MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . .1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .1
1.1.1. Sự cần thiết đề tài .1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn .2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .3
1.3.1. Không gian .3
1.3.2. Thời gian thực hiện 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .3
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .5
2.1.1. Tín dụng ngân hàng .5
2.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng 6
2.1.3. Các hình thức tín dụng .7
2.1.4. Những quy định chung về cho vay xây dựng và phát triển nhà tại ngân hàng
phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ 9
2.1.5. Rủi ro tín dụng .16
2.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng .20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .22
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 22
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .22
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO VAY XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ 23
3.1. GIỚI THIỆU CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ .23
3.1.1. Khái quát về kinh tế xã hội khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long 23
3.1.2. Giới thiệu chi nhánh ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
thành phố Cần Thơ 27
3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI
NHÁNH CẦN THƠ .44
3.2.1. Phân tích doanh số cho vay xây dựng và phát triển nhà tại ngân hàng qua 3
năm từ năm 2005 đến năm 2007 45
3.2.2. Phân tích tình hình thu nợ .46
3.2.3. Phân tích tình hình dư nợ tín dụng .49
3.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn xây dựng và phát triển nhà qua 3 năm từ
2005 đến 2007 tại ngân hàng 51
3.2.5. Đánh giá tình hình cho vay xây dựng và phát triển nhà tại ngân hàng Phát
triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ .53
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG
CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ 58
4.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ TÍN DỤNG58
4.1.1. Yếu tố về số lượng khách hàng giữa các năm .58
4.1.2. Yếu tố về đối tượng cho vay, lĩnh vực cho vay .59
4.1.3. Yếu tố về địa bàn cho vay .59
4.1.4. Yếu tố về cạnh tranh 59
4.1.5. Yếu tố về cơ chế chính sách, nền kinh tế 60
4.2. CÁC YẾU TỐ DẪN ĐẾN NỢ QUÁ HẠN 60
4.2.1. Từ phía khách hàng .60
4.2.2. Từ phía ngân hàng .60
4.2.3. Cơ chế chính sách, nền kinh tế 60
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ .62
5.1. GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ TÍN DỤNG 62
5.1.1. Nhu cầu về vốn vay xây dựng và phát triển nhà trên địa bàn thành phố Cần
Thơ hiện nay 62
5.1.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng .63
5.1.3. Giải pháp tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay xây dựng và phát triển
nhà 65
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HẠN CHẾ NỢ QUÁ
HẠN 66
5.2.1. Về phía cán bộ ngân hàng 67
5.2.2. Tăng cường thẩm định, xét duyệt trước khi cho vay .67
5.2.3. Thu thập thông tin từ phía khách hàng 67
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
6.1.KẾT LUẬN .68
6.2. KIẾN NGHỊ .69
6.2.1. Một số kiến nghị về cho vay xây dựng và phát triển nhà ở tại ngân hàng
phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ .69
6.2.2. Những đề xuất đối với cơ quan các cấp chính quyền địa phương và hội sở
.69
83 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2883 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình cho vay xây dựng và phát triển nhà tại chi nhánh ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng chỉ chiếm 20,50% trong tổng
doanh số cho vay, trong khi các ngành khác thì đạt 418.917 triệu đồng, chiếm
79,50% trong tổng doanh số cho vay. Sang năm 2006, nhìn thấy tình đó, ban lãnh
đạo ngân hàng đã họp lại và tìm phương pháp giải quyết. Song song đó, năm
2006 là năm nước ta vào cuộc “sân chơi thương mại thế giới”, các doanh nghiệp
cả nước nói chung và ở địa bàn thành phố nói riêng nhìn thấy được những thuận
lợi và thách thức khi gia nhập WTO, nhiều dự án xây dựng khu dân cư mọc lên
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 46
như khu dân cư Phú Long, khu nhà ở Nam Long… và đây cũng là năm thành phố
Cần Thơ đã trở thành thành phố trực thuộc trung ương, đang chuẩn bị tiến lên đô
thị loại 1 trước năm 2010 nên tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng khu
tái định cư Tân Phú từ 2006 đến 2008 để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho tầng lớp
dân cư nên nhu cầu vốn tăng và làm tăng doanh số cho vay. Đến cuối năm 2007
doanh số cho vay trong ngành xây dựng giảm xuống còn 194.546 triệu đồng,
giảm đi 54.481 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng giảm 21,88%. Tỷ trọng
doanh số cho vay ngành xây dựng trong tổng doanh số cho vay cũng giảm xuống
16,47%. Nguyên nhân là do năm 2007 tuy thị trường nhà đất đang có cơn “sốt
giá’ nhưng chính phủ đang có xu hướng đề ra chính sách nhằm ổn định thị
trường bất động sản bằng cách thắt chặt tín dụng cho vay và ngân hàng đã quyết
định hạn chế cho vay trong lĩnh vực này, bên cạnh đó thì giá vật tư lại tăng nhanh
nên doanh nghiệp không còn nhu cầu cao về vốn, dẫn đến doanh số cho vay
trong xây dựng giảm là tất yếu.
Đồ thị 4: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
NHÀ GIAI ĐOẠN 2005-2007.
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tr
i ệ
u
đ
ồ
ng Ngành xây dựng
+Ngắn hạn
+Trung và dài hạn
3.2.2. Phân tích tình hình thu nợ
Ngân hàng là một tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền vay từ dân
chúng, các thành phần kinh tế, và sự hỗ trợ của ngân hàng cấp trên đều phải trả
lãi, đó là chi phí mà ngân hàng phải chịu khi sử dụng những nguồn vốn này. Do
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 47
vậy, vốn đầu tư của nó phải được bảo tồn và phát triển, việc sử dụng vốn như thế
nào để đạt hiệu quả và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong kinh doanh của
ngân hàng, tức là đảm bảo việc thu nợ phải tốt để hạn chế thấp nhất nợ quá hạn
đây là vấn đề quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Mặc dù việc thu nợ là
yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng
nó là nhân tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng
của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các
điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thắng lợi rất lớn trong hoạt
động cấp tín dụng của ngân hàng vì nhìn chung, ngân hàng đã cho vay đúng đối
tượng, người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Tình hình thu nợ xây
dựng và phát triển nhà tại NHPTN chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm dược thể hiện ở
bảng sau
Bảng 5: TÌNH HÌNH THU NỢ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ GIAI
ĐỌAN 2005- 2007
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
2006/2005
Chênh lệch
2007/2006 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngành
xây dựng
159.566 31,20 237.010 33,87 125.323 13,08 77.444 48,53 -111.687 -47,12
+Ngắn
hạn
64.522 12,62 84.511 12,08 38.014 3,97 19.989 30,98 -46.497 -55,02
+Trung
và dài hạn
95.044 18,58 152.499 21,79 87.309 9,11 57.455 60,45 -65.190 -42,75
Ngành
khác
351.905 68,80 462.784 66,13 832.702 86,92 110.879 31,51 369.918 79,93
Tổng
doanh số
thu nợ
511.471 100 699.794 100 958.025 100 188.323 36,82 258.231 36,90
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh.)
