Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I

Để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước thì không thể không phát triển hoạt động xuất khẩu. Trong những năm gần đây hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh qua các năm, một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam cũng có kim ngạch khá cao. Tuy nhiên, đồng thời với việc đẩy mạnh xuất khẩu bằng việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu thì việc không ngừng nâng cao hiệu quả xuất khẩu là hết sức quan trọng. Chỉ có nâng cao hiệu quả xuất khẩu mới đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay.

pdf81 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5381 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của công ty điều này chứng tỏ hoạt động xuất khẩu ngày càng có vai trò quan trọng. 2.3.3.4. Phân tích tỷ suất ngoại tệ của công ty Trong hoạt động xuất khẩu thì kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu còn chi phí kinh doanh phục vụ cho xuất khẩu lại thể hiện bằng nội tệ VND. Vì vậy cần phải tính tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu để có thể biết được phải chi ra bao nhiêu VND để có thể thu về được một ngoại tệ. Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ của công ty qua các năm được thể hiện ở bảng sau Bảng 2.11: Tỷ suất ngoại tệ của công ty 2000-2003 Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 Doanh thu xuất khẩu Tr.USD 8,137 12,77 13,94 14,12 Chi phí xuất khẩu Tr.đ 111765 183214 206842 215187 Tỷ suất ngoại tệ USD/VND 13735 14349 14838 15240 Tỷ giá trung bình USD/VND 14002 14512 15075 15545 Chênh lệch Đ 267 163 237 305 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2000-2003 Qua bảng số liệu ta thấy tỷ suất ngoại tệ của công ty hàng năm đều nhỏ hơn tỷ giá trung bình năm đó, điều này chứng tỏ hàng năm công ty hàng năm công ty đều kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả. Năm 2000 để thu được 1 USD công ty phải chi phí hết 13735 VND, chênh lệch so với tỷ giá trung bình là 267 VND. Năm 2001 là năm có mức chênh lệch giữa tỷ suất ngoại tệ và tỷ giá trung bình là nhỏ nhất: 163 VND, năm 2003 là năm có mức chênh lệch là lớn nhất: 305 VND. Điều này cũng nói lên là năm 2001 công ty kinh doanh xuất khẩu đạt hiệu quả thấp nhất và năm 2003 là năm công ty kinh doanh xuất khẩu đạt hiệu quả cao nhất. 2.3.4. Các biện pháp công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Trong thời gian qua trước bối cảnh chung và riêng hết sức phức tạp công ty đã phấn đấu hết mình để giữ vững và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã không ngừng áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả kih doanh. Sau đây là các biện pháp mà công ty đã và đang làm để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. 2.3.4.1. Chuyển hướng một phần hoạt động sản xuất kinh doanh, tập trung đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu là hoạt động đem lại doanh thu cũng như lợi nhuận lớn hơn so với hoạt động nhập khẩu, do đó công ty đã xác định tập trung sức đẩy mạnh xuất khẩu, và giảm dần tỷ trọng nhập khẩu. Những năm trước đây do nhiều nguyên nhân hoạt động xuất khẩu của công ty có phần “lép vế ” so với hoạt động nhập khẩu. Điều này được thể hiện rõ khi so sánh kim ngạch giữa nhập khẩu và xuất khẩu, từ năm 1993 đến năm 1999 kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn nhiều so với xuất khẩu, có năm giá trị nhập khẩu lớn hơn gấp hai lần kim ngạch xuất khẩu Từ khi cơ chế thay đổi, nghị định 57CP ra đời, hoạt động nhập khẩu bị thu hẹp do nhiều doanh nghiệp tự đáp ứng nhu cầu, làm công ty mất nhiều khách hàng. Nếu công ty không tập chung hết sức đẩy mạnh xuất khẩu sẽ ảnh hưởng đến quy mô của mình. Do đó công ty tìm mọi biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Trước hết công ty cố gắng ổn định tối đa mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gia công may mặc, đồng thời quay lại làm các mặt hàng truyền thống có giá trị lớn mà cơ chế trước đây không cho phép như gạo, cà phê… vừa tận dụng mọi cơ hội để làm các mặt hàng công ty có kinh nghiệm như lạc, quế hồi, đồ gỗ, thủ công mĩ nghệ. Bên cạnh các chính sách về mặt hàng nói trên công ty còn sử dụng các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ cho xuất khẩu như áp dụng chế độ thưởng xuất khẩu … Nhờ các biện pháp trên mà đến năm 2000 khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất khẩu đã thu hẹp đáng kể và đến năm 2001 thì giá trị xuất khẩu đã vượt xa nhập khẩu. Điều này thể hiện ở mức lợi nhuận mà hoạt động xuất khẩu đem lại cho công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của công ty. Do kim nghạch xuất khẩu tăng lên mà doanh thu của công ty cũng không ngừng tăng lên. Cùng với việc doanh thu tăng lên công ty còn giảm được chi phí do tiết kiệm được thuế. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của công ty đều được nhà nước khuyến khích và không phải nộp thuế còn các mặt hàng nhập khẩu phần lớn phải nộp thuế với mức thuế suất khá cao. 2.3.4.2. Tăng cường đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu Xuất khẩu hàng đã chế biến luôn đem lại hiệu quả cao hơn xuất khẩu hàng thô do doanh thu và lợi nhuận của hình thức này đem lại cao hơn. Nhằm giảm bớt xuất khẩu hàng thô và tăng dần tỷ trọng hàng chế biến xuất khẩu công ty đã từng bước đầu tư vào chế biến hàng xuất khẩu. Trong hai năm 1998 và 1999 công ty đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng để xây dựng xí nghiệp chế biến quế và lâm sản xuất khẩu tại Gia Lâm -Hà Nội và mở thêm một phân xưởng may gia công tại Đoan Xá - Hải Phòng. Cả hai công trình này đều đã đi vào hoạt động và từng bước đem lại lợi nhuận cho công ty. Năm 2002 công ty cũng đã đầu tư gần 3 tỷ đồng vào nhà xưởng nhằm phục vụ cho việc xuất khẩu. Dự kiến trong thời gian tới công ty sẽ tích cực hơn nữa trong việc đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu. 2.3.4.3. Cải tiến một bước trong công tác nội bộ; chú trọng công tác tổ chức cán bộ Nếu như trước đây, việc giao nhiệm vụ và chỉ tiêu như kim ngạch, tài chính, lương thưởng còn mang nặng tính bao cấp thì trong những năm gần đây đặc biệt là từ năm 2001 công ty đã từng bước khắc phục hiện tượng này cụ thể là: đồng thời với việc giao các chỉ tiêu tương đối công bằng công ty còn mở rộng quyền bình xét lương thưởng đến cấp phòng ban căn cứ vào năng suất cá nhân đóng góp cho phòng… Công ty còn hết sức chú trọng công tác tổ chức cán bộ. Trong bốn năm công ty đã tổ chức đào tạo