Mở rộng thị trường tiêu thụ là vấn đề mấu chốt trong việc gia tăng doanh
thu và lợi nhuận cho công ty nên công ty cần đầu tư hơn nữa cho việc nghiên cứu
thị trường và quảng cáo giới thiệu các sản phẩm của công ty phân phối. Thành
lập bộ phận marketing chuyên biệt nhằm phục vụ có hiệu quả trong việc xúc tiến
công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
66 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3563 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa và giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang)
Nhìn chung tình hình tiêu thụ của công ty từ năm 2006 – 2008 là khá tốt,
theo bảng số liệu ta thấy sản lượng tiêu thụ theo loại hàng hóa có đặc điểm sau:
Năm 2006, chỉ có mặt hàng Bếp Gas thấp hơn 86 cái tương ứng 1,01% so
với kế hoạch, nguyên nhân là là do nhu cầu thị trường ở thị trường truyền thống
đã bão hòa; còn đa số các mặt hàng khác đều vượt kế hoạch. Cụ thể, Xi măng
tiêu thụ thực tế vượt kế hoạch 4.064 tấn tương đương 3,13%; Thép vượt 5.005
tấn tương đương 7,15%; Gas vượt 156 tấn tương đương 1,3%.
Năm 2007, do năm trước các mặt hàng đa số đều tiêu thụ vượt kế hoạch
nên công ty đã đề ra mục tiêu sản lượng tiêu thụ cao hơn, duy nhất chỉ có mặt
hàng Bếp Gas là thấp hơn năm rồi để phù hợp với nhu cầu hiện tại. Kết quả đạt
được là rất tốt, điều này thể hiện qua sản lượng tiêu thụ thực tế đều vượt kế
hoạch. Trong đó, cao nhất là mặt hàng Bếp Gas vượt kế hoạch 39% tương đương
1.950 cái so với kế hoạch dù sản lượng tiêu thụ thấp hơn năm 2006, Xi măng cao
hơn 13.340 tấn tương đương vượt 8,89% so với kế hoạch, Thép cao hơn 5.590
tấn tương đương 6,99% so với kế hoạch, Gas cao hơn 280 tấn tương đương 2%
so với kế hoạch.
Năm 2008, do nắm bắt được nhu cầu thị trường và dựa vào sản lượng tiêu
thụ các năm trước công ty đã đề ra mục tiêu sát với thực tế. Cụ thể, Xi măng vượt
kế hoạch 7.900 tấn tương đương 4,16%, Thép vượt 2.750 tấn tương đương
3,06%, Gas là 270 tấn tương đương 1,89%, Bếp Gas vượt kế hoạch khá cao
3.100 cái tương ứng 62%, do công ty đã tìm thêm thị trường tiêu thụ mới.
Năm
2006 2007 2008Hàng hóa
Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Xi măng (tấn) 4.064 3,13 13.340 8,89 7.900 4,16
Thép (tấn) 5.005 7,15 5.590 6,99 2.750 3,06
Gas (tấn) 156 1,3 280 2 270 1,89
Bếp Gas (cái) -86 -1,01 1950 39 3100 62
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 28 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
Từ sản lượng tiêu thụ thực tế trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty
đang tiến triển rất tốt, do công ty đã có chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu
quả. Nhưng để biết rõ hơn về hiệu quả tiêu thụ mang lại, chúng ta cần phân tích
thêm về mặt giá trị tiêu thụ.
4.2.2. Phân tích về giá trị tiêu thụ
Tổng doanh thu của công ty do nhiều mặt hàng đem lại, có những mặt
hàng chiếm rất cao nhưng cũng có những mặt hàng doanh thu của nó chỉ là một
phần nhỏ trong tổng doanh thu. Vì vậy, ở đây ta cũng chỉ phân tích một số mặt
hàng chủ lực của công ty, chiếm tỷ trọng cao.
