Trường hợp năm nước trung bình (P=50%): Lượng nước được phân bổ cho
toàn vùng giai đoạn 2020 – 2030, với tần suất nước đến 50% lần lượt theo các năm
tương ứng là 506,16 – 484,64 triệu m3/năm. Cụ thể: Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc
Đáy với lượng nước phân bổ từ 47,56 – 45,48 triệu m3/năm. Tiểu vùng Tả Nhuệ
Bắc Châu lượng nước phân bổ từ 89,32 – 91,71 triệu m3/năm. Tiều vùng Phủ Lý
được cấp nước từ sông Đáy với lượng nước phân bổ 43,30 – 44,49 triệu m3/năm,
tiểu vùng hạ lưu Đáy với lượng nước phân bổ từ 200,38 – 188,79 triệu m3/năm và
tiểu vùng Châu Giang được cấp nước chính từ sông Châu Giang với lượng nước
được phân bổ từ 242,29 – 226,55 triệu m3/năm.
+ Trường hợp năm nước ít (P=85%): Lượng nước được phân bổ cho toàn
vùng giai đoạn 2020 – 2030, với tần suất nước đến 85% lần lượt theo các năm
tương ứng là 490,21 – 476,05 triệu m3/năm. Cụ thể: Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc
Đáy được với lượng nước phân bổ từ 47,56 – 45,48 triệu m3/năm. Tiểu vùng Tả
Nhuệ Bắc Châu với lượng nước phân bổ từ 89,32 – 91,71 triệu m3/năm. Tiều vùng
Phủ Lý được cấp nước từ sông Đáy với lượng nước phân bổ 43,30 – 44,49 triệu
m3/năm, tiểu vùng hạ lưu Đáy với lượng nước phân bổ từ 125,60 – 114,18 triệu
m3/năm và tiểu vùng Châu Giang được cấp nước chính từ sông Châu Giang với
lượng nước được phân bổ từ 184,43 – 180,19 triệu m3/năm
85 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt cho các ngành dùng nước tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an đo Yếu tố đo
Vĩ độ Kinh độ
1 Phủ Lý Phủ Lý, Hà Nam 20,5 105,9 1960 - nay X, Tkk, Z
2 Nam Định Đình Phùng, Nam Định 20,4 106,17 1936 - nay X, Tkk, Z
3 Văn Lý Văn Lý, Hải Hậu, Nam Định 20,19 106,31 1959 - nay X, Tkk, Z
4 Hưng Yên Minh Khai, Hưng Yên 20,6 106,05 1985 - nay X, Tkk, Z
5 Chợ Cháy Đồng Tân, Ứng Hòa, Hà Nội 20,7 105,84 1977 - nay X, Tkk, Z
6 Ba Sao Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam 20,53 105,82 1990 - nay X, Tkk, Z
7 Hà Nam Thanh Châu, Phủ Lý, Hà Nam 20,33 105,55 1990 - nay X, Tkk, Z
8 Vụ Bản Cộng Hòa, Vụ Bản, Nam Định 20,38 106,06 1961 - nay X
9 Hương Sơn Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội 20,6 107,78 1978 - nay X
Ghi chú: X: mưa Tkk: nhiệt độ không khí Z: bốc thoát hơi nước
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
- Đặc điểm phân bổ mưa
Kế thừa kết quả tính toán mô hình MIKE NAM của Dự án Quy hoạch tài
nguyên nước tỉnh Hà Nam tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, tổng lượng
tài nguyên nước mưa sinh dòng chảy của khu vực như sau:
36
Bảng 3.2. Tổng lượng tài nguyên nước mưa sinh dòng chảy hiện trạng (triệu m3/năm)
Tên vùng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 2,24 1,61 2,30 6,58 5,70 8,30 16,26 16,75 15,70 6,25 5,87 2,96 90,48
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 3,16 2,28 4,34 10,04 15,15 9,74 18,45 20,78 23,53 10,85 10,40 4,63 133,34
Tiểu vùng Phủ Lý 1,15 0,83 1,55 4,89 3,79 5,37 9,54 8,71 7,10 3,47 3,43 1,74 51,55
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 5,35 3,85 6,86 14,88 16,59 23,44 39,39 33,64 36,87 16,36 14,90 6,97 219,10
Tiểu vùng Châu Giang 10,18 7,33 11,33 26,39 35,78 33,87 62,15 60,17 58,51 31,39 30,28 12,85 380,22
Bảng 3.3. Tổng lượng tài nguyên nước mưa sinh dòng chảy với tần suất 50% (triệu m3/năm)
Tên vùng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 2,215 1,591 1,727 1,582 8,227 6,847 9,759 11,612 17,528 17,089 3,431 2,781 84,39
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 3,362 2,389 2,326 2,468 10,181 11,297 8,612 13,646 22,713 19,810 4,083 3,339 104,23
Tiểu vùng Phủ Lý 1,210 0,891 0,990 1,010 3,833 1,878 4,307 6,946 9,318 8,051 1,738 1,418 41,59
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 5,012 3,537 3,194 2,719 30,934 16,499 25,240 38,898 28,831 24,048 7,193 5,428 191,53
Tiểu vùng Châu Giang 9,639 6,756 6,925 7,645 31,136 35,735 31,093 52,795 67,644 71,845 13,679 11,088 345,98
Bảng 3.4. Tổng lượng tài nguyên nước mưa sinh dòng chảy với tần suất 85% (triệu m3/năm)
Tên vùng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 2,195 1,576 1,519 1,304 5,606 4,794 6,576 8,669 13,612 12,918 2,808 2,292 63,87
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 2,636 1,893 1,668 1,547 6,003 6,764 4,821 9,109 16,176 13,972 3,182 2,604 70,37
Tiểu vùng Phủ Lý 1,119 0,804 0,793 0,765 2,823 1,406 3,267 5,635 8,043 6,568 1,521 1,243 33,99
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 4,053 2,875 2,532 1,998 23,517 11,495 17,328 29,148 22,276 17,665 5,120 3,990 142,00
Tiểu vùng Châu Giang 8,750 6,283 5,534 5,215 19,687 22,356 17,911 36,862 49,037 52,021 10,783 8,797 243,24
37
Qua tính toán cho thấy tổng lượng nước mưa trên địa bàn Tỉnh Hà Nam khá lớn
với tổng lượng trung bình năm là 1,33 tỷ m3/năm, trong đó lượng mưa lớn nhất là tiểu
vùng Châu Giang với 300,49 triệu m3 chiếm tới 22,5 % toàn tỉnh, tiếp đến là tiểu
vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy và tiểu vùng Tả Đáy – Bắc Châu chiếm 19,65 % tổng
lượng mưa toàn tỉnh với 261,92 triệu m3, tiểu vùng Hạ lưu sông Đáy với trung bình
146,61 triệu m3, tiểu vùng Phủ Lý chỉ chiếm 10,99% lượng mưa toàn tỉnh Hà Nam.
Lượng mưa trên địa bàn tỉnh Hà Nam phân bố không đều giữa 2 mùa mưa và
khô, lượng mưa mùa mưa chiếm 83 – 84% tổng lượng mưa cả năm trong khi mùa
khô chỉ chiếm 16 – 17%.
