Luận văn Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty TNHH một thành viên dịch vụ lữ hành saigontourist

Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu đi du lịch bởi để thực hiện được chuyến đi du lịch thì cần phải có một lượng tiền cần thiết, nên thu nhập của người dân càng cao thì họ có nhu cầu đi du lịch càng nhiều. Điều này giúp cho công ty Saigontourist tạo ra các sản phẩm độc đáo hơn, mới lạ thu hút thị hiếu của du khách nhắm nâng cao giá cả cho những khách hàng có điều kiện chi trả cho tour du lịch.

docx58 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty TNHH một thành viên dịch vụ lữ hành saigontourist, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn, thiếu khả năng thanh toán, tình hình này kéo dài doanh nghiệp sẽ bị phá sản. 2.1.3.4 Ý nghĩa lợi nhuận Theo lý thuyết kinh tế, lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Lợi nhuận được bổ sung vào khối lượng tư bản cho chu trình sản xuất sau, cao hơn trước. Đối với doanh nghiệp: lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp trong một nền kinh tế mà vốn dĩ đầy bất trắc và khắc nghiệt. Vì vậy, tạo ra lợi nhuận là chức năng duy nhất của doanh nghiệp. Lợi nhuận được xem là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp vì thế mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng, là động lực thúc đẩy doanh nghiệp vươn lên. Mức lợi nhuận cao là sự cần thiết cho việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo cho đời sống của người lao động. Việc phân tích tình hình lợi nhuận cũng nhằm giúp doanh nghiệp nhận thức và đánh giá sự biến động tổng lợi nhuận qua các kỳ và các bộ phận khác cấu thành lợi nhuận. Lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế, là nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển doanh nghiệp, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường. Lợi nhuận là nguồn tài chính để doanh nghiệp nộp thuế cho Nhà nước. Lợi nhuận tăng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Có thể nói, lợi nhuận là mục tiêu cao nhất đối với sự phát triển và tồn tại của mỗi doanh nghiệp. - Phân loại dựa vào bản chất: Lợi nhuận được phân thành 3 loại: + Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Đây là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ HĐSXKD = Doanh thu từ HĐSXKD - Chi phí HĐSXKD Doanh thu từ HĐSXKD: là tổng số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các hoạt động từ các giao dịch bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Chi phí HĐSXKD: là những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành HĐSXKD trong một thời kỳ nhất định, gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định; + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư vốn bên ngoài doanh nghiệp như: góp vốn liên doanh, liên kết kinh doanh, góp vốn cổ phần, kinh doanh bất động sản, mua bán ngoại tệ, hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu; Lợi nhuận từ HĐTC = Doanh thu từ HĐTC - Chi phí tài chính Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác + Lợi nhuận khác: là khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động mang tính chất không thường xuyên, doanh nghiệp không dự kiến trước hoặc có dự kiến nhưng không có khả năng thực hiện; Trong đó: + Thu nhập khác như: chênh lệch nhượng bán thanh lý tài sản, thu được từ việc bán vật tư, phế liệu tài sản thừa, tiền được bồi thường, các khoản thuế được ngân sach nhà nước hoàn lại; + Chi phí khác như: tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản chi phí do kế toán bị nhầm... Tổng lợi nhuận thu được = Lợi nhuận HĐKD + Lợi nhuận HĐTC + Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận doanh nghiệp thu được sẽ bằng tổng lợi nhuận thu được từ các hoạt động: kinh doanh, tài chính và hoạt động khác. - Trong kế toán, lợi nhuận được phân thành các loại sau: + Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và giá vốn hàng bánĐây là phần lợi nhuận phản ánh khả năng sinh lãi từ hoạt động kinh doanh, nó càng lớn thì khả năng sinh lãi từ hoạt động kinh doanh càng lớn và ngược lại; + Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận gộp cộng thêm lợi nhuận từ hoạt động tài chính, đồng thời trừ đi các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; + Lợi nhuận trước thuế: Là lợi nhuận đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh; + Lợi nhuận sau thuế: Là lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Chỉ tiêu này là cơ sở để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đây cũng là phần lợi nhuận doanh nghiệp dùng để trích lập các quỹ dự phòng và chia cổ tức cho cổ đông. 2.1.4 Các chỉ số lợi nhuận 2.1.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS – Return on sales) được xác định bằng tỷ lệ của lợi nhuận trên doanh thu thuần trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức: Lợi nhuận Doanh thu thuần ROS = Tử số của công thức trên có thể là các khoản mục lợi nhuận khác nhau, được lấy ra từ Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ, tùy theo mục đích và đối tượng phân tích mà nhà nghiên cứu lựa chọn, chẳng hạn lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình (EBITDA), lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay lợi nhuận hoạt động (EBIT), lợi nhuận trước thuế (EBT), lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận ròng (EAT). Thông thường các nhà phân tích lựa chọn lợi nhuận sau thuế làm tử số, khi đó tỷ suất này trở thành tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu – một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng sinh lời của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp: Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần ROS = Tỷ suất trên cho biết quy mô lợi nhuận được tạo ra từ mỗi đồng doanh thu thuần. 2.1.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA – Return on assets) được tính bằng tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức: ROA = Tổng tài sản bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Trong trường hợp không có đủ số liệu, nhà phân tích có thể sử dụng tổng tài sản tại một thời điểm nào đó, ví dụ thời điểm cuối kỳ, thay cho tổng tài sản bình quân. Tỷ suất này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng được đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp, qua đó phản ánh khả năng sinh lợi của các tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của doanh nghiệp. 