Sau thời gian tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh thực tếtại công
ty, em xin đềra một sốkiến nghịsau:
- Đầu tưphát triển nguồn hàng kinh doanh, mởrộng thịtrường xuất khẩu,
nâng cao chất lượng sản phẩm đểcó thểcạnh tranh với các đơn vịxuất khẩu
khác.
- Chuyển đổi phương thức kinh doanh từlàm hàng gia công sang làm hàng
FOB. Vì giá gia công tương đối thấp lại thường xuyên bịkhách hàng ép giá nên
lợi nhuận không cao. Chuyển sang phương thức kinh doanh trực tiếp công ty sẽ
tựsản xuất và bán sản phẩm của mình lợi nhuận thu được sẽcao hơn.
- Vềlâu dài, công ty nên đầu tưphát triển hàng nội địa, đây là một thị
trường tiềm năng mà phần lớn các công ty may mặc Việt Nam vẫn còn bỏngỏ.
- Công ty nên có biện pháp tách biệt giá vốn hàng bán của từng loại hàng
hoá, thành phẩm đểxác định hiệu quảkinh doanh của từng loại sản phẩm.
- Tăng cường đào tạo, nâng cao tay nghềcũng nhưnghiệp vụcho cán bộ
công nhân viên của công ty. Có chính sách thu hút nhân tài đặc biệt là các chuyên
viên thiết kếthời trang để đa dạng hoá mẫu mã và tạo được phong cách riêng
cho sản phẩm của công ty.
93 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2943 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần may Tiền Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-21,82
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Giá cả của hàng FOB phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: chất liệu vải, độ
phức tạp của sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm và một số nhân tố khác.
Bảng tổng hợp giá trên được thu thập từ một số đơn hàng trong quý IV hàng năm
của công ty nên chưa phản ánh được hết tình hình niến động giá của các mặt
hàng qua ba năm. Nhìn chung, giá FOB có nhiều biến động hơn so với giá gia
công. Giá FOB của quần và đầm liên tục giảm qua ba năm nhưng nhìn chung vẫn
ở mức cao. Mặt hàng quần và áo kiểu có những năm giá giảm xuống rất thấp là
do chất liệu vải thay đổi.
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN
2004-2006
Bảng 13: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền % Số tiền %
Giá vốn hàng bán 108.753 86,63 100.761 85,54 99.446 84,80 -7.992 -7,35 -1.315 -1,31
Chi phí tài chính 2.531 2,02 2.611 2,22 2.811 2,40 80 3,16 200 7,66
Chi phí bán hàng 8.363 6,66 7.014 5,95 6.834 5,83 -1.349 -16,13 -180 -2,57
Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.731 4,57 7.278 6,18 7.694 6,56 1.547 26,99 416 5,72
Chi phí khác 153 0,12 132 0,11 490 0,42 -21 -13,73 358 271,21
Tổng chi phí 125.531 100,00 117.796 100,00 117.275 100,00 -7.735 -6,16 -521 -0,44
( Nguồn: Phòng kế toán)
4.3.1. Phân tích tổng chi phí của công ty qua 3 năm
Tổng chi phí của công ty bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Trong các loại chi
phí trên thì giá vốn hàng bán có tỷ trọng cao nhất kế đến là chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính còn chi phí khác chỉ chiếm tỷ trọng
rất nhỏ trong tổng chi phí của công ty.
Nhìn chung, tổng chi phí của công ty liên tục giảm qua ba năm. Tổng
chi phí của công ty chỉ giảm mạnh trong năm 2005 còn năm 2006 tuy tổng chi
phí có giảm nhưng với tỷ lệ không đáng kể. Năm 2004 tổng chi phí của công ty
là 125.531 triệu đồng, đến năm 2005 tổng chi phí là 117.796 triệu đồng giảm
7.735 triệu đồng tức giảm 6,16% so với năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu làm
cho tổng chi phí giảm là do giá vốn hàng bán giảm đáng kể so với năm 2004.
Đồng thời, sự sụt giảm của chi phí bán hàng cũng góp phần làm cho tổng chi phí
giảm. Năm 2006 tổng chi phí của công ty tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2005.
Tổng chi phí năm 2006 giảm 521 triệu đồng hay giảm 0,44% so với năm 2005.
Nguyên nhân chủ yếu cũng là do biến động giảm của giá vốn hàng bán và chi phí
bán hàng.
Để hiểu rõ hơn các nguyên nhân làm giảm tổng chi phí của công ty ta
phân tích các yếu tố cấu thành nên tổng chi phí để thấy được sự ảnh hưởng của
các yếu tố cấu thành đến những biến động của tổng chi phí.
4.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tổng chi phí
Các yếu tố cấu thành nên tổng chi phí của công ty bao gồm: giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi
phí từ các hoạt động khác của công ty.
4.3.2.1. Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là yếu tố có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của
công ty và có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự biến động của tổng chi phí. Tỷ trọng
của giá vốn hàng bán liên tục giảm qua ba năm. Năm 2004, tỷ trọng giá vốn hàng
bán là 86,63%, năm 2005 là 85,54% và năm 2006 là 84,8%.
Giá vốn hàng bán của công ty liên tục giảm trong giai đoạn 2004-2006.
Năm 2004 giá vốn hàng bán của công ty là 108.753 triệu đồng. Năm 2005 giá
vốn hàng bán của công ty giảm 7.992 triệu đồng tức giảm 7,35% so với năm
2004. Điều đó cho thấy đây là nhân tố chính làm cho tổng chi phí của công ty
năm 2005 giảm mạnh. Nguyên nhân làm cho giá vốn hàng bán của công ty giảm
là do lượng hàng FOB xuất khẩu trong năm 2005 giảm nhiều so với năm 2004
mà đây lại là mặt hàng có giá vốn tương đối cao. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu
nhập khẩu trong năm 2005 giảm mạnh cũng đã góp phần làm giảm giá vốn của
hàng FOB. Sang năm 2006, tổng chi phí của công ty tiếp tục giảm, cụ thể là giảm
1.315 triệu đồng hay giảm 1,31% so với năm 2005. Nguyên nhân cũng là do số
lượng hàng FOB tiếp tục giảm so với năm 2005.
4.3.2.2. Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng của công ty bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi
phí vật liệu bao bì, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và
một số chi phí khác bằng tiền. Trong tất cả các yếu tố trên thì chi phí vật liệu bao
bì là yếu tố chính tạo nên chi phí bán hàng của công ty.
Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng chi phí của công
ty. Tỷ trọng chi phí bán hàng biến động không đều qua ba năm. Năm 2004, tỷ
trọng này là 6,66%, sang năm 2005 giảm còn 5,95% và đến năm 2006 tăng nhẹ
trở lại chiếm 5,83% tổng chi phí của công ty.
Nhìn chung, chi phí bán hàng của công ty liên tục giảm qua 3 năm. Điều
đó cho thấy đây cũng là một trong những yếu tố làm giảm tổng chi phí của công
ty. Chi phí bán hàng của công ty năm 2005 giảm 1.349 triệu đồng tức giảm
16,13% so với năm 2004. Năm 2006 chi phí bán hàng của công ty tiếp tục giảm
180 triệu đồng tức giảm 2,57% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu làm cho
chi phí bán hàng giảm là do lượng hàng FOB giảm và giá mua vật liệu bao bì
cũng giảm.
