Luận văn Không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký

Do tác phẩm phản ánh và biểu hiện thời đại, do không thể cắt đứt mối liên hộ đối với cuộc đời, nên chúng ta có điều kiện để dễ hiểu hơn sự có mặt của nhiều vấn đề trong Tây Du Ký như : tính dân tộc của không gian nghệ thuật, sự ảnh hưởng của Đạo giáo, Nho giáo, nhất là sự ảnh hưởng có tính chất xuyên suốt của Phật giáo từ việc đặt tên nhân vật cho đến các vấn đề về Phật, Tăng, Kinh kệ. Nếu Tây Du Ký là sự phản ánh, biểu hiện thời đại và ký gởi tâm sự của nhà văn thì nó quả phải được thể hiện trên tất cả các phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Vậy việc nghiên cứu một hình thức nghệ thuật là không gian nghệ thuật, có khả năng tiếp cận được các vấn đề lớn ấy không? Như ngay từ đầu, về phương pháp nghiên cứu, chúng tôi đã nói ở phương pháp cấu trúc - hệ thống: xem tác phẩm là một cấu trúc, một chỉnh thể nghệ thuật, mà hình thức không gian nghệ thuật là một bộ phận của nó - nên nghiên cứu nó, đồng thời phải nghiên cứu quan hệ của yếu tố đối với hệ thống. Do vậy, như toàn bộ luậnvăn, nghiên cứu không gian nghệ thuật vẫn tiếp cận được một cách căn bản nội dung - hình thức của Tây Du Ký. Quá trình chuyên biệt này, vì thế, đã đóng góp thêm một cách hiểu mới đối với tác phẩm trên phương diện hình thức nghệ thuật.

pdf86 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 6827 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oàn thỉnh kinh, ai lo phần nấy. Biểu hiện hoang mang dao động này, như đã nói, là có từ bản chất của nhân vật, trước khi tham gia cùng đoàn thỉnh kinh. Khi theo đoàn thỉnh kinh, đi qua nhiều không gian địa lý cụ thể thì điều đó vẫn tiếp tục bộc lộ. Nếu so sánh với nhân vật Đường Tăng về việc bộc lộ thái độ trên đường đi thì Trư Bát Giới có khác. Khi gặp bất trắc, gian nguy thì Đường Tăng thường khiếp sợ, khóc sụt sùi và nhiều lần ngã từ trên ngựa xuống đất. Lương Duy Thứ xem nhân vật Đường Tăng là ngây thơ và không có biện pháp gì khả thủ là đúng. Trong khi đó, Trư Bát Giới "có vẻ bình tĩnh" hơn. Đành rằng Trư Bát Giới cứ đòi chia hành lý, giải tán đoàn và có khi đang giao chiến với yêu ma lại trốn vào bụi cây để ngủ, nhưng rõ ràng, những toan tính, dự định của Trư Bát Giới được diễn ra tiệm tiến hơn. Còn Đường Tăng thì dường như là "lập tức" bộc lộ tình trạng mất phương hướng xử lý sự cố. Xét ở chiều không gian tác động tới tính cách nhân vật thì quả những không gian có nội dung khó khăn đã tác động đến tâm lý tính cách của Trư Bát Giới. Một trong những nét tính cách vốn có khác của Trư Bát Giới là việc ham mê sắc dục. Câu chuyện tiêu biểu hơn cả về vấn đề này trong tác phẩm là chuyện Trư Bát Giới đã vướng phải sắc dục ở trang viên họ Giả. Đọc tác phẩm, chúng ta đều biết là Lê Sơn Thánh Mẫu vâng lệnh Quan Thế Âm Bồ Tát cùng hai vị Phổ Hiền, Văn Thù đến thử lòng thiền của thầy trò Đường Tăng. Nói rằng việc ham mê sắc dục cũng là nét bản chất, vì tácphẩm cho ta biết Trư Bát Giới từng có lỗi say rượu trêu ghẹo tiên nga ở hội bàn đào, phải đầu thai xuống hạ giới làm thân súc vật chịu tội. Do cội nguồn của vấn đề vốn có từ sâu xa như vậy, nên việc vướng phải sắc dục trên đường thỉnh kinh cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh tinh thần hoang mang dao động, tính hiếu sắc dục, Trư Bát Giới còn có lòng tham, tính lười biếng, thích tư lợi. Tính tham ăn, ăn nhiều, ăn uống chẳng kể sĩ diện là nét thường thấy nhất ở Trư Bát Giới. Từ việc ăn quả nhân sâm ở Ngũ Trang Quán, ăn cơm chay nhiều vô kể ở các trang viên cho đến hồi thứ 99, dự tiệc thếch đãi ở gia đình họ Trần Gia Trang, Trư Bát Giới vẫn không thay đổi cố tính tham ăn. Lòng tham của Trư Bát Giới không phải bộc lộ riêng ở mỗi việc ăn uống, mà còn tham lợi về tiền bạc ngay cả trong hoàn cảnh nhiều khó khăn của đoàn thỉnh kinh. Để có lợi cho mình, có khi Trư Bát Giới còn nói lời xúc xiểm đối với Tôn Ngộ Không. Ở hồi thứ 31, lúc Trư Bát Giới sắp bị Tôn Ngộ Không đánh khuyến cáo thì Trư Bát Giới đã nhanh trí lợi khẩu nhằm tránh tội. Ở hồi thứ 49, khi ba anh em cùng đi cứu Đường Tăng ở sông Thiên Hà mà Trư Bát Giới vẫn còn chơi khăm đối với Tôn Ngộ Không. Những nét phẩm chất, tính nết trên đây của Trư Bát Giới thật ra cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Có thể nói, đây là nhân vật phức tạp về mặt tính cách. Nhìn rộng hơn, ta sẽ thấy, ở mỗi tâm lý, mỗi nét tính cách như vậy đều gần như có hai phía tốt và xấu (hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực). Cả hai phía này thống hợp trong một hình tượng nên có khi như một nghịch lý. Chúng ta đều biết, việc đi thỉnh kinh, thật ra Trư Bát Giới chẳng hiểu sâu sắc gì và cũng không lấy gì làm hứng thú, nhưng Bát Giới đã theo suốt cuộc hành trình và hầu như gánh hành lý nặng nề của cả đoàn ấy cũng cơ hồ ở suốt trên vai Bát Giới. Tuy có khi Bát Giới nói lời xúc xiểm dèm pha có hại cho Tôn Ngộ Không, nhưng ở hồi thứ 41, chính Trư Bát Giới đã trực tiếp chữa bệnh cho Tôn Ngộ Không khỏi bệnh (do khói độc của Hồng Hài Nhi). Những quá trình ba anh em cùng đi cứu sư phụ Đường Tăng, có lúc Trư Bát Giới đã thúc nhanh Tôn Ngộ Không không được chậm trễ, phải đi cứu gấp, dù trong đêm tối tù mù. Trong suốt cuộc hành trình đến Tây Thiên, Trư Bát Giới đã làm nhiều công việc hết sức nặng nhọc. Đặc biệt, khi đoàn thỉnh kinh bị ách tắt ở ngõ Hy Thị, Trư Bát Giới đã dùng chính mũi của mình ủi đường phát quang cho cả thầy trò được tiếp tục lên đường. Có lẽ ở chi tiết này, tính cách nhân vật đã biến hoàn cảnh từ khó khăn trở nên thuận lợi. Đây cũng là chi tiết có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa hình tượng nhân vật và không gian nghệ thuật. Ở đây, tuy vẫn là không gian địa lý, nhưng chính những khó khăn từ không gian địa lý đã tác động vào tâm lý nhân vật, làm nảy sinh một tính cách can trường. Có thể còn có nhiều biểu hiện, chi tiết khác về tính cách của Trư Bát Giới. Nhưng chỉ những điều trên đây - cả về hai phía tốt và xấu - chúng ta đều thấy đây là một hình tượng nhân vật không nên đánh giá một chiều. Rộng mở và cũng là thận trọng hơn, có thể nói như ý kiến của Lương Duy Thứ đã dẫn ở trên: đó là một hình tượng "đa dạng" và "lớn hơn" những nhận biết xưa nay về nhân vật này. Xem xét vấn đề theo mục đích đặt ra, có lẽ mối quan hệ giữa hình tượng nhân vật và không gian nghệ thuật trong trường hợp Trư Bát Giới, chúng ta nên cảm nhận gần gũi với Tôn Ngộ Không. Trong các nhân vật của tác phẩm, xét về tài phép thì sau Tôn Ngộ Không, chỉ có thể là Trư Bát