Nhìn chung tình hình thu nợ ngành xây dựng tăng giảm qua 3 năm. Tình
hình thu nợ trong 2 năm 2005, 2006 khá tốt nhưng qua năm 2007 thì không mấy
khả quan, doanh số đã giảm xuống và thấp hơn rất nhiều so với năm 2006. Cụ thể
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 48
năm 2005, doanh số thu nợ ngành xây dựng đạt 159.566 triệu đồng, chiếm 31,20
trong tổng doanh số thu nợ. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn là 64.552 triệu
đồng, chiếm 12,6155 trong tổng doanh số thu nợ, doanh số thu nợ trung và dài
hạn là 95.044 triệu đồng, chiếm 18,58% trong tổng doanh số thu nợ. Sang năm
2006 doanh số thu nợ là 237.010 triệu đồng, tăng 77.444 triệu đồng so với năm
2005, tốc độ tăng tương ứng là 48,53%. Trong đó thu nợ ngắn hạn tăng 19.989
triệu đồng, tương ứng 30,98% so với năm 2005 do vào thời gian này là do tình
hình kinh tế Cần Thơ có bước phát triển so với năm trước, hoạt động thị trường
nhà đất sôi động hẳn lên so với năm 2005 do các doanh nghiiệp trong và ngoài
nước đầu tư vào. Bên cạnh đó thì thu nợ trung và dài hạn cũng tăng lên 57.455
triệu đồng, tương ứng tăng 60,45%. Đạt được kết quả này là do các dự án đầu tư
đầu tư về nhà ở như khu dân cư 91B – TPCT, dự án khu dân cư phường Hưng
Phú-TPCT đã chính thức đi vào hoạt động, sinh lãi cho các doanh nghiệp. Mặt
khác do ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm định cho vay và phần lớn các khoản
vay có đủ tài sản thế chấp theo quy định, đủ cơ sở pháp lý, có kế hoạch sử dụng
vốn rõ ràng và hiệu quả, những món vay có số tiền lớn đều phản ánh cụ thể, rõ
ràng, có kế hoạch trả nợ và đóng lãi, có tờ trình thẩm định nêu lên được những
chi tiết, cụ thể; hơn nữa, khi cho vay làm nhà, CBTD căn cứ vào tiến độ thi công
và mức độ hoàn thành của công trình mà cho khách hàng rút vốn từng lần nhằm
tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không xây cất nhà đúng
như trong bản vẽ cũng như trong giấy phép xây dựng đã đăng ký. Cán bộ ngân
hàng thường xuyên kiểm tra các khoản vay đến hạn và liên lạc với khách hàng để
đôn đốc việc trả nợ. Sang năm 2007, bên cạnh việc thu hồi nợ các ngành khác
khả quan tăng 79,93% thì doanh số thu nợ ngành xây dựng giảm còn 125.323
triệu đồng, giảm so với 2006 là 116.687 triệu đồng, tương ứng giảm 47,12%.
Trong đó thu nợ ngắn hạn giảm 46,479 triệu đồng, tốc độ giảm tương ứng là
55,20 thu nợ trung và dài hạn giảm 65.190 triệu đồng, tương ứng giảm 42,78%.
Sở dĩ tình hình thu nợ giảm do doanh số vay xây dựng năm 2007 giảm mạnh và
một phần từ phía khách hàng không có khả năng trả nợ do gặp khó khăn trong
hoạt động lĩnh vực này do giá vật tư tăng cao đình đốn các dự án, chậm trễ tiến
trình thi công nên kéo theo tình hình thu nợ của ngân hàng giảm theo.
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 49
Đồ thị 5: CƠ CẤU DOANH SỐ THU NỢ CHO VAY XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN NHÀ GIAI ĐOẠN 2005-2007
0
50000
100000
150000
200000
250000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
T
ri
ệu
đ
ồn
g
Ngành xây dựng
+Ngắn hạn
+Trung và dài hạn
3.2.3. Phân tích tình hình dư nợ tín dụng
Bảng 6: TÌNH HÌNH DƯ NỢ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ GIAI
ĐOẠN 2005- 2007
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
2006/2005
Chênh lệch
2007/2006 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngành
Xây dựng
288.719 44,46 300.736 44,93 400.723 44,90 12.017 4,16 99.987 33,25
+Ngắn
hạn
105.506 16,25 54.375 8,12 36.309 4,07 -51.131 -48,46 -18.066 -33,23
+Trung
và dài
hạn
183.213 28,21 246.361 36,81 364.415 40,83 63.148 34,47 118.054 47,92
Ngành
khác
360.690 55,54 368.620 55,07 491.718 55,10 7.93 2,20 123.098 33,39
Tổng dư
nợ
649.409 100 669.356 100 892.441 100 19.947 3,07 223.085 33,33
(Nguồn:Phòng nghiệp vụ kinh doanh)
Dư nợ tín dụng là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về.
Mức dư nợ tín dụng càng cao chứng tỏ rằng ngân hàng đó có quy mô hoạt động
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 50
rộng, nguồn vốn mạnh và kinh doanh đa dạng. Nhìn chung tổng dư nợ tín dụng
qua 3 năm đều tăng lên. Năm 2006 tổng dư nợ tín dụng l à 649.409 triệu đồng,
sang năm 2006 tăng lên 19.947 triệu đồng, tương đương 3,07% và đạt 669.356 tri
ệu đồng. Đến năm 2007 tốc độ tăng cao hơn đạt 892.441 triệu đồng, tăng so với
năm 2006 là 223.085 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng là 33,33. Trong đó dư nợ
tín dụng ngành xây dựng cũng ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 dư
nợ xây dựng đạt 288.719 triệu đồng, sang năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên 12.027
triệu đồng so với 2005 và đạt 300.736 triệu đồng. Đến năm 2007, dư nợ tín dụng
xây dựng tăng vọt từ 300.736 triệu đồng (2006) tăng lên 400.723 triệu đồng, tốc
độ tăng 33,25% so với năm 2006.
Nếu xét về cơ cấu trong ngành xây dựng, ta thấy dư nợ tín dụng có xu
hướng giảm xuống và dư nợ tín dụng trung và dài hạn lại tăng qua các năm. Năm
2006 dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 105.506 triệu đồng và giảm mạnh còn 54.375
triệu đồng vào năm 2006, giá trị giảm 51.131 triệu đồng tương đương v ới
48,46% so với năm 2005 (105.506 triệu đồng). Sang năm 2007 dư nợ tín dụng
tiếp tục giảm còn 36.309 triệu đồng, giảm 18.066 triệu đồng so với năm 2006,
tương ứng tốc độ giảm là 33,23%. Bên cạnh đó thì dư nợ tín dụng trung và dài
hạn tăng cao qua các năm. Nếu năm 2005 dư nợ chỉ đạt 183.213 triệu đồng thì
năm 2006 đạt 246.461 triệu đồng, tăng thêm 63.148 triệu đồng tương ứng với tốc
độ tăng là 34,47%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do thành phố Cần
Thơ đang phấn đấu đạt đô thị loại 1, nhiều khu dân cư khang trang mọc lên để
đáp ứng nhu cầu về nhà ở ngày càng cao của người dân. Đây chính là lý do chính
làm doanh số cho vay và dư nợ tín dụng trung và dài hạn trong ngành xây dựng
tăng vào năm 2006. Và đến năm 2007, tuy ngân hang đang chủ trương hạn chế
cho vay trong lĩnh vực này nhưng dư nợ tiếp tục tăng vọt lên 364.415 triệu đồng,
tăng 118.045 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 47,92%. Nguyên
nhân là do năm 2007 giá cả vật liệu xây dựng leo thang làm cho các nhà thầu
nhất là nhà thầu trọn gói gặp khó khăn trong việc tiếp tục xây dựng các dự án nên
các khoản vay trước đó họ khó có khả năng trả nợ và làm dư nợ tăng cao.
