Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Khánh Hưng – Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng

MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .4 2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại .4 2.1.2 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng .4 2.1.3 Chức năng tín dụng .6 2.1.4 Vai trò của tín dụng .7 2.1.5 Hình thức tín dụng .9 2.1.6 Các vấn đề cơ bản trong việc cho vay .10 2.1.7 Quy trình xét duyệt cho vay 13 2.1.8 Một số khái niệm khác 14 2.1.9 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 14 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu .15 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 16 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA PGD KHÁNH HƯNG – Chi nhánh NHNo & PTNT SÓC TRĂNG 17 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .17 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC - CHỨC NĂNG CỦA TỪNG PHÒNG NGHIỆP VỤ 18 3.2.1 Cơ cấu tổ chức .18 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng nghiệp vụ .19 3.3 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM22 3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 25 3.4.1 Thuận lợi .25 3.4.2 Khó khăn .26 3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA PGD TRONG NĂM 2007 .27 3.5.1 Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng năm 2007 .27 3.5.2 Các giải pháp tín dụng .27 SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 7 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PGD KHÁNH HƯNG 29 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG .29 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY 33 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay .36 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ .42 4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ 49 4.2.4 Phân tích nợ quá hạn .55 4.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG .59 4.3.1 Dư nợ trên vốn huy động .59 4.3.2 Hệ số thu nợ .60 4.3.3 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ .60 4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng 61 4.4. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA HỆ THỐNG NHNO & PTNT SÓC TRĂNG 61 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG .63 5.1 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN 63 5.2 VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG .64 5.3 HẠN CHẾ RỦI RO 65 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .67 6.1 KẾT LUẬN 67 6.2 KIẾN NGHỊ .68 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước đang trong gian đoạn hội nhập và phát triển, đòi hỏi tất cả các ngành nghề cùng nhau cố gắng hoàn thiện vai trò của mình, nhằm thúc đẩy nền kinh tế tiến xa và cao hơn, để đuổi kịp các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới. Mặt khác, trong nền kinh tế hiện nay, một khi nước ta thiết lập các mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực, thì vốn là nhu cầu rất cần thiết cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp. Một tổ chức kinh tế hay một doanh nghiệp muốn vươn lên đổi mới công nghệ, mở rộng hoạt động kinh doanh để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài thì chìa khoá cho họ đạt được mục tiêu đó là vấn đề vốn. Vì vậy, nhu cầu về vốn đã trở nên hết sức cần thiết và đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết cho mọi thành phần kinh tế, mà Ngân hàng là một cầu nối quan trọng. Vì lẽ đó, Ngân hàng nước ta đã và đang có những bước đổi mới cho bộ mặt của mình. Để chứng minh nhận định đó, trong thời gian vừa qua, hệ thống Ngân hàng nước ta đã giữ được một vị trí quan trọng, chi phối đáng kể trong các hoạt động của các thành phần kinh tế. Cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo & PTNT), Phòng giao dịch (PGD) Khánh Hưng – Chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng đang hòa mình vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội và đã có những đóng góp không nhỏ trong những thành tựu kinh tế của địa phương, từng bước cải thiện đời sống của người dân ngày một hiện đại. Với tư cách, là người đi vay để cho vay thì việc bảo tồn vốn trên cơ sở có phát sinh lợi nhuận là hết sức quan trọng. Đó là yếu tố quyết định sự tồn tại và mở rộng quy mô của ngân hàng. Chính vì vậy, trong những năm qua PGD đã không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng đầu tư. Đồng thời, kịp thời phát hiện xử lý những biến cố xảy ra. Để từ đó có những biện pháp hữu hiệu nâng cao hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Chính vì lẽ đó, nên em đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại PGD Khánh Hưng – Chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng” cho bài luận của mình.

pdf82 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Khánh Hưng – Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố thu nợ. 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Hình 8: Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 55 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương * Xét về tốc độ tăng trưởng: Doanh số thu nợ ngắn hạn: năm 2004 đạt 14.559 triệu đồng. Sang năm 2005 tăng lên rất mạnh với 31.692 triệu đồng tương ứng mức tăng 17.133 triệu đồng và tỷ lệ 117,7% so với năm 2004. Đến năm 2006 doanh số thu nợ tiếp tục tăng mạnh đật 89.377 triệu đồng tương ứng mức tăng 57.685 triệu đồng và tỷ lệ 182% so với năm 2005. Doanh số thu nợ trung hạn: năm 2004 đạt 6.258 triệu đồng. Sang năm 2005 tăng lên 8.846 triệu đồng tương ứng với mức tăng 2.588 triệu đồng và tỷ lệ 41,4% so với năm 2004. Đến năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên rất mạnh đạt 31.162 triệu đồng tương ứng mức tăng 22.316 triệu đồng và tỷ lệ 252,3% so với năm 2005. Kết quả trên cho thấy, doanh số thu nợ trung hạn mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng có chiều hướng tăng trưởng ổn định qua 3 năm. Do địa bàn kinh doanh thuận lợi, khách hàng định hướng sản xuất kinh doanh, nên mang lại hiểu quả kinh doanh cho họ. Còn đối với cho vay ngắn hạn, luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thu nợ và tăng liên tục qua 3 năm. Do loại hình cho vay vốn ngắn hạn có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, vòng quay vốn nhanh, khách hàng kinh doanh có hiệu quả dẫn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng cao. Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả rất cao qua các năm. Điều đó chứng tỏ, ngân hàng kinh doanh rất thuận lợi đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Cán bộ tín dụng rất có tin thần trách nhiệm trong việc cho vay, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, giám sát đồng vốn vay sử dụng đúng mục đích, tạo được uy tín cho ngân hàng và góp phần tạo được mặt bằng chung cho nền kinh tế địa phương cũng như toàn xã hội. