Thủ tục hành chính phiền hà là căn bệnh chính của nước ta muốn có
hiệu quả cao trong kinh doanh nhà nước cần đơn giản hoá các thủ tục hành
chính. Để tạo điều kiện cho Công ty XNK và kĩ thuật bao bì hoạt động tốt nhà
nước phải cải tiến thủ tục nhập khẩu
62 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì Packexport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i của nhà nước trực
thuộc bộ thương mại, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu sự tác động
lớn của Bộ Thương Mại,từ khâu tìm kiếm bạn hàng, thông tin thị trường … đến
các hướng sản xuất kinh doanh của công ty.Đến nay, thay đổi theo yêu cầu mới
công ty đã và đang từng bước tự chủ chứng tỏvị thế của mình trên thương trường.
- Về hoạt động kinh doanh: Hiện nay hầu hết các bộ phận của công ty đều
tham gia vào kinh doanh góp phần vào tạo râ của cảI vật chất cho công ty. Hoạt
động kinh doanh của công ty được thực hiện trên 3 mảng chính là xuất khẩu,
nhập khẩu và khai thác hàng hóa nội địa để kinh doanh. Trong đó nhập khẩu giữ
vị trí quan trọng nhất chiếm tới 2/3 doanh số kinh doanh của công ty. Phòng
XNK1 và phòng XNK2,chịu trách nhiệm chính và là đầu mối nhập khẩu hàng
hóa từ nước ngoài, lên kế hoạch và tổ chức kinh doanh nhập khẩu.
Chuyên đề thực tập
27
Bên cạnh nhập khẩu, công ty luôn tìm cách xuất khẩu hàng hóa góp phần
không nhỏ vào tăng doanh số của công ty. NgoàI ra công ty còn tích cực khai
thác nguồn hàng trong nước chủ yếu là mặt hàng giấy, qua đó tận dụng được lợi
thế nguồn hàng rẻ và không tốn kém nhiều chi phí như nhập khẩu qua đó tiét
kiệm được chi phí góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty
- Về sản xuất: Hiện nay công ty có 5 đơn vị trực tiếp sản xuất các mặt hàng
về bao bì. Công ty luôn chú trọng duy trì và phát triển sản xuất đảm bảo tỷ lệ
kinh doanh /sản xuất là 75%/25% hoạt động sản xuất là tiền đề cho hoạt động
kinh doah nhập khẩu và ngược lại thúc đẩy sản xuất phát triển
- Về dịch vụ : Những năm gần đây, cũng năng động theo cơ chế thị trường,
công ty tăng cường hoạt động dịch vụ trên cơ sở vật chất hiện có,cho thuê
kho,vận chuyển, bốc xếp
3.2.Đặc điểm về mặt hàng nhập khẩu;
Mặt hàng nhập khẩu truyền thống của công ty là các loại vật tư, nguyên liệu
để sản xuất bao bì, phục vụ cho sản xuất của công ty.Các mặt hàng nhập khẩu
chính của công ty là: giấy làm bao bì, giấy in các loại trong đó giấy Carrton kraft
và giấy láng chiếm tỷ trọng lớn, hạt nhựa các loại để sản xuất bao bì hộp nhựa,
túi nhựa… và mặt hàng hóa chất
3.3 Đặc điểm về thị trường và khách hàng
Hiện nay công ty nhập khẩu hàng hóa từ 20 nước và vùng lãnh thổ. Thị phần
chủ yếu là các nước châu Á, trong đó Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm vị trí quan trọng.
Hai năm trở lại đây cơ cấu thi trường nhập khẩu có thay đổi theo hướng đa
dạng hóa,thị trường châu Âu được mở rộng hơn,thị trường Nga Mỹ,úc đã bắt
đầu đưo0ực khai thác phần nào thể hiện đường lối tăng cường hội nhập khu vực
của công ty,hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường này đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng mà vẫn khai thác được ưu thế về giá do các ưu đãI về thuế quan .Tổng
kim ngạch nhập khẩu của công ty đạt từ 3-4 tỷ USD. Hiện nay công ty không
Chuyên đề thực tập
28
ngừng khai thác, tìm guồn hàng và nguyên limới,có chất lượng tốt giá cả phù
hợp ở thị trường nước ngoàI cho việc sản xuất bao bì của công ty cũng như kinh
doanh ở thị trường nội địa. Công ty là đơn vị chuyên kinh doanh và sản xuất bao bì
từ khi thành lập đến nay có uy tín trên thị trường,có thị trường tiêu thụ rộng khắp cả
nước
3.4 Đặc điểm về nguồn lực của công ty
3.4.1.Về lao động
Là yếu tố quan trọng quyết định đến thành bại của hạot động sản xuất kinh
doanh, nhân tố con người là nhân tố có khả năng làm thay đổi nhanh chóng, có tác
động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty.Tình hình lao động của công ty:
Biểu 1: Cơ cấu nhân sự
Chất lượng nhân sự
Tình hình nhân sự của Công ty
(phòng ban/ bộ phận)
Số lượng
nhân sự
Đại học
(%)
Trung cấp
(%)
Còn lại
(%)
Chuyên đề thực tập
29
- Văn phòng công ty tại Hà Nội(1GĐ
và 1 PGĐ)
+ Phòng KHTH:
+ Phòng TCHC:
+ Phòng TCKT:
+ Phòng XNKI:
+ Phòng XNKII:
+ Phòng XNKIII:
+TT NCPT&ƯDKT BB:
+ Tổng kho Cổ Loa:
+ Tổ bán hàng Cổ loa:
+ XN in và SXBB (1 GĐ+2 PGĐ):
+XNSXBB Carton (1 GĐ+1 PGĐ):
- Chi nhánh Hải Phòng(1 GĐ+1
PGĐ):
- Xưởng sản xuất túi chợ thuộc chi
nhánh Hải Phòng:
-Xưởng sản xuất bao bì thuộc chi
nhánh Hải Phòng:
- Chi nhánh công ty tại Đà Nẵng
- XN sản xuất BB Tại Đà Nẵng
2
4
19
10
9
7
9
7
15
4
25
48
12
23
33
7
48
100
100
30
87,5
100
100
42,8
83
14,3
100
39,1
10,64
36,4
4,5
9,4
33,4
8,5
12,5
14,3
17
42,8
21,3
27,3
33,4
8,5
70
60,9
68,6
95,5
90,6
33,2
83
Tổng số: 283
Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp
Những năm qua tình hình lao động của công ty khá biến động,số lượng lao
động của công ty tăng nhanh,công ty liên tục bổ sung cán bộ có trình độ , có năng
lực, số lượng lao động có trình độ đại học chiếm 27.9%lao động toàn công ty phf
hợp với yêu cầu phát triển mới
4.4.2 Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là một nhân tố quan trọng nó ảnh hưởng đến khr năng mở
rộng sản xuất kinh doanh, khả năng chớp thời cơ và có tác động lớn đến hoạt
động kinh doanh nhập khẩu của công ty
Chuyên đề thực tập
30
Biểu 2: Cơ cấu tài sản của của công ty
Đơn vị Triệu đồng
Trong đó
TSCĐ và đầu tư dài hạn TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Chỉ tiêu
Năm
Tổng tài sản
(USD)
Trị giá % Trị giá %
2001 40.394 9.111 22,5 31.283 77,5
2002 42.607 9.372 22 33.235 78
2003 55.688 16.452 29,5 39.236 70,5
2004 58.961 20.472 34,7 48.218 65,3
Biểu 3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Trong đó
Nguồn vốn chủ sở hữu Nợ phải trả
Chỉ tiêu
Năm
Tổng nguồn
vốn (USD)
Trị giá % Trị giá %
2001 40.394 26.698 66,1 13.696 33,9
2002 42.607 26.645 62,5 15.692 37,5
2003 55.688 26.743 48,02 28.945 51,98
2004 58.961 26.987 45,7 31.974 54,3
4.4.3. Cơ sở vật chất
Hiện nay công ty có hệ thống các văn phòng giao dịch,chi nhánh ,kho tàng
được đặt khắp các tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội ,HảI Phòng,Đà Nẵng
được trang bị vật chất,công cụ hiện đại như fax , hệ thống máy tính được nối
mạng tạo điều kiện tốt trong các giao dịch thương mại,dịch vụ mở rộng tiềm
năng khách hàng,thị trường cho công ty.
