Bẩy phương pháp tách chiết khác nhau đã được nghiên cứu để tách EPS từ bùn
thải sinh học được nuôi cấy trong phòng phòng thí nghiệm tại Viện Công nghệ Môi
trường để lựa chọn ra được phương pháp phù hợp để tách EPS phục vụ mục đích xử lý
kim loại Cu2+. Các kết quả chính đạt được của luận văn cụ thể như sau:
1. Hàm lượng EPS tách được dao động từ 0,045 mg/L đến 1,367 mg/L. Các
phương pháp hóa học cho hiệu suất tách EPS cao hơn nhiều so với phương pháp vật lý.
Trong đó, NaOH và HCHO kết hợp NaOH là hai phương pháp tốt nhất
2. Hàm lượng protein, polysaccharide và nuleic acid có trong EPS tách
bằng phương pháp NaOH kết hợp HCHO là cao nhất, lần lượt là 69,5 mg protein/L,
28,6 mg polysaccharide/L và 8,19 µg nucleic acid/L (tương ứng với 20,14%, 8,29%
và 3,9%)
3. Thử nghiệm khả năng xử lý Cu cho thấy NaOH kết hợp HCHO là phương
pháp tách phù hợp nhất do cả EPS thô và tinh đều có khả năng xử lý kim loại Cu với
hiệu suất cao.
4. Nghiên cứu chi tiết khả năng xử lý kim loại Cu2+ của EPS tách bằng
HCHO-NaOH cho thấy:
- EPS thể hiện khả năng xử lý kim loại tốt ở khoảng pH axit (pH < 6).
- Nồng độ EPS phù hợp để xử lý kim loại dao động từ 100-200 mg EPS/L.
Ở điều kiện tối ưu, hiệu suất xử lý kim loại Cu2+ đạt được là loại bỏ 568,5 mg
Cu/g EPS với 0,11 g EPS khi sử dụng EPS tách bằng phương pháp NaOH kết hợp
HCHO.
59 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng xử lý kim loại trong nước bằng polyme sinh học (biopolymer) tách từ bùn thải sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau [12]. Ví dụ, EPS chiết bằng nhựa trao đổi ion (CER - Cation Exchange
Rasin) có khả năng phân hủy bằng phương pháp hiếu khí, trong khi EPS tách chiết
bằng phương pháp Sunfit lại có khả năng phân hủy bằng phương pháp kị khí.
Trong điều kiện cạn kiệt dinh dưỡng, vi sinh vật có thể sử dụng chính các
chất có phân tử nhỏ được sinh ta từ quá trình phân hủy EPS của mình làm nguồn
cacbon và nguồn năng lượng cho sự tăng trưởng của tế bào. Quá trình phân hủy của
EPS làm giảm khả năng tạo bông của vi sinh vật. Một phần EPS không bị phân hủy
có thể chảy cùng với nước thải từ các bể phản ứng và làm giảm chất lượng của nước
thải sau xử lý [7].
14
1.3.4. Các phương pháp tách EPS
EPS liên kết với tế bào vi sinh vật thông qua các liên kết như disulfide nối
cộng hóa trị nối các mạch phụ (nhóm R) lại với nhau, hay thông qua cầu nối cation
hóa trị II (Mg2+, Ca2+) v.v[4]. Để tách được EPS ra khỏi tế bào vi sinh vật, cần
phá vỡ các liên kết này bằng các tác nhân lý học, hóa học hoặc sinh học khác nhau.
Có nhiều phương pháp tách khác nhau được sử dụng để tách EPS từ sinh khối của
vi sinh vật. Nguyên lý, ưu nhược điểm của các phương pháp tách được tóm tắt ở
Bảng 1.3.
Theo Nielsen và Jahn (1999), quy trình tách EPS có thể được chia làm 3
bước chính: (Bước 1) tiền xử lý mẫu, bao gồm công đoạn lấy mẫu, lưu giữ mẫu,
làm sạch mẫu và đồng nhất mẫu. Bước này có tác dụng làm phân tán các tế bào vi
khuẩn. Đối với trường hợp tách EPS từ màng sinh học và từ các loại vi khuẩn dạng
hạt, có kích thước nhỏ thì bước đồng nhất mẫu là quan trọng nhất. (Bước 2) tách
EPS từ mẫu môi trường sau khi đã được xử lý sơ bộ. (Bước 3) phân tích các thành
phần có trong EPS tinh sạch. Trong ba bước trên, bước tách EPS là khâu quan trọng
nhất. Tùy thuộc vào thành phần cấu tạo của EPS mà nên lựa chọn sử dụng các
phương pháp tách chiết phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất. Đối với loại EPS có
thể hòa tan và EPS có liên kết yếu với tế bào vi sinh vật thì phương pháp ly tâm
được sử dụng phổ biến nhất. Ngược lại, đối với loại EPS liên kết, người ta thường
phải sử dụng các phương pháp tách có tác động mạnh hơn tới liên kết của EPS với
tế bào vi sinh vật như siêu âm, nhiệt độ cao, hay các tác nhân hóa học (axit, bazơ
v.v.) [20].
Các phương pháp tách có thể được chia thành 3 nhóm chính: các phương
pháp vật lý, các phương pháp hóa học và phương pháp sinh học. Ngoài ra, còn có
các phương pháp kết hợp giữa nhiều tác nhân hóa lý sinh học khác nhau. Các
phương pháp vật lý sử dụng chủ yếu tác dụng của ngoại lực được tạo ra bởi sóng
siêu âm, lực ly tâm hay nhiệt độ nhằm kích thích EPS tách ra khỏi tế bào vi sinh vật
và tan trong dung dịch. Các phương pháp hóa học dựa trên tác động hóa học là sự
kết hợp giữa các hóa chất có khả năng phá vỡ liên kết của EPS với tế bào, đẩy
15
nhanh sự phân tách giữa EPS với tế bào (ví dụ như phương pháp NaOH, phương
pháp H2SO4, phương pháp EDTA, phương pháp ethanol, phương pháp
trichloroacetic, phương pháp HCHO, phương pháp glutaraldehyde, ). Các phương
pháp sinh học thì dựa trên cơ chế phân hủy carbohydrate và protein bằng enzyme
nhờ đó, phá vỡ cấu trúc bông bùn và giải phóng EPS vào môi trường.
Dựa vào kết quả của nhiều báo cáo, hiệu quả tách EPS của phương pháp tổng
hợp và phương pháp hóa học thường cao hơn so với phương pháp vật lí. Tuy nhiên,
các phương pháp hóa học cũng gặp phải vấn đề như ô nhiễm mẫu khi thêm một số
hóa chất phản ứng với EPS, hay gây ra những thay đổi trong thành phần hóa học và
tính chất của EPS. Vì thế mà việc lựa chọn ra được phương pháp tách chiết EPS phù
hợp với từng mục tiêu nghiên cứu/ứng dụng là rất cần thiết.
16
Bảng 1.3. Các phương pháp tách EPS
Tên phương pháp
Tác nhân
tách
Cơ chế tách Ưu nhược điểm
Phương
pháp vật
lý
Ly tâm Lực ly tâm
EPS được tách ra
từ bề mặt tế bào và
hòa tan vào dụng
dịch dưới tác động
của lực ly tâm
- Ít ảnh hưởng đến tế
bào, ít gây vỡ tế bào.
- Chỉ tách được
lượng EPS bên
ngoài tế bào.
Nhiệt Nhiệt
Dưới tác động của
nhiệt độ cao, các
phân tử của EPS
dao động và hòa
tan vào trong dung
dịch
- Tách được đáng kể
một lượng EPS từ tế
bào
Siêu âm
Sóng siêu
âm
Dưới tác dụng của
các dao động tạo ra
bởi song siêu âm,
liên kết của EPS
với sinh khối được
phá vỡ.
- Phân hủy bông bùn
và enzyme đạt hiệu
quả cao.
- Đây là phương
pháp phổ biến nhất
để tách EPS từ bùn
đặc.
Phương
pháp hóa
học
Axit H2SO4
Làm tăng lực đẩy
để phá vỡ lực liên
kết giữa EPS với tế
bào, nhờ đó tách
được EPS ra khỏi
tế bào
- Phân hủy bông bùn
một cách có hiệu
quả.
Kiềm NaOH
Bổ sung thêm gốc
Na làm cho liên kết
giữa EPS với các
cation hóa trị II yếu
đi, giảm hoạt tính
tạo bông của EPS
- Làm tăng khả năng
hòa tan EPS trong
dung dịch.
