Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt tính sinh học một số hợp chất ngoại bào của xạ khuẩn phân lập từ vùng biển Đông Bắc bộ và miền Trung Việt Nam

Trong quá trình thực hiện luận án, các kết quả chính của luận án thu được có thể tóm tắt như sau: - Đã phân lập được 130 xạ khuẩn từ 140 mẫu thu thập được ở 3 vùng biển thuộc Đông bắc Việt Nam (Hạ Long - Cát Bà; Đảo Cô Tô - Thanh Lân và Vịnh Bái Tử Long), 1 vùng thuộc miền Trung (Hải Vân - Sơn Chà) và một vùng thuộc Nam Trung Bộ (Vịnh Vân Phong – Khánh Hòa). Các chủng được lưu giữ trong môi trường A1 + 10% glycerol ở -80oC. - Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng VSVKĐ và kháng lao cho thấy 105/130 chủng phân lập có tính kháng các chủng VSVKĐ chiếm 80,8%, trong đó có 29/130 chủng phân lập có hoạt tính kháng từ 3 chủng VSVKĐ trở lên, chiếm 22,3%. 59/130 chủng kháng nấm kiểm định, chiếm 45,4%. Ngoài ra, có 11/130 chủng phân lập là có hoạt tính kháng vi khuẩn kiểm định Gram âm, chiếm 8,5%. Ba chủng G017, G019 và G043 thể hiện hoạt tính kháng lao đối với vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis H37Rv. - Đã lựa chọn và xác định được tên khoa học của mười chủng có hoạt tính cao bằng giải trình tự gen 16S rARN riboxom. Trong đó các chủng G017, G019, G043, G044, G047, G068, G120 thuộc chi Micromonospora, các chủng G039, G065 thuộc chi Stretomyces, chủng G057 thuộc chi Nocardiopsis. - Đã tiến hành nghiên cứu tách chiết và xác định cấu trúc hóa học của 44 hợp chất thứ cấp từ 5 chủng xạ khuẩn thể hiện hoạt tính sinh học tốt, bao gồm G019, G043, G057, G065 và G120. Trong đó có 3 hợp chất mới là 3,4-dihydroxy-6,7-dimethyl-quinoline-2-carboxylic (G019-1), 2-[(5-methyl-1,4-dioxan-2-yl)methoxy]ethanol (G019-2), 2-[(2R-hydroxypropanoyl)amino]benzamide (G057-1), và 2 chất mới lần đầu tiên được tách chiết từ tự nhiên là 3,3’-bis-indole (G057-2), 3-acetyl-4-hydroxycinnoline (G057-3). - Các hợp chất tách chiết được đã được khảo sát hoạt tính sinh học. Trong đó, 3 hợp chất (G043-3; G043-6; G043-10) tách chiết từ chủng Micromonospora sp. G043, 7 hợp chất (G057-1, G057-3, G057-9, G057-10, G057-11, G057-2, G057-19) tách chiết từ chủng Nocardiopsis sp. G057, 1 hợp chất (G065-1) tách chiết từ chủng Streptomyces sp. G065, 3 hợp chất (G120-1, G120-2, G120-4) tách chiết từ chủng Micromonospora sp. G120 và 3 hợp chất (G019-1, G019-2, G019-5) tách chiết từ chủng Micromonospora sp G019 thể hiện hoạt tính kháng VSVKĐ. Đối với hoạt tính kháng lao, chỉ có hợp chất bis(2-ethylhexyl) adipate (G043-12) thể hiện hoạt tính trung bình đối với Mycobacterium tuberculosis H37Rv với giá trị MIC là 46 μg/ml. Đây là lần đầu tiên hoạt tính kháng lao của hợp chất G043-12 được phát hiện. - Ngoài ra, một số hợp chất đã được đánh giá hoạt tính ức chế sự phát triển của 4 dòng tế bào ung thư (KB, Lu, HepG2 và MCF7). Hợp chất 2-hydroxy-1-(1H-indol-3-yl)-1-propanone (G57-5) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư biểu mô KB với giá trị IC50 là 32 µg/ml, 3 hợp chất G057-2, G057-4, G057-12 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với 2 dòng tế bào ung thư KB và Lu với giá trị IC50 nằm trong khoảng 12,57-29,33 µg/ml.

doc24 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt tính sinh học một số hợp chất ngoại bào của xạ khuẩn phân lập từ vùng biển Đông Bắc bộ và miền Trung Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60,5 (COOH) và 9 cacbon vòng thơm ở δC 125,8 (C-8), 128,6 (C-5), 129,8 (C-4a), 138,5 (C-8a), 144,8 (C-7), 146,3 (C-2) và 149,9 (C-3). Độ chuyển dịch hóa học của 4 cacbon bậc 4 về phía trường thấp là C-8a, C-2, C-3 và C-4 cho phép xác định 4 cacbon này liên kết với dị tố (nitơ hoặc oxy). Các cacbon này cũng tương đồng như hợp chất 3,4-dihydroxy-quinolin-2-carboxylic được tách chiết từ một số loài hải miên (Jayatilake GS et al., 1996; Wang L et al., 2012) (xem Bảng 3.1). Bảng 3.1. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất (G019-1) (DMSO, 1H: 500.13 MHz, 13C: 125.76 MHz) C dC dH, mult. J (Hz) C dC dH, mult. J (Hz) 2 149,9 4a 129,8 3 146,3 8a 138,5 5 128,7 7,89 (s, 1H) CH3-10 19,4 2,46 (s, 3H) 6 144,8 CH3-11 20,0 2,48 (s, 3H) 7 139,0 COOH 160,5 8 125,8 7,68 (s, 1H) Phổ HMBC (hình 3.20-3.21 và bảng 2.1 phụ lục 3) cho tương tác xa giữa proton của nhóm CH3 ở δH 2,45 (CH3-10) với C-6, C-5, C-7 cho phép xác định nhóm metyl này gắn với cacbon C-6. Tương tác xa giữa proton của nhóm CH3 ở δH 2,48 (CH3-11) với C-6, C-7, C-8 cho phép xác định nhóm metyl này gắn với cacbon C-7. Ngoài ra tương tác giữa H5 với C-4 và C-8a cho phép xác định liên kết giữa C-4a với C-4, C-5 và C-8a. Kết hợp các dữ kiện phổ MS, 1D- NMR và 2D- NMR cho phép xác định chất G019-1 là 3,4-dihydroxy-6,7-dimethyl-quinolin-2-carboxylic. Đây là một hợp chất mới. Cấu trúc hóa học của hợp chất G019-1 Hợp chất 2-((-5-methyl-1,4-dioxan-2-yl)methoxy)ethanol (G019-2) Chất G019-2 thu được dưới dạng chất dầu không màu Phổ khối phân giải cao HRESI-MS cho pic ion hóa giả phân tử ở m/z199,0946 [M+Na]+ (theo tính toán lý thuyết cho CTPT C8H16NaO4 là m/z 199,0941), cho phép xác định công thức phân tử của là C8H16O4. Phổ 13C- NMR và DEPT cho thấy phân tử có 8 nguyên tử cacbon, trong đó có 2 nhóm metin lai hóa sp3 ở δC 71,2 (C-2); 75,5 (C-5), 5 nhóm metylen ở 69,2 (C-3), 71,2 (C-10), 71,4 (C-9), 71.5 (C-7) và 75,7 (C-6) và 1 nhóm metyl ở δC 17,7. Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của 1 nhóm metyl ở δH 1,10 (d, J= 6,5 Hz, 3H, CH3-11) và 12 proton nằm trong khoảng δH 3,35 – 3,63. Độ chuyển dịch hóa học của các nhóm metin và metylen trên phổ 1H- NMR và 13C- NMR cho phép xác định tất cả các nhóm này đều gắn với oxy (xem Bảng 3.2). Bảng 3.2. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất G019-2 (CD3)2CO, 1H: 500.13 MHz, 13C: 125.76 MHz) Cno dC (ppm) dH(ppm), J (Hz) 2 71,2 3,59 (m, 1H) 3 69,2 3,63 (m, 2H) 5 75,5 3,62 (m, 1H) 6 75,7 3,35 (dd, J= 5,0; 10,0 Hz,1H) 3,47 (dd, J= 6,0; 10,0 Hz,1H) 1’ 71,5 3,56 (m, 1H) 3,58 (m, 1H) 3’ 71.4 3,59 (m, 2H) 4’ 71,2 3,59 (m, 2H) CH3-5 17,7 1,10 (d, J= 6,5 Hz, 3H) Phổ HMBC cho tương tác xa giữa các proton ở δH 3,35 and 3,47 (CH2-6) với C-2 và tương tác giữa proton của nhóm CH2-3 ở 3,63 với C-5 cho phép xác định vòng 1,4-dioxane. Tương tác xa giữa nhóm metyl với C-5 và C-6 và tương tác giữa nhóm metylen CH2-9 với C-7, tương tác giữa CH2-7 với C-3 cho phép xác định nhóm metyl gắn ở vị trí C-5 và nhóm etylen glycol gắn với C-7 qua nguyên tử oxy. Hai proton của nhóm CH2-6 cho 1 tương tác lớn (J=10,0 Hz) và 2 tương tác nhỏ hơn (J = 5,0 và 6,0 Hz). Tương tác lớn J=10,0 Hz được xác định là tương tác germinal giữa 2 proton của CH2-6. Hai tương tác nhỏ không đặc trưng cho tương tác anti hay gauche. Mặt khác, do các tín hiệu chồng lấp nên cấu hình tương đối của C-2 và C-5 không xác định được 1 cách rõ ràng. Từ các dữ liệu phổ 1H- NMR, 