Toàn bộ hai phần trên đã chỉ ra rằng : con đường đi lên công nghiệp hoá
phải gắn liền với hiện đại hoá . Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là nhằm
xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội . Đó là nhiệm vụ trung tâm trong
suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xa hội của nước ta . Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX của Đảng : "con đường công nghiệp hoá , hiện đại hoá của đất nước
cần và có thể rút ngắn thời gian , vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy
vọt .
13 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2837 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Những vấn đề kinh tế chính trị trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Những vấn đề kinh tế chính trị trong
thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội
ở Việt Nam
Lời mở đầu
Trong những năm qua, với sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Nhà Nước
nền kinh tế Việt Nam đang dần dần khẳng định được vị trí của mình trên thị
trường thế giới, nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang dần dần bắt kịp
được đà phát triển của khu vực . Những bước chuyển mình của nền kinh tế cũng
đánh dấu được sự phát triển vượt bậc một cách khá rõ ràng . Để hiểu biết thêm về
sự thay đổi của nền kinh tế , sau đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản
Việt Nam lần thứ VII Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chính thức ban hành chương
trình mới : Đề cương bài giảng các môn khoa học Mác - Lê Nin . Nhưng để hiểu
sâu rộng hơn về quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốt tế hiện nay thì quyển tiểu luận kinh tế chính
trị chính là một bản tóm tắt riêng phần này và tạo điều kiện cho mọi người có thể
hiểu biết một cách khá riêng biệt cũng như tóm tắt một phần của kinh tế chính trị
Mac-LêNin trong học phần thứ ba "Những vấn đề kinh tế chính trị trong thời kỳ
quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam .
Phần một : nền kinh tế việt nam trong thời kì công nghiệp hoá - hiện
đại hoá
Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản
xuất nhỏ, lao động thủ công . Cái thiếu thốn nhất của chúng ta là một nền đại công
nghiệp . Chính vì vậy, chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá .
Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá .Công
nghiệp hoá , hiện đại hoá ở nước ta là nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
chủ nghĩa xã hội . Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta . Xã hội mới phải trải qua giai đoạn thấp (chủ nghĩa xã
hội) và giai đoạn cao (chủ nghĩa cộng sản) . Từ chủ nghĩa tư bản lên giai đoạn cao
của xã hội cộng sản là thời kỳ quá độ chính trị - thời kỳ chuyên chính của giai
cấp vô sản . Sau cuộc thử nghiệm không thành công mô hình đi lên chủ nghĩa xã
hội một cách trực tiếp thông qua "chính sách cộng sản thời chiến" đã kịp thời thay
thế bằng mô hình đi lên chủ nghĩa xã hội gián tiếp thông qua "chính sách kinh tế
mới" ra đời vào mùa xuân năm 1921 . Sự ra đời của "chính sách kinh tế mới"
(NEP) gắn liền với việc khôi phục và thiết lập quan hệ hàng hoá tiền tệ, khôi phục
và phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, sử dụng sức mạnh của nền kinh
tế tồn tại nhiều thành phần, thực hiện cơ cấu kinh tế mở cửa , coi nó là "trạm trung
gian", là "chiếc cầu nối" ... Giữa sản xuất nhỏ với sản xuất lớn hiện đại để đi lên
chủ nghĩa xã hội, nhất là ở những nước có nền kinh tế kém phát triẻn bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa . Do vậy công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiểu theo nghĩa
chung và khái quát là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một
nước công nghiệp . ở nước ta , công nghiệp hoá là quá trình chuyển từ một nước
sản xuất nhỏ công nghiệp lạc hậu, công nghệ và năng suất lao động thấp, thành
một nước có cơ cấu công - nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, khoa học và công
nghệ tiên tiến, nâng năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân .
Phần hai : giới thiệu chung
I Những vấn đề kinh tế chính trị của nền kinh tế Việt Nam trong thời
kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá
Việt Nam là một nước nông nghiệp đã bao đời nay . Tuy nhiên trong
những năm đầu và giữa thập kỷ 1980, ở Việt Nam nạn đói vẫn tồn tại ở một số nơi
trong nước . Để chống đói, Việt Nam phải nhập khẩu gạo và xin viện trợ lương
thực của nước ngoài Trong năm 1988, Việt Nam phải nhập 280000 tấn gạo .