38
Bảng 3.5. Phân phối lượng mưa theo tháng, mùa
Tên trạm Năm (mm)
Lượng mưa các tháng mùa mưa Lượng mưa các tháng mùa khô
5 6 7 8 9 10 Mùa mưa 11 12 1 2 3 4 Mùa khô
Hưng Yên
X (mm) 1462.5 189.4 195.3 207 239.6 231.5 140.2 1203 73.2 18.9 20.8 22.4 48.8 75.4 259.5
Tỷ lệ (%) 100 16 16 17 20 19 12 82 28 7 8 9 19 29 18
Chợ Cháy
X (mm) 1624 200.5 218.7 273.1 261.5 244.4 155.4 1353.6 89.6 30.3 21.1 19.1 39.2 71.1 270.4
Tỷ lệ (%) 100 15 16 20 19 18 11 83 33 11 8 7 14 26 17
Ba Sao
X (mm) 1820.6 226.6 209.2 269 330.7 300.7 182.3 1518.5 96 38.1 24.8 18.6 46.4 78.2 302.1
Tỷ lệ (%) 100 15 14 18 22 20 12 83 32 13 8 6 15 26 17
Hà Nam
X (mm) 1700 210.8 221 249.4 286.9 288.2 165.4 1421.7 78.5 31.7 24.7 22.8 51.1 69.5 278.3
Tỷ lệ (%) 100 15 16 18 20 20 12 84 28 11 9 8 18 25 16
Triều
Dương
X (mm) 1458.6 174.3 193 221.2 231.2 237 145.8 1202.5 70.6 19.8 22.3 23.7 46.5 73.2 256.1
Tỷ lệ (%) 100 14 16 18 19 20 12 82 28 8 9 9 18 29 18
Nam Định
X (mm) 1645.4 198.9 173.1 248.2 270.7 293.5 202.6 1387 65 24.1 21.3 27.9 47.8 72.3 258.4
Tỷ lệ (%) 100 14 12 18 20 21 15 84 25 9 8 11 18 28 16
39
3.1.2. Tài nguyên nước mặt
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam chỉ có trạm thủy văn Phủ Lý đang hoạt động, ngoài
ra vùng lân cận có một số trạm thủy văn quan trắc trên các sông chính như sông
Đáy và sông Hồng chảy qua địa bàn tỉnh.
Bảng 3.6.Danh sách trạm thủy văn trên địa bàn tỉnh
STT Trạm Sông Kinh, vĩ độ Tỉnh/TP
Thời
gian đo
Yếu tố đo
1 Phủ Lý Đáy 21.51; 105.91 Hà Nam 1960-nay H
2
Hưng
Yên
Hồng 20.50; 105.71
Hưng
Yên
1961-nay H
Hình 3.1. Bản đồ phân bố trạm khí tượng – thủy văn trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Đặc trưng dòng chảy
Tỉnh Hà Nam có các sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ.
40
Đây cũng là 02 con sông chính cung cấp nước tưới và nơi nhận nước tiêu chính của
tỉnh, ngoài ra trong nội tỉnh còn có các sông như sông Châu Giang, sông Sắt...
Dòng chảy sông Đáy chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ mưa, Lượng nước từ
tháng VI- tháng X (mùa lũ) chiếm khoảng 80% lượng nước cả năm, riêng tháng IX
chiếm khoảng 20%, Tổng lượng nước toàn năm của thượng nguồn sông Đáy về tới
Phủ Lý đạt khoảng 1,56 - 1,69 tỷ m3, Đoạn sông Đáy chảy qua tỉnh Hà Nam còn
chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều của Vịnh Bắc Bộ.
Trong 10 năm gần đây, công trình thuỷ điện Hoà Bình đã tích nước mùa lũ và
phát điện, mùa kiệt lượng nước xả xuống hạ lưu tăng thêm so với trạng thái tự nhiên
trước 1987 hàng tháng khoảng 100m3/s, như vậy phần hạ lưu sông Đáy cũng được
hưởng thêm khoảng 20 m3/s, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước của
tỉnh Hà Nam, tuy nhiên, mực nước trên các triền sông của tỉnh cũng không tưới tự
chảy được mà phải dùng bơm hay đập để tạo nguồn.
Các con sông nội tỉnh như sông Châu, sông Sắt không có nguồn sinh thuỷ, mà
chủ yếu là lượng nước mưa và dòng chảy hồi quy của các khu tưới lấy nước từ sông
Đáy, sông Hồng, thông qua các cống Tắc Giang, cống phủ Lý và các trạm bơm,
dòng chảy ở các sông này phụ thuộc vào việc lấy nước của các công trình thuỷ lợi
trong tỉnh.
Mùa lũ của sông Hồng và sông Đáy đều thống nhất từ tháng VI đến hết tháng
X, lũ chính vụ trên sông Hồng thường từ 15/VII đến 15/VIII có năm muộn đến cuối
tháng VIII, lũ sông Đáy có phần chịu ảnh hưởng của chế độ bão gió Miền Trung,
thường có mưa nhiều vào tháng IX nên đỉnh lũ chính vụ thường xuất hiện cuối
tháng VIII đầu tháng IX. Khả năng mực nước đỉnh lũ không gặp nhau giữa sông
Hồng và sông Đáy là 55,3%, nếu lũ sông Đáy gặp ở sườn lũ trước sông Hồng là
5,3%, gặp ở sườn sau là 10%, lũ sông Hồng kéo dài nhiều ngày do lũ tổng hợp trên
diện rộng, mực nước lớn nhất xuất hiện trên sông Hồng tại Hưng Yên là 8,56m
(1971), tại Nam Định là 5,77m (1971).
Những năm lũ lớn sông Đáy gặp lũ lớn sông Hồng thì tiêu thoát lũ cho nội
đồng khó khăn, nếu lũ sông Đáy không lớn thì việc tiêu thoát của Hà Nam cũng khó
khăn do nước lũ từ sông Hồng qua sông Đào Nam Định đổ vào sông Đáy gây dềnh
nước đoạn Phủ Lý (Hà Nam) đến Ý Yên (Nam Định).
41
Kế thừa kết quả tính toán của dự án Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Nam
đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 có thể thấy tổng lượng nước trên địa bàn
tỉnh Hà Nam khá dồi dào vào khoảng 58,13 tỷ m3, trong đó lượng nước nội sinh chỉ
chiếm 1,26% tổng lượng nước, lượng nước sông Hồng chảy qua chiếm 80,94% tổng
lượng nước, còn lại là các sông khác.
Bảng 3.7. Tổng lượng nước trên địa bàn tỉnh
STT Các nguồn nước Wo (tỷ m3)
1 Lượng nước nội sinh 0,731
2 Lượng nước từ sông Đáy 5,97
3 Lượng nước từ sông Nhuệ 3,38
4 Lượng nước từ sông Châu Giang 1,0
5 Lượng nước từ sông Hồng 47,05
3.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước
Trong luận văn này xem xét nhu cầu với 5 hộ ngành sử dụng nước chính, chủ
yếu và lớn nhất bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, thủy sản và dịch vụ.
3.2.1. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu tính toán nhu cầu sử dụng nước
Trong nghiên cứu luận văn này, lượng nước khai thác, sử dụng cho các mục
đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sản xuất công nghiệp
được tính theo các tiêu chuẩn sau:
a. Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt:
- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt dựa trên TCXDVN 33:2006 Tiêu chuẩn thiết
kế cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình.
Bảng 3.8. Tiêu chuẩn dùng nước của tỉnh Hà Nam
Loại đô thị
Tiêu chuẩn cấp nước
(l/người/ngày)
Tỉ lệ được cấp nước
(%)
Năm 2020 Năm 2030
Năm
2020
Năm
2030
Đô thị loại I 150 170 100 100
Đô thị loại II, III 150 170 100 100
Đô thị loại IV, V, nông thôn 100 110 100 100
42
b. Tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp
Nhu cầu dùng nước cho công nghiệp bao gồm nước cho sản xuất và nước sử
dụng khác tại các cơ sở công nghiệp. Luận văn sử dụng TCXD 33:2006 để tính toán
lượng nước sử dụng trong công nghiệp.
TCXD 33:2006 đề xuất tiêu chuẩn cấp nước cho KCN như sau: Công nghiệp
sản xuất rượu bia, sữa đồ hộp, chế biến thực phẩm, giấy, dệt: 45 m3/ha/ngày đêm.
Công nghiệp khác: 22 m3/ha/ngày đêm.
c. Tiêu chuẩn cấp nước cho nông nghiệp
Dựa theo tiêu chuẩn TCVN 8641-2011 – Tiêu chuẩn về tưới tiêu nước cho
cây lương thực và cây thực phẩm và hiện trạng phát triển nông nghiệp tỉnh, luận văn
đưa ra kết quả chỉ tiêu cấp nước cho các loại cây trồng như sau:
Bảng 3.9. Mức tưới của các loại cây trồng
Đơn vị: m3/ha/tháng
Cây trồng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Lúa Xuân 1434 861 628 805 1239
Lúa Mùa
497 980 346 45
Màu Đông
682 699 82
Màu Xuân
97 362 776 14
Cây lâu năm 612 40 14 572 882
Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam
- Tiêu chuẩn cấp nước cho chăn nuôi
Nhu cầu dùng nước cho chăn nuôi bao gồm nhu cầu nước cho ăn uống, vệ sinh
chuồng trại, nước tạo môi trường sống. Các loại động vật nuôi phổ biến hiện nay
trên địa bàn tỉnh: Trâu, bò, lợn, dê, gia cầm. Tiêu chuẩn dùng nước cho các loại vật
nuôi (l/con/ngày đêm) được lựa chọn theo TCVN 4454:2012.
