Luận văn Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay

Các nhà sản xuất chương trình truyền hình muốn biết công chúng cần thông tin gì và việc làm của mình của mình ảnh hưởng đến thái độ, cách cư xử của công chúng như thế nào, hiểu biết được công chúng truyền hình là một yếu tố rất quan trọng để tạo nên hiệu quả của truyền thông. Để có được những tác phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự mà còn khiến công chúng thích thú, người làm truyền hình phải không ngừng rèn luyện. Quá trình hoạt động và việc thường xuyên nghiên cứu công chúng của mình sẽ đem lại cho người làm truyền hình những kinh nghiệm thiết thực và bổ ích. Bên cạnh đó, việc rèn luyện những kỹ năng giao tiếp với công chúng đã trở thành một trong những yêu cầu quan trọng trong năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của một nhà báo truyền hình hiện đại.

pdf82 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4543 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền hỡnh "mở", có thể triển khai trên cơ sở hạ tầng mạng như cáp quang, mạng ADSL, vệ tinh, truyền hỡnh số mặt đất… Nó là một hỡnh thức xem truyền hỡnh cấp cao, giúp khán giả có những tác động trực tiếp đến quá trỡnh cung cấp dịch vụ truyền hỡnh cho mỡnh, cú thể chủ động thời gian phát sóng hay thay đổi chương trỡnh… theo ý muốn. Truyền hỡnh tương tác đó được các nước phát triển đưa vào công nghệ giải trí nghe nhỡn từ lõu, nhưng tới khoảng năm 2002 mới được phát triển ở châu Á, và thật sự làm cuộc "đại cách mạng" thay đổi diện mạo về ngành giải trí gia đỡnh ở cỏc nước Nhật Bản, Hàn Quốc,… Năm 2006, truyền hỡnh tương tác được chính thức đưa vào Nhật ký vàng Anh, phát sóng tháng 8 trên VTV3 theo bản format Nhật ký Sophia rất ăn khách ở châu Âu. Đài truyền hỡnh Việt Nam đó đưa một kiểu xem phim mới, đưa ra các phương án giải quyết các tỡnh huống phim, từ đó đạo diễn, biên kịch sẽ dựa vào ý kiến khỏn giả, phim khụng cũn phụ thuộc vào ý kiến cỏ nhõn đạo diễn hay biên kịch nữa. Biên độ của tỡnh huống cũng được phong phú và đa dạng hơn, khán giả trở thành người quyết định "số phận nhân vật". Truyền hỡnh tương tác cũn là truyền hỡnh "mở", như các chương trỡnh Khởi nghiệp, Làm giàu không khó, Sức sống mới trên VTV1, Talk Việt Nam ở VTV4, đặc biệt chương trỡnh Nói và Làm của Truyền hỡnh Thành phố Hồ Chớ Minh, trực tiếp chất vấn, thảo luận cỏc vấn đề về kinh tế, xó hội, giỏo dục, y tế, dõn sinh…. của cử tri thành phố với quan chức Hội đồng nhân dân Thành phố. Khán giả có thể ngay lập tức đối thoại với nhân vật đang được phát sóng trên truyền hỡnh để nêu ý kiến của mỡnh, rồi được trả lời ngay trên sóng. Ở những chương trỡnh khỏc như Bỡnh luận thể thao sau cỏc trận đấu trên VTV3, khán giả có thể được trực tiếp nhắn tin tham gia bỡnh luận cựng MC, hay bỡnh chọn cho cỏc trận đấu cho đến khi gần kết thúc. Không chỉ ở thể thao mà trong các chương trỡnh ca nhạc, game show cũng ỏp dụng truyền hỡnh tương tác, tuy không trực tiếp nhưng cũng là dạng mở để thu hút khán giả tham gia chương trỡnh như Bài hát Việt, Sao Mai, Vui cùng Hugo, Cuồng nhiệt với thể thao… Kờnh VTV6 dành riờng cho giới trẻ là kờnh truyền hỡnh tương tác rừ nhất. Cỏc chương trỡnh của kờnh này dự đang trong thời gian phát sóng thử nghiệm đó thấy rừ ưu điểm thu hút khán giả trẻ cùng tham gia vào chương trỡnh. Cỏc khỏn giả cũng cú thể cú nhiều lựa chọn để thực hiện kết nối với chương trỡnh: điện thoại, nhắn tin, email, lập blog cá nhân hay nhóm, hay trực tiếp vào trang web của chương trỡnh. truyền hỡnh tương tác chính là môi trường để thể hiện và thực hiện sự năng động, sáng tạo, phù hợp với tính khám phá, luôn đổi mới, thích lạ của giới trẻ… Cú kiểu truyền hỡnh tương tác khác là các dạng tin nhắn qua mạng hay điện thoại ngay khi chương trỡnh đang phát sóng đó và đang được các đài truyền hỡnh khai thỏc triệt để thông qua các dịch vụ cung cấp của các công ty kinh doanh công nghệ giải trí hay cung cấp mạng. Truyền hỡnh tương tác đó thổi khụng khớ xem truyền hỡnh kiểu "động" chứ không thụ động như trước. 2.2. Công chúng - Đối tác của Đài truyền hình Việt Nam 2.2.1. Quá trình biến đổi nhận thức của công chúng sau khi tiếp nhận thông tin truyền hình Theo tác giả Trần Hữu Quang thì truyền thông đại chúng có tác dụng vạn năng, trong quyển "Xã hội học báo chí", Nhà xuất bản Trẻ, 2006, ông viết rằng: " Trong những thập niên đầu thế kỷ XX, khi mà một số phương tiện truyền thông mới như đài phát thanh và điện ảnh vừa ra đời (lúc ấy chưa có tivi) và được công chúng say sưa đón nhận, giới nghiên cứu dần dà đâm ra lo âu vì nghĩ rằng người dân chịu tác động mạnh mẽ và trực tiếp bởi các phương tiện truyền thông đại chúng... Thậm chí nhiều học giả còn cho rằng sở dĩ Hitler và chủ nghĩa quốc xã lên nắm được chính quyền ở Đức là nhờ vào các phương tiện truyền thông đại chúng". Và đến khi truyền hình ra đời thì đây thực sự là một kênh truyền thông có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của công chúng. Với Việt Nam, VTV thực sự đã làm cho công chúng biến đổi nhận thức rất nhiều, dường như những vấn đề nắm bắt được trên VTV đã làm cho công chúng truyền hình theo kịp được guồng quay của cuộc sống hiện đại. Những người làm truyền hình trước hết cũng là công chúng, chính vì thế họ hiểu công chúng muốn gì, muốn biết những gì và họ sẽ phải làm như thế nào với thông tin nắm bắt được. Với sự khảo sát công chúng trên 8 tỉnh thành có đại diện của cả các miền trên đất nước, tác giả có thể đưa ra nhận xét ràng, VTV thực sự đã trở thành người bạn không thể thiếu được của mỗi cá nhân công chúng. Có thể tham khảo thêm một số bảng thống kê để thấy được công chúng truyền hình thích kênh truyền hình nào nhất, họ là những ai và họ đã thay đổi ra sao sau khi tiếp nhận thông tin trên VTV. Mức độ xem truyền hình Số lượng % % Người trả lời % Cộng dồn Thường xuyên 768 75,1 75,1 75,1 Thỉnh thoảng 238 23,3 23,3 98,3 Hiếm khi 16 1,6 1,6 99,9 Không bao giờ 1 ,1 ,1 100,0 Tổng số 1023 100,0 100,0 Mức độ tiếp nhận khi xem truyền hình Số lượng % % Người trả lời % Cộng dồn Nhớ toàn bộ nội dung 78 7,6 7,6 7,6 Nhớ phần lớn nội dung 639 62,5 62,5 70,1 Nhớ một phần nội 284 27,8 27,8 97,8 dung Không nhớ nội dung gì 22 2,2 2,2 100,0 Tổng số 1023 100,0 100,0 Bày tỏ thái độ thông cảm Số lượng % Bày tỏ thái độ thông cảm 442 43,2 Chia sẻ thông tin này với người khác 324 31,7 Bản thân đóng góp vật chất 280 27,4 Vận động người khác