2.1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on equity) được xác định bằng tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ của doanh nghiệp. Công thức: Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân ROE = Vốn chủ sở hữu (VCSH) bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của VCSH đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Trong trường hợp không có đủ số liệu, nhà phân tích có thể sử dụng VCSH tại một thời điểm nào đó, ví dụ thời điểm cuối kỳ, thay cho VCSH bình quân. Tỷ suất này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng vốn đầu tư của các chủ sở hữu, từ đó phản ánh hiệu quả sử dụng VCSH của doanh nghiệp và mức doanh lợi tương đối mà các cổ đông được hưởng khi đầu tư vào doanh nghiệp. Do đó, ROE là một chỉ tiêu được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, thường xuyên được sử dụng làm cơ sở đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư tiềm năng ra quyết định trong hoạt động đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp. 2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 2.2.1 Phương pháp so sánh So sánh cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh. - Xác định số gốc để so sánh phụ thuộc các mục đích cụ thể của phân tích. Chỉ tiêu số gốc để so sánh bao gồm: số kế hoạch, định mức, dự toán kỳ trước. Tùy theo mục đích (tiêu chuẩn) so sánh mà lựa chọn số gốc so sánh: + Nếu số gốc là số kỳ trước: tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá mức biến động, khuynh hướng hoạt động của chỉ tiêu phân tích qua hai hay nhiều kỳ; + Nếu số gốc là số kế hoạch: Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra; + Số gốc là số trung bình ngành: Tiêu chuẩn so sánh này thường sử dụng khi đánh giá kết quả của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành. - Xác định điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế; + Phải có cùng một phương pháp tính toán; + Phải có cùng một đơn vị tính. - Xác định kỷ thuật so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy sự biến động về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích; + So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích; + So sánh bằng số bình quân: Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối (năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân.) hoặc dưới dạng số tương đối (tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ suất chi phí bình quân). So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. 2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách xác định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm các bước sau: * Bước 1: Xác định đối tượng phân tích Gọi Q là chỉ tiêu phân tích. Gọi a, b, c, d là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thế hiện bằng phương trình: Q =a x b x c x d Đặt Q1: chỉ tiêu thực hiện: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1 Q0: chỉ tiêu kế hoạch: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0 => Đối tượng phân tích ∆Q = Q1 – Q0 mức chệnh lệch giữa chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch. ∆Q =Q1 – Q0 = a1b1c1d1 - a0b0c0d0 * Bước 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Thực hiện phương pháp thay thể liên hoàn: Thay thể bước l (cho nhân tố a): a0b0 c0d0 được thay thể bằng a1b0c0d0 =>Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a sẽ là: ∆a = a1 b0 c0 d0 – a0 b0 c0 d0 Thay thế buớc 2 (cho nhân tố b): a1 b0 c0d0 được thay thế bằng a1b1c0d0 =>Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b sẽ là: ∆b = a1b1c0d0– a1b0c0d0 Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a1 b1 c0 d0 được thay thể bằng a1 b1 c1 d0 =>Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c sẽ là: ∆c = a1b1c1d0– a1b1c0d0 Thay thế bước 4 (cho nhân tố d): a1 b1 c1 d1 được thay thể bằng a1 b1 c1 d0 =>Mức độ ảnh hưởng của nhân tố d sẽ là: ∆d = a1 b1 c1 d1 – a1 b1 c1 d0 * Bước 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Vậy tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: ∆Q= ∆a + ∆b +∆c + ∆d = (a1b0c0d0 – a0b0c0d0) + (a1b1c0d0– a1b0c0d0) + (a1b1c1d0 – a1b1c0d0) + (a1b1c1d1 – a1b1c1d0) =>∆Q: Đối tượng phân tích. Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAIGONTOURIST 3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SAIGONTOURIST 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Saigontourist Tiền thân của Tổng công ty là từ Công Ty Du Lịch Hồ Chí Minh được hình thành và hoạt độn năm 1975. Đến năm 1999, theo quyết định của Ủy ban Nhan Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Du Lịch Sài Gòn được thành lập. Đây là một trong những doanh nghiệp kinh doanh du lịch hàng đầu Việt Nam với nhiều mô hình dịch vu. Tổng công ty đa dạng hóa các loại hình du lịch, dịch vụ, kinh doanh và hiện đang quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành, 54 khách sạn, 13 khu du lịch và 28 nhà hàng. Trong lĩnh vực liên doanh, đơn vị cũng là nhà đầu tư vào hơn 50 công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn trong nước, 9 công ty liên doanh có vốn nước ngoài. Đây cũng thành viên chính thức của các Tổ chức Du lịch lớn trên thế giới như Hiệp hội Du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội du lịch NhậtBản (JATA), Hiệp hội Du lịch Mỹ (USTOA), và có mối quan hệ hợp tác với hơn 200 công ty dịch vụ lữ hành quốc tế của 30 quốc gia. Thị trường quốc tế của Tổng công ty là tại: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Triều Tiên, Pháp, Đức, Anh, Canada, Mỹ. Với hơn 400 nhân viên chính thức, được đào tạo chuyên ngành, tâm huyết và nhiều kinh nghiệm, Công ty du lịch lữ hành Saigontourist là công ty lữ hành duy nhất tại Việt Nam kinh doanh hiệu quả hầu hết các dịch vụ trong các lĩnh vực du lịch nước ngoài và du lịch trong nước. Hoạt động kinh doanh chính của Saigontourist là thiết kế và thực hiện tốt nhất các dịch vụ du lịch và du lịch kết hợp cho hội nghị khách hàng, với kinh nghiệm tư vấn dịch vụ chất lượng tốt, sản phẩm đa dạng. Tôn chỉ hoạt động “Là công ty lữ hành đầu tiên tại Việt Nam, Công ty du lịch lữ hành Saigontourist cam kết nỗ lực mang lại những giá trị dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đối tác, bảo đảm sự phát triển bền vững, hài hòa lợi ích doanh nghiệp và cộng đồng xã hội”. Mục tiêu phát triển “Công Ty Du lịch Lữ Hành Saigontourist tập trung đẩy mạnh kinh doanh đa dạng thị trường, khách hàng, sản phẩm - dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực du lịch quốc tế, du lịch nước ngoài và du lịch trong nước nhằm trở thành đơn vị lữ hành mạnh trong khu vực”. 