Thứ nhất, để nâng cao nhận thức của sinh viên về giá trị sống, nhà
trường cần xác định tầm quan trọng của các giá trị sống đối với sinh viên. Từ
đó xây dựng môi trường học tập tiên tiến, năng động; một bầu không khí học
tập hợp tác và cởi mở. Chủ trương lồng ghép nội dung giáo dục giá trị sống
vào trong một số môn học đang được giảng dạy trong nhà trường.
Thứ hai, các tổ chức đoàn thể trong trường (Đoàn thanh niên, Hội sinh
viên) cần tổ chức những hoạt động, phong trào tình nguyện liên quan đến
cộng đồng, xã hội một cách phong phú, sinh động, hấp dẫn sinh viên tham gia
và có tác dụng giáo dục các giá trị sống cho sinh viên.
131 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức của sinh viên đại học kinh tế - Tài chính tp. Hồ Chí Minh về một số giá trị sống theo unesco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng để nâng cao nhận thức
của sinh viên về giá trị sống bao gồm 17 biện pháp từ hai phía (nhà trường và
bản thân sinh viên). Trong đó nhà trường cần chú trọng đặc biệt đến các biện
pháp: xây dựng môi trường học tập tiên tiến, năng động và thân thiện, tạo
dựng một bầu không khí hợp tác, cởi mở và chia sẻ trong từng giờ học, lồng
ghép các nội dung giáo dục giá trị sống vào một số môn kĩ năng đang được
giảng dạy trong trường. Sinh viên cần chú ý đến việc tham gia vào các hoạt
động xã hội (đi Mùa hè xanh, tình nguyện, làm từ thiện) và lắng nghe sự
chia sẻ của những người xung quanh.
Biểu đồ 2.3. Mức độ hiệu quả của nhóm biện pháp nhà trường theo điểm
trung bình của SV và GV
84
Biểu đồ 2.4. Mức độ hiệu quả của nhóm biện pháp bản thân theo điểm
trung bình của SV và GV
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu nhận thức của sinh viên ĐH KT – TC TP.HCM về giá
trị sống, chúng tôi nhận thấy:
- Sinh viên quan niệm giá trị sống là những giá trị được cá nhân
nhận thức là quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa đối với bản thân; những giá trị
này có khả năng chi phối thái độ, tình cảm, hành vi của người đó trong cuộc
sống và được xã hội chấp nhận.
- Sinh viên đánh giá 12 giá trị sống mà người nghiên cứu đưa ra là
cần thiết đối với bản thân họ. Đồng thời, các giá trị sống mang lợi ích cho họ
ở 3 lĩnh vực: học tập, bản thân và cuộc sống nói chung. Trong đó, lợi ích
nhiều nhất là đối với chính bản thân sinh viên, tiếp theo là trong học tập và
với cuộc sống nói chung.
85
- Nhận thức của sinh viên về bốn giá trị sống (trung thực, trách
nhiệm, hợp tác, khoan dung) theo 3 mức độ: có khoảng 60% sinh viên được
nghiên cứu đạt mức biết về định nghĩa, 70% sinh viên đạt mức hiểu khi xác
định đúng tên giá trị thể hiện trong từng tình huống và có xu hướng lựa chọn
cách xử lý tình huống phù hợp với kết quả mà người nghiên cứu mong đợi.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của sinh viên về giá trị
sống, nhiều nhất là nhóm các yếu tố từ phía bản thân sinh viên, tiếp theo là
nhóm yếu tố thuộc về nhà trường và xã hội.
- 17 biện pháp tác động từ phía nhà trường và bản thân sinh viên
được sinh viên và giảng viên đánh giá có hiệu quả trong việc nâng cao nhận
thức của sinh viên về giá trị sống.
86
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Về lý luận
Nghiên cứu lý luận cho thấy, nhận thức của sinh viên về giá trị sống là
quá trình phản ánh các giá trị sống vào não bộ, từ đó bản thân sinh viên tỏ thái
độ, hành động đối với thế giới xung quanh và với chính bản thân mình.
Nhận thức của sinh viên về giá trị sống thể hiện ở ba mức độ: nhận biết,
thông hiểu và vận dụng.
1.2. Về thực tiễn
Thứ nhất, bước đầu sinh viên đã có quan niệm đúng về khái niệm giá
trị sống. Đó là những giá trị được cá nhân nhận thức là quan trọng, cần thiết,
có ý nghĩa đối với bản thân; những giá trị này có khả năng chi phối thái độ,
tình cảm, hành vi của người đó trong cuộc sống và được xã hội chấp nhận.
Bên cạnh đó, có một số sinh viên nhầm lẫn giá trị sống là kĩ năng sống.
Thứ hai, nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của các giá trị sống:
sinh viên đánh giá 12 giá trị mà người nghiên cứu đưa ra ở mức cần thiết.
Trong đó các giá trị sinh viên đánh giá cần thiết nhất là tôn trọng, yêu thương,
hòa bình. Các giá trị có điểm trung bình thấp hơn là khoan dung, khiêm tốn,
giản dị. Có sự khác biệt ý nghĩa khi so sánh theo các phương diện giới tính,
trình độ đào tạo và khoa đào tạo.
Thứ ba, nhận thức của sinh viên về lợi ích của các giá trị sống: các giá
trị sống mang lại lợi ích nhiều nhất với chính bản thân họ (nhận thức về giá trị
sống giúp sinh viên thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, tự tin với chính hành động
của bản thân đối với cuộc sống, dễ thích ứng hơn với những khó khăn trong
cuộc sống), tiếp theo là có ích trong học tập và trong cuộc sống nói chung.
Không có sự khác biệt đáng kể khi so sánh theo các phương diện giới tính,
trình độ đào tạo và khoa đào tạo.
87
Thứ tư, nhận thức của sinh viên về 4 sống giá trị sống cụ thể (trung
thực, trách nhiệm, hợp tác và khoan dung) được người nghiên cứu tìm hiểu ở
3 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng). Có khoảng 60% sinh
viên được nghiên cứu đạt mức độ nhận biết về định nghĩa của 4 giá trị sống
trong bài luận. Có khoảng trên 70% sinh viên được nghiên cứu đạt mức độ
thông hiểu khi xác định được đúng tên giá trị thể hiện trong từng tình huống.
Ở mức độ vận dụng, có khoảng 70% sinh viên được nghiên cứu có xu hướng
lựa chọn cách xử lý tình huống phù hợp với kết quả mà người nghiên cứu
mong đợi.
Thứ năm, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của sinh viên về giá
trị sống. Trong đó, ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm các yếu tố từ phía bản thân
sinh viên như các yếu tố mục đích, ước mơ, lý tưởng sống của mỗi người;
những trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống; thái độ tiếp nhận các giá trị
sống. Tiếp theo là nhóm yếu tố thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội. Trong
đó, nhóm yếu tố thuộc về xã hội có mức độ ảnh hưởng ít nhất trong bốn nhóm
yếu tố.
