Định danh được tên của 19 loài Họ Ganodermataceae ở khu vực Vườn
Quốc Gia Chư Yang Sin, gồm 2 chi Ganoderma có 16 loài và Amauroderma có 3
loài.
2. Họ nấm Ganodermataceae mọc trên các kiểu rừng khác nhau ở VQG CYS,
thường mọc trên cây có họ Đậu, nấm thường sống hoại sinh gây phá gỗ mục trắng,
một số ít gây phá gỗ mục nâu. Rất ít loài sống ký sinh (có 4 loài: Ganoderma
tropicum, Ganoderma Steyaertanum, Ganoderma multipileum, Ganoderma
australe). Đa số mọc từ tháng 5 đến tháng 12 trong năm
3. Nấm sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 17-22 0C, độ ẩm 90 – 95% và độ cao
200 – 800m so với mực nước biển
92 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm linh chi (ganodermataceae donk) ở vườn quốc gia chư yang sin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ic gồm sơi không vách ngăn ngang và sợi bện, kích thước 2-3
µm, màng dày, nội chất màu vàng nhạt. Hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết lúc đầu
màu trắng, sau chuyển sang màu nâu nhạt.
Bào tầng dạng ống nhỏ, một lớp, bề mặt lớp ống phẳng, miệng ống nấm khi non
màu trắng khi già chuyển sang màu xám đen đến đen, bề mặt bào tầng có màu nâu đậm,
mỗi milime có 5-7 ống, miệng ống nấm có hình đa giác, ống nấm sâu 0,1-0,15cm.
Bào tử hình trứng nhụt một đầu hay hình bầu dục có khi gần tròn kích thước
5,0-6,0 x 7,0(-10,0) µm, màng hai lớp: lớp ngoài nhẵn, lớp trong có gai nhẹ, nội
chất có màu nâu rỉ sắt.
Đảm đơn bào, hình chùy ngắn kích thước 7-12 µm, màng là một lớp mỏng,
nội chất không màu trong suốt; trên mỗi dảm có 3-4 cuống mang bào tử.
Nấm có cuống, cuống ngắn kích thước khoảng 7-9 cm, đường kính 2-2,5cm,
bề mặt cuống gồ ghề nổi u cục, màu cuống nấm trùng với màu quả thể, cuống đính
bên, gây mục gỗ màu nâu nhạt.
Nấm thường mọc từ tháng 5 đến tháng 12 trong năm, nấm phá gỗ rất mạnh .
Nấm phát triển tốt trên môi trường nuôi cấy nhân tạo.
39
Hình 3.5: Ganoderma amboinense
Loài Ganoderma balabacense Murrill 1908., Bull. Torey bot. Club 35: 410
(1908), Bres, Hedwigia 53:56. 1912; Teng, Sinensia 7. 238. 1936; S. C. Teng, Fungi
of Chia, p.326, 1964; Trinh Tam Kiệt, Nấm lớn ở Việt Nam tập 2, trang 204, 2011.
(Hình ở phụ lục)
Quả thể không cuống dạng móng ngựa, chất gỗ cứng, nấm mọc thành cụm, rời
gốc trên cành lá rộng và gốc bám vào giá thể trên diện rộng. Mặt trên quả thể có
dạng vành đai đồng tâm, màu nâu hồng; mép mũ tà; lớp da mặt quả thể dày tới 0,2-
0,5mm dễ tách rời khối thịt nấm. Kích thước quả thể khoảng 20-25 x 38-42cm, dày
3-6cm.
Thịt nấm dạng chất gỗ cứng dày 0,3-4,0 cm, màu nâu rỉ sắt, dưới tác dụng của
KOH thì chuyển sang màu xanh đen.
Hệ sợi dimitric, gồm sợi không vách ngăn ngang và sợi bện, kích thước 1,4-
4,5µm; màng sợi nấm dày, nội chất màu vàng nâu và chứa nhiều hạt nhỏ.
40
Bào tầng dạng ống nhỏ, mỗi milimet có 7-10 ống, chiều sâu ống nấm đạt tớ
1cm; bề mặt bào tầng màu xanh hay màu trắng, ống nấm màu nâu rỉ sắt.
Bào tử hình trứng nhụt một đầum kích thước 5-7 x 8-10 µm; màng hai lớp lớp
ngoài nhẵn, lớp trong có gai nhỏ; nội chất màu nâu, chứa một vài hạt nhỏ.
Đảm đơn bào, hình chùy, kích thước 8-10 x 22-25 µm; màng một lớp, gồ ghề;
nội chất màu vàng nhạt, chứa nhiều hạt nhỏ.
Quả thể có cuống, cuống ngắn, bề mặt sần sùi màu nâu, kích thước khoảng 3-
4cm.
Quả thể mọc đơn độc trên gỗ, gây mục gỗ màu trắng, ở Vườn Quốc Gia Chư
Yang Sin mọc từ tháng 5 đến tháng 12. Nấm phát triển tốt trong môi trường nuôi
cấy nhân tạo.
Loài Ganoderma flexipes Pat., Bull. Soc. Mycol. Fr.23:75 (1907), Steyaert
R.L., Persoonia 7:82, 1972; Wu Xingliang, Dai Yucheng, 28: 2005; Trịnh Tam
Kiêt, 2011, Nấm lớn Việt Nam, tập 2, trang 205-206. (Hình 3.6)
Quả thể có màu nâu đỏ đến đỏ tươi. Mũ nấm khi non có dạng vòi, sau phát
triển thành dạng quạt hay móng nhỏ. Mặt trên mũ nấm có cấu trúc vòng đồng tâm
và thớ phóng xạ. Mép mũ tà, ít lượn sóng và không chia thùy. Bề mặt mũ nấm gồ có
màu nâu đỏ. Kích thước quả thể khoảng 0,5-15 x 1,0-3,0 (x5) cm; dày 0,3- 0,5 cm.
Thịt nấm chất lie cứng, khi non màu trắng sau đó chuyển sang màu nâu.
Hệ sợi dimitric gồm sợi không vách ngăn ngang và sợi bện; kích thước từ 1,5-
7,0 µm. Hệ sợi trong nuôi cấy trên môi trường thuần khiết lúc đầu trắng, sau chuyển
sang màu vàng nhạt.
Bào tầng dạng ống nhỏ, mỗi milimet có 4-7 ống, miệng ống nấm tròn đều.
Miệng ống nấm khi non có màu trắng, khi già chuyển sang màu vàng nhạt.
Bào tử hình trứng nhụt một đầu, kích thước 6,5-7,5 x 7,5-9,0(x10) µm; màng
hai lớp: màng ngoài nhẵn, màng trong có gai nhẹ và có màu nâu rỉ sắt.
Đảm đơn bào, hình chùy ngắn kích thước 7-12 µm, màng là một lớp mỏng,
nội chất không màu trong suốt; trên mỗi đảm có 3-4 cuống mang bào tử.
41
Nấm có cuống dài mọc rời gốc, đính bên, nấm mọc ký sinh hay hoại sinh trên
cây gỗ mục màu trắng.
Nấm phát triển tốt trên môi trường nuôi cấy nhân tạo.
Nấm mọc trên gốc cây sống hoặc cây đã chết của nhiều loại cây gỗ, đây là
loại phân bố rộng ở vườn Quốc gia Chư Yang Sin.
Hình 3.6: Ganoderma flexipes
Loài Ganoderma subtornatum Murrill 1907., Bull. Torrey bot. Club34: 477
(1907)., S. C. Teng, Fungi of China, p.328, 1964; Trịnh Tam Kiệt, Nấm lớn ở Việt
Nam tập 2, trang 200, 2011. (Hình ở phụ lục)
Quả thể có màu nâu đen không bóng láng. Mũ nấm khi non có dạng cục tròn
màu trắng đục, sau phát triển thành dạng móng hay quạt. Mặt trên mũ nấm có cấu
trúc vòng đồng tâm rõ và không vân thớ phóng xạ và có nhiều khe rãnh sâu. Mép
mũ tà, không lượn sóng và không chia thùy, bề mặt mũ nấm gồ ghề, có các vân
đồng tâm nổi, có màu nâu đen. Kích thước quả thể 5,0-25,0 x 7,0-30 cm; dày 1,0-
3,0 cm.
Thịt nấm chất lie cứng, khi non màu trắng, sau đó chuyển sang màu nâu tối.
Hệ sợi dimitric gồm sợi không vách ngăn ngang và sợi bện, kích thước từ 1,5-7,0
42
µm. Hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết lúc đầu màu trắng, sau chuyển sang màu vàng
nhạt.
Bào tầng dạng ống, ống nấm nhiều tầng (do nấm sống nhiều năm), mỗi
milimet có 5-7 ống, miệng ống nấm tròn không đều hình đa giác, ống nấm sâu 0,5-
2,0 cm, Miệng ống nấm khi non màu trắng đến vàng, khi già chuyển sang màu vàng
tối hay nâu nhạt.