Bảng 3.10. Tiêu chuẩn cấp nước cho các loại vật nuôi
TT Loại vật nuôi Định mức (l/con/ngày.đêm)
1 Trâu, bò 60
2 Lợn, dê 20
3 Gia cầm 1
43
- Tiêu chuẩn cấp nước cho thủy sản
Tiêu chuẩn dùng nước cho thủy sản hiện tại chưa có quy phạm tính toán, vì
vậy khi tính toán tham khảo một số tài liệu và các quy trình nuôi thủy sản của các
địa phương. Theo tài liệu hướng dẫn nuôi cá nước ngọt ở Việt Nam của ngành Thuỷ
sản thì tổng chiều sâu nước trong ao phải duy trì khoảng 0,8-1,5 m, một năm nuôi
được 2 vụ cá (mỗi vụ chỉ 5 tháng), mỗi tháng phải thay nước trong ao 1 lần, mỗi lần
khoảng 1/5 đến 1/6 tổng số lượng nước. Do vậy nhu cầu nước cho 1 ha nuôi thủy
sản được lấy vào khoảng 1.600 m3/ha/lần thay nước.
3.2.2. Nhu cầu sử dụng nước các ngành sử dụng nước
a. Nhu cầu nước cho sinh hoạt
Theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012
- 2020; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn đến năm 2020,
tầm nhìn đến 2025 và Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2050; Số liệu niên giám thống kê 2016 của tỉnh Hà Nam, nhu cầu sử
dụng nước sinh hoạt, dịch vụ được tính toán như sau:
Bảng 3.11. Dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, dịch vụ theo tiểu vùng
Đơn vị: triệu m3
Tiểu vùng Năm 2016 Năm 2020 Năm 2030
Toàn tỉnh 36,79 49,51 61,36
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 2,97 4,02 4,97
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 4,35 5,94 7,29
Tiểu vùng Phủ Lý 9,92 13,18 16,45
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 5,87 7,91 9,80
Tiểu vùng Châu Giang 13,68 18,46 22,84
Tổng nhu cầu nước sinh hoạt, dịch vụ đến năm 2030 tăng nhanh lên 61,36
triệu m3. Trong đó tiểu vùng Châu Giang là vùng sử dụng nhiều nước nhất chiếm
khoảng 37,2% năm 2030, tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy có nhu cầu thấp nhất
trong cả tỉnh năm 2030 chỉ chiếm 8,1%.
44
b. Nhu cầu nước cho công nghiệp
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 17 cụm công nghiệp đang hoạt động với
tổng diện tích 356 ha, trong đó hiện có 6 CCN được cấp nước sạch.
Nhu cầu nước cho ngành công nghiệp tỉnh Hà Nam như sau:
Bảng 3.12. Dự báo nhu cầu nước công nghiệp theo tiểu vùng
Đơn vị: triệu m3
Tiểu vùng Năm 2016 Năm 2020 Năm 2030
Toàn tỉnh 22,01 34,55 38,08
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 1,11 1,11 1,11
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 9,48 12,63 16,16
Tiểu vùng Phủ Lý 6,26 9,93 9,93
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 3,69 9,20 9,20
Tiểu vùng Châu Giang 1,47 1,68 1,68
c. Nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp
- Nhu cầu nước tưới cho cây trồng:
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Nam được xác định dựa trên tài
liệu niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2016. Theo báo cáo Quy hoạch phát triển
nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 cho thấy một
phần diện tích lúa, trồng màu giảm do đó nhu cầu nước có xu hướng giảm nhẹ và
đến năm 2030 nhu cầu nước cả tỉnh là 413,71 triệu m3/năm trong đó tiểu vùng Châu
Giang có nhu cầu tưới cao nhất chiếm 41,5% nhu cầu nước tưới cho toàn tỉnh.
Bảng 3.13. Dự báo nhu cầu nước tưới theo tiểu vùng
Đơn vị: triệu m3
Tiểu vùng Năm 2016 Năm 2020 Năm 2030
Toàn tỉnh 486,79 456,03 413,71
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 45,60 44,05 40,92
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 90,75 78,81 76,92
Tiểu vùng Phủ Lý 24,35 23,23 20,83
45
Tiểu vùng Năm 2016 Năm 2020 Năm 2030
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 125,53 118,58 103,28
Tiểu vùng Châu Giang 200,56 191,37 171,76
- Nhu cầu nước cho chăn nuôi:
Với định hướng phát triển ngành nông nghiệp, nhu cầu nước cho chăn nuôi sẽ
có xu hướng tăng đến 9,28 triệu m3/năm vào năm 2020 và đạt 11,13 triệu m3/năm
vào năm 2030.
Bảng 3.14. Dự báo nhu cầu nước chăn nuôi theo tiểu vùng
Đơn vị: triệu m3
Tiểu vùng Năm 2016 Năm 2020 Năm 2030
Toàn tỉnh 8,36 9,28 11,13
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 0,65 0,75 0,96
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 1,04 1,17 1,41
Tiểu vùng Phủ Lý 0,36 0,40 0,48
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 1,27 1,47 1,87
Tiểu vùng Châu Giang 5,04 5,50 6,42
- Nhu cầu nước cho thủy sản
Theo niên giám thống kê của tỉnh Hà Nam năm 2016, diện tích nuôi trồng
thủy sản trên toàn tỉnh: 6.193,3 ha. Theo quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà
Nam đến năm 2025, định hướng 2035 thì diện tích nuôi trồng thủy sản có xu hướng
giảm nên nhu cầu nước giảm mạnh.
Bảng 3.15. Nhu cầu nước cho thủy sản
Đơn vị: triệu m3
Tiểu vùng Năm 2016 Năm 2020 Năm 2030
Toàn tỉnh 82,59 62,55 55,80
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 9,73 7,37 6,58
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 11,62 8,80 7,85
Tiểu vùng Phủ Lý 3,29 2,49 2,22
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 19,40 14,69 13,11
Tiểu vùng Châu Giang 38,55 29,19 26,04
46
3.2.3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước các ngành hiện trạng 2016, 2020
định hướng 2030
Tổng hiện trạng nhu cầu nước trên địa bàn tương đối lớn: khoảng hơn 636,54
triệu m3/năm (năm 2016).
Tổng nhu cầu nước vùng dự báo cho các năm 2020, 2030 tương ứng là 611,92
triệu m3/năm và 580,08 triệu m3/năm. Nhu cầu nước tập trung chủ yếu ở tiểu vùng
Châu Giang, do khu vực này tập trung là vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đây là
ngành có nhu cầu nước cao.
Bảng 3.16. Dự báo nhu cầu nước theo tiểu vùng
Đơn vị: triệu m3
Tiểu vùng Năm 2016 Năm 2020 Năm 2030
Toàn tỉnh 636,55 611,84 580,08
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 60,07 57,23 54,53
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 117,24 107,31 109,63
Tiểu vùng Phủ Lý 44,18 49,21 49,91
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 155,76 151,86 137,26
Tiểu vùng Châu Giang 259,30 246,23 228,75
Dựa theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cơ cấu sử
dụng nước giữa các ngành có sự dịch chuyển nhẹ theo từng giai đoạn, theo hướng
giảm tỉ trọng khai thác nước của ngành nông nghiệp và tăng tỉ trọng khai thác nước
của các ngành khác. Tuy nhiên, nhu cầu nước trong nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế
với tỉ trọng từ 86,26% (năm 2020) đến 82,86% (năm 2030). Nhu cầu nước ngành
công nghiệp có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2016 – 2020 từ 3,46% lên
5,65% (năm 2020).
47
Hình 3.2. Cơ cấu nhu cầu nước tỉnh Hà Nam
Căn cứ vào các thông tin hiện trạng 2016 và các thông tin cho từng giai đoạn
2020 và 2030 của tỉnh Hà Nam trong chương 1 và chương 2 kết hợp với các tiêu
chuẩn dùng nước để tính toán nhu cầu nước. Với mỗi đối tượng dùng nước như sinh
hoạt, công nghiệp, nông nghiệp đều được tính toán chi tiết và phù hợp với hiện
trạng và định hướng phát triển của tỉnh Hà Nam.
Bảng 3.17. Kết quả tính toán nhu cầu nước của các vùng theo thời đoạn tháng
Đơn vị: triệu m3
Tiểu vùng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Năm 2016
Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 8,33 6,15 5,17 6,77 10,12 4,25 5,54 0,39 0,39 5,80 4,66 2,49 60,06
Tả Nhuệ - Bắc Châu 18,58 12,92 10,26 12,66 18,29 8,60 12,86 1,24 1,24 10,09 6,93 3,58 117,25
Tiểu vùng Phủ Lý 6,00 4,49 3,83 4,60 6,30 3,35 4,44 1,38 1,38 3,56 2,77 2,08 44,18
Hạ lưu sông Đáy 26,49 18,34 14,40 17,84 25,97 11,99 17,95 0,90 0,90 10,58 5,98 4,41 155,75
Tiểu vùng Châu Giang 39,45 28,65 23,68 31,06 46,67 19,40 26,82 1,68 1,68 19,25 12,56 8,40 259,30
Năm 2020
Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 8,00 5,64 4,79 6,36 9,65 3,89 5,32 0,50 0,48 5,66 4,64 2,36 57,29
Tả Nhuệ - Bắc Châu 17,96 12,29 9,87 12,14 17,50 8,28 12,55 1,66 1,64 6,60 3,58 3,29 107,36
Tiểu vùng Phủ Lý 6,33 4,71 4,22 4,93 6,61 3,72 4,85 1,98 1,94 4,04 3,29 2,60 49,22
Hạ lưu sông Đáy 25,65 17,40 13,80 17,04 24,77 11,50 17,54 1,56 1,54 10,36 6,12 4,57 151,85
Tiểu vùng Châu Giang 37,73 26,40 22,07 29,29 44,57 17,87 25,74 2,17 2,11 18,28 12,09 7,88 246,20
48
Tiểu vùng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Năm 2030
Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 7,13 5,01 4,37 5,95 9,13 3,53 4,70 0,60 0,58 5,86 5,15 2,54 54,55
Tả Nhuệ - Bắc Châu 16,09 11,17 9,16 11,19 15,93 7,76 11,35 2,09 2,06 10,50 8,14 4,20 204,14
Tiểu vùng Phủ Lý 6,02 4,56 4,21 4,88 6,44 3,75 4,70 2,27 2,22 4,27 3,67 2,92 49,51
Hạ lưu sông Đáy 22,49 15,30 12,30 15,18 21,97 10,28 15,35 1,76 1,73 9,75 6,36 4,79 137,26
Tiểu vùng Châu Giang 33,24 23,34 20,08 27,20 41,79 16,16 22,67 2,62 2,54 17,84 12,93 8,32 228,73
3.3. Ứng dụng mô hình WEAP phân bổ tài nguyên nước mặt
3.3.1. Tính toán cân bằng nước hiện trạng
Theo số liệu thu thập và tính toán tài nguyên nước tỉnh Hà Nam của các ngành,
ước tính năm 2016 toàn tỉnh khai thác khoảng 636,54 triệu m3/năm. Khu vực khai
thác nhiều nước nhất tập trung ở tiểu vùng Châu Giang (bao gồm huyện Lý Nhân,
Bình Lục và một phần huyện Thanh Liêm) đã khai thác 259,29 triệu m3/năm chiếm
40,7% tổng lượng khai thác của cả tỉnh. Tiểu vùng Châu Giang tập trung sản xuất
nông nghiệp của tỉnh nên lượng nước sử dụng từ vùng đạt 244,15 triệu m3/năm chiếm
38,4% tổng lượng khai thác. Tiếp đến là tiểu vùng hạ lưu sông Đáy (địa phận huyện
Kim Bảng và một phần huyện Thanh Liêm) khai thác 155,75 triệu m3/năm (chiếm
24,5% tổng lượng khai thác của tỉnh). Trong 5 tiểu vùng thì tiểu vùng Phủ Lý (chủ
yểu là TP.Phủ Lý) có lượng khai thác nhỏ nhất, vùng tập trung khai thác nước cho
công nghiệp và lượng nước khai thác chỉ chiếm 6,9% tổng lượng khai thác của tỉnh.
Trong số 636,54 triệu m3 nước khai thác, ngành nông nghiệp khai thác khoảng 567,75
triệu m3 (chiếm 89,19%), khu dân cư sử dụng khoảng 37,79 triệu m3 (chiếm 5,94%),
ngành công nghiệp sử dụng khoảng 31,01 triệu m3 (chiếm 4,87%).
Lượng nước khai thác trên địa bàn tỉnh có lượng nước sử dụng cho nông
nghiệp là nhiều nhất, ngành nông nghiệp được cung cấp qua hệ thống các công trình
thủy lợi nên nguồn nước sử dụng của ngành này phụ thuộc hoàn toàn vào nước mặt.
Trong giai đoạn hiện trạng tỷ trọng sử dụng nước của ngành nông nghiệp mặc dù
tỉnh đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu, phát triển công nghiệp nhưng ngành nông
49
nghiệp có ý nghĩa lớn đối với vấn đề an ninh lương thực, truyền thống và phong tục
sản xuất của địa phương ở một số huyện.
Theo kết quả tính toán phân bổ từ mô hình WEAP mức độ đáp ứng nhu cầu sử
dụng nước sinh hoạt, công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 100%, lượng nước khai thác,
sử dụng cho nông nghiệp đạt 97,62%. Trong đó, vùng đang trong tình trạng thiếu
nước cho nông nghiệp là tiểu vùng Châu Giang (có nhu cầu nước tưới trong nông
nghiệp chiếm đến 31,5% nhu cầu nước toàn tỉnh) với tổng lượng nước thiếu 16,45
triệu m3/năm.
Bảng 3.18. Lượng nước thiếu theo các tiểu vùng năm 2016 (triệu m3)
Tiểu vùng
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Phủ Lý 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Châu Giang 9,36 1,97 5,12 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Mặc dù lượng nước trên địa bàn tỉnh dồi dào nhưng tài nguyên nước trong
năm phân bố không đồng đều dẫn đến thiếu nước tại các tháng 1, 2 và 3 tại tiểu
vùng Châu Giang. Vì vậy, việc xây dựng và lựa chọn phương án phân bổ hợp lý
vừa đảm bảo yêu cầu sử dụng nước của các ngành, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế là
hết sức cẩn thiết.
50
Hình 3.3. Tổng hợp lượng nước trên sông và lượng nước thiếu năm 2016
3.3.2. Tính toán cân bằng nước theo các kịch bản, phương án
Luận văn sử dụng mô hình WEAP với các phương án phân bổ ứng với tần suất
lượng nước đến 50% và 85% như đã phân tích ở mục 2.2.2 thu được kết quả phân
bổ chi tiết trên các tiểu vùng theo các tháng. Từ đó, luận văn sẽ xem xét tính hiệu
quả cũng như mức độ thiếu hụt nguồn nước đối với từng phương án.
Các phương án phân bổ cụ thể được thể hiện trong bảng 3.18:
Bảng 3.19. Các phương án phân bổ tài nguyên nước tỉnh Hà Nam
Phương
án
Tần suất
nước đến
Năm
nhu cầu
Điều kiện tính toán
Phương án
1
50% Năm 2020
Năm 2030
100% cho các đối tượng
85%
Phương án
2
50%
Năm 2020
Năm 2030
100% cho sinh hoạt, dịch vụ
95% cho công nghiệp
80% cho nông nghiệp (tưới, chăn nuôi,
thủy sản)
85%
Phương án
3
50%
Năm 2020
Năm 2030
100% cho sinh hoạt, dịch vụ
90% cho công nghiệp, thủy sản, chăn nuôi
80% cho tưới
85%
51
3.3.2.1. Phương án 1: Đảm bảo cấp nước 100% cho các đối tượng sử dụng và
phân bổ theo thứ tự ưu tiên của các ngành
Kết quả tính toán cân bằng nước với phương án đảm bảo cấp nước 100% và
phân bổ theo thứ tự ưu tiên thì lượng nước được đáp ứng đầy đủ cho các ngành
dùng nước sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp, thiếu nước cho nông nghiệp.
