Luận văn Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải nguy hại là pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang trên địa bàn quận bắc từ liêm - Thành phố Hà Nội

Theo Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg ngày 9-8-2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ thì bắt đầu từ ngày 1-1-2015, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang phải thực hiện thu hồi và xử lý các loại bóng đèn thải bỏ này. Cụ thể, phải thiết lập điểm thu hồi, tiếp nhận, vận chuyển, xử lý bóng đèn huỳnh quang thải bỏ và báo cáo cơ quan quản lý môi trường kết quả thu hồi, xử lý trong từng năm. Tuy nhiên, qua trình tìm hiểu cho thấy, sau một thời gian sử dụng, với số lượng đèn huỳnh quang thải bỏ nhỏ lẻ, không thường xuyên, nên phần lớn người dân không phân loại để đưa đến các điểm thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn quy định mà thải bỏ chung với các loại rác thải sinh hoạt thông thường. Bên cạnh đó, phần lớn các cơ sở phân phối bóng đèn hiện nay là các cửa hàng hay đại lý nhỏ, với các chủng loại sản phẩm kinh doanh đa dạng như bóng đèn, pin, ắc quy, thiết bị điện từ nhiều nhà sản xuất khác nhau (riêng bóng đèn có trên 30 nhà sản xuất và nhập khẩu). Vì vậy khó yêu cầu họ tiếp nhận, thu hồi, phân loại riêng, bảo quản các sản phẩm thải bỏ của từng nhà cung ứng, đáp ứng các điều kiện kỹ thuật về điểm thu hồi. Do đó, cần tìm ra những giải pháp hợp lí để giải quyết những vấn đề trên. Dưới đây là một số đề xuất giúp nâng cao hiệu quả thu gom bóng đèn huỳnh quang thải tại cộng đồng: - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của bóng đèn huỳnh quang vỡ đến sức khỏe và môi trường.

pdf117 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải nguy hại là pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang trên địa bàn quận bắc từ liêm - Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h 3.12. Sơ đồ dòng lưu chuyển chung chất thải nguy hại từ các hộ gia đình – Quận Bắc Từ Liêm 46 Các loại pin, ắc quy và bóng đèn huỳnh quang từ các hộ gia đình sau khi hết hạn sử dụng: - Thải bỏ như rác thải sinh hoạt thông thường và sẽ được đưa đến bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị. Tại đây có khi chúng vẫn được thu gom, còn nếu không khi bị chôn lấp chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, tuy nhiên điều này chưa xác định được mức độ. - Bán lại cho những người thu mua: Trường hợp này phổ biến nhất và đáng chú ý nhất. Loại chất thải này từ các hộ gia đình sẽ được bán cho những người thu mua phế liệu nhỏ lẻ trong đó ắc quy là loại phổ biến nhất. - Vứt trực tiếp ra môi trường, trường hợp này ít gặp thường là các vật nhỏ như pin, bóng đèn nhỏ. Đích đến tiếp theo của pin, ắc quy và bóng đèn huỳnh quang là các cơ sở xử lý. 3.2.2. Tại các doanh nghiệp Theo thống kê hiện có 9552 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. Các doanh nghiệp này hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau: thương mại, điện tử, điện lạnh, thực phẩm, bất động sản, truyền thông, .... Do đó đã thải lượng pin, ắc quy và bóng đèn huỳnh quang không hề nhỏ. Dòng lưu chuyển chất thải nguy hại (pin, ắc quy và bóng đèn huỳnh quang) tại các doanh nghiệp này được thể hiện qua hình 3.14 dưới đây: 47 Hình 3.13. Dòng lưu chuyển chất thải nguy hại tại các doanh nghiệp Sau khi các doanh nghiệp liên hệ yêu cầu thu gom, vận chuyển chất thải, nhân viên và phương tiện vận chuyển của đơn vị xử lý CTNH sẽ đến địa điểm doanh nghiệp để nhận chất thải (trong đó có pin, ắc quy và bóng đèn huỳnh quang). Tại đây, nhân viên công ty xử lý CTNH kiểm tra hiện trạng đóng gói, dán nhãn và lưu chứa chất thải theo quy định về quản lý CTNH. Tùy theo thành phần, tính chất và đặc tính mà chất thải được lưu chứa trong các thiết bị khác nhau để việc vận chuyển được an toàn và tránh tình trạng rơi vãi, rò rỉ chất thải: - Đối với pin và ắc quy: Được cho vào thùng giấy, đóng gói cẩn thận để tránh rơi vãi trong quá trình vận chuyển. 48 - Đối với bóng đèn huỳnh quang: Được cuốn bằng vải mềm và kê bằng xốp để tránh vỡ trong quá trình vận chuyển. Sau khi kiểm tra xác định chất thải đã được phân loại và lưu chứa đúng quy định, hai bên tiến hành cân đo xác định số lượng và bốc dỡ lên xe vận chuyển. Đồng thời các doanh nghiệp phải lập Chứng từ CTNH theo mẫu quy định của Bộ TN&MT. Khi việc bốc dỡ chất thải hoàn tất, nhân viên phụ trách giao nhận kiểm tra lại để bảo đảm việc sắp xếp chất thải trên phương tiện đúng quy định về an toàn trước khi cho xe vận chuyển chất thải về sàn phân loại theo đúng lộ trình quy định đã quy hướng dẫn trong kế hoạch thu gom. 3.3. Hoạt động xử lý ắc quy và bóng đèn huỳnh quang (1) Đối với pin và ắc quy thải  Công nghệ xử lý pin, ắc quy thải Các loại pin, ắc quy thải đượccác Công ty thu gom từ các chủ nguồn thải về đưa vào khu vực chứa lưu giữ riêng ắc quy trong kho lưu giữ CTNH tại cơ sở xử lý. Sau đó, các bình ắc quy được mở nắp, tháo bỏ axit vào bình chứa rồi xếp úp ngược vào giỏ chứa. Mỗi giỏ chứa có sức chứa khoảng 100 – 150 kg. Hệ thống ròng dọc nâng giỏ chứa ắc quy, nhờ hệ thống Pa lăng (có tải trọng 1,5 tấn) di chuyển đến bể chứa 1 ngâm trong khoảng 10 – 15 phút để dung dịch nước vôi trong trung hòa hết lượng axit bám dính trong bình ắc quy, rồi chuyển giỏ chứa sang bể chứa 2 để rửa lại nhằm loại bỏ lượng nước vôi dư. Thời gian ngâm trong bể 2 khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, dùng hệ thống ròng dọc và pa lăng nâng toàn bộ giỏ ắc quy lên khỏi mặt nước từ 5 – 10 phút để cho nước trong bình thoát ra hết. Khi ráo nước, giỏ chứa ắc quy được chuyển qua khu vực cắt để phá dỡ. Tại đây, bình ắc quy sẽ được bóc tách riêng các thành phần và phân loại như sau: Tách riêng phần vỏ nhựa và các tấm cách bằng nhựa (chiếm khoảng 30% trong 01 bình ắc quy hỏng) được đưa tới bể chứa 3 để rửa sạch lại bằng nước. Sau đó được đập dập nhỏ, đóng gói nhập kho. Tách riêng phần bản cực đồng, các dây đồng, lá đồng dẫn điện (chiếm khoảng 8% trong 01 bình ắc quy hỏng) đưa tới bể chứa 3 rửa sạch và cho vào kho chứa. 49 Phần còn lại (chiếm khoảng hơn 60% trong 01 bình ắc quy hỏng) gồm các xương bản cực là các lá chì và tấm cực được phủ muối chì, chì oxit được tách riêng và nhập kho. Hình 3.14. Sơ đồ công nghệ xử lý pin, ắc