- Hiệu quả tách EPS
khỏi tế bào cao.
17
CER Trao đổi ion
Loại bỏ các cation
hóa trị II, do đó
tách được EPS ra
khỏi tế bào
- Tính chọn lọc cao
đối với liên kết giữa
EPS với Ca, Mg.
EDTA EDTA
Cation hóa trị II
đóng vai trò quan
trọng trong liên kết
EPS với tế bào.
EDTA tạo phức tan
với cation hóa trị II
nhờ đó phá vỡ liên
kết của EPS với tế
bào
- Hiệu quả tách EPS
cao.
- Lượng dư của
EDTA có thể gây ra
ô nhiễm EPS sau khi
tách.
- Gây sai số với việc
xác định protein
trong EPS bằng
phương pháp
Lowry.
Enzymes Enzymes
Sử dụng các
enzyme có khả
năng thủy phân
carbohydrate và
protein để phá vỡ
cấu trúc bùn và giải
phóng EPS
- Hiệu suất chiết
tách EPS thấp.
Ethanol Ethanol
Làm EPS biến tính
và giảm lực liên
kết giữa các tế bào,
do đó EPS được
tách ra
- Sử dụng đối với
bùn lỏng.
- Đây là phương
pháp được sử dụng
phổ biến.
NaCl NaCl
NaCl nồng độ cao
có tác dụng thúc
đẩy quá trình trao
đổi cation, vì vậy
EPS được tách dễ
dàng
- Sử dụng đối với
bùn lỏng.
- Là phương pháp
tiết kiệm kinh tế.
Lưu
huỳnh
Lưu huỳnh
Hình thành liên kết
với FeS, phá vỡ
liên kết giữa EPS
và tế bào
- Tính chọn lọc cao
đơi với liên kết giữa
EPS và Fe.
18
Phương
pháp kết
hợp
HCHO
kết hợp
NaOH
HCHO
NaOH
Formaldehyde cố
định tế bào nhờ đó,
làm giảm ảnh
hưởng của NaOH
tới tế bào vi sinh
vật khi tách EPS
- HCHO có thể làm
thay đổi đặc tính của
EPS và ảnh hưởng
không tốt đến thành
phần của EPS như
protein,
carbohydrate.
NH4OH
kết hợp
EDTA
NH4OH
EDTA
Đây là phương
pháp kết hợp nhằm
điều chỉnh pH và
trao đổi ion để
nâng cao hiệu quả
chiết tách
- Hiệu quả phân hủy
bông bùn cao.
1.3.5. Ứng dụng của EPS trong xử lý kim loại
EPS có khả năng gắn kết cao với ion kim loại nên tiềm năng xử lý hay loại bỏ
kim loại của EPS là rất lớn. Theo Flemming và cộng sự (2000) [6] đã chứng minh rằng
EPS có khả năng loại bỏ kim loại Pb (0.13 mMol/mg EPS) và kim loại Cu (22ng/mg
EPS). Các hằng số ổn định Ni, Cu, Pb, Cd và Zn tạo phức vớ EPS phụ thuộc chủ yếu
vào pH. EPS hấp phụ kim loại với dung lượng tới 25% tính theo trọng lượng ẩm. EPS
được sản xuất bởi một số loài vi sinh vật chẳng hạn như Bacillus, Halomonas,
Herbaspirillum, Pseudomonas và Paenibacillus cũng được công nhận là các chất keo
tụ có tiềm năng loại bỏ kim loại trong nước thải (Lin and Harichund, 2012). Trong
nghiên cứu này cho thấy, EPS với hàm lượng từ 1-10mg/L có thể xử lý một lượng lớn
kim loại như Pb2+, Zn2+, và Hg2+ (lớn hơn 50%). Cũng loại EPS đó ở nồng độ 10000
mg/L có thể loại bỏ được kim loại Cd2+ ra khỏi nước thải với hiệu suất lên tới 95%. Khi
các ion kim loại xuất hiện với nồng độ cao (từ 300 ppm đến 800 ppm), EPS của
Zoogloea 115, Zoogloea 116M có khả năng hấp phụ các ion Co2+, Cu2+, Fe3+ và Ni2+
khi các nồng độ các ion này có mặt trong môi trường với nồng độ cao (từ 300 ppm –
800 ppm). Nghiên cứu của Ducan và các cộng sự (1987) cho thấy các vi sinh vật như
Zoogloea 115, P denitrifican, và Z filipendula có khả năng hấp phụ tốt các kim loại như
Cd2+, Cu2+, Zn2+, Co2+, Cr3+, Al3+, Ni2+ và Hg2+.
19
Nội dung trình bày ở phần nghiên cứu tổng quan cho thấy ô nhiễm kim loại nói
chung và Cu nói riêng đang là vấn đề nhức nhối ở nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp,
đặc biệt là các nhà máy liên quan tới sản xuất bản mạch điện tử. Nhiều phương pháp xử
lý kim loại khác nhau đã được áp dụng và nghiên cứu. Trong đó, EPS, một dạng
biopolymer sinh học, là một trong những vật liệu hấp phụ có tiềm năng lớn trong xử lý
kim loại. Đây cũng là vật liệu nguồn gốc sinh học nên có tính thân thiện môi trường
cao. Các công trình xử lý nước thải hiện đang phải xử lý lượng lớn bùn sinh học dư với
chi phí chiếm tới 1/3 chi phí vận hành của toàn hệ thống. Khi lượng bùn sinh học này
có thể được tận dụng để tách và thu hồi EPS nhằm mục đích xử lý kim loại sẽ là một
giải pháp tốt, thân thiện môi trường và tránh lãng phí tài nguyên.
20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Bio-polymer tách từ bùn thải sinh học
- Kim loại (ion Cu2+) trong nước thải
- Bùn thải sinh học được nuôi cấy từ hệ thống xử lý nước thải
Phạm vi nghiên cứu
- Quy mô trong phòng phí nghiệm
- Địa điểm: Luận văn được thực thiện tại Phòng thí nghiệm Phòng giải pháp
công nghệ cải thiện môi trường - Viện Công nghệ Môi Trường
- Thời gian: Luận văn được thực hiện từ tháng 10/2-16 đến tháng 12/2017
2.2. Vật liệu thí nghiệm
2.2.1. Bùn thải
Bùn thải sử dụng trong nghiên cứu được nuôi dưỡng từ hệ thống xử lý nước
thải sinh hoạt trên qui mô phòng thí nghiệm. Bùn được lắng, gạn bỏ phần nước
trong và cô đặc tới nồng độ 13,5 g MLSS/L và bảo quản trong tủ lạnh ở điều kiện
nhiệt độ -40C để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.
Ưu điểm của việc nuôi cấy bùn thải trong phòng thí nghiệm là có thể chủ
động được lượng bùn, kiểm soát tốt được các thông số, chất lượng bùn, cũng như
các tính chất của bùn không bị thay đổi.
2.2.2. Nước thải
Mẫu nước chứa ion Cu2+ giả định nồng độ 250 mg/l được pha từ 0,97g
CuSO4.5H2O tinh khiết, định mức 1 lít.
Mẫu môi trường: Lấy từ nhà máy mạ đồng Phú Thái nồng độ Cu2+ 155 mg/l.
2.3. Thực nghiệm
2.3.1. Quy trình vận hành thiết bị pilot xử lý nước thải sinh hoạt để lấy sinh khối
tách EPS
Bùn thải sử dụng trong suốt thời gian nghiên cứu được lấy từ thiết bị pilot
AS-Tester phòng thí nghiệm (Dung tích phản ứng 10 L), tại Phòng Giải pháp công
21
nghệ Cải thiện Môi trường – Viện Công nghệ Môi trường. Nước thải sử dụng chạy
pilot được lấy từ sông Tô Lịch, đoạn đầu nguồn khu vực Hoàng Quốc Việt. Thiết bị
pilot được duy trì chạy tới khi ổn định, hàm lượng MLSS đạt 1500 – 2000 mg/L
(sau thời gian 2 tháng). Tính ổn định của hệ bùn xử lý được đánh giá thông qua hàm
lượng MLSS, hiệu quả xử lý COD và N. Sau khi thiết bị chạy ổn định, bùn được rút
ra lưu giữ trong tủ lạnh ở 4oC để phục vụ cho nghiên cứu tách chiết EPS và đánh giá
khả năng xử lý Cu của EPS.
