liệu để đánh giá về nhân vật lịch sử này. Đặc biệt là mối quan hệ của ông với nhóm người
Việt Nam yêu nước ở Pháp trong những năm 20. Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về tiểu
sử của ông.
Nguyễn Thế Truyền sinh ngày 17/12/1898 tại làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định trong
một gia đình khoa bảng nổi tiếng. Cha là Nguyễn Duy Nhạc. Ông là Nguyễn Duy Hàn, tuần
phủ Thái Bình, người phục vụ trung thành cho chế độ thực dân Pháp, bị hạ sát ngày
12/4/1913, vì bom của Phạm Văn Tráng, trong tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội (do Phan
Bội Châu thành lập). Năm 1910, Nguyễn Thế Truyền 12 tuổi, được Phó Công sứ tỉnh Thái
Bình Charles Marie Gaston Dupuy đem về Pháp du học trong dịp ông về nghỉ phép thường
lệ. Đến Pháp, ông Dupuy xin với André Salles cho Nguyễn Thế Truyền vào học nội trú
trường Parangon (ở Joinville le Pont, ngoại ô Paris) trực thuộc Hội Alliance française (Pháp
văn đồng minh). André Salles – cựu thanh tra thuộc địa, đang làm giám đốc trường. Trường
Parangon có mục đích đào tạo những trẻ em thuộc địa trở thành những người dân trung
thành với mẫu quốc. Là học sinh xuất sắc, Nguyễn Thế Truyền liên tiếp được học bổng của
Alliance française từ 1913 đến 1922.
Năm 1915, sau khi đậu bằng Brevet Supérieur (tương đương với bằng Tú tài),
Nguyễn Thế Truyền về nước một năm thăm gia đình, và có học thêm Hán văn. Năm 1916,
Nguyễn Thế Truyền trở lại Pháp có dắt theo Nguyễn Thế Tắc và Nguyễn Đương Phu (hai
người trong dòng tộc Nguyễn Thế). Từ năm 1916 đến năm 1920, Nguyễn Thế Truyền theo
học tại Toulouse là thành phố miền Nam nước Pháp. Nguyễn Thế Truyền theo học trường
kỹ sư hóa học và trường Đại học khoa học. Năm 1920, Nguyễn Thế Truyền tốt nghiệp kĩ sư
hóa học và cử nhân khoa học ban Lý hóa. Năm 1920, Nguyễn Thế Truyền lại về nước thăm
gia đình và cưới vợ. Ông kết hôn với bà Phạm Thị Luyến trạc tuổi mình và học tiếp Hán văn
với thầy là Nguyễn Hữu Cung [61, tr. 16]. Tháng 8/1921, Nguyễn Thế Truyền trở lại Paris,
và theo học ban tiến sĩ khoa học tại trường đại học Sorbone. Ông cũng theo học cử nhân văn
khoa tại trường và đậu cử nhân triết học năm 1922. Sau khi ly dị người vợ Việt Nam,
Nguyễn Thế Truyền đã kết hôn với cô Madeleine Marie Clarisse Latour, y tá và sống chung
từ cuối 1922 đã có với nhau bốn người con.
Khi mới trở lại Paris, Nguyễn Thế Truyền ở số 3 Champollion, Paris 5. Đầu năm
1922, Nguyễn Thế Truyền đến ở nhà Phan Văn Trường, số 6 villa des Gobelins. (lúc này
Phan Văn Trường đang làm luật sư tại toà án binh Mayence (Đức) từ giữa 1921 đến tháng
5/1922). Khi Phan Văn Trường về Pháp, thì Nguyễn Thế Truyền mướn nhà số 6 Saint Louis
en l’Ile, Paris. Theo Đặng Hữu Thụ, “Nguyễn Thế Truyền dùng hết thì giờ làm công việc
tuyên truyền cách mạng, làm báo cách mạng, kiếm được bao nhiêu tiền đều dùng trong công
cuộc cách mạng, còn tiền nhà, tiền ăn, tiền gửi con cho nhũ mẫu nuôi đều do bà Nguyễn
Thế Truyền đảm nhận” và Nguyễn Thế Truyền “ngay khi mới đến Paris năm 1921 đã đến
thăm hai cụ Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường tại nhà riêng hai cụ. Từ giữa năm 1922 trở
đi, ông trở thành bạn thân của hai cụ và ông Nguyễn Ái Quốc nên thám tử bộ Thuộc địa
theo dõi ông, tên ông được ghi vào sổ đen của Sở cảnh sát Pháp” [61, tr. 21].
Quả thực, qua đoạn trích vừa rồi, chúng ta nhận thấy sự đóng góp hết mình của
Nguyễn Thế Truyền cho phong trào cách mạng của những người Việt Nam yêu nước tại
Pháp. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là, Nguyễn Thế Truyền qua Pháp từ lâu, nhưng vì
sao đến thời điểm năm 1922 ông mới tham gia cùng các nhà ái quốc Việt Nam ở Paris? Phải
chăng Nguyễn Thế Truyền dành phần lớn thời gian trước năm 1922 để học tập, tích lũy
những kiến thức cũng như kinh nghiệm cho quá trình tham gia cách mạng sau đó của ông!
Để lí giải điều bí ẩn này, chúng ta cần có thêm các nguồn tư liệu khác. Chỉ biết rằng, bắt đầu
từ tháng 3 năm 1922, mật thám Pháp đã ghi thêm tên nhiều Việt kiều mới tham gia nhóm
Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc, trong đó có tên Nguyễn Thế
Truyền. Cũng theo mật thám Pháp, từ đầu năm 1922 dường như ngày nào Nguyễn Ái Quốc
cũng gặp Nguyễn Thế Truyền để bàn bạc công việc và họ thường trò chuyện hàng giờ liền.
Thông qua các nguồn tài liệu, chúng tôi thấy có thể chia thời gian tham gia hoạt động trong
phong trào người Việt Nam yêu nước tại Pháp của Nguyễn Thế Truyền thành hai giai đoạn:
Gian đoạn hoạt động bên cạnh Nguyễn Ái Quốc và Phan Văn Trường (từ đầu năm 1922 đến
cuối năm 1923) và giai đoạn hoạt động bên cạnh Phan Châu Trinh sau đó tách ra hoạt động
riêng (từ 1924 trở đi).