Chuyên đề thực tập
31
II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ
1. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu của Công ty.
a. Đặc điểm về mặt hàng nhập khẩu.
Trước những năm 1990 là thời kỳ chế độ kinh tế chỉ huy bao cấp, hoạt động
chủ yếu của Công ty là sản xuất và kinh doanh bao bì phục vụ trong nước và
hàng xuất khẩu mà thị trường là các nước Đông Âu. Thị trường trong nước,
khách hàng lớn chủ yếu là các Tổng Công ty xuất nhập khẩu như: Tổng Công ty
xuất nhập khẩu Nội thương, Công ty INTIMEX, Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam.
Mặt hàng phục vụ bao bì xuất khẩu là hàng may mặc, bánh kẹo. Thời kỳ này
Công ty hoạt động theo sự chỉ đạo kế hoạch của Nhà nước. Đầu vào Nhà nước
cung cấp theo chỉ tiêu kế hoạch và đầu ra Nhà nước bao tiêu cũng theo kế hoạch
vì vậy làm ăn kém hiệu quả.
Khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, những năm đầu của thập kỷ 90,
Công ty phải đối đầu với những khó khăn thử thách khắc nghiệt của cơ chế thị
trường, mặt khác các xí nghiệp thành viên như: Xí nghiệp Bao bì Xuất khẩu I, Xí
nghiệp Bao bì Xuất khẩu II, Chi nhánh Công ty Bao bì tại Thành phố Hồ Chí
Minh cũng xin tách ra khỏi Công ty gây sự hụt hẫng trong việc sản xuất trực tiếp
hay đầu mối giao lưu với thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, ở thời
điểm này, Công ty hoạt động kém hiệu quả, thì trệ. Để đững vững và tồn tại được
cần có sự thay đổi lớn trong Công ty và trên thực tế Công ty đã có sự thay đổi
thực sự, hoạt động của Công ty đa dạng hơn nhiều so với thời kỳ bao cấp. Để
phục vụ sản xuất trực tiếp Công ty mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, thành lập các
xí nghiệp sản xuất trực tiếp bao bì phục vụ hàng sản xuất trong nước và xuất
khẩu trực tiếp ra nước ngoài đồng thời mạnh dạn tổ chức kinh doanh hàng xuất
khẩu và nhập khẩu.
b. Danh mục hàng hoá nhập khẩu
Chuyên đề thực tập
32
Song song với việc nhập khẩu, đồng thời xuất phát từ nhu cầu thực tế ngày
càng phát triển của các thành phần kinh tế trong lĩnh vực bao bì và sản xuất bao
bì, phạm vi hoạt động kinh tế nhập khẩu mang tính chất tổng hợp và đa dạng hoá
về các loại hình kinh doanh, chủng loại hàng hoá cũng như thị trường nhập khẩu,
thị trường tiêu thụ. PACKEXPORT đã đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
và được quy thành các nhóm mặt hàng chính sau:
Nhập khẩu những hàng công nghiệp:
+ Nhựa các loại:hạt PE, DPE, hạt PE, MCCP Thái lan, BOPP Hàn Quốc,
Metalizet Indonexia...
+ Giấy các loại: bột giấy, giấy lề, giấy các loại...
+ Hoá chất và vật tư làm mút nguyên liệu làm mút, dây thép lò xo Trung
Quốc
+ Các hàng hoá khác: bánh kẹo, keo dán Hàn Quốc, chất ổn định Nhật,
máy đào( Nhật)
- Bổ sung những ngành nghề kinh doanh:
+ Máy móc, thiết bị phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, máy móc, thiết
bị xây dựng và vật liệu xây dựng( quyết định 0682/2002/QĐ- BTM ngày
6/6/2002 của Bộ Thương mại).
+Kinh doanh thức ăn gia súc, hàng tiêu dùng( QĐ số 0940/2003/QĐ-
BTM ngày 30/7/2003 BTM
c. Thị trường nhập khẩu của Công ty.
Từ năm 1993 trở lại đây, thực hiện chiến lược đa dạng hoá nghành nghề kinh
doanh, thực hiện đầy đủ chức năng của một doanh nghiệp Nhà nước với nhiện vụ
xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát
triển, giới thiệu khoa học - công nghệ mới về sản xuất bao bì của thị trường quốc
tế và khu vực vào trong nước. Ngoài các thị trường từ những bạn hàng truyền
thống như: Liên xô (cũ), CHDC Đức, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật, Austraylia,
Chuyên đề thực tập
33
Nam Triều Tiên,...Công ty còn mở rộng ra các thị trường mới như: Anh, Pháp,
Trung Quốc, Thụy Điển, Thái Lan, Italia,...Việc giao dịch với các thị trường này
không những giúp Công ty tăng doanh số, kim ngạch xuất nhập khẩu, mà còn
giúp Công ty nhập khẩu được những mặt hàng kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu
ngày càng phát triển của ngành bao bì.
2.Thực trạng hoạt động nhập khẩu ở công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật
bao bì
Hoạt động nhập khẩu của công ty trong những năm gần đây đã có những
bước phát triển vượt bậc,góp phần giúp công ty đứng vững và có uy tín trên thị
trường trong và ngoài nước.Ta có thể thấy điều này qua bảng kim ngạch nhập
khẩu.
Biểu 4: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty
Đơn vị: USD
Để hiểu và nắm rõ tình hình hoạt động nhập khẩu của Công ty
PACKEXPORT chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích hoạt động nhập khẩu
của Công ty về cơ cấu mặt hàng, các hình thức nhập khẩu, các thị trường chính
và các vấn đề liên quan đến việc nhập khẩu.
Năm Kim ngạch nhập khẩu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
3036348
3866469
4290000
6356379
Chuyên đề thực tập
34
Biểu đồ 1: Kim ngạch nhập khẩu
3.036.348
3.866.469
4.290.000
6.356.379
0
1.000.000
2.000.000
3.000.000
4.000.000
5.000.000
6.000.000
7.000.000
2001 2002 2003 2004
N¨m
USD
a/ Cơ cấu mặt hàng.
Nếu như trước đây Công ty chỉ nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng thuộc lĩnh
vực bao bì, nhưng bước vào c chế thị trường, để tồn tại và phát triển Công ty đã
đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của mình, nhờ đó góp phần không nhỏ
trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chuyên đề thực tập
35
Bảng 3: Số liệu nhập khẩu các nhóm mặt hàng chính
2001 2002 2003 2004 Năm
Mặt hàng Giá trị TT % Giá trị TT % Giá trị TT % Giá trị TT %
1.Hạt nhựa các loại
2.Giấy các loại
3.Hóa chất & vật tư
sản xuất mút xốp
4.Máy móc thiết bị
1.821.875
629.460
116.929
468.084
60
20,73
3,85
15,42
2.441.379
701.342
155.177
575.571
63,03
18,11
4
14,86
3.188.567
654.742
446.691
74,32
15,26
10,42
4.410.728
537.696
1.251.955
404.000
66,78
8,14
18,96
6,12
Tổng kim ngạch NK 3.036.348 100 3.866.469 100 4.290.000 100 6.356.379 100
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2001 - 2004
Chuyên đề thực tập
36
Nhìn vào bảng 3 ta thấy:
+ Nhóm mặt hàng hạt nhựa các loại : Đây là nhóm hàng chủ yếu phục vụ
cho trong ngành. Các năm trước mặt hàng giấy được nhập khẩu với tỷ trọng lớn
nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu, nhưng những năm gần đây công ty nhập
khẩu mặt hàng nhựa với tỷ trọng lớn nhất là do nền sản xuất phát triển nhu cầu
hạt nhựa được tăng cao,và độ rủi ro khi nhập hạt nhựa thấp hơn mặt hàng
giấy.Mặt hàng hạt nhựa không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài dễ bào
quản.Vì thế mặt hàng nhựa có tỷ trọng nhập khẩu ngày càng tăng.
