Nên thành lập ban chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên, ban
chuy ển đổi này sẽ xác định, thẩm tra và quyết định danh sách các doanh nghiệp thuộc
diện chuyển đổi. Tiếp đó ban chuy ển đổi này sẽ thực hiện các bước chuyển đổi và gi ải
quyết các vấn đề v ướng mắc nảy sinh. Nhờ đó quá trình chuy ển đổi sẽ được chuyên môn
hóa và thuận lợi hơn.
78 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng được yêu cầu thực tế
cuộc sống cũng như chưa tương xứng với nguồn lực mà nhà nước đầu tư cho doanh
nghiệp DNNN còn nhiều hạn chế.
Doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh có xu hướng chững lại và giảm sút đáng lo ngại. Tốc độ tăng trưởng bình quân
của DNNN không còn mạnh mẽ như thời kỳ 1991 - 1995 (13%) mà có dấu hiệu chững
lại và giảm dần tính đến năm 1998, 1999 đã giảm xuống chỉ còn khoảng 8 - 9%. Xét
về hiệu quả sử dụng vốn cũng theo chiều hướng giảm sút. Nếu năm 1995 một đồng
vốn nhà nước làm ra 3,46 đồng doanh thu và 0,19 đồng lợi nhuận, tương ứng như vậy
năm 1998 một đồng vốn làm ra 2,9 đồng doanh thu và 0,14 đồng lợi nhuận.
Số lượng DNNN hoạt động thực sự có liệu quả nếu chỉ xem xét năm 1998 thì số
DNNN chiếm khoản 40%. Số lượng DNNN hoạt động không có hiệu quả bị thua lôc
liên tục khoảng 20% (chưa tính đủ khấu hao tài sản cố định), còn lại là những DNNN
hoạt động chưa có hiệu quả, khi lỗ khi lãi khong ổn định. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên vốn nhà nước chưa cao, có xu hướng giảm dần năm 1996 là 11,2% năm 1997 là
9,3 %; năm 1998 là 9,1% vă năm 1999 là 8,2%.
Phần công nợ trong DNNN hiện nay cũng là vấn đề hết sức nan giải có xu hưởng
tăng dần, chẳng hạn như năm 1996 tổng nợ của DNNN khoảng 174.797 tỷ đồng, trong
đó nợ phải đòi là 110.656 tỷ đồng thì năm 1999 lên tới 195.660 tỷ đồng, nợ phải trả
126.366 tỷ đồng; Như vậy tỷ lệ giữa nợ phải trả và nợ phải thu quá chênh lệch, khả
năng trả nợ rất khó khăn, tỷ lệ khó đòi, quá hạn không nhỏ cũng là gánh nặng đối với
DNNN.
Tình trạng tài chính doanh nghiệp không lành mạnh cũng là một yếu tố làm cho
việc hạch toán bị méo mó, làm cho DNNN luôn trong tình trạng bị….. sản xuất kinh
doanh:
Các DNNN vẫn còn sự bao cấp của nhà nước của chính sách hỗ trợ DNNN được
vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi. Đồng thời, mặc dù ngân sách Nhà nước còn hạn
hẹp, nhưng đã dành một tỷ lệ nhất định để hỗ trợ cho DNNN. Trong 3 năm 1997 -
1999, ngân sách Nhà nước đã đầu tư trực tiếp DNNN khoảng 8.000 tỷ đồng, trong đó
cấp bổ sung vốn là 6.482 tỷ đồng, cấp bù lỗ khoảng 1464,4 tỷ đồng. Ngoài ra, Nhà
nước còn có chính sách hỗ trợ khác như miễn giảm thuế, xoá nợ, khoanh nợ, giãn nợ.
Vì vậy, DNNN hoạt động thiếu năng động và linh hoạt trong sản xuất kinh doanh.
- DNNN nhà nước còn có quy mô manh mún, dàn trải, chồng chéo về ngành
nghề kinh doanh cũng như về cơ quan quản lý. Tính đến đầu năm 2000 DNNN có
5.280 doanh nghiệp với tổng số vốn khoảng 116 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi doanh
nghiệp gần 22 tỷ đồng. Trong đó số DNNN có vốn trên 10 tỷ đồng chiếm khoảng
20,89%, số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm khoảng 65,45%. Đặc biệt đối
với các doanh nghiệp nhà nước thuộc các địa phương có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới
trên 30%. Cơ cấu DNNN phân bố không đồng đều, nhiều DNNN cùng hoạt động trong
tình trạng chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, cấp chủ quản trên cùng một địa bàn,
cùng một lĩnh vực vì thế tạo ra sự cạnh tranh lộn xộn. Có thể nêu điển hình trong lĩnh
vực thương mại, dịch vụ, xây dựng, tư vấn…
- Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, hầu hết các DNNN được trang bị thiết bị
máy móc, công nghệ từ nhiều nước khác nhau như: Liên Xô cũ, Trung Quốc, các
nước Đông âu, Bắc Âu, ASEAN và các nước thuộc các thời kỳ, thế hệ khác nhau. Do
vậy, máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất của ta là quá lạc hậu, nếu đem so sánh với
các nước trên thế giới thì theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia công nghệ thì có lẽ
lạc hậu tới 10 - 20 năm. Chính vì vậy sản phẩm của các doanh nghiệp làm ra không có
khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Một số sản phẩm
sản xuất trong nước như: xi măng, sắt thép, phân bón, kính xây dựng… có mức giá cao
hơn với những sản phẩm cùng loại nhập khẩu khoảng từ 20 đến 40%. Sở dĩ các sản
phẩm hiện nay đang tồn tại được là do chính sách bảo hộ của Nhà nước thông qua
chính sách thuế nhập khẩu. Cho đến nay mới chỉ có khoảng trên 15% sản phẩm sản
xuất trong nước có thể đạt được sản lượng xuất khẩu.
4.2. Những nguyên nhân làm cho các DNNN hoạt động kém hiệu quả.
Nhìn một cách tổng thể so với yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hệ
thống DNNN còn nhiều bất cập do rất nhiều nguyên nhân nhưng có thể chỉ ra được
một vài nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất: quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé, dàn trải trên hầu hết các ngành, nghề
và địa phương, phân tán về vốn, trong khi vốn Nhà nước rất hạn chế. Tính đến nay
trong số 5.100 doanh nghiệp nhà nước kể cả hàng trăm doanh nghiệp nhà nước mới
thành lập trong những năm gần đây số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm
65,45%, doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 20,89% ở các địa phương hơn
30% số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng. Tình trạng phổ biến là thiếu vốn nghiêm
trọng.
