Về tu từ cú pháp, chúng tôi đi sâu ba biện pháp: sóng đôi, lặp và câu
hỏi tu từ. Sóng đôi vốn rất đậm tính cổ điển, được văn học viết ưa dùng. Ca
dao Nam Bộ sử dụng sóng đôi, nhưng không quá chặt chẽ về hình thức. Có
khi sóng đôi thể hiện ở từng vế trong một câu, có khi sóng đôi biểu hiện ở
từng cặp câu, do vậy, lời ca vẫn rất phóng túng. Tương tự, phép lặp trong ca
dao Nam Bộ cũng rất biến hóa: lặp từ, lặp cụm từ, lặp hình ảnh, lặp vế câu
hoặc lặp câu. Về vị trí, có lặp đầu, lặp cuối, lặp vòng, mục đích là nhấn mạnh
và gây ấn tượng cho người đọc. Câu hỏi tu từ trong ca dao Nam Bộ cũng
không đơn điệu về hình thức. Có khi câu hỏi ở cuối mỗi bài, có khi hỏi dồn
dập ở các câu. Tùy trường hợp mà ta có thể cảm nhận được trạng thái tình
cảm của chủ thể trữ tình.
Tu từ trong ca dao Nam Bộ là vấn đề khá rộng, những gì chúng tôi đã
trình bày trong luận văn này mới chỉ là kết quả khảo sát bước đầu. Có những
nội dung đã được tìm hiểu, phân tích kĩ lưỡng, nhưng cũng có những vấn đề
đang cần được tiếp tục suy nghĩ. Với những vấn đề đó, hi vọng sau này chúng
tôi sẽ có dịp trở lại, tìm hiểu, nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc hơn.
128 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2456 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
miền khác.
+ Chơi chữ bằng cách nói lái
Đây là một hình thức chơi chữ rất đặc biệt của tiếng Việt, được sử dụng
nhiều trong ca dao, dân ca, hát ví Trong ca dao Nam Bộ, ta cũng bắt gặp
hình thức chơi chữ này.
- Con cá đối nằm trên cối đá
Con mèo cụt đuôi nằm mút đuôi kèo
Anh mà đối được dẫu nghèo cũng ưng
- Con mỏ kiến nằm trong miếng cỏ
Con chim vàng lông đáp dựa vồng lang
Đây anh đã đối được, vậy nàng ưng chưa ?
Nói lái là cách đánh tráo vần, thanh điệu giữa hai hoặc ba tiếng, trong
một từ, ngữ, câu với nhau được dân gian sử dụng để đố vui và tạo thêm những
nghĩa mới phù hợp với mục đích giao tiếp. Hình thức “nói lái” có những nét
độc đáo thường được người nói, viết chú ý.
Trong văn học dân gian, người ta nói lái trong những lúc vui vẻ hoặc
trong những hoàn cảnh khó xử, khó nói. Trong ca dao, có những đôi trai gái
khéo léo dùng hình thức nói lái gởi gắm tình cảm cho nhau, bài ca dao trên
cũng mượn nói lái trong đối đáp để trao đổi duyên tình.
95
Nhìn chung, chơi chữ không phải là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều
trong ca dao Nam Bộ. Tuy nhiên, cùng với các phương tiện và biện pháp tu từ
khác, nó góp phần làm cho nghệ thuật biểu đạt của thể loại văn học dân gian
này thêm phong phú. Hình thức chơi chữ cũng cho thấy sắc thái địa phương
rất đặc trưng của con người Nam Bộ, với nét tính cách chân thành, thẳng thắn,
bộc trực, ít khi nói vòng vo, đố chữ.
3.2.2. Biện pháp tu từ cú pháp trong ca dao Nam Bộ
Biện pháp tu từ cú pháp là "những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu
trong một ngữ cảnh rộng(trong chỉnh thể trên câu, trong đoạn văn và trong
văn bản trọn vẹn) nhằm đem lại ý nghĩa biểu cảm và cảm xúc cho những
mảnh đoạn của lời nói do chúng cấu tạo nên" [39, tr.183].
Căn cứ vào tính chất của các mối quan hệ giữa các kiểu câu, vào các
phương thức chuyển đổi ý nghĩa của các kiểu câu và vào tính chất của mối
liên hệ giữa các thành tố của những kiểu câu này, biện pháp tu từ cú pháp
được chia thành ba nhóm :
Nhóm 1: các biện pháp tu từ dựa trên những tác động qua lại về hình
thái và nghĩa giữa một số kiến trúc cú pháp hoặc một số câu trong một số ngữ
cảnh nhất định. Đó là các biện pháp tu từ: sóng đôi, đảo đối, lặp đầu, lặp cuối.
Nhóm 2: các biện pháp tu từ dựa trên sự chuyển đổi ý nghĩa của cấu trúc
cú pháp hoặc của kiểu câu trong một ngữ cảnh nhất định. Đó là các biện pháp tu
từ làm nên sự chuyển dịch ngữ nghĩa trong những câu có cấu trúc bề mặt là: cấu
trúc nghi vấn, cấu trúc cảm thán, cấu trúc khẳng định, cấu trúc phủ định.
Nhóm 3: các biện pháp tu từ dựa trên sự chuyển đổi ý nghĩa của phương
thức liên hệ ngữ pháp, giữa các thành tố của các câu hoặc giữa các câu. Đó là các
biện pháp tu từ: tách biệt, dùng đẳng lập thay cho chính phụ và ngược lại.
Các biện pháp tu từ về mặt cú pháp thường tập trung vào ba dụng ý sau đây:
- Người nói muốn nhấn mạnh ý nghĩa một thông báo;
- Người nói muốn nhấn mạnh một phần trong thông báo;
- Người nói muốn thể hiện các tình thái khác nhau.
96
Người Việt sử dụng rất nhiều dụng ý trong các sáng tác nghệ thuật của
mình. Khi nghiên cứu biện pháp tu từ cú pháp trong ca dao Nam Bộ, chúng tôi
chọn nhóm 1 để khảo sát nhằm thấy rõ hơn cái hay, cái đặc sắc của một nét
nghệ thuật rất riêng trong các loại hình nghệ thuật của vùng đất phương Nam.
3.2.2.1. Sóng đôi
"Sóng đôi là biện pháp tu từ cú pháp dựa trên sự cấu tạo giống nhau
giữa hai hay nhiều câu hoặc hai hay nhiều bộ phận của câu.
Sóng đôi có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ hoặc là bộ phận" [39, tr.184].
Sóng đôi còn được gọi là phép điệp cú pháp, được dùng khi người nói
muốn nhấn mạnh ý nghĩa một thông báo và để triển khai theo hướng đối lập
hay bổ sung thì thường dùng biện pháp này.
Trong ca dao Nam Bộ, sóng đôi được thể hiện qua mối quan hệ về nghĩa
giữa các từ với nhau vừa tránh sự trùng lặp vừa tạo nên sự đa dạng trong cách
biểu hiện. Việc xuất hiện của cấu trúc sóng đôi trong ca dao cũng góp phần làm
cho câu thơ vừa có sự nhịp nhàng, cân đối tạo nên sự liên kết bền vững trong các
bài ca dao vừa mang giá trị khái quát và tạo nên giá trị thẩm mĩ nhất định.
Căn cứ vào sự đổ đầy từ vựng của các yếu tố trong cấu trúc song hành,
sóng đôi có thể diễn đạt sự đối chiếu hoặc sự đối lập.
Phải gặp ông tơ hỏi sơ cho biết
Phải gặp bà nguyệt gạn thiệt cho rành
Vì đâu hoa nọ lìa nhành
Nợ duyên sao sớm dứt, chẳng đành dạ em?
Ông tơ, bà nguyệt là một hình tượng độc đáo trong tín ngưỡng của
người bình dân. Hình tượng ấy đã đi vào đời sống tâm hồn của người dân Việt
vừa trở nên gần gũi thân thiết qua những vần ca dao nói về tình duyên.
Có khi sóng đôi được thể hiện thành hai vế trong một dòng thơ:
Non cao vòi vọi, biển lớn mênh mông
Thương thay cho phận quần hồng
Vì duyên vì nợ nặng lòng tương tư.
97
Hai hình ảnh: non cao vòi vọi, biển lớn mênh mông luôn đi cùng, sóng
đôi không thể tách rời, thể hiện sự vô cùng vô tận của trời đất. Tình cảm của
đôi lứa cũng mênh mông, vô bờ, vô bến được thể hiện qua hai chữ nợ duyên -
phải nợ, phải duyên mới nên cầm sắt. Tác giả dân gian rất tinh tế khi dùng cấu
trúc sóng đôi để thể hiện mối lương duyên do trời đất xếp đặt.Với cấu trúc sóng
đôi, bài ca dao trở nên sâu sắc, nhẹ nhàng, mang nhiều ý vị, đậm đà cảm xúc.
