Khi giá dầu giảm, thì với các tỷ lệ phân chia sản phẩm đã được định theo tỷ
lệcố định, chi phí đầu tư cho các hoạt động dầu khí cũng phải giảm theo,
trong khi nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và duy trì sửa chữa, bảo dưỡng
đặc biệt là cho công tác tìm kiếm thăm dò và gia tăng trữ lượng dầu khí vẫn
không giảm.
50 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4725 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu thế giới và
nắm giữ khoảng 3/4 trữ lượng dầu thế giới.
OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu của các nước thành
viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu trên thị trường thế giới. Hội
nghị các bộ trưởng phụ trách vấn đề năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức
OPEC được tổ chức mỗi năm hai lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề
ra các biện pháp phù hợp để đảm bảo việc cung cấp dầu trên thị trường dầu
mỏ thế giới. Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau theo nguyên tắc xoay
vòng làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ.
Mục tiêu chính thức được ghi vào hiệp định thành lập OPEC là ổn định thị
trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế
giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi bị các biện pháp cưỡng
chế vì các quyết định của OPEC. Nhưng thật ra nhiều biện pháp được đề ra lại
có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong cơn khủng
hoảng dầu, OPEC đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách cao
giá trong thời gian dài. Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách dầu
chung nhằm để giữ giá.OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành
viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả,
thông qua đó có thể có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi
OPEC như là một liên minh độc quyền luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi
nhất cho mình. OPEC giữ một vị trí quan trọng nhất trên thị trường dầu mỏ
thế giới. Các mốc chính đánh dấu hoạt động của OPEC.
* 14/9/1960: thành lập tổ chức OPEC theo đề xuất của Venezuela tại
Baghdad.
* 1965: Dời trụ sở về Viên. Các thành viên thống nhất một chính sách
khai thác chung để bảo vệ giá.
* 1970: Nâng giá dầu lên 30%., nâng thuế tối thiểu áp dụng cho các công
ty khai thác dầu lên 55% của lợi nhuận.
* 1971: Nâng giá dầu sau khi thương lượng với các tập đoàn khai thác.
Tiến tới đạt tỷ lệ quốc gia hoá 50% các tập đoàn.
* 1973: Tăng giá dầu từ 2,89 USD một thùng lên 11,65USD. Thời gian
này được gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác 55%
lượng dầu của thế giới.
* Từ 1974 đến 1978: tăng giá dầu 5-10% hầu như mỗi nửa năm một lần
để chống lại việc USD bị lạm phát.
* 1979: Khủng hoảng dầu lần thứ hai. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo, giá
dầu từ 15,5 USD/1 thùng được nâng lên 24USD. Lybia, Algeria và Iraq thậm
chí đòi đến 30 USD cho một barrel.
* 1980: Đỉnh điểm chính sách cao giá của OPEC. Lybia đòi 41 USD, Ả
Rập Saudi đòi 32 USD và các nước thành viên còn lại là 36 USD cho một
thùng dầu.
* 1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm do các nước công nghiệp lâm vào cuộc
khủng hoảng kinh tế và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, do
giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng khác.
Lượng tiêu thụ dầu trên thế giới giảm 11% trong thời gian từ năm 1979 đến
1983, thị phần dầu của OPEC trên thị trường giảm còn 40%.
* 1982: Quyết định cắt giảm sản lượng sản xuất tuy được thông qua
nhưng lại không được các thành viên giữ đúng. Thị phần của OPEC giảm
xuống còn 33% và vào năm 1985 còn 30% trên tổng số lượng khai thác dầu
trên thế giới. Lượng khai thác dầu giảm xuống mức kỷ lục là 17,43 triệu
thùng một ngày.
* 1983: Giảm giá dầu từ 34 USD xuống 29 USD/1 thùng. Giảm hạn
ngạch khai thác từ 13,5 triệu xuống 16 triệu thùng một ngày.
* 1986: Giá dầu rơi xuống đến dưới 10 USD một thùng do sản xuất dư
thừa và do một số nước trong OPEC giảm giá dầu.
* 1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18 đến 21 USD/1 thùng.
Nhờ vào chiến tranh vùng vịnh giá dầu đạt đến mức đề ra.
* 2000: Giá dầu đã dao động mạnh, vượt qua cả hai mức thấp và cao
nhất trong lịch sử. Nếu trong quý I, chỉ với 9 USD người ta cũng có thể mua
được một thùng dầu thì trong quý IV giá đã vượt trên 37 USD/thùng. Các
nước thành viên của OPEC đồng ý giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng.
* 1/2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng.
Các thành viên đã nhất trí “tạm ngưng” không giữ giá dầu ở mức 22-28
USD/thùng.
3. Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới
Kể từ khi có ngành công nghiệp dầu khí đến nay, với khởi đầu Công nghiệp
dầu khí Mỹ, rồi khi Nga bắt đầu xuất khẩu dầu (1884), và phát hiện vùng dầu
Texas vào cuối thế kỷ XIX, những năm đầu thế kỷ XX Venezuala bắt đầu
khai thác dầu, đến chiến tranh thế giới lần thứ hai thì về cơ bản giá dầu cũng
chỉ ở mức từ 5 - 7 USD/1 thùng. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đã liên tiếp xảy
ra nhiều cuộc khủng hoảng giá dầu. Đặc biệt trong những năm gần đây giá
dầu thế giới luôn ở mức cao, gây ra sự biến động trên thị trường dầu mỏ đặc
biệt là từ năm 2004 đến nay.
Từ năm 1948 đến những năm cuối 1960, giá dầu trung bình của thế giới chỉ
dao động từ 2,5 - 3 USD/1 thùng. Sự ra đời của các nước thành viên OPEC
đảm bảo cho sự ổn định về giá dầu. Cú sốc giá dầu lần thứ nhất bắt đầu vào
cuối tháng 10/1973 khi Syria và Ai Cập tấn công Isarel. Mỹ và các nước
phương tây đã hỗ trợ mạnh cho Isarel. Trả đũa cho hành động này, hàng loạt
các nước xuất khẩu dầu trong khối Arab đã cấm vận xuất dầu cho các nước
thân với Isarel. Họ đã cắt giảm lượng dầu sản xuất từ 5 triệu thùng một ngày
xuống còn một triệu thùng. Kết quả là trong vòng 6 tháng, giá dầu thế giới đã
tăng 400%. Từ năm 1972 - 1978, giá dầu dao động từ 12 - 14 USD/1 thùng so
với giai đoạn trước chỉ có 3 USD/1 thùng. Lần biến động tiếp theo được châm
ngòi bằng cuộc chiến tranh giữa Iran và Iraq năm 1979. Kết quả là lượng dầu
sản xuất của hai quốc gia này sụt giảm. Giá dầu lập tức tăng từ 14 USD/1
thùng năm 1978 lên 38 USD/1 thùng năm 1981, tức tăng 271%. Cú sốc giá
dầu thứ ba xảy ra vào giai đoạn Iraq tấn công Kuwait năm 1990 - 1991. Giá
dầu từ mức 20 USD/1 thùng đã tăng lên 35 USD/1 thùng vào tháng 10/1990.
Lần giá dầu tăng vọt gần đây là vào năm 2002. Theo dõi diễn biến giá dầu
thô từ đầu năm 2002 đến nay, nếu bỏ qua các thăng giáng đột xuất, ngắn
ngày, thì khuynh hướng chung là tăng tuyến tính theo thời gian đặc biệt là
biến động tăng giá dầu trong những năm gần đây. Giá dầu thị trường thế giới
vào tháng 1/2003 là khoảng 32 USD/1 thùng, đến tháng 1/2004 là 34 USD/1
thùng và cứ tăng dần.