Thứ hai: Trình độ kỹ thuật, công nghệ của các DNNN còn lạc hậu ngoài một số ít
doanh nghiệp được trang bị kỹ thuật hiện đai hoặc trung bình, đại bộ phận doanh
nghiệp máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất còn lạc hậu so với thế giới từ 10 - 25%
có ngành như cơ khí lạc hậu tới 30 năm; trình độ cơ giới, tự động hoá dưới 10% mức
độ hao mòn hữu hình từ 30 - 50%, thậm chí có 38% số máy này ở dạng thanh lý. Do
tình trạng máy móc như vậy nên chưa tạo được nhiều sản phẩm mũi nhọn, có khả năng
cạnh tranh thấp. Một số mặt hàng sản xuất trong nước như sắt thép, phân bón xi
măng… có mức giá cao hơn mặt hàng xuất khẩu cùng loại từ 20 - 40% cá biệt mặt
hàng đóng thuế cao hơn đến 70 - 80%. Chỉ khoảng 15% sản phẩm đạt chất lượng xuất
khẩu.
Thứ ba: Một tình trạng khá phổ biến là số lao động dôi dư trong các doanh
nghiệp khá lớn. Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến năm 2000
số lao động không có việc làm chiếm gần 6,1% tổng số người đang làm việc tại các
doanh nghiệp nhà nước. Trong đó tỉnh Hải Dương 28,4%, Nam Định 27%, TCT thép
12%, TCT lương thực miền Bắc 28% ước tính tổng số lao động không có việc làm ở
các DNNN tới khoảng 10 vạn người có tên trong danh sách nhưng đang phải nghỉ chờ
việc hoặc tự bỏ, tìm việc làm nơi khác.
Thứ tư: Những năm gần đây hiệu quả kinh doanh và nhịp độ tăng trưởng có xu
hướng giảm dần. Nếu như từ sau những năm bắt đầu đổi mới đến năm 1998, tốc độ
tăng trưởng bình quân 13% thì năm 1999 chỉ còn 8 - 9%. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
nhìn chung là thấp và có xu hướng giảm, nếu năm 1996 là 11,2%/năm thì năm 1999 là
10,6% năm, năm 2000 là 9,5% trong khi đó ở những công ty đã được CPH bình quân
năm 2000 lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp này là 19%.
Thứ năm: Công nợ tại các DNNN quá lớn. Theo số liệu thống kế quý một năm
2000 tổng số nợ phải trả của DNNN tới 194.841 tỷ đồng bằng 15,23% tổng số vốn nhà
nước trong các doanh nghiệp nhà nước, trong đó nợ quá hạn là 10.716 tỷ đồng. Mặc dù
ngân sách nhà nước đã phải dành một khoản vốn lớn hỗ trợ cho các doanh nghiệp
thông qua nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp, cấp bổ sung vốn lưu động, bù lỗ, miễn
giảm thuế, xoá nợ, khoanh nợ, dãn nợ, giảm chiết khấu hao, cho vay vốn tín dụng ưu
đãi trong 10 năm lại đây tới gần 127.000 tỷ đồng.
Thứ sáu: thực hiện chủ trưởng CPH, đa dạng hoá sở hữu một số DNNN không
cần thiết 100% vốn nhà nước còn chậm. Đến nay, cả nước mới chỉ CPH được 631
doanh nghiệp, giao, bán, khoán, kinh doanh cho thuê được 65 doanh nghiệp. Số doanh
nghiệp cần CPH hoặc thực hiện chuyển đổi khác còn nhiều.
Nguyên nhân chủ yếu đó là chưa thống nhất cao trong nhận thức về vai trò, vị trí
của kinh tế nhà nước và DNNN, về yêu cầu và giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN, nhiều vấn đề chưa rõ, nhiều ý kiến khác nhau
nhưng chưa tổng hợp để đi đến kết luận.
Quản lý nhà nước đối với DNNN còn nhiều yếu kém vướng mắc CCHC chậm
cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa động bộ, còn nhiều điểm chưa phù hợp với
kinh tế thị trường, chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy cán bộ và người lao động
trong doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, một bộ phận
cán bộ chưa đáp ứng được năng lực và phẩm chất
Chương iii
một số giải pháp thực hiện chuyển đổi DNNN thành công ty tnhh 1 thành viên
I. Mục tiêu và ý nghĩa chuyển đổi
1. Mục tiêu chuyển đổi
Chuyển các DNNN họat động kinh doanh sang họat động theo cơ chế công ty
TNHH, bổ sung hình thức chỉ có một sáng lập viên áp dụng với doanh nghiệp kinh
doanh 100% vốn nhà nước.
2. ý nghĩa của việc chuyển đổi
Công ty TNHH 1 thành viên theo quy định của luật Doanh nghiệp là loại hình
công ty TNHH chỉ do một tổ chức làm chủ sở hữu : có những điểm giống lại có những
điểm khác công ty TNHH có 2 thành viên trở lên. Điểm này giống nhau ở chỗ, chủ sở
hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Còn điểm khác biệt cơ bản là
cơ cấu sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chỉ duy nhất một pháp nhân hoặc một tổ
chức góp vốn, tức là vốn của một chủ sở hữu
Như vậy khi DNNN chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên thì công ty đó
vẫn thuộc sở hữu của nhà nước, nhưng được tổ chức quản lý và họat động theo luật
doanh nghiệp.
Việc chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH 1 thành viên không chỉ là sự
chuyển đổi về hình thức pháp lý, mà quan trọng là thông qua sự chuyển đổi này nhằm
tạo điều kiện cho doanh nghiệp họat động bình đẳng với các doanh nghiệp khác theo
luật doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh, và đặc biệt là có tư
cách pháp lý độc lập.
Như vậy đây chính là một trong các biện pháp để đổi mới doanh nghiệp khắc
phục những hạn chế cố hữu của DNNN họat động theo luật DNNN hiện hành nhờ đó
có thể biến đổi về chất đối với doanh nghiệp
II. Những quy định về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH 1 thành viên
1. Đối tượng áp dụng
Các doanh nghiệp nhà nước có đủ điều kiện sau được chuyển đổi thành công ty
TNHH 1 thành viên
Là doanh nghiệp họat động kinh doanh, do nhà nước quyết định nắm giữ 100%
vốn điều lệ
Không thuộc diện giao bán, khoán kinh doanh cho thuê giải thể, phá sản doanh
nghiệp hoặc không nằm trong kế hoạch cổ phần hóa.
2. Quyết định danh sách và kế hoạch chuyển đổi (NĐ 63/2001/NĐ-CP)
+ Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch
ủy ban nhân cấp tính quyết định danh sách và kế hoạch chuyển đổi các doanh nghiệp
độc lập do mình quyết định thành lập.
+ Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập, lập danh sách và kế hoạch chuyển đổi các doanh nghiệp thành viên trình
Thủ tướng Chính phủ quyết định
+ Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền
cho Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch ủy
ban nhân cấp tỉnh quyết định thành lập danh sách và kế hoạch chuyển đổi các doanh
nghiệp thành viên tổng công ty trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, HĐQT tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập thông báo cho doanh nghiệp chuyển đổi và tổ chức được ủy
quyền là đại diện chủ sở hữu công ty về kế hoạch chuyển đổi
3. Nguyên tắc xử lý vốn tài sản tài chính và lao động của doanh nghiệp khi
chuyển đổi
3.1. Nguyên tắc số lượng vốn và tài sản
Tất cả các tài sản của doanh nghiệp khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị,
tài sản hiện có thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp được kiểm kê, phân
loại , xác định số lượng, đánh giá thực trạng để chuyển giao sang công ty TNHH 1
thành viên.
Tài sản thuê mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi, công ty tiếp tục thuê mượn, nhận
giữ hộ, nhận ký gửi theo thỏa thuận với người cho thuê mượn, nhận và ký gửi. Tài sản
không có nhu cầu sử dụng, tài sản ứ đọng chờ thanh lý doanh nghiệp được nhượng bán
theo quy định hiện hành.
3.2. Nguyên tắc xử lý tài chính và công nợ
Đối với tài sản dư thừa : Doanh nghiệp được hạch toán tăng vốn chủ sở hữu tại
doanh nghiệp
Đối với tài sản hao hụt, mất mát và các tổn thất khác về tài sản của doanh
nghiệp, phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu sự
bồi thường theo quy định của pháp luật. Phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất và mức
bồi thường theo của cá nhân, tập thể và của cơ quan bảo hiểm. Doanh nghiệp được
hạch toán giảm vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp.
Đối với các khỏan nợ phải thu : Công ty có trách nhiệm tiếp nhận các khoản nợ
phải thu của doanh nghiệp được chuyển đổi và thu hồi những khoản nợ đều hạn có thể
thu hồi được. Đối với các khoản nợ phải thu nhưng không thu hồi được thì sau khi xác
định nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân, doanh nghiệp được hạch toán
giảm vốn của chủ sở hữu phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất và mức bồi thường của
tập thể cá nhân.
Đối với các khỏan nợ phải trả : Công ty có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ
phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả nợ thuế và các khoản nợ ngân sách, nợ cán
bộ công nhân viên, thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các khoản nợ phải trả không có
người đòi và giá trị tài sản không xét được chủ sở hữu được tính vào chủ sở hữu (NĐ
số 63/2001/NĐ-CP)
3.3. Nguyên tắc sử dụng lao động
Công ty TNHH 1 thành viên có trách nhiệm tiếp tục sử dụng toàn bộ số lao
động của doanh nghiệp chuyển đổi người kế thừa mọi quyền, nghĩa vụ đối với người
lao động theo quy định của pháp luật về lao động, trừ số lao động tự nguyện chấm dứt
hợp đồng.
Người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng các chế độ
theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định chuyển đổi
Quyết định chuyển đổi gồm các nội dung chính sau :
+ Tên, địa chỉ, số tài khoản của doanh nghiệp chuyển đổi
+ Mục tiêu, ngành nghề kinh doanh
+ Vốn điều lệ công ty
+ Tên, địa chỉ tổ chức là chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là chủ sở hữu
công ty
+ Trách nhiệm của công ty đối với việc kế thừa các quyền, nghĩa vụ và xl
những vấn đề phát sinh khi chuyển đổi.
5. Quy trình chuyển đổi
Bước 1: Chuẩn bị chuyển đổi
1. Căn cứ vào tiêu chí và phân loại doanh nghiệp nhà nước theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ.
a. Hội đồng quản trị tổng công ty 90 dự kiến danh sách và kế hoạch chuyển các
doanh nghiệp thành viên 2 công ty, gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ trưởng, chủ tịch
ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao công nghệ trực tiếp quản lý nhà nước với tổng
công ty.
b. Hội đồng quản trị tổng công ty 91 dự kiến danh sách và kế hoạch chuyển đổi
các doanh nghiệp thành viên tổng công ty, gửi báo cáo bằng văn bản cho Thủ tướng
Chính phủ.
c. Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương dự kiến danh sách và kế hoạch chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước
độc lập trực thuộc Bộ, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ
trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh.
2. Doanh nghiệp dự kiến chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a. Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh (loại trừ các doanh nghiệp công ích)
b. Do Nhà nước quyết định nắm giữ toàn bộ (100%) vốn điều lệ;
c. Không thuộc đối tượng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, giải thể, phá
sản hoặc không thuộc danh sách đã được phê duyệt để tiến hành cổ phần hóa.
3. Phê duyệt danh sách doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên:
a. Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định danh sách cụ thể
từng doanh nghiệp nhà nước độc lập chuyển đổi trong từng năm.
b. Thủ tướng Chính phủ quyết định danh sách cụ thể từng doanh nghiệp nhà
nước thành viên tổng công ty 91 chuyển đổi trong từng năm.
c. Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định danh sách cụ thể
từng doanh nghiệp nhà nước thành viên tổng công ty 90 chuyển đổi trong từng năm.
4. Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị tổng công
ty 91 thông báo cho doanh nghiệp về kế hoạch chuyển đổi.
5. Thành lập Ban chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên (sau đây gọi là Ban chuyển đổi doanh nghiệp) để giúp giám
đốc thực hiện các công việc chuyển đổi:
a. Doanh nghiệp trong danh sách chuyển đổi báo cáo các Bộ, Uỷ ban Nhân dân
cấp tỉnh, tổng công ty dự kiến danh sách thành viên Ban chuyển đổi doanh nghiệp.
b. Bộ, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban chuyển đổi doanh
nghiệp nhà nước độc lập thuộc Bộ hoặc Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh. Hội đồng quản trị
tổng công ty quyết định thành lập Ban chuyển đổi doanh nghiệp thành viên tổng công
ty.
Thành phần Ban chuyển đổi doanh nghiệp có thể gồm: Giám đốc hoặc phó
giám đốc làm Trưởng Ban; kế tóan trưởng là ủy viên thường trực; các trưởng phòng,
ban: kế hoạch, sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ làm ủy viênhiệm vụ và mời đồng
chí Bí thư Đảng ủy (hoặc Chi bộ), Chủ tịch Công đoàn tham gia là ủy viên Ban chuyển
đổi doanh nghiệp.
6. Doanh nghiệp trong danh sách chuyển đổi gửi thông báo chuyển đổi đến tất
cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động trogn doanh nghiệp biết thời hạn 15
ngày kể từ ngày có quyết định danh sách chuyển đổi.
Bước 2. Xây dựng phương án chuyển đổi
1. Ban chuyển đổidnn:
a. Cuẩn bị các tài liệu có liên quan đến chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
b. Tiến hành kiểm kê, phân loại, xác định vốn, tài sản, công nợ của doanh
nghiệp.