Phép sóng đôi cũng thường được sử dụng để biểu đạt sự đối lập, chẳng hạn:
Nước chảy xuôi, làn sóng ngược
Sông đầy không được, dồn xuống biển Ba Tri
Em ơi đừng sợ chuyện đó làm chi
Anh đây chưa vợ, nhu mì nết na.
Thưở ban đầu của tình yêu, chúng ta gặp khó khăn trong việc bày tỏ nỗi
lòng với người mình yêu. Khi đã thương nhau thì có gặp gian khổ chúng ta cũng
quyết tâm vượt qua. Hai câu ca dao đã lột tả được sự quyết tâm rất dễ thương đó:
Nước chảy xuôi, làn sóng ngược/ Sông đầy không được, dồn xuống biển Ba Tri.
Trong ca dao Nam Bộ những hình ảnh: nước, làn sóng để nói lên tình cảm chân
thật, sâu đậm của người dân vùng đồng bằng sông nước mênh mông.
Tìm hiểu ca dao Nam Bộ, chúng tôi phát hiện thêm một nét độc đáo
nữa trong cấu trúc sóng đôi, ví dụ :
Anh mất cây hộp quẹt, bực đà quá bực
Dang tay đấm ngực, căm đà quá căm
Đũa so le đôi chiếc khó cầm
Liệu sao em liệu, thương thầm khó thương.
Hay :
Bậu nói với qua bậu không bẻ lựu hái đào
Lựu đâu bậu bọc, đào nào cầm tay.
Ở hai bài ca dao trên đây, chúng tôi nhận thấy cấu trúc sóng đôi có thể là giữa
từ địa phương với từ toàn dân: bực, căm, liệu, thương hoặc sóng đôi từ địa phương
với nhau: bậu, qua. Chỉ có cấu trúc sóng đôi mới có thể lột tả được hết ý niệm, tâm tư,
suy nghĩ mà tác giả dân gian muốn thể hiện trong những tình huống cụ thể.
98
Phổ biến nhất trong ca dao Nam Bộ ở loại hình này là dùng từ địa
phương đồng nghĩa với từ toàn dân, ví dụ như :
Bánh canh cọng vắn, cọng dài
Bánh tầm xe cọng dài, cọng vắn.
Hoặc như:
- Tới đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu phải sợ, cá vùng phải kinh.
- Cá lưỡi trâu sầu ai méo miệng
Cá trèn bầu nhiều chuyện trớt môi.
Trong ca dao Nam Bộ, các tác giả dân gian đã sử dụng những cặp biểu
tượng có từ địa phương nhằm thể hiện nét đặc trưng riêng biệt trong việc sử
dụng các hình ảnh quen thuộc trong đời sống. Có lúc, xuất hiện một chuỗi
hình ảnh, xếp thành từng cặp sóng đôi để nói về tình cảm của con người trong
quan hệ tình yêu đôi lứa hay quan hệ gia đình:
Anh thương em
Thương lún thương lụn
Thương lột da cóc
Thương tróc da đầu
Ngủ quên thời nhớ
Thức dậy thời thương
Giục ngựa bươn cương
Trên đường hoạn lộ
Trời hỡi trời ! Sao nỡ xa nhau ?
Tóm lại, sóng đôi cú pháp bao gồm cấu trúc và biểu tượng sóng đôi trong
các sáng tác ca dao luôn có khả năng tạo nghĩa, kết hợp đa dạng, uyển chuyển và
đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện nội dung, đồng thời có thể đáp
ứng trọn vẹn nhu cầu biểu đạt tâm tư, tình cảm, của người dân Nam Bộ.
99
3.2.2.2. Biện pháp lặp
a) Khái niệm
Phép lặp (phép điệp) là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích
nhấn mạnh ý , mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm
trong lòng người đọc, người nghe [37, tr.93].
Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc và
Nguyễn Thái Hòa định nghĩa: "Điệp ngữ là biện pháp lặp một hay nhiều lần
những từ, ngữ v.v nhằm mục đích mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc
gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe" [39, tr.209].
Phép lặp trong câu có tác dụng kích thích tâm lí của người tiếp nhận:
một yếu tố nào đó xuất hiện nhiều lần sẽ khiến người ta chú ý, gây ấn tượng
mạnh hoặc gợi xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe. Về phía người viết,
phép điệp có tác dụng tô đậm, khắc sâu một ấn tượng, một cảm xúc, một nhận
xét, và trong nhiều trường hợp, nó tạo nên một nét nhấn trong âm điệu lời văn.
b) Phân loại
Có nhiều cách phân chia phép lặp:
- Theo các yếu tố: lặp từ, lặp ngữ, đoạn câu
- Theo vị trí: lặp đầu cuối câu, giữa câu, cách quãng, lặp liên tiếp, lặp
vòng tròn.
- Theo tính chất: lặp đơn giản và lặp phức hợp.
c) Phép lặp trong ca dao Nam Bộ
Người dân Nam Bộ sử dụng phép lặp với tần số khá cao và đặc biệt
phong phú về hình thức. Có khi phép lặp lại một từ, một ngữ nào đó trong
một câu, một bài ca dao.Theo khảo sát của chúng tôi, trong cuốn Ca dao Nam
Bộ [18], có 387/2816 bài ca dao sử dụng phép lặp, chiếm tỉ lệ 13,4%.
100
Bảng 3.3. Thống kê biện pháp lặp trong một số bài ca dao Nam Bộ
TT
BÀI CA DAO/
TRANG
TỔNG SỐ
CÂU
SỐ CÂU
DÙNG BIỆN
PHÁP LẶP
CÂU CA DAO
DÙNG BIỆN PHÁP LẶP
1 Bài 49/134 2 2 Chiều chiều ra đứng gốc cây,
Trông trời trời quạnh, trông mây mây
buồn.
2 Bài 156/154 2 2 A đem con sáo sang sông,
Để cho con sáo sổ lồng sáo bay.
3 Bài 194/160 2 2 Anh đi em một ngó chừng,
Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng
cao.
4 Bài 196/161 4 2 Bởi anh thua bạc nên nghèo, nợ treo,
Nợ treo mặc kệ nợ treo.
5 Bài 228/165 17 4 Cần câu nhơn,
Cần câu ngãi.
Cần câu phải,
Cần câu khôn.
6 Bài 267/171 9 3 Thương lún, thương lụn,
Thương lột da óc,
Thương tróc da đầu.
7 Bài 405/189 2 2 Biển đông sóng dợn ba đào,
Ngãi nhơn khác thể sóng trào biển
đông.
8 Bài 406/190 6 4 Chữ gì chôn dưới đất,
Chữ gì cất trên thang,
Chữ gì mang không nổi,
Chữ gì thổi không bay,
9 Bài 419/191 4 2 Bồn xa bông, bồn khô bông héo,
Lựu xa đào, lựu ngả đào nghiêng
10 Bài 453/195 2 2 Bước lên cầu, cầu oằn, cầu oại,
Bước xuống tàu, tàu chạy, tàu nghiêng
11 Bài 475/198 4 2 Thấy bông vừa nở cắm đầu bướm
châm,
Bướm châm mà bướm lại lầm.
12 Bài 532/266 2 1 Oán căn, oán nợ, xin đừng oán em.
13 Bài 552/209 2 2 Cây khô chết đứng rừng xanh,
Em đây chết đứng vì anh phân trần.
14 Bài 566/211 4 3 Bớ người nhân nghĩa có buồn hát
chơi,
Hát chơi cũng chịu hát chơi,
Có chồng mà lại hát chơi nỗi gì.
15 Bài 581/213 14 2 Chỉ điều bốn mối xe lơi,
Chỉ điều bốn mối xe săn,
16 Bài 616/218 2 1 Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
101
17 Bài 663/224 5 2 Bấy lâu con cá nọ ở đìa,
Bây giờ con cá nọ đã lìa ao sâu,
18 Bài 747/237 4 4 Con cò núp bụi lúa xanh,
Chờ con cá đến như anh chờ nàng,
Con cò núp bụi lúa vàng,
Chờ con cá đến như nàng chờ anh.
19 Bài 828/247 4 1 Để em thương, em nhớ, em chờ, em
đợi, nước mắt sa vắn dài.
20 Bài 920/260 4 4 Đêm qua gió bấc mưa dầm,
Đèn lầm với bóng, bóng lầm với ai?
Đêm qua gió bấc mưa dầm,
Đèn lầm với bóng, bóng lầm với anh.