- Lượng nước được phân bổ:
+ Trường hợp năm nước trung bình (P=50%): Lượng nước được phân bổ cho
toàn vùng giai đoạn 2020 – 2030, với tần suất nước đến 50% lần lượt theo các năm
tương ứng là 593,39 – 571,05 triệu m3/năm. Cụ thể: Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy
được cấp nước từ sông Đáy với lượng nước phân bổ từ 57,29 – 54,23 triệu m3/năm.
Tiểu vùng Tả Nhuệ Bắc Châu được cấp nước chủ yếu từ sông Châu với lượng nước
phân bổ từ 107,35 – 109,64 triệu m3/năm. Tiểu vùng Phủ Lý được cấp nước từ sông
Đáy với lượng nước phân bổ 49,23 – 49,92 triệu m3/năm, tiểu vùng hạ lưu Đáy với
lượng nước phân bổ từ 151,85 – 137,25 triệu m3/năm và tiểu vùng Châu Giang
được cấp nước chính từ sông Châu Giang với lượng nước được phân bổ từ 227,67 –
219, 71 triệu m3/năm.
+ Trường hợp năm nước ít (P=85%): Lượng nước được phân bổ cho toàn
vùng giai đoạn 2020 – 2030, với tần suất nước đến 85% lần lượt theo các năm
tương ứng là 571,55 – 551,33 triệu m3/năm. Cụ thể: Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc
Đáy được với lượng nước phân bổ từ 57,29 – 54,53 triệu m3/năm. Tiểu vùng Tả
Nhuệ Bắc Châu với lượng nước phân bổ từ 107,35 – 109,64 triệu m3/năm. Tiều
vùng Phủ Lý được cấp nước từ sông Đáy với lượng nước phân bổ 49,23 – 49,92
triệu m3/năm, tiểu vùng hạ lưu Đáy với lượng nước phân bổ từ 151,85 – 137,25
triệu m3/năm và tiểu vùng Châu Giang được cấp nước chính từ sông Châu Giang
với lượng nước được phân bổ từ 205,83 – 199,99 triệu m3/năm.
52
Bảng 3.20. Lượng nước được phân bổ PA1
Tiểu vùng
Tần suất 50% Tần suất 85%
Năm 2020 Năm 2030 Năm 2020 Năm 2030
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 57,29 54,53 57,29 54,53
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 107,35 109,64 107,35 109,64
Tiểu vùng Phủ Lý 49,23 49,92 49,23 49,92
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 151,85 137,25 151,85 137,25
Tiểu vùng Châu Giang 227,67 219,71 205,83 199,99
Tổng 593,39 571,05 571,55 551,33
- Mức độ đáp ứng:
+ Trường hợp năm nước trung bình (P=50%): Trong giai đoạn 2020-2030 tình
trạng thiếu nước xuất hiện trong tháng 1,2 và tháng 3 của ngành nông nghiệp (cấp
nước tưới cho cây trồng) tiểu vùng Châu Giang, mức độ đáp ứng của lượng nước
phân bổ từ 92,47 – 96,05%.
+ Trường hợp năm nước ít (P=85%): Trong giai đoạn 2020 – 2030 tình trạng
thiếu nước xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 4 của ngành nông nghiệp (cấp nước tưới
cho cây trồng) thuộc tiểu vùng Châu Giang, mức độ đáp ứng lượng nước phân bổ từ
83,60 – 87,43%.
Bảng 3.21. Mức độ đáp ứng của lượng nước phân bổ
Vùng
Ngành sử
dụng nước
Giai đoạn
Tần suất 50% Tần suất 85%
% đáp
ứng
Tháng
thiếu
% đáp
ứng
Tháng
thiếu
Tiểu vùng
Châu Giang
Nông nghiệp
(Tưới)
Năm 2020 92,47 1,2,3 83,60 1,2,3,4
Năm 2030 96,05 1,2,3 87,43 1,2,3,4
53
Bảng 3.22. Lượng nước thiếu trên địa bàn tỉnh PA1 năm 2020 – 2030 tần suất 50%
Tiểu vùng
Tháng (triệu m3)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năm 2020
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Phủ Lý 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Châu Giang 7,32 3,81 7,40 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Năm 2030
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Phủ Lý 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Châu Giang 2,83 0,79 5,41 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Hình 3.4. Biểu đồ tổng lượng nước thiếu năm 2020 - 2030 đối với PA1 - 50%
54
Bảng 3.23. Lượng nước thiếu trên địa bàn tỉnh PA1năm 2020 – 2030 tần suất 85%
Tiểu vùng
Tháng (triệu m3)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năm 2020
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Phủ Lý 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Châu Giang 13,7 8,22 10,5 7,94 0 0 0 0 0 0 0 0
Năm 2030
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Phủ Lý 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Châu Giang 9,17 5,19 8,54 5,85 0 0 0 0 0 0 0 0
Hình 3.5. Biểu đồ tổng lượng nước thiếu năm 2020 - 2030 đối với PA1 - 85%
Qua các bảng và biểu đồ trên nhận thấy, với Phương án 1, tổng lượng nước
thiếu trên các tiểu vùng ứng với P=50% xảy ra vào các tháng 1, 2, 3 trong năm lần
55
lượt là 18,53 triệu m3 năm 2020 và 9,03 triệu m3 năm 2030, với P=85% xảy ra từ
tháng 1 đến tháng 4 thì lượng nước thiếu là 40,37 triệu m3 năm 2020 và 28,75 triệu
m3 năm 2030. Lượng nước thiếu trong tương lai tập trung vào tiểu vùng Châu Giang.
3.3.2.1. Phương án 2: Đảm bảo 100% nhu cầu nước sinh hoạt, dịch vụ và
95% nhu cầu cho công nghiệp và 80% cho nông nghiệp các ngành khác
- Lượng nước được phân bổ:
+ Trường hợp năm nước trung bình (P=50%): Lượng nước được phân bổ cho
toàn vùng giai đoạn 2020 – 2030, với tần suất nước đến 50% lần lượt theo các năm
tương ứng là 501,18 – 480,24 triệu m3/năm. Cụ thể: Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy
với lượng nước phân bổ từ 46,80 – 44,78 triệu m3/năm. Tiểu vùng Tả Nhuệ Bắc
Châu lượng nước phân bổ từ 88,96 – 91,60 triệu m3/năm. Tiều vùng Phủ Lý được
cấp nước từ sông Đáy với lượng nước phân bổ 43,51 – 44,71 triệu m3/năm, tiểu
vùng hạ lưu Đáy với lượng nước phân bổ từ 124,45 – 113,14 triệu m3/năm và tiểu
vùng Châu Giang được cấp nước chính từ sông Châu Giang với lượng nước được
phân bổ từ 197,46 – 186,01 triệu m3/năm.
+ Trường hợp năm nước ít (P=85%): Lượng nước được phân bổ cho toàn
vùng giai đoạn 2020 – 2030, với tần suất nước đến 85% lần lượt theo các năm
tương ứng là 486,07 – 472,47 triệu m3/năm. Cụ thể: Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc
Đáy được với lượng nước phân bổ từ 46,8 – 44,78 triệu m3/năm. Tiểu vùng Tả
Nhuệ Bắc Châu với lượng nước phân bổ từ 88,96 – 91,60 triệu m3/năm. Tiều vùng
Phủ Lý được cấp nước từ sông Đáy với lượng nước phân bổ 43,51 – 44,71 triệu
m3/năm, tiểu vùng hạ lưu Đáy với lượng nước phân bổ từ 124,45 – 113,14 triệu
m3/năm và tiểu vùng Châu Giang được cấp nước chính từ sông Châu Giang với
lượng nước được phân bổ từ 182,35 – 178,24 triệu m3/năm.