Bào tử hình trứng nhụt một đầu, kích thước 5,0-7,5 x 8,0-11 µ,; màng hai lớp:
màng ngoài nhẵn, màng trong có gai nhẹ và có màu nâu rỉ sắt.
Đảm đơn bào, hình chùy ngắn kích thước 7-12 µm, màng là một lớp mỏng,
nội chất không màu trong suốt; trên mỗi đảm có 3-4 cuống mang bào tử.
Quả thể không cuống hay cuống ngắn, đính bên mọc liền gốc. Nấm gây mục
gỗ màu nâu.
Nấm phá gỗ mạnh, mọc trên cây gỗ mục dưới tán rừng lá rộng hiện quanh
năm có mặt ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin
Loài Ganoderma gibbosum (Blume & T. Nees) Pat.,Ann. Jard. Bot. Buitenzorg
8: 114 (1897)., Ann. Cr. Exot. 1: 17, 1928; Zhoa et al., Acta Mycol. Sin. 2(3): 165.
1983; Wu Xingliang. Dai Yucheng, 143:2005; Trịnh Tam Kiệt, Nấm lớn ở Việt
Nam, tập 2, trang 193, 2012. (Hình ở phụ lục)
Syn. Polyprus gibbsus Nees, Nov. Act. N. Cur. 13, t.5, 1826 – Fomes gibbosus
(Nees) Sacc., Syll. Fung. 6: 156, 1888 – Ganoderma applanatum var. Gibbosum
(Nees) Teng, Chinese Fungi, p.450, 1963; Zhao et al., Ganodermatoideae China,
p.49, Fig. 30, Pl. 19-32, 1981
Quả thể có màu nâu đất không nhẵn bóng. Mũ nấm khi non có dạng cục tròn
sau khi phát triển thành dang quạt. Mặt trên mũ nấm không có cấu trúc vòng đồng
tâm và không vân thớ phóng xạ. Mép mũ tà, lượn sóng và có chia thùy (mỗi thùy
kích thước 4-5 cm). Bề mặt mũ nấm gồ ghề, có màu nâu đất. Kích thước quả thể
khoảng: 26-28 x 14-16 cm; dày 2-3 cm.
Thịt nấm chất lie cứng, khi non có màu trắng, sau đo chuyển sang màu nâu
đậm, mô không đồng nhất, phân tầng, dưới tác dụng của KOH nấm chuyển sang
43
màu xanh.
Hệ sợi dimitric gồm sợi không vách ngăn ngang và sợi bện, kích thước 2-4
µm, màng dày, nội chất màu vàng nhạt. Hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết lúc đầu
mầu trắng sau chuyển sang màu vàng nhạt.
Bào tầng dạng ống nhỏ, bề mặt lớp ống phẳng, miệng ống nấm khi non màu
trắng sau khi già chuyển sang màu vàng sậm hay nâu nhạt, bề mặt bào tầng màu
vàng sậm, mỗi milimet có 4 – 6 ống, miệng ống nấm hình đa giác, ống nấm saau
1,0-1,5 cm.
Bào tử hình trứng nhụt một đầu kích thước 5,0-7,0 x 7,0-9,0(-10) µm, màng
hai lớp: lớp ngoài nhẵn, lớp trong có gai nhẹ, nội chất viền ngoài có màu nâu rỉ sắt
bên trong có màu xanh lam.
Đảm đơn bào, hình chùy ngắn kích thước 7-14 µm, màng là một lớp mỏng,
nội chất không màu trong suốt; trên mỗi đảm có 3-4 cuống mang bào tử.
Nấm không cuống mọc rời gốc, đính bên nấm hoại sinh trên cây gỗ mục, gây
mục gỗ màu trắng. Nấm thường mọc các Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, nấm phá
gỗ rất mạnh. Nấm phát triển tốt trên môi trường nuôi cấy nhân tạo.
Loài Ganoderma triangulatumZhao et Xu, Acta Microbiol. Sin 31): 18,
1984.,
Zhao Ji-Ding, The Ganodermataceae in China, Biblio. Mycol. Band 132: 122
(1989); Wu Xingliang. Dai Yucheng, 160: 2005; Trịnh Tam Kiệt, Nấm lớn Việt
Nam, ập 2, trang 210, 2011. ( Hình 3.7)
Quả thể có màu nâu đất không nhẵn bóng. Mũ nấm khi non có dạng cục tròn
màu trắng, sau phát triển thành dạng quạt gần tròn. Mặt trên mũ nấm có cấu trúc
vòng tròn đồng tâm và không có vân thớ phóng xạ. Mép mũ tà, không lượn sóng và
không chia thùy. Bề mặt mũ nấm không bằng phẳng, có màu nâu đất. Viền ngoài
dày gồm nhiều lớp. Kích thước quả thể khoảng: 5-7 x 14-16 cm, dày 2-9 cm.
Thịt nấm chất lie cứng, dày 0,4-0,5 cm, mô đồng nhất, không phân tầng, có
màu nâu đậm, dưới tác dụng của KOH nấm không chuyển màu.
Hệ sợi trimitric gồm sợi không vách ngăn ngang và sợi bện, kích thước 2-3
44
µm, màng dày, nội chất màu vàng nhạt. Hệ sợi nuôi cấy trong môi trường thuần
khiết lúc đầu màu trắng, sau chuyển sang màu nâu nhạt.
Bào tầng dạng ống nhỏ, nhiều lớp, bề mặt lớp ống bằng phẳng, miệng ống nấm khi
non màu trắng khi già chuyển sang màu đen, bề mặt bào tầng có màu nâu đậm, mỗi
milimet có 4-6 ống, miệng ống nấm có hình đa giác hoặc hình tròn, ống nấm sâu 1,4-1,6
cm.
Bào tử trứng nhụt một đầu hay hình bầu dục có khi gần tròn kích thước 5-7 x 7(-
10) µm, màng hai lớp: Lớp ngoài nhẵn, lớp trong có gai nhẹ, nội chất có màu nâu rỉ sắt.
Đảm đơn bào, hình chùy ngắn kích thước 7-12 µm, màng là một lớp mỏng,
nội chất không màu, trong suốt; trên mỗi đảm có 3-4 cuống mang bào tử.
Nấm không có cuống mọc rời gốc, đính bên, hoại sinh trên cây gỗ mục, quả
thể nhiều năm, gây mục gỗ màu vàng đậm.
Nấm thường mọc ở các Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, nấm phá gỗ rất mạnh.
Nấm phát triển tốt trên môi trường nuôi cấy nhân tạo.
Hình 3.7: Ganoderma triangulatum
45
Loài Ganoderma tropicum (Jungh.) Bres., Annls mycol. 8(6): 586 (1910)
Steyaert, Pesoonia 7(1): 78, Figs. 38, 4a, P1. 2, fig. 8, Pl.8, fig. 28; Zhao et al.,
Ganodermataceae China, P.41, Fig.23, Pl. 15-24, 1981; Wu Xingliang, Dai Yucheng,
111: 2005; Trịnh Tam Kiệt, Nấm lớn ở Việt Nam, tập 2, trang 196, 2011. (Hình ở phụ
lục)
Syn. Polyprus tropicus Jungh., Verh. Bataviaasch Genootsch 17(11): 63, 1838
Quả thể có màu đỏ đậm, mũ nấm khi non có dạng cục tròn màu trắng viền
màu đỏ, sau phát triển thành dạng quạt hay tròn. Mặt trên mũ nấm có màu đỏ tươi
đến đỏ tím bóng láng, có cấu trúc vòng đồng tâm. Mép mũ nấm tà, hơi lượn sóng và
chia thùy mỗi thùy có kích thước 2,0-8,0 cm. Kích thước quả thể có đường kính từ
4,0-16,0(-20) cm, dày 1,0-3,0 cm.
Thịt nấm chất lie cứng, dày khoảng 1,0-2,0 cm, khi non có màu trắng sau đó
chuyển sang màu nâu, dưới tác dụng của KOH không chuyển màu.
Hệ sợi dimitruc gồm sợi không vách ngăn ngang và sợi bện, kích thước 2-5
µm, màng dày, nội chất màu vàng nhạt. Hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết lúc đầu
màu trắng, sau chuyển sang màu vàng nhạt.
Bào tầng dạng ống nhỏ, bề mặt lớp ống phẳng, miệng ống nấm khi trắng, khi già
chuyển sang nâu hơi vàng, mỗi milimet có 3-5 ống, miệng ống nấm hình bầu dục hay đa
giác.
Bào tử hình trứng nhụt một đầu, hay hình bầu dục có kích thước 4,0-6,0 x 6,0-
8,0 µm, màng hai lớp: lớp ngoài nhẵn, lớp trong có gai nhẹ, nội chất có màu nâu rỉ
sắt.
Đảm đơn bào, hình chùy ngắn kích thước 7-12 µm, màng là một lớp mỏng,
nội chất không màu trong suốt; trên mỗi đảm có 3-4 cuống mang bào tử.
Nấm có cuống mọc bên, cuống dài 3,0-7,0 cm đính bên mũ nấm, bề mặt cuống
nấm bóng có màu giống quả thể hay đậm hơn. Nấm sống cả ký sinh và hoài sinh
trên cây sống và cây chết.
Nấm có giá trị làm thuốc, chữa bệnh tim.
Loài Ganoderma steyaertanum B.J. Sm. & Sivasith.,Aust. Syst. Bot. 16(4):
46
495 (2003)., Brendan J. Smith and Sivasithamparam, Australia Systematic Botany,
16(4) 487 – 503, 2003. (Hình 3.8)
Quả thể có màu vàng đất, không nhẵn bóng. Mũ nấm khi non có dạng cực tròn
màu trắng, sau phát triển thành dạng quạt hay thận. Mặt trên mũ nấm cấu trúc vòng
đồng tâm rõ và vân thớ phóng xạ. Mép mũ mỏng, lượn sóng không chia thùy. Bề mặt
mũ nấm gồ ghề, có màu vàng đất. Kích thước quả thể khoảng: 15-17 x 20-24 cm, dày 1-
3cm.
Thịt nấm chất lie cứng, khi non có màu vàng nhạt, sau đó chuyển sang màu
vàng đất, dưới tác dụng của KOH nấm không chuyển màu.
Hệ sợi dimitric gồm sợi không vách ngăn ngang và sợi bện, kích thước 2-3
µm, màng dày, nội chất màu vàng nhạt. Hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết lúc đầu
màu trắng, sau chuyển sang màu vàng cà rốt khi già chuyển màu nâu sậm.
Bào tầng dạng ống nhỏ, nhiều lớp, mỗi lớp dày khoảng 0,5 cm, bề mặt lớp ống
phẳng, miệng ống nấm khi non màu vàng nhạt khi già chuyển sang màu vàng hạt
cải, bề mặt bào tầng màu vàng hải cải, mỗi milimet có 6-8 ống, miệng ống nấm hình
đa giác, ống nấm sâu 0,5 cm.
Bào tử hình trứng nhụt một đầu hay hình bầu dục có khi gần tròn kích thước
6,0-7,0 x 8,0(-11,0) µm, màng hai lớp: lớp ngoài nhẵn, lớp trong có gai nhẹ, nội
chất có màu nâu rỉ sắt.
Đảm đơn bào, hình chùy ngắn kích thước 7-12 µm, màng là một lớp mỏng,
nội chất không màu trong suốt; trên mỗi đảm có 3-4 cuống mang bào tử.
Nấm không cuống mọc rời gốc, đính bên nấm ký sinh trên cây gỗ, gây mục gỗ
màu nâu, nấm sống đa niên.
Nấm mọc ký sinh trên cây sống, nấm phá gỗ rất mạnh có thể gây chết cây.
Nấm phát trienr tốt trên môi trường nuôi cấy nhân tạo.
47
Hình 3.8: Ganoderma steyaertanum
Loài Ganoderma multipileum Ding Hou., Quarterly Journal of the Taiwan
Museum 3: 101 (1950)., Dong-Mei Wang, Botanical Studies 50: 451-458, 2009. (Hình
ở phụ lục)
Quả thể có màu đỏ đậm bóng láng, quả thể khi non có dạng hình trụ, sau phát
triển thành dạng tán gần tròn (dạng phễu đặt). Mặt trên mũ nấm màu trắng có khe
rãnh dạng san hô, không có cấu trúc vòng đồng tâm và không có vân thớ phóng xạ.
Bề mặt mũ nấm có màu đỏ đậm, bề mặt bào tầng có màu trắng đục đến vàng sậm.
Kích thước quả thể khoảng: 4-5 x 5-7 cm, dày 3-5 cm.
Thịt nấm chất lie cứng, khi non có màu đỏ đậm, sau đó chuyển sang màu nâu
đỏ, dưới tác dụng của KOH nấm không chuyển màu.
Hệ sợi dimitric hoặc trimitric, gồm sợi không vách ngăn ngang và sợi bện,
kích thước 3-4 µm, màng dày, nội chất màu vàng nhạt. Hệ sợi trong nuôi cấy thuần
khiết lúc đầu màu trắng, sau chuyển sang màu vàng.
Bào tầng dạng ống nhỏ gồm 1 lớp, bề mặt lớp ống gồ ghề, miệng ống nấm khi
non màu trắng đục khi già chuyển sang màu vàng đậm, ống nấm có cấu trúc giống
dạng tổ ong, bề mặt bào tầng màu vàng đậm, mỗi milimet có 5-7 ống, miệng ống
48
nấm hình tròn đều, ống nấm sâu 0,05-0,15 cm, dày 2-3 cm.
Bào tử hình trứng nhụt một đầu, màng hai lớp: lớp ngoài nhẵn, lớp trong có
gai nhẹ, nội chất có màu nâu rỉ sắt.
Đảm đơn bào, hình chùy ngắn kích thước 7-12 µm, màng là một lớp mỏng,
nội chất không màu trong suốt; trên mỗi đảm có 3-4 cuống mang bào tử.
Nấm có cuống, cuống nấm hình trụ nhỏ dần về gốc, đính giữa, bề mặt bóng.
Cuống dài 6-8 cm. Nấm gây mục gỗ màu trắng.
Nấm phát triển tốt trên môi trường nuôi cấy nhân tạo. Nấm mọc ký sinh trên
cây sống có thể gây chết cây, nấm phá gỗ rất mạnh.
Ganoderma australe (Fr.) Pat., Bull. Soc. Mycol. Fr. 5: 67, 1899; Zhao et al.,
Ganodermatoideae China, p. 51, Fig. 20, pl. 20 – 34, 1981; Corner, Polyporaceas I,
- Amauroderma and Ganoderma, p. 155, 1983. (Hình ở phụ lục)
Syn.Polyporus australe Fr., Elench. Fung. 1:108, 1828. Plyporus tornatus Per.
Apud Gaud., Bot. In Freycinet, Voy. Uranie, 173, 1827. – Ganoderma tornatum
(Pers.) Bres., Ann. Mycol. 10:502, 1912; Zhao et al., Ganodermatoideae China, p.
56, Fig 37, Pl. 23 – 40, 1981. – Fomes oroflavus Lloyd, Mycol. Writ. 4: L. 48:8,
1913 – Ganoderma oroflavum (Lloyd) Teng, Chinese Fungi, p. 449, 1963, Zhao et
al., Ganodermatoideae of China, p.50, Fig. 31, Pl. 20 – 33, 1981.
Quả thể có màu nâu đất đến nâu xám. Mũ nấm khi non có dạng cục tròn màu
trắng, sau phát triển thành dạng quạt. Mặt trên mũ nấm có cấu trúc vòng đồng tâm
và không vân thớ phóng xạ. Mép mũ hơi tà. Bề mặt mũ nấm không nhẵn bóng, có
màu nâu đất. Kích thước quả thể khoảng : 10 – 32 x 20 – 50 (80) cm.
Thịt nấm chất lie cứng, khi non có màu trắng, sau đó chuyển sang màu nâu
đất, dưới tác dụng của KOH nấm không chuyển màu.
Hệ sợi trimitric gồm sợi không vách ngăn ngang và sowiju bện không màu hay
màu vàng nhạt có nhánh, kích thước 2 – 3 micromet, màng dày, nội chất màu vàng nhạt.
Hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết lúc đầu màu trắng, sau chuyển sang màu vàng
nhạt.
Bào tầng dạng ống nhỏ, bề mặt lớp ống phẳng, miệng ống nấm khi non màu
49
trắng khi già chuyển sang màu vàng, bề mặt bào tầng màu vàng, mỗi milimet có 5 –
6 ống, miệng ống nấm hình gần tròn hay hình bầu dục.
Bào tử hình trứng nhụt một đầu, kích thước 6,0 – 9,0 x 10,0 – 12,5 micromet,
màng hai lớp: lớp ngoài nhẵn, lớp trong có gai nhẹ, nội chất có màu nâu rỉ sắt.
Đảm đơn bào, hình chùy ngắn kích thước 7 – 12 micromet, màng là một lớp
mỏng, nội chất không màu trong suốt; trên mỗi đảm có 3 -4 cuống mang bào tử.
Nấm không cuống mọc rời gốc, đính bên nấm hoại sinh trên cây gỗ mục, gây
mục gỗ màu trắng.
Nấm thường mọc ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin. Nấm phá gỗ mạnh.