Ở giai đoạn thứ nhất, sau khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo của phong trào, Nguyễn Thế
Truyền đã tích cực tham gia các hoạt động của Hội Liên hiệp thuộc địa, báo Le Paria và có
thể cũng đã tham gia các cuộc họp của các chi bộ cộng sản cùng với Nguyễn Ái Quốc và
Phan Văn Trường. Điều này đã được các tác giả Lê Thị Kinh, Thu Trang ghi nhận trong tác
phẩm của họ. Lê Thị Kinh đã viết như sau: “Sang năm 1923 Nguyễn (tức Nguyễn Ái Quốc)
cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và một số Việt kiều càng tích cực hoạt
động trong tổ chức Liên hiệp thuộc địa và công việc phát hành báo Le Paria” [27, tr. 383].
Trước đó, trong báo cáo của Guesde gửi Toàn quyền Đông Dương về hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc trong tháng 9 và 10 năm 1922 đã đề cập đến các cuộc gặp gỡ giữa Nguyễn
Thế Truyền với Nguyễn Ái Quốc và các đồng bào khác để bàn bạc công việc:
“Ngày 5 tháng 10 (năm 1922-NST) Nguyễn Ái Quốc, Phan Cao Lục và Bửu Tháp đã
ăn cơm tối với Nguyễn Thế Truyền tại 6 Villa des Gobelins. Ngày 5 tháng 10, Nguyễn Ái
Quốc đã rời nhà từ sáng sớm, đến tòa soạn L’Humanité độ nửa giờ, sau đó đến gặp Nguyễn
Thế Truyền từ 7 giờ đến 10 giờ. Chủ nhật ngày 8 tháng 10 Nguyễn Ái Quốc đã đến gặp
Nguyễn Thế Truyền vào buổi sáng, sau đó đã đến dự buổi họp của Chi bộ Cộng sản vùng
Seine Nguyễn Ái Quốc hằng ngày vẫn gặp Nguyễn Thế Truyền và họ đã trò chuyện hàng
giờ” [27, tr. 389].
Trong một báo cáo khác của mật thám vào đầu năm 1923 đã ghi lại những hoạt động
của Nguyễn Thế Truyền cùng với Nguyễn Ái Quốc, Phan Văn Trường và các đồng bào
khác trong công việc của Hội Liện hiệp thuộc địa: “Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc,
Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Văn Ái, Trần Tiễn Nam, Toàn Hải đã họp hàng tháng tổ chức
Hội Liên hiệp thuộc địa cùng 10 người da đen, 2 da trắng và 2 phụ nữ”. Một số đoạn khác
lại viết: “Ngày 24/1/1923 Nguyễn Ái Quốc đến ăn tối với Phan Văn Trường và Nguyễn Thế
Truyền. Ngày 27/1/1923 Nguyễn Ái Quốc đến gặp Phan Văn Trường từ 17 giờ đến 18 giờ
sau đó đi họp chi bộ Cộng sản ở La Grange aux Belles. Phan Văn Trường và Nguyễn Thế
Truyền mấy phút sau cũng cùng ra đi đến 12 giờ 30 mới về. Bà gác cổng nom theo thấy
Nguyễn Ái Quốc đang chờ họ ở trên đường, chắc là cả ba cùng đi họp” [27, tr. 392]. Trong
một báo cáo đề ngày 23/2/1923 của De Villier có ghi: “Chiều 1-2 (1923-NST) Phan Văn
Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Văn Ái, Stéfany đã họp để gấp và
gửi báo Le Paria Phan Văn Trường bàn nên lập lại Fraternité (tức Hội đồng bào thân ái)
riêng cho người Đông Dương vì Liên hiệp Thuộc địa nhiều quốc tịch khác nhau không hợp
với dân Nam có nhu cầu chung tiếng nói. Các dân tộc cũng nên có tổ chức riêng; các tổ
chức đó sẽ được tập trung trong Liên hiệp Thuộc địa. Cả 4 người An Nam đều nhất trí” [27,
tr. 393].
Theo các báo cáo của mật thám ghi lại, rõ ràng Nguyễn Thế Truyền trong thời gian
1922 đến 1923 đã có mặt trong rất nhiều các hoạt động của Hội Liên hiệp thuộc địa, báo Le
Paria và cả các cuộc họp của chi bộ cộng sản mà Nguyễn Ái Quốc tham gia. Điều này cho
phép chúng ta nhận định rằng Nguyễn Thế Truyền quả thực đã tham gia rất nhiệt tình các
hoạt động của nhóm người Việt Nam yêu nước bên cạnh Nguyễn Ái Quốc và Phan Văn
Trường cũng như một số đồng bào khác. Với việc tham dự các cuộc họp quan trọng của Hội
Liên hiệp thuộc địa và báo Le Paria, Nguyễn Thế Truyền chắc hẳn phải là một thành viên
quan trọng của các tổ chức trên cũng như trong thành phần Nhóm những người Việt Nam
yêu nước tại Pháp lúc bấy giờ. Trong các báo cáo khác của mật thám vào các tháng 3, 4 và
tháng 5 năm 1923 đều đã ghi nhận việc tham gia đều đặn của Nguyễn Thế Truyền vào công
việc của các tổ chức nêu trên, chứng tỏ nhận định của chúng tôi là sát thực.
Từ tháng 5 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị cho việc bí mật rời khỏi Paris.
Bằng chứng là Người đã tách ra ở riêng tại số 3 đường Marché des Patriarches và sau đó
Nguyễn Thế Truyền đã dọn đến ở cùng vào hạ tuần tháng 5 năm 1923. Chắc hẳn việc
Nguyễn Thế Truyền dọn đến ở cùng Nguyễn Ái Quốc là để bàn bạc các bước tiếp theo trong
hoạt động của các tổ chức yêu nước lúc bấy giờ. Cũng trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc
và những thành viên trong nhóm người Việt Nam yêu nước đã dự tính cho ra đời tờ “Việt
Nam hồn” bằng chữ Quốc ngữ. Mật thám Pháp ngày 15/5/1923 đã ghi lại việc những người
yêu nước ra truyền đơn để kêu gọi ủng hộ tài chính cho việc ra báo này như sau: “Nhóm 6
Villa des Gobelins đã phát hành truyền đơn kêu gọi ủng hộ để ra tờ “Việt Nam hồn” bằng
chữ An Nam. Đề nghị ghi phiếu quyên góp gửi đến địa chỉ Nguyễn Ái Quốc (3 đường
Marché des Patriarches)” [27, tr. 399]. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Nguyễn Ái Quốc đã bí
mật sang Liên Xô mà chưa thực hiện được dự định ra tờ báo “Việt Nam hồn”.