13C- NMR, HSQC, HMBC, cho phép xác định chất G019-2 là 2-((-5-methyl-1,4-dioxan-2-yl)methoxy)ethanol. Hợp chất này lần đầu tiên được công bố. Cấu trúc hóa học của hợp chất G019-2 Hợp chất N-(4-hydroxyphenylethyl)propionamide (G019-3) và hợp chất N-(4-hydroxyphenylethyl)acetamide (G019-4) Chất G019-3 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ ESI MS của chất G019-3 xuất hiện pic ion giả phân tử tại m/z 194[M+H]+. Phổ 1H- NMR cho tín hiệu của 4 proton vòng thơm hệ A2B2 ở δH 6,73 (2H, d, J=7,0 Hz, H-3, H-5), 7,04 (2H, d, J=7,0 Hz, H-2, H-6), 2 nhóm methylen ở δH 2,18 (2H, q, J=7,5 Hz, CH2CH3), 2,70 (2H, t, J=7,5 Hz, CH2-Ar), 3,32 (m, -CH2-N) và một nhóm metyl có δH 1,11 (t, J=7,5 Hz, CH2CH3). Phổ 13C- NMR và DEPT của G019-3 cho tín hiệu của 11 nguyên tử cacbon trong đó có 1 nhóm carbonyl ở δC 177,0, 4 metin vòng thơm, 1 nhóm metyl, 2 nhóm metylen, 1 nhóm metylen gắn với nitơ ở δC 42,2 và 2 cacbon bậc bốn lai hóa sp2 ở δC 131,3 (C-1) và 156,9 (C-4). Độ chuyển dịch hóa học của C-1 ở δC 131,3 cho phép xác định cacbon này gắn với oxy. Sự xuất hiện của nhóm amide được khẳng định bởi tương tác trên phổ HMBC giữa protons của CH2-2’ (δH 3,32) với cacbon carbonyl ở δC 177,0 (C-4’). Kết hợp các dữ liệu phổ và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G019-3là N-(4-hydroxyphenylethyl)propionamide. Chất G019-4 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối ESI-MS (negative) xuất hiện pic ion phân tử deproton hóa tại m/z 178,1 [M-H]-. Số liệu phổ NMR của chất G019-4 tương tự như phổ của chất G019-3. So sánh sự khác nhau của phổ giữa hai hợp chất thấy xuất hiện một nhóm acetyl thay vì các nhóm propionyl. Các dữ liệu phổ NMR của G019-4 phù hợp dữ liệu phổ của chất N-(4-hydroxyphenylethyl)-acetamide. Hợp chất này có khả năng ức chế enzim aldose reductase với giá trị IC50 1,6×10-4M. Hợp chất Adenine (G019-5), hợp chất 2’-deoxyadenosine (G019-7) và hợp chất Adenosine (G019-8) Phổ khối ESI của G019-5 xuất hiện pic ion giả phân tử tại m/z 136,1 [M+H]+. Trên phổ 1H- NMR của G019-5 thấy xuất hiện tín hiệu của 2 proton vòng thơm tại δH 8,13 (1H, s, H-8), 8,20 (1H, s, H-2). Phân tích số liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G019-5 là adenine. Chất G019-7 thu được dưới dạng chất rắn không màu. Phổ ESI MS của G019-7cho pic ion phân tử proton hóa tại m/z 252,1 [M+H]+. Phổ 1D- NMR (1H và 13C) của G019-7thấy xuất hiện tín hiệu của2 nửa 2-deoxy-arabionoside như trong cấu tạo của G019-6. Tuy nhiên, trong vùng trường thơm, chất G019-7 còncó tín hiệu của các proton và cacbon của adenine [δC 120,8 (C-5), δC 141,5, δH 8,20 (CH-8), δC 149,9 (C-4), δC 153,6 δH 8,34 (CH-2) và δC 157,5 (C-6)]. Phân tích chi tiết các dữ liệu phổ MS, NMR cho phép xác định hợp chất G019-7là 2'-deoxyadenosine. Chất G019-8 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ ESI MS của G019-7 chỉ ra pic ion giả phân tử tại m/z 268,1 [M+H]+. Phổ 1D NMR của G019-8 có tín hiệu gần giống với những tín hiệu của G019-7, ngoại trừ sự có mặt của một oxymethine trong G019-8 thay vì các methylene trong G019-7. Hơn nữa, proton H-1’ xuất hiện dưới dạng một doublet trong phổ 1H NMR của G019-8. Trong khi đó, proton này xuất hiện dưới dạng double doublet trong phổ 1H NMR của G019-7. Điều này cho phép giả thiết chất G019-8 là một adenosine. Dữ liệu phổ NMR trùng với báo cáo trước đấy của adenosine. Cấu trúc hóa học của G019-5, G019-7 và G019-8 Hợp chất 2’-deoxythymidine (G019-6), hợp chất 2’-deoxyuridine (G019-9) và hợp chất Uridine (G019-10) Phổ khối ESI của G019-6 xuất hiện pic ion giả phân tử tại m/z 243.1 [M+H]+. Trên phổ 1H- NMR của G019-6 thấy xuất hiện tín hiệu của một proton olefin tại δH 7,83 (s, H-6), một nhóm methyl tại δH 1,90 (s, CH3-7) và một dải proton aliphatic ở δH 2,27 (2H, m, H-2’), 3,75 (1H, dd, J=3,5, 12.0 Hz, Ha-5’), 3,82 (1H, dd, J=3,0, 12,0 Hz, Hb-5’), 3,93 (1H, m, H-4’), 4,42 (1H, m, H-3’), 6,30 (1H, t, J=7,0 Hz, H-1’). Phổ 13C- NMR và DEPT của G019-6 chỉ ra có 10 carbon vòng thơm, trong đó có 2 nhóm carbonyl tại δC152,4 (C-2), 166,4 (C-4), một nhóm metin sp2 tại δC138,2 (C-6), một carbon bậc 4 tại δC 111,5 (C-5), một nhóm metyl tại δC12,4 (CH3-7), hai nhóm metylen tại δC 41,2 (C-2’) và 62,8 (C-5’) và 3 nhóm metin tại δC 73,1 (C-3’), 87,1 (C-4’) và 89,9 (C-1’). Độ chuyển dịch hóa học của CH-3’, CH-4’ và CH2-5’ chỉ ra các nguyên tố có liên kết với oxy, mặt khác CH-1’ có khă năng liên kết với cả nitơ và oxy. Phân tích số liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G019-6 là 2’-deoxythymidine. Chất G019-9 thu được dưới dạng chất rắn màu vàng nhạt. Phổ ESI MS của G019-9xuất hiện pic ion giả phân tử tại m/z 229,1 [M+H]+. Phổ1D NMR của G019-9 cho tín hiệu của phần đường 2-deoxy-arabionoside giống như của chất G019-6 và G019-7. Trong vùng trường thấp có tín hiệu của 2 doublet tại 5,72 (1H, d, J=8,0 Hz, H-5) và 7,99 (1H, d, J=8,0 Hz, H-6). Phổ 13C- NMR, DEPT của G019-9 cho tín hiệu của 2 nhóm carbonyl tại 152,2 (C-2) và 166,6 (C-4), 2 nhóm metin sp2, 2 nhóm metylen, 3 nhóm oxymetin. Phân tích số liệu phổ MS, NMR cho phép xác định G019-9 là 2’-deoxyuridine. Phổ ESI MS của chất G019-10 xuất hiện pic ion giả phân tử tại m/z 245,1 [M+H]+. Phổ 1H-NMR của G019-10 cho tín hiệu gần giống với chất G019-9. Sự khác biệt giữa hai hợp chất này là sự hiện diện của phân đường arabionoside thay vì 2-deoxy-arabionoside trong G019-9, do sự vắng mặt của một tín hiệu methylene thay vào đó là một nhóm oxymethine. Như vậy, hợp chất G019-10 được xác định là uridine. Cấu trúc hóa học của G019-6, G019-9 và G019-10 3.7. Tách chiết và xác định cấu trúc các hợp chất thứ cấp từ chủng xạ khuẩn Nocardiopsis sp. G057 3.7.1. Cấu trúc hóa học các hợp chất từ chủng xạ khuẩn Nocardiopsis sp. G057 Hợp chất 2-[(2R-hydroxypropanoyl)amino]benzamide (G057-1) Hợp chất G057-1 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng, độ quay cực [α]D28 +21,2 (c 0,007, acetone). Phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS cho pic ion giả phân tử ở m/z 231,0730 [M+Na]+ (tính toán cho CTPT C10H12N2NaO3 là m/z 231,0746). Trên phổ 13C- NMR cho thấy sự có mặt của 10 nguyên tử cacbon trong đó có 1 nhóm metin lai hóa sp3 ở δC 68,3 (C-2’), 1 nhóm metyl ở δC 21,2 (CH3-3’), 2 nhóm cacbonyl ở 170,8 (C-7); 174,7 (C-1’), 6 cacbon vòng thơm trong đó có 4 nhóm metin ở δC 120,4 (C-3), 132,4 (C-4), 123,2 (C-5), 128,8 (C-6) và 2 cacbon bậc 4. Phổ 1H- NMR của G057-1 đo trong CD3OD thấy xuất hiện tín hiệu của 4 nhóm metin vòng thơm, 1 nhóm metin sp3 và 1 nhóm metyl. Giống như đo trong CD3OD, phổ 1H- NMR của G057-1 đo trong DMSO-d6 cho tín hiệu của 4 nhóm metin vòng thơm thế ở dạng 1,2-disubstituted ở δH 8,45 (1H, d, J=7,8 Hz, H-3), 7,46 (1H, dt, J= 1,5; 7,8 Hz, H-4), 7,11 (1H, t, J= 7,8 Hz, H-5), 7,70 (1H, dd, J=1,5; 7,8 Hz, H-6), 1 nhóm metyl và 1 nhóm metin dưới dạng