Giới. Trư có 36 phép thần thông biến hóa. Không thể nào sánh được với 72 phép của Tôn Ngộ Không, nhưng nhờ 36 phép biến hóa này mà Trư Bát Giới đã tham gia chiến đấu, trợ chiến với Tôn Ngộ Không rất nhiều trận oanh liệt và thắng lợi. Tính chiến đâu, bất khuất của Trư Bát Giới cũng đáng được ghi nhận. Trư cũng có nhiều lần chiến bại, bị yêu ma bắt sống, nhưng vẫn không đầu hàng, thỏa hiệp. Chính nhờ tài phép biến hóa của mình mà Trư Bát Giới cũng thích ứng với nhiều không gian chiến đấu khác nhau. Trư cũng đi mây về gió, đánh với nhiều yêu tinh trên không trung và rất rành không gian sông nước. Tuy không bằng Tôn Ngộ Không về tầm cỡ, chiều kích trong quan hệ với các không gian với các trận kịch chiến khác nhau, nhưng có thể nói, nhân vật Trư Bát Giới cũng có được sự tương hợp, thích ứng nhất định giữa tính cách và hoàn cảnh, không gian nghệ thuật. Và như vậy, nếu so với Đường Tăng về vấn đề đang nói thì tính cách Trư Bát Giới có ý nghĩa hơn. Có nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng hình tượng nhân vật Trư Bát Giới của Ngô Thừa Ân là để tạo sự đối lập với nhân vật Tôn Ngộ Không, làm cho rõ hơn hình tượng Tôn Ngộ Không. Ý kiến này có lý. Ở đây, chúng ta vẫn tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa của mối quan hệ giữa hình tượng nhân vật và không gian nghệ thuật trong trường hợp Tôn Ngộ Không. Trước hết phải nói ngay rằng, Tôn Ngộ Không là hình tượng rực rỡ nhất trong Tây Du Ký. Với hình tượng nhân vật trung tâm này, hoàn toàn có điều kiện để nhận ra ý nghĩa rất thú vị của chính nhân vật với các không gian nghệ thuật trong tác phẩm. Như ta biết, sau khi học được bảy mươi hai phép thần thông biến hóa, tu luyện xong phép cân đẩu vân do Tổ sư truyền dạy, Tôn Ngộ Không bắt đầu nhập thế thực hiện các hoài bão của mình. Tôn Ngộ Không đã xuống Long Cung bắt Long Vương nộp gậy thần, xuống Âm ti bắt Diêm Vương xóa hết tên họ loài khỉ trong sổ tử để được trường sinh, đánh lên Thiên cung bắt Ngọc Hoàng phải nhường ngôi, rồi sau đó, khi phải chấp nhận thua bàn tay của Phật Tổ Như Lai thì Tôn Ngộ Không lại tạo sự nghiệp mới trên suốt cuộc hành trình bảo hộ Đường Tăng để đi Tây Thiên thỉnh kinh. Trong truyện ký anh hùng của nhân vật ở thời gian trước khi đi Tây Thiên, chúng ta thấy Tôn Ngộ Không xứng đáng "là hình tượng một nhân vật phản nghịch triệt để, dám thách thức cả kẻ thống trị tối cao" [54/215,217,218]. Đồng thời với những vận động nổi bật lòng dũng cảm của Tôn Ngộ Không trong 7 hồi đầu, chúng ta thấy có những không gian nghệ thuật hết sức tiêu biểu: không gian Long cung - Âm ty, không gian thiên đình, thượng giới... Ở những không gian này, toàn bộ tính cách của Tôn Ngộ Không được thể hiện hết sức đầy đặn. Đặc trưng tính cách của Tôn Ngộ Không "là phản kháng, nổi loạn, dám đấu tranh và biết đấu tranh" [54/217]. Trong một xã hội còn sự tri vì của tôn ti trật tự, kỷ cương của phong kiến, nho giáo thì việc phản kháng, nổi loạn, dám đấu tranh chống lại với mọi thứ quyền uy của bề trên, vốn là vấn đề khó có thể xảy ra. Vì cuộc đấu tranh của Tôn Ngộ Không "tượng trứng cho những nguyện vọng sâu kín của nhân dân lao động bao đời chịu áp bức" [54/215,217,218], là vấn đề cực kỳ lớn lao, cao rộng, nên nói cũng chỉ tương ứng với những không gian rộng lớn, có chiều kích quy mô. Thử hình dung một nhân vật anh hùng luôn đòi hỏi cho kỳ được những điều lớn lao như vũ khí vô địch, được trường sinh bất tử, đòi Ngọc Hoàng phải nhường ngôi... mà chỉ phải vận động trong một phạm vi không gian nhỏ hẹp, tầm thường... thì khó có thể thấy tính chất ứng hợp giữa việc làm và hoàn cảnh, giữa tính cách và phạm vi hoạt động. Do hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học là vấn đề có quan niệm tính, nên nhà văn Ngô Thừa Ân đã xây dựng những không gian nghệ thuật cho nhân vật của mình. Những không gian này vốn không có trong thực tế cuộc sống, nhưng bằng vào tài năng hư cấu, trí tưởng tượng cực kỳ phong phú và một bút pháp lãng mạn thần thoại, nên tác giả đã thực hiện được ý định nghệ thuật, về phương diện cấu trúc cũng nói rằng, nhà văn đã có những chuẩn bị tích cực và kín đáo cho quá trình bộc lộ tính cách về sau của nhân vật Tôn Ngộ Không. Đó là việc cho Tôn Ngộ Không đi học đạo và đã gặp được Tổ sư hết sức xứng đáng. (Riêng trong quan hệ này như vẫn còn điều gì thật "bí ẩn", nhất là , khi chia tay, Tổ sư căn dặn Tôn Ngộ Không không được nhắc gì về sư phụ). Nhờ học được đạo, tức có bảy mươi hai phép biến hóa, phép cân đẩu vân mà khi nhập thế, Tôn Ngộ Không rất thuận lợi trong việc nới rộng không gian vận động của mình. Theo bước chân đầy ảo hóa của nhân vật, chúng ta thấy Tôn Ngộ Không tay bắt quyết, niệm thần chú, mở khóa rẽ nước, đi thẳng đến đáy bể Đông gặp Long Vương để đòi vũ khí vô địch; rồi tiếp đến điện Sâm La, nơi ngự trị của Diêm Vương để đòi xóa tên tuổi của mình cùng giống loài trong sổ tử để được trường sinh. Chuyện chiếm lĩnh vũ khí Cây thiết bổng, chuyện đòi xóa tên trong sổ tử điều là chuyện phi thường, hi hữu... không thể thực hiện được ở cõi đời trần thế. Nó chỉ có thể thực hiện được ở một không gian đầy hư cấu mang tính chất lãng mạn, và cũng hết sức phi thường. Và quả là các không gian Long Cung - Âm Ty được trình bày ở những trang viết trên đã cho thấy cái hợp lý giữa khát vọng con người và nơi chốn thực hiện khát vọng ấy. Miêu tả các không gian đầy tính chất thần kỳ cho nhân vật vận động, tác giả rất chủ định, nên khuôn diện của các không gian này cũng thật sinh động, bề thế. Chẳng hạn ở không gian Long Cung, không phải chỉ có Long Vương và một số thuộc hạ mà còn có cả các huynh đệ của Long Vương ở Nam Hải, Bắc Hải, Tây Hải... và tất cả họ, dù cố tình hợp lực, nhưng lần lượt nhượng bộ đối với Tôn Ngộ Không. Một không gian sống động với một lực lượng bề thế như vậy, chỉ tôn thêm người anh hùng Ngộ Không với khát vọng hết sức mãnh liệt của chính nhân vật. Ngay ở không gian Âm ty, một không gian như thêm một tầng nữa của trí tưởng tượng của nhà văn: không gian trong giấc mơ của Tôn Ngộ Không - cũng được trình bày thật sinh động kỳ thú. Điều này cũng làm cho khát vọng được thoát ra ngoài quy luật sinh tử của nhân vật thêm hợp lý và thú vị. Còn khi Tôn Ngộ Không đánh lên Thiên Cung thì không gian Thượng giới này cũng được miêu tả đúng như tất cả sự cao vời, trang nghiêm và bất khả xâm phạm của nó. Nếu hành trình lên trời của Tôn Ngộ Không là quá trình thể hiện một tính cách bất khuất, không chịu thừa nhận bất cứ một sự tri vì nào thì không gian Thiên Cung ấy là