21 Bài 1040/276 2 1 Em khuyên anh đừng lại lại qua qua,
22 Bài 1181/294 2 2 Hai tay xách nước tưới trầu,
Trầu bao nhiêu lá dạ sầu bấy nhiêu.
23 Bài 1196/296 4 2 Họa hổ, họa bì, nan họa cốt,
Tri nhơn, tri diện, bất tri tâm.
24 Bài 1255/304 2 1 Không xong đã biết không xong,
25 Bài 1279/307 2 2 Làm thơ trái ấu,gởi thấu cho mưa,
Mưa đưa cho gió, gió đưa cho chàng.
26 Bài 1904/387 4 4 Thương cha thương mẹ có khi,
Thương em lúc đứng, lúc đi, lúc ngồi.
Thương cha thương mẹ có hồi,
Thương em lúc đứng, lúc ngồi cũng
thương.
27 Bài 1938/391 2 2 Tiếc tiền mua cá, cá ươn,
Mua rau, rau héo, mua nường, nường
hư.
28 Bài 1998/399 2 1 Khi thương thương vội, khi lìa lìa xa.
29 Bài 2031/403 2 2 Trăng trăng, nước nước, trời trời,
Người thương chẳng thấy, thấy trời
nước trăng.
30 Bài 2032/403 2 2 Trăng tròn thì mặc trăng tròn,
Bậu xinh mặc bậu, bậu xằng anh chê.
31 Bài 2064/407 2 2 Trời mưa ướt bãi ướt bờ,
Ướt cây ướt lá ai ngờ ướt em.
32 Bài 2071/408 2 2 Trông anh trông đứng trông ngồi,
Trông từ canh một trông hồi canh
năm.
33 Bài 2077/409 2 2 Trồng hường bẻ lá che hường,
Hường bao nhiêu lá thương nàng bấy
nhiêu.
34 Bài 2107/412 2 1 U u minh minh thực phỉ chi tình,
35 Bài 2136/416 4 3 Muốn đi nói vợ sợ nhiều miệng ăn.
Nhiều miệng ăn rằng anh không sợ.
Sợ duyên nợ không tròn gieo khổ cho
102
nhau.
36 Bài 2180/423 4 2 Bắt em sàng gạo cho mòn móng tay,
Móng tay móng vắn, móng dài.
37 Bài 2182/423 2 2 Anh đừng thấy đó bỏ đăng,
Thấy lê quên lựu, thấy trăng quên đèn.
38 Bài 2263/434 2 1 Dây bìm bìm lá cũng bìm bìm,
39 Bài 2278/436 4 4 Đêm nằm gối gấm không êm,
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.
Tay em tay trắng tay tròn,
Không cho anh gối sợ mòn tay em.
40 Bài 2281/437 2 1 Đi đâu gánh gánh gồng gồng
41 Bài 2298/439 2 2 Hai tay cầm bốn trái dưa,
Trái ăn, trái để, trái đưa cho chàng.
42 Bài 2380/450 3 3 Tay tôi lần theo đám cỏ bấc,
Tay tôi cắt mấy cọng bàng,
Cực khổ tôi tôi chịu, để cho chàng
phong lưu.
43 Bài 2566/474 4 3 Áo trắng không vắn không dài,
Sao anh không mặc, mặc hoài áo
đen?
Áo trắng xếp cất, áo đen đi làm.
44 Bài 2567/474 2 2 Ba cô đi cúng chùa ngoài,
Cúng cam, cúng quýt, cúng xoài cà
lăm.
45 B ài 2568/475 2 2 Ba năm hạc đáo về đình,
Không cho hạc đậu tức mình hạc bay
46 Bài 2580/476 2 2 Bông liên, bông lý, bông lài,
Phù dung, vạn thọ, nở ngày bông
trang.
47 Bài 2597/478 2 2 Chanh chua thì khế cũng chua,
Chanh bán có mùa, khế bán tư niên.
48 Bài 2907/479 2 2 Chiều chiều bắt nhái cắm câu,
Nhái kêu cái ẹo,thảm sầu nhái ơi.
Trong ca dao Nam Bộ, chúng ta thường gặp các kiểu lặp sau đây:
- Lặp đầu câu bằng các từ, ngữ, cụm từ. Lặp đầu là biện pháp tu từ cốt
ở việc lặp lại một vài yếu tố ở đầu câu trong một số câu tiếp theo. Số bài sử
dụng hình thức lặp đầu là 87/387 bài, chiếm tỉ lệ 22,4%. Ví dụ:
103
- Anh đi thuyền gạo Gò Công,
Anh về Bao Ngược bị giông rách buồm,
Rách buồm nước chảy có cuồn,
Anh đi về đó dựng buồm chạy luôn
- Thấy dừa thì nhớ Bến Tre,
Thấy bông lúa đẹp thương về Hậu Giang.
- Cần câu nhơn,
Cần câu ngãi,
Cần câu phải,
Cần câu khôn.
Ân ai các đảng cô hồn,
Đuổi con cá nọ chạy dồn ăn câu
Lặp đầu "Anh đi", "Thấy", "Cần câu", được sử dụng trong các bài ca
trên nhằm nhấn mạnh đối tượng được đề cập cũng như thái độ, nỗi niềm của
chủ thể trữ tình trước đối tượng đó.
- Lặp cuối là biện pháp tu từ cốt ở việc lặp lại một vài yếu tố ở cuối câu
trong một số câu tiếp theo. Trong cuốn Ca dao Nam Bộ, lặp cuối có số lượng
là 11/387 bài, chiếm tỉ lệ 2,8%.Ví dụ:
- Anh đi ghe rổi chín chèo,
Bởi anh thua bạc nên nghèo, nợ treo.
Nợ treo mặc kệ nợ treo,
Em bán bánh bèo trả nợ nuôi anh.
- Anh đến đây đàng cũng xa đàng,
Hai bên lạ hết, có mình nàng anh quen.
Anh muốn quen, lên xuống thời quen,
Muốn gần qua lại đôi phen thời gần.
Ở bài ca dao trên, dù biết nhân vật anh nghèo, đang mắc nợ “nợ treo”
nhưng em thuyết phục anh hãy chấp nhận em, em sẽ cố gắng bán buôn để
kiếm tiền trả nợ thay anh. Ở bài ca dao dưới, từ “quen” ở câu trước chỉ sự để
104
ý của chàng trai, lặp lại từ “quen” ở câu sau nhằm nhấn mạnh mức độ gần gũi
thân mặt theo chiều hướng tình cảm tốt đẹp hơn trước.
Ngoài ra có những trường hợp từ ngữ ở đầu câu, đầu bài được lặp lại ở
cuối câu, hay cuối bài ca dao. Trường hợp lặp này có 9/387 bài, chiếm 2,3%:
- Choàng tay qua cổ, nước mắt đổ ướt mình,
Anh thương, em chẳng nghĩ tình anh thương
- Ăn sao cho được mà mời,
Thương sao cho được vợ người mà thương.
- Biển đông sóng dợn ba đào,
Ngãi nhơn khác thể sóng trào biển đông.
- Lặp cách quãng: là dạng lặp trong đó những từ ngữ được lặp lại đứng
cách xa nhau. Theo khảo sát của chúng tôi, đây là hình thức lặp phổ biến nhất
trong quyển Ca dao dân ca Nam Bộ, với số lượng 241/387 bài, chiếm tỉ lệ 62,3%.
- Bánh canh cọng vắn, cọng dài,
Bánh tầm xe cọng dài, cọng vắn.
- Hỏi cô gánh nước đường xa,
Còn bao gánh nữa để qua gánh dùm.
- Đến đây anh mở miệng ngỡ ngàng,
Lạ người, lạ mặt, lạ làng khó phân.
Ở các bài ca dao trên, hình thức lặp đứng xa nhau từ “gánh” ở câu trước diễn
tả cô gái đang làm công việc nặng nhọc là gánh nước về nhà để dùng. Từ “gánh” lặp
lại lần 2 ở giữa câu sau, người con trai hỏi số lượng gánh nước còn lại mà cô gái phải
làm. Từ “gánh” lặp lại lần thứ 3 ở cuối câu sau, chàng trai muốn chia sẻ với cô gái
công việc nặng nhọc là gánh nước. Thật là một anh chàng rất "ga lăng".
- Lặp liên tiếp: là dạng lặp trong đó những từ ngữ được lặp lại trực tiếp
đứng bên nhau nhằm tạo nên ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiến. Dạng
lặp này chỉ có 26/387 bài, chiếm 6,8%.Ví dụ:
105
- Em khuyên anh đừng lại lại qua qua,
Mẹ cha biết đặng, đánh la tụi mình.