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 56 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương 4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn được thể hiện qua bảng 8: Bảng 8: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệnh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Kinh doanh dịch vụ 8.929 42,9 27.463 67,7 84.867 70,4 18.534 207,6 57.404 209,0 Xây dựng & sửa chữa nhà 7.122 34,2 7.853 19,4 27.896 23,1 731 10,3 20.043 255,2 Đời sống & tiêu dùng 4.766 22,9 3.588 8,9 4.874 4,0 -1.178 -24,7 1.286 35,8 Cho vay khác - - 1.634 4,0 2.902 2,5 1.634 - 1.268 77,6 Tổng 20.817 100 40.538 100 120.539 100 19.721 94,7 80.001 197,3 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tỷ trọng: Cũng tương tự như doanh số cho vay kinh doanh dịch vụ, doanh số thu nợ kinh doanh dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Năm 2004 doanh số thu nợ kinh doanh dịch vụ chiếm 42,9%; xây dựng và sửa chữa nhà chiếm 34,2%; đời sống và tiêu dùng chiếm 22,9% trong tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2005, doanh số thu nợ kinh doanh dịch vụ chiếm 67,7%; xây dựng và sửa chữa nhà chiếm 19,4%; đời sống và tiêu dùng chiếm 8,9%; cho vay khác chỉ chiếm 4% trong tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2006, doanh số thu nợ kinh doanh dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao 70,4%; xây dựng và sửa chữa nhà chiếm 23,1%; đời sống và tiêu dùng chỉ chiếm 4%, cho vay khác chiếm 2,5% trong tổng doanh số cho vay. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 57 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Kinh doanh dịch vụ Xây dựng và sửa chữa nhà Đời sống và tiêu dùng Cho vay khác Hình 9: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn * So sánh và phân tích: Doanh số thu nợ kinh doanh dịch vụ năm 2004 đạt 8.929 triệu đồng. Năm 2005 chỉ tiêu này tăng mạnh đạt 27.463 triệu đồng tương ứng mức tăng 207,6% so với năm 2004. Sang năm 2006 doanh số thu nợ này lại tiếp tục tăng mạnh đạt 84.867 triệu đồng tương ứng mức tăng 57.404 triệu đồng và tỷ lệ 209% so với năm 2005. Doanh số thu nợ xây dựng và sửa chữa nhà: năm 2004 đạt 7.122 triệu đồng. Sang năm 2005 đạt 7.853 triệu đồng tăng 731 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10,3% so với năm 2004. Đến năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên 27.896 triệu đồng tương ứng mức tăng 20.043 triệu đồng và tỷ lệ 255,2% so với năm 2005. Do thu nhập của người dân ổn định, nhu cầu đời sống vật chất của của tăng lên, khả năng trả nợ cũng cao. Doanh số thu nợ đời sống và tiêu dùng tăng trưởng không ổn định, cụ thể năm 2004 đạt 4.766 triệu đồng. Sang năm 2005 chỉ còn 3.588 triệu đồng giảm tương ứng với mức 1.178 triệu đồng và tỷ lệ 24,7% so với năm 2004. Do năm này ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, tác động đến cuộc sống của người dân, giá cả đắt đỏ, nên khả năng trả nợ cho ngân hàng kém. Đến năm 2006 chỉ tiêu này lại tăng đạt 4.874 triệu đồng tương ứng mức tăng 1.286 triệu đồng và tỷ lệ 35,8% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ cuộc sống của người dân đã cải thiện rất nhiều, SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 58 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương thu nhập của họ cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng tăng và việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cũng cao. Doanh số thu nợ khác: ở năm 2005 tăng 1.634 triệu đồng. Đến năm 2006 tăng lên 2.902 triệu đồng tương ứng mức tăng 1.268 triệu đồng và tỷ lệ 77,6%. Cũng tương tư như doanh số thu nợ đời sống và tiêu dùng, thì doanh số thu nợ cho vay khác cũng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số thu nợ. Vì vậy, mà sự tăng lên của chỉ tiêu này không ảnh hưởng lớn đến doanh số thu nợ của ngân hàng qua các năm qua. Sự tăng lên của doanh số thu nợ khác cũng góp phần làm tăng doanh số thu nợ nhưng không đáng kể. Từ kết quả phân tích trên cho thấy: Doanh số thu nợ kinh doanh dịch vụ có tác động chủ yếu đến doanh số thu nợ qua các năm. Do tình hình kinh doanh thuận lợi, các thành phần kinh tế sử dụng vốn vay đúng mục đích mang lại hiệu quả kinh doanh. Thu nhập của họ tăng lên nên khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng rất cao. 4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế được thể hiện trong bảng 9: Bảng 9: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế. ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệnh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn - - 400 4,0 1.100 1,0 400 - 700 175,1 Doanh nghiệp tư nhân 3.705 17,8 7.801 19,2 17.643 14,6 4.096 110,6 9.842 126,2 Hộ sản xuất kinh doanh 861 4,1 200 0,5 30.135 25,0 -661 -7,.8 29.935 14967,5 Cho vay khác 16.251 78,1 32,137 79,3 71.661 59,4 15.886 97,8 39.524 123,0 Tổng 20.817 100 40.538 100 120.539 100 19.721 94,7 80.001 197,3 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tỷ trọng: Doanh số thu nợ của thành phần cho vay khác luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Cụ thể là năm 2004: Doanh số thu nợ của doanh nghiệp tư nhân chiếm 17,8%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 4,1%; cho vay khác chiếm 78,1% trong tổng doanh số thu nợ. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 59 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương Đến năm 2005: Doanh số thu nợ của công ty cổ phần, TNHH chiếm 1,0%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 19,2%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 0,5%; cho vay khác chiếm 79,3% trong tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2006: Doanh số thu nợ của công ty cổ phần, TNHH chiếm 1,0%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 14,6%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 25,0%; cho vay khác chiếm 59,4% trong tổng doanh số thu nợ. 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Công ty cổ phần, TNHH Doanh nghiệp tư nhân Hộ sản xuất kinh doanh Cho vay khác Hình 10: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế. * Xét về tốc độ tăng trưởng: Doanh số thu nợ của công ty cổ phần, TNHH ở năm 2005 tăng 400 triệu đồng so với năm trước. Sang năm 2006 đạt 1.100 triệu đồng tương ứng mức tăng 700 triệu đồng và tỷ lệ 175% so với năm 2005. Là do năm 2005 quy mô hoạt động của ngân hàng đi vào ổn định và ngân hàng tiếp tục mở rộng đầu tư hơn nữa, tạo được uy tín và quan trọng hơn là sự kinh doanh có hiệu quả của các công ty nên họ ý thức được nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Doanh số thu nợ của doanh nghiệp tư nhân có chiều hướng tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2004 doanh số thu nợ đạt 3.705 triêuụ đồng. Sang năm 2005 đạt 7.801 triệu đồng tương ứng mức tăng 4.096 triệu đồng và tỷ lệ 110,6% so với năm trước. Đến năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên rất mạnh đạt 17.643 triệu đồng tương ứng mức tăng 9.842 triệu đồng và tỷ lệ 126,2%. Nguyên nhân là do SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 60 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương trong những năm này trên địa bàn điều kiện kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Doanh