Tài chính
Đối với cấp chính quyền địa phương: Cần có chính sách hỗ trợ tài chính cho ban
phòng chống bão lũ cấp xã để triển khai công tác phòng chống bão lũ tránh các tổn thất
đối với người dân.
Đối với hộ nghèo: Ngân hàng chính sách xã hội huyện cần tạo điều kiện để số hộ
nghèo được vay vốn nhiều hơn với vốn vay lớn hơn để hộ nghèo chủ động động hơn
trong việc đầu tư tái sản xuất. Tiếp tục duy trì phát triển các nguồn sinh kế sẵn có bên
cạnh phát triển các nguồn sinh kế khác như phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp
Năng lực kỹ thuật
Đối với cấp chính quyền địa phương: Cần nâng cao kiến thức cho cán bộ phòng chống
bão lũ địa phương đặc biệt là cấp xã thông qua các cuộc tập huấn về phòng chống bão lũ,
thích ứng với hiện thượng khí hậu cực đoan. Cần có kế hoạch phòng chống bão lũ cụ thể
và hiệu quả.
Đối với các hộ nghèo: Nâng kiến thức, kỹ năng sử dụng vốn, kỹ thuật canh tác cải tiến
cho lúa và mía thông qua các buổi tập huấn, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm.
Thông tin
Duy trì hệ thống thông tin liên lạc thường xuyên giữa xã Tây Phong và Ban phòng
chống bão lũ huyện Cao Phong, tiếp tục thực hiện việc trực phòng chống và thực hiện
theo nguyên tắc 4 tại chỗ.
Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể xã hội như Hội cực chiến binh, Hội
nông dân, Hội Phụ nữ tuyên truyền phổ biến các thông tin cho các hộ nghèo không có điều
kiện tiếp cập với các nguồn thông tin về giá cả thị trường, tư vấn kỹ thuật.
31 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3699 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị;
- Mức chuẩn cận nghèo (cập nhật CPI): so sanh thu nhập hộ gia
đình với mức 600 ngàn đồng khu vực nông thôn và 750 ngàn đồng
khu vực thành thị.
Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và Viện Sau đại học về nghiên
cứu môi trường, Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản đã tiến hành
nghiên cứu những lựa chọn để giải quyết rủi ro do hạn hán
ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này tập trung vào phân tích ảnh
hưởng của tần suất hạn hán tới sinh kế của cộng đồng tại các khu
vực thường xuyên bị hán hán của tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề cập tới cộng đồng cảm nhận
như thế nào với hạn hán và thay đổi khí hậu, chính quyền địa
phương và các tổ chức phi chính phủ làm sao để có thể đối phó
với thảm họa từ thiên nhiên, đặc biệt đối với hạn hán.(Oxfam
Việt Nam, 2010).
Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
Tổ chức CARE International nghiên cứu sự thích ứng với
BĐKH dựa vào cộng đồng trong đó đề cập tới tác động của
BĐKH tới an ninh lương thực và thu nhập của người dân, nước
sinh hoạt, sức khỏe và di dân. Nghiên cứu cho thấy người nghèo
và người dân vùng ven biển bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nghiên
cứu ở Thanh Hóa cho thấy rằng các hiện tượng thời tiết cực
đoan: hạn hán, ngập lụt, thay đổi mùa đã tác động tới sản xuất
nông nghiệp làm cho thiếu đói, gia cầm, khai thác thủy sản bị
ảnh hưởng (Morten Fauerby Thomsen, 2010, CARE
International).
Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông thôn (CSRD)
(Lâm Thị Thu Sửu và nnk, 2010) nghiên cứu thích ứng biến đổi
khí hậu dựa vào cộng đồng tại khu vực sông Hương, tỉnh Thừa
Thiên Huế tập trung vào:
- Tìm hiểu những biện pháp thích ứng mà người dân địa
phương và nhiều tổ chức đã thực hiện;
- Xác định các biện pháp thích ứng chính liên quan đến quản lý
nguồn nước;
- Lựa chọn những giải pháp thích ứng hiệu quả cụ thể để hỗ trợ
trực tiếp và làm đầu vào cho các kế hoạch địa phương.
Hiện nay, có khoảng 70 tổ chức tại Việt Nam tham gia nghiên
cứu và thực thiện liên quan tới “tính dễ bị tổn thương và năng
lực thích ứng với biến đổi khí hậu” tập chung vào các vấn đề
như: BĐKH và Nông nghiệp bền vững, Biển và Ven biển với
BĐKH, Sức khỏe cộng đồng và BĐKH, Tài nguyên môi trường
và BĐKH, Nghiên cứu và vận động chính sách với BĐKH. Tuy
nhiên nghiên cứu các hiện tượng thời tiết cực đoan và sinh kế
dựa vào nông nghiệp của các hộ nghèo khu vực miền núi được
đề cập rất ít chính vì vậy nghiên cứu sẽ bổ sung thêm các
nghiên cứu nói trên.
1.4. Các nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu.
Trong bối cảnh khí hậu ngày càng biến đổi như hiện nay, tỉnh Hòa
Bình nói chung và xã Tây Phong nói riêng khí hậu cũng ngày càng
biến đổi, theo số liệu quan trắc của Trung tâm quan trắc khí tượng
thủy văn Thành phố Hòa Bình nhiệt độ mùa hè tăng cao trung bình
từ 38-40oC có thời điểm lên tới 42oC, mùa đông thì giá rét kết hợp với
mưa phùn nhiệt độ ngoài trời lạnh tới 2-3oC, hạn hán kéo dài, mưa lũ
thất thường. Sự thay đổi này tác động rất lớn tới sinh kế của cộng
đồng đặc biệt là người nghèo. Theo một cán bộ thuộc Chi cục Bảo vệ
Môi trường Hòa Bình, tại tỉnh Hòa Bình vấn đề “biến đổi khí hậu”
được quan tâm và chú ý nhiều hơn trong mấy năm gần đây nhưng
hiện nay chưa có nghiên cứu hoặc kế hoạch cụ thể nào liên quan tới
“tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu các khía cạnh về biến đổi khí
hậu là hết sức cấp thiết và là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thích
ứng với biến đổi khí hậu giảm thiểu thiệt hại mà nó gây ra đảm bảo
sinh kế bền vững cho người dân đặc biệt là hộ nghèo.
CHƢƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP
LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành chủ yếu trong giai đoạn từ
tháng 04 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu tại xã Tây Phong huyện Cao Phong Tỉnh
Hòa Bình.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình có tọa độ
địa lý 200 40’55’’ vĩ độ bắc và 105017’44’’ kinh độ đông, phía
Bắc giáp thị trấn Cao Phong và xã Bắc Phong, phía Đông giáp
xã Dũng Phong, phía Nam giáp xã Nam Phong, phía Tây giáp
huyện Tân Lạc. Từ năm 2003 kể về trước, xã Tây Phong thuộc
huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, nay thuộc huyện Cao Phong sau
khi huyện Kỳ Sơn được tách thành 2 huyện Cao Phong và Kỳ
Sơn.
Đặc điểm địa hình
Với diện tích tự nhiên là 2246 ha, Xã Tây Phong có đặc
điểm địa hình khá đặc trưng của vùng miền núi, phần lớn diện
tích là đồi thấp và núi đá vôi, diện tích đất nông nghiệp và đất ở
chiếm tỷ lệ ít khoảng 12 % tổng diện tích. Theo đặc điểm địa
hình xã chia làm 2 vùng khá rõ rệt: vùng giáp núi đá gồm các
xóm Chao, Khạ, Đồi, Nếp và Lãi.