Bảng 7: DOANH THU CÁC MẶT HÀNG QUA 3 NĂM 2006 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
NămHàng hóa 2006 2007 2008
Thép 564.593 666.146 910.983
Xi măng 107.257 135.572 170.338
Gas 114.578 159.390 187.670
Bếp Gas 1.363 1.252 1.819
Khác 20.790 28.799 37.619
Tổng 808.581 991.159 1.308.429
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang)
Qua bảng số liệu trên ta lần lượt tính toán và phân tích giá trị tiêu thụ từng
mặt hàng như sau:
4.2.2.1. Thép
Bảng 8: TỶ TRỌNG TIÊU THỤ THÉP QUA 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệchNăm 07/06 08/07Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối %
GTTTT 564.593 666.146 910.983 101.553 17,99 244.837 36,75
TTTTT 69,83% 67,21% 69,62% - -2,62 - 2,41
(Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang)
(Ghi chú: GTTTT: Giá trị thép tiêu thụ, TTTTT: Tỷ trọng thép tiêu thụ)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 29 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
Ta thấy Thép là mặt hàng chủ lực của công ty, luôn chiếm hơn 60% trong
tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ. Cụ thể, năm 2006 tỷ trọng giá trị thép tiêu thụ là
69,83% đạt 564.593 triệu đồng, sang năm 2007 tỷ trọng Thép giảm 2,62% là do
giá trị tiêu thụ các mặt hàng khác tăng lên, xét về giá trị tiêu thụ thì năm 2007
tăng 101.533 triệu đồng, tương ứng tăng 17,99% so với năm 2006. Đến năm
2008, tỷ trọng Thép tăng trở lại khoảng 69,62% và giá trị Thép tiêu thụ tăng hơn
2 lần tốc độ tăng năm 2007, tăng khoảng 36,75%, tức tăng 244.837 triệu đồng.
Hiệu quả tiêu thụ Thép qua 3 năm khá tốt, mỗi năm doanh thu từ mặt hàng
Thép đều tăng lên. Nguyên nhân là do sản lượng Thép tiêu thụ tăng dù giá Thép
năm 2007, năm 2008 tăng cao nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng tiêu
thụ vì nhu cầu xây dựng của người dân vẫn diễn ra và các công trình đầu tư xây
dựng của Nhà nước nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các tỉnh thuộc khu vực
ĐBSCL vẫn được triển khai hằng năm.
4.2.2.2. Xi Măng
Xi măng là một mặt hàng có tiển triển tốt trong 3 năm trở lại đây. Trong
điều kiện kinh tế suy thoái như hiện nay, thì việc tiêu thụ các loại vật liệu xây
dựng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển,
các khu đô thị mọc lên càng nhiều, cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện và
phát triển, vì vậy tuy kinh tế có nhiều biến động nhưng nhu cầu vẫn không giảm,
ngược lại, vật liệu xây dựng công ty cung cấp ra thị trường tăng đáng kể, trong
đó có xi măng tăng trong những năm 2006, 2007, 2008. Và để biết doanh thu mà
mặt hàng này mang lại chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số hàng hóa tiêu
thụ của công ty ta tính toán được kết quả như sau:
Bảng 9: TỶ TRỌNG TIÊU THỤ XI MĂNG QUA 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệchNăm 07/06 08/07Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối %
GTXMTT 107.257 135.572 170.338 28.315 26,40 34.766 25,64
TTXMTT 13,26% 13,68% 13,02% - 0,42 - -0,66
(Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 30 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
(Ghi chú: GTXMTT: Giá trị xi măng tiêu thụ, TTXMTT: Tỷ trọng xi măng
tiêu thụ)
Tỷ trọng Xi măng giữ ở mức tương đối ổn định qua 3 năm. Năm 2006,
chiếm 13,26% đạt doanh thu 107.257 triệu đồng, sang năm 2007 chiếm 13,68%
đạt 135.572 triệu đồng, tăng 0,42%, đến năm 2008 chỉ giảm 0,66% tức còn
13,02% đạt 170.338 triệu đồng. Xét về giá trị tiêu thụ năm 2007 tăng 28.315 triệu
đồng, tương ứng tăng 26,4% so với năm 2006; năm 2008 tiếp tục tăng 34.766
triệu đồng, tương ứng tăng 25,64% so với năm 2007. Qua phân tích cho thấy
mức tăng trưởng của Xi Măng khá đều qua các năm, là do công ty có chính sách
kinh doanh đúng đắn, mặc khác do công ty nhập Xi măng từ những nhà cung cấp
có uy tín nên đã tạo được lòng tin với khách hàng.
4.2.2.3. Gas
Trong mỗi gia đình dù ở thành thị hay nông thôn thì sự tiện dụng và nhanh
chóng được chú trọng nhiều hơn, vì vậy gas đốt đã trở thành nguồn nhiên liệu
được sử dụng trong hầu hết gia đình. Công ty đã nắm bắt được xu thế này, nên
hiện nay Gas đốt là một trong những mặt hàng chủ lực mà công ty cung cấp ra thị
trường.