Bảng 2: Sự biến động giá dầu từ năm 2003 đến 2004
Đơn vị: USD/1 thùng
Loại dầu
2003 (Quý) 8 tháng 2004 (Tháng)
Q1 Q2 Q3 Q4 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8
Dầu nhẹ - rập 28 23 26 27 28 27 28 29 30 32 35 40
Dầu Brent 29 26 28 29 30 31 32 33 34 38 41 45
Dầu WTI (Mỹ) 29 34 30 32 34 35 36 38 40 42 44 48
Nguồn: Viện nghiên cứu Bộ Thương mại
4. Nguyên nhân của biến động
Giá dầu thô cùng với những sản phẩm của nó có những vị trí hết sức quan
trọng. Khi giá dầu lên cao có thể gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế các nước
và tác động đến nền kinh tế toàn cầu nói chung, làm cho thương mại và đầu tư
quốc tế suy giảm. Bối cảnh kinh tế nói chung khi giá dầu tăng hiện nay rất
khác so với những cơn sốt giá dầu trước đây, tất cả đều xảy ra đồng thời với
với hiện tượng phát triển bùng nổ kinh tế do nhiều nền kinh tế hoạt động quá
nóng. Biến động của giá dầu do nhiều nhân tố như nhân tố chính trị và sự bất
ổn trên thế giới với yếu tố tâm lý, là những nhân tố có tác động mạnh, còn
nhân tố cung cầu là nhân tố quyết định sự biến động giá dầu trên thị trường
thế giới.
Nhân tố quyết định gây nên sự biến động trên thị trường mỏ chính là nhân
tố cung cầu. Cung dầu thô ngày càng hạn chế do dầu thô là nguồn tài nguyên
không tái tạo được. Hiện nay trên thế giới đang diễn ra hàng loạt các tranh
luận gay gắt về tình trạng cạn kiệt dầu. Trong những năm gần đây, các mỏ
mới và lớn, phát hiện ngày càng ít dần, trong lúc các mỏ đang khai thác thì
đang đi vào giai đoạn đỉnh điểm của hoặc đang chuyển sang giai đoạn kết
thúc. Theo thông báo của Trung tâm phân tích tình trạng cạn kiệt dầu có trụ
sở ở London, thì năm 2000 có 13 mỏ mới được phát hiện với trữ lượng 500
triệu thùng trở lên, năm 2001 giảm xuống còn 6 mỏ, năm 2002 phát hiện 2 mỏ
và đến năm 2003 chỉ còn 1 mỏ thuộc tầm cỡ nói trên. Các mỏ có trữ lượng
trên 500 triệu thùng cung cấp đến 80% sản lượng dầu tiêu thụ trên thị trường
thế giới, do đó hiện tượng cạn kiệt dầu trở thành một nguy cơ đối với toàn
cầu.Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ dầu không ngừng gia tăng, đặc biệt ở
những nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Và từ năm 2003,
Mỹ đã tăng mức dự trữ dầu thô chiến lựoc lên đến 700 triệu thùng, cũng làm
cho nhu cầu sử dụng dầu trên thế giới tăng lên. Để đảm bảo an ninh năng
lượng, các nước công nghiệp đều lo dự trữ dầu và tìm cách khống chế các
nguồn cung dầu bằng các biện pháp quân sự, gây bất ổn định chính trị xã hội.
Những tác động về mặt kinh tế toàn cầu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến
sự biến động của giá dầu. Nền kinh tế thế giới ngày càng tăng trưởng mạnh.
Cùng với việc tăng trưởng, thì nhu cầu sử dụng dầu thô cũng tăng theo; đặc
biệt là nhu cầu dầu thô của Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ trong đó Trung Quốc
chiếm đến 40% lượng dầu tăng của toàn thế giới. Năm 2003, Trung Quốc đã
vượt Nhật Bản và trở thành quốc gia thứ hai tiêu thụ dầu thô trên thế giới, sau
Mỹ. Nhìn chung các nguồn năng lượng của Trung Quốc tương đối phong phú
nhưng chủ yếu là than đá, còn dầu mỏ và khí đốt là để phục vụ nhu cầu trong
nước vẫn còn thiếu hụt. Trong 10 năm qua mức tiêu thụ dầu mỏ của Trung
Quốc tăng khoảng 6%/năm trong khi sản lượng dầu chỉ tăng 1,5%. Chính
sách truyền thống về tự cung tự cấp dầu mỏ nay đã trở thành dĩ vãng. Là nước
nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ và chiếm 40% mức tăng tiêu thụ
dầu mỏ thế giới, hàng ngày Trung Quốc nhập khẩu khoảng hai triệu thùng,
tương đương 270.000 tấn. Chính phủ Trung Quốc dự báo đến năm 2030, con
số này sẽ tăng lên 9,8 triệu thùng, tương đương 1,35 triệu tấn. Đến năm 2020,
theo như cam kết tăng gấp bốn lần GDP hiện nay tại Đại hội Đảng thứ XVI,
Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 250 triệu tấn dầu mỗi năm và trở thành
quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất trên thế giới.
Bên cạnh đó, chính trị cũng là một nhân tố rất quan trọng gây nên sự biến
động trên thị trường dầu mỏ. Trước mắt, chính trị dầu mỏ không phải liên
quan đến vấn đề thế giới sẽ thiếu dầu mà liên quan đến sự ra đời và ảnh
hưởng ngày càng tăng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đối với
nền kinh tế thế giới, tình hình bất ổn ở Trung Đông và các cuộc xung đột,
tranh chấp biên giới, lãnh thổ ở các khu vực hiện nay đặc biệt ở các khu vực
có trữ lượng dầu lớn.
Cuối cùng, tâm lý lo ngại cũng là một trong những nguyên nhân gây nên
sự biến động tăng của giá dầu. Tâm trạng lo ngại, sự lo lắng của giới kinh
doanh về sự biến động giá dầu có thể phần nào được tạo ra bởi sự đầu cơ, đã
kéo dài cơn sốt giá của thị trường dầu mỏ thế giới.
5. Kinh nghiệm của các nước trước sự biến động giá dầu
Giá dầu cao tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, hạn chế tốc
đô tăng trưởng, làm cho đời sống khó khăn và theo sau đó là những lộn xộn
về chính trị xã hội. Các nước xử lý vấn đề này tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế
xã hội và tình hình tài nguyên mỗi nước.
Các nước OPEC chủ trương giữ giá dầu cao một cách hợp lý theo lý luận
của họ bằng cách điều chỉnh sản lượng chi để mức cung xấp xỉ mức cầu.
Khung giá dầu thô của OPEC hiện nay là 22 - 28 USD/thùng, nhưng vì đồng
USD mất giá nên xu hướng sắp tới sẽ là 30 - 35USD/1 thùng. Với biện pháp
này OPEC vừa đảm bảo có thu nhập cao vừa giữ được nguồn tài nguyên mà
họ tin rằng sau vài chục năm nữa, vai trò của họ trên thị trường dầu khí sẽ là
tuyệt đối.
Các nước sản xuất và xuất khẩu dầu nhỏ hơn thì hoặc là tranh thủ khai thác
để tăng nguồn thu, hoặc là hạn chế khai thác trong nước, mở rộng đầu tư khai
thác ở nước ngoài, phụ thuộc vào nhu cầu ngân sách. Chủ trương tăng cường
khai thác để xuất khẩu chứa một nguy cơ tiềm ẩn, bởi vì sau này họ sẽ là
những nước nhập khẩu với giá dầu cao hơn gấp nhiều lần. Do vậy, các nước
có tiềm năng tài chính thì phát triển chế biến trong nước để xuất khẩu sản
phẩm lọc dầu, hạn chế tối đa xuất sản phẩm thô.
Các nước công nghiệp phát triển và các nước thiếu dầu khí thì chủ trương
đa dạng hoá nguồn cung, đa dạng hoá nguồn nhiên liệu (sử dụng điện, hydro
thay xăng hoặc sản xuất xăng dầu từ khí đốt, than đá…), tiết kiệm năng lượng
kể cả đánh thuế cao, nhằm hạn chế nhu cầu sử dụng, đồng thời đầu tư nghiên
cứu các nguồn năng lượng mới. Để giữ cho giá xăng dầu nội địa ít biến động,
các nước này rất tích cực lập kho dự trữ chiến lược, đặc biệt là Mỹ, mục tiêu
dầu dự trữ phải đủ dùng trong 9 tháng, Trung Quốc mục tiêu này là 3 tháng.
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG THỊ
TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU DẦU MỎ CỦA VIỆT NAM.