Thế nhưng chỉ sau một năm, bằng việc đổi mới các chính sách kinh tế, Việt Nam
đã làm nên một thắng lợi vô cùng to lớn đó là trở thành nước xuất khẩu gạo đứng
thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Thái Lan .
1 . Sơ lược về nền kinh tế Việt Nam
Nước ta thuộc loại nước có dân số trẻ, có nguồn lao động dồi dào, có lợi
thế về chất lượng lao động được biểu hiện ở trình độ dân số biết chữ chiếm 87.7%
trong dân cư, một tỉ lệ cao so với tiêu chuẩn quốc tế và so với nhiều nước đang
phát triển, đó là mặt thuận lợi . Song số người chưa có việc làm còn nhiều (
nếu kể cả các loại như thiếu việc làm, nông nhàn ...) thì số người chưa có việc làm
được quy đổi lên đến 7.5 triệu người - tạo nên sức ép xã hội đối với kinh tế .
Trong khi đó khả năng thu hút sức lao động không nhiều hoặc có thể nói là khả
năng thu hút sức lao động là không có vì thiếu vốn, nhất là vốn ngoại tệ mạnh .
Hơn nữa, trên cơ sở nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần mà nhận thức lại khái
niệm có việc làm và không có hay chưa có việc làm . Từ đó sớm khắc phục những
mặc cảm không đúng trước đây, cho rằng chỉ khi nào người lao động làm việc
trong các xí nghiệp quốc doanh hoặc cơ quan nhà nước mới gọi là có việc làm . Rõ
ràng sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần là yêu cầu khách quan đối với việc tạo ra
công ăn việc làm cho người lao động, một yêu cầu phải kết hợp chiến lược kinh tế
với chiến lược xã hội cần được coi trọng .
2 . Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay
Việt Nam đã và đang từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất phát
điểm thấp về nền kinh tế nên hiện nay nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế hàng
hoá kém phát triển mang nặng tính tự cung tự cấp và nó được biểu hiện ở các mặt
sau : Nền kinh tế nhiều thành phần là cơ sở cho sự phát triển và hình thành kinh tế
hàng hoá bị xoá bỏ , thay thế bằng nền kinh tế chỉ có kinh doanh tập thể và từ đó
dẫn đến mất khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế . Trình độ cơ sở vật chất kĩ
thuật còn lạc hậu đã dẫn đến sản phẩm hàng hoá kém chất lượng . Kết cấu hạ tầng
và kĩ thuật mạng lưới giao thông hiện đại, thông tin liên lạc điện nước còn thấp
kém không bảo đảm cho việc phát triển kinh tế hàng hoá trong nước và cản trở cho
việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam . Chưa có đội ngũ doanh nghiệp thực sự khá
giỏi thích nghi với cơ chế thị trường và đã quen với kiểu kinh doanh theo pháp luật
. Tuy rằng nhiều năm qua nền kinh tế Việt Nam đã tiến bộ nhưng nền kinh tế vẫn
chưa ổn định, lạm phát vẫn xảy ra, nguyên nhân là do sản xuất chưa ổn định còn
nhiều mặt đình đốn lao động thất nghiệp và chưa đủ việc làm còn cao, tình trạng
đó dẫn đến sự kìm hãm nền kinh tế hàng hoá ở Việt Nam
3 . Sự chuyển biến của nền kinh tế
Trong những thập niên gần đây, ở các nước tư bản có những biểu hiện
mới thông qua sự điều chỉnh trong chừng mực nhất định đối với quan hệ sở hữu về
tư liệu sản xuất, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối ... Song tất cả điều đó chỉ
chứng tỏ những tiền đề vật chất, kinh tế sẽ ngày càng chín muồi cho sự ra đời xã
hội mới . Đương nhiên cũng rất ngây thơ, nếu cho rằng chủ nghĩa tư bản không
còn thích nghi nữa và sẽ bị xã hội mới thay thế trong thời gian ngắn .