- Không ai hôm sớm bạn cùng,
Nương mai mai ngã, dựa tùng tùng xiêu.
- Muốn người ta, người ta không muốn,
Xách cây dù đi xuống, đi lên.
-Tiếc tiền mua cá, cá ươn,
Mua rau, rau héo, mua nường, nường hư.
Việc lặp lại từ “người ta” phía trước là ý chàng trai thương thầm cô gái
ấy, nhưng “người ta” lặp lại kề bên là cô gái ấy không thích chàng trai. Do vậy,
trai phải nhiều lần nhọc công “đi xuống, đi lên” để tạo ấn tượng cho cô gái ấy,
hy vọng rằng, sự kiên trì của mình sẽ làm cho cô gái đổi ý trong tương lai. Bài ca
dao kế tiếp, diễn tả sự thất vọng, đau khổ của nhân vật anh trữ tình - anh ấy bỏ
tiền ra để mua cá, mua rau về ăn nhưng thất vọng vì bị lừa mua nhằm cá thì ươn,
rau thì héo những thức ăn không tươi nên anh ấy tiếc tiền. Sự tiếc nuối, thất
vọng ấy ngày càng tăng lên khi cuối bài anh ấy lại thất vọng não nề khi bỏ tiền ra
để cưới vợ hiền về chăm lo cho gia đình, nhưng kết quả là cưới nhằm một người
vợ không ra gì.
- Lặp vòng tròn: là một dạng lặp có tác dụng tu từ lớn. Chữ cuối câu
trước được láy lại thành chữ đầu câu sau và cứ thế, làm cho câu văn, câu thơ
liền nhau như đợt sóng. Người ta thường dùng nó trong thơ trữ tình để diễn tả
một cảm giác triền miên. Có 13/387 bài sử dụng cách lặp vòng tròn, chiếm tỉ
lệ 3,4%. Ví dụ:
- Đường xa thì thiệt là xa,
Mượn mình làm mối cho ta một nàng.
Một nàng ở đất Mỹ An,
Một nàng vừa đẹp vừa sang như mình.
- Ví dầu nhà dột cột xiêu,
Muốn đi nói vợ sợ nhiều miệng ăn.
Nhiều miệng ăn rằng anh không sợ.
Sợ duyên nợ không tròn gieo khổ cho nhau.
106
Ở bài ca dao đầu, từ “một nàng” ở cuối câu là nhân vật anh nhờ nhân
vật em - nhân vật là “mình” làm mai cho anh một người con gái khác. Nhưng
“một nàng” lặp lại ở đầu câu sau phải ở đất Mỹ An, phải đẹp, phải sang như
bà mối - nhân vật đang trò chuyện cùng anh. Anh chàng này tỏ tình rất khéo
léo, nhờ người ta làm mai cho mình một người con gái phải hội đủ những
ngoại hình, tính cách như “bà mai” đang đứng trước mặt mình. Nếu “bà
mai” không giúp được anh tìm cô gái giống như anh yêu cầu thì “bà mai”
phải nhận lời lấy anh. Có chút tinh quái trong sự tính toán của chàng trai.
Tóm lại, phép lặp được sử dụng trong ca dao dân ca rất đa dạng và
phong phú, phép lặp giúp ca dao có khả năng tạo hình, mô phỏng âm thanh,
diễn tả nhiều sắc thái khác nhau của tình cảm người dân Nam Bộ: vui mừng,
cảm động, thiết tha, trìu mến, đau thương, thâm trầm, mỉa mai, hài hước.
3.2.2.3. Câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ "là câu hỏi mà về thực chất là câu khẳng định hoặc phủ
định có cảm xúc. Nó có dạng không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ nhằm tăng
cường tính diễn cảm của phát ngôn" [39, tr.194].
Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi được dùng nhiều trong văn học - nghệ
thuật. Câu hỏi tu từ không nhằm mục đích tìm hiểu, làm rõ vấn đề, không cần
câu trả lời, mà nhằm mục đích khẳng định lại, nhấn mạnh hơn nội dung mà
tác giả muốn gửi gắm. Về chủ thể, người nêu câu hỏi có thể xác định được,
nhưng không xác định rõ ràng người được hỏi là ai.
Trong ca dao Nam Bộ, câu hỏi tu từ được sử dụng với số lượng đáng kể.
Xin quan sát bảng thống kê sau đây:
107
Bảng 3.4. Thống kê câu hỏi tu từ trong một số bài ca dao Nam Bộ
TT
BÀI CA DAO/
TRANG
TỔNG SỐ
CÂU
SỐ CÂU
HỎI TU TỪ
CÂU CA DAO
DÙNG CÂU HỎI TU TỪ
1 Bài 21/130 5 1 Anh đây nói thiệt sao em còn so đo?
2 Bài 27/ 131 6 1 Làm trai Thanh Phú cưới nàng được
chăng?
3 Bài 44/ 134 2 2 Cầu nào cao bằng cầu Cái Cối,
Gái nào giỏi bằng gái Bến Tre
4 Bài 105/ 144 3 1 Bánh phồng, bánh tráng đất này đâu
ngon?
5 Bài 134/ 150 18 3 Kinh nào chạy thẳng nối liền hai nơi?
Đèn nào cao nhất tiếng đời đều nghe?
Hồ nào với biển cặp kè bên nhau?
6 Bài 154/154 2 1 Ai che con mắt bậu đi?
7 Bài 162/155 8 1 Anh đây đối đặng má hồng tính sao?
8 Bài 166/156 2 1 Ăn cơm không đũa, ăn trầu không vôi?
9 Bài 217/163 4 2 Phụ mẫu ở nhà mạnh giỏi hay không?
Em xin hỏi lại: phụ mẫu của bạn lang
như thế nào?
10 Bài 250/168 2 1 Em bước vô nhà thấy ai nằm đó?
11 Bài 274/172 3 1 Biết chừng nào anh cưới đưoợc em?
12 Bài 295/175 2 1 Anh xót ngọc tiếc hương sao ngoài sương
không che đậy?
13 Bài 304/176 2 1 Ai đơm cho bậu hay là bậu đơm?
14 Bài 375/185 2 1 Để coi cây quế ngả tàn về đâu?
15 Bài 385/186 2 1 Tình xưa nghĩa cũ, nhớ chút nào hay
không?
16 Bài 390/187 3 1 Phụ mẫu hay đặng, không lẽ đánh mình,
giết em?
17 Bài 395/188 2 1 Hai đứa mình kết vợ chồng nghen?
18 Bài 408/190 2 1 Lòng em thương ai biết, dạ em chờ ai
hay?
19 Bài 441/194 2 2 Buổi chợ đông em em chẳng bán hàng,
Để tan buổi chợ dạo làng bán chuyên?
20 Bài 460/196 2 1 Tại sao rơi lụy ướt đầm gối hoa?
21 Bài 495/201 2 1 Chuyện khôn, chuyện dại ai bày cho em?
22 Bài 508/203 6 2 Canh chua lét sao rằng canh ngọt?
Cá không chân sao gọi cá leo?
23 Bài 527/206 4 1 Hay là em có tư tình với ai?
108
Bài 539/207 6 2 Con cá chi dưới biiển không xương?
Trai nam nhi đối đặng, thiếp lường tính
sao?
24 Bài 524/219 8 2 Người nào là vợ Vân Tiên?
Người nào người ngỡi tôi đâu?
25 Bài 654/223 5 1 Cơm ăn chẳng đặng, bạn vàng biết
chăng?
26 Bài 666/225 4 1 Hay là em có nơi nào phụ anh?
27 Bài 675/226 4 1 Ai biểu anh chờ, anh kể công ơn?
28 Bài 682/227 2 1 Chuối ở một mình sao chuối có con?
29 Bài 692/228 2 1 Đêm nằm nghĩ lại coi ai bạc tình?
30 Bài 712/230 2 1 Qua về xứ sở, hỏi bậu vấn vương nơi
nào?
31 Bài 723/232 6 1 Đây anh đã đối được, vậy nàng đã ưng
chưa?
32 Bài 731/233 5 1 Kết duyên rồi lại bạc tình sao nên?
33 Bài
1885/385
2 2 Thông thổ mồ tổ anh ở đâu?
Anh tới đây, anh bủa lưới giăng câu một
mình?
34 Bài
1944/392
4 1 Lại đây em hỏi khăn lông mấy đường?
35 Bài
1951/393
7 1 Hỏi thăm duyên nợ đổi dời về đâu?
36 Bài
1968/396
2 1 Chồng em còn thuốc, theo anh làm gì?
37 Bài
1995/399
4 1 Xuân thu anh đáng mấy, hường nhan anh
thế nào?
