Luận văn Năng lực chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Dựa trên những cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn những vấn đề liên quan đến năng lực chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đề tài luân văn “Năng lực Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” đã cố gắng thực hiện được nhiệm vụ đặt ra của mình. Về mặt lý luận, đề tài luận văn lý giải, làm rõ một số khái niệm, quan niệm có liên quan đến cấp xã, chính quyền địa phương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, năng lực, năng lực quản lý, năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, đi sâu phân tích năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp. Đưa ra những cơ sở lý luận về việc đánh giá năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, từ đó có hướng khảo sát thống kê ở chương 2. Về mặt thực tiễn, đề tài luận văn làm rõ thực trạng năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, thông qua số liệu báo cáo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang, chỉ ra những điểm hạn chế về năng lực trong thực thi công vụ của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Dựa trên nguyên nhân của các mặt hạn chế, luận văn đã trình bày một số giải pháp nhằm khắc phục được phần nào những hạn chế trên. Mặt dù, nhưng giải pháp này có thể chưa giải quyết được hết những vấn đề đặt ra, nhưng tác giả đã cố gắng đưa ra những giải pháp mà bản thân cho là cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay.

pdf105 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
92,8%) phần đông độ tuổi từ 30 đến dưới 45 tuổi, hầu hết là người dân tộc kinh. Xét về yêu cầu về mặt bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ đều đạt yêu cầu (đa số có bằng cử nhân chiếm 74,2% ), tuy nhiên yêu cầu về trình độ lý luận chính trị và một số yêu cầu khác như tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước (chiếm cao nhất số Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chưa qua tập huấn kiến thức về quản lý hành chính nhà nước chiếm 76,2%). 11 cử nhân Kinh tế, 1 đang học thạc sĩ Quản lý kinh tế tại 61 tỉnh. Bên cạnh đó có 1 số Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trình độ chuyên môn không phù hợp 7 cử nhân Xây dựng Đảng, 1 cử nhân Sư phạm Sử, 1 cao đẳng Tin học. 2.3. Đánh giá về năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã 2.3.1. Đánh giá chung về năng lực Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã hiện nay Độ tuổi Bảng 2.19: Độ tuổi Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Tổng số Nam Nữ Dưới 30 30 đến dưới 45 45 đến dưới 55 55 đến 60 Trên 60 145 135 10 0 76 64 5 0 % 93,1% 6,9% 0% 52,4% 44,1% 3,5% 0% “Nguồn: Sở Nội vụ Kiên Giang 2015” Trình độ văn hóa, chuyên môn Bảng 2.20: Trình độ văn hóa chuyên môn Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Tổng số Trình độ văn hóa Chuyên môn 5/12 9/12 12/12 Chưa qua đào tạo Sơ Cấp Trung cấp Cao Đẳng Đại Học Sau Đại Học 145 0 0 145 1 0 23 1 113 7 % 0% 0% 100% 0,7% 0% 15,9% 0,7% 77,9% 4,8% “Nguồn: Sở Nội vụ Kiên Giang 2015” 62 Trình độ lý luận chính trị Bảng 2.21: Trình độ lý luận chính trị Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Tổng số Chưa qua đào tạo Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Cử nhân 145 10 4 58 72 1 % 6,9% 2,7% 40% 49,7% 0,7% “Nguồn: Sở Nội vụ Kiên Giang 2015” Trình độ quản lý hành chính nhà nước Bảng 2.22: Trình độ quản lý hành chính nhà nước Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Tổng số Chưa qua bồi dưỡng Đã qua bồi dưỡng Cán sự Chuyên viên 145 94 9 42 % 64,8% 6,2% 29% “Nguồn: Sở Nội vụ Kiên Giang 2015” Nhận xét Hiện nay tỉnh Kiên Giang không có mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế trên địa bàn tỉnh nên không có số liệu để thống kê. Kiến thức quản lý kinh tế hầu hết là do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã tự học hoặc tự tìm hiểu. Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang đã liên kết với Đại học Kinh tếTP. Hồ Chí Minh mở lớp đại học Quản lý kinh dành cho cán bộ của tỉnh theo yêu cầu của Sở Nội Vụ. Đồng hiện nay trường Cao đẳng Cộng Đồng Kiên Giang đã liên kêt với trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh mở được hai lớp Cao học Quản lý 63 Kinh tế. Lớp đầu tiên là do tỉnh yêu cầu và đối tượng là 100% cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã có quy hoạch trong đó có 1 số là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Lớp thứ 2 bao gồm 2 đối tượng: đối tượng thứ nhất là theo quy hoạch của tỉnh, đối tượng thứ 2 là thí sinh tự do. Lớp thứ nhất đang chuẩn bị bảo vệ luận văn, lớp thứ 2 vẫn đang học. Qua số liệu thống kê cũng như báo cáo của địa phương cho thấy trình độ năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã (trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, tin học, ngoại ngữ) đã được nâng cao so với các nhiệm kỳ trước, nhưng nhìn chung đa số Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tuy nhiên còn một số ít Chủ tịch ủy ban nhân dân còn chưa đạt được so với yêu cầu đặt ra. Vẫn còn có Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn (chiếm 0,7%); chưa được đào tạo lý luận chính trị (chiếm 6,9%) hoặc trình độ là sơ cấp lý luận chính trị (chiếm 2,7%); chưa qua bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước còn cao chiếm 64,8%. 14 cử nhân Kinh tế, 1 thạc sĩ Kinh tế, 2 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đang học thạc sĩ Quản lý kinh tế tại tỉnh Bên cạnh đó một số Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có chuyên môn chưa phù hợp (9 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chuyên môn là cử nhân chuyên ngành Xây dựng Đảng chiếm 6,2%, 1 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chuyên môn là cử nhân chuyên ngành Sư phạm Sử chiếm 0,7%, 1 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chuyên môn là cử nhân chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh chiếm 0,7%...)