Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Trong giai đoạn bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tếthếgiới, công ty nên thành lập một nhóm chuyên gia đểphục vụcho việc lập kếhoạch kinh doanh nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu mởrộng qui mô sản xuất và mởrộng thịtrường trong thời buổi cạnh tranh đầy khốc liệt này. Công ty cần khai thác nhiều hơn nữa đối với dòng sản phẩm phục vụnhu cầu dinh dưỡng của người dân. Vì cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Công ty cần tăng cường hơn nữa trong việc thiết kếmẫu mã sản phẩm, các sản phẩm dành cho nhiều giới khác nhau nhưnhững sản phẩm đặc biệt dành cho trẻem. Công ty cần tăng cường hơn nữa trong công tác thu hồi những khoản tiền hàng từnhững Chi nhánh, Đại lý, Hiệu thuốc đểtránh tình trạng công ty có xu hướng bịchiếm dụng vốn. Công ty cần tăng cường hơn nữa trong công tác quản lí hàng trong kho. Đảm bảo đủsản phẩm cung ứng cho thịtrường và đảm bảo nguồn nguyên vật liệu đểsản xuất sản phẩm. Đối với việc sửdụng những mặt bằng còn trống, công ty không nên bán mà nên cho thuê hoặc lập kếhoạch kinh doanh trên nền đất đó. Khi cần thiết công ty không cần đi mua thêm đất đểphục vụcho nhu cầu mởrộng qui mô. Trong quá trình mởrộng qui mô sản xuất công ty cần chú trọng hệthống nơi đặt kho bãi và cơsởsản xuất nên đặt tại những nơi có nhiều nguồn nguyên liệu, thuận tiện trong việc mua bán, hạn chếhưhao và chi phí vận chuyển và bảo quản.

pdf77 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7967 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm các khoản phải trả 34.160 107.292 131.026 73.132 214 23.734 22 Tăng, giảm chi phí trả trước 1.035 5.300 66 4.265 412 (5.234) (99) Tiền lãi vay đã trả (10.297) (15.977) (4.654) (5.680) 55 11.323 (71) Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 0 0 (24.109) 0 0 (24.109) 0 Tiền thu khác từ hoạt động KD 967 1.406 4.266 439 45 2.860 203 Tiền chi khác cho hoạt động KD (11.831) (12.947) (22.327) (1.116) 9 (9.380) 72 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động KD 25.005 51.317 176.419 26.312 105 125.102 244 ( Nguồn: Phòng Quản trị tài chính của Công ty Dược Hậu Giang) Tóm lại, với lượng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh ngày càng tăng thể hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 41 với lượng tiền này Dược Hậu giang hoàn toàn có thể thanh toán được cho những khoản vốn lưu động như: tiền mua nguyên vật liệu, những khoản trả trước cho người bán, trả tiền lãi vay cho ngân hàng, đặc biệt là công ty có thể đảm bảo đủ tiền để trả lãi cổ phần bằng tiền. 4.3.2. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư Qua bảng số liệu 07 ta thấy công ty luôn chú trọng vào hoạt động đầu tư, do đó qua ba năm công ty không thu được tiền từ những hoạt động đầu tư này. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh âm là do: - Mua sắm mới một số máy móc, thiết bị để phục vụ cho nhà máy mới nhằm mở rộng qui mô sản xuất. - Mua cổ phiếu của một số đơn vị bên ngoài và cho một số công ty vay tiền. - Góp vốn vào công ty Cổ phần Dược Sông hậu, công ty TNHH MTV In bao bì, công ty TNHH MTV Du lịch Dược Hậu giang, công ty TNHH MTV Dược phẩm CM và công ty TNHH MTV HT pharma. Bảng 07: TÌNH HÌNH LUÂN CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NĂM 2006 - 2008 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị % Giá trị % 1. Tiền chi để mua TSCĐ, các TSDH khác (105.151) (105.302) (36.152) (152) 0 69.150 (66) 2. Tiền thu từ thanh lý, bán TSCĐ, các TSDH khác 701 792 4.365 92 13 3.572 451 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 0 (50.000) (1.786) (50.000) 0 48.214 (96) 4. Tiền thu hồi cho vay,bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 0 0 50.000 0 0 50.000 0 5. Tiền chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác (1.487) (48.104) (53.322) (46.617) 3.135 (5.218) 11 6. Tiền thu hồi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác 0 9.533 0 9.533 0 (9.533) (100) 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 0 1.448 9.646 1.448 0 8.198 566 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (105.937) (191.633) (27.249) (85.697) 81 164.384 (86) ( Nguồn: Phòng Quản trị tài chính của Công ty Dược Hậu Giang) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 42 Như vậy, với số tiền để đầu tư mua sắm máy móc, đầu tư cổ phiếu và đầu tư vào công ty con lớn hơn số tiền công ty thu như: thu từ thanh lý tài sản, thu từ tiền lãi cho vay và thu từ việc đầu góp vốn, nên tổng số tiền từ hoạt động đầu tư bị âm. Số tiền mà công ty dùng để chi cho những hoạt động đầu tư này lớn, chứng tỏ trong ba năm qua số tiền nhàn rỗi của công ty là khá cao. Với những khoản chi cho hoạt động đầu tư này thì khả năng trong tương lai, công ty sẽ nhận được nhiều lợi nhuận từ dòng tiền này là rất lớn. 4.3.3. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Bảng 08: TÌNH HÌNH LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH NĂM 2006 – 2008 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị % Giá trị % 1.Tiền thu từ phát hành CP, nhận vốn góp của chủ sở hữu 0 398.761 0 398.761 0 (398.761) (100) 2. Tiền chi góp vốn,mua lại CP của doanh nghiệp đã phát hành 0 0 (293) 0 0 (293) 0 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 434.043 674.327 177.134 240.284 55 (497.194) (74) 4. Tiền chi trả nợ gốc vay (339.535) (798.767) (212.108) (459.232) 135 586.659 (73) 5. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (14.040) (39.056) (49.938) (25.016) 178 (10.882) 28 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ tài chính 80.468 235.265 (85.206) 154.797 192 (320.471) (136) ( Nguồn: Phòng Quản trị tài chính của Công ty Dược Hậu Giang) Nếu như lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư cho ta biết dòng tiền có thể nhận được trong tương lai là lớn hay nhỏ thì lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính có thể cho ta biết được những dòng tiền thu được từ việc phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp từ cổ đông ... Qua bảng số liệu 08 cho ta thấy trong hai năm 2006 và 2007 thì dòng tiền từ hoạt động tài chính là dương, chứng tỏ một phần lượng tiền thực tế trong công ty có được do việc huy động từ việc phát hành cổ phiếu, và từ việc đi vay nợ, nhưng vay nợ chiếm một khoản nhỏ, để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Nếu xu hướng dòng tiền thu từ hoạt động này tăng quá cao sẽ bất lợi cho công ty, vì khoản tiền thực tế có được là do đi vay nợ, chứ không www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 43 phải có được từ việc tiêu thụ sản phẩm hay đầu tư. Xu hướng tiền thu về từ hoạt động tài chính tăng qua hai năm, nhưng đến năm 2008 thì xu hướng này giảm xuống. Công ty có thể thu được tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư để phục vụ cho sản xuất và cũng có thể bắt đầu trả tiền cho cổ tức và cho những khoản vay bằng tiền mặt, đồng thời không cần lượng tiền thu từ việc phát hành cổ phiếu. Qua đây cũng cho ta thấy khả năng thanh toán của công ty ngày càng tốt hơn. 4.4. Đánh giá tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính 4.4.