- Cán bộ khuyến nông phải thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả việc
áp dụng kỹ thuật sản xuất mới của người dân, đồng thời tìm ra những thuận lợi
và khó khăn cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm khi triển khai thí điểm
các kỹ thuật mới vào trong thực tế.
- Tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người
dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Đồng thời hướng dẫn người dân cách phòng trừ sâu bệnh.
82 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3093 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm ở xã Tân Phong Cai Lậy - Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à áp
dụng khá thành công, mang lại lơi ích cho nông dân. Qua đây, ta thấy được lợi
ích của việc tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do cán bộ khuyến nông hướng
dẫn, giúp nông dân biết về những kỹ thuật mới, đồng thời nông dân được hướng
dẫn chi tiết, hiểu rõ ràng hơn về cách thức thực hiện, từ đó việc áp dụng mang lại
hiệu quả cao hơn, nâng cao năng suất, dẫn đến việc tăng lợi nhuận.
Tóm lại, từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông
hộ, ta loại ra được các biến làm giảm lợi nhuận để có biện pháp khắc phục hoặc
hạn chế tác động xấu của biến này, đồng thời tìm ra được những biến có tác động
làm tăng lợi nhuận để phát huy nhằm tăng lợi nhuận từ đó giúp nâng cao cuộc
sống của nông hộ trồng chôm chôm.
4.4. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
4.4.1. Giới thiệu kênh phân phối chôm chôm tại địa phương
Thương
lái
Người
bán sỉ
Nông dân Người
bán lẻ
Người
tiêu dùng
Xuất
khẩu
Tự bán lẻ
: Đường đ i của trái chôm chôm. Nguồn: Thông tin thu thập, 2009
Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ chôm chôm
Sơ đồ kênh tiêu thu chôm chôm gồm có 2 kênh:
Kênh tiêu thụ thứ nhất là nông dân sẽ bán cho thương lái, sau đó, thương lái
sẽ bán cho những người bán sỉ, người bán sỉ sẽ bán cho người bán lẻ, người tiêu
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 51 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
dùng hoặc xuất khẩu, và người bán lẻ bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Kênh
tiêu thụ này kết thúc tại đây.
Kênh tiêu thụ thứ hai, kênh này đơn giản hơn nhiều, có nghĩa là khi thu
hoạch, người dân mang chôm chôm bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại các chợ
trái cây tại địa phương hay tại nhà. Tuy nhiên, số lượng này không nhiều.
Hiện nay, kênh tiêu thụ chôm chôm còn khá đơn giản vì tại địa phương
chưa xây dựng được hợp tác xã sản xuất chôm chôm giúp bao tiêu sản phẩm, tìm
đầu ra cho trái chôm chôm. Thêm vào đó, tại địa bàn nghiên cứu chưa có các
doanh nghiệp tư nhân tham gia chính thức vào khâu tiêu thụ, việc tiêu thụ chủ
yếu qua thương lái, nên không tránh khỏi tình trạng nông dân bị ép giá khi vào
vụ. Tuy nhiên, với tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay thì tình trạng này đã được
khắc phục phần nào, người dân không còn phải lo lắng nhiều vì bị thương lái ép
giá như trước đây. Tuy thương lái là người ấn định giá nhưng việc đưa ra mức
giá dựa trên cở sở thượng lượng giữa nhà vườn và thương lái. Với những thông
tin giá cả thị trường trên các phương tiện truyền thanh giúp người dân nắm bắt
tình hình giá cả, lấy cơ sở thương lượng giá với thương lái. Bên cạnh đó, điện
thoại cũng là một tiện ích góp phần khá tích cực trong việc cung cấp thông tin giá
cả cho người dân. Nhà vườn có thể tham khảo giá cả giữa các thương lái khác
nhau để tìm ra mức giá thích hợp (không tính trường hợp các thương lái thông
đồng cùng nhau ép giá người dân). Nếu việc thương lượng giá cả không thành
công, nhà vườn có thể neo trái trên cây để chờ giá tăng, tuy nhiên, thời gian neo
trái không dài, bình quân từ 5 – 10 ngày.
Ngoài hai kênh phân phối chính như trên, có một số nông dân tại địa bàn
nghiên cứu tự mình bán cho người bán sỉ nhưng tỷ lệ này rất ít, không đủ tính đại
diện cho tổng thể nghiên cứu. Những hộ này thường là những hộ có diện tích sản
xuất lớn, có sản lượng thu hoạch nhiều trong mỗi đợt thu hoạch. Để hiểu rõ hơn
về các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ chôm chôm ta tiến hành tìm hiểu về
các thành viên tham gia vào kênh phân phối như sau:
4.4.1.1. Thương lái
Hệ thống tiêu thụ chôm chôm chủ yếu thông qua thương lái. Thương lái là
những người mua đi bán lại, là cầu nối giữa nông dân trồng chôm chôm và các
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 52 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
trung gian khác trong hệ thống marketing chôm chôm. Thương lái chôm chôm
gồm thương lái nhỏ (người thu gom nhỏ lẻ), thương lái sỉ đường dài.
Thương lái nhỏ là thường là người địa phương, họ có hiểu biết về người trồng
chôm chôm về chất lượng, giống chôm chôm, thời điểm cho sản phẩm của các
vườn chôm chôm khác nhau trong vùng. Thường họ có vốn thấp (khoảng 5 – 7
triệu đồng) và có phương tiện vận tải thuỷ vừa (5 – 8 tấn) để vận chuyển trái cây.
Họ thu gom chôm chôm trực tiếp tại vườn và chuyển đến các thương lái lớn buôn
đường dài, hay các vựa lớn trong vùng, người bán lẻ, sau đó chôm chôm sẽ được
chuyển đến người tiêu dùng.
Thương lái sỉ (các vựa lớn trong vùng) là thường là những người cư ngụ gần
nơi tiêu thụ hoặc thuận tiện giao thông (các trục đường bộ hoặc đường thuỷ). Họ
thu gom chôm chôm từ thương lái nhỏ hay trực tiếp từ nhà vườn sau đó chuyển
đến các người bán sỉ, từ đây một phần chôm chôm sẽ được chuyển đến các điểm
bán lẻ khác rồi đến tay người tiêu dùng hay một phần chuyển đến người tiêu dùng
từ nhà buôn sỉ, các nhà buôn sỉ này sẽ chuyển chôm chôm đến những điểm bán lẻ
khác hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng hay xuất khẩu sang nước các khác.
Hiện tại chôm chôm đã được xuất khẩu sang Đức, Trung Quốc, Campuchia.... Thời
gian gần đây, một số chuyên gia của Mỹ đã đến Việt Nam tìm hiểu về cây chôm
chôm; mở ra cơ hội đưa loại trái cây ngon, giàu chất dinh dưỡng này đến tay người
tiêu dùng Mỹ.
4.1.1.2. Người bán sỉ
Người bán sỉ thu gom chôm chôm từ thương lái đường dài và các vựa lớn
trong vùng để có số lượng lớn sau đó đưa đi tiêu thụ bằng cách bán cho người bán
lẻ hay người tiêu dùng hay mang chôm chôm đi xuất sang các nước bạn. Người
bán sỉ là nguồn cung cấp thông tin thị trường cho thương lái đường dài, vựa lớn
trong vùng. Người bán sỉ cũng thực hiện các hoạt động như dự trữ và vận chuyển
chôm chôm. Những người này có nhiều kinh nghiệm trong việc mua bán trái cây
cũng như có mối liên hệ chặt chẻ với những người bán lẻ trái cây. Họ am hiểu về
thị trường chôm chôm cũng như nắm thông tin về giá chôm chôm trên thị trường.