4.3.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm: lương của bộ phận
quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao, chi phí đào tạo,…
Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty liên tục tăng qua ba
năm. Năm 2004, tỷ trọng này là 4,57%, đến năm 2005 là 6,18% và sang năm
2006 là 6,56%.
Trong khi giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng có xu hướng giảm thì
chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty lại liên tục tăng trong giai đoạn 2004-
2006. Chi phí quản lý doanh nghiệp đặc biệt tăng nhanh trong năm 2005. Năm
2005 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đến 26,99% ( 1.547 triệu đồng) so với
năm 2004. Sở dĩ chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2005 tăng cao là
do công ty phải chi một khoản tiền khá lớn để cho nhân viên của công ty tham
gia các lớp đào tạo, nâng cao chuyên môn. Đồng thời công ty phải tuyển thêm
nhân viên quản lý cho hai phân xưởng mới xây dựng ở khu B và mua sắm một số
đồ dùng văn phòng, văn phòng phẩm cho hai phân xưởng mới này. Năm 2006
chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ so với năm 2005 cụ thể là tăng 416 triệu
đồng, tức tăng 5,72% so với năm 2005. Nguyên nhân là do công ty đã tuyển thêm
một số nhân viên mới cho bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
4.3.2.4. Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí tài chính của công ty bao gồm: chi phí lãi vay, lỗ do chênh lệch
tỷ giá và lỗ do bán ngoại tệ trong đó chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong
tổng chi phí hoạt động tài chính của công ty.
Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng chi phí của
công ty và khá ổn định. Năm 2004, tỷ trọng của chi phí tài chính là 2,02%, sang
năm 2005 tăng nhẹ đạt mức 2,22% và đến năm 2006 là 2,4%.
Năm 2005 chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng 80 triệu đồng,
tức tăng 3,16% so với năm 2004. Nguyên nhân là do trong năm này công ty đã
vay ngắn hạn một số tiền lớn để thanh toán tiền mua nguyên liệu cho khách hàng
nên chi phí lãi vay trong năm này tăng. Chi phí lãi vay tăng làm cho chi phí hoạt
động tài chính cũng tăng lên theo. Năm 2006 chi phí hoạt động tài chính tiếp tục
tăng cụ thể là tăng 200 triệu đồng tức tăng 7,66% so với năm 2005. Tuy chi phí
lãi vay trong năm 2006 có giảm nhưng do khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá tăng nên
đã làm cho chi phí tài chính của công ty năm 2006 tăng.
4.3.2.5. Chi phí khác
Chi phí khác của công ty bao gồm các chi phí sau: chi phí thanh lý,
nhượng bán tài sản cố định, chi phí nộp phạt và một số chi phí bằng tiền khác.
Chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí của công ty.
Chi phí khác của công ty năm 2004 là 153 triệu đồng, đến năm 2005 chi
phí này giảm 21 triệu đồng, tức giảm 13,73% so với năm 2004. Sang năm 2006
chi phí khác tăng lên khá cao cụ thể là tăng 358 triệu đồng, tăng đến 271,21% so
với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm 2006 công ty tiến hành thanh lý một
số lượng lớn máy may công nghiệp và một số máy móc khác đã hư hỏng không
còn sử dụng được nên chi phí thanh lý tài sản cố định tăng cao. Bên cạnh đó,
công ty phải chi một số tiền để nộp phạt cho khách hàng do giao hàng trễ hẹn.
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRONG
GIAI ĐOẠN 2004-2006
Bảng 14: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền % Số tiền %
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 4.703 149,11 3.832 191,41 3.298 132,18 -871 -18,52 -534 -13,94
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -1.750 -55,49 -2.063 -103,05 -2.085 -83,57 -313 -17,89 -22 -1,07
Lợi nhuận từ hoạt động khác 201 6,37 233 11,64 1.282 51,38 32 15,92 1.049 450,21
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.154 100,00 2.002 100,00 2.495 100,00 -1.152 -36,53 493 24,63
( Nguồn: Phòng kế toán)
4.4.1. Phân tích tình hình lợi nhuận trước thuế của công ty qua ba năm
Lợi nhuận của công ty bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi
nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ các hoạt động khác. Trong đó, lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn và là nguồn hình thành lợi
nhuận chủ yếu của doanh nghiệp.
Qua bảng phân tích ta thấy lợi nhuận trước thuế của công ty tăng giảm
không đều qua ba năm. Năm 2004 lợi nhuận trước thuế của công ty là 3.154 triệu
đồng. Đến năm 2005 lợi nhuận trước thuế của công ty giảm còn 2.002 triệu đồng
tức giảm 1.152 triệu đồng (36,53%) so với năm 2004. Sở dĩ lợi nhuận trước thuế
của công ty năm 2005 giảm mạnh là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của
công ty giảm mạnh trong khi đó lỗ từ hoạt động tài chính lại tăng lên đáng kể.
Năm 2006 tình hình lợi nhuận của công ty được cải thiện so với năm 2005. Lợi
nhuận trước thuế của công ty năm 2006 là 2.495 triệu đồng, tăng 493 triệu đồng,
tức tăng 24,63% so với năm 2005. Tuy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có xu
hướng giảm và lỗ từ hoạt động tài chính lại tăng nhẹ so với năm 2005 nhưng do
lợi nhuận khác của công ty tăng lên đáng kể nên đã làm cho lợi nhuận trước thuế
của công ty năm 2006 tăng lên.
Nhìn chung, lợi nhuận của công ty có nhiều biến động trong giai đoạn
2004-2006. Trong thời gian tới, công ty cần đề ra nhiều biện pháp tích cực hơn
nữa để không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp mình.
4.4.2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến lợi nhuận
Để hiểu rõ hơn những thay đổi của lợi nhuận trong ba năm qua, ta phân
tích các yếu tố cấu thành của lợi nhuận để thấy được ảnh hưởng của các yếu tố
này đến lợi nhuận chung của toàn doanh nhiệp.
4.4.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là nguồn lợi nhuận chính của doanh
nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng giảm
qua ba năm. Năm 2004 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty là 4.703
triệu đồng. Đây là mức lợi nhuận khá cao. Sở dĩ lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh của công ty cao là do việc xuất khẩu hàng may mặc trong năm này vẫn
còn áp dụng chế độ hạn ngạch, đồng thời trong thời gian này số lượng doanh
nghiệp dệt may cũng chưa phát triển đông đảo như hiện nay nên công ty được
phân bổ hạn ngạch hàng năm tương đối lớn và sự cạnh tranh trên thị trường cũng
chưa gay gắt như hiện nay. Năm 2005 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của
công ty là 3.832 triệu đồng, giảm 871 triệu đồng tức giảm 18,52% so với năm
2004. Năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tiếp tục giảm cụ thể là giảm
534 triệu đồng tức giảm 13,94% so với năm 2005.