[25]. Do đó chính vậy trong quản lý các lĩnh vực trên địa bàn xã của một số địa phương còn bất cập. Với trình độ như vậy một số các Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đang gặp phải những thách thức, khó khăn trước đòi hỏi quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương hiện nay. Khi lấy ý kiến thăm dò về mức độ hài lòng cửa người dân đối 64 với năng lực và phẩm chất đạo đức của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thì đa số người dân đều hài lòng với năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã. Tuy nhiên vẫn còn một số ý kiến không hài lòng. 2.3.2. Những ưu điểm và hạn chế về năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã 2.3.2.1. Ưu điểm Qua số liệu thống kê cũng như báo cáo của địa phương cho thấy trình độ năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã (trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, tin học, ngoại ngữ) đã được nâng cao so với các nhiệm kỳ trước, nhưng nhìn chung đa số Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra. 2.3.2.2. Hạn chế Qua khảo sát về thực trạng năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở 145 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, cũng như phân chia ra từng khu vực. Đem so sánh với yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay như đã nêu ở trên. Chúng ta thấy Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở tỉnh Kiên Giang vẫn còn tồn tại những vấn đề về năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã như sau: - Thứ nhất, trong thực tế ta thấy rằng vẫn còn nhận định cho rằng năng lực của một số chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra hoặc đáp ứng được ở mức trung bình. - Thứ hai, trình độ chuyên môn của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã còn chưa phù hợp với yêu cầu đặt ra. Như đã phân tích và nhận định ở trên có 9 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chuyên môn là cử nhân chuyên ngành Xây dựng Đảng chiếm 6,2%, 1 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chuyên môn là cử nhân 65 chuyên ngành Sư phạm Sử chiếm 0,7%, 1 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chuyên môn là cử nhân chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh chiếm 0,7%, 1 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có bằng chuyên môn là trung cấp Điện, 1 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có bằng chuyên môn là cao đẳng Tin học. Ngoài những bất cập chung nêu ở trên về trình độ chuyên môn của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở một số vùng cũng chưa được phù hợp. Cụ thể: + Những vùng có định hướng phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở các xã trong đất liền như các xã của một số huyện như Hòn Đất, Tân Hiệp, Giồng Riềng, An Minh, An Biên thì số lượng Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có bằng cử nhân Nông nghiệp hoặc Nuôi trồng Thủy sản chiếm rất ít. huyện An Biên có 2 Chủ tịch ủy ban nhân dân xã có bằng đại học Thủy sản, huyện Hòn Đất có 1 Chủ tịch ủy ban nhân dân xã có bằng đại học Nông nghiệp, 1 Chủ tịch ủy ban nhân dân xã có bằng trung cấp nông nghiệp. + Những xã hải đảo định hướng kinh tế chủ yếu là phát triển kinh tế biển trong đó đẩy phát triển du lịch. Nhưng chỉ có 3/17 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã là cử nhân Hành chính, 1 cử nhân Thủy sản, 4 cử nhân Kinh tế. Không có Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nào có chuyên môn về du lịch và phát triển du lịch. - Ba là, trình độ lý luận chưa đảm bảo theo yêu cầu đặt ra. Qua khảo sát về trình độ lý luận chính trị nêu ở trên, ta thấy có 10 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chưa qua đào tạo Lý luận chính trị chiếm 6,9%, có 4 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trình Lý luận chính trị là Sơ cấp chiếm 2,75%. 66 - Thứ tư, kiến thức về quản lý hành chính nhà nước và quản lý kinh tế giữa các Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã còn chưa đồng đều. - Thứ năm, chế độ, chính sách tiền lương, thu nhập còn thấp, chậm được cải tiến nên chưa thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao phấn đấu vào hội đồng nhân dân cấp xã nói chung và chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng. - Thứ sáu, hiện nay một trong những hạn chế lớn của Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong năng lực lãnh đạo đó là vấn đề hình thành phong cách lãnh đạo của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Cũng như cách giao tiếp và ứng xử với nhân dân (gọi chung là văn hóa giao tiếp) còn thiếu tính chuyên nghiệp và chưa nhận được sự đồng tình nhiều của người dân trong nội dung này. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang - Thứ nhất, chưa có một khung năng lực, bản mô tả công việc dành cho chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Chưa có một văn bản cụ thể nào quy định rõ về tiêu chuẩn cụ thể của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Các tiêu chuẩn và tiêu chí còn nằm ở nhiều văn bản khác nhau, rời rạc và mang tính chung chung cụ thể: + Nghị quyết số: 03-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 18 tháng 6 năm 1997 Nghị Quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 67 + Quyết định số: 04/2004/QĐ-BNV Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. + Hướng dẫn số: 15-HĐ/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương ngày 5 tháng 11 năm 2012. Hướng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa XI) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/0/2012 của Bộ Chính trị khóa XI (thay cho Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21-10-2008 của Ban Tổ chức Trung ương) . - Thứ hai, chưa làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Dẫn đến vẫn có những trường hợp là trình độ chuyên môn chưa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã như đã nêu ở trên. - Thứ ba, một trong những nguyên nhân dẫn đến trình độ chuyên môn của Chủ tịch ủy ban nhân dân chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đó là do người dân bầu, chọn. - Thứ tư, số lượng Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã chưa qua các lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý hành chính nhà nước còn nhiều (64,8%). Chưa có các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế danh cho đối tượng là Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay. - Thứ năm, thu nhập hiện nay của Chủ tịch ủy ban nhân dân còn thấp, dẫn đến chưa đủ sức hút để thu hút nhân tài. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân không cao. Cụ thể: + Theo quy định hiện hành Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Lương bậc 1 là 2,15. 