Không ngừng hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với điều
kiện nhân sự, mạng lưới hoạt động và cơ sở hạ tầng của mình. Trong đó cần tuân
thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel và
thông lệ quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng, có sự nhận định độc lập giữa các
khâu tham gia vào quy trình quản trị rủi ro tín dụng
103 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5400 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong hoạt động cấp tín dụng.
- VIB thực hiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung và phân cấp phê duyệt
tín dụng với nhiều hạn mức khác nhau theo năng lực đã được kiểm chứng qua thực
tiễn hoạt động cho từng cá nhân cụ thể mà không phân cấp phán quyết theo chức
danh.
- VIB tổ chức những phòng chuyên môn có chức năng kiểm tra giám sát tín
dụng độc lập nhằm đảm bảo thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thường
xuyên cán bộ các cấp liên quan tới hoạt động cấp tín dụng.
- VIB cũng xây dựng và thường xuyên rà soát, hoàn thiện các quy chế, quy
trình, quy định, chính sách về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng phù hợp
với từng thời kỳ theo khả năng quản lý và chiến lược kinh doanh của ngân hàng;
2.4.4.2. Những vấn đề còn tồn tại:
Thứ nhất, về việc đảm bảo chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ trong hoạt
động cấp tín dụng:
- Mặc dù VIB đã xây dựng được bộ máy cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng tương đối khoa học, chặt chẽ và cũng đã ban hành tương đối đầy đủ và thường
xuyên hoàn thiện, bổ sung các quy định, quy trình, quy chế, chính sách, hướng dẫn
đối với hoạt động cấp tín dụng và quản trị rủi ro nhưng nợ quá hạn, nợ xấu của VIB
vẫn chưa được kiểm soát ở mức tốt nhất nếu so sánh với các Ngân hàng thương mại
cổ phần lớn trên thị trường như ACB, Sacombank và các (chi nhánh) ngân hàng
74
nước ngoài (là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% tổng dư nợ).
- Do thực hiện theo mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, và phân cấp phán
quyết tín dụng thấp cho các Trưởng đơn vị kinh doanh đủ điều kiện, đồng thời thực
hiện các quy trình độc lập trong thẩm định tài sản bảo đảm, thẩm định khách hàng,
trình và phê duyệt tín dụng, do đó khi quy mô mạng lưới và hoạt động kinh doanh
tăng nhanh, nếu không bố trí đủ nguồn lực kịp thời thì thời gian xử lý các khoản cấp
tín dụng thường kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng và khả năng
cạnh tranh của VIB;
Như vậy VIB cần phải có những giải pháp để hoàn thiện về tổ chức, quy trình
hoạt động và nhân sự hợp lý hơn nhằm giảm thiểu hơn nữa rủi ro tín dụng và tăng
cường chất lượng dịch vụ trong hoạt động cấp tín dụng;
Thứ hai, về hệ thống thông tin báo cáo quản trị rủi ro tín dụng:
- Nhận thức được sự quan trọng của hệ thống công nghệ thông tin trong việc
quản trị rủi ro và quản trị hoạt động ngân hàng, VIB thường xuyên đầu tư, nâng cấp,
hoàn thiện hệ thống công nghệ. Tuy vậy hệ thống công nghệ ngân hàng của VIB
vẫn chưa đáp ứng tốt các yêu cầu về quản trị rủi ro, đặc biệt là việc xử lý các thông
tin, dấu hiệu cảnh báo sớm về rủi ro, các báo cáo phục vụ cho hoạt động tín dụng
vẫn chưa được xử lý tập trung, do đó VIB cần có chiến lược đầu tư nhằm hoàn thiện
hơn nữa.
- Ngoài việc đầu tư cho hệ thống công nghệ ngân hàng, VIB cũng cần có
chính sách nhân sự hợp lý nhằm duy trì và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm
công tác công nghệ ngân hàng.
Thứ ba, về chính sách nâng cao chất lượng nhân sự trong bộ máy cấp tín dụng
và quản trị rủi ro:
- VIB vẫn đang thiếu hụt nhân sự tốt tác nghiệp trong hoạt động tín dụng và
quản trị rủi ro, một số đơn vị vẫn thiếu nhiều cán bộ làm công tác tín dụng, công tác
thẩm định khách hàng.
- VIB vẫn chưa thực hiện được công tác đào tạo nhân sự nội bộ một cách
chuyên nghiệp, có hệ thống. Cụ thể VIB vẫn chưa có Trung tâm đào tạo chuyên
75
nghiệp.
- Để hạn chế rủi ro tín dụng từ các nguyên nhân do nhân tố nhân sự, bên
cạnh việc thực thi nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn cán bộ làm công tác tín
dụng, cán bộ làm công tác quản lý, kiểm soát rủi ro, VIB cần có chiến lược dài hạn
trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự và sớm hình thành các trung tâm đào tạo nội
bộ chuyên nghiệp.
Thứ tƣ, về tổ chức bộ máy quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng: Tuy đã hoàn
thiện một cách hệ thống về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và kiểm soát rủi ro,
nhưng do vẫn còn thiếu nhiều nhân sự để xây dựng và thực thi các quy trình, quy
định một cách có hiệu quả. Cụ thể, do mới được thành lập từ giữa năm 2009, Khối
quản lý rủi ro và Ủy ban quản lý rủi ro vẫn chưa bố trí đủ nhân sự để triển khai các
công việc liên quan, vẫn cần sự hỗ trợ từ các Khối, Ban khác để thực hiện công
việc. Phòng quản lý rủi ro hoạt động vẫn chưa lựa chọn được phương pháp và mô
hình thích hợp cho việc triển khai hoạt động, và bên cạnh đó ở Việt Nam vẫn thiếu
khung pháp lý để làm cơ sở triển khai phương thức quản trị rủi ro hoạt động.
Thứ năm, về công tác xử lý nợ:
- Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ xấu của VIB vẫn còn ở mức
cao chính là công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu chưa tốt, quá trình xử lý nợ kéo dài,
chưa đạt hiệu quả như mong muốn;
- Nguyên nhân khách quan là do trình tự thủ tục pháp lý và sự thực thi pháp
luật của các cơ quan chính quyền trong việc hỗ trợ các ngân hàng xử lý tài sản để
thu hồi nợ thường kéo dài, khó khăn.
- Nguyên nhân chủ quan là sự phối hợp giữa đơn vị kinh doanh và Trung
tâm quản lý nợ và khai thác tài sản trong việc xử lý nợ vẫn chưa tốt. Với quy trình
xử lý nợ xấu tập trung và sự quá tải của nhân sự tác nghiệp dẫn đến việc triển khai
xử lý nợ kéo dài.
- Ngoài các chế tài đối với các cá nhân, đơn vị để xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu,
VIB cần có chính sách, cơ chế và bố trí nhân sự phù hợp để đẩy mạnh công tác xử
lý nợ, tăng cường hơn nữa hiệu quả của việc thu hồi nợ xấu;
76
Kết luận chƣơng 2:
Trong chương 2 tác giả đã giới thiệu, nghiên cứu về:
- Về lịch sử hình thành, phát triển và sơ đồ tổ chức hoạt động của Ngân hàng
thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB);
- Bộ máy cấp tín dụng và mô hình quản trị rủi ro tín dụng của VIB cùng các
chính sách, định hướng tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng của VIB;
- Kết quả kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động tín dụng của VIB trong
3 năm gần nhất (2007 – 2009);
- Từ việc nghiên cứu và phân tích mô hình quản trị rủi ro tín dụng của VIB
tác giả cũng đã đưa ra ý kiến đánh giá về ảnh hưởng của mô hình quản trị rủi ro tín
dụng của VIB. Đồng thời tác giả cũng nêu ra những ưu điểm và các vấn đề tồn tại
của mô hình quản trị tín dụng của VIB.
