Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010

Tính cần thiết của hướng này thể hiện ở chỗ: yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi phải có sự kết hợp bón phân hữu cơ với phân vô cơ. Hơn nữa đây là loại phân giá thành rẻ, sẵn có ở hầu hết các vùng trồng lúa gạo, lại rất phù hợp với điều kiện kinh tế của nông dân, vừa giảm được chi phí sản xuất lúa, vừa nâng cao chất lượng gạo và khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tính khả thi của hướng này thể hiện ở chỗ: Sử dụng các loại phân chuồng, không gây ô nhiễm môi trường, không làm bẩn sản phẩm như sản xuất rau quả.

pdf74 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là khu vực đầu tàu duy nhất cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã chuyển theo hướng ngược lại trật tự kinh tế Bắc - Nam và thu hẹp lại chênh lệch Đông Tây. Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2001 - 2010 Khu vực 1990 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2010 Thế giới 2.3 2.8 3 Các nước phát triển 1.9 2.4 2.3 Các nước đang phát triển - 6,8 1.1 2.9 Các nước đang chuyển đổi 5.4 4.3 5 Đông & Đông Nam á 9 4.8 6.1 Nam á 5.4 5.3 5.4 Mỹ la tinh 3.1 4.1 4.3 Trung Đông 4.5 3.7 3.9 Châu Phi 2.4 3.2 3.5 Trong khi tăng trưởng các nuớc công nghiệp phát triển chỉ đạt 2,2% so với 5,5% thập kỷ 50 . 60 nền kinh tế của các nước đang phát triển đã tăng 5,8% đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Các nước đang phát triển Châu á có tốc độ tăng cao nhất 7,3% trong số các nền kinh tế đang phát triển. Vòng cung Châu á Thái bình dương trở thành vùng động lực lớn nhất cho phát triển kinh tế toàn cầu. Kinh tế Châu phi tuy tốc độ không cao bằng Châu á nhưng cũng đạt 3% so với 2,6% thập kỷ 80, kinh tế khu vực Châu mĩ la tinh và Caribe cũng bắt đầu được cải thiện tăng 3% so với 2% trong thập kỷ trước. Dự báo gia tăng thương mại nông nghiệp thế giới. Sản phẩm Sản xuất (%năm) Nhu cầu (% năm) Xuất khẩu (% năm) 1990 2000 2001 2010 1990 2000 2001 2010 1990 2000 2001 2010 Lương thực TP 1.9 2.2 1.9 2.1 2.8 2.6 Rau quả 3.4 2.5 3.4 2.9 2.3 2.8 Nông sản nhiệt đới 1.2 3.4 1.4 2.8 1.2 2.6 Nguyên liệu thô 1.1 1.7 1.6 2 1.1 1.2 Tăng trưởng mạnh của các nước đang phát triển nhanh hơn các nước chậm phát triển đã tạo điều kiện thúc đẩy và mở rộng trao đổi thương mại toàn cầu. Có lợi cho các nước xuất khẩu các mặt hàng mà thị trường của các nước này có nhu cầu phát triển. Dự báo thương mại nông nghiệp các nước đang phát triển Đơn vị tính: tỷ USD Sản phẩm Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu ròng 2000 2010 2000 2010 2000 2010 Sản phẩm nông nghiệp 137,8 187,6 131,8 153,5 - 6 - 34,1 Hàng lương thực 95,5 112,4 80,9 94,5 - 17,9 - 14,6 Hàng phi lương thực 42,1 57,1 30,1 65,2 - 8 - 8,1 Trong vòng 20 năm trở lại đây kim ngạch thương mại nông nghiệp của các nước đang phát triển tăng liên tục, tốc độ tang xuất khẩu ròng lương thực cao hơn hàng thực phẩm. Bình quân nhập khẩu ròng lương thực tăng 2,9% thời kỳ 81 - 90 và 3,6% thời kỳ 91 - 2000. Với tốc độ tăng liên tục khối lượng giao dịch trong thời gian dài trong khi kim ngạch hiện chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thương mại quốc tế và dân số sử dụng gạo như một trong các lương thực chính ngày càng tăng lên, tiềm năng thị trường gạo thế giới trong tương lai vẫn còn rất lớn. 2. Dự báo thị trường nhập khẩu gạo thế giới. Năm 2000, dân số toàn cầu đã vượt con số 6 tỷ người. Khoảng 3,9 tỷ người đang dùng gạo là lương thực chính với nhu cầu cần 423 triệu tấn/ năm so với sản lượng hiện nay 400,3 triệu lần còn thiếu 24,5 triệu tấn. Các thị trường nhập khẩu gạo lớn hiện nay bao gồm: - Thị trường Châu á, dân số 3637 triệu người, tỷ lệ nghèo lương thực còn chiếm 4% hiện hàng năm đang phải nhập 11 - 12 triệu tấn gạo. Châu á thiếu gạo tập trung ở một số nước đông dân là Trung Quố (2,3 triệu tấn), ấn Độ (1,9 triệu tấn), Indonexia (1,2 triệu tấn), Bangladet (1 triệu tấn), iran (0,5 triệu tấn). Trong thời gian tới sản xuất tuy có tăng lên nhưng chưa đủ đảm bảo cung cấp theo kịp đã tăng dân số. Đến năm 2005, Châu á phải nhập khẩu ít nhất khoảng 11triệu tấn gạo. - Thị trường Châu phi, dân số 771 triệu người trong đó 231,3 triệu người chiếm 30% dân số đang tình trạng nghèo khó lương thực. Ngoài các lương thực khác, hiện gạo đang phải nhập khẩu 10 - 11 triệu tấn mỗi năm. Châu phi hiện sản xuất được 4 triệu tấn lúa với mức tăng 2% sẽ tăng lên 4,6 triệu tấn và năm 2005. Khả năng tăng trưởng kinh tế bình quân 3 - 4% trong 5 năm tới. Vì vậy số hộ nghèo lương thực có thể giảm xuống còn 23%. Để đảm bảo đủ lương thực cho dân số còn lại nhập khẩu sẽ phải tăng thêm 2 triệu tấn từ nay đến năm 2005. - Thị trường Mỹ la tinh và Caribe dân số 513 triệu người, tỷ lệ nghèo lương thực chiếm 3% dân số tương đương 15,4 triệu người, gạo đang nhập khẩu hàng năm 1 - 1,5 triệu tấn. Khu vuẹc này hiện sản xuất được 6 triệu tấn gạo mỗi năm với mức tăng 2% sản lượng đạt khoảng 7 triệu tấn đến 2005 để đáp ứng nhu cầu còn thiếu sẽ phải nhập khoảng 3,8 triệu tấn. - Các khu vực khác gồm Châu âu, Bắc mỹ và Châu đại dương hiện mỗi năm nhập khoảng 0,8 triệu tấn chủ yếu là gạo chất lượng cao. Trong 5 tới nhu cầu tăng lên không lớn 200 - 300 nghìn tấn. Dự báo thị trường nhập khẩu gạo thế giới 2000 2010 Đơn vị tính: triệu tấn Thị trường 2000 2005 2010 Thế giới 23.8 28.5 32.7 Châu á 11.5 11 10.5 Châu Phi 10.3 13 15.5 Mỹ la tinh & Caribe 1.2 3.5 5.3 Các khu vực khác 0.8 1 1.4 3. Dự báo cạnh tranh xuất khẩu gạo thế giới. Trong 10 năm Việt Nam vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới thì một số nước có điều kiện phát triển lúa gạo tương đối tương đồng cũng quay trở lại hoặc từng bước tiến vào chiếm lĩnh thị trường thế giới. Trong đó có những nước nhỏ như Campuchia tuy xuất khẩu gạo hiện nay chưa đáng kể nhưng với tiềm năng và lợi thế trong sản xuất lúa gạo không thua kém Việt Nam cho thấy triển vọng không xa sẽ trở thành một trong những nước như một "Việt Nam" mới về xuất khẩu gạo trong 10 năm tới. Xét về mặt tiềm năng và xu thế lâu dài, trong vòng 10 năm tới thị trường xuất khẩu gạo thế giới sẽ vẫn bị chi phối áp đảo bởi 8 nước xuất khẩu gạo dưới đây: Các nước xuất khẩu gạo lớn thế giới. Đơn vị tính: Nghìn tấn. Nước 1990 1995 2000 Tốc độ 90. 