nơi chốn tung hoành ngang dọc vào bậc nhất của cả cuộc đời nhân vật. Không gian ấy từ cửa Nam Thiên, Linh Tiêu bảo điện đến chính điện với tất cả sự uy nghi, kỷ cương, với một hệ thống nhân sự ngự trị từ Ngọc Hoàng đến các thuộc hạ, như ta thấy, đều là những đối tượng đã bị Tôn Ngộ Không coi thường, phê phán. Chỉ một thân một mình đương đầu chống lại một thế lực đồ sộ, bề thế như thế, Tôn Ngộ Không xứng đáng là người anh hùng bất khuất. Một trong những việc cực kỳ to lớn và có ý nghĩa nhất trong tính cách bất khuất của Tôn Ngộ Không là việc đòi Ngọc Hoàng nhường ngôi cho mình. Những đoạn miêu tả của nhà văn về việc này đem lại nhiều khoái trá, kỳ thú cho người đọc. Đòi hỏi của Tôn Ngộ Không, tính cách của Tôn Ngộ Không rõ ràng tương xứng với các đối tượng của mình, đồng thời ở đây cũng là tương xứng với không gian của quan hệ nhân vật. Trong sự tương xứng, tương hợp, hòa điệu giữa tính cách nhân vật với không gian nghệ thuật ở đây, cuối cùng chúng ta đều thấy sự vượt trội rực rỡ của hình tượng nhân vật và như vậy, cái không gian cao vời, kỷ cương, thâm nghiêm, thiêng liêng kia chỉ là sự tôn vinh thêm, làm ngời sáng thêm người anh hùng quái kiệt Tôn Ngộ Không. Toàn bộ truyện ký anh hùng về nhân vật Tôn Ngộ Không như đã nói, làm sao có thể xem đấy là một câu chuyện mua vui? Dù ít hay nhiều, đậm hay nhạt, nó cũng là cách "gởi gắm một tâm sự, thể hiện một lý tưởng, bênh vực một quan niệm nhân sinh" [54/206,207] của người sáng tạo ra nó - người mà trong lòng luôn "mài dũa dao trừ tà", về vấn đề này, các giáo sư Lương Duy Thứ, Trần Xuân Đề cũng đã bàn đến với đủ lý lẽ, mà chúng tôi đã có dịp khẳng định lại ở phần viết trên. Nếu trong bảy hồi đầu là truyện ký anh hùng về Tôn Ngộ Không thì từ sau khi nhận lời cùng đi Tây Thiên lại là quá trình dằng dặc để nhân vật này tự xây dựng sự nghiệp cho mình. Khi Tây Du Ký từ trong truyền thuyết, thoại bản đến bàn tay sáng tạo của Ngô Thừa Ân, Lương Duy Thứ đã chỉ ra ba mặt thay đổi của tác phẩm [54/206,207]. Ba mặt này, cơ bản cũng được thể hiện trong quá trình cùng đi thỉnh kinh của nhân vật. Lần theo quá trình ấy, chúng ta cũng thấy nhiều không gian lần lượt được mở ra. Nếu lòng dũng cảm, tinh thần bất khuất là nét nổi bật trong truyện ký anh hùng của Tôn Ngộ Không thì tài năng, sự mưu trí... là nét khá nổi bật của quá trình xây dựng sự nghiệp của nhân vật. Theo dõi sự phát triển của tác phẩm, quá trình mở ra của nhiều không gian trên đường thỉnh kinh, chúng ta thấy rằng, dù đoàn thỉnh kinh có nhiều người, nhưng cũng chủ yếu chỉ một mình Tôn Ngộ Không là nhân vật đương đầu, đối trọng với tất cả các loại yêu ma quỷ quái. "Trong cuộc đấu tranh với đủ loại yêu ma quỷ quái, y luôn luôn bền bỉ dẻo dai, thọc sâu tận sào huyệt, vật lộn đến cùng, chưa đạt mục đích thì chưa buông tha. Gặp khó khăn y luôn lạc quan, không bao giờ khóc lóc như Đường Tăng, hay buông lời chán nản như Trư Bát Giới" [54/216,217]. "Nói chung thì tính cách của nhân vật Tôn Ngộ Không trên đường đi lấy kinh đã kế thừa tính cách của người anh hùng trong chuyện "Đại náo thiên cung"[12/108]. Có thể tầm vóc cuộc chiến đấu của Tôn Ngộ Không trên đường thỉnh kinh không thể sánh được với tầm vóc các cuộc đại náo thiên cung, long cung, nhưng các cuộc chiến đấu trên đường thỉnh kinh lại phong phú về không gian, về các đối tượng quỷ quái mà Tôn Ngộ Không như nhân vật duy nhất có nhiêm vụ chiến thắng bọn chúng, vẫn là một tính cách nhất quán ấy, vẫn những tài phép đã thuần thục ấy, Tôn Ngộ Không tiếp tục tung hoành chiến đấu với vô số những đối tượng khác nhau: các loại yêu quái, các bọn đạo sĩ, bọn ma quan gian ác, bọn giả dạng nhà sư, bọn dựa dẫm các thế lực trên thượng giới. Nếu chúng ta đã từng thấy Tôn Ngộ Không tung hoành ngang dọc ở các không gian Long Cung, Thiên đình thì từ sau khi thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không vẫn tiếp tục phát huy sở trường ấy của mình ở rất nhiều không gian: những con đường, đỉnh núi, hang động, dòng sông, bến bãi, chùa chiền, trang viên... Có thể nói rằng, việc biến hóa khôn lường của Tôn Ngộ Không trong quá trình chiến đấu là điều cực kỳ lý thú, hấp dẫn. Đọc tác phẩm, các từ ngữ : nhanh như chớp, trong chốc lát, thoắt một cái, lắc một cái, xoa mặt một cái... luôn xuất hiện ở thời điểm bắt đầu biến hóa khôn lường của Tôn Ngộ Không. Với ba sợi lông đặc biệt, tám mươi tư-nghìn cái lông, bảy mươi hai phép thần thông, phép cân đẩu vân, gậy như ý chính là tài sản độc đáo, vô giá đã giúp Tôn Ngộ Không có điều kiện ngang dọc xa gần trên vô số những hoàn cảnh, không gian khác nhau. Con người đã chiến đấu với Đại lực ma vương từng biến thành muôn trượng, đầu như Thái Sơn, mắt như mặt trời, mặt trăng ấy (hồi thứ 61) thì cũng đủ khả năng biến hóa thành những sinh thể cực kỳ nhỏ bé để làm nhiệm vụ đánh phá kẻ thù. ở các hồi 49, 52, 55, 65, 71, 89, 92, 97,... ta thấy Tôn Ngộ Không từng biến hóa ra con cua, con dế, con rệp, con ong mật, con chuột tiên, con sâu ngủ, con bướm, con đom đóm, con sâu bay... là những chứng minh hết sức thú vị. Cũng có thể thấy một phương pháp tốt nhất của Tôn Ngộ Không là sử đụng "miếng tứ bình", chui tạt vào trong bụng đối phương để đâm ngang, chém dọc làm cho kẻ thù không thể nào chịu nổi, phải khuất phục ngay. Trong tất cả những cuộc chiến đấu như thế, Tôn Ngộ Không luôn tự ứng hợp với các không gian cụ thể. Bảo vệ Đường Tăng đi Tây Thiên, chiến đấu và chiến thắng, đó là nhiệm vụ, là công đức, là sự nghiệp của Tôn Ngộ Không. Việc Phật tổ Như lai nói ở hồi cuối cùng của tác phẩm: "rất mừng con biết bỏ điều xấu, làm việc lành, trên đường đi phục ma trừ quái, trọn vẹn trước sau, gia thắng chức to chính quả, phong làm Đấu Chiến Thắng Phật" đã góp phần khẳng định quá trình thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ của Tôn Ngộ Không. Thực hiện nhiệm vụ của mình, Tôn Ngộ Không nhất quán một lòng một dạ, đồng thời thời giữ nguyên phẩm hạnh, đạo đức, tính cách ngay thẳng, bất khuất của mình. Khác với tính tư lợi, ham ăn, nói lời đâm thọc... của Trư Bát Giới, Tôn Ngộ Không luôn quên mình vì nhiệm vụ, không mảy may nghĩ đến việc mứu cầu quyền lợi cá nhân. Bát Giới dẫu có đối xử không tốt với mình, Tôn Ngộ Không bao giờ cũng đứng ở tư cách sư huynh mà xem nhẹ vấn đề. Đường Tăng nhiều lần phê phán, thậm chí đuổi Tôn đến ba lần, nhưng Tôn vẫn rất thương sư phụ. Đang bay trên đỉnh núi tìm phương cứu sư phụ mà nghe tin sư phụ bị yêu giết thịt, Tôn vô cùng đau đớn và đã đứng ở sườn núi "khóc như mưa như gió". Khi trở về động