số thu nợ của hộ sản xuất kinh doanh tăng trưởng không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2004 đạt 861 triệu đồng. Sang năm 2005 giảm xuống chỉ còn 200 triệu đồng tương ứng mức giảm 661 triệu đồng và tỷ lệ 76,8% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự biến động này là do điều kiện kinh doanh không thuận lợi, gây khó khăn cho các hộ sản xuất. Đến năm 2006 chỉ tiêu này lại tăng đạt 30.135 triệu đồng tương ứng mức tăng 29.935 triệu đồng và tỷ lệ 14.967% so với năm 2005. Ngược lại với năm 2005, thì năm này điều kiện kinh doanh thuận lợi đã mang lại hiệu quả kinh doanh, tạo ra thu nhập cao cho các hộ nên họ hoàn thành việc trả nợ đúng hạn. Tương tự doanh số thu nợ của doanh nghiệp tư nhân, doanh số thu nợ của các thành phần cho vay khác cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2004 doanh số này đạt 16.251 triệu đồng. Sang năm 2005 doanh số này tăng lên 32.137 triệu đồng tương ứng mức tăng 15.886 triệu đồng và tỷ lệ 97,8% so với năm trước. Sang năm 2006, doanh số này tiếp tục tăng mạnh lên đến 71.661 triệu đồng tương ứng mức tăng 39.524 triệu đồng và tỷ lệ 123% so với năm 2005. Nguyên nhân: Cho vay khác gồm sửa chữa nhà và tiêu dùng. Thời đại ngày nay là thời đại CNH - HĐH, loại cho vay này chủ yếu là cải thiện đời sống của các cán bộ công nhân viên, thu nhập của các đối tượng này tương đối ổn định, nên khả năng trả nợ cho ngân hàng rất cao. Tóm lại, việc thu nợ của ngân hàng dù phân theo loại hình cho vay, mục đích sử dụng vốn hay theo thành phần kinh tế. Từng năm tuy có khác nhau do đặc điểm sản xuất kinh doanh, hiệu quả và quy mô phát triển,.... Nhưng kết quả của hoạt động tín dụng nói chung là có hiệu quả, công tác thu nợ tốt đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức 1%. 4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh kết quả có được của PGD từ khâu cho vay đến khâu thu nợ. Nó thể hiện số vốn mà ngân hàng cho vay nhưng không thu hồi được hoặc thu hồi tại thời điểm báo cáo. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 61 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương Từ sự tăng trưởng khá ổn định của doanh số cho vay, doanh số thu nợ đã kéo theo sự tăng trưởng ổn định của doanh số dư nợ. Kết quả thể hiện cụ thể qua các năm như sau: Năm 2004, dư nợ đạt 38.114 triệu đồng. Năm 2005, đã tăng lên thành 80.761 triệu đồng cụ thể là tăng 42.647 triệu đồng hay tăng 111,9% so với năm 2004. Sang năm 2006, đã đạt 103.899 triệu đồng tăng 23.138 triệu đồng hay tăng 28,6% so với năm 2005. Để đạt được kết quả trên là do ngân hàng đã không ngừng mở rộng đầu tư tín dụng, đồng vốn đưa ra đã phát huy được tiềm năng phát triển của các thành phần kinh tế với những mục đích sử dụng vốn khác nhau, thực hiện tốt chủ trương, đường lối cũng như kế hoạch được giao. 4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn cho vay Tình hình dư nợ được thể hiện qua bảng 10 như sau: Bảng 10: Dư nợ theo thời hạn cho vay ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệnh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cho vay ngắn hạn 18.334 48,1 49.487 61,3 63.157 60,8 31.153 169,9 13.670 27,6 Cho vay trung hạn 19.780 51,9 31.274 38,7 40.742 39,2 11.494 58,1 9.468 30,3 Tổng 38.114 100 80.761 100 103.899 100 42.647 111,9 23.138 28,6 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tỷ trọng: Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao ở năm 2005 và 2006, còn năm 2004 thì dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ ngắn hạn nhưng sự chênh lệch không đáng kể. Cụ thể, là năm 2004: dư nợ ngắn hạn chiếm 48,1%; dư nợ trung hạn 51,9% trong tổng dư nợ. Sang năm 2005, dư nợ ngắn hạn chiếm 61,3%; dư nợ trung hạn chiếm 38,7% trong tổng dư nợ. Đến năm 2006, dư nợ ngắn hạn chiếm 60,8%; dư nợ trung hạn chiếm 39,2% trong tổng dư nợ. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 62 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Hình 11: Dư nợ theo thời hạn cho vay * Xét về tốc độ tăng trưởng: Dư nợ ngắn hạn có chiều hướng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2004 dư nợ đạt 18.334 triệu đồng. Sang năm 2005 tăng mạnh lên đến 49.487 triệu đồng tương ứng mức tăng 31.153 triệu đồng và tỷ lệ 169,9% so với năm trước. Đến năm 2006 tăng nhẹ đạt 63.157 triệu đồng, tương ứng mức tăng 13.670 triệu đồng và tỷ lệ 27,6% so với năm 2005. Tương tự dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn cũng có chiều hướng tăng nhẹ qua các năm. Cụ thể là năm 2004 đạt 19.780 triệu đồng. Sang năm 2005 đạt 31.274 triệu đồng tăng 11.494 triệu đồng hay 58,1% so với năm trước. Đến năm 2006 tăng nhẹ đạt 40.742 triệu đồng tăng 9.468 triệu đồng tương ứng mức tăng 30,3% so với năm 2005. Từ kết quả phân tích trên cho thấy, cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung hạn đều tăng trưởng ổn định qua 3 năm. Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao ở năm 2005 và năm 2006 trong tổng dư nợ cho vay và mức gia tăng hàng năm rất mạnh. Vì đây là loại cho vay có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, vòng quay vốn nhanh, nên nhu cầu về vốn cao. Còn dư nợ trung hạn, mặc dù chiếm tỷ trọng không cao nhưng sự gia tăng hàng năm cũng ảnh hưởng đến tổng dư nợ của ngân hàng. Do trong những năm qua các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nên nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 63 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương 4.2.3.2 Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn Tình hình dư nợ theo mục đích sử dụng vốn được thể hiện ở bảng 11: Bảng 11: Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệnh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Kinh doanh dịch vụ 16.403 43,0 45.236 56,0 73.261 70,5 28.833 175,8 28.025 62,0 Xây dựng & sửa chữa nhà 12.393 32,5 26.915 33,3 22.446 21,6 14.522 117,2 -4.469 -16,6 Đời sống & tiêu dùng 9.318 24,5 8.281 10,3 64.488 6,2 -1.037 -11,1 -1.793 -21,7 Cho vay khác - - 329 0,4 1.704 1,7 329 1.375 417,9 Tổng 38.114 100 40.538 100 103.899 100 42.647 111,9 23.138 28,6 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tỷ trọng: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ kinh doanh dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Cụ thể, năm 2004 dư nợ kinh doanh dịch vụ chiếm 43%; xây dựng và sửa chữa nhà chiếm 32,5%; đời sống và tiêu dùng chiếm 24,5% trong tổng dư nợ. Sang năm 2005, dư nợ kinh doanh dịch vụ chiếm 56%; xây dựng và sửa chữa nhà chiếm 33,3%; đời sống và tiêu dùng chiếm 10,3% và cho vay khác chiếm 0,4% trong tổng dư nợ. Đến năm 2006, dư nợ về kinh doanh dịch vụ chiếm 70,5%; xây dựng và sửa chữa nhà chiếm 21,6%; đời sống và tiêu dùng chiếm 6,2%; cho vay khác chiếm 1,7% trong tổng dư nợ. 