Loài Amauroderma subresinosum (Murrill) Corner., Beih Nova Hedwigia
75: 93 (1983)., S. C. Teng, Fungi of China, p329, 1964; Zhao J.D.,
Ganodermataceae in China, Biblio. Mycol. Band 132: 158, 1989; Trịnh Tam Kiệt,
Nấm lớn ở Việt Nam, tập 2, trang 217, 2011 (Hình 3.31)
Syn. Fomes subresinous Murr., Bull. Torrey Bot. Club 35:410, 1908 –
Magoderna subresinoum (Murrill) Steyaert, Persoonia 7:112 (1972) – Trachderma
subresinoum (Murrill) Imaz, Bull. Govt. Forest. Exp. Stn. Japan no.57: 119 (1952)
– Ganoderma subresinoum (Murrill) Humphey, Mycologia 30: 332, 1938
Quả thể có màu đen bóng. Mũ nấm khi non có dạng cục tròn màu trắng sau
phát triển thành dạng quạt. Mặt trên mũ anasm có nhiều nếp nhăn, cáu trúc vòng
đồng tâm không vân thớ phóng xạ. Mép mũ tà, lượn sóng và chia thùy. Kích thước
quả thể khoảng 18-20 cm, dày 2-3 cm.
Thịt nấm chất lie cứng dày khoảng 1-2 cm, khi non có màu trắng, sau đó
chuyển sang màu vàng nhạt, dưới tác dụng của Koh nấm không chuyển màu.
Hệ sợi dimitric gồm sợi không vách ngăn ngang và sợi bện, kích thước 2-3
µm, màng dày, nội chất màu vàng nhạt.
Bao tầng dạng ống nhỏ, bề mặt lớp ống phẳng, miệng ống nấm khi non mài
trắng khi già chuyển sang màu trắng đục hay vàng hạt cải, mỗi milimey có 3-5 ống,
miệng ống hình đa giác, ống nấm sâu 1- 1,5 cm.
Bào tử hình trứng kích thước 9,0-2,0 x 6,0-14,0 µm, màng hai lớp, nội chất
50
màu vàng nhạt.
Đảm đơn bào, hình chùy ngắn kích thước 7-10 µm, màng là một lớp mỏng,
nội chất không màu trong suốt, trên mỗi đảm có 20-4 cuống mang bào tử.
Nấm không mọc rời gốc, đính bên nấm hoại sinh trên cây gỗ mục, gây mục
gỗ trắng.
Nấm thường mọc đơn độc trên gỗ hay tàn dư thực vật trên hay dưới mặt đất.
Loài Amauroderma rugosum (Blume & T. Nees) Torrend., Broteria, ser.
Bot. 18: 127 (1920)., Ann, Myc. 8: 586.1910; Teng, Sinensia 7: 239. 1936; Zhao J.
D Ganodermataceae in China, Biblio. Mycol. Band 132: 148, 1989; Trịnh Tam
Kiệt, Nấm lớn ở Việt Nam, tập 2, trang 213, 2011; S. C. Teng, Fungi of China,
p.330, 1964.
Syn.Amauroderma subrugosum (Berk. & Pat) torrend., Boteria, Bot. 18: 128
(1920) – Ganoderma bavianum Pat. G. rugosum (Blume & Nees: Fr.) Pat., 1889 –
Polyporus rugosus Blume & Nees: Fr., 1921., Steyaert R. L., Persoonia 7: 105,
1972.
Quả thể có màu xám viền ngoài đen bóng, khi non có dạng cục tròn màu trắng
viền đen, sau phát triển thành dạng thận hay hình quạt. Mặt trên mũ nấm có nhiều
nếp nhăn, có cấu trúc vòng đồng tâm và vân thớ phóng xạ. Mép mũ tả, lượn sóng và
chia thùy. Kích thước quả thể 5,0-8,0 x 7,0-9,0 cm, dày 1 cm.
Thịt nấm dày 1-3 mm, chất lie, màu trắng đến vàng.
Hệ sợi dimitric gồm sợi không vách ngăn ngang và sợi bện, kích thước 2-3
µm, màng dày, nội chất màu xanh nhạt.
Bào tầng dạng ống, trên mỗi 1 milimet có 5-6 ống. Khi tươi miệng ống nấm
màu trắng và dần chuyển sang màu vàng hạt cải khi khô, bề mặt bào tầng bị va
chạm thì chuyển sang mài đen.
Bào tử hình trứng, đường kính 4-6 x 6-8 µm, màng là một lớp mỏng nội chất
không màu trong suốt, trên mỗi đảm có 3-4 cuống mang bào tử.
Nấm có cuống hoàn chỉnh thường phân nhánh, cuống nấm hình dẹt dài
khoảng 7-10 cm, đính bên. Lớp vỏ cuống rất cứng và dày đến 2mm, màu xám.
51
Nấm thường mọc đơn độc trên tàn dư thực vật trên hay dưới mặt đất.
Nấm sinh trưởng và phát triển tốt trên môi trường nuôi cấy nhân tạo.
Loài Amauroderma conjunctum (Lloyd.) Torrend 1920., Brotria, ser.bot.
18: 133 (1920)., Lloyd, Myc. Writ. 5: 812. F. 1266.1918; Teng, Sinensia 9: 240.
1938; S. C. Teng, Fungi of China, p.330, 1964.
Quả thể có màu xám nâu, cuống nấm ngắn hay không có. Mũ nấm hình tròn
hay gần tròn, đường kính 5-20 cm, mặt trên mũ nấm xù xò, không lông tơ mịn, phủ
lớp vỏ mỏng, màu nâu đen ở trung tâm viền ngoài nhạt hơn, có các rãnh nhăn nheo
và các vân đồng tâm rất mờ, mép mũ lượn sóng.
Thịt nấm dày 3-4 mm, chất lie mềm, màu vàng hạt cải.
Bào tầng dạng ống, màu xám nâu, ống nấm sâu 3-6 mm, trên mỗi 1 mm có 6-
8 ống. Khi còn tươi miệng ống nấm màu vàng nhạt sau chuyển sang xám nâu khi
già.
Hệ sợi dimitric kích thước 2-3,5 µm có màu xanh trong suốt. Hệ sợi phát
triển tốt trong môi trường nhân tạo.
Bào tử hình cầu hay gần tròn hay hình elip có đường kính 4-6 x 7-9 µm, bề
mặt vỏ bào từ nhẵn, nội chất có màu nâu rỉ sắt.
Đảm đơn bào, hình chùy ngắn kích thước khoảng 6-10 µm.
Cuống nấm không phân nhánh, có màu trùng với quả thể, cuống nấm dính
bên hay gần bên.
52
3.3. Phân bố của các loài nấm Ganodermataceae ở VQG CYS.
3.3.1. Phân bố theo sinh cảnh
Bảng 3.2. Phân bố các loài nấm họ Ganodermataceae theo sinh cảnh
STT Loài
Sinh cảnh
1 2 3 4
1 Ganoderma lucidum (Curtis) P.Karst + + + +
2 Ganoderma applanatum (Pers.) Pat + +
3
Ganoderma multiplicatum (Mont.)
Pat.
+ +
4 Ganoderma fornicatum (Fr.) Pat. + +
5
Ganoderma philippii (Bres&Henn.
Ex Sacc.) Bres
+ +
6 Ganoderma cochlear (Nees) Merr. +
7
Ganoderma amboinense
(Lam:Fr.)Pat.
+ +
8 Ganoderma balabacense Murrill + +
9 Ganoderma flexipes Pat. + +
10 Ganoderma tournatum (Pers.) Bres. + +
11
Ganoderma gibbosum
(Blume&T.Nees) Pat.