Sau khi Nguyễn Ái Quốc bí mật sang Liên Xô, tất cả các công việc của anh ở Paris
đã được chuyển giao cho Nguyễn Thế Truyền đảm nhận. Báo cáo của mật thám ngày
21/7/1923 đã ghi lại việc những người trong nhóm bàn bạc công việc ở Hội Liên hiệp thuộc
địa và báo Le Paria sau khi Nguyễn Ái Quốc đã sang Liên Xô như sau: “Nguyễn Thế
Truyền, Nguyễn Văn Ái, Monnerville, Hadjali và Bloncourt bàn công việc của Hội Liên
hiệp Thuộc địa và tờ Le Paria. Bloncourt hỏi mọi người có ai biết tin gì về Nguyễn Ái Quốc
không? Tất cả đều trả lời không” [27, tr. 405]. Báo cáo của mật thám Désiré ngày 1/11/1923
đã khẳng định rõ như sau: “Tại Hội nghị Nông dân quốc tế đang họp ở Mascơva có bốn đại
biểu Pháp và một đại biểu An Nam. Người này chắc là Nguyễn Ái Quốc. Trong khi Nguyễn
Ái Quốc ở Nga, công việc của tờ Le Paria và Liên hiệp Thuộc địa đều do Nguyễn Thế
Truyền làm thay” [27, tr. 407].
Như vậy, từ khi bắt đầu tham gia vào phong trào của người Việt Nam yêu nước tại
Pháp, Nguyễn Thế Truyền đã nhanh chóng trở thành một trong những người hoạt động tích
cực bên cạnh những người lãnh đạo xuất sắc của phong trào như Nguyễn Ái Quốc và Phan
Văn Trường. Có lẽ trong thời gian những năm 1922 đến giữa năm 1923, Nguyễn Thế
Truyền đã là một người bạn, người đồng chí tin cậy bên cạnh Nguyễn Ái Quốc. Chính từ
đó, Nguyễn Ái Quốc đã giới thiệu Nguyễn Thế Truyền tham gia vào các tổ chức tiến bộ lúc
bấy giờ như Hội Liên hiệp thuộc địa (Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh đều đã tham
gia tổ chức này vào năm 1922) và Đảng Cộng sản Pháp. Trước khi sang Liên Xô, Nguyễn
Ái Quốc đã tin tưởng trao lại toàn bộ trọng trách mình đã nắm giữ lại cho Nguyễn Thế
Truyền. Đối với tờ Le Paria, Nguyễn Thế Truyền là người vừa tham gia phát hành báo vừa
tham gia viết bài cho báo và sau khi Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô. Nguyễn Thế Truyền là
người đã thay thế vào vị trí lãnh đạo tờ báo này mà Nguyễn Ái Quốc để lại. Chính Nguyễn
Thế Truyền là người đã cùng các đồng bào khác cho ra đời tờ “Việt Nam hồn” mà trước đây
Nguyễn Ái Quốc dự định nhưng chưa thể thực hiện vào đầu năm 1926.
Tất cả những tư liệu trên đây cho phép chúng ta nhận định rằng vai trò và đóng góp
của Nguyễn Thế Truyền cho phong trào người Việt Nam yêu nước tại Pháp trong thời gian
1922 - 1923 rất đáng ghi nhận. Chắc hẳn Nguyễn Ái Quốc cũng đã cân nhắc rất nhiều khi
giao lại những trọng trách của mình cho Nguyễn Thế Truyền và ít nhất, trong thời gian đầu
Nguyễn Thế Truyền đã thực hiện rất tốt, không phụ lòng bạn bè, đồng chí đã tin tưởng.
Nguyễn Ái Quốc cũng đã tìm được một người ưng ý để thay mình lãnh đạo các tổ chức tại
Paris và chính từ đó Người mới yên tâm sang Liên Xô để tiếp tục quá trình hoạt động của
mình. Tuy nhiên, về sau Nguyễn Thế Truyền lại có những thay đổi trong quan điểm và
phương châm hoạt động ngày càng xa rời những gì Nguyễn Ái Quốc đã kì vọng.
Trong thời gian từ năm 1924 trở đi, những hoạt động của Nguyễn Thế Truyền trong
vai trò lãnh đạo Hội Liên hiệp thuộc địa cũng như chủ báo Le Paria bắt đầu xuất hiện những
bất ổn, những bất ổn đó xuất phát từ thái độ của Nguyễn Thế Truyền. Tác giả Thu Trang
trong tác phẩm của mình đã đề cập:
“Sau khi Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp, công việc trao lại cho Nguyễn Thế Truyền
đảm nhận. Nguyễn Thế Truyền, Trần Xuân Hộ, Nguyễn Văn Ái đảm nhận công việc của hai
tổ chức do Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng bào người (sic) Châu Phi đã tạo lập ở Paris
và giao lại Có điều là Nguyễn Thế Truyền hình như ít được cảm tình của đồng bào bằng
Nguyễn Ái Quốc. Vì Nguyễn Thế Truyền có thái độ hơi kiêu ngạo, nhất là hay nói tiếng
Pháp hơn là tiếng Việt v.v. Dư luận này chỉ bắt đầu xuất hiện vào năm sau (tức 1924-NST),
khi Nguyễn Thế Truyền đương nhiên là nhân vật trọng yếu thứ nhất của phong trào người
Việt yêu nước, vì Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc đều đã rời khỏi Paris” [65, tr. 328].