quy thải  Công nghệ tái chế chì Nguyên tắc của công nghệ tái chế chì là gia nhiệt chì nóng chảy cùng với các chất phụ gia để tách riêng các thành phần tạp chất khỏi chì. Toàn bộ lượng chì nguyên liệu, chì thải, vụn chì thu được sau quá trình xử lý bình ắc quy cùng với lượng xỉ chì thu gom từ các chủ nguồn thải sẽ được đưa vào lò nung cùng phụ gia (muối ăn) để gia nhiệt thành chì nóng chảy. Sau đó chì sẽ được đổ khuôn, làm nguội bằng nước rồi tháo khuôn để tạo thành thành phẩm chì tái chế theo quy định. 50 Khí thải từ quá trình tái chế thì chủ yếu gồm bụi, hơi chì, và khí SO2 sẽ được thu gom bằng chụp hút và dẫn qua tháp lọc. Tại đây khí thải sẽ được dẫn đi từ dưới và dung dịch hấp thụ (nước, NaOH) được phun từ trên xuống. Dòng khí sau khi qua tháp lọc sẽ được hút bằng quạt hút đi ra môi trường không khí qua ống khói. Dung dịch hấp thụ được bơm tuần hoàn tái sử dụng đồng thời có châm thêm NaOH để đảm bảo nồng độ luôn ổn định. Khi không còn sử dụng được nữa thì dung dịch này được bơm về HTXLNT của nhà máy để xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường. Các tạp chất, cặn rắn từ lò nung được thu gom ổn định, hóa rắn và chôn lấp trong hố chôn CTNH theo đúng quy định. Hình 3.15. Sơ đồ công nghệ tái chế chì (2) Đối với bóng đèn huỳnh quang Thông thường bóng đèn huỳnh quang bao gồm ống thuỷ tinh được hàn kín trong đó có khí argon (Ar) ở áp suất thấp (2.5 Torr) và hơi thuỷ ngân (Hg). Bên trong của thành ống được phủ một lớp bột của các hợp chất phospho. Khi xuất hiện hiệu điện thế các điện tử sẽ phóng giữa các điện cực trên đường đi nó sẽ bắn ra các phân tử khí Ar phát sinh thêm nhiều điện tử và điện tử sẽ tấn công các nguyên tử Hg ở dạng hơi và làm nó hoạt động mạnh lên và phát ra tia tử ngoại, các tia này sẽ kích thích lớp phủ phospho làm nó phát huỳnh quang và tạo ra ánh sáng nhìn thấy. Trong mọi trường hợp việc thu hồi Hg từ đèn huỳnh quang là nhiệm vụ bắt buộc trong quá trình xử lý tái chế. Về nguyên tắc các quá trình xử lý bắt đầu bằng việc nghiền nhỏ 51 bóng đèn và tách bột phospho trắng có chứa lượng lớn Hg. Các bột sau đó được đưa vào các thiết bị chuyên dụng để thu hồi Hg. Công nghệ xử lý thiết bị theo các bước cụ thể sau: Bóng đèn được đưa vào máy hủy đèn theo các cửa nạp tương ứng. Sau đó bóng được đập vỡ, hơi thủy ngân thoát ra sẽ được quạt hút hút qua hệ thống lọc túi và lọc than hoạt tính, qua khuyến cáo của nhà sản xuất về tuổi thọ của bộ lọc và thùng than hoạt tính theo số lượng bóng đèn mà máy đã hủy (đã bão hòa) thì ta phải thay túi lọc và than hoạt tính. Phần thủy tinh có dính bột phốt pho sẽ nằm lại trong thùng, khi thùng chứa đầy ta tiến hành thay thùng phi. Túi lọc than hoạt tính và than hoạt tính sau khi thay ra cũng được cho vào thùng và chuyển xuống lưu giữ trong hầm. Hình 3.16. Sơ đồ công nghệ xử lý bóng đèn huỳnh quang 3.4. Ước tính ô nhiễm từ pin, bóng đèn huỳnh quang thải đến môi trường Qua kết quả điều tra khảo sát tại Bắc Từ Liêm cho thấy, tại các hộ gia đình thì pin và bóng đèn huỳnh quang hỏng thường được đưa vào hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt thông thường. Do chưa có điều kiện mở rộng nghiên cứu ra toàn thành phố, nhóm nghiên cứu sử dụng kết quả tại Bắc Từ Liêm để ước tính lượng 52 chất thải nguy hại (pin, bóng đèn huỳnh quang) đưa vào các bãi chôn lấp hàng năm như sau:  Lượng thải hàng năm từ các hộ gia đình Bảng 3.2 . Ước tính lượng chất thải nguy hại tại quận Bắc Từ Liêm STT Tên phường Dân số (người) Lượng pin, ắc quy thải (kg/năm) Lượng bóng đèn huỳnh quang thải (kg/năm) 1 Thượng Cát 10 151 6219 611 2 Liên Mạc 14 108 8643 849 3 Đông Ngạc 23 765 14558 1431 4 Đức Thắng 20 146 12341 1213 5 Thụy Phương 14 131 8657 851 6 Tây Tựu 25 547 15650 1538 7 Xuân Đỉnh 34 936 21402 2103 8 Xuân Tảo 14 530 8901 875 9 Minh Khai 35 822 21945 2156 10 Cổ Nhuế 1 35 174 21548 2117 11 Cổ Nhuế 2 46 880 28719 2822 12 Phú Diễn 29 560 18108 1780 13 Phúc Diễn 28 502 17460 1716 Tổng cộng 330 925 204150 20602 3.5. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả 3.5.1. Đề xuất biện pháp quản lý (1) Đối với pin và ắc quy Ở nước ta do chưa có hệ thống luật pháp, chính sách và chế tài đủ mạnh để buộc nhà sản xuất, người tiêu dùng phải tuân thủ theo, do đó nên áp dụng các biện 53 pháp linh hoạt, mềm dẻo kết hợp với biện pháp khuyến khích kinh tế phù hợp sao cho nguồn ắc quy cũ được thu hút vào một số lượng hạn chế các cơ sở được phép thu gom. Các cơ sở này sẽ là nguồn cung cấp phế liệu cho các nhà máy xử lý chế biến ắc quy đã qua sử dụng. Một số lượng hạn chế các đại lý bán ắc quy có uy tín, có đủ năng lực cần thiết sẽ được cấp giấy phép đặc biệt để thu mua ắc quy cũ với giá cả hợp lý, chắc chắn sẽ thu gom được lượng đáng kể ắc quy cũ, xóa bỏ được tình trạng không kiểm soát được như hiện nay. Vai trò của quản lý Nhà nước là cực kỳ quan trọng. Nếu Nhà nước có những điều luật hoặc chính sách khuyến khích cho việc xử lý tập trung ắc quy qua sử dụng thì tình hình sẽ được cải thiện rất nhiều. Chúng ta không thể áp dụng nguyên xi hình mẫu của nước ngoài nhưng cần nghiêm túc xem xét vấn đề và khẩn trương đưa ra các giải pháp cần thiết. Cần phải nhấn mạnh là nếu Nhà nước và các cơ quan có trách nhiệm không vào cuộc thì vấn đề sẽ không tự giải quyết được. Về việc xây dựng các cơ sở chế biến phế liệu chì: Để đảm bảo cho doanh nghiệp có nhiệm vụ tái chế vừa kinh doanh có lãi, vừa đảm bảo yêu cầu về môi trường thì xí nghiệp phải có công suất phù hợp để có thể áp dụng công nghệ tái chế và xử lý chất thải cần thiết. Theo một số tài liệu của nước ngoài, công suất tính theo Pb từ 10 - 15 nghìn tấn/ năm là phù hợp. Cũng có tài liệu nêu từ 2,5 - 3 nghìn tấn/ năm, tương đương với tái chế 100 - 150 nghìn bình ắc quy cũ. Chúng ta chưa có kinh nghiệm về việc này, nhưng các nhà máy sản xuất ắc quy trong nước phân bố trên cả nước nếu được trang bị dây chuyền tái chế sẽ rất thích hợp cho nhiệm vụ tái chế ắc quy qua sử dụng và đảm bảo xử lý toàn bộ số này. Vấn đề tận dụng ắc quy phế thải không đơn thuần là một hoạt động kinh tế mà nên tiếp cận dưới góc độ kinh tế - xã hội và quản lý môi trường. Chỉ khi đó chúng ta mới có cách nhìn đúng đắn đối với vấn đề này và đưa ra được các giải pháp khả thi. Để giải quyết không thể dựa vào một vài cá nhân hay tập thể nhỏ mà phải có sự tập trung trí tuệ tập thể, tập trung nguồn nhân lực và dành một khoản kinh phí xứng đáng cho vấn đề này. Ngoài ra, từ quá trình khảo sát mô hình tái chế ắc quy chì tập trung đã áp dụng tại làng nghề Đông Mai, Hưng Yên có thể đánh giá tiềm năng phát triển khu công nghiệp tái chế chì tại một số vùng kinh tế trọng điểm trong giai đoạn tới là phù hợp. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này, Nhà nước cần có những giải pháp hỗ trợ cụ thể hơn: 54 - Hỗ trợ các làng nghề nghiên cứu công nghệ tái chế chì phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả tái chế và đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường; - Tăng cường giám sát việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở tái chế chì. Tiến tới loại bỏ các cơ sở tái chế chì nằm trong khu dân cư và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. - Xây dựng quy hoạch phát triển lĩnh vực tái chế chì tại một số khu vực có nhiều tiềm năng. (2) Đối với bóng đèn huỳnh quang Nhà nước nên quy định mức giá trần cho chi phí thực hiện thu gom và xử lý tái chế sản phẩm thải bỏ. Do đặc thù sản phẩm bóng đèn huỳnh quang hầu như không có giá trị tái chế, theo tính toán sơ bộ của doanh nghiệp, tổng chi phí cần bỏ ra cho việc thu gom và xử lý tái chế bóng đèn huỳnh quang thải bỏ rất cao, có thể lên đế hàng tỷ đồng mỗi năm trong thời điểm hiện nay. Điều này sẽ làm tăng giá thành giá sản xuất và giá bán đến tay người dùng, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, đặc biệt là việc cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, khi các hiệp định thương mại song phương và đa phương bắt đầu có hiệu lực thi hành trong thời gian sắp tới. Số lượng các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý tái chế đèn huỳnh quang thải bỏ trên địa bàn cả nước hiện nay không nhiều, chi phí của nhà cung cấp dịch vụ đưa ra còn rất cao trong khi hiện nay chưa có quy định cụ thể của Nhà nước về mức giá trần không chế. Vì vậy, điều này chưa khuyến khích việc liên kết hợp tác thu gom, xử lý giữa doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và doanh nghiệp làm dịch vụ thu gom, xử lý tái chế. Việt Nam nên tham khảo một số mô hình thu gom, xử lý sản phẩm tương tự tại một số nước phát triển trong khu vực hiện nay. Ví dụ như tại Đài Loan, việc thu gom bóng đèn huỳnh quang được thực hiện chủ yếu thông qua kênh rác thải sinh hoạt do các kênh thu gom khác không có hiệu quả. Các đơn vị có chức năng thu gom rác thải sinh hoạt sẽ phân loại riêng bóng đèn huỳnh quang thải bỏ (không phân biệt sản phẩm của nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu nào). Sau đó, đơn vị thu gom sẽ vận chuyển các đèn huỳnh quang thải bỏ này đến các cơ sở xử lý tái chế tập trung. Chi phí cho việc thu gom này sẽ do Chính phủ chi trả thông qua mức thuế áp cho từng sản phẩm lưu thông trên thị trường. 3.5.2. Đề xuất biện pháp thu gom (1) Đối với pin, ắc quy thải 55 Vấn đề thu gom ắc quy cũ: Để có thể xử lý tập trung nguồn phế liệu, mấu chốt của vấn đề là thu gom ắc quy cũ. Ở các nước phát triển có hệ thống luật pháp, chính sách tương đối hoàn chỉnh việc thu gom không gặp khó khăn nhờ thông qua hệ thống phân phối ắc quy mới. Nhà sản xuất thông qua nhà phân phối có nghĩa vụ thu nhận lại ắc quy đã qua sử dụng để tái chế. Luật về môi trường cũng không cho phép người sử dụng tùy tiện hành động mà phải giao lại ắc quy cũ để tránh nguy cơ phát thải không kiểm soát. Tại các nước tiên tiến, có rất nhiều chương trình, hành động được thực hiện để thu gom pin, ắc quy thải một cách hiệu quả. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ Chương trình Hành động đối với Chất thải và Tài nguyên (WRAP) năm 2006- 2007 của Anh. Chương trình này đã thực hiện hàng loạt những thử nghiệm thu gom pin, ắc quy nhằm rút ra những bài học quyết định trong việc xây dựng và thực hiện thành công kế hoạch thu gom pin.  Thu gom lề đường Thu gom pin chỉ là một trong nhiều hoạt động khuyến khích các cửa hàng và có thể thành công với các chiến dịch truyền thông hiệu quả. Những người quản lý cửa hàng cần sắp xếp hợp lý để thực hiện việc thu gom và phổ biến các thông tin này đến các khách hàng. Kiểu dáng của chiếc thùng đựng pin đã qua sử dụng được thiết kế để có thể đựng được tất cả các loại pin thông thường khác được bán tại các cửa hàng bán lẻ. Các nhà bán lẻ cần đảm bảo bố trí thu gom hợp lý các loại pin trong cửa hàng để vận chuyển đến một điểm đã được thống nhất, nơi mà pin có thể được thu gom, phân loại và tái chế. Những thử nghiệm của WRAP chưa phân tích được những lợi ích của cước phí vận chuyển rẻ nhất có thể, một phần do liên quan đến quy định vận chuyển các chất thải nguy hại.  Thu gom có sự tham gia của cộng đồng Các chủ hộ gia đình có thể bỏ pin vào các thùng thu gom ở bảo tàng, các cửa hàng ở địa phương, các cơ quan, trung tâm thể thao, thư viện hoặc trên đường phố. Việc thiết kế thùng đựng pin thải sử dụng được cho tất cả các loại pin thông thường, có thể dễ dàng xử lý, mặt khác, các pin có kích thước lớn có thể bỏ bên cạnh hoặc trên thùng một cách hợp lý, để ngăn ngừa việc sử dụng sai mục đích. Nói chung, người dân không muốn tham gia vào quá trình tái chế pin, tuy nhiên, việc 56 lựa chọn địa điểm để thực hiện các kế hoạch thu gom cộng đồng nên tính cả những du khách thông thường. (2) Đối với bóng đèn huỳnh quang Theo Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg ngày 9-8-2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ thì bắt đầu từ ngày 1-1-2015, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang phải thực hiện thu hồi và xử lý các loại bóng đèn thải bỏ này. Cụ thể, phải thiết lập điểm thu hồi, tiếp nhận, vận chuyển, xử lý bóng đèn huỳnh quang thải bỏ và báo cáo cơ quan quản lý môi trường kết quả thu hồi, xử lý trong từng năm. Tuy nhiên, qua trình tìm hiểu cho thấy, sau một thời gian sử dụng, với số lượng đèn huỳnh quang thải bỏ nhỏ lẻ, không thường xuyên, nên phần lớn người dân không phân loại để đưa đến các điểm thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn quy định mà thải bỏ chung với các loại rác thải sinh hoạt thông thường. Bên cạnh đó, phần lớn các cơ sở phân phối bóng đèn hiện nay là các cửa hàng hay đại lý nhỏ, với các chủng loại sản phẩm kinh doanh đa