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn Từ số liệu bảng 01 tình hình tài sản ngắn hạn năm 2006 – 2008 ở trang 21 và bảng 02 tình hình tài sản dài hạn năm 2006 – 2008 ở trang 26 ta có đồ thị sau: (Nguồn: Từ Bảng CĐKT 2006-2008, Phòng Quản trị tài chính DHG) Hình 04: Đồ thị thể hiện cơ cấu tài sản qua ba năm 2006 – 2008 Từ bảng số liệu bảng 03 tình hình nợ phải trả năm 2006 – 2008 trang 29 và bảng số liệu 05 trang 31 ta có đồ thị sau: (Nguồn: Từ Bảng CĐKT 2006-2008, Phòng Quản trị tài chính DHG) Hình 05: Đồ thị thể hiện cơ cấu nguồn vốn qua ba năm 2006 - 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008 68% 32% 72% 28% 72% 28% 0% 20% 40% 60% 80% 100% tài sản dài hạn tài sản ngắn hạn 65% 35% 31% 69% 33% 67% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1 2 3 nguồn vốn chủ sở hữu nợ phải trả www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 44 Qua hai đồ thị trên ta thấy trong cơ cấu tài sản không có sự biến động nhiều. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản, chiếm 72%, còn lại là tài sản dài hạn. Cơ cấu tài sản này là phù hợp với nhu cầu sản xuất ra nhiều sản phẩm của công ty. Như vậy, cơ cấu tài sản của công ty tương đối ổn định qua ba năm, còn cơ cấu nguồn vốn thì sao? Chúng ta cùng quan sát đồ thị 05. Ta thấy cơ cấu vốn có sự biến động mạnh, năm 2008 thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn. Lúc này công ty chủ yếu sử dụng nợ để phục vụ cho nhu cầu vốn lưu động và đầu tư vào tài sản cố định. Nhưng đến năm 2007 thì công ty có sự thay đổi trong cơ cấu vốn, vốn chủ sở hữu lúc này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Nhu cầu vốn lưu động và việc đầu tư vào tài sản cố định chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Đồng thời trong cơ cấu tài sản cũng không có nhiều sự thay đổi. Như vậy, để tăng khối lượng sản xuất sản phẩm kéo theo đó thì vốn lưu động cũng tăng lên, dẫn đến tỷ trọng tài sản lưu động tăng. Nhưng nguồn vốn để tăng tài sản lưu động không phải được hình thành từ việc đi vay nợ. Tóm lại, cơ cấu tài chính của công ty được cải thiện dần theo xu hướng tốt qua ba năm và với cơ cấu này công ty hoàn toàn có thể chủ động được nguồn vốn, và khẳng định thế mạnh tài chính của mình. 4.4.2. Phân tích tình hình công nợ Hình 06: Đồ thị thể hiện tình hình tỷ lệ nợ qua ba năm 2006 - 2008 * Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cho ta biết được trong tổng tài sản của công ty có bao nhiêu phần trăm tài sản được hình thành từ nguồn vốn đi vay. Dựa vào bảng số liệu 11 cho thấy số tiền đi vay để dùng cho việc mua tài sản giảm dần 2006 2007 2008 0.65 0.330.31 1.94 0.46 0.48 - 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 năm lần 5. Tỷ số nợ/ Tổng tài sản 6. Tỷ số nợ / Vốn chủ sở hữu www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 45 qua các năm. Cụ thể năm 2006 có 65% tài sản được hình thành từ nguồn vốn đi vay, hệ số này cho ta biết trong 100 đồng tài sản của công ty đã có 65 đồng nợ, năm 2007 giảm còn 31 đồng nợ, nhưng đến năm 2008 thì lại tăng lên 33 đồng nợ. Nguyên nhân của sự biến động này là do khoản đi vay nợ của công ty giảm mạnh qua ba năm. Đồng thời, tài sản lưu động và tài sản dài hạn không ngừng tăng qua ba năm để đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất. Như vậy, thông qua tỷ số nợ trên tổng tài sản cho ta thấy được trong hai năm gần đây hệ số nợ của công ty có xu hướng giảm rất nhanh. Năm 2008 giảm gần một nửa so với năm 2006, với tỷ lệ nợ này ta có thể hoàn toàn chấp nhận được. Công ty nên tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa thế mạnh này. * Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu Qua việc phân tích tỷ lệ nợ trên tổng tài sản ta thấy khoản nợ vay của công ty giảm mạnh làm tỷ lệ này giảm xuống, như vậy với sự giảm đi của nợ vay kéo theo tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu giảm. Qua đồ thị trên ta thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu giảm rất mạnh, năm 2007 giảm 1,48 lần và năm 2008 tăng nhẹ 0,02 lần. Như vậy, sự giảm xuống của tỷ số này cho ta thấy công ty đang rất hạn chế sử dụng nợ, việc hạn chế sử dụng nợ trong năm 2007 là tránh ảnh hưởng của lãi suất, đồng thời việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo an toàn của đồng vốn của công ty và cũng khẳng định sự lành mạnh về tài chính. Nhưng công ty cũng nên duy trì ở mức vừa phải vì việc đi vay vốn từ bên ngoài với mức hợp lí sẽ có lợi cho lợi nhuận vì lãi vay sẽ được tính vào chi phí hợp lí. Tóm lại, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty không ngừng tăng lên. Vốn chủ sở hữu đang chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn của công ty. 4.4.3. Các tỷ số thanh toán Bảng 09: KHẢ NĂNG THANH TOÁN NGẮN HẠN NĂM 2006 - 2008 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ thanh toán hiện hành Lần 1,13 2,32 2,31 Tỷ lệ thanh toán nhanh Lần 0,72 1,53 1,44 Kỳ thu tiền bình quân ngày 50 60 66 www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 46 * Tỷ số thanh toán hiện hành Qua bảng số liệu 14 cho ta thấy năm 2006 1 đồng nợ của công ty được đảm bảo bằng 1,13 đồng tài sản lưu động, tỷ số này ở năm 2006 là chưa cao, sở dĩ tỷ số này chưa cao là do khoản đi vay nợ ngắn hạn và những khoản phải trả ngắn hạn khác trong năm 2006 cao. Như vậy, nguồn hình thành tài sản chủ yếu được hình thành từ việc đi vay nợ, nên khả năng thanh toán hiện hành của công ty là thấp. Nhưng từ năm 2007 thì tình hình này đã được cải