A3X ở δH 1,28 (3H, d, J = 7,0 Hz, CH3-3’), 4,09 (1H, q, J=7,0 Hz, H-2’), dựa vào độ chuyển dịch hóa học của proton H-2’ cho phép dự đoán proton này gắn với oxy. Ngoài ra trên phổ 1H- NMR còn có thêm tín hiệu của 4 proton (exchangeable) dưới dạng singlet ở δH 11,88 (1H, s, NH), 8,13 (1H, br. s, NH2-a), 7,05 (1H, br. s, NH2-b), 6,05 (1H, br. s, OH) x3m bảng 3.3. Bảng 3.3. Dữ liệu phổ NMR của G057-1 (1H: 500 MHz, 13C: 125 MHz, DMSO-d6). C dC dH mult. (J in Hz) C dC dH mult. (J in Hz) 1 121,4 1’ 174,7 2 138,7 2’ 68,3 4,09 q (7,0) 3 120,4 8,45 d (7,8) 3’ 21,2 1,28 d (7,0) 4 132,4 7,46 dt (1,5, 7,8) OH 6,05 br, s 5 123,2 7,11 t (7,8) NH 11,88 s 6 128,8 7,70 dd (1,5, 7,8) NH2 7,05 br, s 8,13 br, s 7 170,8 Phổ HMBC cho tương tác xa giữa proton của nhóm NH với C-1’, C-3 cho phép xác định C-1’ gắn với C-2 của vòng benzen qua nguyên tử nitơ. Nhóm cacbonyl C-7 được xác định gắn với C-1 của vòng benzen dựa vào tương tác trên phổ HMBC giữa H-6 với C-7. Trên phổ HMBC cho tương tác xa giữa nhóm metyl với cacbonyl C-1 và proton oxymetin H-2’ với cacbonyl C-1 cho phép xác định liên kết giữa C-3’/C2’/C-1’. Cấu trúc hóa học của hợp chất G051-1 Các dữ kiện phổ (UV, MS, NMR) xác nhận hợp chất G057-1 có cấu trúc phẳng và được xác định là 2-[(2-hydroxypropanoyl)amino]benzamide. Độ quay cực của G057-1 là [α]D +21,2 (c 0.007, acetone) ngược dấu với hợp chất 2-[(2S-hydroxypropanoyl)amino]benzamide được Dai và đồng nghiệp tách chiết từ chủng Penicillium chrysogenum THOM (Dai MC, Tabacchi R, Satumin C., 1993). Do vậy, hợp chất G057-1 được xác định là đối quang của 2-[(2S-hydroxypropanoyl) amino]benzamide. Đây là một hợp chất mới và được xác định 2-[(2R-hydroxypropanoyl)amino]benzamide. Tín hiệu của nhóm NH về phía trường thấp dưới dạng singlet sắc nhọn ở δH 11,88 được giả thiết là do liên kết hydro nội phân tử với nhóm cacbonyl C-7. Hợp chất 3,3’-Bis-indole(G057-2) Hợp chất G057-2 thu được dưới dạng chất rắn màu vàng. Phổ khối phân giải cao HRESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 233.1079 [M+H]+ (tính toán cho CTPT C16H13N2 là m/z 233,1086), cho phép xác định công thức phân tử của là C16H12N2. Trên phổ 1H- NMR cho tín hiệu của 4 nhóm metin vòng thơm thế ở dạng 1,2-disubstituted ở δH 8,05 (d, J = 7,5 Hz, H-4/H-4’), 7.08 (t, J = 7,5 Hz, H-5/H-5’), 7,12 (t, J = 7,5 Hz, H-6/H-6’), 7,41 (d, J = 7,5 Hz, H-7/H-7’) và 1 proton dưới dạng singlet ở δH 7,84 xem bảng 3.4. Bảng 3.4. Dữ liệu phổ NMR của G057-2 (CDCl3) C dC dH mult. (J in Hz) 2, 2' 131,2 7,84 s 3, 3' 110,8 3a, 3'a 126,6 4, 4' 121,2 8,05 d (7,5) 5, 5' 120,5 7,08 t (7,5) 6, 6' 121,8 7,12 t (7,5) 7, 7' 112,0 7,41 d (7,5) 7a, 7'a 136,5 Trên phổ 13C-NMR, DEPT cho thấy sự có mặt của 8 nguyên tử cacbon trong đó có 5 nhóm metin vòng thơm và 3 cacbon bậc 4, dựa vào độ chuyển dịch hóa học cho phép xác định cacbon bậc 4 ở δCδC 136,5 và nhóm metin ở 131,2 gắn với nitơ. Từ các dữ liệu phổ MS, 1H- NMR, 13C- NMR cho phép xác định hợp chất G057-2 có cấu trúc đối xứng và là 1 hợp chất bis-indole. Tương tác xa trên phổ HMBC giữa H-4/H-4’ với C-3/C-3’ (δC 110.8) và H-2/H-2’ với C-3/C-3’ và C-7a/C-7a cho phép ghép nối các mảnh phân tử của vòng benzen với vòng pyrole ở vị trí C-3a/C-3’a và C-7a/C-7’a. Kết hợp các dữ liệu phổ MS, 1D- NMR và 2D- NMR cho phép xác định chất G057-2 là 3,3’-bis-indole phụ lục 13. Đây là một hợp chất lần đầu tách chiết từ tự nhiên. Hợp chất đã được tổng hợp vào năm 1967. Cấu trúc hóa học hợp chất G057-2 Hợp chất 3-Acetyl-4-hydroxycinnoline (G057-3) Hợp chất G057-3 thu được dưới dạng chất rắn màu vàng. Phổ IR cho đỉnh hấp thụ đặc trưng của nhóm chức hydroxyl và ketone ở nmax3412 cm-1, 1669 cm-1. Phổ khối phân giải cao HRESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 189,0657 [M+H]+ (tính toán cho CTPT C10H9N2O2 là m/z 189,0664), cho phép xác định công thức phân tử của là C10H8N2O2 tương ứng với 8 nối đôi tương đương. Trên phổ 1H- NMR cho tín hiệu của 4 nhóm metin vòng thơm thế ở dạng 1,2-disubstituted ở δH 8.36 (d, J = 8.0 Hz, H-5), 7.63 (t, J = 8,0 Hz, H-6), 7.85 (t, J = 8.0 Hz, H-7) and 7.89 (d, J = 8.0 Hz, H-8), 1 nhóm metyl ở δH 2.77 (s, CH3-9) và 1 proton của nhóm OH ở δH 9.95 (br. s, OH). Bảng 3.5. Dữ liệu phổ NMR của G057-3 (DMSO-d6) xem bảng 3.5. C dC dH mult. (J in Hz) 3 145,3 4 160,6 4a 123,5 5 126,9 8,36 d (8,0) 6 129,4 7,63 t (8,0) 7 134,9 7,85 t (8,0) 8 129,2 7,89 d (8,0) 8a 147,7 9 194,1 10 24,0 2,77 s OH 9,95 br. s Trên phổ 13C- NMR và DEPT cho thấy sự có mặt của 10 nguyên tử cacbon trong đó có 1 nhóm metyl ở δC 24,0 (CH3-10), 1 nhóm keton ở δC 194,1 (C-9), 4 nhóm metin vòng thơm và 4 cacbon bậc 4 ở δC 145,3 (C-3), 160,6 (C-4), 123,5 (C-4a), 147.7 (C-8a), dựa vào độ chuyển dịch hóa học cho phép xác định cacbon bậc 4 ở δC 160,6 (C-4) gắn với oxy. Phổ HMBC cho tương tác xa giữa proton của nhóm H-5 với C-8a và C-4, tương tác giữa H-8 với C-4a cho phép xác định liên kết giữa C-4a với C-4, C-5 và C-8a. Tương tự nhóm acetyl được xác định liên kết với cacbon C-3 dựa vào tương tác trên phổ HMBC giữa CH3-10 với C-9 và C-3. Kết hợp các dữ liệu phổ MS, 1D- NMR và 2D- NMR cho phép xác định chất G057-3 là 3-acetyl-4-hydroxycinnoline. Đây là một hợp chất lần đầu tách chiết từ tự nhiên. Hợp chất đã được tổng hợp vào năm 1991. Cấu trúc hóa học hợp chất G057-3 Hợp chất 3,3-(2,3-dihydroxypropyl)diindole (G057-4) Hợp chất G057-4 thu được dưới dạng chất rắn màu vàng, độ quay cực [α]D25 - 129o (c 0,17; CDCl3). Phổ khối ESI-MS cho pic ion giả phân tử ở m/z 307,2 [M+H]+. Trên phổ proton, ở vùng aromatic xuất hiện các tín hiệu giống với hợp chất G057-3 tương ứng với 2 nhân indol ở δH 7,06 (2H, m, H-6’, 6”); 7,15-7,26 (4H, m, H-5’, 5”,2’,2”); 7,26-7,37 (2H, H-4’, 4”); 7,63-7,69 (2H, H-7’, 7”). Kết hợp phổ 1H- NMR với 13C- NMR và DEPT cho biết phân thử còn có 1 nhóm metin ở (δH 4,76; δC 37,0), 1 nhóm oximetin ở (δH4,56; δC65,4) và 1 nhóm oximetylen ở (δH 3,66 và 3,76; δC 74,8).Phân tích phổ COSY của hợp chất G057-4nhận thấy hợp chất G057-4có 2 hệ tương tác spin. Hệ thứ nhất là ở vùng aromatic của nhân indol bắt đầu từ H-4’ (δH 8,34) qua H-5’, H-6’ (δH 7,33-7,46) và kết thúc ở H-7’ (δH 7,45). Hệ spin thứ 2 bắt đầu từ H-1 (δH 4,76) qua H-2 (δH4,56) đến 2 proton thuộc nhóm oximetylen ở (δH 3,66 và 3,76) thể hiện tương tác liền kề giữa 2 nhóm CH3 và nhóm oximetin. Các tương tác chính trên phổ COSY được trình bày bằng liên kết đậm trong phụ lục 14 . Trên phổ HMBC, proton thuộc nhóm metin ở δH 4,76 có tương tác đồng thời với các nguyên tử cacbon thuộc 2 nhân indol ở δC 115,5; 116,9; 126,9, 127,4 chứng tỏ có sự gắn kết giữa C-1 của hệ spin thứ 2 với cả 2 nhân indol ở C-3’ và C-3” của nhân indol trong phụ lục 14. Từ những phân tích trên kết hợp với phổ khối có thể thiết lập nên cấu trúc của hợp chất G057-4 như ở hình vẽ xác định được hợp chất G057-4 là 3,3-(2,3-dihydroxypropyl)diindole. Cấu