Sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, vì thế việc tạo mọi điều kiện tốt nhất
để sinh viên học tập, rèn luyện là trách nhiệm không chỉ của gia đình, nhà trường mà
còn là của toàn xã hội. Từ thực trạng những vấn đề nêu trên cho thấy rằng nhà ở cho
sinh viên hiện nay là rất bức thiết, sinh viên không thể an tâm cho vấn đề học tập nếu
như không ổn định được chỗ ở và như thế chất lượng đào tạo sẽ không cao, ảnh hưởng
đến tăng trưởng, tiến bộ của đất nước sau này. Do đó, muốn đưa đất nước tiến lên thì
phải đầu tư cho giáo dục, đảm bảo tốt chỗ ở cho sinh viên. Muốn vậy cần có sự phối
hợp, quan tâm của Đảng, nhà nước và toàn thể xã hội .
51 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5551 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhà ở cho sinh viên – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, trật tự của khu nhà này rất ổn định, không có
hiện tượng bị mất đồ hay sinh viên ở chui, cờ bạc.
Thứ hai là: Hàng ngày, ban quản lý kí túc xá luôn kiểm tra vệ sinh của từng
phòng và có chấm điểm. Kết quả được công bố công khai, có những hình thức thưởng
phạt nhất định. Điều này góp phần quan trọng làm cho khu vực ở sạch sẽ, thoáng đẹp,
giữ gìn được cơ sở vật chất.
Ngoài ra, ở đây còn có riêng 1 khu dịch vụ điện thoại phục vụ nhu cầu gọi đi
của sinh viên cũng như đảm bảo liên lạc giữa gia đình, bạn bè và sinh viên.
Với những điều kiện cơ sở vật chất như vậy, đây thực sự là chỗ ở lý tưởng của
sinh viên. Song do số lượng phòng ở có hạn nên chỉ những sinh viên thuộc diện ưu
tiên đặc biệt mới được ở đây chẳng hạn như sinh viên thuộc khu vực 1,2 nông thôn,
sinh viên hệ KV.
Đối với sinh viên khu kí túc xá nhà 1,2,3,4, nhờ dự án tu sửa, nâng cấp nhà ở kí
túc xá của trường nên cả 4 khu nhà này đã được tân trang lại, mang một diện mạo mới.
Bốn khu nhà này được sắp xếp thành 2 dãy đối xứng nhau, giữa là sân thể dục, sân này
vừa là chỗ học thể dục cua sinh viên trong trường, vừa là nơi để sinh viên tập luyện, tổ
chức các hoạt động. Vì thế có thể nói đây là khu vực rất náo nhiệt.
Bốn khu nhà có cấu trúc tương tự nhau, gồm 4 tầng, mỗi tầng có 14 phòng ở
khép kín + 1 phòng học chung. Diện tích phòng ở khoảng 20 m2 + khu công trình phụ
khoảng 6m2+ 1 ban công dùng để phơi phóng. Phòng dành cho 10 người ở, giá thuê là
60 000đ/người/tháng chưa kể điện nước. Mỗi khu nhà cũng có một phòng quản lý và
luôn có người trực 24/24h.
Về việc quản lý sinh viên trong kí túc xá: nhà trường rất chú trọng đến công tác
này và đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện có hiệu quả:
20
+ Cả 5 khu nhà kí túc xá được xây dựng nằm trong một khuôn viên kín, chỉ để 1
lối vào kí túc xá. Do đó nên việc quản lý sinh viên trở nên đơn giản hơn. Ban quản lý
thực hiện kiểm tra những người ra vào kí túc xá tại cổng kí túc, thực hiện giờ đóng
cổng kí túc: 23h30’ đối với ngày thứ 7 và 23h đối với những ngày còn lại trong tuần.
Giờ giấc tập luyện, chơi thể thao cũng được quy định rõ trong nội quy ở kí túc xá.
+ Sắp xếp chỗ ở cho sinh viên một cách hợp lý: Sắp xếp theo lớp ,theo khoa và
theo khoá. Mỗi khoá sẽ được xếp ở 1 nhà: nhà 11 dành cho sinh viên năm thứ nhất và
sinh viên hệ KV, nhà 1 dành cho sinh viên năm thứ 4, nhà 2 dành cho sinh viên năm 2,
nhà 3 dành cho sinh viên năm 3 và một nửa là sinh viên năm 2, nhà 4 là dành cho sinh
viên năm3. Tất cả những sinh viên ở cùng 1 lớp, 1 khoa được xếp ở chung 1 phòng, 1
tầng. Việc làm này vừa giúp ban quản lý thuận tiện trong quá trình quản lý, vừa tạo
điều kiện thuận lợi cho sinh viên, vì cùng lớp nên thân nhau, hiểu nhau hơn, có thể bổ
trợ, giúp đỡ nhau trong học tập.
Song, bên cạnh đó, kí túc xá của trường vẫn còn nhiều tồn tại. Chẳng hạn như:
+ Số lượng phòng ở kí túc xá chưa đáp ứng đủ nhu cầu chỗ ở cho sinh viên.
Mỗi năm kí túc xá chỉ có thể cung cấp 800 chỗ ở cho sinh viên trong khi số lượng sinh
viên cần ở phải gấp 3 lần con số này. Chất lượng phòng ở còn thấp do: phòng ở xây
dựng mới rất ít, chủ yếu là những phòng được cải tạo lại trên nền những phòng ở cũ.
+ Diện tích phòng ở vẫn còn chật hẹp. Mặc dù được cơi nới rộng hơn nhưng
phần được cơi nới ở đây không phải là phần diện tích ở mà là phần công trình phụ. Do
đó nên diện tích ở coi như không hề thay đổi.
+ Kết cấu phòng không hợp lý: ở khu nhà 11, công trình phụ lai được bố trí ở
phía trước, cạnh cửa ra vào,khu vực phơi phóng quá hẹp, nhiều phòng bị khuất ánh
sáng. Điều này gây bất tiện cho sinh viên trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Hiện tượng thiếu nước, mất nước vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt vào mùa
hè.
Đây cũng là những vấn đề tồn tại chung của các khu kí túc xá ở các trường
khác. Ví dụ như:
Đại học bách khoa: chỉ tiêu chỗ ở trong kí túc xá mỗi năm là 1400 chỗ, trong
khi nhu cầu ở là gần 5000. Hiện nay, đại học bách khoa có 4 dãy nhà ở cho sinh viên
chinh quy, trong đó 3 dãy là cải tạo lại, chỉ có nhà B10 là được xây dựng mới, các dãy
21
nhà không được quy hoạch gọn mà xây dựng riêng lẻ, tách biệt: nhà B6, B7 ở 1 khu,
khu B3, B10 ở 1 khu.
Hay đại học GTVT có 3 dãy nhà ở:
Một dãy mới xây 6 tầng, 1 dãy đựoc cải tạo nâng cấp (5 tầng), 1 dãy đã xuống
cấp trầm trọng.
Hiện trạng này cũng giống như kí túc xá của trường đại học Ngoại ngữ - đại học
quốc gia HN, trường này có 3 dãy nhà: 2 dãy được cải tạo lại, 1 dãy được xây dựng
mới do Nhật đầu tư. ở dãy nhà cải tạo lại cũng vẫn tồn tại việc bố trí phòng ở không
hợp lý: công trình phụ ở phía trước, cạnh cửa ra vào, thậm chí ở đây còn không co ban
công để phơi phóng.
Nói tóm lại, hiện nay, kí túc xá sinh viên đã có nhiều biến đổi về chất lượng
phòng ở cũng như dịch vụ phục vụ, nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn
đề bất cập cần phải dược giải quyết để đáp ứng tốt hơn, đủ hơn chỗ ở cho sinh viên,
tạo ra môi trưòng thuận lợi cho sinh viên học tập và rèn luyện.