Thời gian trôi đi, điều kiện lịch sử có những biến đổi, bước đi và cách
làm cụ thể, có thể có sự khác nhau, song những nội dung và tư tưởng cơ bản của
NEP, với tư cách là kim chỉ nam đang và sẽ còn giá trị . Tất nhiên cuộc sống luôn
biến động, nhiều vấn đề mới đang đặt ra, việc giải quyết nó không thể không
tính đến những lý thuyết hiện đại mà nhân loại đã sáng tạo ra.
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa . Xu
hướng vận động của nó là phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Mác-
Ăng ghen, Lê Nin vạch ra sẽ được thực hiện thông qua viẹc sử dụng sức mạnh
tổng hợp của các thành phần kinh tế trong nước và sức mạnh tổng hợp về kinh tế
và công nghiệp quốc tế .
II Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật cho chủ nghĩa xã hội
1 . Cơ sỏ vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật
chất của lực lượng sản xuất, phù hợp với trình độ kĩ thuật công nghệ tương ứng mà
lao động trong xã hội , sử dụng tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của
cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội . Có thể xét biến đổi cơ sở vật chất kĩ
thuật qua ba yếu tố sau : Sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất . Hai là
sự phát triển của khoa học kĩ thuật . Ba là tính chất và trình độ của các quan hệ
xã hội ( các quan hệ xã hội mang tính thống trị ) . Trong các phương thức sản xuất
trước chủ nghĩa tư bản là dựa vào công cụ thủ công qui mô nhỏ bé, trình độ lạc
hậu, cơ sở vật chất của chủ nghĩa tư bản là hiện đại cơ khí công nghiệp phát triển .
Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một phương thức sản xuất cao hơn chủ nghĩa tư
bản . Vì vậy nó cũng gắn với một cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển hơn chủ nghĩa
tư bản . Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất lớn, hiện đại, có cơ
cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hoá cao . Dựa trên trình độ khoa học công
nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền
kinh tế quốc dân .
2 . Những yếu tố biến đổi cơ sở vật chất kĩ thuật
Sự biến đổi và phát triển lực lượng sản xuất bao gồm cả khoa học tự
nhiên - kỹ thuật lẫn khoa học xã hội, nhất là khoa học kinh tế, nó do con người tạo
ra thông qua con người - nhân tố trung tâm - nhân tố chủ thể - đến lực lượng sản
xuất . Nó đòi hỏi phải có chính sách đầu tư cho khoa học kỹ thuật ( công nghệ )
sản xuất đều phải dựa trên những thành tựu khoa học làm cơ sở lý thuyết cho nó .
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật được xác định là một "quốc sách", một "động
lực" cần đem toàn lực lượng để nắm lấy và phát triển nó . Cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật ở nước ta có thể khái quát thành hai nội dung chủ yếu gắn với mục
tiêu và nhiệm vụ của công nghiệp hoá :
Một là xây dựng thành công cơ sở vật chất , kỹ thuật cho chủ nghĩa xã
hội để dựa vào đó mà trang bị công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân .
Hai là tổ chức việc nghiên cứu , thu thập , phổ biến và ứng dụng thông
tin những thành tựu mới của khoa học vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống với
hình thức , bước đi , quy mô và trình độ thích hợp .
3 . Con đường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật .
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là quy luật kinh
tế đối với tất cả những nước quá độ . Đối với Việt Nam là nước quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật sẽ được tiến hành bằng cách thực hiện công nghiệp hoá . Công nghiệp hoá có
liên quan đến hai vấn đề đó là trình độ kỹ thuật hay công nghệ và cơ cấu kinh tế
mà chủ yếu là cơ cấu sản xuất giữa các ngành trong nền kinh tế . Do vậy công
nghiệp hoá có hai nội dung :
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội .
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý (công nghiệp , nông nghiệp , dịch vụ) .
Hai nội dung này được thực hiện chủ yếu thông qua cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật cùng với phân công lại lao động xã hội và gắn với xây dựng cơ
cấu kinh tế hợp lý .