3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh Khách sạn và khu du lịch; Nhà hàng; Lữ hành; Giải trí; Dịch vụ khác. 3.1.3 Tầm nhìn và sứ mạng 3.1.3.1 Tầm nhìn Trở thành một trong những thương hiệu du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam Á, nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam. Phát triển theo xu hướng hội nhập, bền vững, hiệu quả doanh nghiệp gắn với các giá trị văn hóa bản địa, lợi ích. 3.1.3.2 Sứ mạng Tối đa hóa hiệu quả kinh doanh. Mang lại cho khách hàng sự trải nghiệm thông qua các dòng sản phẩm, chuỗi dịch vụ độc đáo, khác biệt, chứa đựng giá trị văn hóa tinh thần với chất lượng quốc tế. Quảng bá hình ảnh, tinh hoa truyền thống và bản sắc Việt. Khai thác tối đa sức mạnh tổng hợp từ các lĩnh vực hoạt động chính, góp phần phát triển du lịch Việt Nam lên tầm cao mới. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Saigontourist Nguồn: Công ty Saigontourist Đây là cơ cấu tổ chức cho thấy sự chuyên nghiệp và phân bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, quản lý tương đối chặt chẽ, có thứ bậc, từ đó sẽ có hiệu quả trong việc phân công nhiệm vụ mỗi bộ phận đều có một nhiệm vụ riêng, như vậy công việc sẽ được thực hiện một cách tập trung, đạt hiểu quả cao. Với sơ đồ tổ chức này giúp cho Saigontourist hoạt động một cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp chặt chẽ để tạo nên một Saigontourist vững mạnh. Song với cơ cấu tổ chức này thông tin và thông báo từ cấp lãnh đạo cao nhất đến với các nhân viên sẽ chậm trễ vì phải trải qua nhiều cấp quản lý, từ đó tiến độ công việc không được nhanh chóng. Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CÔNG TY TNHHMTVDVLH SAIGONTOURIST 4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 4.1.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Hằng năm, các đơn vị kinh doanh đều thống kê lại cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty để tính ra kết quả kinh doanh của năm vừa qua như thế nào, lãi hay là lỗ. Và thống kê đó, được cập nhật vào bảng 4.1 như sau: Bảng 4.1: Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty TNHHMTVDVLH Saigontourist 2016 - 2017 ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2016 2017 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) I Tài sản 564.868.998.179 100 570.243.954.403 100 5.374.965.224 100 11 Tài sản ngắn hạn 517.366.502.822 91,6 524.106.418.812 91,9 6.739.915.990 125.4 22 Tài sản dài hạn 47.502.495.357 8,4 46.137.535.591 8,1 -1.364.959.766 -25.4 III Nguồn vốn 564.868.998.179 100 570.243.954.403 100 5.374.965.224 100 11 Nợ phải trả 429.940.085.814 76,1 431.360.641.402 75,6 1.420.555.588 26,4 22 Vốn chủ sở hữu 134.928.912.365 23,9 138.883.313.001 24,4 3.954.400.636 73.6 Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của Công ty TNHHMTVDVLH Saigontourist 2017 Qua bảng 4.1 cho thấy, tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty tăng đáng kể từ 564.868.998.179 đồng ở năm 2016 lên 570.243.954.403 đồng ở năm 2017 (tăng cụ thể đạt tới 5.374.965.224 đồng). Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 6.739.915.930 đồng tương đương 125,4%. Tuy nhiên tài sản dài hạn lại giảm với số tiền là 1.364.959.766 đồng tương đương với 25,4%. Về nguồn vốn trong năm 2017, chỉ tiêu VCSH tăng 3.954.400.636 đồng tương đương với 73,6%. Bên cạnh đó thì Nợ phải trả cũng tăng 1.420.555.588 đồng tương đương 26,4 % so với năm 2016. 4.1.2 Phân tích kết quả kinh doanh của công ty Trong đơn vị, tình hình chi tiêu, thu nhập của công ty có rất nhiều khoản mục trong một năm diễn ra và cần được so sánh với năm trước để đánh giá tình hình phát triển của công ty. Những chỉ tiêu đó đã được đưa vào bảng 4.2. Bảng 4.2: Bảng BCKQHĐKD của Công ty TNHHMTVDVLH Saigontourist 2016 - 2017 ĐVT: Đồng CHỈ TIÊU Năm 2017 2016 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.250.393.829.186 3.900.778.083.771 2.Các khoản giảm trừ doanh thu (125.881.500) (166.643.035) 3.Doanh thu thuần 4.250.267.947.686 3.900.611.440.736 4.Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp (4.083.257.835.273) (3.735.934.324.007) 5.Lợi nhuận gộp về cung cấp dịch vụ 167.010.112.413 164.677.116.729 6.Doanh thu hoạt động tài chính 3.152.293.726 3.866.325.687 7.Chi phí tài chính (3.044.550.919) (2.707.162.297) Trong đó: Chi phí lãi vay (38) (10.827.706.100) 8.Chi phí bán hang (44.391.050.066) (41.531.325.136) 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp (58.422.251.344) (62.180.699.600) 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 64.304.553.810 62.124.255.383 11.Thu nhập khác 10.719.388.141 7.155.181.543 12.Chi phí khác (322.941.997) (63.864.630) 13.Lợi nhuận khác (10.396.446.144) (7.091.316.913) 14.Lợi nhuận từ công ty liên kết - - 15.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 74.700.999.954 69.215.572.296 16.Chi phí thuế TNDN hiện hành (20.554.479.663) (18.374.835.316) 17.(Chi phí) lợi ích thuế TNDN hoãn lại - (459.197.875) 18.Lợi nhuận thuần sau thuế TNDN 54.146.520.291 50.381.539.105 18.1 Lợi ích của cổ đông thiểu số - - 18.2 Cổ đông của công ty mẹ 85.388.022.179 85.388.022.179 19. Lợi nhuận (lỗ) thuần sau thuế của cổ đông không kiểm soát (34.305.037.718) 20.Lãi cơ bản và lãi suy giảm trên cổ phiếu 5.303.352.306 3.065.348.763 Nguồn: BCKQHĐKD của Công ty THHHMTVDVLH Saigontourist 2017 Qua bảng 4.2 cho thấy, doanh thu từ hoạt động bán hàng năm 2017 tăng 349.615.745.415 đồng (8.96%) so với năm 2016, các khoản giảm trừ trong năm 2017 giảm đáng kể 40.761.535 đồng (-24.5%) dẫn đến doanh thu thuần 2017 tăng 349.656.506.950 đồng tức tăng 8.96%. 