dạng như bóng đèn, pin, ắc quy, thiết bị điện từ nhiều nhà sản xuất khác nhau (riêng bóng đèn có trên 30 nhà sản xuất và nhập khẩu). Vì vậy khó yêu cầu họ tiếp nhận, thu hồi, phân loại riêng, bảo quản các sản phẩm thải bỏ của từng nhà cung ứng, đáp ứng các điều kiện kỹ thuật về điểm thu hồi. Do đó, cần tìm ra những giải pháp hợp lí để giải quyết những vấn đề trên. Dưới đây là một số đề xuất giúp nâng cao hiệu quả thu gom bóng đèn huỳnh quang thải tại cộng đồng: - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của bóng đèn huỳnh quang vỡ đến sức khỏe và môi trường. - Hướng dẫn người dân cách lưu trữ bóng đèn thải đúng cách: Khi bóng bị hỏng thì không dựng ở góc, phải cho vào túi hạn chế tối đa việc làm vỡ bóng, để riêng túi đựng bóng đèn không vứt chung với các loại rác thải thông thường. - Tại nhà văn hóa của tổ dân phố, đặt thùng đựng rác thải nguy hại để các hộ gia đình đem bóng đèn huỳnh quang (pin, ắc quy thải và các loại chất thải nguy hại khác) tới tập kết. - Chu kì 1 tuần/1 lần hoặc lâu hơn tùy thuộc vào khối lượng chất thải nguy hại đem đến, đại diện cán bộ tổ dân phố sẽ báo cho đơn vị xử lý môi trường vận chuyển đi. - Nhận thức của người dân về chất thải nguy hại chưa cao trong khi chi phí xử lý loại chất thải này lại tốn kém, vì vậy nếu yêu cầu cộng đồng đóng góp chi phí để xử 57 ly chất thải nguy hại là rất khó. Do đó, CTNH sau khi được chuyển từ nhà văn hóa đi có thể liên hệ gửi nhờ tại các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn Quận có thuê đơn vị xử lý CTNH. - Khối lượng CTNH mà các hộ gia đình thải trong 1 tuần sẽ không nhiều nhưng nếu trong thời gian dài thì khối lượng này sẽ tăng cao, chi phí để xử lý cũng không nhỏ, không thể gửi nhờ tại các khu công nghiệp trong thời gian dài được. Trên địa bàn Quận có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân vì thế có thể kêu gọi sự ủng hộ, hỗ trợ của các đơn vị kinh tế này cho hoạt động xử lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài khi các hộ gia đình đã nhận thức được tác hại nghiêm trọng của chất thải nguy hại thì phần chi phí để xử lý phải do các hộ gia đình tự đóng góp để chi trả. Dưới đây là sơ đồ mô tả lại đề xuất về thu gom bóng đèn huỳnh quang: 58 Hình 3.17. Sơ đồ đề xuất giải pháp thu gom tại cộng đồng Trên địa bàn Hà Nội hoặc gần Hà Nội hiện nay có một số khu xử lý chất thải nguy hại, các loại chất thải nguy hại trên sau khi được thu gom đúng cách sẽ được đưa tới các khu xử lý này: Hình 3.18. Sơ đồ một số khu xử lý CTNH gần Hà Nội 59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Qua quá trình thực hiện đồ án “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải nguy hại là pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội” nhận thấy có nhiều vấn đề nảy sinh trong quản lý chất thải nguy hại (pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang) tại Quận Bắc Từ Liêm nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung. Với lượng phát sinh pin, ắc quy được điều tra và tính toán năm 2018 lần lượt là 41 tấn và 162 tấn, còn với bóng đèn huỳnh quang là 20 tấn tiềm ẩn những mối nguy hại rất lớn đối với môi trường và sức khỏe. Khi lượng chất thải nguy hại có dấu hiệu ngày càng tăng cao như thế nhưng lại thiếu đi sự quản lý của các cơ quan, tổ chức quản lý trong thu gom, xử lý loại chất thải này. Bên cạnh đó ý thức người dân về loại chất thải này còn chưa cao, tỉ lệ hiểu biết người dân về CTĐT còn thấp, địa điểm xử lý loại chất thải nguy hại này chỉ dừng lại ở quy mô cơ sở tái chế, làng nghề tái chế. Pin, ắc quy và bóng đèn huỳnh quang thải không chỉ mang lại những tác hại mà nó còn đem đến nhiều cơ hội trong tái chế. Chính vì vậy cần phải có những giải pháp để giải quyết những mặt tồn tại hiện nay và tìm ra những giải pháp thu gom tái chế để tận dụng lại được tối đa thành phần của các chất thải nguy hại nói trên. Kiến nghị Do còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện đánh giá hiện trạng chất thải nguy hại, nên nội dung đánh giá có thể không phản ánh hết được vấn đề đang tồn tại (chỉ điều tra 7 phường). Để phản ánh chính xác nội dung đánh gia hơn cần tiến hành mở rộng quy mô thực hiện đánh giá trong tương lai, đánh giá toàn bộ các phường trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. Chính quyền Thành phố Hà Nội cần phải có những chính sách, giải pháp quản lý phù hợp với loại chất thải này, nâng cao nhận thức cộng đồng về chất thải nguy hại và tác hại của chúng nếu không xử lý đúng cách. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] UNEP (2007), E-waste Vol I: Inventory assessment manual. [2] Môi trường Việt (2016), Định nghĩa về chất thải nguy hại [3] Trung tâm công nghệ thông tin, Sở TNMT Vĩnh Phúc. 2013 [4] UBND thành phố Hà Nội. Tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm (2017), phương hướng, nhiệm vụ tháng 6 năm 2017 [5] Niên giám thống kê quận Bắc Từ Liêm (2017) [6] URENCO (2007), The development of e-waste inventory in Vietnam. [7] UNEP (2007), E-waste Vol II: Inventory assessment manual. [8] Phòng TNMT Thị xã Sơn Tây (2015), Báo cáo tổng hợp công tác bảo vệ môi trường tại Thị xã Sơn Tây. [9] Đại học Bách Khoa Hà Nội (2011), “Quản lý chất thải nguy hại”. [10] Nguyễn Chiến Thắng (2016), “Đánh giá hiện trạng chất thải rắn điện tử và đề xuất giải pháp quản lý thích hợp tại Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội”. [11] Cộng đồng điện tử gia dụng, “Tuổi thọ trung bình một số đồ điện tử gia dụng”. [12] Điện máy xanh: https://www.dienmayxanh.com. [13] Viện Khoa học và quản lý môi trường (2016), “Tái chế và thu hồi chì trong quá trình và sản xuất ắc quy”. [14] Thanh Bình (2016), Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ pin phế thải. [15] Báo Dân Việt (2015), Thải bỏ bóng đèn huỳnh quang, compact: Tỷ lệ thu gom, xử lý còn thấp. [16] Nguyễn Thu Huyền (2018), Hiện trạng phát sinh pin, ắc quy và bóng đèn huỳnh quang một số tỉnh phía Bắc. 61 PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN ĐIỀU TRA VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI HỘ GIA ĐÌNH I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1. Họ và tên:.. 2. Địa chỉ: . 3. Số thành viên trong gia đình: ... II. NỘI DUNG ĐIỀU TRA 1. Nghề nghiệp chính hiện nay của Ông (Bà) là gì? ................................................. 