Nguyên nhân làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty
liên tục giảm là do thời trang thế giới luôn thay đổi với nhiều kiểu dáng mới lạ và
độc đáo, trong khi đó đội ngũ nhân viên thiết kế công ty vẫn chưa thật sự đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, không thu hút được sự quan tâm của
khách hàng đến các sản phẩm của công ty. Chính vì vậy mà doanh thu từ hoạt
động kinh doanh hàng FOB của công ty ngày càng giảm mà lợi nhuận đem lại từ
mặt hàng này lại khá cao do khá cả của hàng FOB tương đối cao so với hàng gia
công. Đồng thời, do thiếu vốn sản xuất mà hoạt động sản xuất hàng FOB lại cần
vốn lớn do nguyên phụ liệu chủ yếu được nhập từ nước ngoài với giá khá cao nên
hoạt động sản xuất hàng FOB cũng giảm dần. Bên cạnh đó, công ty cũng chưa
đầu tư đúng mức cho hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thêm nhiều thị
trường mới trong khi đó các doanh nghiệp dệt may ra đời ngày càng nhiều làm
cho áp lực cạnh tranh ngày càng cao.
4.4.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là chênh lệch giữa thu và chi trong hoạt
động tài chính của công ty. Do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa
vào nguồn vốn đi vay nên lãi vay phải trả hàng năm rất cao. Trong khi đó doanh
thu từ hoạt động tài chính lại không đáng kể chủ yếu là thu từ lãi do chênh lệch
tỷ giá hối đoái và lãi do bán ngoại tệ nên hoạt động tài chính hầu như chỉ phát
sinh lỗ.
Qua bảng phân tích ta thấy lỗ từ hoạt động tài chính của công ty khá cao
và ngày càng tăng. Năm 2004 lỗ từ hoạt động tài chính của công ty là 1.750 triệu
đồng. Năm 2005 chi phí tài chính tăng lên 2.063 triệu đồng tức tăng 313 triệu
đồng, tức tăng 17,89% so với năm 2004. Trong năm 2005 công ty đã vay ngắn
hạn một khoản tiền lớn làm cho chi phí lãi vay trong năm này tăng lên nên lỗ từ
hoạt động tài chính cũng tăng theo. Lỗ từ hoạt động tài chính năm 2006 tiếp tục
tăng nhẹ so với năm 2005, chỉ tăng 22 triệu, tức tăng 1,07% so với năm 2005.
Nguyên nhân là do doanh thu tài chính của công ty năm 2006 tăng so với năm
2005.
4.4.2.3. Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác của công ty liên tục tăng qua ba năm. Năm 2005 lợi
nhuận khác của công ty là 32 triệu đồng tăng 15,92% so với năm 2004. Nguyên
nhân là do trong năm 2005 công ty đã thu được một khoản nợ khó đòi đã xử lý
xoá sổ. Năm 2006 lợi nhuận khác của công ty là 1.282 triệu đồng tăng vượt bậc
so với năm 2005, cụ thể là tăng 1.049 triệu đồng, tức tăng 450,21% . Nguyên
nhân là do thu nhập khác của công ty tăng đáng kể.
4.4.3. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận kế hoạch của công ty qua
ba năm
Bảng 15: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN KẾ
HOẠCH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Lợi nhuận trước thuế Kế hoạch Thực hiện So sánh
Năm 2004 3.108 3.154 101,48%
Năm 2005 2.600 2.002 77,00%
Năm 2006 2.850 2.495 87,54%
( Nguồn: Phòng kế toán)
0
500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Kế hoạch
Thực hiện
Hình 6: Biểu đồ biểu diễn tình hình thực hiện lợi nhuận kế hoạch của công
ty giai đoạn 2004-2006
Qua biểu đồ ta thấy năm 2004 công ty hoàn thành lợi nhuận vượt mức
kế hoạch 1,48%. Điều đó cho thấy công ty đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành chỉ
tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, sang năm 2005 lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 77%
kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do trong năm này doanh thu giảm mạnh nên lợi
nhuận của doanh nghiệp cũng vì vậy mà giảm theo. Đến năm 2006 lợi nhuận
trước thuế đạt 87,54% kế hoạch. Trong thời gian tới, công ty cần nỗ lực hơn nữa
để nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận kế
hoạch đề ra.
4.5. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU
4.5.1. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu đầu tư
4.5.1.1. Tỉ suất đầu tư tổng quát
Bảng 16: BẢNG PHÂN TÍCH TỈ SUẤT ĐẦU TƯ TỔNG QUÁT CỦA
CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tài sản dài hạn 36.455 37.174 36.295
Tổng tài sản 79.963 79.191 71.248
Tỉ suất đầu tư tổng quát (%) 45,59 46,94 50,94
( Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng phân tích ta thấy khoản mục tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng khá
lớn trong tổng tài sản của công ty. Tài sản dài hạn của công ty bao gồm tài sản cố
định và các tài sản dài hạn khác trong đó giá trị tài sản cố định là chủ yếu, các
khoản đầu tư dài hạn khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều này là phù hợp với
đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty vì đặc thù của công ty là sản xuất hàng
may mặc nên cần phải đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty như: máy may công nghiệp, máy trải vải,
máy ủi form thành phẩm,…
Tỉ suất đầu tư tổng quát của công ty năm 2004 là 45,59%, đến năm 2005
tỉ suất này là 46,94% tức tăng 0,35% so với năm 2004. Nguyên nhân là do tài sản
dài hạn năm 2005 của công ty tăng lên. Sở dĩ tài sản dài hạn tăng là do trong năm
2005 công ty có mua thêm một số máy may công nghiệp cho phân xưởng 4 và
mua một phần mềm quản lý sản xuất tự động làm cho tài sản cố định của công ty
tăng đáng kể. Sang năm 2006 tài sản dài hạn giảm so với năm 2005 nhưng do
tổng tài sản cũng giảm với tốc độ nhanh hơn tài sản dài hạn nên đã làm cho tỉ
suất đầu tư tổng quát tăng lên 50,94% tức tăng 4% so với năm 2005.Sở dĩ tài sản
dài hạn giảm là do tài sản cố định hữu hình giảm mạnh. Nguyên nhân là do trong
năm 2006 công ty đã tiến hành thanh lý một số máy may công nghiệp và máy
móc thiết bị dã hư hỏng không còn sử dụng được.
Tóm lại, tỉ suất đầu tư tổng quát của công ty tương đối cao và có xu
hướng tăng. Điều đó chứng tỏ công ty có chú trọng đầu tư tài sản cố định cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
4.5.1.2. Tỉ suất tự tài trợ
Bảng 17: BẢNG PHÂN TÍCH TỈ SUẤT TỰ TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Vốn chủ sở hữu 16.700 11.630 15.149
Nguồn vốn 79.963 79.191 71.248
Tỉ suất tự tài trợ (%) 20,88 14,69 21,26
( Nguồn: Phòng kế toán)
Tỉ suất tự tài trợ của công ty tương đối thấp do vốn chủ sở hữu chiếm tỷ
trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Điều đó cho thấy hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay. Điều này sẽ không
hấp dẫn các nhà đầu tư và các nhà cho vay đồng thời cũng mang lại nhiều rủi ro
trong trường hợp nguồn vốn vay được sử dụng không hiệu quả.