Đặc điểm khí hậu
Xã Tây Phong nằm tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Bắc Bộ
và Tây Bắc Bộ chính vì vậy khí hậu của xã Tây Phong có đặc
điểm khí hậu của vùng tiếp giáp giữa hai vùng này, do đó khí hậu
vùng tương đối phức tạp. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng
23,8
0C, nhưng mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp có thể xuống
thấp tới 40C (2009), vào mùa hè nhiệt độ cao tăng rất cao có thời
điểm lên tới 41,80C (2010). Lượng mưa trung bình 25 năm trở lại
đây vào khoảng 1817,7 mm/năm, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng
10 hàng năm mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm (Trung
tâm khí tượng thủy văn thành phố Hòa Bình, 2011).
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất qua một số thời điểm
Hiện trạng mục đích sử dụng đất đã thay đổi từ năm 2000
trở lại đây, diện tích đất trồng lúa giảm một cách rõ rệt 157,332
ha (2004) chỉ còn 56,7 ha năm (2007). Ngược lại diện tích đất
trồng mía tăng rất mạnh từ 43,01 ha năm 2004 tăng lên 250,5 ha
năm 2007.
2.2.3. Tình hình kinh tế, xã hội
Xã Tây Phong có 10 xóm, 1167 hộ với 5018 nhân khẩu
(UBND xã Tây Phong, 2009), theo số liệu điều tra năm 2011 xã có
1206 hộ với 5204 nhân khẩu. Tổng diện tích đất tự nhiên 2246 ha,
đất nông nghiệp 252,3 ha, đất ở 161,35 ha, còn lại là đất lâm
nghiệp, núi đá chiếm khoảng 98% tổng diện tích. Thu nhập chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm 85%, tổng sản lượng lương
thực 1145 tấn/năm, cây trồng chủ yếu là mía và lúa, chăn nuôi chủ
yếu là chăn nuôi gia cầm và gia súc lớn, thu nhập bình quân đầu
người đạt 8,2 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo 19,9 % (UBND
xã Tây Phong, 2009).
2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp luận
Sau khi xem xét các phương pháp nghiên cứu tính dễ bị tổn
thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của các cơ
quan, tổ chức trong và ngoài nước. Chúng tôi thấy rằng phương
pháp “phân tích tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng
dựa vào cộng đồng” của Tổ chức CARE Intenational kết hợp với
khung sinh kế bền vững SLF là phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh nghiên cứu này.
Phƣơng pháp phân thích tính dễ bị tổn thƣơng và
năng lực thích ứng dựa vào cộng đồng (CVCA).
Khái niệm: CVCA là một phương pháp luận để thu thập, tổ
chức và phân tích thông tin về khả năng bị tổn thương và năng lực
thích ứng của cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân. Nó cung cấp
những hướng dẫn và công cụ cho nghiên cứu, phân tích và học hỏi
có sự tham gia. Nó cũng tính đến vai trò của các cơ quan và chính
sách quốc gia và địa phương trong thực hiện hoạt động thích ứng.
(CARE International, 2010).
CVCA tập trung vào mức độ cộng đồng nhưng kết hợp
phân tích những vấn đề ở cấp độ vùng và quốc gia trong một nỗ
lực để thúc đẩy một môi trường hỗ trợ cho sự thích ứng dựa vào
cộng đồng.
Khung sinh kế bền vững (SLF).
SLF là chữ viết tắt của Sustainable Livelihoods
Framework (Khung Sinh kế Bền vững) do Bộ Phát triển Hải
ngoại Anh Quốc – DFID (Department For International
Development, 2001) phát triển, đã nêu lên những yếu tố chính
ảnh hưởng đến sinh kế người dân.
DFID sử dụng định nghĩa sinh kế bền vững như sau:
“Một sinh kế thì bao gồm những năng lực, tài sản (bao
gồm cả tài sản vật chất và tài nguyên xã hội) và các hoạt động
cần thiết để làm phương tiện sinh sống. Một sinh kế là bền
vững khi có thể đối phó và phục hồi từ các stress, các cú sốc, và
duy trì được hoặc tăng cường được các khả năng và các tài sản
này cho cả hiện tại và tương lai, trong khi không gây ảnh hưởng
tiêu cực đến nguồn tài nguyên thiên nhiên”.
Hình 2.2: Khung sinh kế bền vững (SLF)
(Nguồn: DFID, 2001)
5 loại vốn trong khung sinh kế
Human capital (H): Nguồn vốn con
người
Natural capital (N): Nguồn vốn thiên
nhiên
Financial capital (F): Nguồn vốn tài
chánh
Social capital (P): Nguồn vốn xã hội
Physical capital (S): Nguồn vốn vật
chất
Khung SLF là một công cụ giúp hiểu về sinh kế, mục đích áp
dụng khung sinh kế bao gồm:
- Mục đích chung nhất của khung SLF là giảm nghèo;
- Hiểu rõ hơn về tất cả các khía cạnh của vấn đề nghèo;
S H
N
F
P
Tiến trình thay
đổi cơ cấu
Cơ cấu
- Các cấp chính
quyền
- Đơn vị tư
nhân
Tiến trình
- Luật Pháp
- Chính sách
- Văn hóa
- Thể chế tổ
chức
Phạm vi có
thể bị tổn
thương
- Các cú sốc
- Các xu
hướng
- Thời vụ
Kết quả sinh
kế
- Tăng thu nhập
- Tăng sự ổn
định
- Giảm rủi ro
- Nâng cao an
toàn lương
thực
- Sử dụng bền
vững hơn các
nguồn lợi tự
nhiên
Chiến
lược
sinh kế
N
h
ằ
m
đ
ặ
t
đ
ư
ợ
c
S H
N
F
P
ảnh
hưởn
g 2
chiều
Tài sản sinh kế
- Giúp định ra các ưu tiên hành động;
- Giúp tìm ra chiến lược sinh kế phù hợp;
- Sử dụng khung sinh kế bền vững trong quá trình đánh giá tính
dễ bị tổn thương.
Cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo cần kết hợp cả năm loại vốn để
cải thiện chất lượng cuộc sống. Chỉ một loại vốn không thì có thể
không đủ để tạo ra sinh kế bền vững nhưng không phải là phải cần
tất cả các loại vốn với mức độ như nhau.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp kế thừa tài liệu: Phương pháp kế thừa tài
liệu được sử dụng trong nghiên cứu nhằm thu thập các thông tin
từ các nguồn tài liệu sẵn có như: Sách, báo, luận văn trước, các
báo cáo…
Các loại số liệu cần thu thập
- Số liệu quan trắc: các chỉ số quan trắc cần thu thập để
phục vụ nghiên cứu trong luân văn được thể hiện trong bảng sau
Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập
Các chỉ số cần thu
thập
Mục đích Nơi cung cấp
hông tin
Nhiệt độ trung bình
hàng năm từ 1985 đến
nay
Biết được diễn biến
nhiệt độ trung bình từ
1985 đến nay
Trung tâm quan
trắc TP Hòa
Bình
Lượng mưa trung
bình hàng năm từ
1985 đến nay
Biết được diễn biến
lượng mưa trung bình
từ 1985 đến nay
Trung tâm quan
trắc TP Hòa
Bình
Số ngày trong năm
<10
0
C, <15
0
C từ
1985 đến nay
Biết được diễn biến
số ngày rét đậm rét
hại từ 1985 đến nay
Trung tâm quan
trắc TP Hòa
Bình
Số tháng có lượng
mưa <150mm,
<500mm, 1000mm từ
Biết được diễn biến
các tháng có lượng
mưa ít (hạn hán)
trong năm từ 1985
Trung tâm quan
trắc TP Hòa
Bình
1985 đến nay đến nay
- Các hiện tượng khí hậu cực đoan: Mưa lũ, hạn hán, rét đậm, rét hại,
nắng nóng..
Để có được các thông tin về các loại khí hậu cực đoan, chúng
tôi thu thập số liệu từ 2 nguồn chính:
i) Nguồn thứ 1: Từ bác báo cáo phòng chống bão lũ hàng năm
của huyện Cao Phong và báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội hàng năm của xã Tây Phong 5 năm trở lại đây
ii) Nguồn thứ 2: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa tại cộng
đồng (biểu đồ lịch sử, bản đồ thiên tai)
- Số liệu về số hộ nghèo, thu nhập bình quân, các nguồn sinh kế
của cộng đồng và hộ nghèo. Chúng tôi thu thập từ các báo cáo
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm của xã
Tây Phong các năm 2008, 2009, 2010 và tổng hợp kết quả
phỏng vấn hộ dân.
Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc:
Mục đích sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc nhằm
thu thập thông tin mang tính đại diện, các thông tin chuyên sâu, các
kiến thức hay hiểu biến của cộng đồng hay hộ dân về BĐKH. Các
đối tượng cần phỏng vấn như sau:
Phỏng vấn hộ dân: Để có được thông tin về các nguồn sinh kế;
thu nhập; nhu cầu…của các hộ dân đặc biệt là nhận thức của họ về
BĐKH, chúng tôi sử dụng danh mục câu hỏi (phụ lục 3), cách thức
lựa chọn và phỏng vấn như sau:
Cách lựa chọn hộ: Lựa chọn 90 hộ nghèo tương đương với
30% số hộ nghèo toàn xã (theo tiêu chí hộ nghèo của Bộ thương
binh và xã hộ năm 2011) để đảm bảo tính đại diện số hộ nghèo
chia 3 vùng là: vùng núi cao, vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa
tương ứng 3 xóm (xã Tây Phong có 10 xóm) đại diện của 3 vùng,
các hộ nghèo trong xóm được lựa chọn theo phương pháp lựa
chọn ngẫu nhiên và ít nhất 30% số người tham gia trên 45 tuổi
Cách phỏng vấn: Các hộ được lựa chọn được mời tới địa điểm
nhất định (nhà văn hóa thôn, nhà hộ dân…) các hộ được phỏng
vấn theo danh mục câu hỏi đã chuẩn bị trước
Phỏng vấn chính quyền địa phƣơng: để thu thập thông tin
chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội, định hướng phát triển
cũng như các hiểu biến và kinh nghiệm trong việc tích ứng với các
hiện tượng khí hậu cực đoan….chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán
bộ địa phương, cách thức tiến hành như sau:
Thành phần tham gia phỏng vấn: Trưởng phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện (Phó ban phòng chống
bão lũ huyện), Chủ tịch UBND xã Tây Phong, 1 cán bộ phụ
trách địa chính xã, 1 cán bộ khuyến nông xã, Chủ tịch hội phụ
nữ xã, Chủ tịch hội nông dân xã và 10 trưởng xóm đại diện cho
10 xóm trong xã.
Cách thức phỏng vấn: i) Đối với Trưởng phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện (Phó ban phòng chống lũ
bão huyện), Chủ tịch UBND xã Tây Phong, chúng tôi tiến hành
phỏng vấn trực tiếp bằng các bảng hỏi (phụ lục 4). ii) Đối với
các thành viên còn lại được mời tới UBND xã Tây Phong để
phỏng vấn trực tiếp theo danh mục câu hỏi (phụ lục 5).
Phương pháp phân tích thông tin
Để tổng hợp và phân tích thông tin chúng tôi đã sử dụng các
pháp và công cụ theo bảng sau:
Bảng 2.2: Phƣơng pháp/các công cụ phân tích trong nghiên cứu
Phƣơng
pháp/công
cụ phân
tích thông
tin
Mục đích sử
dụng
Cách làm Đối tƣợng
tham gia
Phương
pháp
thống kê
đơn giản,
số trung
bình
Để tổng hợp
số liệu như
nhiệt độ,
lượng mưa
trung bình, tỷ
lệ hộ nghèo,
thu nhập bình
quân/đầu
người/năm….
- Sau khi thu thập
số liệu sử dụng
bảng tính Excel và
đồ thị biểu diễn
- …..
Cán bộ văn
thư xã Tây
Phong, cán bộ
trạm quan trắc
khí tượng
thành phố Hòa
Bình
Biểu đồ
lịch sử
Để thu thập
thời gian, tần
suất xuất hiện
của các hiện
tượng khí hậu
cực đoan và
tác động
- Tại xã: Biểu đồ
lịch sử được các
trưởng xóm điền
các thông tin vào
bảng theo hướng
dẫn
- Tại các xóm: Các
hộ dân được chia
làm 3 nhóm ngẫu
nhiên, các hộ thảo
luận và điền thông
tin vào bảng có sẵn
(sau khi có kết quả
tại xã biểu đồ lịch
sử được so sánh
với với biểu đồ
của các hộ dân nếu
có khác nhau cần
kiểm tra lại thông
tin)
Cán bộ phụ
nữ, hội nông
dân, cán bộ
địa chính, 10
trưởng xóm,
hộ dân
Lịch mùa
vụ
Để thu thập
thời gian gieo
trồng của lúa,
mía, cây vụ
đông
Làm như biểu đồ
lịch sử
Cán bộ phụ
nữ, hội nông
dân, cán bộ
địa chính, 10
trưởng xóm,
hộ dân
Bảng xếp
hạng, đánh
giá theo
ma trận
Đánh giá mức
độ ảnh hưởng
của các hiện
tượng cực
đoan tới sinh
kế của hộ
Làm như biểu đồ
lịch sử
Cán bộ phụ
nữ, hội nông
dân, cán bộ
địa chính, 10
trưởng xóm,
hộ dân
nghèo
Phân tích
SWOT
Phân tích điểm
mạnh, điểm
yếu của chính
quyền địa
phương, cộng
đồng, hộ
nghèo trong
việc thích với
các hiện tượng
khí hậu cực
đoan
Sử dụng câu hỏi
mở để phỏng vấn
các hộ và cán bộ
địa phương về
điểm mạnh, điểm
yếu trong kinh
nghiệm thích ứng
với các hiện tượng
khí hậu cực đoan
Cán bộ phụ
nữ, hội nông
dân, cán bộ
địa chính, 10
trưởng xóm,
hộ dân
Các khó khăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu
- Số liệu trong báo cáo của xã, huyện có chỗ chưa thống nhất, thiếu thông tin, đặc biệt là
các hiện tượng khí hậu cực đoan
- Nghiên cứu còn thiếu thời gian, nguồn lực…
- Tiếp cận nguồn thông tin còn hạn chế
2.3.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định đặc điểm khí hậu của trong vùng nghiên cứu, đặc biệt tập trung vào các hiện
tượng khí hậu cực đoan cũng như tác động của chúng;
- Phân tích đánh giá sinh kế của cộng đồng địa phương, đặc biệt liên quan đến sản xuất
nông nghiệp và chăn nuôi;
- Phân tích đánh giá tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan lên sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là thiệt hại lên cộng đồng địa phương và ảnh hưởng đến phát triển sinh
kế;
- Phân tích năng lực thích ứng của hộ nghèo tập trung vào năng lực tài chính và năng lực
trình độ dựa trên quan điểm phát triển sinh kế bền vững;
- Phân tích năng lực thích ứng của cộng đồng tập trung vào năng lực tài chính và cách
thức hỗ trợ hộ nghèo;
- Đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của hộ nghèo để nâng cao sinh kế dựa
vào cộng đồng.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm khí hậu và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan
3.1.1. Nhiệt độ, lượng mưa
Hiện nay, tại địa điểm nghiên cứu không có trạm quan trắc khí tượng do đó chúng tôi
xem xét sử dụng số liệu trạm khí tượng gần với điểm điểm nghiên cứu nhất và có đặc
điểm khí hậu tương đồng. trạm khí tượng thành phố Hòa Bình là phù hợp vì trạm khí
tượng này gần với địa điểm nghiên cứu nhất (khoảng 23 km về phía Tây Bắc), đặc biệt là
có sự tương đồng về đặc điểm khí hậu. Chính vì vậy chúng tôi quyết định sử dụng số liệu
quan trắc tại trạm quan trắc khí tượng thành phố Hòa Bình từ năm 1985 đến nay.