I. Thực trạng xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
1. Khai thác dầu mỏ ở Việt Nam
Công tác tìm kiếm thăm dò dầu mỏ trên đất liền miền Bắc đã bắt đầu từ
những năm 60 của thế kỷ trước và thực sự được mở rộng ra toàn lãnh thổ và
lãnh hải Việt Nam từ sau ngày đất nước thống nhất. Ngày 26/6/1986 đã đánh
dấu sự bắt đầu của ngành công nghiệp khai thác dầu khi mỏ Bạch Hổ (thuộc
thềm lục địa phía Nam, ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã khai thác dòng
dầu đầu tiên và chính thức đưa Việt Nam vào danh sách các nước xuất khẩu
dầu thô từ năm 1991. Điều đặc biệt quan trọng mang tính bước ngoặt là vào
năm 1988 đã khẳng định nguồn trữ lượng dầu lớn tích tụ trong đá móng granít
nứt nẻ và đã được khai thác. Từ đó đến nay, móng granít nứt nẻ thuộc mỏ
Bạch Hổ luôn đóng vai trò chủ lực trong khai thác dầu của Việt Nam. Với
việc phát hiện và đưa vào khai thác dầu từ móng granít nứt nẻ tại mỏ Bạch
Hổ, ngành dầu khí Việt Nam chẳng những đã chứng tỏ được sự lớn mạnh của
mình mà còn mang đến cho nền công nghiệp dầu thế giới những quan điểm
hết sức mới mẻ về việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu trong đá móng granít
nứt nẻ, một đối tượng mà từ trước đến nay thường ít được chú ý.
Sau gần 30 năm hoạt động, sản lượng trung bình ngày trong năm 2004 là 400
nghìn thùng (53 nghìn tấn) dầu thô. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành quốc
gia đứng thứ ba về sản xuất và xuất khẩu dầu trong khu vực. Hiện tại, trên thềm
lục địa và đất liền của nước ta có các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông,
Hồng Ngọc, Sư Tử Đen, Cái Nước, Bunga Kekwa, Bunga Raya, Bunga Seroja,
Lan Tây và Tiền Hải C đang khai thác. Cho tới thời điểm hết tháng 10/2004,
tổng sản lượng khai thác được là 16,95 triệu tấn dầu thô đạt 97,5% kế hoạch
năm. Nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất trên cả nước là Vietsopetro, công ty liên
doanh giữa Petro Việt Nam và Zarubezhneft của Nga.
2. Tình hình xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Do chưa có nhà máy lọc dầu trong nước, nên từ năm 1986 đến nay Việt
Nam chủ yếu xuất khẩu dầu thô - sản phẩm dầu mỏ song chưa qua tinh chế.
Theo dòng thời gian, sau Bạch Hổ, dầu thô khai thác từ những mỏ khác cũng
lần lượt được đưa vào thị trường thế giới. Năm 1994, từ mỏ Đại Hùng đã có
dầu thô xuất khẩu, đây là những sản phẩm đầu tiên có sự hợp tác với các công
ty dầu khí phương tây, khi đó là công ty BHPP của Australia. Tiếp đến năm
1997, ta có xuất khẩu dầu thô từ mỏ PM3 - CAA, năm 1998 từ hai mỏ Rạng
Đông và Ruby và năm 2003 có thêm hai mỏ nữa có dầu đó là mỏ Sư Tử Đen
và mỏ Cái Nước.
Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ là từ năm 1991 khi sản
lượng khai thác mới đạt vài ba triệu tấn. Đến nay, hàng năm sản lượng dầu
khai thác và xuất khẩu của Việt Nam đã đạt hai chục triệu tấn. Tổng số dầu
thô xuất khẩu của Việt Nam tính đến năm 2004 đạt khoảng trên 160 triệu tấn
với doanh thu trên 30 tỷ USD.
Bảng 3: Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam từ 1991 - 2000
Đơn vị: triệu tấn
Năm Sản lượng
1991 2078,1
1992 2580,7
1993 2985,2
1994 4054,3
1995 5448,9
1996 7255,9
1997 9185,0
1998 9360,3
1999 11540,0
2000 14308,0
Nguồn: Tổng cục thống kê
Việt Nam đứng thứ 31 trong số các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ về sản
lượng dầu xuất ra so sánh với các quốc gia khác trên thế giới và khu vực. Dầu
thô giữ vị trí số một trong xuất khẩu song kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc
nhiều vào biến động giá cả trên thị trường quốc tế. Năm 2002, giá dầu ít biến
động so với năm 2002 và kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 4,6% chủ yếu nhờ vào
tăng sản lượng khai thác. Đến năm 2003 sản lượng xuất khẩu dầu thô đạt
17169 nghìn tấn với tổng giá trị xuất khẩu là 3777 triệu USD. Hoạt động thăm
dò, khai thác và sản xuất dầu thô trong năm 2003 tiến triển tốt, dầu thô khai
thác đạt 17,34 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm
2004, ngành dầu khí Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động thăm dò, tìm kiếm,
thăm dò, tăng cường khai thác và xuất khẩu. Do vậy, cho đến tháng 10/2004,
giá trị xuất khẩu dầu thô củaViệt Nam đã vượt so với kế hoạch 124%. Với giá
trị xuất khẩu đạt 16279 tấn, đạt trị giá 4600 triệu USD, tăng 14,5% về số
lượng và 48,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2003.
Bảng 4: Trị giá xuất khẩu dầu thô trong những năm gần đây
Đơn vị: triệu USD
Năm Trị giá xuất khẩu
2001 3126
2002 3270
2003 3777
Nguồn: Tổng cục thống kê
Dầu thô giữ một vai trò rất quan trọng trong việc làm tăng đáng kể giá trị
kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo bảng 5, xuất khẩu 10 tháng đầu năm
2004 tăng so với cùng kỳ năm 2003 là 4676 triệu USD. Trong đó, do tăng giá
xuất khẩu là 7% làm kim ngạch tăng 1393 triệu USD; do tăng lượng xuất
khẩu 19,7% làm kim ngạch tăng 3283 triệu USD. Tính riêng dầu thô, kim
ngạch xuất khẩu tăng 48,6% (1525 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2003, làm
kim ngạch tăng 3151 triệu USD. Như vậy có thể khẳng định nhân tố chủ yếu
dẫn dắt tăng trưởng xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2004 là do tăng nhanh
khối lượng xuất khẩu và do tăng giá dầu thô trên thị trường thế giới.
Bảng 5: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam
(tính đến hết tháng 10/2004)
Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng/2004 So với 2003
Tổng trị giá (triệu USD) 21.331 128.1
Mặt hàng chủ yếu
Dầu thô - Triệu USD 4.600 148,6
Dệt may - Triệu USD 3743 120,2
Điện tử - Triệu USD 857 152,8
Thuỷ sản - Triệu USD 1895 102,4
Hạt điều - Triệu USD 329 143,0
Gạo - Nghìn tấn 3485 122,8
Cà phê - Nghìn tấn 806 144,1
Hạt tiêu - Nghìn tấn 98 146,7
Chè - Nghìn tấn 83
Gỗ - Triệu USD 835 184,3
Nguồn: Tổng cục thống kê
3. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam
Khách hàng mua dầu của Việt Nam rất đa dạng, gồm các công ty lớn như
BP, Chevon, Exxon Mobil, Shell hay các công ty thương mại của Nhật,
Singapo, Trung Quốc và tất cả các nhà máy lọc dầu trong khu vực. Phương
thức tiêu thụ dầu của Việt Nam cũng rất đa dạng, từ việc dùng dầu thô đốt
thẳng để phát điện đến việc đưa đến lọc tại các nhà máy lọc dầu tại Úc,
Singapore, Trung Quốc thậm chí đưa sang Mỹ. Kim ngạch và giá trị xuất
khẩu dầu thô luôn dẫn đầu tại một số thị trường chính.
Tại thị trường Nhật Bản - một bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, hải sản, thủ công mỹ nghệ…Riêng
dầu thô Việt Nam đã từng chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu vào Nhật
Bản. Năm 2003, xuất khẩu dầu thô vào Nhật Bản đạt 319 triệu USD.