2000 Thái lan 5151.4 6198 6250 1.7 Việt Nam 1080 2308,2 4500 31.4 Trung Quốc 1034.2 235.7 2900 18.3 ấn Độ 580.4 551.2 2850 35.6 Mỹ 2230 2528 2550 0.5 Pakistan 1311.8 1852.3 2000 16.7 Myanma 198.8 392.5 784 28.9 Campuchia 2.9 80 23.4 Tổng 11759,5 14065,9 21914 8.6 Theo dự báo USDA (văn phòng nông nghiệp Mỹ) trong vòng 10 năm tới xuất khẩu gạo của 3 nước có dân số lớn nhất thế giới là Trung Quốc, ấn Độ và Mỹ sẽ giảm xuống để đảm bảo nhu cầu trong nước. Tuy nhiên trừ Mỹ còn lại Trung Quốc và ấn Độ dù sản xuất vẫn chưa đủ cung cấp cho tiêu dùng trong nước nhưng với tiềm năng to lớn của mình vẫn là hai nước có khả năng xuất khẩu gạo lớn lâu dài. - Thái lan: Là một nước có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh nhất trong các nước khu vực cả về cơ cấu vật chất và cơ cấu mềm. Diện tích 514.000 km2 trong đó 3/5 là đồng bằng, dân số 6,2 triệungưòi đa số là dân tộc Thái thành thạo canh tác lúa nước và lúa cạn. Kinh tế tăng trưởng bền vững 6 - 8% trong 3 thập kỷ qua song chính sách phát triển nông nghiệp lâu dài của chính phủ. Những điều kiện đó đã giữ cho xuất khẩu gạo của Thái Lan đứng vị trí độc tôn từ sau thế chiến lần thứ II đến nay và còn kéo dài nữa. Về lâu dài Thái Lan có hai sự lựa chọn. Trường hợp thứ nhất, thu hẹp sản xuất chỉ đảm bảo đủ tiêu dùng trong nước và tập trung cho gạo xuất khẩu cấp cao với mức giá gấp 1,3 - 1,7 gạo bình thường, nhằm vào các thị trường cao cấp Bắc Mỹ, Nhật và EU. Trường hợp hai rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua đồng thời để đảm bảo ảnh hưởng lan toả trên các mặt đối với bên ngoài. Tuy không mở rộng sản xuất nhưng tiếp tục trợ giá duy trì ở mức độ như hiện nay nhằm vào cả hai khu vực thị trường nhập khẩu gạo trung bình và khu vực thị trường gạo cao cấp. Khả năng thực tế Thái Lan sẽ lựa chọn giữa hai chiều hướng này, xuất khẩu gạo trong 10 năm tới sẽ ở trên mức 5 triệu tấn/năm. - Trung Quốc và ấn Độ đến nay bình quân sản lượng lúa đầu người mới chỉ đạt 160 kg và 145 kg với điều kiện đảm bảo an ninh lương thực của FAO cho các nước đang phát triển là 240 kg. Năm 1999 Trung Quốc xuất đi 2,9 triệu tấn gạo nhưng cũng nhập vào 2,2 triệu tấn. Với tốc độ tăng như hiện nay sản lượng lúa của hai nước sẽ đạt 217,5 triệu tấn và 193,2 triệu tấn với dân số cũng tăng lên1385 triệu người và 1156 triệu người vào năm 2010, bình quân đầu người của Trung Quốc không thay đổi mà còn giảm xuống, ấn Độ tăng lên 163 kg/người. Tuy vậy cũng mới chỉ đạt xấp xỉ Trung Quốc hiên nay. Tuy nhiên là hai tiểu lục địa và hao nền kinh tế đang cất cánh lớn nhất của thế giới, sản lượng lúa của hai nước càng lên đến 335,7 triệu tấn chiếm 56% sản xuất toàn cầu. Khả năng tiếp tục gia tăng xuất khẩu gạo của hai nước này trong 10 năm tới là rất lớn, đặc biệt là với ưu thế áp dụng khoa học công nghệ sinh học tạo ra các giống lúa lai có năng suất cao. - Mỹ xuất khẩu gạo có nhiều khả năng giảm hơn do sản xuất phải cạnh tranh ngày càng khó khăn về giá thành so với gạo Thái Lan, ấn Độ và sắp tới Việt Nam và Trung Quốc đều hoàn thành ký hết hiệp định thương mại, buộc Mỹ phải hạ mức thuế nhập vào từ 30% xuống 3%. Mặt khác chính phủ Mỹ hiện nay cũng đang phải trợ giá rất cao cho các trang trại sản xuất lúa gạo trong nước, vì vậy sản xuất gạo của Mỹ sẽ giảm là thực tế. II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo thời kỳ 2001 - 2010. 1. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất. Việt Nam là nước có dân số đứng thứ 11 trong 214 nước trên thế giới, nhu cầu lương thực về gạo rất lớn, an ninh lương thực quốc gia đến nay chưa được bảo đảm hoàn toàn, khả năng nhập khẩu gạo thay thế sản xuất trong nươc chỉ có thể từ 15 - 20 năm nữa. Nền kinh tế phụ thuộc nông nghiệp vừa đang phát triển vừa đang chuyển đổi, tăng trưởng chưa ổn định còn đang ẩn chứa nhiều rủi ro về thiên tai và tác động bên ngoài. Trong khi đó xu thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cạnh tranh về đầu tư và thị trường ngày càng quyết liệt thêm vào đó là các cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội ở các nước và khu vực chưa có nhiều hướng dịu đi. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội còn phải kéo dài và diễn biến không thể hoàn toàn theo mong muốn. Vì vậy sản xuất lúa gạo trong 10 năm tới vẫn là một trong những khu vực có tác động lớn đến quá trình phát triển bền vững và ổn định của đất nước. Vị thế sẵn có trong thị trường thế giới đồng thời là mặt hàng khai thác xuất khẩu có nhiều thuận lợi trong cạnh tranh phù hợp với nhiều lợi ích trong nước và quốc tế. Đồng thời với khả năng phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong 10 năm tới gạo vẫn là 1 trong 10 sản phẩm mang về nguồn ngoại tệ lớn nhất. Do đó tiếp tục tăng cường đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất và khuyến khích xuất khẩu gạo như một sản phẩm lợi thế là rất cần thiết. Tuy nhiên hướng phát triển lúa gạo của Việt Nam trong thời gian tới không hoàn toàn có nghĩa là tiếp tục tăng cường mở rộng sản xuất và tìm mọi cách để giữ vững vị trí xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới hiện nay. Mặc dù có ý nghĩa to lớn về cung cấp lương thực chỉ số ICOR cao nhung với đặc điểm hạn chế về giá trị sử dụng đất, hiệu quả sử dụng nước và tác động mạnh đến môi trường đất dốc trong điều kiện 3/4 diện tích đất là đồi núi, phát triển sản xuất chung của lúa gạo cần đặt trong hướng phát triển hiệu quả chung của nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Tổng hợp nhu cầu sản xuất lúa gạo đến 2005 - 2010 Đơn vị tính: Nghìn tấn Thời kỳ Lương thực Xuất khẩu Sử dụng khác Giống Dự trữ Tổng 2005 Gạo Lúa 14231 21347 5420 8130 300 430 1380 300 19951 31607 2010 Gạo Lúa 15123 22685 4610 6915 400 600 1450 300 20133 32400 Sử dụng khác: du lịch, chăn nuôi, chế biến thực phẩm vói khả năng đã đủ cung cấp lương thực sản xuất lúa gạo cần có sự chuyển hướng đi vào nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng đang tăng lên ở thị trường trong nước và ngoài nước. Với mức sống tăng lên kéo theo nhu cầu tiêu thụ đòi hỏi cao hơn ở các vùng đồng bằng và đô thị trong vòng 10 năm nữa nhu cầu gạo có chất lượng sẽ tăng lên chiếm 30 - 40% số lượng tiêu thụ trong nước tương đương 5 - 6 triệu tấn gạo và gạo phẩm chất cao tăng lên chiếm 40 - 50% số lượng xuất khẩu tương đương 2 - 2,5 triệu tấn để đảm bảo yêu cầu đòi hỏi của các thị trường Trung cận đông, Châu âu, Đông và Đông Nam á, Bắc mỹ và Mỹ la tinh. Như vậy kể cả lúa chất lượng cao (tương đương của Thái lan) và phẩm chất cao (tương đương của Mỹ) phải sản xuất khoảng 