Báo cáo của mật thám cũng đã ghi nhận những biểu hiện không tích cực của Nguyễn
Thế Truyền trong quá trình lãnh đạo các tổ chức yêu nước lúc bấy giò sau khi Nguyễn Ái
Quốc đã sang Liên Xô. Kết quả của việc đó là phong trào có phần suy giảm hoạt động so
với trước đây:
“Nguyễn Ái Quốc với nhân cách của mình được thiện cảm của những người hoạt
động trong Đảng Cộng sản Pháp, nhưng Nguyễn Thế Truyền hay Trần Xuân Hộ thì không
được như thế. Truyền với tính kiêu căng tuồng như đã bị luật sư Bloncourt rất không ưa,
ông này là người đứng thuê căn hộ dùng làm trụ sở báo Le Paria. Do đó, việc hai người
Đông Dương này thường trực ở trụ sở trên thường không được đều đặn Vả lại, ngoài số
người An Nam không đông ở Paris quy tụ chung quanh Hội Liên hiệp Thuộc địa, những
người dân xứ bảo hộ này ở rải rác các thành phố khác của Pháp không có vẻ đang tích cực
hoạt động tuyên truyền chống Pháp trong nội bộ họ. Một số người An Nam đã đặt mua
dài hạn báo Le Paria và dự các cuộc họp của Cộng sản nhưng xem ra không có ai thực sự là
nhà hoạt động” [27, tr. 429, 430].
Tính cách kiêu căng, hiếu thắng của Nguyễn Thế Truyền đã có từ bé và có lẽ đó là
nguyên nhân dẫn đến sự phản đối của các bạn đồng chí và đồng bào trong phong trào người
Việt Nam yêu nước tại Pháp cũng như phong trào của các dân tộc thuộc địa tại Paris lúc bấy
giờ. Điều này đã được Đặng Hữu Thụ chỉ ra dù trong tác phẩm viết về Nguyễn Thế Truyền
ông ta đã dành cho Nguyễn Thế Truyền rất nhiều thiện cảm: “Ngay từ thuở thiếu thời, ông
Nguyễn Thế Truyền làm gì cũng muốn trội hơn người khác. Khi đi học lúc nào ông cũng cố
gắng học để đứng đầu lớp, ông được các giáo sư khen ngợi và ông được học bổng liên tiếp
suốt từ 1913 đến hết năm 1922”. Một đoạn khác tác giả lại đề cập: “Các cụ khoa bảng làng
Hành Thiện thấy ông Nguyễn Thế Truyền có nhiều cử chỉ ngang tàng” [61, tr. 21, 23].
Sau khi Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô, Phan Văn Trường về nước năm 1923, ta thấy
Nguyễn Thế Truyền thường lui tới giao thiệp với cụ Phan Châu Trinh cho đến khi Phan
Châu Trinh về nước. Các báo cáo của mật thám cũng đã xác thực điều này như sau: “Y
(Phan Châu Trinh-NST) thường tiếp các đồng bào của mình đến thăm, chủ yếu là Nguyễn
Thế Truyền và Trần Xuân Hộ, anh này thậm chí còn hỏi thuê một phòng trong nhà (Phan
Châu Trinh đang ở-NST)” [27, tr. 431]. Có thể thời gian nay, Nguyễn Thế Truyền và Phan
Châu Trinh đã cùng nhau hoạt động trong Hội Liên hiệp thuộc địa như tác giả Lê Thị Kinh
đã nêu. Khi cánh tả giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vào tháng 5 năm 1924,
có vẻ như hoạt động của Nguyễn Thế Truyền, Phan Châu Trinh và các đồng chí trong Hội
Liên hiệp thuộc địa đã mạnh hơn.
Tuy nhiên, giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Thế Truyền vẫn tồn tại những bất đồng.
Điều này cũng dễ hiểu, Phan Châu Trinh không giỏi tiếng Pháp, muốn đăng các bài viết của
mình trên các báo Pháp thì phải dịch ra tiếng Pháp. Trước đây, Phan Văn Trường thường
giúp ông dịch, nay ông Trường đã về nước. Ông muốn nhờ Nguyễn Thế Truyền dịch nhưng
có lẽ Nguyễn Thế Truyền đã làm ông phật ý. Mật báo ngày 22/8/1924 ghi lại như sau:
“Phan Châu Trinh kể với mọi người là y chờ Phan Văn Trường trở lại Pháp để dịch
giúp sang tiếng Pháp đúng ý nghĩa và tinh thần một bài báo ông ta đã viết bằng tiếng An
Nam để đăng lên báo “Le Quotidien”. Như trước đây đã nói, Phan Châu Trinh đã yêu cầu
Nguyễn Thế Truyền dịch giúp nhưng anh này đã biến ý nghĩa của bài báo, làm cho nó mang
tính chất cộng sản, điều đó làm cho tác giả không vừa ý và y đã dừng việc cho đăng nó” [27,
tr. 439].
Mặc dù có những bất đồng như trên, Nguyễn Thế Truyền vẫn cùng Phan Châu Trinh
tham gia các hoạt động của Hội Liên hiệp thuộc địa như tham gia cuộc mít-tinh lớn vào
ngày 17/10/1924 của Liên hiệp Thuộc địa và cả hai đã tỏ ra khá hài lòng với những kết qua
đã đạt được sau cuộc mít tình này. Nhờ đó, phong trào của các tổ chức tiến bộ lúc bấy giờ
đã có cơ hồ được khôi phục lại mãnh mẽ như thời kì Nguyễn Ái Quốc còn lãnh đạo. Bản
thân Nguyễn Thế Truyền thời gian này dường như đã chuyên tâm nghiên cứu chủ nghĩa
cộng sản và đã được Hội Liên hiệp Thuộc địa cử đi học ở Nga. Tuy nhiên, chính thái độ của
Nguyễn Thế Truyền đã khiến anh ta bị các đồng chí tẩy chay. Mật báo ngày 16/12/1924 đã
ghi:
“Hội Liên hiệp các Thuộc địa đã cung cấp 3 học viên cho “Lớp học chủ nghĩa Lê-
nin”. Đó là hai người An Nam Nguyễn Thế Truyền, Võ Thành Long tức Maurice Long và
người Sénégal Senghor. Có thể tin là Nguyễn Thế Truyền sẽ được chỉ định đi học ở
Mascova về chủ nghĩa Cộng sản mà anh ta đang chuyên cần nghiên cứu ở Paris.
Anh An Nam này, tuy đã tự tuyên truyền ráo riết mà vẫn không được đồng bào anh ta
ngợi khen thành quả vì tính kiêu kì và cũng vì kiểu cách anh ta ăn nói với đồng hương chỉ
bằng tiếng Pháp. Việc anh ta ít được cảm tình trong các giới An Nam là lí do khiến những
người này ít chuyên cần đi dự các buổi họp của Hội Liên hiệp Thuộc địa và ít ghi tên vào
Đảng Cộng sản Pháp tuy họ hấp tấp bước đầu tìm hiểu chủ nghĩa Mác-xít mới.