Tại thị trường Trung Quốc các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
sang Trung Quốc gồm khoáng sản, đồ nhựa, cao su, động vật, dầu mỡ động
thực vật…Theo hải quan Trung Quốc, mặt hàng làm nên giá trị xuất khẩu lớn
nhất năm 2001 là dầu thô với giá xuất khẩu lên đến 524 triệu USD (bảng 6).
Bảng 6: Xuất khẩu vào Trung Quốc 9 tháng 2001
Đơn vị: triệu USD
Mặt hàng Giá trị xuất khẩu
Dầu thô 524
Hải sản 195
Rau quả 13
Cao su 35
Điều 25
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tại thị trường Hoa Kỳ, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam bắt đầu được
thực hiện từ năm 1996, với kim ngạch là 80,6 triệu USD (chiếm 39,5% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ), đứng vị trí thứ hai sau
cà phê trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu của chủ yếu của Việt Nam
sang Hoa Kỳ. Trong hai năm tiếp theo do giá dầu trên thế giới giảm mạnh nên
xuất khẩu dầu thô sang Hoa Kỳ giảm cả về giá trị và tỷ lệ (năm 1997 đạt 34,6
triệu USD, chiếm 12,1%; năm 1998 đạt 79,22 triệu USD, chiếm 16,9%. Trong
những năm trở lại đây, do giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng mạnh,
trong khi các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC quyết định cắt giảm sản lượng
dầu khai thác, giá trị xuất khẩu dầu thô ở thị trường Mỹ tăng lên đáng kể (ví
dụ như năm 2000 giá trị xuất khẩu dầu thô đạt tới 91,37 triệu USD, chiếm
12,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu
dầu thô của Việt Nam sang Hoa Kỳ còn chiếm tỷ trọng quá khiêm tốn so với
khả năng thăm dò và khai thác dầu khí đầy triển vọng ở Việt Nam.
Tại Malaysia là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu lớn trong khu vực
song nhập khẩu dầu thô từ Việt Nam vẫn có số lượng và giá trị cao nhất,
chiếm khoảng 68,5% tổng giá trị các mặt hàng nhập khẩu của Malaysia từ
Việt Nam.
Bảng 7: Các mặt hàng xuất khẩu vào Malaysia năm 2001
Mặt hàng Số lượng (tấn) Trị giá (USD)
Dầu thô 662.755 120.109.017
Gạo 245.791 40.631.272
Cà phê 5.634 2.226.582
Cao su 16.230 7.105.787
Chè 636 241.457
Giày dép 2.485.347
Nguồn: Tổng cục thống kê
II. Tác động của sự biến động mức giá trên thị trường dầu mỏ tới hoạt
động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam.
1. Thuận lợi
1.1: Lợi thế trong xuất khẩu
Sự biến động trên thị trường dầu mỏ đã làm cho các quốc gia xuất khẩu dầu
mỏ nói chung và các doanh nghiệp nói riêng gặp không ít khó khăn. Song dù
cho thị trường dầu mỏ có biến động lên giá hay xuống giá thì dầu thô Việt
Nam vẫn hấp dẫn bởi chất lượng và uy tín trong giao dịch. Và cao hơn cả là
dầu thô Việt Nam đã là một mặt hàng có đẳng cấp trên thị trường. Các doanh
nghiệp xuất khẩu dầu thô ở Việt Nam đã xây dựng cho mình được một hệ
thống khách hàng truyền thống, gắn kết chặt chẽ với công ty trong mọi hoàn
cảnh, nhất là những lúc khó khăn, giá dầu sụt xuống, thị trường dầu thô thế
giới gần như bị “đóng băng”, nhưng dầu thô Việt Nam vẫn xuất khẩu đều,
tránh được hiện tượng phải đóng mỏ. Đây là một thuận lợi rất lớn cho xuất
khẩu dầu thô của Việt Nam vì tình trạng biến động giá cả trên thị trường dầu
mỏ rất phức tạp, khó dự đoán và diễn ra thường xuyên do đặc điểm nhạy cảm
của thị trường dầu mỏ.
1.2: Tăng doanh thu xuất khẩu
Khi giá dầu trên thế giới biến động dù tăng hay giảm, xuất khẩu dầu thô
của Việt Nam vẫn ổn định bởi chất lượng của mặt hàng này và uy tín trong
giao dịch của các công ty. Do đó trong thời gian vừa qua khi giá dầu lên cao
tới mức đỉnh điểm thì trị gía kim ngạch xuất khẩu của ta cũng tăng cao hơn
rất nhiều. Một ví dụ điển hình là khi giá dầu lên, chỉ riêng đối với xí nghiệp
liên doanh Vietsopetro - đơn vị chủ công về khai thác dầu, trước năm 2004
chiếm gần 80% sản lượng toàn quốc, khi giá dầu trên thế giới tăng thì doanh
thu xuất khẩu của công ty đã tăng lên rất cao thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 8: Doanh thu của công ty Vietsopetro trước sự biến động giá dầu
Đơn vị : Triệu USD
Năm Doanh thu
Kế hoạch Thực hiện
1990 1.400 1.180 trong đó giảm giá làm giảm so với kế hoạch:
220 triệu USD
1999 1.037 1.535 trong đó tăng giá làm tăng 498 triệu USD
2000 1.411 2.695 trong đó tăng giá dầu làm tăng 1,28 tỷ USD
2001 2.162 2.632 trong đó tăng giá dầu làm tăng 470 triệu USD
2002 1.892 2.465 trong đó tăng giá dầu làm tăng 588 triệu USD
2003 2.149 2.900 trong đó tăng giá dầu làm tăng 751 triệu USD
2004 2.073 3.450 trong đó tăng giá dầu ước tăng thu 1,37 tỷ USD
Nguồn: Vietsopetro
Hoặc như trong hai tháng đầu năm 2005, cả nước xuất khẩu khoảng
3.130.000 tấn dầu thu về 1.017 tỷ USD, tương đương gần 25% tổng giá trị
xuất khẩu của quốc gia trong cùng thời gian (4078 tỷ USD). Như vậy tuy khối
lượng dầu thô xuất khẩu trong hai tháng đầu năm giảm 5,3% so với cùng kỳ
năm trước nhưng do giá dầu thô thế giới vẫn ở mức cao nên tổng giá trị xuất
khẩu dầu thô tăng tới 30,6% so với 2 tháng đầu năm trước.
2. Khó khăn
Thứ nhất, khi giá dầu tăng lên, xuất khẩu dầu của Việt Nam đạt doanh thu
xuất khẩu rất cao, song khi giá dầu biến động giảm xuống, ngược lại doanh
thu xuất khẩu sẽ rất bị ảnh hưởng. Xu hướng biến động chung của thị trường
dầu mỏ là sự tăng giá dầu song đây là một thị trường rất phức tạp và khó dự
đoán nên không loại trừ khả năng giá giảm xuống làm doanh thu xuất khẩu
dầu của Việt Nam cũng như các quốc gia khác giảm một cách đáng kể.
Thứ hai, tuy có được một hệ thống khách hàng nhập khẩu trung thành song
cũng như các mặt hàng khác, dầu thô đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt
về giá của nhiều nước khác, nhất là khu vực Châu Phi. Chất lượng dầu thô
của các nước Châu Phi xấp xỉ dầu khai thác từ mỏ Bạch Hổ nhưng lại được
chào bán thấp hơn dầu Việt Nam 5 USD/thùng, nên mới đây những khách
hàng Trung Quốc đã rút lui để chuyển sang mua dầu của Châu Phi. Do vậy
khi giá mặt hàng dầu thô biến động tăng trên thị trường dầu thì xuất khẩu dầu
thô của chúng ta sẽ rất vất vả.
Xem xét các nhân tố thuộc bản thân mặt hàng dầu mỏ tác động đến năng
lực cạnh tranh của mặt hàng này. Về chất lượng hàng hoá xuất khẩu. Chất
lượng là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh của hàng hoá. Nó là thuộc
tính của bất cứ sản phẩm và dịch vụ nào. Nếu không hội đủ yêu cầu tối thiểu
về các tính chất đặc trưng để có giá trị sử dụng ở mức chấp nhận được thì tự
nó không còn là sản phẩm dịch vụ nữa. Chất lượng mặt hàng dầu thô xuất
khẩu của các nước Châu Phi xấp xỉ chất lượng dầu khai thác từ mỏ Bạch Hổ
nên đây không phải là yếu tố gây lo ngại cho xuất khẩu dầu của Việt Nam.