68 Bậc 2 là 2,65[9]. Ngoài ra cán bộ cấp xã còn được hưởng phụ cấp theo loại xã, cán bộ cấp xã loại 1 được hưởng 10%, cán bộ cấp xã loại 2 được hưởng 5%. Giả sử Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã loại 1, bậc 1 sẽ được hưởng (1.210.000 đồng x 2,15)x110%= 2.861.650đồng; bậc 2 là 2,65 sẽ được hưởng (1.210.000 đồng x 2,65)x110%= 3.527.150đồng. + Theo quy định hiện hành. Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP)[9] và phụ cấp chức vụ đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã là 0,25 so với mức lương tối thiểu chung[9]. Giả sử Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở xã loại 1 tốt nghiệp đại học mức lương ở bậc 2 theo quy định lương sẽ là: (bậc lương là 2,67+ phụ cấp chức vụ 0,25)x 110%x 1.210.000đồng = 3.886.520 đồng. + Ngoài ra Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã còn được hưởng thu nhập tăng thêm từ tiết kiệm chi vào cuối năm theo khoản 1 điều 19 Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP Nghị định quy định quyền tự chủ, tự chụi trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công nghiệp công lập. Nhưng con số này không đáng kể. - Thứ sáu, chưa có những lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã về kỹ năng giao tiếp về cách xử lý tình huống khi tiếp 69 xúc với nhân dân. Để nâng cao hình ảnh của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trong mắt nhân dân. 70 Tiểu kết chương 2 Trong nội dung chương 2 tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Dựa trên số liệu của Sở Nội Vụ tỉnh Kiên Giang và một số khảo sát đánh giá về năng lực Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Qua đó, tác giả nêu ra được những vấn đề còn tồn tại về năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã và nguyên nhân của vấn đề. Đây chính là cơ sở để xây dựng giải pháp ở chương 3. 71 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Phương hướng nâng cao năng lực Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa tỉnh Kiên Giang 3.1.1. Tuân thủ theo quy định của pháp luật có liên quan đến tiêu chuẩn chức danh cán bộ nói chung và chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng. Muốn nâng cao năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã thì cần tuân thủ theo quy định của pháp luật có liên quan đến tiêu chuẩn chức danh cán bộ nói chung và chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trong đề bạc quy hoạch cán bộ cấp xã nói chung và chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng. Trong quá trình quy hoạch người làm việc trong bộ máy nhà nước vào các chức danh cán bộ cấp xã phải căn cứ vào Quyết định số: 04/2004/QĐ-BNV Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Hướng dẫn số: 15-HĐ/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương ngày 5 tháng 11 năm 2012. Hướng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa XI) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/0/2012 của Bộ Chính trị khóa XI (thay cho Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21-10-2008 của Ban Tổ chức Trung ương) Đảm bảo những người được quy hoạch phải đảm bảo các tiêu chuẩn đã đề ra theo quy định. 72 3.1.2. Khắc phục những hạn chế hẫng hụt hiện nay theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật Theo như khảo sát ở chương 2, hiện nay vẫn còn một số Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chưa đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị; kiến thức thức quản lý hành chính nhà nước và kiến thức quản lý kinh tế - xã hội . Do đó để khắc phục những hạn chế hẫng hục hiện nay theo tiêu chuẩn nêu trên cần tiến hành một số giải pháp như: Rà soát lại các Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn đi đào tạo bổ sung, tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch nguồn Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng, xây dựng khung năng lực trong đó có những tiêu chuẩn phù hợp với thời đại mới (do những yêu cầu khách quan của xã hội, khung năng lực mới có thể có những tiêu chuẩn cao hơn những tiêu chuẩn theo quy định hiện hành). 3.1.3. Đào tạo, bồi dưỡng để đáp úng tiêu chuẩn cao hơn trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước Theo đà phát triển của xã hội nhận thức và trình độ của người dân ngày càng được nâng cao, bên cạnh đó những vẫn đề về quản lý kinh tế - xã hội , an ninh trật tự ngày càng phức tạp do đó đòi hỏi về năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ngày càng cao, do đó tất yếu sẽ có 1 khung năng lực mới ra đời mang những tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn hiện nay trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước. Hiện nay một số tỉnh đã có tiêu chuẩn mới cao hơn tiêu chuẩn chung hiện hành. Cụ thể tỉnh Đồng Nai đã quy định tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn là đại học đối với các chức danh Bí thư, Phó bí thư, Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [29]. Do đó để đáp ứng được yêu cầu về năng 73 lực cũng về tiêu chuẩn của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước. Phải tiến hành đào tạo bồi dưỡng những Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đương chức và những người được quy hoạch vào chức danh này trong nhiệm kỳ tới. 3.2. Đề xuất những giải pháp năng cao năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 3.2.1. Rà soát lại các Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn về trình độ đưa đi đào tạo bổ sung Như số liệu đã đề cập ở chương 2 hiện nay có 1 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn (ở các xã nông thôn trong đất liền), 10 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chưa qua đào tạo trình độ Lý luận chính trị và 4 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trình độ lý luận là sơ cấp (chủ yếu ở các xã nông thôn trong đất liền, 94 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chưa qua bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước, 145 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chưa qua bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế - xã hội . Trước thực trạng này cần tiến hành để đưa các Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đưa đi đào tạo bổ sung, thực hiện theo các bước như sau: - Thứ nhất, khi bắt đầu nhiệm kỳ mới, sẽ tiến hành rà soát lại thực trạng trình độ Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang để có kế hoạch đưa đi đào tạo. - Thứ hai, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và một số nội dung khác. Trong quá trình lập kế