2.3.2. Phương pháp tách thu EPS từ bùn thải sinh học nuôi cấy
Trước khi tách EPS, bùn được rửa sạch 2 lần bằng nước, cô đặc lại tới nồng
độ 13.5 g/L. Quy trình cụ thể của các phương pháp tách được mô tả trên Hình 2.1.
22
Hình 2.1. Quy trình tách EPS theo các phương pháp khác nhau
70 ml bùn sinh học
Rửa sạch hai lần
Ly tâm 2000rpm, trong 15 phút
Phương pháp vật lý Phương pháp hóa học
Ly tâm
4000rp
m
trong
15 phút
(40C)
Nhiệt
800C
trong
30 phút
1ml
H2SO4
98%
(24h,
tại 40C)
1ml
HCl
36%
(24h,
tại 40C)
70ml
EDTA
muối
2%
(3h, tại
40C)
3ml
NaOH
10M
(24h,
tại 40C)
0.42ml
HCHO
36%
(1h,
40C)
3ml
NaOH
10M
(24h,
40C)
Ly tâm tại 4000rpm trong 15 phút
(tại 40C)
Thu hồi dịch lỏng (EPS thô)
Thêm ethanol tỉ lệ 2:1
(24h, tại 40C)
Thu hồi chất rắn tinh (EPS tinh)
Ly tâm 4000rpm tại 40C, trong 15
phút
23
Các phương pháp tách EPS từ bùn thải được sử dụng gồm:
- Phương pháp vật lý: Ly tâm, nhiệt
- Phương pháp hóa học: H2SO4, HCl, NaOH, EDTA và HCHO kết hợp với
NaOH
Phương pháp tách polymer ngoại bào
Phương pháp ly tâm: 70ml bùn sinh học được ly tâm ở nhiệt độ 4oC, thời
gian 15 phút, ly tâm với lực 4000rpm [21]. Dưới tác dụng của lực ly tâm, EPS sẽ
được tách ra khỏi tế bào VSV và đi vào pha lỏng.
Phương pháp nhiệt: 70ml bùn sinh học được gia nhiệt ở nhiệt độ 800C, thời
gian 30 phút [16]. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, EPS sẽ được tách ra khỏi tế bào
vi sinh vật và đi vào pha lỏng.
Phương pháp HCl: Bổ sung 1ml HCl 36% vào 70 ml bùn sinh học sạch để
trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC, thời gian 24h. HCl sẽ phá vỡ liên kết giữa EPS với tế
bào sinh vật và giải phóng EPS vào pha lỏng. Sau đó đem ly tâm ở nhiệt độ 4oC,
thời gian 15 phút, ly tâm với lực 4000rpm. Phần lỏng chứa EPS sẽ được giữ lại
(được gọi là EPS thô).
Phương pháp H2SO4: Bổ sung 1ml H2SO4 98% vào 70 ml bùn sinh học sạch
để trong tử lạnh ở nhiệt độ 4oC, thời gian 24h. H2SO4 làm tăng lực đẩy để phá vỡ
lực liên kết giữa EPS với tế bào, nhờ đó tách được EPS ra khỏi tế bào. Sau đó đem
ly tâm ở nhiệt độ 4oC, thời gian 15 phút, ly tâm với lực 4000rpm. Phần lỏng chứa
EPS sẽ được giữ lại (được gọi là EPS thô).
Phương pháp EDTA: Bổ sung 70ml EDTA 2% (dạng muối và axít) vào 70ml
bùn sinh học sạch để trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC, thời gian 3h. EDTA tạo phức với
các cation hóa trị 2, phá vỡ liên kết giữa EPS và tế bào VSV và giải phóng EPS vào
pha lỏng. Sau đó đem ly tâm ở nhiệt độ 4oC, thời gian 15 phút, ly tâm với lực
4000rpm [59]. Phần lỏng chứa EPS sẽ được giữ lại (được gọi là EPS thô).
Phương pháp NaOH: Bổ sung 3ml NaOH 10M vào 70ml bùn sinh học sạch
để trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC, thời gian 24h. NaOH tác động vào liên kết giữa
cation hóa trị 2 với EPS theo cơ chế trao đổi ion, phá vỡ liên kết này, nhờ đó, EPS
24
được tách ra khỏi tế bào vi sinh vật và đi vào pha lỏng. Sau đó đem ly tâm ở nhiệt
độ 4oC, thời gian 15 phút, ly tâm với lực 4000rpm [22]. Phần lỏng chứa EPS sẽ
được giữ lại (được gọi là EPS thô).
Phương pháp Formaldehyde kết hợp với NaOH: Bổ sung 0.42ml
formaldehyde (HCHO) vào 70 ml bùn sinh học sạch để trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC,
thời gian 1h. Sau đó, bổ sung 3ml NaOH 10M vào hỗn hợp bùn và để phản ứng ở
nhiệt độ 4oC, thời gian 3h. Hỗn hợp sau phản ứng được ly tâm ở nhiệt độ 4oC, thời
gian 15 phút, ly tâm với lực 4000rpm để tách EPS [23].
2.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý ion kim loại Cu2+ của
polymer ngoại bào
2.4.1. Đánh giá ảnh hưởng của pH
Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của pH tới hiệu quả xử lý ion kim loại Cu2+
của EPS được thực hiện trên thiết bị Jatest (SJ-10, Yhana). EPS sử dụng là EPS
dạng thô.
Dung dịch nước thải chứa ion kim loại Cu2+ được chuẩn bị 6 cốc (100 mL)
với nồng độ 250 mg/L do đa số nồng độ kim loại đồng tại các làng nghề dao động
từ 150 mg/L đến 300 mg/L (Bảng 1.1). Dung dịch được khuấy với tốc độ 120
vòng/phút và được chỉnh pH về giá trị: 1; 2; 4; 6. Sau đó bổ sung EPS thô, dung
dịch được khuấy 1 giờ với tốc độ khuấy được giảm về 60 vòng/phút. Kết thúc quá
trình phản ứng, mẫu được để lắng 30 phút, phần nước trong sau đó được lấy để đo
nồng độ ion kim loại Cu2+ còn lại sau phản ứng hấp phụ. Xác định bằng cách hút
10ml dung dịch Cu(II) sau khi lắng và 1ml thuốc thử Nitrozo- R- Sol. Tiến hành đo
Abs so với mẫu trắng là 10 ml nước cất và 1ml thuốc thử. Dựa vào đường chuẩn ta
xác định được nồng độ còn lại của Cu(II) sau quá trình hấp phụ. Dựa vào nồng độ
ban đầu của Cu(II) ta tính được nồng độ của Cu(II) đã hấp phụ. Xác định pH tối ưu
để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
2.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của thời gian phản ứng
Đánh giá ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu quả xử lý ion kim loại
Cu2+ của EPS. Dung dịch nước thải chứa ion kim loại Cu2+ được chuẩn bị với nồng
25
độ 250 mg/L. Dung dịch được chỉnh về pH tối ưu. Bổ sung thêm EPS thô và tiến
hành lắc trong máy lắc và lấy mẫu theo thời gian: 10 phút, 20 phút, 30 phút, 60
phút, 90 phút, 120 phút, 180 phút. Mẫu lấy ra theo thời gian được để lắng 30 phút,
phần nước trong được lấy để xác định nồng độ ion kim loại Cu2+ còn lại. Xác định
thời gian phản ứng tối ưu để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
2.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ EPS
Thí nghiệm được thực hiện trên thiết bị Jartest (SJ-10, Yhana). EPS được bổ
sung vào các bình với thể tích từ 1,5 – 12 mL, khuấy với tốc độ 60 vòng/phút trong
thời gian 2 giờ. Sau thời gian phản ứng, mẫu được để lắng trong thời gian 30 phút,
phần nước trong được lấy để đo nồng độ kim loại Cu2+ còn lại sau phản ứng hấp
phụ.
Hiệu quả xử lý kim loại Cu2+ được tính theo công thức sau:
0 1
x
0
100 ;
C C
H
C
trong đó:
H - Hiệu xuất xử lý (%);
C0 - Nồng độ ion kim loại Cu2+ trước phản ứng (mg/L);
C1 - Nồng độ kim loại Cu2+ sau phản ứng (mg/L).
2.5. Phương pháp phân tích
2.5.1. Xác định khối lượng EPS thu được
EPS trong dịch thu lại sau ly tâm được tinh sạch bằng cách kết tủa trong
Ethanol lạnh với tỷ lệ thể tích là 2 ethanol : 1 mẫu và để ở nhiệt độ -20oC qua đêm.