Những nhà buôn sỉ thường tập trung tại các tỉnh thành khác như TPHCM, Hà
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 53 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
Nội… thường liên lạc với thương lái đường dài và vựa lớn trong địa phương bằng
điện thoại.
4.4.1.3. Người bán lẻ
Gồm có người bán lẻ ngoài tỉnh và ở chợ trong tỉnh. Những người bán lẻ ở
chợ địa phương thường mua chôm chôm trực tiếp từ nhà vườn hay từ những người
thu gom nhỏ lẻ; người bán lẻ ngoài tỉnh thường mua chôm chôm từ những người
buôn sỉ sau đó về bán lại cho người tiêu dùng tại các sạp/ quầy/ cửa hàng trái cây
hay những xe trái cây.
4.4.1.4. Nông dân
Và cuối cùng một tác nhân không thể thiếu trong kênh phân phối, đó chính là
người nông dân. Đa số các hộ nông dân trồng chôm chôm một cách manh mún, tự
do và phân tán theo qui mô hộ gia đình. Trung bình mỗi hộ có 5,54 công đất canh
tác chôm chôm, bình quân mỗi hộ có 5 thành viên thì có 3 thành viên tham gia
chăm sóc chôm chôm. Để bán chôm chôm nông dân thường tham khảo giá cả thị
trường trước khi quyết định chọn nơi bán và giá bán. Nhà vườn có thể tham khảo
giá cả từ những chủ vườn trồng chôm chôm xung quanh, hỏi giá cả một vài thương
lái và chọn nơi mua với giá hợp lý nhất với tình hình năng suất và chất lượng trái
vườn nhà. Chọn giá thích hợp với tình hình mỗi vườn là do các thương lái mua
chôm chôm để vận chuyển đến nhiều nơi khác nhau như TPHCM, Hà Nội, Trung
Quốc…tuỳ nơi đến mà có sự chênh lệch về số lượng và chất lượng nguồn hàng, từ
đó qui định mức giá khác nhau. Dựa vào tình hình chôm chôm thực tế tại vườn mà
chọn mức giá và thương lái. Cụ thể, nếu vườn chôm chôm có năng suất nhiều
nhưng trái chôm chôm không to lắm mẫu mã không bắt mắt thì thường bán cho
những thương lái mua hàng đi TPHCM, còn vườn có chôm chôm tốt hơn, trái to
hơn, màu đẹp hơn thì bán đến các vùng xa hơn như Hà Nội hay xuất khẩu…
Thường thì thương lái là người tìm đến nhà vườn để mua chôm chôm, thương lái
đưa ra mức giá cả, nếu nông dân cảm thấy mức giá đó phù hợp thì sẽ thực hiện các
thoả thuận mua bán chôm chôm. Việc liên lạc giữa người mua và người bán chủ
yếu thông qua điện thoại. Việc thu hoạch thường được tiến hành vào buổi sáng
sớm tránh nắng gắt làm giảm chất lượng và màu sắc trái chôm chôm thu hoạch.
Bình quân mỗi ngày nhà vườn bỏ ra 4 – 5 giờ cho việc thu hoạch trái, lặt trái, đóng
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 54 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
thùng và giao hàng. Thời gian giới hạn như thế nên khi vào vụ, nhà vườn cần thuê
thêm nhân công phụ giúp thu hoạch, bình quân mỗi ngày hộ trồng phải thuê thêm 2
nhân công cho việc hái trái và lặt trái. Để tiết kiệm nhân công khi nhân công trên
địa bàn xã đang khan hiếm như hiện nay, thương lái chở nhân công đến trực tiếp
vườn hái trái và đóng hàng. Việc này giúp giảm chi phí thuê mướn lao động và
giảm bớt khâu trung gian trong quá trình vận chuyển. Vì nếu thương lái không lại
trực tiếp vườn mua thì nhà vườn phải tự thuê nhân công, tự đóng hàng vào các cần
xé, giỏ xách… tự vận chuyển lại chỗ thương lái. Tại đây thương lái mới kiểm hàng
lại lần nữa và chuyển từ các dụng cụ chứa vào các thùng mốp, lúc này chôm chôm
được ướp thêm nước đá để tăng thời gian bảo quản. Bình quân mỗi thùng dao động
từ 25 – 30 kg.
Kênh phân phối chôm chôm chủ yếu qua các kênh là thương lái và các vựa
lớn trong vùng (chợ nông sản) trước khi đến tay người tiêu dùng. Hệ thống chợ
nông sản là khu chợ đầu mối chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản gồm các
vựa, có cơ sở đóng gói, bảo quản và chế biến hiện lại để cung cấp nông sản xuất
khẩu. Đây là nơi chủ vườn mang sản phẩm để bán và có điều kiện thu nhận, trao
đổi thông tin cần thiết về thị trường, giá cả, định hướng thị trường, giống mới kỹ
thuật trồng, tập huấn, phục vụ cho sản xuất kinh doanh các mặt hàng từ nông
nghiệp có hiệu quả. Việc phân phối chôm chôm phải qua khá nhiều khâu trung
gian, làm ảnh hưởng đến giá cả đầu ra và chất lượng chôm chôm. Chôm chôm
được mua tại vườn với giá bình quân 3.000 đồng/kg nhưng khi đến được với
người tiêu dùng thì khoảng 5.500 – 6.000 đồng/kg. Phần chênh lệch giá này
thường người nông dân và người tiêu dùng chia nhau chịu. Trung bình chôm
chôm phải qua 1 – 2 khâu trung gian trước khi đên tay người tiêu dùng. Bên cạnh
đó, khâu bảo quản sau thu hoạch cũng còn khá nhiều bất cập. Chôm chôm
thường được hái bằng tay hay bằng kẹp tre, bỏ vào cần xé; sau đó được tập trung
lại một chỗ để lặt cành, tỉa lá cho sạch rồi được bảo quản trong những bọc nilông,
đựng trong những thùng mốp. Sau đó, vận chuyển về vựa, tại đây chôm chôm
được kiểm tra lại lần cuối, ướp nước đá, vô thùng và chất lên xe chuyển đi. Tuỳ
vào khoảng cách vận chuyển, nơi vận chuyển đến mà thương lái chọn mua chôm
chôm, cụ thể chôm chôm xuất khẩu hay đi xa như hàng đi Hà Nội thì mua chôm
chôm vừa chín có màu vàng tươi, còn chôm chôm bán ở TPHCM thì chín hơn
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 55 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
quả chôm chôm có màu đỏ, vận chuyển đến nơi tiêu thụ thì chôm chôm vừa kịp
chín đỏ, rất bắt mắt người tiêu dùng. Và do qua nhiều khâu bảo quản và vận
chuyển nên khi đến tay người tiêu dùng thì chất lượng chôm chôm đã biến đổi
khá nhiều. Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm của các cấp chính quyền các cơ
quan liên quan, nhằm giảm bớt khâu trung gian và đưa ra cách bảo quản chôm
chôm tốt hơn, giữ được chất lượng chôm chôm lâu hơn.