Những vấn đề được nêu lên ở chương 1 và chương 2 là cơ sở để tác giả đưa ra
đánh giá và đề xuất những giải pháp hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại
VIB được nêu ở chương 3 dưới đây.
77
CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC
TẾ VIỆT NAM (VIB)
Qua nghiên cứu và tổng kết thực tiễn hoạt động từ mô hình quản trị rủi ro tín
dụng tập trung của VIB, tôi đưa ra ý kiến cá nhân về những ưu điểm, những vấn đề
còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro và hoàn
thiện mô hình quản trị rủi ro của VIB như sau:
3.1. Những giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng:
Năng lực quản trị rủi ro của NHTM là khả năng tự vệ của NHTM trong hoạt
động kinh doanh, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực quản trị rủi ro được đánh giá thông qua các
hoạt động phòng ngừa và xử lý rủi ro, số lượng, tính chất và mức độ thiệt hại do rủi
ro gây nên. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NHTM góp phần nâng
cao năng lực quản trị rủi ro nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do rủi ro tín
dụng gây ra. Dưới đây là đề xuất những giải pháp cụ thể đối với VIB:
Thứ nhất, về định hướng tín dụng và chính sách tín dụng:
- VIB cần thường xuyên rà soát, hoàn thiện chính sách quản lý tín dụng, quy
trình giám sát tín dụng và xây dựng cơ chế quản lý các khoản nợ xấu để đưa ra
những dự báo chính xác và kịp thời phục vụ công tác quản trị rủi ro tín dụng. Đồng
thời VIB cũng cần cân nhắc và xem xét lại cơ cấu tài sản nợ có của VIB để đảm bảo
tính hợp lý trong cơ cấu huy động vốn nhằm giảm chi phí giá vốn tín dụng xuống
mức thấp nhất.
VIB cần duy trì và thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt nhằm đạt được
mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng
trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước áp dụng thông lệ và chuẩn mực quốc
tế trong quản trị hoạt động cấp tín dụng và quản trị rủi ro.
Các quy trình nghiệp vụ cần được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa,
tránh quá cứng nhắc và có lỗ hổng. Phòng chính sách và chế độ tín dụng (thuộc
Khối quản lý tín dụng) và các Phòng phát triển và quản lý sản phẩm (thuộc các
78
Khối kinh doanh) phải được đảm bảo hoạt động có hiệu quả, có sự phối hợp trong
tác nghiệp nhằm hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị
trường trong từng thời kỳ. Các Phòng chuyên trách này cần thường xuyên ghi nhận
các phản hồi và đánh giá, rà soát các quy chế, quy trình, chính sách, sản phẩm đã
ban hành để trình cấp có thẩm điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế nhằm đảm bảo sự
đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp với năng lực quản trị và điều kiện hoạt động của VIB
trong từng thời kỳ, phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra rủi
ro.
Phòng quản lý rủi ro tín dụng (thuộc Khối quản lý rủi ro) cần phối hợp chặt
chẽ với Khối quản lý tín dụng trong việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban
hành, điều chỉnh định hướng tín dụng, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng,
quy trình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với điều kiện thị trường, khả năng quản trị
của VIB trong từng thời kỳ nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh, hiệu quả hoạt động và
đảm bảo quản trị được rủi ro;
- Cần có chính sách truyền thông đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và
nhất quán trong việc thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn không chỉ
giới hạn trong đội ngũ cán bộ quản lý cao cấp mà cần triển khai trên toàn hệ thống
một cách thường xuyên.
- Tăng cường chính sách hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác
nhằm hạn chế cạnh tranh thông qua các chính sách cho vay đồng tài trợ, cho vay ủy
thác, cho vay hợp vốn, hợp tác trong việc thông tin về tín dụng và nhân sự,… nhằm
hạn chế sự cạnh tranh, tăng năng lực thẩm định, khả năng giám sát vốn vay và có
thể chia nhỏ rủi ro khi có sự cố xảy ra.
Thứ hai, về mạng lưới hoạt động và phát triển sản phẩm:
- VIB cần quy hoạch, phát triển mạng lưới các Trung tâm kinh doanh chuyên
phục vụ các khách hàng doanh nghiệp một cách hợp lý và tập trung được nguồn lực;
Bên cạnh đó cần đầu tư phát triển mở rộng mạng lưới ngân hàng bán lẻ (chủ yếu là
các Phòng Giao dịch, Quỹ Tiết kiệm, Điểm Giao dịch) chuyên phục vụ khách hàng
cá nhân tại những địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế, như các khu du lịch, khu
79
đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, các điểm tập trung đông dân cư. Việc phát
triển mở rộng mạng lưới phù hợp không chỉ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng, mở rộng cơ sở khách hàng, gia tăng sức mạnh cạnh tranh, hiệu quả
hoạt động cho VIB mà còn góp phần thực hiện chính sách tín dụng phân tán, chia
nhỏ rủi ro nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro;
- VIB cũng cần tiếp tục đầu tư cho việc phát triển đa dạng các sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp
nhiều sản phẩm dịch vụ với sản phẩm tín dụng để hình thành các gói sản phẩm dành
cho một khách hàng hoặc nhóm khách hàng, nhằm vừa nâng cao khả năng cạnh
tranh vừa đáp ứng tốt nhất khả năng tiếp cận, mở rộng khách hàng.
Thứ ba, chú trọng nâng cao chất lượng nhân sự:
Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại
của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu
tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín
dụng, chất lượng dịch vụ, hình ảnh của Ngân hàng, quyết định đến hiệu quả tín
dụng, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
- VIB cần thực hiện thường xuyên công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến
thức về quản trị nguồn nhân lực đối với cán bộ quản lý các cấp, giúp ngân hàng sử
dụng đúng người, đúng việc, hạn chế rủi ro trong kinh doanh góp phần nâng cao
năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng.
- Các chính sách quản trị nhân lực cần hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn
nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt. Do đó VIB cần thường xuyên
tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc và bổ sung đội ngũ cán bộ nhân
viên (CBNV) làm công tác tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo đủ về số
lượng, có chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý
thức phòng ngừa rủi ro. Đồng thời ngoài việc đảm bảo thực hiện đúng các quy định
về tiêu chuẩn cán bộ khi tuyển dụng, bố trí và bổ nhiệm các cá nhân tham gia vào
bộ máy cấp tín dụng và quản trị rủi ro, VIB cần có chính sách và giải pháp nhằm
thường xuyên đánh giá, sàng lọc và sử dụng hiệu quả đội ngũ CBNV nghiệp vụ, bố
80
trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của mỗi người để phòng
tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
- VIB cũng cần tuyển dụng bổ sung những chuyên gia giỏi chuyên nghiên
cứu về rủi ro và phòng ngừa rủi ro làm tham mưu cho lãnh đạo ngân hàng trong ban
hành và bổ sung, sửa đổi các cơ chế, quy chế, cập nhật các thông tin kinh tế liên
quan đến rủi ro. Đồng thời sử dụng họ để giảng dạy nâng cao kiến thức về rủi ro và
phòng ngừa rủi ro đối với đội ngũ CBNV nghiệp vụ. Hiệu quả hoạt động của họ sẽ
góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng.