+ + +
12
Ganoderma triagulatum J.D.Zhao et
L.W.Hsu
+ +
13 Ganoderma tropicum (Jungh.)Bers + +
14
Ganoderma steyaetanum
B.J.Sm.&Sivasith
+
15 Ganoderma multipileum Ding Hou + +
16 Ganoderma australe (Fr.)Pat.,Bull + +
17
Amauroderma subresinosum
(Murrill) Corner
+ +
18
Amauroderma rugosum (Blume&
T.Ness) Torrend
+ +
19 Amauroderma conjunctum (Lloyd.) + +
Chú thích: Các dạng sinh cảnh:
(1) – Rừng lá kim ưu thế Thông 3 lá Pinus kesiya
(2) - Rừng á nhiệt đới cây lá rộng thường xanh
(3) – Rừng á nhiệt đới hỗn giao cây lá rộng, lá kim
(4) - Rừng cây lùn trên núi cao
53
Nhận xét: Nhận thấy ở loài Ganoderma lucidium xuất hiện ở cả 4 sinh cảnh
khảo sát. Loài Ganoderma applanatum, Ganoderma philippii, Ganoderma flexipes
Pat, Ganoderma triagulatum, Ganoderma tropicum, Amauroderma subresinosum,
Amauroderma rugosum xuất hiện ở kiểu rừng lá kim ưu thế thông 3 lá Pinus
kesiyavà rừng á nhiệt đới cây lá rộng thường xanh. Loài Ganoderma multiplicatum,
Ganoderma fornicatum và Ganoderma multipileum xuất hiện ở kiểu rừng á nhiệt
đới hỗn giao cây lá rộng, lá kim và rừng cây lùn trên núi cao. Loài Ganoderma
oroflavum và Ganoderma gibbosum xuất hiện ở cả 3 kiểu rừng là rừng lá kim ưu
thế Thông 3 lá Pinus kesiya, rừng á nhiệt đới cây lá rộng thường xanh và rừng á
nhiệt đới hỗn giao cây lá rộng, lá kim. Loài Ganoderma cochlear xuất hiện tại kiểu
rừng lá kim ưu thế Thông 3 lá Pinus kesiya. Loài Ganoderma amboinen và
Amauroderma conjunctum xuất hiện tại kiểu rừng á nhiệt đới cây lá rộng thường
xanh và rừng á nhiệt đới hỗn giao cây lá rộng, lá kim. Loài Ganoderma
balabacense và Ganoderma australe xuất hiện ở 2 kiểu rừng là rừng lá kim ưu thế
Thông 3 lá Pinus kesiya và rừng á nhiệt đới hỗn giao cây lá rộng, lá kim. Như vậy,
ở 2 kiểu rừng là rừng lá kim ưu thế Thông 3 lá Pinus kesiya và rừng á nhiệt đới cây
rộng thường xanh tần xuất bắt gặp của các họ nấm Ganodermataceae chiếm ưu thế.
Sau đó đến kiểu rừng á nhiệt đới hỗn giao cây lá rộng, lá kim và cuối cùng là rừng
cây lùn trên núi cao.
3.3.2. Phân bố theo các yếu tố sinh thái
3.3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phân bố của các loài nấm trong họ
Ganodermataceae ở VQG CYS
54
Bảng 3.3: Phân bố các loài nấm của họ Ganodermataceae theo nhiệt độ tại
Vườn quốc gia CYS.
STT Loài
Nhiệt độ
22
1 Ganoderma lucidum (Curtis) P.Karst 35.8% 33.3% 30.9%
2 Ganoderma applanatum (Pers.) Pat 55.1% 28.7% 16.2%
3 Ganoderma multiplicatum (Mont.) Pat. 34% 66%
4 Ganoderma fornicatum (Fr.) Pat. 100%
5
Ganoderma philippii (Bres&Henn. Ex Sacc.)
Bres
57.6% 42.4%
6 Ganoderma cochlear (Nees) Merr. 56.5% 43.5%
7 Ganoderma amboinense (Lam:Fr.)Pat. 100%
8 Ganoderma balabacense Murrill 57.6% 42.4%
9 Ganoderma flexipes Pat. 54.1% 45.6%
10 Ganoderma tournatum (Pers.) Bres. 34.8% 32.6% 32.6%
11 Ganoderma gibbosum (Blume&T.Nees) Pat. 34.7% 65.3%
12 Ganoderma triagulatum J.D.Zhao et L.W.Hsu 67.4% 32.6%
13 Ganoderma tropicum (Jungh.)Bers 33.3% 66.7
14 Ganoderma steyaetanum B.J.Sm.& Sivasith 100%
15 Ganoderma multipileum Ding Hou 100%
16 Ganoderma australe (Fr.)Pat.,Bull 36.3% 63.7%
17 Amauroderma subresinosum (Murrill) Corner 48.2% 51.8%
18
Amauroderma rugosum (Blume& T.Ness)
Torrend
51,6% 48.4%
19 Amauroderma conjunctum (Lloyd.) 100%
Nhận xét: Từ bảng 3.2 ta nhận thấy rằng nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt
đến sự xuất hiện của các loài nấm họ Ganoderamtaceae Donk. Ở ngưỡng nhiệt độ
nhỏ hơn 220C có tần số xuất hiện của các loài nấm là chiếm ưu thế, chiếm 83% so
với ngưỡng nhiệt độ còn lại.
55
3.3.2.2. Ảnh hưởng của độ ẩm đến sự phân bố của các loài nấm trong họ
Ganodermataceae ở VQG CYS
Bảng 3.4: Phân bố các loài nấm của họ Ganodermataceae theo nhiệt độ tại
Vườn quốc gia CYS.
STT Loài
Độ ẩm (%)
95
1 Ganoderma lucidum (Curtis) P.Karst 100%
2 Ganoderma applanatum (Pers.) Pat 46.2% 53.8%
3 Ganoderma multiplicatum (Mont.) Pat. 77.9% 22.1%
4 Ganoderma fornicatum (Fr.) Pat. 100%
5 Ganoderma philippii (Bres&Henn. Ex Sacc.) Bres 42.3% 57.7%
6 Ganoderma cochlear (Nees) Merr. 43.4% 56.6%
7 Ganoderma amboinense (Lam:Fr.)Pat. 100%
8 Ganoderma balabacense Murrill 100%
9 Ganoderma flexipes Pat. 45.8% 54.2%
10 Ganoderma tournatum (Pers.) Bres. 100%
11 Ganoderma gibbosum (Blume&T.Nees) Pat. 100%
12 Ganoderma triagulatum J.D.Zhao et L.W.Hsu 100%
13 Ganoderma tropicum (Jungh.)Bers 31.1% 68.9%
14 Ganoderma steyaetanum B.J.Sm.& Sivasith 100%
15 Ganoderma multipileum Ding Hou 100%
16 Ganoderma australe (Fr.)Pat.,Bull 63.6% 36.4%
17 Amauroderma subresinosum (Murrill) Corner 48.2% 51.8%
18 Amauroderma rugosum (Blume& T.Ness) Torrend 51.6% 48.4%
19 Amauroderma conjunctum (Lloyd.) 100%
Nhận xét: Qua bảng 3.3 ta thấy vai trì của độ ẩm cũng tác động rõ rệt đến sự
xuất hiện của các loài nấm thuộc họ Ganodermataceae, cụ thể ở độ ẩm từ 90-95%
chiếm 69% loài nấm xuất hiện, đây cũng là nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển của loài nấm Ganodermataceae Donk. Còn với độ ẩm 95% và nhỏ hơn
56
90% chiếm tỉ lệ ít hơn, có thể giải thích với điều kiện độ ẩm nhỏ hơn 90% thì
thường đi kèm với nhiệt độ môi trường lớn hơn 220C, đây không phải là điều kiện
nhiệt độ thích hợp để phát triển của loài nấm họ Ganodermataceae Donk. Còn ở độ
ẩm trên 95%, môi trường qá ẩm dẫn đến lượng nước trong cơ chất nhiều không
thuận lợi ho các phản ứng phân hủy và sự sinh trưởng của hệ sợi nấm.
3.3.2.3. Ảnh hưởng của độ cao đến sự phân bố của các loài nấm trong họ
Ganodermataceae ở VQG CYS
Bảng 3.5: Phân bố các loài nấm của họ Ganodermataceae theo độ cao tại Vườn
quốc gia CYS.
STT Loài
Độ cao (m)
200-500 500-800 800-1100 >1100
1 Ganoderma lucidum (Curtis) P.Karst 30.7% 35.8% 33.5%
2 Ganoderma applanatum (Pers.) Pat 72.2% 27.8%
3 Ganoderma multiplicatum (Mont.) Pat. 59.7% 40.3%
4 Ganoderma fornicatum (Fr.) Pat. 43.3% 56.7%
5
Ganoderma philippii (Bres&Henn. Ex
Sacc.) Bres
42.3% 57.7%
6 Ganoderma cochlear (Nees) Merr. 100%
7 Ganoderma amboinense (Lam:Fr.)Pat. 100%
8 Ganoderma balabacense Murrill 42.3% 57.7%
9 Ganoderma flexipes Pat. 45.8% 54.2%
10 Ganoderma tournatum (Pers.) Bres. 50% 50%
11 Ganoderma gibbosum (Blume&T.Nees) Pat. 31.1% 35.5% 34.4%
12
Ganoderma triagulatum J.D.Zhao et
L.W.Hsu
62.7% 37.3%
13 Ganoderma tropicum (Jungh.)Bers 66.6% 33.4%
14 Ganoderma steyaetanum B.J.Sm.& Sivasith 100%
15 Ganoderma multipileum Ding Hou 35.8% 64.2%
16 Ganoderma australe (Fr.)Pat.,Bull 31.8% 68.2%
17 Amauroderma subresinosum (Murrill) Corner 51.7% 48.3%
18
Amauroderma rugosum (Blume& T.Ness)
Torrend
100%
19 Amauroderma conjunctum (Lloyd.) 48.4% 51.6%
57
Nhận xét: ở bảng 3.4 ta có thể thấy trong khoảng độ cao nghiên cứu từ 200-
400 m so với mặt nước biển thì tần xuất xuất hiện của loài nấm họ Ganodermataeae
Donk có xu hướng giảm dần theo độ cao. Nấm xuất hiện nhiều nhất ở độ cao từ
200-500 m, tiếp theo là ở độ cao từ 500-800m, tần suất nấm xuất hiện giảm dần ở
độ cao từ 800-1100m và 1100m trở lên. Điều này có thể lý giải rằng, ở độ cao trên
800m, thì hơi nước tăng cao, lượng oxi thấp dẫn đến độ ẩm không khí tăng cao đến
95-100%. Đây cũng không phải điều kiện phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
của họ nấm Ganodermataear Donk. Vì thế có thể kết luận rằng ở độ cao từ 200-
500m là độ cao phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của họ nấm
Ganodermataceae Donk.
