Tạo môi trường cho người nông dân khắc phục những khó khăn
(giá nông sản thấp, bấp bênh, giá hàng hóa phi nông nghiệp tăng cao do giá
xăng dầu, giá điện, giá một số tư liệu sản xuất khác, ) và có sự can thiệp
của nhà nước bằng những công cụ chính sách giữa hai chiều giao lưu
hàng hóa.
Đẩy mạnh quan hệ hợp tác liên doanh, liên kết trao đổi bổ sung hàng
hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giữa Cần Thơ với các
tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ đặc biệt là thành
phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong cả nước.
Mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương
mại, hướng dẫn các hoạt động này gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông nghiệp.
Phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa gắn với đẩy mạnh việc lưu
thông, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh
của sản phẩm phù hợp yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, với hiệu
quả kinh tế ngày càng được nâng cao.
120 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác
chất kích thích tăng trưởng và các hợp chất hóa học để xử lý ao nuôi trồng
thủy sản, hạt giống và sản phẩm ngày càng rộng rãi. Bên cạnh mặt tích cực
là góp phần làm gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm thì việc lạm
dụng sử dụng các hợp chất hóa học của một số hộ nông dân đã dẫn tới giá
thành sản xuất tăng, hiệu quả sản xuất giảm, đặc biệt dư lượng các chất hóa
học trong sản phẩm có chiều hướng tăng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ
người tiêu dùng và làm giảm uy tín đối với hàng xuất khẩu. Để khắc phục
tình trạng này, gần đây các địa phương đã phát động phong trào "3 tăng, 3
giảm" (tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng hiệu quả sản xuất đi đôi với
giảm chi phí giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật), đồng thời khuyến
khích nông dân ứng dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp an toàn
(GAP - Good Agricultural Practise), phương pháp phòng trừ dịch hại tổng
hợp (IPM - Integrated Protect Management), đã góp phần cải thiện chất
lượng nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản. Tuy nhiên, mức độ
triển khai áp dụng các biện pháp canh tác này còn chậm chủ yếu do quy mô
sản xuất của hộ nhỏ, khó có thể tổ chức triển khai đồng loạt các biện pháp
canh tác tiên tiến để tạo thành vùng sản xuất hàng hoá lớn.
Về lĩnh vực sử dụng vật liệu mới: số hộ nông dân ở Cần Thơ sử dụng
màng phủ nilon để sản xuất rau, màu và làm lều phơi sản phẩm, sử dụng
81
ơ
nhà lưới để sản xuất rau và cây giống, sử dụng bao ni lon để bao trái và các
vật liệu làm giá để cho sản xuất nấm có xu hướng tăng. Nhưng cho đến nay
quy mô sử dụng trên một hộ còn nhỏ, số hộ sử dụng còn ít và tăng chậm.
Nguyên nhân chính là do các phương pháp nêu trên thường làm tăng chi
phí sản xuất, trong khi nhu cầu tiêu thụ và giá bán các sản phẩm có chất
lượng cao còn nhỏ.
3.1.4.2. Tác động của các nhân tố phi kinh tế chủ yếu:
* Quá trình đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa trong giai đoạn 2001-2010 diễn ra khá sôi động,
đến nay thành phố Cần Thơ có 5 quận và 4 thị trấn trung tâm huyện. Tỷ lệ
đô thị hóa khoảng 49,94%, cao nhất so với các tỉnh khác ở đồng bằng sông
Cửu Long.
Dân số đô thị tăng từ 354.358 người năm 2000 lên 791.005 người
năm 2010, trong khi đó dân số nông thôn giảm từ 732.885 người năm 2000
xuống 408.762 người năm 2010, nhưng phân bố không đều. Số lượng thị
trấn tuy ít nhưng quy mô dân số vào loại trung bình đến lớn (từ 10 - 20
ngàn dân), góp phần cho phát triển đô thị trong vùng nông thôn.
Theo định hướng phát triển đô thị, dãy đô thị tập trung sẽ kéo dài từ
bắc xuống nam, kết hợp với phát triển các đô thị vệ tinh (các thị trấn) và
các khu công nghiệp sẽ tạo điều kiện thu hút lao động nông nghiệp, thúc
đẩy đô thị hóa các điểm dân cư nông thôn.
* Phát triển ngành nghề nông thôn
Loại hình ngành nghề khá đa dạng và có một số loại nghề có triển
vọng phát triển như mộc dân dụng, sản xuất các sản phẩm từ kim loại,
trồng cây kiểng, đóng ghe thuyền. Nhưng nhìn chung, vai trò của ngành
nghề trong phát triển kinh tế nông thôn còn nhỏ, làng nghề phát triển chậm,
thành phần kinh tế chủ yếu là nông hộ. Thu nhập của nông dân tăng đáng
82
ơ
kể, cao hơn mức bình quân ở đồng bằng sông Cửu Long, đến nay số hộ
nghèo ở nông thôn còn khoảng 2% (toàn thành phố còn dưới 1%), đây là
mức thấp hơn nhiều so với tất cả các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu
Long. Tuy nhiên khoảng cách thu nhập cũng như mức sống giữa thành thị
và nông thôn ngày càng giãn ra do những hạn chế về đầu tư phát triển nông
thôn còn thiếu toàn diện, điểm xuất phát thấp và chưa có điều kiện tập trung
như khu vực thành thị.
Do quá trình đô thị hóa diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp,
người nông dân bị mất đất sản xuất; do vậy, việc phát triển ngành nghề
truyền thống để giúp người dân có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, góp
phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Thành phố hiện
nay có nhiều nhóm ngành nghề nông thôn phát triển như nghề mộc, đan lát,
chế biên thực phẩm, trồng cây kiểng,
* Thủy lợi hóa, cơ giới hóa trong nông nghiệp
Công tác thủy lợi: thành phố Cần Thơ là một trong những địa
phương được đầu tư hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh, bao gồm hệ thống
kênh mương (từ kênh trục đến cấp II và nội đồng), hệ thống đê bao kiểm
soát lũ, đảm bảo cho sản xuất chủ động quanh năm trên đại bộ phận diện
tích đất nông nghiệp phía nam (kênh Cái Sắn). Công tác thủy lợi kết hợp
phát triển hệ thống giao thông nông thôn, đầu tư phát triển lưới điện, cung
cấp nước sạch sinh hoạt, mạng lưới bưu chính viễn thông,... được quan tâm
đầu tư đã góp phần ổn định sinh hoạt cho dân cư nông thôn.