Bảng 3.24. Lượng nước được phân bổ PA2
Tiểu vùng
Tần suất 50% Tần suất 85%
Năm 2020 Năm 2030 Năm 2020 Năm 2030
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 46,80 44,78 46,80 44,78
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 88,96 91,60 88,96 91,60
Tiểu vùng Phủ Lý 43,51 44,71 43,51 44,71
56
Tiểu vùng
Tần suất 50% Tần suất 85%
Năm 2020 Năm 2030 Năm 2020 Năm 2030
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 124,45 113,14 124,45 113,14
Tiểu vùng Châu Giang 197,46 186,01 182,35 178,24
Tổng 501,18 480,24 486,07 472,47
- Mức độ đáp ứng:
+ Trường hợp năm nước trung bình (P=50%): Trong giai đoạn 2020-2030
tình trạng thiếu nước xuất hiện trong tháng 1 và tháng 3 của ngành nông nghiệp
(cấp nước tưới cho cây trồng) tiểu vùng Châu Giang, mức độ đáp ứng của lượng
nước phân bổ từ 98,29 – 99,04%.
+ Trường hợp năm nước ít (P=85%): Trong giai đoạn 2020 – 2030 tình trạng
thiếu nước xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 4 của ngành nông nghiệp (cấp nước tưới
cho cây trồng) thuộc tiểu vùng Châu Giang, mức độ đáp ứng lượng nước phân bổ từ
90,77 – 94,9% .
Bảng 3.25. Mức độ đáp ứng của lượng nước phân bổ
Vùng
Ngành sử
dụng nước
Giai đoạn
Tần suất 50% Tần suất 85%
% đáp
ứng
Tháng
thiếu
% đáp
ứng
Tháng
thiếu
Tiểu vùng
Châu Giang
Nông nghiệp
(Tưới)
Năm 2020 98,29 1,3 90,77 1,2,3,4
Năm 2030 99,04 3 94,90 1,2,3,4
Bảng 3.26. Lượng nước thiếu trên địa bàn tỉnh PA2 năm 2020 - 2030 tần suất 50%
Tiểu vùng
Tháng (triệu m3)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năm 2020
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Phủ Lý 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
57
Tiểu vùng
Tháng (triệu m3)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Châu Giang 0,11 0 3,33 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Năm 2030
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Phủ Lý 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Châu Giang 0 0 1,8 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Hình 3.6. Biểu đồ tổng lượng nước thiếu năm 2020 - 2030 đối với PA2 - 50%
Bảng 3.27. Lượng nước thiếu trên địa bàn tỉnh PA2 năm 2020 tần suất 85%
Tiểu vùng
Tháng (triệu m3)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năm 2020
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Phủ Lý 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
58
Tiểu vùng
Tháng (triệu m3)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tiểu vùng Châu Giang 6,46 3,23 6,46 2,40 0 0 0 0 0 0 0 0
Năm 2030
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Phủ Lý 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Châu Giang 2,94 0,89 4,94 0,80 0 0 0 0 0 0 0 0
Hình 3.7. Biểu đồ tổng lượng nước thiếu năm 2020 - 2030 đối với PA2 - 85%
Qua bảng và biểu đồ trên nhận thấy, với Phương án 2, tổng lượng nước thiếu
trong tương lai ứng với P=50% là 3,44 triệu m3 vào tháng 1, tháng 3 năm 2020 và
1,8 triệu m3 vào từ tháng 3 năm 2030, với P=85% thì lượng nước thiếu là 18,55
triệu m3 – 9,57 triệu m3 ứng với năm 2020 – 2030 và đều xảy ra từ tháng 1 đến
tháng 4. Cũng như Phương án 1, lượng nước thiếu tập trung trên tiểu vùng Châu
Giang, tuy nhiên, nguồn nước đã đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu sử dụng nước
cho các ngành đặc biệt là các tháng kiệt trong năm.
59
3.3.2.3 Phương án 3: Đảm bảo cấp nước 100% cho sinh hoạt, dịch vụ, 90%
cho công nghiệp, thủy sản và chăn nuôi, 80% cho nhu cầu tưới
- Lượng nước được phân bổ:
+ Trường hợp năm nước trung bình (P=50%): Lượng nước được phân bổ cho
toàn vùng giai đoạn 2020 – 2030, với tần suất nước đến 50% lần lượt theo các năm
tương ứng là 506,16 – 484,64 triệu m3/năm. Cụ thể: Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc
Đáy với lượng nước phân bổ từ 47,56 – 45,48 triệu m3/năm. Tiểu vùng Tả Nhuệ
Bắc Châu lượng nước phân bổ từ 89,32 – 91,71 triệu m3/năm. Tiều vùng Phủ Lý
được cấp nước từ sông Đáy với lượng nước phân bổ 43,30 – 44,49 triệu m3/năm,
tiểu vùng hạ lưu Đáy với lượng nước phân bổ từ 200,38 – 188,79 triệu m3/năm và
tiểu vùng Châu Giang được cấp nước chính từ sông Châu Giang với lượng nước
được phân bổ từ 242,29 – 226,55 triệu m3/năm.
+ Trường hợp năm nước ít (P=85%): Lượng nước được phân bổ cho toàn
vùng giai đoạn 2020 – 2030, với tần suất nước đến 85% lần lượt theo các năm
tương ứng là 490,21 – 476,05 triệu m3/năm. Cụ thể: Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc
Đáy được với lượng nước phân bổ từ 47,56 – 45,48 triệu m3/năm. Tiểu vùng Tả
Nhuệ Bắc Châu với lượng nước phân bổ từ 89,32 – 91,71 triệu m3/năm. Tiều vùng
Phủ Lý được cấp nước từ sông Đáy với lượng nước phân bổ 43,30 – 44,49 triệu
m3/năm, tiểu vùng hạ lưu Đáy với lượng nước phân bổ từ 125,60 – 114,18 triệu
m3/năm và tiểu vùng Châu Giang được cấp nước chính từ sông Châu Giang với
lượng nước được phân bổ từ 184,43 – 180,19 triệu m3/năm.
Bảng 3.28. Lượng nước được phân bổ PA3
Tiểu vùng
Tần suất 50% Tần suất 85%
Năm 2020 Năm 2030 Năm 2020 Năm 2030
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 47,56 45,48 47,56 45,48
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 89,32 91,71 89,32 91,71
Tiểu vùng Phủ Lý 43,30 44,49 43,30 44,49
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 125,60 114,18 125,60 114,18
Tiểu vùng Châu Giang 200,38 188,78 184,43 180,19
Tổng 506,16 484,64 490,21 476,05
60
- Mức độ đáp ứng:
+ Trường hợp năm nước trung bình (P=50%): Trong giai đoạn 2020-2030 tình
trạng thiếu nước xuất hiện trong tháng 1 và tháng 3 của ngành nông nghiệp (cấp
nước tưới cho cây trồng) tiểu vùng Châu Giang, mức độ đáp ứng của lượng nước
phân bổ từ 98,09 – 98,85%.
+ Trường hợp năm nước ít (P=85%): Trong giai đoạn 2020 – 2030 tình trạng
thiếu nước xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 4 của ngành nông nghiệp (cấp nước tưới
cho cây trồng) thuộc tiểu vùng Châu Giang, mức độ đáp ứng lượng nước phân bổ từ
90,28 – 94,36% .