2. Thực trạng nhà thuê ngoài của sinh viên :
Sinh viên từ các tỉnh khác khi về Hà Nội nhập học nhìn chung là rất bỡ ngỡ với
cách sống, cách sinh hoạt ở Hà Nội. Việc hoà nhập với môi trường mới là cả vấn đề
với họ. Khác với khi ở quê hương, bản quán được sự nâng niu, trợ giúp của của gia
đình, khi lên Hà Nội nhập học họ phải tự lập, tự lo chỗ ăn, chỗ ở cho mình. Do đó, lúc
đầu cách giải quyết chỗ ăn ở tốt nhất, an toàn nhất cho họ là ở trong kí túc xá. Khi sinh
viên ở trong kí túc xá họ sẽ được nhà trường quan tâm giám sát, quản lý nên gia đình
sinh viên cũng an tâm hơn. Thêm vào đó là giá cả trong kí túc xá rẻ hơn rất nhiều so
với bên ngoài. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ tiêu chuẩn ở kí túc xá cũng như
không phải ai cũng muốn ở kí túc xá nên sinh viên vẫn đi thuê nhà bên ngoài. Và thực
tế là con số này khá lớn, ước tính số này chiếm đến 4/5 tổng số sinh viên nhập học, và
hiện nay Hà Nội có trên 300.000 sinh viên có nhu cầu về chỗ ở. Với số sinh viên này
vấn đề ăn ở được giải quyết như thế nào?
a. Hướng chọn nhà của sinh viên :
Hầu hết sinh viên khi thuê nhà ở ngoài thường chọn các khu vực cho thuê gần
các trường nơi mình theo học như khu: Trung Hoà, Nhân Chính, Cầu Giấy, Mai Dịch,
Minh Khai , Trương Định ở các khu vực tập trung nhiều trường đại học , cao đẳng thì
22
đồng thời cũng tập trung nhiều sinh viên thuê nhà trọ và có nhiều nhà trọ. Sở dĩ như
vậy là do hầu hết các sinh viên có nhu cầu được ở gần trường cho tiện việc đi lại, học
tập đồng thời cũng giảm được một phần chi phí đi lại. ở các khu đô thị lớn thường xảy
ra hiện tượng tắc đường nên vấn đề ở đâu cho tiện đi lại cũng là rất thực tế và chính
đáng. Các hướng chọn nhà thường thấy là:
Sinh viên các trường: Đại học khoa học tự nhiên,đại học nhân văn , đại học
kiến trúc, đại học ngoại ngữ, học viện mật mã tập trung thuê ở làng Phùng Khoang.
Sinh viên các trường: Đại học bách khoa, đại học xây dựng, đại học kinh tế
quốc dân tập trung thuê ở khu Trương Định, Minh Khai.
Sinh viên các trường : Đại học quốc gia, đại học sư phạm ngoại ngữ, đại học
dân lập phương đông, đại học báo chí tuyên truyền tập trung thuê ở khu làng Mỹ Đình.
Sinh viên các trường : Đại học luật, cao đẳng lao động - xã hội ,đại học ngoại
thương, học viện quan hệ quốc tế tập trung thuê ở khu Trung Hoà, Chùa Láng.
Sinh viên các trường: đại học văn hoá, đại học mỹ thuật công nghiệp tập trung
thuê ở khu vực Đê La Thành.
Sinh viên các trường đại học y Hà Nội, học viện ngân hàng, đại học thuỷ lợi,
đại học công đoàn tập trung thuê ở khu Khương Trung.
Qua khảo sát thực tế, những khu sinh viên thuê trọ thường gần các làng, những
nơi mà mức độ đô thị hoá chưa cao. ở những khu này có rất nhiều nhà có diện tích lớn
(do trước đây là làng) do nhu cầu của xã hội chủ nhà tiến hành cơi nới, san ao, biến
vườn , biến nơi chăn nuôi trước kia thành các phòng trọ. Các phòng ở đây có quy mô
diện tích và giá cả cũng khá khác nhau để thoả mãn nhu cầu đa dạng của người thuê.
Và dễ dàng thấy là những nơi tập trung thuê của sinh viên tương đối gần các chợ làng
quê nên chi phí thực phẩm rẻ, phù hợp với sinh viên. Ban đầu những khu này chỉ có
một vài nhà cho thuê sau dần dần do nhu cầu ngày càng tăng nên chúng cứ được mở
rộng ra và hình thành nên các làng sinh viên .
b. Các hình thức nhà cho thuê:
Sinh viên thuê nhà dưới 3 dạng chủ yếu là:
b1. Thuê nhà dãy:
23
Loại này thường tập trung ở các làng sinh viên , nơi mà có mật độ sinh viên
cao. Đặc điểm của những nhà cho thuê này là:
Chủ nhà có diện tích lớn, trước đây chủ yếu sống bằng nông nghiệp nay
chuyển sang xây nhà cho sinh viên thuê.
Các phòng trọ thường được xây dưới dạng nhà cấp 4, nhà dãy.
+ Mỗi dãy có nhiều phòng, số lượng phòng tuỳ thuộc diện tích đất của nhà chủ,
nó dao động từ 5 ->10 phòng.
+ Diện tích mỗi phòng là 8->12 m2 thường chỉ ở được 2 người.
+ Trong phòng chỉ có 1 cái phản dùng để làm giường, ngoài ra không có cơ sở
vật chất gì thêm.
+ Các phòng trọ ở đây sử dụng chung một công trình phụ.
+ Các phòng trọ ở đây thường được xây dựng rất thô sơ, kiến trúc không đẹp,
phần nhiều mang tính chất tạm bợ, vào mùa hè thì nóng (phòng nào không có cửa sổ
thì rất ngột ngạt ), mùa mưa có những nơi còn bị dột.
Giá cho mỗi phòng là: 200.000->250.000 đ/tháng đối với phòng 8m2, 300.000 -
>350.000 đ/tháng đối với phòng 12m2.
Điện nước ở đây được dùng thoải mái nhưng tuỳ từng nơi mà mức giá tính
cũng có sự khác nhau. Thường là 1000->1500đ/1 số điện, 2200đ/m3 nước (tính cho
trước kia) và bây giờ là 2800đ/m3 nước.
Về quản lý thì thường các khu này chịu sự quản lý của nhà chủ nên phải tuân
theo một số nguyên tắc nhất định như là người thuê không được về muộn sau 10h30 để
đảm bảo an ninh.
Ưu điểm của loại nhà này:
+ Giá tương đối rẻ và phù hợp với sinh viên .
+ Có nhiều mô hình và mức giá cho sinh viên lựa chọn.
Nhược điểm của loại nhà này:
+ Do sống tập trung, sử dụng công trình phụ chung nên bất tiện, sinh viên khó
chủ động trong sinh hoạt của mình. Hơn nữa, do sử dụng công trình phụ chung nên
hay có những khúc mắc, bất hoà tạo không khí căng thẳng.
+ Một số nơi do chủ nhà quản lý không chặt chẽ nên có hiện tượng sinh viên
(thường là nam sinh viên) lôi kéo bạn bè về phòng trọ, tụ tập cờ bạc, rượu chè, ca hát
24
gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của sinh viên thuê phòng trọ xung quanh nói
riêng và của hàng xóm nói chung. Có nhiều sinh viên khi thuê loại nhà này sau một
thời gian ở phải chuyển đi do không có môi trường yên tĩnh để học tập. Tệ hại hơn một
số sinh viên còn bị lôi kéo vào những lối sống buông thả đó. Đây là một hiện tượng
khá phổ biến ở các khu nhà dãy. Do nhận thức của các sinh viên có phần khác nhau:
Người nào có ý thức tốt sẽ tôn trọng mọi người xung quanh, không gây ồn ào, nhưng
người nào mà không có ý thức tốt sẽ thường xuyên làm ảnh hưởng đến hàng xóm, và
tạo ra một số tiêu cực như mất trộm, mất cắp trong khu trọ.
+ Thường các khu nhà trọ này cho rất nhiều đối tượng thuê không chỉ có riêng
sinh viên. Nhiều đối tượng thuê nên pha tạp nhiều lối sống dẫn đến tình trạng khó
quản lý được sinh viên thuê ngoài.