Tỉ suất tự tài trợ của công ty năm 2004 là 20,88%, đến năm 2005 tỉ suất
này giảm còn 14,69% tức giảm 6,19% so với năm 2004. Nguyên nhân là do vốn
chủ sở hữu của công ty năm 2005 giảm. Sở dĩ vốn chủ sở hữu giảm là do lợi
nhuận năm năm 2005 của công ty giảm nên lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
của công ty giảm mạnh so với năm 2004. Sang năm 2006, tỉ suất tự tài trợ của
công ty tăng lên 21,26% tức tăng 6,57% so với năm 2005. Nguyên nhân là do
vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên trong khi tổng nguồn vốn lại giảm. Sở dĩ
vốn chủ sở hữu tăng là do sau khi đánh giá lại tài sản phát hiện chênh lệch tăng
gần 4 tỷ đồng.
Nhìn chung, tỉ suất tự tài trợ của công ty tương dối thấp nhưng đến năm
2006 lại có xu hướng tăng lên. Đây là một dấu hiệu tích cực mà công ty cần phát
huy để tăng dần vốn chủ sở hữu, giảm lượng vốn vay trong kinh doanh.
4.5.2. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán
4.5.2.1. Hệ số khái quát tình hình công nợ
Để có tình hình chung về công nợ ta xem xét sự tương quan giữa các
khoản chiếm dụng trước khi đi vào phân tích chi tiết.
Bảng 18: BẢNG PHÂN TÍCH HỆ SỐ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG
NỢ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Khoản phải thu ngắn hạn 34.181 22.657 16.774
Khoản phải trả ngắn hạn 36.861 23.983 24.313
Hệ số khái quát (lần) 0,93 0,94 0,69
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng phân tích ta thấy khoản phải trả ngắn hạn luôn cao hơn khoản
phải thu ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ công ty đi chiếm dụng vốn của doanh
nghiệp khác cao hơn mức độ công ty bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn.
Hệ số khái quát tình hình công nợ của công ty năm 2004 là 0,93 lần, năm 2005 là
0,94 lần chỉ tăng 0,01 lần so với năm 2004. Điều này cho thấy tình hình công nợ
của công ty tương đối tốt. Năm 2006 hệ số khái quát tình hình công nợ của công
ty giảm còn 0,69 lần tức giảm 0,25 lần so với năm 2005. Điều đó cho thấy các
khoản phải trả lớn hơn khoản phải thu khá nhiều. Do đó, công ty cần theo dõi
chặt chẽ tình hình công nợ phải trả để có để trả nợ đúng hạn và tránh tình trạng
các khoản nợ phải trả tăng cao dẫn đến việc thiếu tiền thanh toán.
4.5.2.2. Hệ số thanh toán hiện hành
Bảng 19: BẢNG PHÂN TÍCH HỆ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH CỦA
CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tài sản lưu động 43.508 42.017 34.953
Nợ ngắn hạn 53.337 59.531 44.308
Hệ số thanh toán hiện hành (lần) 0,82 0,71 0,79
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng phân tích phân tích ta thấy hệ số thanh toán toán hiện hành
của công ty biến động không đều qua ba năm. Năm 2004 hệ số thanh toán hiện
hành của công ty là 0,82 lần. Sang năm 2005 hệ số này giảm còn 0,71 lần, tức
giảm giảm 0,11 lần so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu làm cho hệ số thanh
toán hiện hành của công ty giảm là do nợ ngắn hạn của công ty năm 2005 tăng
lên. Hệ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2006 là 0,79 lần, tăng 0,08 lần
so với năm 2005.
Nhìn chung, hệ số thanh toán hiện hành của công ty tương đối tốt. Tuy
nhiên, hệ số này vẫn chưa thể đánh giá chính xác năng lực thanh toán của công
ty. Để có thể phản ánh chính xác hơn khả năng thanh toán của công ty ta xét hệ
số thanh toán nhanh.
4.5.2.3. Hệ số thanh toán nhanh
Bảng 20: BẢNG PHÂN TÍCH HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH CỦA
CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tiền và tương đương tiền 3.005 11.055 1.982
Nợ ngắn hạn 53.337 59.531 44.308
Hệ số thanh toán nhanh (lần) 0,06 0,19 0,04
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hệ số thanh toán nhanh của công ty tương đối thấp và tăng giảm không
ổn định qua ba năm. Điều đó chứng tỏ công ty gặp khó khăn trong việc thanh
toán công nợ, lượng tài sản bị sức ép thanh toán tăng. Năm 2004 hệ số thanh toán
nhanh của công ty là 0,06 lần, sang năm 2005 hệ số này tăng lên 0,19 lần tức
tăng 0,13 lần so với năm 2005. Nguyên nhân là do khoản mục tiền và tương
đương tiền tăng lên đáng kể. Sở dĩ khoản mục tiền và tương tiền của công ty tăng
lên đáng kể là do cuối năm 2005 có nhiều khách hàng thanh toán nợ cho công ty
làm cho tiền gửi ngân hàng của công ty tăng lên. Đến năm 2006 hệ số thanh toán
nhanh của công ty giảm còn 0,04 lần tức giảm 0,15 lần so với năm 2005, thấp
hơn hệ số thanh toán nhanh của năm 2004. Nguyên nhân là do khoản mục tiền và
tiền gửi ngân hàng của công ty giảm đáng kể so với năm 2005. Điều này chứng
tỏ công ty không dự trữ nhiều tài sản có khả năng thanh khoản để đảm bảo thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy, khả năng thanh toán nhanh của công ty
chưa được tốt lắm.
4.5.3. Nhóm chỉ số về lợi nhuận
4.5.3.1.Tỉ suất lợi nhuận ròng
Bảng 21: BẢNG PHÂN TÍCH TỈ SUẤT LỢI NHUẬN RÒNG CỦA CÔNG
TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Lãi ròng 2.228 1.425 1.799
Doanh thu thuần 127.550 118.885 117.272
Tỉ suất lợi nhuận ròng (%) 1,75 1,20 1,53
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng phân tích ta thấy tỉ suất lợi nhuận ròng của công ty tăng giảm
không đều qua ba năm. Năm 2004, tỉ suất lợi nhuận ròng của công ty là 1,75%
nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thuần công ty sẽ có 1,75 đồng lợi nhuận ròng.
Sang năm 2005, cả lợi nhuận ròng và doanh thu thuần đều giảm mạnh đã làm cho
tỉ suất lợi nhuận ròng của công ty giảm còn 1,2%, tức giảm 0,55% so với năm
2004. Đến năm 2006, do doanh thu thuần của công ty chỉ giảm nhẹ so với năm
2005 trong khi đó lãi ròng lại tăng lên làm cho tỉ suất lợi nhuận ròng của công ty
tăng lên 1,53%, tức tăng 0,33% so với năm 2005. Tuy có nhiều biến động nhưng
nhìn chung tỉ suất lợi nhuận ròng của công ty vẫn ở mức cao. Trong thời gian sắp
tới, công ty cần có chính sách phù hợp để nâng cao lợi nhuận cũng như tỉ suất lợi
nhuận ròng của công ty.