Bảng 3.29. Mức độ đáp ứng của lượng nước phân bổ PA3
Vùng
Ngành sử
dụng nước
Giai đoạn
Tần suất 50% Tần suất 85%
% đáp
ứng
Tháng
thiếu
% đáp
ứng
Tháng
thiếu
Tiểu vùng
Châu Giang
Nông nghiệp
(Tưới)
Năm 2020 98,09 1,3 90,28 1,2,3,4
Năm 2030 98,85 3 94,36 1,2,3,4
Bảng 3.30. Lượng nước thiếu trên địa bàn tỉnh PA3 năm 2020 - 2030 tần
suất 50%
Tiểu vùng
Tháng (triệu m3)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năm 2020
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Phủ Lý 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Châu Giang 0,16 0 3,75 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Năm 2030
61
Tiểu vùng
Tháng (triệu m3)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năm 2020
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Phủ Lý 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Châu Giang 0 0 2,2 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Hình 3.8. Biểu đồ tổng lượng nước thiếu năm 2020 - 2030 đối với PA3 - 50%
Bảng 3.31. Lượng nước thiếu trên địa bàn tỉnh PA3 năm 2020 - 2030 tần
suất 85%
Tiểu vùng
Tháng (triệu m3)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năm 2020
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Phủ Lý 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
62
Tiểu vùng
Tháng (triệu m3)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tiểu vùng Châu Giang 6,46 3,24 6,47 2,41 0 0 0 0 0 0 0 0
Năm 2030
Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Phủ Lý 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu vùng Châu Giang 2,94 0,90 4,94 0,81 0 0 0 0 0 0 0 0
Hình 3.9. Biểu đồ tổng lượng nước thiếu năm 2020 - 2030 đối với PA3 - 85%
Như vậy, thì tổng lượng nước thiếu ứng với P=50% là 3,91 xảy ra vào tháng 1,
tháng 3 năm 2020 và 2,2 triệu m3 xảy ra vào tháng 3 năm 2030, với P=85% thì
lượng nước thiếu là 19,86 – 10,78 triệu m3 xảy ra từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020
– 2030. Cũng như 2 Phương án trên, lượng nước thiếu chỉ xảy ra ở tiểu vùng Châu
Giang, cụ thể là cho tưới, tuy nhiên, lượng nước phân bổ lại không đáp ứng đủ nhu
cầu bằng Phương án 2.
63
Nhận xét kết quả tính toán các phương án:
Kết quả tính toán cho thấy trong điều kiện nước đến trung bình (P=50%) và
lượng nước đến ít nước (P=85%) mức độ thiếu khác nhau và tổng lượng thiếu chỉ
thiếu ở ngành nông nghiệp (cấp nước tưới cho cây trồng).
Phương án 1 đảm bảo cấp nước 100% cho các đối tượng sử dụng và phân bổ
theo thứ tự ưu tiên của các ngành thì tổng lượng nước thiếu ứng với P=50% lần lượt
là 18,53 và 9,03 triệu m3 năm 2020 – 2030, với P=85% thì lượng nước thiếu tương
ứng là 40,37 và 28,75 triệu m3 năm 2020 – 2030. Phương án 2 đảm bảo cấp nước
100% cho sinh hoạt, 95% cho công nghiệp và 80% cho ngành nông nghiệp (phân bổ
theo thứ tự ưu tiên của các ngành) thì tổng lượng nước thiếu ứng với P=50% lần
lượt là 3,44 – 1,8 triệu m3 năm 2020 – 2030, với P=85% thì lượng nước thiếu tương
ứng là 18,55 – 9,57 triệu m3 năm 2020 – 2030. Phương án 3 đảm bảo cấp nước
100% cho sinh hoạt, 90% cho công nghiệp, thủy sản và chăn nuôi, 80% cho nhu cầu
tưới (phân bổ theo thứ tự ưu tiên của các ngành) thì tổng lượng nước thiếu ứng với
P=50% là 3,91 – 2,2 triệu m3 năm 2020 – 2030, với P=85% thì lượng nước thiếu là
19,86 – 10,78 triệu m3 năm 2020 – 2030.
Bảng 3.32. So sánh lượng nước thiếu với từng phương án
Đơn vị: triệu m3
Phương án
Tần suất
P = 50% P = 85%
Năm 2020 Năm 2030 Năm 2020 Năm 2030
Phương án 1 18,53 9,03 40,37 28,75
Phương án 2 3,44 1,8 18,55 9,57
Phương án 3 3,91 2,22 19,86 10,78
Như vậy, với Phương án 2 có nguồn nước đến ứng với tần suất P = 50% thì
lượng nước thiếu là ít nhất, ngoài ra, nhu cầu sử dụng nước các ngành phù hợp với
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trên địa bàn tỉnh giai
64
đoạn 2020, định hướng đến năm 2030, phân bổ cho các ngành dùng nước theo tỷ lệ
và thứ tự ưu tiên.
3.3.3. Lựa chọn phương án phân bổ tài nguyên nước mặt tỉnh Hà Nam
3.3.3.1. Tiêu chí lựa chọn phương án phân bổ
1. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các mục tiêu và định hướng
phát triển kinh tế xã hội của vùng trong kỳ quy hoạch để lựa chọn phương án tối ưu.
2. Căn cứ vào đối tượng ra quyết định phân bổ để đưa ra phương án mang tính
khả thi.
3. Phương án được chọn là phương án tối ưu, mang lại hiệu quả kinh tế lớn
nhất nhưng phải đảm bảo yếu tố an sinh xã hội.
4. Phương án được chọn phải có được sự đồng thuận của các đối tượng sử
dụng nước và các bên liên quan.
3.3.3.2. Phân tích lựa chọn phương án phân bổ
- Tiêu chí 1: Căn cứ vào dự báo xu thế diễn biến của tiềm năng nguồn nước
Theo tiêu chí này, cả 3 phương án đều xét đến các khả năng nguồn nước đến
tương ứng với các tần suất P = 50%, P = 85%. Đối với tiêu chí này, các phương án
đều thỏa mãn.
- Tiêu chí 2: Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, KT-XH, các mục tiêu, định hướng
phát triển kinh tế xã hội để lựa chọn phương án tối ưu.
Theo tiêu chí này, cả 3 phương án đều xét đến các điều kiện kinh tế xã hội của
hiện tại, dựa vào tình hình phát triển KT-XH hiện tại của tỉnh và quy hoạch đến
năm 2020. Đối với tiêu chí này, các phương án đều thỏa mãn.
- Tiêu chí 3: Phương án được chọn là phương án tối ưu, phù hợp định hướng
phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Trong 3 phương án đã xây dựng thì phương án 1 và phương án 2 có phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội hiện tại cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội trong
tương lai, chưa kể vùng bị thiếu nước là tiểu vùng Châu Giang (thiếu nước cho nông
nghiệp), ưu tiên cho những vùng có tầm quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội.
- Tiêu chí 4: Dựa vào kết quả tính toán cân bằng nước theo các phương án.
65
Theo kết quả cân bằng nước tại các tiểu vùng cho thấy , với phương án 1 tỷ lệ
cấp nước 100% cho các ngành thì tổng lượng nước thiếu trong các trường hợp là
khá lớn. Với phương án 2, phương án 3 có xét theo sự chia sẻ nguồn nước và định
hướng kinh tế - xã hội, lượng nước thiếu giảm đi đáng kể, tuy nhiên lượng nước
thiếu phương án 2 giảm nhiều hơn so với phương án 3. Đối với tiêu chí này, phương
án 2 được chọn.
Bảng 3.33. Tổng hợp lựa chọn phương án theo các tiêu chí lựa chọn
Tiêu chí lựa chọn
Phương án phân bổ nguồn nước
PA 1 PA 2 PA 3
Tiêu chí 1 x x x
Tiêu chí 2 x x x
Tiêu chí 3 x x
Tiêu chí 4 x
Nhận xét: Quy những phân tích nêu tên, có thế thấy phương án 2 là phương án
thỏa mãn nhiều tiêu chí nhất (4/4 tiêu chí) do vậy để đảm bảo cấp nước cho các đối
tượng sử dụng nước theo điều kiện kinh tế - xã hội, định hướng phát triển kinh tế và
sự phân bổ lượng nước giữa các ngành thì luận văn lựa chọn phương án 2 là phương
án phân bổ nguồn nước trong các năm 2020 – 2030.