11 - 12 triệu tấn chiếm khoảng 1/3 sản lượng của cả nước. Với năng suất chỉ đạt 7 - 8 tấn/ha năm, phải dành ít nhất 1,5 triệu ha cho sản xuất lúa chất lượng cao. Cơ cấu giống và gieo trồng mùa vụ vì vậy sẽ phải thay đổi theo, kèm theo chương trình triển khai áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật mới cho lúa. Cùng với chuyển đổi cơ cấu gieo trồng, bố trí lại các vùng sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng hợp lý các nguồn lực và góp phần tăng cường an ninh lương thực là bước chuyển hướng quan trọng để phát triển lúa gạo trong thời kỳ tới. Cơ cấu phát triển lúa gạo các vùng thời kỳ 2001 - 2010. Đơn vị tính: Nghìn đồng Năm 2010 Đ trồng (1000/ha) N suất (tấn/ha) S lượng (1000tấn ) Nhu cầu (1000 tấn) Đất dư (1000 ha) Miền núi trung du phía bắc 400 6 2392 3189 122 ĐBSHồng 520 12 6240 4267 57 Bắc Trung Bộ 430 7 3375 2765 73 D hải nam trung bộ 220 8 1760 1941 52 Tây Nguyên 80 6 480 927 44 Đông nam bộ 200 8 1600 3813 76 ĐBSCL 1600 10 16000 4849 463 Cả nước 3550 9,2 32575 21731 889 Cả khu vực miền núi như miền núi trung du phía bắc và Tây nguyên hiệu quả sản xuất lúa rất thấp so với các cây trồng khác và so với các vùng bên ngoài. Chi phí đầu tư thuỷ lợi cho 1 ha canh tác ở miền núi trung du bắc bộ cao gấp 3 lần ĐBSH, hiệu quả đầu tư thuỷ lợi cho 1 ha lúa ở Tây Nguyên chỉ bằng 1/2 - 1/3 so với cây công nghiệp khác. Do vậy khôn nên tiếp tục đảm bảo an ninh lương thực ở các khu vực này theo hướng phụ thuộc vào tự cấp như hiện nay. Miền núi trung du phía bắc tuy sat đồng bằng sông Hồng nhưng diện tích rộng lớn, địa hình chia cắt mạnh, dân cư phân tán gây khó khăn cho lưu thông để đảm bảo lưong thực cần duy trì sản xuất lúa gạo ở mức 3/4 nhu cầu, phần còn lại nhu cầu của dân cư đô thị, các khu vực công nghiệp và công trường có thể sử dụng gạo hàng hoá cung cấp từ đồng bằng sông Hồng. Như vậy, miền núi trung du phía bắc có thể tập trung đầu tư thâm canh thu gọn lại trong khoảng 400 nghìn ha ruộng và nương cố định với năng suất thâm canh khoảng 7 - 8 tấn/ha/năm. 200 nghìn ha đất lúa dư lại phần lớn là đất đồi nương dùng để bố trí các cây trồng có hiệu quả hơn theo trương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của khu vực bao gồm phát triển thêm 20 - 30 nghìn ha chè, 20 - 30 nghìn ha cafe, 40 - 80 ha mía, 30 - 60 nghìn ha cây ăn quả và 30 - 40 nghìn cây thực phẩm để tăng cường dinh dưỡng hộ gia đình như: lạc, đậu, vừng … Tây nguyên địa hình miền núi cao nguyên tương đối bằng phẳng, xuyên suốt là trục đường 14 nối với đông nam bộ đi đồng bằng sông Cửu Long, các tuyền đường Đông - Tây nối khu vực với các tỉnh duyên hải thuận lợi, khi hệ thống đường Trường Sơn hoàn thành đoạn cực nam lưu thông hàng hoá trong đó có gạo giữa khu vực với đồng bằng Nam Bộ và Campuchia còn thuận lợi hơn nữa. Mặt khác đất đai tuy tốt nhưng thiếu nước là hạn chế lớn cho phát triển nông nghiệp Tây nguyên hiện nay. Vì vậy sản xuất lúa gạo nên hạn chế để dùng nước cho các cây công nghiệp có giá trị hàng hoá cao hơn. Để đảm bảo an ninh lương thực khu vực chỉ cần duy trì sản xuất một nửa nhu cầu, còn lại có thể dùng lương thực hàng hoá từ đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải nam trung bộ hoặc có thể từ campuchia. Diện tích đất đồi dư hon 40 nghìn ha dùng để phát triển bông, tiêu, cafe là những cây công nghiệp trong nước xuất khẩu. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long với những lợi thế về sản xuất vẫn là hai khu vực phát triển lúa gạo để đảm bảo cung cấp cho các thiếu hụt tiêu dùng trong nước và là nguồn chủ yếu cho xuất khẩu. Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang dẫn đầu cả nước về sản xuất lúa gạo chiếm 52% sản lượng và gần 4/5 số lượng gạo xuất khẩu. Các sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn trong thời kỳ tới là lúa gạo, thuỷ sản và cây ăn quả. Vì vậy phát triển sản xuất lúa gạo phải cân đối với hướng kinh tế nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ăn quả. Về lâu dài nuôi trồng thuỷ sản là ngành kinh tế phục vụ chế biến xuất khẩu có lợi thế nhất ở khu vực, hiệu quả đầu tư trên 1 ha cao gấp 20 - 30 lần làm lúa. Diện tích ruộng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực hiện có gần 800 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở vùng trũng tây sông Hậu, vùng tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười và một phần thuộc bán đảo Cà Mau. Phần lớn là đất phù sa dễ bị nhiễm mặn hiện đang phát triển lúa hè thu, mùa vụ và lúa mùa một vụ. Để cân đối phát triển nuôi trồng hướng sản xuất lúa ở khu vực thời gian tới tập trung cho lúa đông xuân và hè thu thuộc vùng phù sa nước ngọt ven sông Tiền và sông Hậu, diện tích đất 400 nghìn ha, đây cũng là vùng phát triển lúa phẩm chất cao cho xuất khẩu. Diện tích đất lúa trên phù sa nhiễm mặn gần 1,6 triệu ha có thể thu hẹp lại 1,2 triệu ha cho thâm canh lúa hai vụ cho năng suất cao 10 - 12 tạ/ha trong đó 600 nghìn ha cho sản xuất lúa chất lượng cao, còn lại có thể kết hợp canh tác lúa - cà và tôm - tôm. Hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực mới có 400 nghìn ha, sẽ được tăng lên khoảng 1 triệu ha từ 400 nghìn ha đất lúa nhiễm mặn và 200 nghìn ha mặt nước ruộng canh tác lúa kết hợp với nuôi trồng đồng bằng sông Hồng hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong thời kỳ tới từ thâm canh lúa sang đa dạng hoá sản phẩm, vùng ven biển nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ vùng sâu nội địa chủ yếu trồng cây lấy thực phẩm các loại rau, hoa quả, nấm … sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng chủ yếu để phục vụ nhu cầu của khu vực, bù thiếu hụt cho miền núi trung du phía bắc, tăng xuất khẩu lên khoảng 1 triệu tấn gạo chất lượng cao còn lại để giành cho các mục đích sử dụng khác như chế biến, chăn nuôi … và dự trữ ở miền bắc. Với yêu cầu sản xuất diện tích đất lúa có thể giảm bớt gần 50 nghìn ha để chuyển đổi sang các mục đích xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và đô thị đang có nhu cầu mặt bằng ngày càng tăng trong khu vực BTB và duyên haỉ miền trung đang dần hình thành trong tương lai không xa một chuỗi các khu công nghiệp, đặc khu kinh tế và đô thị quan trọng với 31 cảng biển, hai trục đường xuyên quốc gia và một trục đường xuyên á, nhu cầu chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp vì vậy rất lớn. Với đặc điểm vị trí địa lý cả hai khu vực cũng là