cùng đóng góp vật chất 223 21,8 Sẽ làm gì sau khi tiếp nhận thông tin thường xuyên trên truyền hình Số lượng % % Người trả lời % Cộng dồn Tìm hiểu xem thông tin đó đúng hay sai 583 57,0 57,0 57,0 Thay đổi thái độ và quan điểm về vấn đề nêu ra 230 22,5 22,5 79,5 Giữ nguyên thái độ, quan điểm cũ 207 20,2 20,2 99,7 Không trả lời 3 ,3 ,3 100,0 Tổng số 1023 100,0 100,0 Tuy nhiên, trên đây cũng chỉ là một vài bảng thống kê xã hội học về một số vấn đề để thấy được mức độ quan tâm của công chúng đến VTV, để biết chi tiết xin xem phần phụ lục. Song có thể thấy, sự biến đổi của công chúng sau khi thu thập thông tin trên VTV là rất đáng kể. Điều đầu tiên phải kể đến đó là sự tham gia của công chúng vào các hoạt động xã hội mà điểm xuất phát là từ những thông tin trên VTV, có thể kể đến như các thông tin về hoạt động mùa hè xanh của sinh viên, hay các hoạt động từ thiện, mà gần đây nhất là vụ Sập dẫn cầu Cần Thơ, đã không biết có bao nhiêu công chúng quan tâm đến sự kiện này trên VTV1,...Đa số công chúng truyền hình đều công nhận thấy sự thay đổi, phát triển của đất nước thông qua VTV, đó là một dấu hiệu đáng mừng. Trên truyền hình bây giờ, công chúng được tham gia vào công việc như những người làm truyền hình, có thể kể đến như chương trình trò chơi trên VTV, hàng ngày VTV nhận được hàng ngàn lá thư muốn tham gia vào các Showgames, có những khán giả viết tới cả chục lá thư, điều này đã chứng tỏ niềm yêu thích của khán giả đối với VTV và một vấn đề tích cực được thấy rằng không chỉ họ muốn lên truyền hình, có tiền thưởng mà họ còn muốn thể hiện khả năng của mình, muốn biết tri thức của mình có đến đâu, và thế là các Showgames đã trở thành một nguồn lực để công chúng trau dồi kiến thức và phát huy kiến thức của bản thân. Nhiều em học sinh đã học thêm, bồi dưỡng kiến thức qua VTV2, nhiều bà nội trợ học được cách nấu ăn ngon hay mẹo nhỏ trong bếp, nhiều doanh nghiệp phát triển nhờ quảng cáo trên VTV, người tiêu dùng nắm bắt được giá cả hàng hóa, phân biệt hàng tốt xấu và trở thành người mua hàng thông thái,...có rất nhiều các hoạt động đã phát sinh từ những thông tin trên VTV. 2.2.2. Sự biến đổi của Đài truyền hình Việt Nam dưới sự tác động của công chúng Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về thông tin cả hình thức lẫn chất lượng của công chúng truyền hình đều tăng lên. Điều này đòi hỏi những người làm truyền hình cũng phải luôn đổi mới mình, mà trước hết là những người lãnh đạo của Đài truyền hình. Để có thể bắt kịp thời đại và cạnh tranh với các loại hình truyền thông khác cũng đang ngày càng phát triển, VTV đã không ngừng nâng cấp mình. Nhằm đạt được mức tăng trưởng cao về thời lượng phát sóng, Đài THVN đó đầu tư rất lớn vào hạ tầng kỹ thuật hiện đại và chuyên nghiệp của mỡnh bao gồm: Hơn 10 studio kích thước từ 54m2 tới 650m2, một trường quay ảo 3D sử dụng 2 camera, một phũng tin số cho phộp 20 phúng viờn tỏc nghiệp đồng thời và phát sóng trực tiếp trên server 2 kênh, các xe truyền hỡnh lưu động 4 tới 6 camera. Đài đó số hoỏ được 40% hệ thống thiết bị của mỡnh. VTV dự định sẽ số hoá toàn bộ vào năm 2010. Ngoài ra, VTV đó phỏt triển thành cụng và duy trỡ một mạng phỏt hỡnh quốc gia rộng lớn bao gồm truyền phỏt vệ tinh Ku-Band và C-Band số và hàng trăm trạm phát lại nhằm đảm bảo phủ sóng 90% lónh thổ Việt Nam và phủ sóng VTV4 trên hầu hết các châu lục (Thông số vệ tinh vệ tinh tại Việt Nam và toàn cầu). Có thể điểm lại cac mốc phát sóng để thấy sự biến chuyển của VTV những năm gần đây. Thời lượng phát sóng trên các kênh: 1970: 02 giờ/ngày, 3 ngày/tuần 1976: 02 giờ/ngày, hàng ngày 1985: 04 giờ/ngày 1990: 08 giờ/ngày 1993: 10 giờ/ngày 1995: 18 giờ/ngày 1997: 21 giờ/ngày 1998: 40 giờ/ngày 2002: 62 giờ/ngày 2004: 70.2 giờ/ngày 2005: 102.5 giờ/ngày Duy trì cho đến năm 2007 và chuẩn bị cho ra đời thêm kênh truyền hình nữa đó là VTV9, kênh truyền hình có thể đáp ứng được đầy đủ và rộng khắp đối với công chúng, dưới đây là một số thông tin về kênh truyền hình mới này để thấy được sự mong mỏi của những người làm truyền hình VTV muốn đáp ứng nhu cầu của công chúng truyền hình như thế nào. Bắt đầu từ 8/10/2007, Đài THVN sẽ có thêm một kờnh truyền hỡnh mới: VTV9. Đây là kênh truyền hỡnh tổng hợp hướng tới khán giả ở TP.HCM, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Bắc Sông Hậu, phát sóng 18h mỗi ngày. Mục tiêu của kênh VTV9 là đáp ứng nhu cầu thiết thực về cập nhật thông tin và thưởng thức văn hoá của nhân dân vùng Đông Nam Bộ, bổ sung thêm vào các kênh truyền hỡnh VTV hiện cú trờn địa bàn. Sự kiện này đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển 37 năm của Đài THVN với mục tiêu phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của khán giả xem truyền hỡnh trờn cả nước. Sáng 5/10, Trung tâm THVN tại TP.HCM đó tổ chức họp bỏo ra mắt kờnh truyền hỡnh VTV9. Tại buổi họp báo, ông Lâm Văn Tư, Giám đốc Trung tâm THVN tại TP.HCM khẳng định: Mục tiêu của VTV9 là nhằm cung cấp những thông tin, chương trỡnh thiết thực và gần gũi, phục vụ trực tiếp cho đối tượng khán giả ở TP.HCM, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Bắc Sông Hậu. Chớnh vỡ vậy, cỏc chương trỡnh từ cỏc bản tin, chuyờn đề chính luận cho tới giải trí đều coi trọng phản ánh nhu cầu và bản sắc văn hoá của khu vực, những mối quan tâm của người dân ở TP.HCM và khu vực. Đặc biệt, để phù hợp với tâm lý thưởng thức của người dân phía Nam, các chương trỡnh được xây dựng theo hướng sinh động, hấp dẫn và có tính chuyên nghiệp. Tất cả được tạo nên từ những nỗ lực và lũng yờu nghề của tập thể Trung tõm THVN tại TP.HCM với mong muốn sẽ dành được sự yêu mến của khán giả ngay từ những ngày phát sóng đầu tiên. Ông Lâm Văn Tư phát biểu: "Người dân ở vùng đất năng động này không có thời gian theo dừi những chương trỡnh dài hơi, mà họ đang cần những thông tin cập nhật để phục vụ cho việc làm ăn, học tập và lao động của họ. Đó là những cái mà tập thể những người làm VTV9 đang ra sức để mà hướng tới và bằng mọi giá cũng phải làm cho được. Có như thế mới có thể xây dựng được thương hiệu VTV9 ngay từ đầu có một nét riêng so với các kênh khác". Hiện nay, VTV9 đó được phát sóng thử nghiệm trờn kờnh 42 UHF và trờn kờnh truyền hỡnh cỏp SCTV6. Theo kết quả khảo sỏt ban đầu, với hệ thống máy phát Analogue công suất 10 KW đặt tại TP HCM, tầm phủ sóng của VTV9 là tương đối xa và đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế tại TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bỡnh Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Bỡnh Phước, Long An, Tiền Giang...Việc ra đời của kênh truyền hỡnh VTV9 nằm trong quy hoạch phỏt triển chung của Đài Truyền hỡnh Việt Nam. Hiện nay, ngoài hệ thống kờnh truyền hỡnh VTV bao gồm VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6 thỡ đài THVN đó cú 4 kờnh khu vực từ Huế đến Cần Thơ. ễng Trần Bỡnh Minh, Phú Tổng Giỏm đốc Đài THVN nhấn mạnh: "TP.HCM bây giờ mới đủ điều kiện để chúng tôi lên kênh khu vực - VTV9. Đây là một kênh của THVN tại khu vực, cho nên nhiệm vụ và mục tiêu của nó là đáp ứng yêu cầu của khán giả khu vực ở TP.HCM và miền Đông Nam Bộ. Chúng tôi cũng có các kênh VTV1, VTV2, VTV3 cũng phát sóng tại TP.HCM nhưng đó là kênh quốc gia và chúng tôi cũn rất là nhiều điểm mà chúng tôi chưa đủ khả năng, chưa thể làm chi tiết để đáp ứng được nhu cầu rất riêng biệt của khán giả TP.HCM và miền Đông Nam Bộ. Chính vỡ thế mà cú sự ra đời của kênh VTV 9". Là một kênh mới ra đời, VTV9 có những khó khăn mà bất cứ một kênh truyền hỡnh mới nào cũng gặp phải như về các trang thiết bị kỹ thuật và con người. Tuy nhiên, vỡ là kờnh truyền hỡnh ra đời sau nên VTV9 sẽ có lợi thế là được xây dựng trên nền tảng kinh nghiệm mà VTV đó xõy dựng trong suốt 37 năm qua. Những kinh nghiệm này sẽ góp phần làm cho nội dung chương trỡnh của kờnh VTV9 thực sự là kờnh truyền hỡnh quốc gia của khỏn giả miền Đông Nam Bộ. VTV9 là sự thay đổi gần đây nhất của VTV về mặt nội dung, còn trước đó, là sự ra đời của các kênh truyền hình cáp cũng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của công chúng truyền hình hiện đại. Những thay đổi này xuất phát chủ yếu là theo nhu cầu của khán giả, sự đòi hỏi phải thay đổi của xã hội hiện đại. Trên trang web vtv.org.vn có bài phỏng vấn ông Trần Đăng Tuấn - Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam về vấn đề tuyển dụng nhân lực mới trong thời gian gần đây cũng đã thể hiện sự thay đổi của VTV, và sự thay đổi này tất nhiên vẫn là sự thay đổi dưới tac động của công chúng là chủ yếu. Trích dẫn cuộc phỏng vấn ông Trần Đăng Tuấn - Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam của tác giả Đức Minh. "Lực lượng mới đem lại hơi thở mới…" Đài Truyền hỡnh Việt Nam đang tổ chức tuyển dụng công nhân viên chức với số lượng rất lớn, hơn 100 chỉ tiêu - Đây là cơ hội cho các thí sinh có lũng đam mê với các lĩnh vực của truyền hỡnh được dịp thử sức và khẳng định mỡnh. Nhõn dịp này, phúng viờn VTV.vn đó cú cuộc phỏng vấn với ụng Trần Đăng Tuấn, Phó Tổng giám đốc Thường trực Đài THVN về những vấn đề xung quanh cuộc tuyển dụng. Thưa ông, lý do của đợt tuyển dụng này là gỡ? Với con số chỉ tiêu là 103, Đài THVN trông đợi điều gỡ từ lực lượng mới mẻ này? Thời gian gần đây, Đài THVN đó cú nhiều chương trỡnh mới, cụng việc mới. Tuy nhiờn, một số trường hợp các đơn vị không hoàn thành được hết các chương trỡnh dự kiến. Trong khi đó, việc xó hội hoá sản xuất một số chương trỡnh truyền hỡnh cho phộp Đài có thể sử dụng năng lực sản xuất ngoài Đài, nhưng không phải loại hỡnh cụng việc nào cũng cú sự đáp ứng đạt yêu cầu nội dung, chất lượng từ các đơn vị bên ngoài. Thực tế ở nhiều đơn vị nhân lực cố định rất ít, phải huy động cộng tác viên số lượng lớn. Đa số các chương trỡnh là định kỳ, cộng tác viên phải làm việc thường xuyên. Nếu không là nhân viên của Đài, họ không yên tâm, không có động lực làm việc lâu dài. Vỡ vậy việc tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu là cần thiết. Nhưng ngay khi tuyển dụng xong, Đài THVN vẫn xác định sẽ sử dụng các phương thức đặt hàng, hợp đồng lao động ngắn hạn. Với việc rất nhiều phũng Ban trong Đài có nhu cầu tuyển dụng phải chăng Đài THVN sẽ có những chiến lược mới và mở rộng hơn nữa? Như đó núi, nhiều mảng cụng việc phải cú nhõn lực mới cú chất lượng tốt. Các công việc ở VTV6, Truyền hỡnh cú trả tiền,VTV3 đều rất cần sự bổ sung lực lượng. Mặt khác, vấn đề không hẳn ở số lượng. Lực lượng mới đem lại hơi thở mới, năng động hơn. Hiện nay, nhiều SV ra trường muốn được tham gia làm việc ở Đài nhưng dường như cơ hội là không nhiều? Mỗi đơn vị, dù lớn như VTV, không thể đáp ứng được hết các nguyện vọng. Vỡ vậy mới cú thi tuyển. Hàng năm, Đài THVN tuyển hàng trăm người mới, đâu phải là ít. Số lượng 103 người cũng là của đợt này, cho một số đơn vị, chứ không phải cho tất cả các đơn vị của VTV. Trong bản thông tin tuyển dụng của Đài thỡ chủ yếu cần những người tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí hoặc Ngoại ngữ vậy với những đối tượng không thuộc các ngành này nhưng có khả năng và khao khát được cống hiến cho Đài thỡ sao? Đó là vỡ đợt tuyển dụng này là để chọn người cho các đơn vị biên tập là chủ yếu. Ở các đợt tuyển dụng cho các đơn vị khác thỡ người của ngành học khác là đối tượng tham gia chính. Theo ông yếu tố quan trọng nhất của một cán bộ, công nhân viên khi làm việc cho Đài THVN là gỡ? (chuyờn mụn, đạo đức, phù hợp với đặc thù của Đài THVN hay những yếu tố khác...). Có đạo đức, động cơ làm việc trong sáng, có năng lực phù hợp chuyên môn, có khả năng chịu được sức ép công việc. Đừng ảo tưởng công việc ở Đài là hào nhoáng, nhẹ nhàng. Câu hỏi cuối cùng, ông có thể nói với các thí sinh điều gỡ, một lời khuyờn chẳng hạn? Các bạn thí sinh chỉ nên dự thi khi có một mục đích rừ ràng và cú ý niệm khỏ rừ về việc mỡnh cú thể làm gỡ ở một Đài Truyền hỡnh. Sản phẩm của Đài Truyền hỡnh hàng ngày cỏc bạn đều biết, vỡ thế nờn suy xột mỡnh cú thể làm được loại việc gỡ để chọn đơn vị thi tuyển. Cũn khi thi tuyển, hóy thể hiện rừ cỏc suy nghĩ về mục đích của mỡnh như đó núi trờn, khụng nờn gũ bú. Ở cỏc lĩnh vực thuộc cụng tỏc biờn tập, đừng ngại ngần thể hiện cách nhỡn riờng của mỡnh. Xin cảm ơn ông! kết luận chương 2 Đài truyền hình Việt Nam là một trong những nhà truyền thông có ảnh hưởng lớn nhất tới công chúng. Có nhiều lý do để Đài truyền hình Việt Nam có được vị trí quan trọng trong làng truyền thông đại chúng, trước nhất đó là Đài truyền hình quốc gia, cơ quan ngôn luận của cả nước. So với các Đài truyền hình địa phương, VTV có bề dày lịch sử, có phương tiện kỹ thuật hiện đại hơn, nguồn nhân lực dồi dào. Hơn hết đó là trách nhiệm của VTV với việc truyền tải thông tin và hoàn thành nhiệm vụ của một cơ quan ngôn luận quốc gia, VTV đã có sự phát triển không ngừng theo thời gian. Ngày càng có nhiều sự