Trong những năm qua, công tác thủy lợi đã tạo nên một số thay đổi
đáng kể và có tác động tích cực đối với nông nghiệp và nông thôn: Cải
thiện đáng kể việc tiêu chua, tiêu úng nội đồng, chống lũ tháng tám cho sản
xuất nông nghiệp và chống lũ cho khu vực dân cư ở vùng ngập sâu; tạo
điều kiện cho việc phát triển hạ tầng cơ sở, địa bàn bố trí dân cư, ổn định
83
ơ
đời sống; phục vụ kịp thời và tích cực cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp; năm 2004, có 50.000 ha được khép kín, chiếm 43,2% diện tích
canh tác và đến năm 2010, đã tăng lên 93.272 ha, chiếm 80,8% diện tích
canh tác.
Vấn đề cơ giới hóa trong các khâu của sản xuất nông nghiệp (nhất là
sản xuất lúa) ở thành phố Cần Thơ như làm đất, bơm tưới, gieo cấy, chăm
sóc, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, chế biến,... rất được quan tâm, đến
năm 2010, khâu làm đất đạt 100% diện tích, sấy lúa đạt 40% với 769 máy.
Cơ giới hóa được xem là một trong những xu hướng tất yếu góp phần đưa
hàng hóa nông sản đạt chất lượng và giá thành sản xuất có tính cạnh tranh
cao. Tuy nhiên, tỷ lệ cơ giới hóa của nhiều khâu như: gieo cấy, thu hoạch,
bảo quản sau thu hoạch còn rất thấp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
trên do hạ tầng nông thôn còn nhiều khó khăn; đồng ruộng bị chia cắt manh
mún, nên rất khó đưa cơ giới vào đồng ruộng.
* Các chính sách cho nông nghiệp:
- Chính sách Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn những năm gần đây
tuy có tăng nhưng vẫn còn thấp so với tiềm năng và yêu cầu phát triển nông
nghiệp của vùng, chưa tạo được bước đột phá trong đầu tư phát triển hệ
thống giao thông bộ, nghiên cứu khoa học, khuyến nông, công nghệ sau thu
hoạch và thu mua chế biến, vốn đang là những vấn đề khó khăn của vùng.
- Chính sách tín dụng trong nông nghiệp còn khá nhiều bất cập như
số hộ nông dân, nhất là hộ nông dân nghèo không có tài sản thế chấp
thường khó tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng, trong khi các chính
sách cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản thế chấp triển khai còn gặp
nhiều ách tắc, chủ yếu do chưa có dự án đầu tư khả thi, không nằm trong
các vùng quy hoạch, không ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh
nghiệp và hợp tác xã.
84
ơ
- Chính sách đất đai: Công tác đổi mới chính sách quản lý đất đai ở
hầu hết các địa phương thực hiện còn chậm, chưa tạo được thuận lợi thúc
đẩy quá trình tích tụ đất đai, nên đến nay đất nông nghiệp của vùng vẫn
đang trong tình trạng quản lý, sử dụng manh mún ở hộ gia đình, làm cản trở
đến quá trình phân công lại lao động nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa lớn.
- Chính sách khoa học, công nghệ và khuyến nông: Chính sách
khuyến khích xã hội hóa công tác nghiên cứu, triển khai trong nông nghiệp
còn yếu, số lượng đề tài nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn có tỉ lệ thành
công không cao, tiến bộ kỹ thuật chuyển giao cho nông dân còn ít và trình
độ công nghệ còn thấp so với các nước trong khu vực, nhất là lĩnh vực về
giống, công nghệ sau thu hoạch và chế biến; lực lượng khuyến nông ở cơ
sở còn mỏng và chủ yếu là khuyến nông nhà nước còn thiếu những cơ chế
khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
tham gia vào công tác khuyến nông.
- Chính sách tiêu thụ nông sản: Nhiều chính sách hỗ trợ nông dân
tiêu thụ nông sản đã được Nhà nước ban hành như: chính sách khuyến
khích đầu tư phát triển các vùng chuyên canh sản xuất các cây trồng xuất
khẩu có giá trị cao; đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến, hỗ trợ
xuất khẩu nông sản hang hóa, đặc biệt là Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 09/2000/NQ-CP về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khuyến khích
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng
hóa thông qua hợp đồng nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông
sản hàng hóa thông qua liên kết "bốn nhà ", nhưng quá trình thực hiện còn
nhiều hạn chế, số hộ ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp
thấp (tại TP. Cần Thơ mới chiếm 5,4% số hộ sản xuất). Nguyên nhân chính
85
ơ
là do: (i) quy mô sản xuất của hộ nhỏ, sản lượng làm ra ít và phân tán nên
nông dân vẫn có thể tự tiêu thụ qua các thương lái tại các địa phương và rất
khó khăn cho doanh nghiệp tổ chức thu mua; (ii) chưa có cơ chế chế tài
việc thực hiện hợp đồng đối với nông dân hiệu quả; (iii) năng lực vốn và
nhân lực của doanh nghiệp phục vụ cho công tác này còn hạn chế.
* Tập quán sản xuất của nông dân:
Đứng trước yêu cầu phát triển nền sản xuất hàng hóa lớn theo hướng
hội nhập, còn không ít tập quán sản xuất lạc hậu của nông dân của vùng
chưa được khắc phục như. (i) phần lớn nông dân trong vùng còn mang tư
tưởng của người sản xuất nhỏ, dẫn đến quá trình liên kết, hợp tác trong sản
xuất diễn ra chậm; (ii) thói quen độc canh cây lúa đã hạn chế lớn đến tốc độ
đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp; (iii) nhiều kỹ thuật canh tác truyền
thống lạc hậu như sạ vãi, sạ chạy, đốt đồng, bón phân và phun thuốc không
hợp lý, đang là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến quy mô sản xuất manh
mún, sản lượng và chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của
thị trường trong nước và xuất khẩu.
3.1.5. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và
tăng trưởng kinh tế
Thành phố Cần Thơ có những thuận lợi cơ bản như tình hình chính
trị - xã hội tiếp tục ổn định, phát huy quan hệ hợp tác phát triển trong và
ngoài nước mở rộng, nguồn lực kinh tế nâng lên, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội từng bước cải thiện Vì vậy, trong thời gian qua đã có bước tăng
trưởng đáng kể với tốc độ tăng trưởng khá cao. Tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân hàng năm (giá so sánh 1994) trong giai đoạn 2001-2005 là
13,31% (chỉ tiêu tăng 9-10%), giai đoạn 2006-2010: Tăng trưởng kinh tế
86
ơ
duy trì ở mức khá cao: 16,2% năm 2006, 16,27% năm 2007 và năm 2010
đạt 15,88% .
Tăng trưởng kinh tế bình quân 14.3%, năm sau cao hơn năm trước;
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tỷ lệ đô
thị hóa và bước đầu gắn sản xuất với thị trường.
11.95
14.77
16.2
15.21
15.87
12.18
8.53
4.45 4.84 4.65
13.86
19.42
20.32 20.53
17.11
10.54
14.63
18.05
14.49
20.72
2002 2004 2006 2008 2010
Tăng trưởng (%) Khu vực I Khu vực II Khu vực III
Đồ thị 3.5: Tăng trưởng GDP của thành phố Cần Thơ
Nguồn: Niên giám thống kê của TP Cần Thơ năm 2004 và 2010 (tác giả tự
tính).