nơi có tần bão suất xuất hiện lớn nhất cả nước. Bão xảy ra thường đi kèm với mưa lớn gây ngập lụt các vùng đồng bằng hạ lưu trồng lúa. Về sản xuất lúa gạo đảm bảo ổn định hai khu vực đông xuân và hè thu ăn chắc đạt năng suất cao để khi mùa lũ chính vụ đến thì mọi công việc thu hoạch ngoài đồng đã gọn gàng. Hiện tại diện tích lúa trong toàn khu vực có gần 562 nghìn ha, cơ cấu gieo trồng gồm 240 nghìn ha lúa đông xuân, 167 nghìn ha lúa hè thu và 155 nghìn ha lúa mùa. Hướng bố trí lại qui hoạch sản xuất trong thời gian tới tập trung đầu tư thuỷ lợi mở rộng diện tích tưới để chuyển 6 nghìn ha lúa hè thu và 15 nghìn ha lúa mùa ở những nơi chưa chủ động được nước tưới sang làm lúa đông xuân. Đồng thời có thể bỏ bớt 18 nghìn ha lúa mùa tập trung ở các tỉnh duyên hải như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên và Khánh Hoà sang làm lúa hai vụ ăn chắc, vụ mùa có thể thay thế bằng sản xuất sau mùa vụ thu đông hoặc bỏ hoang để tránh làm kiệt đất. 2. Điều chỉnh chính sách thưong mại và tỷ giá hối đoái nâng cao hiệu quả xuất khẩu. 2.1. Đối ngoại và quan hệ thương mại. Do các nước đều nỗ lực tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu bằng các biện pháp đổi mới công nghệ sản xuất, đổi mới quản lý và phương thức kinh doanh nên chênh lệch về cạnh tranh chất lượng và giá thành sản phẩm trong giữa các nước đang phát triển và đã phát triển cùng nhau có rất ít khoảng cách. Vì vậy trong bối cảnh đua tranh tìm kiếm thị trường quyết liệt, quan hệ buôn bán quốc tế ngày càng dựa trên quan hệ đối ngoại và hợp tác thương mại trao đổi ưu đãi hàng rào thuế quan, đặc biệt đối với các mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật thấp như gạo. Với quan hệ gắn bó tăng lên trên cơ sở gần gũi về tôn giáo, văn hoá nhập khẩu gạo từ Pakistan vào Indonesia cũng ngày càng tăng lên. Năm nay thị phần gạo của Việt Nam bị thu hẹp lại bởi gạo của Pakistan chất lượng tương đương trên thị trường Indonesia, mặc dù chi phí vận chuyển từ Việt Nam trong cùng khu vực thấp hơn rất nhiều so với gạo Pakistan phải vượt qua ấn Độ Dương. Cũng trong năm nay Trung Quốc đã nhập khẩu từ Thái Lan nằm ở phía đông nam 300 nghìn tấn gạo để cung cấp lương thực cho các tỉnh bị khó khăn thuộc khu vực phía tây, mặc dù nhập từ ấn Độ có cùng biên giới và nằm cùng phía tây sẽ rẻ hơn. Ngoài các nước xung quanh và cùng khu vực, các thị trường có tiềm năng lớn theo dự báo cho xuất khẩu gạo thế giới trong 10 năm tới vẫn là khu vực Tây nam á, Trung cận đông, Châu phi và nổi lên là khu vực Mỹ la tinh - Caribe và Hoa Kỳ. Với mối quan hệ tốt đẹp xuất phát từ quan hệ bạn bè trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và các hiệp định hợp tác, hiệp định thương mại đã được ký kết, xét về cả khả năng cạnh tranh đây chính là lợi thế lớn nhất của Việt Nam so với các nước khác trong mở rộng thị trường xuất khẩu gạo ở các khu vực này. Trong thời gian tới ngoài tăng cường quan hệ hợp tác với các nước ASEAN, EU và các nước khác, cần có chiến lược củng cố và tập trung mở rộng quan hệ đối ngoại hợp tác thương mại với các nước Phi - Mỹ la tinh. Đồng thời trên bình diện chung xúc tiến nhanh chóng quá trình gia nhập WTO, hội nhập APTA và ký kết hiệp định thương mại với NAPTA là hết sức quan trọng để giữ được thị trường trong khu vực và đưa được gạo vào thị trường cao cấp như Bắc Mỹ và Nhật Bản. 2.2. Chính sách xuất khẩu. Để giảm bớt chênh lệch chưa hợp lý giữa giá thóc và giá gạo xuất khẩu đồng thời tăng cường tác động điều hoà giá thíc gạo thị trường trong nước, mở rộng và đa dạng các kênh lưu thông xuất khẩu là hết sức quan trọng. Do đó Nhà nước cần huỷ bỏ cơ chế tập trung vào một số đầu mối xuất khẩu gạo và chế độ quata như hiện nay. Với sản lượng lúa đã đủ có cơ sở để quá lo ngại về tác động mở cửa tự do cho xuất khẩu gạo trong thời kỳ tới. Nhà nước cần tạo điều kiện canh tranh bình đẳng giữa Công ty Nhà nước, Công ty tư nhân và Công ty nước ngoài trong kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo. Môi trường lưu thông thóc gạo được làm lành mạnh sẽ có lợi cho nông dân và người tiêu dùng. Mặt khác với trong tay là các tổng Công ty lương thực lớn và các Công ty Nhà nước ở địa phương, chính phủ có thể bình ổn giá ở các nơi đó không quá khó khăn. Đối với chính sách thuế xuất khẩu không nên thu theo phụ phí như hiện nay. Cần nghiên cứu nhanh chóng áp dụng mức thuế hợp lý 1 - 2% để làm quỹ trợ giá xuất khẩu gạo đồng thời làm công cụ để điều tiết thị trường trong nước. 2.3. Chính sách tiền tệ hối đoái. Sách lược hối đoái phải đảm bảo cân đối giữa các lợi ích thương mại quốc tế và hỗ trợ phân bổ hợp lý các nguồn lực nội địa. Tuy nhiên với bối cảnh nền kinh tế đang phát triển và các nước bên ngoài đang chạy đua cạnh tranh xuất khẩu, điều chỉnh tỷ giá hối đoái tăng lên ở mức hợp lý để hỗ trợ và tăng cường khả năng cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đối với các nước khác là tác động cần thiết của chính sách tiền tệ để góp phần duy trì nhịp độ gia tăng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ tới. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng tác dụng của hàng rào thuế quan không còn đủ hiệu lực để điều chỉnh cán cân xuất nhập khẩu, nới rộng tỷ giá hối đoái là biện pháp can thiệp tích cực để cân đối chiến lược thương mại thương bị thâm hụt. Mặt khác đối với các nước đang phát triển trước cạnh tranh về ưu thế chất lượng kỹ thuật, giá thành của các hàng công nghiệp và trợ giá uy lực các hàng nông phẩm xuất khẩu của các nước đã phát triển và phát triển trước, nới rộng tỷ giá hối đoái là một trong những biện pháp khắc phục tình thế để tăng khả năng cạnh tranh đối đầu giữa thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của mình. Dưới tác đông của cuộc khủng hoảng tài chính hầu như tất cả các nước trong khu vực đều thả nổi bản tệ, trong tình hình đó nỗ lực duy trì ổn định đồng tiền của Việt Nam vẫn không đem lại hiệu quả như mong muốn. Ngựơc lại do các mặt hàng xuất khẩu quan trọng như dầu thô, dệt may và nông sản trong đó có gạo đều nằm trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của các nước này do được thả nổi tỷ giá là giá thành sản phẩm hạ xuống đã tăng thêm sức cạnh tranh với hàng Việt Nam, kết quả là Việt Nam khôg những không tận dụng được cơ hội đầu tư và buôn bán mà thị trường xuất khẩu còn bị co hẹp laị. Nếu như trước kia giá gạo Thái lan chênh lệch rất lớn 20 - 25% so với