4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty 4.1.3.1 So sánh tình hình lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước Sau một năm hoạt động, việc đánh giá kết quả kinh doanh vừa qua với với năm trước là một điều tất yếu cần có để biết được tình hình kinh doanh của một năm qua là tốt hay xấu thông qua việc so sánh với năm trước. Bảng 4.3: Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHHMTVDVLH Saigontourist 2016 - 2017 ĐVT: Đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2016 2017 Tuyệt đối % LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 164.767.116.729 167.010.112.413 2.242.995.684 1,36 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 62.124.255.383 64.304.553.810 2.180.298.427 3,51 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 69.215.572.296 74.700.999.954 5.485.427.658 7,93 Lợi nhuận sau thuế 50.381.539.105 54.146.520.291 3.764.981.186 7,47 Nguồn: BCKQHĐKD của Công ty TNHHMTVDVLH Saigontourist 2017 Kết quả từ bảng 4.3 cho ta thấy Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế từ năm 2016 là 69.215.572.296 đồng đến 2017 là 74.700.999.954 tăng 5.485.427.658 đồng hay tăng 7,93%. Do lợi nhuận gộp về bán hàng tăng (1,36 %) và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng (3,51%) từ năm 2016 đến 2017 đều tăng nên tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cũng tăng. 4.1.3.2 So sánh lợi nhuận thực tế so với kế hoạch năm 2017 Hằng năm, việc xây dựng kế hoạch cho năm tới của công ty là một việc diễn nhiên phải được diễn ra nhằm mục đích phấn đấu phát triển với tình hình năm tiếp theo, cũng tạo ra mục tiêu để toàn thể công ty cùng nhau phấn đấu. Và sau một năm, sẽ đánh giá lại kết quả thực hiện với kế hoạch ban đầu đề ra xem công ty đã hoạt động một năm qua như thế nào. Bảng 4.4: Chỉ tiêu kết quả kinh doanh kế hoạch và thực hiện của Công ty TNHHMTVDVLH Saigontourist 2017 ĐVT: Đồng CHỈ TIÊU Năm 2017 Chênh lệch KH TH Tuyệt đối % Doanh thu thuần 3.900.611.440.736 4.250.267.947.686 349.656.506.950 8,96 Lợi nhuận sau thuế 50.146.520.291 54.146.520.291 4.000.000.000 7,98 Nguồn: BCKQHĐKD của Công ty TNHHMTVDVLH Saigontourist 2017 Qua kết quả bảng 4.4 ta thấy doanh thu thực hiện so với kế hoạch vượt kế hoạch 349.656.506.950đ tức 8,96%. Lợi nhuận cũng tỉ lệ thuận với doanh thu. Lợi nhuận kế hoạch là 50.146.520.291 đồng, lợi nhuận thực hiện là 54.146.520.291đ. Vượt kế hoạch đề ra là 4 tỷ đồng tương đương 7,98%. Nguyên nhân do tình hình kinh tế đang phát triển. Thị hiếu của du khách là du lịch. Saigontourist là công ty du lịch nổi tiếng bật nhất Việt Nam, lao động chuyên nghiệp. Làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp qua mỗi năm. 4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN 4.2.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS - Return on sale) * Khái niệm: Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, tức là 1 đồng doanh thu thu được tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lãi ròng Doanh thu * Công thức: ROS = * Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là Công ty kinh doanh thua lỗ. Sau đây là bảng thống kê tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu năm 2016 và năm 2017 của Saigontourist Bảng 4.5: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 2016 – 2017 Khoản mục Năm Chênh lệch 2016 2017 Tuyệt đối (%) Doanh thu 3.900.778.083.771 4.250.393.829.186 349.615.745.415 8.96 Lợi nhuận sau thuế 50.381.539.105 54.146.520.291 3.764.981.186 7.47 ROS (%) 1.29 1.27 - 0.02 ĐVT: Đồng Nguồn: BCKQHĐKD và CĐKT của Công ty TNHHMTVDVLH Saigontourist Ta nhận thấy rằng tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) qua 2 năm của Công ty là thấp. ROS năm 2016 là 0.0129 (1.29%), điều này cho thấy với mỗi đồng doanh thugiúp Công ty thu về 0.0129 đồng lợi nhuận; năm 2017 ROS là 0.0127 (1.27%), điều này cho thấy với 1 đồng doanh thu Công ty sẽ thu vềđược 0.0127 đồng lợi nhuận. Từ năm 2016 đến năm 2017 hệ số lãi ròng của Công ty đã giảm từ1.29% xuống 1.27% (giảm 0.02%). Nguyên nhân ROS giảm 0.3 % là do trong năm 2016 mức tăng về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty và lợi nhuận sau thuế là lớn hơn so với năm 2017 và chi phí bổ ra cho hoạt động kinh doanh ít hơn. Sở dĩ mức tỷ sô lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty thấp là do chi phí phỏ ra cho hoạt động kinh doanh dịch vụ lớn; cụ thể năm 2017 tổng doanh thu công ty là 4.250.393.829.186 đồng và 2016 là 3.900.778.083.771 đồng sau khi khấu trừ các khoản chi phí và thuế thì lợi nhuận chỉ còn đạt ở mức 54.146.520.291 đồng tương đương ROS đạt 1.29 % năm 2017 và 50.381.539.105 đồng tương đương ROS đạt 1.27% năm 2016. 4.2.2 Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA - Return on asset) Khái niệm: Tỷ số này thể hiện một đồng tài sản trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng. Công thức: Lãi ròng Tổng tài sản ROA = Tỷ số này còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng (ROS) và số vòng quây tài sản. Mối liên hệ này là: Lãi ròng Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản ROA của tài sản = Hệ số lãi ròng ROS x Số vòng quay TS ROA của tài sản = x Ý nghĩa: Tài sản của một Công ty được hình thành từ vốn vay và VCSH. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của Công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. Nếu ROA càng cao thì càng tốt vì Công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Tỷ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả. Sau đây là bảng thống kê tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2016 và năm 2017 của công ty TNHH MTV Saigontourist: Bảng 4.6: Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản 2016 - 2017 ĐVT: Đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2016 2017 Tuyệt đối (%) Lợi nhuận sau thuế 50.381.539.105 54.146.520.291 3.764.981.186 7,47 Tổng tài sản 564.868.998.179 570.243.954.403 5.374.956.224 0,95 ROA (%) 8,92 9,53 0,58 Nguồn: BCKQHĐKD và CĐKT của Công ty TNHHMTVDVLH Saigontourist Nhìn chung, tỷ suất sinh lời tài sản của Công ty trong 2 năm có xu hướng tăng. Trong năm 2016, tỷ số ROA của Công ty là 8,92% nhưng đến năm 2017 tỷ số này tăng 0,58%, đạt 9,53%. Nghĩa là trong 100 đồng tài sản đem đi đầu tư thì công ty thu được 8,92 đồng lợi nhuận ở năm 2016 và thu được 9,53 đồng lợi nhuận ở năm 2017. Trong giai đoạn 2016-2017, lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 5.485.427 đồng (năm 2016 là 69.215.572.296 đồng, năm 2017 là 74.700.999.954 đồng). Phần lớn lợi nhuận có được đến từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch lữ hành của công ty. 4.2.3 Tỷ số lợi nhuận trên vốn (ROE - Return on equit) * Khái niệm: Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, tức là 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó được xác định bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu. Lãi ròng Vốn chủ sở hữu ROE = * Ý nghĩa: Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ Công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là Công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thể hiện Công ty hoạt động có hiệu quả. Sau đây là bảng thống kê tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu năm 2015 và năm 2016 của Công ty Saigontourist. Bảng 4.7: Tỷ số lợi nhuận trên vốn 2016 - 2017 ĐVT: Đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2016 2017 Tuyệt đối (%) Lợi nhuận sau thuế 50.381.539.105 54.146.520.291 3.764.981.186 7,5 Vốn chủ sở hữu 134.928.912.365 138.883.313.001 3.954.400.636 2.9 ROE (%) 3.73 3.90 0.17 Nguồn: BCTC của Công ty TNHH MTVDVLH Saigontourist 2017 Nhìn chung thì suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của Công ty có xu hướng tăng qua 2 năm, cụ thể trong năm 2016, tỷ số ROE là 3,73%, có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 3,73 đồng lợi nhuận. Đến năm 2017, tỷ số này tăng lên 0,17%, đạt 3,90%, có nghĩa là cứ 100 đồng VCSH tạo ra được 3,90 đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên là do tốc độ tăng của lợi nhuận (tăng 7,5%) cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (giảm 2,9%). Điều này cho ta thấy Công ty đã sử dụng vốn một cách đúng đắn làm cho hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao. Qua đó thể hiện sự quản lý tốt của Ban Lãnh đạo đã tạo sự tăng trưởng về lợi nhuận. 4.2.4 Tỷ số sức sinh lợi căn bản Khái niệm: Đây là tỷ số đánh giả khả năng sinh lợi căn bản của doanh nghiệp, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Sau đây là bảng thống kê tỷ số sức sinh lời căn bản năm 2016 và năm 2017 của Saigontourist Bảng 4.8: Tỷ số sức sinh lợi căn bản 2016 - 2017 ĐVT: Đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2016 2017 Tuyệt đối % LN trước thuế và lãi vay 69.215.572.296 74.700.999.954 5.485.427.658 7,3 Bình quân tổng tài sản 50.381.539.105 54.146.520.291 3.764.981.186 7,0 TS suất sinh lợi căn bản 137,4 138,0 145,7 Nguồn: BCKQHĐKD và CĐKT của Công ty TNHHMTVDVLH Saigontourist 2016 – 2017 Nhìn chung, tỷ số sức sinh lợi căn bản của Công ty Saigontourist tương đối cao trên. Ở năm 2016 tỷ số sức sinh lợi căn bản của Công ty Saigontourist là 137,4. Đến năm 2016, tỷ số này tăng lên 138,0. Qua 2 năm tỷ số sức sinh lợi căn bản của Công ty tăng lên. Đây là một tín hiệu rất khả quan cho thấy Công ty kinh doanh ngày càng hiệu quả dựa trên tổng tài sản của mình. 4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN 4.3.1 Xác định đối tượng phân tích Do tính chất của sản phẩm du lịch là vô hình, không thể lưu trữ, không thể di chuyển, ở xa so với khách du lịch, nên nhóm không thể liệt kê sản phẩm của Công ty Saigontourist nên nhóm chỉ tập trung phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty Saigontourist. 4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng 4.3.2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố thời gian rỗi Thời gian nhàn rỗi là thời gian mà mỗi người được tự do sử dụng nó để tham gia các hoạt động hoặc nghỉ ngơi, giải trí...theo đúng ý thích của người đó. Theo nghĩa đó, thời gian nhàn rỗi còn được gọi là thời gian tự do chi phối. Thời gian nhàn rỗi là một trong những điều kiện để một người trở thành khách du lịch. Khách du lịchchỉ có thể đi du lịch vào thời gian rỗi. Khách du lịch chỉ bắt đầu du lịch khi họ được hưởng nhiều ngày nghỉ lễ và những ngày nghỉ mà vẫn có lương. Để tận dụng thời gian rỗi của khách du lịch nên Công ty Saigontourist đã đưa ra những chính sách khuyến mãi, hậu mãi vào các dịp nghỉ lễ, tết để thu hút khách hàng đi du lịch và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Du lịch là hoạt động sử dụng thời gian nhàn rỗi lý tường nhất vì nó là một hoạt động tổng hợp, có thể thoả mãn nhiều nhu cầu cùng một lúc như nghỉ ngơi, thư giãn, vui choi giải trí, nâng cao kiến thức, mở rộng quan hệ xã hội. Tuy nhiên, chỉ có thời gian rỗi chưa đủ điểu kiện để thực hiện được chuyến đi du lịch. Một điều khác rất cơ bản cần được thoả mãn nữa là khách du lịch phải có thu nhập cao. 4.3.2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố thu nhập Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu đi du lịch bởi để thực hiện được chuyến đi du lịch thì cần phải có một lượng tiền cần thiết, nên thu nhập của người dân càng cao thì họ có nhu cầu đi du lịch càng nhiều. Điều này giúp cho công ty Saigontourist tạo ra các sản phẩm độc đáo hơn, mới lạ thu hút thị hiếu của du khách nhắm nâng cao giá cả cho những khách hàng có điều kiện chi trả cho tour du lịch. 4.3.2.3 Ảnh hưởng bởi nhân tố giá cả Việc xác định giá cho sản phẩm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Giá cả chính là môt trong những tiêu chuẩn quyết định việc mua sản phẩm của khách hàng. Khi nghiên cứu để đưa ra mức giá bán phú hợp thì công ty Saigontourist đã phải tính đến rất nhiều yếu tố khó khăn và thuận lợi do chính sách giá mang lại cho công ty. Trong quá trình định giá công ty đã tính đến các yếu tố tác động trục tiếp hay gián tiếp đến các quyết định giá của doanh nghiệp. từ đó, công ty đã xác định giá cho doanh nghiệp mình sao cho có khả năng cạnh tranh trên thị trường du lịch và cũng không làm giảm doanh thu của công ty. 4.3.2.4 Ảnh hưởng bởi nhân tố nhà cung ứng Nhà cung ứng du lịch bao gồm nhiều thành phần, không chỉ có các dịch vụ lưu trú, vận chuyển và các hoạt động tham quan, các hoạt động kinh doanh nhà hàng ăn uống và bar, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất đồ ăn, xử lý rác thải, mà còn có cả sự tham gia của các cơ quan nhà nước như về hộ chiếu, visa, hải quan cũng như các dịch vụ hạ tầng phục vụ cho du lịch tại điểm đến. Đó là tất cả những yếu tố cấu thành của một chương trình du lịch mà khách hàng mong đợi và trả tiền cho điều đó. Chuỗi cung ứng du lịch là sự liên kết các quá trình trong hoạt động kinh doanh du lịch từ các nhà cung cấp ban đầu (vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, mua sắm trong quá trình du lịch) đến người sử dụng cuối cùng (khách du lịch) nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin cho khách du lịch. Việc tạo lập và quản trị chuỗi cung ứng du lịch hiệu quả sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích cho các bên liên quan (nhà nước, nhà cung ứng, doanh nghiệp du lịch, khách du lịch và người dân địa phương tại điểm đến du lịch). Sẽ rất khó khăn cho công ty Saigontourist nếu nhà cung ứng dịch vụ kém chất lượng hay không đúng với cam kết ban đầu làm ảnh hướng đến sản phẩm dịch vụ du lịch mà công ty đã hứa với du khách, điều đó làm xấu đi hình ảnh công ty trong lòng khách hàng. Như thế, nên công ty Saigontourist phải hoàn thiện chuỗi cung ứng đối với các nhà cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất. 4.3.2.5 Ảnh hưởng bởi nhân tố khí hậu Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên, nó có ảnh hưởng lớn đến du lịch. Sự ảnh hưởng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về nhiệt độ, độ ẩm không khí và một số chỉ tiêu khác như gió, lượng mưa, số giờ nắng, áp suất khí quyển Nếu điều kiện khí hậu thuận lợi làm cho con người có sức khỏe dồi dào, tinh thân thoải mái và hiệu quả làm việc cao thì rát thích hợp cho việc du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, Khí hậu điều hóa ít thiên tai, bão lũ sẽ không gây trở ngại cho việc tổ chức các hoạt động du lịch cũng như gây thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Những nơi có khí hậu điều hòa thường được du khách ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy, du khách thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Khí hậu là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tính thời vụ du lịch. Nó tác động mạnh lên cả cung và cầu du lịch. + Về mặt cung, đa số các điểm tham quan du lịch giải trí đều tập trung số lượng lớn vào mùa hè với khí hậu ấm áp như các điểm du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, chữa bệnh; + Về mặt cầu, mùa hè là mùa có lượng du khách lớn nhất. Khí hậu thay đổi dẫn đến làm thay đổi mùa du lịch. Thông thường mùa du lịch thường rơi vào những tháng cuối năm hoặc đầu năm sau (Từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau), sau đó thì trở lại mùa thấp điểm. Đối với Doanh nghiệp làm lữ hành như Saigontourist cũng khong thể tránh trướng hợp này, thì vào những mùa thấp điểm, doanh thu của công ty Saigontourist thấp hơn so những thời điểm khác trong năm. 4.3.2.6 Ảnh hưởng bởi nhân tố đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh luôn là những người có thể đưa doanh nghiệp đến với khó khăn bất cứ lúc nào. Hoạt động du lịch vốn luôn bị cạnh tranh khá gay gắt bởi nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Và sản phẩm trong du lịch rất dễ bắt trước và sao chép. Vì vậy, việc tạo ra một sản phẩm mới với các đặc tính riêng biệt và nổi trội so với các sản phẩm khác cùng loại là rất khó khăn. Vì vậy, Saigontourist cần tạo ra những sản phẩm mang tính riêng biệt, giá cả hợp lý, có dấu ấn riêng của Saigontourist so với các doanh nghiệp lữ hành khác nếu không thì khách hàng có thể đến với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm mới tạo ra được sự tin cậy của du khách với doanh nghiệp, đó là nhân tố tạo ra sự uy tín, danh tiếng và thương hiệu của Saigontourist so với các đối thủ cạnh tranh khác. Chương 5 GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO LỢI NHUẬN 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1.1 Thuận lợi Cùng với sự phát triển toàn diện, công ty Saigontourist không ngừng đổi mới sang tạo, hoàn thiện công nghệ quản lý, cùng nguồn nhân lực dồi dào, giàu kinh nghiệm, yêu nghề là nền tảng tạo nên sức mạnh, giá trị khác biệt cho công ty Saigontourist. Hiếm có một doanh nghiệp nào lại có riêng một đơn vị xây dựng với đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng có trình độ cao như ở Saigontourist. Đội ngũ này không chỉ đáp ứng nhu cầu xây dựng sửa chữa trang trí khách sạn nhà hàng trong nội bộ Tổng công ty mà còn tham gia đấu thầu xây dựng khách sạn có nhiều đơn vị khác. Tất cả các khách sạn Saigontourist từ 3 sao trở lên hiện nay đều đạt tiêu chuẩn quốc tế theo hạng sao. Khi còn ở quy mô một công ty đơn vị đã tiên phong đi đầu trong áp dụng công nghệ truyền hình cáp vào việc kinh doanh của khách sạn. Công ty đã liên kết với Đài truyền hình thành lập Công ty truyền hình Cáp. Đây cũng là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng công nghệ thông tin để quản lý khách, quản lý kế toán tài chính, nhân sự mở Website, và mạng Internet để tham gia thị trường du lịch. Điều đáng lưu ý là tất cả mọi công việc trên đều do phòng vi tính của đơn vị tự làm, nên giảm được tối đa chi phí thuê ngoài. Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước với nhiều mô hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu,.Trong những năm qua, Saigontourist đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, không ngừng tăng doanh thu và lợi nhuận lên cao. Với tiềm lực vững mạnh Saigontourist tiếp tục phấn đấu mở rộng thị trường. 5.1.2 Khó khăn Saigontourist là công ty kinh doanh lữ hành hàng đầu của Việt Nam có thương hiệu uy tính trên thị trường, nên giá cả các sản phẩm dịch vụ tương đối cao hơn so với các công ty khác. Vì vậy đối với những những du khách có thu nhập trung bình hoặc thấp thì ít lựa chọn những sản phẩm của công ty vì giá cả không phù hợp với túi tiền của họ. Những rủi ro từ sản phẩm. Việc xâm nhập thị trường mới với một sản phẩm mới luôn đi kèm với rủi ro từ sản phẩm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm. Nếu như sản phẩm không đạt được chất lượng tốt phù hợp với mức giá thì mọi ưu thế từ Marketing, hệ thống phân phối, thương hiệu sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Saigontouris tcó thể gặp những khó khăn trong kiếm soát và phối hợp. Do các hoạt động kinh doanh mới của công ty chủ yếu là hợp tác sản xuất và kiểm soát kinh doanh thông qua thâu tóm nên hoạt động chủ yếu mà công ty phải làm là phải kiểm soát và phối hợp các hoạt động sao cho phù hợp với chiến lược phát triển. Tuy nhiên, không phải lúc nào đối tác sản xuất và các cổ đông cũng hành động theo hướng mà Saigontourist mong muốn, chiến lược có thể chậm được triển khai khiến Công ty lỡ mất cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, Saigontourist cũng có thể đối mặt với nhiều rủi ro như quảng cáo không hiệu quả, chi phí thực hiện chiến lược cao hơn dự kiến, đối thủ cạnh tranh chống trả quyết liệt Một đối thủ lớn như Saigontourist với nguồn lực tài chính dồi dào khi xâm nhập thị trường có thể sẽ khiến nguồn cung thị trường tăng lên vượt cầu, kéo theo giá giảm, biên lợi nhuận giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp. 