Song khi xét đến một yếu tố khác của các nhân tố tác động đến năng lực cạnh
tranh của hàng xuất khẩu là giá xuất khẩu thì có những khó khăn cho xuất
khẩu dầu thô của Việt Nam. Trong cạnh tranh đặc biệt là cạnh tranh trên một
thị trường có nhiều đối thủ thì giá cả giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc
dù nhìn chung trên thế giới cạnh tranh về giá đã dần chuyển sang cạnh tranh
về chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng nhưng nhiều lúc, nhiều nơi và
trên nhiều lĩnh vực, cạnh tranh về giá diễn ra rất gay gắt đặc biệt đối với mặt
hàng dầu thô - một mặt hàng rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và luôn có
sự biến động về giá cả.
Một thực tế hiển nhiên cho thấy rằng, khi mà các sản phẩm do các doanh
nghiệp khác nhau cung cấp hay do các quốc gia khác nhau cung cấp có mẫu
mã, chất lượng, dịch vụ liên quan đến sản phẩm tương tự nhau thì một sự
khác biệt nhỏ về giá cả cũng có thể dẫn đến sự thay đổi trong quyết định mua
hàng của ngưòi tiêu dùng.Và khi đó, doanh nghiệp nào có giá thành sản phẩm
càng thấp thì thì càng có lợi. Trong trường hợp này, khi giá dầu trên thế giới
biến động theo xu hướng tăng giá thì với mức giá bán thấp hơn Việt Nam
5USD/1 thùng, rõ ràng các doanh nghiệp Châu Phi đã có lợi thế hơn Việt
Nam trong xuất khẩu dầu thô, đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào tình thế
khó khăn. Bởi thế, yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế ngày nay là phải không ngừng giảm chi phí sản xuất đến mức
tối đa để có thể đưa đến cho khách hàng những sản phẩm với mức giá cạnh
tranh nhất. Có như vậy dầu thô xuất khẩu của Việt Nam mới có thể cạnh tranh
trong điều kiện biến động của thị trường dầu mỏ.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU MỎ
CỦA VIỆT NAM
I. Dự báo về thị trường dầu mỏ và những biến động về giá trên thị
trường dầu mỏ thế giới
Giá dầu thô trên thị trường thế giới năm 2004 đã đạt mức kỷ lục vào ngày
22/10/2004 với mức giá là 55.17USD/1 thùng. Xu hướng về sự biến động giá
dầu trên thị trường dầu mỏ thế giới có sự tác động rất lớn đến tình hình kinh
tế của các nước trên thế giới nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế thế giới
nói chung. Vì vậy, việc dự báo về những nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu dầu
mỏ cũng như tình hình biến động giá dầu trên thị trường thế giới là rất quan
trọng.
Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ và xu hướng biến động
giá dầu bao gồm thứ nhất là xu hướng tăng nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới,
thứ hai là xu hướng sản xuất dầu của các quốc gia không thuộc tổ chức
OPEC, thứ ba là xu hướng sản xuất dầu của các quốc gia thuộc tổ chức OPEC
và cuối cùng là khả năng gián đoạn nguồn cung dầu mỏ cũng như sự mất ổn
định ở các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu.
Cần phải chú ý rằng sự biến động của những nhân tố này là rất khó lường
trước và vậy khi xem xét về triển vọng thị trường dầu mỏ thế giới trong thời
gian tới, cần giả định về những trường hợp có thể xảy ra để có thể phân tích
cho hợp lý. Trường hợp thứ nhất giả định khi giá dầu xuống thấp do các
nguyên nhân sau
* Nhu cầu dầu mỏ giảm xuống từ hơn 2,6 triệu thùng/1 ngày năm 2004 xuống
1,4 - 1,5 triệu thùng /1 ngày.
* Sản xuất của các nước không nằm trong khối OPEC tập trung vào các nước
thuộc Liên Xô cũ, đặc biệt là Nga, tăng từ 1,2 - 1,3 triệu thùng/1 ngày.
* Sản xuất của các nước thuộc tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC, tập trung vào
Ả Rập Xêút, tăng từ 32 tới 33 triệu thùng/1 ngày.
* Sự ổn định trong cung cấp dầu mỏ ở các quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu
chính chủ yếu.
Trong trường hợp này, nhu cầu về dầu thô sẽ là khoảng 28 triệu thùng/1
ngày, tương đương với năm 2004. Tuy nhiên, con số này sẽ là thấp hơn mức
30 thùng/1 ngày vào tháng 11/2004. Vì vậy, các nước trong OPEC sẽ phải
giảm sản lượng dầu trong tương lai, đặc biệt là ở trong quý hai khi nhu cầu về
dầu rất thấp. Do đó giá dầu được dự đoán là sẽ giảm, với mức giá dầu thô là
khoảng từ 37 USD - 39 USD/1 thùng. Trường hợp giá dầu tăng cao do những
nguyên nhân giả định sau.
* Nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên thế giới liên tục tăng, với nhu cầu bình quân là
khoảng 2 triệu thùng/1 ngày.
* Sản lượng dầu ở các quốc gia không thuộc tổ chức OPEC thấp hơn mức dự
tính.
* Tình hình biến động ở Iraq và sự bất ổn về nguồn cung dầu ở các quốc gia
sản xuất và xuất khẩu dầu chủ yếu.
Điều này dẫn đến sự biến động về mức cung cầu trên thị trường dầu mỏ và
giá dầu có thể cao đến mức kỷ lục như trong thời gian từ tháng 9 đến tháng
11/2004. Dự báo giá dầu trong trường hợp này có thể là từ 48USD - 50USD/1
thùng. Song nhìn vào bảng dự báo về nhu cầu dầu thô toàn thế giới, nhu cầu
về dầu thô ở hầu hết các khu vực đều tăng do đó về giá của sản phẩm dầu thô,
IEA dự báo rằng giá dầu sẽ không bao giờ rẻ lại như những năm 1990.
Bảng 9: Nhu cầu dầu thô toàn thế giới theo dự báo mới nhất của IEA
Đơn vị: triệu thùng/1 người
Thực tế có điều chỉnh Dự báo
Khu vực/năm 2002 2003 Q3/04 Q4/04 2004 Q1/05 Q2/05 Q3/05 2005
Bắc Mỹ 23,9 24,7 25,2 25,6 25,2 25,3 25,0 25,5 25,4
Châu Âu 15,2 15,2 15,7 16,1 15,7 15,8 15,5 15,8 15,8
TBD 8,5 8,6 8,3 8,9 8,6 9,4 7,9 8,1 8,6
OECD 47,6 48,6 49,2 50,6 49,5 50,5 48,4 49,4 49,8
Liên Xô cũ 3,8 3,6 3,7 3,9 3,7 3,8 3,6 3,8 3,8
Đông Âu 0,7 0,8 0,7 0,7 0,7 0,8 0,7 0,7 0,7
Trung Quốc 5,2 5,5 6,2 6,5 6,4 6,6 6,8 6,8 6,8
Châu Á khác 7,5 7,9 8,4 8,8 8,6 8,7 8,8 8,6 8,8
Mỹ Latinh 4,7 4,7 5,0 5,0 4,9 4,8 5,0 5,1 5,0
Trung Đông 5,0 5,2 5,9 5,9 5,9 6,1 6,1 6,3 6,2
Châu Phi 2,5 2,6 2,7 2,9 2,8 2,9 2,9 2,8 2,9
Ngoài OECD 29,3 30,2 32,7 33,8 32,9 33,8 33,9 34,0 34,2
Toàn thế giới 76,9 78,8 81,9 84,4 82,5 84,3 82,4 83,4 84,0
Nguồn: IEA Monthly Oil Market Report.