Tài sản hiện có thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp được kiểm kê,
phân loại, xác định số lượng, thực trạng, bao gồm: Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ,
nhận ký gửi; tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản ứ đọng chờ thanh lý; tài sản dôi
thừa; tài sản hao hụt, mất mát và các tổn thất khác về tài sản của doanh nghiệp; các
khoản phải thu; các khoản phải trả.
c. Phân loại, lập danh sách số lao động tiếp tục chuyển sang làm việc tại công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên, số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao
động.
2. Ban chuyển đổi doanh nghiệp phối hợp cùng Ban đổi mới và phát triển doanh
nghiệp Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộcc Trung ương, tổng công ty:
a. Căn cứ vào báo cáo tài chính gần nhất lập phương án xử lý tài chính, phương
án xử lý lao động, phương án chuyển giao doanh nghiệp, bao gồm chuyển giao quyền
lợi, nghĩa vụ, tài sản, vốn, công nợ, lao động sang công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kế thừa các quyền, lợi ích hợp
pháp bao gồm cả quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất và chịu trách nhiệm kế
thừa các khỏan nợ thanh toán, các hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản của
doanh nghiệp được chuyển đổi.
b. Xây dựng, đề xuất mô hình và cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên.
Nội dung điều lệ phải bao gồm: mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh; vốn điều lệ;
chủ sở hữu, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; cơ cấu tổ chức quản lý của
công ty; người đại diện theo pháp luật; nguyên tắc sử dụng lợi nhuận; các trường hợp
giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của công ty; thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công
ty và các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp chuyển đổi báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp
tỉnh, Hội đồng quản trị tổng công ty về phương án chuyển giao doanh nghiệp, dự thảo
điều lệ và dự kiến vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Bước 3. Thẩm định, phê duyệt phương án chuyển giao doanh nghiệp và phát
triển thực hiện.
1. Cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo tài chính, phương án chuyển giao
doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp:
a. Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban cấp tỉnh thẩm định và phê duyệt báo cáo tài
chính, phương án chuyển giao quyền lợi, nghĩa vụ, tài sản, vốn, công nợ, lao động;
thẩm định và phê duyệt vốn điều lệ, điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên đối với doanh nghiệp nhà nước độc lập.
b. Hội đồng quản trị tổng công ty thẩm định và phê duyệt báo cáo tài chính,
phương án chuyển giao quyền lợi, nghĩa vụ, tài sản, vốn, công nợ, lao động, vốn điều
lệ, điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đối với doanh nghiệp nhà nước
thành viên tổng công ty.
2. Tổ chức triển khai thực hiện phương án chuyển đổi:
a. Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai thực
hiện chuyển đổi theo phương án đã được phê duyệt đối với doanh nghiệp nhà nước
độc lập.
b. Hội đồng quản trị tổng công ty tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi theo
phương án đã được phê duyệt đối với doanh nghiệp nhà nước thành viên tổng công ty.
3. Xử lý các vấn đề tài sản, tài chính, lao động:
a. Doanh nghiệp chuyển đổi tiếp nhận tài sản hiện có thuộc quyền quản lý, sử
dụng của doanh nghiệp để chuyển giao sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên.
b. Doanh nghiệp chuyển đổi xử lý theo phương án chuyển đổi đã được phê
duyệt đối với số tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi; tài sản không có nhu
cầu sử dụng, tài sản ứ đọng chờ thanh lý; xử lý tài chínhvà công nợ, bao gồm tài sản
dôi thừa, tài sản hao hụt, mất mát và các tổn thất khác về tài sản của doanh nghiệp; xử
lý đối với các khỏan nợ phải thu, phải trả. Việc tăng, giảm và xử lý các biến động về
tài sản, vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong quá trình
chuyển đổi do Bộ, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị tổng công ty quyết
định.
c. Doanh nghiệp chuyển đổi tiếp nhận tòan bộ số lao động của doanh nghiệp,
trừ số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động.
Bước 4. Quyết định chuyển đổi và đăng ký kinh doanh
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi đối với doanh nghiệp nhà nước
thành tổng công ty 91; Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định
chuyển đổi đối với doanh nghiệp nhà nước độc lập, doanh nghiệp nhà nước thành viên
tổng công ty 90.
Quyết định chuyển đổi phải ghi rõ: vốn điều lệ của công ty, thời hạn cam kết bổ
sung vốn điều lệ, chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là chủ sở hữu công ty, mô
hình và cơ cấu tổ chức công ty, trách nhiệm của công ty đối với việc kế thừa các
quyền, nghĩa vụ và xử lý những vấn đề tồn tại và mới phát sinh của doanh nghiệp được
chuyển đổi. Thời điểm bắt đầu chuyển đổi là đầu tháng hoặc đầu qúy.
2. Chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các thành viên Hội đồng quản trị
hoặc Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh
nghiệp. Hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định chuyển đổi. Doanh
nghiệp chuyển đổi thông báo công khai quyết định chuyển đổi trên phương tiện thông
tin đại chúng.
Doanh nghiệp chuyển đổi đăng ký lại quyền sở hữu tài sản được chuyển đổi từ
doanh nghiệp nhà nước tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.
III. Các giải pháp thực hiện chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH 1
thành viên
1. Sắp xếp phân loại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chuyển đổi
Tiêu chí để xác định các doanh nghiệp thuộc diện chuyển đổi là: doanh nghiệp
100% vốn nhà nước và là các doanh nghiệp không thuộc diện giao, bán, khoán, kinh
doanh, cho thuê, giải thể doanh nghiệp, không nằm trong kế hoạch CPH. Do đó cần có
sự phân loại rõ ràng đối với hệ thống DNNN hiện nay để ừ đó xác định được những
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào, thuộc cơ quan nào quản lý có thể nằm trong diện
được chuyển đổi.
2. Tuyên truyền
Kinh nghiệm của các cuộc cải cách DNNN trước đây và cả chương trình CPH
DNNN đang được thực hiện đã chỉ rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền. Chính
sách dù có đúng đắn mà không được người lao động cà quản lý doanh nghiệp hiểu và
quan tâm thì cũng không thể thực hiện được. Theo nhiều đánh giá khác nhau từ các cơ
quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế đều có chung
một nhận định. Sự mơ hồ, hoài nghi và thiếu hiểu biết về quá trình đổi mới DNNN vẫn
còn là trở ngại lớn cno tiến trình thực hiện. Người lao động vẫn ngại thay đổi, lo rằng
về công ăn việc làm tương lai không muốn rời bỏ hệ thống nhà nước đang tin cậy,
chưa tin tưởng vào môi trường kinh tế kinh doanh, đầu tư và ở mức độ nào đó có giảm
đổi, cán bộ doanh nghiệp không muốn từ bỏ quyền lợi của mình. Mặt khác có thể ăn
có sự hoài nghi do chính sách của nhà nước chưa nhất quán, thiếu rõ ràng, và dễ thay
đổi. Sự hoài nghi còn phát sinh trong quá trình thực thi chính sách, chú trọng của
Chính phủ do cách thức thực hiện không phù hợp. Mặt khác các DNNN vẫn còn
hưởng ưu đãi về tài chính và kinh doanh khiến cho sự cạnh tranh còn bất bình đẳng
Do vậy cần có một chương trình tuyên truyền để thay đổi và nâng cao nhận
thức.