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Kinh doanh dịch vụ Xây dựng và sửa chữa nhà Đời sống và tiêu dùng Cho vay khác Hình 12: Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 64 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương * Xét về tốc dộ tăng trưởng: Dư nợ cho vay kinh doanh dịch vụ tăng trưởng ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2004 đạt 16.403 triệu đồng. Sang năm 2005 tăng mạnh đạt 45.236 triệu đồng tương ứng mức tăng 28.833 triệu đồng và tỷ lệ 175,8% so với năm 2004. Đến năm 2006 tiếp tục tăng đạt 73.261 triệu đồng tương ứng mức tăng 28.025 triệu đồng hay 62,0% so với năm 2005. Nguyên nhân chính là do các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế tỉnh nhà, nên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thu hút nhiều nhà đầu tư. Chính vì vậy, mà nhu cầu về vốn tăng dẫn đến dư nợ cũng tăng. Dư nợ cho vay xây dựng và sửa chữa nhà tăng trưởng không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2004 đạt 12.393 triệu đồng. Sang năm 2005 tăng mạnh đạt 26.915 triệu đồng tương ứng mức tăng 14.522 triệu đồng hay 117,2% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do năm này tình hình hoạt động của ngân hàng đi vào ổn định, uy tín và vị thế của ngân hàng mới được khẳng định trên địa bàn, tạo cảm giác yên tâm khi khách hàng đến giao dịch, vì vậy mà dư nợ tăng lên đột ngột. Nhưng đến năm 2006 lại giảm còn 22.446 triệu đồng tương ứng với mức 4.469 triệu đồng hay 16,6% so với năm 2005. Do trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh cho vay với lãi suất ưu đãi nên dư nợ của năm này giảm. Dư nợ cho vay đời sống và tiêu dùng giảm nhẹ qua các năm. Cụ thể, năm 2004 đạt 9.318 triệu đồng. Sang năm 2005 giảm xuống còn 8.218 triệu đồng tương ứng mức giảm 1.037 triệu đồng hay 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2006 lại giảm còn 6.488 triệu đồng tương ứng mức giảm 1.793 triệu đồng hay 21,7% so với năm 2005. Nguyên nhân là do giá cả của các mặt hàng đắc đỏ, người dân phải cân nhắc trước khi tiêu dùng. Chính vì vậy, mà làm cho dư nợ giảm qua các năm. Dư nợ cho vay khác chiếm tỷ trọng thấp và tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 tăng 329 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 tăng lên rất mạnh đạt 1.704 triệu đồng tương ứng mức tăng 1.375 triệu đồng hay 417,9%. Là do ngân hàng mở rộng quy mô đầu tư, đặc biệt là trong năm 2006 ngân hàng chuyển trụ sở giao dịch vào khu dân cư Minh Châu, điều kiện giao dịch thuận lợi hơn. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 65 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương 4.2.3.3 Dư nợ theo thành phần kinh tế Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng 12: Bảng 12: Dư nợ theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệnh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn - - 700 0,9 950 0,9 700 - 250 35,7 Doanh nghiệp tư nhân 4.200 11,0 8.659 10,7 9.889 9,5 4.459 106,2 1.230 14,2 Hộ sản xuất kinh doanh 200 0,5 - - 34.746 33,4 -200 - 34.746 - Cho vay khác 33.714 88,5 71.402 88,4 58.314 56,2 37.688 111,8 -13.088 - 18,3 Tổng 38.114 100 80.761 100 103.899 100 42.647 111,9 23.138 28,6 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tỷ trọng: Dư nợ cho vay khác luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Cụ thể, năm 2004 dư nợ doanh nghiệp tư nhân chiếm 11,0%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 0,5%; cho vay khác chiếm 88,5% trong tổng dư nợ. Sang năm 2005, dư nợ công ty cổ phần, TNHH chiếm 0,9%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 10,7%; cho vay khác chiếm 88,4% trong tổng dư nợ. Đến năm 2006, dư nợ công ty cổ phần, TNHH chiếm 0,9%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 9,5%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 33,4%; cho vay khác chiếm 56,2% trong tổng dư nợ. 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Công ty cổ phần, TNHH Doanh nghiệp tư nhân Hộ sản xuất kinh doanh Cho vay khác Hình 13: Dư nợ theo thành phần kinh tế SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 66 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương * Xét về tốc độ tăng trưởng: Doanh số dư nợ của công ty cổ phần, TNHH có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 tăng 700 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 chỉ tiêu này tiếp tục tăng đạt 950 triệu đồng tương ứng mức tăng 250 triệu đồng hay 35,7% so với năm 2005. Như vậy, doanh số dư nợ của công ty cổ phần, TNHH có tỷ trọng thấp nhất qua các năm do các đơn vị này chiếm đóng trên địa bàn còn rất ít nhưng do kinh doanh có hiệu quả nên chỉ tiêu này có chiều hướng tăng qua các năm. Doanh số dư nợ của doanh nghiệp tư nhân có chiều hướng tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2004 đạt 4.200 triệu đồng. Sang năm 2005 tăng mạnh đạt 8.659 triệu đồng tương ứng mức tăng 4.459 triệu đồng hay 106,2 so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2006 dư nợ lại tiếp tục tăng đạt 9.889 triệu đồng tăng 1.230 triệu đồng hay 14,2% so với năm 2005. Nguyên nhân trên địa bàn điều kiện kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nên nhu cầu về vốn cao để mở rộng quy mô và phát triển hơn nữa. Doanh số dư nợ của hộ sản xuất tăng trưởng không ổn định. Cụ thể năm 2005 đạt 200 triệu. Sang năm 2006 chỉ tiêu này giảm 200 triệu đồng so với năm 2004. Doanh số dư nợ của các thành phần khác tăng trưởng không ổn định. Năm 2004 đạt 33.714 triệu đồng. Sang năm 2005 tăng đột ngột đạt 71.402 triệu đồng tương ứng mức tăng 37.688 triệu đồng hay tăng 111,8% so với năm 2004. Do năm 2005 tình hình hoạt động của ngân hàng ổn định, tạo được uy tín đối với khách hàng nên ngân hàng mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh khai thác các khách hàng tiềm năng. Đến năm 2006 chỉ tiêu này lại giảm chỉ còn 58.314 triệu đồng tương ứng mức giảm 13.088 triệu đồng hay 18,3% so với năm 2005. Nguyên nhân là do lạm phát tăng, giá cả các mặt hàng tăng nhanh, ảnh hưởng đến nhu cầu của người dân và tác động đến tình hình cho vay của ngân hàng. 4.2.4 Phân tích nợ quá hạn Nợ quá hạn là một chỉ tiêu rõ nét nhất đánh giá chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của ngân hàng. Khi doanh số cho vay, doanh số thu nợ gia tăng đẫn đến sự gia tăng của dư nợ đồng thời phát sinh nợ quá hạn. Đó như là SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 67 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương một kết quả tất yếu trong quá trình đầu tư tín dụng của ngân hàng mà khi nhắc đến bất cứ ngân hàng nào cũng e ngại. Vì thế làm thế nào để có thể hạn chế được nợ quá hạn cũng như những yếu tố mất an toàn về vốn đưa rủi ro xuống mức thấp nhất là một vấn đề nan giải. Thực trạng nợ quá hạn của PGD được thể hiện cụ thể như sau: Ở năm 2004 nợ quá hạn được duy trì ở mức rất tốt là không có nợ quá hạn. Sang năm 2005 nợ quá hạn tăng 140 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2006 nợ quá hạn lại tiếp tục tăng thành 630 triệu đồng tương ứng mức tăng 490 triệu đồng hay 350% so với năm 2005. Từ kết quả trên cho thấy, nợ quá hạn tại ngân hàng có chiều hướng tăng, điều này cũng có nghĩa là ngân hàng kinh doanh chưa đạt hiệu quả. 