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 5.2.1 Chính sách đối với các nhân tố làm tăng lợi nhuận Triển khai thực hiện chương trình “Tối đa doanh thu - Tối ưu lợi nhuận”, xem là giải pháp tăng doanh thu, kiểm soát rủi ro, tiết kiệm chi phí hợp lý, tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp, đa dạng hóa - nâng cao chât lượng sản phâm, dịch vụ, gia tăng hiệu quả kinh tế, lợi thế cạnh tranh, nâng cao nguồn lực, hình thành công nghệ quản lý đặc trưng Saigontourist. Thực hiện chương trình tối đa hóa doanh thu, tối ưu hóa lợi nhuận thông qua các công cụ, biện pháp phù họp với từng bộ phận, đơn vị. Giám sát, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả trong các lĩnh vực đầu tư, mua sắm, tài chính... nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Kiểm soát sản phẩm, dịch vụ dựa vào các định chuẩn, tiêu chuẩn, theo đúng quy trình đã được xác lập và được cấp chứng nhận. Nghiên cứu phát hành thẻ chăm sóc khách hàng dành cho khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành, cán bộ công nhân viên áp dụng trong toàn hệ thống, vừa nâng cao sức cạnh tranh, tăng doanh thu, lãi, vừa góp phần quảng bá thương hiệu Tổng Công ty và các đơn vị, thiết lập cơ sở khách hàng trung thành, tạo sự gắn kết giữa khách hàng và đơn vị. Tập trung khai thác các sản phẩm mới, có khả năng cạnh tranh; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu ngày càng thay đổi và yêu cầu cao của khách hàng. Khai thác có hiệu quả loại hình du lịch biển - đảo, nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa lịch sử; du lịch kết hợp hội nghị hội thảo, mua sắm, ẩm thực, học tập...; du lịch theo chuyên đề: du lịch đô thị, nông nghiệp, thám hiểm, du lịch xanh...đang là xu hướng phát triển trong giai đoạn tới. Hợp tác với các doanh nghiệp hàng không, hàng hải, khai thác các dòng sản phẩm mới, các loại hình du lịch đáp ứng các nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nước trên tất cả các tuyến du lịch đường thủy, đường bộ, hàng không, du lịch thuần túy, MICE... Tiếp tục khai thác mạnh sản phẩm du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Liên kết phối hợp giữa các đơn vị lữ hành và khách sạn, khu du lịch, nhà hàng thuộc hệ thống Tổng Công ty chào bán các sản phẩm trọn gói của các đơn vị trong hệ thống, giá cạnh tranh, khuyến mãi. 5.2.2 Chính sách đối với các nhân tố làm giảm lợi nhuận Chính sách về giá cả: Việc xác định giá cho sản phẩm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Giá chính là một trong những tiêu chuẩn thường xuyên quan trọng quyết định việc mua sản phẩm của khách hàng. Khi nghiên cứu để đưa ra mức giá bán phù hợp thì công ty Saigontourist đã phải tính đến rất nhiều yếu tố khó khăn và thuận lợi do chính sách mang lại cho công ty. Trong quá trình định giá công ty đã tính đến các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các quyết định của doanh nghiệp. Từ đó công ty xác định giá cho doanh nghiệp sao cho có khả năng cạnh tranh với thị trường du lịch hiện nay. Chính sách sản phẩm: Do sản phẩm trong du lịch rất dễ sao chép. Vì vậy việc tao ra một sản phẩm mới với đặc tính riêng và nổi trội so với các sản phẩm khác cùng loại là rất khó khăn. Vì vậy công ty Saigontourist đã tạo ra những sản phẩm mang tính riêng biệt, có dấu ấn riêng của Saigontourist so với các doanh nghiệp lữ hành khác. Đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm mới tao được sự tin cậy của du khách với doanh nghiệp mình, và nó là nhân tố tạo uy tính danh tiếng và thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Chính sách quảng bá các sản phẩm được tung ra thị trường công ty đã đăng các quảng cáo trên các báo, làm tờ rơi, tham gia các kỳ hội chợ du lịch liên hoan du lịch và giới thiệu sản phẩm của mình Chính sách phân phối: Do tính chất của sản phẩm du lịch là vô hình, không thể lưu trữ, không thể dịch chuyển, ở xa so với du khách. Để khách hàng có thể đến với sản phẩm thuận tiện hơn, công ty đã xây dựng kênh phân phối trực tiếp nhằm phục vụ khách hàng được tốt hơn. Ngoài ra công ty còn mở rộng kênh phân phối trên phạm vi cả nước để có thể cung cấp cho khách hàng sản phẩm thuận lợi và dễ dàng hơn. 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG ĐI TIẾP THEO 5.3.1 Hạn chế của đề tài Đề tài chỉ thực hiện ở dạng tiểu luận nên chưa đánh giá chuyên sâu được về tình hình lợi nhuận của công ty. Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài chưa đáp ứng được đầy đủ một cách tối đa chiều sâu của các yêu cầu đề tài cần đạt được. Không có điệu kiện đến thức tế tại Công ty Saigontourist nên chỉ nhận xét theo cái nhìn khách quan. Số liệu được sử dụng trên một số trang mạng nên chưa chắc chẳn đảm bảo về tính xác thực 100% của tình hình lợi nhuận công ty. Sản phẩm nghiên cứu chủ yếu là các sản phẩm tour – mang tính vô hình nên khó khăn trong việc đánh giá. 5.3.2 Hướng đi tiếp theo Từ kết quả nghiên cứu của đề tài này cũng như những hạn chế của nó, nhóm tác giả xin đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo như: + Phạm vi khảo sát nên mở rộng trên phạm vi toàn tổng công ty bao gồm các chi nhánh trên phạm vi cả nước thì kết quả nghiên cứu sẽ mang tính khái quát cao hơn; + Các nghiên cứu sau cần đi sâu vào phân tích tác động của thái độ và hành vi mua hàng của khách hàng đối với những sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu này là bước đi đầu tiên và quan trọng để đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty Saigontourist. Nghiên cứu chỉ cung cấp cơ bản về những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận một cách khách quan. Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Ngày nay môi trường kinh doanh của tất cả các nghành nghề trong nền kinh tế nói chung và trong nghành kinh doanh du lịch nói riêng biến động không ngừng và ngày càng phức tạp. Đó là kết quả tất yếu của xu hướng thị trường luôn phát triển và cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh đó, Saigontourist không thể chủ quan với vị thế của mình là doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam. Vì vậy, để tiếp tục giữ vững những gì mình đang có và nâng cao vị thế cạnh tranh với các đối thủ, Saigontourist cần tập trung vào việc tạo ra những sản phẩm đặc trưng và chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu. Đặt ra những mục tiêu phát triển nhưng phải có chính sách và biện pháp khả thi để đạt được những mục tiêu, ngày càng mở rộng thị trường hơn nữa và giữ vững thương hiệu uy tín hàng đầu của mình. Qua quá trình tìm hiểu, đã cho chúng tôi một sự hiểu biết hơn về tình hình kinh doanh cũng như hiểu thêm về ngành du lịch. Từ đó, nhận thấy được tầm quan trọng của việc đánh giá các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài đề ra các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 6.2 KIẾN NGHỊ Đầu tư khoa học công nghệ quản lý Saigontourist, quản trị