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 51
Đồ thị 6: TÌNH HÌNH DƯ NỢ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ GIAI
ĐOẠN 2005- 2007
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
450000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tr
iệ
u
đồ
ng
Ngành Xây dựng
+Ngắn hạn
+Trung và dài
hạn
3.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn xây dựng và phát triển nhà qua 3 năm
từ 2005 đến 2007 tại ngân hàng
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng trả lãi hoặc vốn không đúng thời
hạn cho ngân hàng. Nó phản ánh chất lượng tín dụng, khi nợ quá hạn càng thấp
thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại, hay nói cách khác nó là một tiêu
chí phản ánh hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không. Khi ngân hàng đi vào
quá trình hoạt động kinh doanh thì luôn mong muốn nợ quá hạn càng thấp càng
tốt nhưng không thể nào đạt được tình trạng nợ quá hạn bằng không. Bởi vì dù
cho quá trình thẩm định tín dụng có tốt, chuẩn xác đến đâu đi nữa thì khách hàng
khi nhận được tiền vay cũng đều có thái độ khác so với lúc ban đầu đi vay. Và
một điều không thể tránh khỏi khi thời tiết thay đổi thất thường, thiên tai, dịch
bệnh… làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ
không có khả năng trả nợ hoặc trả trễ cho ngân hàng. Đó là những rủi ro xảy ra
trong hoạt động tín dụng, làm ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của ngân hàng.
Vì vậy việc phân tích tình hình nợ quá hạn không phải nhằm mục tiêu triệt tiêu
hoàn toàn rủi ro cho ngân hàng mà nhằm tìm ra nguyên nhân để đề ra giải pháp
nhằm hạn chế nợ quá hạn xuống một mức cho phép mà ngân hàng có thể kiểm
soát được. Sau đây là tình hình nợ quá hạn trong hoạt động cho vay xây dựng và
phát triển nhà tại ngân hàng PTNĐBSCL qua 3 năm từ 2005 đến 2007
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 52
Bảng 7: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ
GIAI ĐOẠN 2005- 2007
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
2006/2005
Chênh lệch
2007/2006 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngành xây dựng 2.417 15,76 8.050 48,76 4.758 21,27 5.633 233,06 -3.292 -40,89
+Ngắn hạn 301 -1,96 382 2,31 53 0,24 81 26,91 -329 -86,13
+Trung và dài
hạn
2.116 13,80 7.668 46,45 4.705 21,03 5.552 262,38 -2.963 -38,64
Ngành khác 12.920 84,24 8.959 51,24 17.610 78,73 -4.451 -34,45 9.151 108,18
Tổng NQH 15.337 100 16.509 100 22.368 100 1.172 7,64 5.859 35,49
(Nguồn:Phòng nghiệp vụ kinh doanh.)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn cho vay xây dựng và phát
triển nhà tại ngân hàng qua 3 năm tăng giảm kkông đều. Nợ quá hạn tăng trong
năm 2006 và giảm vào năm 2007. Cụ thể, vào năm 2005 nợ quá hạn ngành xây
dựng là 2.417 triệu đồng, chiếm 15,76% trong tổng nợ quá hạn theo ngành, trong
đó nợ quá hạn xây dựng ngắn hạn là 301 triệu đồng, trung và dài hạn 2.116 triệu
đồng. Qua năm 2006 nợ quá hạn xây dựng tăng vọt lên 8.050 triệu đồng, tăng so
với năm 2005 là 5.633 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng là 233,06%. Nhưng
trong đó nợ quá hạn ngắn hạn ngành xây dựng tăng không đáng kể, năm 2006
(382 triệu đồng) tăng so với năm 2005 (301 triệu đồng) thì chỉ tăng 81 triệu
đồng, tương đương tăng 26,91%. Phần lớn là sự gia tăng của nợ quá hạn trung
dài hạn, năm 2006 đạt 7.668 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 5.552 triệu
đồng, tốc độ tăng tương ứng lên tới 262,38%. Nguyên nhân là do vào năm 2006
đối tượng vay chủ yếu là khách hàng xây dựng trung và dài hạn, tình hình giá cả
vật tư leo thang đẩy chi phí lên cao, họ gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh
của mình nên khả năng trả nợ đúng thời hạn giảm. Mặt khác là do ngân hàng
đang trong giai đoạn thực hiện cơ cấu lại nợ theo quyết định số 493/2005/QĐ –
NHNN về việc xử lý nợ quá hạn và trích rủi ro theo quy định. Đến năm 2007, nợ
quá hạn giảm còn 4.758 triệu đồng, giảm so với năm 2006 là 3.292 triệu, tốc độ
giảm tương ứng là 40,89%. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn ngành xây dựng đạt
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 53
53 triệu, giảm 329 triệu so với năm 2006, tốc độ giảm tương ứng là 86,13%. Nợ
quá hạn trung và dài hạn ngành xây dựng tăng lên 4.705 triệu, tương ứng tăng
38,64% so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2007 doanh số cho vay trong
ngành xây dựng giảm kéo theo nợ quá hạn có phần giảm theo
Đồ thị 7: CƠ CẤU NỢ QUÁ HẠN CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN NHÀ GIAI ĐOẠN 2005-2007
0
2000
4000
6000
8000
10000
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
T
ri
ệu
đ
ồn
g Ngành xây
dựng
+Ngắn hạn
+Trung và dài
hạn
3.2.5. Đánh giá tình hình cho vay xây dựng và phát triển nhà tại ngân
hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ
3.2.5.1. Đánh giá qua các chỉ tiêu tài chính
Phần trên đã trình bày từng nội dung cụ thể của hoạt động cho vay xây dựng
và phát triển nhà như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng và nợ
quá hạn. Sau đây chúng ta sẽ đánh giá tổng hợp tình hình cho vay xây dựng và
phát triển nhà qua các chỉ số như hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, dư nợ
trên tổng nguồn vốn, dư nợ trên vốn huy động. Sau đây là bảng thống kê tổng
hợp tình hình cho vay xây dựng và phát triển nhà tại chi nhánh NHPTNĐBSCL
giai đoạn 2005-2007.
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 54
Bảng 8: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CHO VAY XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN NHÀ GIAI ĐOẠN 2005-2007
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
2006/2005
Tỷ lệ
(%)
Chênh lệch
2007/2006
Tỷ lệ
(%)
Tổng nguồn vốn
( TNV)
Triệu đồng 719.731 676.756 899.858 -5,97 132,97
Vốn huy động
( VHĐ)
Triệu đồng 231.161 261.441 345.050 13,10 31,98
DSCV xd nhà ở Triệu đồng 108.047 249.027 194.546 130,48 -21,88
DSTN xd nhà ở Triệu đồng 159.566 237.010 125.323 48,53 -47,12
DN xd nhà ở Triệu đồng 288.719 300.736 400.723 4,16 33,25
DN xd nhà bình
quân (DNBQ)
Triệu đồng 314.478,5 294.727,5 350.729,5 -6,28 19,00
NQH xd nhà ở Triệu đồng 2.417 8.050 4.758 233,06 -40,89
1.DN xd nhà ở/
TNV
% 40,12 44,44 44,532 10,78 0,21
2.DN xd nhà ở/
VHĐ
% 124,90 115,03 116,14 -7,90 0,96
3.Hệ số thu nợ
(DSTN/DSCV)
% 147,68 95,17 64,42 -35,56 -32,32
4.Vòng quay vốn
TD
(DSTN/DNBQ)
Vòng 50,74 80,42 35,73 58,49 -55,57
5. Tỷ lệ nợ quá
hạn/ Dư nợ
% 0,84 2,68 1,19 219,75 -55,64
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh.)
a) Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn
Dựa trên số liệu từ bảng 8 ta thấy, sử dụng vốn của chi nhánh vào nhà ở là
khá cao và tăng qua các năm. Cụ thể là vào năm 2005 dư nợ xây dựng nhà chiếm
40,1155 trong tổng nguồn vốn, sang năm 2005 tăng lên 44,44%, tăng so với năm
2005 là 10,78%, đến năm 2007 tăng lên 44,53%, tăng 0,21%.
b) Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh trong dư nợ mà chi nhánh cho vay xây dựng nhà ở
đối với cá nhân và hộ gia đình thì có bao nhiêu đồng vốn được đầu tư từ nguồn
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 55
vốn huy động. Dư nợ cho vay xây dựng nhà ở trên vốn huy động biến động trong
ba năm như sau:
Năm 2005 tỷ lệ này đạt 124,9% và năm 2006 đạt 115,03%, giảm 7,9% so
với năm 2005 và năm 2007 lại tăng lên 116,135; tốc độ tăng tương ứng là 0,96%
so với năm 2006. Tuy tỷ lệ này tăng giảm qua các năm nhưng đều đạt trên 100%
vốn huy động. Như vậy qua chỉ tiêu này ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh
của ngân hàng là rất tốt, qua 3 năm tổng vốn huy động và tổng dư nợ đều tăng
lên. Đây là điều tốt, uy tín của ngân hàng sẽ được nâng cao và thuận lợi cho ngân
hàng trong việc huy động vốn.
c) Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng so với số vốn cho
vay. Chỉ tiêu này cho biết số tiền ngân hàng sẽ thu được trong một thời kỳ nhất
định từ một đồng doanh số cho vay. Nhìn vào bảng trên ta thấy hệ số thu nợ của
ngành xây dựng tại NHPTNĐBSCL giảm đều qua các năm. Năm 2005 tỷ lệ này
là 147,68% đều đó có nghĩa là khi ngân hàng cho vay một đồng thì khả năng thu
hồi nợ rât cao lên tới 147,68%, sang năm 2006 giảm xuống còn 95,17%, tốc độ
giảm tương ứng là 35,56%. Đến năm 2007 thì tỷ lệ này tiếp tục giảm 64.418 so
với năm 2006. Hệ số thu nợ này giảm một phần là do doanh số cho vay giảm
21,88% năm 2007 so với năm 2006 nhưng giảm với tốc độ chậm hơn doanh số
thu nợ là 47,12%. Vì vậy mặc dù năm 2007 ngân hang đang có xu hướng hạn chế
cho vay về lĩnh vực xây dựng và phát triển nhà nhưng dựa trên số liệu phân tích
ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng không mấy khả quan một phần do khả
năng trả nợ của khách hàng và một phần do công tác thẩm định thu hồi nợ của
ngân hàng.
d) Vòng quay vốn tín dụng
Dùng để đo lường vòng luân chuyển của tín dụng nhanh hay chậm, vòng
quay càng nhanh thì hoạt động tín dụng ngân hàng càng có hiệu quả và ngược lại.
Nhìn chung thì vòng quay tín dụng tại ngân hàng tăng giảm qua các năm. Năm
2005 vòng quay vốn tín dụng ngân hàng đạt 50,74 vòng và tăng nhanh qua năm
2006 lên tới 80,42 vòng, tốc độ tăng so với năm 2005 là 58,49%. Đến năm 2007
thì tỷ lệ này giảm xuống nhanh và còn 35,73 vòng, tốc độ giảm tương ứng là
55,57% so với năm 2006. Nguyên nhân này là do doanh số thu nợ năm 2007 có
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 56
xu hướng giảm xuống so với 2006, trong khi dư nợ bình quân năm 2007 lại tăng
19% so với năm 2006 nên vòng quay vốn tín dụng giảm là điều tất yếu. Vì vậy
đòi hỏi ngân hàng cần phải có những chính sách thu nợ thích hợp hơn.
e) Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của khoản vay trước đó của ngân hàng
cũng như khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, giúp đánh giá chính xác thực trạng
rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Nhìn chung qua 3 năm từ năm 2005 đến
năm 2007 thì tỷ lệ này tăng giảm qua các năm. Năm 2005 thì tỷ lệ đạt 0,84%,
sang năm 2006 tăng lên 2,68% và đến năm 2007 giảm xuống 1,19%. Ta thấy
năm 2006 tỷ lệ này tăng so với 2005 là 219,75% nhưng sang năm 2007 do một
phần có chính sách thường xuyên kiểm tra các khoản nợ và báo cho khách hàng
tốt và một phần doanh số cho vay giảm làm giảm tỷ lệ này xuống 55,64% so với
năm 2006, phần lớn khách hàng đến gia hạn nợ khi đến hạn vì không có khả
năng trả nợ nên mặc dầu doanh số thu nợ giảm nhưng nợ quá hạn cũng giảm.
3.2.5.2. Đánh giá chung tình hình cho vay xây dựng và phát triển nhà
tại ngân hàng
a) Ưu điểm
Nhìn chung qua quá trình phân tích ở phần trên ta thấy ngân hàng chú trọng
trong lĩnh vực cho vay xây dựng và phát triển nhà, thể hiện là nguồn vốn huy
động và tổng nguồn vốn sử dụng cho mục đích cho vay này cao và tăng qua các
năm. Từ đó giúp ta thấy các cán bộ ngân hàng đã làm tốt trong công tác huy động
vốn.
Doanh số cho vay của ngân hàng vào năm 2007 tuy có giảm nhưng là do
chính sách thắt chặt tín dụng của chính phủ, và so năm 2006 so với 2005 ta thấy
doanh số cho vay tăng cao, từ đó ta thấy ngân hàng không chỉ làm tốt trong công
tác huy động vốn mà còn tốt cả công tác cho vay với những chính sách khuyến
khích khách hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tuy có tăng giảm qua 3 năm nhưng nhìn
chung tỷ lệ này giảm mạnh vào năm 2007, giảm 55,64% so với 2006. Bên cạnh
dư nợ cho vay tăng lên từ 300.736 triệu đồng lên 400.723 triệu đồng thì nợ quá
hạn lại giảm từ 8.050 còn 4.758 triệu đồng nên làm tỷ lệ này giảm xuống. Tỷ lệ
này thấp hơn so với quy định của hệ thống ngân hàng PTNĐBSCL (3%) và mức
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 57
trung bình của ngành ngân hàng 5%. Đây là điều tốt cho thấy ngân hàng quản lý
tốt trong việc kiểm tra và thông báo cho khách hàng về thời gian các khoản nợ
của họ.
b) Hạn chế.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì hoạt động cho vay xây dựng nhà vẫn còn
một số hạn chế sau:
Hệ số thu nợ giảm đều qua 3 năm, mà nguyên nhân chính là do doanh số thu
nợ giảm nhanh hơn doanh số cho vay, điều này cho thấy ngân hàng cần chú ý
đến công tác thu hồi nợ của mình.
Vòng quay vốn tín dụng chưa cao và vào năm 2007 chỉ đạt gần 36 vòng so
với 80 vòng trong năm trước đó. Sự giảm sút này là do doanh số thu nợ năm
2007 có xu hướng giảm mạnh, trong khi đó thì dư nợ bình quân lại theo chiều
hướng ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu của mặt hạn chế này là do vào năm 2007
ngân hàng phải thi hành chính sách thắt chặt tín dụng theo quy định của ngân
hàng nhà nước nên làm cho doanh số cho vay giảm, và một phần do giá cả vật
liệu xây dựng tăng nên khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng
dẫn đến tình trạng thu nợ của ngân hàng giảm.