Khu vực I chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị thủy sản, dịch
vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng giá trị trồng trọt; phát triển và từng bước
chuyển dịch nhanh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hình thành
vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa chất lượng cao, cung cấp phần lớn
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đã có 60.000 ha đất
nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đạt 53% diện tích canh tác; tỷ lệ
áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng tăng, khâu làm đất đạt
87
ơ
100% diện tích, sấy lúa đạt 40%; công tác thủy lợi khép kín được 93.272
ha, chiếm, 80,8% diện tích canh tác đồng thời với việc ứng dụng công nghệ
sinh học, kỹ thuật canh tác tiến bộ, sử dụng giống mới được chú trọng, qua
đó tăng dần hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp. Cơ cấu giá trị sản xuất
chuyển dịch theo hướng tích cực và hiệu quả, tỷ trọng thủy sản, dịch vụ
nông nghiệp được nâng cao. Giá trị sản xuất thủy sản có tốc độ tăng nhanh,
từ tỷ trọng 20,87% (năm 2005) tăng lên trên 27,96% năm 2010; tỷ trọng giá
trị nông nghiệp giảm dần qua từng năm, từ chiếm 78,6% năm 2005 còn
72,72% năm 2010. Năm 2010, sản lượng lúa đạt gần 1,3 triệu tấn; diện tích
nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng, với 2.333 ha, sản lượng thu hoạch trên
92.875 tấn, sản phẩm chủ yếu là cá tra nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Kinh tế ngoại thành có nhiều tiến bộ, hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn
được cải thiện. Đến cuối năm 2010, 100% xã có lưới điện quốc gia, 98,6%
hộ dân nông thôn sử dụng điện, 88% hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ
sinh (61% hộ nông thôn sử dụng nước sạch), 77/85 (90%) xã, phường có
đường ô tô đến trung tâm.
Khu vực II chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế
biến nông - thủy sản, hóa chất, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng; phát triển
theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi
mới công nghệ và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu
chuẩn quốc tế, đã nâng cao giá trị tăng thêm; nhiều ngành hàng, sản phẩm
có lợi thế, có thị trường, khả năng cạnh tranh cao được quan tâm đầu tư
phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,44%/năm; riêng
năm 2010 tăng 17,11%. Thành phố đã huy động được nhiều nguồn lực để
phát triển công nghiệp, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng và đóng góp
đáng kể của khu vực công nghiệp ngoài nhà nước (tăng trưởng bình quân
37,47%/năm, chiếm tỷ trọng 70% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp).
88
ơ
Các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ lực của thành phố như: thủy hải
sản đông lạnh, gạo, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, da giày, dược
phẩm, nhựa dân dụng, thức ăn gia súc,... có sản lượng và giá trị xuất khẩu
tăng dần qua từng năm. Một số đơn vị đã xây dựng thương hiệu, có chỗ
đứng trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
Các khu công nghiệp được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút
được nhiều dự án; hiện có 170 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng
ký là 1.392 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 412,25 triệu USD, chiếm tỷ
lệ 29,62% tổng vốn đầu tư đăng ký; thu hút 30.000 lao động.
Khu vực III chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thương mại, dịch
vụ vận tải, tài chính - tín dụng, du lịch; phát triển đa dạng với nhiều loại
hình, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống
nhân dân.
Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ năm 2010 gấp 2,3 lần so năm 2005
và đóng góp 44,28% trong cơ cấu GDP của thành phố. Các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực thương mại có bước phát triển đáng kể, khối
lượng hàng hóa lưu thông tăng cao; hệ thống chợ, các cửa hàng và siêu thị
đã góp phần đáng kể trong việc ổn định thị trường và đáp ứng nhu cầu hàng
hóa cho nhân dân. Tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng xã hội tăng bình quân 16,61%/năm, tổng mức bán lẻ tăng bình quân
23,5%/năm, từng bước khẳng định vị trí và vai trò trung tâm thương mại
của vùng.
Hoạt động xuất nhập khẩu có những bước tiến quan trọng, xuất khẩu
không ngừng phát triển về quy mô, tốc độ, chủng loại hàng hóa và thâm
nhập thêm nhiều thị trường. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu
ngoại tệ tăng bình quân 28,3%/năm, trong đó: xuất khẩu hàng hóa tăng bình
quân 30,8%/năm. Năm 2010, tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do
89
ơ
ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, nhưng nhờ giữ vững được các thị
trường truyền thống và mở rộng thị trường mới nên các doanh nghiệp (DN)
TP Cần Thơ đã xuất khẩu hàng hóa sang 84 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ cả năm của
thành phố đạt 1,3 tỉ USD, vượt 24% kế hoạch năm. Năm 2010, Phòng Quản
lý xuất nhập khẩu Khu vực Cần Thơ đã cấp trên 3.900 bộ C/O ưu đãi cho
DN, tăng 33% so với năm 2009. Trong đó, có 2.172 bộ C/O ưu đãi của DN
tại TP Cần Thơ, với kim ngạch xuất khẩu 170,7 triệu USD, góp phần tăng
sức cạnh tranh cho hàng hóa của các DN trên thị trường thế giới.
Hoạt động du lịch phát triển khá nhanh, chất lượng và dịch vụ du lịch
không ngừng được nâng cao; công tác xúc tiến du lịch được đẩy mạnh, các
điểm tham quan, cơ sở lưu trú được đầu tư xây dựng và nâng cấp mở rộng.
Lượng khách đến tham quan, hội họp tăng đều hàng năm, trong năm 2008
lượt khách du lịch tăng đạt doanh thu tăng bình quân 24,4% so với năm
2005. Đặc biệt năm 2008, việc tổ chức các sự kiện “Năm du lịch quốc gia
Mekong - Cần Thơ 2008” đã thu hút đông đảo khách du lịch đến thành phố
(gần 850.000 lượt khách).
Dịch vụ vận tải, thông tin - truyền thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
kiểm toán, dịch vụ tư vấn, khoa học - công nghệ,... không ngừng phát triển.
GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 5,5 triệu
đồng/người năm 2000 lên 12,577 triệu đồng/người năm 2005 và 30,684
triệu đồng/người năm 2010. Các chỉ số trên cho thấy thu nhập đầu người
của thành phố Cần Thơ tăng khá nhanh, dẫn đầu khu vực ĐBSCL; tuy
nhiên mức chênh lệch thu nhập giữa người thành thị và nông thôn có xu
hướng thay đổi, từ 1,87 lần năm 2000 giảm xuống 1,84 lần năm 2004 và
còn 1,48 lần năm 2010, bộc lộ dần đời sống của người nông thôn đang
được cải thiện so với người thành thị.