Năm 2001 đạt 1.821.875 USD chiếm 60% tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2002 đạt 2.441.379 USD chiếm 63,03% tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2003 đạt 3.188.567 USD chiếm 74,32 % tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2004 đạt 4.410.728 USD chiếm 66,78% tổng kim ngạch nhập khẩu
+ Nhóm nguyên liệu giấy các loại : Đây là nhóm hàng có sự biến động tăng
giảm thất thường. Năm 2002 Giá trị nhập khẩu mặt hàng này có tăng so với năm
2001 nhưng rất ít là 71.882 USD. Năm 2003, 2004 giá trị nhập khẩu mặt hàng
này co xu hướng giảm xuống. Đặc biệt năm 2004 tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng
giấy chỉ còn 8,14% giảm rất thấp so với mặt hàng nhựa của năm 2004 đó là
66,78%. Mặt hàng giấy không còn chiếm vị trí lớn nhất như các năm 2000 về
trước bởi vì các năm gần đây mặt hàng giấy trong nước phát triển đã tự sản xuất
để thay thế nhập khẩu. Giá cả trên thị trường trong nước đã giảm xuống, nhưng
giá cả thị trường thế giới vẫn ổn định
Năm 2001 đạt 629.460 USD chiếm 20,73% tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2002 đạt 701.342 USD chiếm 18,11% tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2003 đạt 654.742 USD chiếm 15,26 % tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2004 đạt 537.696 USD chiếm 8,14% tổng kim ngạch nhập khẩu
+ Nhóm hóa chất và vật tư sản xuất mút xốp: đây là mặt hàng mới của
PACKEXPORT nên ban đầu để đưa vào kinh doanh công ty đã nhập khẩu số
Chuyên đề thực tập
37
lượng thấp để làm quen dần với mạt hàng này và sau đó mặt hàng này đã đem lại
một khoản doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp nên các năm 2002,2003,2004 giá
trị nhập khẩu các mặt hàng này đã tăng đáng kể , Công ty đã biết khai thác thế
mạnh trong việc thực hiện kinh doanh mặt hàng mới này
Năm 2001 đạt 116.929 USD chiếm 3,85 % tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2002 đạt 155.177 USD chiếm 4 % tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2003 đạt 446.691 USD chiếm 10,42 % tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2004 đạt 1.251.955 USD chiếm 18,96 % tổng kim ngạch nhập khẩu
+ Nhóm máy móc thiết bị: Mặt hàng này trong các năm 2001 và 2002 có xu
hướng tăng nhưng đến năm 2003 thì mặt hàng này không được nhập nữa là do
năm 2003 công ty chuẩn bị cho việc chuyển sang cổ phần hóa nên chưa có sự đầu
tư về máy móc . nhưng đến năm 2004 chủ trương thay thế những máy móc lạc
hậu, hiệu qủa thấp bằng nhưng máy móc có hiệu quả cao hơn , mặt hàng này lại
tiếp tục được nhập là 404000 USD chỉ chiếm 6,12%
Năm 2001 đạt 468.084 USD chiếm 15,42 % Tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2002 đạt 575.571 USD chiếm 14,86% tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2004 đạt 404.000 USD chiếm 6,12% tổng kim ngạch nhập khẩu
b/ Hình thức nhập khẩu.
Công ty PACKEXPORT hoạt động kinh doanh nhập khẩu dưới hai hình thức
chủ yếu đó là:
- Nhập khẩu trực tiếp.
- Nhập khẩu uỷ thác.
Trước đây Công ty thực hiện hoạt động nhập khẩu dưới hình thức nhập khẩu
uỷ thác là chủ yếu do ở thời kỳ này Công ty gặp khó khăn về vốn và nhân lực nên
không thể thực hiện hoạt động nhập khẩu trực tiếp. Từ khi có hiệp định vay nợ
của Chính phủ và các tổ chức quốc tế Công ty đã chuyển sang thực hiện nhập
khẩu trực tiếp.
Chuyên đề thực tập
38
Bảng 4: Các hình thức nhập khẩu chính của PACKEXPORT.
(Đơn vị: USD)
2001 2002 2003 2004 Năm
H.thức NK Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
NK trực tiếp
NK uỷ thác
3.036.348
0
100
0
3.438.437
427.567
88,94
11,06
4.264.000
26.000
99,39
0.61
6.356.185
0
100%
0
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2001 - 2004
Chuyên đề thực tập
39
Nhìn vào bảng 4 ta thấy: Năm 2001 nhập khẩu trực tiếp là 3.036.348 và
không nhập khẩu bằng hình thức ủy thác,nên nhập khẩu năm 2001 chiếm
100% tổng kim ngạch nhập khẩu. Sang năm 2002 công ty nhập khẩu dưới cả
hai hình thức nhưng nhập khẩu trực tiếp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, hình thức
trực tiếp là 3.438.437 chiếm 91,9% còn ủy thác là 427.567 chỉ chiếm 8,1% .
Năm 2003 công ty hầu như chỉ nhập khẩu bằng hình thức trực tiếp là
4.264.000 chiếm tới 99,39% còn nhập khẩu bằng hình thức ủy thác là 26.000
chỉ còn chiếm 0,61% . Đến năm 2004 thì Công ty lại thực hiện 100% là nhập
khẩu trực tiếp với 6.356.185USD, nhập khẩu uỷ thác Công ty không thực
hiện. Nhập khẩu trực tiếp mang lại lợi nhuận cao hơn là hình thức nhập khẩu
ủy thác . Qua đó, ta thấy hoạt động nhập khẩu trực tiếp được PACKEXPORT
ưa thích hơn nhập khẩu uỷ thác.
Biểu đồ 2: Hình thức nhập khẩu của Công ty
3036348
0
3438437
427567
4264000
26000
6356185
0
0
1000000
2000000
3000000
4000000
5000000
6000000
7000000
2001 2002 2003 2004
NK TT
NK UT
c/ Thị trường nhập khẩu.
Thị trường nhập khẩu có một vai trò quan trọng với sự phát ttriển hoạt
động nhập khẩu của Công ty PACKEXPORT. Chính vì lẽ đó từ năm 1991
theo đường lối mở cửa nền kinh tế Công ty PACKEXPORT đã tìm đến và
quan hệ với một số đối tác có uy tín lớn trên toàn thế giới chứ không bó hẹp
Chuyên đề thực tập
40
với những thị trường quen thuộc. Và cũng nhờ có những quyết định kịp thời
trên đã giúp Công ty phát triển và hoạt động có hiệu quả.
Nhìn vào 5 bảng ta thấy thị trường của Công ty rất rộng lớn, gồm hơn
13 thị trường ,lớn nhỏ trên thế giới. Nhưng chủ yếu vẫn là các thị trường Hàn
Quốc ,Đài Loan,Trung Quốc, Thái Lan và các thị trường
Italya,Indonesia,úc,Đức … Thị
trường nhập khẩu lớn nhất của công ty là thị trường Hàn Quốc, trước đây thị
trường nhập khẩu lớn nhất của công ty là thị trường Nhật Bản nhưng do
những năm gần đây thị trường tt các nước Hàn Quốc và tt các nước Trung
Quốc,Đài Loan phát triển mạnh về cả chất lượng và số lượng với giá cả rẻ
hơn tt Nhật Bản, Nên các năm gần đây công ty đã chọn nhập ở các nước Hàn
Quốc,Trung Quốc,, Singapor
Nhìn chung ta có thể thấy rằng trong 3 năm gần đây Công ty có quan hệ
tốt với rất nhiều thị trường trên thế giới, tuy tỷ trọng giữa các thị trường này
không đồng đều. Nhưng nhờ có mối quan hệ này đã giúp Công ty thực hiện
tốt hoạt động XNK, và ngày càng phát triển .