Nhiệt độ
Nghiên cứu về nhiệt độ, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu nhiệt độ trung bình hàng
năm từ 1985 đến nay của thành phố Hòa Bình để biết được diễn biến trong 25 năm qua,
kết quả thể hiện bảng phụ lục 1 và được biểu diễn dưới dạng đồ thị (hình 3.1)
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn
nhiệt độ trung bình hàng
năm
(Nguồn: Trung tâm khí tượng
thủy văn TP Hòa Bình)
Qua Hình 3.1, cho thấy nhiệt độ trung bình năm trong 25 năm qua có những biến động
tăng dần qua từng năm giao động từ 22,50C đến 24,50C. Phương trình biểu diễn nhiệt độ
trung bình hàng năm (từ 1985 đến nay) như sau
y = 0.0228x + 23.451 (R
2
= 0.1478)
Qua phương trình và đồ thị cho thấy, sự biến động của nhiệt độ trung bình năm tại
thành phố Hòa Bình phù hợp với xu thế biến động nhiệt độ trung bình năm của 90 năm
(1990 -2001) tại vùng Tây Bắc của Nguyễn Đức Ngữ (2008)
Tần suất xuất hiện nhiệt độ cao trên 390C - 400C là 12 lần/26 năm đặc biệt từ năm
2005 đến nay xuất hiện nhiều hơn. Nhiệt độ thấp nhất dưới 100C hầu như năm nào cũng
xuất hiện 24lần/26 năm, nhiệt độ thấp này có ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng phát triển
của cây trồng vật nuôi.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), nhiệt độ có tác dụng đến tốc độ sinh trưởng của cây
lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20-300C), nhiệt độ càng tăng
cây lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 400C hoặc dưới 170C, cây lúa tăng trưởng
chậm lại. Dưới 130C cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài 1 tuần cây lúa sẽ chết. Đặt
biệt ở giai đoạn mạ, nhiệt độ thấp làm giảm hoặc ngưng hẳn sự nẩy mầm của hạt, làm mạ
chậm phát triển, cây mạ ốm yếu, bị lùn, lá bị mất màu.
Đối với mía, nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 15-260C.
Giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm khi nhiệt độ dưới 210C và ngừng sinh trưởng khi
nhiệt độ 130C và dưới 50C thì cây sẽ chết, ở thời kì nảy mầm mía cần nhiệt độ trên 150C
tốt nhất là từ 260C - 330C. Mía nảy mầm kém ở nhiệt độ dưới 150C và trên 400C
Nhiệt độ thấp kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn tới gia súc bị chết rét, năm 2008 xã
Tây Phong chết 37 con trâu bò (UBND xã Tây Phong, 2008). Theo số liệu thống kê từ
năm 2000 đến nay cho thấy, số ngày có nhiệt độ thấp dưới 150C, đặc biệt nhiệt độ dưới
100C có diễn biến tăng dần, kết quả được thể hiện qua Hình 3.2 và Hình 3.3
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn số
ngày có nhiệt độ < 150C
(Nguồn: Trung tâm khí tượng
thủy văn TP Hòa Bình)
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn số
ngày có nhiệt độ < 100C
(Nguồn: Trung tâm khí tượng
thủy văn TP Hòa Bình)
Qua Hình 3.2 và Hình 3.3 thấy rằng, số ngày rét đậm rét hại có diễn biến tăng dần
với cường độ khắc nghiệt hơn, phương trình diễn số ngày có nhiệt độ <150C có dạng:
y = 0.8497x + 4.2273 (R2 = 0.3508)
y = 0.0228x + 23.451
R
2
= 0.1478
21.5
22.0
22.5
23.0
23.5
24.0
24.5
25.0
19
85
19
86
19
87
19
88
19
89
19
90
19
91
19
92
19
93
19
94
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
20
10
20
11
Năm
Nh
iệt
độ
(đ
ộ C
)
Nhiệt độ TB năm Linear (Nhiệt độ TB năm)
y = 0.8497x + 4.2273
R2 = 0.3508
0
5
10
15
20
25
200
0
200
1
200
2
200
3
200
4
200
5
200
6
200
7
200
8
200
9
201
0
201
1
Năm
Số
ng
ày
Số ngày có nhiệt độ <15 độ C Linear (Số ngày có nhiệt độ <15 độ C)
y = 0.4545x + 2.2121
R2 = 0.1721
0
2
4
6
8
10
12
14
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
20
10
20
11
Năm
Số
ng
ày
Số ngày có nhiệt độ < 10 độ C Linear (Số ngày có nhiệt độ < 10 độ C)
Phương trình diễn biến số ngày có nhiệt độ <10 0C có dạng:
y = 0.4545x + 2.2121 (R2= 0.1721)
Từ những kết quả trên cho thấy, nhiệt độ thấp trong năm kéo dài (rét đậm, rét hại) ảnh
hưởng không nhỏ tới sinh trưởng phát triển cây trồng vật nuôi, chúng góp phần làm giảm
năng suất, chất lượng cây trồng, làm chết gia súc làm giảm thu nhập của cộng đồng đặc biệt
là hộ nghèo, làm cho họ khó khăn hơn, dễ bị tổn thương hơn (tài lực, vật lực). Kết quả quan
trắc này cũng phù hợp với thông tin thu được từ cộng đồng tham khảo (bảng 3.5)
Lượng mưa
Lượng mưa là yếu tố khí hậu quan trọng, nó phản ánh các hiện tượng khí hậu cực
đoan như hạn hán, mưa lũ trong năm. Kết quả lượng mưa từ năm 1985 đến nay được thể
hiện phụ lục 2 và diễn biến lượng mưa trung bình hàng năm được thể hiện qua đồ thị sau
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn
lƣợng mƣa trung bình hàng
năm
(Nguồn: Trung tâm khí tượng
thủy văn TP Hòa Bình)
Qua Hình 3.4 ta thấy, diễn biến lượng mưa từ 1985 đến nay có chiều hướng ổn định, có
dạng phương trình: Y = 2.881x + 1777.4 (R2 = 0.004). Diễn biến này phù hợp với xu thế
lượng mưa trung bình năm của 90 năm (1990 - 2001) tại vùng Tây Bắc của Nguyễn Đức
Ngữ (2008). Nhưng từ năm 2005 đến nay lượng mưa trung bình có diễn biến giảm so với
giai đoạn trước đó.
Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn số
tháng có lƣợng mƣa <150
mm
(Nguồn: Trung tâm khí tượng
thủy văn TP Hòa Bình)
Qua Hình 3.5 cho thấy, số tháng có lượng mưa thấp hơn 150 mm tăng rõ rệt qua các năm
diễn biến tăng dần các tháng được thể hiện qua phương trình:
y = 0.0274x + 2.3231 (R2 = 0.0508)
Qua kết quả này cho thấy rằng, tình hình hạn hán ở đây có chiều hướng tăng lên cả về
thời gian và cường độ, kết quả này cũng phù hợp với kết quả điều tra thực địa tại xã Tây
Phong nó làm thay đổi lịch thời vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, ảnh hưởng năng suất, chất
lượng, diện tích cây trồng như cây lúa, nó tác động mạnh mẽ tới nguồn sinh kế của cộng
đồng đặc biệt là hộ nghèo là hộ dễ bị tổn thương.