+ Các khu nhà dãy kiểu này chất lượng không được đảm bảo cho lắm nên chất
lượng học tập của sinh viên do đó cũng có phần giảm sút.
b2. Thuê nhà riêng:
Số lượng loại này ít chỉ chiếm 5% tổng số sinh viên đi thuê nhà bên ngoài. Đặc
điểm của nó là:
Chủ nhà thường là những người có nhiều hơn 1 nhà do đó họ ở một nhà và một
nhà cho thuê; Hoặc chủ nhà là những người mua nhà nhưng không ở do phải đi công
tác, học tập xa nhà; Hoặc những nhà đang trong diện giải toả chờ ngày giải toả, những
nhà đang đợi bán. Do đó, tuỳ mục đích cho thuê của chủ nhà mà tính chất ổn định của
những nhà thuê này cũng khác nhau. May mắn thì sinh viên sẽ thuê được những ngôi
nhà ổn định lâu dài nhưng nhiều thì cũng chỉ được 2 năm sau đó lại phải đi tìm nhà
mới.
Diện tích những ngôi nhà hay căn hộ này cũng không cố định thường là 45-
>80m2, có khuôn viên cách biệt giữa các phòng nên rất tiện lợi cho sinh hoạt hàng
ngày. Hơn nữa do họ xây nhà với mục đích để ở là chính chứ không phải cho thuê nên
nhà được xây dựng chắc chắn và đẹp.
Nhà thuê này thường phân tán ở các nơi, không tập trung cụ thể ở đâu.
Đối tượng thuê nhà loại này thường là các sinh viên quen biết và thân thiết
nhau từ trước. Có 5 ->6 người họ muốn ở chung với nhau và những sinh viên này có
điều kiện kinh tế không khó khăn cho lắm.
25
Giá của những căn hộ hay ngôi nhà kiểu này thường từ 800.000 -
>1.200.000đ/tháng.
Giá điện nước được tính theo giá hộ gia đình sử dụng chứ không phải theo giá
điện nước kinh doanh như ở các khu nhà dãy.
Các sinh viên này sống tự giác là chính, không chịu sự quản lý của chủ nhà, chỉ
bị quản lý bởi chính quyền địa phương nơi sinh viên thuê trọ.
Ưu điểm của loại nhà này:
+ Giá cả điện nước thấp.
+ Có môi trường học tập và sinh hoạt tương đối tốt đảm bảo cho chất lượng học.
Nhược điểm của loại nhà này:
+ Giá thuê nhà cao.
+ Các loại nhà cho thuê kiểu này không nhiều.
+ không phải lúc nào cũng có 5 ->6 sinh viên sẵn sàng ở cùng với nhau vì sinh
viên nói chung có tâm lý là ở càng ít người càng đỡ phức tạp. Và phải là các sinh viên
có mức sống đồng đều nhau, thực sự hiểu nhau, biết thông cảm cho nhau mới có thể
thuê loại nhà này cùng nhau.
+ Tính ổn định của những loại nhà này không cao, nhiều nhất chỉ là 2 năm sau đó
sinh viên phải đi tìm nhà khác. Nhưng do loại nhà này ít mà yêu cầu đối với nhà này
lại cao như phải đủ diện tích, gần các trường, chất lượng nhà phải tương đối nên rất
khó tìm.
b3. Thuê phòng ở cùng nhà chủ:
Loại phòng này vừa có đặc điểm của nhà dãy vừa có đặc điểm của nhà riêng. Cụ
thể là:
Sinh viên ở cùng chủ nhà dưới dạng thường gặp là: chủ nhà ở tầng 1, cho sinh
viên thuê tầng 2, tầng3, hoặc chủ nhà thừa 1, 2 phòng dành cho sinh viên thuê. Đối với
loại nhà này chủ nhà thường rất khó tính trong lựa chọn sinh viên thuê. Họ thường ưu
tiên các nữ sinh vì con gái sống ngăn nắp, gọn gàng,không tụ tập bạn bè như con trai,
biết bảo quản cơ sở vật chất của họ.
Giá thuê phòng thường là 400.000đ/tháng
Phòng có diện tích 10 ->12m2, cho 2 người ở. Công trình phụ riêng cho từng
phòng hoặc mỗi tầng một công trình phụ.
26
Loại này thường không cho đun nấu trong nhà nên sinh viên phải đi ăn ngoài.
Sinh viên sống ở đây chịu sự quản lý chặt chẽ của chủ nhà.
Loại nhà cho thuê này nằm ở nhiều vị trí, địa điểm khác nhau.
Ưu điểm của loại nhà này là:
+ An ninh trật tự tốt, do bị quản lý chặt chẽ của chủ nhà nên điều kiện và môi
trường học tập do đó cũng tốt hơn. Những sinh viên thuê loại nhà này thường là những
sinh viên đặt mục đích học tập lên trên hết, muốn có không gian tốt để học.
+ Sinh viên có thể thuê lâu dài, ổn định.
Nhược điểm của loại nhà này:
+ Giá cả tương đối cao so với mặt bằng chung của sinh viên.
+ Hơi bị gò bó, không được thoải mái cho lắm khi phải sống chung cùng chủ
nhà.
+ Thưòng phải là sinh viên có điều kiện kinh tế tốt mới thuê dạng nhà này.
Nhìn chung thì sinh viên đi thuê ngoài có nơi có chất lượng tốt, có nơi có chất
lượng trung bình và cũng có nơi chất lượng kém không đảm bảo cho điều kiện học tập
của sinh viên. Sinh viên thuê nhà bên ngoài thường có hiện tượng chuyển nhà nhiều
lần nên thiếu tính ổn định.
III. mô hình làng sinh viên hacinco
1. Kết cấu làng sinh viên hacinco:
Xuất phát từ những vấn đề nhà ở cho sinh viên , một dự án nhà ở đã được thực
hiện đó là dự án xây dựng làng sinh viên HACINCO:
Chủ đầu tư:Tổng công ty xây dựng số 2.
Vốn đầu tư 870 tỷ đồng Việt Nam.
Địa điểm xây dựng: Khu Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội .
Diện tích xây dựng :30.000m2
Gồm: 6 toà nhà 6 tầng và 2 toà nhà 15 tầng.
Được hoàn thành vào năm 1999.
27
Đây là một tổ hợp kí túc xá sinh viên đầu tiên tại Hà Nội với kiến trúc hiện đại,
đẹp và được quy hoạch tiện nghi với các công trình thể thao, bể bơi, có khu dịch vụ và
các khu công cộng.
Làng sinh viên HACINCO ra đời là một sự kiện đáng mừng. Nó đã đáp ứng
phần nào nhu cầu về chỗ ở vốn đang rất khó khăn cho sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
Làng sinh viên có 18 căn hộ với 42 phòng ngủ đã được đưa vào hoạt động vào
năm1999. Mỗi căn hộ có 2-3 phòng ngủ, 1 phòng khách, 2 nhà vệ sinh, mỗi phòng đều
có ban công riêng. Nhìn chung các căn hộ khép kín như vậy đã đáp ứng được nhu cầu
ăn ở của sinh viên.Tuy nhiên làng sinh viên HACINCO vẫn tồn tại những bất hợp lý .
2. Những bất hợp lý của làng sinh viên Hacinco:
Giai đoạn đầu đưa vào hoạt động có rất nhiều sinh viên chuyển đến đây ở. Lúc
đó các phòng đều được sử dụng hết công suất, nhiều sinh viên muốn chuyển vào nữa
cũng khó mà đựơc. Điều đó cho thấy thực tế nhu cầu nhà ở của sinh viên là rất lớn và
mô hình làng sinh viên HACINCO được xem như là hợp lý, phù hợp với nhu cầu của
sinh viên. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng nhiều bất hợp lý của làng sinh viên đã
bộc lộ khiến cho không ít sinh viên phải chuyển ra do cảm thấy không thể chịu đựng
được những bất hợp lý đó.
Khi đi tìm hiểu thực tế thì thấy rằng làng sinh viên đã và đang tồn tại không chỉ
một mà là một loạt các bất hợp lý, và các bất hợp lý này ngày càng phát sinh, càng bộc
lộ ra, bất hợp lý trong cả thiết kế, trong cả cách bố trí sinh hoạt, trong cả giá cả.
a. Bất hợp lý trong thiết kế:
Trong thiết kế ta có thể thấy là: Mỗi một căn hộ có 3 phàng ngủ, mỗi phòng
chưa được 15m2 mà có đến 8 người/1 phòng. Như vậy là quá chật trong khi đó phòng
khách rộng hơn 20m2 thực sự là không cần thiết lắm.