gạo Việt Nam thì trong 5 năm trở lại đây khoảng cách chênh lệch đã thu hẹp lại rất nhiều chỉ còn 4 - 5%. Nguyên nhân thường được nhận định rằng do chất lượng gạo Việt Nam đã được cải thiện đáng kể nhưng cần đánh giá đầy đủ hơn bên cạnh đó là chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái khéo léo của Thái Lan nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của mình đối với Trung Quốc và Việt Nam đang nổi lên chiếm lĩnh thị trường. Đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan đã thả nổi hoàn toàn thị trường tiền tệ trong nước, tỷ giá hối đoái giữa đồng đôla và đồng Bạt tăng vọt lên 32% nhưng tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng Bạt và đồng Việt Nam lại giảm xuống đáng kể, do đó giá thành gạo Thái Lan đã có lúc sẽ hơn gạo Việt Nam 15 - 20%. Nhờ đó mặc dù trong khủng hoaảng tiền tệ, ngân sách rất thiếu để trợ giá nông nghiệp nhưng xuất khẩu gạo của Thái Lan vẫn tăng lên và được giữ vững trong khi xuất khẩu gạo của Việt Nam với lợi thế về giá hơn nhưng đến nay lại bị giảm sút. Theo dự doán tốc độ tăng tỷ giá hối đoái của các nước trong khu vực ở mức 1 - 2%, giá trị đồng đôla vẫn tiếp tục tăng cùng nhịp tăng trưởng vững chắc của nền kinh tế Mỹ 2 - 3%, tốc độ tăng chỉ số giá hàng hoá (CPI) trong nước với xu hướng phát triển ổn định của nền kinh tế sẽ tăng bình quân 1 - 2%. Cân đối với mức lạm phát không quá 3% để không ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để đảm bảo khả năng cạnh tranh trong thanh toán giao dịch của đồng bản tệ cho xuất khẩu so với các nước xung quanh, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam cần được nới lỏng xung quanh mức tăng bình quân 4%/năm trong thời kỳ tới, ước tính vào năm 2010 lên tới 22000 - 23000đ/ USD. 3. Đẩy mạnh hoạt động Marketing trong xuất khẩu gạo. Thứ nhất: càn có các biện pháp để thích ứng với thị trường. Thị trường gạo tiêu thụ nhìn chung không ổn định về khách hàng và lượng hàng. Để đảm bảo hơn hiệu quả kinh tế xã hội của sản xuất và xuất khẩu gạo, cần nâng cao khả năng thích ứng với những biến động của thị trường thế giới. Do đó cần phải kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá các doanh nghiệp xuất khẩu gạo về loại hình doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp, cần có cơ chế mềm trong quản lý và gian hạn ngạch xuất khẩu cho các doanh nghiệp tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu về gạo, đồng thời không bị khách hàng ép giá bán cũng như các điều kiện khác: quan hệ chính trị đối ngoại cần đi trước để tạo điều kiện cho việc thâm nhập và mở rộng thị trường. Thứ hai: các biện pháp chống tranh giành bán gạo ở thị trường thế giới. Đó là phân đoạn thị trường theo khu vực cho một số đầu mối xuất khẩu gạo lớn, có cơ chế quản lý giá xuất khẩu gạo thích hợp, tăng cường các hiệp định xuất khẩu gạo cho các nước theo cấp chính phủ. Thứ ba: nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu. Cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp như không ngừng nâng cao chất lượng gạo, cần chủ động chặn hàng để chủ động đảm phán và thực hiện nhanh chóng các hợp đồng đã ký kết. Muốn vậy cần tăng cường dự trữ kinh doanh, kết hợp giữa dự trữ quốc gia và dữ trữ kinh doanh xuất khẩu gạo. Đầu tư thoả đáng cho việc xây dựng đồng bộ hệ thống chế biến, giao thông vận chuyển, cảng khẩu. Về đối ngoại, cần tăng cường liên minh với các nước xuất khẩu gạo, trước hết là Thái Lan, tăng cường quan hệ với các nước viện trợ gạo theo chương trình của cộng đồng quốc tế. Thứ tư: các giải pháp mở rộng thị trường. Trong thời gian tới cần tăng nhanh tỷ trọng gạo đặc sản chất lượng cao trong xuất khẩu. Nên coi đó là một phương sách để mở rộng thị trường gạo cao cấp như Châu âu, Bắc Mỹ và các nước lãnh thổ NICS. Từ uy tín của gạo đặc sản để mở rộng thị trường tiêu thụ các loại gạo thông thường hợp tác với các nước Tây âu và các tổ chức quốc tế để tranh thủ bán gạo theo chương trình viện trợ cho Châu Phi. 4. Tăng cường tín dụng ưu đãi, bảo trợ sản xuất và xuất khẩu gạo. 4.1. ý nghĩa của giải pháp. Khá đông những người trồng lúa xuất khẩu ở nước ta thuộc tầng lớp nghèo của xã hội. Những hộ gia đình xếp loại trung bình ở nông thôn đời sống cũng rất khó khăn nên cũng thường xuyên thiếu vốn cho sản xuất. Trong điều kiện hiện nay, để có sản phẩm lúa gạo xuất khẩu trong quá trình trồng trọt chế biến nhiều khi phải tuân thủ quy trình kỹ thuật ngặt nghèo và tốn kém, đặc biệt là các loại lúa đặc sản chất lượng cao. Trong tình hình đó, cần phải có sự hỗ trợ về vốn cho nông dân. Trong các hình thức hỗ trợ vốn cho nông dân thì hình thức tín dụng vốn là có nhiều ưu điểm hơn cả. Bởi lẽ do tính chất bắt buộc phải hoàn trả vốn, buộc người vay phải năng động sáng tạo tìm cách để kinh doanh đạt hiệu quả cao, khác với các khoản trợ cấp cho không, người được trợ cấp thường có thói quen ỷ lại "của cho" đầu tư sử dụng tiền trợ cấp gập chăng hay chớ. Hỗ trợ nông dân dưới hình thức tín dụng bình thường tức là đã cân bằng sản xuất nông nghiệp với các ngành khác, giữa một ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp với các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao của nền kinh tế. Cách làm đó không khuyến khích nông dân thúc đẩy sản xuất lúa gạo. Sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt trong điều kiện môi trường sinh thái đang bị xấu đi, thiên tài càng nhiều hơn, sản xuất thường phải chịu những rủi ro bất khả kháng. Trong tương lai, để tăng thêm nguồn vay đến hộ nông dân, Nhà nước cần có quy chế buộc các ngân hàng thương mại phải giành một tỷ lệ vốn vay cho nông nghiệp: sự ưu đãi về tín dụng đó sẽ góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu gạo. Trong tình hình đó, việc thực thi chính sách bảo trợ cho sản xuất lúa gạo xuất khẩu rất cần thiết. Bảo trợ sản xuất, giúp cho sản xuất ổn định là cơ sở để đảm bảo ngồn hàng xuất khẩu, để thúc đẩy xuất khẩu gạo cũng cần có chế độ ưu đãi tín dụng, nhằm cung cấp vốn lưu động đủ số liệu đúng thời gian cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Bảo trợ cho khâu xuất khẩu là để các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân đảm bảo cho sản xuất không bị suy giảm ở vụ sau, năm sau. 4.2. Phương hướng thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, bảo trợ sản xuất và xuất khẩu gạo thời gian tới. 4.2.1. Trong khâu sản xuất. Những năm gần đây, tình hình tiền tệ đã tương đối ổn định. Do