Bảng 10: TỶ TRỌNG TIÊU THỤ GAS QUA 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệchNăm 07/06 08/07Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối %
GTGTT 114.578 159.390 187.670 44.812 39,11 28.280 17,70
TTGTT 14,17% 16,08% 14,34% - 1,91 - -1,74
(Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang)
(Ghi chú: GTGTT: Giá trị Gas tiêu thụ, TTGTT: Tỷ trọng Gas tiêu thụ)
Qua bảng số liệu cho thấy tỷ trọng Gas tuy có biến động nhưng không quá
lớn. Cụ thể, năm 2006 trị giá Gas tiêu thụ chiếm 14,17% trong tổng doanh thu,
đạt 114.578 triệu đồng. Năm 2007, tăng 1,91%, chiếm 16,08% đạt 159.390 triệu
đồng. Xét về giá trị Gas tiêu thụ cũng tăng,năm 2007 tăng 44.812 triệu đồng,
tương ứng tăng 39,11% so với năm 2006. Sang năm 2008, tỷ trọng Gas giảm
1,74%, chỉ chiếm 14,34%. Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối lại tăng 28.280 triệu
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 31 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
đồng, tương ứng tăng 17,7% so với năm 2007. Nguyên nhân chính là do lạm phát
tăng cao ở những tháng đầu năm 2008 làm cho giá cả các mặt hàng trong nước
tăng cao, giá gas cũng không ngoại lệ dẫn đến sức mua giảm. Bên cạnh đó, trên
thị trường xuất hiện rải rác các thương hiệu nhỏ, các trạm chiết nhỏ vừa làm trạm
chiết vừa là nhà phân phối ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Vĩnh
Long. Mặc dù thị trường có nhiều biến động làm cho sức mua của mặt hàng này
giảm nhưng doanh thu tăng do giá tăng cao.
4.2.2.4. Bếp Gas
Bảng 11: TỶ TRỌNG TIÊU THỤ BẾP GAS QUA 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệchNăm 07/06 08/07Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối %
GTBGTT 1.363 1.252 1.819 -111 -8,10 567 45,30
TTBGTT 0,17% 0,13% 0,14% - -0,04 - 0,01
(Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang)
(Ghi chú: GTBGTT: Giá trị Bếp Gas tiêu thụ, TTGTT: Tỷ trọng Bếp Gas
tiêu thụ)
Tỷ trọng Bếp Gas chiếm khá thấp trong tổng doanh thu tiêu thụ so với 3
loại hàng hóa trên. Năm 2006, chỉ chiếm 0,17% đạt 1.363 triệu đồng, sang năm
2007 giảm 0,04% chiếm 0,13%. Xét về lượng tuyệt đối thì doanh thu Bếp Gas
giảm 111 triệu đồng, tương ứng 8,1%, nguyên nhân là do giá Gas tăng cao nên
các hộ gia đình chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế như bếp điện hoặc than
đá, ngoài ra do thị trường bão hòa nên làm cho sản lượng giảm từ đó doanh thu
giảm xuống. Sang năm 2008, tỷ trọng tăng 0,01% chiếm 0,14%, doanh thu tăng
567 triệu đồng, tương ứng 45,3%, do công ty tìm kiếm thị trường mới để thay thế
cho thị trường cũ giúp sản lượng vượt kế hoạch khá cao.
4.3. PHÂN TÍCH DOANH THU TIÊU THỤ CÁC MẶT HÀNG THEO THỊ
TRƯỜNG
Hiện tại thị trường kinh doanh của công ty là khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Trong đó, thị trường
trọng điểm của công ty là Cần Thơ và Tp. HCM. Bên cạnh đó, công ty rất chú
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 32 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
trọng việc mở rộng thị phần, góp phần đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ hàng hóa ở
các tỉnh thuộc ĐBSCL vì đây là một thị trường lớn, đầy tiềm năng và đang phát
triển rất mạnh.
Các bảng số liệu sau lần lượt thể hiện doanh thu của 3 mặt hàng: Thép, Xi
măng, Gas theo cơ cấu thị trường. Mỗi mặt hàng ta chỉ phân tích những thị
trường có doanh thu tiêu thụ cao nhất.
Bảng 12: DOANH THU THÉP THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG CỦA
CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2006, 2007, 2008
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 07/06 08/07
Thị
trường
Giá trị
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(Triệu
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
Tăng
trưởng
(%)
Tăng
trưởng
(%)
Bạc Liêu 59.541 10,55 65.532 9,84 87.945 9,65 10,06 34,20
Sóc Trăng 51.261 9,08 57.687 8,66 80.981 8,89 12,54 40,38
Cần Thơ 178.685 31,65 201.696 30,28 262.687 28,84 12,88 30,24
TP. HCM 117.201 20,75 136.358 20,47 177.796 19,52 16,35 30,39
Khác 157.905 27,97 204.873 30,75 301.574 33,10 29,74 47,20
Tổng
doanh
thu
Thép
564.593 100,00 666.146 100,00 910.983 100,00 17,99 36,75
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Marketing, Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang)
Đối với mặt hàng Thép thì Cần Thơ và Tp. HCM là 2 thị trường có doanh
thu tiêu thụ cao nhất, vì đa số khách hàng ở thị trường Cần Thơ và Tp. HCM là
các nhà thầu lớn, các công ty xây dựng, hơn nữa đây là 2 khu vực có dân cư đông
đúc và các khu đô thị mới đang được xây dựng nên việc tiêu thụ Thép là rất lớn..