4.4.2. Phân tích khái quát tình hình thu, mua của thương lái tại địa bàn
nghiên cứu
Việc thu mua của thương lái tại địa phương trong thời gian hiện nay gặp
không ít khó khăn vì phải cạnh tranh với những thương lái cùng ngành, với
những chủ vựa lớn hay thương lái đường dài. Mặt khác, hiện nay sản lượng chôm
chôm không ổn định, qui mô sản xuất của nông hộ tương đối nhỏ, manh mún;
gây không ít khó khăn cho thương lái trong việc tìm nguồn hàng và thu gom, vận
chuyển. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn như trên, người thu mua ở địa
phương cũng có không ít thuận lợi. Cùng là dân địa phương, nên nhà vườn tin
tưởng có thể trả tiền sau hay khi có chôm chôm chín nhà vườn sẽ điện thoại
thông báo, hai bên thương lượng giá, nếu được giá thương lái chỉ việc chở công
lao động lại tại vườn để thu hái (những vườn có số lượng thu hoạch lớn, trên
400kg/lần/ngày), hay nhà vườn chở đến tận nơi (những vườn thu hoạch với sản
lượng nhỏ 100 – 300kg/lần/ngày). Và do cùng địa phương nên người thu gom
cũng không phải tốn nhiều chi phí vận chuyển, thêm vào đó, thương lái hiểu rõ
địa bàn biết vườn nào có chôm chôm chín để đến mua, không mất nhiều thời gian
tìm nguồn hàng.
Qua thông tin khảo sát, người dân thường chọn người thương lái nhỏ tại địa
phương để bán chôm chôm, có thể vì mức độ tin cậy và mức độ thuận tiện của
việc thu mua. Khi bán chôm chôm cho các thương lái nhỏ địa phương, nông hộ
giảm được chi phí vận chuyển và một phần chi phí công lao động vì thương lái
đến tận nhà để mua và đóng hàng. Bên cạnh đó, việc làm ăn của các vựa lớn
trong vùng cũng tương đối khấm khá, nếu chọn bán cho người thu gom tại địa
phương có lợi thế về vận chuyển và công lao động thì chủ vựa lớn trong vùng
cũng có ưu thế cạnh tranh của riêng mình, đó chính là giá mua cao. Những người
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 56 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
thu gom sau khi mua chôm chôm từ vườn sẽ mang hàng về giao lại cho chủ vựa,
và phần thu nhập họ thu được là phần chệnh lệch giá giữa mua tại vườn và giao
tại vựa. Nếu nhà vườn bán chôm chôm trực tiếp cho chủ vựa thì phần chênh lệch
cho người thu gom, nhà vườn sẽ được hưởng. Bên cạnh đó, việc thu mua chôm
chôm trên địa bàn còn có sự góp mặt của thương lái đường dài. Còn lại, là những
người bán lẻ, hay người tiêu dùng mua với số lượng ít.
Hiện nay đa phần việc thanh toán giữa thương lái và nhà vườn được trả
ngay khi nhà vườn bán chôm chôm. Đây cũng là một ưu thế cạnh tranh giữa
thương lái với nhau. Nhiều thương lái đồng vốn kinh doanh không nhiều thường
chọn hình thức gối đầu vốn, tức là, mua chôm chôm từ nhà vườn chưa trả tiền
liền mà đợi đến khi giao chôm chôm lại cho chủ vựa, nhận tiền từ chủ vựa, rồi
dùng tiền đó trả cho nhà vườn. Đây là một hình thức mượn vốn, thường gặp ở
những thương lái mới gia nhập ngành. Bên cạnh đó, còn có một hình thức thanh
toán nữa là trả trước hay còn gọi là đặt tiền cọc trước. Đây là một hình thức khá
nhiều rủi ro nhưng bù lại khả năng thương lái mua được chôm chôm cao hơn, đạt
khoảng 95%. Vì khi đặt tiền cọc trước là giữa hai bên đã thống nhất giá cả, dù
giá có tăng hay giảm đều không thay đổi.
Trước đây vài năm, mỗi lần muốn mua hay bán chôm chôm nhà vườn hay
thương lái phải đi đến tận nơi để trực tiếp thương lượng giá cả và sản lượng thu
hoạch. Sau đó, cứ lần bán trước nhận sản lượng và giá bán cho lần sau, hay nhà
vườn mang ra chợ bán trực tiếp cho thương lái. Tuy nhiên, với những tiến bộ
khoa học ngày nay, việc liên lạc không còn khó khăn như trước nữa. Hiện nay,
nhà vườn và thương lái liên lạc với nhau qua điện thoại. Bằng cách này, mối liên
hệ giữa nhà vườn và thương lái trở nên chặt chẻ hơn, thêm vào đó, với sự phát
triển của các phương tiện thông tin liên lạc giúp người dân cập nhật được những
biến động về giá cả thị trường, tránh trường hợp bị ép giá vì thiếu thông tin.
Thông thường, thương lái chỉ đến tận vườn xem xét chất lượng chôm chôm tốt
xấu như thế nào lần đầu (thường đối với những chủ vườn lạ, mới bán lần đầu hay
vườn mới bán vào đầu vụ) những lần bán sau, chỉ cần gọi điện thông báo giá và
số lượng.
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 57 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
Bên cạnh đó, với tình trạng khan hiếm lao động và tình trạng cạnh tranh giữa
thương lái với nhau, nên thương lái thường trực tiếp đưa nhân công và các dụng
cụ chứa chôm chôm đến tận vườn “đóng hàng”. Cách mua bán này có nhiều ưu
điểm là: tiết kiệm được nhân công lao động cho cả thương lái và nhà vườn, thêm
vào đó, giảm bớt khâu vận chuyển chôm chôm giúp tăng khả năng bảo quản và
tránh xây sát, trầy xướt, bầm, giập vỏ chôm chôm.
Phần đông thương lái xuất thân từ những nhà vườn có diện tích canh tác
không nhiều, họ tăng thu nhập bằng cách kinh doanh mua bán trái cây. Vì trái
cây thường thu hoạch theo mùa, nên mùa nào có trái cây loại trái nào thì họ thu
mua trái cây ấy. Cứ như thế luận phiên suốt năm.
Sau khi chôm chôm được tập trung về các vựa lớn hay thương lái đường dài
sẽ được vận chuyển đi khắp mọi miền đất nước như TPHCM, Hà Nội… kể cả
các nước bạn như Trung Quốc, Đức, Campuchia…Trong vụ thu hoạch 2008,
việc làm ăn của thương lái cũng gặp nhiều lúc thăng trầm với nhà vườn. Vào
trung vụ, khoảng tháng 5 – 6, giá chôm chôm giảm chỉ còn 2.000 – 3.000
đồng/kg; do lượng trái cây từ miền đông đổ về nhiều dẫn đến việc chôm chôm
rớt giá. Giá thấp nhưng ngược lại, chỉ tiêu đặt ra cho chôm chôm lại gay gắt hơn.
Việc thu mua gặp không ít khó khăn, do giá thị trường thấp nên để mua được
hàng phần đông thương lái đã chia sẽ nổi khổ mất giá với người dân, bằng cách
giảm đi khoảng chệnh lệch giữa giá mua tại vườn và giá bán cho chủ vựa. Hay
nói cách khác là giảm lợi nhuận từ việc thu mua xuống. Tóm lại, giữa thương lái
và nhà vườn có mối tương quan khá chặt chẽ với nhau, luôn song hành cùng
nhau. Khi phân tích sâu thì phần được của thương lái chính là phần mất đi của
nhà vườn, nhưng tổng quát mà nói thì khi lợi nhuận của nhà vườn giảm thì lợi
nhuận thương lái cũng giảm dưới tác động của giá cả thị trường.