Những tư tưởng quá đáng của Nguyễn Thế Truyền có lẽ cũng là một trong các
nguyên nhân khiến người Đông Dương nói chung có khuynh hướng tránh gần anh ta. Phần
lớn họ có thói quen che đậy sự thù địch chống đối nhà cầm quyền một cách kín đáo hơn. Và
người ta hiểu vì sao họ ngại đến gần một con người có thể làm nguy hại cho họ như Nguyễn
Thế Truyền” [27, tr. 452, 453].
Tóm lại, những hoạt động của Nguyễn Thế Truyền trong thời gian tham gia phong
trào người Việt Nam yêu nước tại Pháp cho đến năm 1925 ít nhiều đã có những đóng góp
nhất định. Đặc biệt trong khoảng thời gian 1922 đến năm 1923, khi Nguyễn Thế Truyền
hoạt động bên cạnh Nguyễn Ái Quốc và Phan Văn Trường. Lúc bấy giờ, Nguyễn Thế
Truyền quả thực đã nhận được sự ngưỡng mộ của đồng bào, đồng chí về học thức cũng như
sự hăng hái trong các hoạt động yêu nước. Nhờ vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tin tưởng giao lại
trọng trách cho Nguyễn Thế Truyền thay mình lãnh đạo các tổ chức yêu nước tại Paris để
sang Liên Xô. Thời gian đầu, Nguyễn Thế Truyền đã đảm nhận công việc một cách khá tốt
và có những đóng góp nhất định cho phong trào. Tuy nhiên, từ sau khi Phan Văn Trường
cũng rời Paris về nước, Nguyễn Thế Truyền đã có những biểu hiện không tốt làm ảnh
hưởng rất nhiều đến sự phát triển của phong trào người Việt Nam yêu nước cũng như các
dân tộc thuộc địa tại Pháp. Dù trong thời kì này, Nguyễn Thế Truyền vẫn tham gia cùng
Phan Châu Trinh trong các hoạt động nhưng tính cách có phần kiêu căng, hiếu thắng và thái
độ chuộng văn hóa, giáo dục Pháp quá đáng đã làm cho đồng bào ngày càng xa lánh ông ta.
Như vậy, về những hoạt động của Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền trong
thời gian ở Pháp cho đến năm 1925 chúng ta thấy rằng, họ là những người đã cùng tham gia
và hỗ trợ cho những nhà lãnh đạo chính của phong trào như Phan Châu Trinh, Phan Văn
Trường và Nguyễn Ái Quốc. Hoàn toàn không có chuyện Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế
Truyền đã hợp cùng bộ ba Trinh – Trường – Quốc để hình thành nên “nhóm Ngũ long” như
một số tác giả đã sáng tạo nên trong tác phẩm của họ. Cần phải tách biệt hoạt động của từng
người thì chúng ta mới nhìn nhận được một cách khách quan nhất về thời kì lịch sử sôi động
này. Dù sao đi nữa, với những gì đã đóng góp cho phong trào cách mạng Việt Nam, Nguyễn
An Ninh và Nguyễn Thế Truyền cũng cần được các thế hệ người Việt Nam sau này ghi
nhận. Tất nhiên, chúng ta cũng không thể vì thế mà cường điệu hóa những đóng góp của họ
đối với lịch sử dân tộc.
KẾT LUẬN
Sau thất bại của phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896), con đường cứu
nước theo ngọn cờ quân chủ đã hoàn toàn thất bại, lịch sử dân tộc đặt ra một yêu cầu cấp
bách: phải có đường lối cứu nước mới để đưa dân tộc Việt Nam thoát cảnh nô lệ. Đó là câu
hỏi nhức nhối mà biết bao thế hệ người Việt Nam yêu nước thời bấy giờ chưa thể tìm ra lời
giải. Trong hoàn cảnh đó, thực dân Pháp sau khi hoàn thành công cuộc bình định các phong
trào đấu tranh của nhân dân ta đã bắt tay vào chương trình khai thác thuộc địa. Dưới tác
động của cuộc khai thác thuộc địa, tình hình Việt Nam đã có nhiều chuyển biến. Dễ nhận
thấy là đời sống của nhân dân ta ngày càng khổ cực bởi các chính sách bòn rút, bóc lột của
thực dân phong kiến. Đời sống chính trị hết sức ngột ngạt bởi các biện pháp đàn áp của
chính quyền cai trị. Tuy vậy, cuộc khai thác thuộc địa cũng đã đưa đến những chuyển biến
có lợi cho phong trào yêu nước Việt Nam, đó chính là sự phân hóa trong các giai cấp cũ và
sự ra đời của những giai cấp, tầng lớp mới. Đồng thời nó cũng cho thấy sức mạnh về kinh
tế, khoa học kĩ thuật của Pháp so với Việt Nam. Nhiều người Việt Nam lúc đó nhận thấy sự
phát triển của nước Pháp và họ ít nhiều muốn tìm hiểu xem người Pháp đã làm gì để đạt
được điều đó.
Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho tình hình Việt Nam có nhiều
chuyển biến; nó cũng dẫn đến việc nhiều tư bản Pháp sang Đông Dương đầu tư và cũng có
nhiều người Việt Nam qua Pháp hơn so với trước. Cùng với chính sách đưa du học sinh
người Việt sang Pháp đào tạo để làm tay sai của Pháp, số người Việt Nam qua Pháp làm
việc và định cư cũng không ngừng tăng lên. Đặc biệt, trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến
tranh thế giới lần thứ nhất thực dân Pháp đã tăng cường việc bắt lính đưa sang châu Âu làm
bia đỡ đạn cho chúng. Điều đó đã làm gia tăng số lượng người Việt Nam tại Pháp từ chỗ chỉ
có khoảng 100 người đã lên đến con số hàng vạn người. Điều đó đã dẫn đến sự ra đời của
cộng đồng người Việt Nam tại Pháp.