90
ơ
Bảng 3.19: Số liệu GDP/người của thành phố Cần Thơ 2000-2010.
Nguồn: Niên giám thống kê của thành phố Cần Thơ năm 2004 và 2008
(phần PCI tác giả tự tính).
Nhu cầu mức sống trong những năm qua của khu vực phi nông
nghiệp nhanh hơn khu vực nông nghiệp, cũng như chuyển dịch dân số và
lao động nông nghiệp sang các khu vực công nghiệp - xây dựng và thương
mại - dịch vụ là cần thiết. Bên cạnh đó, kinh tế phát triển góp phần cải thiện
đời sống của các tầng lớp dân cư như: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe, học
tập, sinh hoạt, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo nguồn lực lượng lao
động cho xã hội.
Bên cạnh đó, dân số nông nghiệp giảm nhanh hơn so với giảm diện
tích đất nông nghiệp (để chuyển mục đích sử dụng cho các hoạt động phi
nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng), nên bình quân đất nông nghiệp
NĂM
Dân số
(người)
GDP
theo giá
hiện hành
(triệu đồng)
PCI theo giá hiện hành
(triệu đồng/người)
Toàn
thành
phố
Nông
nghiệp
Phi nông
nghiệp
2000 1.079.459 5.966.895 5.528 8.485 15.860
2001 1.091.482 6.376.295 5.842 8.966 16.767
2002 1.103.128 7.884.375 7.147 10.970 20.512
2003 1.114.259 9.408.615 8.444 12.982 24.154
2004 1.127.765 11.280.141 10.002 15.446 28.379
2005 1.135.211 14.277.746 12.577 19.502 35.422
2006 1.147.067 17.230.366 15.021 23.474 41.714
2007 1.159.008 22.484.063 19.399 30.551 53.147
2008 1.184.120 28.748.428 24.549 39.535 64.763
2009 1.189.555 31.066.239 26.115 40.497 69.049
2010 1.199.817 36.814.780 30.684 47.583 70.547
91
ơ
theo lao động nông nghiệp có xu hướng tăng, tạo điều kiện tốt cho tích tụ
đất đai, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn.
3.1.6. Đánh giá một số chỉ tiêu về tăng trưởng nông nghiệp bền vững.
- Công tác giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ: Đầu tư cho giáo
dục tăng hàng năm, riêng năm 2010 chi 22% tổng chi ngân sách nhà nước,
tăng 03 lần so với năm 2005. Cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị dạy học
từng bước được chuẩn hóa, tỷ lệ huy động học sinh các cấp đến trường
ngày càng tăng(Năm 2010: mẫu giáo là 79%, Tiểu học 100%). Các chính
sách hỗ trợ học sinh nghèo, trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,
con em đồng bào dân tộc được thực hiện tốt. Hệ thống giáo dục Đại học,
cao đẳng, trung học nghề được đầu tư, nâng cấp, mở rộng, thành lập mới
một số Trường ĐH Công lập và tư thục theo hướng nâng cao chất lượng,
đào tạo chuyên ngành và từng bước đạt chuẩn quốc gia, quốc tế. Chính sách
đưa cán bộ đi đào tạo Sau đại học được quân tâm. Trong đó, đề án Cần
Thơ-150 đang phát huy hiệu quả tốt(tính đến năm 2010 số cán bộ có trình
độ sau ĐH là 2.290). Phong trào xây dựng xã hội học tập, khuyến học
khuyến tài phát huy sâu rộng, huy động các tầng lớp xã hội tham gia vào
quá trình giáo dục-đào tạo, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố.
- Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm
nhiều hơn. Hiện nay hệ thống y tế công đã được hình thành rộng khắp ở cả
3 tuyến. Riêng tuyến thành phố, ngoài nhiệm vụ phục vụ cho nhân dân còn
phục vụ cho các tỉnh lân cận. Cơ sở vật chất ngành Y tế đã và đang được
thành phố đầu tư nâng cấp rất nhiều. Chương trình mục tiêu quốc gia về y
tế, các chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh được đảm bảo. Công tác chăm
92
ơ
sóc và bảo vệ bà mẹ-trẻ em đạt kết quả khá tốt, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy
dinh dưỡng từ 20% năm 2005 giảm xuống còn 14,8 % năm 2010. Chủ động
phòng chống dịch bệnh, kịp thời khống chế và ngăn chặn các dịch bệnh có
nguy cơ lây lan cao như sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, dịch cúm A H5N1,
H1N1. Mạng lưới y tế được cũng cố 100% xã phường thị trấn có trạm y
tế(trong đó có 70 trạm y tế xã phường đạt chuẩn quốc gia). Cơ sở vật chất,
trang thiết bị y tế được đầu tư,từng bước tiếp cận kỹ thuật hiện đại. Mạng
lưới y tế ngoài công lập phát triển khá nhanh, đưa vào hoạt động 03 Bệnh
viện tư nhân với trang thiết bị hiện đại và hơn 800 cơ sở hành nghề y tư
nhân khắp các Quận, huyệnTỉ lệ số giường bệnh/vạn dân được tăng lên
từ 16,21 năm 2005 tăng lên 27,21 năm 2010, Tỉ lệ số Bác sĩ/vạn dân cũng
được tăng lên từ 6,06 năm 2005 tăng lên 8,87 năm 2010.đáp ứng tốt hơn
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
- Thực hiện các chính sách giải quyết việc làm, tăng thu nhập,
giảm nghèo và an sinh xã hội đạt kết quả tích cực
Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo được lồng ghép với
các chương trình phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm được triển khai khá
tốt(giải quyết việc làm tăng bình quân 10,8%/năm, đào tạo nghề tăng bình
quân 3,3% năm, nâng tỉ lệ lao động được đào tạo nghề lên 42%. Tỷ lệ lao
động chưa có việc làm từ 5,62% năm 2000 giảm xuống còn 4,58%(năm
2005) và đến năm 2010 chỉ còn 3,34. Đóng góp tích cực vào việc chuyển
dịch lao động , tăng thu nhập và nâng cao mức sống người dân.
TP Cần Thơ làm tốt công tác tạo việc làm, nâng cao thu nhập, từ đó
đời sống nhân dân đã có bước khá lên, Năm 2005, thu nhập bình quân đầu
người 7,438 triệu đồng/người/năm tăng rất nhiều so những năm trước khi
chia tách tỉnh đến năm 2010 bình quân đầu người đạt 14,410 triệu
đồng/người/năm. Các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn động
93
ơ
viên mọi người tham gia xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách về y
tế, giáo dục, đưa điện đến các hộ nghèo, hộ chính sách.