thiện, năm 2007 thì 1 đồng nợ của công ty được đảm bảo bằng 2,32 đồng tài sản lưu động và năm 2008 thì một đồng nợ của công ty được đảm bảo bằng 2.31 đồng tài sản lưu động. Tỷ số này cao là do trong hai năm gần đây Dược Hậu giang huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu và huy động vốn đầu tư của nhà nước. Tỷ số này là tương đối tốt, vì thông thường thì 1 đồng nợ phải được đảm bảo ít nhất bằng 2 lần tài sản lưu động. * Tỷ số thanh toán nhanh Khả năng thanh toán của công ty trong năm 2007 là tốt nhất 1.53 lần, đến năm 2008 tuy có giảm nhẹ, nhưng vẫn cao 1,44 lần. Nguyên nhân của sự biến động này là do qui mô sản xuất được mở rộng, công ty đầu tư vào hàng tồn kho nên khả năng chuyển thành tiền để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn có giảm nhẹ. Hàng tồn kho tăng là do sản xuất mở rộng nên công ty sản xuất ra được nhiều sản phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hóa trong kho cũng tăng lên, chính điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm lại. Tuy khả năng thanh toán có giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức cao và hoàn toàn có thể chấp nhận được. Vậy, khả năng thanh toán của công ty được cải thiện dần, tỷ lệ thanh toán hiện hành của công ty được cải thiện dần là tốt. Công ty cần chú ý hơn nữa trong việc quản lí hàng tồn kho và các khoản nợ ngắn hạn. 4.4.4. Các tỷ số hoạt động Tình hình hoạt động của một công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản ngắn hạn, vòng quay tài sản ngắn hạn, vòng quay tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản. Quá trình luân chuyển vốn đối với một công ty rất quan trọng, nếu quá trình luân chuyển vốn ngắn thì với một đồng vốn ít hơn có thể tạo ra hiệu quả như vậy hoặc cũng với một đồng www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 47 vốn có thể tạo ra hiệu quả cao hơn. Do vậy, đối với một công ty thì việc quay nhanh đồng vốn của mình là rất quan trọng, để xem nó quan trọng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua một số vòng quay sau: Bảng 10: PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG NĂM 2006 – 2008 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vòng quay hàng tồn kho lần 3,32 2,61 2,35 Vòng quay tài sản ngắn hạn lần 2,63 1,88 1,85 Vòng quay tài sản cố định lần 5,86 5,55 6,71 Vòng quay tổng tài sản lần 1,80 1,35 1,34 * Vòng quay hàng tồn kho Qua bảng số liệu 10 ta thấy số vòng quay hàng tồn kho giảm dần, năm 2006 số vòng quay hàng tồn kho là 3,32 vòng và đến năm 2008 là giảm còn 2,35 vòng. Số vòng giảm xuống là do công ty mở rộng qui mô sản xuất nên lượng thành phẩm trong kho và lượng nguyên liệu, vật liệu để sản xuất cũng tăng qua ba năm. Ta thấy rằng số vòng quay hàng tồn kho qua ba năm không cao và có xu hướng giảm số vòng xuống điều này thể hiện hiệu quả quản lí hàng tồn kho của công ty là không cao, đồng vốn của công ty bị đọng lại đồng thời phát sinh thêm một số chi phí như: chi phí bảo quản nguyên liệu, thành phẩm, chi phí lưu kho và có thể bị hao hụt. Vì Dược Hậu giang là công ty sản xuất nên hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn, điều này cũng là bình thường vì qua phân tích ở trên ta thấy tình hình tài chính của công ty khá mạnh. Công ty có thể chủ động về vốn, do vốn chủ sở hữu không ngừng tăng qua ba năm, do đó công ty không lo bị ứ đọng vốn do hàng tồn kho nhiều. Hàng tồn kho cũng có thể là chiến lược kinh doanh của công ty, vì hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu nên với lượng nguyên vật liệu có được trong kho công ty có thể tránh được sự biến động về giá trong thời gian khủng hoảng kinh tế này. Nhưng công ty cũng cần có những biện pháp để hàng hóa và nguyên vật liệu không tồn ở kho quá lâu. * Vòng quay tài sản ngắn hạn Qua bảng số liệu 10 ta thấy được vòng quay tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm qua ba năm, cụ thể năm 2006 1 đồng tài sản ngắn hạn tham gia vào hoạt động sản xuất tạo ra được 2,63 đồng doanh thu thuần, năm 2007 thì 1 đồng tài www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 48 sản ngắn hạn tạo ra được 1,88 đồng doanh thu thuần, tương tự như vậy đến năm 2008 thì chỉ tạo ra được 1,85 đồng doanh thu thuần. Vậy, công ty sử dụng tài sản ngắn hạn chưa thực sự hiệu quả, tài sản ngắn hạn thì vậy còn tài sản dài hạn công ty có sử dụng hiệu quả không? Chúng ta cùng phân tích chỉ tiêu vòng quay tài sản cố định. * Vòng quay tài sản cố định Qua bảng số liệu 10 ta thấy vòng quay tài sản cố định năm 2006 là 5,86 lần, tức là 1 đồng tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 5,86 đồng doanh thu, năm 2007 giảm nhẹ tức 1 đồng tài sản cố định tham gia hoạt động sản xuất tạo ra được 5,55 đồng doanh thu, năm 2008 lại tăng nhẹ hơn so với hai năm trước tức 1 đồng tài sản cố định tham gia hoạt động sản xuất tạo ra được 6,71 đồng doanh thu. Việc tăng năng suất tài sản cố định giúp cho việc thu hồi vốn của công ty càng nhanh. Tuy nhiên việc xem xét vòng quay tài sản không thì chưa đủ để thấy hết hiệu quả của công tác quản lí tài sản của công ty, chúng ta cùng đi vào phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản. * Vòng quay tổng tài sản Qua phân tích trên ta thấy vòng quay tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm, còn vòng quay tài sản cố định có xu hướng tăng, nhưng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nên vòng quay tổng tài sản cũng có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2006 1 đồng tài sản tạo ra được 1,8 đồng doanh thu, năm 2007 thì 1 đồng tài sản tạo ra được 1,35 đồng doanh thu, giảm 0,45 đồng, năm 2008 thì 1 đồng tài sản tạo ra được 1,34 đồng doanh thu, giảm 0,01 đồng. Như vậy, qua ba năm thì hiệu quả sử dụng tài sản của công ty có xu hướng giảm, do đó công ty cần quan tâm hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản nhất là hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Để tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn thì công ty nên nhanh chóng tiêu thụ hết thành phẩm trong kho và đưa nguyên vật liệu vào quá trình sản xuất nhanh chóng. 