Cụ thể, năm 2006, Cần Thơ đạt doanh thu 178.685 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
31,65% trong tổng doanh thu; Tp. HCM đạt 117.201 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
20,75%. Sang các năm sau thì doanh thu ở 2 thị trường này đều tăng trưởng mỗi
năm và vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu tuy có giảm đôi chút vì
doanh thu ở các tỉnh khác tăng lên. Năm 2007, Cần Thơ đạt doanh thu 201.696
triệu đồng, chiếm tỷ trọng 30,28%, với mức tăng trưởng doanh thu là 12,88% so
với năm 2006. Năm 2008, Cần Thơ đạt doanh thu 262.687 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 28,38%, với mức tăng trưởng 30,24%; Tp. HCM đạt doanh thu 177.796
triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,52%, với mức tăng trưởng 30,39%.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 33 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
Bảng 13: DOANH THU XI MĂNG THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG
CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2006, 2007, 2008
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 07/06 08/07
Thị
trường
Giá trị
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(Triệu
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
Tăng
trưởng
(%)
Tăng
trưởng
(%)
Bạc Liêu 12.328 11,49 16.720 12,33 19.883 11,67 35,63 18,92
Sóc Trăng 14.584 13,60 17.804 13,13 20.744 12,18 22,08 16,51
Cần Thơ 58.734 54,76 66.774 49,25 79.575 46,72 13,69 19,17
TP. HCM 4.008 3,74 4.327 3,19 5.113 3,00 7,96 18,17
Khác 17.603 16,41 29.947 22,09 45.023 26,43 70,12 50,34
Tổng
doanh
thu
Xi Măng
107.257 100,00 135.572 100,00 170.338 100,00 26,4 25,6
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Marketing, Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang)
Đối với mặt hàng Xi măng thì 2 thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất là Cần
Thơ và Sóc Trăng. Tỷ trọng tiêu thụ Xi măng của Cần Thơ năm 2006 là 54,76%,
đạt doanh thu 58.734 triệu đồng; Sóc Trăng là 13,6% đạt 14.584 triệu đồng. Sang
năm 2007, Cần Thơ chiếm tỷ trọng 49,25%, Sóc Trăng là 13,13%, mức tăng
trưởng doanh thu lần lượt là 13,69% và 22,08% so với năm 2006. Năm 2008, tỷ
trọng tiêu thụ Xi măng của Cần Thơ giảm còn 46,72%, Sóc Trăng còn 12,18%,
tuy tỷ trọng giảm nhưng doanh thu ở 2 thị trường vẫn tăng trưởng ở mức 19,17%
và 16,51%.
Bảng 14: DOANH THU GAS THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG
TY TRONG 3 NĂM 2006, 2007, 2008
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 07/06 08/07
Thị
trường
Giá trị
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(Triệu
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
Tăng
trưởng
(%)
Tăng
trưởng
(%)
Bạc Liêu 13.686 11,94 17.814 11,18 21.356 11,38 30,16 19,88
Sóc Trăng 3.251 2,84 4.408 2,77 5.306 2,83 35,59 20,37
Cần Thơ 24.930 21,76 30.795 19,32 36.245 19,31 23,53 17,70
TP. HCM 7.088 6,19 10.614 6,66 12.391 6,60 49,75 16,74
Khác 65.623 57,27 95.759 60,08 112.372 59,88 45,92 17,35
Tổng
doanh
thu
Gas
114.578 100,00 159.390 100,00 187.670 100,00 39,11 17,7
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Marketing, Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 34 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
Đối với mặt hàng Gas thì doanh thu ở Cần Thơ và Bạc Liêu chiếm tỷ
trọng cao nhất. Cần Thơ là thị trường truyền thống đã có được lòng tin của người
tin dùng nên doanh thu đạt khá cao, năm 2006 là 24.930 triệu đồng, chiếm
21,76% tổng doanh thu; năm 2007 doanh thu tăng trưởng 23,53% chiếm tỷ trọng
19,32%; năm 2008 tăng trưởng 17,7%, chiếm 19,31%. Bạc Liêu chiếm tỷ trọng
tương đối ổn định qua các năm dù doanh thu ở các thị trường khác tăng lên
chứng tỏ thị trường này có sự tăng trưởng về doanh thu qua các năm, năm 2006
chiếm tỷ trọng 11,94%, doanh thu đạt 13.686 triệu đồng; năm 2007 doanh thu
tăng 30,16%, tỷ trọng trong tổng doanh thu tiêu thụ là 11,18%; năm 2008 doanh
thu tăng 19,88%, tỷ trọng là 11,38%.