2. Gia đình ông bà có mấy người? ............................................................................. 3. Gia đình anh chị sử dụng những loại pin và ắc quy nào dưới đây? Số lượng hiện đang được sử dụng trong gia đình: 1 chiếc 2 chiếc 3 chiếc 4 chiếc 6 chiếc > 6 chiếc Pin AA Pin AAA Pin đại Ắc quy xe máy Loại khác (pin sạc, ) 4. Thời gian sử dụng của các loại pin của gia đình Ông (bà): Tên loại pin Thời gian sử dụng (ví dụ: trong 2 tháng thay 1 quả pin AA thì ghi 2 tháng/1 pinAA) Pin AA ........................................................................ ........................................................................ Pin AAA ........................................................................ ........................................................................ Pin đại ........................................................................ ........................................................................ Ắc quy xe máy ........................................................................ ........................................................................ Loại khác (pin sạc, ) ........................................................................ ........................................................................ 5. Sau khi pin, ắc quy hỏng, gia đình anh chị sẽ xử lý thế nào? Vứt ra thùng rác chung Cho trẻ em dùng làm đồ chơi Để riêng vào một chỗ trong nhà Bán cho đồng nát Bỏ ra các địa điểm thu gom pin Pin AA Pin AAA Pin đại Ắc quy xe máy Loại khác (pin sạc, ) 6. Gia đình anh/chị sử dụng bao nhiêu loại đèn dưới đây và số lượng bóng (nếu bóng đôi xin tính là 2 bóng đèn) 1 bóng 2 bóng 3 bóng 4 bóng 5 bóng 6 bóng 7 bóng 8 bóng ≥ 9 bóng Bóng tiết kiệm điện Bóng đèn tuýp 1,2m Bóng đèn tuýp 1,6m Đèn tròn sợi đốt 7. Sau khi bóng đèn bị hỏng, gia đình Ông (bà) xử lý như thế nào? Vứt ra thùng rác chung Để riêng một chỗ trong nhà Bán cho đồng nát Nếu Ông (bà) có cách xử lý nào khác xin hãy cho chúng tôi biết: .. .. .. 8. Tại đây Ông (Bà) có biết là có ai thu gom/ mua pin,ắc quy, bóng đèn huỳnh quang hỏng không?  Có nguời thu mua  Có nhân viên thu gom  Không có ai thu gom  Có cơ sở thu mua  Không biết 7. Tại đây có thu gom riêng các chất thải nguy hại (pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang) hay không?  Có. Thu gom như thế nào?........................................................................... ............  Không.  Không biết 10. Ông (Bà) có biết sau khi thu gom rác thải nguy hại xong thì họ xử lý bằng cách nào?  Chôn lấp cùng các loại chất thải khác  Tái chế  Bán cho các cơ sở thu mua  Đốt  Khác ......................................................................................................................... Rác thải nguy hại sau khi thu gom được xử lý ở đâu?  Nhà máy, khu xử lý  Cơ sở tái chế  Bãi rác  Tại cơ sở thu mua  Không biết 11. Ông (bà) có hiểu biết gì về rác thải nguy hại?  Có  Không 12. Theo ông bà tác hại của rác thải nguy hại là gì?  Không có tác hại  Ảnh hưởng tới cảnh quan và sức khỏe nếu không xử lý đúng cách  Gây ô nhiễm môi trường  Khác ......................................................................................................................... 13. Ông (bà) có được tuyên truyền hiểu biết về rác thải nguy hại không?  Có  Không Nếu có ông (bà) hãy cho biết đó là phương pháp nào? ....................................................................................................................................... 14. Theo Ông (Bà) chất thải nguy hại xử lý như thế nào là hợp lý nhất?  Tái chế  Tái sử dụng  Đốt  Thả ra biển  Không biết  Khác ..................................................... 15. Ông (Bà) có kiến nghị gì với chính quyền địa phương để quản lý chất thải được tốt hơn? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Ông (bà) PHIẾU PHỎNG VẤN ĐIỀU TRA VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI DOANH NGHIỆP I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1. Tên doanh nghiệp: 2. Địa chỉ: . 3. Họ và tên người được phỏng vấn: ... 4. Chức vụ/ Phòng ban: II. NỘI DUNG ĐIỀU TRA 1. Doanh nghiệp của anh (chị) có bao nhiêu người? 30 – 50 người 100 – 150 người 50 - 100 người > 150 người 2. Doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng những loại pin, ắc quy nào? Số lượng bao nhiêu? Nếu có sử dụng ắc quy thì công suất bao nhiêu? Pin AA Pin AAA Pin đại Ắc quy công nghiệp Loại khác Số lượng Công suất 3. Trung bình sau bao lâu doanh nghiệp sẽ sử dụng hết 1 đơn vị pin/ ắc quy? 1 ngày 1 ngày – 1 tuần 1 tuần – 2 tuần 2 tuần – 1 tháng > 1 tháng Thời gian khác Pin AA . Pin AAA . Pin đại . Ắc quy xe máy .. Loại khác . . 4. Sau khi các loại pin, ắc quy này bị hỏng doanh nghiệp của anh (chị) xử lý như thế nào? Kí hợp đồng và thuê doanh nghiệp được cấp phép xử lý chất thải nguy hại Thu gom rồi bán cho đồng nát Cho công nhân tự tái chế hoặc sử dụng tùy ý Thải cùng chất thải thông thường 5. Nếu có cách xử lý nào khác vui lòng cho chúng tôi biết? .. .. .. 6. Hiện nay doanh nghiệp anh (chị) đang sử dụng loại bóng đèn nào để chiếu sáng? Số lượng đang dùng là bao nhiêu? 10 bóng 10 – 50 bóng 50 - 100 bóng 100- 200 bóng > 200 bóng Số lượng khác Bóng đèn LED Bóng đèn huỳnh quang . Bóng đèn compact .. Bóng đèn sợi đốt .. 7. Xin anh (chị) cho biết tuổi thọ trung bình của 1 bóng đèn doanh nghiệp sử dụng khoảng bao lâu? 9 tháng 9 – 12 tháng > 12 tháng Thời gian khác Bóng đèn LED . Bóng đèn huỳnh quang . Bóng đèn compact . Bóng đèn sợi đốt . 8. Sau khi bóng đèn bị hỏng, doanh nghiệp của anh (chị) xử lý bằng cách nào? Vứt ra thùng rác chung Cất vào kho chứa Thu gom lại rồi bán cho đồng nát Thuê doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại cùng với pin và ắc quy thải 9. Nếu có cách xử lý nào khác, xin anh (chị) cho chúng tôi biết: . 