Bên cạnh đó, khuôn viên hay khu vui chơi của toàn bộ sinh viên 3 dãy nhà A,
C, E là một mảnh đất với vài ba đám cỏ và một sân xi măng vẻn vẹn 100m2 quá chật
hẹp. Mặc dù trong quy hoạch có cả bể bơi, nhà tập luyện thể thao hiện đại với hàng
nghìn chỗ ngồi, nhưng thực tế từ khi đưa vào hoạt động cho đến nay đã hơn 5 năm mà
không thấy bể bơi đâu, cũng chẳng thấy nhà tập luyện thể thao đâu. Vẫn biết đây chỉ là
tình trạng tạm thời nhưng đến khi nào thì tình trạng tạm thời này mới chấm dứt? Câu
hỏi này vẫn còn ở đó và nhiều sinh viên vẫn rất băn khoăn. Hiện nay, số sinh viên
28
chuyển từ nhà nội trú cũ sang làng vẫn chiếm số lớn nhưng như hầu hết ý kiến của
sinh viên thì làng không được như những gì họ tưởng tượng và nghe thấy.
b. Bất hợp lý trong cách bố trí sinh hoạt:
Làng sinh viên HACINCO xây tại địa điểm phường Nhân Chính, quận Thanh
Xuân, Hà Nội. ở đây gần các khu sản xuất cao su ngày đêm xả khói gây ô nhiễm và
cũng gần khu tái chế nhựa nên có mùi hoá chất rất khó chịu. Các khu sản xuất này đã
làm ô nhiễm môi trường của làng sinh viên khiến cho sức khoẻ và chất lượng học tập
của sinh viên không được đảm bảo. Nhìn chung thì khói, mùi hoá chất, cộng với tình
trạng quá ít cây xanh vô hình chung đã tạo ra một không khí ngột ngạt hơn trong mùa
hè và u ám hơn trong mùa đông.
Không hiểu trong thiết kế xây dựng có tính đến tình trạng ngập úng ở Hà Nội
không mà vào mùa mưa làng sinh viên ngập trong nước, muốn đi từ cổng vào trong
các khu nhà sinh viên phải lội bì bõm trong nước. Vẫn biết đay là tình trạng thường
gặp ở Hà Nội nhưng với một làng sinh viên được coi là hiện đại, tiện nghi như thế này
mà không khắc phục được sao.
Bất hợp lý thứ 3 trong bố trí sinh hoạt có thể thấy nữa là: Dù đã đi vào hoạt
động được một thời gian tương đối dài nhưng điện nước ở đây vẫn không được ổn
định cho lắm, nước thường xuyên bị vẩn đục. Các sinh viên ở đây phản ánh có thời kỳ
nước thiếu đến mức không đánh răng rửa mặt được phải sang khu nội trú xin nước.
Điện, nước là những yêu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống, đến ngay cả những nhu cầu
này mà sinh viên cũng không được đáp ứng đầy đủ thì sinh viên khó có thể tập trung
vào việc học hành, vì bên cạnh những lo âu về học tập sinh viên phải gắn thêm những
lo âu về điện nước.
c. Bất hợp lý trong giá cả:
Qua điều tra được biết giai đoạn đầu mới đưa vào sử dụng giá cho mỗi sinh
viên thuê là 100.000 đ/tháng. Tuy nhiên hiện nay do tình trạng lạm phát, tăng giá hàng
loạt các sản phẩm trên thị trường trong nước nên giá cho mỗi sinh viên thuê cũng được
điều chỉnh lại cho phù hợp là 130.000đ/tháng. Xét trên mặt bằng chung thì thấy: So
với giá thuê nhà bên ngoài thì như vậy là không đắt nhưng so với kí túc xá thì lại là
đắt. Thực chất làng sinh viên có mô hình xây dựng và sinh hoạt giống kí túc xá, tuy
nhiên nếu so với kí túc xá thì nó có một số mặt không bằng. Cụ thể là:
29
Giá thuê phòng cao hơn:130.000 đ so với 50.000đ ở trong kí túc xá (50.000đ là
lấy theo giá bình quân) tất nhiên cũng có trường giá phòng trong kí túc xá là 100.000đ
như trường học viện ngân hàng, nhưng nhìn chung ở các trường giá chỉ là
50.000đ/tháng.
Giá dịch vụ trong làng sinh viên quá đắt: Theo như thiết kế thì làng sinh viên
sẽ có một khu dịch vụ công cộng tức là có một khu phục vụ ăn uống cho sinh viên, có
những cửa hàng hoặc siêu thị nhỏ để phục vụ đồ dùng thiết yếu cho sinh viên. Nhưng
giai đoạn đầu đưa vào sử dụng thì những khu công cộng này chưa xuất hiện. Sinh viên
trong làng phải chịu một giá dịch vụ rất đắt còn nếu muốn có một giá dịch vụ rẻ hơn
thì sinh viên phải đi rất xa, cách tới cả cây số. Nếu so sánh với kí túc xá thì ta thấy cả
một khoảng cách. Trong kí túc xá do được hình thành từ lâu rồi nên hệ thống dịch vụ ở
đây khá hoàn chỉnh: trong kí túc xá có căng tin, nếu sinh viên không muốn ăn ở trong
căng tin thì có thể đi ăn ở ngoài, xung quanh kí túc xá có hệ thống các hàng quán từ
quán ăn, quán phục vụ đồ uống, quán bán đồ lưu niệm , cho đến các cửa hàng tạp hoá
sinh viên muốn mua gì thì đều sẵn có cả. Hiện nay, ở làng sinh viên HACINCO hệ
thống dịch vụ tuy đã phát triển hơn nhưng nhìn chung là còn ít và thiếu đồng bộ chưa
đủ đáp ứng nhu cầu của sinh viên trong làng.
Một thực tế nữa có thể thấy là: nếu ở trong làng sinh viên sẽ phải mất thêm một
khoản cho chi phí đi lại. Nếu sinh viên đi lại bằng xe buýt thì mất tiền vé tháng xe
buýt, nếu đi bằng xe đạp, xe máy thì mất tiền gửi xe hàng tháng. Đi xe buýt sẽ đỡ tốn
kếm hơn nhưng thực tế qua làng sinh viên có rất ít tuyến xe buýt nên chủ yếu sinh viên
vẫn đi lại bằng phương tiện riêng.
Như vậy là tính tổng chi phí ra thì giá 130.000đ là đắt hơn nhiều so với ở kí túc
xá và cũng là đắt so với ở ngoài vì ở ngoài tuy giá có cao hơn một chút nhưng sinh
viên được tự do lựa chọn các địa điểm gần trường, giảm chi phí đi lại, được ở trong
những căn phòng ít người.
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy ở mô hình này có những nhược điểm
chủ yếu sau:
+ Hệ thống phòng và dịch vụ không đa dạng nên không đáp ứng được những nhu
cầu ngày càng tăng của sinh viên .
30
+ Mô hình chưa được hoàn thiện theo kế hoạch nên nhiều nhu cầu thiết yếu của
sinh viên đặc biệt là nhu cầu vui chơi giải trí của sinh viên chưa được đáp ứng đầy đủ.
+ Việc đi lại của sinh viên cũng không được tiện lợi cho lắm.
Tuy nhiên, mô hình làng sinh viên HACINCO vẫn được xem như một mô hình
kiểu mẫu, một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề nhà ở của sinh viên với một kiến trúc
đẹp, hiện đại.
31
Chương III
Giải pháp cho vấn đề nhà ở của sinh viên
Đề xuất một mô hình mới về nhà ở cho sinh viên
Qua phân tích ở trên ta thấy:
Nhu cầu nhà ở của sinh viên là rất lớn.
Tình trạng sinh viên đi thuê nhà bên ngoài có cuộc sống thiếu tính ổn định, giá
cao mà chất lượng đôi khi không đảm bảo cho sức khoẻ và điều kiện học tập của sinh
viên hơn nữa cũng khó khăn cho công tác quản lý sinh viên .
Mô hình làng sinh viên mới đưa vào hoạt động được xem như là một giải pháp
thực tế và hợp lý vừa đáp ứng được nhu cầu nhà ở của sinh viên vừa giữ gìn cảnh quan
đô thị lại vừa đảm bảo khả năng quản lý sinh viên nói chung và đảm bảo khả năng
quản lý tình trạng tăng dân số cơ học trên địa bàn Hà Nội nói chung.