tham gia của công chúng vào hoạt động truyền hình tại VTV đã cho thấy xu hướng làm truyền hình của VTV là sự gắn kết giữa những người làm chương trình truyền hình với khán giả. Các chương trình truyền hình ngày càng hướng đến công chúng, lấy công chúng làm trung tâm, khai thác các khía cạnh của nhân vật bằng thông tin từ chính công chúng. Đó là lý do của sự ra đời hàng loạt các chương trình truyền hình thực tế, truyền hình tương tác. Truyền hỡnh tương tác, truyền hỡnh thực đang thổi một luồng sinh khí năng động, sáng tạo, hiện đại trong tư duy làm truyền hỡnh ở Việt Nam. Truyền hỡnh tương tác hay cũn gọi là truyền hỡnh "trao đổi", truyền hỡnh "mở", có thể triển khai trên cơ sở hạ tầng mạng như cáp quang, mạng ADSL, vệ tinh, truyền hỡnh số mặt đất… Nó là một hỡnh thức xem truyền hỡnh cấp cao, giỳp khỏn giả cú những tỏc động trực tiếp đến quá trỡnh cung cấp dịch vụ truyền hỡnh cho mỡnh, cú thể chủ động thời gian phát sóng hay thay đổi chương trỡnh… theo ý muốn. Truyền hỡnh thực tế (Reality show) - một thể loại truyền hỡnh khụng cú kịch bản trước, nhân vật hay đối tượng thể hiện là ngẫu nhiên bắt gặp trong cuộc sống thực, và nó vô tỡnh lọt vào ống kớnh camera, mà ngay cả người cầm máy cũng không biết trước sự việc diễn tiến như thế nào, chỉ biết đi theo nhân vật, chạy theo đối tượng cho đến khi xảy ra tỡnh huống và kết thỳc sự việc. Bi, hài trong dạng truyền hỡnh thực tế luụn thường trực tạo những bất ngờ, chính điều đó làm nên sự hấp dẫn. Người thật, việc thật, không dàn dựng, không cắt ghép, rất tự nhiên. Các cách thức làm chương trình truyền hình mới của VTV đã ngày càng thắt chặt mối liên hệ giữa công chúng với hoạt động của Đài. Cùng với việc tích cực đổi mới công nghệ máy móc là sự cải tạo về nguồn nhân lực, tuy nhiên sự đổi mới và cải tạo này vẫn còn nhiều hạn chế. Có nhiều chương trình chưa thực sự thu hút sự quan tâm của công chúng, hay các chương trình không có sự "dài hơi", làm xong bị khán giả lập tức quên ngay như chương trình Ước mơ của tôi,.... VTV đầu tư nhiều vào các chương trình showgame, trong khi còn nhiều mảng chương trình khác cần quan tâm. Vẫn biết khán giả truyền hình ngày nay cần được giải trí nhưng truyền hình không thể xem nhẹ thông tin. Để hoạt động truyền hình ăn khớp và hợp lý thì việc cải cách hành chính, bộ máy hoạt động là rất quan trọng. Đài truyền hình Việt Nam đã làm được nhiều việc đáng kể để phát triển ngành truyền hình trong nước, song vẫn là chưa đủ nếu chỉ làm theo cảm tính mà không lắng nghe ý kiến của công chúng mà công chúng thì hết sức đa dạng. Đài vẫn tiếp tục đổi mới và cải cách mọi mặt để hoạt động truyền hình có hiệu quả nhất. Chương 3 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp nhận truyền hình của công chúng hiện đại 3.1. Sự biến đổi của các nhân tố tác động tới công chúng 3.1.1. Sự phát triển của kinh tế làm tốc độ đô thị hóa tăng nhanh Những năm trở lại đây, đặc biệt là từ năm 2000, Việt Nam có nhiều bước phát triển mới về kinh tế. Cuộc sống dân cư ngày càng phát triển, mức sống ngày càng nâng cao, kéo theo đó là sự đô thị hóa của các tầng lớp dân cư. Nếu trước đây, dân cư chủ yếu sống ở nông thôn thì nay các vùng nông thôn cũng đã được nâng cấp thành những đô thị phát triển mạnh về kinh tế. Những nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tăng nhanh liên quan đến mọi mặt của đời sống, trong đó kinh tế là mặt có sự tác động lớn nhất. Trước hết cần phải hiểu đô thị hóa là gì? Một trong các khuynh hướng định cư lâu đời của loài người là đô thị hoá. Quá trỡnh đô thị hoá ra đời vào lúc nền canh tác nông nghiệp đó ở trỡnh độ khá cao như đó cú thuỷ lợi, thành lập kho tàng lưu trữ và phân bố lương thực... tức là vào khoảng 2.000 năm trước công nguyên. Các khu vực đô thị lúc đầu thường mọc lên ở dọc bờ sông thuận tiện giao thông, nguồn nước. Sự hỡnh thành các đô thị gia tăng mạnh mẽ nhờ các tiến bộ về công nghiệp của thế kỷ trước và hiện nay. Các đô thị là thị trường lao động rộng lớn của dân cư có mức sống cao với điều kiện giao thông và dịch vụ thuận lợi. Sự phát triển dân số đô thị quá nhanh ở các quốc gia, nhất là đối với các nước chậm phát triển đó gõy ra vụ vàn vấn đề kinh tế, xó hội, chớnh trị và mụi trường như cung cấp nhà ở, cung cấp nước, vệ sinh môi trường, tạo công ăn việc làm, giải quyết giao thông đô thị v.v... Nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng dân số đô thị rất đa dạng gồm sự gia tăng tự nhiên của cư dân đô thị, sự di cư hợp pháp và bất hợp pháp từ các vùng nông thôn, việc mở mang về kinh tế, về công nghiệp, giáo dục trong các đô thị v.v... Hiện nay, diện tích các thành phố trên thế giới chiếm 0,3% diện tích trái đất và 40% dân số thế giới. Theo số liệu dự báo của tiểu ban dân số Hội đồng Xó hội và Kinh tế thế giới, thỡ dõn số đô thị trên thế giới từ năm 1960 đến năm 2000 có thể tăng gấp 3 lần đạt 3200 triệu hay 50% dân số thế giới. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, trong một phần tư thế kỷ tới, tăng dân số hầu như sẽ chỉ diễn ra ở các thành phố, mà phần lớn thuộc các nước kém phát triển. Đến năm 2030, hơn 60% dân số thế giới sống ở các đô thị. Đô thị hoá nhanh đang bộc lộ những thách thức sâu sắc, từ đói nghèo và thất nghiệp cho đến tội phạm và ma tuý. "Xét về mặt tâm lý, đây là một bước ngoặt quan trọng đối với loài người", Hania Zlotnik, giám đốc Uỷ ban Dân số Liên Hợp Quốc cho biết. Điều này làm dấy lên mối lo ngại rằng ở các quốc gia đang phát triển, cơ sở hạ tầng ở các thành phố sẽ không theo kịp với tốc độ tăng dân số, gây áp lực lên các nguồn tài nguyên và dịch vụ. Năm 1900, chỉ 14% loài người sống trong các thành phố. Đến cuối thế kỷ 20, 47% dân số sống trong thành phố, thay đổi này cho thấy sự tăng số lượng các đô thị có quy mô trung bỡnh. Năm 1950, chỉ có khoảng 83 thành phố với dân số trên 1 triệu người, nhưng vào năm 2000, con số này đó tăng lên 411. Trong khi dân số tại các đô thị thế giới chỉ là 1 tỷ người vào năm 1804, thỡ vào năm 1985, con số này đó tăng gấp đôi, và trở thành 3 tỷ trong năm 2003. Các nhà nghiên cứu cho biết, nếu xu hướng này tiếp tục, dân số đô thị thế giới sẽ tăng lên gấp đôi cứ sau 38 năm. Tốc độ phát triển nhanh chóng đó kộo theo sự xuất hiện cỏc "siêu đô thị" như Tokyo, Mexico City, Bombay, Sao Paulo và New York, với dân số mỗi nơi vượt quá 10 triệu người. Năm 2000 có khoảng 18 thành phố khổng lồ như vậy. Con số này hiện giờ là 20 và dự kiến sẽ tăng lên 22 vào năm 2010. Xu hướng đô thị hoá có sự khác biệt cơ bản giữa các quốc gia phát triển với những nước đang phát triển. Trong nhóm nước đầu tiên, đô thị hoá là một yếu tố bắt nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp và hầu như đó hoàn chỉnh. Tại Mỹ, 80% dân số sống trong các thành phố. Ngược lại, trong nhóm nước đang phát triển, tỷ lệ này nhỏ hơn nhiều cho mói đến gần đây. Các nhà phân tích lo ngại rằng ở các quốc gia đang phát triển, khả năng cung cấp nhà ở và các dịch vụ cơ bản sẽ không thể bắt kịp với sự tăng trưởng dân số. 1 tỷ người, tức là một phần sáu dân số thế giới, hiện đang sống trong các khu phố ổ chuột. Những cuộc khảo sát chỉ ra rằng, toàn bộ sự tăng trưởng dân số đô thị trong 25 năm tới sẽ diễn ra ở các nước đang phát triển. Ở các quốc gia phát triển, đô thị hoá sẽ giữ nguyên như hiện nay hoặc giảm xuống. Nhóm nghiên cứu của Liên Hợp Quốc cũng cho biết thời điểm quan trọng của lịch sử - khi mà một nửa dân số đến sống trong các đô thị - sẽ xảy ra trong vài tháng tới. Tại Việt Nam, quỏ trỡnh đô thị hoá cũng tuân theo quy luật của thế giới. Năm 1990, cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đó tăng lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị hiện nay dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010, tỷ lệ đó sẽ đạt 56-60%, đến năm 2020 là 80%. Tác động của đô thị hoá, công nghiệp hoá gây ô nhiễm môi trường không những trong đất liền mà cũn tỏc động mạnh tới môi trường ven biển. Hệ thống sụng ngũi Việt Nam, gồm 8 lưu vực với 10.000 km2 sụng ngũi, kờnh rạch, đang bị ô nhiễm ở mức báo động. Dân số gia tăng khiến hệ thống cấp thoát nước ở các đô thị xuống cấp nghiêm trọng. Dự báo đến năm 2010, các đô thị vẫn sử dụng hệ thống thoát nước chung và xử lý nước phân tán ở các bể tự hoại, tức là chỉ xử lý được 30% lượng chất lơ lửng và 5-10% lượng BOD. Cựng với quỏ trỡnh đô thị hoá, phương tiện giao thông cơ giới ở nước ta tăng lên rất nhanh. Giao thông vận tải đó trở thành một nguồn gõy ô nhiễm chính đối với môi trường không khí ở đô thị, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phũng, Đà Nẵng. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Tất cả những vấn đề trên đều có xuất phát từ việc gia tăng kinh tế, kinh tế phát triển kéo theo đó là nhu cầu về mọi mặt tăng lên và cuộc sống cũng có nhiều thay đổi, đô thị hoá để phù hợp với cuộc sống hiện đại, văn minh hơn. 3.1.2. Xu thế hội nhập quốc tế làm văn hoá xã hội phát triển Một điều hiển nhiên khi ta có sự giao lưu văn hoá rộng, điều tích luỹ được đó chính là vốn văn hoá sẽ được mở rộng. Hiểu biết thêm nhiều nền văn hóa sẽ giúp cho con người phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế cũng như tăng cường sự giao thoa giữa các nền văn hoá với nhau. Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh chóng, việc du nhập và mở rộng giao lưu với nước ngoài làm cho văn hoá xã hội phát triển. Nếu như trước đây, Việt Nam có nhiều hủ tục như việc kết hôn quá sớm, tỷ lệ dân số tăng cao vì tình trạng văn hoá còn mức thấp, thậm chí không thể nuôi nổi những đứa con do mình sinh ra, gây nên những gánh nặng cho xã hội, tuổi thọ thấp, nền văn hoá truyền thống một thời gian như bị lãng quên,...thì nay, những vấn đề về mặt tiêu cực đang giảm dần, tỷ lệ kết hôn sớm đang có xu hướng giảm, trong khi đó thì nền văn hoá truyền thống đang có sự hồi phục và phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chỉ cần có sự quan sát cũng có thể thấy, nếu trước đây những "người nhà quê" chẳng bao giờ biết đến những văn minh khoa học, họ cũng biết cái vi tính là gì thì nay, chuyện cái máy vi tính có thể làm được những việc này, việc kia tài lắm thì không phải ít "người nhà quê" không biết đến. Hầu hết mọi nơi trên đất nước Việt Nam cũng có sự xuất hiện của văn hoá nước ngoài, hay con người đều có thể biết đến một nền văn hoá mới lạ thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. 3.1.3. Khoa học kỹ thuật phát triển ở mức độ cao Có thể nói, khoa học kỹ thuật ngày nay đang phát triển từng giờ, thế giới đang quay với tốc độ chóng mặt, việc quan tâm đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật luôn là mối quan tâm của các quốc gia. Chính vì thế những người lãnh đạo của mỗi quốc gia đều có những phương cách cho đất nước mình về vấn đề phát triển khoa học kỹ thuật. Phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn coi sự nghiệp phát triển khoa học công nghiệp cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thủ tướng lưu ý cần huy động mọi lực lượng trong xó hội, thành phần kinh tế tham gia vào cỏc hoạt động khoa học công nghệ, trong đó đội ngũ cán bộ trỡnh độ cao làm việc trong các viện nghiên cứu, trường đại học cần được coi là lực lượng chủ lực để có các biện pháp quản lý, đầu tư và phát triển phù hợp. Về nhiệm vụ sắp tới, Thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học - Công nghệ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung thực hiện tốt 4 nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ, bao gồm xây dựng chính sách, tạo môi trường thuận lợi nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc nâng cao trỡnh độ công nghệ của nền kinh tế, đặc biệt trong các doanh nghiệp. Gắn với nhiệm vụ này, cần đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, môi giới, dịch vụ về khoa học công nghệ để phát triển thị trường công nghệ. Chuẩn bị ngay việc xây dựng các văn bản hướng dẫn để sớm thực thi có hiệu quả Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Chuyển giao công nghệ sau khi được Quốc hội thông qua. Xây dựng phát triển các trung tâm giao dịch khoa học công nghệ tại các vùng kinh tế lớn trong cả nước. Tiếp đến, đổi mới cơ bản chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho khoa học công nghệ phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học công nghệ và thúc đẩy đầu tư của toàn xó hội cho đổi mới công nghệ để có thể đạt mức 1,5% GDP vào năm 2010. Chú ý tập trung đầu tư cho con người để phát triển tài sản trí tuệ của đất nước và xây dựng các cơ chế, chính sách đặc biệt để phát triển tiềm lực khoa học công nghệ. Nhiệm vụ tiếp theo xõy dựng lộ trỡnh hội nhập quốc tế về khoa học cụng nghệ để lĩnh vực này có đủ năng lực phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế - xó hội, giải quyết được các nhiệm vụ khoa học công nghệ quốc gia ở tầm quốc tế; nhanh chóng củng cố và mở rộng