2.1. Đối tượng tuyên truyền:
Cần phải tuyên truyền để thuyết phục mọi tầng lớp nhân dân rằng cải cách các
DNNN là một giải pháp cần thiết, đúng đắn cho nền kinh tế Việt nam hiện nay. Tuy
nhiên cũng có thể xác định những đối tượng cụ thể hướng đến.
- Trước hết chủ trương chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên
theo Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2001 cần phải được thông
suốt và có sự nhất trí ở mọi cấp lãnh đạo tỉnh, UBND tỉnh, sở ngành lãnh đạo tỉnh.
- Tiếp theo là các cấp lãnh đạo có tiếng nói quyết định đến doanh nghiệp : giám
đốc, tổ chức Đảng, các cán bộ quản lý bộ phân trong doanh nghiệp, công đoàn doanh
nghiệp.
- Khi các cấp lãnh đạo thông suốt và nhất trí thực hiện thì phải tiến hành tuyên
truyền, giải thích, vận động công nhân viên chức để tập thể người lao động ủng hộ và
đồng tình.
2.2. Thông điệp tuyên truyền :
Các thông điệp tuyên truyền phải thông suốt, nhất quán có thể tập trung vào hai
nội dung chính sau:
- Cải cách DNNN là cần thiết: Làm cho các ngành, các cấp, các DNNN quán
triệt sâu sắc, và có nhận thức đúng đắn về chủ trương, chương trình, hình thức và biện
pháp cải cách DNNN với lộ trình cụ thể cho từng năm của Chính phủ từ đó triển khai
tổ chức thực hiện.
Tuyên truyền làm cho nhân dân, đặc biệt là người lao động trong các DNNN
hiểu rõ mục tiêu đổi mới quản lý DNNN là cần thiết đeer tạo ra động lực phát triển
mới cho nền kinh tế.
- Cải cách DNNN dưới hình thức chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một
thành viên là cơ hội cho doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh, người lao
động thực sự làm chủ công việc và thu nhập của mình.
- Thường xuyên thông tin về các trường hợp tiến hành chuyển đổi, đánh giá tiến
trình và kết quả đạt được sau khi thực hiện.
2.3. Cách thức thực hiện:
- Thông qua phương tiện thông tin tuyên truyền: Báo, đài phát thanh, ti vi cả
cấp quốc gia và địa phương.
- Phát hành tài liệu tuyên truyền về đổi mới cải cách DNNN.
- Có các khóa tập huấn cho các cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch
chuyển đổi, có các khóa đào tạo đề cập đến khía cạnh của công cuộc đổi mới cải cách
DNNN.
3. Giải quyết những vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp khi chuyển đổi
3.1. Những vấn đề tài chính trong việc chuyển đổi DNNN thành công ty
TNHH một thành viên
Hầu hết các DNNN đều có thể chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên bao
gồm các tổng công ty, các DNNN thành viên tổng công ty, các doanh nghiệp độc lập.
Xuất phát từ việc không thay đổi chủ sở hữu công ty nên công ty TNHH một thành
viên được chuyển đổi từ DNNN phải thực hiện nguyên tắc kế thừa, kế thừa toàn bộ những
vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó có vấn đề tài chính, để công
ty TNHH một chủ thực sự chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn của mình thì
vấn đề tài chính tại thời điểm chuyển đổi cơ cấu được rõ ràng minh bạch
Công nợ vẫn là vấn đề phức tạp khi thực hiện chuyển đổi, khi chuyển thành công
ty TNHH một chủ về nguyên tắc công ty TNHH một chủ phải kế thừa mọi khoản nợ của
DNNN. Nhưng DNNN hiện nay có số nợ rất lớn, bao gồm cả nợ được khoanh và nợ được
giãn, vấn đề đặt ra là các khoản nợ của DNNN trước thời điểm chuyển đổi cần phải được
giải quyết.
Phương án giải quyết
Phương án 1: Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản
nợ, nhà nước phải đảm bảo trả các khoản nợ đến trước thời điểm chuyển đổi sang công ty
TNHH một thành viên cho các chủ nợ. Các khoản nợ phát sinh sau thời điểm chuyển đổi
sẽ do công ty trách nhiệm hữu hạn tự chịu trách nhiệm thanh toán trong phạm vi phần vốn
do công ty quản lý.
áp dụng phương án này sẽ bảo đảm quyền lợi của người cho vay, tạo điều kiện cho
việc ổn định hoạt động và giải quyết dứt điểm vấn đề tài chính của các công ty TNHH
một chủ. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước có hạn nên phải tính toán và bố trí một khoản để
thanh toán cho các khoản nợ kể trên trong một số năm.
Phương án 2: Nhà nước không bảo đảm trả nợ cho bất kỳ khoản nợ nào từ trước
tới nay cho chủ nợ mà công ty TNHH phải chịu trách nhiệm kế thừa và chịu trách nhiệm
thanh toán trong phạm vi phần vố do công ty quản lý: áp dụng phương án này, ngân sách
không phải bố trí tiêu đề thanh toán cho các khoản nợ của các DNNN khi chuyển đổi. Tuy
nhiên, phương án này không đảm bảo được quyền lợi của người vay, làm cho họ hoang
mang, lo lắng và có thể tiến hành đồng loạt đòi nợ các công ty TNHH một thành viên mới
hình thành và dẫn tới các công ty này mất khả năng thanh toán và rơi vào tình trạng phá
sản.
Vấn đề tài chính của DNNN lâu nay vẫn là một trong những nan giải, nay chuyển
đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên thì giải quyết tồn đọng về tài chính, đặc
biệt là công nợ tại DNNN chuyển đổi thực sự cần giải pháp tháo gỡ một cách hữu hiệu.
3.2. Giải quyết vấn đề lao động dôi dư:
Lao động dôi dư trong quá trình đổi mới DNNN của Việt Nam đã được đặt ra va
có nhiều biện pháp giải quyết từ nhiều năm trước. Tuy nhiên khi áp dụng chuyển đổi
DNNN thành công ty TNHH một thành viên, đây vẫn là vấn đề có ảnh hưởng đến tiến
trình thực hiện.
Hiện nay, các giải pháp cho vấn đề lao động dôi dư chỉ là tình thế, chế độ giải
quyết một lần cho người lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định của
Bộ luật lao động, mỗi năm công tác được hưởng 1/2 tháng lương không đủ sức khuyến
khích người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động để tự tìm việc làm khi sắp
xếp lại lao động dôi dư trước hoặc sau khi cho thuê, bán doanh nghiệp.