10. Doanh nghiệp của anh (chị) kiến nghị gì với cơ quan quản lý môi trường về vấn đề xử lý rác thải nguy hại không? . Xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của anh (chị)! A. PIN, ẮC QUY THẢI Loại pin Pin AA Pin AAA Pin Đại Ắc quy xe đạp điện, xe máy Khối lượng 31 (g) 11,5 (g) 127 (g) 3,82 (kg) B. BÓNG ĐÈN HUỲNH QUANG Loại bóng đèn LED tiết kiệm điện Bóng đèn tuýp 1,2m (Led tube) Bóng đèn huỳnh quang Compact Bóng đèn sợi đốt Khối lượng 52 (g) 233 (g) 96 (g) 35 (g) Tuổi thọ trung bình 15.000 h 20.000 h 6.000 h 1.200 C. DÂN SỐ QUẬN BẮC TỪ LIÊM STT Tên phường Dân số (người) 1 Thượng Cát 10 151 2 Liên Mạc 14 108 3 Đông Ngạc 23 765 4 Đức Thắng 20 146 5 Thụy Phương 14 131 6 Tây Tựu 25 547 7 Xuân Đỉnh 34 936 8 Xuân Tảo 14 530 9 Minh Khai 35 822 10 Cổ Nhuế 1 35 174 11 Cổ Nhuế 2 46 880 12 Phú Diễn 29 560 13 Phúc Diễn 28 502 D. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TẠI 7 PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM Tiến hành điều tra 7 phường, mỗi phường 10 hộ gia đình. Số liệu thu thập được từ 7 phường này được lấy đại diện cho cả quận Bắc Từ Liêm. 1. Phường Cổ Nhuế 1 a. Pin & ắc quy thải  Tỷ lệ sử dụng và thải bỏ: STT Tên chủ hộ Số người trong hộ (Người) Số lượng và thời gian Pin AA (Chiếc/năm) Pin AAA (Chiếc/năm) Pin Đại (Chiếc/năm) Ắc quy xe máy Thời gian thực Quy đổi ra 1 năm 1 Đỗ Thị Kim Lan 4 8 3 2 3 bình/ 3 năm (hộ có 3 xe máy) 1 bình/ 1 năm 2 Nguyễn Xuân Tiến 7 10 2 1 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 3 Bùi Thu Hương 5 4 6 1 1 bình/ 4 năm 0,25 bình/ 1 năm 4 Hoàng Trọng Đại 4 7 4 4 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 5 Lê Minh Tú 5 6 4 0 3 bình/ 5 năm 0,6 bình/ 1 năm 6 Trần Xuân Sơn 4 6 8 5 2 bình/ 6 năm 0,67 bình/ 1 năm 7 Quách Tiến Thành 7 12 5 2 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 8 Lê Văn Lợi 6 9 6 3 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 9 Đỗ Hùng Tâm 3 4 9 0 5 bình/ 4 năm 1,25 bình/ 1 năm 10 Giang Hoài Linh 5 3 7 4 1 bình/ 2 năm 0,5 bình/ 1 năm Tổng cộng 50 69 54 22 6,95 bình/năm  Khối lượng thải bỏ (người/kg) Loại pin Khối lượng pin – (X) (chiếc/kg) Lượng sử dụng – (Y) (người/chiếc/năm) Khối lượng thải bỏ - (X.Y) (người/kg/năm) Tổng lượng thải bỏ của cả phường (kg/năm) Pin AA 0,031 0,042 1477 Pin AAA 0,0115 0,012 422 Pin đại 0,127 0,055 1935 Ắc quy 3,82 0,53 18642 Loại pin Lượng sử dụng (Chiếc/năm) Phần trăm (%) Pin AA 69 45,4 Pin AAA 54 35,5 Pin Đại 22 14,5 Ắc quy 6,95 4,6 Tổng cộng 151,95 100 TỔNG CỘNG 22476 b. Bóng đèn huỳnh quang thải STT Tên chủ hộ Số người trong hộ (Người) Số lượng/thời gian (chiếc/năm) Đèn Led tiết kiệm điện Bóng đèn tuýp 1,2m (Led tube) Đèn huỳnh quang Compact Đèn sợi đốt 1 Đỗ Thị Kim Lan 4 0 2 Nguyễn Xuân Tiến 7 1 3 Bùi Thu Hương 5 0 4 Hoàng Trọng Đại 4 0 5 Lê Minh Tú 5 0 6 Trần Xuân Sơn 4 0 7 Quách Tiến Thành 7 0 8 Lê Văn Lợi 6 9 Đỗ Hùng Tâm 3 0 10 Giang Hoài Linh 5 0 Tổng cộng 50 7 (chiếc/năm) 8,75 6,25 2  Khối lượng thải bỏ (người/kg) Loại bóng đèn Khối lượng 1 bóng đèn – (X) (chiếc/kg) Lượng sử dụng – (Y) (người/chiếc/năm) Khối lượng thải bỏ - (X.Y) (người/kg/năm) Tổng lượng thải bỏ của cả phưởng Đèn Led tiết kiệm điện 0,052 0,0073 257 Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) 0,233 0,041 1442 Loại bóng đèn Lượng sử dụng (Chiếc/năm) Phần trăm (%) Đèn Led tiết kiệm điện 7 29,2 Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) 8,75 36,5 Đèn huỳnh quang Compact 6,25 26 Đèn sợi đốt 2 8,3 Tổng cộng 24 100 Đèn huỳnh quang Compact 0,096 0,012 422 Đèn sợi đốt 0,035 0,0014 49 TỔNG CỘNG 2170 2. Phường Cổ Nhuế 2 a. Pin & ắc quy thải  Tỷ lệ sử dụng và thải bỏ: STT Tên chủ hộ Số người trong hộ (Người) Số lượng và thời gian Pin AA (Chiếc/năm) Pin AAA (Chiếc/năm) Pin Đại (Chiếc/năm) Ắc quy xe máy Thời gian thực Quy đổi ra 1 năm 1 Vũ Văn Tâm 4 6 4 1 2 bình/ 4 năm 0,5 bình/1 năm 2 Trần Đức Vinh 5 7 5 3 2 bình/ 5 năm 0,4 bình/ 1 năm 3 Phạm Hồng Hoa 7 5 7 4 4 bình/ 3 năm 1,3 bình/ 1 năm 4 Đặng Kim Cúc 8 10 6 2 2 bình/7 năm 0,3 bình/ 1 năm 5 Đào Thanh Bình 6 6 8 4 3 bình/ 4 năm 0,75 bình/ 1 năm 6 Nguyễn Bá Khiêm 4 8 5 6 5 bình/ 3 năm 1,7 bình/ 1 năm 7 Lê Văn Lĩnh 4 7 3 1 3 bình/ 6 năm 0,5 bình/ 1 năm 8 Đỗ Đình Việt 5 5 7 0 3 bình/ 4 năm 0,75 bình/ 1 năm 9 Lê Duy Hoàn 4 9 4 2 1 bình/ 5 năm 0,2 bình/ 1 năm 10 Lại Minh Thúy 5 4 4 2 3 bình/ 3 năm 1 bình/ 1 năm Tổng cộng 52 67 53 25 7,4 bình/1 năm  Khối lượng thải bỏ (người/kg) Loại pin Khối lượng pin – (X) (chiếc/kg) Lượng sử dụng – (Y) (người/chiếc/năm) Khối lượng thải bỏ - (X.Y) (người/kg/năm) Tổng lượng thải bỏ của cả phường (kg/năm) Pin AA 0,031 0,04 1875 Pin AAA 0,0115 0,012 563 Pin đại 0,127 0,061 2860 Loại pin Lượng sử dụng (Chiếc/năm) Phần trăm (%) Pin AA 67 44 Pin AAA 53 34,8 Pin Đại 25 16,4 Ắc quy 7,4 4,8 Tổng cộng 152,4 100 Ắc quy 3,82 0,544 25503 TỔNG CỘNG 30801 b. Bóng đèn huỳnh quang thải  Tỷ lệ sử dụng và thải bỏ: STT Tên chủ hộ Số người trong hộ (Người) Số lượng/thời gian (chiếc/năm) Đèn Led tiết kiệm điện Bóng đèn tuýp 1,2m (Led tube) Đèn huỳnh quang Compact Đèn sợi đốt 1 Vũ Văn Tâm 4 0 2 Trần Đức Vinh 5 0 3 Phạm Hồng Hoa 7 0 4 Đặng Kim Cúc 8 0 5 Đào Thanh Bình 6 0 6 Nguyễn Bá Khiêm 4 0 7 Lê Văn Lĩnh 4 0 8 Đỗ Đình Việt 5 1 9 Lê Duy Hoàn 4 0 10 Lại Minh Thúy 5 0 Tổng cộng 52 4,4 8,5 7,81 1  Khối lượng thải bỏ (người/kg) Loại bóng đèn Khối lượng 1 bóng đèn – (X) (chiếc/kg) Lượng sử dụng – (Y) (người/chiếc/năm) Khối lượng thải bỏ - (X.Y) (người/kg/năm) Tổng lượng thải bỏ của cả phường (kg/năm) Đèn Led tiết kiệm điện 0,052 0,0044 206 Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) 0,233 0,038 1594 Đèn huỳnh quang Compact 0,096 0,014 656 Loại bóng đèn Lượng sử dụng (Chiếc/năm) Phần trăm (%) Đèn Led tiết kiệm điện 4,4 20,3 Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) 8,5 39,2 Đèn huỳnh quang Compact 7,81 36 Đèn sợi đốt 1 4,5 Tổng cộng 21,71 100 Đèn sợi đốt 0,035 0,0067 314 TỔNG CỘNG 2770 3. Phường Phú Diễn a. Pin & ắc quy thải  Tỷ lệ sử dụng và thải bỏ: STT Tên chủ hộ Số người trong hộ (Người) Số lượng và thời gian Pin AA (Chiếc/năm) Pin AAA (Chiếc/năm) Pin Đại (Chiếc/năm) Ắc quy xe máy Thời gian thực Quy đổi ra 1 năm 1 Phạm Ngọc Khánh 6 8 6 1 2 bình/ 6 năm 0,3 bình/ 1 năm 2 Trịnh Văn Hào 4 12 3 5 1 bình/ 5 năm 0,2 bình/ 1 năm 3 Cao Hồng Hạnh 5 5 5 0 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 4 Trần Minh Phương 8 9 6 2 3 bình/ 4 năm 0,75 bình/ 1 năm 5 Trương Thị Miền 5 4 4 2 2 bình/ 5 năm 0,4 bình/ 1 năm 6 Trịnh Văn Nam 4 7 4 6 2 bình/ 4 năm 0,5 bình/ 1 năm 7 Hoàng Tiến Thịnh 4 11 3 4 2 bình/ 2 năm 1 bình/ 1 năm 8 Vũ Tuấn Hiệp 3 9 7 2 1 bình/ 5 năm 0,2 bình/ 1 năm 9 Bùi Đức Long 7 10 8 3 3 bình/ 3 năm 1 bình/ 1 năm 10 Hà Văn