hoạch nên ưu tiên đưa đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính nhà nước và kiến thức quản lý kinh tế xã hội vì những lớp này thời 74 gian ngắn, và đây là những kiến thức cần thiết để phục vụ ngay trong công tác lãnh đạo quản lý mà Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đảm nhận. Bên cạnh đó lập kế hoạch đưa đi học lớp Trung cấp Lý luận chính trị dành cho đối tượng vừa học vừa làm và các lớp tập huấn cần thiết khác dành cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã hiện tại chưa có bằng chuyên môn nếu có quy hoạch cho nhiệm kỳ tiếp theo (dành cho các chức danh trong bộ máy nhà nước) thì lập kế hoạc đưa đi đào tạo, còn không thì thôi. Vì thời gian đưa đi đào tạo về mặt chuyên môn là khá dài, mà nhiệm kỳ của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chỉ có 5 năm, nếu không tính toán kỹ sẽ lãng phí kinh phí của Nhà nước. - Thứ ba, tiến hành đưa đi đào tạo và kiểm soát trong quá trình đào tạo. Yêu cầu này dành cho người được đưa đi đào tạo, phải đáp ứng đầy đủ về việc học tập, cũng như nội quy, quy chế trong quá trình đào tạo, đảm bảo kiến thức trong quá trình đào tạo. Tránh trường hợp người được đưa đi đào tạo không đáp ứng được yêu cầu về mặt kiến thức sau khi kết thúc đào tạo, bồi dưỡng. Do đó phải có cơ chế để kiểm soát và xử lý vấn đề này. 3.2.2. Xây dựng khung năng lực đối với chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Như đã trình bày ở trên một trong những nguyên nhân hạn chế về năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã là hiện nay chưa có một khung năng lực, bản mô tả công việc. Chưa có một văn bản cụ thể nào quy định rõ về tiêu chuẩn cụ thể của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Các tiêu chuẩn và tiêu chí còn nằm ở nhiều văn bản khác nhau, rời rạc và mang tính chung chung. Do đó yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một khung năng lực quy định rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể, trong đó quy định cụ thể về phẩm chất đạo đức, trình độ lý luận chính trị, trình 75 độ chuyên môn phù hợp, kiến thức quản lý hành chính nhà nước, kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, tin học, ngoại ngữđối với chức danh Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã, Bên cạnh đó quy định cụ thể rõ ràng đối với trình độ chuyên môn, cũng như những yêu cầu khác đối với trình độ của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở từng vùng. Cụ thể: - Đối với Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã ngoài những yêu cầu chung về kiến thức còn có những yêu cầu đặt thù là phải nắm rõ những kiến thức quản lý nhà nước và pháp luật có yếu tố nước ngoài, những kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, bên cạnh đó phải sử dụng tốt ngôn ngữ của dân tộc Khmer. - Đối với Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã ở đô thị ngoài những yêu cầu cầu chung, cần phải có những yêu cầu riêng như: phải có kiến thức về phát triển đô thị, sử dụng thành thạo ngoại ngữ chủ yếu là anh văn. - Đối với Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã ở vùng Hải đảo (vùng trọng tâm về phát triển du lịch) ngoài những yêu cầu chung, còn có những yêu cầu riêng như: Có kiến thức tốt về chủ quyền biển đảo, về phát triển du lịch và dịch vụ, những kiến thức về quản lý nhà nước và pháp luật liên quan đến yếu tố nước ngoài, thành thạo ngoại ngữ (sử dụng được càng nhiều ngoại ngữ càng tốt, nhưng chủ yếu vẫn là anh văn). - Đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở các xã nông thôn ngoài những yêu cầu chung cần có phải có những yêu cầu riêng như: phát triển nông nghiệp công nghệ cao, những kiến thức quản lý hành chính nhà nước có liên quan đến lĩnh vực này. 76 3.2.3. Tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch nguồn Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng Như đã chỉ ra trong các thống kê ở phần trên, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đa số đảm bảo về tiêu chuẩn đã đặt ra. Tuy nhiên qua phân tích cụ thể cho thấy, tùy từng địa phương, vì những lý do chủ quan cũng như khách quan, tùy từng tiêu chí cụ thể cho thấy Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã còn chưa đảm bảo đồng đều vể tiêu chuẩn, nhiều tiêu chuẩn còn chưa đạt yêu cầu. Ngoài ra chưa kể đến thực tế là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đảm bảo về tiêu chuẩn, bằng cắp nhưng thực tế năng lực thực hiện công việc còn yếu. Để nâng cao năng lực đội ngũ Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, nhằm đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; phẩm chất đạo đức lối sống; năng lực thực thi nhiệm vụ thì phải làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Để thực hiện tốt công tác quy hoạch Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, các địa phương phải xây dựng tốt kế hoạch, có mục tiêu, bước đi cụ thể để thực hiện việc chuẩn hóa Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tạo nguồn Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã là: - Làm tốt công tác quy hoạch Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc quy hoạch phải dựa trên cơ cấu, năng lực, theo yêu cầu phát triển của từng địa phương. Khi địa phương thực hiện luôn đảm bảo đúng theo lộ trình của trung ương, của tỉnh, huyện quy định, có nhận xét, đánh giá thấu đáo, đảm bảo có đầy đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã là cán bộ trong diện quy hoạch đều có phẩm chất chính trị vững vàng, được thử thách, rèn luyện qua thực tiễn công tác, có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn phù hợp với sở trường công tác, đảm bảo tính khả thi khi đảm nhận nhiệm vụ. 77 - Chú trọng công tác tạo nguồn tại chỗ; xây dựng chế độ, chính sách hợp lý để thu hút con em học sinh, sinh viên là người địa phương tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về cơ sở công tác phục vụ cho chính quê hương mình. Đối với các xã ở vùng sâu, vùng xa nơi khó thu hút nguồn nhân lực về làm việc, hoặc nhiều cán bô, công chức đưa đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ để tạo nguồn đã không trở về làm việc do điều kiện quá khó khăn thì cần chú trọng thực hiện tạo nguồn Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã tại chỗ. Tiếp tục thực hiện chính sách cử tuyển, chú trọng nâng cao chất lượng đào đạo đối với đối tượng được cử tuyển, tăng cường tuyển dụng số sinh viên tốt nghiệp