3.4. Giải pháp bảo tồn họ nấm Ganodermataceae ở vườn Quốc gia Chư Yang
Sin.
3.4.1. Định hướng và thực trạng dạng sinh học bảo tồn đa
3.4.1.1. Quan điểm định hướng bảo tồn đa dạng sinh học
Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu
về ĐDSH. Theo đánh giá của WCMC (1992) (Bộ NN và PTNT, 1998), thì Việt
Nam được xếp thứ 16 trong số các nước có ĐDSH cao nhất, nhưng hiện nay cũng
đang trong tình trạng chung của toàn cầu là ĐDSH bị đe dọa và có chiều hướng suy
giảm.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH
Chính phủ Việt Nam đã có những hành động tích cực trong công tác bảo vệ ĐDSH
từ những năm 1960. Luật bảo vệ và phát triển rừng đã quy định việc bảo vệ và phát
triển động thực vật rừng, quy định hệ thống rừng đặc dụng trên đất lâm nghiệp và
cũng đã xuất bản “Sách đỏ” Việt Nam với những điều chỉnh, cập nhật. Đồng thời,
nhiề văn bản luật và dưới luật liên quan khác cũng đã được ban hành. Ngoài ra
trong xu hướng chung của toàn thế giới về bảo tồn và phát triển bền vững, Việt
Nam cũng đã ký nhiều Công ước quốc tế về Môi trường có liên quan và đặc biệt là
“Công ước đa dạng sinh học” (1993) và “Công ướ Cites” (1994). Việc xây dựng kế
hoạch hành động ĐDSHcủa Việt Nam đã thể hiện quyết tâm rất cao trong bảo vệ
58
ĐDSH cùng với nhiều quốc gia khác trên thế giới thực hiện ĐDSH.
Theo chương trình BirdLife quốc tế tại Việt Nam (2004), cho đến nay có thể
nhận định về bảo tồn ĐDSH, Việt Nam đã định hướng một cách toàn diện, vấn đề
còn lại là thực hiện cho đúng tiến trình, kèm theo đó là những thay đổi, cải tiến về
chính sách, thể chế trong quản lý... Để thực hiện tiến trình này rất cần sự hỗ trợ và
hợp tác của nhiều tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước có liên quan.
3.4.1.2. Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học
Quá trình hình thành hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam là biện pháp tích
cực và đang góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn đa dạng sinh học trong
vòng 40 năm qua hệ thống khu bảo tồn có diện tích 2.518.339 ha với tổng số 121
khu.
Cách phân hạng KBT cũng đã tiếp cận dần theo phân hạng của thế giới,
nhằm tăng cường gắn kết giữa bảo tồn và phát triển. Chính phủ đã có những đầu tư
thích đáng cho bảo tồn và phát triển. Chính phủ đã có những đầu tư thích đáng cho
bảo tồn; song với nỗ lực bảo tồn đã có tác động đến đời sống và sự phát triển nhiều
mặt của người dân một số vùng lân cận thông qua du lịch sinh thái các khu nghỉ
dưỡng, phát triển vùng đệm...
Cùng với việc hình thành và phát triển hệ thống các khu bảo vệ, công tác bảo
tồn chuyển vị cũng đã được quan tâm trong bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta.
Một số loại hình bảo tồn chuyển vị đã triển khai và đạt được những kết quả đáng kể
như các vườn thực vật, vườn thú, trạm cứu hộ động vật, ngân hàng giống.
Bên cạnh những nỗ lực, bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam cũng gặp không ít những
khó khăn, thử thách. Trong phân chi quản lý ba loại rừng sản xuất, phòng hộ và đặc
dụng thì rừng phòng hộ vẫn chưa được quản lý đúng mức; điều này đã ảnh hưởng
không ít đến bảo tồn ĐDSH nói chung. Nhiều khó khăn trong quản lý bảo tồn
ĐDSH về ranh giới, khai thác trái phép, ảnh hưởng từ việc phát triển cơ sở hạ tầng,
mở rộng diện ticshh đất canh tác và phát triển chăn nuôi, cháy rừng... cũng là những
vấn đề bức xúc và ảnh hưởng nhiều đến bảo tồn. Như vậy có thể thấy ảnh hưởng
đến bảo tồn ĐDSH ở Việt nam, không chỉ là những vấn đề quy hoạch, thể chế chính
59
sách mà còn liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, dân cư, nhận thức o trong tiếp
cận bảo tồn và các nhân tố khách quan như thiên tai, cháy rừng, ...
3.4.2. Lý do sự suy giảm các loại dược liệu có giá trị cao
Xu hướng diện tích rừng, nơi sống của các loài nấm giảm là tất yếu khi áp lực
dân cư, công nghiệp hóa, đô thị hóa, giao thông mở rộng. Hạn chế lớn nhất hiện nay
là chất lượng rừng suy giảm: số loài, số cá thể, sinh khối, độ che phủ đều giảm dần
đến các nhân tố sinh thái thay đổi. Điều này dẫn đến điều kiện sinh thái cần thiết
cho nhiều loài nấm không phù hợp. Vì vậy nhiều loài trước đây sinh trưởng, phát
triển tốt, nay khó tồn tại hoặc ở trạng thái suy thoái dần.
3.4.3. Phương pháp bảo tồn nấm lớn
Bảo tồn tài nguyên nấm không thể thành công nếu nó chỉ là công việc của
nhà khoa học. Công tác bảo tồn tài nguyên nấm cần phải có sự tham gia của các
ngành khác nhau, không những của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà kinh tế, mà
cần có sự tham gia của những người dân và doanh nghiệp chế biến. Sự tham gia
của người dân phải là sự tham gia tích cực, mà không phải là “đối tượng nghiên
cứu”.
Để phát triển bền vững và hiệu quả nguồn dược liệu nấm, khai thác được hết
các tiềm năng sẵn có, chúng ta cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từ quy hoạch
nuôi trồng và khai thác nấm dược liệu, bảo tồn nguồn gene... Và trên hết, Nhà nước
cần có những chính sách hợp lý gắn kết được sự tham gia của các nhà khoa học,
doanh nghiệp và người dân trong một mục đích chung là bảo tồn và phát triển
nguồn tài nguyên nấm đặc biệt là nguồn dược liệu từ nấm, đưa tài nguyên nấm của
đất nước thành tài sản quốc gia.
Các giải pháp bảo tồn tài nguyên nấm
Hiện nay, công tác bảo tồn nấm lớn được chia làm 3 cách. Đó là bảo tồn
nguyên vị, chuyển vị và bảo tồn trên trang trại.
Bảo tồn nguyên vị (in situ): là hình thức bảo vệ quần thể nấm ở nơi sống tự
nhiên của chúng, giữ nguyên trạng các mối quan hệ sinh thái giữa các loài và mối
quan hệ giữa các loại với môi trường sống và các nền văn hóa. Bảo tồn nguyên vị
60
có thể là xây dựng các khu bảo tồn chính thức của nhà nước như vườn quốc gia, khu
bảo tồn.
Bảo tồn nguyên vị cho phép chúng ta nghiên cứu về loài trong phạm vi môi
trường tự nhiên của chúng. Nó cũng là nguồn dự trữ tự nhiên của nguồn tài nguyên
di truyền nấm, trong đó rất nhiều loài chưa được xác định nhưng có thể có giá trị sử
dụng cao trong tương lai. Hình thức bảo tồn này hoàn toàn thích hợp đối với nhiều
loài hoang dã như tài nguyên nấm hiện nay. Bảo tồn đa dạng sinh học nguyên vị
đang chiếm một tỉ lệ lớn hiện nay trên thế giới. Cách bảo vệ này hiệu quả hơn vì nó
cho phép các quần thể tiếp tục thích nghi trong điều kiện tự nhiên.