Thứ sáu, từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh
viên về giá trị sống, chúng tôi đưa ra 17 biện pháp tác động từ phía nhà
trường và bản thân sinh viên nhằm góp phần nâng cao nhận thức về giá trị
sống. Các biện pháp này được cả sinh viên và giảng viên đánh giá là có hiệu
quả.
88
2. KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu trên, người nghiên cứu đề xuất những kiến nghị
nhằm tạo cơ sở để thực hiện các biện pháp nâng cao nhận thức về giá trị sống
cho sinh viên như sau:
2.1. Đối với các trường đại học
Thứ nhất, để nâng cao nhận thức của sinh viên về giá trị sống, nhà
trường cần xác định tầm quan trọng của các giá trị sống đối với sinh viên. Từ
đó xây dựng môi trường học tập tiên tiến, năng động; một bầu không khí học
tập hợp tác và cởi mở. Chủ trương lồng ghép nội dung giáo dục giá trị sống
vào trong một số môn học đang được giảng dạy trong nhà trường.
Thứ hai, các tổ chức đoàn thể trong trường (Đoàn thanh niên, Hội sinh
viên) cần tổ chức những hoạt động, phong trào tình nguyện liên quan đến
cộng đồng, xã hội một cách phong phú, sinh động, hấp dẫn sinh viên tham gia
và có tác dụng giáo dục các giá trị sống cho sinh viên.
2.2. Đối với sinh viên
Bên cạnh việc học tập là chủ đạo thì sinh viên cũng cần chủ động, tích
cực tham gia vào các hoạt động tập thể, các hoạt động liên quan đến cộng
đồng xã hội. Từ đó làm giàu vốn sống vốn sống cho tâm hồn, rèn luyện và trải
nghiệm các giá trị sống.
Cuối cùng, chúng tôi mong muốn có những nghiên cứu tiếp theo sâu
hơn để xác định mức độ nhận thức của sinh viên đối với các giá trị sống theo
nhiều mức độ nhận thức khác nhau và thực nghiệm các biện pháp giáo dục
nhằm xác nhận tính khả thi của biện pháp, góp phần giáo dục giá trị sống cho
sinh viên.
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hoàng Anh (2007), Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên
sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Đại học
Sư phạm TP. HCM, TP. HCM.
2. Đặng Quốc Bảo (2011), Kế thừa các giá trị suy ngẫm về giáo dục giá trị
cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, 01X - 12/03 - 2011 - 2, Hà Nội.
3. Benjamin S.Bloom (Đoàn Văn Điều biên dịch) (1995), Nguyên tắc phân
loại mục tiêu giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Bùi Thị Bích (2007), Thực trạng định hướng giá trị lối sống sinh viên ở
một số trường đại học tại TP. HCM, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Đại
học Sư phạm TP. HCM, TP. HCM.
5. Chương trình giáo dục các giá trị sống (2000), Các hoạt động giá trị
dành cho thanh niên, Tài liệu giáo dục, TP. HCM.
6. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách
khoa, Hà Nội.
7. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục
vụ phát triển kinh tế xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội
9. Phạm Minh Hạc (2011), Tâm lý học đầu thế kỷ XXI – Tâm lý học giá trị,
01X – 12/03- 2011 – 2, Hà Nội.
10. Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên) (2008), Giáo trình tâm lý học phát triển,
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
11. Nguyễn Công Khanh (chủ biên) (2012), Xây dựng mô hình câu lạc bộ
giáo dục giá trị sống và phát triển kỹ năng sống, NXB Hà Nội, Hà Nội.
90
12. Trần Ngọc Khuê, Lê Kim Việt (2004), Tâm lý xã hội trong quá trình
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
13. Đặng Phương Kiệt (2001), Cơ sở tâm lý học ứng dụng, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa (2010), Giáo dục giá trị và kỹ
năng sống cho học sinh trung học phổ thông, Đại học Giáo dục - Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Lục Thị Nga, Nguyễn Thanh Bình (2012), Hiệu trưởng trường THCS với
vấn đề giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong
quản lý, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Oanh (2010), Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên, NXB
Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
17. Đoàn Huy Oánh (2005), Tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia
TP. HCM, TP. HCM.
18. Robert S.Feldman (2003), Những điều trọng yếu trong tâm lý học, NXB
Thống kê, Hà Nội.
19. Stephen Worchel, Wayne Shebilsue (Trần Đức Hiển biên dịch) (2007),
Tâm lý học (nguyên lý và ứng dụng), NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
20. Nguyễn Đức Thạc (1999), Truyền thống dân tộc và đạo đức nhân cách
của thế hệ trẻ từ hướng tiếp cận Tâm lý học xã hội, Tạp chí Tâm lý học,
số 4/1999.
21. Hà Nhật Thăng (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Tesunesaburo Makiguchi (Nguyễn Ngọc Giao biên dịch) (1994), Giáo
dục vì cuộc sống sáng tạo, NXB Trẻ, TP. HCM.
91
23. Trần Trọng Thuỷ (1993), Giá trị, định hướng giá trị và nhân cách, Tạp
chí Nghiên cứu giáo dục, 7/1993.
24. Trần Trọng Thuỷ (chủ biên) (2001), Tâm lý học đại cương, NXB GD
25. Từ điển Triết học (1986), NXB Tiến bộ Mát-xcơ-va.
26. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang (1995), Giá trị, định
hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Đề tài cấp nhà nước KX –
07 – 04, Hà Nội.
27. Nguyễn Quang Uẩn, (2005), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại
học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
28. Nguyễn Ngọc Vân (1995), Giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, Tạp
chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 11/1995.
29. Nguyễn Khắc Viện, (2001), Từ điển Tâm lý, NXB Văn hóa thông tin.
30. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá
trị xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Viện ngôn ngữ học (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
Tiếng Anh
32. Diane Tillman, Diana Hsu (2008), Living Values Activities for Children
Ages 3-7, International Coordinating Office, Association for Living
Values Education International.
33. Diane Tillman (2010), Living Values Activities for Children Ages 8-14,
International Coordinating Office, Association for Living Values
Education International.
34. Diane Tillman (2008), Living Values Activities for Young Adults,
International Coordinating Office, Association for Living Values
Education International.
Trang web
35.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thăm dò ý kiến
Phụ lục 2: Bảng khảo sát thực trạng
Phụ lục 3: Bảng khảo sát dành cho giảng viên
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn sinh viên
Phụ lục 5: Kết quả phỏng vấn
Phụ lục 6: Bảng xử lý số liệu
Phụ lục 7: Bảng số liệu thô
Phụ lục 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
PHIẾU XIN Ý KIẾN
Các bạn sinh viên thân mến!
Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu nhận thức của sinh viên trường Đại học
Kinh tế - Tài chính Tp. HCM về một số giá trị sống, chúng tôi rất mong nhận được ý
kiến của các bạn về một số vấn đề nêu ra dưới đây.
Chúng tôi rất cảm ơn sự hợp tác của các bạn!
1. Bạn đã từng nghe nói về “Giá trị sống” (Living values) chưa? (Vui lòng
đánh dấu X vào lựa chọn của bạn)
Đã từng biết Chưa bao giờ
2. Theo bạn hiểu, Giá trị sống là gì? (Vui lòng cho biết cụ thể)
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
3. Những giá trị nào sau đây bạn cho là quan trọng và cần thiết đối với bạn
hiện nay (Vui lòng đánh dấu X vào lựa chọn của bạn - có thể có nhiều sự lựa
chọn).
Hoà bình
Tôn trọng
Yêu thương
Khoan dung
Trung thực
Khiêm tốn
Hợp tác
Hạnh phúc
Trách nhiệm
Giản dị
Tự do
Đoàn kết
Ngoài các giá trị trên, còn những giá trị nào khác bạn cho là quan trọng và cần thiết
đối với bạn? (Vui lòng cho biết cụ thể):
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
4. Bạn hiểu rõ nhất những giá trị nào sau đây (Vui lòng đánh dấu X vào lựa
chọn của bạn)
Hoà bình
Tôn trọng
Yêu thương
Khoan dung
Trung thực
Khiêm tốn
Hợp tác
Hạnh phúc
Trách nhiệm
Giản dị
Tự do
Đoàn kết
Ngoài các giá trị trên, bạn còn hiểu rõ nhất những giá trị nào khác? (Vui lòng cho
biết cụ thể)
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
5. Việc hiểu biết về các giá trị sống ở trên có ảnh hưởng như thế nào tới lối
sống của bạn (Vui lòng cho biết cụ thể).
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
6. Bạn thường làm cách nào để rèn luyện các giá trị mà bạn cho là quan
trọng? (Vui lòng cho biết các cách thức cụ thể).
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
7. Theo bạn, nhà trường cần làm những gì để nâng cao hiểu biết của SV UEF
về các giá trị sống? (Vui lòng cho biết cụ thể).
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
8. Theo bạn, những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc hình thành những giá trị
sống của bạn (Vui lòng cho biết cụ thể).
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn
Phụ lục 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
PHIẾU KHẢO SÁT
Thân chào các bạn sinh viên,
Chúng tôi đang nghiên cứu nhận thức của sinh viên trường Đại học Kinh tế -
Tài chính Tp. HCM về một số giá trị sống, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến của
các bạn về một số vấn đề nêu ra dưới đây. Mọi thông tin và đánh giá của các bạn đều
được giữ kín và kết quả tổng hợp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
Chúng tôi rất mong các bạn tham gia nhiệt tình và trả lời trung thực các câu
hỏi để cuộc thăm dò thành công! Xin cảm ơn các bạn.
Phần 1: Đôi điều về bản thân(Vui lòng đánh dấu X vào lựa chọn của bạn)
1. Bạn là SV khoa:
Kế toán-Kiểm toán Quản trị kinh doanh Tài chính-KDTT
2. Năm thứ: Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
3. Giới tính: Nam Nữ
4. Nơi ở hiện nay:
Cùng gia đình Phòng trọ Người quen Kí túc xá
5. Nghề nghiệp chính của gia đình:
Làm ruộng Kinh doanh Cán bộ công chức
Nghề khác (Xin ghi cụ thể): ........................................................................................
.......................................................................................................................................
Phần 2: Nội dung
Câu 1: Theo bạn, giá trị sống là: (vui lòng đánh dấu X vào lựa chọn của bạn-có
thể chọn nhiều đáp án)
a. Các chuẩn mực đạo đức xã hội
b. Lý tưởng sống của từng cá nhân
c. Danh vọng, của cải vật chất mà mỗi người mong muốn có được
d. Lối sống của mỗi người
e. Những điều mà mỗi người cho là tốt, quan trọng và cần thiết với bản thân
họ
f. Những giá trị được cá nhân nhận thức là quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa
đối với bản thân; những giá trị này có khả năng chi phối thái độ, tình cảm,
hành vi của người đó trong cuộc sống và được xã hội chấp nhận
g. Kĩ năng sống
Ý kiến khác (xin ghi cụ thể): ........................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 2: Bạn hãy cho biết mức độ cần thiết của các giá trị sau đối với cuộc sống
của chính bạn (vui lòng đánh dấu X vào ô tương ứng với lựa chọn của bạn)
STT Giá trị Mức độ cần thiết
Rất cần
thiết
Cần
thiết
Có cũng được,
không cũng
được
Ít cần
thiết
Không
cần thiết
1 Hoà bình
2 Tôn trọng
3 Yêu thương
4 Khoan dung
5 Trung thực
6 Khiêm tốn
7 Hợp tác
8 Hạnh phúc
9 Trách nhiệm
10 Giản dị
11 Tự do
12 Đoàn kết
Ngoài các giá trị trên, còn những giá trị nào khác bạn cho là cần thiết đối với bản
thân? .............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 3: Sau đây là các lợi ích của việc nhận thức giá trị sống, bạn vui lòng đánh
dấu X vào lựa chọn phù hợp với bạn:
STT
Biểu hiện
Mức độ đồng ý
Đồng
ý
Phần
lớn
đồng ý
Phân
vân
Phần lớn
không
đồng ý
Không
đồng ý
1 Thực hiện tốt các hoạt động nhóm
2 Biết tôn trọng ý kiến riêng của bạn bè
3 Chấp nhận và hợp tác khi làm việc nhóm
4 Mở rộng tầm hiểu biết
5 Hứng thú và hiệu quả học tập được tăng cao
6 Biết cách kiểm soát và giải tỏa căng thẳng, lo âu
trước những thử thách gặp phải trong học tập
7 Hình thành tư duy tích cực trong học tập
8 Tìm thấy các giá trị tiểm ẩn của bản thân
9 Hiểu bản thân, biết cách tôn trọng và tin
tưởng vào chính mình
10 Có định hướng rõ ràng cho cuộc đời mình
11 Biết chấp nhận những khuyết điểm của bản
thân và biết cách khắc phục
12 Biết kiểm soát suy nghĩ của bản thân trước
khi hành động nên có thể dễ dàng giải quyết
những tình huống khó khăn
13 Không bị lôi cuốn bởi những giá trị tầm
thường trong việc định hình mục đích sống
14 Giúp tôi luôn làm chủ bản thân
15 Biết cách tôn trọng và chấp nhận người khác
16 Tin tưởng vào những người xung quanh và
cuộc sống này
17 Hình thành cái nhìn lạc quan và tích cực về
cuộc sống
18 Hình thành hành vi ứng xử tích cực
19 Dễ thích ứng hơn với những khó khăn trong
cuộc sống
20 Tự tin với chính hành động của bản thân đối
với cuộc sống
21 Cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn
Ảnh hưởng khác: ..........................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 4: Bạn hiểu như thế nào về các khái niệm sau, bằng cách đánh dấu X vào
lựa chọn phù hợp nhất
4.1. Trung thực là:
a. Sự nhất quán giữa tư tưởng, lời nói, hành động và đem đến sự hòa thuận.
b. Đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người, giúp ta nâng cao phẩm giá ,
làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và được mọi người tin yêu, kính
trọng.
c. Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà
và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
4.2. Trách nhiệm là:
a. Việc cá nhân phải góp phần mình vào công việc chung.
b. Phần việc mà cá nhân phải gánh vác, phải nhận lấy về mình và thực hiện
với lòng trung thực.
c. Chấp nhận những đòi hỏi và thực hiện nhiệm vụ với khả năng tốt nhất của
bản thân.
4.3. Hợp tác là:
a. Cùng nhau chung sống và làm việc hòa bình.
b. Làm việc cùng nhau với mục tiêu chung trên nguyên tắc tôn trọng và trợ
giúp qua lại lẫn nhau.
c. Đóng góp các ý tưởng cần thiết để phát triển cá nhân và tập thể, đồng thời
lắng nghe ý kiến của tập thể.
4.4. Khoan dung là:
a. Rộng lòng tha thứ, tôn trọng và thông cảm với người khác; biết tha thứ
cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
b. Luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
c. Tôn trọng sự khác biệt của người khác đối với mình trong cách thức suy
nghĩ, hành động, quan niệm; không ép buộc người khác phải hành động, suy
nghĩ hay quan niệm giống như mình.
Câu 5: Bạn hãy cho biết cách xử sự của bạn trong các tình huống sau bằng
cách chọn câu trả lời phù hợp với hành vi của bạn (đánh dấu X vào 1 trong các
lựa chọn a, b hoặc c), sau đó bạn vui lòng trả lời câu hỏi phía sau.
5.1. ......................................................................................................................
Trong buổi thuyết trình của nhóm 1 môn Kĩ năng mềm, Vân nhận ra rằng
bài thuyết trình chưa đạt yêu cầu vì còn nhiều thiếu sót về kiến thức,
phương pháp thuyết trình chưa sinh động, sự phản biện ý kiến chưa tốt. Tuy
nhiên, khi giáo viên đưa phiếu yêu cầu đánh giá phần thuyết trình của nhóm
1 Vân đã đánh giá chung chung, qua loa, lấy lệ, không nêu rõ ra các khuyết
điểm của bài thuyết trình như Vân đã nhận thấy vì nhóm trưởng nhóm 1 là
bạn rất thân của Vân.
Theo bạn, sự đánh giá của Vân đối với bài thuyết trình thể hiện:
a. Thiếu trung thực trong đánh giá
b. Tôn trọng đối với công sức của bạn
c. Đoàn kết trong tập thể lớp
Ý kiến khác(xin ghi cụ thể): .........................................................................................
Nếu bạn là Vân, bạn sẽ làm gì?
a. Đánh giá giống như Vân
b. Bạn nêu rõ các ưu điểm, khuyết điểm, góp ý các nội dung cần chỉnh sửa
c. Đánh giá chung trong phiếu nhưng sẽ gặp riêng nhóm 1 để góp ý
Ý kiến khác: .................................................................................................................
5.2. Nam được giao nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý máy chiếu cho buổi
thuyết trình của lớp. Theo quy định của trường, người mượn phải bảo quản
và trả thiết bị sau khi sử dụng. Nhưng khi nhóm Nam kết thúc bài thuyết
trình thì Nam xin phép ra về vì có việc gấp mà không bàn giao máy chiếu
cho các nhóm khác. Cuối cùng, máy chiếu bị mất. Bộ phận quản trị thiết bị
đã quy trách nhiệm cho Nam (vì Nam là người đi nhận máy) và yêu cầu
Nam bồi thường cho trường. Nam không đồng ý vì cho rằng mình không
phải là người làm mất, mà các nhóm còn lại thuyết trình xong phải có
nhiệm vụ trả máy cho trường.
Hành động của Nam thể hiện:
a. Nam thiếu nhiệt tình trong công việc
b. Đó chỉ đơn giản là một rủi ro
c. Nam thiếu trách nhiệm trong công việc
Ý kiến khác: .................................................................................................................
Nếu bạn là Nam, bạn:
a. Cùng suy nghĩ và hành động giống Nam
b. Đề nghị các nhóm khác cùng chịu trách nhiệm với bạn
c. Nhận trách nhiệm về sự sai sót trên, cùng với lớp và nhà trường tìm biện
pháp giải quyết
d. Ý kiến khác:
5.3. Lan và Huệ được giáo viên phân cùng nhóm làm bài tập nghiên cứu hết
môn. Lan đề xuất thời gian đầu hai người chia nhau tìm tài liệu, đọc tài liệu,
sau đó trao đổi với nhau, tổng hợp và viết bài. Nhưng Huệ không đồng ý vì
cho rằng điều đó không cần thiết và mất thời gian, đi lại vất vả, tốn kém;
mà nên phân chia bài tập cho mỗi người tự giải quyết phần việc của mình,
đến cuối kì cả hai ráp thành một bản hoàn chỉnh và thuyết trình. Nhưng Lan
cũng không đồng ý vì như thế bài tập sẽ không logic và không thể hiện tinh
thần làm việc của nhóm.
Theo bạn, cả Lan và Huệ không thống nhất được cách làm vì:
a. Hai người chưa hiểu nhau
b. Thiếu sự hợp tác để thống nhất mục tiêu chung của nhiệm vụ
c. Cái tôi cá nhân quá lớn
Ý kiến khác (xin ghi cụ thể): ........................................................................................
Nếu bạn là thành viên trong nhóm, bạn sẽ:
a. Đồng ý với cách làm của Lan
b. Đồng ý với cách làm của Huệ
c. Đề nghị cùng ngồi lại và xem xét mục tiêu của hoạt động này
Ý kiến khác: .................................................................................................................
5.4. Bảo là người từng phạm tội gây rối trật tự công cộng. Do thành tích cải
tạo tốt Bảo được ân xá và trở về địa phương. Bảo tỏ vẻ rất hối lỗi về những
hành động trước đây của mình nhưng nhiều người trong khu phố vẫn không
giao tiếp với Bảo vì cho rằng Bảo là người hư hỏng.