4.5.3.2. Suất sinh lời của tài sản (ROA)
Bảng 22: BẢNG PHÂN TÍCH SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN CỦA
CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Lãi ròng 2.228 1.425 1.799
Tổng tài sản 79.963 79.191 71.248
ROA (%) 2,79 1,80 2,52
(Nguồn: Phòng kế toán)
Suất sinh lời của tài sản ROA năm 2004 là 2,79% nghĩa là cứ 100 đồng
tài sản đầu tư sẽ thu được 2,79 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2005 suất sinh lời của
tài sản giảm còn 1,8% tức giảm 0,99% so với năm 2004. Điều đó cho thấy việc
sử dụng tài sản của công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả so
với năm trước. Năm 2006 tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty được cải
thiện so với năm 2005. Năm 2006 tỉ suất ROA của công ty là 2,52% tăng 0,72%
so với năm 2005 tuy vẫn còn thấp hơn năm 2004 nhưng điều đó chứng tỏ hiệu
quả sử dụng tài sản của công ty đã được cải thiện. Đây là một dấu hiệu tích cực
mà công ty cần phát huy trong những năm tới.
4.5.3.3. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Bảng 23: BẢNG PHÂN TÍCH SUẤT SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU
CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Lãi ròng 2.228 1.425 1.799
Vốn chủ sở hữu 16.700 11.630 15.149
ROE (%) 13,34 12,25 11,88
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng phân tích ta thấy suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty
khá cao. Tuy nhiên, tỉ suất này lại có xu hướng giảm dần qua ba năm. Năm 2004
suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là 13,34% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở
hữu đầu tư sẽ thu được 13,34 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2005 cả lãi ròng và vốn
chủ sở hữu đều giảm làm cho tỉ suất ROE giảm còn 12,25% tức giảm 1,09% so
với năm 2004. Năm 2006 tuy lợi nhuận ròng của công ty có tăng lên nhưng do
vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng với tốc độ nhanh hơn lợi nhuận nên đã làm
cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm. Suất sinh lời của vốn chủ sở
hữu năm 2006 giảm 0,37% so với năm 2005. Tuy suất sinh lời của vốn chủ sở
hữu có xu hướng giảm nhưng nhìn chung tỉ suất này vẫn ở mức cao chứng tỏ
công ty sử dụng vốn chủ sở hữu của mình khá hiệu quả. Trong thời gian tới, công
ty cần đề ra những biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn chủ sở
hữu của công ty.
4.6. ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC TÌNH TÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
Bảng 24: BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2004-2006
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004
Năm
2005
Năm
2006
Tổng doanh thu triệu đồng 130.120 119.798 119.770
Doanh thu gia công ngàn USD 4.677 5.027 5.547
Doanh thu kinh doanh ngàn USD 3.390 2.495 1.540
Tổng chi phí triệu đồng 125.531 117.796 117.275
Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 3.154 2.002 2.495
Các chỉ tiêu cơ cấu đầu tư
Tỉ suất đầu tư tổng quát % 45,59 46,94 50,94
Tỉ suất tự tài trợ % 20,88 14,69 21,26
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số khái quát lần 0,93 0,94 0,69
Hệ số thanh toán hiện hành lần 0,82 0,71 0,79
Hệ số thanh toán nhanh lần 0,06 0,19 0,04
Các chỉ tiêu về lợi nhuận
Tỉ suất lợi nhuận ròng % 1,75 1,20 1,53
ROA % 2,79 1,80 2,52
ROE % 13,34 12,25 11,88
U Doanh thu
Nhìn chung, tổng doanh thu của công ty liên tục giảm qua ba năm, đặc
biệt giảm mạnh ở năm 2005. Nguyên nhân là do biến động giảm của doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ, đây là nhân tố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
doanh thu nên sự biến động của nó là tác nhân chính làm giảm tổng doanh thu
của công ty. Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì gia công
hàng xuất khẩu là lĩnh vực sản xuất chính, kế đến là hoạt động kinh doanh xuất
khẩu. Doanh thu từ các hoạt động khác như kinh doanh nội địa và gia công cho
các đối tác trong nước tương đối nhỏ.
Doanh thu từ hoạt động gia công
Đây là hoạt động kinh doanh chính của công ty. Doanh thu từ hoạt động
gia công của công ty tăng liên tục qua ba năm. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng
hàng gia công hàng năm đều tăng. Mặt hàng chủ lực trong hoạt động gia công
của công ty là quần, kế đến là áo vest, đầm và áo kiểu. Hoạt động gia công của
công ty tập trung chủ yếu ở hai thị trường Mỹ và Anh. Bên cạnh đó, công ty cũng
đang mở rộng thị trường sang một số nước châu Á như: HôngKông, Nhật Bản.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
Trong khi doanh thu từ lĩnh vực gia công liên tục tăng thì doanh thu từ
hoạt động kinh doanh lại liên tục giảm qua ba năm. Nguyên nhân chủ yếu là do
số lượng hàng kinh doanh hàng năm liên tục giảm mạnh. Hàng kinh doanh của
công ty chủ yếu được xuất sang các thị trường Đức, Mỹ và Hà Lan với hai sản
phẩm chủ lực là quần và áo kiểu. Trong thời gian tới, công ty có hướng mở rộng
xuất khẩu sang Nhật Bản.
U Chi phí
Nhìn chung, tổng chi phí của công ty có xu hướng giảm dần qua ba năm,
giảm nhiều nhất vào năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do biến động giảm của
giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng của công ty.
U Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng giảm không đều qua ba năm,
giảm nhiều vào năm 2005 và năm 2006 tăng nhẹ trở lại. Sở dĩ, năm 2005 lợi
nhuận trước thuế của công ty giảm mạnh là do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất
kinh doanh giảm trong khi đó lỗ từ hoạt động tài chính lại tăng lên đáng kể. Lợi
nhuận trước thuế năm 2006 tăng nhẹ là do lợi nhuận khác của công ty năm 2006
tăng đột biến.
U Các chỉ tiêu về cơ cấu đầu tư
Qua việc phân tích các chỉ tiêu về cơ cấu đầu tư ta thấy tỉ suất đầu tư
tổng quát của công ty khá cao chứng tỏ công ty đã chú trọng đầu tư tài sản cố
định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Đây là một dấu hiệu
tích cực.
Tỉ suất tự tài trợ của công ty tương đối thấp do vốn chủ sở hữu chiếm tỷ
trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Điều này cho thấy công ty hoạt
động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay. Vì vậy, trong thời
gian tới, công ty cần có biện pháp để nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu của công ty
mình, giảm lượng vốn vay trong kinh doanh.
U Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số khái quát tình hình công nợ của công ty cho thấy mức độ công ty
chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác cao hơn mức độ doanh nghiệp bị các
công ty khác chiếm dụng vốn. Hệ số thanh toán hiện hành của công ty tương đối
tốt, tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp.
U Các chỉ tiêu về lợi nhuận
Nhìn chung, tỉ suất lợi nhuận ròng và suất sinh lời của tài sản tăng giảm
không đều qua ba năm, giảm ở năm 2005 và tăng vào năm 2006. Suất sinh lời
của vốn chủ sở hữu thì liên tục giảm. Vì vậy, công ty cần có biện pháp tích cực
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để doanh thu và lợi nhuận thu được
ngày càng cao.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN
5.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI
5.1.1. Những kết quả đạt được
- Thị trường xuất khẩu của công ty khá đa dạng, bên cạnh các thị trường lớn
như: Anh, Mỹ và các nước EU trong những năm gần đây công ty đã mở rộng thị
trường sang một số nước Châu Á như: Đài Loan, HôngKông, Nhật Bản. Các mặt
hàng xuất khẩu của công ty cũng khá đa dạng: quần, đầm, áo kiểu, áo vest, áo sơ
mi, suits,…
- Sau hơn 10 năm hoạt động công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm
trong giao dịch với khách hàng và tạo được uy tín nhất định với khách hàng.
- Công ty luôn chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ sản
xuất, hiện nay công ty đã có phần mềm quản lý sản xuất tự động. Năng lực sản
xuất cũng ngày càng được nâng cao: trong năm 2007 công ty có kế hoạch xây
dựng thêm hai phân xưởng mới dự kiến thu hút hơn 1.000 lao động.
- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty luôn nhiệt tình và năng động
trong công việc. Trình độ tay nghề của công nhân ngày càng được nâng cao bằng
chứng là trong năm 2005 và 2006 không có phát sinh khoản mục giảm giá hàng
bán và hàng bán bị trả lại.
- Công ty đã quan tâm đến hình thức tiếp thị qua Internet. Hiện công ty
đang xây dựng website www.tientien.garment.com để khách hàng có thể tìm
hiểu về công ty cũng như các sản phẩm của công ty dễ dàng hơn. Đây cũng là
một biện pháp để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của công ty.
5.1.2. Tồn tại
- Sản phẩm của công ty phần lớn được xuất sang các thị trường: Mỹ, Anh,
Đức, Hà Lan. Đối với các thị trường khác số lượng xuất không đáng kể.
- Tiềm năng của thị trường Châu Á là rất lớn nhưng chưa được công ty
quan tâm đúng mức.
- Hoạt động chính của công ty là sản xuất gia công hàng xuất khẩu nên
công ty chưa chủ động được trong việc tìm kiếm thị trường và khách hàng mà
phụ thuộc phần lớn vào các đơn đặt hàng của khách hàng.
- Công ty chưa tập trung phát triển sản phẩm ở thị trường nội địa, doanh thu
từ thị trường này hầu như không đáng kể. Người tiêu dùng Việt Nam hầu như
không biết đến sản phẩm của công ty.
- Mặt hàng gia công và kinh doanh chủ lực của công ty là: quần, đầm, áo
vest, áo kiểu. Doanh thu của các mặt hàng còn lại chưa cao.
- Trình độ của đội ngũ thiết kế chưa cao nên chưa tạo được điểm nhấn cho
các sản phẩm của công ty. Chất liệu vải chưa phong phú, hầu như chỉ sử dụng
một số chất liệu như: thun, cotton,…
- Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm của công ty còn yếu kém so với các
quốc gia dệt may lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ vì nguyên liệu chủ yếu phải nhập
khẩu từ nước ngoài nên giá thành sản phẩm còn cao. Bên cạnh đó, sự thua kém
về mẫu mã và chất liệu vải cũng góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh của các
sản phẩm của công ty.
- Công ty chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động marketing, xúc tiến thương
mại và xây dựng thương hiệu.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
TAI CÔNG TY MAY TIỀN TIẾN
5.2.1. Giải pháp về thị trường
- Tiếp tục xác định Mỹ là thị trường kinh doanh chính của công ty trong
những năm sắp tới vì nhu cầu từ thị trường này rất lớn. Bên cạnh đó, duy trì mối
quan hệ tốt đẹp với các thị trường truyền thống khác như: Anh, Đức, Hà Lan. Vì
hoạt động gia công thường đòi hỏi uy tín và sự hợp tác lâu dài nên nếu tạo được
uy tín với khách hàng công ty sẽ tranh thủ được các đơn đặt hàng lớn và dài hạn.
- Xây dựng chiến lược phát triển lâu dài ở thị trường châu Á đặc biệt là tại
HôngKông và Nhật Bản vì đây là những thị trường được dự đoán là có nhu cầu
lớn trong những năm sắp tới. Đồng thời, cần có kế hoạch tìm kiếm thêm nhiều
khách hàng mới từ các thị trường Trung Đông và Châu Phi bằng các biện pháp
như: tham gia hội chợ triển lãm, tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu và
sản phẩm của công ty trên mạng Internet, giới thiệu catalogue sản phẩm của công
ty đến khách hàng… để sản phẩm của công ty có cơ hội tiếp cận với khách hàng
nhiều hơn. Những hoạt động trên còn giúp cho công ty chủ động hơn trong việc
tìm kiếm khách hàng.
- Thị trường trong nước với hơn 80 triệu dân và thu nhập ngày càng tăng.
Đây là một thị trường tiềm năng mà nhiều doanh nghiệp may trong nước cũng
đang hướng đến. Bên cạnh đó, còn phải đối phó với hàng nhập khẩu và hàng trốn
thuế tràn lan. Vì vậy, công ty phải nỗ lực hơn nữa để có những sản phẩm được
thiết kế đặc biệt có đặc trưng riêng phù hợp với phong cách thời trang thế giới
nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả hợp lí và cạnh
tranh. Đồng thời, mở thêm nhiều cửa hàng giới thiệu sản phẩm để sản phẩm của
công ty gần gũi với người tiêu dùng trong nước hơn, vận động người dân theo
phương châm “ người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.
5.2.2. Giải pháp về sản phẩm
- Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của các sản phẩm: áo sơ mi, váy, suits để các
sản phẩm này cũng trở thành sản phẩm kinh doanh chủ lực của công ty. Bên cạnh
đó, phát triển thêm các dòng sản phẩm mới chẳng hạn như: trang phục thể thao,
đồng phục học sinh,…
- Thiết kế là khâu quan trọng số một quyết định sự thành công của sản
phẩm khi đưa ra thị trường vì vậy công ty cần chú trọng công tác đào tạo, nâng
cao tay nghề của đội ngũ thiết kế trong công ty thành những chuyên gia trong
lĩnh vực thiết kế thời trang. Bên cạnh đó, cần mạnh dạn đầu tư vào các phầm
mềm trong lĩnh vực thiết kế như: phần mềm Accumark và Vstitcher. Accumark
là phần mềm thiết kế và nhảy size tự động. Vstitcher là phần mềm mô phỏng sản
phẩm trên người mẫu. Với phần mềm này, thời gian thiết kế sẽ được rút ngắn,
hoa văn, chất liệu và thông số sẽ được hoà phối với nhau tạo phong cách riêng
phù hợp với từng môi trường và mục đích của người mặc.