Trên cơ sở đó, những người Việt Nam yêu nước tại Pháp đã quần tụ lại bên nhau để
cùng giúp đỡ, nương tựa nhau trong cuộc sống cũng như che chở, bao bọc bảo vệ cho nhau
trước sự đe dọa từ chính quyền thực dân. Đây chính là biểu hiện của một truyền thống đoàn
kết lâu đời của người Việt Nam. Từ thực tiễn trên, các nhà yêu nước tiên phong như Phan
Văn Trường, Phan Châu Trinh đã bàn bạc và đi đến thống nhất thành lập một tổ chức để tập
hợp và giúp đỡ những người Việt Nam tại Pháp vào năm 1912, đó là Hội Đồng bào thân ái.
Đây là tổ chức đầu tiên của người Việt Nam yêu nước được thành lập tại Pháp. Tổ chức này
ra đời cũng đánh dấu sự phát triển của phong trào người Việt Nam yêu nước tại Pháp từ chỗ
hoạt động rời rạc, lẻ tẻ đã trở thành một phong trào có tổ chức thống nhất. Đó chính là nền
tảng cho sự ra đời của các tổ chức sau như Nhóm những người Việt Nam yêu nước.
Việc thành lập các tổ chức của người Việt yêu nước trên đất Pháp xuất phát từ truyền
thống tương thân tương ái của người Việt. Đặc biệt, ở những người Việt xa quê hương, tình
dân tộc – nghĩa đồng bào càng đậm đà, cố kết họ quây quần bên nhau trong một tổ chức của
chính người Việt lập nên. Tại chính nước Pháp, những người Việt Nam yêu nước không
ngừng học tập, nghiên cứu và đấu tranh cho mục đích giải phóng dân tộc. Mặc dù phải trải
qua nhiều khó khăn, thử thách thậm chí cả tù đày, những người Việt Nam yêu nước vẫn
luôn kiên định, đoàn kết và tin tưởng và khả năng thành công của phong trào.
Chiến tranh thế giới thứ nhất bước vào giai đoạn cuối cũng là lúc mà trong thành
phần những người Việt Nam yêu nước có sự xuất hiện của người thanh niên giàu nhiệt tình
cách mạng Nguyễn Tất Thành. Anh đã từ Anh sang Pháp theo đề nghị của các nhà lãnh đạo
phong trào người Việt Nam lúc bấy giờ là Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường vào cuối
năm 1917. Từ đó, ba nhà lãnh đạo của phong trào người Việt Nam yêu nước tại Pháp đã sát
cánh bên nhau để đưa phong trào ngày càng phát triển. Họ đã lần đầu tiên làm cho thế giới
phải chú ý đến Việt Nam qua việc gửi “Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam” lên hội nghị
hòa bình Versailles. Cũng chính từ đó, tên tuổi Nguyễn Ái Quốc đã chính thức ra đời và trở
thành người lãnh đạo xuất sắc của phong trào người Việt Nam tại Pháp.
Trải qua quá trình hoạt động và nghiên cứu tình hình cách mạng thế giới cũng như
theo dõi sát sao những diễn biến của phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước, những
người Việt yêu nước tại Pháp đã dần dần có sự phân hóa về quan điểm, đường lối cứu nước.
Một bộ phận họ vẫn theo quan điểm cách mạng dân chủ tư sản mà đại diện là nhà chí sĩ
Phan Châu Trinh. Một bộ phận khác chịu ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, từ đó
đã vượt qua những hạn chế của các thế hệ đi trước để tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, chọn
con đường cách mạng vô sản mà đại diện tiêu biểu nhất là Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thế
Truyền và Phan Văn Trường. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn
sau khi đọc được Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã
tin theo Lênin và tán thành Quốc tế thứ ba. Nguyễn Ái Quốc đã tham gia Đại hội Tours của
Đảng Xã hội Pháp và tại đây, với lá phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba, Nguyễn Ái
Quốc đã là người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sản đầu
tiên của Việt Nam.
Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản và công
nhân Pháp để ngày càng thấm nhuần quan điểm cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Bên
cạnh Nguyễn Ái Quốc, Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền cũng là những người đã
có chuyển biến tư tưởng theo hướng ngày càng mác-xít. Nhận thấy thời cơ cách mạng đã
thuận lợi trong những năm hai mươi, Nguyễn Ái Quốc và Phan Văn Trường đã chuẩn bị cho
quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc chọn hướng đi
Liên Xô để học tập kinh nghiệm tổ chức và xây dựng Đảng cách mạng trước khi về nước
hoạt động. Còn Phan Văn trường quyết định dùng ngòi bút của mình, về nước thành lập các
tờ báo tiến bộ để đấu tranh chống chế độ thực dân, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin. Nguyễn
Thế Truyền tiếp tục ở lại Pháp đảm nhận vai trò do Nguyễn Ái Quốc giao phó lại. Riêng về
Phan Châu Trinh, bị hạn chế bởi những yêu tố chủ quan, ông chưa thể đến được với chủ
nghĩa Mác-Lênin mà vẫn chủ trương “Ỷ Pháp cầu tiến bộ” hay “đề huề” với Pháp. Tuy
nhiên, ông cũng đã nhận thấy sự đúng đắn trong con đường mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa
chọn và ông đặt nhiều niềm tin vào Nguyễn Ái Quốc sẽ làm rạng danh cho dân tộc Việt
Nam. Sau khi Nguyễn Ái Quốc và Phan Văn Trường lần lượt rời Pháp, Phan Châu Trinh
cũng đã quyết định về nước để tiếp tục tranh đấu. Sự kiện Phan Châu Trinh về nước vào
giữa năm 1925 có thể xem là mốc đánh dấu kết thúc thời kì đầu phong trào của người Việt
Nam yêu nước tại Pháp.
Những hoạt động của người Việt Nam yêu nước tại Pháp (1912-1925) đã diễn ra rất
sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh xoay quanh ba nhân vật có ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ
là Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc. Đến đầu những năm 20 của thế
kỉ XX, trong hoạt động của người Việt yêu nước tại Pháp đã có sự phân hóa về quan điểm
cứu nước. Nguyễn Ái Quốc đã có một lựa chọn sáng suốt cho phong trào cách mạng Việt
Nam và cho cá nhân mình là tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp. Từ đó, Người đã trở thành linh hồn của cách mạng Việt Nam và có nhiều đóng góp
quan trọng cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam nói riêng và phòng trào cách
mạng giải phóng dân tộc trên thế giới nói chung. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng những thành
công của Nguyễn Ái Quốc xuất phát từ những hoạt động của Người trong thời gian cộng tác
cũng Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường cũng như được sự giúp đỡ của những đồng bào
Việt Nam khác tại Pháp.