- Bên cạnh đó VIB cần xây dựng hệ thống chấm điểm kết quả công việc của
cán bộ nhân viên nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng để làm căn cứ xác định
mức lương và lộ trình thăng tiến phù hợp. Với cán bộ tín dụng, lương và thưởng
thường được dựa vào số dư nợ, số lượng khách hàng, hiệu quả và chất lượng tín
dụng. Nếu cán bộ tín dụng có dư nợ cao nhưng chất lượng tín dụng thấp thì lương -
thưởng vẫn có thể rất thấp, và tất nhiên là không thể thăng tiến. Như vậy, việc xác
định mức tổn thất ước tính với từng danh mục cho vay của từng cán bộ tín dụng sẽ
định lượng rõ chất lượng tín dụng của từng cán bộ. Điều này buộc cán bộ tín dụng
phải luôn nỗ lực tránh rủi ro và nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh nếu
không sẽ nhận mức lương - thưởng rất thấp cho dù là cán bộ có thâm niên cao.
Thứ tƣ, xây dựng cơ chế quản lý các khoản nợ xấu:
- VIB cần xây dựng bộ máy nhằm phát hiện và cảnh báo sớm các khoản nợ
có vấn đề và xem xét sửa đổi các các quy định, quy trình trình xử lý các khoản nợ
có nguy cơ chuyển thành nợ quá hạn, nợ xấu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các
tổn thất khi xảy ra rủi ro;
- VIB cần có quy định, quy trình chuẩn hoá công việc xử lý nợ quá hạn, nợ
xấu; VIB cần quy định quy trình chuyển các khoản nợ xấu sang cho công ty VIB
AMC xử lý dưới dạng thuê dịch vụ đòi nợ và có cơ chế mua bán nợ giữa VIB và
VIB AMC hoặc bán nợ cho bên thứ ba nhằm nhanh chóng thu hồi vốn, giảm nợ
xấu, nợ quá hạn và hạn chế thấp nhất những tổn thất;
- VIB Cần có quy định về việc nhận TSBĐ thay thế cho nghĩa vụ trả nợ (gán
81
nợ) đối với những trường hợp việc xử lý nợ kéo dài.
- VIB cần xem xét áp dụng cơ chế xử lý nợ xấu từ nguồn dự phòng rủi ro
theo các quy định của pháp luật đối với các khoản nợ xấu tồn đọng quá lâu.
- Thực hiện việc phân cấp, ủy quyền cho các Trưởng đơn vị kinh doanh
quyết định áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, như
việc quyết định xử lý tài sản thế chấp, cầm cố hoặc khởi kiện. Trong trường hợp áp
dụng biện pháp khởi kiện ra tòa các Trưởng chi nhánh cần tham khảo, phối hợp với
Trung tâm quản lý nợ và khai thác tài sản (thuộc Khối quản lý tín dụng) và Phòng
pháp chế và kiểm soát tuân thủ (thuộc Khối hỗ trợ) để tiến hành các thủ tục tố tụng.
Thứ năm, nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng:
Trong hoạt động tín dụng, thông tin là yếu tố quan trọng giúp cho Ngân hàng
ra quyết định có đầu tư hay không. Để thẩm định cấp tín dụng, cán bộ tín dụng
không thể chỉ dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp mà cần phải thu thập,
thẩm định, xử lý thông tin liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác
nhau. Việc tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị
trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và
xếp hạng tín dụng khách hàng,… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học sẽ
góp phần giúp việc đánh giá, thẩm định chính xác, nâng cao tốc độ xử lý và chất
lượng của quyết định cho vay và đầu tư.
- VIB cần tăng cường công tác thông tin giúp phòng ngừa, ngặn chặn và hạn
chế rủi ro. Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm trước các biến động về
chính trị, kinh tế, xã hội. Thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro
cần được cập nhật và khai thác triệt để trong quản trị kinh doanh ngân hàng. Có như
vậy mới giảm thiểu được những rủi ro khách quan và chủ quan do thiếu thông tin
hoặc không khai thác triệt để các thông tin phục vụ cho công tác quản trị rủi ro của
ngân hàng.
- VIB cần tiếp tục nâng cấp hệ thống quản trị thông tin và các hệ thống IT để
hỗ trợ công tác quản trị rủi ro; Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm các dấu
hiệu, các khoản vay có nguy cơ rủi ro, xác định được những lĩnh vực, những ngành
82
có tiềm ẩn rủi ro cao.
- Hệ thống công nghệ thông tin và vận hành cần được bảo dưỡng và cập nhật
thường xuyên. Những chức năng cơ bản của những phần mềm ứng dụng cho quản
trị rủi ro ít nhất cần bao gồm (i) Nhập dữ liệu được phân cấp (dữ liệu tổn thất, các
chỉ số rủi ro, các phản hồi để đánh giá rủi ro), (ii) Tập trung đánh giá trên mọi phạm
vi kinh doanh (xác định của quy định điều chỉnh và vốn đầu tư, sự tập hợp và sự so
sánh các kết quả mọi thành phần rủi ro hoạt động báo cáo cho Hội đồng quản trị
(iii) Tập trung và/hoặc phân cấp quản lý.
Thứ sáu, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
- VIB cần đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây
dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót
trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.
Xây dựng kế hoạch phù hợp và thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kiểm
tra nghiệp vụ nhằm phát hiện những sai sót có khả năng dẫn đến rủi ro, có biện pháp
chấn chỉnh kịp thời.
Hoàn thiện các hình thức và biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo phát hiện
sớm những sai sót, để chấn chỉnh, hạn chế được những rủi ro chủ quan.
Từ kết quả kiểm tra nghiệp vụ tại các đơn vị kinh doanh cần tổng kết để rút
kinh nghiệm, quán triệt trong toàn hệ thống nhằm góp phần nâng cao năng lực quản
trị rủi ro của Ngân hàng.
- VIB cần thực hiện chính sách thưởng, phạt nghiêm minh đối với các cá
nhân và đơn vị. Đây là cơ chế động lực khuyến khích những đơn vị, cá nhân làm tốt
và xử lý những đơn vị, cá nhân để xảy ra rủi ro do yếu tố chủ quan làm ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh và uy tín của Ngân hàng tuỳ theo mức độ vi phạm. Có
thưởng, phạt nghiêm minh mới thúc đẩy, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách
nhiệm trong hoạt động kinh doanh của mỗi CBNV nghiệp vụ, từng đơn vị, hạn chế
rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ bảy, quản trị rủi ro tín dụng theo xếp hạng tín dụng nội bộ:
- Thường xuyên kiểm tra và hoàn thiện hệ thống đánh giá và xếp hạng tín
83
dụng nội bộ nhằm phản ánh sát hiện trạng rủi ro thực tế và dự báo rủi ro danh mục
trong tương lai;
- Xây dựng kế hoạch và hoàn thiện các vấn đề về kỹ thuật nhằm đưa công
tác quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II thông qua chiết xuất tiêu chí vỡ nợ
mang tính đặc thù khách hàng cụ thể, bổ sung cấu phần đo lường tổng thể để đối
chiếu với các hệ thống xếp hạng được thế giới công nhận như S&P, Moody’s.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống và đối chiếu với các hệ thống chuẩn bên ngoài.