vậy lượng vốn huy động được từ trong dân đã tăng lên nhanh chóng. Phần lớn các ngân hàng đều có lượng dữ trữ tiền gửi tiết kiệm khá lớn, trong khi số tiền cho vay không tương ứng kịp với số tiền huy động. Trong bối cảnh đó các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nông nghiệp cần tăng số lượng cho vay ngắn hạn theo yêu cầu chính đáng của nông dân. Có như vậy, các hộ gia đình mới có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất theo cả bề rộng lẫn chiều sâu. Cùng với việc tăng số lượng cho vay, cần cấp tín dụng kịp thời đến tận hộ nông dân đúng thời vụ sản xuất. Có thể nói, sự ràng buộc bởi những quy định hành chính đã kéo dài thời gian làm thủ tục cho vay mỗi lần đến hộ nông dân. Đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn là: Ngân hàng Nhà nước thừa tiền cho vay, hộ nông dân vẫn phải đi vay nóng ở thị trường tín dụng chợ đen. Tính thời vụ cấp bách đã buộc nông dân phải chấp nhận đi vay với lãi suất cao hơn ở thị trường chợ đen, bù lại họ có được khoản tiền đáp ứng đúng thời vụ trong sản xuất. Việc cho vay kịp thời đến hộ nông dân không phải là điều gì mới, xong thực tế đang còn là vấn đề nổi cộm cần được lưu ý để khẩn chương khắc phục. Để cho vay kịp thời đến hộ nông dân, đòi hỏi các ngân hàng một mặt phải cải tiến thủ tục cho vay, mặt khác phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ cơ sở. Điều đó đảm bảo cho ngân hàng phải vừa thực hiện cho vay kịp thời, vừa không làm giảm khả năng hoàn nợ của khách vay. Để tăng thêm khả năng cung cấp cung ứng ở thị trường tiền tệ nông thôn, đồng thời tăng khả năng giám sát mục đích vay tiền, khả năng thanh toán của các hộ nông dân, đẩy lùi thị trường tín dụng chợ đen, cần phải tạo điều kiện cho các quỹ tín dụng nhân dân hình thành và phát triển ở nông thôn. Chính các thành viên trong ban quản trị các quỹ tín dụng nông thôn, hơn ai hết, họ rất hiểu về hoàn cảnh của từng hộ trong thôn xóm. Đó là cơ sở cho phép thực hiện các món cho vay kịp thời, khả năng hoàn trả. Để vay kịp thời mà vẫn đảm bảo khả năng hoàn trả, cần tăng cường hình thức tín dụng thế chất thông qua các tổ chức liên gia, qua các tổ chức hội nông dân, hội phụ nữ... Các ngân hàng có thể tiến hành cho vay qua các cụm nông dân, các tổ chức xã hội. Hơn nữa, các tổ chức đó nhờ sự am hiểu sâu sắc hoàn cảnh của mỗi hộ nông dân mà có thể đảm bảo các khoản tiền vay đó được sử dụng đúng mục đích, có khả năng hoàn trả. Hình thức cho vay này thời gian qua đã được triển khai thí điểm ở nhiều nơi và đã có tác dụng to lớn trong điều kiện thực tế của Việt Nam. Sắp tới cần tiếp tục mở rộng hình thức tín dụng thương mại cho nông dân vay qua các Công ty lương thực, các tổ chức kinh doanh xuất khẩu gạo. Các tổ chức đó vay tiền của các ngân hàng thương mại để nhập vật tư cho sản xuất gạo, số vật tư này được ứng trước cho nông dân (cho vay bằng hiện vật). Đến vụ thu hoạch, các tổ chức này tu lại tiền cho vay bằng thóc. Hình thức đó vừa đảm bảo vốn cho nông dân sản xuất, vừa đảm bảo tiêu thụ sản phẩm của nông dân với giá cả thoả đáng và vừa đảm bảo chân hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Đối với các vùng được quy hoạch sản xuất gạo xuất khẩu, cần xây dựng các dự án cụ thể để có thể thực hiện cho vay theo dự án với quy mô tương đối lớn. Cho vay theo dự án được tiến hành đồng bộ (giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật...) nhờ đó các dự án sản xuất gạo xuất khẩu (kể cả gạo đặc sản) có thể mau chóng được triển khai. Trong tương lai, để tăng thêm nguồn vay đến hộ nông dân Nhà nước cần có quy chế buộc các ngân hàng thương mại dành một tỷ lệ vốn vay cho nông dân. Thái Lan đã qui định các ngân hàng thương mại phải cho vay 5 - 10% muốn huy động được cho nông nghiệp. Ngân hàng nào không đầu tư vào nông nghiệp được thì phải uỷ thác cho ngân hàng nông nghiệp vay lại để cho nông dân vay. Đương nhiên, phần tiền cho nông dân vay phải với lãi suất ưu đãi thoả đáng. Từ năm 1989 đến năm 1995 lãi suất cho vay đối với nông nghiệp ở nước ta luôn thấp hơn so với các hình thức khác từ 0,3 - 0,7%. Sự ưu đãi về tín dụng đóng góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu gạo. 4.2.2. Trong khâu xuất khẩu : Việc cấp vốn cho sản xuất gạo qua tín dụng ưu đãi là khâu quyết định, tạo năng lực sản xuất mới cao hơn và ổn định. Tuy nhiên, toàn bộ chu kỳ sản xuất - xuất khẩu gạo sẽ không đạt hiệu quả cao nếu khâu xuất khẩu bị trục trặc. Để thúc đẩy xuất khẩu gạo cũng rất cần có chế độ tín dụng ưu đãi, nhằm cung cấp vốn lưu động đủ số lượng, đúng thời gian cho các dn1 xuất khẩu gạo. Thực tế vụ Đông Xuân năm 1997 cho thấy riêng ở ĐBSCL các tổ chức kinh doanh cần mua nhanh khoảng 4 triệu tấn thóc mà Chính phủ chỉ định. Với khối lượng thóc đó ( với mức giá 1500đ/kg). Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần có một lượng vốn lưu động khoảng 6.000 tỷ đồng. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng rất cần được vay ưu đãi để mua và dự trữ số thóc hh đó. Điểm lại cho thấy, vụ Đông Xuân (1999 vừa qua) cả nước được mùa, số lượng đạt 13,9 triệu tấn thóc, tăng khoảng 30 vạn tấn so với vụ Đông- Xuân năm 1998 và là vụ được mùa nhất từ trước đến nay. Giá lúa Đông- Xuân ở ĐBSCL vẫn giữ được mức bằng hoặc trên mức giá sàn mà Thủ tướng Chính phủ đã qui định (với quyết định 250/1998/TTg, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mức giá sàn lúa là 1.650đ/kg). Giá lúa ở ĐBSCL trong mùa thu hoạch rộ phổ biến ở khoảng 1.700 -1750đ/kg, vùng sân khoảng 1600- 1650đ/kg. Ban Vật giá Chính phủ cùng Bộ nông nghiệp và PTNT thống nhất với Chủ tịch UBND các tỉnh để hướng dẫn cụ thể việc thực hiện mua lúa theo giá sàn và quyết định một số giải pháp hỗ trợ kinh doanh lúa gạo, trong đó có việc hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn ngân hàng cho các doanh nghiệp mua 1,5 triệu tấn lúa tạm dự trữ chờ xuất khẩu . Những biện pháp kịp thời này của Chính phủ đã giúp cho giá lúa ổn định, người dân yêu tâm, không bán ra ồ ạt giúp cho các doanh nghiệp không bị sức ép về kho tàng đè nặng. Tính ra Nhà nước đã chi khoảng 96 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp. Nếu so với giá thành 1.150 - 1.200đ/kg lúa, chỉ bán với giá sàn, người nông dân đã lãi 400 - 500 đ/kg. Một số doanh nghiệp mua lúa cao hơn giá sàn giúp cho nông dân thu lợi được khỏng 700đ/kg, có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất vụ hè thu. Sự hỗ trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp mua dự trữ thóc đứng về toàn cục cũng rất có lợi. Thứ nhất, tăng mức cầu tại thị trường nội địa, ổn định giá thóc theo hướng có lợi cho nông dân. Đó là cơ sở để ổn định sản xuất, ổn định nguồn gạo xuất khẩu. Thứ hai, giúp cho các doanh nghiệp có gạo dự trữ trong kho chủ động đàm phán với khách hàng vào thời điểm giá cả có lợi nhất đảm bảo lợi ích quốc gia và của doanh nghiệp. Tín dụng xuất khẩu không chỉ cấp thiết với vốn vay ngắn hạn vì cơ sở vật chất của doanh nghiệp xuất khẩu ở nhiều khâu đều gặp khó khăn nghiêm trọng. Thực tế cho thấy ngay Tông công ty lương thực Trung ươg II năm 1996 đảm nhiệm trên 82% lượng gạo xuất khẩu cả nước nhưng trang thiết bị ở các khâu đều bị hạn chế, như : - Khâu sấy thóc xuất khẩu : Công xuất máy sấy là 180 tấn/giờ, nếu mỗi ngày làm việc 16 giờ và một năm hoạt động 260 ngày thì năng lực sấy cả năm là 748.000 tấn, chỉ đáp ứng được 15% đòi hỏi thực tế. - Khâu xay xát hiện thời đạt 624.000 tấn/năm, chỉ đáp ứng được 12%. - Toàn bộ kho chứa tại các tỉnh ĐBSCL của Tổng Công ty năm 1996 là 388400 tấn, chỉ đáp ứng được khoảng 10% đòi hỏi thực tế... - Chỉ xét hiện trạng 3 khâu trên cũng đủ thấy, yêu cầu thu mua nhanh số thóc hàng hoá của nông dân ở thời vụ thu hoạch 4-5 triệu tấn như vụ Đông Xuân tháng 4/1997 vừa qua thực sự là công việc quá tải. Do vậy, tín dụng vốn đang là giải pháp cấp bách. 5. Xây dựng cơ sở hạ tầng trong sản xuất và xuất khẩu gạo 5.1. Cơ sở hạ tầng trong khâu sản xuất Trong các yếu tố của cơ sở hạ tầng của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng, trước hết cần quan tâm đến hệ thống thuỷ lợi. Trong thời kỳ phát triển tập thể hoá, về cơ bản chúng ta đã kiến tạo được hệ thống kênh mương tưới tiêu nước phục vụ sản xuất lúa gạo tương đối hoàn chỉnh. Trong thời kỳ đầu chuyển sang kinh tế thị trường, hệ thống đó đã và đang xuống cấp. Điều đáng nói nhất là hiện nay nhiều nơi vẫn còn lúng túng trong việc hình thành một cơ chế thích hợp trong quản lý, khai thác và tu bổ hệ thống công trình thuỷ lợi đã có. Trong thời gian tới theo kinh nghiệm ở một số địa phương, để nâng cao hiệu quả khai thác và không ngừng tu bổ nâng cao hệ thống thuỷ lợi đã có nên tiến hành từ phân hoá các công trình thuỷ lợi nội đồng. Hình thức phổ biến mà nhiều địa phương áp dụng là tổ chức đầu thầu các công trình thuỷ lợi nhỏ. Quá trình đó đã phục vụ tưới tiêu tốt hơn, ngăn chặn tình trạng xuống cấp của các công trình, từng bước nâng cấp dần các công trình đã đượcđấu thầu. Ngoài hệ thống kênh mương nội đồng đã có, Nhà nước cần tiếp tục đầu tư xây dựng mới một số công trình thuỷ lợi đầu mối, hệ thống hồ đập thuỷ lợi...nhằm tăng cường năng lực sản xuất lúa gạo. Các công trình thuỷ lợi này cần được xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước hoặc bởi vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế của các Chính phủ nước ngoài. 5.2. Cơ sở hạ tầng trong khâu sau thu hoạch Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ các khâu sau thu hoạch lúa gạo đã được chú ý trong vài năm gần đây. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên hệ thống đó vẫn còn xa mới đáp ứng được yêu cầu giảm tổn thất sau thu hoạch nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Đặc biệt ở vùng DBSCL nơi sản xuất trên 50% sản lượng thóc của cả nước, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật sau thu hoạch còn thiếu trầm trọng. Nếu chúng ta giảm được 30% tốn thất sau thu hoạch so với mức tổn thất hiện nay, thì sẽ tương đương tăng được sản lượng từ 810 đến 850 ngàn tấn thóc. Ngoài ra còn có thể nâng cao đáng kể chất lượng gạo xuất khẩu mà kết quả đó đưa lại thu nhập cũng tương đương hàng trăm ngàn tấn thóc. Hiện nay năm 1999 mức tổn thất 14% trong thu hoạch quả là con số không thể chấp nhận được. Giải quyết tốt các khâu sau thu hoạch để giảm tổn thất này xuống 9% thì hàng năm đã làm tăng thêm vài triệu tấn lương thực. Hiện nay 3 khâu có tỷ lệ tổn thất cao nhất là phơi sấy, bảo quản và xay xát. Tổn thất ở 3 khâu này chiếm tới 70% tổng lượng tổn thất sau thu hoạch. Do đó thời gian tới, cần tập trung khắc phục, hoàn thiện: Trước hết là hệ thống phơi, sấy thóc sau thu hoạch. Hiện nay Việt Nam làm khô thóc chủ yếu vẫn dựa vào ánh nắng mặt trời để giảm độ ẩm của thóc từ 19 - 21% xuống 15 - 16% ở ĐBSCL, xuống 13 - 14% ở ĐBSH, các tỉnh Duyên Hải miền Trung. Tuy nhiên do thiếu sân phơi, người nông dân, nhất là các tỉnh phía Nam, thường phơi thóc trên đường nhựa làm cản trở giao thông và tạo độ gẫy nát cao lúc xay xát. Mặt khác, vụ hè thu ở Nam Bộ thu hoạch vào mùa mưa nên không phơi nắng được. Để khắc phục tình trạng đó, một số xí nghiệp xay xát lớn và các cơ sở kho đã lắp đặt hệ thống máy sấy do nước ngoài sản xuất, nhưng các thiết bị đó chưa thật phù hợp với điều kiện Việt Nam, do sử dụng nhiên liệu quá đắt. Trong thời gian tới cần hoàn thiện kỹ thuật và từ đó để nhân ra diện rộng một số mô hình thiết bị sấy có quy mô phù hợp, sử dụng các loại nhiên liệu sẵn có và rẻ tại địa phương (rơm, trấu, củi, than,...) do các cơ sở trong nước thiết kế và chế tạo. Thứ hai, phải tăng cường công nghệ bảo quản thóc gạo theo những hướng sau: - áp dụng công nghệ và thiết bị bảo quản kín gạo xát trắng, gạo lật bằng cách dùng màng PVC trong môi trường khí CO2 hoặc khí Nitơ trong các kho dự trữ quốc gia và dự trữ kinh doanh. - sản xuất và áp dụng một số chế phẩm vi sinh, các chế phẩm từ thực vật có tác dụng diệt côn trùng mà không gây độc hại cho người và gia súc, không làm nhiễm bẩn môi trường để bảo quản thóc gạo ở các kho lớn và gia đình. - sản xuất các thiết bị kho chứa với dung tích gia đình từ 200 - 2000kg cho các tỉnh phía Bắc và 1000 - 5000 kg cho các tỉnh phía Nam. Đây là hướng đi có nhiều ưu điểm cần khẩn trương triển khai ra diện rộng ở hai vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm ở nước ta. - Nâng cấp hệ thống kho chứa, bến bãi tại các đầu mối thu mua thóc gạo ở ĐBSCL. Đầu tư vào hệ thống này vừa làm giảm tổn thất, vừa nâng cao lượng gạo xuất khẩu, đồng thời làm giảm thời gian bốc xếp tại các bến bãi đầu mối. Thứ ba, là nâng cao công nghệ xay xát gạo đối với hệ máy móc nhỏ dưới 1tấn/giờ, nên cải tiến theo kiểu Nhật Bản: dùng máy xay quả lô cao su, sàng phân ly kiểu Yanmar và dùng máy xát Noda. Đối với các máy xay xát 15 tấn/ ca cần phải tạo và bổ sung vào đoạn cuối dây truyền các thiết bị tách ấm, đánh