Hoạt động của người Việt Nam yêu nước tại Pháp (1912-1925) có vai trò và vị trí
quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong giai đoạn đấu tranh chống lại
ách đô hộ của thực dân Pháp. Có thể nói rằng, thông qua những hoạt động sôi nổi trong thời
gian ở Pháp mà những người Việt Nam yêu nước như Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra được lời
giải cho câu hỏi về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam. Cũng trong thời gian
ở Pháp, những người cách mạng Việt Nam đã có dịp để nhận thấy rằng ở đâu cũng có bạn
và thù, dù là ngay trên chính đất nước của những người đang thống trị đồng bào mình.
Chính những hoạt động của những người Việt Nam yêu nước tại Pháp trong thời gian từ
1912 đến 1925 là cơ sở nền tảng cho thành công của phong trào cách mạng Việt Nam về
sau.
Hoạt động của người Việt Nam yêu nước tại Pháp thời gian 1912 – 1925 có thể xem
là phong trào đầu tiên của Việt kiều trên thế giới. Đây là phong trào ra đời và phát triển sớm
nhất trong cộng đồng Việt kiều ở các quốc gia trên thế giới. Điều đặc biệt hơn là, phong trào
này lại diễn ra ngay trên đất nước của kẻ đang thống trị dân tộc Việt Nam, thật đúng như
câu “muốn bắt cọp phải vào hang cọp”. Phong trào của người Việt Nam yêu nước tại Pháp
những năm đầu thế kỉ XX có thể xem là khởi điểm, là nền tảng cho các cộng đồng người
Việt Nam sau này hướng đến trong hoạt động của mình. Từ những hoạt động của người
Việt yêu nước tại Pháp, các phong trào của người Việt ở các quốc gia khác về sau sẽ rút ra
được những bài học bổ ích về kinh nghiệm tổ chức, kêu gọi quần chúng tham gia nhằm làm
cho tinh thần đoàn kết dân tộc càng được phát huy cao nhất.
Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, ngày càng có nhiều người Việt Nam ra nước
ngoài sinh sống, học tập và làm việc là một xu thế tất yếu của hội nhập và phát triển. Trong
hoàn cảnh đó, sự hiện diện của các thành phần người Việt trên khắp thế giới sẽ là hình ảnh
sinh động cho đất nước và con người Việt Nam. Do đó, các cộng đồng người Việt Nam trên
thế giới nếu được tổ chức, lãnh đạo hoạt động có hiệu quả, đoàn kết, thương yêu và đùm
bọc lẫn nhau để cùng vượt qua những khó khăn thử thách đi đến thành công sẽ là một mô
hình tạo được ấn tượng tốt đẹp cho bạn bè thế giới. Từ đó, những dân tộc khác sẽ càng hiểu
biết, quý trọng và nể phục hơn về một dân tộc Việt Nam giàu truyền thống anh dũng trong
đấu tranh giành độc lập cũng như thân thiện, gần gũi và sẵn sàng hợp tác trong quá trình xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay. Những trang sử về thời kì hoạt động của
những người Việt Nam yêu nước tại Pháp trong những năm đầu thế kỉ XX chính là cơ sở để
chúng ta tin tưởng vào sự phát triển bền vững của cộng đồng người Việt Nam khắp năm
châu ngày nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Nxb
Văn Học, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nxb Văn Học, Tp. Hồ Chí
Minh.
3. Nguyễn Thế Anh (2008), Phong trào kháng thuế ở miền Trung qua các châu bản
triều Duy Tân, Nxb Văn Học, Tp. Hồ Chí Minh.
4. J.P. Aumiphin (1994), Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương
(1859-1939), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xuất bản, Hà Nội.
5. Đỗ Thanh Bình (2006), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỉ XX – Một
cách tiếp cận, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
6. Mai Văn Bộ (tái bản) (2011), Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, Tp.
Hồ Chí Minh.
7. Phan Bội Châu (tái bản) (2000), Tự phán: Lịch sử cách mạng của Sao Nam Phan Bội
Châu, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
8. E. Côbêlép (2005), Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
9. Philippe Devillers (2006), Người Pháp và người Annam – Bạn hay thù?, Nxb Tổng
hợp Tp. Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Sinh Duy (2006), Quảng Nam và những vấn đề lịch sử, Nxb Văn hóa Thông
tin, Tp Hồ Chí Minh.
11. Đinh Trần Dương (2006), Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng
giải phóng dân tộc Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Dương (2006), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
13. Hà Huy Giáp (1989), Sự tiến hóa liên tục của Nguyễn An Ninh, một lãnh tụ cách
mạng hùng biện, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
14. Võ Nguyễn Giáp (chủ biên) (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự (1957), Lịch sử Việt Nam (từ 1897
đến 1914), Nxb Xây dựng, Hà Nội.
16. Trần Văn Giàu – Định Xuân Lâm (1961), Lịch sử Cận đại Việt Nam. Tập III. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
17. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách
mạng tháng Tám, tập 1: Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm
vụ lịch sử, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
18. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách
mạng tháng Tám, tập 2: Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ
lịch sử, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
19. Hồng Hà (2005), Thời thanh niên của Bác Hồ, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
20. Hoàng Xuân Hãn (2002), Những tư tưởng cơ bản của Phan Châu Trinh vẫn còn giá
trị lớn đối với xã hội ngày nay, Tạp chí Xưa & Nay, số 121, tháng 8.
21. Daniel Hemery (2001), Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác, Nxb Lao Động,
Hà Nội.
22. Lý Tùng Hiếu (2005), Lương Văn Can và phong trào Duy tân-Đông du, Nxb Văn
hóa Sài Gòn.
23. Phan Văn Hoàng (1994), Nguyễn Tất Thành đến Paris lúc nào?, Tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử, số 6 (277), Hà Nội.
24. Huỳnh Thúc Kháng (2001), Thi tù tùng thoại, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Kiệm (2003), Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại Việt
Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
26. Lê Thị Kinh (tức Phan Thị Minh) (2001), Phan Châu Trinh qua những tư liệu mới,
tập I, Nxb Đà Nẵng.