Hành động của những người trong khu phố thể hiện:
a. Thiếu trung thực trong việc đánh giá con người mới của Bảo
b. Không yêu thương Bảo
c. Thiếu sự khoan dung, tha thứ đối với lỗi lầm trước đây của Bảo
Ý kiến khác: .................................................................................................................
Nếu là người dân trong khu phố đó, bạn sẽ làm gì:
a. Đồng tình với hành động của những người dân trên
b. Giải thích cho mọi người biết sự tiến bộ của Bảo và vận động mọi người
cho Bảo cơ hội thể hiện sự tiến bộ
c. Không bận tâm đến sự trở về của Bảo và sự ứng xử của mọi người
Ý kiến khác ...................................................................................................................
Câu 6: Bạn hãy cho biết mức độ ảnh hưởng của những yếu tố sau tới sự nhận
thức của bạn về giá trị sống, bằng cách đánh dấu X vào các ô tương ứng với
lựa chọn của bạn:
STT
Yếu tố ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Ảnh
hưởng
rất nhiều
Ảnh
hưởng
nhiều
Ảnh
hưởng
ít
Ảnh
hưởng
rất ít
Không
ảnh
hưởng
1 Dư luận, đánh giá của xã hội
2 Các quy định thành văn của pháp luật, xã hội
và nhà trường
3 Sự phát triển của nền kinh tế thị trường
4 Lối sống của những người xung quanh
5 Những câu chuyện về lối sống từ báo chí,
truyền hình, phim ảnh
6 Chuẩn mực đạo đức xã hội
7 Các mối quan hệ trên mạng Internet
8 Thần tượng của bản thân
9 Lối sống của chính thầy cô giáo
10 Những lời dạy bảo, nhắc nhở từ thầy cô giáo
11 Phong cách giảng dạy của thầy cô giáo
12 Kỉ luật trong nhà trường
13 Lối sống của bạn bè trong trường, lớp
14 Các phong trào hoạt động của nhà trường
15 Những kiến thức học được từ sách vở
16 Bầu không khí trong trường học
17 Lịch sử truyền thống của gia đình
18 Sự áp đặt suy nghĩ về lối sống của cha mẹ
19 Trình độ học vấn của cha mẹ
20 Nghề nghiệp của cha mẹ
21 Lối sống của chính cha mẹ và người lớn
trong gia đình
22 Lời dạy bảo, nhắc nhở từ các thành viên
trong gia đình
23 Kỉ luật nghiêm khắc của cha mẹ
24 Điều kiện kinh tế của gia đình
25 Khả năng tư duy của mỗi người
26 Thái độ tiếp nhận các giá trị sống
27 Hứng thú cá nhân
28 Nhu cầu hiểu biết các giá trị sống của mỗi cá
nhân
29 Những trải nghiệm của bản thân trong cuộc
sống
30 Sự tự nhận thức, tự giáo dục và rèn luyện của
bản thân
31 Mục đích, ước mơ, lý tưởng sống của mỗi
người
32 Sự giao lưu với bạn bè và những người xung
quanh
Các yếu tố khác: ...........................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 7: Bạn hãy cho biết mức độ hiệu quả của những biện pháp sau nhằm nâng
cao sự nhận thức của sinh viên về giá trị sống, bằng cách đánh dấu X vào các ô
tương ứng với lựa chọn của bạn:
STT
Biện pháp
Mức độ hiệu quả
Rất
hiệu
quả
Hiệu
quả
Khi
có khi
không
Ít
hiệu
quả
Không
hiệu
quả
Đối với nhà trường
1 Xây dựng môi trường học tập tiên tiến, năng động
và thân thiện
2 Tạo dựng một bầu không khí hợp tác, cởi mở và
chia sẻ trong từng giờ học
3 Lồng ghép các nội dung giáo dục giá trị sống vào
một số môn kĩ năng đang được giảng dạy trong
trường
4 Mở lớp học Giáo dục các giá trị sống tại trường
như một hoạt động ngoại khóa
5 Xây dựng các câu lạc bộ giáo dục giá trị sống
6 Tổ chức các buổi nói chuyện trao đổi giữa các giáo
dục viên giá trị sống với sinh viên
7 Tổ chức cho sinh viên được trải nghiệm cảm xúc
thực tế tại các mái ấm, nhà tình thương, cô nhi
viện
8 Tổ chức các hoạt động xã hội (Mùa hè xanh, tình
nguyện, từ thiện)
Đối với bản thân sinh viên
9 Tham gia các buổi nói chyện với các chuyên gia về
giáo dục giá trị sống
10 Tham gia vào các hoạt động xã hội (đi tình
nguyện, làm từ thiện,)
11 Thường xuyên đặt những câu hỏi tự vấn chính bản
thân (“Tôi là ai”, “Tôi là người như thế nào”)
12 Đọc các loại sách, báo, tạp chí nuôi dưỡng tâm hồn
13 Dành thời gian tự suy ngẫm về những giá trị của
riêng mình
14 Đặt ra các nguyên tắc sống và thường xuyên kiểm
tra, đánh giá quá trình rèn luyện của bản thân
15 Luôn lắng nghe sự chia sẻ của những người xung
quanh
16 Ghi nhật kí về những cảm xúc mà bản thân vừa trải
nghiệm
17 Tham gia vào các câu lạc bộ, lớp Giáo dục các giá
trị sống
Các biện pháp khác: .....................................................................................................
.......................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!
Phụ lục 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
PHIẾU XIN Ý KIẾN GIẢNG VIÊN
Kính chào Quý Thầy Cô,
Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu nhận thức về Giá trị sống của sinh viên
trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tp. HCM, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến
của Qúy thầy cô về một số vấn đề nêu ra dưới đây. Mọi thông tin và đánh giá của Qúy
thầy cô đều được giữ kín và kết quả tổng hợp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của
đề tài.
Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của Qúy thầy cô để cuộc thăm dò
thành công! Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý thầy cô
1. Theo Quý thầy cô, hiện nay sinh viên UEF thường quan tâm tới các giá trị
nào sau đây (Quý thầy cô vui lòng chọn tối đa 5 giá trị).
Hoà bình
Tôn trọng
Yêu thương
Khoan dung
Trung thực
Khiêm tốn
Hợp tác
Hạnh phúc
Trách nhiệm
Giản dị
Tự do
Đoàn kết
2. Theo Qúy thầy cô, có những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc hình thành giá
trị sống của sinh viên UEF?
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
3. Theo Qúy thầy cô, các biện pháp sau có hiệu quả như thế nào đối với việc
hình thành các giá trị sống tích cực cho sinh viên UEF (Quý thầy cô vui lòng
đánh dấu X vào các ô tương ứng với lựa chọn)
4.