Nói chung là doanh nghiệp không có đủ tiền chi trả trợ cấp mất việc làm, mặt khác
nếu trả trợ cấp thì thường việc chi trả này phải kéo dài từ vài tháng đến 1 năm, ảnh hưởng
rất lớn làm chậm tiến trình cải cách.
ở tất cả các nền kinh tế đang chuyển đổi, vấn đề lao động dôi dư trong các DNNN
cần được xem xét dưới góc độ xã hội và chính trị. Tại Việt Nam mặc dù khu vực DNNN
hiện chỉ sử dụng khoảng 1,9 triệu lao động, tức là chỉ 5% trong tòan bộ lực lượng lao
động hơn 38 triệu người. Tuy nhiên ảnh hưởng của việc sắp xếp lại lực lượng lao động
này là rất lớn, do sức ép của yếu tố cần tạo ra công ăn việc làm mới cho ít nhất 1,2 triệu
lao động mới hàng năm và mạng lưới an ninh xã hội hoạt động còn chưa thực sự có hiệu
quả. Trong khi đó, người lao động vẫn tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng nhà nước là nơi
duy nhất có thể tạo ra công ăn việc làm có tính ổn định cao hơn
Kinh nghiệm của công cuộc đổi mới nền kinh tế thời gian qua của Việt Nam cho
thấy về lâu dài, cải cách DNNN theo hướng hình thành các doanh nghiệp hiệu quả sẽ tạo
ra nhiều việc làm hơn. Nếu so sánh chi phí duy trì các DNNN hoạt động làm hiệu quả
bằng các hình thức như trợ cấp, trợ giá, miễn giảm thuế, khoanh nợ giảm nợ... với chi phí
giành cho xử lý vấn đề lao động dôi dư, thì chi phí để tiếp tục duy trì một số lớn các
DNNN kém hiệu quả như hiện nay có thể cao hơn nhiều. Do vậy, cần kiên quyết thực
hiện các biện pháp cải cách, trong đó thực hiện chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH
một thành viên càng sớm thì càng tiết kiệm được chi phí và sớm đem lại hiệu quả kinh tế
chung.
Các biện pháp giải quyết:
- Xây dựng hệ thống an ninh xã hội hiệu quả
Về nguyên tắc giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư phải do doanh nghiệp
trả, nhưng phần lớn DNNN thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định 63/2001/NĐ-CP đều
khó khăn nên hầu hết phải củng cố qũy đền bù cho người lao động bị dôi dư, đảm bảo đủ
kinh phí và hoạt động đồng bộ, thống nhất với mức trợ cấp thỏa đáng phù hợp điều kiện
thi hành. VD hiện nay 15 - 20 tỷ đồng
Do việc hỗ trợ người lao động bị dôi dư phụ thuộc và tình hình tài chính sẵn có của
doanh nghiệp, khả năng hỗ trợ của qũy quốc gia nên quá trình giải quyết chế độ cho người
lao động là khác nhau trên toàn quốc. Vì vậy nên thành lập một cơ quan tiếp quản và giải
quyết vấn đề lao động dôi dư khi sắp xếp các doanh nghiệp theo Nghị định 63/2001/NĐ-
CP nhằm phân phối các trợ cấp theo yêu cầu dựa vào các nguyên nhân pháp lý hiện này,
bảo đảm tính công bằng. Qua đó làm tăng sự tin cậy của các chính sách xử lý lao động dôi
dư để họ tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động khi sắp xếp lại lao động trước và sau khi
chuyển đổi.
- Tạo việc làm:
Các chương trình hỗ trợ việc làm như chương trình quốc gia về tạo việc làm, qũy
hỗ trợ việc làm quốc gia cần được đầu tư và họat động có hiệu quả hơn, nên tập trung hơn
vào tư vấn tìm việc làm, họat động tích cực như một mạng lưới an ninh xã hội thứ hai.
Giữ ổn định tăng trưởng kinh tế trên cơ sở xây dựng môi trường đầu tư và kinh
doanh hấp dẫn, tạo cơ hội cho mọi thành phần kinh tế tham gia. Đặc biệt là khuyến khích
đầu tư nước ngoài và khuyến khích mạnh khu vực dân khoanh phát triển, tạo ta chỗ làm
mới cho lao động mới, đồng thời có thể tiếp nhận lao động từ các DNNN. Đối với vấn đề
này, thực thi tốt luật doanh nghiệp là giải pháp có ý nghĩa hiện nay. Với những cải cách
mạnh trong quy định của luật doanh nghiệp mới chỉ trong 8 tháng thực hiện từ 1/1/2000,
số doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu báo cáo
chưa đầy đủ , thì đã có 7684 doanh nghiệp đăng ký mới thành lập trong cả nước (tính hết
tháng 6/2000), với số vốn đầu tư đăng ký là khoảng 7082 tỷ đồng. Hàng ngành doanh
nghiệp được thành lập trước năm 2000 cũng đã đăng ký mở rộng kinh doanh, lập thêm
nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư…
Nhờ vậy, đã đem lại một tác động quan trọng là tạo ra nhiều chỗ làm mới. Phần lớn doanh
nghiệp được thành lập mới đã sử dụng trung bình 10-12 lao động, nhiều doanh nghiệp đã
sử dụng hơn 100 đến 300 người lao động. Như vậy, số doanh nghiệp mới thành lập trong
8 tháng qua đã tạo ra khoảng gần 100.000 chỗ làm việc mới. Đó là chưa kể đến số việc
làm mới được tạo ra bởi hàng chục ngàn hộ kinh doanh cá thể mới đăng ký trong cả nước.
Xúc tiến mở rộng xuất khẩu lao động nhằm mở ra nhiều cơ hội cho người lao
động. Vấn đề hiện nay là tìm kiếm thị trường và gắn liền với việc đào tạo nghề, đảm bảo
trình độ kỹ thuật cho người lao động theo đòi hỏi của thị trường lao động quốc tế.
- Bảo hiểm xã hội :
Có biện pháp thực hiện bảo hiểm xã hội phù hợp với thực tế hiện nay. Trong nhiều
DNNN hiện nay, có nhiều người lao động đã nghỉ việc hoặc không có việc làm đã lâu
nhưng vẫn đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp với mức 20 ; 21 hoặc 25% nhằm mục
đích duy trì quyền về bảo hiểm xã hội để sau này có đủ tiêu chuẩn hưởng lợi ích từ bảo
hiểm xã hội. Những người lao động này không thực sự thiết tha với doanh nghiệp. Họ chỉ
liên quan, quan tâm đến doanh nghiệp vì họ đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó thông qua
doanh nghiệp. Vì vậy, nên áp dụng biện pháp như thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện -
thương mại và ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm của người lao động. Cho phép người lao
động chuyển tiếp đóng góp bảo hiểm trước kia qua doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi của
người lao động về hưu sớm nhưng vẫn được hưởng đủ bảo hiểm xã hội đối với lao động
đã đủ tuổi lao động, đồng thời đi kèm theo phải có biện pháp cung cấp kinh phí cho qũy
bảo hiểm xã hội.