trúc hóa học hợp chất G057-4 Hợp chất 2-hydroxy-1-(1H-indol-3-yl)-1-propanone (G057-5), Hợp chất 3-hydroxyacetylindole (G057-6), Hợp chất acid 3-indolylacetic (G057-7) và Hợp chất 3-indolecarbadehyde (G057-8). Hợp chất G57-5 thu được dưới dạng chất rắn màu vàng, độ quay cực [α]D25 - 42o (c 0,21; CDCl3). Phổ khối ESI-MS xuất hiện pic ở m/z 188,07 [M+H]+ . Trên phổ 1H- NMR ở vùng trường thấp xuất hiện các tín hiệu của 5 proton thuộc vùng aromatic ở δH 7,36 (2H, m, H-5’,6’); 7,45 (1H, m, H-7’); 7,91 (1H, d, J=3,0 Hz, H-2’); 8,34 (1H, m, H-4’), còn ở vùng trường cao có tín hiệu của một nhóm metyl ở δH 1,54 (3H, d, J= 7,0 Hz, H-3), ngoài ra phổ proton cũng cho biết sự có mặt của một nhóm metin có liên kết với oxi ở 4,96 (1H, q, J=7,0 Hz, H-2). Phổ 13C- NMR và DEPT của G57-5 xuất hiện các tín hiệu của 11 nguyên tử cacbon bao gồm 6 nhóm CH trong đó có 5 CH thuộc vùng aromatic ở δC 111,5; 122,3; 123,1; 124,2; 131,5; 1nhóm CH có liên kết với oxi ở δC 69,8; một nhóm metyl ở δC 23,6 và 4 cacbon bậc 4 trong đó có một nhóm C=O ở δC 197,1. Phân tích phổ COSY của hợp chất G57-5 nhận thấy hợp chất G57-5 có 2 hệ spin. Hệ thứ nhất là ở vùng aromatic bắt đầu từ H-4’ (δH 8,34) qua H-5’, H-6’ (δH 7,33-7,46) và kết thúc ở H-7’ (δH 7,45). Hệ spin thứ 2 thể hiện tương tác liền kề giữa 2 nhóm CH3 và nhóm oximetin ( hình 3.13 phụ lục 3). Trên phổ HMBC, tín hiệu proton ở δH 7,91 (1H, d, J=3,0 Hz, H-2’) và δH 7,45 (1H, m, H-7’); δH 8,34 (1H, m, H-4’) đều có tương tác với C-3’a và C-7’a, tương tác giữa H-2’ (δH 7,91) và H-4’a (δH 8,34) với C-3’ (δC 113,9) chứng tỏ sự có mặt của nhân indol trong phân tử của hợp chất G57-5. Ngoài ra, proton thuộc nhóm metyl ở δH 1,54 và proton H-2’ thuộc nhân indol (δH 7,91) cùng có tương tác với nhóm C=O trên phổ HMBC thiết lập nên cấu trúc của hợp chất G57-5. Như vậy, bằng cách phân tích kết hợp các phổ MS, 1D và 2D- NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định được cấu trúc của chất G57-5 là 2-hydroxy-1-(1H-indol-3-yl)-1-propanone. Cấu trúc hóa học các hợp chất G057-5 đến G057-8 Hợp chất G57-6 thu được dưới dạng chất rắn màu vàng. Trên phổ 1H- NMR, ở vùng aromatic xuất hiện các tín hiệu tương tự như ở hợp chất G57-5 đó là δH 7,31 (2H, m, H-5, 6); 7,45 (1H, m, H-7); 7,92 (1H, br s, H-2); 8,24 (1H, m, H-4). Sự khác nhau trên phổ proton của hai hợp chất G57-5 và G57-6 đó là tín hiệu singlet của một nhóm metylen có liên kết với oxi ở δH 4,76 trên phổ của G57-6 thay vì tín hiệu doublet của nhóm metyl và tín hiệu quartet của nhóm oximetin trên phổ của hợp chất G57-5. Từ những phân tích trên kết hợp với tham khảo tài liệu có thể xác định được hợp chất G57-6 là dẫn xuất của hợp chất G57-5 có tên là 3-hydroxyacetylindol (phụ lục 16). Hợp chất G57-7 thu được dưới dạng chất rắn màu hồng, độ quay cực [α]D25 - 72o (c 0,42; CDCl3). Phổ khối ESI-MS xuất hiện các tín hiệu ở m/z 176,07 [M+H]+, 198,05 [M+Na]+ . Phổ 1H- NMR của hợp chất G57-7 ở vùng aromatic xuất hiện các tín hiệu tương tự như của hợp chất G57-5 và G57-6 đó là δH6,93 (1H, t, J=7,5 Hz, H-5); 7,03 (1H, t, J=7,5 Hz, H-6); 7,16 (1H, br d, H-2); 7,30 (1H, d, J=7,5 Hz, H-7); 7,50 (1H, d, J=8,0 Hz, H-4). Tuy nhiên, ở vùng trường thấp xuất hiện thêm tín hiệu singlet ở δH 10,75 còn ở vùng trường cao xuất hiện tín hiệu singlet ở δH3,48. Phổ 13C- NMR và DEPT của hợp chất G57-7 cho biết phân tử có 10 nguyên tử cacbon bao gồm: 5 nhóm metin thuộc vùng aromatic ở δC 111,0; 117,9; 118,8; 120,6; 123,4; 3 cacbon bậc 4 cũng thuộc vùng aromatic ở δC 110,0; 127,6 ;136,0; 1 nhóm cacbonyl ở δC 174,0 và cuối cùng là 1 nhóm metylen ở δC 33,0. Từ những phân tích trên phổ 1D- NMR kết hợp so sánh với các phổ của G57-5 và G57-6 có thể thấy sơ bộ phân tử của G57-7 bao gồm 1 nhân indol, 1 nhóm metylen và 1 nhóm cacbonyl. Phân tích phổ HMBC cho thấy tín hiệu singlet của nhóm metylen ở δH 3,48 một mặt có tương tác với C-2 (δC 123,4), C-3 (110,0), C-4 (118,0) của nhân indol, mặt khác lại có tương tác với nhóm cacbonyl, từ đó kết hợp với phổ khối có thể thiết lập nên cấu trúc của hợp chất G57-7 như hình vẽ. Từ những phân tích trên phổ NMR, MS kết hợp với tham khảo tài liệu có thể xác định được hợp chất G057-7 là acid 3-indolylacetic (G057-7). Hợp chất G057-8 thu được dưới dạng tinh thể hình kim màu vàng nhạt. Trên phổ 1H- NMR ở vùng aromatic xuất hiện các tín hiệu tương tự như của hợp chất G057-7 đó là δH (ppm) 7,32 (1H, m, H-5); 7,33 (1H, m, H-6); 7,45 (1H, m, H-7); 7,85 (1H, d, J=3,0 Hz, H-2); 8,32 (1H, m, H-4); còn ở vùng trường thấp cũng có tín hiệu ở δH 10,1. Phổ 13C- NMR và DEPT xuất hiện các tín hiệu tương ứng với các nguyên tử cacbon thuộc nhân indol ở δC 111,4 (C-7); 120,1 (C-7a); 122,0 (C-4); 123,1 (C-5); 124,0 (C-3); 124,5 (C-6); 135,1 (C-2). Tuy nhiên khác với hợp chất G57-7, trên phổ 13C- NMR của hợp chất G57-8 xuất hiện tín hiệu của một nhóm andehit ở δC 185,1 thay vì nhóm cacbonyl ở δC 174,0 ở hợp chất G57-7. Phân tích phổ HMBC cho thấy tín hiệu proton ở δH 10,1 tương tác với C-3 của nhân indol ở δC 124,0. Như vậy, kết hợp phổ khối, phổ NMR 1 chiều và hai chiều và tham khảo tài liệu đi đến kết luận hợp chất G057-8 là 3-indolecarbadehyde. Hợp chất acid 1-hydroxy-4-methoxy-2-naphthoic (G057-9), Hợp chất 7-hydroxy-6-metoxycoumarin (G057-10) và Hợp chất Xanthone (G057-11) Trên phổ 1H- NMR xuất hiện các tín hiệu của 5 proton thuộc vùng aromatic ở δH 7,29 (1H, s, H-7); 7,51 (1H, dt, J=1,5; 8,0 Hz, H-3); 7,56 (1H, dt, J=1,5; 8,0 Hz, H-2); 8,15 (1H, br d, J= 8,0 Hz, H-1); 8,29 (1H, br d, J= 8,0 Hz, H-4), còn ở vùng trường cao có tín hiệu của 1 nhóm metoxy ở δH 3,98 (3H, s, CH3O-8). Phổ 13C- NMR của G057-9 xuất hiện các tín hiệu của 12 nguyên tử cacbon bao gồm 5 nhóm metin vùng aromatic, 1 nhóm metoxy ở δC 56,1 (8-OCH3); 1nhóm cacbonyl ở δC 169,8; một nhóm metyl ở δC 23,6 và 4 cacbon bậc 4 trong đó có một nhóm C=O ở δC 176,3 (C=O) và 5 cacbon bậc 4. Phổ HMBC cho thấy tương tác giữa proton của nhóm metoxy với C-8, cho phép xác định nhóm metoxy gắn với C-8. Từ các dữ liệu phổ 1D- NMR và 2D- NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G057-9 là acid 1-hydroxy-4-methoxy-2-naphthoic. Cấu trúc hóa học các hợp chất G057-9 đến G057-11 Hợp chất G057-10 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ 13C- NMR và DEPT của hợp chất G057-10 xuất hiện tín hiệu cộng hưởng của 10 nguyên tử cacbon gồm có: một nhóm metoxy (OCH3) đặc trưng bằng tín hiệu δC 56,4; 4 nhóm metin sp2 và 5 cacbon bậc 4 trong đó có một nhóm cacbonyl (δC 164,4). Trên phổ 1H- NMR của hợp chất G057-10 cho thấy: ở vùng nhân thơm xuất hiện tín hiệu của 2 proton ở δH 6,85 (s,H-5), δH 6,92 (s, H-8), tín hiệu singlet của hai proton này chứng tỏ chúng ở vị trí para so với nhau trên vòng benzen, từ đó cũng cho biết vòng benzen bị thế ở 4 vị trí. Ngoài ra, trên phổ proton còn xuất hiện 2 proton ở δH 