4.2.4.1 Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn cho vay được thể hiện ở bảng 13. * Xét về tỷ trọng: Năm 2004: Nợ quá hạn được duy trì ở mức rất tốt là không có nợ quá hạn. Sang năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn chiếm 100% trong tổng nợ quá hạn. Đến năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn chiếm 47,6%; nợ quá hạn trung hạn chiếm 52,4% trong tổng nợ quá hạn. Bảng 13: Nợ quá hạn theo hạn cho vay ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệnh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cho vay ngắn hạn - - 140 100 300 47,6 140 - 160 114,3 Cho vay trung hạn - - - - 330 52,4 - - 330 - Tổng - - 140 100 630 100 140 - 490 350 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tình hình biến động: Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn có chiều hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2004 không có nợ quá hạn ngắn hạn. Sang năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn tăng 140 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 nợ quá hạn lại tăng đạt 300 triệu đồng tương ứng mức tăng 160 triệu đồng hay 114,3% so với năm 2005. Nguyên nhân do các đối tượng vay ngắn hạn để sản xuất ảnh hưởng của sức ép thị trường, vật giá tăng cao làm cho thu nhập của họ đạt được không đủ bù đắp SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 68 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương chi phí bỏ ra dẫn đến khả năng trả nợ kém và nợ quá hạn từ đó ngày một phát sinh. Nợ quá hạn cho vay trung hạn duy trì ở mức tốt là không có nợ quá hạn ở năm 2004 và 2005. Đến năm 2006 nợ quá hạn tăng lên 330 triệu đồng. Nguyên nhân, do năm này có sự thay đổi trụ sở giao dịch, vị trí thuận lợi, ngân hàng mở rộng đầu tư nên đã có những chính sách thông thoáng trong quá trình cho vay, dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Nhìn chung qua 3 năm, nợ quá hạn có chiều hướng tăng lên. Nhất là nợ quá hạn ngắn hạn. Đây là một dấu hiệu cảnh báo khoản vay ngắn hạn trong 3 năm qua kinh doanh không hiệu quả, đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách khắc phục kịp thời để hạn chế tình trạng này. Bên cạnh đó, nợ quá hạn trung hạn cũng có chiều hướng tăng lên đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên bám sát khoản vay, theo dõi nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng định kỳ nhằm hạn chế nợ quá hạn ngày một phát sinh trong tương lai. 4.2.4.2 Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn Tình hình nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn được thể hiện cụ thể ở bảng 14. Bảng 14: Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Tổ Kế toán) Năm Chênh lệnh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Kinh doanh dịch vụ - - 140 100 300 47,6 140 - 160 114,3 Xây dựng & sửa chữa nhà - - - - - - - - - - Đời sống & tiêu dùng - - - - - - - - - - Cho vay khác - - - - 330 52,4 - - 330 - Tổng - - 140 100 630 100 140 - 490 350 Nợ quá hạn cho vay kinh doanh dịch vụ tăng qua các năm. Cụ thể năm 2004 khoản cho vay này không có nợ quá hạn. Sang năm 2005 tăng 140 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 nợ quá hạn lại tăng lên đạt 300 triệu đồng tương ứng mức tăng 160 triệu đồng hay 114,3% so với năm 2005. Là do điều kiện kinh doanh không thuận lợi: giá cả đầu vào của các nguyên liệu tăng, sự cạnh tranh gay gắt của các nhà kinh doanh khác,… đã làm cho khả năng trả nợ SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 69 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương của họ giảm xuống. Chính vì vậy, mà làm cho rủi ro của ngân hàng tăng lên thể hiện rõ là nợ quá hạn ngày một tăng lên. Nợ quá hạn cho vay khác duy trì rất tốt ở năm 2004 và năm 2005. Nhưng đến năm 2006 tăng 330 triệu đồng. Đây là cảnh báo ngân hàng chú trọng hơn nữa trong công tác cho vay. Bên cạnh đó, nợ quá hạn tăng như thế một phần nào thể hiện nguồn vốn cho vay sử dụng không đúng mục đích dẫn đến tình trạng thu nợ kém gây ra nợ quá hạn tăng. Đối với khoản cho vay theo mục đích xây dựng và sửa chữa nhà; đời sống và tiêu dùng ngân hàng duy trì rất tốt cụ thể qua 3 năm không có nợ quá hạn. Vì đây là 2 khoản vay có tính chất ổn định và ít rủi ro nhất. 4.2.4.3 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế được thể hiện cụ thể ở bảng 15 như sau: Bảng 15: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệnh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn - - - - - - - - - - Doanh nghiệp tư nhân - - - - 30 4,8 - - 30 - Hộ sản xuất kinh doanh - - - - - - - - - - Cho vay khác - - 140 100 600 95,6 140 - 460 328,6 Tổng 140 100 630 100 140 - 490 350 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tỷ trọng: Nợ quá hạn tại phòng PGD chủ yếu là cho vay khác, nên luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn. Cụ thể năm 2005 nợ quá hạn cho vay khác chiếm 100% trong tổng nợ quá hạn. Sang năm 2006 nợ quá hạn của doanh nghiệp tư nhân chiếm 4,8%; còn nợ quá hạn cho vay khác chiếm 95,2% trong tổng nợ quá hạn. * Xét về tình hình biến động: Qua 3 năm tại PGD khoản cho vay công ty cổ phần, TNHH và hộ sản xuất kinh doanh không có nợ quá hạn. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng đồng thời cũng thể hiện các thành phần kinh tế này kinh doanh có hiệu quả. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 70 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương Còn khoản cho vay doanh nghiệp tư nhân ở năm 2004 và 2005 tình hình trả nợ của các doanh nghiệp rất tốt là không có nợ quá hạn. Nhưng sang năm 2006 đã phát sinh đến 30 triệu đồng. Nguyên nhân do năm này ngân hàng mở rộng quy mô đầu tư, chính phủ có xu hướng chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang loại hình doanh nghiệp tư nhân làm hàng loạt các doanh nghiệp doanh nghiệp ra đời, nhưng do bước đầu kinh doanh chưa có kinh nghiệm, nên các doanh nghiệp mới thành lập này không phát huy được hiệu quả của đồng vốn vay, thu nhập thấp thậm chí lỗ làm phát sinh nợ quá hạn. Nợ quá hạn cho vay khác biến động mạnh trong 3 năm qua. Ở năm 2004 các đối tượng này trả nợ tốt nên năm này không có nợ quá hạn. Sang năm 2005 đã phát sinh 140 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 đã tăng đến 600 triệu đồng tương ứng mức tăng 460 triệu đồng hay tăng 328,6% so với năm 2005. Do năm 2006 ngân hàng chuyển trụ sở giao dịch nên mở rộng quy mô đầu tư, các chính sách cho vay thông thoáng đã dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng. 4.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Bảng 16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006 Vốn huy động Triệu đồng 2.322 6.889 10.694 Doanh số cho vay Triệu đồng 39.232 83.184 143.677 Doanh số thu nợ Triệu đồng 20.817 40.538 120.539 Nợ quá hạn Triệu đồng - 140 630 Tổng dư nợ Triệu đồng 38.114 80.761 103.899 Dư nợ bình quân Triệu đồng 28.907 59437,5 92.330 Dư nợ / Vốn huy động % 1641,1 1172,3 971,6 Hệ số thu nợ % 53,06 48,73 83,89 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ % - 0,17 0,61 Vòng quay vốn tín dụng Lần 0,72 0,68 1,3 (Nguồn: Tổ Kế toán) Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/2 4.3.1 Dư nợ trên vốn huy động Tỷ lệ này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này đạt 100% thì có hiệu quả và tỷ lệ này càng cao thì càng tốt, ngược lại nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì nguồn vốn bị tồn đọng, cho vay chưa đạt hiệu quả. Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sử dụng vốn của ngân hàng qua 3 năm chưa đạt hiệu quả lắm. Cụ thể năm 2004 là 1641,4%. Đến năm 2005 là SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 71 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương 1172,3% giảm 469,1% so với năm 2004. Sang năm 2006 giảm xuống còn 971,6% giảm so với 2005 là 200,7%. Hoạt động của ngân hàng chủ yếu đầu tư cho các công ty, hộ sản xuất kinh doanh trong tỉnh để họ có đủ nguồn vốn kinh doanh nhằm thực hiện trách nhiệm của ngân hàng trong việc phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà. Trong 3 năm qua vốn huy động không đủ làm nguồn cho vay nhưng với sự nổ lực của PGD con số này sẽ được cải thiện trong tương lai. 4.3.2 Hệ số thu nợ Hệ số này phản ánh công tác thu nợ của cán bộ tín dụng tốt hay chưa tốt, đồng thời nó cũng phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn cho thấy khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích tạo ra lợi nhuận nên việc trả nợ được thực hiện tốt hơn và công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng trôi chảy hơn. Qua bảng số liệu cho thấy hệ số thu nợ của ngân hàng không ổn định. Cụ thể, năm 2004 hệ số thu nợ là 53,06%. Sang năm 2005 hệ số này còn 48,73% cho thấy năm này việc thu hồi nợ của ngân hàng chưa tốt. Nhưng đến năm 2006, hệ số này tăng đáng ngạc nhiên đến mức 83,89%. Do ngân hàng khắc phục được những hạn chế và tìm ra bước đi đúng nên thu được kết quả đáng kể, công tác thu nợ của cán bộ tín dụng được chú trọng hơn. 4.3.3 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách rõ nét cũng như phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng của khoản vay trước đó. Chỉ tiêu này nhỏ thì chất lượng càng cao, ngược lại chất lượng càng giảm sút. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2004 không có nợ quá hạn. Đến năm 2005 đạt 0,17%. Sang năm 2006 lại tăng lên đạt 0,61%. Do ngân hàng ra sức mở rộng đầu tư, chính sách cho vay thông thoáng, doanh số cho vay tăng lên rất cao, vì vậy mà rủi ro đến với ngân hàng cũng tăng lên. Tuy nợ quá hạn có tăng qua các năm nhưng vẫn được ngân hàng khống chế ở dưới mức 1%. 4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu dùng để đánh giá tốc độ luân chuyển của đồng vốn, nếu số lần luân chuyển càng nhiều thì càng tốt và sẽ tạo được nhiều lợi nhuận hơn.. Nhưng ta thấy trong 3 năm tốc độ luân chuyển của đồng vốn tăng trưởng không ổn định. Cụ thể, năm 2004 là 0,72 lần; đến năm 2005 còn SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 72 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương 0,68 lần giảm đi 0,04 lần so với năm 2004; sang năm 2006 lại tăng lên1,3 lần tăng 0,62 lần so với năm 2005. Do sự tăng giảm không ổn định, nên ngân hàng cần chú trọng đến công tác thu hồi vốn nhiều hơn nữa. Để cho công tác thu hồi vốn ngày càng có hiệu quả thì cần quan tâm đến công tác cho vay, thực hiện cho vay theo đúng quy trình và thẩm định chính xác khi cho vay. 4.4 MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA HỆ THỐNG NHNo & PTNT SÓC TRĂNG - Khi đất nước bước vào giai đoạn mới sau khi gia nhập WTO, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ắt sẽ gay gắt, hoạt động của các NHTM sẽ gay go phức tạp. NHNo & PTNT đang chiếm lĩnh cả vùng nông thôn rộng lớn. Cụ thể là cuối năm 2005, NHNo & PTNT Sóc Trăng tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu toàn tỉnh với thị phần chiếm 50% doanh số hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.Thành công như vậy là do sự nổ lực và phấn đấu của từng chi nhánh và PGD ở Sóc Trăng. Đặc biệt, là PGD Khánh Hưng. Khi đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, Giám đốc Chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng đã biểu dương thành tích nổi bật của PGD Khánh Hưng. Đây là 1 trong những đơn vị mới thành lập, nằm trong chiến lược kinh doanh mở rộng địa bàn, nhằm nâng cao thương hiệu Agribank đến với khách hàng. Xóa đi mối lo ngại là việc mở rộng thêm chi nhánh sẽ không đem lại hiệu quả. Những kết quả mà PGD Khánh Hưng đem lại đã chứng minh, NHNo Tỉnh Sóc Trăng đã chọn đúng hướng đi, phù hợp với sự phát triển tất yếu của xã hội. Sự biểu dương thành tích của PGD Khánh Hưng sẽ có ý nghĩa lớn và tạo động lực khuyến khích cho toàn thể nhân viên của PGD sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. - Ngoài ra, trong lễ khai trương trụ sở giao dịch mới của Khánh Hưng, Giám đốc công ty Minh Châu chúc Ngân hàng Nông nghiệp phát triển và mong sự hỗ trợ, hợp tác với công ty Minh Châu trong thời gian tới nhằm phát triển khu dân cư. Đồng thời, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Sóc Trăng cũng phát biểu chúc mừng và hy vọng rằng khách hàng của NHNo cũng sẽ là khách hàng của Minh Châu và ngược lại. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 73 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương - Điều đáng mừng hơn cho hệ thống NHNo Sóc Trăng là NHNo & PTNT Sóc Trăng đã có Website. Đây là NHTM đầu tiên ở Sóc Trăng có địa chỉ Website. Tóm lại: Dự án khu dân cư Minh Châu không chỉ mang lại hiệu quả về mặt tài chính mà dự án còn có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế xã hội, góp phần vào việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Sóc Trăng nói riêng và kế hoạch phát triển các khu dân cư của Tỉnh Sóc Trăng nói chung là giãn dân và đô thị hóa,…Đồng thời, dự án cũng kích thích sự phát triển của các ngành nghề trong vùng và góp phần không nhỏ vào việc ổn định đời sống kinh tế của nhân dân,…Đây còn là một dấu hiệu khả quan, cho thấy hoạt động kinh doanh của PGD Khánh Hưng sẽ ngày một phát triển hơn nữa, góp phần vào việc đẩy mạnh thị phần của hệ thống NHNo Sóc Trăng ngày một tăng lên, không chỉ dừng lại ở con số 50 %. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 74 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của tất cả các tổ chức kinh tế. Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế nên có nhiều ngân hàng mới ra đời để đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư. Vì thế, sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Do đó, để tiếp tục đứng vững và ngày càng phát triển thì việc áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, việc giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất là điều kiện vô cùng cần thiết với mọi ngân hàng, đặc biệt là PGD Khánh Hưng – Chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng. Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu hoạt động tín dụng thông qua hoạt động kinh doanh, với tình hình thực tế tại ngân hàng, em xin đưa ra một số biện pháp nằm nâng cao hoạt động tín dụng. Mong rằng đây là những biện pháp thiết thực mà ngân hàng đã và đang thực hiện nhằm giúp ích cho việc kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả tốt hơn. 5.1 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN - Về vốn huy động không kỳ hạn ở năm 2005 tăng so với năm 2004 là 556,6%. Đây là một kết quả đáng mừng. Vì vậy mà PGD phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng, tạo không khí giao dịch thoải mái cho khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ đồng thời cũng thu hút thêm khách hàng mới. Nhưng đến năm 2006, nguồn vốn huy động này lại giảm 52,7% so với năm 2005. Ở năm này, PGD có sự thay đổi địa điểm giao dịch (Khu dân cư Minh Châu). Đây là một ưu thế của chi nhánh nên PGD cần tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo,… . cho các tổ chức, cá nhân và mọi thành phần kinh tế vùng sâu, vùng xa để họ hiểu rõ quyền lợi của họ khi tham gia giao dịch với ngân hàng. Cần quan tâm nhiều hơn đến khách hàng, không thể thờ ơ kiểu ai có tiền thì gởi, ai cần vốn thì đến vay, tạo cho họ cảm giác yên tâm hơn khi đầu tư vào ngân hàng.Đặc biệt, để tạo thêm lòng tin đối với khách hàng, ngân hàng nên áp dụng phương sách “ Gởi vào thuận lợi, rút ra dễ dàng”. Đồng thời, nên mở rộng SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 75 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương hiều hình thức huy động tiền gởi với nhiều mức lãi suất, nhiều thời hạn, phương thức thanh toán phù hợp. - Song song đó, thì toàn thể cán bộ công nhân vên trong ngân hàng phải nhận thức rõ công tác huy động vốn và hoạt động cho vay có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng. Bởi vì bên cạnh việc thực hiện tốt công tác huy động vốn thì việc sử dụng nguồn vốn như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất mới là điều quan trọng hơn. 5.2 VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG - Ở khâu cho vay vốn theo thành phần kinh tế tuy có tăng qua các năm. Nhưng sự tăng trưởng không đồng bộ ở các thành phần kinh tế này. Đặc biệt, là cho vay theo công ty cổ phần, TNHH và cho vay hộ sản xuất kinh doanh. Cụ thể, ở năm 2006 cho vay công ty cổ phần, TNHH chỉ chiếm 0,9% trong tổng doanh số cho vay và tăng 22,7% so với 2005. Còn chỉ tiêu cho vay hộ sản xuất kinh doanh ở năm 2004 và 2005 là không có cho vay, nhưng đến năm 2006 lại tăng với số tuyệt đối là 66.882 triệu đồng. Để doanh số cho vay của các thành phần kinh tế tăng trưởng ổn định và phát triển hơn nữa thì ngân hàng cần tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được vay vốn của ngân hàng. Đặc biệt là các công ty cổ phần, TNHH; hộ sản xuất nhằm tạo điều kiện cho các công ty, hộ sản xuất này có cơ hội mở rộng và cải tiến tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng của ngân hàng để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh như đổi mới máy móc, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ,….Bên cạnh đó, cần áp dụng cơ chế lãi suất theo thõa thuận, cần có các biện pháp cải cách thủ tục đơn giản, tiện lợi để tiếp cận nhiều đối tượng vay vốn, có sự phân biệt lãi suất cho vay đối với từng khách hàng dựa theo mức độ tin cậy trong quan hệ vay trả. Điều đó, sẽ tạo được nhiều thuận lợi đối với khách hàng truyền thống và có ý nghĩa động viên khuyến khích các khách hàng phấn đấu làm ăn hiệu quả, thực hiện nghĩa vụ vay trả sòng phẳng với ngân hàng, để đưa ra mức lãi suất mà hai bên cùng có lợi. - Nhìn chung, tổng doanh số thu nợ tăng qua các năm. Điều này, thể hiện ngân hang đã đầu tư đúng hướng và các đối tượng vay vốn sử dụng đúng mục đích. Bên cạnh đó thì cũng có những khách hàng chưa có kế hoạch sản xuất kinh SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 76 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương doanh chặt chẽ, sử dụng vốn vay không có hiệu quả. Cụ thể là doanh số thu nợ theo hộ sản xuất kinh doanh ở năm 2005 giảm 76,8% so với năm 2004; đồng thời cũng ở năm này doanh số thu nợ theo mục đích đời sống và tiêu dùng giảm 24,7% so với năm 2004. Vì vậy, để khâu thu nợ đến hạn được tốt hơn thì ngân hàng cần năng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định để đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình cho vay; phải đảm bảo các khoản vay được đầu tư, sử dụng đúng mục đích để đảm bảo trả nợ vay của ngân hàng. Cụ thể như: thực hiện đúng quy trình tín dụng, công tác thẩm định phải luôn chính xác, chú trọng đúng mức công tác kiểm tra tình hình thực tế, thực trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng. 5.3 HẠN CHẾ RỦI RO Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng đều có rủi ro. Hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng cũng không ngoại lệ. Cụ thể tình hình nợ quá hạn tăng qua 3 năm. Năm 2005 tăng về số tuyệt đối 140 triệu đồng so với năm 2004.Sang năm 2006 tăng 630 triệu đồng hay tỷ lệ 350% so với năm 2005. Do đó, để hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng đạt hiệu quả cao hơn thì phải làm giảm rủi ro đến mức thấp nhất, ngân hàng có thể tham khảo các biện pháp sau: - Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác phân tích đánh giá khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm phát hiện những trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, để có biện pháp xử lý kịp thời tránh xảy ra rủi ro. - Lựa chọn khách hàng để tạo quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở các khách hàng có năng lực tài chính, chú trọng tới việc sử dụng nguồn vốn vào lĩnh vực kinh doanh của khách hàng (Nợ quá hạn năm 2005 tăng về số tuyệt đối là 140 triệu đồng so với năm 2004; sang năm 2006 tăng 300 triệu đồng hay 47,6% so với năm 2005) sao cho có khả năng hoàn trả vốn vay đúng hạn. - Sử dụng có hiệu quả công cụ đảm bảo an toàn cho vay vốn, nhất là đối với khách hàng mới, mức độ tín nhiệm chưa cao. Đối với tài sản thế chấp là nhà cửa, đất đai ngân hàng cần xác định đúng giá trị tài sản để đảm bảo khả năng thu hồi nợ. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 77 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương - Thực hiện công tác phân tán rủi ro bằng cách phân tán nguồn vốn cho vay ở nhiều vùng, nhiều lĩnh vực, đa dạng hóa khách hàng, các lĩnh vực kinh doanh nhằm làm giảm mức độ rủi ro. Ngoài ra, ngân hàng nên kết hợp với các biện pháp sau để hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn. - Phòng giao dịch Khánh Hưng nên phát động phong trào tự học tập, để nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ đối với cán bộ công tác có thâm niên nhằm nâng cao trình độ hiểu biết, làm việc đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả hơn. Đối với cán bộ trẻ cần chịu khó bám sát cơ sở thực tế và học tập kinh nghiệm của những người đi trước nhằm nhanh chóng nâng cao tay nghề, hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Trong PGD cần phát động phong trào thi đua phấn đấu, hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của từng bộ phận, từng cán bộ tín dụng làm cơ sở xét thi đua khen thưởng theo định kỳ và đột xuất. - Phòng giao dịch cần phát huy hơn nữa phong cách giao dịch với khách hàng, tạo điều kiện gần dân, mọi người phải biết tiếp thị và thái độ lịch thiệp tôn trọng khách hàng, thấm nhuần sâu sắc câu: “Khách hàng là Thượng đế” coi đó là lợi ích của đơn vị và cũng là lợi ích của cá nhân mình. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 78 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Phòng giao dịch Khánh Hưng – Chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng là một NHTM quốc doanh vừa kinh danh tiền tệ lại phải thực hiện một số chính sách xã hội như: cho vay tôn nền nhà, cho vay khắc phục bão,.... PGD đã thực hiện tốt nhiệm vụ, trở thành chỗ dựa cho các doanh nghiệp, công ty, ... Qua 3 năm hoạt động của PGD về công tác huy động vốn có chiều hướng tăng nhưng không nhiều do sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, vật giá tăng cao, giá vàng đột biến tăng làm ảnh hưởng tâm lý của đại bộ phận người dân, sự so sánh chênh lệch lãi suất đầu tư giữa thị trường bất động sản với lãi suất gởi ngân hàng trong dân cư, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn. Trong những năm qua ngân hàng đã tăng cường công tác mở rộng quan hệ với các đơn vị kinh tế, duy trì khách hàng cũ phát triển khách hàng mới tạo điều kiện tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm tàng. Tuy nhiên, công tác huy động vốn vẫn còn một số hạn chế. Mặc dù, các loại các loại tiền gởi được huy động với nhiều hình thức: kỳ phiếu, tiền gởi không kỳ hạn - có kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm,... nhưng lãi suất huy động vẫn chưa thực sự thu hút khách hàng. Về hoạt động tín dụng, dư nợ phát triển qua các năm, tập trung vào loại cho vay ngắn hạn. Đây là loại cho vay có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, vòng quay vốn nhanh. Đây cũng là nguồn thu chủ yếu của các NHTM. Tuy nhiên, trong những năm qua ở địa phương thường có thiên tai, bão lụt,... ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế trong vùng nên dư nợ tăng không đáng kể.Tuy doanh số thu nợ tăng qua các năm nhưng nợ quá hạn lại tăng làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nợ quá hạn có tăng qua các năm nhưng PGD vẫn đảm bảo nợ quá hạn khống chế ở mức 1%, hạn chế rủi ro phát sinh nợ quá hạn không thu hồi được trong kinh doanh. Hoạt động tín dụng của PGD Khánh Hưng – Chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng đã góp phần đáng kể trong việc ổn định tiền tệ, giảm bớt tình trạng SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 79 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương cho vay nặng lãi trên địa bàn, giúp các doanh nghiệp và người dân yên tâm sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đạt được kết quả trên là nhờ vào sự quan tâm giúp đỡ của các cáp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Có sự chỉ đạo chặt chẽ của NHNo & PTNT Việt Nam từ Trung Ương xuống Tỉnh, từ Tỉnh về chi nhánh về chuyên môn nghiệp vụ, chủ động xây dựng kế hoạch từng quý, từng năm, khi triển khai kế hoạch luôn bám sát mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế địa phương, để đầu tư vốn có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chấp hành tốt kỷ cương kỷ luật, thái độ phục vụ tận tình chu đáo, tạo được uy tín đối với khách hàng. 6.2 KIẾN NGHỊ Qua thời gian thực tập tại ngân hàng, căn cứ vào số liệu và kết quả đạt được của ngân hàng, cho thấy sự lãnh đạo tài tình của cấp lãnh đạo và lòng nhiệt tình trong công việc của toàn thể công nhân viên. Để góp phần cho việc nâng cao hiệu quả tín dụng, mở rộng quy mô hoạt động bên cạnh việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại PGD, em xin đề xuất một số ý kiến: - Các cơ quan chức năng như Toà án, Viện kiểm soát, công an, thi hành án,... Cần có sự quan tâm hỗ trợ ngành ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ, nhất là các khoản vay mà người vay cố ý chây lì, trốn tránh nhiệm vụ trả nợ và cố ý lừa đảo. Đề nghị có những văn bản có tính chất liên ngành, nhằm phối hợp tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư tín dụng. - UBND Tỉnh, các cơ quan có liên quan cần có những giải pháp hữu hiệu hơn để mời gọi, khuyến khích đầu tư vào địa phương tạo động lực phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương để không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. - Nhà nước, Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh cần làm tốt khâu quy hoạch đất đai, hình thành các vùng chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản, các làng nghề để việc cho vay của ngân hàng ngày càng thuận lợi và các hộ dễ tiếp cận vốn hơn. - NHNo & PTNT Tỉnh nên mở nhiều lớp tập huấn chuyên đề ngắn ngày, để nâng cao trình độ cán bộ đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ hiện nay. - NHNo & PTNT Tỉnh nên tăng cường nhân lực cho PGD để bố trí đủ cán bộ lãnh đạo từ Ban Giám đốc đến các phòng, tổ nghiệp vụ và tăng thêm nhân sự cho Tổ tín dụng. Vì hiện nay lượng khách hàng đến giao dịch rất lớn nhưng chỉ SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 80 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương có 06 cán bộ tín dụng phụ trách, mà lại không có Trưởng phòng tín dụng đảm nhiệm. - Chú trọng đầu tư công nghệ thông tin. Đây là giải pháp cho PGD nắm rõ thông tin về hoạt động kinh doanh của mình nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng. Như vậy, NHNo & PTNT Tỉnh cần trang bị cho cán bộ công nhân viên ở PGD mỗi người một máy vi tính để có thể thuận tiện trong việc theo dõi thông tin về khách hàng hay cập nhật số liệu làm việc trên máy. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 81 Lớp: Kế toán 01 Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ths. Thái Văn Đại (2005). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ. 2. PTS. Nguyễn Ngọc Hùng (1998). Lý thuyết tài chính – tiền tệ, Trường Đại học Kinh Tế TP HCM, NXB Thống Kê. 3. PGS – PTS. Dương Thị Bình Minh (1997). Lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB Giáo Dục. 4. Ths. Nguyễn Thanh Nguyệt, Ths. Thái Văn Đại (2004). Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. 5. PGS.TS Lê Văn Tề (2003). Tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống Kê. 6. “Cẩm nang tín dụng” NHNo & PTNT Việt Nam (Tháng 7 – 2004) 7. Các văn bản quyết định của NHNo & PTNT Việt Nam về hoạt động tín dụng. 8. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của PGD Khánh Hưng – Chi Nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng qua 3 năm (2004 – 2006). SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 82 Lớp: Kế toán 01

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại PGD Khánh Hưng – Chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng.pdf
Luận văn liên quan