STT
Biện pháp
Mức độ hiệu quả
Rất
hiệu
quả
Hiệu
quả
Khi có
khi
không
Ít
hiệu
quả
Không
hiệu
quả
Đối với nhà trường
1 Xây dựng môi trường học tập tiên tiến, năng động
và thân thiện
2 Tạo dựng một bầu không khí hợp tác, cởi mở và
chia sẻ trong các giờ học
3 Cung cấp một cách có hệ thống, khoa học những tri
thức về giá trị sống cho sinh viên
4 Lồng ghép các nội dung giáo dục giá trị sống vào
một số môn kĩ năng đang được giảng dạy trong
trường
5 Mở lớp Giáo dục các giá trị sống tại trường như
một hoạt động ngoại khóa
6 Xây dựng các câu lạc bộ giáo dục giá trị sống
7 Tổ chức các buổi nói chuyện trao đổi giữa các giáo
dục viên giá trị sống với sinh viên
8 Tổ chức cho sinh viên được trải nghiệm cảm xúc
thực tế tại các mái ấm, nhà tình thương, cô nhi
viện
9 Tổ chức nhiều hơn các hoạt động xã hội (Mùa hè
xanh, tình nguyện, từ thiện)
Đối với bản thân sinh viên
10 Tham gia các buổi nói chyện với các giáo dục viên
giá trị sống
11 Tham gia vào các hoạt động xã hội (đi tình nguyện,
làm từ thiện,)
12 Thường xuyên đặt những câu hỏi tự vấn chính bản
thân (“Tôi là ai”, “Tôi là người như thế nào”)
13 Đọc các loại sách, báo, tạp chí nuôi dưỡng tâm hồn
14 Dành thời gian tự suy ngẫm về những giá trị của
riêng mình
15 Đặt ra các nguyên tắc sống và thường xuyên kiểm
tra, đánh giá quá trình rèn luyện của bản thân
16 Luôn lắng nghe sự chia sẻ của những người xung
quanh
17 Ghi nhật kí về những cảm xúc mà bản thân vừa trải
nghiệm
18 Tham gia vào các câu lạc bộ, lớp Giáo dục giá trị
sống
Ngoài các biện pháp trên, theo Qúy thầy cô có những biện pháp nào khác?
Nhà trường: ............................................................................................................................
................................................................................................................................................
Bản thân sinh viên: .................................................................................................................
................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ Quý Thầy Cô
Phụ lục 4
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Câu 1: Theo bạn, giá trị sống là gì?
Câu 2: Việc hiểu biết về giá trị sống mang lại những lợi ích gì cho bạn?
Câu 3: Bạn hiểu như thế nào về các giá trị: trung thực, trách nhiệm, hợp tác và
khoan dung?
Câu 4: Theo bạn, nhà trường và bản thân sinh viên cần làm những gì để nâng
cao nhận thức cho sinh viên về giá trị sống?
a. Nhà trường:
b. Bản thân sinh viên:
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn
Phụ lục 5:
Phục lục 5.1.
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN 1
Thời gian: 10 giờ 30 phút ngày 08/10/2012
Địa điểm: Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM. 08 Tân Thới
Nhất 17, phường Tân Thới Nhất, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người phỏng vấn: Trần Kim An
Người trả lời phỏng vấn: Nguyễn Thị Kiều H., sinh viên năm 3 khoa
Tài chính kinh doanh tiền tệ.
Câu 1: Theo bạn, giá trị sống là gì?
Giá trị sống là những điều chúng ta cho là quý, chúng ta cố gắng theo
đuổi để đạt được nó (nếu chưa có) hoặc duy trì nó (nếu đã có). Giá trị sống có
thể là một vật hữu hình nào đó (là những thứ liên quan đến vật chất), hoặc
một hành động, hoặc một thứ vô hình không nhìn thấy (những cái thuộc về
tinh thần). Giá trị sống có thể thay đổi theo thời gian trong cuộc đời của mỗi
con người. Giá trị sống của em bây giờ là mong muốn gia đình em mãi hạnh
phúc, em được bạn bè yêu quý và trở thành người thành đạt trong công việc,
mỗi ngày và em cố gắng vì mục tiêu đó (trau dồi kiến thức, kỹ năng, mở rộng
mối quan hệ,).
Câu 2: Việc hiểu biết về giá trị sống mang lại những lợi ích gì cho
bạn?
Việc hiểu về giá trị sống giúp ta xác định được ước mơ, mục tiêu của
mình, xác định được lý do chúng ta tồn tại trên đời này. Từ đó, chúng ta cố
gắng phấn đấu để đạt được giá trị đó.
Mỗi người xác định được giá trị sống cho riêng mình sẽ giúp chúng ta
không sa đà vào những mục tiêu vô bổ, đi đúng con đường mà chúng ta đã
chọn. Việc xác định giá trị sống còn thể hiện được giá trị của bản thân. Những
người có giá trị sống cao cả, tốt đẹp thì cuộc sống của họ sẽ khác những
người có giá trị sống “ảo”, chạy theo những thứ xa hoa, thời thượng nhất
thời,
Câu 3: Bạn hiểu như thế nào về các giá trị: trung thực, trách nhiệm,
hợp tác và khoan dung?
Trung thực là sống thật với bản thân mình, với suy nghĩ và cá tính của
mình. Người trung thực dám nói và dám làm những điều mình nghĩ, dù cho
điều đó có trái với suy nghĩ của người khác. Sống trung thực rất khó, vì chúng
ta thường xuyên bị chi phối bởi môi trường sống xung quanh, những mối
quan hệ nên đôi khi chúng ta đang làm những điều mà người khác muốn chứ
không phải là điều mình muốn.
Trách nhiệm là việc dám thừa nhận với xã hội về việc làm của mình,
dám gánh chịu và giải quyết hậu quả khi cần thiết. Sống có trách nhiệm rất
khó vì đôi khi việc chịu trách nhiệm ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta (ảnh
hưởng đến danh dự khi phải chịu trách nhiệm với xã hội, ảnh hưởng đến
lương thưởng nếu phải chịu trách nhiệm trong công việc,). Tuy nhiên,
người dám chịu trách nhiệm sẽ được mọi người tôn trọng, tin tưởng, nhanh
chóng học hỏi được nhiều điều hay mỗi khi mắc sai lầm.
Hợp tác là cùng nhau thực hiện một công việc nào đó. Để hợp tác với
một tập thể, chúng ta phải có kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm, mỗi người
phải tự hạ bớt cái tôi của bản thân lại để tôn trọng những người xung quanh.
Hợp tác là một kỹ năng cần thiết trong công việc của mỗi người, giúp chúng
ta hoàn thành công việc nhanh và hiệu quả hơn.
Khoan dung là sẵn sàng thông cảm và tha thứ cho người khác khi mắc
lỗi. Trong cuộc sống có nhiều cám dỗ dẫn đến sai lầm của mỗi người, nếu
chúng ta không biết khoan dung thì cuộc sống sẽ trở nên nặng nề, căng thẳng.