38 Bài
2024/402
11 4 Trăm thứ dầu, dầu gì không thắp?
Trăm thứ bắp, bắp gì không rang?
Trăm thứ than, than gì không quạt?
Trăm thứ bạc, bạc gì không mua?
39 Bài
2045/405
4 1 Thiếu gì loan phụng sao anh tìm quạ
khoang?
40 Bài
2095/411
2 1 Còn chút xíu nữa tại sao không thành?
41 Bài
2114/413
2 1 Mình xa tôi nhớ, sao tôi xa mình, mình
quên?
42 Bài
2161/420
2 1 Hỏi thăm lê, lựu, mãng cầu chín chưa?
109
43 Bài
2170/421
3 1 Miệng thời nói vậy, nào hay tấc lòng?
44 Bài
2184/423
4 1 Để coi vợ ruột phụng thờ ra sao?
45 Bài
2208/426
5 1 Muốn vô chắp nối, em có bằng lòng hay
không?
46 Bài
2216/427
4 1 Cái nghĩ tao khang sao chàng vội đứt?
47 Bài
2285/437
2 1 Về làm dâu, cha mẹ chồng dằn mâm đập
chén, anh có đau lòng không?
48 Bài
2341/444
2 1 Vợ xa chồng biết tính kế nào đây?
49 Bài
2371/448
2 1 Vợ chồng xa cách hỏi ai không buồn?
50 Bài
2377/449
11 1 Ối Mười ơi! Sao em để vậy còn gì áo
anh?
51 Bài
2388/451
4 1 Chỉ con vùa rưỡi hỏi mình tính sao?
52 Bài
2411/454
2 1 Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn?
Theo sự khảo sát của chúng tôi, trong ca dao Nam Bộ, hình thức câu
hỏi tu từ cú pháp thường hay đi kèm với lối nói có chút phô trương, cường
điệu, có chút phóng đại, khoa ngôn nhưng chỉ có hình thức kết hợp này thì
tính đề cao nội dung biểu đạt mới được phát huy tối đa tác dụng. Ví dụ :
- Cầu nào cao bằng cầu Cái Cối ?
Gái nào giỏi bằng gái Bến Tre ?
- Đèn nào cao bằng đèn Thủ Ngữ ?
Gió nào dữ bằng gió Đồng Nai ?
Trai nào khôn bằng trai Cao Lãnh ?
Gái nào bảnh bằng gái Ba Tri ?
Nhưng ít ai nghĩ, từ cách nói ấy mà tác giả dân gian đã có một sự liên
tưởng hết sức bất ngờ. Cái cao, cái đẹp, cái giỏi, cái khôn, cái bảnh ít nhiều
đều lộ ra bên ngoài và dễ nhận thấy; mà nhận thấy được thì mới đáng được đề
110
cao - là một niềm tự hào vô biên. Sự sáng tạo của tác giả dân gian thật giản dị,
thô sơ, mộc mạc mà vô cùng thâm thúy.
Người Nam Bộ đôi khi dùng lối nói quanh co, không đi ngay vào đề tài
chính, chủ yếu là để tranh thủ thời gian tìm ý nhằm diễn tả điều muốn bày tỏ:
Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Đất nào dốc bằng đất Nam Vang
Một tiếng anh than hai hàng lụy nhỏ
Em có chút mẹ già biết bỏ ai nuôi ?
Cô gái trong bài ca dao muốn từ chối lời tỏ tình của chàng trai nên cô
không nói thẳng vào vấn đề, mà xa xôi bóng gió, là cái cớ nêu ra để từ chối
nhưng khi đã vào đề, cô lại nói rất thẳng thắn, sở dĩ cô từ chối lời tỏ tình của
chàng trai vì còn phải lo phụng dưỡng mẹ già. Lời từ chối nhẹ nhàng này đã
được câu hỏi tu từ cú pháp diễn đạt rất thi vị, đạt được ý nguyện mà cô gái
muốn gửi gắm.
Nam Bộ là một vùng sông nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt, cho
nên từ lâu hình ảnh chiếc ghe, con đò, dòng sông, chiếc cầu... là hình ảnh hết sức
quen thuộc với người dân nơi đây. Ngay từ thuở lọt lòng, họ đã được tắm gội
bằng dòng nước trong xanh. Khi lớn lên, họ lại đi trên những chiếc cầu tre nối
nhịp đôi bờ; những khi buông câu, thả lưới, lúc chở hàng ra chợ bán... họ đều
gắn chặt cuộc đời mình với dòng nước mênh mông. Vì vậy, trong những câu ca
dao, ít nhiều hình ảnh dòng sông, chiếc ghe, con đò cũng hiện hữu trong đó.
Ghe ai đỏ mũi xanh lườn,
Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em ?
Từ phải là một từ để hỏi nhưng ở đây là dạng hỏi tu từ. Không cần người
đáp, hỏi để rào trước đón sau mà thôi. Có phải thì hãy đến nơi hẹn, hãy thẳng nơi
mà đến còn không phải thì chỉ việc đi ngang qua. Trong bài ca dao, người con gái
nhận dạng chiếc ghe của người yêu mình - chiếc ghe của người yêu cô có đặc điểm:
"đỏ mũi, xanh lườn", nên khi thấy chiếc ghe có đặc điểm này thì cô gái mừng thầm,
111
đinh ninh là ghe của người yêu xuống thăm mình. Nhưng cô gái ở đây vẫn cẩn
trọng, không hấp tấp vội vã. Vì cả vùng sông nước này có biết bao chiếc ghe có
cùng đặc điểm đó, không khéo sẽ bị hớ, nên cô gái mới đặt lời ướm hỏi.
Người Nam Bộ thường có thói quen dùng lối nói ví von, mượn các hình
ảnh quen thuộc, gần gũi của đời thường để nêu lên ý mình định nói. Các hình
ảnh quen thuộc được lặp đi lặp lại trong cách nói của họ cho đến khi thành tiềm
thức, để khi có dịp thì tự động bật ra. Người dân Nam Bộ hay dùng câu hỏi tu
từ để ngợi ca cái hay, cái đẹp về con người và vùng đất họ đang sinh sống.
- Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh
Vú sữa nào ngọt bằng vú sữa Cần Thơ ?
- Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Cần Thơ
Làm chi nay đợi mai chờ
Linh đinh Phong Mỹ, dật dờ Hòa An.
Các câu hỏi trong hai bài ca dao trên chỉ yếu để khẳng định cái hay, cái
đẹp của quê hương, xứ sở, đồng thời còn là sự bày tỏ tình yêu tha thiết của tác
giả dân gian với quê hương Nam Bộ bao quanh sông nước, nơi đất lành chim
đậu, quanh năm cây trái tốt tươi.
Câu hỏi tu từ không thực sự là câu hỏi, nó không được hỏi để chờ câu
trả lời, chúng chỉ là lời khẳng định bằng cách hỏi. Tác giả dân gian thường
dùng câu hỏi tu từ như một cách thức bộc lộ niềm tự hào, mến thương với
những gì gắn bó:
Bước xuống cầu, cầu oằn cầu oại
Bước xuống thuyền, thuyền chích thuyền nghiêng
Cả tiếng kêu người nghĩa phong điền
Người nghĩa ơi, duyên đây không kết, còn tìm nơi đâu ?
Ca dao đọng lại trong tâm hồn con người bằng cái tình quê dung dị, hiền
hòa, nhất là tình nghĩa con người sâu nặng: người nghĩa ơi, duyên đây không
112
kết, còn tìm nơi đâu? Câu hỏi được đặt ra không nhất thiết phải có người trả lời
vì làm sao trả lời được câu hỏi thấm đẫm nghĩa tình của xứ sở “muỗi kêu như
sáo thổi, đĩa lềnh tợ bánh canh”. Người dân Nam Bộ đã góp nhặt những tiếng
nói ân tình cho tâm hồn người Việt bằng những hình ảnh quen thuộc mang tính
biểu trưng của vùng sông nước Cửu Long. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có
hình ảnh cây bần, một loại cây rất gần gũi với bà con Nam Bộ.
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu ?
Cây bần là loại cây đặc thù ở vùng đất bồi lắng phù sa. Cây bần còn gọi là
cây thủy liễu, thường mọc ven các kênh rạch hay xen lẫn trong những đám lá
dừa nước. Là loại cây sống trong môi trường bùn nước, bần có rễ phụ mọc nhô
lên khỏi mặt bùn. Bà con Nam Bộ đã dành cho cây bần một tâm tình ưu ái.
Trong các câu ca dao, họ mượn hình ảnh cây bần để thổ lộ tấm lòng của mình
với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ đó tạo nên nhận thức thẩm mỹ khá
mới lạ về loài cây này.