mạng lưới đại diện khoa học công nghệ ở nước ngoài. Tạo điều kiện để các viện nghiên cứu hàng đầu của khu vực và thế giới có chi nhánh nghiên cứu tại Việt Nam. Thủ tướng cũng yêu cầu cần có các giải pháp để sớm hỡnh thành cỏc tập thể khoa học và cụng nghệ mạnh với đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trỡnh sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viờn lành nghề cú trỡnh độ khu vực và quốc tế, đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ khoa học công nghệ quốc gia ở tầm quốc tế. Đầu tư có trọng điểm để xây dựng một số viện nghiên cứu đạt trỡnh độ quốc tế. Tất cả những chiến lược trên của cựu Thủ tướng Phan Văn Khải nói chuyện ngày 23 tháng 9 năm 2006 đã chứng thực rằng chúng ta phải nhanh chóng để có thể bắt kịp sự phát triển với tốc độ cao của nền khoa học công nghệ thế giới. 3.2. Những thay đổi của công chúng truyền hình hiện đại 3.2.1. Trình độ văn hoá của công chúng ngày càng cao Dân số nước ta lại có kết cấu trẻ nên người dân nước ta sẽ rất năng động. Tỷ lệ dân biết chữ ở nước ta cao. Hầu hết trẻ đến tuổi đi học được đến trường, số lượng các trưởng tiểu học, trung học tăng, chúng ta đang phấn đấu phổ cập trung học phổ thông cho thanh niên. Hiện nay với số lượng hơn 200 trường Đại học, cao đẳng và với hàng ngàn trường đào tạo nghề trên cả nước, chúng ta đã có được một hệ thống giáo dục có chất lượng, hàng năm đào tạo được hàng chục ngàn người có trình độ cao. Với mục tiêu mở rộng quy mô đào tạo ở bậc Đại học và cao đẳng chúng ta đang phấn đấu nâng cao trình độ cho người dân, chuẩn bị cho thế hệ trẻ những tiềm nền tảng kiến thức sâu rộng nhất để hoà vào sự phát triển của thế giới phục vụ cho công việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trình độ dân số ngày càng cao cũng tạo cho truyền hình có được những công chúng chất lượng, có kiến thức và chủ động tiếp nhận các thông tin và chính họ là những người có nhiều đóng góp xây dựng truyền hình ngày càng hoàn chỉnh hơn. 3.2.2. Nhu cầu thông tin của công chúng trên truyền hình Việt Nam Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao và đi cùng nhu cầu hưởng thụ là sự đòi hỏi cao về nhu cầu thông tin. Thông tin sẽ trở thành một phần quan trọng đối với con người trong xã hội phát triển. Con người ngày càng có nhiều mối quan hệ, nhiều mối quan tâm đối với các vấn đề trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những thông tin về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, các thông tin trực tiếp tác động đến đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội, và tất nhiên đây sẽ là một nhu cầu không thể thiếu. Công chúng không chỉ mong thu nhận thông tin đơn thuần mà còn mong được chia sẻ những mối quan tâm của bản thân mình với xã hội, vì thế họ muốn các phương tiện thông tin đại chúng phải là diễn đàn, phải là nơi họ có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với xã hội. Hơn hết, công chúng muốn tìm hiểu, học hỏi nhiều điều mới lạ thoả mãn trí tò mò, sự ham học của mình, thể hiện một lối nghĩ mới của công chúng, họ không ngại phải lên hình hay xuất hiện trước đám đông. Nhu cầu về thông tin của công chúng hiện đại cần cả hình thức và chất lượng, trình độ cao nên nhận thực hay cách tiếp nhận thông tin của họ cũng tinh tế hơn rất nhiều. 3.3. Dự báo về thông tin của công chúng truyền hình hiện đại 3.3.1. Thời gian tiếp nhận thông tin Theo bảng thống kê tại 8 tỉnh thành mà tác giả luận văn đã khảo sát thì nhận thấy, thời gian tiếp nhận thông tin của công chúng truyền hình ngày nay dường như là kín cả ngày. Tuy nhiên, cũng có một số thời gian trong ngày được xem là "giờ vàng", thời gian có nhiều người theo dõi thông tin hơn cả, tất nhiên đó chỉ là nghiên cứu với loại truyền thông là truyền hình và cụ thể là với Đài truyền hình Việt Nam. Nên thời gian tiếp nhận thông tin của công chúng nói chung đối với các loại hình truyền thông khác, các loại nguồn thông tin thì vô cùng đa dạng. Bởi mức độ quan hệ của thông tin đối với công chúng tiếp nhận cũng là một yếu tố liên quan đến quá trình tiếp nhận thông tin và ảnh hưởng đến thời gian tiếp nhận thông tin của công chúng nói chung và mỗi cá nhân nói riêng. Đối với công chúng truyền hình, thông tin trong chương trình có ảnh hưởng trực tiếp đến công chúng hay liên quan đến những lợi ích hay nhu cầu thiết yếu hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống thì công chúng sẽ có thái độ tiếp nhận khác so với những thông tin đơn thuần khác như thông tin giải trí... "Khoảng cách thẩm mỹ", thuật ngữ này chỉ khoảng cách về tri thức của một người trước và sau khi tiếp nhận thông tin nếu khoảng cách này càng lớn tức là thông tin thu được của công chúng càng lớn và ngược lại nếu khoảng cách này nhỏ thì thông tin mà công chúng thu được không nhiều, điều này chứng tỏ hiệu quả thông tin không cao. 3.3.2. Yêu cầu về chất lượng chương trình truyền hình Chất lượng chương trình truyền hình ngày càng được công chúng đòi hỏi phải cao hơn. Chất lượng được nói tới ở đây là cả về mặt hình thức và nội dung, cách thức truyền tải nội dung phải luôn có sự biến đổi, mang tính hấp dẫn. Nội dung chương trình ngày càng có xu hướng thiên về hướng dẫn, chỉ dẫn, những thông tin có tác động trực tiếp đến đời sống thường nhật luôn được công chúng quan tâm và hứng thú thoi dõi. Công chúng ngày càng có trình độ nhận thức cao, nhu cầu của họ cũng theo đó mà tăng lên vì thế để có thể cuốn hút hay có tác động tới họ thì các chương trình truyền hình phải ngày một đa dạng hơn, sâu sắc và hấp dẫn hơn. Tiêu chí cho các chương trình truyền hình ngày nay là mang phong thái vui nhộn nhiều hơn, cần có những chương trình mang tính giáo dục sâu sắc nhưng không giáo điều, khô khan. Các chương trình truyền hình có xu hướng chỉ dẫn, giao lưu và mang phong thái tự nhiên, gần gũi với khán giả hơn, kể cả các chương trình trò chơi. Những showgame quá cũ, tồn tại quá lâu nên được thay thế bằng các chương trình mới, hấp dẫn hơn. Người chơi vẫn có nhưng có thể người xem truyền hình lại không có nhiều nữa, vì thế những chương trình như "Chiếc nón kỳ diệu" nên "nhường" cho một showgame mới. Công chúng truyền hình hiện đại không chỉ xem truyền hình mà họ cần thưởng thức truyền hình, nên chương trình truyền hình cần có chất lượng được cải thiện không ngừng. 