Mặt khác trên địa bàn thành phố Cần Thơ còn có nhiều tổ chức tín dụng
khác cùng kinh doanh trong lĩnh vực này, nên ngân hàng phải thường xuyên chịu
sự cạnh tranh về cơ sở hạ tầng, lãi suất cho vay cũng như huy động của các ngân
hàng bạn
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 58
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG CHO VAY
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ
Nhìn chung thì nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tín dụng cho vay
xây dựng và phát triển nhà tại ngân hàng là do các yếu tố chủ yếu sau:
Dư nợ tín dụng
Nợ quá hạn
Đây chính là hai chỉ tiêu chính nhằm đánh giá hiệu quả tín dụng tại một
ngân hàng thông qua hệ số nợ quá hạn trên dư nợ tín dụng.
4.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ TÍN
DỤNG
4.1.1. Yếu tố về số lượng khách hàng giữa các năm
Bảng 9: SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
NHÀ GIAI ĐOẠN 2005-2007
Đơn vị tính: người
Chênh lệch
2006/2005
Chênh lệch
2007/2006 Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Số lượng % Số lượng %
1.485 3.144 1.850 1.264 68,32 -1.269 -40,75
(Nguồn: phòng nghiệp vụ kinh doanh)
Số lượng khách hàng qua các năm tại ngân hàng tăng giảm qua các năm,
năm 2005 số lượng khách hàng giao dịch là 1485, sang năm 2006 tỷ lệ này tăng
vọt với tốc độ 68,32% so với 2005, nhưng đến năm 2007 thì số lượng khách hàng
lại giảm xuống còn 1.850 người, tốc độ giảm tương ứng so với năm 2006 là
40,75%. Số lượng khách hàng thường thì có ảnh hưởng thuận với tình hình dư nợ
nên dư nợ năm 2005 và 2006 đều tăng, nhưng vào năm 2007 tuy số lượng khách
hàng giảm nhưng tình hình dư nợ vẫn tăng là do giá cả vật liệu xây dựng leo
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 59
thang, bên cạnh đó ngân hàng lại hạn chế tín dụng cho vay nên các khách hàng
không có khả năng trả nợ làm số dư nợ cho vay tăng.
4.1.2. Yếu tố về đối tượng cho vay, lĩnh vực cho vay
Trong giai đoạn 2005 đến 2007, ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay trung
và dài hạn và đối tượng là các chủ xây dựng dự án về phát triển nhà hơn là đối
tượng cá nhân, cho vay trung và dài hạn chiếm hơn 50% tổng cho vay xây dựng
phát triển nhà (2005) và chiếm hơn 80% tổng cho vay xây dựng và phát triển nhà
trong hai năm 2006 và 2007, mà cho vay theo đối tượng và lĩnh vực này thường
có thời gian thu hồi vốn chậm hơn so với cho vay ngắn hạn nên làm cho dư nợ
cho vay tăng qua các năm.
4.1.3. Yếu tố về địa bàn cho vay
Khách hàng chủ yếu của ngân hàng phần lớn tập trung tại địa bàn thành phố
Cần Thơ và rải rác khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (hơn 70% số lượng
khách hàng cho vay ở Cần Thơ và khoảng gần 30% ở các tỉnh lân cận-theo
nguồn thống kê tại phòng kinh doanh ngân hàng năm 2007). Địa bàn cho vay
cũng là một yếu tố ảnh hưởng thuận đến dư nợ tín dụng cho vay, vì vậy không
chỉ riêng NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ mà tất cả các tổ chức tín dụng hay
bất kỳ một cơ sở sản xuất nào cũng luôn tìm cách mở rộng địa bàn cho vay nhằm
tăng lợi nhuận cho mình nhưng trong quá trình mở rộng địa bàn cho vay thì cần
chú trọng đến nguồn nhân lực và cách quản lý phù hợp nếu không sẽ có kết quả
ngược lại.
4.1.4. Yếu tố về cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố sống còn khi bất kỳ một tổ chức nào bắt đầu hoạt động
kinh doanh. Nếu ngân hàng cạnh tranh tốt thì sẽ lôi kéo được lượng khách hàng
lớn về phía mình và mở rộng tăng trưởng dư nợ. Còn ngược lại nếu cạnh tranh
không tốt thì có thể dẫn đến tình trạng phá sản của ngân hàng. Và cũng như các
tổ chức khác, ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với sự cạnh tranh của các
ngân hàng bạn trong lĩnh vực cho vay xây dựng và phát triển nhà về chất lượng
cho vay, địa bàn hoạt động cũng như về lãi suất. Nhìn chung thì khả năng cạnh
tranh của ngân hàng cũng khá tốt qua các năm, tuy chỉ là một chi nhánh phải
cạnh tranh với các chi nhánh và ngân hàng lớn khác trên cùng địa bàn nhưng thị
phần của ngân hàng trong lĩnh vực này cũng chiếm một tỷ lệ đáng khích lệ: năm
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 60
2005 chiếm 7,11%, năm 2006 chiếm 6,99% và năm 2007 chiếm 11,85% tổng thị
phần trong lĩnh vực cho vay xây dựng và phát triển nhà trên địa bàn thành phố
Cần Thơ (theo số liệu ngân hàng nhà nước chi nhánh Cần Thơ).
4.1.5. Yếu tố về cơ chế chính sách, nền kinh tế
Ta thấy bất kỳ một chính sách nào của chính phủ đều có ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức hay nền kinh tế. Vào
năm 2007 thị trường bất động sản có nhiều biến động, lạm phát tăng kéo theo giá
cả vật liệu xây dựng tăng, trong khi chính phủ lại thực hiện chính sách thắt chặt
tín dụng cho vay trong lĩnh vực này làm cho các nhà thầu gặp khó khăn trong
việc xây dựng các dự án khu chung cư. Chính sách thắt chặt tín dụng này làm
cho quy mô tín dụng lĩnh vực này bị thu hẹp, nhưng do giá cả năm 2007 tăng cao
nên các khách hàng nhất là các nhà thầu nhận trọn gói gặp khó khăn trong tiến
trình thực hiện công trình nên họ không có khả năng trà các khoản vay trước đó
và làm dư nợ tín dụng tăng cao.
Tóm lại dư nợ tín dụng giai đoạn 2005 đến 2007 trong lĩnh vực cho vay xây
dựng và phát triển nhà tại ngân hàng tăng cao từ 288.719 triệu đồng vào năm
2005 tăng lên 300.736 triệu năm 2006 và đến năm 2007 dư nợ đạt 400.723 triệu
đồng. Điều này thể hiện quy mô tín dụng tốt nhưng muốn hoạt động tín dụng
ngân hàng đạt hiệu quả thì nợ quá hạn phải chiếm một tỷ lệ thích hợp trong
khoản dư nợ này.
4.2. CÁC YẾU TỐ DẪN ĐẾN NỢ QUÁ HẠN
4.2.1. Từ phía khách hàng
Do khách hàng sử dụng đồng vốn không hiệu quả, gặp khó khăn trong kinh
doanh nên không có khả năng trả nợ đúng thời hạn, và một phần do khách hàng
có thái độ chay lỳ không muốn trả nợ.