- Tiến hành nghiên cứu các tiêu chí mang tính đặc thù của từng tiện ích tín
dụng cụ thể bao gồm: lượng tiền mất nếu xảy ra vỡ nợ, dư nợ tại thời điểm vỡ nợ,
kết hợp với thời hạn vay tiến tới lượng hóa các chỉ số lượng tổn thất lường trước
được và không lường trước được để trích lập lượng dự phòng đủ chi trả cho tổn thất
lường trước được.
3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình QTRR tín dụng:
Việc lựa chọn mô hình phê duyệt tín dụng tập trung và giám sát rủi ro tín dụng
phân tán trên toàn hệ thống đã góp phần giúp VIB trở thành một trong số ít những
ngân hàng thương mại luôn đạt được tỷ lệ nợ xấu thấp. Tuy nhiên mô hình quản trị
rủi ro tín dụng của VIB cũng cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện để tăng sức
cạnh tranh và kiểm soát rủi ro ngày tốt hơn, tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp sau:
Một là, tiếp tục hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung:
Nhằm đẩy nhanh tốc độ phê duyệt tín dụng vừa đảm bảo chất lượng phục vụ
cho hoạt động kinh doanh, tăng sức mạnh cạnh tranh vừa đảm bảo kiểm soát được
rủi ro, tính chuyên nghiệp và tính độc lập giữa các khâu: phát triển khách hàng,
thẩm định cấp tín dụng và phê duyệt tín dụng, VIB cần:
- Thường xuyên tuyển dụng, đào tạo và sàng lọc nhằm đảm bảo đủ nhân sự
có chất lượng tốt để thực hiện công tác thẩm định, quyết định cấp tín dụng và kiểm
tra kiểm soát rủi ro.
- Xây dựng và triển khai các bộ phận Tái thẩm định theo các Vùng kinh
doanh, các Trung tâm Tái thẩm định theo Miền nhằm theo kịp sự phát triển của
mạng lưới và hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
84
Tái thẩm định Vùng là bộ phận tái thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình
Giám đốc Vùng và/hoặc các cá nhân được giao trách nhiệm phê duyệt tín dụng của
Vùng xem xét, phê duyệt trong phạm vi thẩm quyền được giao.
Các Trung tâm Tái thẩm định Miền (Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam) là
cơ quan tái thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình Giám đốc/Phó Giám đốc Khối
quản lý tín dụng, Hội đồng tín dụng, Tổng Giám đốc và Ủy ban tín dụng xem xét
phê duyệt trong phạm vi hạn mức rủi ro được phân quyền.
- Tuyển chọn, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ phê duyệt tín dụng chuyên
nghiệp trực thuộc Khối Quản lý tín dụng và xây dựng lộ trình, các tiêu chí để giao
quyền phê duyệt tín dụng cho cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện phê duyệt tín dụng
độc lập một cách khoa học, hợp lý;
- Rà soát, thống kê và phân tích cơ sở dữ liệu cấp tín dụng, các khoản tín
dụng rủi ro, đánh giá nguyên nhân rủi ro để xây dựng hệ thống phân cấp phê duyệt
tín dụng một cách hợp lý, sử dụng nguồn lực nhân sự một cách hiệu quả.
Hai là, hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung:
- Tiếp tục nghiên cứu lộ trình tách bộ phận kinh doanh tại các đơn vị kinh
doanh thành hai bộ phận độc lập, gồm bộ phận Marketing, phát triển khách hàng và
bộ phận thẩm định khách hàng, thẩm định cấp tín dụng:
Bộ phận Marketing, phát triển khách hàng: là bộ phận nòng cốt trong việc
quản trị quan hệ với khách hàng như tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tìm hiểu nhu
cầu khách hàng, giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng cũng như
tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để giúp ngân hàng hoàn thiện, phát triển các sản
phẩm tối ưu cho khách hàng. Đây cũng là bộ phận hướng dẫn khách hàng hoàn
thiện hồ sơ vay vốn, thu thập hồ sơ vay vốn của khách hàng để cung cấp cho bộ
phận thẩm định/tái thẩm định tín dụng.
Bộ phận thẩm định tín dụng: thực hiện chức năng thẩm định tín dụng độc
lập, phân tích các số liệu, hồ sơ do khách hàng cung cấp, thực hiện kiểm tra thực tế
khách hàng, đối chiếu với các thông tin đã có, tham chiếu các quy định của ngân
hàng để lập tờ trình đề xuất tín dụng cho khách hàng.
85
- Chuyển giao bộ phận Giao dịch tín dụng từ các đơn vị kinh doanh về
Phòng Giao dịch tín dụng Vùng thuộc Khối hỗ trợ:
Nhằm kiểm soát rủi ro ngay tại các đơn vị kinh doanh, từ năm 2007 VIB
thành lập Phòng Giao dịch tín dụng thuộc Khối Quản lý Tín dụng và có các bộ phận
Giao dịch tín dụng tại các đơn vị kinh doanh để tác nghiệp nghiệp vụ như kiểm tra
sự đầy đủ, tính pháp lý, tính tuân thủ của hồ sơ cấp tín dụng và thực hiện chức năng
hỗ trợ giao dịch đối với hoạt động cấp tín dụng.
Từ tháng 7 năm 2010 VIB bắt đầu quá trình chuyển giao Phòng Giao dịch
tín dụng về Khối hỗ trợ và thành lập các Phòng Giao dịch tín dụng tại các Vùng, các
Tổ giao dịch Tín dụng tại các Trung tâm kinh doanh lớn (chi nhánh đầu mối cấp
tỉnh không phải là trung tâm vùng) nhằm tăng cường tính độc lập, sự chuyên nghiệp
của bộ phận này, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và
hạn chế rủi ro; Đây là bộ phận tác nghiệp về nghiệp vụ và quản trị sự tuân thủ theo
các quy định của ngân hàng và các điều kiện phê duyệt tín dụng.
- Sớm hoàn thiện các quy chế, quy định, quy trình hoạt động của Khối quản
lý rủi ro nhằm hỗ trợ Khối quản lý tín dụng và các Khối kinh doanh quản tri, kiểm
soát rủi ro hoạt động tín dụng; Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng
cho phù hợp với điều kiện hoạt động và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của
Basel II.