Mẫu sau kết tủa được ly tâm với lực ly tâm 4000rpm ở 4oC (Rotina 420R, Hettich
Zentrifugen) trong 15 phút để thu EPS tinh sạch. Khối lượng của EPS được xác
định bằng phương pháp trọng lượng sau khi sấy khô tới trọng lượng không đổi ở
nhiệt độ từ 50oC tới 60oC.
26
2.5.2. Phân tích hàm lượng protein, polysaccharide và acid nucleic trong polymer
ngoại bào
EPS trong dịch sau ly tâm được kết tủa trong ethanol lạnh với quy trình, ly
tâm (Rotina 420R, Hettich Zentrifugen), loại bỏ phần dịch lỏng. Phần EPS kết tủa
được hòa tan trong nước cất tới thể tích ban đầu. Dung dịch này được sử dụng để
phân tích protein, polysaccharide và nucleic acids. Protein được phân tích bằng
phương pháp Lowry với dung dịch chuẩn là BSA (Bovine Serum Albumin) [24].
Cacbonhydrate được xác định theo phương pháp Phenol – axit Sulfuric với dung
dịch chuẩn là glucose [25]. Axit nucleic được phân tích bằng phương pháp
Dyphenylamin.
2.5.3. Đo phổ hồng ngoại
Xác định nhóm chức trong EPS bằng phổ hồng ngoại IR: EPS được tinh sạch
bằng cách kết tủa trong ethanol, sau đó sấy khô ở nhiệt độ 50oC. 0,1 - 0,2 mg mẫu
sau khi đã sấy khô được trộn và nghiền kỹ với 100mg KBr. Sau đó, ép mẫu trên
máy có lực ép 5 tấn để tạo viên. Mẫu sau khi tạo viên được cho lên cửa sổ máy
quang phổ hồng ngoại để xác định thành phần nhóm chức.
2.5.4. Phân tích xác định Cu2+ bằng phương pháp phổ hấp phụ nguyên tử AAS theo
TCVN 6193: 1996
- Phân tích xác định Cu2+ bằng phương pháp phổ hấp phụ nguyên tử theo
TCVN 6193: 1996 trên thiết bị AAS- Thermo Fisher – Solar M6, tại Khoa Môi
Trường- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Phân tích xác định Cu2+ bằng phương pháp đo quang trên thiết bị đo
quang phổ UV-VIS, tại phòng giải pháp công nghệ cải thiện môi trường – Viện
Công nghệ Môi trường
27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần, đặc tính của EPS tách từ bùn thải bằng các phương pháp
khác nhau
3.1.1. Hàm lượng EPS
EPS sau khi được tách bằng các phương pháp vật lý, phương pháp hóa học
khác nhau, mẫu EPS được thu lại và đưa đi phân tích khối lượng bằng cách kết tủa
trong ethanol lạnh với tỉ lệ 2 ethanol : 1 EPS (quy trình được mô tả ở mục 2.4
chương 2). Kết quả phân tích khối lượng EPS tách bằng phương pháp khác nhau
được trình bày chi tiết tại Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả phân tích khối lượng, thành phần hóa học của EPS được tách
bằng các phương pháp khác nhau
Phương pháp
Khối lượng
(mg EPS/g bùn)
Protein
(mg /g bùn)
Polysaccharide
(mg /g bùn)
Axit nucleic
(µg /g bùn)
Ly tâm 3,333 0,063 0,055 0,072
Nhiệt 5,185 0,053 0,096 0,063
HCl 101,259 2,281 2,185 1,481
H2SO4 96,000 2,607 2,311 1,442
NaOH 39,259 5,600 2,681 0,841
HCHO + NaOH 25,556 5,148 2,119 0,607
EDTA 20,000 1,170 0,561 0,239
EPS là một trong những thành phần quan trọng đóng góp vào sự hình thành
lên các bông bùn sinh học trong hệ thống xử lý nước thải, vì vậy, trong bùn sinh học
luôn có chứa một lượng EPS nhất định [26, 27]. Tùy thuộc vào phương pháp tách
chiết EPS được sử dụng mà lượng EPS tách ra từ bùn sinh học có thể khác nhau.
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng EPS tách được dao động từ 3,333 g
EPS/g bùn (phương pháp ly tâm) tới 101.259 mg EPS/g bùn (phương pháp HCl).
Hiệu quả tách tăng dần theo thứ tự sau: nhóm có hàm lượng EPS dưới 100 mg
28
EPS/L (phương pháp ly tâm, phương pháp nhiệt), nhóm có hàm lượng EPS dưới
1000 mgEPS/L (phương pháp NaOH, phương pháp NaOH kết hợp HCHO, phương
pháp EDTA), nhóm có hàm lượng EPS trên 1000 mgEPS/L (phương pháp HCl,
phương pháp H2SO4).
Kết quả khối lượng EPS cũng cho thấy hiệu suất tách của phương pháp vật lý
(ly tâm) thấp hơn nhiều so với pương pháp hóa học. Phương pháp vật lý như ly tâm
và nhiệt đươc sử dụng nhiều trong nghiên cứu khác nhau để đánh giá về hàm lượng
EPS có trong sinh khối [28]. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có khả năng tách EPS
ở dạng hòa tan hoặc liên kết yếu với tế bào vi sinh vật [29]. Trong bể bùn hoạt tính,
vi sinh chịu sự tách động mạnh do sự khuấy trộn bởi khí nên phần EPS có liên kết
yếu với tế bào vi sinh vật có khả năng bị giải phóng ra môi trường và chỉ còn lại
phần EPS liên kết tương đối chặt chẽ với tế bào vi sinh vật. Do đó, khi sử dụng
phương pháp ly tâm, lượng EPS tách được không cao.
Ngược lại, phương pháp tách bằng các tác nhân hóa học lại có khả năng tách
cả EPS dạng hòa tan và EPS dạng liên kết, do các tác nhân tách tạo phản ứng hóa
học với các cầu nối giữa EPS và tế bào vi sinh vật (khi bổ sung EDTA vào bùn sinh
học, EDTA tạo phức tan với cation hóa trị II nhờ đó phá vỡ liên kết của EPS với tế
bào vi sinh vật, hay bổ sung hóa chất NaOH, gốc Na tăng lên làm cho liên kết giữa
EPS với các cation hóa trị II yếu đi, do đó EPS được tách ra khỏi tế bào), nhờ đó
giải phóng được lượng EPS nhiều hơn vào pha lỏng.
Nhìn vào kết quả phân tích ta thấy được hàm lượng của EPS tách được của
phương pháp H2SO4 và phương pháp HCl (96 mg EPS/g bùn và 101,259 mg EPS/g
bùn) lớn hơn rất nhiều lần so với các phương pháp khác. Hàm lượng EPS lớn có thể
là do ngoài việc tách các hợp chất polymer có khối lượng phân tử cao nằm bên
ngoài tế bào thì các axit HCl và H2SO4 còn có khả năng phá vỡ tế bào và tách cả
những hợp chất hữu cơ phân tử lượng lớn nằm trong tế bào vi sinh vật (ví dụ: axit
nucleic, polysaccharide nội bào,).
Kết quả cũng cho thấy, sử dụng HCHO làm giảm hiệu suất tách EPS. Trong
phương pháp tách với NaOH, khối lượng EPS giảm từ 39,259 mg EPS/g bùn
29
(phương pháp NaOH) xuống còn 25,556 mg EPS/g bùn (phương pháp HCHO +
NaOH). Nguyên nhân là do HCHO có khả năng phản ứng và gắn protein trong EPS
vào tế bào, cố định tế bào và làm tế bào trở nên vững chắc hơn, do đó làm giảm
lượng EPS tách được [39,69,76,77]. Mặc dù, HCHO làm giảm hiệu quả tách EPS
nhưng HCHO lại có khả năng bảo toàn tính chất của EPS và giảm thiểu các tác
động tiêu cực của tác nhân tách tới thành phần hóa học của EPS.
Kết quả phân tích hàm lượng EPS cho thấy, bằng việc sử dụng một phương
pháp tách phù hợp, hàm lượng EPS tách ra được từ bùn thải của hệ thống xử lý
nước thải được nuôi cấy tại phòng thí nghiệm có thể đạt từ 0.5 – 1.3 g/L (tương ứng
với khoảng 10% khối lượng của sinh khối). Lượng EPS thu được cũng tương đối
lớn so với quá trình lên men tổng hợp EPS thông thường (Bảng 3.2). So sánh kết
quả này cho thấy, bùn thải sinh học được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm là một
nguồn tiềm năng để thu hồi EPS vừa đơn giản, lại hiệu quả phục vụ các mục đích
xử lý môi trường.