4.2.2. Từ phía ngân hàng
Ngân hàng chưa làm tốt trong công tác quản lý nợ, thông báo cho các khách
hàng các khoản vay tới hạn, một phần do công tác thẩm định tín dụng ngay lúc
đầu khi quyết định cho vay chưa được tốt.
4.2.3. Cơ chế chính sách, nền kinh tế
Trong năm 2006, ngân hàng đang trong giai đoạn thực hiện cơ cấu lại nợ
quá hạn theo quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN của NHNN về việc xử lý nợ
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 61
quá hạn và trích rủi ro theo quy định nên làm nợ quá hạn tăng. Mặt khác khi nền
kinh tế bị lạm phát giá cả vật tư leo thang sẽ làm cho công trình gián đoạn, đây
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn trong cho vay trung và
dài hạn.
Nhìn chung tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng tăng cao trong năm 2006 (từ
2.417 triệu đồng năm 2005 tăng lên 8.050 triệu đồng năm 2006) do thực hiện
quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, và sang năm 2007 nợ quá hạn có xu hướng
giảm xuống do một phần doanh số cho vay trong năm giảm theo chính sách thắt
chặt tín dụng và một phần do ngân hàng làm tốt công tác theo dõi báo cho khách
hàng biết các khoản nợ đến hạn và khách hàng đã chuyển sang xin gia hạn khi
đến hạn. Tóm lại tình hình nợ quá hạn trên dư nợ tại ngân hàng vẫn trong mức
cho phép và kiểm soát được.
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 62
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ
Những năm qua, chi nhánh NH PTN ĐBSCL tỉnh Cần Thơ đã góp phần
không nhỏ trong việc giúp các hộ dân vay vốn để mua, xây dựng và sửa chữa nhà
ở để yên tâm lao động, sản xuất, xây dựng cuộc sống ngày càng văn minh, hiện
đại. Thế nhưng, để có thể tiếp tục phát triển bền vững trong điều kiện nền kinh tế
thị trường ngày càng đa dạng, phong phú, phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay
gắt, quyết liệt, “buộc” chi nhánh phải có những giải pháp thích hợp để hoạt động
tín dụng cho vay xây dựng và phát triển nhà tại ngân hàng đạt hiệu quả, thì trước
mắt cần giải quyết tốt vấn đề tăng trưởng dư nợ và hạn chế nợ quá hạn.
5.1. GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ TÍN DỤNG
5.1.1. Nhu cầu về vốn vay xây dựng và phát triển nhà trên địa bàn thành
phố Cần Thơ hiện nay
Theo khảo sát của Sở Xây dựng, toàn TP Cần Thơ hiện còn trên 26.000
người có thu nhập thấp chưa có nhà ở. Trong đó, 1.400 người là chiến sĩ, sĩ quan
lực lượng vũ trang; 16.500 người là cán bộ, công chức, viên chức hành chính sự
nghiệp hay doanh nghiệp nhà nước, gần 10.000 công nhân làm việc tại các khu
công nghiệp.
Mấy năm qua, thành phố chỉ có 7 chung cư và một số nhà tập thể với
khoảng 1.050 căn hộ. Trong đó 6 chung cư đã xuống cấp, hư hỏng; chỉ còn
chung cư đường 91B với 9 block nhà mới xây, vừa đủ chỗ cho 465 hộ. Theo dự
báo, nhu cầu nhà ở của đối tượng cán bộ còn tăng thêm 10% hằng năm; của công
nhân còn tăng đến 40%.
Dự kiến tháng 5.2008 sẽ bắt đầu triển khai xây dựng 2 block nhà đầu tiên
(cao 10 tầng/block, với khoảng 2.000 căn trên diện tích 2 ha tại khu dân cư Hưng
Phú, quận Cái Răng), diện tích mỗi căn từ 50 - 60m2. Sau đó Cần Thơ sẽ tiếp tục
xây dựng ở quận Ninh Kiều 4.000 căn hộ, quận Cái Răng 18.000 căn, quận Bình
Thủy 20.000 căn, 2 quận Ô Môn và Thốt Nốt mỗi nơi 8.000 căn từ nay đến năm
2020.
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 63
Theo thông tin trên ta thấy nhu cầu về nhà ở hiện nay ở thành phố Cần Thơ
là rất cao và có xu hướng tăng trong những năm tới. Vì vậy mà nhu cầu về vốn
vay để xây dựng và phát triển nhà ở trên toàn địa bàn thành phố sẽ theo xu hướng
tăng theo, nhưng để có những giải pháp cụ thể và thích hợp để thu hút khách
hàng, cạnh tranh với các ngân hàng khác cùng kinh doanh trong lĩnh vực này thì
ngân hàng phải biết được mình đang ở vị thế nào trong lĩnh vực này thông qua
thị phần của mình trên thị trường cho vay xây dựng và phát triển nhà.
5.1.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng
5.1.2.1. Thị phần của NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ về cho vay
trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Bảng 10: THỊ PHẦN CỦA NHPTN ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ VỀ
CHO VAY TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ.
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
2006/2005
Chênh lệch
2007/2006
Các tổ
chức tín
dụng
Vốn tín
dụng
%
Vốn tín
dụng
% Vốn tín dụng %
Vốn tín
dụng
%
Vốn tín
dụng
%
NH
Ngoại
thương
2.229.257 23,02 2.368.750 21,47 3.282.885,5 16,85 139.314 6,25 914.315 38,60
NH Công
thương
1.428.390 14,75 810.852 7,35 902.062,9 4,63 -617.538 -42,23 91.210,9 11,25
NH Đầu
tư
915.138 9,45 866.012 7,85 1.003.374,5 5,15 -49.126 -5,37 137.363 15,86
NH NN0 1.630.786 16,84 1.680.173,6 15,23 2.191.837,5 11,25 49.388 3,03 511.664 30,45
NH PTN
ĐBSCL
526.964 5,44 719.741 6,52 1.181.110 6,06 192.777 36,58 461.369 64,10
NH Cổ
phần
2.745.414 28,35 4.405.077 39,93 10.690.322,1 54,87 1.659.664 60,45 6.285.245 142,68
Quỹ tín
dụng
208.051,6 2,15 181.583,4 1,65 231.407,5 1,19 -26.478,2 -12,73 49.834,1 27,45
Tổng
cộng
9.684.000 100 11.032.000 100 19.483.000 100 1.348.000 13,92 8.451.000 76,60
(Nguồn: Phòng tổng hợp-quản trị TCTD tại NHNN chi nhánh Cần Thơ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy thị phần của các ngân hàng nhà nước trong
tổng doanh số cho vay trên địa bàn thành phố Cần Thơ đang có xu hướng giảm
liên tục qua các năm như ngân hàng ngoại thương thị phần cho vay giảm từ
23,02% năm 2005 xuống chỉ còn 16,85% năm 2007; ngân hàng công thương
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 64
giảm từ 14,75% năm 2005 xuống còn 4,36%; ngân hàng nông nghiệp phát triển
nông thôn giảm từ 16,84% năm 2005 còn 11,25% vào năm 2007. Và NHPTN
ĐBSCL cũng trong xu hướng đó, vào năm 2005 thị phần của ngân hàng là
5,44%, vào năm 2006 tăng lên 6,52% do hoạt động cho vay xây dựng và phát
triển nhà gia tăng vượt bật vào năm này, đến năm 2007 thì thị phần giảm xuống
còn 6,06% . Ta thấy nguyên nhân dễ hiểu là do ngân hàng nhà nước đang có
chính sách cổ phần hóa các ngân hàng nhà nước thành ngân hàng cổ phần vào
năm 2009 nên nhà nước giảm dần các chính sách ưu tiên đối với các ngân hàng
quốc doanh để các ngân hàng tự nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
mình. Bên cạnh đó các ngân hàng quốc doanh chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các
ngân hàng cổ phần trên địa bàn, nên thị phần ngân hàng quốc doanh giảm và thị
phần ngân hàng cổ phần tăng cao. Năm 2005 thị phần của ngân hàng cổ phần là
39,93%, năm 2006 thị phần đạt 54,87% với tốc độ tăng tương ứng so với năm
2005 là 60,45%. Và thị phần này tiếp tục tăng lên 54,87% vào năm 2007 với tốc
độ tăng so với năm 2006 lên đến 142,68%, chiếm hơn phân nửa thị phần về lĩnh
vực cho vay của cả địa bàn thành phố Cần Thơ.