về chuyên môn, ngoại ngữ, chính trị cho 167 người, đề bạt tại chỗ 15 trường hợp ( 1 Giám đốc công ty, 1 Phó giám đốc công ty, 4 Trưởng phòng, 1 Phó giám đốc xí nghiệp, 2 Phó giám đốc xí nghiệp, 1 Kế toán trưởng, 4 phó phòng). Công ty cũng đang thực hiện chính sách tuyển dụng mới một số cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn khá để dần thay thế lớp cán bộ cao tuổi. Nhờ cải tiến, xắp sếp lại bộ máy tổ chức mà công ty đã có được bộ máy tương đối gọn nhẹ, chi phí quản lí nhờ đó cũng được giảm bớt. Nhờ các biện pháp tăng cường đoàn kết nội bộ mà cán bộ công nhân viên của công ty làm việc hăng say, hiệu quả hơn, đem lại năng suất cao hơn cho công ty. ngoài các biện pháp nói trên công ty còn thực hiện nhiều biện pháp khác nhằm giảm chi phí tăng cường nguồn thu như tập chung khai thác triệt để cơ sở vật chất sẵn có, tăng cường hoạt động dịch vụ nhằm tăng doanh thu như cho thuê kho, bãi, xe, thực hiện dịch vụ giao hàng xuất khẩu. Tóm lại, trong những năm qua công ty đã chú ý và không ngừng áp dụng những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình và nhờ áp dụng những biện pháp đó mà công ty đã đứng vững và không ngừng phát triển. 2.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty Qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả và những biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu có thể thấy được những ưu điểm của công ty cũng như những tồn tại của công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. 2.4.1. Những ưu điểm Qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nói chung và chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu nói riêng có thể thấy về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu công ty có những ưu điểm sau: Thứ nhất, cũng như hoạt động kinh doanh nói chung hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng năm đều có lãi. Số lãi của công ty hàng năm đạt từ 3 đến 7 tỷ một năm , đây là một con số không nhỏ khi mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp nhà nước làm ăn gần như không có lãi, thậm chí thua lỗ. Do kinh doanh có hiệu quả mà công ty thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo sự tồn tại, góp phần vào việc tái đầu tư và phát triển của công ty. Thứ hai, lợi nhuận do lĩnh vực xuất khẩu đóng góp vào tổng lợi nhuận của công ty có tỷ trọng ngày càng lớn. Nếu như trước năm 1999 hoạt động nhập khẩu luôn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động của công ty thì từ năm 2000 đến nay hoạt động xuất khẩu ngày càng có vai trò quan trọng, điều này thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.12 : Tỷ trọng của lợi nhuận xuất khẩu Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Tổng lợi nhuận 5067 3421 4972 6928 Lợi nhuận xuất khẩu 2167 2052 3317 4289 Tỷ trọng LNXK 42,8 59,9 66,7 62,1 Nguồn : Phòng tổng hợp Công ty Xuất Nhập Khẩu tổng hợp I Tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu tăng khá nhanh qua các năm. Nếu như năm 2000 chỉ chiếm 42,8% thì đến năm 2001 là 59,9%, năm 2002 là 66.7% và đến năm 2003 là 62,1% điều này nói lên vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với công ty. Thứ ba, các chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu cho thấy nhìn chung hoạt đông xuất khẩu ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn, trừ năm 2001 còn các năm khác các chỉ tiêu doanh lợi đều cao hơn năm trước. Thứ tư, các chỉ tiêu hiệu quả cũng cho thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty kinh doanh có hiệu quả hơn so với các hoạt động khác của công ty. Điều này thể hiện ở chỗ các chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu hàng năm của công ty đều cao hơn các chỉ tiêu doanh lợi nói chung. Thứ năm, trong thời gian qua công ty cung đã có những biện pháp đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu điều này thể hiện ở kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu của công ty tăng khá nhanh trong hai năm gần đây. 2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân 2.4.2.1 Những tồn tại Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong hiệu quả kinh doanh xuất khẩu công ty vẫn còn một số tồn tại sau: Thứ nhất, tuy kinh doanh xuất khẩu hàng năm đều có lãi song lợi nhuận của hoạt động này còn chưa tương xứng với tiềm năng của công ty và chi phí do công ty bỏ ra, và nhìn chung lợi nhuận còn thấp. Ví dụ như năm 2001 với doanh thu lên tới 462547 triệu đồng nhưng lợi nhuận của công ty chỉ đạt 3421 triệu đồng. Thứ hai, mức lợi nhuận xuất khẩu hàng năm của công ty cũng không ổn định, biến động qua các năm. Đặc biệt năm 2001 lợi nhuận của công ty giảm sút đáng kể, năm 2001 lợi nhuận của công ty giảm 1646 triệu đồng tương đương với giảm 32,5% so với năm 2000. Thứ ba, qua việc phân tích chi phí lưu thông của công ty ta thấy chi phí lưu thông của công ty liên tục tăng qua các năm, đây cũng là một yếu tố giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung. Thứ tư, tuy đã có những biện pháp đưa ra để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhưng nhìn chung các biện pháp đó còn chưa đầy đủ và đồng bộ. Ví dụ như khi công ty tìm mọi cách để nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tăng doanh thu xuất khẩu nhưng lại để cho chi phí tăng nhanh mà không có biện pháp giảm chi phí. Điều này thể hiện rõ nét ở năm 2001, tuy kim ngạch cũng như doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm, do chi phí tăng nhanh. Hay về chính sách mặt hàng, công ty đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh nhưng lại không hướng về các mặt hàng có hiệu quả, nhiều mặt hàng của công ty kinh doanh có giá trị cũng như hiệu quả kinh doanh khá thấp, điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung. 2.4.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại trên Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên ta có thể phân chúng thành hai nhóm là nhóm các nguyên nhân chủ quan và nhóm các nguyên nhân khách quan. * Nguyên nhân chủ quan - Tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu uỷ thác của công ty còn khá cao, tuy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu uỷ thác cao song lợi nhuận do hình thức này đem lại lại thấp, điều này được thể hiện ở bảng sau Bảng 2.13: Lãi gộp phân theo các hình thức xuất khẩu Đv: Tr.