Qua phân tích ta thấy thị trường tiêu thụ của công ty qua các năm có sự
thay đổi: Tình hình tiêu thụ theo thị trường nhìn chung là rất tốt. Tiêu thụ các mặt
hàng cao nhất ở thị trường Cần Thơ , tiếp đến là Tp. HCM, rồi đến Bạc Liêu, Sóc
Trăng… doanh thu tiêu thụ không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên, tùy vào
tính chất và đặc điểm tiêu dùng của người dân từng vùng, từng tỉnh mà mức tiêu
thụ mỗi mặt hàng ở các tỉnh là khác nhau.
4.4. PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA TỒN KHO CỦA CÔNG TY
4.4.1. Phân tích lượng tồn kho của từng loại hàng hóa
Trong sản xuất kinh doanh, việc xác định lượng tồn kho hàng hóa là hết
sức cần thiết, bởi vì nó liên quan đến kết quả kinh doanh của công ty. Sự chênh
lệch giữa hàng tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ tăng hay giảm, nó phản ánh tốc độ luân
chuyển vốn của công ty nhanh hay chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của
công ty.
Bảng 15: KHỐI LƯỢNG TỒN KHO CUỐI NĂM CỦA
CÁC MẶT HÀNG
Tên hàng ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thép tấn 1.335 1.593 2.768 4.200
Xi măng tấn 1.275 804 980 1.782
Gas tấn 58 257 444 429
Bếp Gas cái 1.934 2.264 2.309 2.273
(Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 35 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
Từ bảng số liệu trên ta tính được chênh lệch giữa hàng tồn kho cuối kỳ và
đầu kỳ của một số mặt hành chính qua 3 năm như sau:
BẢNG 16: CHÊNH LỆCH TỒN KHO GIỮA CUỐI KỲ VÀ ĐẦU KỲ
CỦA CÁC MẶT HÀNG
Tên hàng ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thép tấn 257 1.175 1.431
Xi măng tấn -471 176 802
Gas tấn 198 187 -15
Bếp Gas cái 330 45 -36
(Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang)
4.4.1.1. Mặt hàng Thép
Qua bảng số liệu cho thấy lượng tồn kho tăng qua các năm, điều này cho
thấy vòng quay hàng tồn kho giảm xuống và số ngày của một vòng quay tăng
lên. Năm 2006, lượng Thép tồn kho là 1.593 tấn, chênh lệch so với tồn kho đầu
năm là 257 tấn. Năm 2007, lượng Thép tồn khá cao 2.768 tấn, chênh lệch tăng so
với đầu năm là 1.175 tấn. Sang năm 2008, lượng Thép tồn kho tiếp tục tăng lên ở
mức 4.200 tấn, chênh lệch so với đầu năm là 1.431 tấn. Nguyên nhân làm lượng
Thép tồn kho tăng là do lượng Thép mua vào và bán ra của công ty ngày càng
tăng. Tuy lượng Thép tồn kho quá lớn sẽ làm phát sinh chi phí liên quan đến việc
bảo quản và tồn trữ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Nhưng
như phân tích ở phần trước, do sản lượng Thép mà công ty cung cấp ra thị trường
ngày một tăng và nhờ vào lượng tồn kho dự trữ lúc giá rẻ nên khi giá tăng đã
mang lại cho công ty lợi nhuận khá cao vì được hưởng chênh lệch giá. Nhưng
công ty cũng cần xem xét việc quản trị hàng tồn kho ở mức hợp lý, vì giá cả biến
động có thể mang lại cả thuận lợi và rủi ro.
4.4.1.2. Mặt hàng Xi măng
Lượng tồn kho Xi măng giảm rồi tăng lên các năm sau đó, lượng tồn kho
có sự biến động đáng kể vào năm 2008. Trước hết, năm 2006 lượng Xi măng tồn
kho cuối kỳ rất thấp chỉ có 804 tấn, chênh lệch giảm so với năm 2005 là 471 tấn.