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 58 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT - KINH DOANH
CỦA HỘ SẢN XUẤT CHÔM CHÔM
5.1. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG VIỆC SẢN XUẤT
CHÔM CHÔM CỦA NÔNG HỘ
5.1.1. Kỹ thuật sản xuất chôm chôm
Tân Phong là vùng đất được thiên nhiên ưu ái với điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho phát triển cây chôm chôm như đất phù sa màu mỡ và có hệ thống kênh
rạch chằng chịt thuận lợi cho việc tưới tiêu. Vả lại, trồng chôm chôm không khó
lắm, bất kỳ nông dân nào cũng trồng được vì việc trồng không yêu cầu trình độ
cao, chỉ cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp là trồng được. Tuy nhiên
bên cạnh những thuận lợi đó thì nông dân cũng gặp không ít khó khăn như:
Nông dân có thói quen trồng xen canh chôm chôm với các loại cây ăn trái
khác hoặc trồng nhiều loại chôm chôm trên cùng một diện tích đất. Điều này ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng chôm chôm.
Thêm vào đó, thời gian qua tình hình sâu, bệnh hại cây chôm chôm làm ảnh
hưởng khá nhiều đến năng suất và chất lượng chôm chôm như riệp sáp, cháy lá…
Thêm vào đó, trong thời gian vừa qua, giá phân bón và thuốc nông dược tăng
cao. Điều này gây không ít khó khăn cho người dân trong quá trình sản xuất.
Theo thông tin khảo sát được thì trình độ học vấn của người dân nơi đây
không cao, phần đông nông hộ có trình hộ học vấn đạt mức tiểu học. Đây là hạn
chế rất lớn trong việc tiếp cận những thông tin mới, những tiến bộ khoa học kỹ
thuật của người dân. Cụ thể, để tránh tình trạng “rớt giá” khi vào chính vụ, giải
pháp đặt ra là dùng kỹ thuật đậy mũ, xiết nước để xử lý cho chôm chôm ra rãi vụ
nhưng do nhiều yếu tố tác động nên giải pháp này chưa mang lại hiệu quả nhiều.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xử lý không mang lại kết quả cao là
do trình độ học vấn của người dân không cao, dẫn đến những hạn chế trong việc
tiếp cận với những thông tin về kỹ thuật mới.
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 59 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
Hiện nay trên địa bàn xã có không ít hộ dân đã áp dụng các biện pháp khoa
học kỹ thuật và sản xuất, điều khiển cho cây chôm chôm ra hoa rãi vụ, nhằm
tránh mùa trái cây chín rộ vào trung tuần tháng 5 đến tháng 6. Có hộ xử lý cho
chôm chôm thu hoạch sớm hơn hoặc trễ hơn thời gian này khoảng 1 - 2 tháng
(không đậy mũ, mà chỉ dựa vào thời tiết và điều khiển lượng nước ra vào
mương); một số hộ khác lại cho trái vào khoảng thời gian cuối năm 2008 - đầu
2009, thời gian này, trái cây tương đối khan hiếm, bán được giá cao. Có một số
hộ trúng mùa, trúng giá, thu nhập bình quân trên 19.000.000 đồng/công với giá
bán trung bình 12.250 đồng/kg với chôm chôm java và 13.250 đồng/kg với chôm
chôm nhãn. Tuy nhiên số lượng này không nhiều, chiếm khoảng 6%.
Với tinh thần ham học hỏi, thấy những hộ xử lý cho chôm chôm ra hoa rãi
vụ thu được lợi nhuận cao, không ít nhà vườn đã học theo và áp dụng thực tiễn
vào diện tích vườn nhà, nhưng hiệu quả mang lại từ việc xử lý này chưa được
cao. Nguyên nhân chính là do người dân chưa hiểu rõ về kỹ thuật chăm sóc và xử
lý, đa phần chỉ “học lóm” vườn xung quanh. Theo thông tin thu thập được từ việc
phỏng vấn 50 hộ trồng chôm chôm trên địa bàn nghiên cứu thì bên cạnh việc học
hỏi từ người xung quanh (chiếm 40%) thì nông dân chủ yếu sản xuất dựa theo
kinh nghiệm tích luỹ được (chiếm 98%), thêm vào đó, điều đáng chú ý là trình độ
học vấn của người dân đa số là mức tiểu học (chiếm 46%) và trung học cơ sở
(chiếm 40%), ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng tiếp nhận thông tin mới. Và
cũng chính vì việc sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm tích luỹ được nên nông
hộ cũng ít chịu thay đổi theo những kỹ thuật mới. Đây là một vấn đề khó khăn
khi tương lai, xã hình thành hợp tác xã và mời các hộ này tham gia, sản xuất theo
qui trình GlobalGAP.
Bên cạnh đó, trong năm vừa chịu ảnh hưởng chung của tình hình suy thoái
kinh tế thế giới, tỷ lệ lạm phát gia tăng làm cho giá cả tăng cao. Các yếu tố đầu
vào trong quá trình sản xuất chôm chôm cũng không tránh khỏi tình cảnh chung
đó. Nhưng có một nghịch lý tồn tại là giá cả yếu tố đầu vào tăng cao nhưng đầu
ra trái chôm chôm lại rớt giá thảm hại. Chính vì thế, chi phí cho các yếu tố phân
thuốc được người dân tính toán kỹ lưỡng hơn nhằm tiết kiệm chi phí. Đây cũng
là một tồn tại trong sản xuất chôm chôm.
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 60 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
5.1.2. Khâu tiêu thụ - vùng nguyên liệu
Chôm chôm là loại cây có giá trị kinh tế cao, có màu sắc sặc sỡ bắt mắt,
hình dạng trái lạ mắt, hương vị rất ngon, rất được người tiêu dùng ưa chuộng, có
khả năng cạnh tranh rất cao. Bên cạnh những thuận lợi trên thì có một số khó
khăn về khâu tiêu thụ như: Phần lớn nông dân bán chôm chôm co thương lái, qua
nhiều khâu trung gian, giá bán không được cao, đôi khi còn bị ép giá. Thêm vào
đó, việc thương lượng giữa thương lái và nông dân chủ yếu qua thoả thuận
miệng, nông dân dễ bị thiệt thòi.
Hệ thống tiêu thụ chôm chôm qua khá nhiều khâu trung gian. Để đến trái
chôm chôm đến được tận tay người tiêu dùng thì phải qua 1 -2 khâu trung gian,
việc này gây giảm lợi nhuận của nông hộ và người tiêu dùng phải chịu thêm chi
phí để thưởng thức loại trái cây này, mặt khác do qua nhiều khâu vận chuyển làm
cho chất lượng chôm chôm giảm đi.
Với ưu thế thị trường tiềm năng khá nhiều và rộng nhưng chôm chôm Tân
Phong nói riêng và các nơi khác nói chung còn một số hạn chế như: diện tích
trồng còn manh mún nhỏ lẻ (dao động trong khoảng 2 – 5 công), khó tập trung;
người dân có thói quen sản xuất theo kinh nghiệm và ít khi theo dõi cụ thể chi
phí sản xuất trong mùa; tâm lý người dân ngại chia sẽ kinh nghiệm sản xuất.
5.1.3. Vốn
Hiện nay, phần đông người dân trồng chôm chôm thiếu vốn sản xuất phải đi
vay từ ngân hàng, người thân, bạn bè nhưng đa số là vay tại các hiệu phân với
hình thức mua phân gối đầu hay trả vào cuối mùa. Tỷ lệ này chiếm 80% nông hộ.