Bảng 3.2. So sánh kết quả khối lượng EPS tách được với các nghiên cứu khác
Chủng VSV Môi trường
EPS
(g/L)
Tài liệu tham
khảo
Alcaligenes cupidus (KT 210) Đường Sucrose 0,6 [30]
Bacillus sp. F19 Đường Glucose 0,8 [31]
Klebsiella sp. N10 Nhân tạo 1,0 [32]
Proteus mirabilis (TJ-1) Đường Glucose 1,3 [33]
EPS được tách từ bùn thải nuôi
cấy trong phòng thí nghiệm
Bùn thải nuôi cấy 0,5 – 1.3
Kết quả của
đề tài
3.1.2. Thành phần hóa học của EPS thu được
Thành phần hóa học của EPS quy định tính chất và khả năng hấp phụ của
EPS. Như đã trình bày ở chương 1, EPS có thành phần khá phức tạp và là tổ hợp
của nhiều loại polymer khác nhau. EPS có thành phần chính là các hợp chất hữu cơ
có phần tử lượng lớn như protein, polysaccharide, humics, acid amin v.vTrong
30
đó, protein và polysaccharide được cho là các thành phần quan trọng nhất. Ngoài ra,
nucleic acid cũng được quan tâm do nuclein acid là một chỉ thị đáng tin cậy để đánh
giá mức độ ảnh hưởng của các tác nhân hóa học và lý học tới quá trình phá vỡ và
phân hủy của tế bào vi sinh vật.
Kết quả phân tích thành phần hóa học của EPS được tách bằng các phương
pháp khác nhau được thể hiện tại Bảng 3.1. Kết quả cho thấy không chỉ khối lượng
EPS mà cả thành phần hóa học của EPS cũng có sự thay đổi một cách đáng kể tùy
thuộc vào phương pháp tách chiết EPS khác nhau. Hàm lượng protein có giá trị nằm
trong khoảng 0,063 mg/g bùn (phương pháp ly tâm) đến 5,6 mg/g bùn (phương
pháp NaOH). Hàm lượng polysaccharide có giá trị nằm trong khoảng 0,055 mg/g
bùn (phương pháp ly tâm) đến 2,681 mg/g bùn (phương pháp NaOH) và hàm lượng
nucleic acid có giá trị nằm trong khoảng 0,063 µg/ g bùn (phương pháp nhiệt) đến
1,481 µg/ g bùn (phương pháp HCl).
Hình 3.1 thể hiện tỉ lệ phần trăm của các thành phần hóa học trong tổng
khối lượng EPS thu tách được. Kết quả cho thấy EPS được tách bằng phương pháp
hóa học cho kết quả hàm lượng protein và polysaccharide chiếm tỉ lệ % nhiều hơn
so với hàm lượng acid nucleic, như đối với phương pháp NaOH kết hợp với HCHO
cho kết quả cao nhất, hàm lượng protein chiếm 20,14% tổng khối lượng EPS thu
được (69,5 mg Protein/ 345mg EPS), hàm lượng polysaccharide chiếm 8,29% tổng
khối lượng EPS thu được (28,6 mg Polysaccharide/345mg EPS), phương pháp
NaOH có hàm lượng protein thấp hơn chiếm 14,26% (75,6 mg Protein/ 530mg
EPS), hàm lượng polysaccharide chiếm 6,83% tổng khối lượng EPS thu được (36,2
mg Polysaccharide/530mg EPS), trong khi đó, cùng thuộc nhóm phương pháp hóa
học, phương pháp H2SO4, HCl và EDTA chỉ cho kết quả lần lượt là 2,25%; 2,72%
và 5,85% đối với hàm lượng Protein và 2,16%; 2,41% và 2,80% đối với hàm lượng
Polysaccharide.
Phương pháp ly tâm và phương pháp nhiệt có hàm lượng protein và
polysaccharide thấp hơn nhiều lần so với phương pháp hóa học, chiếm lần lượt là
1,89% và 1,01% tổng khối lượng EPS (đối với hàm lượng protein), chiếm lần lượt
31
là 1,64% và 1,84% (đối với hàm lượng polysaccharide). Bên cạnh đó, hàm lượng
acid nucleic được phân tích giữa các phương pháp không chênh lệch nhau nhiều,
dao động trong khoảng từ 1,19% đến 2,37%
Mặt khác, kết quả cũng cho thấy hàm lượng protein tăng nhiều hơn so với
hàm lượng polysaccharide. Nồng độ polysaccharide và protein trong EPS tăng đột
biến khi được tách bằng phương pháp hóa học chứng tỏ ngoài những hợp chất
polymer có khối lượng phân tử lớn nằm bên ngoài tế bào, thì các hợp chất hóa học
như NaOH, HCl, H2SO4, EDTA còn có khả năng phá vỡ tế bào và tách cả những
hợp chất hữu có phân tử lượng lớn nằm trong tế bào vi sinh vật như: DNA,
polysaccharide nội bào, protein nội bào. Vì nucleic acid là một trong những chất chỉ
thị cho hiện tượng tế bào bị phá vỡ [34]. Từ đó, hàm lượng protein, polysaccharide
và nucleic acid tăng lên đáng kể.
Hình 3.1. So sánh thành phần hóa học của EPS được tách bằng các phương pháp
khác nhau (PN, PS và AN là hàm lượng protein, polysaccharide và acid nucleic)
32
Bảng 3.1 Kết quả phân tích khối lượng, thành phần hóa học của EPS được
tách bằng các phương pháp khác nhau. Cho thấy, các phương pháp tách bằng tác
nhân hóa học cho EPS có hàm lượng protein, polysaccharide và nucleic acid cao.
Điều đó cũng chỉ ra rằng EPS tách bằng phương pháp hóa học có khả năng chứa cả
các hợp chất polymer ngoại bào lẫn các hợp chất polymer nội bào.
Thành phần hóa học của EPS (Protein, Polysaccharide và Nucleic Acid)
đóng vai trò quyết định tới hiệu suất xử lý ion kim loại Cu2+ do đây là các chất có
khối lượng phân tử lớn và có chứa các nhóm chức liên kết các cấu trúc của chúng.
Hình 3.2, 3.3 và 3.4 thể hiện mỗi tương quan giữa hiệu suất xử lý ion kim loại Cu2+
với các thành phần hóa học chính của EPS. Kết quả thể hiện ở các hình 3.2 - 3.4 cho
thấy, hàm lượng của Protein, polysaccharide và Nucleic acid trong EPS càng cao thì
hiệu quả xử lý kim loại của EPS càng lớn. Tuy nhiên, dựa vào hệ số tương đồng R2,
khả năng xử lý ion kim loại Cu2+ có mối quan hệ chặt chẽ nhất với hàm lượng
polysaccharide (R = 0,9589), tiếp theo là protein (R = 0,8775), độ tương đồng thấp
nhất là nucleic acid với R = 0,8075.
33
Hình 3.2. Mối quan hệ giữa hiệu suất xử lý kim loại với hàm lượng Protein
34
Hình 3.3. Mối quan hệ giữa hiệu suất xử lý kim loại với hàm lượng Polysaccharide
Hình 3.4. Mối quan hệ giữa hiệu suất xử lý kim loại với hàm lượng Nucleic acid
Như đã trình bày ở trên, polysacchride là một trong những chỉ thị đánh giá
ảnh hưởng của phương pháp tách chiết tới tế bào vi sinh vật. Hàm lượng
polysaccharide cao thể hiện tế bào bị phá vỡ và các hợp chất polymer có trong nội
bào được giải phóng vào pha lỏng. Mối tương quan cao giữa hiệu quả xử lý ion kim
loại Cu2+ và polysaccharide gợi ý rằng các hợp chất polymer có ở trong tế bào vi sinh
vật đóng một vai trò lớn đối với hiệu quả xử lý kim loại của EPS tách ra từ bùn thải.
3.2. Kết quả phân tích phổ hồng ngoại
Các nhóm chức hiện diện trong cấu trúc của LB-EPS và TB-EPS sinh tổng
hợp bởi các chủng vi khuẩn trên môi trường bùn thải đã được phân tích, đo đạc
bằng phương pháp phổ hồng ngoại (IR)
Phổ hồng ngoại của EPS thu được từ 05 phương pháp đều cho thấy xuất hiện
các đỉnh nằm trong khoảng từ 3400 đến 3500 cm-1, thể hiện sự tồn tại của nhóm
35
chức NH2 [16, 35], đỉnh ở 1638 cm-1 thể hiện sự tồn tại của nhóm chức cacboxyl
(C=O) [8], và các đỉnh nằm trong khoảng 1100 cm-1 thể hiện sự tồn tại của nhóm
chức O-C (thuộc nhóm chức carboxylic axit và dẫn xuất của chủng) [35].