- Thành lập Tổ xử lý nợ tại các Trung tâm kinh doanh và các Vùng để thực
hiện xử lý nợ đối với các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; chuyển Bộ phận xử lý nợ
và tài sản bảo đảm sang Công ty TNHH quản lý nợ và khai thác tài sản VIB (VIB –
AMC) nhằm chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa việc xử lý các khoản nợ xấu và
xử lý tài sản đảm bảo;
- Có cơ chế định giá lại khoản nợ xấu, hoàn thiện quy trình chuyển giao nợ
xấu và phối hợp xử lý nợ, tài sản bảo đảm giữa các đơn vị kinh doanh và công ty
VIB – AMC; có cơ chế về mua bán nợ và cung cấp dịch vụ thu hồi nợ giữa VIB và
VIB – AMC;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về giá tài sản và thành lập các Tổ định giá Tài sản
86
bảo đảm tại các Vùng và các Trung tâm Kinh doanh lớn (là các chi nhánh đầu mối
cấp tỉnh) để định giá tài sản đảm vừa nhằm đảm bảo độc lập, thống nhất trong khâu
định giá vừa đảm bảo hỗ trợ kịp thời hoạt động kinh doanh;
- Thành lập Trung tâm thông tin tín dụng và cảnh báo rủi ro tín dụng nhằm:
Thu thập, lưu trữ, xử lý các dữ liệu về: hoạt động tín dụng của VIB và các
tổ chức tín dụng; thông tin về các doanh nghiệp, các cá nhân có quan hệ với VIB;
thông tin về các chính sách, ngành nghề, thị trường và các thông tin khác có liên
quan, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý rủi ro tín dụng. Xây
dựng các quy trình hướng dẫn để thu thập thêm các thông tin tổn thất. Tối ưu hóa
công nghệ hiện đại để phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro. Tăng cường đối thoại với
ngân hàng bạn, Ngân hàng Nhà nước để chia sẻ thông tin tổn thất;
Thực hiện việc xếp hạng tín dụng khách hàng, thực hiện đánh giá mức tín
nhiệm các khách hàng có quan hệ với VIB và thông báo kết quả cho các đơn vị kinh
doanh, các phòng ban liên quan của VIB để áp dụng các chính sách khách hàng theo
quy định của VIB;
Phối hợp với các bộ phận quản trị rủi ro tín dụng phân tích và xác định
nguyên nhân các khoản nợ có vấn đề, hệ thống hóa để phổ biến rút kinh nghiệm và
quán triệt cho toàn hệ thống nhằm phòng ngừa những rủi ro tương tự.
Thông qua việc phân tích, xử lý các dữ liệu tín dụng trong quá khứ để xây
dựng hệ số rủi ro cho từng loại khách hàng, và theo tính chất từng khoản cho vay
phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát tín dụng theo nguyên tắc các khoản vay,
khách hàng có hệ số rủi ro tín dụng càng cao càng phải được kiểm soát chặt chẽ
hơn.
Cung cấp thông tin tín dụng định kỳ và đưa ra những cảnh báo sớm về các
nguy cơ rủi ro cho các đơn vị kinh doanh, các bộ phận liên quan;
Thực hiện các báo cáo, thống kê với các cơ quan có thẩm quyền về hoạt
động tín dụng của VIB;
87
3.3. Những kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng
đối với hệ thống NHTM:
3.3.1 Đối với các NHTM:
- Không ngừng hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với điều
kiện nhân sự, mạng lưới hoạt động và cơ sở hạ tầng của mình. Trong đó cần tuân
thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel và
thông lệ quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng, có sự nhận định độc lập giữa các
khâu tham gia vào quy trình quản trị rủi ro tín dụng:
Bộ phận hoạch định chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng và quản
trị rủi ro
Bộ phận phát triển kinh doanh, phát triển kế hoạch
Bộ phận thẩm định khoản vay
Bộ phận phê duyệt tín dụng
Bộ phận tác nghiệp – nghiệp vụ
Bộ phận kiểm tra, giám sát độc lập
- Chú trọng đào tạo cán bộ công nhân viên, bổ nhiệm cán bộ có đạo đức và
có trình độ chuyên môn.
- Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin nhằm giảm thiểu việc thiếu thông
tin trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế, từ đó giảm nguy cơ
tăng nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
- Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các NHTM, nâng cao vai trò của CIC nhằm
tránh trường hợp nhiều ngân hàng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới
hạn tối đa trả nợ của khách hàng đó.
- Giám sát và quản lý sau khi cho vay nhằm chủ động để đảm bảo được trả,
tìm những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh.
3.3.2 Đối với các NHNN:
- Nghiên cứu và chọn lọc các tiêu chuẩn quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp
ước Basel phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam để ban hành các tiêu
chuẩn, chuẩn mực để các NHTM có thể tham khảo, thực hiện.
88
- Ban hành các quy định, chuẩn mực quản trị rủi ro mà các NHTM phải thực
hiện theo lộ trình nhằm hiện đại hóa mô hình quản trị rủi ro của hệ thống NHTM
Việt Nam.
- Nâng cao năng lực kiểm tra, thanh tra, giám sát tính tuân thủ cũng như phát
hiện những dấu hiệu rủi ro trong hoạt động của các NHTM.
3.3.3 Các quy phạm pháp luật và các cơ quan liên quan:
- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng của các
NHTM như đảm bảo tiền vay, lãi suất cho vay,... cần được nghiên cứu hoàn thiện
phù hợp với thực tiễn hoạt động và thông lệ quốc tế nhằm hạn chế rủi ro về pháp lý
cho các NHTM.
- Các quy định về xử lý TSĐB và việc phối hợp thực hiện cần được xem xét
sửa đổi nhằm giúp các NHTM có thể đẩy nhanh việc xử lý TSĐB, thu hồi nợ.
Kết luận chƣơng 3:
Trong chương 3, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao
năng lực quản trị rủi ro tín dụng, hiệu quả kinh doanh và các nhóm giải pháp nhằm
hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt
Nam (VIB) và những kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng đối
với hệ thống NHTM.
Để thực hiện được tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng, bên
cạnh các vấn đề về chính sách, định hướng tín dụng, quy trình và bộ máy cấp tín
dụng, kiểm tra kiểm soát,… theo tác giả vấn đề cốt lõi để quản trị tốt rủi ro tín dụng
chính là vấn đề quản trị nhân sự, trong đó quan trọng nhất là các khâu tuyển dụng,
đào tạo, đánh giá, bố trí cán bộ và hệ thống kiểm tra giám sát việc thực thi công việc
của mỗi cá nhân trong bộ máy quản trị và cấp tín dụng.
89
PHẦN KẾT LUẬN
Trên cơ sở tập hợp, luận giải và phân tích các cơ sở lý luận và dữ liệu cụ thể,
đề tài đã hoàn thành một số nội dung sau:
- Hệ thống hóa mang tính lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và mô hình
quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
- Giới thiệu về mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Quốc tế Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ năm 2007 đến
năm 2009. Qua đó đưa ra những đánh giá ảnh hưởng của mô hình quản trị rủi ro đối
với hoạt động tín dụng của VIB.
- Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao năng lực quản trị tín dụng cũng như
các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân
hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.
Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt nam (VIB) nói riêng và các ngân hàng
thương mại nói chung có thể tổ chức mô hình quản trị rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn,
kiểm soát được và giảm thiểu các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, sớm nhận
diện được những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng
tín dụng như mong đợi, đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Qua đây, tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả của thầy
hướng dẫn (PGS, TS. Trần Huy Hoàng), các thầy cô, giảng viên và viên chức
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức, hỗ trợ
cho tôi quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến các bạn đồng môn, các bạn đồng nghiệp và Ban lãnh đạo Ngân hàng
thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành đề
tài: “Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Quốc tế Việt Nam” và tác giả rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô
phản biện để đề tài được hoàn thiện và tốt hơn.