6,27 (d, J = 9,5 Hz), δH 7,60 (d, J = 9,5 Hz), hằng số tương tác J = 9,5 Hz chứng tỏ hai proton này ở vị trí cis so với nhau trên nối đôi. Trên phổ HMBC, hai proton thuộc liên kết đôi ở δH 6,27; 7,60 cùng có tương tác với nhóm cacbonyl (δC 161,4), tiếp theo là proton H-4 (δH 7,60) cũng có tương tác với C-5 (δC 107,5), C-8a (δC 150,3), độ chuyển dịch hóa học δC 150,3 chứng tỏ C-8a có liên kết với oxi, độ chuyển dịch hóa học của C-7 (δC 150,3) cũng chứng tỏ C-7 có liên kết với oxi Sự gắn kết của nhóm metoxy tại C-6 của vòng benzen được chỉ ra nhờ sự xuất hiện tương tác của C-6 (δC 144,0) với nhóm metoxy (δH 3,96) trên phổ HMBC (hình 3.17 phụ lục 3). Từ những phân tích trên phổ 1D và 2D- NMR chứng tỏ hợp chất G57-10 thuộc khung coumarin và có nhóm metoxy liên kết với C-6, nhóm hydroxy liên kết với C-7 của vòng benzen thuộc khung coumarin. So sánh với tài liệu tham có thể kết luận được hợp chất G57-10 là 7-hydroxy-6-metoxycoumarin. Hợp chất G057-11 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng, điểm nóng chảy 174oC. Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử deproton hóa ở m/z 194,9 [M-H]-. Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của 4 proton vòng thơm ở δH 6,67 (2H, m, H-2+ H-4); 7,30 (1H, t, J= 7,5 Hz, H-3), 7,92 (1H, d, J= 7,5 Hz, H-1). Trên phổ 13C- NMR và DEPT xuất hiện tín hiệu 1 nhóm cacbonyl ở δC 173,0 (C=O), 4 nhóm metin vòng thơm ở δC 135,0 (C-3); 132,1 (C-1), 116,8 (C-4); 116,5 (C-2). Dựa vào các tín hiệu quan sát được có thể dự đoán rằng hợp chất G057-11 có cấu trúc đối xứng. Phổ HMBC cho thấy tương tác xa giữa H-1 với C-3, C-4a và C-9, tương tác giữa H-3 với C-1 và C-4a, tương tác giữa H-2 với C-9a, C-4, C-1, C-3. Từ các dữ liệu phổ MS, 1D và 2D NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất là G057-11 là xanthone. Hợp chất Cyclo (Tyr-Trp) (G57-13), Hợp chất Cyclo-(Pro-Trp) (G057-14), Hợp chất Cyclo-(Pro-Phe) (G057-15), Hợp chất Cyclo- (Pro-Tyr) (G057-16) và Hợp chất Cyclo-(Pro-Leu) (G057-17) Hợp chất G57-13 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Trên phổ 1H- NMR của hợp chất G57-13, ở vùng aromatic xuất hiện các tín hiệu của 1 vòng benzen bị thế ở vị trí 1,4 ở δH 6,46 (2H, d, J=7,5 Hz, H-Tyr); 6,63 (2H, d, J=7,5 Hz, H-Tyr) và tín hiệu của 1 nhân indol (bao gồm 4 tín hiệu của 1 vòng benzen bị thế ở vị trí 1,6 và 1 proton singlet ở δH 7,03-7,60), còn ở vùng trường cao xuất hiện tín hiệu của 4 proton ở δH1,48 [1H, dd, J=8,5; 13,5 Hz, CH2a(Tyr)]; 2,57 [1H, dd, J=4,0; 14,0 Hz, CH2b(Tyr)]; 2,76 [1H, dd, J=6,0; 14,5 Hz, CH2a(Trp)]; 3,05 [1H, dd, J=4,0; 14,5 Hz, CH2b(Trp)]. Phổ 13C- NMR và DEPT cho biết phân tử có 20 nguyên tử cacbon bao gồm: 2 nhóm metylen ở δC 31,2; 40,6; 2 nhóm metin có liên kết với nitơ ở δC 57,1; 57,9; 2 nhóm cacbonyl amit ở δC 169,3; 169,7 và 14 cacbon thuộc vùng aromatic ở δC 109,6-157,5. Từ các phân tích về phổ 1D- NMR ở trên gợi ý đến hợp chất G57-13 là một hợp chất dicyclopeptide là hợp phần của 2 acid amin tyrosin và tryptophan. Kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo đi đến kết luận hợp chất G57-13 là Cyclo (Tyr-Trp). Cấu trúc hóa học các hợp chất G057-13 đến G057-17 Hợp chất G057-14 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối ESI-MS cho pic ion giả phân tử ởm/z 284 [M+H]+. Phổ khối HRESI-MS cho pic ion giả phân tử ở m/z 284,1409 [M+H]+ tương ứng với công thức phân tử C16H19N3O2 (theo tính toán lý thuyết m/z 284,1399). Phổ 1H- NMR thấy xuất hiện 5 proton vòng thơm, trong đó có 1 proton singlet ở δH 7,12 (1H, s, H-2’) và 4 proton thơm khác ở δH 7,02-7,59 (4H, H-aromatic) và 10 proton ở vùng trường cao. Phân tích phổ 13C- NMR và DEPT với sự hỗ trợ của phổ HSQC cho thấy phân tử có 16 nguyên tử cacbon, trong đó có 4 nhóm metylen sp3, 2 nhóm metin sp3, 8 cacbon aromatic (5 nhóm metin và 3 cacbon bậc 4) và 2 nhóm cacbonyl ở δC 167,4 (C=O), 170,3 (C=O). Phân tích phổ COSY cho phép xác định 3 chuỗi tương tác spin-spin của các proton: CH2-3/CH2-4/CH2-5/H-6; H9/CH2-10; H-4’/H-5’/H-6’/H-7’(hình 3.22 phụ lục 3). Phổ HMBC cho tương tác đồng thời của proton H-10 với C-3 và C=O, tương tác của proton H-9 với 2 nhóm cacbonyl và tương tác của proton H-5 và H-6 với C-7, từ các phân tích trên thiết lập nên cấu trúc của hợp chất G057-14. Từ các dữ liệu phổ MS, 1D- NMR, 2D- NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G057-14 là Cyclo-(Pro-Trp). Hợp chất G057-15 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối HRESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 245,1316 [M+H]+ tương ứng với công thức phân tử C14H16N2O2 (theo tính toán lý thuyết m/z 245,1290 [M+H]+). Phổ 1H- NMR cho tín hiệu của 5 proton vòng thơm ở δH 7,33, tín hiệu của 2 nhóm metin gắn với nitơ ở δH 3,59 (1H, m, H-6); 4,22 (1H, t, J = 4.8 Hz, H-9), tín hiệu của 1 nhóm metylen gắn với nitơ ở δH 3,02 (1H, dd, J = 4,8; 13,6 Hz, Ha-3); 3,22 (1H, dd, J = 4,4, 13,6 Hz, Hb-3). Phân tích phổ 13C- NMR, DEPT và HSQC cho tín hiệu của 14 nguyên tử cacbon trong đó có 4 nhóm metylen sp3, 2 nhóm metin sp3, 6 cacbon vòng thơm (5 nhóm metin và 1 cacbon bậc 4) và 2 nhóm cacbonyl ở δC 167,4 và 170,3. Các dữ liệu phổ được phân tích cho thấy hợp chất G057-15 thuộc kiểu dicyclopetide, so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G057-15 là Cyclo-(Pro-Phe). Hợp chất G057-16 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối ESI-MS cho pic ion giả phân tử ở m/z 261 [M+H]+. Phổ 1H- NMR, 13C- NMR thấy xuất hiện các tín hiệu của khung dipetit giống với chất G057-15. Khác với chất G057-15 là trên phổ 1H- NMR của G057-16 chỉ có tín hiệu của 4 proton của 1 hệ vòng thơm A2B2 ở δH 6,77 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-3’ + H-5’), 7,03 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2’ + H6’). Từ các dữ liệu phổ MS, 1H- NMR, 13C- NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G057-16 là Cyclo-(Pro-Tyr).Đây cũng là một hợp chất có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định rất tốt đối với các chủng P. expansum, R. solani, F. oxyporum và A. flavus với giá trị MIC lần lượt là 4,0; 8,0; 16,0; 16,0 µg/ml. Hợp chất G057-17 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng, đnc. 147- 148oC, độ quay cực [α]D25 -83,8o (c 0,18; MeOH). Phổ khối ESI-MS cho pic ion giả phân tử ở m/z 249 [M+K]+. Phổ IR có dải hấp thụ ở νmax 3475 (cm-1) đặc trưng cho dao động hóa trị nhóm NH, dải hấp thụ νmax 1663 (cm-1) đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm cacbonyl (C=O). Phổ 13C- NMR và DEPT cho thấy phân tử có 11 nguyên tử cacbon, trong đó có 3 nhóm metin lai hóa sp3 ở δC 24,7 (C-11); 53,4 (C-9); 59,0 (C-6); 1 nhóm metylen liên kết trực tiếp với nitơ ở δC 45,5 (C-3); 3 nhóm metylen ở δC 22,7 (C-4); 28,1 (C-5); 38,7 (C-10); 2 metyl ở δC 21,2 (C-13); 23,3 (C-12); 2 nhóm cacbonyl ở 166,2 (C-1); 170,2 (C-7). Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của 2 nhóm methyl ở δH 0,97 (3H, d, J = 6,5 Hz, CH3-13); 1,01 (3H, d, J = 6,5 Hz, CH3-12), tín hiệu của 2 nhóm metin gắn với nitơ ở δH 4,03 (1H, dd, J = 3,5; 9,5 Hz; H-9); 4,13 (1H, t, J = 8,0 Hz; H-6); tín hiệu nhóm metylen ở δH 3,56 (2H, m, CH2-3). Phổ HMBC cho tương tác xa giữa H-10 với CH3-12, CH3-13, C-11, C-9 và C-1 cho phép xác định nhóm isobutyl gắn với cacbon C-9. Từ các dữ liệu phổ 1H- NMR, 13C- NMR, HSQC, HMBC và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G057-17 là Cyclo-(Leu-Pro). Hợp chất Thymine (G057-18), Hợp chất 4-hydroxybenzandehit (G057-19), Hợp chất 2-phenylethanol (G057-20) và Hợp chất 4-(2-hydroxyethyl) phenol (G057-21) Hợp chất G057-18 thu đượcdưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối ESI-MS của G057-18 cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 127,1 [M+H]+. Phổ 1H- NMR cho tín hiệu của 1nhóm metyl ở δH1,86 (3H, s, CH3) và tín hiệu của 1 proton vòng thơm ở 7,06 (1H, s, H-6). Các dữ liệu phổ trùng khớp với dữ liệu phổ của Thymin, cho phép xác định chất này làThymin (xem phụ lục 28). Hợp chất G057-19 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Trên phổ 1H- NMR, ở vùng aromatic xuất hiện tín hiệu của 4 proton chia thành 2 nhóm ở δH 6,95 (2H, d, J=8,5 Hz) và 7,80 (2H, d, J=8,5 Hz) chứng tỏ vòng benzen bị thế ở vị trí 1,4. Ở vùng trường thấp xuất hiện tín hiệu của 1 proton thuộc nhóm andehit ở δH9,87. Những phân tích trên phổ proton kết hợp với tham khảo tài liệu xác định được hợp chất G057-19 là 4-hydroxybenzandehit. Cấu trúc hóa học các hợp chất G057-18 đến G057-21 Hợp chất G057-20 thu được dưới dạng chất rắn màu vàng nhạt. Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 123 [M+H]+. Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của 5 proton vòng thơm nằm trong khoảng δH 7,26-7,37 (5H-Ph) và tín hiệu của 2 nhóm metylen dưới dạng triplet ở δH 2,89 (2H, t, J= 7,5 Hz, CH2-7), 3,86 (2H, t, J= 7,5 Hz, CH2-8). Từ các dữ liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G057-20 là 2-phenylethanol (xem phụ lục 30). Hợp chất G057-21 thu được dưới dạng chất màu trắng. Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 139 [M+H]+. Giống như chất G120-2, phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của hệ A2B2 vòng thơm ở δH 6,73 (2H, d, J = 8,5 Hz; H-2+ H-6); 7,05 (2H, d, J = 8,5 Hz; H-3+ H-5) và tín hiệu của 2 nhóm metylen liên kết với nhau dưới dạng triplet ở δH 2,73 (2H, t, J = 7,0 Hz; H-7); 3,71 (2H, t, J = 7,0 Hz; H-8). Từ các dữ liệu phổ khối ESI-MS và NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G057-21 là 4-(2-hydroxyethyl) phenol. 3.8. Cấu trúc hóa học của các chất tách chiết từ dịch nuôi cấy của chủng Micromonospora sp. G043 3.8.1. Cấu trúc hóa học các hợp chất từ chủng xạ khuẩn Micromonospora sp. G043 Từ các cặn chiết của của chủng Micromonospora sp. G043, đã có 12 hợp chất được tách chiết. Trong đó 4 cyclopeptide G057-14 đến G057-17 và 1 hợp chất thymine (G057-18) đã được tách chiết từ chủng G057. Ngoài ra hợp chất G019-4 cũng đã được tách chiết từ chủng G019. Hợp chất Acid 2-phenylacetic acid (G043-6), n-Butyl–isobutyl phthalate (G043-8) và 1H-benzo[d]imidazole (G043-9) Phổ khối ESI-MS của G043-6 cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 138 [M+H]+. Dữ liệu phổ 1H- NMR, 13C- NMR, DEPT của G043-6 trùng khớp với dữ liệu phổ của chất G120-3 cho phép xác định chất chính là acid 2-phenylacetic. Hợp chất G043-8 thu được dưới dạng chất rắn vô định hình màu trắng. Phổ khối ESI-MS của G043-8 cho pic ion phân tử ở m/z 279 [M+H]+. Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của 4 proton vòng thơm ở δH7,52 (2H, m, H-4 và H-5), 7,72 (2H, m, H-3 và H-6), tín hiệu của 3 nhóm metyl ở δH 0,96 (3H, t, J= 7,0 Hz, CH3-4’), 0,98 (6H, d, J= 6,5 Hz, CH3-3” và CH3-4) và 9 proton vùng trường cao ở δH 2,04-4,30. Phổ 13C- NMR và DEPT cho thấy tín hiệu của 2 nhóm cacbonyl ở δC 167,6 (C-7); 167,7 (C-8), 6 cacbon thơm, 1 nhóm metin sp3, 4 nhóm metylen sp2 và 3 nhóm metyl. Từ các dữ liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G043-8 là n-butyl-isobutyl phthalate. Cấu trúc hóa học của các hợp chất G043-6, G043-8 và G043-9 Trên phổ 1H- NMR cho tín hiệu của 5 proton vòng thơm ở δH7,13 (1H, t, J=8,0 Hz, H-5); 7,21 (1H, t, J=8,0 Hz, H-6); 7,38 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-7); 7,62 (1H, d, J = 8.0 Hz, H-4); 8,03 (1H. s br, H-2). Các dữ liệu phổ trùng khớp với dữ liệu phổ của 1H-benzo[d]imidazole, cho phép xác định chất G043-9 chính là 1H-benzo[d]imidazole. Cyclo-(Leu-Tyr) (G043-10) and Bis(2-ethylhexyl) adipate (G043-12) Hợp chất thu được dưới dạng chất rắn vô định hình màu trắng. Phổ 13C- NMR và DEPT cho tín hiệu của 15 nguyên tử cacbon bao gồm 2 nhóm cacbonyl ở 166,5 (C=O), 167,7 (C=O), 4 nhóm metin vòng thơm ở δC 115,0 (C3’+C-5’); 131,4 (C2’+C-6’), 2 nhóm metylen ở δC 39,0 (C-9), 43,8 (C-5), 3 nhóm metin ở δC 23,1 (C-6); 52,4 (C-1); 55,8 (C-3), 2 nhóm metyl ở δC 21,4 (CH3), 22,9 (CH3) và 2 cacbon bậc 4. Phổ 1H- NMR cũng cho tín hiệu phù hợp với các tín hiệu trên phổ 13C- NMR, đặc trưng cho 1 hợp chất dipeptid vòng bao gồm 2 nhóm metyl ở δH 0,61 (3H, d, J= 7,5Hz, CH3), 0,62 (3H, d, J= 7,5Hz, CH3), 2 nhóm metin gắn với N ở 3,59 (H-1), 4,02 (H-3), 4 nhóm metin vòng thơm và 2 nhóm metylen. Kết hợp các dữ liệu phổ và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G043-10 là Cyclo-(Leu-Tyr). Hợp chất thu được dưới dạng chất rắn vô định hình màu trắng. Phổ khối ESI-MS của G043-12 cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 371 [M+H]+. Phổ 1H- NMR cho tín hiệu của 2 nhóm metyl dưới dạng triplet ở 0,88 (6H, m, CH3-7, CH3-11). Trên phổ 1H- NMR còn có tín hiệu của 1 nhóm metylen gắn với oxy ở 3,98 (2H, dd, J=6,0; 3,5 Hz, CH2-4) và các tín hiệu của các proton aliphatic. Phân tích phổ 13C- NMR, DEPT cho tín hiệu của 11 nguyên tử cacbon trong đó có 1 nhóm cacbonyl ở δC173,5 (C=O), 1 nhóm metin ở 38,7 (C-5), 1 nhóm metylen gắn với oxy ở 66,8 (C-4) và 6 nhóm metylen. Dựa vào kết quả phổ khối và phổ 1H- NMR, 13C- NMR, DEPT cho phép xác định hợp chất này có cấu trúc đối xứng. Kết hợp các dữ liệu phổ COSY, HSQC, HMBC cho phép xác định chất này là bis(2-ethylhexyl) adipate. Cấu trúc hóa học của các hợp chất G043-10 và G043-12 3.9. Các hợp chất thứ cấp từ chủng Micromonospora sp. G120 3.9.1. Cấu trúc hóa học các hợp chất từ chủng xạ khuẩn Micromonospora sp. G120 Quá trình tách chiết các cặn chiết của chủng Micromonospora sp. G120 được trình bày trong phần thực nghiệm. Từ các cặn chiết này, 13 hợp chất đã được tách chiết. Trong đó có 6 hợp chất đã được tìm thấy từ chủng G057 là G057-2, G057-7, G057-11, G057-17, G057-20 và G057-21. Hợp chất 1H-Indole-3-ethanol (G120-1) Hợp chất G120-1 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng, điểm nóng chảy 59oC. Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 176 [M+H]+. Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của 5 proton vòng thơm ở δH 7,05 (1H, s, H-2), 7,15 (1H, dt, J= 1,0; 8,0 Hz, H-5), 7,23 (1H, dt, J= 1,0; 8,0 Hz, H-6), 7,36 (1H, d, J= 8,0 Hz, H-7), 7,64 (1H, J= 8,0 Hz, H-4) và 2 nhóm metylen ở δH3,05 (2H, t, J= 6,5 Hz, CH2-8), 3,92 (2H, t, J= 6,5 Hz, CH2-9), độ chuyển dịch hóa học của nhóm metylen ở δH3,92, cho phép dự đoán nhóm metylen này gắn với oxy. Phổ 13C- NMR và DEPT của G120-1 cho tín hiệu của 10 nguyên tử cacbon, trong đó có gồm 5 nhóm metin vòng thơm ở 6 cacbon vòng thơm ở δC 111,3 (C-7); 118,8 (C-4); 119,4 (C-5); 122,2 (C-6); 122,6 (C-2), 2 nhóm metylen ở δC 28,7 (C-8), 62,6 (C-9) và 3 cacbon bậc 4 trong đó có một cacbon gắn với Nitơ ở δC 136,5 (C-7a). Từ việc phân tích phổ 13C- NMR, DEPT và 1H- NMR cho phép xác định hợp chất G120-1 là một hợp chất indole. Kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G120-1 là 1H-Indole-3-ethanol. Hợp chất 2-(4-Hydroxyphenyl)EtOAc (G120-2), Hợp chất acid 2-phenylacetic (G120-3) và Hợp chất 2-(4-hydroxyphenyl)acetic acid (G120-12) Hợp chất G120-2 thu được dưới dạng chất dầu màu trắng. Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 181 [M+H]+. Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của 4 proton hệ A2B2 vòng thơm ở δH 6,80 (2H, d, J= 8,5 Hz, H-3 + H-5), 7,08 (2H, d, J= 8,5 Hz, H-2 + H-6). Tín hiệu của 2 nhóm metylen ở δH 2,88 (2H, t, J= 7,0 Hz, CH2-8), 4,27 (2H, t, J= 7,0 Hz, CH2-7) và tín hiệu 1 nhóm metyl tại δH 2,07 (3H, s, CH3-11) cũng được quan sát thấy trên phổ 1H- NMR. Phổ 13C- NMR và DEPT cho tín hiệu của 10 nguyên tử cacbon, bao gồm 1 nhóm cacbonyl ở δC 171,8 (C=O), 6 cacbon vòng thơm ở δC 115,5 (C-3 + C-5), 129,5 (C-1), 129,9 (C-2 + C-6), 154,6 (C-4); 2 nhóm metylen δC 34,2 (C-7), 65,5 (C-8) và 1 nhóm metyl tại δC 21,0 (C-11). Từ các dữ liệu phổ MS, NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G120-2 là 4-hydroxyphenethyl acetate. Hợp chất G120-3 thu được dưới dạng chất màu trắng. Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 138 [M+H]+. Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của 5 proton vòng thơm ở δH 7,25-7,33 (5H, m, Ph-H) và 1 nhóm metylen ở δH 3,59 (2H, s, CH2). Phổ 13C- NMR cho tín hiệu của 8 nguyên tử cacbon trong đó có 6 cabon vòng thơm ở δC 127,2 (C-4), 128,6 (C-2 và C-6), 129,4 (C-3 và C-5), 123,6 (C-6), 133,8 (C-1), 1 nhóm metylen ở δC 41,4 (CH2) và 1 nhóm cacbonyl ở δC 175,2 (COOH). Từ các dữ liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G120-3 là acid 2-phenylacetic xem. Hợp chất G120-12 thu được dưới dạng chất màu trắng. Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 153 [M+H]+. Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của hệ A2B2 vòng thơm ở δH 6,73 (2H, d, J= 8,5 Hz, H-2 và H-6), 7,11 (2H, d, J= 8.5 Hz, H-3 và H-5) và tín hiệu của 1 nhóm metylen ở δH 3,48 (2H, s, CH2). Từ các dữ liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G120-12 là acid 2-phenylacetic. Hợp chất Cyclo-(Pro-Val) (G120-7), Hợp chất Butane-2,3-diol (G120-9), Hợp chất Uracil (G120-11) và Hợp chất 2-acetamidobenzamide (G120-13) Hợp chất G120-7 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng, phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 197 [M+H]+. Trên phổ 13C- NMR và DEPT cho thấy sự có mặt của 10 nguyên tử cacbon trong đó có 3 nhóm metin lai hóa sp3 ở δC28,5 (C-10),58,6 (C-9), 60,1 (C-6); 1 nhóm metylen gắn với nguyên tử nitơ ở δC 45,5 (C-3) và 2 nhóm metylen ở δC 21,8 (C-4), 28,1 (C-5); 2 nhóm metyl ở δC15,2 (C-11), 17,4 (C-12); 2 nhóm cacbonyl ở δC 166,2 (C=O), 171,2 (C=O). Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của 2 nhóm metyl dưới dạng doublet ở δH0,91 (3H, d, J= 6,5 Hz, CH3-11), 1,06 (3H, d, J= 6,5 Hz, CH3-12), tín hiệu của nhóm 2 nhóm metin gắn với nitơ ở δH 3,93 (1H, br s, H-9), 4,07 (1H, t, J= 7,0 Hz, H-6); tín hiệu của 1 nhóm metylen gắn với nitơ ở δH 3,54 (2H, m, CH2-3). Từ các dữ liệu phổ MS, 13C- NMR, DEPT và 1H-NMR cho phép xác định hợp chất G120-7 là Cyclo-(Pro-Val), đây là một hợp chất dipetit vòng thường gặp trong nhóm xạ khuẩn biển. Hợp chất G120-9 thu được dưới dạng chất dầu màu trắng. Độ quay cực [α]D25 -13,6o (c 0,25; MeOH). Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 91 [M+H]+. Trên phổ 13C- NMR và DEPT xuất hiện tín hiệu 1 nhóm metyl ở δC 16,5 (CH3) và 1 nhóm oximetin ở δC 70,7. Trên phổ 1H- NMR thấy tín hiệu doublet của nhóm metyl tại δH 1,17 (3H, d, J= 6,0 Hz) và 1 tín hiệu quartlet của nhóm oximetin tại δH 3,52 (1H, q, J = 6,5 Hz). Dựa vào các dữ liệu phổ ESI-MS và NMR cho phép xác định hợp chất G120-9 có cấu trúc đối xứng. Từ các dữ liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G120-9 là butane-2,3-diol. Hợp chất G120-11 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng, đnc. 320-323oC. Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử deproton hóa ở m/z 111 [M-H]-. Phổ 1H- NMR và 13C- NMR cho tín hiệu của 2 nhóm metin olefinic và 2 nhóm cacbonyl. Từ các dữ liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G120-11 là uracil (xem phụ lục 42). Hợp chất G120-13thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 179 [M+H]+. Phân tích phổ 1H- NMR thấy xuất hiện 1 nhóm metyl ở δH 2,19 (3H, s, CH3), 4 proton vòng thơm ở δH 7,36 (1H, dt, J= 1,5; 7,5 Hz, H-4), 8,04 (1H, dd, J= 1,5; 7,5 Hz, H-6), 8,46 (1H, dd, J= 1,5; 7,5 Hz, H-2). Trên phổ 13C- NMR và DEPT cho tín hiệu của 9 nguyên tử cacbon, trong đó có 1 nhóm metyl tại δC 25,1 (CH3), 6 tín hiệu cacbon vòng thơm tại δC 115,9-141,2 (C-Ph) và 2 nhóm cacbonyl tại 169,1 (C-8), 171,2 (C-7). Từ các dữ liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G120-13 là 2-acetamidobenzamide. 3.10. Các hợp chất thứ cấp từ chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. G065 3.10.1. Cấu trúc hóa học các hợp chất từ chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. G065 Quá trình tách chiết các hợp chất từ các cặn chiết của chủng Streptomyces sp. G065 được trình bày trong phần thực nghiệm. Trong số 8 hợp chất thứ cấp tách chiết được, có 6 hợp chất đã tách chiết được từ các chủng xạ khuẩn khác. Đó là các hợp chất G043-6, G043-8, G057-14, G057-16, G057-17, G120-7 và G120-11. Hợp chất Cyclo-(Pro-Ala) (G065-1) Hợp chất G065-1 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng, đnc. 140- 141oC, độ quay cực [α]D25 -78,2o (c 0,32; MeOH). Phổ khối ESI-MS cho pic ion giả phân tử ở m/z 207 [M+K]+. Trên phổ 13C- NMR cho thấy sự có mặt của 8 nguyên tử cacbon trong đó có 2 nhóm metin lai hóa sp3 ở δC 51,2 (C-9); 59,3 (C-6); 1 nhóm metylen gắn với nguyên tử nitơ ở δC 45,5 (C-3) và 2 nhóm metylen ở δC 22,8 (C-4); 28,2 (C-5); 1 nhóm metyl ở δC 16,0 (C-10); 2 nhóm cacbonyl ở 166,3 (C-1); 170,3 (C-7). Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của 1 nhóm methyl ở δH 1,47 (3H, d, J = 7,0 Hz, CH2-10), tín hiệu của 2 nhóm metin gắn với nitơ ở δH 4,12 (1H, m, H-9); 4,12 (1H, m, H-6). Tín hiệu của 1 nhóm metylen gắn với nitơ ở δH 3,57 (2H, m, CH2-3) và 2 nhóm metylen ở δH 1,91 (1H, m, H-4α); 2,03 (1H, m, H-4β); 2,14 (1H, m, H-5α); 2,35 (1H, m, H-5β); 3,57 (2H, m, CH2-3) cũng được quan sát thấy và được xác định dựa vào phổ 1H- NMR và HSQC. Tương tác xa giữa nhóm metyl (CH3-10) với C-9 và C-1 trên phổ HMBC cho phép xác định nhóm metyl này gắn với cacbon C-9. Từ các dữ liệu phổ MS, 1H- NMR, 13C- NMR, HSQC, HMBC và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G065-1 là Cyclo-(Pro-Ala). Đây là hợp chất thường gặp trong nhóm xạ khuẩn biển và có hoạt tính kháng VSVKĐ. Cấu trúc hóa học của hợp chất G065-1 3.11. Kết quả thử hoạt tính sinh học của các hợp chất tách chiết được từ 5 chủng xạ khuẩn có hoạt tính cao Bảng 3.11: cho thấy 17 hợp chất có hoạt tính tốt đó là 3 hợp chất G043-3; G043-6; G043-10 tách chiết từ chủng Micromonospora sp. G043, 7 hợp chất G057-1, G057-3, G057-9, G057-10, G057-11, G057-2, G057-19 tách chiết từ chủng Nocardiopsis sp. G057, 1 hợp chất G065-1 tách chiết từ chủng Streptomyces sp. G065, 3 hợp chất G120-1, G120-2, G120-4 tách chiết từ chủng Micromonospora sp. G120 và 3 hợp chất G019-1, G019-2 và G019-5 tách chiết từ chủng Micromonospora sp. G019. Đặc biệt hoạt tính kháng các chủng Gram (-) mạnh lên rõ rệt so với cặn chiết thô ban đầu. Hai hợp chất G057-11 và hợp chất G057-2 thể hiện hoạt tính đối với cả 6 chủng vi sinh vật kiểm định thử nghiệm. Ba hợp chất mới là G19-1, G019-2 và G057-1 và hợp chất mới lần đầu tách chiết từ thiên nhiên G057-3 đều thể hiện hoạt tính kháng VSVKĐ. Đáng chú ý là hầu hết các hợp chất thể hiện hoạt tính kháng VSVKĐ (14 /17 hợp chất) đều có khả năng ức chế chủng vi khuẩn Gram (-)E. coli.Trong số này, một số hợp chất ức chế chủng vi khuẩn Gram (-) E. coli với giá trị MIC rất đáng quan tâm như G057-19 (8 µg/ml), G120-1 (8 µg/ml), G120-2 (8 µg/ml),G057-1 (16 µg/ml). Ngoài ra, hợp chất G065-1thể hiện hoạt tính ức chế nấm khá tốt với giá trị MIC là 2 µg/ml. Các hợp chất thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định tốt nhất Các hợp chất tách chiết được cũng đã được khảo sát hoạt tính kháng lao với Mycobacterium tuberculosis H37Rv. Tuy nhiên, hầu hết các hợp chất không thể hiện hoạt tính, ngoại trừ hợp chất bis(2-ethylhexyl)adipate (G043-12) thể hiện hoạt tính trung bình với giá trị MIC là 46 µg/ml. Hợp chất G043-12 đã được công bố trước đây, tuy nhiên đây là lần đầu tiên hoạt tính kháng lao của hợp chất này được phát hiện. Ngoài ra, ba hợp chất mới là G057-1, G019-1, G019-2 và 4 hợp chất G057-2, G057-3, G057-4, G57-5 tách chiết từ chủng Nocardiopsis sp. G057 và G019 được thử hoạt tính gây độc tế bào đối với 4 dòng tế bào ung thư KB, Lu, HepG2 và MCF7. Kết quả cho thấy hợp chất 2-hydroxy-1-(1H-indol-3-yl)-1-propanone (G57-5)thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư biểu mô KB với giá trị IC50 là 32 µg/ml, 3 hợp chất G057-2, G057-4, G057-12 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với 2 dòng tế bào ung thư KB và Lu với giá trị IC50 nằm trong khoảng 12,57-29,33 µg/ml. Kết luận Trong quá trình thực hiện luận án, các kết quả chính của luận án thu được có thể tóm tắt như sau: - Đã phân lập được 130 xạ khuẩn từ 140 mẫu thu thập được ở 3 vùng biển thuộc Đông bắc Việt Nam (Hạ Long - Cát Bà; Đảo Cô Tô - Thanh Lân và Vịnh Bái Tử Long), 1 vùng thuộc miền Trung (Hải Vân - Sơn Chà) và một vùng thuộc Nam Trung Bộ (Vịnh Vân Phong – Khánh Hòa). Các chủng được lưu giữ trong môi trường A1 + 10% glycerol ở -80oC. - Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng VSVKĐ và kháng lao cho thấy 105/130 chủng phân lập có tính kháng các chủng VSVKĐ chiếm 80,8%, trong đó có 29/130 chủng phân lập có hoạt tính kháng từ 3 chủng VSVKĐ trở lên, chiếm 22,3%. 59/130 chủng kháng nấm kiểm định, chiếm 45,4%. Ngoài ra, có 11/130 chủng phân lập là có hoạt tính kháng vi khuẩn kiểm định Gram âm, chiếm 8,5%. Ba chủng G017, G019 và G043 thể hiện hoạt tính kháng lao đối với vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis H37Rv. - Đã lựa chọn và xác định được tên khoa học của mười chủng có hoạt tính cao bằng giải trình tự gen 16S rARN riboxom. Trong đó các chủng G017, G019, G043, G044, G047, G068, G120 thuộc chi Micromonospora, các chủng G039, G065 thuộc chi Stretomyces, chủng G057 thuộc chi Nocardiopsis. - Đã tiến hành nghiên cứu tách chiết và xác định cấu trúc hóa học của 44 hợp chất thứ cấp từ 5 chủng xạ khuẩn thể hiện hoạt tính sinh học tốt, bao gồm G019, G043, G057, G065 và G120. Trong đó có 3 hợp chất mới là 3,4-dihydroxy-6,7-dimethyl-quinoline-2-carboxylic (G019-1), 2-[(5-methyl-1,4-dioxan-2-yl)methoxy]ethanol (G019-2), 2-[(2R-hydroxypropanoyl)amino]benzamide (G057-1), và 2 chất mới lần đầu tiên được tách chiết từ tự nhiên là 3,3’-bis-indole (G057-2), 3-acetyl-4-hydroxycinnoline (G057-3). - Các hợp chất tách chiết được đã được khảo sát hoạt tính sinh học. Trong đó, 3 hợp chất (G043-3; G043-6; G043-10) tách chiết từ chủng Micromonospora sp. G043, 7 hợp chất (G057-1, G057-3, G057-9, G057-10, G057-11, G057-2, G057-19) tách chiết từ chủng Nocardiopsis sp. G057, 1 hợp chất (G065-1) tách chiết từ chủng Streptomyces sp. G065, 3 hợp chất (G120-1, G120-2, G120-4) tách chiết từ chủng Micromonospora sp. G120 và 3 hợp chất (G019-1, G019-2, G019-5) tách chiết từ chủng Micromonospora sp G019 thể hiện hoạt tính kháng VSVKĐ. Đối với hoạt tính kháng lao, chỉ có hợp chất bis(2-ethylhexyl) adipate (G043-12) thể hiện hoạt tính trung bình đối với Mycobacterium tuberculosis H37Rv với giá trị MIC là 46 μg/ml. Đây là lần đầu tiên hoạt tính kháng lao của hợp chất G043-12 được phát hiện. - Ngoài ra, một số hợp chất đã được đánh giá hoạt tính ức chế sự phát triển của 4 dòng tế bào ung thư (KB, Lu, HepG2 và MCF7). Hợp chất 2-hydroxy-1-(1H-indol-3-yl)-1-propanone (G57-5) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư biểu mô KB với giá trị IC50 là 32 µg/ml, 3 hợp chất G057-2, G057-4, G057-12 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với 2 dòng tế bào ung thư KB và Lu với giá trị IC50 nằm trong khoảng 12,57-29,33 µg/ml. Kiến nghị - Cần mở rộng nghiên cứu tại các khu vực biển khác của nước ta nhằm phát hiện các chủng vi sinh vật biển có khả năng sản sinh các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, nhằm nghiên cứu ứng dụng. Đồng thời cần tiếp tục nghiên cứu các chủng xạ khuẩn đã phân lập được, cũng như điều kiện lên men nhằm tìm kiếm các chất mới có hoạt tính kháng VSVKĐ, kháng lao và gây độc tế bào mà trong khuôn khổ luận án này chưa có điều kiện nghiên cứu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_nghien_cuu_hoat_tinh_sinh_hoc_mot_so_hop_cha.doc
Luận văn liên quan