Thông qua việc trợ giúp sản xuất, tạo việc làm, xây dựng kết cấu hạ
tầng nông thôn, xây dựng nhà ở, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các
dịch vụ xã hội, góp phần thoát nghèo trên 16.500 hộ, tỷ lệ hộ nghèo từ
10,46% năm 2005 xuống còn 4,67% năm 2010. Ngoài ra các hoạt động đền
ơn đáp nghĩa, hỗ trợ các gia đình chính sách, các hoạt động hỗ trợ khác khi
có thiên tai, bão lũ.được quan tâm thực hiện. Đặc biệt trong điều kiện
lạm phát, giá cả tăng cao và kinh tế trong nước bị suy giảm, thành phố Cần
Thơ cố gắng thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện tốt
nhất để cho người có thu nhập và nông dân vượt qua khó khăn.
3.1.7. Nhận xét – đánh giá chung
Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP Cần Thơ trong những
năm qua chuyển dịch theo hướng tích cực, nhất là từ năm 2004 đến nay,
khi TP Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên,
vẫn chưa ổn định do hiệu quả đầu tư chưa đồng bộ, điều kiện giao thông
chưa thuận lợi, khả năng thu hút đầu tư còn thấp... Về cơ cấu kinh tế nông
nghiệp trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực,
bước đầu khai thác hợp lý tiềm năng và lợi thế của từng ngành, từng vùng
nhưng tình hình chuyển dịch còn chậm do dịch bệnh, lũ lụt và ngập úng
hàng năm, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp và xây dựng hạ
tầng cơ sở nông thôn.
Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp còn nhiều bất cập, chủ yếu do
năng lực cạnh tranh cả về chất lượng, quy mô số lượng, giá thành và
thương hiệu chưa xây dựng được chiến lược sản phẩm và chiến lược thị
trường, xuất khẩu chủ yếu là nông sản sơ chế, giá cả bấp bênh. Hiện nay,
94
ơ
các vùng cây ăn quả, gia cầm ít về số lượng, nhỏ về quy mô và chưa ổn
định; chủ yếu phát triển dựa trên cơ sở các vùng truyền thống, chủ thể là
các hộ nông dân vẫn chiếm đa số, tính chất nhỏ lẻ cũng thể hiện rõ ở quy
mô của các chủ thể sản xuất, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
chậm phát triển.
Về lao động nông nghiệp, phần lớn là có trình độ thấp và lệ thuộc
nặng vào mùa vụ nên năng suất lao động trong nông nghiệp thấp. Do đó,
mặc dù đã có những cải thiện, nhưng đời sống của người nông dân còn gặp
nhiều khó khăn.
Quá trình phát triển đô thị sẽ tạo khoảng cách thu nhập giữa dân cư
nông thôn và đô thị; quá trình mở rộng đô thị sẽ gây nên những biến động
lớn về quản lý sử dụng đất, gây bất ổn định trong phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Mặt khác, khi giá đất và giá nhân công nông nghiệp tăng nhanh
mà không đồng bộ với nâng cao năng suất lao động sẽ làm tăng giá thành,
giảm sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa.
Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp mà nhất là nuôi trồng thủy sản còn
lớn, thiên tai chưa dự báo chính xác được, chưa thể kiểm soát như mong
muốn để hạn chế rủi ro.
Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, không chỉ trên thị trường xuất
khẩu mà với cả thị trường nội địa, địa phương còn lúng túng trong tổ chức
thực hiện chương trình được xác định và động lực phát triển nông nghiệp
của thành phố trong tương lai.
Cơ chế chính sách của Nhà nước thực hiện được cải thiện, bước đầu
phát huy tác dụng nhưng vẫn còn những bất cập như thu hút đầu tư vào
nông nghiệp còn thấp, quá trình tập trung ruộng đất diễn ra chậm, các
chương trình triển khai cho vay còn ách tắc, tiến bộ kỹ thuật đưa vào sản
xuất ít, khả năng đầu tư và khả năng tiếp nhận của nông dân còn hạn chế;
95
ơ
liên kết "4 Nhà” chưa chặt chẽ và mức độ xã hội hóa các lĩnh vực trong
nông nghiệp nhìn chung chưa cao.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
3.2.1. Quan điểm chung
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp dựa trên cơ sở khai thác hợp
lý nguồn nguyên thiên nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội, hình thành các
vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn, gắn với phát triển công
nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ; thúc đẩy chuyển dịch nhanh
cơ cấu lao động ở nông thôn, tạo động lực mới, giải phóng sức sản xuất và
sức lao động, sớm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, hình thành nền
nông nghiệp hàng hóa sản xuất lớn, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập
cho nông dân, xóa đói, giảm nghèo.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu của ngành theo hướng thâm canh và đa
dạng hóa cây trồng, vật nuôi; phát triển tổng hợp kinh tế vườn kết hợp với
nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ - kỹ thuật
cao. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp,
nhất là dịch vụ cung cấp cây giống, hoa kiểng cho nhu cầu đô thị và du lịch.
Đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ
trọng chăn nuôi và thủy sản.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo
hướng hội nhập nhằm tạo ra khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng
hóa xuất khẩu, chuyển từ xuất khẩu hàng hóa dưới dạng sơ chế sang xuất
khẩu dạng tinh chế, có như vậy mới nâng cao giá trị hàng hóa (nông sản
phẩm), phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường để phát triển các nông sản
96
ơ
có khả năng cạnh tranh cao, nhằm đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững,
gia tăng thu nhập và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đẩy
mạnh ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ vào tất cả các
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trước hết là công nghệ sinh học, công nghệ
sau thu hoạch, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản
phẩm. Phải đi đôi với xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn, bảo đảm an toàn cho sản xuất, ngăn ngừa dịch bệnh, phòng chống
thiên tai và phát triển bền vững.
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững; phát triển những
ngành sản xuất và dịch vụ có năng suất và hàm lượng giá trị gia tăng cao;
nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
3.2.2. Phương hướng chung
Phát triển nông nghiệp theo hướng xây dựng khu nông nghiệp công
nghệ - kỹ thuật cao, các trung tâm giống, làm hạt nhân phát triển toàn nền
nông nghiệp, thủy sản của thành phố và toàn vùng, phục vụ du lịch. Vùng
nông thôn ngoại thành tiến hành đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn, công - nông nghiệp và
thương mại dịch vụ.
Huy động các nguồn lực, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
được ưu tiên để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng và kiến thiết đô thị. Nguồn
vốn đầu tư dự kiến từ ngân sách địa phương, ngân sách trung ương, vốn tín
dụng đầu tư, vốn tích lũy đầu tư của dân cư và của các doanh nghiệp trong
và ngoài nước đầu tư trên địa bàn thành phố.
Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và công trình công cộng đồng bộ,
phát triển nhanh hệ thống giao thông liên quận huyện, liên xã, đường ô tô
đến các trung tâm xã.