27. Lê Thị Kinh (2003), Phan Châu Trinh qua những tư liệu mới, tập II, Nxb Đà Nẵng.
28. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập II, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
29. Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (2006), Từ điển nhân vật lịch sử
Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
30. T. Lan (tái bản) (2011), Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
31. Nguyễn Hiến Lê (2002), Đông Kinh Nghĩa thục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
32. Liên hiệp các hội Khoa học-Kĩ thuật Tp. Hồ Chí Minh, Hải Ngọc Thái Nhân Hòa
(2007), Nhân vật và sự kiện lịch sử cận – hiện đại, Nxb Văn hòa Sài Gòn.
33. Huỳnh Lý (1983), Thơ văn Phan Châu Trinh, Nxb Văn học, Hà Nội.
34. Huỳnh Lý (2002), Phan Châu Trinh – Thân thế và sự nghiệp, Nxb Trẻ.
35. Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Viện Hồ Chí Minh (2006), Hồ Chí
Minh - Biên niên tiểu sử, Tập I, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập II, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, Tập I, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
39. Nguyễn Thị Minh (2001), Nguyễn An Ninh – “Tôi chỉ làm cơn gió thổi”, Nxb Trẻ,
Tp Hồ Chí Minh.
40. Sơn Nam (2003), Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam; Miền Nam đầu thế kỉ XX –
Thiên địa hội và cuộc Minh Tân, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
41. Thế Nguyên (1956), Phan Châu Trinh, Nxb Tân Việt, Sài Gòn.
42. Nguyễn Phan Quang (1993), Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
43. Nguyễn Phan Quang (1994), Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc, Tạp chí Nghiên
cứu Lịch sử, số 2 (272), Hà Nội.
44. Nguyễn Phan Quang, Phan Văn Hoàng (1994), Phan Châu Trinh dưới mắt Phan Văn
Trường, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 4 (275), Hà Nội.
45. Nguyễn Phan Quang, Phan Văn Hoàng (1995), Luật sư Phan Văn Trường, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.
46. Nguyễn Phan Quang (2004), Theo dòng lịch sử dân tộc: Sự kiện và tư liệu, Tập I,
Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh.
47. Nguyễn Phan Quang (2005), Theo dòng lịch sử dân tộc: Sự kiện và tư liệu, Tập II,
Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh.
48. Nguyễn Phan Quang (2005), Nguyễn Ái Quốc ở Pháp 1917 – 1923, Nxb Công an
Nhân dân, Hà Nội.
49. Pham Quỳnh (2004), Pháp du hành trình nhật ký, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
50. Dương Kinh Quốc (1982), Việt Nam – những sự kiện lịch sử 1858-1945, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
51. Dương Kinh Quốc (2001), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918), Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
52. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (đồng chủ biên) ( 2001), Đại
cương Lịch sử Việt Nam Toàn tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
53. Nguyễn Thành (1988), Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp, Nxb Thông tin Lý luận, Hà
Nội.
54. Nguyễn Thành (1994), Vài ý kiến về “Yêu sách của nhân dân An Nam” năm 1919,
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3 (274), Hà Nội.
55. Nguyễn Thành (2006), Góp phần tìm hiểu Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Nxb
Công an Nhân dân, Hà Nội.
56. Chương Thâu (1997), Đông kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế
kỉ XX, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
57. Chương Thâu (Chủ biên) (2000), Lịch sử Việt Nam 1897-1918, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
58. Chương Thâu (Sưu tầm) (2007), Phan Châu Trinh về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
59. Phạm Phú Thứ (Quang Uyển dịch - 1999), Nhật kí đi Tây, Nxb Đà Nẵng.
60. Lâm Quang Thự (1979), Niềm hy vọng cuối đời của Phan Châu Trinh, Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, số 3 (186), Hà Nội.
61. Đặng Hữu Thụ (1993), Thân thế và sự nghiệp nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền.
Tác giả tự in tại Melun, Pháp.
62. Trần Dân Tiên (tái bản) (2011), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ
tịch, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
63. Tây Hồ Phan Châu Trinh (1971), Trung Kỳ dân biến thỉ mạt kí, Lê Ấm – Nguyễn Q.
Thắng chú dịch và giới thiệu, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa xuất bản.
64. Thu Trang (2000), Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925, Nxb
Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
65. Thu Trang (2002), Nguyễn Ái Quốc tại Paris 1917-1923, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
66. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện Sử học (1999), Lịch sử Việt
Nam 1897-1918, Nxb KHXH, Hà Nội.
67. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2004), Lịch sử Việt Nam, Tập II (1858-1945), Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
68. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2007), Lịch sử Việt Nam 1919 – 1930, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
69. Phạm Xanh (1990), Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt
Nam 1921-1930, Nxb Thông tin Lý luận, Hà Nội.
70. Nguyễn Văn Xuân (1995), Phong trào Duy tân, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Nghiên
cứu Quốc học.
TIẾNG ANH
71. 0TChapuis, Oscar (2000). The Last Emperors of Vietnam: from Tu Duc to Bao Dai.
0TGreenwood Publishing Group, USA.
72. Patricia M. Pelley (2002), Postcolonial Vietnam: new histories of the national past,
Duke University Press, USA.
73. Pierre Brocheux (2002), Vietnam exposé: French scholarship on twentieth-century
Vietnamese society, University of Michigan Press, USA.
74. 0T ran Tuyet Nhung, Reid Anthony (2006), Việt Nam: borderless histories. University
of Wisconsin Press, London.
75. 0T ran My Van (2005), A Vietnamese royal exile in Japan: Prince Cường Để (1882–
1951), Routledge, 0TLondon & New York0T.
INTERNET
76. 4TU
77. 4TU
5ad3a0979e23#lo=9U4T
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Nguyễn Ái Quốc tại đại hội Tours
Phụ lục 2
Phan Châu Trinh tại Pháp.
Phụ lục 3
Luật sư Phan Văn Trường
Phụ lục 4
Báo Le Paria
Phụ lục 5
Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam
Phụ lục 6
Báo Le Paria, tác phẩm Procès de la colonisation française (Bản án chế độ thực dân
Pháp) và “Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoat_dong_cua_nguoi_viet_nam_yeu_nuoc_tai_phap_1912_1925_4489.pdf