Chuyên đề thực tập
41
Bảng 5: Thị trường nhập khẩu của Công ty
2001 2002 2003 2004 Năm
Mặt hàng Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1.Hàn Quốc
2.Nhật
3.Đài Loan
4.TrungQuốc
5.Thái Lan
6.Hồng Kông
7.Singapo
8.Indonesia
9.Nga
10.Italia
11.Mỹ
12.Arập
13.Các nước
khác
1.355.458
551.492
441.922
209.638
103.677
87.500
87.128
78.811
44.844
33.883
26.598
15.397
44,64
18,16
14,55
6,9
3,4
2,9
2,87
2,6
1,48
1,12
0,86
0,51
0
1.806.211
371.438
963.428
260.116
344.036
0
203.425
0
0
0
0
16.520
56.777
46,71
9,61
24,92
6,73
8,9
0
5,26
0
0
0
0
0,43
1,47
2670477
150.425
420.350
588.834
124.647
85.065
68.354
0
0
48.528
0
0
133.320
62,25
3,51
9,8
13,72
2,9
1,98
1,58
0
0
1,13
0
0
3,1
3.351.088
201.183
965.103
546.134
125.035
0
71.311
96.207
7.894
0
114.000
0
218.316
III.ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY XUẤT
NHẬP KHẨU VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ
1.Các điểm mạnh trong hoạt động nhập khẩu ở công ty xuất nhập
khẩu và kỹ thuật bao bì
a. Doanh thu không ngừng qua các năm:
Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu của công ty những năm qua liên tục
tăng 50.265triệu đồng năm 2001 lên đến 75.602 triệu đồng năm 2004.Điều đó
Chuyên đề thực tập
42
là do những năm qua công ty không ngừng mở rông tt nhập khẩu không chỉ
nhập khẩu vơi những bạn hàng truyền thống mà còn nhập khẩu với các bạn
hàng mới như Mỹ,Pháp , Tây Ban Nha ….Nhờ đó công ty có dược nguồn
doanh thu cao hơn qua từng năm. Hai mặt hàng chủ yếu của công ty là hạt
nhựa và giấy chiếm tỷ trọng lớn là cơ sở đảm bảo cho công ty một nguồn
doanh thu ổn định do công ty có tt đầu ra ổn định.
b. Hoạt động nhập khẩu hàng năm đều mang lại lợi nhuận cho công
ty
Kinh doanh từ hoạt động nhập khẩu đã mang lại lợi nhuận qua các năm
có nghĩa là hoạt động nhập khẩu đã bù đắp được các khoản chi phí mà còn
mang lại lợi nhuận. Năm 2001 công ty không mang lại lợi nhuận mà còn phải
bù đắp các khoản chi phí nhưng sàn các năm 2002 thì công ty đã xo lãi là
152,6 triệu đồng lợi nhuân cũng tăng đều trong các năm 2003là 164,43triệu
đồng,năm 2004 là 175,61 triệu đồng, thể hiện sự thành công và nô lực lớn
trong công ty
c. Kinh doanh nhập khẩu của công ty bước đầu đã tạo ra hiệu quả
cho xã hội
Trong những năm qua, bằng mọi hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị
phục vụ cho ngành bao bì công ty góp phần không nhỏ vào công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,đặc biệt góp phần vào việc nâng cao sức
cạnh tranh của hàng hóa nội địa thông qua việc cuung cấp vật tư thiết bị cho
các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước, tăng sức hấp dẫn cho các loại hàng
hóa bên cạnh nhiệm vụ cơ bản là bảo quản hàng hóa
2. Những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu
và kỹ thuật bao bì
Sản xuất trong nước vẫn ở mức phát triển chậm, mặt khác sẽ bị ảnh
hưởng trực tiếp do cạnh tranh khu vực vì Việt Nam bước vào thực hiện hiệp
Chuyên đề thực tập
43
định thuế quan khu vực AFTA. Những tác động trên làm cho nhu cầu bao bì
thấp.
- Vốn đầu tư để thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh bao bì thấp so với
đầu tư các ngành khác, nhiều đơn vị, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế
đầu tư tổ chức kinh doanh – sản xuất bao bì dẫn dến sự cạnh tranh quyết liệt
trong kinh doanh – sản xuất bao bì.
- Máy móc thiết bị của Công ty phần lớn ở dạng chế tạo trong nước,
công nhhệ và kĩ thuật lạc hậu, khó đáp ứng được sự phát triển về kiểu dáng
và chất lượng bao bì thời mới.
- Lực lượng CBCNVC của Công ty phần lớn từ thời bao cấp chuyển sang,
tuổi bình quân cao, mặc dù hoạt đọng trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh
bao bì nhiều năm, có kinh ngiệm nhưng trước thay đổi của kinh tế thị trường
còn lúng túng, bị động.
3. Những nguyên nhân
a.Nguyên nhân chủ quan:
Hình thức nhập khẩu chưa đa dạng, chưa khai thác triệt để mặt hàng đem
lại hiệu quả cao
Hiện nay công ty nhập khẩu chủ yếu là hình thức nhập khẩu trực tiếp còn
nhập khẩu ủy thác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.Vì vậy nên chi phí nhập khẩu cao,
rủi ro trong kinh doanh lớn và gây áp lực lớn đối với vốn công ty, ít tranh thủ
được vốn của bạn hàng góp phần vào tăng thu nhập của công ty
Công ty kinh doanh 2 mặt hàng chính đó là mặt hàng giấy và mặt hàng
hạt nhựa chiếm khoảng 65%- 75% còn các mặt hàng khác chỉ chiếm 25%-
35%. Các mặt hàng chính thường có rủi ro cao vì chi phí cho 2 mặt hàng này
rất cao mà hiệu quả mang lại chưa chắc chắn còn mặt hàng khác thì chi phí
thấp hơn nhưng mang lại lợi nhuận cao
Chuyên đề thực tập
44
- Công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức
Việc nghiên cứu thị trường là do từng phòng kinh doanh tự đảm
nhiệm,mạnh ai nấy làm, thiếu sự hỗ trợ thông tin lẫn nhau làm cho thông tin
và phán đoán công việc thiếu chính xác, nên làm giảm hiệu quả không chỉ ở
kinh doanh nhập khẩu mà trên toàn doanh nghiệp
Hơn nữa những năm qua,phương pháp thu thập và xử lý thông tin ở
công ty được tiến hành thủ công nên nhiều khi không theo kịp và phù hợp với
điều kiện khách quan.
Do làm ăn quen với quan hệ lâu dài nên công ty đã bỏ qua nhiều mối
quan hệ làm ăn mới với giá thành thấp hơn mà đem lại hiệu quả cao hơn
-Vòng quay vốn lưu động chậm,vốn vay chủ yếu là của ngân hàng nên
làm gia tăng các khoản chi phí khác
Vòng quay của vốn lưu động chỉ đạt 3-4 vòng /năm đây là con số thấp
nên ;làm giảm khả năng chủ động chớp thời cơ kinh doanh từ đó hạn chế lợi
nhuận của công ty
Vốn lưu động của công ty chiếm 70-80% trong tổng số vốn và nhu cầu
ngày càng tăng nhưng chủ yếu là do vay ngân hàng làm cho chi phí vốn cao
và gánh nặng trả nợ cao khi điều kiện kinh doanh khó khăn, làm ảnh hưởng
đến khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp
b. Nguyên nhân khách quan
- Giá cả biến động phức tạp thay đổi thất thường
Đây là nguyên nhân khách quan tác dộng đến hoạt động nhập khẩu của
công ty
- Cạnh tranh trên thị trường của trong ngoài nước ngay một quyết liệt
Chuyên đề thực tập
45
Muốn tồn tại và phát triển công ty phải có chiến lươc kinh doanh đó là
công ty đã giảm giá bán để thu hút khách hàng nên vì thế mà chi phí tăng mà
lợi nhuận giảm
- Tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh đồng Việt Nam bị mất giá
- Cơ chế thủ tục nhập khẩu còn phiền hà.