97
ơ
Phát huy tối đa thế mạnh trong nông nghiệp trên cơ sở khai thác lợi
thế, để đạt được mục tiêu phát triển, phải thực hiện đồng bộ nhiều vấn đề
có tính chiến lược về kinh tế - kỹ thuật - tổ chức và quản lý, trong đó
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho phù hợp là một đòi hỏi bức xúc
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng
Thứ nhất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế cạnh tranh, vùng sản xuất nông
sản hàng hóa chủ lực tập trung có quy mô lớn, chất lượng sản phẩm cao
gắn với công nghiệp chế biến.
Cần rà soát quy hoạch tổng thể điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch sử
dụng đất. Quy hoạch phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi cần chú trọng
các loại sản phẩm có lợi thế so sánh, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh
tế cao. Tập trung xây dựng những vùng nguyên liệu có đủ điều kiện thâm
canh, nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm, đăng ký thương hiệu.
Đất trồng trọt sẽ giảm dần theo tiến độ gia tăng các loại đất phi nông
nghiệp, phát triển kinh tế vườn, rau màu, canh tác lúa chất lượng cao; diện
tích cây ăn trái, xây dựng và phát triển ổn định vùng chuyên canh, từng
bước đa dạng hóa các chủng loại cây trồng, các loại cây đặc sản,... Giảm
dần cơ cấu ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo thế cân
đối giữa trồng trọt và chăn nuôi. Gia tăng giá trị tăng thêm ở mức độ trung
bình (khoảng 66%) theo hướng đầu tư thâm canh.
Diện tích nuôi thủy sản chuyên tăng dần chủ yếu là cá trên cơ sở phát
triển mạnh loại hình nuôi bán công nghiệp, công nghiệp với tiến độ thích
98
ơ
hợp theo khả năng chủ động giống, cải thiện thức ăn, kiểm soát dịch bệnh
và môi trường nước, tăng mô hình nuôi luân canh lúa - thủy sản.
Thứ hai, tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập cho nông hộ và phát
triển ngành nghề nông nghiệp.
Khai thác mọi nguồn lực để phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm
tạo nhiều sản phẩm hàng hóa, giải quyết việc làm cho người lao động.
Trước hết là phát triển mạnh các ngành nghề có nhiều tiềm năng lợi thế
nhằm thu hút nhanh và nhiều lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống của nhân dân. Chế biến nông sản (chế biến bảo quản lương thực, cây
ăn quả,). Đầu tư xây dựng hệ thống công nghiệp chế biến nông sản ở
nông, nhằm tận dụng nguyên liệu nông - lâm - thủy sản, phụ phẩm, phế
phẩm, thu hút lao động nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản
phẩm đồng thời giải quyết được bộ phận lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
Khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển ở mọi quy
mô, thông qua một số giải pháp như: xóa bỏ triệt để mọi hình thức phân
biệt đối xử, tôn vinh những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giỏi; đơn
giản hóa quy trình và thủ tục xét và cấp giấy phép hoạt động sản xuất tính
doanh; có chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế đối với đầu tư vào
ngành nghề có khối lượng hàng hóa lớn, các địa bàn khó khăn thuộc vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Thứ ba, ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ vào quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ tiên tiến trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là yêu cầu nâng cao giá trị sản
lượng và ưu thế cạnh tranh trên thị trường cần tập trung giải quyết một số
vấn đề.
99
ơ
Tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi tốt từ nguồn gen sẵn có tại địa
phương nói riêng và cả nước nói chung, nghiên cứu cải tạo để có những
giống tốt. Đồng thời nhập những giống cây trồng, vật nuôi tốt của khu vực
và của các nước tiên tiến để tạo ra bộ giống phù hợp với điều kiện khí hậu
thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương, cần tập trung nghiên cứu, nhập công
nghệ sản xuất giống, thức ăn đi đôi với củng cố và phát triển dịch vụ hậu
cần cho nghề nuôi.
Đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào
việc bảo quản nông sản phù hợp, giảm bớt những tổn thất sau thu hoạch,
bảo quản sản phẩm lâu dài mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Tập trung vào nghiên cứu các loại máy móc phục vụ cơ giới hóa
nông nghiệp có giá thành hạ, công nghệ phù hợp với đặc điểm và quy mô
sản xuất, trình độ quản lý và khả năng đầu tư của nông hộ, trong đó ưu tiên
cho nghiên cứu các loại máy móc phục vụ khâu gieo sạ, thu hoạch, phơi
sấy, bảo quản và vận chuyển sản phẩm sau thu hoạch. Đầu tư xây dựng khu
nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút các tổ
chức nghiên cứu triển khai đào tạo khoa học công nghệ, các doanh nghiệp
khoa học công nghệ đến trú đóng, đầu tư và hoạt động tại thành phố.
Thứ tư, giải quyết những vấn đề liên quan đến thị trường.
Tổ chức và nâng cao khả năng của hệ thống thông tin, dự báo và xử
lý thông tin về thị trường. Trợ giúp những kiến thức và kỹ năng hoạt động
thị trường. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan
hệ liên kết giữa các hộ nông dân, các hộ sản xuất phi nông nghiệp với nhau,
giữa họ với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ khác.
Phát triển hệ thống trung tâm thương mại, hệ thống các siêu thị, hệ
thống chợ, mạng lưới hợp tác xã mua bán tạo kênh phân phối rộng khắp.
Coi trọng việc nghiên cứu và dự báo thị trường hàng hóa nông - thủy sản và
100
ơ
công nghiệp, nhất là dự báo dài hạn, trung hạn theo chu kỳ sản xuất kinh
doanh của các cây, con, sản phẩm.
Tạo môi trường cho người nông dân khắc phục những khó khăn
(giá nông sản thấp, bấp bênh, giá hàng hóa phi nông nghiệp tăng cao do giá
xăng dầu, giá điện, giá một số tư liệu sản xuất khác,) và có sự can thiệp
của nhà nước bằng những công cụ chính sách giữa hai chiều giao lưu
hàng hóa.
Đẩy mạnh quan hệ hợp tác liên doanh, liên kết trao đổi bổ sung hàng
hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giữa Cần Thơ với các
tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ đặc biệt là thành
phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong cả nước.
Mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương
mại, hướng dẫn các hoạt động này gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông nghiệp.
Phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa gắn với đẩy mạnh việc lưu
thông, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh
của sản phẩm phù hợp yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, với hiệu
quả kinh tế ngày càng được nâng cao.
Thứ năm, tăng vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Phối hợp với các nguồn vốn từ trung ương nhằm tăng tích lũy vốn
đầu tư cho sản xuất và nâng các khả năng tiếp cận các nguồn vật của nông
hộ. Trên cơ sở khuyến khích nông dân tiêu dùng biết kiệm, tăng tích lũy
vốn đầu tư vào sản xuất thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu
quốc gia (chương trình giảm nghèo, chương trình giải quyết việc làm - đào
tạo nghề và chương trình vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội), tạo
thuận lợi để hộ nông dân tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng từ hệ thống
các định chế tài chính chính thức với lãi suất và thời gian vay phù hợp.