bóng và phân loại gạo. Có thể nói, ở khâu xay xát trong vài năm qua chúng ta đã có những bước tiến vượt bậc so với trước kia. Trong tương lai gần, cần trang bị hơn nữa các công nghệ xay xát tiên tiến của thế giới. Đến nay (tháng 10 / 1999) sau 22 tháng xây dựng, lắp đặt thiết bị trung tâm chế biến gạo chất lượng cao tại Cần Thơ bước vào giai đoạn chạy thử. Đây là dự án có tổng vốn đầu tư trên 90 tỷ đồng, trong khuôn khổ do Chính phủ Đan Mạch tài trợ, trung tâm được trang bị máy móc thiết bị hiện đại khép kín từ khâu sấy, hút lúa đến xay xát, đánh bóng và đóng gói thành phẩm, với công suất thiết kế 8 tấn/ giờ. Trong giai đoạn chạy thử, trung tâm sẽ chế biến 2000 tấn gạo chất lượng cao. Trong tương lai sẽ lắp đặt nhiều những thiết bị hiện đại để chế biến gạo thì chắc chắn chất lượng gạo xuất khẩu sẽ được nâng lên rõ rệt. * Một là, xúc tiến nhanh việc bình tuyển các loại giống lúa đặc sản của các địa phương, tự do hình thành quỹ ghen và giống lúa chất lượng cao để xuất khẩu. * Hai là, hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về giống lúa theo hướng: rút ngắn thời gian từ khâu thử nghiệm đến sản xuất đại trà, đồng thời vẫn giữ được độ an toàn khi đưa các giống mới ra sản xuất đại trà. * Ba là, hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp để thường xuyên thay giống lai tạp bằng giống thuần cho nông dân do phần lớn các giống lúa mới đều bị xuống cấp nhanh, dễ bị lai tạp. * Bốn là, mỗi vùng, tỉnh, huyện cần nghiên cứu để xác định được cơ cấu giống lúa chủng loại lúa thích hợp với nhu cầu của thị trường ngoài nước. 6. Giải pháp về phân bón: Đây là giải pháp kỹ thuật cần phải tiến hành đồng bộ với giải pháp về giống lúa. Vì vậy, phần lớn các loại giống lúa mới, kể cả một số giống lúa đặc sản đều chịu được cường độ thâm canh cao và chỉ trong điều kiện đó các loại giống lúa mới có thể đạt hiệu quả kinh doanh cao. Gần đây, tổng lượng phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp (chủ yếu cho lúa) đạt mức hàng năm 3,8 - 4 triệu tấn, trong đó đạm urê khoảng 1,67 - 1,7 triệu tấn, chiếm khoản 42%. Hướng giải quyết công tác phân bón cho sản xuất lúa trong các năm tới nên chú trọng những điểm chính sau: Trước hết, trong vài ba thập niên tới chúng ta vẫn duy trì việc sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống, bón lúa (phân lợn, phân trâu, bò,...). Tính cần thiết của hướng này thể hiện ở chỗ: yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi phải có sự kết hợp bón phân hữu cơ với phân vô cơ. Hơn nữa đây là loại phân giá thành rẻ, sẵn có ở hầu hết các vùng trồng lúa gạo, lại rất phù hợp với điều kiện kinh tế của nông dân, vừa giảm được chi phí sản xuất lúa, vừa nâng cao chất lượng gạo và khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tính khả thi của hướng này thể hiện ở chỗ: Sử dụng các loại phân chuồng, không gây ô nhiễm môi trường, không làm bẩn sản phẩm như sản xuất rau quả. Thứ hai, chúng ta cần chuyển dịch cơ cấu phân bón giữa các loại phân hoá học với phân hữu cơ công nghiệp và vi sinh. Hiện nay, trong khi nước ta chú trọng thâm canh bằng phân hoá học thì thế giới đã bắt đầu chuyển dần cơ cấu sử dụng phân bón theo hướng: giảm phân hoá học và tăng loại phân vi sinh, phân hữu cơ công nghiệp. Vì vậy, nước ta nên vừa dùng phân hoá học vừa chuyển dịch cơ cấu sử dụng phân bón như các nước tiên tiến đang thực hiện để tránh tụt hậu về trình độ thâm canh lúa. Thứ ba, cần tăng cường sản xuất phân trong nước, kết hợp nhập khẩu các loại phân hoá học tổng hợp. Cách đó vừa để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón vừa tránh lối bón phân đơn điệu, kém hiệu quả của nông dân ta: chỉ chú ý bón phân đạm, coi nhẹ các loại phân lân, kali và các yếu tố vi lượng khác. Thứ tư, cần chấn chỉnh lại cơ chế quản lý sản xuất và nhập khẩu các loại phân bón. Trong xu hướng tự do hoá nhập khẩu phân bón đang có nguy cơ buông lỏng quản lý về số lượng, chất lượng phân bón. Trong tình hình hiện nay, cần để Kết luận Qua tất cả các nội dung nghiên cứu ở trên, đề tài đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích và khẳng định vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu được của sản xuất và xuất khẩu gạo đối với vấn đề an ninh lương thực quốc gia và phát triển kinh tế chính trị xã hội của Việt Nam, một nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền sản xuất nông nghiệp mà sản xuất lúa gạo là chủ yếu. Trong khoảng thời gian tới 2001 - 2010 có thể khẳng định là một giai đoạn bước ngoặt rất quan trọng giúp Việt Nam có thể thực hiện được mục tiêu xây dựng đất nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá các lý thuyết kinh tế học hiện đại cũng như kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy quá trình công nghiệp hoá sẽ khó mà thực hiện được nếu như quốc gia nào đó không chú trọng tới xuất khẩu. Do vậy ở Việt Nam, xuất khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, gạo được coi là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Tuy cơ hội xuất khẩu gạo lớn, nhưng việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Với đề tài này hy vọng rằng trong thời gian tới sẽ góp được một phần nhỏ bé của mình vào chiến lược hướng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Bích - Chu Tiên Giang - Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế NN & NT Việt Nam. 2. Dự án 2224 VIE - Bộ NN & PTNT 3. PGS - TS Lê Du Phong - Marketing tong nông nghiệp. 4.Văn kiện đại hội Đảng VIII 5. Nguyễn Văn Trung - Gạo đặc sản Việt Nam 6. Giáo trình kinh tế nong nghiệp - KTQD 7. PTS Phạm Thị Mỹ Dung - Tình hình lương thực và nông nghiệp. 8. PTS Nguyễn Trung Văn - Lương thực Việt Nam thời kỳ đổi mới hướng xuất khẩu 9. Bộ kế hoạch và đầu tư 1999, Dự án VIE 97/P15 10. Bộ thương mại, danh sách các trung gian nước ngoài mua gạo Việt Nam. 11. Bộ thương mại, xuất khẩu gạo và biến đổi giá những năm 1997 12. Diễn đàn doanh nghiệp 19/ 1999. Gạo Việt Nam trước sức hút của thị trường thế giới. 13. Kinh tế xã hội 3/ 1999, Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các nước. 14. Kinh tế xã hội 3/ 1999, Gạo Pakistan 15. Giáo trình kinh tế quốc tế - KTQD 16. Lý luận thực tiễn: thương mại quốc tế - NXB thống kê 17. PTS Hoàng Thịnh Lâm: Về các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc xuất khẩu hàng chủ lực. 18. Kinh tế học David.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf100265_8888.pdf
Luận văn liên quan