Điều này cho thấy lượng Xi măng năm 2006 tiêu thụ nhiều hơn năm 2005, nếu
lượng nhập vào cao hơn hoặc bằng năm 2005, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân
chuyển hàng tồn kho. Nhưng sang năm 2007 tồn kho cuối kỳ là 980 tấn, chênh
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 36 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
lệch tăng so với đầu kỳ là 176 tấn. Đến năm 2008 mức tồn kho cuối kỳ tăng lên
khá cao 1.782 tấn gần bằng 2 lần năm 2007, chênh lệch tăng so với đầu năm là
802 tấn. Đối với mặt hàng Xi măng thì tỷ lệ tồn kho so với sản lượng tiêu thụ Xi
măng không cao và sản lượng tiêu thụ Xi măng tăng lên mỗi năm nên mức tồn
kho chưa đáng ngại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ
hàng hóa để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
4.4.1.3. Mặt hàng Gas
Lượng Gas tồn kho giảm dần qua các năm, cho thấy công ty đang điều
chỉnh lượng Gas tồn kho ở mức thích hợp. Năm 2006, lượng Gas tồn kho cuối kỳ
tăng so với đầu kỳ là 198 tấn. Sang năm 2007, lượng tồn cuối kỳ tăng lên 444
tấn, nhưng mức chênh lệnh so với đầu kỳ thấp hơn năm 2006, chỉ chênh lệch 187
tấn. Đến năm 2008, thì chênh lệch giảm 15 tấn so với đầu kỳ, chứng tỏ lượng
Gas tiêu thụ trong năm 2008 cao hơn lượng Gas nhập vào, việc kinh doanh của
công ty tiến triển ngày càng tốt.
4.4.1.4. Mặt hàng Bếp Gas
Qua bảng số liệu ta thấy lượng tồn kho cuối kỳ của công ty năm 2006 khá
cao 2.264 cái, chênh lệch so với đầu kỳ là 330 cái, nguyên nhân là do năm 2006
công ty đưa ra mức sản lượng kế hoạch khá cao nên lượng nhập vào khá nhiều,
trong khi lượng tiêu thụ thực tế lại không như mong muốn nên đã làm lượng tồn
kho cuối kỳ tăng lên. Sang năm 2007, lượng tồn kho cuối kỳ chênh lệch tăng so
với đầu năm là 45 cái, dù lượng nhập vào giảm nhưng do khối lượng tiêu thụ
giảm nên lượng tồn kho cuối năm vẫn tăng so với đâu năm. Năm 2008, công ty
tìm kiếm thêm thị trường mới nên việc tiêu thụ tăng lên so với năm 2007, lượng
tồn kho chênh lệch giảm 36 cái so với đầu năm. Điều này thấy sự cố gắng của
công ty để nâng cao doanh thu tiêu thụ của mặt hàng vốn có nhiều đối thủ cạnh
tranh tìm cách chiếm lĩnh thị phần.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 37 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
4.4.2. Phân tích lượng tồn kho của nhiều loại hàng hóa theo chỉ tiêu giá trị
Bảng 17: GIÁ TRỊ TỒN KHO CUỐI KỲ CỦA CÁC MẶT HÀNG
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thép 11.788 21.260 40.080
Xi măng 595 789 1.508
Gas 2.318 4.804 5.353
Bếp Gas 323 379 476
Khác 5.509 6.177 19.592
TGTHTK 20.533 33.409 67.009
(Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang)
(Ghi chú: TGTHTK: Tổng giá trị hàng tồn kho)
Từ số liệu trên, ta tính được chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho qua các
năm như sau:
Bảng 18: CHÊNH LỆCH TỔNG GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO
CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
07/06 08/07Chỉ tiêu Năm2006
Năm
2007
Năm
2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối %
TGTHTK 20.533 33.409 67.009 12.876 62,7 33.600 100,6
(Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang)
(Ghi chú: TGTHTK: Tổng giá trị hàng tồn kho)
Nhìn chung mức độ chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho qua các năm đều
tăng lên, nguyên nhân là do giá trị mua bán của công ty ngày càng tăng dẫn đến
giá trị tồn kho ngày càng tăng lên. Cụ thể năm 2007, mức tồn kho cuối kỳ là
33.409 triệu đồng, vượt mức tồn kho năm 2006 là 12.876 triệu đồng tương ứng
với 62,7%. Sang năm 2008, do lượng tồn kho các mặt hàng như Thép, Xi măng
đều tăng lên và giá hàng hóa tăng cao trong năm 2008 nên làm cho giá trị tồn kho
cuối kỳ tăng vọt lên 67.009 triệu đồng, tăng 33.600 triệu đồng, tương ứng
100,6% so với năm 2007. Tuy tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ cũng tăng lên nhưng
công ty cũng cần có biện pháp giải quyết lượng tồn đọng để đẩy nhanh tốc độ lưu
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 38 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
chuyển hàng hóa, góp phần tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả tiêu thụ của công
ty.
Trong tổng giá trị hàng hóa, có những mặt hàng có tồn kho ít và một số
mặt hàng có tồn kho nhiều. Vì vậy, chúng ta cần phải tính được tỷ phần tồn kho
của từng loại mặt hàng so với tổng giá trị hàng hóa tồn kho của công ty. Từ đó
mới biết được mặt hàng nào là thế mạnh của công ty, mặt hàng nào làm giảm
doanh thu của công ty. Khi đó, công ty sẽ tìm biện pháp khắc phục và cải thiện
việc tiêu thụ mặt hàng đó.