Tóm lại NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ có thị phần về doanh số cho
vay còn thấp so với các ngân hàng khác một phần do chưa mở rộng được phạm
vi hoạt động cho vay, cơ sở hạ tầng chưa trang bị đầy đủ và đội ngũ cán bộ ngân
hàng chuyên về tín dụng còn thiếu chuyên nghiệp, còn lúng túng trong quá trình
phân tích, thẩm định tín dụng nên khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác
còn thấp.
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 65
5.1.2.2. Thị phần của NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ trong thị trường
cho vay xây dựng và phát triển nhà trên địa bàn Cần Thơ
Bảng 11: THỊ PHẦN CỦA NHPTN ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ
TRONG THỊ TRƯỜNG CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổ chức tín dụng Vốn tín
dụng
%
Vốn tín
dụng
%
Vốn tín
dụng
%
NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần
Thơ
108.047 7,11 249.027 6,99 194.546 11,85
Toàn địa bàn thành phố Cần Thơ 1.520.000 100 3.564.000 100 1.650.000 100
(Nguồn:Phòng tổng hợp-quản trị TCTD tại NHNN chi nhánh Cần Thơ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy thị phần trong lĩnh vực cho vay xây dựng và
phát triển nhà tại ngân hàng tăng giảm qua các năm, năm 2005 thị phần của ngân
hàng là 7,11%, giảm xuống còn 6,99% vào năm 2006 nhưng lại tăng vào năm
2007 là 11,85% trên toàn địa bàn thành phố Cần Thơ. Nhìn chung thì thị phần về
lĩnh vực cho vay này còn khá khiêm tốn, một phần là do ngân hàng phải đa dạng
hóa các loại sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách hàng như mở đại lý giao dịch
chứng khoán tại ngân hàng vào năm 2007, có phương hướng mở rộng giao dịch
chuyển tiền nhanh qua ngân hàng để cạnh tranh với các ngân hàng bạn, một phần
do đội ngũ cán bộ ngân hàng còn thiếu nên ngân hàng không thể cùng một lúc
tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
5.1.3. Giải pháp tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay xây dựng và phát
triển nhà
Dựa theo tình hình trên, để tăng trưởng dư nợ cho vay thì ngân hàng không
nên chỉ cho vay đơn thuần các tổ chức, cá nhân để xây dựng và phát triển nhà
như trước mà song song đó cần triển khai việc liên kết với các Công ty kinh
doanh nhà ở, để bảo lãnh cho các cá nhân muốn vay vốn mua nhà dự án. Nếu làm
được như vậy thì ngân hàng sẽ thu hút được lượng khách hàng ngày càng đông
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 66
và giải quyết tốt về nhu cầu nhà cho khách hàng và kéo theo tăng dư nợ tín dụng
về lĩnh vực này.
Mặc khác để tăng trưởng dư nợ thì ngân hàng cần tăng khả năng cạnh tranh
với các ngân hàng bạn như ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, tăng
cường hiệu quả maketing, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thu hút lượng
khách hàng ngày càng đông. Bên cạnh đó cần thường xuyên nghiên cứu thị
trường cho vay và các chính sách có liên quan để có những chính sách kịp thời
và linh hoạt khi thị trường có biến động hay chính sách thay đổi.
Mở rộng địa bàn cho vay và đối tượng vay nhưng cần có cơ chế quản lý
chặt chẽ các thông tin khách hàng cũng như các khoản nợ của khách hàng.
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HẠN CHẾ NỢ
QUÁ HẠN
- Ngân hàng cần phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, những chỉ đạo của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh trong quá trình
phát triển kinh tế nói chung, nhất là các chủ trương có liên quan đến việc cho vay
xây dựng nhà ở.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác
tín dụng.
- Ngân hàng cần áp dụng đúng nguyên tắc cho vay đúng đối tượng và đúng
mục đích để đảm bảo cho khả năng thu hồi nợ, thường xuyên kiểm tra các khoản
nợ, theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng để có biện pháp kịp thời khi
có tình huống quá hạn xảy ra.
- Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên nghiệp cho các cán bộ nhân viên
nhằm đảm bảo quá trình làm việc có hiệu quả.
- Áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình giao dịch nhằm đáp ứng nhu
cầu khách hàng nhanh và đơn giản nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho khách hàng
cũng như ngân hàng.
- Thường xuyên chỉ đạo, kiển soát chất lượng hoạt động tín dụng. Quan tâm
việc mở rộng kinh doanh nhưng phải đi đôi với việc đảm bảo chất lượng và hiệu
quả tín dụng.
- Tăng cường công tác thu hồi nợ tới hạn, nợ tồn đọng. Hiện nay thì ngân
hàng chỉ gửi giấy báo cho khách hàng khi nợ tới hạn. Nếu có điều kiện thì ngân
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 67
hàng nên gửi cho khách hàng biết trước khoảng một tháng hay vài tuần đề khách
hàng biết và thực hiện việc trả nợ tới hạn của mình.
5.2.1. Về phía cán bộ ngân hàng
Cần nâng cao trình độ chuyên môn cũng như chuyên nghiệp cho các cán bộ
thuộc chuyên nghiệp về lĩnh vực thẩm định tín dụng để đưa ra các quyết định
chính xác cho vay hay không sau khi thẩm địng dự án cũng như khả năng trả nợ
của khách hàng.
Vấn đề làm sao đào tạo nhân viên có năng lực làm việc là một điều rất quan
trọng, nhưng quan trọng hơn là về mặt đạo đức làm việc của nhân viên đó. Phải
đảm bảo nhân viên tín dụng hoàn toàn khách quan trong công tác thẩm định để
có quyết định khách quan.
Tăng cường kiểm soát, kiểm toán nội bộ để đảm bảo quá trình hoạt động
của ngân hàng đạt hiệu quả, kiểm tra hồ sơ cho vay, quy trình cho vay và việc
chấp hành quá trình cho vay vốn để phát hiện và điều chỉnh kịp thời những thiếu
sót..
5.2.2. Tăng cường thẩm định, xét duyệt trước khi cho vay
Tuy thực hiện tốt khâu này không giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro hoàn
toàn, nhưng nó có thể hạn chế rủi ro thông qua đánh giá chủ yếu về tình hình tài
chính của khách hàng, từ đó ta có thể dự đoán được khả năng trả nợ của khách
hàng và đưa ra quyết định cho vay hay không. Nhưng đối với một món vay có
quy mô lớn, những dự án lớn của khách hàng mà hcỉ có một hoặc hai người thẩm
định thì có khi cho kết quả sau lầm. Vì vậy cần hình thành nên nhóm hoặc phòng
ban chỉ chuyên về lĩnh vực thẩm định tín dụng mà thôi.