Tuy nhiên để cho mô hình làng sinh viên trở thành một giải pháp hữu hiệu, thiết
thực hơn cho vấn đề nhà ở của sinh viên theo chúng em cần đưa ra một mô hình làng
sinh viên mới như sau:
1. Không xây dựng 1 làng sinh viên to rộng mà nên chia nhỏ thành nhiều làng
sinh viên đơn vị:
Để đảm bảo điều kiện đi lại cho sinh viên. Vì hiện nay số lượng xe cộ trong nội
thành liên tục gia tăng, hiện tượng tắc đường thường xuyên xảy ra nên để giảm lượng
xe lưu thông trên đường ta có thể giảm mật độ đi lại của sinh viên hay giảm thời gian
đi lại của sinh viên trên đường. Do đó nên xây dựng làng sinh viên theo cụm các
trường đại học, cao đẳng. Vì đặc điểm các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà
Nội thường tập trung theo cụm (như đã nêu ra ở trên) Ví dụ:
+ Cụm trường: Bách Khoa, Xây Dựng, Kinh Tế.
+ Cụm trường: Ngân Hàng, Thuỷ Lợi , Công Đoàn,Y Hà Nội .
+ Cụm trường: Nhân Văn, Khoa Học Tự Nhiên, Ngoại Ngữ, Kiến Trúc.
+ Cụm trường: Học viện hành chính quốc gia, Luật, Ngoại Thương, Học viện
quan hệ quốc tế.
+ Cụm trường: Báo chí, Thương mại, Quốc gia.
32
Nên chọn địa điểm xây dựng các làng sinh viên sao cho :
+ Sinh viên đến trường từ nơi mình ở chỉ mất khoảng 5 -> 6 km để tránh tình
trạng tắc đường và vì nhiều sinh viên cũng không có điều kiện về kinh tế, thời gian ,
phương tiện cho đi lại.
+ Đảm bảo tình trạng dãn dân. Để đảm bảo điều kiện này thì nên xây dựng các
làng sinh viên ở khu vực ven đô, không nên xây dựng ở trung tâm thành phố như vậy
cũng sẽ giảm được chi phí cho giải toả mặt bằng xây dựng.
2. Các lợi thế của dự án:
a. Chính sách ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước đối với việc xây dựng nhà
ở cho sinh viên:
Theo Nghị định số 71/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc ưu
đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê.
Điều 5: Các căn hộ thuộc nhà chung cư cao tầng được ưu tiên bán và cho thuê
đối với những đối tượng gặp khó khăn về nhà ở sau đây:
1. Các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước
2. Cán bộ, công nhân viên chức làm việc trong các Doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế.
3. Sinh viên các Trường Đại học, Cao đẳng.
Điều 13: Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất.
Chủ đầu tư dự án được ưu đãi về nộp tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất như
sau:
1. Ưu đãi về tiền sử dụng đất: được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất
xây dựng nhà chung cư cao tầng.
2. Ưu đãi về thuế sử dụng đất: Chủ đầu tư dự án được miễn thuế sử dụng đất 3
năm, kể từ khi được giao đất đối với diện tích đất xây dựng nhà chung cư cao
tầng.
Điều 2: Dự án nhà ở được tạo điều kiện và ưu đãi:
1. Dự án nhà ở cao tầng (từ 5 tầng trở lên đối với TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh, từ 03 tầng trở lên đối với các tỉnh, thành phố khác); có cấu trúc kiểu
33
căn hộ khép kín, có cầu thang và lối đi chung (sau đây gọi là nhà chung cư
cao tầng)
2. Dự án nhà ở có cơ cấu sử dụng đất ở từ 60% tổng diện tích đất xây dựng nhà
ở trở lên, là nhà chung cư cao tầng.
b. Xu hướng phát triển của xá hội và tâm lý sinh viên
Hiện nay, xã hội đang có xu hướng xây dựng nhà chung cư cao tầng; rất nhiều
nhà đầu tư đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng các khu chung cư.
Từ say ngày Nghị định 181 có hiệu lực thi hành (khoản 1 điều 10 của Nghị định
181 "Không cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức bán nền mà
chưa xây dựng nhà ở". Thị trường đất dự án và nhà phân lô vẫn là một thị trường rất
hấp dẫn với nhà đầu tư bất động sản cá thể và người sử dụng có thu nhập tương đối
cao.
Thị trường nhà chung cư rất sôi động và đầy cạnh tranh trong thời gian tới. Thị
trường căn hộ bình dân sau một thời gian xây không đủ bán, hiện nay rất nhiều dự án
chung cư đang được triển khai, hứa hẹn một thị trường cạnh tranh sôi động giữa các
chủ đầu tư.
Đời sống ngày càng được cải thiện và nâng cao cho nên nhu cầu của sinh viên
cũng ngày càng cao. Trước khia có lẽ sinh viên chỉ cần một chỗ ăn ngủ để tiện cho học
tập, nhưng trong xã hội bây giờ sinh viên còn cần có nơi vui chơi giải trí sau các giờ
học căng thẳng như: cà phê - Internet, sân bóng... cần mua sắm tại siêu thị, học tập cần
hiệu sách, thư viện...
Bởi vậy mà nhu cầu về nhà ở cho sinh viên kiểu mới (hiện đại, đầy đủ tiện nghi)
với chất lượng cao đang là một xu hướng mới cho các nhà đầu tư.
c. Mục đích của việc xây dựng dự án:
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chăm lo cho thế hệ tương lai,
đặc biệt với việc đào tạo nhân tài cho đất nước, dự án được xây dựng nhằm mục đích:
tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng học tập
và giáo dục thể chất cho học sinh sinh viên.
Góp phần cùng với các cấp chính quyền, nhà trường và gia đinh trong việc quản
lý học sinh, sinh viên. Đảm bảo an toàn xã hội, an toàn trong học tập và sinh hoạt, hạn
chế các tệ nạn xã hội đối với các thế hệ trẻ học đường. Đồng thời tạo cơ hội cho sinh
34
viên giao lưu, trao đổi với nhau, tạo nên tính năng động sáng tạo, khả năng giao tiếp và
các mối quan hệ cho sinh viên. Việc xây dựng dự án cũng dựa theo phương hướng và
chủ trương xã hội hoá các hoạt động về văn hoá, giáo dục, y tế của chính phủ.
Lấy ví dụ là mô hình làng sinh viên cho cụm trường Bách Khoa, Xây Dựng,
Kinh Tế
* Chọn địa điểm xây dựng:
Sinh viên cụm trường này thường tập trung thuê nhà ở khu vực Minh Khai hoặc
Trương Định. Vì vậy, chọn khu vực Đuôi Cá-Trương Định được xem là hợp lý, vì:
+ Khoảng cách từ đó đến các trường này không xa lắm , chỉ khoảng 5 km, như
vậy đảm bảo điều kiện đi lại cho sinh viên.
+ Đây là những khu vực ven đô nên đảm bảo mục tiêu dãn dân ở các khu đô thị
lớn.
+ Chi phí sinh hoạt ở những nơi này cũng phù hợp với tình trạng tài chính của
sinh viên .
* Hình thức lấy đất xây dựng:
Tốt nhất là chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất xây dựng như vậy
sẽ giảm chi phí đền bù do đó sẽ giảm chi phí xây dựng và việc giải toả mặt bằng cũng
nhanh chóng hơn, đảm bảo tiến độ xây dựng. Tuy nhiên nếu lấy đất nông nghiệp sang
xây dựng sẽ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp mà chủ trương của Đảng, nhà nước ta là
hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp nên vấn đề này cũng
cần được cân nhắc kỹ hơn.
* Đấu thầu xây dựng:
Nên tổ chức đấu thầu để chọn ra được nhà thầu có mức giá trúng thầu thấp nhất
và nên ưu tiên chọn những nhà thầu đã có kinh nghiệm trong xây dựng kí túc xá, khu
chung cư, hay làng sinh viên .
3. Kiến trúc làng sinh viên
2.1. Quy hoạch xây dựng chung.
Tổng diện tích mặt bằng công trình: 10.000m.