Bảng 19: TỶ TRỌNG TỒN KHO CỦA TỪNG MẶT HÀNG
ĐVT: %
Chênh lệchChỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 07/06 08/07
Thép 57,4 63,6 59,8 6,2 -3,8
Xi măng 2,9 2,4 2,3 -0,5 -0,1
Gas 11,3 14,4 7,9 3,1 -6,5
Bếp Gas 1,6 1,1 0,7 -0,5 -0,4
Khác 26,8 18,5 29,3 -8,3 10,8
(Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang)
Năm 2006: Với số liệu trên thì ta thấy mặt hàng Thép chiếm tỷ lệ cao nhất
trong tổng giá trị hàng tồn kho 57,4%, điều này không nói lên mặt hàng Thép
tiêu thụ giảm, hàng tồn kho nhiều mà là do giá trị Thép năm 2006 tiêu thụ với giá
trị cao chiếm 69,83% trong tổng giá trị tiêu thụ vì vậy tỷ lệ tồn kho trên không
quá cao. Đứng thứ 2 là mặt hàng Gas, chiếm 11,3% trong tổng giá trị hàng tồn
kho, trong khi tỷ trọng Gas tiêu thụ là 14,17%, cho thấy lượng tồn kho chiếm tỷ
lệ tương đối. Còn đối với mặt hàng Xi măng, hàng tồn kho chiếm tỷ lệ nhỏ 2,9%
nhưng giá trị tiêu thụ đến 13,26%, cho thấy mặt hàng này được tiêu thụ khá tốt,
giá trị hàng hóa mua vào được tiêu thụ hết trong kỳ. Đối với mặt hàng Bếp Gas,
hiệu quả tiêu thụ không được tốt, giá trị tiêu thụ mặt hàng này mang lại chỉ có
0,17% trong khi hàng tồn kho lại có tỷ trọng 1,6%, chứng tỏ lượng tồn kho khá
lớn, việc tiêu thụ chậm hơn các loại hàng hóa khác.
Năm 2007: Tỷ trọng tiêu thụ của mặt hàng Thép giảm còn 67,21% nhưng
giá trị tồn kho tăng 6,2%, chiếm 63,6%, nguyên nhân là do lượng Thép lưu thông
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 39 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
ngày càng nhiều, giá trị Thép tiêu thụ ngày càng tăng. Tuy nhiên, giá trị Thép tồn
kho như vậy là khá cao, công ty cần có biện pháp và chính sách bán hàng phù
hợp để giảm lượng hàng tồn kho xuống thấp nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển
vốn tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty. Đối với mặt hàng Gas, tuy giá trị tiêu thụ
tăng lên 16,08% trong tổng doanh thu nhưng tỷ lệ tồn kho cũng tăng 3,1% so vơi
2006 tức 14,4% cao hơn mức tăng doanh thu, mức tồn kho chưa được duy trì ở
mức hợp lý, hàng nhập vào chưa được tiêu thụ hết trong kỳ. Còn đối với mặt
hàng Xi măng, tỷ lệ tồn kho giảm còn 2,4% và giá trị tiêu thụ tăng lên 13,68%,
cho thấy việc tiêu thụ Xi măng đang diễn ra khá tốt, công ty cần duy trì đà phát
triển của mặt hàng này. Mặt hàng Bếp Gas tuy có những cải thiện đáng kể về giá
trị tồn kho, giảm 0,5% so với năm 2006 nhưng giá trị tiêu thụ lại giảm 0,04%,
cho thấy hàng tồn kho giảm là do công ty giảm lượng nhập vào còn việc tiêu thụ
đang có chiều hướng xấu đi.
Năm 2008: Tỷ lệ tồn kho của Thép giảm còn 59,8% trong khi giá trị tiêu
thụ tăng lên 69,62% trong tổng doanh thu tiêu thụ. Mặt hàng Xi măng tuy giá trị
tiêu thụ có giảm, còn 13,02%, nhưng giá trị hàng tồn kho chỉ chiếm tỷ lệ 2,1%
vẫn còn ở mức khá thấp. Còn mặt hàng Gas, tỷ lệ tồn kho tiếp tục giảm còn
7,9%. Bên cạnh đó, tỷ lệ tồn kho của mặt hàng Bếp Gas đã được cải thiện giảm
còn 0,7%, trong khi giá trị tiêu thụ tăng lên 1,79% trong tổng doanh thu. Đối với
hầu hết mặt hàng chủ lực, tỷ lệ hàng tồn kho đều giảm so với năm 2007, cho thấy
sự nỗ lực của công ty trong việc đầy mạnh tốc độ tiêu thụ các mặt hàng này.