3.4. Những đề xuất phát triển của Đài truyền hình Việt Nam 3.4.1. Phát triển kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu dịch vụ truyền hình trong và ngoài nước Việc đầu tư phát triển các kênh thông tin nói chung và truyền hình nói riêng để đón đầu và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng là rất quan trọng. Như đã biết, công nghiệp truyền hình của nước ta còn nhiều hạn chế so với sự phát triển của thế giới. Chuyện thiết bị kỹ thuật cũ và lạc hậu là chuyện bức xúc và trăn trở với những Đài truyền hình tỉnh, sự thiếu thốn về kỹ thuật nhiều khi đã làm cho các phóng viên "nản" trong công việc, dẫn đến tình trạng ra đời của một loạt các chương trình kém chất lượng. Vì thế, là một Đài truyền hình Quốc gia, Đài truyền hình Việt Nam cần có sự đầu tư cao hơn về mặt này. Trên thực tế, có rất nhiều chương trình truyền hình được phát sóng hàng ngày có lỗi kỹ thuật, và qua việc tác giả luận văn đã từng trực tiếp công tác tại Đài truyền hình Việt Nam thì thấy phương tiện kỹ thuật còn sử dụng nhiều loại cũ, lạc hậu không đáp ứng được việc thực hiện ý tưởng của tác giả tác phẩm. Chiếm đa số các chương trình được dàn dựng công phu hay sử dụng các công nghệ kỹ thuật cao, những người thực hiện đều phải thuê máy móc từ bên ngoài hoặc trực tiếp làm ở bên ngoài. Vấn đề kỹ thuật gây cản trở rất nhiều về mặt thời gian cũng như sự sáng tạo của người thực hiện chương trình. Song song với việc phát triển nội dung các chương trình hiện đại đáp ứng nhu cầu trình độ của công chúng hiện đại thì việc phát triển kỹ thuật để có thể phù hợp là điều rất cần thiết. Sự đồng bộ trong quá trình thực hiện khẳng định đẳng cấp cao, sự chuyên nghiệp trong nền công nghiệp truyền hình. Thời gian tới đây, truyền hình Việt Nam nói chung và Đài truyền hình Việt Nam nói riêng phải có sự cạnh tranh với những hãng truyền hình nước ngoài ngay trên lãnh thổ của mình. Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu dịch vụ trong và ngoài nước là hết sức cần thiết và cấp bách trong gian đoạn này. 3.4.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm truyền hình Trong bất cứ công việc gì thì nhân lực luôn là vấn đề hàng đầu, như trong cuộc phỏng vấn lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam cũng đã nhấn mạnh ý này. Hiện nay, hàng năm ở nước ta đào tạo hàng trăm phóng viên, nhưng số lượng này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền công nghiệp truyền hình hiện đại. Có nhiều nguyên nhân, có những người không đủ khả năng, lại có người không thấy thoải mái khi làm công việc là một phóng viên. Điều đáng ngại nhất đó chính là sự ảo tưởng về nghề nghiệp của những sinh viên học báo chí, nhất là báo chí chuyên ngành truyền hình. Vấn đề này đã gây nên sự đào tạo thừa mà nhân lực thực sự lại thiếu, Đài truyền hình Việt Nam nên chăng có chế độ tuyển người nhanh chóng và thực tế hơn, để tránh việc mất thời gian trong quá trình thử việc và đào tạo "chay" như hiện nay, cần có công việc thử thách thực tế và phù hợp hơn với nhân viên mới. Tuy nhiên, vấn đề có thể phát sinh khi nhiều phóng viên chỉ làm thử việc cho Đài truyền hình Việt Nam đã luôn nuôi một ảo mộng cho mình mà quên đi nhiệm vụ cần phải phấn đấu, đó chính là sự "ăn theo", làm người sai vặt, những người này, họ không cần có lương, họ thích có tiếng hơn, đó chính là gánh nặng của mỗi gia đình khi phải đầu tư, nuôi nấng mãi những con người như thế. Và vô tình, Đài truyền hình Việt Nam đã trở thành môi trường dung túng cho những gánh nặng gia đình và cũng là gánh nặng xã hội. Cần có sự kiên quyết hơn nữa trong việc loại trừ những thành viên, cá nhân không đủ năng lực làm truyền hình. Những người đã có kinh nghiệm cũng đừng "lợi dụng" họ làm "kẻ hầu" cho mình. Các cấp lãnh đạo cũng cần có sự quan tâm sâu sát hơn nữa đến đội ngũ cán bộ làm truyền hình của mình. Tránh để tình trạng gần như ngày nào cũng có lỗi trên truyền hình, nhà Đài cần có một đội ngũ chuyên nghiệp và thực hiện nhuần nhuyễn công việc hơn. Để những người thử nghiệm làm ở một chương trình cho riêng lãnh đạo của Đài xem và duyệt, sau đó hãy cho họ xuất hiện, làm việc chính thức với công chúng. Nếu đứng ở phương diện là công chúng truyền hình mới thấy hết sự khó chịu khi họ phải xem những chương trình có quá nhiều "sạn". Rèn luyện cán bộ có ý thức trong công việc của mình, đó cũng là sự tôn trọng công chúng, tôn trọng nghề nghiệp của mình. Công việc đào tạo cán bộ cho ngành truyền hình không phải là một việc có thể thực hiện một sớm một chiều, cần có sự đầu tư về mặt thời gian và chất xám. Nhưng phải thực hiện ngay tức thời mới có thể có hiệu quả. Thực tế, có nhiều cách đầu tư, Đài truyền hình cũng có nhiều cuộc giao lưu với những Đài truyền hình quốc tế, phóng viên cũng có nhiều cơ hội cọ xát với những phóng viên nước ngoài, song vấn đề là ở chỗ những điều họ học được lại không có sự chọn lọc và phát huy phù hợp với văn hoá trong nước. Đây tiếp tục lại là vấn đề cần phải quan tâm khi một phóng viên truyền hình, người hướng dẫn dư luận lại không có đủ sự hiểu biết về văn hoá của chính quê hương mình. Cho nên, cần có sự đào tạo cả về vấn đề nghiệp vụ lẫn bồi dưỡng về văn hoá Việt Nam. 3.4.3. Những cải cách về hành chính Xây dựng bộ máy hành chính ở bất cứ cơ quan nào cũng còn nhiều điều bất cập. Đài truyền hình Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng như vậy, khi bộ máy hành chính còn quá cồng kềnh, sự quản lý tuy đông, dày mà lại vẫn lỏng lẻo. Bộ máy hành chính cũng là một yếu tố làm hạn chế khả năng phát triển, hãy thử hình dung khi một phóng viên muốn làm chương trình, dù đã duyệt nội dung, đến khi muốn tác nghiệp cần phải trải qua ít nhất là 5 khâu với 5 tờ giấy đề nghị, nào là xin xe, xin kỹ thuật, xin dựng, xin giấy công tác, xin qua cổng,... và phóng viên ấy phải chạy khoảng vài tầng cầu thang của mấy tầng nhà, quả thật rất mất thời gian và cả công sức nữa. Thêm vào đó là áp lực mỗi khi gặp trục trặc, không thể gặp người có thể ký giấy cho mình, đó là áp lực về mặt thời gian. Làm báo mà phải tuân theo thời gian của bộ máy hành chính còn sự kiện thì những người làm hành chính ít quan tâm, họ chỉ nhanh khi có chỉ thị của lãnh đạo. Bởi những người làm hành chính họ không có nghiệp vụ báo chí. Vấn đề biên chế cho phóng viên cũng có nhiều ý kiến, đúng là nếu làm việc mà luôn phải lo đến chuyện mình có được biên chế hay không, có được hưởng quyền lợi như một cán bộ, công nhân viên chức hay không, hay một phóng viên chính thức không đã nảy sinh rất nhiều vấn đề