3.1.2. Các hiện tượng khí hậu cực đoan
Thông qua khảo sát tại cộng đồng kết hợp với thu thập số liệu từ các báo cáo phát triển
kinh tế xã hội của xã Tây Phong và báo cáo phòng chống bão lũ của huyện Cao Phong (từ
năm 2004 đến nay) thấy rằng, các hiện tượng khí hậu cực đoan do tác động của biến đổi
khí hậu ở đây chủ yếu là các hiện tượng mưa lũ, hạn hán, rét đậm rét hại và mưa đá. Các
hiện tượng này có những biến đổi bất thường có nhiều thay đổi, chúng tác động không nhỏ
tới sinh kế của người dân đặc biệt là hộ nghèo. Hạn hán là hiện tượng khí hậu cực đoan gây
y = 2.881x + 1777.4
R
2
= 0.004
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
19
85
19
87
19
89
19
91
19
93
19
95
19
97
19
99
20
01
20
03
20
05
20
07
20
09
20
11
Năm
Lư
ợn
g m
ưa
(m
m)
T. lượng mưa TB năm Linear (T. lượng mưa TB năm)
y = 0.0274x + 2.3231
R2 = 0.0508
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
19
85
19
87
19
89
19
91
19
93
19
95
19
97
19
99
20
01
20
03
20
05
20
07
20
09
Năm
Số
th
án
g
Số tháng có lượn mưa <150 mm Linear (Số tháng có lượng mưa <150 mm)
hại lớn nhất với tần suất tăng hơn so với 5 năm trước 2-4 lần/năm tiếp đó là mưa lũ với 1- 3
lần/năm. Bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia và sử dụng công cụ
biểu đồ lịch sử kết hợp với phỏng vấn bán cấu trúc, chúng tôi đã tìm hiểu về các hiện tượng
khí hậu cực đoan trong thời gian là 25 năm qua và các tác động của chúng tới cộng đồng
đặc biệt là hộ nghèo
Qua kết quả nghiên cứu tại cộng đồng kết hợp với kết quả phân tích số liệu quan trắc
cho thấy các hiện tượng khí hậu cực đoan ở đây chủ yếu là hạn hán, rét đậm rét hại và mưa
lũ, chúng xuất hiện nhiều hơn, khắc nghiệt hơn ảnh hưởng tới cộng đồng đặc biệt là hộ
nghèo như: năng suất cây trồng giảm, gia súc chết rét dẫn tới số tháng thiếu ăn tăng lên.
3.2. Các nguồn sinh kế của cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo
Thông qua phỏng vấn tại cộng đồng (90 hộ nghèo, 10 cán bộ thôn, 5 cán xã, 1 cán
bộ huyện) và khảo sát thực địa chúng tôi thấy rằng nguồn sinh kế của cộng đồng nói chung
và hộ nghèo nói riêng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt là chính.
Bảng 3.1: Nguồn sinh kế
Nguồn sinh kế Đơn vị
tính
Trung bình
toàn xã
Hộ
nghèo
Tổng thu nhập
bình quân trên
đầu ngƣời
Đồng/ngư
ời/năm
9.000.000 2.000.00
0 -
2.500.00
0
Trồng trọt % 75 85
o Lúa % 15 25
o Ngô % 5 10
o Mía % 53 50
o Khác % 2 0
Chăn nuôi % 20 10
o Chăn nuôi
lợn
% 13 7
o Chăn nuôi
gia cầm
% 5 3
o Chăn nuôi
gia súc
% 2 0
Lâm nghiệp % 4 0
Dịch vụ thƣơng
mại
%
Khác % 1 5
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)
Qua bảng bảng 3.4 cho thấy, nguồn sinh kế của cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo
chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp chiếm 95%, trong đó trồng trọt chiếm 75-85%, chăn
nuôi chiếm 10-20%. Hộ nghèo có thu nhập thấp hơn với thu nhập chung toàn xã chỉ đạt
2.000.000 – 2.500.000 đồng/người/năm, qua điều tra cho thấy hộ nghèo cũng có nguồn
lực hạn chế như: thiếu đất canh tác, thiếu sức kéo, thiếu phương tiện đi lại, tiếp cận thông
tin kém...
3.3. Tác động của các hiện tƣợng khí hậu cực đoan tới sinh kế của hộ nghèo
Qua phỏng vấn trực tiếp kết hợp với thảo luận nhóm các hộ nghèo về mức độ và
tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ
nghèo, kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp đánh giá mức độ và tác động của các hiện tƣợng khí hậu cực đoan tới
nông nghiệp của hộ nghèo
Đối
tƣợng
bị tác
động
Các hiện tƣợng khí hậu cực đoan
Hạn hán Mƣa lũ Rét đậm, rét
hại
Mức
độ tác
động
Các
tác động
Mức
độ
tác
động
Các
tác động
Mức
độ tác
động
Các
tác
động
Lúa Mức
độ cao
Giảm diện tích
lúa
- Giảm năng
suất
- Sâu bệnh
tăng
Mức độ
cao
- Mất
trắng
- Giảm
năng suất
Mức
độ
trung
bình
Tăng
chi
phí
Ngô Mức
độ
trung
bình
Giảm năng
suất
Mức độ
thấp
Mức
độ thấp
Mía Mức
độ
trung
bình
Làm chết mía
ở giai đoạn
trồng
Mức độ
cao
Mất
trắng
Giảm
năng suất
Mức
độ
trung
bình
Tăng
chi
phí
CN
lợn
Mức
độ thấp
Mức độ
thấp
Mức
độ
trung
bình
CN
gia
cầm
Mức
độ thấp
Mức độ
thấp
Mức
độ
trung
bình
CN
gia
súc
Mức
độ thấp
Mức độ
thấp
Mức
độ cao
Làm
chết
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)
Thông qua các cuộc họp với các hộ nghèo, chúng tôi đã tiến hành xây dựng và
thống nhất người dân trên địa bàn nghiên cứu các tiêu chí đánh giá tác động của các hiện
tượng khí hậu cực đoan với 100% số người đồng ý cụ thể như sau: Mức độ tác động cao
là mức làm mất trắng 1000 m2/năm/hộ trở lên, giảm diện tích, giảm năng suất từ 30% trở
lên đối với cây trồng, làm chết 2 con trâu trở lên/năm/hộ đối với vật nuôi. Mức độ tác
động trung bình là mức làm mất trắng từ 200-1000 m2/năm/hộ, giảm diện tích, giảm năng
suất từ 20-30% đối với cây trồng, làm chết 1 con trâu/năm/hộ đối với vật nuôi. Mức độ
tác động thấp là mức làm mất trắng dưới 200 m2/năm/hộ, giảm diện tích, giảm năng suất
dưới 10% đối với cây trồng. Qua bảng trên ta thấy rằng, hạn hán và mưa lũ là hai hiện
tượng khí hậu cực đoan tác động lớn nhất tới sinh kế của hộ nghèo. Hạn hán tác động tới
trồng lúa ở mức độ cao làm giảm năng suất, giảm diện tích, góp phần gia tăng sâu bệnh.
Đối với ngô và mía, hạn hán tác động ở mức trung bình làm giảm năng suất đối với ngô,
làm chết mía ở giai đoạn trồng. Đối với chăn nuôi, tác động là không đáng kể. Mưa lũ
cũng tác động rất lớn tới cây trồng đặc biệt là lúa và mía, chúng làm mất trắng, giảm
năng suất, giảm giá trị. Đối với chăn nuôi, mưa lũ chỉ có tác động rất nhỏ. Bên cạnh hạn
hán và mưa lũ, rét đậm rét hại cũng tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp của hộ dân
trong đó chăn nuôi làm chết rất nhiều gia súc lớn, trồng lúa và trồng mía bị tác động ở
mức trung bình cụ thể làm tăng chi phí đầu vào sản suất như gieo mạ nhiều lần, trồng lại
mía…
Không những gây thiệt hại trực tiếp tới nguồn thu nhập của bà con, các hiện tượng khí
hậu cực đoan còn tác động tới tập quán canh tác, thay đổi lịch thời vụ ảnh hưởng không
nhỏ tới năng suất, chất lượng cây trồng. Qua điều tra cho thấy trong những năm trở lại
đây lịch thời vụ bị dịch chuyển do các hiện tượng khí hậu đặc biệt là hạn hán từ 1 – 1,5
tháng. Sự dịch chuyển này là rất bất lợi cho cây trồng đặc biệt là trồng lúa, nó làm giảm
năng suất, gia tăng sâu bệnh…Điều đặc biệt hơn nữa là bà con bị mất một vụ đông do
không thể cấy sớm hơn dự kiến, như vậy thu nhập của bà con giảm xuống rõ rệt (ước tính
khoảng 20% thu nhập so với trước đó).