Các nhóm chức như NH2, C=O và O-C trong EPS được cho là có chức năng
liên kết, hấp phụ chất hữu cơ và đóng vai trò quyết định tới khả năng tạo bông của
EPS [35]. Đa số các nhóm chức có mặt trong cấu trúc của EPS đều mang điện tích
âm như C=O, O-C, chỉ có riêng nhóm chức NH2 là nhóm mang điện tích dương.
Điều này lý giải nguyên nhân EPS thể hiện hoạt tính thấp đối với các hệ hạt mang
điện tích âm như cao lanh hay các chất rắn lơ lửng trong nước khi không có sự hiện
diện của các cation đa hoá trị.
36
Hình 3.5. Phổ IR của EPS được tách bằng các phương pháp khác nhau
(a - Ly tâm; b - HCHO; c - NaOH; d - H2SO4; e - NaOH kết hợp HCHO).
37
3.3. Hiệu quả xử lý Cu2+ của EPS tách bằng các phương pháp khác nhau
Hình 3.6. Thể hiện hiệu quả xử lý kim loại Cu2+ của EPS thô và EPS tinh tách bằng
các phương pháp khác nhau
Từ trước đến nay, người ta vẫn coi phương pháp tách tốt nhất là phương
pháp có hiệu suất tách EPS cao và ít gây ảnh hưởng tới tế bào vi sinh vật (hạn chế
được quá trình phân hủy nội bào, được đánh giá qua hàm lượng axit nucleic có
trong EPS). Tuy nhiên, ảnh hưởng của các phương pháp tách tới hiệu quả xử lý kim
loại của EPS vẫn chưa được đề cập tới. Trong nội dung của phần này, ảnh hưởng
của phương pháp tách tới hiệu suất xử lý Cu2+ của EPS được đánh giá chi tiết với cả
EPS dạng thô và EPS dạng tinh.
38
Kết quả phân tích tại Hình 3.6 cho thấy hiệu quả xử lý kim loại Cu2+ bằng
EPS tách được phụ thuộc vào phương pháp tách rất nhiều, dao động từ 21,1 mg
Cu/g EPS (EPS tách bằng phương pháp ly tâm) đến 158,2 mg Cu/g EPS (EPS tách
bằng phương pháp NaOH) đối với EPS dạng tinh, còn đối với EPS dạng thô dao
động từ 116 mg Cu/g EPS ( EPS tách bằng phương pháp ly tâm) đến 513 mg Cu/g
EPS (EPS tách bằng phương pháp NaOH).
Hiệu xuất xử lý của EPS dạng tinh được tách bằng tất cả các phương pháp
đều cho kết quả dưới 10%, trong đó, hiệu quả lớn nhất đạt 9% và 8% lần lượt tương
ứng với phương pháp NaOH và phương pháp HCHO + NaOH (giảm được tương
ứng với 152,6 mg Cu/g EPS và 185,2 mg Cu/g EPS), các phương pháp còn lại đều
cho kết quả thấp dưới 5% (không có khả năng xử lý kim loại Cu2+).
Đối với EPS dạng thô, hiệu quả xử lý kim loại Cu2+ đạt kết quả dưới 10%
(phương pháp ly tâm, phương pháp nhiệt, phương pháp HCl và phương pháp
EDTA), hiệu quả trên 10% (phương pháp H2SO4, phương pháp NaOH và phương
pháp HCHO + NaOH). Trong đó, phương pháp cho hiệu quả xử lý cao gồm phương
pháp NaOH và HCHO + NaOH lần lượt là 18% và 23% (tương đương giảm được
406,0 mg Cu/g EPS và 513,6 mg Cu/g EPS).
Kết quả tại Hình 3.6 cho thấy EPS dạng thô cho hiệu suất xử lý cao hơn so
với EPS dạng tinh. Nguyên nhân có thể là do quá trình kết tủa EPS bằng ethanol
lạnh chưa triệt để và do yếu tố pH ảnh hưởng tới hiệu suất kết tủa protein và
polysaccharide. Protein và polysaccharide kết tủa trong ethanol với hiệu suất cao ở
pH từ 5,6 – 6, pH của các phương pháp NaOH, NaOH kết hợp HCHO nằm trong
khoảng 8-9 không nằm khoảng tối ưu nên hiệu suất kết tủa polysacharide, protein
thấp. Muốn có EPS dạng tinh phải trải qua những công đoạn phức tạp và phải để
trong khoảng thời gian dài nên có thể đã ảnh hưởng tới tế bào của vi sinh vật (xảy ra
quá trình phân hủy nội bào). Do đó thành phần hóa học của EPS dạng tinh tách
được có thể thấp hơn so với EPS dạng thô.
Kết quả thử nghiệm nêu trên cho thấy sau xử lý bằng hóa chất, EPS thô có thể
được sử dụng trực tiếp để hấp phụ Cu2+. Đây cũng là một ưu điểm thuận lợi cho việc áp
39
dụng EPS để xử lý kim loại ở quy mô thực tế do EPS có thể được sử dụng trực tiếp
không cần qua bước tinh sạch.
3.4. Thử nghiệm đánh giá khả năng xử lý ion kim loại Cu2+ của EPS
3.4.1. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý
Cho 0,11g EPS hấp phụ với 100 ml dung dịch Cu2+ có nồng độ ban đầu là
250 mg/L. Hỗn hợp được tiến hành hấp phụ với tốc độ khấy 120 vòng/phút không
đổi. pH của dung dịch hấp phụ được thay đổi từ pH = 1-5,5. Kết thúc quá trình hấp
phụ, tiến hành lọc xác định nồng độ Cu2+ còn lại trong dung dịch bằng phương pháp
hấp phụ nguyên tử AAS. Từ đó xác định được ảnh hưởng của pH đến lượng hấp
phụ của EPS.
Tiến hành khảo sát ảnh hưởng pH đến khả năng hấp phụ Cu(II) của vật liệu
thu được kết quả như Bảng 3.3
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng pH đến khả năng hấp phụ của Cu(II)
STT
Cu(II) ban đầu
(mg/L)
pH
Cu(II) sau hấp phụ
(mg/L)
Hiệu suất hấp phụ
(%)
1 250 1.21 200 20
2 250 2.39 200 20
3 250 3.3 170 32
4 250 4.24 12 50
5 250 5.5 11.5 43
40
Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ Cu(II) của EPS
Từ bảng 3.3 và hình 3.7 cho thấy dung lượng hấp phụ tốt nhất của EPS đạt
cao nhất khi pH = 4.5 – 5.5. Ở pH thấp, các nhóm chức của EPS bị proton hóa và
tích điện dương dẫn đến giảm hiệu quả hấp phụ đồng. Khi pH tăng lên, mật độ điện
tích (-) tăng và do đó làm tăng hiệu quả xử lý. Thí nghiệm không thực hiện ở pH
cao hơn 5.5 do ở pH cao, Cu sẽ bị kết tủa và khó đánh giá được giữa hiệu quả của
quá trình hấp phụ và quá trình kết tủa.
Kết quả thu được cho thấy ở pH = 4.5 EPS được tách bằng phương pháp
NaOH kết hợp với HCHO có khả năng hấp phụ Cu (II) tốt nhất, đạt tới 50%.
3.4.2. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu quả xử lý
Thời gian hấp phụ trao đổi của Cu2+ được khảo sát bằng cách lấy 0,1g vật
liệu EPS cho lần lượt vào 100 ml dung dịch Cu2+ có nồng độ ban đầu là 250 mg/L.
Thực hiện quá trình hấp phụ và trao đổi trong khoảng thời gian khuấy khác nhau lần
lượt là 10 phút, 20 phút, 30 phút, 60 phút, 120 phút và 180 phút với tốc độ khuấy cố
định là 120 vòng/phút. Kết thúc quá trình hấp phụ, tiến hành lọc xác định cố định
nồng độ Cu2+ còn lại trong dung dịch và tính được dung lượng hấp phụ của vật liệu
ở Bảng 3.4.