tiêu cực. Chuyện "chạy chọt" để có biên chế hay có hợp đồng làm việc trong Đài truyền hình Việt Nam là có đã gây không ít áp lực đối với những người thực sự có năng lực muốn làm việc tại đây, nhưng họ lại sợ cảnh làm thử việc mãi mà không có một loại giấy tờ nhận công nhận. Hiện tại trong Đài truyền hình Việt Nam phải có tới hàng trăm những người làm việc với danh nghĩa cộng tác viên, họ đến và làm chân sai vặt, có những người làm đến vài năm như vậy. Không biết có phải do bộ máy hành chính đang "ưu tiên" họ hay đang "bóc lột" họ? Vì vậy cần có một chế tài cho những người làm truyền hình, thêm vào đó là vấn đề trả công, một bài học cho thấy, VTV đã mất rất nhiều phóng viên có kinh nghiệm sang VTC (Truyền hình Kỹ thuật số Việt Nam). Những người chuyển sang VTC họ đều nói một lý do duy nhất đó là sự không thoải mái trong cách làm việc và chế độ thì quá khắt khe ở VTV. Đây là vấn đề mà VTV cần phải nhìn nhận và cải tạo lại bộ máy hành chính của mình. kết luận chương 3 Nghiên cứu công chúng của Đài truyền hình Việt Nam, những biến đổi của các nhân tố tác động từ xã hội và những việc Đài truyền hình Việt Nam đã làm được trong những năm gần đây. Từ đó, rút ra những điều chưa làm được cần phải cải tổ cho phù hợp để có thể phục vụ khán giả truyền hình tốt nhất cũng như gắn kết công chúng một cách chặt chẽ hơn đó là: phát triển kỹ thuật, xây dựng đội ngũ cán bộ và cải cách hành chính. Phát triển kỹ thuật là sự nâng cấp máy móc, học hỏi cách thức sử dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nhằm tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho hoạt động truyền hình. Trong thời gian tới đây, VTV còn phải cạnh tranh với các Đài truyền hình tư nhân trong nước và nước ngoài nên việc có được kiến thức hiện đại về kỹ thuật là một yếu tố sống còn trong hoạt động truyền hình. Bởi truyền hình là một phương tiện truyền thông hiện đại, nó không ngừng cải tiến và phát triển mạnh, vì thế để bắt kịp với khoa học công nghệ thì VTV cần có sự đầ tư thoả đáng hơn nữa vào việc phát triển kỹ thuật. Tránh sự không đồng bộ, thiếu thốn máy móc gây cản trở việc tác nghiệp của các phóng viên. Làm bất cứ công việc gì, nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Làm truyền hình đòi hỏi phải có đội ngũ phóng viên truyền hình chuyên nghiệp, đào tạo và tuyển dụng những phóng viên có trình độ song cần có cả tâm đức nên VTV lại phải "khéo léo" trong công tác đào tạo cũng như tuyền dụng phóng viên. Làm thế nào để phóng viên thoải mái trong công việc, họ sẽ dốc hết sức lựa của mình để cống hiến cho tác phẩm truyền hình. Đặc biệt công tác truyền hình cần có tinh thần tập thể cao, nên cũng đòi hỏi cần có sự đồng đều về nghiệp vụ trong đội ngũ phóng viên. Để làm được điều này thì việc duy nhất phải làm đó là đào tạo, phóng viên phải được đào tạo kỹ lưỡng trong môi trường chuyên nghiệp và có sự trải nghiệm trước khi xuất hiện hay trình làng tác phẩm của mình với công chúng. Để sự phát triển ngành truyền hình được kiện toàn thì bộ máy hành chính phải được cải tổ. Giảm bớt đi các thủ tục rườm rà, tránh mất thời gian của phóng viên. Bộ máy hành chính của VTV cần được cải cách cho gọn lại, bớt cồng kềnh. Cần có những chế tài phù hợp cho nguồn nhân lực, thưởng phạt đúng và phù hợp. Tránh gây nên sự chán nản cho các phóng viên vì làm truyền hình là công việc mệt nhọc nên các phóng viên cần có mức sống thích hợp và tương ứng với công sức của họ, việc thử thách là cần thiết, tuy nhiên cũng nên có giới hạn rõ ràng. Kết luận Các nhà sản xuất chương trình truyền hình muốn biết công chúng cần thông tin gì và việc làm của mình của mình ảnh hưởng đến thái độ, cách cư xử của công chúng như thế nào, hiểu biết được công chúng truyền hình là một yếu tố rất quan trọng để tạo nên hiệu quả của truyền thông. Để có được những tác phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự mà còn khiến công chúng thích thú, người làm truyền hình phải không ngừng rèn luyện. Quá trình hoạt động và việc thường xuyên nghiên cứu công chúng của mình sẽ đem lại cho người làm truyền hình những kinh nghiệm thiết thực và bổ ích. Bên cạnh đó, việc rèn luyện những kỹ năng giao tiếp với công chúng đã trở thành một trong những yêu cầu quan trọng trong năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của một nhà báo truyền hình hiện đại. Ngày nay, công chúng không chỉ có nhu cầu biết thông tin mà còn có nhu cầu thoải mái trong tiếp nhận thông tin. Các biên tập viên phải tạo được một chiếc cầu nối giao lưu tình cảm giữa công chúng với chương trình. Bởi lẽ đó mà lối nói từ độc thoại sang đối thoại chắc chắn sẽ tạo ra những hiệu quả cao hơn. Với sự tham gia trực tiếp của công chúng, thông tin trên truyền hình trở nên khách quan hơn, chân thực hơn và điều quan trọng nhất là đã tạo ra một quan niệm mới khi truyền hình trở thành "diễn đàn", thành "sân chơi" của đông đảo công chúng. Điều này gạt bỏ được rất nhiều rào chắn trên con đường đến với công chúng. "Phần lớn các nhà báo không chọn báo chí như là một nghề chỉ để kiếm sống. Tôi tin, báo chí đang và sẽ được nhỡn nhận đúng như vai trũ mà xó hội luụn chờ đợi ở mỡnh: hành xử cú trỏch nhiệm hơn với đất nước, với dân tộc". Đó là nhận định của nguyên Thủ tướng Vừ Văn Kiệt trong bài viết nhân kỷ niệm 82 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam. Nhận định của Thủ tướng cũng là mong muốn của các phóng viên truyền hình. Người làm truyền hình cũng cần có cái tâm trong nghề, cái tâm xuất phát trước hết là phải quan tâm đến đối tượng mình đang nhắm tới, và đối tượng của truyền thông nói chung và truyền hình nói riêng đó là công chúng. Trong tương lai việc cần thiết thành lập một trung tâm nghiên cứu công chúng cho truyền hình Việt Nam là nên làm. Một trung tâm nghiên cứu công chúng để khẳng định và gắn kết chặt chẽ hơn nữa mối quan hệ giữa công chúng với Đài truyền hình Việt Nam. Đài truyền hình Việt Nam đã có mối liên hệ với công chúng truyền hình, ngày càng phải gắn kết và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ này. Bởi mối quan hệ này là một sự tương tác, hợp tác để cùng nhau phát triển, công chúng nhờ có truyền hình mà có thêm thông tin, tri thức, giải trí,... truyền hình cũng nhờ công chúng mà phát triển. Nghiên cứu công chúng sẽ giúp cho sự phát triển của truyền hình được đẩy mạnh hơn và hoàn chỉnh hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay.pdf
Luận văn liên quan