4.4.5. Các tỷ số khả năng sinh lời Qua việc phân tích các chỉ tiêu về tình hình công nợ, về khả năng thanh toán, các chỉ tiêu về tỷ số hoạt động đã cho thấy được mức độ rủi ro cũng như những lợi ích mà chủ sở hữu của công ty có thể nhận được để có thể giúp họ quyết định việc có nên tiếp tục đầu tư nữa không, nhưng còn đối với những nhà www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 49 đầu tư bên ngoài thì những chỉ tiêu trên chỉ phần nào ảnh hưởng đến quyết định của họ. Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư là những chỉ tiêu về khả năng tạo ra lợi nhuận, để hiểu sâu hơn chúng ta cùng phân tích những chỉ tiêu sau: Bảng 11: PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỜI NĂM 2006 – 2008 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ số lợi nhuận ròng/doanh thu (ROS) % 0,100 0,091 0,091 Tỷ số lợi nhuận ròng/Tổng tài sản(ROA) % 0,180 0,123 0,121 Tỷ số lợi nhuận ròng/VCSH(ROE) % 0,540 0,182 0,179 Tỷ số lợi nhuận ròng/Cổ phiếu (EPS) Ngàn đồng 11 6 7 Tỷ số cổ tức/Mỗi cổ phiếu (DPS) Ngàn đồng 3,010 2,074 2,500 * Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Qua bảng số liệu 11 ta thấy năm 2006 1 đồng doanh thu tạo ra được 0,1 đồng lợi nhuận, tức 10%, năm 2007 và năm 2008 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu giảm nhẹ, lúc này 1 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 0,91 đồng lợi nhuận, tức 9,1%. Trong hai năm 2007 và 2008 tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu giảm nhẹ là do: Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhẹ, làm cho giá vốn hàng bán tăng. Ngoài ra việc mở rộng qui mô sản xuất cũng như việc mở rộng thị trường tiêu thụ làm cho chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí khác tăng. Doanh thu của công ty không ngừng tăng qua ba năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của chi phí nên dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm. Như vậy, tỷ số này càng cao càng có lợi cho chủ sở hữu của công ty cũng như nhà đầu tư bên ngoài. Ta thấy qua ba năm tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu là tương đối cao, điều này chứng tỏ khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty rất tốt làm tăng doanh thu. Tóm lại, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu có giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức cao và chấp nhận được. Tuy nhiên, công ty cần có những biện pháp để kiểm soát tốt chi phí hơn nữa. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 50 * Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Qua bảng số liệu 11 ta thấy 1 đồng tài sản năm 2006 tạo ra được 0,18 đồng lợi nhuận, năm 2007 là 0,123 đồng và năm 2008 là 0,121 đồng. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản giảm là do: Giá trị tài sản cố định qua ba năm không ngừng được bổ sung để mở rộng sản xuất, dẫn đến nhu cầu tài sản lưu động cũng tăng. Điều này làm cho tổng tài sản tăng. Chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp tăng, làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận chậm lại. Như vậy, công ty đã chưa thực sự sử dụng hết công suất của tài sản, làm cho thu nhập trên mỗi đồng tài sản giảm qua ba năm. Ta thấy tỷ số lợi nhuận trên tài sản có giảm đi nhưng tỷ số này vẫn ở mức cao trên 10% và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên công ty cần tăng hiệu quả sử dụng tài sản hơn nữa để lợi nhuận thu được từ tài sản tạo ra cao hơn nữa. * Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Đây là tỷ số rất được các nhà đầu tư quan tâm vì nó gắn với hiệu quả đầu tư của họ. Ta thấy năm 2006 thì 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,54 đồng lợi nhuận, lúc này 1 đồng vốn bỏ ra thì nhà đầu tư nhận được 0,54 đồng cổ tức, năm 2007 thì lợi nhuận do vốn chủ sở hữu bỏ ra có giảm nhẹ, lúc này 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,182 đồng lợi nhuận, lúc này nhà đầu tư chỉ nhận được 0,182 đồng cổ tức từ 1 đồng vốn bỏ ra, tương tự năm 2008 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,179 đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu giảm là do: Các khoản chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, chi phí quản lí tăng nhẹ làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận chậm lại. Công ty tăng cường huy động vốn chủ sở hữu trong hai năm 2007 và 2008 nên cơ cấu vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 69% trong tổng nguồn vốn. Như vậy, qua ba năm thì vốn chủ sở hữu tạo ra lợi nhuận có xu hướng giảm, Tuy cổ tức của nhà đầu tư có giảm đi nhưng phần cổ tức mà nhà đầu tư nhận được vẫn ở mức 17% đồng vốn bỏ ra, với mức cổ tức nhận được này vẫn ở mức cao và thu hút được các nhà đầu tư từ bên ngoài. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 51 Tóm lại, các tỷ số về khả năng sinh lời có xu hướng giảm nhẹ qua ba năm, nhưng lợi nhuận thu về vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm, do đó làm cho các tỷ số này giảm nhẹ. Trong năm 2007 và 2008 công ty sử dụng chủ yếu nguồn vốn chủ sở hữu, đồng thời mua sắm tài sắm thêm tài sản bằng nguồn vốn này, hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao nên tài sản, vốn chủ sở hữu chưa tạo ra lợi nhuận tối ưu. * Tỷ số lợi nhuận ròng trên cổ phiếu (EPS) Từ bảng số liệu trên ta thấy, lãi cơ bản trên cổ phiếu có xu hướng giảm. Nhưng đến năm 2008 lại tăng nhẹ trở lại. Qua phân tích ở trên ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế của công ty không ngừng tăng qua ba năm, nhưng lãi cơ bản trên cổ phiếu lại giảm xuống. Vậy, lãi cơ bản trên cổ phiếu có giảm là do: Tốc độ tăng của số lượng cổ phiếu phát hành nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Năm 2006 số lượng cổ phiếu lưu hành là 8.000.000 cổ phiếu, như vậy trong năm 2006 thì công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn đi vay, nên chi phí lãi vay được tính vào chi phí, điều này đã tác động tích cực đến lợi nhuận sau thuế và lãi trên một cổ phiếu. Năm 2007 cơ cấu vốn của công ty lúc này nghiêng về nguồn vốn chủ sở hữu, vì số cổ phiếu của công ty đang lưu hành là 18.833.333 cổ phiếu. Vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ tăng 33%, nhưng số cổ phiếu phát hành tăng 135% nên làm cho lãi cơ bản trên cổ phiếu giảm trong năm 2007. Lợi nhuận sau thuế liên tục tăng hay lợi nhuận phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông cũng tăng trong năm 2008. Mà trong năm 2008 số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành tương đối ổn định so với năm 2007 chỉ với 19.993.500 cổ phiếu. Điều này đã làm cho lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng nhẹ trong năm 2008. Như vậy, lãi cơ bản trên cổ phiếu có xu hướng giảm nhưng lãi cơ bản trên cổ phiếu giảm là do số lượng cổ phiếu phát hành của công ty tăng chứ không phải lợi nhuận sau thuế của công ty giảm. Ta thấy lãi cơ bản trên cổ phiếu có giảm nhưng vẫn chấp nhận được. * Tỷ số cổ tức trên cổ phiếu Qua bảng số liệu trên ta thấy, do việc phát hành thêm một số lượng lớn cổ phiếu trong hai năm gần đây nên đã làm cho số cổ tức trên mỗi cổ phiếu giảm đi. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 52 Ta thấy rằng do lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng nên tổng số cổ tức chi trả cho cổ đông vẫn tăng liên tục qua ba năm. Tuy số cổ tức nhận được trên mỗi cổ phiếu có giảm nhẹ, nhưng với tình hình hoạt động và cơ cấu vốn của công ty như đã phân tích, thì khi đầu tư vào cổ phiếu của công ty hoàn toàn có lời và trong tương lai thì khoản lời này còn tăng lên nữa vì tình hình hoạt động sản xuất của công ty tốt, đặc biệt công ty luôn chú trọng tới việc đầu tư vào những công ty con và công ty liên kết. Chính những khoản đầu tư này sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Ngoài hai tỷ số EPS và DPS thì các nhà đầu tư thường phân tích thêm hai tỷ số là P/E và P/B để có quyết định đầu tư vào một loại cổ phiếu nào đó. Hai tỷ số này được các nhà đầu tư tính ngay tại thời điểm quyết định mua cổ phiếu hay không. 4.4.6. Phương trình DUPONT Để hiểu rõ tình tài chính của một công ty thì chúng ta không những phân tích các tỷ số tài chính, mà chúng ta cũng có thể biết rõ tình hình tài chính thông qua việc phân tích sơ đồ DUPONT (Sơ đồ trang 54). Qua sơ đồ DUPONT (trang 54) ta thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng, chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lời của toàn bộ vốn của công ty nói chung. Thông qua chỉ tiêu này, người phân tích có thể đánh giá được khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nhìn vào bậc thứ nhất của sơ đồ DUPONT (trang 54) chúng ta thấy ROE có xu hướng giảm, từ 54% giảm xuống còn 17,9% tức năm 2008 ROE giảm xuống chỉ còn một phần ba so với năm 2006. Ta thấy tuy ROE có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao trên 17% và vẫn có thể chấp nhận được, tức nhà đầu tư có thể nhận được trên 17% lợi nhuận trên số vốn bỏ ra. Nguyên nhân làm cho tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm là do trong hai năm 2007 và 2008 công ty Dược Hậu giang đã huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu, vốn chủ sở hữu năm 2007 là 651.577 triệu đồng, tăng 282%, vốn chủ sở hữu năm 2008 là 752.547 triệu đồng tăng 19%, vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do vốn góp của các cổ đông, vốn góp của nhà nước và việc phát hành thêm cổ phiếu của công ty. Vốn chủ sở hữu tăng lên thì công ty không cần trả nhiều tiền cho việc đi vay, đồng thời việc huy động www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 53 vốn cũng được dễ dàng, nhưng ngược lại các chủ sở hữu sẽ bị giảm đi phần lợi nhuận nhận được. Như vậy, cơ cấu vốn của công ty nghiêng dần về vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bậc thứ hai của sơ đồ trên ta thấy để có được mức lợi nhuận như vậy, chúng ta xét đến những nhân tố cấu thành nên ROE. Các nhân tố cấu thành nên ROE bao gồm: tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và hệ số vốn chủ sở hữu. Quan sát vào sơ đồ ta thấy qua ba năm thì ROA có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, tức 1 đồng tài sản bỏ ra ta vẫn thu về trên 12% lợi nhuận. Như vậy, ROE giảm một phần là do tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản giảm. Đồng thời tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm là do hệ số vốn tự có giảm, hệ số vốn tự có giảm từ 2,83 lần xuống còn 1,48 lần. Nhìn vào bậc thứ ba của sơ đồ trên ta thấy tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản là do hai nhân tố cấu thành bao gồm: tỷ số lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay tổng tài sản. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu giảm nhẹ qua ba năm từ 10% xuống còn 9,1%. Sở dĩ ROS giảm nhẹ là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, nhìn vào những bậc tiếp theo của sơ đồ ta thấy nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế tăng chậm hơn doanh thu là do các loại chi phí như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác và chi phí thuế thu nhập đều tăng nhanh, trong khi đó tổng doanh thu tăng không đủ để bù đắp cho sự tăng lên của chi phí, do đó làm cho lợi nhuận sau thuế giảm. Chi phí tăng nhanh như vậy trước hết phải nói đến sự tăng giá của nguyên vật liệu làm cho giá vốn tăng lên, thêm vào đó do Dược Hậu giang đang mở rộng thị trường tiêu thụ ở khắp ba miền Bắc – Trung - Nam, chính sách bán hàng trong những hiệu thuốc tư nhân cũng như bệnh viện nới rộng, nên làm cho chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp tăng gần như gấp đôi so với năm 2006. Ngoài ra, năm 2007 và 2008 công ty phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, điều này góp phần làm tổng chi phí nhảy vọt. Vậy, tổng chi phí tăng làm cho lợi nhuận tăng không nhiều, do đó góp phần làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hửu giảm nhẹ. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân 54 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên (Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQK của DHG, phòng Quản trị tài chính) Hình 07: Sơ đồ DUPONT Doanh thu thuần 868.192 ; 1,269.280; 1.496.019 GVHB 402.747;600.778;714.410 CPBH 311.953 ; 469.324 ; 517.995 CP khác 1.257 ; 897 ; 3.932 Tổng CP 783.052;1.160.940;1.388.225 ROE: 54% ; 18,2% ; 17,9% CP QLDN 55.881 ; 59.819;98.686 CP tài chính 11.214;17.291;38.114 ROA : 18% ; 12,3% ; 12,1% Tổng TS/VCSH 2,83 ; 1,45 ; 1,48 LN/ DTT (ROS): 10% ; 9,1% ; 9,1% DT/ΣTS(VQTTS) 1.8 ; 1.35 ; 1.34 Lợi nhuận sau thuế 87.060;115.481;135.519 TổngTS 482.847;942.209;1.118.113 Tài sản cố định 153.297;268.421;309.306 Các khoản phải thu 166.440;257.382;302.876 Hàng tồn kho 121.353;230.279;303.921 Tài sản lưu động 329.550;673.787;808.808 Tiền 35.002;129.951;193.916 Các khoản đầu tư NH 0 ; 51.955 ; 2.337 CP thuế TNDN 0 ; 12.831 ; 15.058 Doanh thu thuần 868.192;1,269.280;1.496.019 Tổng DT 