II. Dự báo về triển vọng khai thác và xuất khẩu dầu thô ở Việt Nam
Để xây dựng kế hoạch khai thác cho năm 2005, việc dự báo và xác định sản
lượng khai thác dầu thô phải được tính toán trên cơ sở trạng thái thuỷ động
học của các mỏ đang khai thác, tiến độ cũng như khả năng đưa các mỏ mới
vào phát triển. Như thông lệ, thường mỗi mỏ dầu khí khi đưa vào khai thác
đều trải qua ba giai đoạn tăng trưởng, ổn định và suy giảm. Tiến độ và quy
mô xây dựng các công trình để đưa các mỏ mới vào khai thác phụ thuộc nhiều
vào nguồn trữ lượng dầu và hiệu quả khai thác các mỏ đã được phát hiện
trước đó. Hơn nữa, việc phát hiện các mỏ dầu chỉ được thực hiện khi công tác
tìm kiếm, thăm dò được triển khai đều đặn và tích cực. Tổng công ty dầu khí
đã đăng ký với Chính phủ kế hoạch khai thác 18 triệu tấn dầu thô trong năm
2005 với việc đẩy mạnh hơn nữa công tác tìm kiếm thăm dò nhằm gia tăng
nguồn trữ lượng dầu phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng như hoạt động
xuất khẩu. Ngoài ra kế hoạch từ nay đến năm 2010 của Tổng công ty dầu khí
là sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo gia tăng trữ lượng dầu
vào khoảng 30 triệu tấn mỗi năm và đến năm 2010, sản lượng khai thác đạt
khoảng 27- 30 triệu tấn dầu quy đổi.
Đồng thời như một biện pháp chiến lược và đồng bộ cho mục tiêu của
chiến lược phát triển ngành khai thác và xuất khẩu dầu mỏ đến năm 2020, các
hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thông qua việc đấu thầu quốc tế các lô còn mở
thuộc khu vực các bể trầm tích Cửu Long, Phú Khánh và các lô nước sâu với
các chính sách ưu đãi, hình thức hợp tác thích hợp và có hiệu quả hơn trước
đây nhằm thu hút hơn nữa các đối tác từ nước ngoài tham gia cùng khai thác,
xuất khẩu dầu ở Việt Nam. Mặt khác, để tạo nên sự hội nhập nhiều hơn vào
thị trường dầu khí quốc tế và đảm bảo sự cung ứng chắc chắn hơn cho nhu
cầu đối với sản phẩm dầu khí của nền kinh tế nước nhà, các hoạt động thăm
dò và khai thác dầu khí đã từng bước được thực hiện và với tiến độ như hiện
nay, có thể vào năm 2006, Việt Nam sẽ có sản lượng dầu khai thác từ nước
ngoài phục vụ cho xuất khẩu. Và một triển vọng nữa cho ngành công nghiệp
dầu mỏ Việt Nam là từ năm 2008 khi ngành công nghiệp lọc dầu và chế biến
dầu khí bắt đầu hoạt động, dầu thô Việt Nam sẽ bắt đầu được giữ lại để chế
biến trong nước nhằm tạo ra sản phẩm trực tiếp phục vụ dân sinh, tăng doanh
thu xuất khẩu vì là sản phẩm đã qua tinh chế, chấm dứt thời kỳ xuất tịnh dầu
thô của đất nước, tạo thế chủ động cho Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
III. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu
dầu mỏ Việt Nam
1. Giải pháp về phía nhà nước
1.1. Đầu tư cho các hoạt động khai thác và xây dựng các nhà máy lọc dầu
Mặt hàng dầu thô là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại giá trị rất cao
trong kim ngạch xuất khẩu song doanh thu lại không ổn định, tạo ra nhiều
thuận lợi khi mức giá tăng cao và rủi ro khi mức giá xuống thấp. Xác định
được tầm quan trọng chiến lược của mặt hàng này trong thời kỳ hội nhập và
sự biến động về giá trên thị trường dầu mỏ thế giới nhà nước nên có một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu dầu thô Việt Nam.
Trước hết, nhà nước cần phải có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động khai
thác và xây dựng các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam. Việc chủ động về nguồn
cung dầu sẽ giúp các doanh xuất khẩu dầu thô phát huy hay tận dụng được
các lợi thế về doanh thu trong xuất khẩu. Hơn nữa, đầu tư vốn và công nghệ
vào hoạt động khai thác dầu thô sẽ giúp nâng cao chất lượng dầu thô xuất
khẩu, xây dựng năng lực cạnh tranh cho mặt hàng này trước các đối thủ từ
Châu Phi và Trung Đông. Ví dụ như Việt Nam hiện nay đã khai thác được
một số lượng lớn dầu thô từ móng granít phong hoá để xuất khẩu song đối
tượng này cho đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thấu đáo.Việc định hình
công nghệ khai thác dầu từ đối tượng móng granít nứt nẻ chỉ mới được bắt
đầu, cho nên để tối ưu hoá và thực sự làm chủ công nghệ khai thác các đối
tượng này nhà nước cần phải đầu tư nhiều kinh phí và nhiều nỗ lực cho cho
công tác nghiên cứu về móng nứt nẻ. Với tất cả các điều kiện trên, việc dự
báo khai thác cho các đối tượng móng granít nứt nẻ luôn chứa đựng tính rủi ro
cao và yêu cầu đối với công tác quản lý, giám sát khai thác phải hết sức chặt
chẽ và thận trọng.
1.2. Xây dựng cơ quan dự báo về biến động trên thị trường dầu mỏ
Thị trường dầu mỏ thế giới, với những đặc điểm riêng biệt, không ngừng
biến động gây ra một sự bất ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp,
quốc gia xuất khẩu dầu. Để tận dụng những thuận lợi cũng như hạn chế khó
khăn mà các biến động tạo ra, nhà nước cần những theo dõi và dự báo chặt
chẽ những biến động trên thị trường dầu, xây dựng một cơ quan chuyên theo
dõi những biến động về giá dầu, nguyên nhân của những biến động, dự báo về
mức tăng giá hay giảm giá dầu kịp thời cho các doanh nghiệp.
1.3. Các biện pháp về tài chính
Khi giá dầu giảm, thì với các tỷ lệ phân chia sản phẩm đã được định theo tỷ
lệ cố định, chi phí đầu tư cho các hoạt động dầu khí cũng phải giảm theo,
trong khi nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và duy trì sửa chữa, bảo dưỡng
đặc biệt là cho công tác tìm kiếm thăm dò và gia tăng trữ lượng dầu khí vẫn
không giảm. Vì vậy, cần có những giải pháp thích hợp về mặt tài chính:
Thứ nhất, nhà nước cần quy định, khi giá dầu xuống mức quá thấp, chi phí
và đầu tư duy trì các hoạt động dầu khí vẫn được đảm bảo theo mức kế hoạch
đã được duyệt theo chương trình kế hoạch ngân sách hàng năm, để đảm bảo
sản xuất bình thường.
Thứ hai, nguồn để bù đắp có thể hình thành từ khoản thu vượt mức do giá
dầu tăng cao. Có thể hình thành quỹ bù đắp hoặc thành lập quỹ bình ổn cho
các hoạt động dầu khí do tăng hoặc giảm giá dầu, nhằm đầu tư vào các hoạt
động khai thác bình thường và đặc biệt là cho công tác tìm kiếm thăm dò các
lô dầu khí được đánh giá là có tiềm năng hoặc những lô xa bờ.
Thứ ba, cần áp dụng các biện pháp giảm giá thành sản xuất, tăng tỷ trọng
dịch vụ trong các hoạt động dầu khí.
2. Giải pháp về phía doanh nghiệp
Bên cạnh những giải pháp về phía chính phủ thì tự bản thân các doanh
nghiệp phải tìm ra các giải pháp tạo hiệu quả xuất khẩu cho chính doanh
nghiệp trước sự biến động trên thị trường dầu mỏ.
Thứ nhất, bảo đảm chất lượng mặt hàng dầu thô để tạo uy tín đồng thời tiết
kiệm chi phí sản xuất để có thể hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng
cạnh tranh về giá của sản phẩm so với dầu thô của các đối thủ cạnh tranh như
các nước Châu Phi hay Trung Đông. Đây là một giải pháp rất quan trọng tạo
chỗ đứng cho các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trước sự biến động
tăng hay giảm của giá dầu.