101
ơ
Thu hút các doanh nghiệp hoạt động và phát triển trên địa bàn về thị
trường nông nghiệp, chú trọng các khu vực có tiềm năng thu ngân sách
nhiều nhất thông qua thuế (cá tra, tôm, rau sạch,). Tạo điều kiện tích cực
thu hút đầu tư từ ngoài thành phố và ngoài nước về môi trường đầu tư thuận
lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho khu vực nông nghiệp,
nông thôn. Đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, nhất
là các vùng sản xuất nguyên liệu chế biến và ban hành chính sách khuyến
khích đầu tư kèm theo.
Rà soát quy hoạch đầu tư các chương trình và đề án nhằm mục đích
triển khai nhanh chóng các hạng mục dự án cùng kết hợp phát huy hiệu quả
sau khi đầu tư hoàn thành và đi vào sản xuất kinh doanh, phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện tăng thu cho các dự án sẽ đầu tư sau này, tập
trung vào dự án có tính lan tỏa cao, tạo ra hiệu ứng thúc đẩy phát triển cho
toàn nền kinh tế.
Thu hút và khuyến khích các tổ chức tín dụng (ngân hàng, công ty tài
chính, hợp tác xã tín dụng,). Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức này
phát triển mạng lưới sâu rộng (từ thành thị đến khu vực nông thôn).
Thứ sáu, về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực.
Con người vốn là nhân tố quan trọng, tích cực nhất của lực lượng sản
xuất, công tác giáo dục và đào tạo có vai trò quyết định đến thành công hay
thất bại của các chương trình phát triển nông nghiệp, đặc biệt trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phân công lại lao động xã hội, có
sự di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đòi hỏi
người lao động có trình độ chuyên môn nhất định, phải có những nhận thức
nhất định. Trên cơ sở các công tác, tổ chức như: khuyến nông - khuyến
ngư, các trung tâm hướng nghiệp, cần tiếp tục nâng cao trình độ lao
động, lao động nông nghiệp được qua các khóa huấn luyện khuyến nông -
102
ơ
khuyến ngư và lao động được qua các lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ năng sản
xuất và quản lý sản xuất nông - ngư nghiệp.
Tăng cường đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật tại chỗ làm nòng cốt
hỗ trợ người nuôi dân tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi thủy
sản. Cần chú trọng đào tạo cả 3 lực lượng lao động về quản lý, nghiệp vụ
kỹ thuật và người trực tiếp sản xuất. Tổ chức các khóa đào tạo nâng cấp
trình độ và tạo điều kiện cho mọi người lao động đều có cơ hội học tập; chú
trọng đào tạo, bồi dưỡng các khóa ngắn hạn gắn với nhu cầu sử dụng, mang
tính chuyên nghiệp và có thể sử dụng ngay.
Thứ bảy, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Xây dựng các Khu nông nghiệp công nghệ - kỹ thuật cao và các trạm
trại. Có quy hoạch dài hạn, hợp lý và bắt tay tích cực vào việc xây dựng hệ
thống thủy lợi hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa sản xuất nông
nghiệp và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, vận động nhân dân tham
gia xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ với các hạng mục đầu tư của nhà
nước nhằm sớm phát huy hiệu quả.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông, hệ thống
đường dây cung cấp điện, cung cấp nước sạnh và hệ thống thông tin truyền
thông đại chúng, là những hạng mục cơ cần phát huy hình thức nhà nước
và nhân dân cùng làm, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ nông
sản; có chính sách ưu đãi về vốn tín dụng đối với nông dân tự trang bị cơ
giới và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất,
Xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh như chuồng trại có hố ủ, hầm
biogas, hệ thống liên hoàn chất thải chăn nuôi, trồng trọt trong các trại liên
hợp, đảm bảo chuồng trại hợp vệ sinh và an toàn vệ sinh phòng dịch trong
hộ và trang trại chăn nuôi.
103
ơ
Thứ tám, đổi mới và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển
nông nghiệp phù hợp.
Chính sách về đầu tư là một trong những nội dung quan trọng của
chính sách tài chính cần được hoàn thiện trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Trợ cấp khi giá
cả biến động, chế biến hàng xuất khẩu và quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho các
doanh nghiệp có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu,... theo hai hướng
căn bản là: xây dựng các chương trình thu mua nông sản can thiệp thị
trường để khi cần thiết sẽ sử dụng và chuyển các hình thức hỗ trợ xuất khẩu
sang các hình thức hỗ trợ xúc tiến thương mại.
Tăng mức hỗ trợ phù hợp đối với các chính sách hỗ trợ như: Đầu tư
hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo phát triển nguồn
nhân lực, khuyến nông, bảo vệ thực vật và thú y, phòng chống và kiểm soát
dịch bệnh; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; công nghệ sinh học, giống
cây trồng và vật nuôi; hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai và đầu tư ưu đãi cho một số
ngành hàng cạnh tranh yếu theo quy định.
Ngoài chính sách đầu tư thông qua ngân sách nhà nước, cần có một
số chính sách tín dụng, phục vụ cho sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp như là: vốn vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đây là nguồn
vốn đầu tư chủ đạo cho hộ nông dân trong quá trình sản xuất.
104
ơ
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Cơ cấu kinh tế của thành phố Cần Thơ trong thời gian qua chuyển
dịch đúng hướng, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm. Hiệu quả của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Cần Thơ trong thời
gian qua đã đóng góp vào quá trình gia tăng cơ cấu sản xuất và tăng trưởng
kinh tế chung của thành phố.
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và ước lượng
các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp có sự chuyển dịch tỷ trọng trong cơ cấu nông - lâm - thủy sản theo
hướng khai thác các tiềm năng, trong đó sự phát triển có tính đột phá của
hoạt động nuôi trồng thủy sản. Trong đó, vốn đầu tư cho nông nghiệp quan
trọng nhất trong cơ cấu sản xuất, nhưng khả năng tự đầu tư của hộ hạn chế,
trong khi hỗ trợ từ các nguồn vốn khác không cao. Bênh cạnh đó, yếu tố lao
động là yếu tố quan trọng thứ hai, tuy có số lượng lớn nhưng trình độ
chuyên môn, kỹ năng tay nghề và trang bị kỹ thuật cho lao động nông
nghiệp của vùng còn nhiều mặt hạn chế, dẫn tới năng suất lao động thấp và
chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông
nghiệp chậm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Cần Thơ có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong cơ chế kinh tế thị trường, đồng thời cũng là
nội dung quan trọng trong việc xây dựng nông nghiệp, nông thôn. Việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát
triển từ thuần nông sang phi nông nghiệp, phát triển cây trồng, vật nuôi
105
ơ
theo nhu cầu thị trường và đa dạng các thành phần kinh tế có ý nghĩa to lớn
trong phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Cần Thơ nói riêng và nền kinh
tế quốc dân nói chung.