tử trung cấp trở lên về địa phương, đối với vùng đồng bào dân tộc tăng cường lựa chọn từ số học sinh là người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp trung học phổ thông, trường dân tộc nội trú gửi đi đào tạo để tạo nguồn cho cán bộ nói chung và chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng. - Tiến hành mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, kỹ năng quản lý kinh tế - xã hội đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. + Mở những lớp bồi dưỡng về kỹ năng quản lý hành chính nhà nước cho chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nói chung. Trong nội dung này xoay quanh những vấn đề kiến thức chung, ngoài ra còn có những nội dung về xử lý tình huống trong quản lý hành chính nhà nước ở cấp xã (như tranh chấp, hòa giải, khiếu nại, khiếu kiện), qua đó tạo điều kiện cho các Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở các nơi trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Từ đó rút ra kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân để về áp dụng ở địa phương được tốt hơn 78 + Mở những lớp bồi dưỡng về kỹ năng quản lý kinh tế - xã hội đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, những vấn đề về quản lý kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới. + Mở những lớp bồi dưỡng chuyên đề phù hợp với tình hình phát triển của đất nước như: những vấn đề về hội nhập kinh tế thế giới, những hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết với thế giới có liên quan đến địa phương nói riêng và cả nước nói chung; Những lớp về ứng dụng công nghệ thông vào trong công việc của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã + Mở những lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đặc thù cho từng vùng. Cụ thể mở lớp đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở Phường, thị trấn trong đất liền. Tập huấn chuyên sâu về những vấn đề về quản lý và phát triển đô thị. Cơ sở lý luận và những văn bản hiện hành về quản lý đô thị. Cách xử lý tình huống, trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau giữa các Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trong quá trình quá trình quản lý đô thị; Mở những lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ một cách thường xuyên và theo chuyên đề đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã và cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách ở địa phương có phát triển du lịch; Mở những lớp tập huấn về kiến thức nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có cùng điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp (ví dụ: Tập huấn các quy định và vùng quy hoạch cũng như một số kiến thức cơ bản về mô hình lúa, tôm xen canh cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở các huyện có nuôi tôm và trồng lúa xen canh như vùng U Minh Thượng. Bên cạnh đó tập huấn những kiến thức về phát triển kinh tế đi kèm hoạt động kinh tế chủ đạo này như những kiến thức liên quan về quản lý hành chính nhà nước đến hoạt động mua bán tôm, cua giống, tôm, cua thương phẩm và các hoạt 79 động sơ chế tôm, tôm cua thương phẩm để vận chuyển đi nơi khác; Tập huấn các quy định kiến thức chung về trồng lúa và triển cây lúa cho các vùng chuyên canh cây lúa như các xã của huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất); Mở lớp bồi dưỡng trang bị những kiến thức về quản lý hành chính nhà nước dành cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở địa bàn xã có khu công nghiệp (như vấn đề an ninh trật tư, an toàn thực phẩm, vấn đề đáp ứng nhu cầu văn hóa của xã hội của công nhân và người dân). Giảng viên phải là những người có kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực này. Bên cạnh đó tham khảo kinh nghiệm và cách thức xử lý tình huống ở các địa phương có khu công nghiệp như Bình Dương, để học tập những kinh nghiêm hay trong quản lý hành chính nhà nước và tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra trong quản lý ở các địa phương này. Vì Kiên Giang chỉ mới hình thành các khu công nghiệp trong thời gian gần đây; Mở các lớp tập huấn để trang bị những kiến thức về quản lý hành chính có yếu tố nước ngoài dành cho Chủ tịch ủy ban nhân dân các xã, phường biên giới ở các huyện Giang Thành, Hà Tiên. Bên cạnh đó mở các lớp tập huấn trang bị những kiến thức về phong tục tập quán của nước ban, những kiến thức về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới Các xã, phường biên giới là nơi rất nhạy cảm do đó ngoài những vấn đề về phát triển kinh tế, vấn đề về xử lý tình huống có yếu tố nước ngoài là hết sức quan trọng và tế nhị, nếu xử lý tình huống không khéo sẽ rất dễ dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó cần chú trọng về vấn đề bồi dưỡng kiến thức cũng như tình huống dành cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở địa phương này. + Một trong những vấn đề nhạy cảm hiện nay là vấn đề về sắc tộc, tôn giáo. Kiên Giang là một tỉnh đa sắc tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo. Do đó việc trang bị những kiến thức cần thiết về tôn giáo, cũng như quản lý hành chính 80 nhà nước đối với các cơ sở tôn giáo, các tín đồ tôn giáo, và cách xử lý tình huống trong quản lý hành chính nhà nước đối với nội dung này là hết sức nhạy cảm và quan trọng. Bên cạnh đó hiện nay các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đế tôn giáo để chống phá nhà nước ta. Do đó một trong những nội dung cần thiết trong tập huấn đó là tập huấn về công tác tôn giáo. Khi mở các lớp tập huấn về tôn giáo cần chú trọng đến chương trình, đến những kiến thức về cơ sở lý luận, những văn bản pháp lý có liên quan Đòi hỏi giảng viên phải là người có kinh nghiệm, đã kinh qua công tác trong lĩnh vực này. Để có thể trang bị cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã những kiến thức tốt nhất về lý luận cũng như kiến thức về xử lý tình huống trong vấn đề tôn giáo. Để hạn chế tối đa những tình huống xấu xảy ra trong vấn đề tôn giáo. + Hiện nay việc cải thiện hình ảnh của cán bộ, công chức nói chung và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng trong mắt người dân. Qua đó nâng cao năng lực quản lý hành chính nhà nước và một vấn đề đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Một trong những vấn đề mà hầu hết các Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã mắc phải đó là việc xây dựng hình ảnh của mình trong mắt người dân, cũng