Tổng vốn đầu tư dự tính: 600 tỉ đồng, 100% vốn nhà nước.
- Dự tính xây 5 toà nhà 12 tầng, 7 toà nhà 6 tầng.
35
Mỗi tầng 10 phòng, mỗi phòng có S = 30 m2 ở + 5 m2 ban công. Toàn bộ diện
tích tầng 1 các toà nhà dùng cho các hoạt động dịch vụ cho tổ chức , cá nhân thuê (y
tế, bưu điện, ngân hàng, các dịch vụ khác). Từ tầng 2 trở lên dùng để ở.
Diện tích xây dựng cho mỗi toà nhà:
S mặt bằng/toà nhà = 10 phòng x 35 m2 + 2 cầu thang x 5 m2/ 1 cầu thang + 40
m2 đường đi hành lang = 400 m2.
Như vậy S mặt bằng dành cho xây dựng nhà ở là (5 + 7) toà nhà x 400 m2 =
4800 m2.
Diện tích đất còn lại chưa sử dụng là 5200 m2, dành cho:
- Xây dựng 1 ngôi nhà dùng cho sinh hoạt đoàn, hội.
Dự tính xây 2 tầng với diện tích sàn là 200 m2.
- Xây dựng 1 khu thư viện cho sinh viên học tập (5 tầng) diện tích sàn = 200
m2.
- Xây dựng một khu dùng cho Ban quản lý làm việc (3 tầng) diện tích sàn 100
m2.
- Xây dựng 2 bể bơi, diện tích mỗi bể là 150 m2.
- Đất dùng vào xây dựng sân bóng đá 1000 m2.
- Xây dựng hệ thống nhà ăn và căng tin:
Dự tính xây 1 nhà ăn 3 tầng, diện tích sàn 200m2
- Phòng bảo vệ: 2 phòng , mỗi phòng có diện tích 5m2
- Xây dựng hệ thống nhà để xe
+ Nhà để xe cho sinh viên trường : S = 500 m2.
+ Khu vực gửi xe cho khách: S = 200 m2.
*. Với quy mô như vậy, làng sinh viên hoàn thành dự tính sẽ đáp ứng được chỗ ở cho
gần 5500 sinh viên.
36
Mô hình tổng quan:
Bảng tính tổng diện tích mặt bằng công trình
STT Tên công trình Diện tích mặt bằng(m2)
1. Nhà ở 4.800
2. Thư viện 200
3. Nhà sinh hoạt đoàn hội 200
4. Nhà quản lý chung 100
5. Bể bơi 180
6. Sân bóng 1.000
7. Phòng y tế 20
8. nhà ăn –căng tin 200
9. Nhà để xe 700
10. Nhà bảo vệ 10
11. Sân chơi 600
12. Diện tích vườn hoa, cây xanh, công viên 1.000
13. đường đi 990
Tổng cộng 10.000
37
9 9 8
4 2
1.1 1.1
1.1
1.1
1.1 1.1
1.1
1.2 1.2
1.2
1.2
1.2
7
3
8
6
8
10
mô hình mặt bằng
38
Chú giải:
1.1.Dãy nhà 6 tầng. 3. Nhà sinh hoạt đoàn hội 6. Sân bóng
1.2.Dãy nhà 12 tầng. 4. Nhà quản lý chung 7. Nhà ăn- căng tin
2.Thư viện 5. Bể bơi 8. Nhà để xe
9.Phòng bảo vệ 10. Phòng y tế
5
39
2.2.Kết cấu nhà ở:
ở Việt Nam điều kiện kinh tế còn rất khó khăn việc đáp ứng yêu cầu 1 sinh
viên /1 phòng như ở các nước phát triển, trước mắt là không thể thực hiện được.Tuy
nhiên nhà ở cho sinh viên cũng nên tương đối một chút để đảm bảo điều kiện học tập
vì đây là lực lượng chủ chốt sẽ chèo lái đất nước trong tương lai.
Ta nên xây dựng làng sinh viên trong đó có nhiều mức độ cho sinh viên lựa
chọn: nhiều loại phòng, nhiều loại diện tích, nhiều loại giá; Vì không phải sinh viên
nào cũng có cùng một điều kiện vật chất.
Theo chúng em nên xây dựng làng sinh viên có các phòng được phân theo 3 cấp:
a.Loại phòng 8 người:
Loại này chiếm 1/4 tổng quỹ nhà.
Tổng diện tích 30 m2: phòng ngủ và học tập là 20m2, công trình phụ và chỗ nấu
ăn 5 m2, phòng khách 5 m2. Nên có ban công riêng biệt.
Trong phòng nên có các giường tầng.
Giá cho mỗi sinh viên là 100.000 đ/1người/1 tháng. Như vậy là giá cho một
phòng là 800.000.
b.Loại phòng cho 6 người:
Loại này chiếm 1/2 tổng quỹ nhà.
Tổng diện tích 30m2: 2 phòng ngủ, mỗi phòng 10m2 dành cho 3 người ngủ và
học tập; Phòng khách 5 m2, công trình phụ + bếp là 5 m2.
Giá cho mỗi sinh viên là 140.000đ/ người/ tháng. Như vậy là giá cho một
phòng loại này là 840.000đ.
c.Loại phòng cho 4 người:
Loại này chiếm 1/4 tổng quỹ nhà,
Tổng diện tích 30 m2: 2 phòng ngủ, mỗi phòng 9m2 cho 2 người ở; phòng
khách 5 m2, bếp + công trình phụ là 7m2.
Giá cho mỗi sinh viên là 200.000đ/tháng.Như vậy là giá cho mỗi phòng loại
này là 800.000đ.
*. Kiến trúc khuôn viên chung:
+ Phải đảm bảo các phòng đều có ban công, đầy đủ ánh sáng và lưu thông khí
tốt.
40
+ Nên xây thành các dãy nhà cao 5-> 7 tầng: tầng 1 dành cho trông xe và các
dịch vụ. Các tầng thấp dành cho các loại phòng 8 sinh viên /phòng, càng lên cao số
lượng sinh viên trong 1 phòng sẽ ít đi để giảm mật độ đi lại trên các cầu thang.
+ Mỗi làng sinh viên nên có ít nhất một hội trường cho sinh viên giao lưu , hội
họp trong các dịp.
+ Phải xây dựng các khu giải trí, đảm bảo sân chơi rộng, nhiều cây xanh.
3. Các loại hình dịch vụ cho làng sinh viên :
Mỗi phòng nên có một điện thoại con cố định được quản lý thông qua mạng
tổng đài do ban quản lý điều hành.
Nên có chỗ gửi xe hợp lý cho sinh viên .
Nên có chỗ tập kết rác cố định tránh tình trạng vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng
đến cảnh quan chung.
Nên phối hợp với sở giao thông công chính để bố trí đưa các tuyến xe buýt tiếp
cận các làng sinh viên.
4. Công tác quản lý làng sinh viên:
Việc xây dựng được một khu ở cho sinh viên đã khó nhưng việc làm sao cho duy
trì được khu ở một cách ổn định, lành mạnh lại càng khó hơn. điều này cần phải có sự
quan tâm thích đáng của các cơ quan hữu quan các trường có sinh viên , với quy mô
làng sinh viên như đã xây dựng ở trên em đơn cử 1 mô hình quản lý như sau :
Để quản lý làng sinh viên cần thống nhất thành lập 1 ban quản lý chung. Phòng
công tác quản lý sinh viên của các trường kết hợp với công ty xây dựng, đoàn thanh
niên, hội sinh viên trường cùng quản lý. Các đơn vị này sẽ cử người tham gia vào ban
quản lý và chịu trách nhiệm đối với từng bộ phận, công việc cụ thể.
- Về phía công ty xây dựng : sẽ chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra về mặt chất
lượng kỹ thuật công trình, bảo trì các thiết bị trong công trình.
- Về phía phòng công tác quản lý sinh viên của các trường : quản lý các hoạt
động chung trong làng sinh viên, cụ thể :
+ Quản lý số lượng sinh viên, đảm bảo không có tình trạng ở chui gây mất ổn
định.
41
+ Quản lý và cung cấp các dịch vụ đảm bảo đời sống của sinh viên : điện, nước,
dịch vụ ăn, dịch vụ nhà xe.