Thứ hai, dùng ngân sách của doanh nghiệp dầu tư cho hoạt động khai thác,
tìm kiếm dầu mỏ đảm bảo nguồn cung, tăng khối lượng và doanh thu xuất
khẩu. Sự biến động trên thị trường dầu mỏ là rất khó dự đoán song xu hướng
chung là biến động tăng mức giá do nhu cầu tiêu dừng dầu thô ngày càng tăng
nên việc ổn định nguồn cung, xuất đều sẽ mang lại doanh thu rất lớn cho các
doanh nghiệp.
Thứ ba, ngoài sự hỗ trợ về thông tin của nhà nước, bản thân các doanh
nghiệp cũng phải thành lập một hệ thống theo dõi, dự đoán về sự biến động
trên thị trường dầu mỏ của riêng doanh nghiệp để có kế hoạch điều chỉnh
chiến lược xuất khẩu cho phù hợp: tăng giá hay giảm giá.
KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, không ai có thể phủ
nhận vai trò của các mặt hàng xuất khẩu đặc biệt là những mặt hàng xuất
khẩu chủ lực như dầu thô. Giá trị xuất khẩu mặt hàng dầu thô luôn dẫn đầu
so với các mặt hàng khác, đồng thời chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá
trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các năm. Tuy nhiên, thị trường dầu
mỏ lại là một thị trường hết sức nhạy cảm, biến động không ngừng, ít nhiều
gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Sự biến động
của thị trường dầu mỏ tạo ra rất nhiều thuận lợi cho xuất khẩu dầu mỏ Việt
Nam chẳng hạn như việc tăng doanh thu xuất khẩu, song cũng gây ra không ít
khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu dầu mỏ trong việc cạnh tranh bằng
giá. Vậy làm như thế nào để tận dụng tối đa những thuận lợi đồng thời hạn
chế tối thiểu những khó khăn, thách thức mà sự biến động trên thị trường dầu
mỏ tạo ra cho xuất khẩu dầu thô của Việt Nam, điều này cần sự phối hợp chặt
chẽ giữa nhà nước nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu dầu mỏ nói
chung nhằm tìm ra những giải pháp xuất khẩu đạt hiệu quả nhất.
PHỤ LỤC
Bảng 10 : Lịch sử khai thác dầu của thế giới
Năm Sản lượng (triệu tấn) Tỷ lệ tăng trưởng (20 năm trước = 100%)
1854 0,000275
1900 21,0
1920 95,0 352
1939 286,0 201
1950 523,0 268
1960 1052,0
1970 2336,0 191
1980 3066,0
2000 3741,0 22
Nguồn: Tạp chí dầu khí số 3/2001
Bảng 11: Sản lượng khai thác dầu thô của các nước ASEAN
Đơn vị: tấn/ngày đêm
Năm Brunây Việt Nam Philippin Inđônêxia Malaixia Thái Lan Mianma
1980 33,25 0 1,30 204,68 35,97 0 3,51
1985 19,74 0 1,04 152,99 57,53 5,19 3,77
1990 17,40 6,62 0,65 181,56 82,08 5,45 1,82
1991 24,16 10,39 0,39 204,29 83,12 6,23 1,69
1992 21,43 14,42 1,30 197,40 83,89 7,01 1,82
1993 21,89 16,36 1,30 190,39 81,82 6,88 1,82
1994 21,56 18,70 0,65 190,39 83,12 7,01 1,95
1995 23,25 23,37 0,39 191,69 88,96 7,92 2,08
2000 23,38 38,96 0,52 170,13 87,01 7,79 2,08
Nguồn: Tạp chí dầu khí số 3/2001
Bảng 12 : Sản lượng khai thác dầu trên thế giới
Đơn vị: triệu thùng/1 ngày
Nước/Th, Năm 1/05 12/04 11/04 10/04 9/04 2004 2003 2002 2001
OPEC
OECD
Mỹ
Canada
Anh
Mehico
Nauy
Ngoài OECD
Liên Xô cũ
Nga
Trung Quốc
Malaysia
Ấn Độ
Braxin
Achentina
Colombia
Oman
Ai Cập
Angola
Toàn thế giới
33,38
20,86
7,70
2,89
2,03
3,85
2,99
27,43
11,31
9,26
3,58
0,87
0,81
1,88
0,76
0,53
0,75
0,70
1,11
83,55
33,98
21,09
7,75
3,01
2,04
3,87
3,01
27,46
11,39
9,37
3,57
0,86
0,81
1,83
0,77
0,54
0,75
0,68
1,10
84,39
33,70
21,35
7,75
3,06
2,06
3,86
3,18
27,45
11,43
9,41
3,57
0,86
0,81
1,80
0,78
0,54
0,75
0,70
1,08
84,36
34,28
21,03
7,51
3,12
2,05
3,83
3,15
27,46
11,46
9,43
3,54
0,86
0,80
1,83
0,77
0,54
0,76
0,71
1,08
84,62
34,70
20,51
7,31
3,03
1,99
3,87
2,87
27,34
11,36
9,42
3,57
0,85
0,81
1,82
0,77
0,54
0,76
0,71
1,08
83,73
33,02
21,25
7,67
3,08
2,15
3,84
3,17
26,94
11,18
9,23
3,49
0,86
0,80
1,77
0,77
0,54
0,76
0,71
0,99
83,03
30,47
21,69
7,95
2,98
2,28
3,78
3,24
25,57
10,31
8,49
3,41
0,82
0,78
1,78
0,78
0,55
0,83
0,75
0,88
79,33
28,54
21,90
8,08
2,87
2,48
3,58
3,33
24,39
9,38
3,40
0,77
0,75
1,74
0,80
0,59
0,90
0,75
0,92
76,58
30,16
21,87
8,11
2,75
2,53
3,56
3,41
23,148
,56
3,30
0,75
0,73
1,59
0,83
0,62
0,96
0,76
0,74
76,91
Nguồn: Tạp chí dầu khí
Bảng 13 : Biến động giá dầu thô năm 2004 và 2005
Đơn vị: USD/1 thùng
Loại dầu thô 2/05 1/05 12/04 11/04 10/04 9/04 7/04 5/04
Gía giao ngay
Brent Dated
OPEC Basket
Nhẹ Bonny
Fateh - Dubai
Minas - Indo
Ural - Nga
Giao tháng sau
Brent
WTI
Giá hợp đồng
Minas - Indo
Seria - Brunei
Tapis - Malaysia
Oman - T/Đông
Murban -T/Đông
43,33
40,13
43,50
38,08
43,17
38,44
43,86
46,63
2/05
39,28
36,19
39,93
34,40
38,55
33,98
39,20
42,02
1/05
41,49
43,08
42,03
39,26
37,57
34,44
36,37
34,04
33,18
32,22
39,02
42,55
12/04
33,99
39,09
39,08
35,28
38,50
45,52
42,24
45,65
37,40
42,22
37,83
45,50
50,13
11/04
37,36
47,99
54,80
35,93
39,6
46,96
43,78
47,93
37,88
47,67
39,43
46,90
50,52
10/04
49,04
54,46
54,46
38,50
42,80
40,37
38,40
40,92
35,71
42,60
35,77
40,53
43,35
9/04
43,56
49,67
49,66
36,05
39,85
36,19
35,31
36,34
34,38
36,70
33,72
36,82
39,32
7/04
36,28
41,13
41,12
35,48
37,35
36,05
34,72
36,83
32,48
34,90
33,03
35,72
38,34
5/04
37,09
39,45
39,44
35,45
37,05
Nguồn: IEA Monthly Oil Market Report - United Nations
Bảng 14: Biến động giá dầu OPEC Basket từ 1998 đến 2004
Đơn vị: USD/1 thùng
1998=12,31
1999=17,45
2000=27,61
2001=23,12
2002=24,32
Năm 2003=28,16
Năm 2004=36,06
Th.2/2004=29,56
Th.3/2004=32,05
Th.4/2004=32,05
Th.5/2004=36,27
Th.6/2004=34,62
Th.7/2004=36,29
Th.8/2004=40,47
Th.9/2004=40,63
Th.10/2004=45,37
Th.11/2004=38,96
Th.12/2004=35,70
Nguồn: Bloomberg - United Nation