hiện đại Tiếp tục xây dựng chương trình văn hóa doanh nghiệp Saigontourist để truyền tải các giá trị, niềm tin, chuẩn mực của Ban lãnh đạo Tổng Công ty đến từng thành viên trong hệ thống Tổng Công ty nhằm tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển bền vững. Trong năm 2017, đẩy nhanh tiến độ triển khai phần mềm Online Booking để kinh doanh trực tuyến các sản phẩm, dịch vụ.Tập trung đầu tư xây dựng phần mềm khách hàng trung thành Saigontourist, tạo cơ sở dữ liệu khách hàng chung cho Tổng Công ty và các đơn vị, tập trung phát triển, chăm sóc khách hàng, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, đáp ứng các nhu cầu cao và đa dạng của khách hàng. Phát triển thị trường, sản phẩm và dịch vụ mới - Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cung cách phục vụ *Lưu trú: đầu tư đưa vào kinh doanh các cơ sở khách sạn, khu du lịch mới (khách sạn Sài Gòn - Phú Thọ, Sài Gòn - Vĩnh Long), góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh của Tổng Công ty. Đối với các cơ sở hiện đang khai thác, đặc biệt các cơ sở lưu trú tại thành phố Hồ Chí Minh chú trọng nâng cấp, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đúng chuẩn. *Ẩm thực: trong tình hình cạnh tranh, cần gia tăng tính sáng tạo, tiên phong trong việc đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ. Kết hợp kinh doanh ẩm thực và phục vụ các chương trình văn hóa văn nghệ, đặc biệt các chương trình đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam.Các cơ sở khách sạn, nhà hàng khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng tận dụng khai thác sản phẩm không gian bên trong và kiến nghị chính quyền địa phương cấp phép khai thác hợp lý không gian trước đơn vị tạo sản phẩm ẩm thực mới *Lữ hành: Khai thác có hiệu quả loại hình du lịch biển - đảo, nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa lịch sử; du lịch kết hợp hội nghị hội thảo, mua sắm, ẩm thực, học tập; du lịch theo chuyên đề: du lịch đô thị, nông nghiệp, thám hiểm, du lịch xanhđang là xu hướng phát triển trong giai đoạn tới. Tập trung khai thác các dòng sản phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tour du lịch có điểm khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh. Du lịch tàu biển: Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tiếp tục giữ vững đơn vị hàng đầu trong công tác khai thác thị trường khách tàu biển quốc tế đến Việt Nam. Tận dụng lợi thế chào bán sản phẩm mới khai thác tối đa doanh thu dòng khách tàu biển mua tour khám phá du lịch Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh. Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, mua sắm (MICE): nâng cao công nghệ tổ chức, trở thành đơn vị uy tín tổ chức các chương trình MICE trong các sự kiện lớn của Thành phố Hồ Chí Minh và Trung ương. *Vui chơi giải trí: Các đơn vị khách sạn, khu du lịch, vui chơi giải trí kết hợp các công ty lữ hành thuộc Tổng Công ty giới thiệu khách sử dụng các tour, tuyến phù hợp. Định kỳ, hàng năm các đơn vị khách sạn, khu du lịch, công ty lữ hành, khu vui chơi giải trí kết hợp triển khai chương trình khuyến mãi, kích cầu chung “Saigontourist - Tận hưởng bản sắc Việt”.Nâng cao thái độ phong cách phục vụ, đặc biệt chú trọng công tác chăm sóc khách hàng thông qua các chương trình “Nụ cười Saigontourist”, “Người khách vàng Saigontourist”, “10 định chuẩn dịch vụ khách hàng Saigontourist”, chương trình “Phong cách dịch vụ Saigontourist”, cùng các chương trình chăm sóc khách hàng của các đơn vị. Thực hiện phát hành thẻ Saigontourist khách hàng thân thiết. Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh Tập trung vốn đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng, chú trọng các công trình trọng điểm tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, và đầu tư liên doanh, liên kết chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu phức hợp, nhà hàng, trung tâm hội nghị hội thảo, trường học, chi nhánh lữ hành đạt chuẩn tại các địa bàn trọng điểm trên cả nước. Tại các tỉnh, địa phương: Đầu tư nâng cấp Khu du lịch Sài Gòn - Côn Đảo và nghiên cứu đầu tư mở rộng kinh doanh các cơ sở lưu trú khác tại Côn Đảo, nâng cấp Khách sạn Sài Gòn - Hạ Long.Hoàn thành và đưa vào khai thác kinh doanh Khách sạn 4 sao Sài Gòn - Phú Thọ và Sài Gòn - Vĩnh Long, dự kiến quý 3/2017.Xây dựng Khu du lịch Sài Gòn - Ba Bể (Bắc Kạn), Trung tâm hội nghị & nhà hàng tiệc cưới tại Đà Lạt và tại Đà NẵngTiếp tục phương án đầu tư nâng cấp các khách sạn và khu du lịch hiện có; đồng thời nghiên cứu đầu tư mới tại các địa phương như Đà Nẵng, Hà Nội, Nha Trang, Phú Quốc và các địa phương có tiềm năng du lịch như Tây Nguyên, Tây Đông Bắc nhằm thiết lập chuỗi hệ thống Saigontourist trên cả nước. Phát triển nguồn lực tài chính - Tối đa doanh thu, tối ưu lợi nhuận Thông qua các biện pháp thu hút, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, tính minh bạch, hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp là nền tảng thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu Tổng Công ty thuận lợi, hiệu quả; thu hút các nhà đầu tư chiến lược nhằm phát triển bền vững. Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình “Tối đa doanh thu - Tối ưu lợi nhuận”, xem đây là giải pháp tăng doanh thu, kiểm soát rủi ro, tiết kiệm chi phí hợp lý, tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, gia tăng hiệu quả kinh tế, lợi thế cạnh tranh, nâng cao nguồn lực, hình thành công nghệ quản lý đặc trưng Saigontourist. Khuyến khích tập thể, cá nhân đăng ký các giải pháp, chương trình liên quan đến việc tối đa doanh thu, tối ưu lợi nhuận. An ninh, an toàn, phòng cháy chữa cháy và chính sách môi trường Nâng cao vai trò và hoạt động của Câu lạc bộ Xanh Saigontourist. Đơn vị cùng đồng hành và khuyến khích, thuyết phục, kêu gọi khách hàng cùng tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hóa, lịch sử, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững. Chú trọng đề cao giá trị văn hóa Việt Nam theo phương châm đã xác định “Saigontourist - Tận hưởng bản sắc Việt”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Kiều (2016), Quản trị tài chính. Nxb. Tài chính 2. Lê Anh Thắng (2018), Báo cáo tài chính Saigonttourist 2017, Nxb www.saigon-tourist.com. 3. Lê Thị Hoàng Mai (2017), Báo cáo tài chính Saigonttourist 2016, Nxb www.saigon-tourist.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxpthdkd_saigontourist_2528_2083485.docx
Luận văn liên quan