Bài ca dao trên, tác giả bình dân đã mượn trái bần để nói lên số phận
hẩm hiu của người phụ nữ: hình ảnh gió dập sóng dồi cộng thêm câu hỏi tu từ
biết tấp vào đâu ? thật sắc sảo vì cây bần cho trái chín vào mùa nước nổi. Khi
nước tràn về các con sông, kênh, rạch, lung, đìa làm cho trái bần trôi dạt
theo dòng nước mà không biết sẽ về đâu.
Có khi câu hỏi tu từ của ca dao Nam bộ gắn với hình ảnh bèo khá gần
gũi, thân thuộc, từng có mặt trong ca dao của nhiều miền đất nước:
Thân em như thể bèo trôi
Sóng dập gió dồi biết dựa vào đâu ?
Bài ca dao miêu tả thân phận, cuộc đời của người phụ nữ, có số kiếp
hẩm hiu, bạc bẽo. Các câu ca dao này đã thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc đối
với thân phận người phụ nữ. Cuộc đời người phụ nữ xưa kia bị lệ thuộc, ràng
buộc bằng nhiều sợi dây, hữu hình và vô hình, khiến họ không thể vươn lên:
113
Thân em như cá ở trong lờ
Hết phương vùng vẫy, không biết nhờ nơi đâu ?
Dân gian thường dùng những từ ngữ rất mang tính địa phương: lờ hay
từ láy: vùng vẫy. Từ những sự vật, hình ảnh cụ thể, người xưa đã thổi hồn vào
nó, mang đến cho người đọc những ý nghĩa rất sâu sắc, nhân văn, thể hiện
tâm hồn nghĩa tình của người dân Việt.
Ngoài ra, các câu ca dao dạng câu hỏi tu từ thường kết hợp với biện
pháp tu từ so sánh bằng các hình ảnh: cá vô lờ, trái bần... là những hình ảnh
rất quen thuộc với đời sống nông thôn, giúp người đọc dễ nhận biết.
Tình yêu nam nữ là phạm trù mang tính đa dạng, đầy màu sắc và mang
nhiều cung bậc tình cảm khác nhau: buồn vui, thương nhớ, tương tư, hờn
dỗi Trong quá trình khảo sát câu hỏi tu từ trong ca dao Nam Bộ, chúng tôi
nhận thấy cách thức bày tỏ tình cảm giữa nam và nữ trong ca dao cũng được
các tác giả dùng rất nhiều trong các sáng tác của mình. Hay nói cách khác họ
xem đó là hình thức "tỏ tình".
Tóc ngang vai vừa tay em bới
Em để chi dài bối rối dạ anh ?
Cách nói hồn nhiên, thành thật và dễ thương của chàng trai. Anh nói như
van xin, khẩn cầu cô gái hãy búi tóc lên cao đừng để tóc chấm ngang vai khiến
lòng anh khổ não, bối rối nhưng thật ra đó lại là một lời trách rất đáng yêu,
đáng quý, một cách trách khôn khéo, trách để mà khen và để thổ lộ tình yêu, để
giãi bày tâm sự cùng cô gái. Chàng trai xao xuyến làm vì hình dáng của người
con gái có duyên. Quả đúng như Hoài Thanh nhận xét: "Nhiều câu có lối nói
tưởng như không biết gì mà vẫn thấy hayđâu phải là chuyện yêu cầu bối tóc
vì tóc khi đã được bối lên, chắc gì đã khiến anh hết bối rối, bâng khuâng".
Mảnh đất Nam Bộ luôn chứa trong mình những câu ca dao nói về tình
yêu đầy dấu ấn. Con người Nam Bộ vốn dĩ rất mộc mạc, chân thành, hồn
nhiên, giản dị và điều đó thể hiện thật đậm nét trong những vần ca dao của họ.
114
Chính yếu tố bình dị, mộc mạc, dễ hiểu đã làm cho ca dao Nam Bộ có sức
sống mãnh liệt.
Tình yêu trong ca dao Nam Bộ là những tiếng hát thầm kín, chân thành
nhất. Các chàng trai, cô gái khi hát lên những tiếng hát về tình yêu - chính là
những khát vọng, ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, đồng thời nói lên
quan niệm của mình về cái đẹp lí tưởng của con người.
Hỏi mà không có lời đáp và chắc cũng chẳng cần ai trả lời, bởi đó là
cách nói khó, chỉ có câu hỏi tu từ cú pháp mới thể hiện được ý nghĩa của hình
thức nghệ thuật này. Vấn đề là người nghe, cụ thể hơn là đối tượng hướng đến
của giao tiếp có hiểu hay không mà thôi.
Nước không chân sao kêu nước đứng
Con cá không trèo sao nói cá leo ?
Ai mà đối đặng giàu nghèo em cũng ưng.
Nhiều lúc câu hỏi tu từ cú pháp lại được sử dụng để bày tỏ nỗi lòng
chua chát, trách móc của nhân vật trữ tình:
Áo bà ba cái ngắn cái dài
Sao anh không bận, bận hoài chiếc áo bành tô?
Cô gái sử dụng câu hỏi tu từ để trách móc nhẹ nhàng chàng trai, trách
người ấy đã làm việc lẽ ra không nên làm để làm buồn lòng, sầu khổ cho cô.
Câu hỏi tu từ còn có tác dụng thể hiện nỗi niềm xót xa cho thân phận lỡ
duyên của nhân vật trữ tình. Có nhiều người ế muộn vì hoàn cảnh, có người ế
muộn vì quá kén chọn lúc còn trẻ, hãy nghe tâm tư của cô gái lỡ thì, ế chồng.
Buổi chợ đông sao em chẳng bán hàng
Để tan buổi chợ dạo làng bán chuyên ?
Tóm lại, câu hỏi tu từ cú pháp trong ca dao Nam Bộ có tính hình tượng
rất cao vì qua cách hỏi nhằm giải bày tình cảm, có thể thấy được chân dung
cảnh vật hay con người. Ngoài ra, phép tu từ này còn sử dụng các từ ngữ gần
115
gũi với đời sống, dễ hiểu, có tính đa nghĩa và hàm súc, tăng khả năng khơi gợi,
liên tưởng, lời ít mà hàm ý sâu xa.
Câu hỏi tu từ cú pháp mang tính truyền cảm vì nó có khả năng gợi cảm
xúc, tạo nên những hiệu ứng, sự giao cảm của văn bản với người đọc. Tính
truyền cảm được thể hiện trực tiếp bằng ngôn từ, giọng điệu, thể hiện được
nét riêng, cá tính sáng tạo của tác giả dân gian trong các sáng tác của mình.
Tiểu kết chương 3
Toàn bộ chương 3 đã được dành để khảo sát, phân tích cách sử dụng
các biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ. Luận văn đã đi sâu và hai nội dung
cơ bản: một số biện pháp tu từ ngữ nghĩa và một số biện pháp tu từ cú pháp.
Đây là những vấn đề, theo chúng tôi, khá nổi bật trong ca dao Nam Bộ.
Về tu từ ngữ nghĩa, các biện pháp đã được tìm hiểu, lí giải là so sánh,
chơi chữ. Từ mô hình chung của phép so sánh, chúng tôi đánh giá những nét
đặc sắc của cách so sánh trong ca dao Nam Bộ trên ba tiêu chí: hình ảnh so
sánh và cấu trúc so sánh và cách dùng từ so sánh. Lối chơi chữ của người
Nam Bộ trong ca dao cũng có những nét riêng so với ca dao ở các vùng miền
khác. Những điều này được làm rõ qua các số liệu và sự phân tích ngữ liệu.
Về tu từ cú pháp, chúng tôi đi sâu nghiên cứu phép sóng đôi, phép lặp
và câu hỏi tu từ. Ở mỗi biện pháp, luận văn đều đưa ra bảng thống kê để có
cái nhìn định lượng, trên cơ sở đó, cảm nhận và phân tích những giá trị biểu
hiện của chúng.
116
KẾT LUẬN
Qua khảo sát một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam
Bộ, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
1. Ca dao Nam Bộ là một bộ phận hữu cơ trong nền thơ ca dân gian Việt
Nam, là tiếng nói phản ánh tâm tư, tình cảm, đời sống lao động, đấu tranh,
những nhu cầu và khát vọng... của con người nơi mảnh đất "Chín Rồng".
Những nét riêng của ca dao nơi vùng đất này không chỉ ở mặt nội dung, ở hiện
thực cuộc sống và tâm tình con người nó đã tái hiện, mà còn ở phương diện
hình thức, trong đó, có các phương tiện và biện pháp tu từ - tức là cái cách trau
dồi ngôn từ để ca dao Nam Bộ ánh lên những vẻ đẹp riêng của nó.