đ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Tổng lãi gộp xuất khẩu 6015 7319 9036 11316 Lãi gộp xuất khẩu tự doanh 4970 5727 7946 9435 Lãi gộp xuất khẩu uỷ thác 1045 1592 1090 1881 Tỷ trọng Lãi gộp xuất khẩu uỷ thác 17,4% 21,7% 12% 16,6% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2000-2003 - Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty chưa thực sự hợp lí, một số mặt hàng kinh doanh của công ty có giá trị xuất khẩu không cao. Nhiều mặt hàng mà công ty kinh doanh có giá trị chế biến không cao, mà xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô. Hơn nữa việc kinh doanh một số mặt hàng của công ty vẫn còn mang tính chất manh mún. Điều này thể hiện ở giá trị lô hàng xuất khẩu của công ty có giá trị không lớn, công ty chưa thực sự có được những bạn hàng lớn. Có năm một mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn song có năm kim ngạch mặt hàng đó lại rất nhỏ, thậm chí bằng không. - Công ty còn bị động trong quá trình nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng, chủ yếu các đơn đặt hàng đều do phía đối tác chủ động đặt hàng công ty, khi có đơn đặt hàng công ty mới tìm kiếm nguồn hàng ở trong nước. Hơn nữa nhiều mặt hàng của công ty hiện nay vẫn phải xuất qua nước trung gian thứ ba mà chưa được xuất khẩu trực tiếp. Ví dụ các mặt hàng như lạc nhân, một số sản phẩm may mặc để xuất sang EU công ty phải thông qua các công ty của Inđonexia hay Malaixia… - Nguồn vốn của công ty phục vụ cho kinh doanh tuy đã được cải thiện song vẫn còn hạn chế. Vốn chủ sở hữu của công ty chỉ hơn 150 tỷ đồng trong khi đó nhu cầu vốn cho kinh doanh hàng năm lên tới hàng vài trăm tỷ đồng, do đó công ty phải vay vốn từ các nguồn như ngân hàng hay từ các công ty khác. hàng năm chi phí vốn vay của công ty là tương đối lớn, trong khi lãi suất vốn vay hiện nay là tương đối cao, điều này cũng ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của công ty. * Nguyên nhân khách quan Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan thì các nguyên nhân khách quan cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của công ty. - Cùng với quá trình hội nhập công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Do cạnh tranh mà công ty đã dần bị mất đi thị trường tiêu thụ cũng như thị trường đầu vào, chi phí cho việc nghiên cứu và tìm kiếm thị trường do đó cũng tăng lên. - Trình độ công nghệ sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu nói chung của Việt Nam hiện nay còn thấp do đó việc xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng chế biến cao của công ty bị hạn chế, muốn có những sản phẩm có hàm lượng chế biến cao phục vụ cho xuất khẩu công ty phải trực tiếp đầu tư vào sản xuất mà việc đầu tư này đòi hỏi chi phí rất lớn, đôi khi vượt quá khả năng của công ty. - Một nguyên nhân khách quan nữa là công ty còn gặp phải những khó khăn, trở ngại do cơ chế chính sách tạo ra. Hệ thống chính sách và luật pháp về xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Sự quy định về mức thuế và giá tính thuế còn nhiều bất cập, đặc biệt là thủ tục xuất nhập khẩu còn nhiều rườm rà, trở ngại. Những điều này làm cho công ty gặp khó khăn và làm mất nhiều thời gian cũng như tăng thêm chi phí cho xuất nhập khẩu. Các thủ tục cho vay vốn cũng như chính sách lãi xuất ngân hàng hiện nay cũng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay. Bên cạnh đó nhà nước chưa thực sự có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu một cách hiệu quả. Sự hỗ trợ về việc tìm kiếm thị trường hay các biện pháp xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế… Trên đây chỉ là những tồn tại được thể hiện khá rõ nét của công ty, qua đó công ty cần tích cực phát huy những điểm mạnh cũng như đề ra những biện pháp khắc phục những tồn tại của công ty. Chương 3 một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I trong thời gian tới 3.1 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 3.1.1 Phương hướng kinh doanh nói chung Bước vào thời kì kế hoạch 2001-2005 và 2005-2010, công ty phải đối đầu với nhiều thách thức của quá trình mở cửa hội nhập. Sức ép về tăng trưởng cũng sẽ cao hơn mới đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng do nhà nước đề ra là GDB đến năm 2005 ít nhất tăng 50 % so với năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hơn 10 % một năm Bản thân công ty cũng có nhiều thay đổi, do quá trình đổi mới và cải cách của nhà nước và do yêu cầu của nền kinh tế, công ty dự kiến sẽ xin phép thay đổi chế độ sở hữu theo hướng công ty TNHH một thành viên Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty là: - Công ty vẫn duy trì kinh doanh tổng hợp với ba lĩnh vực XNK– sản xuất– dịch vụ - Về quy mô tăng trưởng nói chung sẽ đạt ở mức khoảng 10 %, trong đó xnk sẽ có tốc độ tăng trưởng lớn hơn các lĩnh vực khác - Trong lĩnh vực sản xuất công ty vừa tiếp tục đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu vừa tiếp tục mở rộng sản xuất phụ tùng phục vụ cho sản xuất hàng tiêu dùng trong nước - Về dịch vụ: củng cố và đẩy mạnh một bước các hoạt động khai thác và cho thuê tài sản sẵn có, tăng cường các hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu như giao nhận, tạm nhập tái xuất, đại lí bán hàng cho các hãng sản xuất trong và ngoài nước… tham gia các hoạt động tài chính khi điều kiện cho phép. 3.1.2. Phương hướng kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian tới Đối với lĩnh vực xuất khẩu, Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I cũng đặt ra những mục tiêu riêng phù hợp với mục tiêu chung trong phương hướng kinh doanh của mình, cụ thể như sau: * Mục tiêu về kim ngạch và doanh thu xuất khẩu Căn cứ vào tốc độ đầu tư, phát triển sản xuất của công ty, căn cứ vào khả năng cung cấp nguồn hàng ở trong nước và nhu cầu của thị trường hiện nay công ty đã đề ra cho mình mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu trong những năm tới là phải đạt tốc độ tăng trưởng lớn hơn 10% một năm và đặc biệt là phải nâng cao kim ngạch xuất khẩu của hình thức xuất khẩu tự doanh Đồng thời với việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu là việc nâng cao doanh thu xuất khẩu, dự kiến về doanh thu xuất khẩu của công ty trong thời gian tới như sau Năm 2004: đạt 230 tỷ đồng chiếm 65% tổng doanh thu Năm 2005: đạt 235 tỷ đồng chiếm 70% tổng doanh thu * Phương hướng về mặt hàng xuất khẩu Về mặt hàng xuất khẩu, phương hướng chung của công ty là đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, tuy nhiên cụ thể công ty xác định cho mình cơ cấu về mặt hàng kinh doanh xuất khẩu trong thời gian tới là Tiếp tục duy trì và phát triển những mặt hàng chủ lực mà công ty đã có thế mạnh và uy tín trên thị trường như