Như đã phân tích ở trên kết hợp với kết quả thu được từ bảng 3.8 và 3.9 cho thấy, các
hiện tượng thời tiết cực đoan đặc biệt là hạn hán ảnh hưởng rất rõ rệt tới sinh kế của cộng
đồng đặc biệt là hộ nghèo: năng suất lúa giảm 10-30% so với trước khi xuất hiện, năng
suất ngô giảm từ 45 tạ/ha đầu năm 2009 xuống còn 35 tạ/ha 6 tháng cuối năm 2009
(UBND xã Tây Phong, 2009). Bên cạnh đó lịch thời vụ bị thay đổi, cây trồng không được
gieo trồng đúng thời vụ đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sâu bệnh gây hại ngày càng
nhiều (dịch Rầy gây hại lúa, 2010, bệnh vàng lùn sọc đen hại lúa 2009, 2010). Đặc biệt
nghiêm trọng hơn là diện tích lúa chuyển đổi sang trồng mía là rất lớn: năm 2004 là 157,3
ha đến năm 2009 chỉ còn 56,5 ha (UBND xã Tây Phong, 2009).
Qua hình trên ta thấy, diện tích lúa giảm là do 2 nguyên nhân chính: i) hạn hán kéo
dài không có nước để trồng lúa trên các diện tích ruộng bậc thang vốn dĩ mất nước rất
nhanh, ii) mía trong mấy năm gần đây được giá so với các cây trồng khác mặc dù đầu tư
lớn nhưng người dân vẫn chọn cây mía làm cây để sản xuất.
Như chúng ta cũng biết, lúa là cây trồng cung cấp lương thực cho người dân đặc biệt là
hộ nghèo mặc dù trồng lúa không mang lại kinh tế cao nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn về
mặt an toàn lương thực, an sinh xã hội. Qua phỏng vấn các hộ dân thấy rằng, 100% các
hộ đều trả lời nếu có đủ nước sẽ tiếp tục trồng lúa để đảm bảo lương thực. Mía là cây
trồng mang lại lợi nhuận cao hơn một số cây trồng khác khi thị trường ổn định bán được
giá cao, nhưng nếu rớt giá thì nông dân gặp rất nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, đầu tư cho mía
là gánh nặng đối với các hộ nghèo (gấp 6-7 lần so với trồng lúa) và đây cũng là nguy cơ
tiềm ẩn gây ra những tổn thương khi mất mùa hay rớt giá. Mía là cây trồng gây hại cho
đất: cứ 2 năm trồng mía thì phải cho đất nghỉ một năm (phỏng vấn hộ dân), cây mía cũng
là cây trồng yêu cầu đầu tư phân bón hóa học cao, cần sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực
vật, nếu không có biện pháp canh tác hợp lý sẽ gây tác động nguy hại tới môi trường đặc
biệt là môi trường đất.
Dầu tư cho sản xuất mía gấp 6-7 lần trồng lúa nhưng lợi nhuận thu được trên cùng một
đơn vị diện tích cùng một thời gian chỉ gấp 2 lần trồng lúa. Điều này minh chứng rằng
diện tích lúa giảm không chỉ bởi trồng mía thu được nhiều lợi nhuận.
Như vậy, hạn hán là nguyên nhân lớn dẫn tới diện thích lúa giảm, ảnh hưởng tới an
ninh lương thực và an sinh xã hội. Điều này phù hợp với kết quả điều tra: hộ nghèo là đối
tượng chịu tác động lớn nhất bởi những hiện tượng khí hậu cực đoan và được thể hệ qua
bảng sau:
Bảng 3.3: Bảng xếp hạng loại hộ bị ảnh hƣởng bởi các hiện tƣợng khí hậu cực đoan
Loại hộ Khá Trung bình Nghèo
Xếp hạng 3 2 1
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)
Qua bảng trên cho thấy, hộ nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các hiện tượng khí hậu cực
đoan tương ứng với số 1, các hộ trung bình bị ảnh hưởng ít hơn tương ứng với số 2, các hộ khá
bị ảnh hưởng ít nhất tương ứng với số 3.
Bằng phương pháp vẽ bản đồ và phương pháp cho điểm đánh giá mức độ tổn thương
do tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu thấy
rằng, các xóm có tỷ lệ hộ nghèo cao cũng là những nơi bị ảnh hưởng lớn do các hiện
tượng khí hậu cực đoan, duy chỉ có 2 xóm Chao và xóm Khạ có tỷ lệ hộ nghèo cao mà
không bị ảnh hưởng nhiều do các hiện tượng khí hậu cực đoan. Qua khảo sát thực tế thấy
rằng, 2 xóm này có địa hình cao, giáp với núi đá nên diện tích trồng trọt ít và gần nguồn
nước hơn, ít bị ảnh hưởng bởi hạn hán và mưa lũ.
3.4. Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu
3.4.1 Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương
Hiện nay, tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Cao Phong nói riêng chưa có bộ phận phụ
trách việc phòng chống hay thích ứng với BĐKH mà các hoạt động dựa vào ban phòng
chống lũ bão ở các cấp từ tỉnh tới xã.
Năng lực nhân lực:
Cấp huyện: Chủ tịch UBND huyện là Trưởng ban phòng chống bão lũ huyện, Phó ban
là các phó chủ tịch UBND huyện và Trưởng phòng NN&PTNT là phó ban trường trực,
Ủy viên là trưởng các phòng ban ngành trong toàn huyện, chủ tịch UBND các xã, thị
trấn.
Cấp xã: Trưởng ban là Chủ tịch UBND xã, Ủy viên gồm xã đội trưởng, công an xã,
đoàn thanh niên, trưởng xóm các thôn, đại diện phụ nữ xã
Cấp thôn: Trưởng ban là Trưởng thôn, Ủy viên gồm công an viên thôn, chi hội trưởng hội
nông dân, đoàn thanh niên, đại diện hội phụ nữ, đại diện hội cựu chiến binh thôn.
Năng lực tài chính:
Cấp huyện: Theo cán bộ NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết, huyện được hỗ trợ
90 triệu đồng/năm từ vốn ngân sách nhà nước phục vụ cho công tác phòng chống bão lũ
để mua các dụng cụ như: quốc, xẻng, bao tải, đèn pin, quần áo bảo hộ lao động, công trực
phòng chống lũ bão…
Cấp xã, thôn: Hiện nay, ở cấp xã chưa có kinh phí phân bổ phục phục vụ cho công tác
phòng chống bão lũ.
Năng lực chuyên môn
Cấp huyện: Theo cán bộ NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết, Ban phòng chống bão lũ
huyện được tập huấn 1 lần/2-3 năm về các tình huống xử lý lũ bão khi xảy ra.
Cấp xã: Trưởng ban phòng chống bão lũ xã 2 – 3 năm được tập huấn 1 lần về các tình
huống xử lý lũ bão khi xảy ra, khi xảy ra thiên tai.
Năng lực thông tin:
Hiện nay, xã Tây Phong có hệ thống thông tin liên lạc hoạt động tốt khi sự cố xảy ra
hoặc triển khai công tác phòng chống bão lũ đều được thông báo cho cấp huyện kịp thời
xử lý và ngược lại.
Quy trình triển khai công tác phòng chống lũ bão:
Ban phòng chống lũ bão huyện phân công cán bộ trực phòng chống bão lũ 24/24 tại trụ
sở.
Khi xảy ra thiên tai, cấp huyện chỉ đạo trực tiếp xuống cấp xã triển khai công tác phòng
chống bão lũ và thực hiện theo nguyên tắc 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư
- phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
Hạn chế
Năng lực chuyên môn: Công tác phòng chống lũ bão tại địa phương còn mang tính sự
vụ, chưa có kế hoạch chiến lược cụ thể. Tập huấn công tác phòng chống bão lũ còn ít,
chưa được tập huấn nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.