870.112;1.276.420;1.523.744 x x : + + + Chú thích: số liệu năm 2006;2007;2008 Đơn vị tính: triệu đồng www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 55 Chúng ta cùng nhìn vào chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản trên sơ đồ, vòng quay tổng tài sản giảm qua ba năm, năm 2006 là 1,8 lần và năm 2008 là 1,34 lần, giảm 0,46 lần. Nguyên nhân vòng quay tổng tài sản giảm là do tốc độ tăng của tài sản nhanh hơn của doanh thu thuần, tổng tài sản năm 2007 tăng 95%, năm 2008 tăng 19%, trong khi đó doanh thu thuần năm 2007 chỉ tăng 46%, năm 2008 tăng 18%. Nhìn vào số liệu trên sơ đồ ta thấy tổng tài sản tăng lên chứng tỏ qui mô sản xuất của công ty được mở rộng, tài sản cố định và lưu động đều tăng. Nhưng chủ yếu là sự tăng lên của tài sản lưu động, trong đó phải nói đến sự tăng nhanh của lượng tiền mặt, do công ty mở rộng qui mô sản xuất và cần mua nhiều nguyên liệu về để sản xuất dược phẩm, cũng như nguyên liệu để in bao bì nên công ty dự trữ lượng tiền để thanh toán cho người bán trong và ngoài nước. Bên cạnh lượng tiền tăng lên thì phải nói đến hàng tồn trong kho, do công ty mua nhiều nguyên vật liệu về để sản xuất và lượng thành phẩm để trong kho, lượng thành phẩm để trong kho để khi cần thiết công ty có thể cung cấp cho tất cả các nhà thuốc. Công ty đã và đang có chính sách mở rộng thị trường thành công nên công ty phải thu tiền hàng của nhiều chi nhánh, hiệu thuốc nên khoản phải thu qua ba năm cũng tăng lên, vì vậy tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn sự tăng lên của doanh thu thần, do đó vòng quay tổng tài sản giảm. Như vậy, qua sơ đồ ta có thể thấy doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế liên tục tăng qua ba năm, lợi nhuận mà chủ sở hữu nhận được trên 17% số vốn bỏ ra, tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, qua đó ta thấy được vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên và công ty sử dụng nguồn vốn này là chủ yếu, công ty vẫn sử dụng nguồn vốn đi vay nhưng không phải là chủ yếu, điều này giúp cho công ty có thể đi vay nợ từ bên ngoài một cách dễ dàng, nhà đầu tư cũng có thể yên tâm với đồng vốn của họ khi họ đầu tư vào Dược Hậu giang. Các nhà đầu tư yên tâm không chỉ vì công ty sử dụng nguồn vốn là chủ yếu, mà thông qua sơ đồ cũng có thể thấy được qui mô sản xuất của công ty đang được mở rộng, tuy chi phí có tăng nhưng vẫn có thể chấp nhận được, lợi nhuận các nhà đầu tư luôn được đảm bảo. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 56 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 5.1. Những thuận lợi, khó khăn trong thời gian qua của công ty trong thời gian tới 5.1.1. Thuận lợi Chính phủ, Bộ Y tế, Cục quản lý Dược Việt Nam đã có những chính sách quốc gia thúc đẩy phát triển công nghiệp Dược, khuyến khích hệ thống điều trị và người tiêu dùng quan tâm đến việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng cao. Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Ủy ban nhân dân, các Sở ban ngành Thành phố Cần thơ. Sự hỗ trợ về tín dụng của nhà nước cũng như của các ngân hàng. Sự đóng góp sáng tạo và hiệu quả của đội ngũ Ban lãnh đạo và toàn thể người lao động trong công ty. Sự tin cậy của người tiêu dùng trên cả nước đối với sản phẩm của Dược Hậu giang. 5.1.2. Khó khăn Sự tăng giá của nguyên vật liệu dược phẩm, vật tư ngành nhựa, ngành giấy đã ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cạnh tranh gay gắt về giá giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Sự khủng hoảng nền kinh tế thế giới đã làm cho việc tiêu thụ sản phẩm phần nào bị hạn chế. 5.2. Đánh giá tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu giang 5.2.1. Những mặt đã đạt được * Về cơ cấu nguồn vốn Qua ba năm ta thấy cơ cấu nguồn vốn không ngừng được cải thiện, năm 2006 công ty sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ việc đi vay ngắn hạn, nợ phải trả chiếm 64% trong tổng nguồn vốn. Nhưng đến năm 2007 nợ phải trả bị thu hẹp lại www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 57 chỉ còn 30% trong tổng nguồn vốn, thay vào đó vốn chủ sở hữu chiếm tới 70% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2008 thì cơ cấu vốn này vẫn được duy trì vốn chủ sở hữu chiếm 68% trong tổng nguồn vốn. Lúc này chính sách của công ty là không sử dụng nguồn vốn đi vay để đầu tư vào tài sản cố định, vì dùng nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định thì thời gian thu hồi lâu, có thể thể gặp bất lợi. Do đó công ty huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư sẽ an toàn hơn, chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn, đồng thời với cơ cấu vốn mà vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao sẽ có lợi cho công ty rất nhiều trong việc khẳng định thế mạnh tài chính của công ty mình. Với thế mạnh tài chính như vậy công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài cũng như đi vay vốn khi cần thiết. * Lợi nhuận sau thuế Qua phân tích ở trên ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng. Lợi nhuận sau thuế liên tục tăng là do Ban quản trị công ty cũng như toàn bộ nhân viên cố gắng để tăng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu rất được các nhà đầu tư quan tâm, vì khi một công ty hoạt động tốt thì lợi nhuận luôn tăng và khi họ đầu tư thì chắc chắn họ sẽ thu được lợi nhuận. Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế tăng cũng góp phần làm cho khả năng tài chính của công ty ngày càng mạnh hơn. * Về việc lập các quỹ Qua ba năm công ty luôn chú trọng việc lập quỹ dự phòng tài chính, đồng thời với chủ trương của Ban lãnh đạo công ty là luôn quan tâm đến đời sống của công nhân viên trong công ty, do đó quỹ dự phòng trợ cấp mất việc không ngừng được bổ sung. Đây là chính sách rất đúng đắn của Ban lãnh đạo công ty, vì trong khoảng thời gian bị ảnh hưởng khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, thì việc lập hai quỹ dự phòng này là rất cần thiết. * Về khả năng thanh toán Qua ba năm công ty luôn cố gắng cải thiện khả năng thanh toán của mình, cụ thể khả năng thanh toán hiện hành liên tục tăng. Năm 2008 thì một đồng nợ được đảm bảo ít nhất bằng hai đồng tài sản lưu động. Với khả năng thanh toán này các nhà đầu tư bên ngoài có thể hoàn toàn yên tâm với đồng vốn của mình. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 58 Khi đầu tư vào một công ty thì các chỉ tiêu mà các nhà đầu tư quan tâm là cơ cấu vốn, tình hình lợi nhuận và khả năng thanh toán của công ty. Như vậy, với những tình hình cơ cấu vốn, khả năng sinh lợi của công ty và khả năng thanh toán thì công ty hoàn toàn có thể khẳng định thế mạnh tài chính của mình. 5.2.2. Những mặt còn tồn tại * Về khoản phải thu Khoản phải thu của công ty tăng liên tục qua ba năm. Tỷ trọng khoản phải thu trong tổng tài sản năm 2006 là 34%, năm 2007 và 2008 là 27%. Trong đó, chủ yếu là khoản phải thu tiền hàng của các hiệu thuốc, khoản công ty cho mượn tiền và khoản tài trợ. Ta thấy tỷ trọng khoản phải thu là tương đối lớn, sở dĩ khoản phải thu liên tục tăng là do công ty đang mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường tiêu thụ được mở rộng nên các chi nhánh hiệu thuốc chưa trả tiền kịp, đồng thời do chính sách mở rộng thị trường của công ty nên công ty đã nới rộng đối với việc thu tiền hàng của khách hàng. Khoản phải thu liên tục tăng như vậy có thể sẽ không có lợi cho công ty vì từ đó công ty có thể bị chiếm dụng vốn. Do vậy, công ty cần chú ý nhiều hơn nữa trong công tác thu tiền hàng từ các chi nhánh, hiệu thuốc. * Về khoản hàng tồn kho Qua phân tích ở trên ta thấy hàng tồn kho không ngừng tăng qua ba năm, hàng tồn kho tăng đã làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm xuống. Chính điều này làm cho hiệu quả sử dụng tài sản lưu động không cao, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, do đó việc giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động sẽ kéo theo hiệu quả sử dụng của tổng tài sản giảm xuống. * Về chi phí Qua phân tích trên ta thấy tổng chi phí qua ba năm tăng lên, điều này làm cho lợi nhuận chỉ tăng nhẹ. Tổng chi phí tăng là do những khoản chi phí như: chi phí mua nguyên vật liệu để sản xuất thuốc, chi phí bán hàng cụ thể là những khoản chi cho nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí lãi vay tăng, đặc biệt đáng chú ý là chi phí lãi vay trong năm 2007 là 15.394 triệu đồng, chi phí lãi vay tăng không phải do khoản đi vay tăng lên mà do lãi suất đi vay cao. Nhìn vào sơ đồ DUPONT ta có thể thấy được những khoản chi phí này qua ba năm tăng gần gấp đôi, điều này kéo theo tổng chi phí www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 59 qua ba năm cũng tăng gần gấp đôi. Chi phí tăng làm cho lợi nhuận tăng chậm lại. Vậy trong hoạt động sản xuất kinh doanh nếu chi phí tăng lên sẽ ảnh hương trực tiếp đến lợi nhuận,do đó công ty cần có những biện pháp để hạn chế chi phí tăng lên. 5.3. Một số giải pháp 5.3.1. Về việc quản lí khoản phải thu Để tăng cường hơn nữa trong công tác thu tiền hàng hóa từ những Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc, và việc trả tiền hàng trước cho khách hàng ngoài nước và trong nước của công ty, tránh tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn, công ty cần có những biện pháp sau: Việc mở rộng thời hạn thu tiền hàng của các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc sẽ làm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó cũng phát sinh thêm một số khoản chi phí, và cũng có thể phát sinh nợ khó đòi. Do đó, để hạn chế bớt thời gian thanh toán tiền hàng công ty nên có chính sách khuyến khích việc thanh toán tiền hàng nhanh bằng cách tăng chiết khấu thanh toán. Nhưng tăng ở mức vừa phải và công ty cần phải cân nhắc giữa số tiền mất do chiết khấu, với số tiền công ty bị mất do việc bị chiếm dụng vốn. Kế toán công nợ cần phải theo dõi chặt chẽ những khoản nợ đã đến hạn và thường xuyên nhắc nhở những Chi nhánh, Đại lý hay Hiệu thuốc nhanh chóng thanh toán tiền hàng. Đồng thời công ty cần có kế hoạch để thu hồi những khoản nợ này. Công ty nên phân công cho một số nhân viên kế toán công nợ chuyên phân tích, xác định uy tín, khả năng thanh toán của khách hàng trước khi có quyết định cho kéo dài thời gian thanh toán. Đồng thời, những nhân viên này thường xuyên theo dõi món nợ có vấn đề và sớm có biện pháp thu hồi. Công ty nên kí những hợp đồng với khách hàng trong đó đưa vào một số ràng buộc trong thanh toán và sẽ có những ưu đãi đối với những khách hàng thanh toán tiền sớm. Như vậy, vừa giúp thu hồi được nợ nhanh vừa giúp cho chương trình khuyến mãi của công ty thêm sinh động. Công ty nên hạn chế thanh toán tiền hàng trước cho những món hàng nhập khẩu từ nước ngoài cũng như việc trả tiền trước cho việc mua hàng hóa của một số khách hàng trong nước. Công ty cần xác định kĩ đối với những khoản nào cần www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 60 thanh toán cho người bán trước và những khoản nào chưa thực sự cần thiết thì công ty không nên trả tiền trước. Mà công ty có thể kí những hợp đồng đặt hàng trước, và kí quỹ L/C đối với một số mặt hàng cần nhập khẩu. 5.3.2. Về công tác quản lí hàng tồn kho Các phân xưởng sản xuất cần nắm rõ kế hoạch sản xuất của công ty để có kế hoạch dự trữ những nguyên liệu nào cho hợp lí. Đồng thời thủ kho phải thường xuyên theo dõi số lượng thành phẩm cũng như nguyên liệu trong kho để báo cáo, bên cạnh đó tránh việc thành phẩm hay nguyên liệu bị hư hao, mất phẩm chất. Công ty cần tăng cường những chương trình quảng bá giới thiệu sản phẩm, tăng cường công tác khuyến mãi khi mua sản phẩm nhiều sẽ được tặng áo, mũ, đồ chơi cho trẻ em có mang biểu tượng Dược Hậu giang. Qua đó, công ty có thể nhanh chóng giảm lượng thành phẩm tồn trong kho. Xác định những hợp đồng hay những mặt hàng mà thị trường cần để sản xuất nhằm luôn đảm bảo có hàng hóa cung cấp, tránh sản xuất hàng loạt dẫn đến thành phẩm tồn trong kho nhiều. Không ngừng tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong nước để sản xuất mà không phải dự trữ nguyên liệu trong kho do phải mua trước từ thị trường nước ngoài. 5.3.3. Về chi phí Bên cạnh nguồn nguyên liệu công ty nhập khẩu từ những nước lớn và có uy tín thì công ty nên tìm kiếm những nguồn nguyên liệu từ những nhà cung ứng khác để giảm chi phí nguyên vật liệu xuống, nhưng đồng thời công ty cũng cần đảm bảo tuyệt đối về chất lượng sản phẩm. Công ty cần dự trữ một số loại nguyên liệu thực sự khan hiếm, đồng thời công ty nên thương lượng với những nhà cung cấp về giá và kí hợp đồng mua hàng với trong một thời gian nhất định hoặc cả năm để tránh biến động về giá làm giá vốn hàng bán tăng. Công ty nên hạn chế lập những khoản dự phòng quá lớn như dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, bằng cách tìm hiểu công ty đó thật kĩ rồi mới có quyết định mua cổ phiếu của công ty đó. Đồng thời có thường xuyên nhắc nhở các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc thanh toán tiền hàng để tránh việc lập dự phòng quá nhiều. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 61 Để nâng cao tay nghề của nhân viên trong công ty thì công ty nên mời những chuyên gia về tại công ty hay gần nơi nhân viên làm việc để giảng nhằm hạn chế bớt những khoản chi phí về ăn uống, nhà ở của nhân viên tham gia lớp học. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 62 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Trước tình hình chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, có rất nhiều công ty nhỏ cũng như những công ty mới thành lập đã không chống chọi được với những khó khăn, nhất là trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Trong khi các chi phí đầu vào cho việc sản xuất thì cứ tăng. Các công ty này đã phải ngưng sản xuất hoặc hạn chế sản xuất. Công ty Cổ phần Dược Hậu giang từ khi mới thành lập đến nay rất được sự quan tâm của Nhà nước, cũng như được sự quan tâm của các cấp chính quyền và Sở ban ngành Thành phố Cần Thơ. Thêm vào đó, cùng với sự nỗ lực hết mình của Ban lãnh đạo công ty, toàn thể Cán bộ Công nhân viên trong công ty và sự tín nhiệm của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hiêu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua là rất cao, tình hình tài chính của công ty cũng rất tốt. Cụ thể như sau: Lợi nhuận của công ty không ngừng tăng. Khả năng thanh toán của công ty luôn được cải thiện và đảm bảo. Công ty luôn tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo cơ cấu vốn. Công ty luôn quan tâm đến đời sống của Cán bộ, Công nhân viên trong công ty, cụ thể bằng việc công ty không ngừng tăng cường cho quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc. Qui mô sản xuất của công ty không ngừng được mở rộng, thị trường không những được mở rộng trong nước mà còn được mở rộng ra thị trường thế giới. Bên cạnh đó, trình độ quản lý cũng như về mặt công nghệ sản xuất luôn được đổi mới. Hàng loạt những sản phẩm mới thường xuyên được tung ra thị trường. Đặc biệt, Dược Hậu giang luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, phục vụ tốt nhu cầu thuốc của người dân. Dược Hậu giang cần phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình. Đồng thời khắc phục những gì mà công ty chưa làm được để sản phẩm của Dược Hậu giang mãi là sản phẩm dược được khách hàng cũng như các Y bác sĩ tin dùng. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 63 6.2. Kiến nghị * Đối với công ty Trong giai đoạn bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, công ty nên thành lập một nhóm chuyên gia để phục vụ cho việc lập kế hoạch kinh doanh nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất và mở rộng thị trường trong thời buổi cạnh tranh đầy khốc liệt này. Công ty cần khai thác nhiều hơn nữa đối với dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của người dân. Vì cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Công ty cần tăng cường hơn nữa trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, các sản phẩm dành cho nhiều giới khác nhau như những sản phẩm đặc biệt dành cho trẻ em. Công ty cần tăng cường hơn nữa trong công tác thu hồi những khoản tiền hàng từ những Chi nhánh, Đại lý, Hiệu thuốc để tránh tình trạng công ty có xu hướng bị chiếm dụng vốn. Công ty cần tăng cường hơn nữa trong công tác quản lí hàng trong kho. Đảm bảo đủ sản phẩm cung ứng cho thị trường và đảm bảo nguồn nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Đối với việc sử dụng những mặt bằng còn trống, công ty không nên bán mà nên cho thuê hoặc lập kế hoạch kinh doanh trên nền đất đó. Khi cần thiết công ty không cần đi mua thêm đất để phục vụ cho nhu cầu mở rộng qui mô. Trong quá trình mở rộng qui mô sản xuất công ty cần chú trọng hệ thống nơi đặt kho bãi và cơ sở sản xuất nên đặt tại những nơi có nhiều nguồn nguyên liệu, thuận tiện trong việc mua bán, hạn chế hư hao và chi phí vận chuyển và bảo quản. Không ngừng cập nhật những tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất. * Đối với nhà nước Nhà nước nên chú trọng hơn nữa tới những chính sách khuyến khích những nhà sản xuất sản phẩm dược trong nước, nhằm bình ổn giá cả mặt hàng thuốc. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 64 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát tránh tình trạng hàng nhái, hàng giả tràn lan trên thị trường, nhằm tạo lòng tin cho người dân đối với những sản phẩm dược. Đồng thời, tạo môi trường cạnh tranh công bằng trong ngành dược. Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lí chất lượng sản phẩm dược, đặc biệt đối với những sản phẩm mới tung ra thị trường thì cần được kiểm nghiệm kỹ, đảm bảo không có nhiều tác dụng phụ đối với những bệnh nhận dùng thuốc. Khuyến khích những nhà sản xuất thuốc có những chính sách ưu đãi, cũng như mở rộng công tác tăng cường hiểu biết của người dân về việc sử dụng thuốc đối với nhân dân vùng sâu vùng xa và vùng có nhiều người đồng bào dân tộc www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Trương Đông Lộc, Ths. Trương Thị Bích Liên, Ths. Nguyễn Thị Lương, Ths. Nguyễn Văn Ngân, Ths. Trần Bá Trí (2008). “Bài Giảng Quản Trị Tài Chính”. Trường Đại học Cần thơ, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. 2. PGS. TS Lưu Thị Hương (2003), “ Giáo Trình Tài Chính Doanh Nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê. 3. GS. TS Ngô Thế Chi, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ (2008). “Giáo Trình Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp”. Nhà xuất bản tài chính. 4. Công ty Cổ phần Dược Hậu giang. “Bản Cáo Bạch Chào Bán Cổ Phiếu” (2007). 5. Nguyễn Văn Khuôn, Trần Phương Khánh Vân (2008). “Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu giang”. Trường Đại học Nha Trang. 6. Hứa Minh Tuấn (2006). “Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu giang”. Trường Đại học Cần thơ, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. + www.kinhtehoc.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang.pdf
Luận văn liên quan