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nxb. Thống kê,
Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Trần Huy Hoàng, Nguyễn Đăng Dờn, Trầm Xuân Hương, Nguyễn Văn
Sáu, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thanh Phong, Dương Tấn Khoa (2007),
Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Lao động Xã hội, Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Trần Viết Hoàng, Cung Trần Việt (2008), Các Nguyên lý Tiền tệ Ngân
hàng và Thị trường Tài chính, Nxb. Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nxb. Thống kê,
Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng Ngân hàng,
Nxb Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ngân hàng Quốc Tế (2010), Sổ tay Tín dụng, Hà Nội.
7. Ngân hàng Quốc Tế (2008), Báo cáo thường niên 2007, Hà Nội.
8. Ngân hàng Quốc Tế (2009), Báo cáo thường niên 2008, Hà Nội.
9. Ngân hàng Quốc Tế (2010), Báo cáo thường niên 2009, Hà Nội.
10. Lê Thanh Tâm, Phạm Bích Liên (2009), Quản trị Rủi ro hoạt động: Kinh
nghiệm Quốc tế và Bài học đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam,
Tạp chí Ngân hàng số 20, Hà Nội.
11. Lê Văn Tề, Hồ Diệu (2004), Ngân hàng Thương mại, Nxb Thống kê,
Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Thị Ngọc Trang, Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Hồ
Quốc Tuấn (2007), Quản trị Rủi ro Tài Chính, Nxb Thống kê, Thành phố
Hồ Chí Minh.
13. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt
Nam, Nxb Công An Nhân dân, Hà Nội.
91
Tiếng Anh:
1. Basel Committee on Banking Supervison (2004), International
Convergence of Capital Muasurement and Capital Standards – A Revised
Framework, Bank For International Settlements, Basel.
2. Eugene F. Brigham, Michael C. Ehrhardt (2002), Financial Management:
Theory and Practice, South-Western, Ohio.
92
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các Khối, Ban, Vùng của VIB:
1.1. Khối Nghiệp vụ Tổng hợp:
Khối Nghiệp vụ Tổng hợp chính thức được thành lập từ giữa tháng 3 năm
2009 trên cơ sở cơ cấu và tổ chức lại các phòng thuộc Khối Hỗ trợ và Khối Công
nghệ ngân hàng trước đây. Khối nghiệp vụ Tổng hợp có chức năng quản lý các
nghiệp vụ hỗ trợ nhằm đảm bảo hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh của hệ thống
VIB. Khối nghiệp vụ Tổng hợp bao gồm 7 phòng ban: Pháp chế và tuân thủ, Trung
tâm Công nghệ, Trung tâm thanh toán, Trung tâm xử lý giao dịch tập trung, Quản lý
chất lượng dịch vụ, Hành chính và phòng Quản lý Bất động sản và xây dựng cơ
bản.
1.2. Khối quản lý rủi ro:
Khối quản lý rủi ro chính thức được thành lập từ giữa tháng 3 năm 2009. Chức
năng chính của Khối quản lý rủi ro là xây dựng các chính sách quản trị rủi ro, chịu
trách nhiệm quản lý và đưa ra các cảnh báo sớm về rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng
và rủi ro thị trường. Khối quản lý rủi ro bao gồm 3 phòng chính: Phòng quản lý rủi
ro tín dụng, Phòng quản lý rủi ro hoạt động, Phòng quản lý rủi ro thị trường.
1.3. Khối Khách hàng Doanh nghiệp:
Khối Khách hàng doanh nghiệp được thành lập với chức năng là cung cấp các
sản phẩm tài chính cho các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng
doanh nghiệp lớn. Kể từ khi thành lập, Khối luôn đóng vai trò quan trọng trong thu
nhập cũng như chiến lược phát triển của ngân hàng. Các sản phẩm chính của Khối
Khách hàng doanh nghiệp bao gồm các sản phẩm huy động và cho vay đối với
khách hàng doanh nghiệp, bao thanh toán, tài trợ thương mại… Ngoài ra, Khối cũng
cung cấp các dịch vụ với mức phí phù hợp như chi trả lương, quản lý dòng tiền và
dịch vụ thu mua ngoại tệ.
Khối Khách hàng doanh nghiệp bao gồm 3 phòng ban chính và các Vùng kinh
doanh bao gồm Phòng tiếp thị và phát triển thị trường, Phòng định chế tài chính và
93
Phòng quản lý sản phẩm .
Tính đến 31/3/2010, huy động vốn của Khối đạt 12,720 tỷ đồng chiếm 37.7%
huy động toàn ngân hàng. Dư nợ Khối đạt 19,754 tỷ đồng, chiếm 69.9% dư nợ toàn
hàng. Khách hàng của Khối rất đa dạng bao gồm khách hàng doanh nghiệp lớn, các
định chế tài chính, tổ chức Chính phủ và các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.4. Khối Ngân hàng Bán lẻ:
Nhiệm vụ chính của Khối Bán lẻ là cung cấp các sản phẩm huy động, cho vay
và các dịnh vụ ngân hàng tới các khách hàng là cá nhân thông qua hệ thống mạng
lưới và hệ thống công nghệ như ATM, tài khoản e-saving và mobile banking, dịch
vụ e-banking,...Hiện nay, Khối đang tập trung tăng cường thị phần của mình bằng
việc mở rộng thêm mạng lưới hoạt động và tăng cường phát triển các gói sản phẩm
và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Khối Ngân hàng Bán lẻ được chia làm 5 phòng ban chính và các vùng kinh
doanh bao gồm: Phòng tiếp thị và phát triển thị trường, Phòng quản lý quan hệ đối
tác, Phòng quản lý sản phẩm, Phòng quản lý mạng lưới, Phòng quản lý các kênh
phân phối phi vật lý.
Tính đến 31 tháng 3 năm 2010, huy động vốn của Khối đạt 19,619 tỷ đồng
chiếm 58.2% huy động toàn ngân hàng. Dư nợ Khối đạt 8,494 tỷ đồng, chiếm
30.1% dư nợ toàn hàng .
1.5. Khối Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại hối:
Khối Nguồn vốn và kinh doanh ngoại hối được thành lập với nhiệm vụ là quản
lý tài sản nợ có, giao dịch và mua bán bao gồm đầu tư chứng khoán, trái phiếu, giao
dịch trên thị trường liên ngân hàng và giao dịch ngoại hối, đồng thời đảm bảo tính
thanh khoản cho hoạt động của ngân hàng. Khối Nguồn vốn và kinh doanh ngoại
hối được chia làm 3 phòng chính: Phòng thị trường tiền tệ, Phòng ngoại hối, Phòng
trái phiếu và đầu tư.
Ngoài ra, VIB cũng có những quy định riêng nhằm quản lý hoạt động đầu tư
và giao dịch của Khối Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại hối bao gồm quy định về
định mức đầu tư, thẩm quyền phê duyệt và các quy trình quản lý nhằm giảm thiểu
94
rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và nguồn vốn.