2. Trước khi đi vào khảo sát cụ thể các phương tiện và biện pháp tu từ
trong ca dao Nam Bộ, chúng tôi đã tập trung giải quyết một số vấn đề có tính
chất khái quát hoặc liên quan đến lí thuyết. Đó là khái niệm ca dao, sự phân
biệt ca dao với các thể tài gần gũi; tình hình nghiên cứu ca dao từ góc độ văn
học và góc độ ngôn ngữ học; vấn đề tu từ nghệ thuật và nghiên cứu tu từ trong
ca dao... Cũng trong chương 1, luận văn đã phác dựng một cách đại lược miền
đất và con người Nam Bộ, giới thiệu tổng quát về ca dao Nam Bộ trong tương
quan với ca dao của các vùng miền khác trên đất nước Việt Nam.
3. Khảo sát một số phương tiện tu từ trong ca dao Nam Bộ là nhiệm vụ
của chương 2. Trên cơ sở khái niệm phương tiện tu từ và việc sử dụng
phương tiện tu từ trong văn bản nghệ thuật, luận văn tập trung đi vào khảo sát
một số phương tiện chủ yếu. Trước hết là lớp từ ngữ thơ ca. Về lượng, lớp từ
ngữ này có tỉ lệ không cao trong vốn từ được dùng, song sự có mặt của chúng
trong ca dao tạo nên nét tương phản hình thức rất đặc biệt: con người Nam Bộ
vốn chân chất mộc mạc, vậy mà trong biểu đạt tình cảm, có khi lại cũng hết
sức thi vị, trữ tình. Bên cạnh lớp từ thi ca, lớp từ Hán-Việt cũng rất đáng chú
ý. Thực ra, lớp từ này có sự "giao thoa" với lớp từ thi ca; nói cách khác, hầu
hết các từ thi ca, xét về nguồn gốc, là từ Hán-Việt. Từ Hán-Việt có thể được
117
dùng tương đương nghĩa với từ thuần Việt, hay cũng có những từ Hán-Việt
không có từ thuần Việt với nghĩa tương đương. Chính sự đa dạng trong sử
dụng đã mang lại cho lớp từ Hán-Việt một giá trị biểu đạt nổi bật trong ca dao
Nam Bộ. Ngoài ra, chúng tôi cũng khảo sát rất kĩ lớp từ nghề nghiệp, lớp từ
địa phương, lớp từ láy. Sự khảo sát, phân tích và đánh giá bao giờ cũng trên
nguyên tắc: từ định lượng đến định tính. Ở mỗi lớp từ, chúng tôi đều lập bảng
thống kê, và mọi sự phân tích đều dựa trên những cứ liệu cụ thể.
Về tu từ ngữ nghĩa, chúng tôi nghiên cứu một số phương tiện nổi bật:
ẩn dụ, nhân hóa, phóng đại. Ẩn dụ được dùng rất phổ biến trong ca dao Nam
Bộ. Đây cũng là nét chung của ca dao. Tìm hiểu ca dao Nam Bộ, chúng tôi
nhận thấy, được dùng nhiều là những hình ảnh: tơ với nguyệt, bướm ong, lựu
đào, trăng sao, loan phụng, rồng mây, cá với nước, cây đa bến đò, chài lưới,
nguyệt hoa, lên ngựa xuống xe, chim oanh ương kết bầy, cá vầy đôi bạn, bắp
non trổ cờ, gió thổi bốn mùa, sóng trào biển dâng, bông thơm bướm đậu, cây
đắng sanh trái ngọtĐây là những hình ảnh hết sức quen thuộc trong đời
sống của con người nơi vùng đất này. Lối nhân hóa, phóng đại của ca dao
Nam Bộ cũng được thực hiện trên nguyên tắc ấy. Do đó, qua các phương tiện
tu từ ngữ nghĩa, ta có thể nhận diện một cách khá dễ dàng những nét riêng của
con người Nam Bộ biểu hiện qua ca dao.
4. Các biện pháp tu từ của ca dao Nam Bộ là nội dung được giải quyết
ở chương 3 của luận văn. Về tu từ ngữ nghĩa, chúng tôi tìm hiểu kĩ hai biện
pháp: so sánh và chơi chữ. So sánh vốn là biện pháp đắc dụng ở thơ ca, ca
dao Nam Bộ cũng không ngoài thông lệ đó. Khảo sát cả bình diện cấu trúc so
sánh và bình diện hình ảnh so sánh, chúng tôi nhận thấy ca dao Nam Bộ có
cách xử lí riêng. Nếu cấu trúc so sánh thường linh hoạt, ít tính khuôn mẫu, thì
hình ảnh so sánh thường là những gì quen gặp trong đời sống con người nơi
đây, kể cả thế giới thiên tạo và thế giới nhân tạo. Vì thế, đọc ca dao Nam Bộ,
gặp những câu có sử dụng so sánh, không thể nhầm lẫn với ca dao của bất cứ
118
miền nào khác. Chơi chữ là biện pháp được sử dụng không nhiều, và đặc biệt,
rất ít tính "bác học" như ca dao Bắc Bộ hoặc ca dao Nghệ Tĩnh. Lối chơi chữ
của con người Nam Bộ trong ca dao thường ít lắt léo, ít tính chất sách vở, hài
hước một cách nhẹ nhàng, không quá thâm trầm, sâu sắc.
Về tu từ cú pháp, chúng tôi đi sâu ba biện pháp: sóng đôi, lặp và câu
hỏi tu từ. Sóng đôi vốn rất đậm tính cổ điển, được văn học viết ưa dùng. Ca
dao Nam Bộ sử dụng sóng đôi, nhưng không quá chặt chẽ về hình thức. Có
khi sóng đôi thể hiện ở từng vế trong một câu, có khi sóng đôi biểu hiện ở
từng cặp câu, do vậy, lời ca vẫn rất phóng túng. Tương tự, phép lặp trong ca
dao Nam Bộ cũng rất biến hóa: lặp từ, lặp cụm từ, lặp hình ảnh, lặp vế câu
hoặc lặp câu. Về vị trí, có lặp đầu, lặp cuối, lặp vòng, mục đích là nhấn mạnh
và gây ấn tượng cho người đọc. Câu hỏi tu từ trong ca dao Nam Bộ cũng
không đơn điệu về hình thức. Có khi câu hỏi ở cuối mỗi bài, có khi hỏi dồn
dập ở các câu. Tùy trường hợp mà ta có thể cảm nhận được trạng thái tình
cảm của chủ thể trữ tình.
Tu từ trong ca dao Nam Bộ là vấn đề khá rộng, những gì chúng tôi đã
trình bày trong luận văn này mới chỉ là kết quả khảo sát bước đầu. Có những
nội dung đã được tìm hiểu, phân tích kĩ lưỡng, nhưng cũng có những vấn đề
đang cần được tiếp tục suy nghĩ. Với những vấn đề đó, hi vọng sau này chúng
tôi sẽ có dịp trở lại, tìm hiểu, nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc hơn.
119
BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Nguyễn Thị Thanh Hằng, Khảo sát những phương tiện tu từ từ ngữ trong
ca dao dân ca Nam Bộ, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Vinh, tập 40, số
2B, 2011, tr.26-34.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đào Duy Anh (2009), Hán Việt từ điển giản yếu, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Văn Ái chủ biên, (1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, Nxb Tp.HCM.
[3]. Lại Nguyên Ân chủ biên, (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên
nghiệp, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Phương Châm (1998), "Sự khác nhau giữa ca dao người Việt
xứ Nghệ và xứ Bắc", Tạp chí Văn hoá dân gian, Hà Nội, (3), tr.9-12.
[6]. Nguyễn Phương Châm (2000), Ngôn ngữ và thể thơ trong ca dao người Việt
ở Nam Bộ, Luận văn thạc sĩ, Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian, Hà Nội,
tr.237.
[7]. Nguyễn Phương Châm (2001), "Từ gốc Hán, điển tích Hán trong ca dao người
Việt ở Nam Bộ", Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, (6), tr.54-57.
[8]. Hà Châu (1996), "Cách so sánh trong ca dao ngày nay", Tạp chí Văn học,
Hà Nội, (9), tr.15-20.
[9]. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và
THCN, Hà Nội.
[10]. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[11]. Mai Ngọc Chừ (1991), "Ngôn ngữ ca dao Việt Nam", Văn học, Hà Nội.
tr.24-28.
[12]. Chu Xuân Diên (1995), Văn hóa dân gian và phương pháp nghiên cứu
liên ngành, Tủ sách Đại học tổng hợp Tp.HCM.