Thủy Liêm, núi Hoa Quả vì bị Đường Tăng đuổi, nghe nước thủy triều lên, mà lòng Tôn nhớ thương và lo cho sư phụ đến rưng rưng nước mắt. Những điều này, cho thấy Tôn Ngộ Không là một con người giàu lòng nhân ái, tình nghĩa, vị tha. Chúng ta thấy Đường Tăng xem Tôn Ngộ Không là người làm việc ác, hay đánh chết người. Kỳ thực, không làm thế, làm sao có thể dọn đường cho Đường Tăng đi Tây Thiên. Những bọn bị Tôn trừng trị ấy đều là ma yêu quỷ quái, nhưng con mắt phàm trần chưa đắc đạo của Đường Tăng không thể nhìn thấu được. Trong tác phẩm, ở hồi thứ 85, trang 286, người kể chuyện có viết về tầm vóc con người và tính chất của việc làm của Tôn Ngộ Không như sau: "Hành giả nhất sinh là người hào kiệt, không hề đánh vụng trộm ai bao giờ". Điều này xác định thêm tư thế kiệt xuất và tính "quang minh chính đại" trong các cuộc chiến đấu, chiến thắng của người anh hùng này. Là sự kế thừa và phát triển những đặc điểm từng có trong các cuộc đại náo Long Cung, Thiên Cung, tính cách của Tôn Ngộ Không trên những không gian trần thế đi thỉnh kinh đã bổ sung thêm các nét bất khuất mới. Ta thấy rằng trong đại náo Long Cung, Thiên Cung cơ bản tính cách ấy là lấn tới, đòi những nhượng bộ và sự thực cũng đã thành công trong các đòi hỏi. Còn trong chiến đấu hàng phục các loại yêu ma thì khi lâm thời thua cuộc, tính cách ấy vẫn kiềm giữ và tìm mưu trí khác để tiếp tục triệt hạ cho được đối phương, mà việc nghĩ đến sự giúp đỡ của các đấng bậc ở Thượng giới là một ví dụ. Mặt khác, do biết được có tình trạng có sự quan hệ, thông nối giữa các lực lượng ma quái với Thượng giới, thì Tôn Ngộ Không vừa cầu viện, vừa nói thẳng vào mặt hoặc ngẫm nghĩ trong lòng về các lực lượng Thượng giới. Hoàn cảnh dồn tới những câu nói bất kính của Tôn Ngộ Không đối với Quan Âm ở hồi thứ ba mươi lăm, với Phật Tổ Như Lai ở hồi bảy mươi bảy, hồi chín mươi tám... cũng là điều dễ hiểu. Đọc lại những phát ngôn: "Đại thánh nghe lời, trong lòng ngẫm nghĩ: "Cái bà Bồ Tát này thực chẳng ra sao! Khi xưa giải nạn cho Lão Tôn, bảo phải đưa Đường Tăng sang Tây Thiên lấy kinh, ta đã nói đường lối gian nguy khó đi, người đã từng hứa với ta nếu gặp nạn gấp, sẽ thân hành đến cứu ta. Bây giờ lại cho tinh ma hại ngầm, ăn nói không thực như thế đáng kiếp cả đời không có chồng!" (TP.II.tr.57), "Bạch Như Lai, tôi nghe thấy người ta nói yêu tinh có họ thân thiết với Ngài", "Bách Như Lai, nếu đem so sánh ra, người vẫn là cháu ngoại của yêu tinh"... (TP.III.tr.228), chúng ta càng thêm thấy quan niệm và tính cách của Tôn Ngộ Không vẫn luôn luôn nhất quán. Cũng có khi, suy nghĩ, nhận xét của người anh hùng này khá "biện chứng" và như là một sự thực "sòng phang". Chẳng hạn, ở hồi thứ chín mươi tám, khi Đường Tăng đã tỉnh ngộ, vội quay lại tạ ơn ba người đồ đệ thì Tôn Ngộ Không nói ngay: "Cả hai bên đều không ai phải tạ ai cả, kẻ này người kia đều giúp đỡ lẫn nhau. Chúng tôi nhờ sư phụ giải thoát, mượn đường lối tu hành, may được thành chính quả; sư phụ cũng nhờ chúng tôi bảo hộ, giữ đạo tu hành, mừng thoát khỏi phàm thai tục cốt". Từ trong hành trình tồn tại, vận động và phát triển của tính cách nhân vật, chúng ta thấy có nhiều không gian khác nhau đã lần lượt xuất hiện, vừa như là vai trò, điểm tựa cho sự vận động tính cách, vừa như là một hình thức tổ chức có tính chất tương hợp, hòa điệu cho hành động nhân vật. Sự phân biệt thành những không gian riêng như luận văn đã trình bày, thực ra, cũng không loại trừ một cái nhìn biện chứng về tính chất quan hệ thông nối lẫn nhau của chúng. Theo dõi tác phẩm từ khi Đường Tăng, Tôn Ngộ Khổng... bắt đầu đi thỉnh kinh thì ta thấy Tôn Ngộ Không có khá nhiều liên hệ đối với các lực lượng ở thế giới thần kỳ. Đó tức là nhiều lần - khi bị mất phương hướng giải cứu tại nạn - thì Tôn Ngộ Không lại dùng phép Cân đà li vân bay đi đến các không gian Tây Thiên, Thiến Đình, Long Cung, Âm Ti, Nam Hải.... Và như vậy, giữa không gian thần kỳ, thượng giới với không gian Trần thế luôn có quan hệ với nhau. Điều đáng chú ý hơn trong quan hệ này là chủ yếu chỉ có Tôn Ngộ Không với tài phép kỳ diệu của nhân vật mới có khả năng thông nối đối với mọi chiều của hai không gian cơ bản ấy. Điều này cũng góp phần nói thêm rằng ở bất cứ không gian nào, Tôn Ngộ Không cũng là nhân vật chính và chính Tôn Ngộ Không mới là người quyết định thành bại của cuộc Tây Du. Từ những điều trên đây, có thể thấy rằng, nếu ở không gian thần kỳ, sự dũng cảm chiến đấu của nhân vật với những đòi hỏi lớn, với những trận kịch chiến lớn luôn luôn tương xứng, tương hợp, hòa điệu với không gian lớn... thì ở không gian Trần thế, sự mưu trí để lập nghiệp của Tôn Ngộ Không cũng đã tương hợp với các không gian cụ thể theo hướng tính cách đã tìm mọi cách để khắc phục hoàn cảnh trở lại phục vụ cho mục đích của mình. Tôn Ngộ Không chiến đấu ở không gian trần thế tuy dài dằng dặc trên nhiều không gian, nhưng do cuộc đấu tranh hầu như cũng chỉ có một loại việc chính là hàng phục yêu quái, nên có thể nói, so với các cuộc chiến đấu long trời lỡ đất ở không gian thần kỳ thì "Phạm vi đấu tranh có hẹp hơn, phương pháp và phương thức đấu tranh khác trước"[43/118]. Có một điều làm chúng tôi luôn phân vân trong cảm nhận đối với người anh hùng quái kiệt Tôn Ngộ Không - người anh hùng có một cuộc đời, một tính cách, một khát vọng hết sức hoành tráng, bất khuất và kỳ vĩ... mà lại nhận lời đi Tây Thiên mười mấy năm ròng rã với không biết bao nhiêu tai ách gian nguy: có một cái gì đó như rất "ngậm ngùi"! Cái ngậm ngùi trong cảm nhận này chắc chắn sẽ sáng dần ra khi đọc lại những liên tưởng của các Giáo sư Lương Duy Thứ, Trần Xuân Đề về hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không có ý nghĩa như một ký gởi tâm sự đời người của nhà văn Ngô Thừa Ân.... 3.2. Đôi nét về vấn đề thưởng thức tiếp nhận theo hướng Thi pháp. Trước hết, vấn đề thưởng thức, tiếp nhận văn học là một lĩnh vực lớn của lý luận văn học. Có thể nói rằng, chính cuộc sống lịch sử lâu dài của tác phẩm văn học sẽ dần dần làm cho người đọc nhận ra tính phong phú của nó trên rất nhiều bình diện. Nhiều ý kiến cho rằng "Một tác phẩm đã hoàn thành chưa nhất thiết đã hoàn tất" là điều rất có lý. Như ta biết, sau khi tác phẩm văn học đã hoàn thành, được in ấn, phát hành thì nó đã cắt đứt mọi liên hệ về tâm lý, sinh lý đối với người sản sinh ra nó. Từ đây, nó bắt đầu sống một cuộc sống riêng, trở thành một "Tài sản văn hóa" chung của toàn xã hội. Hành trình này của tác phẩm văn học thật khó có thể tổng kết được. Một điều thường