1.6. Khối Quản lý tín dụng:
Khối Quản lý tín dụng có nhiệm vụ quan trọng là xây dựng chính sách tín
dụng, tái thẩm định và quản lý chất lượng tín dụng trên toàn hệ thống VIB. Cơ cấu
Khối Quản lý tín dụng bao gồm: Phòng chế độ tín dụng, Phòng quản lý tài sản đảm
bảo, Phòng tái thẩm định, Phòng quản lý giao dịch tín dụng và Trung tâm thu hồi nợ
và khai thác tài sản.
Tính đến 31/03/2010, tổng dư nợ tín dụng đạt 30,045 tỷ đồng. Tổng dư nợ
chiếm 85% so với tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư. Tỷ lệ nợ
xấu được kiểm soát tốt ở mức 1.30% so trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân
hàng có nhiều biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các chính sách tín dụng luôn được
điều chỉnh kịp thời, phù hợp với các diễn biến của thị trường và sự thay đổi chính
sách của Nhà nước.
Về cơ cấu về tín dụng: hiện nay VIB đang tập trung cho vay các doanh nghiệp
vừa và nhỏ (SMEs), khách hàng doanh nghiệp lớn và định chế tài chính, chiếm 70%
tổng dư nợ; tiếp đến là khách hàng cá nhân, chiếm 30%.
1.7. Ban Tài Chính:
Chức năng chính của Ban Tài chính là quản lý, điều hành và giám sát hệ thống
đối với các hoạt động tài chính của VIB. Ban Tài chính bao gồm 3 bộ phận chính là:
Bộ phận kế toán tổng hợp, Bộ phận phân tích tài chính và Bộ phận quản lý chi tiêu
nội bộ.
1.8. Ban Nhân sự:
Chức năng chính của Ban Nhân sự là quản lý, điều hành và giám sát hệ thống
trong hoạt động nhân sự. Ban Nhân sự bao gồm 3 phòng ban chính là: Phòng tuyển
dụng, Phòng đào tạo, Phòng chế độ, chính sách và quan hệ lao động.
Tính đến 31/12/2009, tổng số nhân sự của VIB là 2.641 cán bộ nhân viên. Về
cơ cấu, về độ tuổi, trình độ nhân sự của VIB thay đổi nhiều so với các năm trước
đây đặc biệt trình độ đại học và sau đi học của đội ngũ cán bộ nhân viên tăng lên rõ
rệt. Ngoài ra trình độ cán bộ của VIB được nâng lên do thường xuyên được đào tạo
95
và bồi dưỡng lại các nghiệp vụ và kiến thức mới.
1.9. Ban Kế hoạch chiến lược và quản lý dự án:
Chức năng chính của Ban kế hoạch chiến lược là xây dựng, hoạch định chiến
lược, chính sách phát triển, và kế hoạch kinh doanh. Ngoài ra Ban kế hoạch chiến
lược còn chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích thông tin về môi trường kinh
doanh và đối thủ cạnh tranh, làm đầu mối quản lý, theo dõi, đánh giá hiệu quả triển
khai các dự án của VIB.
1.10. Ban Quản lý thương hiệu và truyền thông
Chức năng chính của Ban Quản lý thương hiệu và truyền thông là quản lý,
điều hành và giám sát các hoạt động về quản lý thương hiệu và truyền thông. Cơ
cấu tổ chức của Ban Quản lý thương hiệu và truyền thông bao gồm 3 phòng ban
chính: Phòng quản lý và phát triển thương hiệu, Phòng quản lý quan hệ với nhà đầu
tư và Phòng quản lý truyền thông.
1.11. Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản VIB AMC
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản VIB AMC được thành lập theo quyết
định số 3181/QĐ NHNN ra ngày 28/12/2009 của Ngân hàng Nhà Nước với vốn
điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng.
VIB AMC hoạt động theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên do VIB làm
chủ sở hữu, với mục đích quản lý, khai thác có hiệu quả những tài sản đảm báo của
các khoản nợ xấu, tăng cường khả năng phòng ngừa những rủi ro tài chính trong các
hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng và sự an toàn trong các hoạt động
tín dụng của VIB.
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu về xử lý nợ và quản lý tài sản của VIB,
VIBAMC sẽ sử dụng các kỹ năng chuyên sâu của mình để phục vụ nhu cầu xử lý
nợ và tài sản tồn đọng của các Tổ chức tín dụng khác;
1.12. Biểu đồ các Vùng của VIB:
96
Vùng Đông Bắc
Hải Phòng, Hải Dương,
Quảng Ninh,…
Vùng Đông Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh, Quận 2,
Bình Thạnh, Gò Vấp,…
Vùng Nam Trung Bộ:
Nha Trang, Quy Nhơn
Đăklăk, Lâm Đồng,…
Vùng Bắc Hà Nội
Sở Giao Dịch, Ba Đình,
Vĩnh Phúc, Thái Nguyên,
Việt Trì,…
Vùng Nam Hà Nội
Trung Tâm Kinh Doanh,
Hà Nội, Hà Đông,
Vinh, Thanh Hoá,…
Vùng ĐBSCL
Cần Thơ, An Giang
Kiên Giang, Cà Mau,
Đồng Tháp,…
Vùng Đông Nam Bộ
Đồng Nai, Bình Dương,
Vũng Tàu, Tây Ninh,…
VIB - Ngân hàng tiên phong
cung cấp dịch vụ Ngân hàng
trực tuyến với nhiều sản
phẩm đa dạng.
•Đến 31/03/2010 VIB có 9
Vùng kinh doanh với 117 chi
nhánh và PGD tại 27 tỉnh
thành trên cả nước.
•Mạng lưới phục vụ khách
hàng doanh nghiệp trên 90
điểm kinh doanh trải khắp
lãnh thổ Việt Nam.
•Các điểm ATM, POS:
125ATM và 2439 POS trên
toàn quốc.
Vùng Miền Trung:
Đà Nẵng, Hải Châu,
Quảng Ngãi, Huế,…
Vùng Tây Hồ Chí
Minh
Sài Gòn, Tân Bình,
Quận 11, Quận 5, Quận
1, Phú Nhuận,…
97
Phụ lục 2. Sơ đồ mô hình quản trị rủi ro của VIB:
BỘMÁY QUẢN TRỊ RỦI RO
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG
KIỂM TOÁN NỘI BỘ
ỦY BAN
QUẢN LÝ RỦI RO
KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI QUẢN LÝ TÍN DỤNG
ỦY BAN QUẢN LÝ
TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ (ALCO)
ỦY BAN TÍN DỤNG
PHÒNG QUẢN LÝ
RỦI RO THỊ TRƯỜNG
PHÒNG QUẢN LÝ
RỦI RO HOẠT ĐỘNG
PHÒNG QUẢN LÝ
RỦI RO TÍN DỤNG
QUẢN LÝ
RỦI RO
BẢNG
CÂN ĐỐI
TÀI SẢN
QUẢN LÝ
RỦI RO
GIAO
DỊCH
GIÁM SÁT
RỦI RO
HOẠT
ĐỘNG
KẾ
HOACH
DỰ
PHÒNG
RỦI RO
KHÁCH
HÀNG
DOANH
NGHIỆP
RỦI RO
KHÁCH
HÀNG
CÁ
NHÂN
QUẢN LÝ
DANH
MỤC
ĐẦU
TƯ
PHÒNG QUẢN LÝ TSĐB
PHÒNG TÁI THẨM ĐỊNH
PHÒNG CHÍNH SÁNH TÍN DỤNG
PHÒNG QUẢN LÝ GDTD
TRUNG TÂM QLN VÀ KTTS
98
Phụ lục 3. Tình hình tài chính của VIB
(Các năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 các năm 2007, 2008 và
2009 theo VAS và IFRS – nguồn: tổng hợp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thưởng
niên và báo cáo quản trị của của VIB).