[13]. Trần Phỏng Diều (2000), "Cảm xúc về sông nước qua ca dao, dân ca Nam
Bộ", Vannghesongcuulong.org.vn.
[14]. Nguyễn Định (1999), Ngôn ngữ và thể thơ ca dao Nam Trung Bộ, Luận
văn thạc sĩ, Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian, 102 trang.
[15]. Giang Minh Đoán (1997), Kiên Giang qua ca dao, Nxb Văn nghệ
Tp.HCM.
[16]. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2001), "Thế giới biểu tượng sóng đôi trong ca
dao người Việt", Tạp chí Văn hóa dân gian, Hà Nội, (3).
[17]. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền
thống người Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường đại học Sư phạm Tp.
HCM.
[18]. Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1984),
Ca dao dân ca Nam Bộ, Nxb Tp. HCM.
[19]. Vũ Minh Giang chủ biên, (2008), Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam,
Nxb Thế giới, Hà Nội.
[20]. Nguyễn Thiện Giáp (2005), Từ vựng học tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
[21]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, (1992), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[22]. Nguyễn Văn Hầu (2004), Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ (tập 1 và 2),
Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
[23]. Đỗ Đức Hiểu, Nguyện Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên
(2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới, Hà Nội.
[24]. Nguyễn Thái Hòa (1995), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN,
Hà Nội.
[25]. Nguyễn Thái Hòa (1997), Dẫn luận phong cách học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[26]. Hoàng Văn Hành chủ biên, (1994), Từ điển từ láy tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
[27]. Trần Đức Hùng (2008), Từ địa phương trong ca dao - dân ca Nam Bộ,
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận ngôn ngữ, Đại học Vinh.
[28]. Nguyễn Xuân Kính (1993), Thi pháp ca dao, Nxb KHXH, Hà Nội.
[29]. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên, (1995), Kho tàng ca dao
người Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[30]. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1994), Văn học dân gian Việt Nam (tập 1),
Nxb Đại học và THCN, Hà Nội.
[31]. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1977), Văn học dân gian Việt Nam (tập 2),
Nxb đại học và THCN, Hà Nội.
[32]. Đinh Gia Khánh chủ biên, (1983), Ca dao Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
[33]. Khoa Ngữ văn Trường Đại học Cần Thơ (1997), Văn học dân gian đồng
bằng sông Cửu Long (tập 3), Nxb GD, Tp. HCM.
[34]. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
[35]. Trần Thị Ngọc Lang (2009), “Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ trong ca dao
- dân ca”, Khoa học xã hội, số 10 (134), tr.53-59.
[36]. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1993), Thực hành phong cách học
tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[37]. Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
[38]. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[39]. Đinh Trọng Lạc chủ biên, (2004), Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học tiếng
Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[40]. Nguyễn Thế Lịch (1991), "Từ so sánh đến ẩn dụ", Ngôn ngữ, số 3, Hà Nội.
[41]. Nguyễn Văn Liên (1999), Một số phương tiện tu từ và biện pháp tu từ
trong ca dao tình yêu đôi lứa xứ Nghệ, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý
luận ngôn ngữ.
[42]. Huỳnh Thị Kim Liên (2006), Truyền thống và biến đổi trong ca dao dân
ca Nam Bộ, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, Trường đại học KHXH và NV
Tp.HCM.
[43]. Nguyễn Thị Na (2008), Biểu trưng của hình ảnh sông nước trong ca dao
Nam Bộ, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Đồng Tháp.
[44]. Sơn Nam (1985), Đồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa, Nxb Văn hóa
TP.HCM.
[45]. Trần Văn Nam (2003), “Xu hướng lựa chọn cái biểu đạt trong sự hình
thành các biểu trưng nghệ thuật của ca dao Nam Bộ", Tạp chí Văn hóa
dân gian, Hà Nội, số 1, tr.48-56.
[46]. Trần Văn Nam (2004), Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ, Luận án tiến sĩ
Ngữ văn, chuyên ngành Lý thuyết và lịch sử văn học, Trường đại học
KHXH và NV Tp.HCM.
[47]. Nguyễn Thị Ngọc (2010), Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ
trong ca dao xứ Nghệ và dân ca Nam Trung Bộ, Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Ngôn ngữ học, Đại học Vinh.
[48]. Triều Nguyên (2000), Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
[49]. Triều Nguyên (2001), Bình giảng ca dao, Nxb Thuận Hoá, Huế.
[50]. Triều Nguyên (2003), Tiếp cận ca dao bằng phương thức xâu chuỗi theo
mô hình cấu trúc, Nxb Thuận Hoá, Huế.
[51]. Triều Nguyên (2009), Tiếng cười từ kho tàng ca dao người Việt, Nxb
Thuận Hoá, Huế.
[52]. Bùi Mạnh Nhị (1984), "Một số đặc điểm ngôn ngữ của ca dao dân ca Nam
Bộ", Ngôn ngữ, (1), Hà nội.
[53]. Bùi Mạnh Nhị (1988), Phân tích tác phẩm văn học dân gian, Sở Giáo dục
An Giang.
[54]. Bùi Mạnh Nhị chủ biên, (1999), Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp,
Văn học Việt Nam, Văn học dân gian - Những công trình nghiên cứu, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
[55]. Nguyễn Văn Nở (2000), "Hình ảnh “thân em” trong ca dao trữ tình đồng
bằng sông Cửu Long", Ngôn ngữ và Đời sống, số 10, Hà Nội.
[56]. Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ - Ca dao - Dân ca Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
[57]. Nguyễn Tấn Phát (1984), “Vài nét về nội dung ca dao dân ca Nam Bộ”, Ca
dao dân ca Nam Bộ, Nxb Tp.HCM, Tr.19-57.
[58]. Hoàng Phê chủ biên, (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội -
Trung tâm Từ điển học, Hà Nội
[59]. Thuần Phong (1958), Ca dao - giảng luận, Nxb Á Châu, Sài Gòn.
[60]. Đỗ Văn Tân (1984), Ca dao Đồng Tháp Mười, Sở Văn hóa Thông tin Đồng Tháp.
[61]. Bùi Thị Tâm (1998), Những đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao đồng bằng
sông Cửu Long, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam,
Trường đại học KHXH và NV Tp.HCM.
[62]. Bùi Thị Tâm (2000), Đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao Đồng bằng sông
Cửu Long, Đề tài nghiên cứu cấp Trường, Đại học Cần Thơ.
[63]. Lê Thị Minh Tâm (2010), Từ ngữ và biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn
Ma Văn Kháng, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học, Đại học Vinh.
[64]. Nguyễn Phương Thảo (1997), Văn hóa dân gian Nam Bộ - Những phác thảo,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[65]. Trần Thị Diễm Thúy (1997), Thiên nhiên trong ca dao dân ca trữ tình
Nam Bộ, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường đại
học KHXH và NV Tp.HCM.
[66]. Trần Thị Diễm Thúy (2003), “Người phụ nữ và hình tượng mù u trong câu
ca dao Nam Bộ”, Tạp chí Văn học, số 1 (371), tr.22-25.
[67]. Lê Thị Thu Thủy (2002), "Biểu tượng kênh, rạch, sông trong ca dao dân ca
Nam Bộ", Vannghesongcuulong.org.vn.
[68]. Huỳnh Công Tín (2007), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, Nxb KHXH, Hà Nội.
[69]. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Đại
học và THCN, Hà Nội.
[70]. Cao Thị Cẩm Tú (2009), Cấu trúc so sánh “Thân em...” trong ca dao Nam Bộ về
chủ đề thân phận người phụ nữ, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Đồng Tháp.
[71]. Hoàng Tiến Tựu (1997), Bình giảng ca dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội
[72]. Hoàng Tiến Tựu (1997), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy - nghiên cứu
văn học dân gian, Nxb Giáo dục.
[73]. Hoàng Tiến Tựu (1999), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[74]. Huỳnh Ngọc Trảng (1998), Ca dao dân ca Nam kỳ lục tỉnh, Nxb Đồng Nai.
[75]. Lê Ngọc Trinh (1992), Hình ảnh sông nước Nam Bộ qua ca dao - dân ca,
Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Ngữ văn, Trường đại học KHXH và NV
Tp.HCM.
[76]. Đoàn Thị Thu Vân (2008), “Hóm hỉnh trong ca dao tình yêu Nam Bộ”,
Văn hiến Việt Nam, số 12 (117), tr.22-23.
[77]. Viện ngôn ngữ học (1995), Từ điển từ láy tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[78]. Nguyễn Như Ý chủ biên, (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[79]. Phạm Thu Yến (1998), Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_phuong_tien_va_bien_phap_tu_tu_trong_ca_dao_nam_bo_5058.pdf