Chuyên đề thực tập
46
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP
KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ
I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1. Mục tiêu hoạt động của Công ty
- Phát huy mọi nguồn lực sẵn có,n_ lực đoàn kết nhất trí quyết tân đưa
công ty phát triển một cách ổn định và bền vững,từng bước tạo dựng vị thế
của công ty trên thị trường.
- Từng bước cố gắng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người
lao động, phấn đấu đạt mức trung bình khs so với các doanh nghiệp trong
cùng khu vực.
- Quyết tâm thực hiện chủ trương của nhà nước về cổ phần hóa,cố gắng
hoàn thành công tác cổ phần hóa năm 2004
Công ty không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại,
dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động của Công ty và các lĩnh vực kinh doanh
khác pháp luật không cấm, nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho các cổ đông, cải
thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn
mạnh, bền vững.
2.Phương hướng hoạt động của công ty
Trên cơ sở kết quả hoạt động của những năm qua, trước những khó
khăn thuận lợi trong những năm tới, phương hướng hoạt động của Công ty cổ
phần tập trung vào những điểm chủ yếu dưới đây:
+ Khai thác triệt để và sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn lực về tài
sản, máy móc thiết bị và lao động hiện có, duy trì sự ổn định trong hoạt động
của Công ty.
Chuyên đề thực tập
47
+ Kết hợp chặt chẽ giữa kinh doanh, sản xuất và dịch vụ, từng bước đa
dạng hoá các sản phẩm kinh doanh, sản xuất dịch vụ của Công ty. Nâng cao
chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm.
+ Nghiên cứu để phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thông
qua sự tiếp cận với các cơ sở khách hàng trong và ngoài nước. Tập trung đầu
tư đổi mới thiết bị, bổ sung thiết bị để hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao
chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng lên của thị trường, nâng
cao tỷ trọng sản xuất trong toàn bộ hoạt động của Công ty.
+ Duy trì mạng lưới khách hàng cũ, tiếp tục phát triển tạo dựng mạng
lưới khách hàng mới trong và ngoài nước để có nguồn cung cấp và tiêu thụ ổn
định.
+ Từng bước phát triển nguồn nhân lực bằng cách tuyển dụng mới, đào
tạo, đào tạo lại số lao động hiện có để có đội ngũ lao động thích ứng với hoạt
động trong điều kiện mới, có tay nghề cao, ý thức lao động tốt. Rà soát lại
biên chế, sắp xếp lại lao động hiện có phù hợp với yêu cầu SXKD và trình độ
chuyên môn của người lao động. Xây dựng qui chế trả lương phù hợp nhằm
nâng cao năng suất và ý thức lao động, khuyến khích người lao động góp
nhiều cho sự phát triển của Công ty cổ phần.
+ Tạo dựng nền tài chính lành mạnh, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh
doanh, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường, gia tăng khả năng huy
động vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh.
II. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC BỘ MÁY
Về cơ bản, Công ty cổ phần trong thời gian đầu sẽ giữ nguyên các
phòng nghiệp vụ, phòng kinh doanh, các chi nhánh, các xí nghiệp, tổng kho
và cửa hàng như hiện nay. Trong quá trình hoạt động, căn cứ vào tình hình
thực tế Công ty cổ phần có thể phát triển thêm:
+ Thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của Công ty tại TP.Hồ
Chí Minh, hoặc các tỉnh thành phố khác nếu xét thấy cần thiết và hiệu quả.
Chuyên đề thực tập
48
+ Thành lập thêm một số phòng có chức năng kinh XNK tại Văn phòng
Công ty, bổ xung chức năng XNK trực tiếp cho các Chi nhánh.
+ Thành lập thêm một số Xí nghiệp sản xuất bao bì tại các khu vực.
+ Tìm đối tác trong và ngoài nước để liên doanh liên kết sản xuất- kinh
doanh các sản phẩm bao bì và các sản phẩm khác.
III. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH
Việc kinh doanh hàng nhập khẩu và nội địa trong toàn Công ty được
tiến hành trên phạm vi cả nước do các phòng kinh doanh, các chi nhánh, các
xí nghiệp sản xuất và các cơ sở liên doanh đảm nhiệm. Mặt hàng kinh doanh
bao gồm vật tư nguyên liệu cho sản xuất bao bì, máy móc thiết bị sản xuất
bao bì và các loại vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất, tiêu dùng khác phù hợp
với các qui định của Nhà nước.
+ Tỷ trọng kinh doanh: Mặt hàng truyền thống chiếm 65% doanh thu,
kinh doanh hàng hoá khác khoảng 35% (Tỷ lệ này có thể thay đổi theo tình
hình thực tế của từng năm).
+ Nguồn vật tư hàng hoá phục vụ cho kinh doanh lấy từ 2 nguồn chính:
Tự nhập khẩu (chiếm khoảng 80% doanh số kinh doanh) và khai thác nội địa
(chiếm khoảng 20% doanh số kinh doanh).
Biểu 6: Kế hoạch hoạt động kinh doanh nhập khẩu và nội địa
STT Tên mặt hàng ĐVT 2005 2006 2007
I Hàng nhập khẩu
1 Trị giá 1.000 USD 4.500 5.000 5.700
2 Mặt hàng
- Giấy bao bì các loại Tấn 2.600 3.000 3.600
- Hạt nhựa các loại Tấn 4.600 4.900 4.900
- Hàng hoá khác 1.000USD 800 1.000 1.500
Hàng khai thác Tr. đồng 18.000 20.000 23.000
Chuyên đề thực tập
49
V. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY THỜI GIAN TỚI
1. Các giải pháp về phía công ty
1.1. Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn :
Để đạt hiệu quả trong kinh doanh tức là phải có lợi nhuận,thì công ty
phải có những giả pháp sử dụng đồng vốn hợp lí,cụ thể là :
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính,tín dụng ngoại hối
của nhà nước mà trước tiên là hoàn thành các loại thuế phải nộp
- Tính toán các khả năng l_ lãi, thời gian thu hồi vốn trong kinh doanh
cũng như những rủi ro có thể dự tính được
- Kết hợp chặt chẽ sự vận động của vốn và hàng hoá, vốn trong kinh
doanh gồm vốn cố định và vốn lưu động
Vốn lưu động là do sự hợp thành của tài sản vốn lưu động và vốn lưu
thông biểu hiện bằng tiền tạo ra. Đối với loại vốn này, Công ty cần thực hiện
các biện pháp sau:
+ Tăng nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá , lựa chọn phương thức thanh
toán thuận lợi, an toàn, tránh được tình trạng ứ đọng vốn hay dây dưa trong
thanh toán tiền hàng.
+ Tận dụng vốn của chủ đầu tư trong nhập khẩu uỷ thác bằng cách yêu
cầu họ chuyển tiền đúng hạn. Với những bạn hàng quen thuộc, Công ty có thể
sử dụng vốn của mình ứng ra để thực hiện hợp đồng sau đó mới yêu cầu bạn
hàng thanh toán. Như vậy, Công ty sẽ tăng sức cạnh tranh của mình trên thị
trường.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu để tăng nhanh lượng vốn lưu động phục vụ nhập
khẩu. Ngoài ra còn phải quản lý tốt lượng hàng dự trữ thanh lý kịp thời hàng
ứ đọng, hàng tồn kho để giải phóng vốn. Nhưng để nhập khẩu có hiệu quả
trong khi vốn tự có ít thì Công ty nên vay các ngân hàng, các tổ chức tài chính
với lãi suất ưu đãi.