xảy ra trong quá trình tiếp nhận tác phẩm ở độc giả qua các thời gian và không gian khác nhau là có nhiều cách tiếp nhận, cách hiểu có thể ngoài những dự tưởng của tác giả đã sáng tác ra tác phẩm và người đọc, những nghiên cứu về tiếp nhận văn học như một bình diện mới của lý luận văn học trong lịch sử xưa nay đã cho thấy rất rõ điều này. Trong bài "Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc ở Việt Nam", Phan Ngọc có nói về việc tiếp nhận khác nhau đối với tác phẩm "Tam Quốc Chí diễn nghĩa" của La Quán Trung như sau: "Bản dịch từ Thái Lan được xem là mẫu mực của phong cách văn học và góp phần quan trọng vào văn học Thái Lan. Người Thái Lan xem đó là quyển sách dạy về các mưu mô chính trị, quân sự. Chỉ riêng trong giai đoạn 1935 - 1940 đã có 25 vạn bản dịch chỉ riêng về trận Xích Bích. Người Mãn Châu dịch nó từ năm 1631 và xem nó là công cụ huân luyện con người chống lại quân Minh, mở mang bờ cõi chiếm Trung Hoa. Nước Triều Tiên trái lại, nhìn nó như một vũ khí tinh thần chống lại nhà Thanh "Văn học của sự chiến thắng của tinh thần diễn ra trong tấn kịch to lớn của vận mệnh lịch sử. Người Nhật thay nó là tiểu thuyết mở đầu cho sự tiếp thu tiểu thuyết Trung Quốc. Người Mã Lai tìm ở đấy những bài học để làm bầy tôi nhà vua"[38/54] ở Việt Nam, việc thưởng thức, tiếp nhận Truyện Kiều của Nguyễn Du qua nhiều thời đại cũng là trường hợp cho thấy thực tế này. Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương viết: "Đoạn trường Tân Thanh của Nguyễn Du là một trường hợp tiêu biểu về cách tiếp nhận khác nhau. Dưới thời phong kiến, các nhà nho trung thành' với tư tưởng Khổng Mạnh đã xem tác phẩm này như là minh chứng cho sự chiến thắng của Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa. Sang thế kỷ XX, khi Phạm Quỳnh đề cao Truyện Kiều (Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn), bên cạnh thái độ trân trọng đối với di sản văn học dân tộc, không thể phủ nhận một ý đồ chính trị nằm trong chính sách văn hóa của thực dân pháp. Rồi Đoạn Trường Tân Thanh lại được các nhà văn lãng mạn tập trung khai thác ở nội dung giải phóng cá tính và khát vọng về hạnh phúc cá nhân. Khi quan điểm Mác-xít trở thành quan điểm chính thống trong nghiên cứu văn học, Đoạn Trường Tân Thanh được chú ý ở giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, ở tiếng nói phản kháng trật tự phong kiến và bênh vực những số phận bi kịch, những con người bị bách hại và ngược đãi. Trong khi đó, ở miền Nam trước 1975, tác phẩm này hoặc vẫn được đánh giá dưới quan điểm đạo đức phong kiến, hoặc được tô đậm ở triết lý định mệnh qua thuyết tài mệnh tương đố, hoặc được vận dụng để chứng minh cho sức sống của tư tưởng hiện sinh"[15/137]. Với hai ý kiến về hai tác phẩm cổ điển lớn của hai nền văn học trên đây, quả vấn đề thưởng thức, tiếp nhận tác phẩm văn học là không đơn giản. Do mục đích của luận văn, chúng tôi không đi sâu vào vấn đề này. Ở đây, chỉ xin nói đôi nét về việc thưởng thức, tiếp nhận tác phẩm Tây Du Ký theo hướng Thi pháp như đã tìm hiểu. Ta biết giới nghiên cứu Việt Nam đã nghiên cứu nhiều về văn học cổ điển Trung Quốc, trong đó, có tiểu thuyết Tây Du Ký. Các thành tựu nghiên cứu ấy, nhìn chung đã xem xét toàn bộ các phương diện khác nhau của một chỉnh thể tác phẩm cụ thể. Như thế, hình thức nghệ thuật của mỗi tác phẩm cũng đã đều được tìm hiểu, phân tích. Trước khi Thi pháp học được vận dụng để nghiên cứu các tác phẩm văn học thì các phương pháp nghiên cứu đã từng có trong truyền thống vẫn tiếp cận và chiếm lĩnh được các giá trị tư tưởng - nghệ thuật của từng tác phẩm. Nhưng, như luận văn đã có dịp nói, tiếp cận tác phẩm bằng thủ pháp học rõ ràng đã mang lại thêm một cách hiểu mới cho tác phẩm. Cách tiếp cận này, bằng việc giải thích, phân tích cụ thể các cách tổ chức những yếu tố thuộc hình thức của tác giả, đã đi đến sự khẳng định thêm về mối quan hệ của chúng với nội dung tác phẩm, về cái lý mang tính chủ định của nhà văn khi xây dựng tác phẩm của mình. Do vậy, nghiên cứu tác phẩm văn học bằng con đường Thi pháp là một hướng khả thi để hiểu đầy đặn hơn về tác phẩm. Đặt vấn đề nghiên cứu không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký, chúng tôi cũng nghĩ đến hiện tượng say mê Tây Du Ký đã có từ lâu đời trong nhân dân ta. Sự say mê này cũng không phân biệt già trẻ. Như thế thì việc nghiên cứu không gian nghệ thuật ở đây phỏng có đem lại điều gì mới, khác hơn cho tác phẩm không? Thực ra, tác phẩm Tây Du Ký đã được tìm hiểu, thưởng thức và nghiên cứu từ lâu. Kinh nghiệm thưởng thức và nghiên cứu cho thấy rằng mỗi lần tiếp xúc với tác phẩm là mỗi lần thêm được những cảm nhận mới, những nhận thức mới. Đối với loại tác phẩm kiệt tác, điều này càng dễ được đồng tình. Trong việc thưởng thức, nghiên cứu có vấn đề quan niệm tiếp cận, phương pháp tiếp cận. Dễ thấy rằng tiếp cận các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm bằng những hướng khác nhau sẽ đem lại những kết quả không giống nhau. Nghiên cứu tác phẩm văn học bằng quan niệm thi pháp học cũng vậy. Theo con đường tìm hiểu cái lý của hình thức, những hình thức mang tính nội dung, Thi pháp học hoàn toàn có khả năng đem lại những hiểu biết mới về giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm. Nó không những không phương hại gì đến nội dung tác phẩm, mà còn góp phần phát hiện các giá trị, ý nghĩa được hàm ẩn trong các hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Và như toàn bộ nội đung của luận văn đã trình bày, rõ ràng không gian trong tác phẩm đã mang một ý nghĩa nghệ thuật rõ rệt. Như thế, nghiên cứu không gian nghệ thuật Tây Du Ký chỉ làm rạng rỡ thêm cho các giá tri tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm. Sự say mê Tây Du Ký từ bao đời nay chắc chắn phải có sự say mê tính chất thần kỳ, kỳ diệu của tài phép biến hóa khôn lường của nhân vật, phải có sự kỳ thú đối với cuộc đời đi mây về gió đầy ảo hóa của Tôn Ngộ Không... về điều quan trọng này, cần nhắc một chút đến tác phẩm. Ở hồi thứ hai, sau khi được Tổ sư trao truyền cho bảy mươi hai phép địa sát biến hóa và Tôn Ngộ Không đã tu luyện thuộc lòng cả thì Tôn Ngộ Không xin Tổ sư truyền dạy cho phép rẽ mây, tức là phép cân đẩu vân. "Tổ sư truyền khẩu quyết và nói: Đám mây này khi bám quyết, niệm châm ngôn rồi thì chắp sát hai cánh tay lại, cất mình nhảy ngay lên, mỗi một cân đẩu vân đi được đến mười vạn tám nghìn dặm đường" (TP.I.tr.57). Cùng với sự thông thạo bảy mươi hai phép biến hóa, phép cân đẩu vân này cũng đã được