hàng dệt may, hàng nông lâm sản( gạo, lạc nhân, cà phê…) Đồng thời với việc duy trì các mặt hàng trên công ty cũng tích cực tìm kiếm cho mình những mặt hàng xuất khẩu mới có giá trị và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cao. Một trong những mặt hàng mà công ty mới đi vào kinh doanh và cũng đã bắt đầu có kết quả đó là những sản phẩm chế biến từ gỗ, và một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre đan và các sản phẩm thêu… Hiện nay công ty cũng đã bắt đầu đi vào kinh doanh một số mặt hàng như thuỷ sản và hoa quả các loại * Phương hướng về thị trường xuất khẩu của công ty Trong thời gian vừa qua cùng với xu thế chung, cũng như các doanh nghiệp khác công ty đang gặp phải một số khó khăn về vấn đề thị trường, đó là một số thị trường của công ty trước đây đang dần dần bị thu hẹp do cạnh tranh cao hay do một số thị trường bắt đầu áp dụng hạn ngạch đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam Những thị trường trước đây và hiện nay của công ty chủ yếu là các nước trong khu vực và một số nước châu á khác, trong khi đó các nước này có điều kiện khá tương đồng với Việt Nam, do đó hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang các nước này nhìn chung là không có lợi thế và khối lượng cũng như kim ngạch không cao. Trong thời gian tới, đồng thời với việc duy trì các thị trường cũ là các bạn hàng ở các nước trong khu vực, công ty xác định cho mình phương hướng là phải tiếp tục tìm kiếm cho mình những thị trường mới có sức mua lớn hơn và thị trường hiện nay công ty công ty đang dần vươn tới đó là các nước thuộc liên minh châu Âu, và thị trường Mỹ hay Nhật Bản 3.2 . Những thuận lợi và khó khăn đối với Công ty 3.2.1. Thuận lợi Trong điều kiện hiện nay Công ty có những thuận lợi sau để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Là một Công ty đã có bề dày phát triển và kinh nghiệm, Công ty đã xây dựng được uy tín của mình trên thị trường trong nước và quốc tế do đó Công ty được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến. - Là Công ty đầu ngành của Bộ Thương mại do đó Công ty có nhiều cơ hội nắm bắt thông tin và tiếp xúc với những cơ hội làm ăn mới. - Trong xu thế biến động của nền kinh tế hiện nay, Việt Nam gia nhập các khối liên kết kinh tế như khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và tổ chức thương mại thế giới WTO... đã mở ra nhiều cơ hội đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I nói riêng; Công ty có nhiều cơ hội trong việc phát triển thị trường; giảm chi phí sản xuất.... 3.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì hiện tại Công ty cũng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. - Khó khăn lớn nhất đó là sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao, đây cũng là kết quả tất yếu của việc Việt Nam mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức kinh tế. Công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên cả thị trường nước ngoài cũng như trong nước. - Tiếp theo đó là khó khăn về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù đã rất cố gắng trong việc xây dựng nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng hiện nay do đòi hỏi của quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn của Công ty còn yếu cần được phát triển hơn nữa. - Một khó khăn nữa của Công ty đó là vấn đề thông tin trong kinh doanh, Công ty chưa thực sự có được một hệ thống thông tin nhanh nhạy về sự biến động của thị trường và tình hình kinh tế thế giới. - Bên cạnh những khó khăn trên Công ty cũng gặp phải một số khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất... hay những bất cập do cơ chế chính sách gây nên.… 3.3. một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh của công ty Xuất phát từ những tồn tại cũng như những thuận lợi, khó khăn hiện nay công ty đang gặp ta có thể đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 3.3.1. Gải pháp từ phía công ty 3.3.1.1. Tăng dần xuất khẩu tự doanh, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu uỷ thác Như ta đã thấy công ty kinh doanh xuất khẩu dưới các phương thức là xuất khẩu uỷ thác và xuất khẩu tự doanh và một tồn tại của công ty là kim ngạch xuất khẩu uỷ thác cao song lợi nhuận do hình thức này đem lại lại thấp, do đó để nâng cao lợi nhuận công ty phải tăng cường hơn nữa các biện pháp nâng cao hình thức xuất khẩu tự doanh và giảm dần hình thức xuất khẩu uỷ thác. Trong điều kiện hiện nay, công ty muốn kinh doanh có hiệu quả bằng hình thức tự doanh thì trước hết công ty phải tạo được cho mình một vị thế trên thị trường, sản phẩm của công ty phải dược khách hàng biết đến với một thương hiệu quen thuộc hay nổi tiếng. Đây là một điều khó khăn đối với công ty vì từ trước tới nay công ty kinh doanh chủ yếu dưới hình thức uỷ thác do đó các sản phẩm mà công ty kinh doanh không dưới danh nghĩa của công ty mà dưới danh nghĩa của nhà uỷ thác . Trong những năm gần đây nhận thức được vấn đề đó công ty đã bắt đầu đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu, cụ thể là đầu tư vào sản xuất một số sản phảm từ gỗ, chế biến lâm sản… song nhìn chung là quy mô đầu tư còn nhỏ. Như vậy công ty cần phải tích cực hưn nữa trong việc đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu dưới danh nghĩa của công ty từ đó dần dần xây dựng cho mình những sản phẩm có thương hiệu riêng và có uy tín trên thị trường. 3.3.1.2. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh có giá trị và hiệu quả xuất khẩu cao hay những mặt hàng mà công ty có lợi thế Trong quá trình kinh doanh công ty đã tích cực đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu do đó công ty đã có được chủng loại mặt hàng xuất khẩu rất đa dạng từ các mặt hàng nông sản cho tới các mặt hàng lâm, hải sản, khoáng sản, gia công may mặc…. đây là một điều làm cho kim ngạch xuất khẩu của công ty khá cao. Tuy nhiên, nếu đi vào từng mặt hàng thì chỉ có một số mặt hàng là có kim ngạch tương đối cao, còn đa số các mặt hàng khác thì kim ngạch còn nhỏ bé, thậm chí không đáng kể. Hơn nữa, tuy mặt hàng của công ty là đa dạng song lại có một nhược điểm là một số mặt hàng đem lại hiệu qủa kinh doanh khá thấp. Để khắc phục hiện tượng trên công ty cần xác định lại cho mình một cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hợp lí. Tập chung vào đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng công ty có lợi thế cũng như mặt hàng đem lại hiệu qủa kinh doanh cao như nhóm hàng may mặc, một số mặt hàng chế biến từ gỗ…hay mặt hàng thủ công mĩ nghệ. Đồng thời với việc trên công ty cũng nên cắt bỏ kinh doanh một số mặt hàng kém hiệu quả. Các mặt hàng của công ty kinh doanh trong thời gian qua chủ yếu chỉ là các sản phẩm thô tỷ lệ chế biến rất ít do đó công ty cũng cần phải chú ý hơn nữa tới việc đầu tư vào chế biến hàng xuất khẩu, thí dụ như công ty có thể đầu tư vào chế biến các sản phẩm nông sản hay lâm sản như chế biến quế, điều hay tiêu xuất khẩu. Ngay trong từng nhóm hàng công ty cũng cần phải chú ý vào việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh có giá trị cao hơn, ví dụ như trong nhóm hàng may mặc. Hàng may mặc của công ty hiện nay chủ yếu là các sản phảm bình dân như áo sơ mi, quần áo trẻ em.. mà công ty chưa xuất được những sản phẩm may mặc cao cấp. Song song với việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu thì nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu cũng là việc không thể thiếu đối với công ty. Chỉ có sản phẩm có chất lượng mới có thể đứng vững trên thị trường trong dài hạn. muốn đạt được điều này công ty cần chú trọng vào công tác sản xuất hay tìm nguồn hàng xuất khẩu, xây dựng cho mình một hệ thống các nhà cung cấp có uy tín. 3.3.1.3. Tích cực tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu trực tiếp Thị trường là một vấn đề sống còn đối với mọi công ty nói chung, cũng như đối với công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 nói riêng. Hiện nay đứng trước những biến động của nền kinh tế thì vấn đề nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới càng trở nên cấp bách đối với công ty. Các bạn hàng của công ty đang dần bị mất đi do nhiều nguyên nhân, cả cơ chế lẫn do cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường gây nên. Do đó để có thể tồn tại thì việc đầu tiên công ty cần làm đó là đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác nghiên cứu thị trường công ty có thể thực hiện một số biện pháp sau -Thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, bộ phận này sẽ đảm nhiệm việc thu thập và sử lí thông tin về thị trường, đưa ra những kết luận về thị trường, dự báo những biến động về cung, cầu, giá cả hàng hoá trên thị trường. - Đầu tư, mua mới, thay thế các thiết bị sử lí thông tin hiện đại, đây là việc làm cần thiết ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả làm việc của cán bộ nghiên cứu thị trường, tạo điều kiện cho việc sử lí thông tin diễn ra nhanh hơn, nhanh chóng nắm bắt được cơ hội và thời cơ kinh doanh. - Tiến hành mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường. Tạo điều kiện cho nhân viên được tiếp xúc thực tế với môi trường bên ngoài nhằm nâng cao khả năng tư duy lẫn kinh nghiệm trong công tác thị trường. Khi tiến hành công tác nghiên cứu thị trường công ty còn phải lựa chọn và phân loại thị trường, loại bỏ những thị trường không phù hợp với điều kiện cuả công ty, không xác định phạm vi nghiên cứu quá rộng gây lãng phí về thời gian và tiền bạc nhưng thu lại hiệu quả không cao. Đồng thời với các công việc trên công ty cần thực hiện tốt công tác xúc tiến bán hàng, vừa giúp công ty đưa được hàng hoá tới nhiều khách hàng hơn vừa có thể nắm bắt được nhu cầu thông tin phản hồi của khách hàng khi trực tiếp buôn bán với những người này. Hiện nay công ty còn quá phụ thuộc vào thị trường các nước trong khu vực, mà hầu hết các nước này có điều kiện tương đồng với Việt Nam. Do đó để có thể tăng kim ngạch xuất khẩu công ty phải tích cực phát triển thị trường sang các nước công nghiệp phát triển, cố gắng tạo lập mối quan hệ tốt với các thị trường này thông qua các đối tác lâu năm. 3.3.1.4. Biện pháp giảm chi phí lưu thông xuất khẩu Để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thì biện pháp giảm chi phí lưu thông xuất khẩu là rất cần thiết, một mặt làm tăng lợi nhuận một mặt làm giảm giá thành sản phẩm từ đó tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Đối với công ty XNK tổng hợp I thì chi phí lưu thông còn chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm do đó công ty cần có những biện pháp giảm bớt chi phí lưu thông. Công ty có thể giảm bớt chi phí lưu thông một cách hợp lí thông qua các biện pháp sau. -Tổ chức tốt quá trình thu mua tạo nguồn hàng, cũng như quá trình giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển hàng hoá xuất khẩu. - Giảm bớt thời gian hàng hoá phải dự trữ ở kho, tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá. - Phân tích tính toán chính xác số lượng hàng hoá vận chuyển cũng như quãng đường vận chuyển để có thể sử dụng phương tiện vận chuyển một cách thích hợp bảo đảm an toàn hàng hoá và với chi phí thấp nhất. 3.3.1.5. Tăng cường khả năng huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Vốn là yếu tố quyết định rất lớn tới thành công trong hoạt động kinh doanh của các công ty. Nếu công ty có được nguồn vốn tốt thì công ty sẽ chủ động trong kinh doanh, tận dụng tốt những cơ hội kinh doanh. Mặt khác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho công ty hạn chế được việc bỏ vốn cho những chi phí không cần thiết mà vẫn có thể thu được kết quả tốt. Hiện nay vốn vay của công ty chiếm % cao trong vốn kinh doanh vì vậy mà hàng năm công ty phải giành một khoản tiền khá lớn cho việc trả lãi. Công ty có thể tìm mọi biện pháp huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong công ty từ đó vừa giúp cho công ty tăng khả năng huy động vốn, vừa làm cho cán bộ nhân viên trong công ty hoạt động tích cực hơn trên đồng vốn mình bỏ ra, từ đó giảm được chi phí kinh doanh. Công ty cũng cần tăng cường các mối quan hệ với các ngân hàng, để khi cần thiết có thể vay vốn một cách nhanh nhất, đồng thời tạo điều kiện cho công tác thanh toán. Muốn có được điều này thì công ty phải giữ được uy tín của mình đối với các ngân hàng trong việc thanh toán vốn vay cũng như trả lãi vay hàng kì. 3.3.1.6. Đổi mới bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xuất khẩu Để làm ăn có hiệu quả với khách hàng nước ngoài, công ty phải có một đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi, bởi con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh của công ty. Yêu cầu đối với cán bộ của công ty là phải giỏi nghiệp vụ ngoại thương, có đầu óc tư duy linh hoạt và thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Để nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên làm công tác xuất khẩu công ty phải có kế hoạch đào tạo cán bộ thông qua các hình thức: - Gửi các cán bộ đi học ở các trung tâm đào tạo. - Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn - Tạo điều kiện cho cán bộ đi thực tế như đi thăm quan tìm hiểu thị trường nước ngoài Trong những năm tới, dự đoán quy mô của công ty có thể tăng lên do đó có thể tuyển dụng thêm lao động. Công ty cần có kế hoạch tuyển dụng hợp lí. Để nâng cao chất lượng hoạt động, tạo động lực cho người lao động, công ty phải quan tâm thích đáng đến lợi ích của công nhân viên, thực hiện thưởng phạt nghiêm minh, phân phối công bằng, tạo bầu không khí vui vẻ, chân tình giữa cán bộ công nhân viên. 3.3.2. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lí và điều tiết hoạt động xuất khẩu. Để hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp có hiệu quả thì không phải chỉ có lỗ lực từ phía doanh nghiệp mà cần phải có sự lỗ lực của cả phía nhà nước. Sau đây là một số kiến nghị với cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 3.3.2.1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách xuất khẩu - Trước hết chính sách định hướng thị trường và mặt hàng phải được hoạch định mang tính dài hạn, căn cứ vào cung cầu trên thị trường ở trong và ngoài nước, tình hình sản xuất của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó nhà nước có những chính sách hướng các nguồn lực đầu tư vào những ngành, mặt hàng và thị trường quan trọng. - Các chính sách thuế xuất khẩu, tỷ giá hối đoái cần thay đổi theo hướng khuyến khích xuất khẩu và tạo điều kiện phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. Xây dựng chính sách tỷ gía hối đoái hợp lí: Hoạt động xuất khẩu có quan hệ khăng khít và rất nhạy cảm với sự biến đổi của tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi giá đồng nội tệ giảm xuống thì sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và ngược lại. Tuy nhiên không phải mọi sự giảm giá của đồng nội tệ đều mang lại kết quả là xuất khẩu sẽ tăng mà nó còn phụ thuộc vào khả năng cung cấp hàng hoá của doanh nghiệp trong nước. Cải tiến chế độ thuế: hiện nay hệ thống thuế nước ta còn nhiều phức tạp và có nhiều mức thuế khác nhau. Để tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhà nước nên thay đổi chính sách thuế cho phù hợp với thực tế. Giá tính thuế của Việt Nam hiện nay cũng còn nhiều hạn chế do đó nhà nước nên tiếp tục giảm thuế và điều chỉnh giá tính thuế. Một khó khăn nữa đối với các doanh nghiệp hiện nay là sau khi áp dụng thuế giá trị gia tăng, các doanh nghiệp nhận thấy vòng quay của vốn kéo dài, vố tồn đọng trong thuế đầu vào khá lớn vì hoàn thuế chậm. Nhất là đối với các doanh nghiệp phải nhập nhiều linh kiện, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Vì vậy nhà nước cần có những biện pháp điều chỉnh làm cho tốc độ hoàn thuế nhanh hơn. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn ngân hàng. Một khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp hiện nay là vốn, vốn lưu động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu là rất lớn. Do đó các doanh nghiệp không thể tự đảm nhiệm được, mà cần nguồn vốn vay bổ sung. Và doanh nghiệp chủ yếu là vay từ các ngân hàng. Nhưng hiện nay lã suất vay ngân hàng còn cao và nhất là thủ tục vay còn khá rườm rà. Vì vậy nhà nước cần phải có chính sách cho vay vốn một cách hợp lí với lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản, để doanh nghiệp có khả năng đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phụ vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. 3.3.2.2. Đẩy mạnh các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu - Hoàn thiện các chính sách đối với khu công nghiệp, khu chế suất, khu công nghệ cao để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước, khai thác sản xuất, tập chung cho sản xuất hàng xuất khẩu. Nhờ tập chung vào một khu vưc địa lí, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ cắt giảm được chi phí, hạ gía thành sản phẩm, tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá. Hiện nay nước ta đã hình thành được 68 khu công nghiệp, khu chế suất và khu công nghệ cao mhưng chỉ mới có hơn 30% diện tích được sử dụng do giá thuê đất và chính sách liên kết giữa trong và ngoài khu vực còn nhiều bất hợp lí. - Đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công nghệ mới. Ngày nay, sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao có giá trị cao gấp bội lần so với sản phẩm lao động giản đơn. Do đó, muốn tạo ra giá trị xuất khẩu cao, phải kịp thời đào tạo và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động để đáp ứng yêu cầu của công nghệ hiện đại. - Đẩy mạnh biện pháp xúc tiến thương mại. Trước hết, phải kiện toàn bộ máy tổ chức xúc tiến thương mại. Hiện nay, nước ta đã buôn bán với trên 165 nước và vùng lãnh thổ, nhưng mới chỉ có 41 tổ chức thương vụ ở nước ngoài tham gia xúc tiến thương mại. Các tổ chức hỗ trợ thương mại của Việt Nam vừa nghèo về cơ sở vật chất, năng lực yếu, lại thiếu phối hợp nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Hội trợ triển lãm trong những năm gần đây mặc dù đã liên tục tăng nhưng nhìn chung chỉ mang tính giao lưu thương mại, còn việc thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường còn rất hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp đều chưa có chi nhánh, hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài nên việc tiếp cận với thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu là qua sách báo, thông tin thường bị lạc hậu so với thực tế. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về xúc tiến thương mại như hỗ trợ thành lập văn phòng đại diện, mở thị trường xuất khẩu mới… nhưng một vấn đề qua trọng chưa được nhà nước quan tâm thích đáng là giúp các doanh nghiệp ứng dụng quy trình sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO14000 và các tiêu chuẩn chất lượng mà các nhà nhập khẩu thường đòi hỏi đối với hàng hoá xuất khẩu của các nước đang phát triển. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Hiện nay ở Việt Nam cơ sở hạ tầng còn yếu kém cũng gây hạn chế cho việc sản xuất hàng xuất khẩu và đầu tư nói chung. Do đó muốn khuyến khích sản xuất phát triển nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng như các công trình giao thông, thông tin liên lạc…nhằm tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm do giảm chi phí liên quan đến các vấn đề như liên lạc, vận tải. Kết luận Trong điều kiện nền kinh tế đất nước ta hiện nay, hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng, hoạt động này mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước thì không thể không phát triển hoạt động xuất khẩu. Trong những năm gần đây hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh qua các năm, một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam cũng có kim ngạch khá cao. Tuy nhiên, đồng thời với việc đẩy mạnh xuất khẩu bằng việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu thì việc không ngừng nâng cao hiệu quả xuất khẩu là hết sức quan trọng. Chỉ có nâng cao hiệu quả xuất khẩu mới đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian qua do nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu mà Công ty Xuất Nhập Khẩu tổng hợp I đã tích cực đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của mình, do đó hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty đã từng bước được nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hiệu quả xuất khẩu của công ty vẫn còn có những hạn chế, do đó cần có những biện pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh kinh doanh xuất khẩu của công ty. Đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Xuất Nhập Khẩu tổng hợp I” trên đây được nghiên cứu chủ yếu bằng việc phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả xuất khẩu và những biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của mình. Từ các phân tích trên ta phần nào thấy được những mặt mạnh cũng như mặt yếu trong hiệu quả kinh doanh của công ty từ đó có thể đưa ra những biện pháp nhằm phát huy những mặt mạnh cũng như hạ chế những mặt yếu đó, làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng được nâng cao. Đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị với cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay Danh mục Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thị Hường ( Chủ biên ), Giáo trình “ Kinh doanh quốc tế” : tập 1 – Nhà xuất bản Thống kê-2001. 2. Nguyễn Thị Hường ( Chủ biên), Giáo trình “ Kinh doanh quốc tế” : tập 2 – Nhà xuất bản Thống kê- 2003. 3. Nguyễn Thị Hường( Chủ biên), Giáo trình “ Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI”, tập 1 – 2, Nhà xuất bản Thống kê - 2003. 4. Vũ Hữu Tửu, giáo trình “Nghiệp vụ ngoại thương”, Nhà xuất bản Giáo dục – 1999. 5. Giáo trình “ Marketing quốc tế”, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc Tế - Đại học KTQDHN, Nhà xuất bản giáo dục – 2000. 6. Giáo trình “ Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu” - Đại học kinh tế thành phố HCM. 7. Bùi Ngọc Sơn “ Để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu”, Tạp chí thương mại số 2-2003. 8. Chỉ thị của thủ tướng chính phủ về việc nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu năm 2002- Tạp chí thương mại tháng 1 năm 2002. 9. Nguyễn Thị Hường “ Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế”- Tạp chí Lí luận Chính trị số 11 – 2001. 10. Báo cáo 10 năm, 20 năm hoạt động kinh doanh của Công ty XNK tổng hợp I. 11. Các báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán năm 2000, 2001, 2002, và 2003 – Công ty XNK tổng hợp I. Danh mục các bảng Bảng 2.1: Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty……………………..37 Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng…………………………… 41 Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường….. ……………………… 43 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty………… 44 Bảng 2.5: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Công ty..46 Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty………………………… 48 Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty……………………………… 49 Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty……………51 Bảng 2.9: Các tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu của Công ty…………………… 53 Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng vốn xuất khẩu của Công ty………………… 55 Bảng 2.11: Tỷ suất ngoại tệ của Công ty…………………………………….57 Bảng 2.12: Tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu ………………………………… 61 Bảng 2.13: Lãi gộp phân theo hình thức xuất khẩu . ……………………… 63 Danh mục các hình Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty……………………………………….33 Hình 2.2: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty……………………… 45 Hình 2.3: Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của Công ty…………………… 47 Hình 2.4: Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu ………………………… 54 Danh mục các từ viết tắt XNK: Xuất nhập khẩu SXKD: Sản xuất kinh doanh DTXK: Doanh thu xuất khẩu CPXK: Chi phí xuất khẩu CPLT: Chi phí lưu thông LNXK: Lợi nhuận xuất khẩu TB: Trung bình LC: Letter credit = tín dụng chứng từ VAT: Value add tax = thuế giá trị gia tăng Mục lục Lời nói đầu ........................................................................................................ 1 Chương 1: Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp việt nam ................................................................................................................... 3 1.1 .Tổng quan về hiệu quả kinh doanh .................................................... 3 1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh........................... 3 1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh………………………… 3 1.1.1.2. Bản chất hiệu quả kinh doanh………………………………4 1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh ...................................................... 5 1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh .................................. 6 1.1.3.1. Phân loại các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ................................ 6 1.1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................... 7 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 10 1.1.4.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ....................... 10 1.1.4.2. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp........................ 13 1.1.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . 14 1.1.5.1. Phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp ............................................................................... 15 1.1.5.2. Các biện pháp cụ thể để thực hiện các phương hướng trên 15 1.2. Xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu .................................................. 16 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu .......................................... 16 1.2.1.1. Khái niệm xuất khẩu ......................................................... 16 1.2.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu .................................................... 