5.2.3. Thu thập thông tin từ phía khách hàng.
Để đưa ra quyết định về tín dụng nhất là tín dụng cho vay các dự án lớn thì
ta không chỉ thẩm định tính khả thi của dự án mà còn thu thập những thông tin từ
phía khách hàng như uy tín trong kinh doanh cũng như trong việc đi vay trước
đây. Càng nhiều thông tin ta càng hiểu rõ khách hàng và cho quyết định chính
xác hơn.
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 68
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Qua phân tích và đánh giá tình hình cho vay xây dựng và phát triển nhà tại
chi nhánh NH PTN ĐBSCL thành phố Cần Thơ cho thấy hoạt động này đã góp
phần vào việc cung cấp, bổ sung, hỗ trợ vốn cho các hộ dân trong việc xây dựng,
sửa chữa nhà ở, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo xu hướng chung của đất
nước.
Với khẩu hiệu “ngân hàng mới- phong cách mới”, NHPTNĐBSCL chi
nhánh Cần Thơ, với sự nhiệt tình của cán bộ ngân hàng, xử lý quá trình cho vay
cũng như các dịch vụ khác nhanh và kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng. Với
sự nổ lực của toàn thể cán bộ ngân hàng, trong 3 năm qua từ năm 2005 đến năm
2007 ngân hàng đã đạt được một số thành tựu trong hoạt động tín dụng cho vay
xây dựng và phát triển nhà như sau:
Dư nợ tín dụng cho vay tăng qua 3 năm
Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn và dư nợ trên vốn huy động chiếm tỷ lệ
cao.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ nhìn chung qua 3 năm là tốt và trong tầm kiểm
soát, nhỏ hơn tỷ lệ quy định của ngân hàng Nhà nước cho toàn hệ thống ngân
hàng (5%) và đối với NHPTN ĐBSCL (3%). Đạt được như vậy là do sự nổ lực
của toàn thể cán bộ ngân hàng, sự phối hợp các ban ngành địa phương, sự tín
nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó, ngân hàng vẫn
luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng khác thể hiện là
thị phần về cho vay xây dựng và phát triển nhà của ngân hàng còn khiêm tốn so
với các ngân hàng khác do ngân hàng phải đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của
mình. Vì vậy mà đòi hỏi ngân hàng phải có sự quan tâm hơn nữa về hoạt động tín
dụng này để cải thiện tình trạng trong những năm tới.
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 69
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Một số kiến nghị về cho vay xây dựng và phát triển nhà ở tại ngân
hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ.
Ngân hàng thường xuyên phải cạnh tranh với các ngân hàng khác nên muốn
tồn tại và phát triển thì đòi hỏi ngân hàng phải đa dạng hoá sản phẩm và các dịch
vụ, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực tín
dụng nói chung và lĩnh vực cho vay xây dựng và phát triển nhà nói riêng. Bên
cạnh đó cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ vào giao dịch nhất là
công nghệ thông tin vì theo tính toán kinh nghiệm nước ngoài thì công nghệ
thông tin không chỉ đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng, tăng độ an toàn cho
khách hàng mà còn có thể giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng.
Cần áp dụng maketing vào hoạt động huy động vốn cũng như cho vay. Giới
thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho các khách hàng rõ, ngân hàng nên mở
cuộc điều tra thăm dò ý kiến khách hàng về cách cư xử, thái độ phục vụ khách
hàng của nhân viên, về sản phẩm ngân hàng,…để họ đóng góp ý kiến cho Ngân
hàng để Ngân hàng rút kinh nghiệm nhằm phát triển hơn. Tuy nhiên, để công
việc này có hiệu cần có giải thưởng cho khách hàng nào có ý kiến đóng góp hay
mang lại hiệu quả cao hơn cho Ngân hàng có như thế khách hàng mới nhiệt tình
cho ý kiến.
Ngân hàng không những cần tìm hiểu về khách hàng mà nên tìm hiểu cả về
tình hình hoạt động của các ngân hàng khác trong lĩnh vực này và tìm hiểu các
phương pháp mà các ngân hàng hiện đại trên thế giới và trong nước đã áp dụng
để từ đó xem xét và đề ra các chính sách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tín
dụng cho ngân hàng mình
6.2.2. Những đề xuất đối với cơ quan các cấp chính quyền địa phương và
hội sở
6.2.2.1. Đối với chính phủ và cơ quan các cấp chính quyền địa phương
+ Tổ chức xem xét, rà soát lại tất cả văn bản pháp quy liên quan đến hoạt
động tín dụng nói chung và lĩnh vực xây dựng và phát triển nhà nói riêng và có
biện pháp bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế các văn bản này nhằm đảm bảo tính
chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng. Không có sự chồng chéo, mâu thuẫn, xây dựng một hệ
thống pháp luật minh bạch, hiệu quả. Bên cạnh đó cần ban hành các văn bản
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 70
hướng dẫn cụ thể và có chế tài đối với các cơ quan, ban ngành có liên quan tại
các địa phương.
+ Ban hành khung giá đất mới cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay để
chi nhánh có thể định giá đất thế chấp phù hợp hơn khi cho vay và cấp quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nhanh hơn, kịp thời hơn. Vì có nhiều khách hàng
có nhu cầu vay vốn nhưng chưa có sổ xác nhận quyền sử dụng đất nên không vay
được vốn, làm chậm trễ quá trình kinh doanh của khách hàng.
6.2.2.2. Đối với hội sở
+ Về phía hội sở nên trang bị thiết bị máy móc hiện đại để tiện cho việc trao
đổi thông tin, liên lạc giữa chi nhánh với hội sở. Và giảm lãi suất khi cho chi
nhánh vay vốn nhằm giúp chi nhánh bổ sung nguồn vốn của mình khi cần thiết,
và tạo điều kiện giúp chi nhánh cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa
bàn.
+ Ngoài ra ngân hàng hội sở cần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với trung
tâm thông tin tín dụng nhằm mục đích giúp cho ngân hàng có thêm những thông
tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đầu tư tín dụng có hiệu quả, tránh thất thoát
vốn, ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn.
+ Chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều
dọc. Theo mô hình này các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động
tín dụng được quản lý tập trung tại hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức
năng bán hàng.
+ Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác như quan
hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận tác nghiệp (lưu trữ hồ
sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay)
Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê văn Tề (2003), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.
2. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính- Hà
Nội.
3. Nguyễn Văn Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hang,
NXB Tài Chính.
4. Thái Văn Đại (2007), “Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại”,
NXB Trường Đại học Cần Thơ.
5. Huỳnh Thị Kiều Trinh (2007), luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tín
dụng ngắn hạn tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long
chi nhánh Cần Thơ
6. Nguyễn Duy Khanh (2007), luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín
dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Bến
Tre.
7. Nguyễn Ngọc Châu Thủy (2004), luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả
tín dụng công thương nghiệp và tiêu dùng tại Ngân hàng Á Châu – chi
nhánh An Giang.
8. Sử Ngọc Thanh (2007), luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng
tại NHPTN ĐBSCL chi nhánh thành phố Cần Thơ.
9. Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22 tháng 4 ban hành quy định
về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
10. Website NHPTN ĐBSCL thành phố Cần Thơ: www. mhb.com.vn
11. Website sở xây dựng thành phố Cần Thơ:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình cho vay xây dựng và phát triển nhà tại chi nhánh ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long thành phố cần thơ.pdf