như kỹ năng giao tiếp đối với nhân dân. Do đó cần có những lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp dành cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, khi tiếp xúc với nhân dân. Định hướng việc tự xây dựng phong cách, hình ảnh của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trong mắt nhân dân. Làm thế nào đạt hiệu quả cao nhất trong việc để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân. Làm cho hình ảnh của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng và đội ngũ cán bộ, công chức, những hoạt động không chuyên trách cấp xã trở nên đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn trong mắt người dân. 81 - Tiến hành mở các lớp đào tạo bồi dưỡng dành cho những người có trong quy hoạch Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nhiệm kỳ tới. Đảm bảo những đồng chí này đáp ứng đúng yêu cầu về trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý hành chính nhà nước, quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội ngoại ngữ tin học. Do đặc thù của tỉnh Kiên Giang như đã nói ở trên, do đó yêu cầu về trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý hành chính nhà nước, tin học, ngoại ngữ cũng cao này so với nhiệm kỳ này. Cụ thể là đưa đi đào tạo Cao cấp lý luận chính trị dành cho các đối tượng được quy hoạch là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, đưa đi đào tạo chuyên môn là Đại học theo từng chuyên ngành phù hợp với từng địa phương hoặc đào tạo chung về quản lý nhà nước như là Đại học quản lý công. Bên cạnh đó tiến hành mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức công nghệ thông tin và ngoại ngữ dành cho các đối tượng được quy hoạch vào chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nhiệm kỳ tới. - Đối với những vùng có nhiều dân tộc với nhiều nền văn hóa, việc tạo nguồn phải đảm bảo phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương, chú ý đến vấn đề đoàn kết, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, từng thế hệ cán bộ người dân thiểu số. Ở các địa phương có nhiều dân tộc, phải đảm bảo tính đại diện của các dân tộc trong cơ cấu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Trước khi quyết định về quy hoạch, cấp ủy cơ sở cần tham khảo ý kiến của già làng, người có uy tín nơi cư trú của người được đưa vào quy hoạch. Cán bộ được đưa vào quy hoạch nguồn, ngoài tiêu chuẩn chung, rất cần hiểu biết về phong tục tập quán của dân tộc mình và các dân tộc anh em sống trên địa bàn. Biết tập hợp quần chúng hiểu rõ những nhu cầu chính đáng, nắm được đặc điểm tâm lý của đồng bào để qua đó lôi cuốn họ làm theo, thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Làm tốt việc theo dõi, phát hiện nguồn cán bộ từ phong 82 trào quần chúng ở địa phương để lựa chọn những cá nhân có thành tích xuất sắc, đưa vào dự nguồn cán bộ. Từ đó quy hoạch chọn ra Chủ tịch ủy ban nhân dân, là người đủ đức, đủ tài (hay nói chung là đầy đủ về mặt năng lực) tạo ra được sự đoàn kết chung giữa các dân tộc trên địa bàn, làm cho số đông các dân tộc anh em trên địa bàn ủng hộ. 3.2.4. Nâng cao ý thức trách nhiệm đạo đức công vụ của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã Một trong những nội dung về năng lực Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nói ở chương 1 đó là năng lực hành vi (đạo đức) hay nói cách khác đó chính là đạo đức công vụ của Chủ tịch ủy ban nhân cấp xã. Mà cụ thể hóa ra theo tiêu chuẩn chung đó là: có tinh thần yêu nước.; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đây là một nội dung rất khó để có đánh giá và đo lường một cách cụ thể. Do đó để nâng cao năng lực của Chủ tịch uy ban nhân dân cấp xã, không thể thiếu giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm đạo đức công vụ của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Để nâng cao ý thức trách nhiệm đạo đức công vụ của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã cần: - Đẩy mạnh làm tốt hơn công tác tuyên truyền, giáo dục kết hợp với đánh giá khen thưởng, kỷ luật công bằng nghiêm minh để nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. - Cùng với việc nâng cao trình độ, năng lực là việc nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Có như vậy mới đảm bảo được yêu cầu nâng cao chất lượng Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Đây không chỉ là yêu cầu mà còn là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện nhằm khắc phục nguy cơ đạo đức của Chủ tịch ủy ban nhân dân xuống cấp làm nguy hại đến xã hội, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và Đảng và Nhà nước. 83 - Nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã cần thực hiện đồng bộ, kết hợp tuyên truyền, giáo dục thông qua phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị quán triệt, triển khai, tập huấn với đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công bằng, nghiêm minh, tạo sự chuyển biến tích cực trong tư tưởng, nhận thức làm cơ sở cho hành động thực thi công vụ của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. 3.2.5. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã Một trong những yếu tố thu hút những người có năng lực vào làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước nói chung và ứng cử vào Hội đồng nhân dân cấp xã nói riêng là yếu tố kinh tế. Mà như đã phân tích ở trên thu nhập của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã hiện nay so với trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã là chưa phù hợp. Do đó một trong giải pháp để nâng cao năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã hiện nay là hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Hoàn thiện hệ thống chế độ chính sách, đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên cơ sở căn cứ vào khối lượng và tính chất phức tạp của công việc đang đảm trách, mức độ trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, chức năng nhiệm vụ để quy định chế độ chính sách hợp lý cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Do đặc thù làm việc của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã là làm việc theo nhiệm kỳ 5 năm và không làm việc tại một vị trí quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp nên cần phải có chế độ chính sách hợp lý. Đồng thời hiện nay do nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế nên cần có sự linh hoạt, không nên chỉ quy định cứng một