Đơn vị: Triệu Đồng
Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh VAS
CHỈ TIÊU 2007 2008 2009
Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương
tự
1,949,745 4,098,267 3,721,763
Chi phí lãi và các chi phí tương tự lãi 1,240,563 3,279,493 2,586,595
Thu nhập lãi thuần 709,182 818,774 1,135,168
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 91,785 145,539 203,138
Chi phí hoạt động dịch vụ 23,614 36,369 46,873
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 68,171 109,170 156,265
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại
hối
13,714 69,389 122,213
(Lỗ)/Lãi thuần từ mua bán chứng khoán
đầu tƣ
80,642 -78,302 67,443
Lỗ thuần từ hoạt động khác -4,853 -19,427 102,244
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 17,372 10,395 9,931
Chi phí hoạt động 387,957 606,078 866,602
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
496,271 303,921 726,662
Lỗ do đánh giá lại giá trị hợp lý của các tài
sản tài chính sẵn sàng để bán
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 70,572 73,476 112,351
Lợi nhuận trƣớc thuế 425,699 230,445 614,311
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 116,877 61,601 151,095
99
Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế 308,822 168,844 463,216
Bảng Cân đối Kế toán VAS
CHỈ TIÊU 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
TÀI SẢN
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 383,038 435,548 607,518
Tiền gửi tại NHNN 1,211,629 1,138,214 937,968
Tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng
khác và cho vay các tổ chức tín dụng
khác
12,826,626 7,472,500 17,416,619
Các công cụ tài chính phái sinh và các
tài sản tài chính khác
137 3119
Cho vay khách hàng 16,611,779 19,587,856 27,103,139
Cho vay khách hàng 16,744,250 19,774,509 27,352,682
Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng -132,471 -186,653 -249,543
Chứng khoán đầu tư 6,748,219 4,818,934 8,818,224
Góp vốn, đầu tư dài hạn 143,806 216,425 290,684
Tài sản cố định 212,736 277,947 250,441
Tài sản Có khác 1,147,202 771,496 1,211,230
TỔNG TÀI SẢN 39,305,035 34,719,057 56,638,942
NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng
khác
12,018,720 7,890,365 18,591,680
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 11,808,720 7,824,225 15,035,175
Vay các tổ chức tín dụng khác 210,000 66,140 3,556,505
Tiền gửi của khách hàng 17,686,761 23,905,294 32,364,898
100
Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay tổ
chức tín dụng chịu rủi ro
95,638 27,496 23,695
Phát hành giấy tờ có giá 1,528,739 52,835 1,845,230
Các khoản Nợ khác 5,782,644 550,529 864,541
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 37,122,502 32,426,519 53,690,044
Vốn và các quỹ 2,182,533 2,292,538 2,948,898
Vốn của TCTD 2,000,00 2,000,000 2,400,000
Quỹ của TCTD 32,140 81,885 82,979
Chênh lệch tỷ giá hối đoái 1,571
Thặng dư vốn cổ phần 65,142 65,142 26,539
Thặng dư chứng khoán sẵn sàng để bán
Cổ phiếu quỹ -23,334 -25,150
Lợi nhuận chưa phân phối 83,680 168,845 464,530
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN
CHỦ SỞ HỮU
39,305,035 34,719,057 56,638,942
Ghi chú:
+ Ngày 10/02/2010, VIB đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
thay đổi lần thứ 22, ghi nhận chính thức mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.
Theo các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS):
Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh IFRS
CHỈ TIÊU 2007 2008 2009
Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương
tự
1,949,745 4,098,267 3,721,763
Chi phí lãi và các chi phí tương tự lãi 1,240,563 3,279,493 2,586,595
Thu nhập lãi thuần 709,182 818,774 1,135,168
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 91,785 145,539 203,138
Chi phí hoạt động dịch vụ 23,614 36,369 46,873
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 68,171 109,170 156,265
101
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại
hối
13,714 69,389 122,213
(Lỗ)/Lãi thuần từ mua bán chứng khoán
đầu tƣ
80,371 -8,730 67,443
Lỗ thuần từ hoạt động khác -5,630 -19,427 102,245
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 17,372 10,395 9,931
Chi phí hoạt động 387,957 606,078 866,602
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
495,223 373,493 726,663
Lỗ do đánh giá lại giá trị hợp lý của các tài
sản tài chính sẵn sàng để bán
69,572 0
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 85,700 63,341 105,956
Lợi nhuận trƣớc thuế 409,523 240,580 620,707
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 116,877 61,601 151,095
Chi phí thuế thu nhập hoãn lại 109 1,442 3,041
Lợi nhuận sau thuế 292,755 180,421 466,571
Bảng Cân đối Kế toán IFRS
CHỈ TIÊU 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
TÀI SẢN
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 383,038 435,548 607,518
Tiền gửi tại NHNN 1,211,629 1,138,214 937,968
Tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng
khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác
12,846,626 7,472,500 17,419,352
Các công cụ tài chính phái sinh và các tài
sản tài chính khác
137 3,119
Cho vay khách hàng 16,595,875 19,582,087 27,116,737
Cho vay khách hàng 16,744,250 19,774,509 27,352,682
102
Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng -148,375 -192,422 -235,945
Chứng khoán đầu tư 7,085,798 5,045,725 9,025,236
Góp vốn, đầu tư dài hạn 11,100 26,085 87,762
Tài sản cố định 212,736 277,947 250,441
Tài sản Có khác 1,151,732 772,939 1,211,232
TỔNG TÀI SẢN 39,498,534 34,751,182 56,659,365
NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 12,018,720 7,890,365 18,591,680
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 11,808,720 7,824,225 15,035,175
Vay các tổ chức tín dụng khác 210,000 66,140 3,556,505
Tiền gửi của khách hàng 17,686,761 23,905,294 32,364,898
Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay tổ
chức tín dụng chịu rủi ro
95,638 27,496 23,695
Phát hành giấy tờ có giá 1,538,739 52,835 1,845,230
Các khoản Nợ khác 5,840,085 559,642 872,772
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 37,179,943 32,435,632 53,698,275
Vốn và các quỹ 2,318,591 2,315,550 2,961,090
Vốn của TCTD 2,000,000 2,000,000 2,400,000
Quỹ của TCTD 32,140 81,885 82,979
Chênh lệch tỷ giá hối đoái 1,571
Thặng dư vốn cổ phần 65,142 65,142 26,539
Thặng dư chứng khoán sẵn sàng để bán 147,704 27,339 3,067
Cổ phiếu quỹ -23,334 -25,150
Lợi nhuận chưa phân phối 72,034 164,518 473,655
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ
SỞ HỮU
39,704 34,751,182 56,659,365
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài- Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.pdf