Mặt khác, nông dân muốn mở rộng diện tích trồng chôm chôm hay cần vốn để
chi cho những khoản chi phí trong quá trình sản xuất như phân, thuốc thì vấn đề
vốn cũng là một vấn đề tương đối khó. Đặc biệt vơi tình trạng giá phân thuốc
tăng cao trong thời gian gần đây. Chính vì thế, các cơ quan chính quyền cần quan
tâm giúp đỡ người dân trong vấn đề này hơn.
5.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT
Từ một số thực trạng như trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất đối với nông hộ.
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 61 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
5.2.1. Kỹ thuật chăm sóc chôm chôm
Người dân nên tập trung trồng chuyên canh một loại chôm chôm nhằm đảm
bảo năng suất, chất lượng chôm chôm không bị lai giữa các giống.
Trong việc trồng chôm chôm thì ngoài kinh nghiệm sản xuất thì việc áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng không kém phần quan trọng, nó ảnh
hưởng đến chất lượng và sản lượng chôm chôm thu hoạch. Bởi mỗi kỹ thuật
trong cách thức bón phân, tưới nước, các loại phân thuốc sử dụng mỗi giai đoạn,
không giống nhau. Tuỳ tình hình thực tế mỗi vườn mà nhà vườn áp dụng kỹ thuật
chăm sóc khác nhau. Nhưng để đạt được hiệu quả và sử dụng phân thuốc một
cách hợp lý, tránh gây hại cho môi trường thì các cán bộ khuyến nông phải tuyên
truyền, hướng dẫn cho người dân biết cách sử dụng và tác dụng của các loại phân
thuốc dùng trên cây chôm chôm. Cụ thể, về kỹ thuật sản xuất, dựa vào việc phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hàm lợi nhuận, tôi có một số giải pháp như sau:
- Chính quyền địa phương và hội nông dân nên thường xuyên mở những
lớp tập huấn để tuyên truyền phổ biến cho người dân khi có những thông tin hay,
kỹ thuật mới về cây chôm chôm. Đồng thời hướng dẫn người dân cách thức
phòng trừ sâu, bệnh hại trên chôm chôm có hiệu quả. Để làm được điều này thì
cán bộ các cấp phải không ngừng trao dồi, bổ sung, cập nhật kiến thức mới, cán
bộ có nắm vững thì mới phổ biến được cho người dân.
- Việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất cần phải được
xem xét lại. Cụ thể, việc đầu tư cho phân hữu cơ và tưới tiêu có ảnh hưởng làm
giảm thu nhập ròng của nông hộ. Bên cạnh đó, các yếu tố phân hoá học và mũ
nilông có ảnh hưởng làm tăng thu nhập ròng của nông hộ. Chính vì thế, nông dân
cần phải xem xét lại cách sử dụng nguồn lực sản xuất đầu vào cho hợp lý, đặc
biệt trong điều kiện giá cả phân thuốc tăng cao như trong vụ thu hoạch 2008.
Đồng thời, nhà vườn nên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do cán bộ khuyến
nông tổ chức để biết thêm về kỹ thuật sản xuất mới.
Bên cạnh đó, theo số liệu điều tra thì trình độ học vấn người dân nơi đây
chưa cao. Chính vì thế sẽ có nhiều hạn chế trong việc cập nhật thông tin mới
thông qua các kênh thông tin nên cần nâng cao nhận thức của người dân về tầm
quan trọng của các kênh thông tin. Cần xây dựng thêm nhiều trang thông tin phục
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 62 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát sóng theo nhiều thời lượng khác nhau để
người dân có thể tiếp cân thông tin khoa học kỹ thuật một cách dễ dàng.
Bên cạnh việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới người dân cũng cần phải
nắm bắt những thông tin về giá cả thị trường tránh tình trạng bị thương lái ép giá.
5.2.2. Vùng nguyên liệu – Khâu tiêu thụ
Tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu biết về cách thức mua bán và
các hợp đồng mua bán.
Giảm bớt các khâu tiêu thụ trung gian bằng cách mở hợp tác xã chuyên
canh cây chôm chôm giúp người dân bao tiêu sản phẩm, tìm đầu ra cho trái chôm
chôm , giúp người dân tránh tình trạng bị thương lái ép giá. Hiện tại, cây chôm
chôm, đặc biệt là chôm chôm java rất có tìm năng xuất khẩu ra nước ngoài như
Mỹ, Nhật… Tuy nhiên, để vào được thị trường khó tính như Mỹ, Nhật thì chôm
chôm phải có một “giấy thông hành” đó là giấy chứng nhận GolbalGAP. Hiện
nay, phòng nông nghiệp huyện Cai Lậy đang tiến hành thành lập HTX chôm
chôm tại địa bàn xã Tân Phong nhằm hướng nơi đây sản xuất chôm chôm theo
qui trình GolbalGAP. Từ đó, hình thành vùng chuyên canh cây chôm chôm, đồng
thời xây dựng thương hiệu, tìm đầu ra ổn định cho cây chôm chôm. Và người dân
nơi đây rất ủng hộ chủ trương này của huyện, cụ thể 88% nông dân dự kiến tham
gia vào HTX với mong muốn HTX giúp giải quyết những vấn đề về kỹ thuật, đầu
ra, nhằm hạn chế việc nông hộ bị thương lái ép giá. Không chỉ chú trọng thị
trường xuất khẩu mà bỏ ngõ thị trường trong nước, với dân số trên 80 triệu dân,
đây cũng là một thị trường đầy hứa hẹn. Khi đã xây dựng được vùng nguyên liệu
rộng, ổn định, chất lượng an toàn, ta có thể tiến hành đưa trái chôm chôm vào các
siêu thị. Đây cũng là một cách quản bá chôm chôm với các bạn bè quốc tế đã đặt
chân đên Việt Nam, từng bước vào mua sắm tại các siêu thị và từng được biết vị
ngon của trái chôm chôm.
Đồng thời, cần thành lập các chợ đầu mối trái cây nhằm khắc phục tình
trạng ép giá đầu ra và tình trạng rớt giá vào chính vụ đối với hàng nông sản.
Bên cạnh đó, xây dựng kênh phân phối và tiêu thụ nông sản chặt chẽ, nhằm
hướng tới mục tiêu giảm bớt kênh trung gian trong kênh phân phối chôm chôm.
Nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển, tăng lợi nhuận cho nông hộ, đồng thời tiết
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 63 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
kiệm cho người tiêu dùng. Liên kết với các công ty xuất - nhập khẩu, các xí
nghiệp chế biến, các trạm thu mua trong việc bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Cần thành lập các trại cây con giống chất lượng tại địa phương để nhà vườn
thuận tiện hơn trong khâu chọn giống sản xuất cũng như trong việc đưa tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Bên cạnh đó, cần có sự liện kết giữa các nhà: nhà nước – nhà nông – nhà
khoa học – doanh nghiệp. Nhằm tạo điều kiện cho cây chôm chôm phát triển và
nâng cao mức sống của người dân trồng chôm chôm.
5.2.3. Vốn
Về nguồn vốn, địa phương nên thành lập các quỹ tín dụng dành cho việc
trồng chôm chôm, cán bộ vận động tuyên truyền cho người dân hiểu lợi ích của
các tổ quỹ tín dụng này là nhằm giúp đỡ nhau trong sản xuất, hộ khá giúp hộ
chưa khá…
Mặt khác, nhà nước ta cũng có nhiều chính sách khuyến nông như miễn
giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, các ngân hàng nông nghiệp cho vay với lãi
suất ưu đãi để cải tạo vườn, sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, nên liên kết với các công ty, viện nghiên cứu trong việc tìm
các nguồn tài trợ đầu vào phát triển sản xuất.