nguồn thu nhập là tiền lương mà cần phải được bổ sung điều chỉnh bằng 84 việc trích từ việc tiến hành các hoạt động kinh tế công, các khoản tiết kiệm chi phí thường xuyên theo cơ chế khoán thu, chi ngân sách và tự chủ tài chính ở cấp xã. Ngoài chế độ về tiền lương, phụ cấp cần tập trung đổi mới một số chính sách khác có liên quan đến đời sống của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã như: - Cần nghiên cứu và ban hành chế độ phụ cấp đặc biệt cho các xã ở vùng đặc thù như biên giới, hải đảo, vùng khó khăn. - Có chính sách tạo điều kiện cho cán bộ cấp xã ở khu vực nông thôn phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng. 3.2.6. Nghiên cứu ban hành quy định về văn hóa giao tiếp của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã Luật cán bộ, công chức có quy định về “Văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức” tuy vậy cho đến nay vấn đề này vẫn còn đang “bỏ ngõ”. Kết quả nghiên cứu cho thấy “bỏ ngỏ” về văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức thể hiện trên một số mặt như: nhận thức, cách hiểu; xác định các dấu hiệu nhận biết văn hóa giao tiếp; các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp. 3.2.6.1. Chưa thống nhất về nhận thức, cách hiểu - Từ góc độ nhân loại học, nhận thức văn hóa giao tiếp là sự thể hiện văn minh của cán bộ, công chức thông qua hoạt động giao tiếp trong quá trình thực hiện công vụ. Theo hướng tiếp cận này, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức có các cấu thành cơ bản như: trình độ học vấn; kiến thức chuyên môn; tinh thần, thái độ; đạo đức tác phong và thói quen của cán bộ, công chức trong giao tiếp. 85 - Từ góc độ triết học có thể nhận thức văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức là tổng thể những giá trị vật chất (như trang phục, thẻ, biển hiệu) và tinh thần (sự khiêm tốn, tôn trong, nhã nhặn) được tạo ra, cải biên trên cơ sở hoạt động có ý thức của công chức trong giao tiếp công vụ. - Xã hội nhìn nhận văn hóa giao tiếp của công chức là sự ứng xử hợp hoàn cảnh trong giao tiếp công vụ. Vì coi văn hóa giao tiếp của công dân là sự ứng xử nên xã hội học đề cao các kỹ năng được sử dụng trong ứng xử như nói, nghe và ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, thế ngồi, cử động tay) trong quá trình giao tiếp - Luật học tiếp cận với văn hóa giao tiếp của công chức từ góc độ của quy phạm pháp luật thực định. Theo đó văn hóa giao tiếp của công chức là thực hiện bằng các quy định của pháp luật về giao tiếp công vụ. Như vậy, thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao tiếp công vụ là có văn hóa, thực hiện sai quy định là thiếu, là vi phạm pháp luật về văn hóa giao tiếp công vụ. - Luật cán bộ, công chức quy định: “Điều 16. Văn hóa giao tiếp ở công sở 1. Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. 2. Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ. 3. Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp. Điều 17. Văn hóa giao tiếp với nhân dân 86 1. Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. 2. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ”. 3.2.6.2. Xác định dấu hiệu nhận biết văn hóa giao tiếp của công chức - Về hành vi giao tiếp (hành động giao tiếp, không hành động giao tiếp) - Về tinh thần, thái độ giao tiếp (là trạng thái tâm lý bên trong của công chức trong giao tiếp công vụ. Như khách quan, thiện chí, lịch sự, khiêm tốn, không hách dịch). 3.2.6.3. Xác định các yếu tố tác động trực tiếp đến văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức - Thiếu sự quan tâm, kiên nhẫn của chủ thể giao tiếp (ví dụ: không tập trung nghe, hỏi cắt ngang khi người khác đang nói). - Những dị tật làm hạn chế hành vi giao tiếp (nói ngọn, nói lắp, khuyết thiếu các bộ phận của cơ thể..). - Ngoại hình của đối tượng tham gia quan hệ giao tiếp (trang phục, kiểu tóc, đồ trang sức). - Tốc độ suy nghĩ, xử lý thông tin trong khi giao tiếp (ví dụ: người có tốc độ suy nghĩ, xử lý thông tin chậm sẽ mắc lỗi trong tiếp nhận, xử lý thông tin trong giao tiếp như nghe sai, nghe thiếu, hiểu không đúng ý của người nói). - Mức độ phức tạp của vấn đề cũng là yếu tố tác động đến văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức (ví dụ: do tính chất phức tạp của vấn đề nên người giao tiếp không hiểu hết được theo đó không có những ứng xử thích hợp). 87 3.2.6.4. Các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức - Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ giao tiếp; - Tiếng ồn; - Không gian giao tiếp; - Uy tín của người giao tiếp; Các nội dung trên cần sớm nghiên cứu, cụ thể hóa thành quy định trong văn bản về văn hóa giao tiếp của cán bộ nói chung và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng. 88 Tiểu kết chương 3 Trên cơ sở thực tế, nhưng vẫn đề còn tồn tại của chương 2. Chương 3 đã đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại mà thực tiễn đặt về năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Những giải pháp chủ yếu xoay vấn đề thể chế, về đào tạo quản lý, về cơ chế bầu cử và quy hoạch, về vấn đề nâng cao đạo đức công vụ, vấn đề về cải thiện chính sách về tiền lương, phụ cấp và một vấn đề hết sức quan trọng đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã hiện nay đó là văn hóa giao tiếp. Mặc dù không có giải pháp nào là có thể giải quyết hết được các vấn đề đặt ra, nhưng trong chương 3 này tác giả mong muốn đưa ra những giải pháp thiết thực nhất nhằm giải quyết những vấn đề còn đặt ra về năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. 