Chuyên đề thực tập
50
Vốn cố định là vốn đầu tư vào tài sản của công ty. Vốn cố định của
PACKEXPORT không nhiều, chỉ chiếm khoảng 25% tổng số vốn kinh doanh,
một tỷ lệ hợp lý đối với một công ty thương mại. Chính vì vậy Công ty cần:
+ Tăng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu.
+ Tăng tỷ trọng tài sản cố định được sử dụng trong kinh doanh, giảm tỷ
trọng tài sản cố định chờ thanh lý.
- Thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng vốn để kịp thời đề ra các
phương án đối phó thích hợp.
- Thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất đối với quá trình sử dụng vốn.
- Khi bỏ vốn ra kinh doanh phải xây dựng được các phương án kinh doanh
để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cao.
- Tập trung hướng vốn sử dụng đầu tư này vò việc nhập khẩu máy móc
thiết bị để nâng cao hiệu quả việc thiết kế mẫu mốt bao bì.
1.2. Hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ nhập khẩu.
Hiện nay các nghiệp vụ mà Công ty đang áp dụng là phù hợp và có
hiệu quả. Nhưng điều này không có nghĩa là các nghiệp vụ đó không bao giờ
thay đổi. Trong thời gian tới, nhiều yếu tố mà Công ty không kiểm soát được
như kinh tế, chính trị, pháp luật,... sẽ thay đổi và điều này sẽ kéo theo việc
thay đổi các nghiệp vụ cho phù hợp với tình hình.
Ngay từ khâu chọn đối tác kinh doanh Công ty phải tìm hiểu kỹ đối tác
nước ngoài về quá trình phát triển của họ, lĩnh vực kinh doanh của họ, những
ưu điểm, khuyết điểm của vật tư nguyên liệu, thiết bị do họ sản xuất. Trong
đàm phán cần nắm vững nghệ thuật đàm phán, biết vận dụng ba yếu tố của
đàm phán là bối cảnh, thời gian và quyền lực của đàm phán sao cho có lợi
nhất.
Khi ký kết hợp đồng Công ty chú ý nhiều đến điều khoản giá cả để tiết
kiệm vốn. Nhưng không vì thế mà Công ty nhập khẩu những vật tư chất
Chuyên đề thực tập
51
lượng kém, thiết bị cũ do các nước khác thải loại, chưa dùng được bao lâu đã
phải thay thế và ảnh hưởng tới môi trường sống. Hợp đồng cần chặt chẽ về
mọi điều khoản để tránh thua thiệt về sau. Hiện nay các điều khoản về bất khả
kháng chưa được các doanh nghiệp Việt Nam cùng PACKEXPORT quan
tâm đúng mức và chính điều này đã gây khó khăn cho chúng ta. Đơn giản là
vì tình hình mỗi nước đều có khả năng thay đổi, đều có thể xảy ra các tình
trạng bất khả kháng theo chiều hướng không có lợi cho Công ty nên
PACKEXPORT cần quan tâm tới vấn đề này để được an toàn trong kinh
doanh.
Khi thực hiện các thủ tục hải quan để tiếp nhận hàng hoá, Công ty cần
chú ý điểm sau: Hải quan Việt Nam dù có nhiều cố gắng trong việc đơn giản
hoá các thủ tục hải quan nhưng trên thực tế thì cán bộ trong Công ty vẫn phàn
nàn về cách thức của họ. Để tránh phiền hà, khi làm thủ tục hải quan cán bộ
công nhân cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như: hợp đồng, quyết
định của Bộ Thương mại phê duyệt nhập khẩu, công văn phê duyệt của người
có thẩm quyền quyết định đầu tư, tờ khai hải quan bẳng kê chi tiết lô hàng
nhập khẩu, lệnh giao hàng, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận chất lượng,
chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói chi tiết
1.3. Giải pháp về thị trường.
Là một Công ty xuất nhập khẩu nên PACKEXPORT phải nghiên cứu cả
hai thị trường trong và ngoài nước.
a/ Với thị trường trong nước.
Công ty cần chú trọng hơn nữa để phát hiện được các nhu cầu của các
doanh nghiệp. Ngoài ra cần nắm được thông tin về tình hình cạnh tranh trên
thị trường thiết bị, doanh nghiệp nào đã nhập, đang nhập và sẽ nhập thiết bị
đó. Cũng cần hiểu rõ chính sách của Nhà nước có liên quan đến nhập khẩu
nguyên liệu, về hệ thống tài chính tiền tệ và đặc biệt là biểu thuế về các chi
tiết chính của thiết bị toàn bộ. Cần xác định rõ liệu hàng hoá do thiết bị sản
Chuyên đề thực tập
52
xuất ra có khả năng tiêu thụ như thế nào trên thị trường. Dù rằng vấn đề này
đã được nêu rõ trong luận chứng kinh tế kỹ thuật của chủ đầu tư nhưng Công
ty cũng cần xem xét kỹ lưỡng. Nếu thấy việc nhập khẩu là không hợp lý do
sản phẩm tạo ra không tiêu thụ được thì Công ty sẽ không nhập.
b/ Đối với thị trường nước ngoài.
Công ty cần phải phát huy hơn nữa những hiểu biết của mình về các vấn
đề sau:
- Nắm vững chính sách thương mại cũng như cá chính sách bảo hộ mậu
dịch của mỗi quốc gia, cần có một thông tin dự đoán các biến động về kinh tế,
chính trị của mỗi nước khác nhau
- Không chỉ nắm tình hình về một quốc gia mà Công ty cần biết rõ
những thông lệ quốc tế, những tập quán thương mại quốc tế
- Ngoài ra việc nắm chắc chính sách nhập khẩu về nguyên liệu, thiết bị
sản xuất bao bì của Nhà nước, tình hình giá cả của nguyên liệu, thiết bị hay
điểm mạnh, điểm yếu của thiết bị do từng nước sản xuất cũng là điều rất quan
trọng
- Những thông tin về thị trường mà Công ty thu được cần phải chính xác,
kịp thời. Sau khi thu thập, Công ty nên tiến hành phân tích, nghiên cứu kỹ
lưỡng những thông tin này để làm cơ sở ra các quyết định chính xác.
1.4. Giải pháp về đổi mới hình thức hình thức kinh doanh.
Hiện nay lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của PACKEXPORT vẫn là nhập
khẩu vật tư nguyên vật liệu, thiết bị máy móc sản xuất bao bì, đây là thế mạnh
và cũng là nhiệm vụ chính của Công ty. Trong khi đó xuất khẩu của Công ty
đạt kết quả thấp thậm chí năm 2001 vừa qua, Công ty còn không hoàn thành
kế hoạch xuất khẩu. Để phục vụ tốt hơn nữa cho nhập khẩu, Công ty cần đẩy
mạnh các hoạt động xuất khẩu. Làm như vậy sẽ giúp Công ty tăng thêm ngoại
tệ cho nhập khẩu đồng thời mở rộng quan hệ với các Công ty khác để tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho nhập khẩu.
Chuyên đề thực tập
53
Đổi mới hình thức kinh doanh còn có nghĩa là Công ty phải năng động
tìm kiếm thị trường và bạn hàng. Cụ thể PACKEXPORT phải tăng cường các
hoạt động tiếp thị trên thị trường nhằm nâng cao uy tín của mình với các
doanh nghiệp. Có như vậy các chủ đầu tư mới tin tưởng vào khả năng nhập
khẩu của Công ty PACKEXPORT . Ngoài ra, Công ty có thể sử dụng chính
sách tăng lương, tăng thưởng để khuyến khích cán bộ của mình tự tìm kiếm
bạn hàng cho Công ty.