Vào khoảng giữa thế kỷ XX , cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại . Mấy thập niên đã qua , nhất là trong thập niên gần đây loài người đang chứng
kiến những thay đổi rất to lớn , trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế , chính
trị và xã hội . Cuộc cách mạng này có nhiều nội dung , song có năm nội dung chủ
yếu sau :
Tự động hoá : Đã xuất hiện máy tự động quá trình , máy công cụ điều
khiển bằng số và robot .
Năng lượng : Ngoài những dạng năng lượng truyền thống như nhiệt và
thuỷ . Ngày nay đã và đang chuyển sang năng lượng nguyên tử .
Vật liệu : Có nhiều chủng loại phong phú , nhiều tính chất đặc biệt mà
vật liệu tự nhiên không có . VD : Vật liệu tổ hợp hay còn gọi là composit với các
tính chất mong muốn , gốm zincon hoặc cacbuasilic chịu nhiệt cao ...
Công nghệ sinh học : Công nghệ vi sinh, kỹ thuật cuzin, kỹ thuật gen và
nuôi cấy tế bào được ứng dụng ngày càng nhiều trong công nghiệp, nông nghiệp, y
tế, hoá chất, bảo vệ môi trường ...
Điện tử và tin học : Phát triển mạnh nhất là máy tính diễn ra theo bốn
hướng : Nhanh có máy siêu tính, nhỏ có máy vi tính, máy tính có xử lý kiến
thức đó là máy trí tuệ nhân tạo, máy tiếng nói từ xa đó là máy viễn tin học .
Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp (khoa học tự nhiên ,
khoa học xã hội và đặc biệt là khoa học kinh tế phát triển) . ở Việt Nam bỏ qua tư
bản chủ nghĩa, đi lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công nghiệp hoá trong khi thế
giới đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật kinh tế và "công nghệ mở"
gắn với điều kiện bên ngoài . Do vậy cách mạng khoa học kỹ thuật ở nước ta có
thể và cần phải bao hàm cả hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mà thế giới đã
trải qua . Xây dựng thành công cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội để dựa
vào đó trang bị công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân . Tổ chức việc
nghiên cứu thu nhập, phổ biến và ứng dụng thông tin của khoa học vào các lĩnh
vực sản xuất và đời sống .
4 . Những tiền đề cần thiết để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
Tạo nguồn cho tích luỹ vốn : thực chất của công nghiệp hoá là tiến hành
cách mạng khoa học kỹ thuật để phát triển khoa học sản xuất , xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật . Sự nghiệp đó đòi hỏi rất nhiều vốn , nguồn để tích luỹ vốn là giá trị
của sản phẩm thặng dư do lao động thặng dư tạo ra . Như vậy tăng năng suất lao
động là biện pháp cơ bản để tạo ra điều kiện này .
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật là điều kiện đòi hỏi
phải đặt khoa học công nghệ là một quốc sách và một động lực cần tập trung phát
triển .
Đẩy mạnh công tác thăm dò cơ bản và địa chất vì nước ta có nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng chưa được khai thác . Vì vậy phải nhanh
chóng thăm dò và khai thác để sử dụng lợi thế so sánh của mình trong lúc thế giới
chưa ra đời và phổ biến nhiều loại vật liệu mới . Phải điều tra cơ bản các nguồn tài
nguyên sẵn có để có chiến lược phát triển phù hợp, bố trí sản xuất hợp lý về
quy mô và chất lượng .
Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý và công nhân lành
nghề cho sự nghiệp công nghiệp hoá . Đội ngũ cán bộ này có vai trò vô cùng quan
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước .
Xây dựng một chính sách đối ngoại có hiệu lực để có thể sử dụng sức
mạnh tổng hợp của thế giới, về kinh tế kỹ thuật công nghệ vào qúa trình công
nghiệp hoá của đất nước .
III điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Nhân loại đang bước vào giai đoạn sôi động của cách mạng khoa học
công nghệ , một cuộc cách mạng mà sự tác động của nó làm biến đổi sâu sắc trên
cả các mặt lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, chính trị và xã hội trong
hầu hết các nước trên thế giới . Bầu không khí thế giới vẫn đi theo xu thế chung là
chuyển từ đối đầu, chiến tranh sang đối thoại hoà bình . Cuộc đấu tranh chính trị
chuyển trọng tâm sang lĩnh vực kinh tế và văn hoá , trong khi nguy cơ quân sự vẫn
còn . Tuy nó làm cho bức tranh thế giới ít nhiều phức tạp, song cũng có những yếu
tố, những dấu hiệu của những tiền đề căn bản cho công cuộc phát triển kinh tế hoà
bình giữa các nước trên thế giới .
1 . Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
Để có thể công nghiệp hoá , hiên đại hoá đất nước không thể thể thiếu
các mối quan hệ kinh tế đối với quốc tế, nó cũng là một trong những vấn đề thời
sự đối với hầu hết các nước . Ngày nay việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế có
tính khách quan và phổ biến, nó bắt nguồn từ yêu cầu của quy luật phân công và
hợp tác quốc tế .
Từ sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển không đều về trình
độ công nghiệp giữa các nước, dẫn đến yêu cầu sử dụng có hiệu quả lợi thế so
sánh để nhanh chống rút ngắn khoảng cách giữa các nước phát triển và chậm phát
triển . Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm cho nền
kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế có những biến đổi sâu sắc . Sự phân
công và hợp tác quốc tế ngày càng phát triển , nhiều sản phẩm quan trọng do hàng
trăm công ty của hàng chục các quốc gia cùng tham gia chế tạo . Nền kinh tế của
các nước ngày càng phụ thuộc vào nhau . Sự hình thành kết cấu hạ tầng sản xuất
và chi phí sản xuất quốc tế . Sự chênh lệch giữa các nước phát triển và đang phát
triển đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng rút ngắn khoảng cáhc giữa chúng . Muốn
vậy , các nước chậm phát triển - trong đó có Việt Nam - phải có chiến lược phát
triển kinh tế với cơ cấu kinh tế mở và thị trường xuất khẩu để làm lối ra hữu hiệu
cho nền kinh tế .
2 . Các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế
Ngoại thương : Là hoạt động buôn bán giữa nước này với nước khác về
hàng hoá và những dịch vụ kèm theo . Chỉ xuất khẩu những sản phẩm vốn là thế
mạnh của mình nhưng là thế yếu của quốc tế và ngược lại . Và điều này mang lại
lợi nhuận cho cả hai .
Hợp tác đầu tư quốc tế diễn ra theo hai chiều hướng : Đưa vốn ra nước
ngoài đầu tư và nhân vốn đầu tư từ nước ngoài thông qua hình thức đầu tư trực
tiếp và gián tiếp .
Hợp tác về khoa học công nghệ : Là hình thức phối hợp giữa các nước để
cùng nhau nghiên cứu, sáng chế, thiết kế, thí nghiệm kết quả về khoa học công
nghệ được biểu hiện rõ nhất ở việc chuyển giao công nghệ giữa các nước .
Hợp tác tín dụng quốc tế : Được thực hiện thông qua thị trường tiền tệ
thế giới, chủ yếu do các ngân hàng khu vực và ngân hàng quốc tế thực hiện .
3 . Khả năng và giải pháp mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
Khả năng và triển vọng kinh tế đối ngoại nước ta tương đối phong phú
song chưa được khai thác . Con người Việt Nam có lòng khao khát vươn lên ,
thông minh và có trình độ học vấn cao (60 vạn người có trình độ đại học và trên
đại học) . Điều kiện tự nhiên khá ưu đãi . Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên
rất phong phú, vị trí thuận lợi cho trao đổi, buôn bán, là của ngõ bán đảo Đông
Dương . Khu vực năng động và nhiều triển vọng nếu biết khai thác , luật đầu tư
của nước ta có sự hấp dẫn .
Tóm lại, để hội nhập được với nền kinh tế quốc tế, Việt Nam chúng ta
cần phải có một hướng đi thật vững chắc, biết vận dụng những khả năng và những
tài nguyên quý giá mà tài nguyên đã ban tặng . Nếu kết hợp được những điều kiện
trên thì chắc chắn con đường mà chúng ta đang đi sẽ dễ dàng hơn, vững chắc hơn .