5.3. MỘT SỐ TỒN TẠI & GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG THU MUA
Sau khi phân tích tổng quát về tình hình tiêu thụ chôm chôm tại địa bàn
nghiên cứu chủ yếu thông qua thương lái, việc thu mua của thương lái trên địa
bàn nghiên cứu có một số thuận lợi như sau: Thương lái đa phần là người dân địa
phương, hiểu rõ về địa bàn thu mua, dễ dàng tìm được nguồn hàng mà không
phải tốn nhiều chi phí vận chuyển. Thêm vào đó, do là dân địa phương nên được
người dân tin tưởng nên thương lái có thể mua chôm chôm với hình thức trả sau.
Qua đó giải quyết phần nào khó khăn về vốn của người dân. Bên cạnh những
thuận lợi như trên, thương lái gặp không ít khó khăn như do diện tích trồng chôm
chôm manh mún, nhỏ lẻ, gây khó khăn trong việc vận chuyển chôm chôm; sản
lượng và chất lượng chôm chôm không đồng điều; sự cạnh tranh gay gắt giữa các
thương lái trong ngành. Từ những thuận lợi và khó khăn như trên ta có thể đề
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 64 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
xuất một số giải pháp nhằm phát huy những yếu tố thuận lợi đồng thời hạn chế
những khó khăn như sau:
Mở các lớp tập huấn cho thương lái áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong quá
trình bảo quản và vận chuyển chôm chôm.
Cho thương lái vay với lãi suất ưu đãi để mở rộng qui mô sản xuất.
Tập hợp thương lái vào một tổ chức nhằm giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình
kinh doanh, hạn chế cạnh tranh.
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 65 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Từ số liệu thực tế thu thập từ nông hộ, qua quá trình xử lý số liệu với các
phần mềm thông qua đó phân tích tình hình sản xuất, các yếu tố chi phí ảnh
hưởng đến lợi nhuận của người dân. Từ kết quả phân tích ta trả lời được các câu
hỏi nghiên cứu đã đặt ra ở chương 1, qua đó triển khai các mục tiêu nghiên cứu
đã đặt ra. Cụ thể:
Về thực trạng sản xuất của người dân tại địa bàn nghiên cứu, ta thấy rằng
người dân nơi đây có truyền thống trồng chôm chôm từ rất lâu đời. Có một số
vườn trồng trước năm 1975. Tuy được trồng lâu nhưng diện tích trồng chôm
chôm còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung. Thêm vào đó, một số hộ trồng xen
canh nhiều cây khác vào vườn chôm chôm làm ảnh hưởng đến chất lượng và số
lượng chôm chôm sản xuất. Bình quân sản lượng chôm chôm thu hoạch không
cao: 1,6 tấn/công đối với chôm chôm nhãn, 2,74 tấn/công đối với chôm chôm
java và 0,85 tấn/công đối với chôm chôm thái. Có một qui luật giữa các loại
chôm chôm là sản lượng thu hoạch mỗi giống tỷ lệ nghịch với giá bán từng loại
chôm chôm; trong 3 loại chôm chôm trên thì chôm chôm thái có giá bán cao nhất
từ 8.000 – 11.000 đồng/kg, sau đó là chôm chôm nhãn 7.000 – 10.500 đồng/kg,
chôm chôm java thấp nhất với giá từ 3.500 – 7.500 đồng/kg. Theo số liệu điều tra
được thì đa phần người dân nơi đây trồng chôm chôm java và chôm chôm nhãn,
nguồn giống được mua từ các cơ sở sản xuất tại Cái Mơn - Bến Tre.
Để sản xuất ra được trái chôm chôm thì người dân phải tốn khá nhiều chi
phí như chi phí giống, chi phí làm đất, chi phí tưới nước… đặc biệt, chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng chi phí là lao động gia đình chiếm 39,82% trong tổng
chi phí sản xuất, tiếp đến là chi phí phân bón chiếm 24,86%. Bình quân mỗi hộ
chi 7.043.882 đồng/công/vụ cho các chi phí đầu vào để sản xuất chôm chôm. Các
yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng chôm chôm thu hoạch và lợi nhuận
của người dân trong vụ sản xuất.
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 66 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
Về hiệu quả sản xuất, khi phân tích hàm lợi nhuận của nông hộ trồng chôm
chôm thì các nguồn lực đầu vào có ảnh hưởng khá nhiều đến lợi nhuận. Cụ thể,
các yếu tố làm giảm lợi nhuận như: chi phí giống, chi phí vận chuyển, chi phí lao
động nhà; các yếu tố làm tăng lợi nhuận của nông hộ như: chi phí phân bón, giá
bán, năng suất, tham gia tập huấn kỹ thuật. Từ kết quả trên nông hộ nên điều
chỉnh việc sử dụng các yếu tố đầu vào cho hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí và tăng
lợi nhuận. Đặc biệt, khi phân tích hàm lợi nhuận cho thấy việc tham gia các lớp
tập huận kỹ thuật của cán bộ khuyến nông giúp tăng lơi nhuận cho nông hộ, đây
là một điều đáng ghi nhận và có tác dụng khuyến khích bà con tham gia các lớp
tập huấn đầy đủ và nhiệt tình hơn.
Việc tiêu thụ nông sản, nông dân thường bán cho người thu gom và các vựa
lớn trong vùng chủ yếu dựa trên cơ sở quen biết và thanh toán ngay khi việc mua
bán hoàn tất. Ta thấy hình thức thanh toán có sự chuyển biến khá rõ từ phương
thức trả sau, chuyển dần sang trả ngay, và khi chôm chôm khan hiếm thì hình
thức trả trước cũng được nhiều nhà vườn và thương lái chọn.
Do ảnh hưởng của mùa vụ các loại trái cây, nên chôm chôm thường bị rớt
giá vào chính vụ (tháng 5 – 6, âm lịch) có một nghịch lý, trong năm 2008 khi giá
chôm chôm đang tuột dốc thì giá các yếu tố đầu vào như phân thuốc lại tăng cao,
chi phí lao động... lại tăng. Điều này gây không ít khó khăn cho nông hộ, có ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người dân. Bình quân người dân lãi
7.128.074,21đồng/công. Tuy nhiên, bên cạnh bình diện chung trên, cũng có một
số hộ lãi chỉ 2.000.000 đồng/công/năm. Những hộ này thu nhập không cao là do
bán giá không cao, sản lượng thu hoạch không nhiều, xử lý chôm chôm ra hoa rãi
vụ không thành công, chi phí sản xuất nhiều… Chính vì thế cần có những biện
pháp cải thiện tình trạng trên, nâng cao thu nhập cho người dân. Để làm được
điều đó cần có sự quan tâm và phối hợp thực hiện của các cơ quan ban ngành có
liên quan. Cần nâng cao nhận thức của nông hộ về các kỹ thuật canh tác, khuyến
khích động viên hộ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuận sản xuất.
Về khâu phân phối chôm chôm, chôm chôm được phân phối qua nhiều hình
thức, nhiều trung gian như người thu gom, thương lái đường dài, vựa lớn trong
vùng, người bán lẻ… Chính vì qua khá nhiều khâu trung gian nên chất lượng và
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 67 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
hình thức chôm chôm giảm đi khi đến tay người tiêu dùng. Đây là một vấn đề
cần quan tâm khắc phục.