Cần thực hiện tốt các giải pháp và các chính sách một cách đồng bộ:
rà soát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch
sử dụng đất, thị trường, vốn đầu tư, củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng
dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực,
106
ơ
KHUYẾN NGHỊ
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Cần Thơ
trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nêu trên, nhưng vẫn còn phụ
thuộc nhiều hạn chế, khó khăn, nhằm đạt được kết quả cao hơn trong việc
chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến tăng trưởng nông nghiệp bền
vững, luận văn của tác giả có một số nội dung kiến nghị cụ thể sau:
Thứ nhất, rà soát và điều chỉnh quy hoạch nhằm xác định rõ các
chương trình, các dự án trọng điểm được ưu tiên đầu tư phục vụ yêu cầu
chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục tăng cường đầu tư cho
xây dựng kết cấu hạ tầng hỗ trợ cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp, thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, đặc
biệt chú trọng xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ, phù hợp với định hướng
chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Thứ hai, tăng cường phối hợp chỉ đạo giữa các cấp, các ngành và
các viện, trường có liên quan tích cực hỗ trợ thành phố thực hiện có hiệu
quả chương trình nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất. Đầu tư phát
triển giáo dục để nâng cao dân trí và đào tạo nghề cho nông dân.
Thứ ba, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô
lớn, chính sách tiêu thụ sản phẩm và chính sách tín dụng đầu tư vào lĩnh
vực kho tàng, bến bãi, nhà máy chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa qua
hợp đồng, khuyến khích phát triển nhanh các trang trại, các hợp tác xã, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp.
Thứ tư, trong công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất, cần tập trung đầu tư hơn nữa cho công tác giống, cơ
giới hóa, phòng chống dịch bệnh và ứng dụng quy định canh tác nông
nghiệp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành nông sản
hàng hóa.
107
ơ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia.
2. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội.
3. Đặng Quốc Tuấn (tháng 5/2008), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhìn từ gốc độ
xuất, nhập khẩu giai đoạn 1989-2005, Báo Nghiên cứu kinh tế số 360.
4. Đinh Phi Hổ (2006), Kinh tế phát triển - Lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản
Thống kê.
5. Lê Đình Thắng (1998), Chuyển dịch cơ cấu nông thôn - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
6. Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu xu hướng phát triển của kinh tế
nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ
XX đến thế kỷ XXI trong “Thời đại kinh tế tri thức, Nhà xuất bản Thống Kê.
7. Mai Văn Nam (2006), Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản Thống kê.
8. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Bộ Chính trị, Hội nghị lần thứ
bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, Hà Nội.
9. Nguyễn Trần Quế (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những
năm đầu thế kỷ 21, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
10. Nguyễn Trọng Uyên (2007), Cơ sở khoa học và giải pháp chủ yếu thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
Luận án tiến sĩ, Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Tiến Mạnh và Nguyễn Đình Long (1996), Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn vùng sinh thái bán sơn địa - Trung du phía Bắc,
Nhà xuất bản Nông nghiệp.
12. Phạm Chung (2002), Kinh tế Vĩ mô phân tích, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia TP.Hồ Chí Minh.
108
ơ
13. Phan Thúc Huân (2006), Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Thống kê.
14. Trần Trác (2006), Ba nhóm giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Lao động.
15. Thành ủy Cần Thơ (2006), Một số số liệu cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội
TP Cần Thơ giai đoạn 2000 - 2005.
16. Thành ủy Cần Thơ (2011), báo cáo sơ kết Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-
8-2008 Hội nghị lần thứ bảy BCH TW Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn (viết tắt là NQ 26) giai đoạn 2009-2011
17. UBND TP Cần Thơ (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP
Cần Thơ thời kỳ 2005 – 2020 TP Cần Thơ.
18. UBND TP Cần Thơ(2010), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2006 - 2010 TP Cần Thơ.
19. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Cần Thơ(2010), Báo cáo tổng
kết công tác nông nghiệp và phát triển nông thôn từ năm 2004-2010
20. Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, Niên giám thống kê (năm 1995, 2000,
2004, 2008 và 2010) Cần Thơ.
21. Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ(2010), Đề án giải pháp chuyển dịch cơ
cấu kinh tế TP Cần Thơ thời kỳ đến năm 2020.
109
ơ
PHỤ LỤC
Phụ lục: Số liệu Giá trị sản xuất (so sánh theo giá năm 1994), vốn, lao
động và đất đai trong khu vực I, giai đoạn 2000-2010
STT NĂM
KHU
VỰC
NGÀNH
Giá trị sản
xuất - So
sánh 1994
(triệu đồng)
VỐN
(triệu
đồng)
LAO
ĐỘNG
(người)
ĐẤT
ĐAI
(ha)
1. 2000
Khu
Vực
I
Nông
nghiệp
2327465 167285 238830 116868
2. 2001 2460023 214582 245097 116868
3. 2002 2742917 173374 249209 116868
4. 2003 2712276 37051 251070 116868
5. 2004 2850477 28550 253536 116868
6. 2005 2922204 63597 255705 113681
7. 2006 2823040 46685 257831 113681
8. 2007 2759898 68576 259063 113681
9. 2008 2777147 79336 260189 113961
10. 2009 2667140 172082 239129 113869
11. 2010 2716441 200612 238429 113869
12. 2000
Khu
Vực
II
Lâm
nghiệp
10909 0 53 227
13. 2001 12318 0 53 227
14. 2002 12148 0 53 227
15. 2003 12069 0 53 227
16. 2004 13400 0 53 227
17. 2005 11557 0 52 227
18. 2006 9885 0 50 227
19. 2007 11389 0 50 227
20. 2008 8723 0 50 227
21. 2009 8766 0 50 227
22. 2010 8663 0 50 227
110
ơ
STT NĂM
KHU
VỰC
NGÀNH
Giá trị sản
xuất - So
sánh 1994
(triệu đồng)
VỐN
(triệu
đồng)
LAO
ĐỘNG
(người)
ĐẤT
ĐAI
(ha)
23. 2000
Khu
Vực
III
Thủy sản
141204 0 2079 124
24. 2001 188066 0 2.144 124
25. 2002 253076 0 2.175 124
26. 2003 351773 0 2.249 124
27. 2004 580777 0 2307 124
28. 2005 775126 18148 4974 1161
29. 2006 988081 32752 5922 1161
30. 2007 1317303 9397 7050 1161
31. 2008 1556123 108714 8394 1368
32. 2009 1631921 235805 8996 1332
33. 2010 1468866 274900 9092 1332
Ghi chú:
- Số liệu từ năm 2000 đến năm 2003 là số liệu của tỉnh Cần Thơ.
- Số liệu từ năm 2004 đến năm 2010 là số liệu của thành phố Cần Thơ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- motsogiaiphapdaymanhchuyendichcocau_6295.pdf