41
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ Cu(II) của
EPS được tách bằng phương pháp EPS được thể hiện trên Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng thời gian đến khả năng hấp phụ Cu(II) của EPS
STT Cu(II) ban đầu
(mg/L)
Thời gian
(phút)
Cu(II) sau hấp phụ
(mg/L)
Hiệu suất hấp phụ
(%)
1 250 10 250 0
2 250 20 134,39 48,31
3 250 30 132.01 49,56
4 250 60 123,03 52,68
5 250 90 126,31 51,42
6 250 120 126,57 51,32
7 250 180 126,75 51,25
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng thời gian đến khả năng hấp phụ Cu(II) của EPS
42
Từ bảng 3.4 và hình 3.8 ta có thể thấy khi tăng thời gian thực hiện hấp phụ
của vật liệu từ 10 đến 60 phút dung lượng hấp phụ trao đổi của vật liệu đối với Cu2+
tăng lên từ 0 mg/L đến 126,97 mg/L. Kết quả cho thấy chỉ sau 60 phút thì khả năng
hấp phụ Cu(II) của EPS được tách bằng phương pháp NaOH kết hợp với HCHO
gần như bão hòa. Nguyên nhân là do quá trình hấp phụ và trao đổi của EPS cần có
thời gian nhất định để các ion Cu2+ có thời gian khuếch tán di chuyển sâu vào cấu
trúc bên trong mao quản để thực thiện quá trình hấp phụ, đồng thời khi thời gian
tương tác quá lâu, quá trình trung hòa axit bởi một số hợp chất kiềm và cacbonate
trong EPS làm tăng pH của dung dịch dẫn đến giảm khả năng hòa tan của ion kim
loại Cu2+. Do vậy khi tăng thời gian thực hiện hấp phụ của EPS dung lượng hấp phụ
tăng lên. Các kết quả cũng cho thấy khi thời gian thực hiện quá trình hấp phụ của
EPS trên 60 phút thì dung lượng hấp phụ của EPS đối với ion Cu2+ có chút giảm
nhẹ chứng tỏ thời gian hấp phụ của EPS tại 60 phút đã đạt tới trạng thái cân bằng.
Như vậy trong các quá trình khảo sát tiếp theo ta sẽ lựa chọn pH = 4,5 và
thời gian hấp phụ là 60 phút để nghiên cứu.
3.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ EPS tới hiệu quả xử lý
Hình 3.9 trình bày kết quả thử nghiệm tách chiết ion kim loại Cu2+ bằng
EPS thu tách được ở các nồng độ khác nhau từ 0,02 g EPS đến 0,16 g EPS (thời
gian tương tác 60 phút, pH = 4,5, tốc độ khuấy 120 vòng/phút).
43
Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng nồng độ EPS đến khả năng hấp phụ Cu(II)
Kết quả nghiên cứu ở hình 3.9 cho thấy, hiệu suất loại bỏ kim loại đạt hiệu
quả cao từ từ 104,2 mg Cu/g EPS đến 610 mg Cu/g EPS khi bổ sung thêm lượng
EPS dao động từ 0,02 g EPS đến 0,16 g EPS. Hiệu quả xử lý ion kim loại Cu2+ tăng
theo bội số lượng EPS được thêm vào thí nghiệm (từ 0,02 g EPS đến 0,09 g EPS).
Trong khi đó, hiệu suất của kim loại Cu2+ gần như không có sự chênh lệch nhiều khi
tăng nồng độ EPS từ 0,11 g đến 0,16 gam. Như vậy, nồng độ tối ưu để xử lý ion
kim loại Cu2+ trong bùn thải của EPS là 0,11 g EPS tương đương loại bỏ được 568,5
mg Cu/g EPS
3.5. Kết quả thử nghiệm xử lý ion kim loại Cu2+ của EPS đối với mẫu
nước thải thực tế
* Mẫu môi trường:Nước thải được lấy tại nhà máy mạ đồng Phú Thái. Mẫu
được xử lý bảo quản bằng cách axit đến pH ≤ 2 và được lọc ngay sau khi xử lý.
44
* Tiến hành:
Cho 500 ml dung dịch mẫu ở trên có nồng độ ban đầu là (155 mg/l) tiến hành
chạy Jar-test bằng EPS tách thu từ phương pháp NaOH kết hợp với HCHO. Điều kiện
tối ưu thủ nghiệm tại pH = 4,5; thời gian 60 phút; nồng độ EPS dao động từ 20,25 mg
EPS/L đến 135 mg EPS/L. Kết thúc tiến hành phân tích xác định lại nồng độ Cu2+
còn lại trong nước thải bằng phương pháp hấp phụ nguyên tử AAS. Từ đó tính toán
và xác định được hiệu quả xử lý của vật liệu đối với mẫu nước thải thực tế.
* Kết quả: Căn cứ vào kết quả trong phần 3.2, ta tiến hành thử nghiệm khả năng xử lý
kim loại Cu2+ bằng EPS được tách bởi phương pháp NaOH trên mẫu nước thải nhà mày
mạ đồng Phú Thái (nồng độ ban đầu Co = 155 mg/L, pH ban đầu = 1,97). Thông số pH
được khống chế trong khoảng 4,5 để đảm bảo không xảy ra hiện tượng kết tủa kim loại.
Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng nồng độ của EPS đến khả năng hấp phụ Cu(II)
45
Kết quả Hình 3.10 cho thấy, ở điều kiện pH 4.5, hiệu quả xử lý kim loại Cu2+
của EPS được tách bằng phương pháp NaOH kết hợp với HCHO tăng dần khi ta
đồng thời tăng nồng độ EPS từ 0,02 g EPS lên 0,14 g EPS.
Nước thải nhà máy mạ đồng Phú Thái có nồng độ ban đầu C0 = 155 mg
Cu/L, sau khi bổ sung 0,02 gam EPS thì hiệu suất xử lý kim loại Cu đạt 11,7% tức
giảm được 20,32 mg Cu/g EPS.
Tiếp tục tăng lượng EPS được bổ sung vào nước thải, kết quả cho thấy hàm
lượng ion kim loại Cu2+ bị loại bỏ tiếp tục tăng lên tới 118,2mg Cu/g EPS khi bổ
sung 0,11g EPS.
Khi tăng lượng EPS cần bổ sung vào thí nghiệm lên 0,14g EPS, kết quả cho
thấy thấy hàm lượng ion kim loại Cu2+ bị loại bỏ tăng nhẹ từ 118,2mg Cu/g EPS lên
125,6mg Cu/g EPS. Điều này cho thấy lượng EPS tối ưu nhất được tách bằng
phương pháp NaOH kết hợp HCHO là 0,11gam với 100ml mẫu tương ứng đạt hiệu
quả xử lý tốt nhất, giảm được 118,2mg Cu/g EPS.
46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Bẩy phương pháp tách chiết khác nhau đã được nghiên cứu để tách EPS từ bùn
thải sinh học được nuôi cấy trong phòng phòng thí nghiệm tại Viện Công nghệ Môi
trường để lựa chọn ra được phương pháp phù hợp để tách EPS phục vụ mục đích xử lý
kim loại Cu2+. Các kết quả chính đạt được của luận văn cụ thể như sau:
1. Hàm lượng EPS tách được dao động từ 0,045 mg/L đến 1,367 mg/L. Các
phương pháp hóa học cho hiệu suất tách EPS cao hơn nhiều so với phương pháp vật lý.
Trong đó, NaOH và HCHO kết hợp NaOH là hai phương pháp tốt nhất
2. Hàm lượng protein, polysaccharide và nuleic acid có trong EPS tách
bằng phương pháp NaOH kết hợp HCHO là cao nhất, lần lượt là 69,5 mg protein/L,
28,6 mg polysaccharide/L và 8,19 µg nucleic acid/L (tương ứng với 20,14%, 8,29%
và 3,9%)
3. Thử nghiệm khả năng xử lý Cu cho thấy NaOH kết hợp HCHO là phương
pháp tách phù hợp nhất do cả EPS thô và tinh đều có khả năng xử lý kim loại Cu với
hiệu suất cao.
4. Nghiên cứu chi tiết khả năng xử lý kim loại Cu2+ của EPS tách bằng
HCHO-NaOH cho thấy:
- EPS thể hiện khả năng xử lý kim loại tốt ở khoảng pH axit (pH < 6).
- Nồng độ EPS phù hợp để xử lý kim loại dao động từ 100-200 mg EPS/L.
Ở điều kiện tối ưu, hiệu suất xử lý kim loại Cu2+ đạt được là loại bỏ 568,5 mg
Cu/g EPS với 0,11 g EPS khi sử dụng EPS tách bằng phương pháp NaOH kết hợp
HCHO.