6.2. KIẾN NGHỊ
Sau khi tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn nghiên cứu, tôi có một số
kiến nghị như sau:
6.2.1. Đối với người dân
- Về nông hộ sản xuất chôm chôm, nên thường xuyên cập nhật thông tin từ
báo đài, tham gia các buổi tập huấn, hội thảo về cây ăn trái nói chung và cây
chôm chôm nói riêng. Từ đó, có những thay đổi về kỹ thuật, áp dụng những biện
pháp canh tác mới nhằm tăng năng suất cây trồng, tiến đến tăng lợi nhuận.
- Hộ nông dân nên chú trọng cách sử dụng các nguồn lực đầu vào của quá
trình sản xuất cho hợp lý, nhằm tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập cho gia đình.
- Bên cạnh việc cập nhật những thông tin mới về kỹ thuật thì người dân
cũng nên nắm bắt thông tin thị trường về giá cả để tránh bị thương lái ép giá.
- Khi dự định mở rộng diện tích sản xuất thì nông dân nên chọn mua tại các
cơ sở sản xuất có uy tín, nhằm mua được cây con đảm bảo chất lượng và được
hướng dẫn kỹ thuật trồng theo khoa học.
6.2.2. Đối với đối tượng thu mua
Đối với các đối tượng thu mua đặc biệt là thương lái cần tìm đến các lớp tập
huấn do phòng nông nghiệp mở hay tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo, tạp chí,
đài truyền thanh, truyền hình… để nâng cao kiến thức bảo quản sau thu hoạch
nhằm giảm hư hao, hạn chế việc giảm chất lượng và màu sắc chôm chôm trong
quá trình thu hoạch và vận chuyển.
Bên cạnh đó, cả nông dân và đối tượng thu mua phải xem trọng các nhận
xét cũng như nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng chôm chôm và các
giống chôm chôm hợp khẩu vị khách hàng nhằm có hướng phát triển phù hợp.
6.2.3. Đối với cơ quan ban ngành huyện – xã: Vai trò của các ban ngành
huyện – xã rất quan trọng trong việc giúp người dân ứng dụng và triển khai các
biện pháp canh tác tiến bộ vào trong sản xuất. Chính vì thế, để thể hiện vai trò
quan trọng của mình các cơ quan trên nên quan tâm đến một số vấn đề như:
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 68 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
6.2.3.1. Kỹ thuật sản xuất
- Các cơ quan ban ngành cần hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực
hiện, trao đổi cung cấp thông tin cần thiết phục vụ sản xuất.
- Cán bộ khuyến nông phải thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả việc
áp dụng kỹ thuật sản xuất mới của người dân, đồng thời tìm ra những thuận lợi
và khó khăn cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm khi triển khai thí điểm
các kỹ thuật mới vào trong thực tế.
- Tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người
dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Đồng thời hướng dẫn người dân cách phòng trừ sâu bệnh.
- Có chính sách đào tạo kỹ sư nông nghiệp về phục vụ địa phương.
- Phối hợp với các viện nghiên cứu, các trung tâm khuyến nông thành lập
các trại cây – con giống tại địa phương tạo điều kiện thuận tiện cho nhà vườn
trong sản xuất.
6.2.3.2. Vốn
- Tăng cường đầu tư kinh phí, hoặc tìm nguồn tài trợ để xây dựng và đưa
vào thực nghiệm những biện pháp canh tác mới theo qui trình GlobalGAP: đầu tư
kinh phí cho việc xây dựng các điểm mẫu, tìm nguồn tài trợ phân thuốc cho việc sản
xuất chôm chôm sạch… Có chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn sản xuất cho những hộ có
hoàn cảnh khó khăn, thiếu điều kiện sản xuất.
6.2.3.3. Thị trường tiêu thụ
- Tăng cường và phát huy tính chặt chẽ trong khối liên kết 4 nhà: Nhà
nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp (các doanh nghiệp thu mua chế
biến nông sản) tạo thành một qui trình khép kín, đảm bảo an toàn từ khâu sản
xuất đến khâu vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
- Cung cấp những thông tin thị trường, nhất là thông tin về tình hình sản
xuất và tiêu thụ nông sản cho người dân.
- Thành lập chợ đầu mối tiêu thụ nông sản tại địa phương, hạn chế tình
trạng thương lái ép giá khi vào mùa.
- Phát triển thị trường nội địa, mặt khác chú trọng đến thị trường xuất khẩu.
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 69 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ TRỒNG CHÔM CHÔM
Xin kính chào!
Tôi tên NGUYỄN THỊ THÚY AN, là sinh viên khoa Kinh Tế & QTKD, trường Đại Học
Cần Thơ. Hiện tôi đang thực hiện đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất cây chôm chôm tại
Xã Tân Phong - Huyện Cai Lậy - Tỉnh Tiền Giang” để hoàn thành luận văn ra trường.
Trong đề tài này tôi phân tích về tình hình sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến cây
chôm chôm tại xã nhà. Từ đó, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cây chôm chôm
ngày càng phát triển và đời sống kinh tế của nông hộ ngày càng nâng cao.
Sau đây, tôi xin được phép phỏng vấn Ông (Bà) khoảng 15 phút về một số vấn đề liên
quan đến cây chôm chôm. Tôi xin cam kết những thông tin của ông bà sẽ được giữ bí mật.
I. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NÔNG HỘ
1. Họ và tên đáp viên: ................................................. …Năm sinh:……………………...
2. Địa chỉ:……………………………………………… Giới tính:……………………….
3. Ngày phỏng vấn:……………………………………….Số mẫu:……………………….
4. Tổng số thành viên trong gia đình Ông (Bà)?.............................................................
5. Có bao nhiêu thành viên tham gia chăm sóc vườn:………………………………….....
6. Ông (Bà) có thuê thêm lao động ngoài không?
Có Không
7. Nếu có, số lượng lao động thuê mướn?.................……………………………………
8. Ngoài trồng chôm chôm, Ông (Bà) có làm gì khác để tăng thu nhập không?
Có Không
9. Nếu có, thu nhập/năm là bao nhiêu?...............................................................................
10. Ông (Bà) làm vườn được bao lâu? (năm)............................................................
11. Ông (Bà) có bao nhiêu diện tích đất canh tác nông nghiệp? (Công)................................
12. Trong đó diện tích trồng chôm chôm là bao nhiêu? (Công)............................................
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
A. Đất & giống
1. Trong gia đình Ông (Bà), ai là người ra quyết định trồng các loại cây?
Chủ hộ Vợ chủ hộ
Con chủ hộ Khác…………….........
2. Ông (Bà) trồng cây trong vườn dưới hình thức nào?
Trồng xen nhiều loại cây ăn trái Trồng một loại chôm chôm
Trồng nhiều loại chôm chôm
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 70 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
3. Nếu trồng xen, diện tích trồng chôm chôm chiếm bao nhiêu %?..........................
4. Nếu chỉ trồng chôm chôm , Ông (Bà) trồng bao nhiêu gốc/công?..........................
5. Ông (Bà) trồng những loại chôm chôm nào?
Loại Chôm chôm nhãn Chôm chôm java Chôm chôm thái
Diện tích (công)
6. Tại sao Ông (Bà) chọn trồng loại trên?
Chi phí thấp Giá cao
Phẩm chất trái ngon Khả năng chống chịu tốt, ít sâu bệnh
7. Ông (Bà) mua giống từ đâu?
Cơ sở sản xuất giống uy tín Mua của nhà vườn khác
Mua của những người quen Tự sản xuất giống
8. Trong quá trình trồng và chăm sóc, cây chôm chôm có hao hụt không?
Có Không
9. Nếu có, tỷ lệ hao hụt khi trồng là bao nhiêu?.............................................................
10. Nguyên nhân hao hụt:
Sâu, bệnh Điều kiện tự nhiên không thuận lợi
Giống yếu Khác…………………………………..