Nhưng điều cần thiết nhất là Công ty phải đổi mới thực sự các hoạt
động kinh doanh của mình. Đó là việc Công ty sẽ liên doanh, liên kết với các
đối tác nước ngoài để trực tiếp đứng tên hay tham gia đấu thầu với tư cách là
người bán. Đây là hình thức kinh doanh hoàn toàn mới với Công ty. Trước
đây Công ty cũng liên doanh với các doanh nghiệp khác nhưng chỉ để sản
xuất hàng xuất khẩu khác như xí nghiệp liên doanh sản xuất tất sùi ở Nga.
Còn trong hình thức này Công ty đóng vai trò như người bán đứng ra cung
cấp mọi loại vật tư nguyên liệu và thiết bị đồng bộ theo yêu cầu của chủ đầu
tư mà không phải bỏ ra nhiều vốn để nhập khẩu những loại vật tư nguyên liệu
hay thiết bị máy móc đó. Lúc này liên doanh vừa đóng vai trò sản xuất vừa
làm chức năng cuả Công ty ngoại thương tới tay người tiêu dùng. Nếu phát
hiện ra nhu cầu của khách hàng, Công ty sẽ tham gia đấu thầu hay gửi các bản
chào hàng của mình. Với uy tín và lợi thế trong kinh doanh PACKEXPORT
sẽ dễ dàng được bạn hàng tin cậy và lựa chọn. Sau đó Công ty sẽ tiếp tục
thông báo về nhu cầu này cho đối tác liên doanh của mình để họ tiến hành sản
xuất, cải tiến cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Công ty sẽ tiếp tục
tiến hành các thủ tục nhập khẩu và cung cấp cho chủ đầu tư. Trong suốt thời
gian bảo hành Công ty sẽ đóng vai trò người bán đứng ra kiểm tra, bảo hành
hướng dẫn kỹ thuật vận hành máy móc. Như vậy sẽ tiết kiệm được các chi phí
cho chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật.
Chuyên đề thực tập
54
Với giải pháp đổi mới hình thức kinh doanh như trên, chúng ta tin rằng
Công ty sẽ đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
1.5. Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi.
Đội ngũ cán bộ Công ty phải có kiến thức, sáng tạo và biết tạo ra bầu
không khí thuận lợi trong cơ quan để tăng hiệu quả công việc. Đặc biệt là lãnh
đạo cần sử dụng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần để động
viên cán bộ công nhân viên. Cụ thể là sẽ qui định một khoản tiền thưởng khi
cán bộ ký kết được hợp đồng hay thưởng khi Công ty làm ăn có lãi. Bên cạnh
đó cán bộ lãnh đạo còn phải có khả năng ngoại giao tốt với các bạn hàng
trong và ngoài nước, có tính quyết đoán trong công việc.
Đội ngũ cán bộ giỏi của Công ty cần giỏi về nghiệp vụ, thành thạo về
ngoại ngữ, am hiểu cả kỹ thuật lẫn nghiệp vụ ngoại thương. Để thực hiện tốt
việc nhập khẩu thì nó đòi hỏi cán bộ phải nắm vững cả hai lĩnh vực
trên.Chính vì thế PACKEXPORT cần thực hiện chính sách cử cán bộ đi đào
tạo thêm về trình độ kỹ thuật được nâng cao về các nghiệp vụ ngoại thương
và ngoại ngữ. Bên cạnh đó cán bộ nghiệp vụ còn phải nắm vững Luật Thương
mại mới của nước ta (có hiệu lực từ ngày 1/1/1998 ), các qui định của Bộ
Thương mại về hàng hoá cấm nhập khẩu, ngừng nhâp khẩu cũng như tập
quán thương mại quốc tế hay luật pháp của mỗi quốc gia,...để vận dụng vào
hoạt động nhập khẩu của công ty
Giải pháp này chắc chắn sẽ được Công ty thực hiện tốt nhất nếu như
Công ty có người làm công tác tổ chức cán bộ có trình độ, năng lực về công
tác cán bộ, đánh giá và nhận xét cán bộ một cách chính xác, tham mưu chuẩn
xác cho lãnh đạo Công ty về việc bố trí, xắp xếp và sử dụng cán bộ theo sở
trường năng lực. Đánh giá cán bộ không đúng, không chính xác dẫn đến sử
dụng cán bộ một cách tuỳ tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá
nhân.
Chuyên đề thực tập
55
Thực tế hiện nay Công ty phải xắp xếp, bố trí lực lượng của mình cho
hợp lý hơn để phát huy năng lực sáng tạo của mỗi người.
Tóm lại, để vượt qua thử thách, cán bộ trong Công ty cần đoàn kết
thống nhất hơn nữa, không ngừng trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ
và phải đồng tâm hiệp lực cùng hướng tới mục đích làm cho Công ty lớn
mạnh không ngừng.
Chuyên đề thực tập
56
VI. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì chỉ những nỗ lực của Công ty thôi
chưa đủ mà cần có cự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Nhà nước cần có những chính
sách và biện pháp sau:
Thuế nhập khẩu.
Chúng ta đều biết rằng thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà
nước, là một biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước. Tại các nước phát triển
thuế thu nhập có vai trò rất quan trọng còn ở nước ta thuế xuất nhập khâủ
chiếm phần lớn trong nguồn thu của ngân sách.
Theo đánh giá chung thì hiện nay thì hệ thống thuế của nước ta có
nhiều vấn đề bất cập cần xem xét. Chúng ta chủ yếu tiến hành đánh thuế theo
tỷ lệ phần trăm (%) đối với tổng giá trị hàng hoá tính theo giá CIF. Trong khi
đó, Công ty lại nhập khẩu với giá trị lớn nên mức thuế phải nộp khá lớn. Hiện
nay một số các thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu đã được miễn thuế và
Nhà nước chỉ đánh thuế với các thiết bị chính với thế suất ưu đãi, nhưng vẫn
còn những vấn đề đặt ra: Các Công ty liên doanh được quyền nhập khẩu thiết
bị với thuế suất bằng không trong khi Công ty vẫn phải chịu thuế. Điều này
không tạo được sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Nhà nước cần điều
chỉnh để tạo được sự công bằng trong kinh doanh.
Thuế nhập khẩu chỉ làm hạn chế việc nhập khẩu thiết bị mà không có ý
nghĩa bảo hộ sản xuất trong nước do đây là loại hàng hoá mà nước ta không
sản xuất được.
Biểu thuế của nước ta vừa đơn giản, vừa phức tạp. Nó không có quy
định ưu đãi với các thiết bị của các nước khác nhau và có mức thuế suất từ 0
đến 100%. Biểu thuế cũng chỉ rõ mức thuế với từng mặt hàng cụ thể, nhưng
lại không kê khai đầy đủ được các chủng loại khác nhau. Chính điều này gây
khó khăn cho cán bộ Công ty khi nhập khẩu những thiết bị không xác định
được nó nằm vào nhóm nào để tính thuế. Vì vậy, Nhà nước cần lựa chọn đưa
Chuyên đề thực tập
57
ra một biểu thuế đối với từng nhóm hàng chung hay xây dựng biểu thuế chi
tiết với tất cả các loại vật tư nguyên liệu hay thiết bị cụ thể.
Xu hướng giảm thuế quan đang được thực hiện rộng rãi trên khắp thế giới
để khuyến khích trao đổi giữa các nước. Mặt khác, đây cũng là yêu cầu bắt
buộc để tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO hay tham gia vào khu
vực mậu dịch tự do của khu vực ASEAN (AFTA). chúng ta dự định từ nay
đến năm 2006 sẽ cắt giảm thuế suất còn từ 0 đến 5% với hàng hoá từ các nuức
ASEAN.