Chính sách: Chưa có chính sách hỗ trợ tài chính phòng chống lũ bão cho cấp xã
Tài chính: Theo cán bộ NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết, tài chính dành cho phòng
chống bão lũ là rất ít, không đủ để triển khai hỗ trợ tới tất các các xã phường trên địa bàn.
3.4.2 Năng lực thích ứng của hộ nghèo với biến đổi khí hậu
Qua phỏng vấn 90 hộ dân và lãnh đạo địa phương, tác giả đã thống kê về sự hiểu biết chung
về biến đổi khí hậu (khí hậu cực đoan, thiên tai) kết quả được thể hiện bảng sau:
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp đánh giá nhận thức ngƣời dân xã Tây Phong về BĐKH
Nhận thức của
ngƣời dân
Số ngƣời trả
lời
Tỷ lệ Nguồn
thông tin
Không biết gì 55/95 57,8
%
Biết một vài thông tin 45/95 42,2% Tivi, đài báo
Biết rất rõ 0 0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)
Nhìn chung, sự nhận thức rõ ràng của người dân về biến đổi khí hậu còn hạn chế, họ chỉ
biết một số thông tin về biến đổi khí hậu thông qua phương tiện thông tin đại chúng, 100%
người dân được hỏi chưa được tham gia bất kỳ cuộc truyền thông, hội thảo hay tập huấn về
biến đổi khí hậu. Họ chưa nhận thức được rằng, các hiện tượng khí hậu cực đoan như hạn
hán, mưa lũ, rét đậm rét hại… là các biểu hiện của BĐKH.
Qua kết quả phỏng vấn thấy rằng, năng lực thích ứng của hộ nghèo được trình bày qua
bảng sau:
Bảng 3.5: Năng lực thích ứng của hộ nghèo
Loại
hiện
tƣợng
khí hậu
cực
đoan
Năng lực thích ứng của hộ nghèo
Điểm mạnh Hạn chế
Hạn
hán,
mưa lũ,
rét đậm
rét hại
Năng lực về tài chính:
Thu nhập từ 2 triệu –
2,5 triệu
động/người/năm. 70%
số hộ nghèo phỏng vấn
được vay vốn với vốn
vay trung bình từ 2-5
triệu đồng/hộ với lãi
suất ưu đãi
(0,6%/năm) để đầu tư
sản xuất từ Ngân hàng
chính sách.
Số vốn vay và hộ nghèo được
vay còn ít so nhu cầu vay vốn
của hộ nghèo
Năng lực về kiến thức
- Hàng năm hộ nghèo
được tập huấn sử dụng
vốn theo chương trình
vay vốn của Ngân
hàng chính sách.
- 100% hộ nghèo được
hỏi đều biết cách
chuyển đổi từ trồng
lúa sang trồng mía
- 100% hộ nghèo cho rằng số
buổi tập huấn còn ít, thời gian
tập huấn ngắn, nội dung tập
huấn chưa sát với thực tế nhu
cầu của nông dân
- 77% hộ nghèo được hỏi chưa
thực hiện thành thục hoạch
toán trong đầu tư sản xuất
- 100% hộ nghèo chưa biết sử
dụng kỹ thuật phòng trừ dịch
hại cho mía, kỹ thuật bón phân
cho mía đúng cách…
- 100% chưa biết cách áp dụng
kỹ thuật phối trộn thức ăn,
phòng trừ dịch bện đúng kỹ
thuật
- 100% chưa áp dụng đúng kỹ
thuật bón phân cho lúa và
phòng trừ dịch hại
Năng lực về thông tin
67% hộ nghèo được
hỏi có đài hoặc ti vi
100% hộ nghèo trả lời chưa
được tiếp cận với các kênh
thông tin về thị trường hay tư
vấn kỹ thuật
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)
Qua bảng trên cho thấy năng lực thích ứng của hộ nghèo còn nhiều hạn chế, họ chưa
có khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu.
3.5. Đề xuất các cơ sở thích ứng với khí hậu cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Qua các kết quả thu thập, điều tra và phân tích đã trình bày ở các phần trên, chúng tôi
xin đề xuất một số cơ sở về tài chính, năng lực kỹ thuật, nhân lực, thông tin, chính sách…
để làm tăng khả năng thích ứng với hiện tượng khí hậu cực đoan trong bối cảnh BĐKH,
đặc biệt là hộ nghèo.
Tài chính
Đối với cấp chính quyền địa phương: Cần có chính sách hỗ trợ tài chính cho ban
phòng chống bão lũ cấp xã để triển khai công tác phòng chống bão lũ tránh các tổn thất
đối với người dân.
Đối với hộ nghèo: Ngân hàng chính sách xã hội huyện cần tạo điều kiện để số hộ
nghèo được vay vốn nhiều hơn với vốn vay lớn hơn để hộ nghèo chủ động động hơn
trong việc đầu tư tái sản xuất. Tiếp tục duy trì phát triển các nguồn sinh kế sẵn có bên
cạnh phát triển các nguồn sinh kế khác như phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp…
Năng lực kỹ thuật
Đối với cấp chính quyền địa phương: Cần nâng cao kiến thức cho cán bộ phòng chống
bão lũ địa phương đặc biệt là cấp xã thông qua các cuộc tập huấn về phòng chống bão lũ,
thích ứng với hiện thượng khí hậu cực đoan. Cần có kế hoạch phòng chống bão lũ cụ thể
và hiệu quả.
Đối với các hộ nghèo: Nâng kiến thức, kỹ năng sử dụng vốn, kỹ thuật canh tác cải tiến
cho lúa và mía thông qua các buổi tập huấn, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm.
Thông tin
Duy trì hệ thống thông tin liên lạc thường xuyên giữa xã Tây Phong và Ban phòng
chống bão lũ huyện Cao Phong, tiếp tục thực hiện việc trực phòng chống và thực hiện
theo nguyên tắc 4 tại chỗ.
Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể xã hội như Hội cực chiến binh, Hội
nông dân, Hội Phụ nữ tuyên truyền phổ biến các thông tin cho các hộ nghèo không có điều
kiện tiếp cập với các nguồn thông tin về giá cả thị trường, tư vấn kỹ thuật.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
1) Xã Tây Phong có đặc điểm khí hậu đặc trưng của vùng, nhiệt độ trung bình từ 1985 trở
lại đây dao động từ 22,50 C đến 24,50 C có diễn biến tăng dần, số ngày có nhiệt độ <100C
và <15
0C cũng có chiều tăng trong 10 năm trở lại dây.Lượng mưa trung bình năm dao
động từ 1082 mm (1991) đến 2507 mm (2005) nhưng chỉ tập chung vào các tháng giữa
năm từ tháng 5 đến tháng 9, số tháng có lượng mưa <150 mm có diễn biến tăng dần;
2) Có 4 loại hiện tượng khí hậu cực đoan là: Mưa lũ, hạn hán, rét đậm rét hại và mưa đá,
trong đó tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng lần lượt là hạn hán, mưa lũ và rét đậm
rét hại, chúng có tác động mạnh mẽ tới sinh kế của cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo như
giảm năng suất, giảm diện tích lúa, thay đổi lịch thời vụ, sâu bệnh tăng, chết gia súc, đổ
nhà….