2. Kiến nghị
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên kết quả của luận văn mới chỉ dừng lại ở
các kết luận như trên. Tuy nhiên, các kết quả đạt được đã cho thấy EPS tách từ bùn thải
là một hướng nghiên cứu có nhiều tiềm năng và cần được tiếp tục nghiên cứu. Từ quá
trình nghiên cứu tổng quan tài liệu và quá trình thực nghiệm, một số nội dung nghiên cứu
tiếp theo của hướng nghiên cứu này được đề xuất, cụ thể như sau:
47
1. Nghiên cứu thử nghiệm trực tiếp khả năng áp dụng của EPS trên nước thải
nhiễm kim loại Cu2+ từ các khu công nghiệp, nhà máy khác nhau.
2. Nghiên cứu đánh giá thêm khả năng hấp phụ các kim loại khác bằng EPS, đặc
biệt là các kim loại khó kết tủa ở điều kiện pH trung tính.
3. Tối ưu hóa phương pháp tách trên nhiều yếu tố hơn để thu được EPS chất lượng
tốt nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao như nồng độ của NaOH, nồng độ HCHO, nhiệt
độ,...
4. Xây dựng các nghiên cứu sâu về thành phần quyết định tới khả năng hâp phụ
kim loại của EPS để từ đó tối ưu được phương pháp tách và phương pháp thu hồi EPS
nhằm đạt được dung lượng hấp phụ cao
5. Nghiên cứu khả năng tuần hoàn, tái sử dụng các hóa chất tách để nâng cao khả
năng áp dụng của phương pháp.
6. Nghiên cứu khả năng thu hồi lượng kim loại đồng để không làm ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường sau khi đã loại bỏ từ nước thải ban đầu.
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Liu, Y. and H.H. Fang, Influences of extracellular polymeric substances (EPS)
on flocculation, settling, and dewatering of activated sludge. 2003.
2. More, T., et al., Extracellular polymeric substances of bacteria and their
potential environmental applications. Journal of environmental management, 2014.
144: p. 1-25.
3. Wingender, J., T.R. Neu, and H.-C. Flemming, What are bacterial extracellular
polymeric substances?, in Microbial extracellular polymeric substances. 1999,
Springer. p. 1-19.
4. Wingender, J., T.R. Neu, and H.-C. Flemming, Microbial extracellular
polymeric substances: characterization, structure, and function. 1999: Springer
Science & Business Media.
5. Brown, M.J. and J.N. Lester, Comparison of bacterial extracellular polymer
extraction methods. Applied and Environmental Microbiology, 1980. 40(2): p. 179-185.
6. Flemming, H.-C., et al., Physico-chemical properties of biofilms. Biofilms:
recent advances in their study and control. Amsterdam: Harwood Academic
Publishers, 2000: p. 19-34.
7. Donlan, R.M., Biofilms: microbial life on surfaces. Emerg Infect Dis, 2002. 8(9).
8. Li, X. and S. Yang, Influence of loosely bound extracellular polymeric
substances (EPS) on the flocculation, sedimentation and dewaterability of activated
sludge. Water Research, 2007. 41(5): p. 1022-1030.
9. Sutherland, I.W., Structure-function relationships in microbial
exopolysaccharides. Biotechnology advances, 1994. 12(2): p. 393-448.
10. Comte, S., G. Guibaud, and M. Baudu, Effect of extraction method on EPS
from activated sludge: an HPSEC investigation. Journal of hazardous materials,
2007. 140(1): p. 129-137.
11. Cheremisinoff, N.P., Handbook of water and wastewater treatment
technologies. 2001: Butterworth-Heinemann.
12. Flemming, H. and A. Leis, Sorption properties of biofilms. Encyclopedia of
environmental microbiology. John Wiley & Sons, Inc., New York, NY. doi, 2003.
49
10: p. 0471263397.
13. Liu, H. and H.H. Fang, Extraction of extracellular polymeric substances (EPS)
of sludges. Journal of Biotechnology, 2002. 95(3): p. 249-256.
14. Zhang, J., et al., Characterization of a bioflocculant produced by the marine
myxobacterium Nannocystis sp. NU-2. Applied microbiology and biotechnology,
2006. 59(4-5): p. 517-522.
15. Moon, P., P. Carrott, and M.R. Carrott, Application of different equations to
adsorption isotherms of phenolic compounds on activated carbons prepared from
cork. Carbon, 2006. 44(12): p. 2422-2429.
16. Zhang, J., et al., Production of an exopolysaccharide bioflocculant by
Sorangium cellulosum. Letters in applied microbiology, 2006. 34(3): p. 178-181.
17. Comte, S., G. Guibaud, and M. Baudu, Relations between extraction protocols
for activated sludge extracellular polymeric substances (EPS) and EPS
complexation properties: Part I. Comparison of the efficiency of eight EPS
extraction methods. Enzyme and Microbial Technology, 2006. 38(1): p. 237-245.
18. Mayer, C., et al., The role of intermolecular interactions: studies on model
systems for bacterial biofilms. International journal of biological macromolecules,
1999. 26(1): p. 3-16.
19. Frølund, B., et al., Extraction of extracellular polymers from activated sludge
using a cation exchange resin. Water research, 1996. 30(8): p. 1749-1758.
20. Sheng, G.-P., H.-Q. Yu, and X.-Y. Li, Extracellular polymeric substances (EPS)
of microbial aggregates in biological wastewater treatment systems: a review.
Biotechnology Advances, 2010. 28(6): p. 882-894.
21. Bezawada, J., et al., Production of extracellular polymeric substances (EPS) by
Serratia sp. 1 using wastewater sludge as raw material and flocculation activity of
the EPS produced. Journal of environmental management, 2013. 128: p. 83-91.
22. Späth, R., H.-C. Flemming, and S. Wuertz, Sorption properties of biofilms.
Water Science and Technology, 1998. 37(4): p. 207-210.
23. Jorand, F., et al., Hydrophobic/hydrophilic properties of activated sludge
50
exopolymeric substances. Water Science and Technology, 1998. 37(4): p. 307-315.
24. Sani, R.K. and U.C. Banerjee, Decolorization of triphenylmethane dyes and
textile and dye-stuff effluent by Kurthia sp. Enzyme and Microbial Technology,
1999. 24(7): p. 433-437.
25. Delee, W., et al., Anaerobic treatment of textile effluents: a review. Journal of
chemical technology and biotechnology, 1998. 73(4): p. 323-335.
26. Lee, M., et al., Design of carbon beds to remove humic substances. Journal of
Environmental Engineering, 1983. 109(3): p. 631-645.
27. Wu, J.-Y. and H.-F. Ye, Characterization and flocculating properties of an
extracellular biopolymer produced from a Bacillus subtilis DYU1 isolate. Process
Biochemistry, 2007. 42(7): p. 1114-1123.
28. Carrott, P., et al., Separating surface and solvent effects and the notion of
critical adsorption energy in the adsorption of phenolic compounds by activated
carbons. Langmuir, 2005. 21(25): p. 11863-11869.
29. Mishra, A. and M. Bajpai, The flocculation performance of Tamarindus
mucilage in relation to removal of vat and direct dyes. Bioresource technology,
2006. 97(8): p. 1055-1059.
30. Zheng, Y., et al., Production and characteristics of a bioflocculant produced by
Bacillus sp. F19. Bioresource Technology, 2008. 99(16): p. 7686-7691.
31. Feng, D.L. and S.H. Xu, Characterization of bioflocculant MBF3-3 produced by
an isolated Bacillus sp. World Journal of Microbiology and Biotechnology, 2008.
24(9): p. 1627-1632.
32. Yang, Q., et al., A novel bioflocculant produced by Klebsiella sp. and its
application to sludge dewatering. Water and Environment Journal, 2012. 26(4): p.
560-566.
33. Pan, X., et al., A comparison of five extraction methods for extracellular
polymeric substances (EPS) from biofilm by using three-dimensional excitation-
emission matrix (3DEEM) fluorescence spectroscopy. Water Sa, 2010. 36(1): p.
51
34. Carrott, P., et al., Influence of surface ionization on the adsorption of aqueous
zinc species by activated carbons. Carbon, 1997. 35(3): p. 403-410.
111-116.
35. D’Abzac, P., et al., Extraction of extracellular polymeric substances (EPS) from
anaerobic granular sludges: comparison of chemical and physical extraction
protocols. Applied microbiology and biotechnology, 2010. 85(5): p. 1589-1599.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- le_thi_chung_6602_2084040.pdf