Hình 3.10. Biểu đồ kết quả chạy mô hình WEAP với tần suất P=50%
66
Hình 3.11. Tổng lượng nước thiếu trong giai đoạn 2020 – 2030 ứng với P = 50%
Hình 3.12. Tổng lượng nước thiếu tiểu vùng Châu Giang trong giai đoạn 2020
– 2030 ứng với tần suất 50%
67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn, dưới sự giúp đỡ của giáo viên
hướng dẫn TS.Hoàng Thị Nguyệt Minh, tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Khí
tượng – Thủy văn, sự giúp đỡ của bạn bè và người thân, cùng với sự cố gắng của
bản thân. Luận văn đã đạt được những kết quả sau:
1. Những kết quả đạt được của luận văn:
- Đã nghiên cứu, phân tích tổng quan về cân bằng nước hệ thống, ý nghĩa của
việc nghiên cứu tính toán cân bằng nước; tình hình nghiên cứu tính toán cân bằng
nước ở Việt Nam và trên thế giới;
- Thu thập và phân tích các tài liệu khí tượng thủy văn, bản đồ của lưu vực và
các tài liệu về tình hình phát triển dân sinh kinh tế trong tỉnh Hà Nam. Xem xét các
vấn đề liên quan đến nguồn nước và tính toán nhu cầu nước của các đối tượng dùng
nước trong khu vực giai đoạn hiện tại (2016) và dự báo nhu cầu dùng nước đến năm
2020, 2030;
- Thiết lập, sơ đồ mô phỏng hệ thống cân bằng nước trên toàn tỉnh năm 2016
và đến năm 2020, định hướng 2030 theo nguyên lý mô phỏng của mô hình WEAP.
Tính toán cân bằng nước mặt trên toàn tỉnh 2016 và đến năm 2020, 2030, từ đó đưa
ra giải pháp phân bổ tài nguyên nước với các phương án khác nhau để lựa chọn
phương án tối ưu nhất của các ngành dùng nước trong tương lai;
- Về mô hình WEAP: Mô hình WEAP cho thấy khả năng ứng dụng khá tốt đối
với bài toán cân bằng nước và có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Với giao
diện thân thiện, dễ sử dụng, xây dựng nhiều kịch bản một cách trực quan, khả năng
phân tích đối sánh và kết xuất kết quả tính của mô hình là những thế mạnh nổi bật
của mô hình WEAP.
- Đối với tỉnh Hà Nam: Mặc dù là một trong những vùng có nguồn nước tương
đối dồi dào, tuy nhiên trong tương lai, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội cao, đặc
biệt các ngành công nghiệp và nông nghiệp thì nguồn nước không đáp ứng đủ cho
các ngành dùng nước đặc biệt là các khu dùng nước nông nghiệp, lượng nước thiếu
trong giai đoạn 2020 đến 2030 là 3,44 và 1,8 triệu m3. Trong luận văn này, việc
68
nghiên cứu các đề xuất phương pháp luận, thứ tự ưu tiên và biện pháp phân bổ đã
đưa ra các tỷ lệ phân bổ lựa chọn phương án phân bổ trong giai đoạn 2020 – 2030.
- Trong 3 phương án đưa ra: lựa chọn phương án 2 là giải pháp phân bổ tài
nguyên nước mặt cho tỉnh Hà Nam trong tương lai:
+ Phát triển KT-XH như quy hoạch đã được phê duyệt;
+ Nhu cầu sử dụng nước của các ngành đúng như dự báo;
+ Nước mặt là nguồn cung cấp chính cho các mục đích sử dụng của các
ngành. Điều chỉnh tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước cho phù
hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng (cụ thể đảm bảo 100% nhu cầu nước sinh
hoạt, dịch vụ và 95% nhu cầu cho công nghiệp và 80% các ngành khác).
Phương án này đảm bảo cấp nước 100% nhu cầu cho sinh hoạt, dịch vụ và
95% công nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai
và đảm bảo yếu tố an sinh xã hội của toàn tỉnh.
2. Những hạn chế và hướng mở rộng của luận văn
Những hạn chế của luận văn:
- Các tài liệu, số liệu về khí tượng thủy văn, về dân sinh kinh tế xã hội chỉ
được cập nhật tới năm 2016;
- Tỉnh thuộc khu vực đồng bằng, dòng chảy chịu nhiều tác động của con người
nên việc xử lý số liệu còn khó khăn;
- Luận văn bước đầu ứng dụng mô hình WEAP tính toán phân bổ tài nguyên
nước mặt cho tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, trong luận văn mới chỉ dừng lại ở tính toán
cho số lượng nước mặt, chưa xét đến trữ lượng nước dưới đất cũng như chất lượng
nước mặt nên phương hướng phát triển bền vững tài nguyên nước chưa đề cập đến
việc khai thác và quản lý nước ngầm, cũng như chất lượng nước.
Hướng mở rộng của luận văn:
- Trong tương lai, khi nhu cầu dùng nước của các ngành tăng lớn hơn so với
dự báo, bùng nổ dân số hoặc khí hậu biến đổi đáng kể gây thiếu nước, việc xây
dựng các công trình gặp nhiều khó khăn về tài chính, mật độ công trình cần xét
đến các phương án giảm diện tích canh tác cây trồng, điều chỉnh quy hoạch các cụm
69
công nghiệp, nâng cấp và kiên cố hóa hệ thống kênh mương từ đầu mối tới mặt
ruộng nhằm phát huy tối đa các công trình hiện có.
- Tăng cường và làm tốt hơn nữa công tác quản lý nguồn nước trong lưu vực
như: nâng cao dân trí, trồng rừng phòng hộ, tiết kiệm nước và nâng cao hơn nữa
công tác quản lý, khai thác hệ thống thủy lợi.
- Cần xây dựng thêm một số trạm thủy văn trên lưu vực để thuận tiện cho việc
tính toán và quản lý nguồn nước sau này.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Cục thống kê tỉnh Hà Nam: “Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2016”;
[2]. Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số
nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.
[2]. Hà Văn Khối (2005), Giáo trình Quy hoạch và quản lý nguồn nước, Trường Đại
học Thủy lợi;
[3]. Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, ngày 01 tháng 01 năm 2013;
[4]. Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014;
[5]. Nguyễn Tiền Giang (2010), Kỹ thuật và quản lý hệ thống nguồn nước, Trường
Đại học Khoa học tự nhiên;
[6]. Nguyễn Ngọc Hà (2012), Nghiên cứu áp dụng mô hình WEAP tính cân bằng
nước lưu vực sông Vệ, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[7]. Nguyễn Thị Huyền (2015), Khai thác mô hình WEAP tính toán cân bằng nước
cho lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
[8]. Ngô Chí Tuấn (2009), Tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông Thạch
Hãn tỉnh Quảng Trị, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[9]. Nguyễn Phương Nhung (2011), Tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông
Cầu bằng mô hình MIKE Basin, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[10]. Hoàng Thanh Tùng, Nguyễn Thị Minh Tâm, Nguyễn Thị Thu Nga (2015),
Nghiên cứu phân bổ nguồn nước trên lưu vực sông Ba, Tạp chí Khoa học và kỹ
thuật thủy lợi môi trường.
[11]. Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020.
[12]. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong tỉnh Hà
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
71
[13]. Quy hoạch tài nguyên nước mặt tỉnh Hà Nam đến năm 2020.
[14]. Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
[15]. Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng
đến năm 2035.
[16]. R.Speed, Li Y, T.Le Quesne, G.Pegra và Z.Zhiwei (2013), Lập Kế hoạch phân
bổ tài nguyên nước lưu vực, UNESCO, Pari.
[17]. Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định kỹ thuật lập quy hoạch tài nguyên nước;
[18]. V.T. Tú và nnk (2014). Xây dựng mô hình RAM-V và ứng dụng thử nghiệm
tính toán hiệu quả kinh tế phân bổ nguồn nước lưu vực sông Sê San, Kỷ yếu hội
thảo thường niên ĐHTL 2014.
[19]. Vũ Thanh Tâm, Đỗ Tiến Hùng, Trần Thành Lê (2012), Phân tích hệ thống tài
nguyên nước và đề xuất các giải pháp phân bổ hợp lý nguồn nước lưu vực sông Ba,
Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Tiếng Anh
[20]. International Water Management Institute, 2007, “Application of the Water
Evaluation And Planning (WEAP) model to assess future water demands and
resources in the Olifants catchment, South Africa”.
[21]. United States Environmental Protection Agency, 2005, Handbook for
Developing Watershed Plans ti Restore and Protect Our Waters.
[22]. Weap user guide, www.weap21.org/downloads/WEAP_User_Guide.pdf
72
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ha_thi_hong_van_684_2084038.pdf