Cách bảo tồn chuyển vị (ex situ): là phương pháp duy trì các loài nấm ngoài
phạm vi xuất xứ của chúng. Vườn thực vật, kho lạnh, ngân hàng gene,...là những
phương tiện phục vụ cho bảo tồn chuyển vị. Nhiều loài có thể bảo tồn bằng cách
nuôi trồng hay bảo vệ trong ngân hàng giống và các sưu tập. Điều rõ ràng là bảo vệ
chuyển vị hiện nay chỉ có thể thực hiện được với một tỉ lệ rất nhỏ vì rất tốn kém.
Bảo tồn tại trang trại: đây chính là việc khuyến khích người dân sử dụng
nuôi trồng nấm một cách bền vững. Muốn vậy phải nghiên cứu và phát triển các sản
phẩm để thương mại hóa và chuyển giao cho người dân. Khi đó người dân không
chỉ biết khai thác một cách hợp lý mà còn phải biết phát triển để trồng các loài nấm
có giá trị kinh tế. Có như vậy thì tài nguyên mới mong hết nguy cơ tuyệt chủng.
61
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Định danh được tên của 19 loài Họ Ganodermataceae ở khu vực Vườn
Quốc Gia Chư Yang Sin, gồm 2 chi Ganoderma có 16 loài và Amauroderma có 3
loài.
2. Họ nấm Ganodermataceae mọc trên các kiểu rừng khác nhau ở VQG CYS,
thường mọc trên cây có họ Đậu, nấm thường sống hoại sinh gây phá gỗ mục trắng,
một số ít gây phá gỗ mục nâu. Rất ít loài sống ký sinh (có 4 loài: Ganoderma
tropicum, Ganoderma Steyaertanum, Ganoderma multipileum, Ganoderma
australe). Đa số mọc từ tháng 5 đến tháng 12 trong năm
3. Nấm sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 17-22 0C, độ ẩm 90 – 95% và độ cao
200 – 800m so với mực nước biển.
4. Đưa ra một số giải pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý họ nấm
Ganodermataceae ở VQG CYS.
Kiến nghị
1. Do điều kiện nghiên cứu và thời gian thu mẫu không nhiều, bên cạnh đó để
xác định chính xác tên các loài dựa trên giải trình tự ADN sẽ cho kết quả chính xác
hơn.
Nếu có thể phát triển hơn nữa đề tài cần có thời gian nghiên cứu sâu hơn về
một số loài có giá trị thực tiễn đối với môi trường và đối với nhu cầu về thực phẩm
dinh dưỡng và nhu cầu về thực phẩm chức năng đối với con người.
2. Cần có sự can thiệp của chính quyền, địa phương cũng như Ban quản lý
Vườn quốc gia CYS để có sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp tới việc bảo vệ, bảo tồn và
khai thác các loài nấm họ Ganodermataceae Donk
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong nước
1. Ngô Anh (2007), Nghiên cứu nấm dược liệu ở Thừa Thiên Huế, Hộ nghị
toàn quốc nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB. Khoa học và Kỹ thuật.
2. Ngô Anh, (2003), Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế,
Luận án tiến sĩ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Chiểu (1985), Tây Nguyên, - Các điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Phan Huy Dục, Ngô Anh, (2004), Kết quả điều tra nấm lớn (Macromycetes)
ở Lộc Hải – Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội nghị toàn quốc nghiên cứu cơ bản
trong khoa học sự sống, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
5. Lê Bá Dũng, (2003), Nấm lớn Tây Nguyên, tr. 05-30, 52-55, 127-134, Nxb.
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Bùi Xuân Đồng, (1977), Những vấn đề nấm học, Nxb. Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
7. Bảo Huy, (2011), Giáo trình tin học thống kê, Trường Đại học Tây Nguyên.
8. Trịnh Tam Kiệt (2012), Nấm lớn ở Việt Nam, tr. 11-89, 128-142. Tập 1,
Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
9. Trịnh Tam Kiệt (2012), Nấm lớn ở Việt Nam, tr. 09-48, 190-220. Tập 2,
Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
10. Trịnh Tam Kiệt (1980), Vị trí của nấm trong giới sinh học và hệ thống của
chúng theo quan điểm hiện đại, Tạp chí Sinh học 2(4):11-15.
11. Trịnh Tam Kiệt, (1981), Nấm lớn ở Việt Nam. Tập 1. Nxb Nông nghiệp ,
Hà Nội
12. Trinh Tam Kiệt, (1996), Danh lục nấm lớn Việt Nam, tr 28-30. Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
13. Lê Văn Liễu (1997), Một số nấm ăn được và nấm độc ở rừng. Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
14. Trần Văn Mão, (1993), Góp phần nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm
63
sinh học một số loài nấm lớn phá gỗ vùng Thanh Nghệ Tĩnh. Bộ Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội.
15. Đảm Nhận, (1996), Nghiên cứu thành phần loài và một số đặc điểm sinh
học họ nấm linh chi ở Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ, Đại học Khoa học Tự nhiên,
Hà Nội.
16. Nguyễn Phương Đại Nguyên, Trần Thị Thu Hiền, (2009), Kết quả điều tra
bổ sung thành phần loài của chi Ganoderma thuộc họ Ganodermataceae ở Tây
nguyên vào danh lục nấm lớn ở Việt Nam, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài
nguyên sinh vật hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3, Hà Nội.
17. Nguyễn Phương Đại Nguyên, (2012), Nghiên cứu lựa chọn quy trình môi
trường trồng nấm linh chi Ganoderma lucidum cho năng suất cao từ phế thải nông
nghiệp ở Đăk Lak, Hội nghị quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu và giảng dạy Sinh
học ở Việt Nam, Hà Nội.
18. Lê Xuân Thám, (1996), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và quá trình hấp
thu khoáng của nấm Linh Chi Ganoderma lucidum bằng kỹ thuật hạt nhân, Luận án
phó tiến sỹ Khoa học Sinh Học, Hà Nội.
19. Lê Xuân Thám, (1996), Nấm linh chi – nguồn dược liệu quý ở Việt Nam,
Khảo cứu kết hợp với phương pháp phóng xạ hạt nhân, Nxb Mũi Cà Mau.
20. Lê Xuân Thám, (2005), Nấm linh chi, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
21. Lê Xuân Thám, (2009), Phân tích loài nấm Linh chi đen mới phát hiện
được ở Vường quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai – Lâm Đồng,Tạp chí Sinh học,
31(4):55-63, Hà Nội.
22. Lê Xuân Thám, (2005), Nấm linh chi – cây thuốc quý, Nxb Khoa học và
Kỹ Thuật, Hà Nội.
23. Lê Xuân Thám (2009), Phát hiện đại diện đầu tiên của chi Humpherya
Stey ở VQG Cát Tiên ( Đồng Nai – Lâm Đồng), Tạp chí Sinh học, 31(1):39-45, Hà
Nội.
24. Nguyễn Nghĩa Thìn và mai Văn Phô, (2003), Đa dạng Sinh học hệ nấm và
thực vật vườn Quốc gia Bạch Mã, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
64
25. Đỗ Hữu Thư, (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc hóa học trong
chiến tranh đến khu hệ Nấm lớn vùng ngx ba biên giới thuộc các tỉnh Quảng Nam
và Kon Tum. Báo cáo chuyên đề trong đề tài độc lập cấp Nhà nước giai đoạn 2008
– 2010, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật
26. Đỗ Hữu Thư , (2013), Sự đa dạng và bảo tồn các loài Nấm lớn ở Tây
Nguyên. Báo cáo chuyên đề đề tài cấp Nhà nước trong Chương trình Tây Nguyên 3
“Nghiên cứu hai hệ sinh thái đặc thì vùng Tây Nguyên: Rừng kín thường xanh và
Rừng Khooc và đề xuất các giải pháp bảo tồn”, Tài liệu lưu trữ ở Viện Sinh thái và
Tài nguyên Sinh vật và Chương trình Tây Nguyên.
27. Đỗ Hữu Thư, Nguyễn Phương Đại Nguyên, Lê Bá Dũng, (2013), Đặc
điểm các yếu tố sinh thái và phân bố của họ nấm Ganodermataceae ở khu vực Tây
Nguyên, Tạp chí sinh học, Tập 35, số 2, trang 198-205,.
28. Đỗ Hữu Thư, Nguyễn Phương Đại Nguyên, Lê Bá Dũng, (2013), Ghi nhận
ba loại mới thuộc họ Ganodermataceae Donk bổ sung vào Danh mục nấm lớn Việt
Nam. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 5.
29. Đỗ Hữu Thư, Nguyễn Phương Đại Nguyên, Lê Bá Dũng, (2013), Đa dạng
thành phần loài Ganodermataceae Donk ở Vườn quốc gia Yon Don thuộc khu vực
Tây Nguyên. Báo cáo khoa học Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5.
Nước ngoài
30. Alcindo D.M.J., Gibertoni T.B., Gibertoni T.B, Sotaoe H.MP, Especies de
Ganoderma P. Kast (Ganodermataceae) e Phellinus Quel. (Hymenochaetaceae) na
Estacao Cientii ca Ferri.