- Chất liệu vải để sản xuất hiện nay chưa phong phú vì vậy cần có nhân
viên chuyên về tìm kiếm các chất liệu vải mới, nguyên liệu nào đi với phụ liệu,
hoa văn nào để tạo cho sản phẩm có nét độc đáo riêng, thoả mãn được nhu cầu
của người tiêu dùng.
- Sử dụng các phần mềm tự động trong công tác quản lý sản xuất để nâng
cao chất lượng sản phẩm như hệ thống treo tự động và hệ thống kiểm soát
chuyền may tự động.
- Tìm hiểu nhu cầu, thói quen, tập quán tiêu dùng của người tiêu dùng ở các
quốc gia mà doanh nghiệp xuất hàng sang để có những sản phẩm phù hợp với
yêu cầu của họ.
- Hiện nay, công ty cũng như nhiều doanh nghiệp may khác đang phải đối
phó với các đối thủ cạnh tranh có thế mạnh trên thị trường như Trung Quốc, Ấn
Độ, Banglades … với ưu thế sản phẩm đẹp và giá rẻ. Vì vậy sắp tới công ty nên
chuyển hướng sang làm các sản phẩm cao cấp với nguyên liệu tốt và kỹ thuật
cao.
- Để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá với các đối thủ cạnh tranh công ty
cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Phần lớn nguyên phụ liệu sản xuất hàng may mặc được nhập khẩu từ
nước ngoài vì vậy cần giữ mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để có thể mua được
nguyên phụ liệu có chất lượng tốt, hoa văn độc đáo với giá ổn định. Bên cạnh đó,
có thể lựa chọn nguyên phụ liệu của các nhà cung cấp trong nước có chất lượng
đảm bảo và giá cả hợp lý để đần thay thế nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ
nước ngoài. Như vậy sẽ tiết kiệm dược một khoản chi phí rất lớn.
+ Để giảm thiểu tối đa hao phí nguyên phụ liệu, công ty nên có kế hoạch
mua nguyên phụ liệu theo yêu cầu sản xuất. Xây dựng định mức sử dụng nguyên
phụ liệu cho từng loại sản phẩm.
+ Có chính sách thưởng cho những cá nhân có thành tích tốt để khuyến
khích công nhân tích cực sản xuất, tăng năng suất lao động giảm hao phí lao
động trên một đơn vị sản phẩm.
+ Đào tạo, nâng cao tay nghề của công nhân để giảm bớt sản phẩm hỏng
nhằm tiết kiệm chi phí. Có chính sách giữ và thu hút những công nhân có tay
nghề giỏi.
5.2.3. Giải pháp về Marketing
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, môi trường kinh doanh đòi hỏi
công ty cần phải có một đội ngũ nhân viên marketing năng động, nhiệt tình, chịu
khó thâm nhập, tiếp cận thị trường để công ty nắm được thông tin đầu vào cũng
như đầu ra..Mặc dù hiện nay công ty đã chú trọng đến công tác nghiên cứu thị
trường nhưng vẫn chưa tương xứng với nhu cầu mà hoạt động sản xuất kinh
doanh đòi hỏi. Cho nên để đẩy mạnh hoạt động marketing, công ty cần thực hiện
các biện pháp sau:
- Đào tạo và sử dụng được một số chuyên viên bán hàng có trình độ tiếng
Anh tốt, có khả năng chào hàng FOB, hiểu biết về phong cách kinh doanh của
khách hàng là điều hết sức quan trọng để có thể lôi cuốn và giữ được khách hàng.
- Đẩy mạnh công tác quảng cáo để khách hàng hiểu rõ thêm về sản phẩm
của công ty, tăng sức hút của sản phẩm đối với khách hàng thông qua các hình
thức quảng cáo, khuyến mãi, biểu diễn thời trang, tài trợ,…
- Tích cực tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để mở rộng thị trường,
tìm kiếm khách hàng mới. Bên cạnh đó, xây dựng mạng lưới phân phối trong
nước bằng cách mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các tỉnh, thành phố lớn như:
Rạch Giá, Long Xuyên…, mở đại lý tiêu thụ sản phẩm nhằm đưa sản phẩm tiếp
cận với người tiêu dùng.
- Tận dụng các phương tiện thông tin hiện đại như internet để quảng bá
thương hiệu và hình ảnh của công ty. Đồng thời, việc trao đổi mua bán qua
Internet sẽ giúp tiết kiệm được chi phí và thời gian.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Công ty cổ phần may Tiền Tiến là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh
doanh trang phục phụ nữ và trẻ em. Các mặt hàng kinh doanh của công ty khá đa
dạng bao gồm: quần, áo kiểu, áo vest, đầm, váy,… Sản phẩm của công ty đã
được xuất sang Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Trong đó thị trường chủ lực của
công ty là Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan; một số thị trường ở Châu Á như: HôngKông,
Nhật Bản mới chỉ được phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên, thương
hiệu sản phẩm của công ty còn khá mờ nhạt, kiểu dáng sản phẩm chưa bắt kịp xu
thế thời trang thế giới nên năng lực cạnh tranh của công ty vẫn còn tương đối
thấp.
Hoạt động chính của công ty là sản xuất gia công và sản xuất kinh doanh
hàng may mặc xuất khẩu. Trong đó, hoạt động sản xuất gia công hàng xuất khẩu
chiếm ưu thế hơn do chỉ cần vốn đầu tư tương đối thấp lại ít rủi ro. Chính vì vậy
mà doanh thu từ hoạt động gia công của công ty hàng năm đều tăng. Tuy nhiên,
do năng lực cạnh tranh thấp nên doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty
ngày càng giảm sút. Doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh này giảm liên tục qua ba
năm với tốc độ khá cao. Chính điều đó đã làm cho tổng doanh thu của công ty
cũng giảm liên tục qua ba năm. Tương tự như tình hình biến động của doanh thu,
tổng chi phí của công ty cũng liên tục giảm trong giai đoạn 2004-2006 chủ yếu là
do sự sụt giảm của giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng. Về lợi nhuận, lợi nhuận
trước thuế của công ty năm 2005 giảm mạnh. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế
tăng nhẹ so với năm 2005 là do sự gia tăng đột biến của thu nhập khác.
Cơ cấu đầu tư của công ty như hiện nay là khá hợp lý, tài sản cố định
chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tương đối
thấp nên hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp phải dựa trên
nguồn vốn đi vay. Bên cạnh đó, các khoản phải trả của công ty cũng rất lớn. Vì
vậy , doanh nghiệp phải có chính sách phù hợp tránh để tình trạng nợ ứ đọng gây
ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
6.2. KIẾN NGHỊ
Sau thời gian tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế tại công
ty, em xin đề ra một số kiến nghị sau:
- Đầu tư phát triển nguồn hàng kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu,
nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các đơn vị xuất khẩu
khác.