+ Quản lý hoạt động của sinh viên trong làng sinh viên : học tập, tập luyện chơi
thể thao.
+ Quản lý giờ giấc sinh hoạt (quy định giờ tập luyện, vui chơi để không làm ảnh
hưởng đến học tập chung của sinh viên ).
+ Quản lý an ninh, môi trường trong khu vực làng sinh viên : kiểm tra giữ trật tự
chung, vệ sinh môi trường.
- Về phía ĐTN & HSV cùng phối hợp tham gia quản lý với 2 bộ phận, hưởng
ứng và kêu gọi mọi sinh viên chấp hành đúng những nội quy của làng sinh viên đặt ra,
tổ chức các hoạt động bổ ích cho sinh viên tham gia để cùng xây dựng một làng sinh
viên lành mạnh, trong sạch. Đây là chiếc câu nối giữa ban quản lý, nhà trường và sinh
viên, giúp ban quản lý bám sát được thực tế của sinh viên, hiểu được đời sống sinh
viên từ đó có những nguyện vọng chỉnh đáng của mình. Tất cả những điều đó khuyến
khích, động viên sinh viên học tập và sống tốt hơn.
- Để thực hiện tốt những công việc.
BQL phải thành lập nên những tổ chuyên trách đảm bảo nhận từng công việc.
+ Tổ quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị chương trình : tổ này đảm bảo nhận
tất cả những phần việc liên quan đến kiểm tra chương trình số lượng thành viên của tổ
chức này cụ thể giới hạn trong 10 người, những người này đòi hỏi phải được đào tạo
về kiến thức xây dựng.
+ Tổ quản lý sinh viên : tổ này chịu trách nhiệm quản lý sinh viên về mặt sinh
hoạt trong làng, số lượng, thành phần sinh viên, thực hiện việc đăng ký cho sinh viên
vào kỳ thuê phòng ở. Số lượng thành viên của tổ chức là 5 người.
+ Tổ dịch vụ : phụ trách việc quản lý và cung cấp dịch vụ phục vụ đời sống sinh
viên. Trong tổ này có thể phân ra từng nhóm nhỏ phục vụ từng mảng riêng chẳng hạn:
* Điện nước có thể phân cho 1 nhóm từ 3 – 5 người đảm nhận, có nhiệm vụ
đảm bảo đầy đủ điện nước sử dụng trong làng, theo dõi tình hình sử dụng điện nước
của sinh viên, hàng tháng thu tiền phí điện nước, kỉm tra thiết bị điện.
*. Dịch vụ ăn uống: Đây là mảng cần được quan tâm và số người tham gia
trong mảng này cần nhiều bao gồm cả những người quản lý chung, nhân viên phục vụ,
42
nấu nướng, có thể tổng số người tham gia là 30 người. Tổ nhóm phụ trách dịch vụ này
sẽ đảm nhận luôn cả việc cho phép hoặc không cho phép các tổ chức hoặc hộ cá nhân
bên ngoài vào thuê địa điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống.
*. Khu vực trông xe: Công việc này có thể do tổ dịch vụ thuộc BQL thực hiện
hoặc cho phép tư nhân thuê đảm nhận. Nếu là tổ trực tiếp làm cần bố trí người hợp lý,
có thể chỉ cần 2 – 3 người làm công việc này.
*. Khu vực vui chơi thể thao: Trong khuôn viên làng sinh viên có cả một khu
vui chơi tập luyện riêng được xây dựng hoàn chỉnh nên việc quản lý sử dụng khu này
sao cho có hiệu quả và lâu bền là rất quan trọng. Ngoài công việc quản lý về mặt chất
lượng sử dụng, nhóm phụ trách khu vực này sẽ đảm nhận luôn các dịch vụ liên quan
như: cho thuê, mượn dụng cụ tập, chơi, hướng dẫn và tổ chức dạy.
*. Vệ sinh môi trường: Đây là một bộ phận quan trọng để giữ cho môi trường
làng sinh viên được trong sạch, thoáng đẹp. Do khuôn viên làng rộng nên cần nhiều
người tham gia vào công việc này, có thể từ 10 – 20. Nhóm này sẽ đảm nhận vệ sinh
trong phạm vi toàn bộ làng sinh viên từ khu vực ở của sinh viên đến các khu vực công
cộng trong khuôn viên. Không những thế, nhóm này còn phải chăm lo đến cảnh quan
của làng sinh viên: vườn hoa, cây cảnh.
Ngoài ra, BQL còn phải thành lập tổ xung kích có sự tham gia của sinh viên để
giữ gìn an ninh, trật tự chung và để đảm bảo thực hiện tốt trách hiệm của mình thì việc
liên hệ, phối hợp với công an địa phương là điều rất quan trọng. BQL cần phải xây
dựng được tốt mối quan hệ này.
Trong tất cả các công việc BQL cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên
cùng tham gia, vừa tạo ra môi trường, điều kiện tốt cho sinh viên, vừa tạo ra thu nhập
cho sinh viên. Chẳng hạn như khu vực vui chơi, tập luyện. BQL có thể giao cho Đoàn
thanh niên, Hội sinh viên đảm nhận bởi vì như thế sinh viên sẽ phải tự chịu mọi trách
nhiệm về hành động của mình điều đó nâng cao ý thức tự quản của sinh viên, sinh viên
sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng, đồng thời sinh viên cũng hành động có trách
nhiệm với bản thân hơn và lại có việc làm mang lại thu nhập thêm.
Có thể phác thảo mô hình quản lý như sau:
Phòng công
tác quản
lý sinh
viên các
Công ty
xây dựng
Đội tình
nguyện
hội sinh
viên
43
Ban quản
lí
44
Với mô hình quản lý như vậy vừa có thể bao quát, bám sát mọi hoạt động, hiện
trạng của làng sinh viên từ đó có những biện pháp, định hướng quản lí tiếp theo thích
hợp, vừa phối hợp hoạt động được với sinh viên. Hơn nữa sinh viên tham gia trực tiếp
vào hoạt động quản lí, xung kích, tham gia các hoạt động của Đảng, Hội sinh viên tổ
chức sẽ giúp cho sinh viên tự xây dựng cho mình một môi trường sống & học tập lành
mạnh, vui vẻ, tạo lập những mối quan hệ với các sinh viên khác, đặc biệt là tạo được
sự hoà hợp giữa các sinh viên của các trường cùng học tập vui chơi, giúp đỡ nhau. Từ
đó sinh viên có thể cảm nhận được làng sinh viên như chính nhà mình chứ không còn
là nhà trọ nữa. Điều đó lại thúc đẩy sinh viên ý thức giữ gìn và bảo vệ chung.
Đánh giá chung:
Với mức giá, diện tích như vậy là phù hợp trong điều kiện hiện nay. Để đảm bảo
chi phí quản lý ta có thể lấy từ việc cho thuê diện tích tầng 1 làm chỗ trông xe, làm
căng tin, bán hàng. . . Như vậy bên đầu tư không bị lỗ trong quá trình kinh doanh, sinh
viên giảm bớt được một phần chi phí mà lại được cung cấp các hoạt động dịch vụ.
Tuy nhiên, với mô hình này sẽ gặp phải một số vấn đề sau:
+ Cần xây dựng một kế hoạch chi tiêu, quản lý cho hợp lý để trong quá trình kinh
doanh không bị lỗ.
+ Cần phải có một mức vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn.
+Trong quá trình tiến hành dự án cần phải có sự phối hợp của nhiều ban ngành
như: Sở giao thông công chính, bộ môi trường, bộ tài chính, bộ xây dựng. . . , uỷ ban
nhân dân phường, thành phố cũng phải tham gia vào dự án này.
Mô hình này đưa ra có lẽ chỉ giải quyết được nhu cầu trong thời gian trước mắt,
còn về lâu dài, sau 15 năm, khi mà mức thu nhập của dân cư tăng và mức sống tăng
lên, thì mô hình này sẽ không còn được phù hợp nữa. Do nhu cầu về chỗ ở của sinh
viên lúc đó sẽ cao hơn , mô hình những căn phòng 8 người sẽ không có người thuê nữa
đồng thời những căn phòng 4 người thuê sẽ tăng lên về nhu cầu. Khi đó ta có thể áp
dụng giải pháp là: Với kiến trúc như cũ, chuyển phòng 8 người thành phòng 4 người
bằng cách bỏ các giường tầng ra thay vào đó là những giường đơn và xây dựng thêm
các vách ngăn.