31. Bhosle S, Ranadive K. Et al, (2010), Taxonomy and Diversity of
Ganoderma from the Western parts of Maharashatra (India), Mycosphere 1(3), 249-
262.
32. Bessey Ermst Athearn, (1950), Morphology anh Toxonomy of Fungi,
Pkiladelpliia The Blakisto Company Toronto.
33. Campacci Thiago Vinicius Silva & Gugliotta Adriana de Mello, (2009), A
review of Amauroderma in Brazl, with A. Oblongisporum newly recorded from the
65
neotropics, Mycotaxo, Volume 110, pp. 423-436.
34. Dong – Mei W., Sheng – Hua W., Ching – Hua S., Jin – Torng P., Ya –
Hui S. And Lung – Chung C., (2009), Ganoderma multipileum, the correct name for
‘G. Lucidum’ in tropical Asia, Botanical Studies, 50:451-458.
35. Dine R.S, Halawany A.E.H., Nakamura N., Chao-Mei M., and hattori M.,
(2008), New Lanostane Triterpene Lactones From the Vietnamese Mushroom
Ganoderma colossum (FR) C.F.BAKER., Chem. Pharm. Bull. 56(5) 642-646.
36. Furtado, T.S., (1962), Structure of spore of Ganodermataceae Donk,
Rickial 227-241.
37. Furtado, T.S., (1965), Relation of microstructures of the taxonomy of the
Ganodermoideae (Polyporaceae) witj special refrence to the structure of the cover
of the pileal surface. Mycologia 57:588-611, 27 figs.
38. Fleischmann Andreas, et al, (2007), Structurally preserved polypores from
the Neogene of North Arfica: Ganodermites libycus gen. Et sp. Nov. (Polyporales,
Ganodermataceae), Review of Palaeobotany and Palynology 1452007) 159-172.
39. Foroutan. A and Vaidya. J. G, (2007), Record of news species of
Ganoderma in Maharashtra Idian, Asian journal of plant sciences 6 (6): 913-919,
Asian Network for Scienctific Information.
40. Gottlieb Alexandram. And wight. Jorge E., (1999), Taxony of Ganiderma
from southern South America: Subgenus Ganoderma, Mycol.res.103 (6):661-673,
Printedinthe United Kingdom.
41. Loguercio – Leite Clarce Claudia Groposo & Maria Alice
Halmenschlager, (2005), Species of Ganoderma Karsten in a subtropical aera (Santa
Catarina State, Southern Brazil) HENRINGIA, Ser. Bot., Porto Alegre, v. 60, n.2,
p.135-139, jul./dez.
42. Lai Tim, et al, (2004), Global Marketing of Medicinal Ling Zhi
Mushroom, Ganoderma lucidium (W.Curt.:Fr) Lloyd (Aphyllophoro- mycetideae)
Products and Safety Concerns, Vol. 6, pp. 189-194, International Journal of
Medicinal Mushroom, by Begell House, Inc.
66
43. Murril William Alphonso (1905), The Polyporaceae of North America –
XL. A Synopsis of the Brown Pileate Species, Reviewed work(s): Source: Bulletin
of the Toeeey Botanical Club, Vol. 32, No. 7 (Jul., 1905), pp. 353-371 Publised by:
Torrey Botanical Society Accessed: 4/09/2012
44. Murrill William Alphonso (1950a) The Polyporaceae of North America:
XII. A synopsis of the white and bright – colored pileate species. Bull Torrey Bot
Club 32:469-493.
45. Muthelo Vuledzani Gloria, (2009), Muleculaar Charaterrisation of
Ganoderma species. Pretoria, South Africa.
46. Patouillard. N, (1928). Contribution à L’etude des Champignons de
Madagascar, pp. 6-8, 18-19, Tananarive, Imprimerie Moderne de 1’Emyme
G.PITOT & Cie.
47. Patouillard.N, (1897), Contribution a la flore mycologique du Tonkin (3e
serie), Journal de Botanique 11:335-374.
48. Pegler. D. N. – young T. W. K., (1973), Basidiospore from in the Bristish
Species of Ganoderma Karst. Kew Bulletin, Vol. 28, No.3 (1973), pp. 351-364.
49. Ryvarden. L, (2004), Neotroical Polypores, Part 1, Introduction,
Hymenochaetaceae and Ganodermataceae. Synopsis Fungorum 19. Fungiflora,
Oslo.
50. Ryvarden. L, (1991), Genera of Polypores: Nomenclature and Taxonomy,
Fungiflora, Oslo.
51. Ryvarden. L, (2000), Studies in neotropical polypores 2: a preliminary key
to neotropical species of Ganoderma with a laccate pileus, Mycologia, 92(1), 2000,
pp. 180-191, by The Mycological Society of America, Lawrence, KS 66044-8897.
52. Ryvarden. L, Johansen. I, (1980), Preliminary polypore flora of East
Afica, Fungiflora, Oslo.
53. Silva Christina Allyne Gomes, et al, (2012), Neotypification of
Amauroderma picipes Torrend, 1920 (Ganodermataceae, Agaricomycetes),
Mycosphere 3(1), 23-27, Doi 10.5943 mycosphere
67
54. Smith B.J and Sivasiththamparam, (2003), Morpholygycal studies of
Ganoderma (Ganodermataceae) from the Australasian and Pacific regions,
Australian Systematic Botany, 16,487-503.
55. Ste’phane Welti et al, (2010), The Ganodermataceae in the French West
Indies (Guadeloupe and Martinique), Fungal Diversity (2010) 43:103-126 DOI
10.1007/s13225-010-0036-2.
56. Steyaert. R.L, (1980) Study of some Ganoderma species. Bull J Bot Nat
Belgique 50:135-186.
57. Steyaert. R.L, (1977). Basidiospores of Two Ganoderma Species and
Others of Two Related Ganera under the scanning Electron Microscope, Kew
Bulletin, Vol.31, No.3 (1977), pp. 437-442.
58. Steyaert. R.L, (1972) Species of Ganoderma and related ganera mainly of
the Bogor and Leiden Herbaria, Pesoonia 7:55-118.
59. Singer. Rolf, (1986), The Agaricales in modern Taxonomy, K. Sc. Books.
60. Singer. Rolf, (1960), Monographs of South Americam Basidimycetes,
especially those of the East Slope of the Andes and Brazli. 3. Reduced marasmioid
genera in the South American, pp. 158-262, Svclowia. – Annal. Mycol. ser. II. Vol.
XIV.
61. Teng S.C, (1964), Fungi of China, Mycotaxon, LTD. Ithaca, New York.
PHỤ LỤC
Hình 1: Ảnh mẫu nấm lớn dưới tán rừngá nhiệt đới cây lá rộng thường xanh
Hình 2: Ảnh mẫu nấm lớn trên thân cây Thông ba lá
Hình 3: Ảnh mẫu nấm lớn dưới tán rừng á nhiệt đới hỗn giao cây lá rộng lá kim
Hình 4: Ảnh mẫu nấm lớn dưới tán rừng á nhiệt đới hỗn giao cây lá rộng lá kim
Hình 5: Ảnh mẫu nấm lớn dưới tán rừng á nhiệt đới cây lá rộng thường xanh
Hình 6: Ảnh mẫu nấm lớn dưới tán rừng lùn
Hình 7: Ảnh mẫu nấm lớn dưới tán rừng lá kim ưu thế Thông ba lá
Hình 8: Ảnh mẫu nấm lớn dưới tán rừng á nhiệt đới cây lá rộng thường xanh
Hình 9: Ảnh mẫu nấm lớn dưới tán rừng lá kim ưu thế Thông ba lá
Hình 10: Ảnh mẫu nấm lớn dưới tán rừng lùn
Hình 11: Ganoderma multiplicatum
Hình 12: Ganoderma philippii
Hình 13: Ganoderma balabacense
Hình 14: Ganoderma subtornatum
Hình 15: Ganoderma gibbosum
Hình 16: Ganoderma tropicum
Hình 17: Ganoderma multipileum
Hình 18: Ganoderma australe
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG
Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Ngày tháng năm sinh: 13/12/1991. Nơi sinh: Lục Yên- Yên Bái
Địa chỉ liên lạc: số 150, Đường Thanh Bình, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà
Nội.
Quá trình đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: từ 6/2013 đến 9/2015
Trường đào tạo: Trường ĐH Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội
Ngành học: Công nghệ kĩ thuật môi trường
Bằng tốt nghiệp đạt loại: Khá
Quá trình công tác:
Từ tháng 11/2015 đến nay: Làm việc tại Công ty CP Đầu tư & Kỹ thuật Tài nguyên
Môi trường ETC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quynh_anh_0206_2085183.pdf