Sống khoan dung giúp mọi người hiểu nhau hơn, gần nhau hơn. Sau mỗi sóng
gió của cuộc sống, nhờ khoan dung mà chúng ta thông cảm và gắn kết với
nhau hơn.
Câu 4: Theo bạn, nhà trường và bản thân sinh viên cần làm những
gì để nâng cao nhận thức cho sinh viên về giá trị sống?
a. Nhà trường: Trước hết, nhà trường cần phải có những hoạt động định
hướng đúng đắn về nhận thức cho sinh viên. Cụ thể là cung cấp cho sinh viên
những kiến thức khoa học và hệ thống về giá trị sống thông qua các tài liệu
tham khảo thêm hoặc có thể lồng ghép vào một vài bài học của môn Kỹ năng
mềm có liên quan (ví dụ như giá trị Trách nhiệm và Hợp tác có thể đưa vào
nội dung Kỹ năng trình bày và giải quyết vấn đề). Sau đó là tổ chức những
buổi nói chuyện hoặc giao lưu với các chuyên viên về giáo dục giá trị cuộc
sống. Ngoài ra cần tổ chức những hoạt động ngoại khóa để sinh viên tự nhận
ra giá trị cuộc sống cho bản thân mình (những buổi sinh hoạt văn nghệ, làm
tình nguyện, làm từ thiện,).
b. Bản thân sinh viên: Sinh viên cần phải tự hoàn thiện bản thân, lựa
chọn cho mình những ngưười bạn tốt để cùng nhau học tập và sinh hoạt. Đọc
nhiều tài liệu, sách báo để tự nâng cao kiến thức, tham gia những buổi sinh
hoạt lành mạnh do nhà trường hoặc các tổ chức lành mạnh thực hiện để tìm ra
cho mình những giá trị sống phù hợp và đúng đắn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn
Phục lục 5.2.
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN 2
Thời gian: 15 giờ ngày 2/10/2012
Địa điểm: Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM. 08 Tân Thới
Nhất 17, phường Tân Thới Nhất, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người phỏng vấn: Trần Kim An
Người trả lời phỏng vấn: Nguyễn Quốc Th., sinh viên năm 4 khoa
Quản trị kinh doanh
Câu 1: Theo bạn, giá trị sống là gì?
Theo em, khi nói đến giá trị là những thứ có ý nghĩa, mình đề cao, coi
trọng, có tác dụng với ai đó và quý giá đối với người đó. Vậy nên giá trị sống
cũng vậy. Giá trị sống là những điều mà cá nhân mình cho là nó có ích, nó sẽ
chi phối thái độ, hành vi của bản thân trong cuộc sống.
Câu 2: Việc hiểu biết về giá trị sống mang lại những lợi ích gì cho
bạn?
Có lối sống tích cực và thân thiện, từ đó giúp mối quan hệ với người
xung quanh tốt hơn. Chính bản thân mình có trách nhiệm với chính mình, sau
đó là với những người xung quanh.
Câu 3: Bạn hiểu như thế nào về các giá trị: trung thực, trách nhiệm,
hợp tác và khoan dung?
Trách nhiệm giúp em có động lực để hoàn thành công việc của mình, nó
cũng nhưng một mục đích mà chúng ta cần đặt ra cho mỗi công việc.
Trung thực trước hết là thành thật với chính bản thân mình từ suy nghĩ
đến hành động, việc làm. Bây giờ, trung thực với sinh viên rất quan trọng.
Trung thực trong thi cử, làm bài tập, đánh giá bài tập và cho điểm các nhóm
khác khi thuyết trình tập thể.
Hợp tác là một thái độ rất cần thiết trong cuộc sống ngày nay của chúng
ta, thái độ này giúp ta có thể có kỹ năng làm việc nhóm hoàn hảo.
Khoan dung sẽ làm cho con người thấy thanh thản và nhẹ nhàng trong
tâm hồn, không thấy ghét bỏ hay phải hận thù ai. Khoan dung cũng là giúp đỡ
người khác sửa chữa và khắc phục những điều họ đã làm sai trước đây.
Câu 4: Theo bạn, nhà trường và bản thân sinh viên cần làm những
gì để nâng cao nhận thức cho sinh viên về giá trị sống?
a. Nhà trường: Theo em, nhà trường cần mở thêm nhiều buổi giao lưu
với các diễn giả nổi tiếng hơn nữa không chỉ dành cho các sinh viên vừa mới
nhập học mà cho cả sinh viên các khóa, đặc biệt là vào đầu các năm học. Như
thế sinh viên sẽ trực tiếp trao đổi với những người có kiến thức và có nhiều
câu chuyện, tình huống thú vị sẽ dễ tiếp thu hơn là việc phải học lý thuyết.
Nhà trường cũng nên tổ chức các hoạt động, phong trào giao lưu giữa
các khóa (năm nhất, năm hai, năm ba và năm cuối) để trao đổi kinh nghiệm,
tăng cường sự đoàn kết, hợp tác giữa các sinh viên.
Rất quan trọng là tổ chức các hoạt động về cộng đồng nhiều hơn như
Mùa hè xanh, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Một môi trường học
tập tiên tiến và thân thiện thì luôn cần đến các hoạt động hướng đến cộng
đồng và vì cộng đồng. Như thế em chắc rằng các hoạt động này sẽ có hiệu
quả. Hơn nữa việc cho sinh viên trải nghiệm các cảm xúc thực tế sẽ có tác
dụng gấp nhiều lần so với việc biết lý thuyết.
b. Bản thân sinh viên: Đặt ra các nguyên tắc sống và thường xuyên
kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện của bản thân. Đồng thời cần phải luôn
luôn ghi nhớ, tâm niệm những điều đó. Khi thấy mình sai cần sửa ngay.