Nghị quyết Đại Hội IX đã chỉ ra : "chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
2001 - 2010 nhằm : đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con
người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế được
tăng cường, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao .
IV thực tế nền kinh tế việt nam trong quá trình công nghiệp hoá ,
hiện đại hoá
Để hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Việt Nam bất chấp những diễn biến
kinh tế không thuận lợi . Mặc dù vậy Việt Nam vẫn thu được những con số ấn
tượng trên nhiều lĩnh vực, từ xuất khẩu cho đến thu hút đầu tư nước ngoài , thu hút
khách du lịch quốc tế, sản xuất công nông nghiệp tiếp tục duy trì tỉ lệ tăng trưởng
cao với mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP năm nay đã đạt gần 7,7% -
mức cao nhất trong 4 năm qua, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam á . Kim
ngạch xuất khẩu cao đạt hơn 26 tỷ USD - nức cao kỷ lục kể từ năm 97 đến nay .
Con số các mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD với hai tân binh khá bất ngờ là
hàng điện tử và sản phẩm gỗ . Dấu ấn kinh tế Việt Nam trong năm 2004 còn thể
hiện trong việc huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội , ước đạt 258,7 ngàn tỷ
đồng, tăng 19% so với năm 2003 . Nói đến những điểm nhấn trong bức tranh kinh
tế Việt Nam không thể không kể đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
(FDI) với con số hơn 4 tỷ USD, tăng gần 30% so với năm 2003 . Tăng trưởng kinh
tế mạnh mẽ đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc như đã giải quyết việc
làm cho hơn 1,5 triệu lao động, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống 8,31% . Hệ thống
pháp luật của Việt Nam đã hình thành một bước quan trọng thể chế hoá kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa . Những thành tựu đạt được đã tạo đà thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay . Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện
manh mẽ môi trường đầu tư và sản xuất kinh tế, huy động tối đa các nguồn lực đầu
tư cho phát triển, tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục cải cách hành
chính, cải cách hệ thống ngân hàng, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, áp dụng
các biện pháp kiềm chế, tăng giá nhằm giữ vững sức mua của đồng tiền Việt Nam
.
Phần ba : KếT LUậN
Toàn bộ hai phần trên đã chỉ ra rằng : con đường đi lên công nghiệp hoá
phải gắn liền với hiện đại hoá . Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là nhằm
xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội . Đó là nhiệm vụ trung tâm trong
suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xa hội của nước ta . Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX của Đảng : "con đường công nghiệp hoá , hiện đại hoá của đất nước
cần và có thể rút ngắn thời gian , vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy
vọt . Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ
công nghệ tiên tiến" . Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người
Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền
tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá . Biết phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời
xây dựng nên văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, bồi dưỡng nhân tài nhằm thực
hiện mục tiêu : "dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" vạch
ra đường lối đúng đắn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thì chắc chắn
rằng con đường đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập được với quốc tế
là một điều đơn giản và không xa . Chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện được .
Mục lục
Lời mở đầu..........................................................................................1
Phần I : Nền KTVN trong thời kỳCNH_HĐH..................................2
Phần II: Giới thiệu chung..................................................................3
I. Những vấn đề KTCT của KTVN trong CNH-HĐH..................................3
1- Sơ lược về nền KTVN..................................................................3
2- Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay.....................................4
3- Sự chuyển biến của nền kinh tế...................................................5
II. CNH-HĐH nhằm xây dựng CSVCKT cho CNXH..............................6
1- Cơ sở vật chất kỹ thuật...............................................................6
2- Những yếu tố biến đổi CSVCKT................................................6
3- Con đường xây dựng CSVCKT..................................................7
4- Những tiền đề cần thiết để xây dựng CSVCKT..........................9
III. Điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.........................................................10
1- Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế..............................................10
2- Các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế.....................................11
3- Khả năng và giải pháp của việc mở rộng QHKTQT................12
IV. Thực tế nền kinh tế Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH..............13
Phần III : Kết luận...........................................................................14
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Những vấn đề kinh tế chính trị trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam.pdf