5. Hạch toán chi phí:
45
bảng tính giá thành xây dựng
STT Tên công trình
Diện tích
sàn(m2)
Số
tầng
Diện tích
xây dựng
(m2)
đơn giá
(trđ/m2)
Thành
tiền(trđ)
A. Mô hình nhà ở
-5 dãy nhà 12
tầng
-7 dãy nhà 6
tầng
5*400=2.000
7*400=2.800
12
6
24.000
16.800
3
3
72.000
50.400
B. Mô hình học tập
-thư viện
200
5
1.000
3
3.000
C. Mô hình vui
chơi giải trí
-Sân bóng
-Bể bơi
-Nhà sinh hoạt
doàn hội
1.000
180
200
1
1
2
1.000
180
400
2
4
3
2.000
720
1.200
D. Mô hình cho
sinh hoạt
-căng tin-nhà ăn
200
3
600
3
1.800
E. Mô hình quản lý
-Nhà quản lý
chung
-Phòng y tế
-Phòng bảo vệ
-Nhà để xe
100
20
2*5=10
500+200=700
3
1
1
1
300
20
10
700
3
3
2
1
900
60
20
700
F. Mô hình không
46
gian
-Sân chơi, vườn
hoa
-Đường đi
600
990
600
990
1.2
2.5
720
2.475
Tổng 10.000 46.600 135.995
Bảng kê khai chi phí ban đầu
STT chỉ tiêu Chi phí (Trđ)
1. Chi phí xây dựng 136.540
2. Chi phí móng 43.000
3. Chi phí mặt bằng xây dựng 50.000
Tổng 229.540
4. Chi phí lắp đặt trang thiết bị 100.000
5. Chi phí hoàn thiện 100.000
6. Chi phí khác 10.000
Tổng 210.000
Giả sử Công trình được xây dựng trong 2 năm
Các chi phí phải bỏ ra ngay từ năm đầu là: chi phí mặt bằng xây dựng, chi phí móng,
chi phí xây dựng.
Các chi phí bỏ ra năm thứ 2 là: chi phí hoàn thiện, chi phí lắp đặt trang thiết bị và chi
phí khác.
Với mức lãi suất là 7%/năm.
Ta có:
Số tiền công trình phải chi trong 2 năm đầu là:
229.540*(1+7%)+210.000=455.607,8 (Triệu đồng)
47
Bảng tính lợi nhuận hàng tháng
STT Chỉ tiêu Thành tiền (triệu đồng)
A
1.
2.
3.
Doanh thu
- Doanh thu từ việc cho thuê phòng ở
- Doanh thu từ việc cho thuê địa điểm
kinh doanh
- Doanh thu từ việc tự kinh doanh
738
500
1.000
Tổng cộng 2.238
B.
1.
2.
3.
4.
Chi phí
- Chi phí bảo quản, bảo trì trang thiết bị
- Chi phí điện nước
- Chi phí nhân công:
+ Quản lý gián tiếp
+ Quản lý trực tiếp
- Chi phí khác
10
200
80
130
30
Tổng cộng 450
C=A-B Lợi nhuận hàng tháng 1.788
D=C*12 Lợi nhuận hàng năm 21.456
Với mức lãi suất là 7%/năm và tỷ lệ lạm phát 7%, ta có:
Vốn đầu tư ban đầu Vo=135.995(Tr.đ)
Lợi nhuận hàng năm C=21.456(Tr.đ)
NPV=-Vo+C*(1/(1+7%)+1/(1+7%)^2+…+1/(1+7%)^n)
Vậy thời gian hoàn vốn sẽ là:
NPV=0
48
Suy ra: n=
Lời kết
Sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, vì thế việc tạo mọi điều kiện tốt nhất
để sinh viên học tập, rèn luyện là trách nhiệm không chỉ của gia đình, nhà trường mà
còn là của toàn xã hội. Từ thực trạng những vấn đề nêu trên cho thấy rằng nhà ở cho
sinh viên hiện nay là rất bức thiết, sinh viên không thể an tâm cho vấn đề học tập nếu
như không ổn định được chỗ ở và như thế chất lượng đào tạo sẽ không cao, ảnh hưởng
đến tăng trưởng, tiến bộ của đất nước sau này. Do đó, muốn đưa đất nước tiến lên thì
phải đầu tư cho giáo dục, đảm bảo tốt chỗ ở cho sinh viên. Muốn vậy cần có sự phối
hợp, quan tâm của Đảng, nhà nước và toàn thể xã hội .
Đảng, nhà nước cần xây dựng, thực hiện những chính sách hỗ trợ nhà ở cho
sinh viên, xây dựng dự án nhà ở cho sinh viên, tăng cường hơn nữa nguồn vốn ngân
sách đầu tư cho giáo dục trong đó có những vấn đề liên quan đến sinh viên, phát triển
một cách mạnh mẽ và cân đối cho nhà ở cho thuê, đặc biệt lưu ý đến nhà ở cho thuê
giá thấp.
Còn về phía người dân, ai có điều kiện về đất, vốn.. .thì tích cực xây dựng
nhà cho sinh viên thuê với mức giá hợp lý và trực tiếp tham gia phối hợp với công an
xã, phường để quản lý sinh viên trong phạm vi của mình.
Ngoài ra, hiện nay xã hội cũng cần phải phát triển hơn nữa dịch vụ tư vấn
nhà ở cho sinh viên thuê nhằm giúp đỡ sinh viên trong quá trình tìm và lựa chọn nhà ở
cho phù hợp, đồng thời cũng phải bảo vệ quyền lợi của sinh viên trong hợp đồng thuê
nhà. Có như vậy những mục đích trong hiện tại và tương lai của đất nước mới có thể
đạt được.
49
Tài liệu tham khảo
1. Luật đất đai 2003
2. Luật Xây dựng
3. Nghị định số 71/2001/NĐ - CP ngày 05/10/2004
4. Marketing trong kinh doanh
5. Tạp chí xây dựng.
6. Tạp chí địa chính.
7. Tạp chí kiến trúc.
8. Báo lao động.
9. Tạp chí kinh tế và dự báo
50
Mục lục
Lời mở đầu ........................................................................................................ 1
Chương I: Những vấn đề chung ....................................................................... 4
I. Quan niệm về nhà ở và xu hướng thiết kế nhà ở ........................................ 4
II. Những vấn đề liên quan đến nhà ở Hà Nội hiện nay: .............................. 6
1. Quỹ đất cho xây dựng và phát triển nhà ở: ............................................... 6
2. Quỹ nhà ở Hà Nội và thực trạng: .............................................................. 7
3. Nhà ở cho người có thu nhập thấp: .......................................................... 9
Chương II: Nhu cầu và Thực trạng nhà ở sinh viên ..................................... 10
I. Nhu cầu và khả năng đáp ứng nhà ở cho sinh viên nước ta hiện nay .... 10
1. Nhu cầu nhà ở của sinh viên................................................................... 10
2. Khả năng đáp ứng của trị trường ........................................................... 13
II. Thực trạng nhà ở sinh viên ..................................................................... 14
1. Thực trạng phòng ở Kí túc xá:................................................................ 14
2. Thực trạng nhà thuê ngoàI của sinh viên : .............................................. 21
III. Mô hình làng sinh viên hacinco ............................................................ 26
1. Kết cấu làng sinh viên hacinco: .............................................................. 26
2. Những bất hợp lý của làng sinh viên Hacinco: ....................................... 27
Chương III: Giải pháp cho vấn đề nhà ở của sinh viên ................................ 31
1. Không xây dựng 1 làng sinh viên to rộng mà nên chia nhỏ thành nhiều làng
sinh viên đơn vị: ................................................................................... 31
2. Các lợi thế kinh doanh của dự án: ........................................................ 32
3. Kiến trúc làng sinh viên ......................................................................... 34
4. Công tác quản lý làng sinh viên: ........................................................... 40
5. Hạch toán chi phí: .................................................................................. 44
Lời kết ............................................................................................................. 48
51
Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 46
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sdcsfcds_1499.pdf