Bên cạnh việc học để có những kiến thức về chuyên ngành thì việc tham
gia các hoạt động về học thuật và phong trào cũng rất cần thiết. Nó là sự củng
cố và chứng minh lại những kiến thức lý thuyết mà mình vừa học. Đồng thời
là sự chia sẻ và thể hiện trách nhiệm của bản thân mình với chính cộng đồng
và xã hội mà mình đang sống. Tức là cần phải có sự kết hợp cả lý thuyết với
thực tế cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn
Phụ lục 6
Phụ lục 6.1. Nhận thức của sinh viên về lợi ích của giá trị sống theo phương
diện giới tính
Levene's Test
for Equality
of Variances
t-test for Equality of Means
F Sig. t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
Học
tập
Equal variances
assumed
.084 .773 1.219 305 .224 .0703 .05769
Equal variances
not assumed
1.219 304.999 .224 .0703 .05769
Bản
thân
Equal variances
assumed
1.674 .197 1.710 305 .088 .1061 .06205
Equal variances
not assumed
1.710 303.479 .088 .1061 .06206
Cuộc
sống
Equal variances
assumed
.125 .724 -.201 305 .841 -.0125 .06230
Equal variances
not assumed
-.201 304.462 .841 -.0125 .06229
Phụ lục 6.2. Nhận thức của sinh viên về lợi ích của giá trị sống theo phương
diện trình độ đào tạo
Levene's Test
for Equality of
Variances
t-test for Equality of Means
F Sig. t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
Học
tập
Equal variances
assumed
4.468 .035 -4.106 305 .000 -.2332 .05680
Equal variances
not assumed
-4.004 253.408 .000 -.2332 .05824
Bản Equal variances 1.077 .300 -4.492 305 .000 -.2737 .06092
thân
assumed
Equal variances
not assumed
-4.452 274.162 .000 -.2737 .06146
Cuộc
sống
Equal variances
assumed
.797 .373 -2.820 305 .005 -.1750 .06206
Equal variances
not assumed
-2.829 287.266 .005 -.1750 .06188
Phụ lục 6.3. Nhận thức của sinh viên về lợi ích của giá trị sống theo phương
diện khoa đào tạo
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
Học tập Between Groups .658 2 .329 1.289 .277
Within Groups 77.618 304 .255
Total 78.276 306
Bản thân Between Groups 1.336 2 .668 2.265 .106
Within Groups 89.642 304 .295
Total 90.977 306
Cuộc
sống
Between Groups .632 2 .316 1.065 .346
Within Groups 90.222 304 .297
Total 90.854 306
Phụ lục 6.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về giá trị sống
theo phương diện giới tính
Levene's Test
for Equality
of Variances
t-test for Equality of Means
F Sig. t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
Xã hội Equal variances
assumed
3.747 .054 2.228 305 .027 .1633 .07331
Equal variances 2.229 298.37 .027 .1633 .07327
not assumed 2
Gia
đình
Equal variances
assumed
5.619 .180 .815 305 .416 .0708 .08692
Equal variances
not assumed
.815
292.45
7
.416 .0708 .08685
Nhà
trường
Equal variances
assumed
1.546 .215 1.809 305 .071 .1385 .07657
Equal variances
not assumed
1.810
303.30
3
.071 .1385 .07655
Bản
thân
Equal variances
assumed
.446 .505 .995 305 .321 .0689 .06930
Equal variances
not assumed
.994
293.14
9
.321 .0689 .06935
Phụ lục 6.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về giá trị sống
theo phương diện trình độ đào tạo
Levene's Test
for Equality of
Variances
t-test for Equality of Means
F Sig. t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
Xã hội Equal variances
assumed
.220 .639 -1.200 305 .231 -.0892 .07440
Equal variances
not assumed
-1.197 282.207 .232 -.0892 .07453
Gia
đình
Equal variances
assumed
1.507 .220 -1.945 305 .053 -.1697 .08726
Equal variances
not assumed
-1.957 289.988 .051 -.1697 .08675
Nhà
trường
Equal variances
assumed
.048 .827 -.530 305 .597 -.0411 .07764
Equal variances
not assumed
-.531 287.446 .596 -.0411 .07740
Bản
thân
Equal variances
assumed
1.084 .299 -1.321 305 .188 -.0922 .06984
Equal variances
not assumed
-1.275 240.259 .203 -.0922 .07231
Phụ lục 6.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về giá trị sống
theo phương diện khoa đào tạo
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
XAHOI
Between Groups 1.967 2 .983 2.375 .095
Within Groups 125.885 304 .414
Total 127.852 306
GIADINH
Between Groups .528 2 .264 .455 .635
Within Groups 176.691 304 .581
Total 177.220 306
TRUONG
Between Groups 3.130 2 1.565 3.509 .031
Within Groups 135.593 304 .446
Total 138.723 306
BANTHAN
Between Groups 1.529 2 .765 2.089 .126
Within Groups 111.259 304 .366
Total 112.788 306
Phụ lục 6.7. Hiệu quả của một số biện pháp nâng cao nhận thức giá trị sống
cho sinh viên theo đánh giá của giảng viên
Nội dung Mức độ
Hiệu quả
Điểm
TB
Độ
lệch
chuẩn
Thứ
hạng
Tần số %
Nhà trường
Lồng ghép các nội dung giáo dục giá trị
sống vào một số môn kĩ năng đang được
giảng dạy trong trường 23 92 4.48 0.65
1
Cung cấp một cách có hệ thông, khoa
học những kiến thức về giá trị sống cho
sinh viên 23 92 4.44 0.65
2
Xây dựng môi trường học tập tiên tiến,
năng động và thân thiện 25 100 4.36 0.48
3
Tạo dựng một bầu không khí hợp tác,
cởi mở và chia sẻ trong từng giờ học 25 100 4.28 0.45
4
Tổ chức cho sinh viên được trải nghiệm
cảm xúc thực tế tại các mái ấm, nhà tình
thương, cô nhi viện 23 92 4.08 0.49
5
Tổ chức các hoạt động xã hội (Mùa hè
xanh, tình nguyện, từ thiện) 19 76 4 0.7
6
Mở lớp học Giáo dục các giá trị sống tại
trường như một hoạt động ngoại khóa 13 52 3.6 0.64
7
Tổ chức các buổi nói chuyện trao đổi
giữa các giáo dục viên giá trị sống với
sinh viên 15 60 3.6 1.04
8
Xây dựng các câu lạc bộ giáo dục giá trị
sống 9 36 3.36 0.75
9
Bản thân
Đọc các loại sách, báo, tạp chí nuôi
dưỡng tâm hồn 19 76 4.08 0.75
1
Tham gia vào các hoạt động xã hội (đi
tình nguyện, làm từ thiện,) 14 56 3.88 0.88
2
Đặt ra các nguyên tắc sống và thường
xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình rèn 16 64 3.8 0.86
3
luyện của bản thân
Luôn lắng nghe sự chia sẻ của những
người xung quanh 11 44 3.8 0.7
4
Dành thời gian tự suy ngẫm về những
giá trị của riêng mình 17 68 3.64 1.07
5
Thường xuyên đặt những câu hỏi tự vấn
chính bản thân (“Tôi là ai”, “Tôi là
người như thế nào”) 14 56 3.64 1.03
6
Tham gia các buổi nói chyện với các
chuyên gia về giáo dục giá trị sống 17 68 3.6 0.95
7
Tham gia vào các câu lạc bộ, lớp Giáo
dục các giá trị sống 13 52 3.6 0.64
8
Ghi nhật kí về những cảm xúc mà bản
thân vừa trải nghiệm 13 52 3.28 0.93
9
Phụ lục 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_thuc_cua_sinh_vien_dai_hoc_kinh_te_tai_chinh_tp_ho_chi_minh_ve_mot_so_gia_tri_song_theo_unesco.pdf