11. Có bao nhiêu diện tích chôm chôm cho trái; diện tích mới trồng? Trồng được bao
lâu?
Chôm chôm nhãn Chôm chôm java Chôm chôm thái
Diện tích cho trái (công)
Thời gian cho trái (năm)
Diện tích mới trồng (công)
Thời gian trồng (năm)
B. Nguồn vốn
1. Nguồn vốn đầu tư sản xuất của Ông(Bà) có từ đâu?
Vốn tự có Vay ngân hàng
Vay bên ngoài Vay người thân, hàng xóm
Khác……………………………..
2. Trong vốn vay, lượng vốn dành cho chôm chôm là bao
nhiêu?..................................
3. Lãi suất bao nhiêu %/tháng?......................................................................... ..............
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 71 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
4. Số tiền mỗi lần vay?....................................................................................................
5. Thời gian hoàn vốn là bao lâu?....................................................................................
C. Kỹ thuật sản xuất
1. Ông (Bà) có tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất chôm chôm không?
Có Không
2. Ông (Bà) có áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến không (xử lý ra hoa nghịch mùa)?
Có Không
3. Phương pháp sản xuất, canh tác Ông (Bà) có được từ đâu?
Tích luỹ kinh nghiệm qua nhiều năm sản xuất
Học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh
Học từ cán bộ khuyến nông Học từ báo đài
D. Tình hình sản xuất 2008 (chi phí sản xuất) chỉ tính lao động thuê
1. Chi phí về giống/công
Chôm chôm nhãn Chôm chôm java Chôm chôm thái
Số cây giống/công (cây)
Giá 1 cây giống (đồng)
2. Chi phí làm đất, trồng cây (chỉ tính lao động thuê mướn)
Làm cỏ Bồi bùn
Số ngày thuê lao động trong năm (ngày)
Số lao động thuê (người)
Số tiền công/người/ngày (đồng)
3. Chi phí cắt tỉa, dọn vườn (nếu có)?
Tiền công 1 người/ngày (đồng)
Số ngày cắt tỉa trong năm (ngày)
Số lao động thuê (người)
4. Chi phí thu hoạch (nếu có)?
Tiền công 1 người/ngày (đồng)
Số ngày thu hoạch trong năm (ngày)
Số lao động thuê (người)
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 72 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
Chôm chôm nhãn Chôm chôm java Chôm chôm thái
Tỷ lệ phân thuốc nhiều nhất
5. Chi phí vận chuyển/lần:………………………………………………………
Tiền công 1 lần vận chuyển(*) (đồng )
Số lần vận chuyển trong vụ (lần)
(*): tiền xăng dầu (nếu nông hộ tự vận chuyển)
Tiền thuê người và phương tiện vận chuyển (nếu thuê vận chuyển)
6. Chi phí thuốc và phân bón
Số lần/năm Thành tiền (đồng)
Chi phí thuốc 1 lần/công (đồng)
Chi phí phân hữu cơ 1 lần/công (đồng)
Chi phí phân hoá học 1 lần/công (đồng)
7. Chi phí về tưới tiêu
CP một lần tưới/ngày (đồng)
Số ngày tưới trong năm (ngày)
Tổng chi phí tưới tiêu/công/năm(đồng)
8. Chi phí khác
Chi phí đậy mũ (đồng)
Chi phí mua máy tưới (đồng)
9. Ông (Bà) thuê mướn lđ trong giai đoạn nào nhiều nhất? (xếp hạng từ cao đến thấp)
Làm đất trồng cây Giai đoạn thu hoạch
Chăm sóc lúc cây còn nhỏ chưa cho trái
Giai đoạn dọn vườn, tỉa cành, bón phân chuẩn bị cho trái
10. Nếu trồng nhiều loại chôm chôm thì công chăm sóc có tương đương nhau không?
Có Không
11. Nếu không, loại nào chiếm phân thuốc nhiều hơn?
12. Trong quá trình sản xuất điều mà Ông (Bà) quan tâm nhất là gì?
Sâu bệnh Đầu ra của trái chôm chôm
Năng suất, chất lượng Vốn đầu tư
Giá cả
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 73 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
Chôm chôm nhãn Chôm chôm java Chôm chôm thái
Trái to
Màu đẹp
Râu trái dài
Khác…………………
III. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
A. Thời gian & cách thức bán
1. Ông (Bà) bán chôm chôm vào tháng nào trong năm?………………………………..
2. Ông (Bà) vui lòng cho biết phương thức giao dịch ( Bằng cách nào thương lái biết
Ông
(Bà) có chôm chôm để đến mua?)
Quen biết Đi tìm thương lái
Thương lái tự tìm đến Gọi điện hỏi trực tiếp thương lái
B. Chất lượng chôm chôm
1. Tiêu chí để phân loại chôm chôm chất lượng tốt?
2. Trong mỗi lần bán, tỷ lệ chôm chôm đạt tiêu chuẩn và không đạt ra sao?
Chôm chôm đạt(%) không đạt (chôm dạt) (%)
Chôm chôm nhãn
Chôm chôm java
Chôm chôm thái
C. Doanh thu
1. Giá của mỗi loại là bao nhiêu?
Giá cao nhất (Đồng/kg) Giá thấp nhất (đồng/kg)
Chôm chôm nhãn
Chôm chôm java
Chôm chôm thái
2. Ông (Bà) thu hoạch được bao nhiêu tấn trong năm?
Sản lượng (1 tấn = 1000kg)
Chôm chôm nhãn
Chôm chôm java
Chôm chôm thái
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
GVHD: Ngô Mỹ Trân - 74 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An
D. Người thu mua và hình thức thanh toán
1. Xin Ông (Bà) cho biết phương thức thanh toán như thế nào?
Trả trước (Đặt cọc)
Trả sau (Trả gối đầu)
Trả ngay
2. Hình thức thanh toán
Trả tiền mặt
Trả khác ............................................................................................... ….
3. Ông (Bà) thường bán chôm chôm cho ai?
Người thu gom Trực tiếp bán cho người tiêu dùng
Người bán lẻ Thương lái đường dài
Bán cho vựa lớn trong vùng
E. Dự định trong tương lai
1. Ông (Bà) có dự định tham gia hợp tác xã không?
Có Không
2. Nếu có, Ông (Bà) mong muốn được lơị ích gì từ HTX?
Tiêu thụ nhanh Bán giá cao
Không bị ép giá Đầu ra ổn định
Được hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt
3. Hiện tại Ông (Bà) có dự định thay đổi loại cây đang trồng trong tương lai gần không?
Có Không
4. Lý do?................................................................................................................... .......
................................................................................................................... ............................
5. Nếu có, là loại cây trồng nào?.....................................................................................
6. Tại sao Ông (Bà) chọn loại trên?...................................................................................
7. Nếu không, Ông (Bà) có dự định mở rộng diện tích trồng chôm chôm không?
Có Không
8. Nếu có, Ông (Bà) chọn giống chôm chôm nào để trồng?
Chôm chôm java
Chôm chôm nhãn
Chôm chôm thái
Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang
9. Vì sao Ông (Bà) chọn giống trên?................................................................................
………………………………………………………………………………………………
10. Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết trình độ văn hoá của mình?
Mù chữ Cấp 3
Cấp 1 Trên cấp 3
Cấp 2
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA ÔNG (BÀ)!!!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÔM CHÔM Ở XÃ TÂN PHONG CAI LẬY - TIỀN GIANG.pdf