17 1.2.1.3. Các hình thức xuất khẩu .................................................... 19 1.2.2. Hiệu quả xuất khẩu ...................................................................... 19 1.2.2.1. Khái niệm hiệu quả xuất khẩu ........................................... 19 1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xuất khẩu .......................... 20 1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 21 1.2.2.4. Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu. 23 1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu ......... 25 Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty XNK tổng hợp I ......................................................................... 27 2.1. Thiệu khái quát về công ty.............................................................. 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................ 27 2.1.1.1. Sự hình thành công ty ....................................................... 27 2.1.1.2. Quá trình phat triển của công ty ........................................ 27 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty ................................................. 30 2.1.2.1. Nhiệm vụ của công ty ....................................................... 30 2.1.2.2. Quyền hạn của công ty ...................................................... 31 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty ............................................. 32 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty ..................................... 32 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ cuả từng phòng ban .......................... 32 2.1.4. Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp ............................................................................... 35 2.1.4.1. Đặc điểm về vốn ............................................................... 35 2.1.4.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty .................................... 35 2.1.4.3. Đặc điểm về lao động của công ty ..................................... 36 2.1.4.4. Các phương thức kinh doanh của công ty .......................... 37 2.1.4.5. Thị trường của công ty ...................................................... 38 2.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây ......................................................................................................... 38 2.2.1. Hoạt động xuất khẩu theo mặt hàng của công ty .......................... 39 2.2.2. Hoạt động xuất khẩu theo thị trường của công ty ......................... 42 2.3. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty ................................. 42 2.3.1. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2000-2003 .................. 42 2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả chung của công ty ........................ 45 2.3.2.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty ............ 45 2.3.2.2 . Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận của công ty ............. 47 2.3.3. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty ................................ 50 2.3.3.1. Kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty thời gian qua .. 50 2.3.3.2. Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu của công ty 52 2.3.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn xuất khẩu của công ty ..... 55 2.3.3.4. Phân tích tỷ suất ngoại tệ của công ty ............................... 57 2.3.4. Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu ..................................................................................... 58 2.3.4.1. Tập chung đẩy mạnh xuất khẩu………………………….. 58 2.3.4.2. Mở rộng đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu………………….59 2.3.4.3. Cải tiến bộ máy tổ chức cán bộ………………………… 59 2.4. Đánh gía chung về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty .. 60 2.4.1. Những ưu điểm ............................................................................ 60 2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân ................................................................ 62 2.4.2.1. Những tồn tại .................................................................... 62 2.4.2.2. Nguyên nhân .................................................................... 63 Chương 3; Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty trong thời gian tới…………….66 3.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới ................ 66 3.1.1. Phương hướng kinh doanh nói chung ........................................... 66 3.1.2. Phưong hướng xuất khẩu của công ty .......................................... 67 3.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với công ty ......................................... 68 3.2.1. Thuận lợi ...................................................................................... 68 3.2.2. Khó khăn...................................................................................... 69 3.3. Một số biên pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty ....... 69 3.3.1. Giải pháp từ phía công ty ...................................................................... 69 3.3.1.1. Tăng dần xuất khẩu tự doanh, giảm dần xuất khẩu uỷ thác .......... 69 3.3.1.2. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh có hiệu quả hay những mặt hàng mà công ty có lợi thế .................................................................................. 70 3.3.1.3. Tích cực tìm kiếm thị trường mới ................................................ 71 3.3.1.4. Biện pháp giảm chi phí lưu thông xuất khẩu ................................ 72 3.3.1.5. Tăng cường khả năng huy động vốn ............................................ 73 3.3.1.6. Đổi mới bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xuất khẩu ....................................................................... 74 3.3.2. Mộ số kiến nghị với cơ quan nhà nước............................................... 74 3.3.2.1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách xuất khẩu ................. 74 3.3.2.2. Đẩy mạnh các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ................................ 76 Kết luận ........................................................................................................... 78 Danh mục tài liệu tham khảo …………………………………… 80

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I.pdf
Luận văn liên quan