- Đào tạo và đào tạo lại đối với người lao động :
Đây là vấn đề thường xuyên cần phải giải quyết trong những năm qua nhưng kết
quả chưa cao. Trình độ và tay nghề lao động yếu là trở ngại lớn cho người lao động tìm
kiếm cơ hội lao động cho bản thân. Việt nam được đánhgiá là có nền giáo dục phổ cập
cao, nhưng lao động có kỹ thuật lại thiếu và rất yếu cả về trình độ được đào tạo, cả về
phong cách làm việc của doanh nghiệp Việt nam, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và đặc
biệt so với tiêu chuẩn xuất khẩu lao động cần phải nâng cao chất lượng đào, định rõ
chuyên môn đào tạo phù hợp sự phát triển của KT - XH để hệ thống đào tạo và dạy nghề
của Việt nam được đóng vai trò như mạng lưới an ninh xã hội.
- Tuyên truyền, giáo dục
Cũng nên áp dụng các chương trình tuyên truyền giáo dục cho người lao động để
giải quyết các yếu tố tâm lý như lo sợ, băn khoăn và các nhận thức tiêu cực khác về cải
cách DNNN. Nội dung tuyên truyền có thể tập trung vào vấn đề bình đẳng trong kinh
doanh hiện nay của các thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư nước ngoài
được thừa nhận và là một bộ phần quan trọng, đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp phát
triển đất nước, được coi trọng bình đẳng như DNNN. Nhà nước không thể và không cần
phải đảm bảo việc làm, Nhà nước chỉ có thể bảo đảm thực thi công bằng và nhất quá các
chương trình hỗ trợ người lao động đôi dư tìm kiếm và có hội hộ tìm kiếm được việc làm
mới.
4. Đào tạo đội ngũ cán bộ
Để thực hiện thuận lợi quá trình chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một
thành viên thì đội ngũ cán bộ thực hiện chuyển đổi và những cán bộ công nhân làm việc
trong doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến tốc độ và thành công của nó qua trình chuyển
đổi. Nội dung đào tạo tập trung vào nghiên cứu Nghị định 63/2001/NĐ-CP và Thông tư
01/2001/TT-BHX và quyết định khác nhằm mục đích đào tạo cho đội ngũ cán bộ hiểu và
thực hiện tốt quy trình chuyển đổi.
4.1. Đối với đội ngũ cán bộ thực hiện chuyển đổi
Nên thành lập ban chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên, ban
chuyển đổi này sẽ xác định, thẩm tra và quyết định danh sách các doanh nghiệp thuộc
diện chuyển đổi. Tiếp đó ban chuyển đổi này sẽ thực hiện các bước chuyển đổi và giải
quyết các vấn đề vướng mắc nảy sinh. Nhờ đó quá trình chuyển đổi sẽ được chuyên môn
hóa và thuận lợi hơn.
4.2. Đối với cán bộ, công nhân của các doanh nghiệp chuyển đổi
Doanh nghiệp nhà nước họat động theo luật DNNN còn công ty TNHH một thành
viên họat động theo luật doanh nghiệp. Do đó tập trung đào tạo cán bộ công nhân hiểu
thấu đạo luật doanh nghiệp qua đó mỗi thành viên sẽ ý thức được quyền và nghĩa vụ của
mình trong doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp. Thực
hiện được điều này thì sau khi doanh nghiệp chuyển đổi mới đáp ứng được yêu cầu nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm góp phần thắng lợi vào quá trình đổi
mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả của hệ thống DNNN.
5. Hỗ trợ doanh nghiệp sau khi chuyển đổi
Doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên
thì chủ sở hữu vẫn không thay đổi đó là sở hữu nhà nước. Mặc dù vậy sự chuyển đổi này
cần tạo ra sự thay đổi về hình thức các công ty sau khi chuyển đổi phải hoạt động thực sự
có hiệu quả chứ không chỉ thay đổi tên gọi, để đạt được mục tiêu chuyển đổi có thể thực
hiện một số điểm sau đây :
Thứ nhất : Trong quá trình chuyển đổi tài sản của các doanh nghiệp đều tính bằng
giá trị khi chuyển sang công ty TNHH một thành viên. Trong khi đó các DNNN hiện nay
tài sản cố định đã khấu hao gần hết do đó giá trị còn lại không đáng kể. Vì vậy khi chuyển
đổi cần phải được tính toán cụ thể dự án trên giá trị còn lại của tài sản cố định để Nhà
nước với tư cách là chủ sở hữu đầu tư bổ sung. Khoản đầu tư này có thể cho phép doanh
nghiệp sửa chữa hoặc đầu tư mới trong từng doanh nghiệp, nhưng các công ty sau khi
được đầu tư bổ sung phải có đủ năng lực sản xuất kinh doanh khẳng định điều đó công ty
phải sản xuất được những sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật và đáp ứng được
nhu cầu của thị trường.
Thứ hai : Trong điều kiện hiện nay ngân sách hạn chế Chính phủ cần có sự chọn
lọc các doanh nghiệp chuyển đổi để có thể đầu tư chứ không chuyển đổi tràn lan dẫn đến
tình trạng không đủ vốn chủ sở hữu cấp, các doanh nghiệp chỉ thay đổi tên gọi và hình
thức.
Thức ba : Sau khi chuyển đổi các công ty bị mất rất nhiều quyền lợi vì không còn
là DNNN như thuế, trợ cấp. Đặc biệt là vấn đề vay vốn ngân hàng. Nếu là DNNN thì các
doanh nghiệp này có thể vay vốn các ngân hàng thương mại quốc doanh với lãi suất ưu
đãi mà không cần thế chấp, sau khi chuyển đổi các công ty phải tham gia vào thị trường
vốn mà không có sự ưu đãi nào, đây là một khó khăn rất lớn khi công ty có nhu cầu đầu tư
sản xuất kinh doanh. Do đó cần có một chính sách thích hợp, một số kiến nghị về vấn đề
này như sau :
- Khi nhà nước đầu tư cần đầu tư dứt khoát để các công ty có một khoản để thế
chấp, phần đầu tư này nên đầu tư vào tài sản cố định.
- Có thể áp dụng chế độ đầu tư cho các công ty này dưới hình thức đầu tư mới bởi
lẽ phần giá trị còn lại của tài sản các doanh nghiệp không còn nhiều. Muốn kinh doanh tốt
cần phải có sự đổi mới về căn bản và các công ty này sau khi chuyển đổi đã là một pháp
nhân độc lập.