Bảng 15: Giá trị và lợi nhuận một số loại dầu thô trong năm 2004
Đơn vị: USD/1 thùng
Loại dầu thô 2/05 1/05 12/04 11/04 10/04 9/04 7/04 5/04
Tại Rotterdam
Brent - giá trị
Lợi nhuận
Nhẹ Bonny - giá trị
Lợi nhuận
Dubai - giá trị
Lợi nhuận
Tại Singapore
Dubai
Lợi nhuận
Minas
Lợi nhuận
Tapis
Lợi nhuận
Nhẹ Bonny
Lợi nhuận
Tại Vịnh Mỹ
WTI
Lợi nhuận
Dubai
Lợi nhuận
Nhẹ Bonny
Lợi nhuận
Brent
Lợi nhuận
39,83
-3,5
41,09
-2,41
34,85
-3,23
36,82
-1,26
37,62
-5,55
43,06
-4,59
38,77
-4,73
46,45
+0,36
38,42
+0,34
43,63
+0,13
41,43
-1,90
36,37
-2,50
37,70
-2,23
33,02
-1,38
33,21
-1,19
31,44
-7,11
38,00
-3,43
35,01
-4,92
36,49
+1,78
37,54
+3,13
40,20
+0,27
37,79
-1,49
36,80
-0,77
35,96
-0,41
29,14
-4,90
33,01
-1,03
34,08
+0,91
39,98
+0,71
33,16
-3,21
39,26
-2,96
28,25
-5,79
33,16
-3,21
32,52
-5,05
42,93
-2,58
43,51
-2,14
36,37
-1,03
39,92
+2,52
45,11
+2,89
48,52
-2,17
43,16
-2,49
35,94
-14,26
39,96
+2,56
44,89
-0,76
42,32
-3,2
44,25
-2,71
46,32
-1,60
39,71
+1,83
39,92
+2,04
44,39
-3,28
48,38
-2,26
44,78
-3,15
42,06
-8,90
43,24
+5,36
47,89
-0,04
44,56
-2,40
38,06
-2,31
41,33
+0,41
34,63
-1,07
37,04
+1,33
42,09
-0,51
44,33
-2,52
42,32
+1,40
37,64
-5,67
36,86
+1,16
41,33
+0,41
39,41
-0,96
37,71
+1,52
38,66
+2,32
33,48
-0,09
33,66
-0,72
33,66
-3,04
38,22
-1,93
35,14
-1,20
45,07
+5,84
37,43
+3,05
42,43
+6,09
40,62
+4,43
36,44
+0,39
37,51
+0,69
32,96
+0,48
33,37
+0,89
32,97
-1,93
37,57
0,0
35,30
-1,53
44,99
+6,43
37,90
+5,42
43,36
+6,53
41,18
+5,13
Nguồn: Tạp chí dầu khí
Bảng 16: Biến động lợi nhuận chế biến dầu trên thế giới
Đơn vị: USD/1 thùng
Khu vực/ loại dầu thô 12/04 11/04 10/04 9/04 8/04 7/04 6/04 12/03
Vịnh Mỹ WTI 5,58 8,83 10,68 9,58 6,62 9,08 8,16 3,38
Nhẹ Ả - Rập 9,38 9,52 9,24 9,04 7,05 10,69 10,01 5,51
Nhẹ Bonny 5,97 7,89 6,91 7,12 4,91 8,41 7,61 2,89
Rotterdam Brent 4,56 5,27 2,70 3,30 2,73 3,78 3,42 2,21
Italia Urals 3,20 6,56 7,67 7,00 4,61 6,96 5,91 1,88
Singapo Dubai 5,33 9,67 9,07 6,71 3,28 3,66 2,87 3,43
Nguồn: The Pace Consultants Inc
Bảng 17: Biến động giá sản phẩm dầu những tháng qua
Đơn vị: USD/1 thùng trừ FO = USD/1 tấn
Loại/tháng 2/2005 1/2005 12/2004 11/2004 10/2004 9/2004 8/2004
Xăng 95RON
Naphta
Xăng máy bay
Gasoil 0,5%S
LSWR
FO - 180 cst
FO - 380 cst
52,5-59,0
43,5-48,0
53,0-63,0
51,0-57,5
32,5-35,0
198-213
189-204
42,5-50,5
39,5-42,5
49,0-52,5
48,5-49,0
25,5-29,5
175-195
164-184
43,5-50,0
40,5-46,0
47,5-53,0
47,5-52,5
21,5-28,0
171-188
150-171
52,2-53,6
46,0-48,5
56,7-59,5
51,0-55,8
30,0-41,5
192-205
181-209
52,0-56,3
46,5-49,5
58,5-64,0
53,5-60,0
40,0-42,5
193-221
184-209
47,5-54,5
41,5-47,5
50,0-60,0
48,5-56,5
39,5-40,5
181-195
177-187
45,0-55,5
41,0-47,5
49,0-56,0
47,5-53,5
35,5-40,5
185-197
178-189
Nguồn: Tạp chí thông tin dầu khí
Bảng 18: Các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất 2003
STT Mặt hàng Số lượng (nghìn
tấn)
Trị giá (triệu USD)
1 Dầu thô 17169 3777
2 Dệt may 3630
3 Giày dép 2225
4 Thuỷ sản 2217
5 Gạo 3820 719
6 Điện tử, máy tính 686
7 Sản phẩm gỗ 563
8 Cà phê 700 473
9 Thủ công mỹ nghệ 367
10 Cao su 438 383
11 Hạt điều 83,6 282,5
12 Than đá 7049 180
13 Chè 60 59,5
14 Lạc 83,3 48,1
15 Dây điện và dây cáp điện 290
16 Sản phẩm nhựa 175
17 Xe đạp và phụ tùng 155
18 Rau quả 152
19 Hạt tiêu 74,4 104
20 Các mặt hàng khác 6235
Nguồn: Tổng cục thống kê
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoạch định chiến lược phát triển và kế hoạch hoá doanh nghiệp dầu khí -
TS. Nguyễn Đức Thành - XB Giao thông vận tải.
2. Kinh tế Việt Nam 2002 - Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương -
NXB Chính trị quốc gia.
3. Kinh tế Việt Nam 2003 - Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương -
NXB Chính trị quốc gia.
4. Kỷ yếu xuất khẩu Việt Nam 2004 - Saigon Times - NXB Tổng hợp
TPHCM.
5. Vietsopetro 20 năm xây dựng và phát triển - NXB Chính trị quốc gia.
6. Tạp chí ngoại thương số 36 - Dự báo biến động giá dầu thô đến năm 2003.
7. Tạp chí Thông tin dầu khí thế giới số 3/2005.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IEA International Energy Agency Tổ chức năng lượng quốc tế
OECD Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
OPEC Organization of Petroleum
Exporting Countries
Tổ chức các quốc gia xuất khẩu
dầu mỏ
TBD Thái Bình Dương
USD United State-Dollars Đô la Mỹ
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
STT Tên bảng, hình vẽ Trang
1 Biến động giá xăng dầu sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC 11
2 Sự biến động giá dầu từ năm 2003 - 2004 15
3 Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam từ 1991 - 2000 20
4 Trị giá xuất khẩu dầu thô trong những năm gần đây 21
5 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam 22
6 Xuất khẩu vào Trung Quốc 9 tháng năm 2001 23
7 Các mặt hàng xuất khẩu vào Malaysia năm 2001 24
8 Doanh thu của Vietsopetro trước sự biến động của giá dầu 26
9 Nhu cầu dầu thô toàn thế giới theo dự báo mới nhất của IEA 31
10 Lịch sử khai thác dầu của thế giới 37
11 Sản lượng khai thác dầu thô của các nước ASEAN 38
12 Sản lượng khai thác dầu thô trên thế giới 39
13 Biến động giá dầu thô năm 2004 và 2005 40
14 Biến động giá dầu OPEC Basket 1998-2004 40
15 Giá trị và lợi nhuận một số loại dầu thô năm 2004 41
16 Biến động lợi nhuận chế biến dầu trên thế giới 42
17 Biến động giá sản phẩm dầu những tháng qua 42
18 Các mặt hàng có kim ngạch lớn nhất 2003 43
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam.pdf