3) Nguồn sinh kế của cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo chủ yếu là trồng trọt chiếm 80% tập
trung vào 2 loại cây trồng chính là lúa và mía. Tỷ lệ chăn nuôi là rất nhỏ trong sinh kế
của hộ gia đình đặc biệt là hộ nghèo chỉ chiếm 10% trong tổng thu nhập. Hộ nghèo cũng
là hộ bị tổn thương nhiều nhất bởi tác động của hiện tượng khí hậu cực đoan;
4) Năng lực thích ứng của cộng đồng xã Tây Phong trong đó có hộ nghèo còn nhiều khó
khăn mặc dù đã được cải thiện trong khoảng 5 năm trở lại đây với sự hỗ trợ của các cấp
chính quyền địa phương như: tài chính, kỹ thuật khi xảy ra sự cố. Hầu hết các hộ được hỏi
đều không biết hoặc biết rất ít về biến đổi khí hậu, họ chưa nhận thức được rằng biến đổi
khí hậu có các biểu hiện như các hiện tượng khí hậu cực đoan: hạn hán, mưa lũ, rét đậm rét
hại… các hoạt động thích ứng chỉ mang tính thời vụ chưa có kế hoạch cụ thể.
Khuyến nghị
1) Cần tiếp tục nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn, thời gian dài hơn về khả năng tác động
của các hiện tượng khí hậu cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu;
Đối với các cấp chính quyền địa phƣơng
2) Cần đưa kế hoạch phòng chống bão lũ hàng năm vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
của địa phương để tăng cường khả năng thích ứng với các hiện tượng khí hậu cực đoan
trong bối cảnh biến đổi khí hậu;
3) Thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực đối phó với với thiên tai nói chung
và lũ lụt nói riêng cho cán bộ quản lý và cộng đồng dân cư;
4) Quy hoạch vùng sản xuất mía, tránh việc sản xuất tràn lan kết hợp với canh tác hợp lý
bảo vệ đất như trồng xen với cây họ đậu, luân canh, hạn chế sử dụng phân hóa hóa học,
tăng cường sử dụng phân vi sinh;
5) Bảo vệ rừng đầu nguồn, nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới bằng cách cải tạo và
nâng cấp hệ thống bai đập, kênh mương nội đồng;
6) Đối với hộ nghèo cần có chính sách hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để hộ nghèo phát
triển kinh tế, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu;
7) Bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho người dân về biến đổi khí hậu cần nâng cao
kiến thức cũng như kỹ năng sản xuất tăng thu nhập, sử dụng vốn hợp lý thông qua các
cuộc tập huấn kỹ thuật, hội thảo, xây dựng mô hình đặc biệt là các lớp tập huấn IPM,
ICM trên lúa, trên mía, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tránh ô nhiễm môi trường;
8) Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm để đa dạng nguồn sinh kế của cộng động đặc biệt là
hộ nghèo, giảm áp lực lên trồng trọt hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng chống chịu với
thiên tai.
Đối với ngƣời dân
9) Nâng cao nhận thức của người dân về thích ứng với các hiện thượng khí hậu cực đoan
trong bối cảnh biến đổi khí hậu thông qua các hội thảo, phương tiện truyền thông về các
biện pháp phòng tránh thiên tai;
10) Phát huy tinh thần tự lực trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu, tích cực sử dụng
phân hữu cơ, phân vi sinh, hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, áp
dụng đúng kỹ thuật bảo vệ đất, phát triển chăn nuôi đặc biệt là gia cầm tạo ra sinh kế bền
vững.
References
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu.
2. Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2010. Báo cáo thích ứng
của ngành trồng trọt với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
3. CARE International, 2009. Cẩm nang phân tích khả năng bị tổn thương và năng lực
thích ứng với biến đổi khí hậu.
4. Nguyễn Ngọc Đệ, 2010. Giáo trình cây Ngô, Trường đại học Cần Thơ.
5. Trương Quang Học và Per Bertilsson, 2008. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học
lần thứ 3, Bộ Tài nguyên Môi trường.
6. Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên), 2008. Biến đổi khí hậu. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
7. Đặng Đình Khá 2011, luận văn thạc sĩ “nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ
lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị”, Đại học khoa học tự nhiên, ĐHQGHN.
8. Mai Kim Liên, 2010 luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm
bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội Thành
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”, ĐHQGHN.
9. Ngân hàng thế giới, 2010. Báo cáo nghiên cứu chính sách 5342. Tổ nghiên cứu Môi
trường và Năng lượng.
10. Lâm Thị Thu Sửu, Phạm Thị Diệu My, Philip Bubeck và Annelieke Douma, 2010. Báo
cáo nghiên cứu “thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, Tổ chức CSRD.
11. Oxfam tại Việt Nam, 2009. Báo đánh giá thích ứng với biến đổi khí hậu tại Lào Cai,
Nghệ An, Quảng Trị và Bến Tre.
12. Lê Nguyên Tường và nnk, 2008. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10,
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.
13. UBND xã Tây phong, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội từ năm
2004 đến 2009
14. UNDP, 2008, Báo cáo người nghèo thích ứng với biến đổi khí hậu nghiên cứu tại 4 xã
ven biển các tỉnh Hà Tĩnh và Ninh thuận, Việt Nam.
15. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2011. Tài liệu hướng dẫn: Đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng.
Tài liệu tiếng anh
16. Australian Government Department of Climate Change and Energy Efficiency, 2011.
Hunter & Central Coasts New South Wales – Vulnerability to climate change
impacts.
17. Alex de Sherbinin, Andrew Schiller and Alex Pulsipher (Eds.), 2007. The
vulnerability of global cities to climate hazards, Environment & UrbanizationVol. 19,
No. 1, Publications Ltd, Colombia.
18. Brian Blankespoor, Susmita Dasgupta,(Eds.), 2010, Adaptation to Climate Extremes
in Developing Countries, The World Bank.
19. Carlos J. Perez, Raffaele Vignola and Hernan Perez E, 2007. Community based
adaptation to climate variability and change in agriculture and water resources in the
dry tropics of Nicaragua, Tropical Agricultural Reasearch and Higher Education
Cente, Costa Rica.
20. CARE International, 2010. Community-Based Adaptation Toolkit Digital Toolkit –
Version 1.0 – July.
21. Daniel G. Huber and Jay Gulledge, 2011. Extreme weather & climate change:
understanding the link and managing the risk, Center for Climate and Energy
Solutions.
22. Department for International Development - DFID, 2001. Sustainable livelihoods
guidance sheets, UK.
23. Hannah Reid (Eds), 2009, Community-based adaptation to climate change,
International Institute for Environment and Development, Russell Press, Nottingham,
UK.
24. Hari Bansha Dulal ( Eds), 2010, Do the poor have what they need to adapt to climate
change, Local Environment, Vol. 15, No. 7, The World Bank.
25. Heru Santoso, 2007. A rapid vulnerability assessment method for designing national
strategies and plans of adaptation to climate change and climate variability, Center
for International Forestry Research (CIFOR), Indonesia.
26. Helal Ahammad, 2007. Consumer Magazine, Department of Resource Economics
and Agriculture in Australia (ABARE), Vol.14, No.1,Canberra, Australia.
27. Hennessy K. (Eds), 2008. An assessment of the impact of climate change on the
nature and frequency of exceptional climatic events, Commonwealth Scientific and
Industrial Research Organisation, Australia.
28. IPCC, 2007: Climate Change: Synthesis Report. Contribution of Working Groups I, II
and III to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate
Change.
29. Noralene Uy, Yukiko Takeuchi và Rajib Shaw, 2011. Local adaptation for livelihood
resilience in Albay, Philippines Environmental Hazards, vol 10, Philippines.
30. Oxfam Internationa, 2007. Climate Alarm Disasters increase as climate change bites.
31. Rosamond L. Naylor, Rosamond L. Naylor, (Eds.), 2007. Assessing risks of climate
variability and climate change for Indonesian rice agriculture, Stanford University.
32. Siri E.H. Eriksen, 2007. Report for Cooperation and Development Norway (Norad),
Global Environmental Change and Human Security (GECHS), University of Oslo,
Norway.
33. UNEP RRCAP, 2011, Climate Change Adaptation:Finding the appropriate,
response, Bangkok, Thailand.
Trang web
34.
ENT/0,,contentMDK:22923088~menuPK:337184~pagePK:148956~piPK:216618~th
eSitePK:337178,00.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050000529_0719.pdf