Liêm 4 8 2 4 1 bình/ 6 năm 0,17 bình/ 1 năm Tổng cộng 50 83 48 29 5,19 bình/ 1 năm  Khối lượng thải bỏ (người/kg) Loại pin Khối lượng pin – (X) (chiếc/kg) Lượng sử dụng – (Y) (người/chiếc/năm) Khối lượng thải bỏ - (X.Y) (người/kg/năm) Tổng lượng thải bỏ của cả phường (kg/năm) Pin AA 0,031 0,05 1478 Pin AAA 0,0115 0,01 296 Pin đại 0,127 0,07 2069 Ắc quy 3,82 0,4 11824 TỔNG CỘNG 15667 c. Bóng đèn huỳnh quang thải Loại pin Lượng sử dụng (Chiếc/năm) Phần trăm (%) Pin AA 83 50,2 Pin AAA 48 29,1 Pin Đại 29 17,6 Ắc quy 5,19 3,1 Tổng cộng 165,19 100 STT Tên chủ hộ Số người trong hộ (Người) Số lượng/thời gian (chiếc/năm) Đèn Led tiết kiệm điện Bóng đèn tuýp 1,2m (Led tube) Đèn huỳnh quang Compact Đèn sợi đốt 1 Phạm Ngọc Khánh 6 0 2 Trịnh Văn Hào 4 1 3 Cao Hồng Hạnh 5 0 4 Trần Minh Phương 8 1 5 Trương Thị Miền 5 1 6 Trịnh Văn Nam 4 0 7 Hoàng Tiến Thịnh 4 0 8 Vũ Tuấn Hiệp 3 1 9 Bùi Đức Long 7 0 10 Hà Văn Liêm 4 0 Tổng cộng 50 5,8 7,25 7,21 4  Khối lượng thải bỏ (người/kg) Loại bóng đèn Khối lượng 1 bóng đèn – (X) (chiếc/kg) Lượng sử dụng – (Y) (người/chiếc/năm) Khối lượng thải bỏ - (X.Y) (người/kg/năm) Tổng lượng thải bỏ của cả phường (kg/năm) Đèn Led tiết kiệm điện 0,052 0,006 177 Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) 0,233 0,033 976 Đèn huỳnh quang Compact 0,096 0,013 384 Đèn sợi đốt 0,035 0,0028 83 Loại bóng đèn Lượng sử dụng (Chiếc/năm) Phần trăm (%) Đèn Led tiết kiệm điện 5,8 23,9 Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) 7,25 29,9 Đèn huỳnh quang Compact 7,21 29,7 Đèn sợi đốt 4 16,5 Tổng cộng 24,26 100 23.9 29.9 29.7 16.5 Tỷ lệ sử dụng và thải bỏ bóng đèn huỳnh quang tại phường Phú Diễn Đèn Led tiết kiệm điện Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) Đèn huỳnh quang Compact Đèn sợi đốt TỔNG CỘNG 1620 4. Phường Đông Ngạc a Pin & ắc quy thải  Tỷ lệ sử dụng và thải bỏ: STT Tên chủ hộ Số người trong hộ (Người) Số lượng và thời gian Pin AA (Chiếc/năm) Pin AAA (Chiếc/năm) Pin Đại (Chiếc/năm) Ắc quy xe máy Thời gian thực Quy đổi ra 1 năm 1 Nguyễn Thành Luân 3 5 6 2 1 bình/ 3 năm 0,3 bình/ 1 năm 2 Hoàng Đình Hưng 4 7 2 0 2 bình/ 4 năm 0,5 bình/ 1 năm 3 Lại Minh Tâm 6 8 3 4 3 bình/ 6 năm 0,5 bình/ 1 năm 4 Đinh Đức Thiện 5 4 6 2 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 5 Nguyễn Hoàng Tùng 4 9 3 4 2 bình/ 2 năm 1 bình/ 1 năm 6 Đặng Kim Dung 7 5 8 0 4 bình/ 5 năm 0,8 bình/ 1 năm 7 Nguyễn Diệu Ninh 8 6 4 4 5 bình/ 4 năm 1,25 bình/ 1 năm 8 Phạm Thị Thanh 5 7 8 2 2 bình/ 5 năm 0,4 bình/ 1 năm 9 Lương Thùy Dương 6 10 4 4 3 bình/ 3 năm 1 bình/ 1 năm 10 Đỗ Thị Trang 4 6 4 4 2 bình/ 4 năm 0,5 bình/ 1 năm Tổng cộng 52 67 48 26 6,91 bình/ 1 năm  Khối lượng thải bỏ (người/kg) Loại pin Khối lượng pin – (X) (chiếc/kg) Lượng sử dụng – (Y) (người/chiếc/năm) Khối lượng thải bỏ - (X.Y) (người/kg/năm) Tổng lượng thải bỏ của cả phường (kg/năm) Pin AA 0,031 0,04 951 Pin AAA 0,0115 0,01 238 Pin đại 0,127 0,06 1426 Ắc quy 3,82 0,51 12120 TỔNG CỘNG 14735 Loại pin Lượng sử dụng (Chiếc/năm) Phần trăm (%) Pin AA 67 46,2 Pin AAA 48 33,1 Pin Đại 26 17,9 Ắc quy 6,91 4,8 Tổng cộng 144,91 100 b. Bóng đèn huỳnh quang thải STT Tên chủ hộ Số người trong hộ (Người) Số lượng/thời gian (chiếc/năm) Đèn Led tiết kiệm điện Bóng đèn tuýp 1,2m (Led tube) Đèn huỳnh quang Compact Đèn sợi đốt 1 Nguyễn Thành Luân 3 0 2 Hoàng Đình Hưng 4 0 3 Lại Minh Tâm 6 1 4 Đinh Đức Thiện 5 0 5 Nguyễn Hoàng Tùng 4 0 6 Đặng Kim Dung 7 0 7 Nguyễn Diệu Ninh 8 0 8 Phạm Thị Thanh 5 0 9 Lương Thùy Dương 6 0 10 Đỗ Thị Trang 4 0 Tổng cộng 52 6,6 7,75 7,91 1  Khối lượng thải bỏ (người/kg) Loại bóng đèn Khối lượng 1 bóng đèn – (X) (chiếc/kg) Lượng sử dụng – (Y) (người/chiếc/năm) Khối lượng thải bỏ - (X.Y) (người/kg/năm) Tổng lượng thải bỏ của cả phường Đèn Led tiết kiệm điện 0,052 0,0066 157 Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) 0,233 0,035 832 Đèn huỳnh quang Compact 0,096 0,014 333 Đèn sợi đốt 0,035 0,0067 159 Loại bóng đèn Lượng sử dụng (Chiếc/năm) Phần trăm (%) Đèn Led tiết kiệm điện 6,6 28,4 Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) 7,75 33,3 Đèn huỳnh quang Compact 7,91 34 Đèn sợi đốt 1 4,3 Tổng cộng 23,26 100 28.4 33.3 34 4.3 Tỷ lệ sử dụng và thải bỏ bóng đèn huỳnh quang tại phường Đông Ngạc Đèn Led tiết kiệm điện Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) Đèn huỳnh quang Compact Đèn sợi đốt TỔNG CỘNG 1481 5. Phường Xuân Đỉnh a Pin & ắc quy thải  Tỷ lệ sử dụng và thải bỏ: STT Tên chủ hộ Số người trong hộ (Người) Số lượng và thời gian Pin AA (Chiếc/năm) Pin AAA (Chiếc/năm) Pin Đại (Chiếc/năm) Ắc quy xe máy Thời gian thực Quy đổi ra 1 năm 1 Nguyễn Minh Tuấn 7 6 6 5 2 bình/ 5 năm 0,4 bình/ 1 năm 2 Trương Thị Yến 4 7 4 4 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 3 Nguyễn Thị Thúy 4 8 2 4 1 bình/ 4 năm 0,25 bình/ 1 năm 4 Bùi Minh Đức 5 4 5 4 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 5 Phạm Phương Anh 3 4 3 2 1 bình/ 5 năm 0,2 bình/ 1 năm 6 Nguyễn Thị Đào 5 8 2 3 2 bình/ 4 năm 0,5 bình/ 1 năm 7 Đặng Xuân Trường 4 3 4 0 2 bình/ 5 năm 0,4 bình/ 1 năm 8 Đỗ Hồng Hạnh 3 2 4 4 1 bình/ 3 năm 0,3 bình/ 1 năm 9 Lê Trung Kiên 7 4 7 2 3 bình/ 3 năm 1 bình/ 1 năm 10 Lê Văn Lợi 4 5 2 2 2 bình/ 6 năm 0,3 bình/ 1 năm Tổng cộng 46 51 39 30 4,69 bình/ năm  Khối lượng thải bỏ (người/kg) Loại pin Khối lượng pin – (X) (chiếc/kg) Lượng sử dụng – (Y) (người/chiếc/năm) Khối lượng thải bỏ - (X.Y) (người/kg/năm) Tổng lượng thải bỏ của cả phường (kg/năm) Pin AA 0,031 0,034 1188 Pin AAA 0,0115 0,00975 341 Pin đại 0,127 0,08 2795 Ắc quy 3,82 0,389 13590 TỔNG CỘNG 17914 Loại pin Lượng sử dụng (Chiếc/năm) Phần trăm (%) Pin AA 51 40,9 Pin AAA 39 31,3 Pin Đại 30 24,1 Ắc quy 4,69 3,7 Tổng cộng 124,69 100 b. Bóng đèn huỳnh quang thải STT Tên chủ hộ Số người trong hộ (Người) Số lượng/thời gian (chiếc/năm) Đèn Led tiết kiệm điện Bóng đèn tuýp 1,2m (Led tube) Đèn huỳnh quang Compact Đèn sợi đốt 1 Nguyễn Minh Tuấn 7 0 2 Trương Thị Yến 4 0 3 Nguyễn Thị Thúy 4 0 4 Bùi Minh Đức 5 0 5 Phạm Phương Anh 3 0 6 Nguyễn Thị Đào 5 0 7 Đặng Xuân Trường 4 0 8 Đỗ Hồng Hạnh 3 0 9 Lê Trung Kiên 7 0 10 Lê Văn Lợi 4 0 Tổng cộng 46 5,8 7,5 6,88 0  Khối lượng thải bỏ (người/kg) Loại bóng đèn Khối lượng 1 bóng đèn – (X) (chiếc/kg) Lượng sử dụng – (Y) (người/chiếc/năm) Khối lượng thải bỏ - (X.Y) (người/kg/năm) Tổng lượng thải bỏ của cả phường (kg/năm) Đèn Led tiết kiệm điện 0,052 0,00655 227 Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) 0,233 0,038 1328 Đèn huỳnh quang Compact 0,096 0,014 489 Đèn sợi đốt 0,035 0 0 Loại bóng đèn Lượng sử dụng (Chiếc/năm) Phần trăm (%) Đèn Led tiết kiệm điện 5,8 28,7 Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) 7,5 37,2 Đèn huỳnh quang Compact 6,88 34,1 Đèn sợi đốt 0 0 Tổng cộng 20,18 100 28.7 37.2 34.1 0 Tỷ lệ sử dụng và thải bỏ bóng đèn huỳnh quang tại phường Xuân Đỉnh Đèn Led tiết kiệm điện Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) Đèn huỳnh quang Compact Đèn sợi đốt TỔNG CỘNG 2044 6. Phường Tây Tựu a Pin & ắc quy thải  Tỷ lệ sử dụng và thải bỏ: STT Tên chủ hộ Số người trong hộ (Người) Số lượng và thời gian Pin AA (Chiếc/năm) Pin AAA (Chiếc/năm) Pin Đại (Chiếc/năm) Ắc quy xe máy Thời gian thực Quy đổi ra 1 năm 1 Nguyễn Minh Tụy 6 8 6 4 3 bình/ 3 năm 1 bình/ 1 năm 2 Phạm Việt Đăng 4 7 5 4 2 bình/ 4 năm 0,5 bình/ 1 năm 3 Đậu Thị Hà 5 4 2 2 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 4 Trần Minh Dương 5 6 4 4 3 bình/ 5 năm 0,6 bình/ 1 năm 5 Phạm Minh Hoàng 7 10 6 6 3 bình/ 3 năm 1 bình/ 1 năm 6 Lưu Hà Trang 3 7 7 6 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 7 Lê Quỳnh An 4 6 3 5 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 8 Phan Thúy Quỳnh 5 7 5 3 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 9 Nguyễn Thị Hương 5 6 6 4 3 bình/ 6 năm 0,5 bình/ 1 năm 10 Trần Thế Hoàn 4 5 2 0 2 bình/ 4 năm 0,5 bình/ 1 năm Tổng cộng 48 66 46 38 6,78 bình/ năm  Khối lượng thải bỏ (người/kg) Loại pin Khối lượng pin – (X) (chiếc/kg) Lượng sử dụng – (Y) (người/chiếc/năm) Khối lượng thải bỏ - (X.Y) (người/kg/năm) Tổng lượng thải bỏ của cả phường (kg/năm) Pin AA 0,031 0,043 1099 Pin AAA 0,0115 0,011 281 Pin đại 0,127 0,1 2555 Ắc quy 3,82 0,54 13795 TỔNG CỘNG 17730 Loại pin Lượng sử dụng (Chiếc/năm) Phần trăm (%) Pin AA 66 42,1 Pin AAA 46 29,3 Pin Đại 38 24,2 Ắc quy 6,78 4,4 Tổng cộng 156,78 100 b. Bóng đèn huỳnh quang thải STT Tên chủ hộ Số người trong hộ (Người) Số lượng/thời gian (chiếc/năm) Đèn Led tiết kiệm điện Bóng đèn tuýp 1,2m (Led tube) Đèn huỳnh quang Compact Đèn sợi đốt 1 Nguyễn Minh Tụy 6 2 2 Phạm Việt Đăng 4 0 3 Đậu Thị Hà 5 0 4 Trần Minh Dương 5 0 5 Phạm Minh Hoàng 7 1 6 Lưu Hà Trang 3 0 7 Lê Quỳnh An 4 0 8 Phan Thúy Quỳnh 5 0 9 Nguyễn Thị Hương 5 0 10 Trần Thế Hoàn 4 1 Tổng cộng 48 4,6 6,75 7,21 4  Khối lượng thải bỏ (người/kg) Loại bóng đèn Khối lượng 1 bóng đèn – (X) (chiếc/kg) Lượng sử dụng – (Y) (người/chiếc/năm) Khối lượng thải bỏ - (X.Y) (người/kg/năm) Tổng lượng thải bỏ của cả phường (kg/năm) Đèn Led tiết kiệm điện 0,052 0,005 128 Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) 0,233 0,033 843 Đèn huỳnh quang Compact 0,096 0,0144 368 Đèn sợi đốt 0,035 0,003 77 Loại bóng đèn Lượng sử dụng (Chiếc/năm) Phần trăm (%) Đèn Led tiết kiệm điện 4,6 20,4 Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) 6,75 29,9 Đèn huỳnh quang Compact 7,21 32 Đèn sợi đốt 4 17,7 Tổng cộng 22,56 100 20.4 29.932 17.7 Tỷ lệ sử dụng và thải bỏ bóng đèn huỳnh quang tại phường Tây Tựu Đèn Led tiết kiệm điện Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) Đèn huỳnh quang Compact Đèn sợi đốt TỔNG CỘNG 1416 7. Phường Minh Khai a Pin & ắc quy thải  Tỷ lệ sử dụng và thải bỏ: STT Tên chủ hộ Số người trong hộ (Người) Số lượng và thời gian Pin AA (Chiếc/năm) Pin AAA (Chiếc/năm) Pin Đại (Chiếc/năm) Ắc quy xe máy Thời gian thực Quy đổi ra 1 năm 1 Ngô Văn Tuấn 3 4 6 0 1 bình/ 5 năm 0,2 bình/ 1 năm 2 Đinh Mạnh Tĩnh 7 6 6 2 4 bình/ 4 năm 1 bình/1 năm 3 Lương Xuân Sinh 4 8 5 4 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 4 Phạm Minh Phương 4 6 7 4 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 5 Tống Xuân Lợi 5 8 3 2 2 bình/ 4 năm 0,5 bình/ 1 năm 6 Hoàng Hạnh Linh 4 7 5 3 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 7 Nguyễn Văn Thương 6 9 6 4 3 bình/ 4 năm 0,75 bình/ 1 năm 8 Mai Thu Giang 4 3 5 0 1 bình/ 2 năm 0,5 bình/ 1 năm 9 Phạm Xuân Quân 5 6 4 4 2 bình/ 3 năm 0,67 bình/ 1 năm 10 Cao Văn Hòa 3 5 2 2 2 bình/ 5 năm 0,4 bình/ 1 năm Tổng cộng 45 62 49 25 6,03 bình/ năm  Khối lượng thải bỏ (người/kg) Loại pin Khối lượng pin – (X) (chiếc/kg) Lượng sử dụng – (Y) (người/chiếc/năm) Khối lượng thải bỏ - (X.Y) (người/kg/năm) Tổng lượng thải bỏ của cả phường (kg/năm) Pin AA 0,031 0,043 1540 Pin AAA 0,0115 0,0125 448 Pin đại 0,127 0,07 2508 Ắc quy 3,82 0,511 18305 TỔNG CỘNG 22801 Loại pin Lượng sử dụng (Chiếc/năm) Phần trăm (%) Pin AA 62 43,7 Pin AAA 49 34,5 Pin Đại 25 17,6 Ắc quy 6,03 4,2 Tổng cộng 142,03 100 b. Bóng đèn huỳnh quang thải STT Tên chủ hộ Số người trong hộ (Người) Số lượng/thời gian (chiếc/năm) Đèn Led tiết kiệm điện Bóng đèn tuýp 1,2m (Led tube) Đèn huỳnh quang Compact Đèn sợi đốt 1 Ngô Văn Tuấn 3 0 2 Đinh Mạnh Tĩnh 7 0 3 Lương Xuân Sinh 4 0 4 Phạm Minh Phương 4 0 5 Tống Xuân Lợi 5 1 6 Hoàng Hạnh Linh 4 0 7 Nguyễn Văn Thương 6 0 8 Mai Thu Giang 4 0 9 Phạm Xuân Quân 5 0 10 Cao Văn Hòa 3 0 Tổng cộng 45 6 7 7,91 1  Khối lượng thải bỏ (người/kg) Loại bóng đèn Khối lượng 1 bóng đèn – (X) (chiếc/kg) Lượng sử dụng – (Y) (người/chiếc/năm) Khối lượng thải bỏ - (X.Y) (người/kg/năm) Tổng lượng thải bỏ của cả phường (kg/năm) Đèn Led tiết kiệm điện 0,052 0,007 251 Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) 0,233 0,036 1290 Đèn huỳnh quang Compact 0,096 0,017 609 Đèn sợi đốt 0,035 0,0078 279 Loại bóng đèn Lượng sử dụng (Chiếc/năm) Phần trăm (%) Đèn Led tiết kiệm điện 6 27,4 Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) 7 31,9 Đèn huỳnh quang Compact 7,91 36,1 Đèn sợi đốt 1 4,6 Tổng cộng 21,91 100 27.4 31.9 36.1 4.6 Tỷ lệ sử dụng và thải bỏ bóng đèn huỳnh quang tại phường Minh Khai Đèn Led tiết kiệm điện Đèn tuýp 1,2m (Led Tube) Đèn huỳnh quang Compact Đèn sợi đốt TỔNG CỘNG 2429 E. TỔNG HỢP KẾT QUẢ VỀ KHỐI LƯỢNG PHÁT THẢI STT TÊN PHƯỜNG KHỐI LƯỢNG PIN THẢI (kg/năm) KHỐI LƯỢNG BÓNG ĐÈN THẢI (kg/năm) 1 Cổ Nhuế 1 22476 2170 2 Cổ Nhuế 2 30801 2770 3 Phú Diễn 15667 1620 4 Đông Ngạc 14735 1481 5 Xuân Đỉnh 17914 2044 6 Tây Tựu 17730 1416 7 Minh Khai 22801 2429

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdang_anh_tien_7888_2085155.pdf
Luận văn liên quan