Tôn Ngộ Không tu luyện thành thục. Chính những tài phép này là điều kiện cực kỳ quan trọng cho hành trang vào đời thực hiện các hoài bão của Tôn Ngộ Không. Cũng chính nó đã góp phần căn bản làm nới rộng các không gian hoạt động và tồn tại của nhân vật. Và như thế, sự say mê, kỳ thú xưa nay đối với Tây Du Ký như vừa nói là gắn liền với các không gian trong tác phẩm. Cho nên, có thể nói, nghiên cứu không gian nghệ thuật Tây Du Ký rõ ràng đã góp thêm vào quá trình thưởng thức, nhận thức của người đọc về cái hay, cái đẹp của tác phẩm, chỉ ra cái hay, cái đẹp của hình tượng nhân vật do quan hệ một cách tương ứng, hòa điệu của nó đối với các không gian cụ thể. KẾT LUẬN Từ toàn bộ những điều được trình bày trên đây, có thể chưa toàn diện, nhưng đã khái quát và phân tích được một số vấn đề không gian nghệ thuật trong tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Xem không gian trong tác phẩm là một hình thức nghệ thuật mang ý nghĩa và luôn gắn bó với nội dung, luận văn đã nhìn nhận tổng quan về hai không gian lớn : không gian Trần thế và không gian Thần kỳ. Trong không gian Trần thế, có các không gian như không gian núi Hoa quả - đá liên, không gian mặt đất với những con đường, đỉnh núi, hang động, dòng sông, bến bãi. Trong không gian Thần kỳ, cũng có những không gian cụ thể như không gian Long cung, Âm ty, không gian Thiên cung, không gian Tây thiên cực lạc. Tuy khác nhau về tầm vóc, về quá trình xuất hiện trong tác phẩm, nhưng tất cả chúng đã thực sự trở thành không gian nghệ thuật trong tác phẩm Tây Du Ký. Xác định như thế, vì qua phân tích các không gian cụ thể ấy trong quan hệ với tính cách các nhân vật, với các hình tượng văn học, chúng ta nhận ra rằng nó luôn có quan hệ lẫn nhau. Quan hệ này, trước hết, không gian là điểm tựa, nơi chốn cho quá trình vận động của nhân vật và từ đó, nảy ra tính chất tương xứng tương hợp giữa không gian, với các tính cách nhân vật. Chính sự tương hợp, hòa điệu, gắn bó giữa không gian nghệ thuật với vận động của hình tượng nhân vật đã làm nên ý nghĩa, vai trò của hình thức nghệ thuật đối với nội dung tư tưởng của tác phẩm. Nhận ra được quan hệ và ý nghĩa của quan hệ này như đã nói ở các phần trên, chúng ta vừa xác định vấn đề không gian nói riêng, các hình thức nghệ thuật khác nói chung, không hề là hình vỏ ngẫu nhiên, vừa khẳng định thêm tư duy nghệ thuật của nhà văn trong quá trình sáng tạo đã thực sự được chuẩn bị chu đáo. Về điểm này - sức tổ chức hình thức nghệ thuật - nói theo một cách khác - các giáo sư Lương Duy Thứ, Trần Xuân Đề, nhất là các tác giả nghiên cứu văn học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cũng từng bàn đến khá kỹ. Khi nói các hình thức nghệ thuật, trong đó có phạm trù không gian, không thể là hiện tượng ngẫu nhiên thì sự chủ định xây dựng đối với nó trong trường hợp Tây Du Ký chính là không gian mang ý nghĩa đối với quan hệ nhân vật. Có thể nói, không có một nhân vật nào trong Tây Du Ký lại không có một không gian tồn tại cho mình. Tuy nhiên, lại không phải cặp không gian - nhân vật nào cũng có thể đem lại cho ta những nghĩa ly thú vị. Từ các phần viết của luận văn, cơ bản chúng ta vẫn thấy riêng nhân vật Tôn Ngộ Không là trường hợp đầy đủ và trọn vẹn nhất về mặt ý nghĩa được rút ra từ mối quan hệ này. Điều này không có gì lạ, vì như đã nói, trọng điểm về nhân vật trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân đã thay đổi, chúng không giống như trong truyền thuyết, thoại bản trước đó. Không gian nghệ thuật trong quan hệ với Tôn Ngộ Không được luận văn chủ yếu trình bày theo hai hành trình vận động lớn của nhân vật là những "truyện ký về người anh hùng" và suốt quá trình "xây dựng sự nghiệp" cuộc đời của chính nhân vật. Ở thời kỳ tạo ra những câu chuyện anh hùng, các không gian Long cung - Âm ty, Thiên cung, Thiên trúc đã trở thành nơi chốn rất có ý nghĩa cho việc thể hiện một con người đầy can trường, dũng cảm, luôn luôn bất khuất trong chiến đấu và chiến đấu đã thắng lợi. Sở dĩ chúng ta khẳng định ý nghĩa tương hợp, hòa điệu giữa hành động của nhân vật với không gian nghệ thuật, vì nhân vật phi thường này với những đòi hỏi lớn lao, với những trận kịch chiến kinh thiên động địa... thì không thể diễn ra dưới mặt đất trần gian. Mặt khác những đòi hỏi lớn lao, cần thiết ấy chỉ có ở cõi thần kỳ, siêu nhiên do các lượng tối cao quyền uy đang nắm giữ. Chỉ có thể đại náo, đánh vào không gian cao vời, thâm nghiêm ấy một cách tung hoành ngang dọc... mới làm cho các lực lượng tưởng là bất biến kia phải khiếp sợ, nhượng bộ rồi mới đi đến sự thỏa mãn cho các yêu cầu của mình - đó là quyết tâm lòng dũng cảm của Tôn Ngộ Không. Như thế, ta dễ hiểu vì sao, con người chống trời mang chiến kích vũ trụ Tôn Ngộ Không khó lòng tương xứng với các hoàn cảnh, không gian nhỏ bé, tầm thường. Còn ở quá trình lập sự nghiệp về sau của Tôn Ngộ Không thì hoàn cảnh, không gian, tuy trước hết là nơi vận động của tính cách nhân vật, nhưng cái chủ yếu vẫn là nơi tập trung thể hiện mưu trí, công đức, các biện pháp chiến đấu của người anh hùng. Do vậy, dù không gian vẫn tương hợp, hòa điệu với con người, nhưng nghiêng theo hướng tính cách đã tác động lại hoàn cảnh, điều tiết hoàn cảnh, môi trường, không gian trở lại tạo sự thuận lợi cho con người. Cũng như ở những không gian thần kỳ thời truyện ký anh hùng, ở không gian trần thế này, Tôn Ngộ Không đã chiến đâu và chiến thắng bằng chính những tài năng sở trường từng tu luyện của mình. Chiến đấu bằng những vũ khí, phương tiện kỳ diệu như ba lợi công đặc biệt, tám mươi tư nghìn cái lông, bảy mươi hai phép thần thông, phép cân đẩu vân..., cuộc đời của Tôn Ngộ Không dù không phải không có chỗ "ngậm ngùi" nhưng mãi mãi đọng lại trong lòng người đọc bao thế hệ một sự say mê, đầy cuốn hút. Trong tính cụ thể của các cuộc chiến đâu ở những không gian nhất định, không phải gặp đối tượng nào Tôn cũng chiến thắng. Những trường hợp như thế, thì từ mưu trí và phương thức nảy sinh, Tôn lại viện cầu các lực lượng có quyền phép hơn, mà tiêu biểu là Quan Âm Bồ Tát và Phật Tổ Như Lai. Qua đây, ta nhận ra sự quan hệ thông nối này dù có diễn ra với tần số bao nhiêu và nội dung xử lý thế nào thì cũng chủ yếu được thực hiện từ Tôn Ngộ Không và cầu tìm các lực lượng quyền uy khi mất phương hướng giải quyết các sự cố, nhưng người anh hùng "lỡ vận" này vẫn không thay đổi quan điểm đánh giá về các lực lượng ấy. Điều này nói lên sự nhất quán trong bản lĩnh và tính cách của nhân vật Tôn Ngộ Không. Cùng với Tôn Ngộ Không, Đường Tăng và Trư Bát Giới cũng là những nhân vật được Ngô Thừa Ân quan tâm xây dựng. Xét các nhân vật này trong quan hệ với không gian nghệ thuật, tuy không thể sánh được với Tôn Ngộ Không, nhưng cũng cần nhắc lại đôi điều cần thiết .Qua tìm hiểu, chúng ta thấy nhân vật thủ lĩnh của đoàn thỉnh kinh này là một nhân vật nhu nhược, yếu đuối, vô tài, quan liêu với người dưới, không biết nghe điêu phải, khuất kẻ trên và luôn luôn mất phương hướng khi gặp tai nạn, yêu quái trên đường đi Tây Thiên. Cũng qua tìm hiểu, phân tích, ta thấy những nét đạo đức, tính cách này như là một thực thể bất biến, mọi tác động của hoàn cảnh, môi trường hầu như không làm thay đổi những, điều đã có sẵn ở nhân vật. Do vậy, mối quan hệ của hình tượng nhân vật Đường Tăng với các không gian kinh qua gần như không có ý nghĩa gì đáng kể. Công đức, lòng thành đi thỉnh kinh của Đường tăng, chúng ta cũng tán đồng như ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện tượng không thay đổi được gì trong đạo đức, tính cách của nhân vật cũng trở nên khá lạ lẫm. Phải chăng vì chưa ngộ đạo, chưa thoát tục, nên nhân vật này vẫn mãi trong cõi vô minh cho đến khi qua bến đò Lăng vân ở hồi thứ chín mươi tám (?). Cũng như Đường Tăng từng có những đức tính, tính cách xem như "ổn định" trước khi đi Tây Thiên, nhân vật Trư Bát Giới cũng có cái ham ăn, hiếu sắc, lười biếng, dao động, tư lợi... Nhưng ngược lại với Tôn Ngộ Không, những đức tính này của họ Trư thường xuyên thể hiện trong quá trình đi Tây Thiên. Nó vừa đồ đậm tính cách của Trư Bát Giới và ở cực bên kia, nó làm sáng rỡ Tôn Ngộ Không, một con người chỉ chuyên tâm làm nhiệm vụ, không một mảy may nghĩ đến quyền lợi cho bản thân mình. Tuy vậy, so với nhân vật Đường Tăng; Trư Bát Giới quả đã có một vài thay đổi trong đức tính, tính cách của mình trong quá trình đi Tây Thiên. Là một sư đệ, trợ chiến cho Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới với ba mươi sáu phép biến hóa của mình đã hiệp đồng, giúp sức cho Tôn Ngộ Không đạt được những hiệu quả, những chiến thắng nhất định. Trong quá trình này, Trư Bát Giới cũng thật lòng thành tâm cứu nguy cho Đường Tăng, cứu cả cho Tôn Ngộ Không mà không hề sợ mệnh hệ đến bản thân. Khi bị kẻ thù bắt,Trư Bát Giới vẫn kiên định lập trường không bao giờ thỏa hiệp. Trong những lúc khó khăn chung của cả đoàn, Trư Bát Giới nhiều khi chỉ mỗi mình đứng ra giải quyết, mà việc dùng mũi để ủi đường, phát quang cho lộ trình cả đoàn được tiếp tục là chứng minh rất điển hình. Tất cả những điều ấy diễn ra trên những không gian cụ thể đã được trình bày và chính trong những trường hợp như vậy, không gian địa lý, nơi chôn đã trở thành không gian nghệ thuật: nó gắn bó với tâm lý, tính cách, đạo đức của nhân vật, nó đã bị tính cách con người khuất phục. Như vậy, mối quan hệ giữa hình tượng văn học và không gian nghệ thuật trong trường hợp Trư Bát Giới, so với Đường Tăng, đã trở nên có nghĩa lý hơn. Với tất cả những việc làm, vận động, phát triển của các nhân vật trong Tây Du Ký ngay từ đầu cho đến cuối tác phẩm đã được tìm hiểu, phân tích như Luận văn chẳng lẽ là câu chuyện vui chơi nhàn nhã, chứ không nhằm một mục đích nào? Không phải như thế. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhất là các công trình của Sở nghiên cứu Văn học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, công trình "Bài giảng văn học Trung Quốc" của giáo sư Lương Duy Thứ, công trình "Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc" của giáo sư Trần Xuân Đề đều xác định rằng nội dung, hình tượng nhân vật trong Tây Du Ký là một sự ký gởi trân trọng của tác giả, là sự phản ánh hiện thực xã hội - thời đại mà nhà văn đã trải nghiệm, là sự biểu hiện của nhiều mối liên hệ phức tạp giữa tác phẩm với chế độ xã hội đương thời bấy giờ. Trần Đình Sử viết: "Văn học dù có sáng tạo tân kỳ đến thế nào, suy cho cùng đều là sự phản ánh thời đại dưới hình thái thẩm mỹ". Từ những ý kiến trên đây, chúng ta có thể đi đến một xác định chung: Tây Du Ký là sự phản ảnh và biểu hiện về hiện thực đời sống của thời đại nhà văn đã sống và qua đó, tác giả gởi gắm những tâm sự kín đáo của mình. Do tác phẩm phản ánh và biểu hiện thời đại, do không thể cắt đứt mối liên hộ đối với cuộc đời, nên chúng ta có điều kiện để dễ hiểu hơn sự có mặt của nhiều vấn đề trong Tây Du Ký như : tính dân tộc của không gian nghệ thuật, sự ảnh hưởng của Đạo giáo, Nho giáo, nhất là sự ảnh hưởng có tính chất xuyên suốt của Phật giáo từ việc đặt tên nhân vật cho đến các vấn đề về Phật, Tăng, Kinh kệ... Nếu Tây Du Ký là sự phản ánh, biểu hiện thời đại và ký gởi tâm sự của nhà văn thì nó quả phải được thể hiện trên tất cả các phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Vậy việc nghiên cứu một hình thức nghệ thuật là không gian nghệ thuật, có khả năng tiếp cận được các vấn đề lớn ấy không? Như ngay từ đầu, về phương pháp nghiên cứu, chúng tôi đã nói ở phương pháp cấu trúc - hệ thống: xem tác phẩm là một cấu trúc, một chỉnh thể nghệ thuật, mà hình thức không gian nghệ thuật là một bộ phận của nó - nên nghiên cứu nó, đồng thời phải nghiên cứu quan hệ của yếu tố đối với hệ thống. Do vậy, như toàn bộ luận văn, nghiên cứu không gian nghệ thuật vẫn tiếp cận được một cách căn bản nội dung - hình thức của Tây Du Ký. Quá trình chuyên biệt này, vì thế, đã đóng góp thêm một cách hiểu mới đối với tác phẩm trên phương diện hình thức nghệ thuật. Từ đây, nó có khả năng mở ra một hướng thưởng thức tiếp nhận những hình thức mang tính nội dung của tác phẩm, mà xưa nay các phương pháp nghiên cứu truyền thống chưa quan tâm đúng mức. Nghiên cứu không gian nghệ thuật không những không làm phương hại đến tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm mà còn làm cho ta hiểu mới hơn, hiểu sâu thêm về những chủ định trong tư duy nghệ thuật của tác giả. Nhờ một tư duy nghệ thuật chủ định, toàn diện, nên không gian nghệ thuật - một yếu tố hình thức của tác phẩm đã là cơ sở để chỉ ra rằng, nhờ vào nó một phần lớn mà các hình tượng nhân vật, đặc biệt là nhân vật Tôn Ngộ Không thêm rạng rỡ. Nếu "về độ cao tư tưởng hay trình độ nghệ thuật, Tây Du Ký đều có thể sánh với những tác phẩm ra đời trước nó như Tam Quốc Chí diễn nghĩa và Thủy Hử truyện" thì nghiên cứu không gian nghệ thuật - một yếu tô" của hình thức nghệ thuật của tác phẩm đã góp phần củng cố và làm ngời sáng thêm những thành công vốn có của nó. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2000. Người thực hiện : Nguyễn Hoàng Long. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân - 150 thuật ngữ văn học - NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999. 2. Ngô Thừa Ân - Tây Du Ký - Tập I - Người dịch : Thụy Đình, người hiệu đính : Chu Thiên - NXB Văn học, 1997. 3. Ngô Thừa Ân - Tây Du Ký - Tập li - Người dịch : Thụy Đình, người hiệu đính : Chu Thiên - NXB văn học, 1997. 4. Ngô Thừa Ân - Tây Du Ký - Tập III - Người dịch : Thụy Đình, người hiệu đính : Chu Thiên - NXB văn học, 1997. 5. Ngô Thừa Ân - Tây Du Ký (bộ lo tập) Tập I - nhiều người dịch -người giới thiệu : Lương Duy Thứ - NXB Văn học, 1998. 6. M. Bakhtin - Lý luận và Thi pháp tiểu thuyết - người dịch : Phạm Vĩnh Cư, Trường Viết Văn Nguyễn Du xuất bản, 1992. 7. Lê Nguyên cẩn – Về một vài con số kỳ ảo trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - Tạp chí văn học số 1/1994. 8. Phạm Tú Châu - Anh hưởng Phật giáo và Đạo giáo trong vài bộ tiểu thuyết tiêu biểu của Trung Quốc - Tạp chí Văn Học sô" 4/1992. 9. Trương Chính (và nhiều tác giả khác) : Lịch sử văn học Trung Quốc, 2 tập - NXB Giáo dục - Hà Nội - 1971. 10. Võ Đình cường - Đường Tam Tạng thỉnh kinh - Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1992. 11. Lê Anh Dũng - Giải mã Truyện Tây Du (Tân biên), NXB Văn hóa Thông tin - Hà Nội. 1995. 12. Trần Xuân Đề - Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ( 3 tập ) NXB Giáo dục - Hà Nội, 1962 - 1964. 13. Trần Xuân Đề - Những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của Trung Quốc Thành Phố Hồ Chí Minh - 1991. 14. Nguyễn Trung Đức - Hiệu quả nghệ thuật của không - thời gian trong tiểu thuyết "Trăm năm cô đơn" của Mác Kết - Tạp chí Văn \ học số 1/1995. 15. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương - Lý luận Văn học -Vấn đề và Suy nghĩ - NXB Giáo dục, 1995. 16. Lê Bá Hán (chủ biên) - Từ điển thuật ngữ văn học - NXB Giáo dục -Hà Nội, 1992. 17. Phạm Thị Hảo - Văn học Trung Quốc - Giáo trình ĐHTH, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1997. 18. Hê ghen - Mỹ học 2 tập - Người dịch : Phan Ngọc, NXB văn học-Hà Nội, 1999. 19. Lê Từ Hiển - Một vài đặc điểm Thi pháp Liêu Trai Chí Dị -Luận văn sau đại học, 1991. 20. Hồ Sĩ Hiệp - 'Giúp học tốt Văn học Trung Quốc trong nhà trường, NXB Đồng Nai, 1998. 21. Lưu Hiệp - Vãn Tâm điêu-long - Người dịch : Phan Ngọc. NXB văn học -HN, 1997. 22. Đỗ Đức Hiểu - Đổi mới phê bình văn học - NXB khoa học xã hội -NXB Mũi Cà Mau, 1993. 23. Nguyễn Xuân Hòa - Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ Trung Quốc đến tiểu thuyết cổ Việt Nam - NXB Thuận Hóa. 1998. 24. Nguyễn Huy Khánh - Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, NXB Văn học, 1991. 25. Nguyễn Thị Dư Khánh - Phân tích tác phẩm từ góc độ Thi pháp - NXB giáo dục - Hà Nội, 1995. 26. Đinh Gia Khánh - Điển cố văn học - NXB khoa học xã hội -Hà Nội, 1997. 27. Nguyễn Văn Khỏa - Thần thoại Hy Lạp - Lời giới thiệu - tập II- NXB Khoa học xã hội, 1991. 28. Lisevich .I.S - Tư Tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa - người dịch : Trần Đình Sử- ĐHSP. TP. Hồ Chí Minh xuất bản, 1993. 29. Nguyễn Trường Lịch: Huyền thoại và sức sống của huyền thoại trong văn chương xưa và nay - Tạp chí Văn học số 5/1997. 30. Phương Lựu - Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, NXB Giáo dục - Hà Nội, 1989. 31. Phương Lựu - Vài nét về lý luận văn học mỹ học cổ điển Trung Quốc, tạp chí văn học số 6/1981. 32. Đặng Thái Mai - Xã hội sử Trung Quốc - NXB Khoa học xã hội, 1994. 33. Nguyễn Đăng Mạnh - Nhà văn - Tư tưởng và phong cách -NXB Tác phẩm mới - HN,1979. 34. Phan Ngọc - Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc ỏ Việt Nam - Nghiên cứu Trung Quốc - số 3 (7) 1996. 35. Phan Ngọc - Bản sắc văn hóa Việt Nam - NXB Văn hóa thông tin - 1998. 36. Phạm Xuân Nguyên - Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết - Tạp chí văn học số 2/1991. 37. Ngổ Nguyên Phi - Lược khảo Tây Du Ký, tập I, NXB Đồng Nai, 1998. 38. Ngô Nguyên Phi - Lược khảo Tây Du Ký, tập II, NXB Đồng Nai, 1998. 39. G.N Pospeov (chủ biên) - Dẫn luận nghiên cứu Văn học - 2 tập-người dịch: Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Nghĩa Trọng - NXB giáo đục-Hà Nội, 1985. 40. Lê Vãn Quán - Đại cương lịch sử Tư tưởng Trung Quốc - NXB Giáo đục-Hà Nội, 1997. 41. Vương Hồng sến - Hiu xem truyện Tàu - NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. 42. Trần Đình Sử- IM pháp thơ Tố Hữu (chuyên luận) - NXB Tác phẩm mới 1987. 43. Trần Đình Sử- Bài giảng thi pháp học - Tài liệu của Trung Tâm Đào tạo từ xa - Huế - 1994. 44. Trần Đình Sử - lý luận và phê bình văn học - NXB Hội Nhà văn, 1996. 45. Lỗ Tấn - Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, người dịch : Lương Duy Tâm - NXB Văn Hóa - 1996. 46. Tập thể tác giả - Lịch sử văn học Trung Quốc - tập III - người dịch : Lê Huy Tiêu, Lương Duy Thứ, Nguyễn Trung Hiến, Lê Đức Niệm, Trần Thanh Liêm, Ngô Hoàng Mai - NXB Giáo dục - Hà Nội - 1995. 47. Tập thể tác gia - Lý luận Văn học - 3 tập - NXB giáo dục - Hà Nội, 1988. 48. Tập thể tác giả - Từ Điển Văn học - tập ì - NXB Khoa học Xã hội - 1983. 49. Tập thể tác giả - Từ Điển Văn học - tập II - NXB Khoa học Xã hội - 1984. 50. Khâu Chấn Thanh - Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, người dịch : Mai Xuân Hải, NXB giáo dục - Hà Nội, 1994. 51. Lương Duy Thứ - Bài giảng Văn học Trung Quốc - Tủ sách Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 1994. 52. Lương Duy Thứ - Để hiểu toàn bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, NXB khoa học xã hội - NXB Mũi Cà Mau, 1992. 53. Lương Duy Thứ - Nguyễn Khắc Phi - Văn học Trung Quốc -tập II. NXB Giáo dục - Hà Nội, 1988. 54. Lương Duy Thứ - Thi pháp tiểu thuyết chương hồi - Tập bài giảng cho cao học - (nghe giảng 1995). 55. Lương Duy Thứ (chủ biên) - Đại cương văn hóa phương Đông -NXB giáo dục - Hà Nội, 1980. 56. Lương Duy Thứ (chủ biên) - Tác phẩm Văn 10 - Phần Văn học nước ngoài - NXB giáo đục - Hà Nội, 1993. 57. Bùi Văn Tiếng - Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, NXB Văn hóa - 1997. 58. Thúy Toàn - Dịch văn học và Văn học dịch - NXB văn học, 1996. 59. Lưu Đức Trung (chủ biên) - Văn học Đông Nam Á - NXB Giáo dục- Hà Nội, 1998. 60. Đinh Phan Cẩm Vân- Thi pháp nhân vật trong tiểu thuyết Hồng Lâu MộngJLuận văn Thạc Sĩ khoa học ngữ văn, 1995. 61. Thích Đồng Văn - Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc - Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhong_gian_nghe_thuat_trong_tay_du_ky_6724.pdf
Luận văn liên quan