- Để tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước cần hạn chế tối đa sự bao
cấp, ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nước không thuộc diện chuyển đổi. Đây là điều
kiện thúc đẩy quá trình hình thành cơ chế thị trường ở Việt Nam, đó là sự cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Tài liệu tham khảo
1. Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2001
2. Thông tư số 01/2002/TT-BKH ngày 28 tháng 1 năm 2002
3. Luật doanh nghiệp
4. Luật DNNN.
5. Văn kiện đại hội Đảng IX
6. Tạp chí tài chính tháng 2/2001
7. Tạp chí kinh tế và dự báo số 9/2001
8. Tạp chí kinh tế và dự báo số 11/2001
9. Tạp chí kinh tế và dự báo số 4/2001
10. Tạp chí quản lý nhà nước 4/2001
11. Thống kê về doanh nghiệp nhà nước họat động trong lĩnh vực thương nghiệp,
nhà hàng, khách sạn năm 1998. TCTK
12. Thông tin kinh tế - kế hoạch năm 2000, 2001, 2002 Bộ KH&ĐT
13. Báo cáo về thực trạng quản lý vốn: tài sản v doanh nghiệp, tổng cục quản lý
vốn và tài sản.
14. Đề tài nghiên cứu khoa học
Một số giải pháp thực hiện giao bán, khoán, kinh doanh, cho thuê giải thể DNNN
theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP:
Chủ nhiệm để tài: Nguyễn Văn Quảng
Thư ký đề tài: TS- Hồ Sỹ Hùng- Vụ Doanh nghiệp
15. Nghị định số 214/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 chuyển DNNN
thành công ty cổ phần.
16. Nghị định 50/CP ngày 28 tháng 8 năm 1999
15. Nghị định số 214/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 chuyển DNNN
thành công ty cổ phần.
16. Nghị định 50/CP ngày 28 tháng 8 năm 1996
17. Nghị định 50/CP ngày 02 tháng 10 năm 1996
18. Chỉ thị 500/TTg của Thủ tướng Chính phủ
19. Nghị định 388/HĐBT
20. Quyết định 315/HĐBT
21. Chỉ thị 20 Thủ tướng Chính phủ
Kết luận
Để thực hiện tốt chủ trương xắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các
DNNN hiện nay . Có nhiều phương pháp thực hiện : Cổ phần hoá , giao , bàn, khoán
kinh doanh, cho thuê ,giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi DNNN
thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên . Các biện pháp trên phải được thực
hiện đồng bộ, thống nhất với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
DNNN sau khi được đổi mới.
Mục lục
Lời nói đầu......................................................................................................1
Mục lục………………………………………………………………………2
Chương I: Sự cần thiết phải chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH 1
thành viện.................................................................................................................5
I. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và vai trò của nó trong nền
KTTT........................................................................................................................5
1. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn1 thành viên...............................5
2. Vai trò của công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên trong nền kinh tế thị
trường.........................................................................................................................5
II. Sự cần thiết phải chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH 1 thành viên
1. Sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý và công tác kế hoạch trong thời kỳ
mới........................................................................................................................6
2. Sở hữu trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam..................8
3. Hệ thống Doanh nghiệp nhà nước..................................................................9
3.1. Khái niệm đặc điểm của DNNN.................................................................9
3.2. Phân loại DNNN.......................................................................................10
3.3. Quá trình hình thành DNNN.....................................................................11
3.4. Vai trò của hệ thống DNNN......................................................................13
3.5. Những hạn chế của DNNN........................................................................14
4. Phương hướng nâng cao hiệu quả DNNN....................................................17
4.1. Phương hướng nâng cao hiệu quản DNNN...............................................17
4.2. Tiếp tục sắp xếp, phân loại DNNN............................................................18
III. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên ..................................20
1. Cơ cấu tổ chức .............................................................................................20
2. Nhiệm vụ và quyền hạn...............................................................................21
2.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty...............................................21
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT..........................................................22
2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch công ty ..........................................23
2.4. Quyền hạn, nhiệm vụ của giám đốc .........................................................24
Chương II: Thực trạng hoạt động của các DNNN hiện nay.......................26
I. Quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.........................................26
1. Sắp xếp lại DNNN theo Nghị định 388/HĐBT............................................26
2. Sắp xếp DNNN theo Quyết định số 90/TTg.................................................27
3. Xây dựng phương án tổng thể sắp xếp DNNN theo Chỉ thị số 500/TTg ngày
25/8/1995.................................................................................................................29
4. Sắp xếp DNNN theo Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 22/4/1998..............31
II. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.........................38
1. Số lượng doanh nghiệp nhà nước.................................................................38
2. Thực trạng hoạt động của hệ thống doanh nghiệp nhà nước........................40
3. Thực trạng công tác quản lý tài chính, quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp
4. Cơ chế quản lý tài chính, quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp theo luật
doanh nghiệp nhà nước..............................................................………….........49
III. Một số nhận xét về hoạt động của doanh nghiệp hiện nay..................55
Chương III: Một số giải pháp thực hiện chuyển đổi DNNN thành công ty
TNHH một thành viên...........................................................................................60
I. Mục tiêu và ý nghĩa chuyển đổi.................................................................60
1. Mục tiêu chuyển đổi…………………………………………………….…60
2. ý nghĩa chuyển đổi………………………………………………………...60
II. Những quy định về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành
viên………………………………………………………………………………...61
1. Đối tượng áp dụng…………………………………………………………61
2. Quyết định danh sách chuyển đổi................................................................61
3. Nguyên tắc xử lý vốn, tài sản tài chính và lao động của doanh nghiệp khi
chuyển đổi................................................................................................................62
3.1. Nguyên tắc xử lý vốn và tài sản................................................................62
3.2. Nguyên tắc xử lý tài chính và công nợ.....................................................62
3.3. Nguyên tắc sử dụng lao động...................................................................63
4. Quyết định chuyển đổi........................................................................…….63
5. Quy trình chuyển đổi....................................................................................63
III. Các giải pháp thực hiện chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một
thành viên................................................................................................................69
1. Sắp xếp phân loại doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chuyển đổi.........................69
2. Tuyên truyền................................................................................................69
2.1. Đối tượng tuyên truyền………………………………………………….70
2.2. Thông điệp tuyên truyền...........................................................................70
2.3. Cách thức tuyên truyền.............................................................................71
3. Giải quyết những vấn đề khó khăn của doanh nghiệp khi chuyển đổi .......71
3.1. Những vấn đề tài chính của doanh nghiệp khi chuyển đổi........................71
3.2. Giải quyết vấn đề lao động dôi dư.............................................................72
4. Đào tạo đội ngũ cán bộ…………………………………………………….76
4.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện chuyển đổi…………………………...77
4.2. Đào tạo cán bộ, công nhân của các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi.
Tài liệu tham khảo........................................................................................81
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Một số giải pháp nhằm chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên.pdf