- Chuyển đổi phương thức kinh doanh từ làm hàng gia công sang làm hàng
FOB. Vì giá gia công tương đối thấp lại thường xuyên bị khách hàng ép giá nên
lợi nhuận không cao. Chuyển sang phương thức kinh doanh trực tiếp công ty sẽ
tự sản xuất và bán sản phẩm của mình lợi nhuận thu được sẽ cao hơn.
- Về lâu dài, công ty nên đầu tư phát triển hàng nội địa, đây là một thị
trường tiềm năng mà phần lớn các công ty may mặc Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ.
- Công ty nên có biện pháp tách biệt giá vốn hàng bán của từng loại hàng
hoá, thành phẩm để xác định hiệu quả kinh doanh của từng loại sản phẩm.
- Tăng cường đào tạo, nâng cao tay nghề cũng như nghiệp vụ cho cán bộ
công nhân viên của công ty. Có chính sách thu hút nhân tài đặc biệt là các chuyên
viên thiết kế thời trang để đa dạng hoá mẫu mã và tạo được phong cách riêng
cho sản phẩm của công ty.
- Đầu tư xây dựng nhà xưởng hiện đại, đổi mới thiết bị, công nghệ theo
hướng tiếp cận với công nghệ cao trong thiết kế mẫu và trong sản xuất nhằm
nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, cần mở rộng và tăng cường
quan hệ với các ngân hàng để tăng hạn mức tín dụng để có thể giải quyết kịp thời
nguồn vốn của công ty khi cần thiết.
- Tận dụng các chính sách ưu đãi của Nhà nước để phát triển.
Ngành dệt may là ngành được Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển. Hàng
năm ngành hàng này đạt kim ngạch xuất khẩu khá lớn chỉ đứng sau dầu khí. Vì
vậy, với sự quan tâm của Nhà nước cùng với các tiềm năng và tiềm lực hiện có,
công ty cần hoạch định chính sách phát triển cụ thể về nhân lực, thị trường, sản
phẩm đồng thời xác định rõ những khó khăn hiện tại và những vướng mắc trong
quá trình phát triển để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình trong quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Năng Phúc (2003). Phân tích kinh tế doanh nghiệp, NXB Tài
chính.
2. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2004). Phân tích hoạt động kinh
doanh, NXB Tổng hợp, TP.HCM.
3. Nguyễn Tấn Bình. Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB thống kê.
4. Lương Thị Hữu Duyên, (2006). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của bưu điện tỉnh Vĩnh Long, lớp
kế toán 01, khoá 28, trường Đại học Cần Thơ.
5. Nguyễn Thị Ánh Nga, (2006). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại Công ty cổ phần thuỷ sản Cửu Long, lớp kế toán 01, khoá 28, trường Đại học
Cần Thơ.
6. Một số trang web
http:// www.vneconomy.com.vn
http:// www.vinanet.com.vn
http:// www.vinatex.com.vn
PHỤ LỤC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
ĐVT: triệu đồng
TÀI SẢN MÃ SỐ
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 43.508 42.017 34.953
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 3.005 11.055 1.982
1. Tiền 111 3.005 11.055 1.982
2. Các khoản tương đương tiền 112
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120
1. Đầu tư ngắn hạn 121
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 34.181 22.657 16.774
1. Phải thu khách hàng 131 31.043 22.096 16.048
2. Trả trước cho người bán 132 3.021 543 570
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng 134
5. Các khoản phải thu khác 135 117 18 156
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139
IV. Hàng tồn kho 140 4.807 6.687 15.337
1. Hàng tồn kho 141 4.807 6.687 15.337
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1.515 1.618 860
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 1.387 1.518 848
3.Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154
4. Tài sản ngắn hạn khác 158 128 100 12
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 36.455 37.174 36.295
I. Các khoản phải thu dài hạn 210
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211
2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 212
3. Phải thu dài hạn nội bộ 213
4. Phải thu dài hạn khác 218
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219
II. Tài sản cố định 220 34.904 35.911 36.074
1. Tài sản cố định hữu hình 221 34.469 35.550 34.482
-Nguyên giá 222 64.797 73.172 60.639
-Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (30.328) (37.622) (26.157)
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224
-Nguyên giá 225
-Giá trị hao mòn luỹ kế 226
3. Tài sản cố định vô hình 227 361 1.592
-Nguyên giá 228 415 1.738
-Giá trị hao mòn luỹ kế 229 (54) (146)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 435
III. Bất động sản đầu tư 240
-Nguyên giá 241
-Giá trị hao mòn luỹ kế 242
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250
1. Đầu tư vào công ty con 251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252
3. Đầu tư dài hạn khác 258
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 259
V. Tài sản dài hạn khác 260 1.551 1.263 221
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 1.551 1.263 221
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262
3. Tài sản dài hạn khác 268
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 79.963 79.191 71.248
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 300 63.263 67.561 56.099
I. Nợ ngắn hạn 310 53.337 59.531 44.308
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 16.476 35.548 19.995
2. Phải trả người bán 312 15.916 13.517 11.914
3. Người mua trả tiền trước 313 189
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 (286) 208 4
5. Phải trả người lao động 315 2.455 2.924 7.123
6. Chi phí phải trả 316 147 167 190
7. Phải trả nội bộ 317
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng 318
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 18.629 7.167 4.893
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320
II. Nợ dài hạn 330 9.926 8.030 11.791
1. Phải trả dài hạn người bán 331
2. Phải trả dài hạn nội bộ 332
3. Phải trả dài hạn khác 333
4. Vay và nợ dài hạn 334 9.926 8.030 11.676
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 115
7. Dự phòng phải trả dài hạn 337
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 16.700 11.630 15.149
I. Vốn chủ sở hữu 410 10.536 9.542 14.931
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 7.673 7.673 7.673
2. Thặng dư vốn cổ phần 412
3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 1.353
4. Cổ phiếu quỹ 414
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 3.778
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416
7. Quỹ đầu tư phát triển 417 151 844 1.471
8. Quỹ dự phòng tài chính 418 76 210
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 2.636 815 656
11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 6.164 2.088 218
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 6.164 2.088 218
2. Nguồn kinh phí 432
3. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ 433
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 79.963 79.191 71.248
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu Mã số
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ 01 128.985 118.885 117.272
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 1.435
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ 10 127.550 118.885 117.272
4. Giá vốn hàng bán 11 108.753 100.761 99.446
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 20 18.797 18.124 17.826
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 781 548 726
7. Chi phí tài chính 22 2.531 2.611 2.811
Trong đó chi phí lãi vay 23 2.012 2.382 2.124
8. Chi phí bán hàng 24 8.363 7.014 6.834
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5.731 7.278 7.694
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 30 2.953 1.769 1.213
11. Thu nhập khác 31 354 365 1.772
12. Chi phí khác 31 153 132 490
13. Lợi nhuận khác 40 201 233 1.282
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 3.154 2.002 2.495
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 926 577 696
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 2.228 1.425 1.799
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần may Tiền Tiến.pdf