89 KẾT LUẬN Dựa trên những cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn những vấn đề liên quan đến năng lực chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đề tài luân văn “Năng lực Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” đã cố gắng thực hiện được nhiệm vụ đặt ra của mình. Về mặt lý luận, đề tài luận văn lý giải, làm rõ một số khái niệm, quan niệm có liên quan đến cấp xã, chính quyền địa phương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, năng lực, năng lực quản lý, năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, đi sâu phân tích năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp. Đưa ra những cơ sở lý luận về việc đánh giá năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, từ đó có hướng khảo sát thống kê ở chương 2. Về mặt thực tiễn, đề tài luận văn làm rõ thực trạng năng lực của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, thông qua số liệu báo cáo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang, chỉ ra những điểm hạn chế về năng lực trong thực thi công vụ của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Dựa trên nguyên nhân của các mặt hạn chế, luận văn đã trình bày một số giải pháp nhằm khắc phục được phần nào những hạn chế trên. Mặt dù, nhưng giải pháp này có thể chưa giải quyết được hết những vấn đề đặt ra, nhưng tác giả đã cố gắng đưa ra những giải pháp mà bản thân cho là cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban Chấp Hành Trung ương (2013), Kết luận Hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Hà Nội. 2. Ban Chấp Hành Trung ương (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội. 3. Ban Chấp Hành Trung ương (2002), Nghị quyết của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Khóa IX về Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ơ cơ sở xã, phường, thị trấn, Hà Nội. 4. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Hà Nội. 5. Ban Tổ chức Trung ương (2012), Hướng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa XI) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/0/2012 của Bộ Chính trị khóa XI (thay cho Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21-10-2008 của Ban Tổ chức Trung ương), Hà Nội . 6. Bộ Nội Vụ (2004), Dự án ADB Tăng cường năng lực đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức Việt Nam. 7. Bộ Nội Vụ (2004), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội. 91 8. Chính Phủ (2006), Nghị định quy định quyền tự chủ, tự chụi trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công nghiệp công lập, Hà Nội. 9. Chính Phủ (2009), Nghị định quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, Hà Nội. 10. Chính Phủ (2005), Nghị định quy định về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, Hà Nội. 11. Đại học Harvard. Từ điển năng lực Bản dịch của Hoàng Minh Khai, Slideshare. 12. Đảng ủy Huyện An Minh (2017), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016, An Minh. 13. Đảng ủy Phường Vĩnh Lạc (2017), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016, Vĩnh Lạc. 14. Nguyễn Thu Hà (2014), Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục, một số vấn đề lí luận cơ bản, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 15. Trần Thị Hạnh (2015). Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từ sau Hội nghị Trung ương 5 khóa IX và một số kiến nghị, tapchicongsan.org.vn. 16. Lê Văn Hòa (2003), Luận văn thạc sĩ quản lý công “Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở”, Hà Nội. 17. Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang (2009), Nghị quyết về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, Kiên Giang. 18. Trần Văn Ngợi (2016), Báo cáo nghiên cứu đề xuất dự án: điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, 92 công chức xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, Hà Nội. 19. Quốc Hội (2015), Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Hà Nội. 20. Quốc Hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội. 21. Quốc Hội (2013), Luật Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Hà Nội. 22. Quốc Hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội. 23. Quốc Hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội. 24. Quốc Hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội. 25. Sở Nội Vụ tỉnh Kiên Giang (2015), Báo cáo điều tra chất lượng, số lượng cán bộ cấp xã tính đến ngày 30/10/2015, Kiên Giang. 26. Đoàn Văn Tình (2015), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, góp phần xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh, Tochucnhanuoc.vn. 27. Tỉnh Ủy Kiên Giang (2015), Báo cáo số 419-BC/TU về Tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế; phấn đấu đưa Kiên Giang thành tỉnh phát triển khá trong cả nước, Kiên Giang. 28. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2010), Quyết định về việc ban hành quy định về chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở ấp, khu phố thuộc tỉnh Kiên Giang, Kiên Giang. 93 29. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2015), Quyết định về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai. 30. Viện Ngôn ngữ học (200), Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội – Đà Nẵng. 31. Bùi Thế Vinh, Đinh Ngọc Hiện (2002), Thuật ngữ hành chính, Hà Nội. Tiếng Anh 32. Alan Speed. Skills Matrices (concise & Easy – to – Use Competency Frameworks). CIPD Event Presentation on 10 January 2013. 33. Antoinette Blunt; Debbie Bennett;Brenda Clark;Louise Taylor-Green and Parbudyal Singh. Human Resources Professional Competency Framewor. 2014 Human Resources Professionals Association. Tr.4. 34. Competency Framework. Talent.OECD. Learn. Perform. Succeed. OECD 2013. 35. D.VanZand. Competency Framework Easy 360. 2012. www.easy360.nl/wp.../02/Competency-Framework-Ixly-Easy360.pdf. 36. F.John Reh- từ About com. 37. Fayol,Henri (1917), Administration industrielle et générale; prévoyance, organisation, commandement, coordination, controle (in French), Paris, H. Dunod et E. Pinat, OCLC 40224931. 38. Four form of local government .What are four types of local government? Reference.com. 39. Hay Group. Using Competencies to Identify High Performers: An Overview of the Basics. 2003. 94 40. Julia Penny. What are the 12 Core Competencies?Best-Job- Interview.com. 41. Local Government in Asia and the Pacific. ESCAP. 1997. 42. Local Government in New Zealand - Local Councils. localcouncils.govt.nz. 43. Maslow, A.H. (1943). A theory of human motivation. Psychological Review, 50(4). 44. Massachusetts Institute of Technology. US. 2015. 45. Myer Brigg. My MBTI ® Personality Type. 46. Organic Law of the Local People's Congresses and Local People's Governments of the People's Republic of China . 2004. 47. S.Chiavo-Campo và PSA.Sundaram (2000). Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong thế giới cạnh tranh. ADB. 48. The Municipal Structures Act of South Africa. 2013. 49. Urwick, L. (1933). Organization as a Technical Problem. L. Gulick & L. Urwick (Eds.), Papers on the Science of Administration (pp. 49–88). New York: Institute of Public Administration.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_luc_chu_tich_uy_ban_nhan_dan_cap_xa_tren_dia_b.pdf
Luận văn liên quan