Tóm lại, từ những vấn đề này Nhà nước cần nghiên cứu để sửa đổi thuế
xuất nhập khẩu cho phù hợp để tạo điều kiện cho Công ty thực hiện tốt việc
nhập khẩu vật tư thiết bị sản xuất bao bì nhất là bao bì cao cấp. Nhà nước nên
thực hiện chính sách miễn thuế hoàn toàn đối với thiết bị sản xuất bao bì
trong thời gian tới. Đây sẽ là một nhân tố nâng cao hiệu quả kinh doanh của
PACKEXPORT.
Thực hiện việc quản lý ngoại tệ có hiệu quả.
PACKEXPORT cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu đều phải sử dụng ngoại tệ trong thanh toán mà Nhà nước quản lý ngoại
tệ với các hoạt động của Công ty khá chặt chẽ, nhất là trong thời kỳ khủng
hoảng tài chính tiền tệ vừa qua. Tuy nhiên, việc quản lý này chưa thực sự có
hiệu quả cao trên bình diện của nền kinh tế. Ngoại tệ dành cho nhập khẩu
trong khi trên thị trường còn lưu hành nhiều ngoại tệ dù Nhà nước đã có quy
định thanh toán trong nội địa không sử dụng ngoại tệ. Nhà nước cần xem xét,
điều chỉnh nguyên tắc và cơ chế phân bổ ngoại tệ cho nhập khẩu.
PACKEXPORT cần được ưu tiên phân bổ vốn ngoại tệ nhiều hơn các
đơn vị nhập khẩu hàng hoá khác vì Công ty thực hiện nhập khẩu giá trị lớn.
Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần cho phép các doanh nghiệp có ngoại tệ trao
đổi với nhau khi cần thiết. Điều nay có nghĩa là PACKEXPORT có thể vay
Chuyên đề thực tập
58
mượn hay liên kết với các doanh nghiệp khác, tranh thủ ngoại tệ của họ cho
các chế độ hoạt động kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, Nhà nước gặp một số khó khăn khi thực hiện giải pháp này.
Khó khăn trước tiên là chúng ta rất khó kiểm soát được ngoại tệ nhất là lượng
ngoại tệ trên thị trường tự do của nước ta. Hơn nữa, kinh tế nước ta còn quá
nhỏ bé và yếu kém nên không đảm bảo được sự ổn định và tăng giá của đồng
Việt Nam đối với ngoại tệ của các nước như Mỹ, Đức, Anh,... Cụ thể khi
Đôla tăng giá đột ngột như thời gian vừa qua gây thiệt hại cho cả
PACKEXPORT và nền kinh tế nhưng chúng ta lại buộc phải chấp nhận tình
hình này mà không có giải pháp hữu hiệu để đối phó. Ngân hàng Nhà nước
không thể can thiệp bằng cách bán Đôla ra thị trường vì dự trữ ngoại tệ của
chúng ta không nhiều.
a. Chính sách tỉ giá hối đoán hợp lý:
Tỷ giá hối đoái của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh
doanh của PACKEXPORT. Hiện nay chủ trương của Đảng là hướng mạnh ra
xuất khẩu. Từ cuối năm 1996 đồng đôla lên giá không ngừng tạo điều kiện tốt
cho uất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, điều này lại gây thiệt hại lớn cho các
Công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu như PACKEXPORT.
Chính vì vậy nhà nước nên áp dụng một chế độ nhiều tỷ giá đối với
PACKEXPORT. Tức là với thiết bị sản xuất bao bì khi nhập khẩu thì được
tính theo tỷ giá riêng ưu đãi hơn khi nhập khẩu các hàng hoá khác. Như vậy
thì các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu đều được khuyến khích.
Những biến động mạnh của tỷ giá hối đoái gây ảnh hưởng xấu tới nền
kinh tế nói chung cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng nếu tỷ giá
giữa đồng ngoại tệ và nội tệ tăng đột ngột thì hàng nhập khẩu sẽ tăng giá đồng
thời các khoản nợ của nước ta cũng tăng lên.Còn ngược lại các khoản thu tư
xuất khẩu lại giảm xuống và dẫn đến tình trạng nhập siêu. Điều này dẫn đến
Nhà nước phải can thiệp để giữ tỷ giá bán sao cho nhỏ nhất.
Chuyên đề thực tập
59
b. Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính.
Thủ tục hành chính phiền hà là căn bệnh chính của nước ta muốn có
hiệu quả cao trong kinh doanh nhà nước cần đơn giản hoá các thủ tục hành
chính. Để tạo điều kiện cho Công ty XNK và kĩ thuật bao bì hoạt động tốt nhà
nước phải cải tiến thủ tục nhập khẩu.
Cụ thể Nhà nước cần phải chỉ đạo các cơ quan chức năng có sự phối
hợp chặt chẽ trong việc quản lý nhập khẩu. Bộ Thương mại có tránh nhiệm
phê duyệt các dự án theo thẩm quyền của mình, Tổng cục Hải Quan có trách
nhiệm kiểm tra giám sát hàng nhập khẩu thu thuế hàng nhập khẩu.
Đặc biệt là ngành hải quan cần đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt
động của mình vì đây là ngành gây nhiều phiền hà nhất cho các doanh nghiệp.
Sau khi bãi bỏ giấy phép nhập khẩu chuyến, một số thủ tục mà các chuyên
viên Bộ Thương mại thường làm trước đây được chuyển sang cho hải quan
thực hiện. Tuy nhiên do trình độ chuyên môn của các cán bộ hải quan chưa
theo kịp với yêu cầu khách quan nên hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra một
số cán bộ hải quan bị biến chất gây ra những tiêu cực làm mất lòng tin của các
doanh nghiệp.
Bộ thương mại cần nâng cao trình độ của cán bộ trong việc xem xét phê
duyệt các hợp đồng thiết bị, chỉ các cán bộ có trình độ chuyên môn mới nắm
rõ việc nhập khẩu thiết bị đó có lợi hay không mới xem xét kỹ lưỡng và hiểu
được chính xác các điều khoản hợp đồng. Có như vậy trong 15 ngày Bộ mới
trả lời về cho phép thực hiện hợp đồng hay không. Bộ cũng nên phân công rõ
từng cán bộ phụ trách về một lĩnh vực cụ thể để các chuyên viên của bộ nắm
rõ hơn về lĩnh vực mình phụ trách và để các doanh nghiệp thuận lợi cho việc
liên hệ.
c. Các chính sách hỗ trợ khác.
Song song với việc thực hiện các giải pháp trên Nhà nước cũng cần thực
hiện các chủ trương chính sách sau.
Chuyên đề thực tập
60
- Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý và cơ chế quản lý hiện đại để giúp
Công ty và các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong môi trường đó.
- Phải có các chính sách về xuất nhập khẩu nhất quán, ổn định để các hoạt
động của Công ty không bị xáo trộn và giữ được chữ tín với bạn hàng.
- Nhà nước tiến tới ban hành một luật Công ty chung cho tất cả các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để taọ ra sự bình đẳng trong kinh doanh.
Đồng thời có chính sách, chế độ đối xử không phân biệt với mọi thành phần
kinh tế. Không nên chỉ ưu tiên khuyến khích mọi thành phần trong nền kinh tế
làm ăn có hiệu quả. Nhà nước cần có xu hướng giảm thuế suất để hướng tới
việc tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực để tạo điều kiện cho
PACKEXPORT cũng như các Công ty khác mở rộng hoạt động kinh doanh.
Đồng thời cần hạn chế đến mức tối thiểu việc áp dụng các biện pháp phi thuế
quan như giấy phép, hạn nghạch theo xu hướng chung của thế giới.
- Nhà nước cần có hướng chỉ đạo để ngân hàng Nhà nước và ngân hàng
Thương mại có thể đứng ra bảo lãnh cho Công ty vay những khoản tiền lớn từ
các hãng sản xuất nước ngoài dưới dạng trả chậm với mức lãi suất ưu đãi.
Điều này sẽ giúp Công ty hoạt động tốt hơn mà không cần vay tiền ngân
hàng.
Chuyên đề thực tập
61
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Phân tích thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì Packexport.pdf