Tóm lại, qua phân tích trên thì mặt hàng Thép có tỷ trọng tồn kho cao
nhất, do có tỷ phần tiêu thụ cao. Bên cạnh đó, do giá Thép ngày càng tăng cao
cho nên lượng Thép mà công ty dự trữ ngày càng nhiều nhằm kiếm được lợi
nhuận từ việc dự trữ hàng hóa. Tuy nhiên, trong thời gian này giá Thép có nhiều
biến động và nguồn vốn có hạn nên công ty cần giảm tỷ lệ Thép tồn kho nhằm
giảm rủi ro và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Trong tất cả các mặt hàng kinh
doanh thì mặt hàng Xi măng có doanh thu tăng qua các năm, còn tỷ lệ tồn kho thì
ở mức rất thấp, do đó công ty nên duy trì mức độ tồn kho của mặt hàng này. Đối
với mặt hàng Gas và Bếp Gas tỷ lệ tồn kho ở mức cao trong 2 năm 2006, 2007
tuy nhiên đến năm 2008 thì tỷ lệ tồn kho đã giảm xuống, tuy nhiên mức tăng của
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 40 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
doanh thu vẫn còn thấp. Do đó, công ty cần có giải pháp thích hợp để nâng cao
hiệu quả tiêu thụ của 2 mặt hàng này.
4.4. PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH
HÌNH TIÊU THỤ
4.4.1. Nguyên nhân chủ quan
4.4.1.1. Khả năng tài chính
Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang thoạt đầu là một doanh nghiệp nhà
nước đóng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (cũ) nay là thành phố Cần Thơ nhằm
cung cấp vật tư cho tỉnh và các địa bàn lân cận. Đến năm 2002, theo chủ trương
của nhà nước tiến hành cổ phần hóa thì tình hình kinh doanh của công ty có
nhiều chuyển biến, nguồn vốn tăng lên đã giúp công ty đa dạng hóa các mặt
hàng, doanh thu tăng lên rõ rệt.
4.4.1.2. Nguồn nhân lực
Con người là một yếu tố then chốt tạo nên sự thành công hay thất bại của
một doanh nghiệp. Do đó, để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh tốt, có
hiệu quả thì nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần phải được chú trọng đào tạo
nâng cao khả năng quản lý về kinh tế và giỏi trong chuyên môn. Theo số liệu
thống kê thì trình độ chuyên môn của công nhân viên công ty ngày càng tăng,
với đội ngũ cán bộ quản lý 100% có trình độ đại học và trên đại học, có kinh
nghiệm lâu năm giúp cho việc kinh doanh của công ty ngày càng đi lên.
Chất lượng nguồn nhân lực là quan trọng nhưng bên cạnh đó, việc sử dụng
nguồn nhân lực có hiệu quả cũng là vấn đề cần quan tâm. Vì vậy, lãnh đạo công
ty đã dần bố trí sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với trình độ chuyên môn của
mỗi người nhằm phát huy hết năng lực của cá nhân. Điều đó đã góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của công ty.
4.4.1.3. Công tác tổ chức tiêu thụ
Thị trường kinh doanh
Hiện nay hai thị trường chính của công ty là Cần Thơ và Thành phố Hồ
Chí Minh, đây là hai khu vực có mật độ dân cư khá đông và các công trình xây
dựng khá lớn đã mang lại doanh thu tiêu thụ khá cao cho công ty. Bên cạnh đó,
công ty cũng mở rộng kinh doanh ở các thị trường tiềm năng như Cà Mau, Bạc
Liêu, Sóc Trăng… Tuy nhiên, công ty chỉ chú trọng vào khâu bán bán sỉ trong
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 41 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
khi thị trường bán lẻ chưa được đầu tư phát triển trong khi khách hàng ở thị
trường này là khá lớn.
Địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh của công ty khá thuận lợi, Hội sở chính nằm ở trung
tâm Thành phố, gần đường giao thông, trung tâm tâm mua sắm, trường học, khu
dân cư nên đông người qua lại. Mặt bằng rộng, các địa điểm kinh doanh, kho bãi
gần đều gần với đường giao thông cả thủy lẫn bộ nên thuận lợi cho việc vận
chuyển.
Hệ thống phân phối
Mặt hàng kinh doanh của công khá đa dạng, thị trường của công ty cũng
trải đều từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh Miền Tây. Do đó, công ty đã mở
rộng hệ thống chi nhánh và cửa hàng ở nhiều nơi. Hệ thống phân phối này hoạt
động khá linh hoạt đã góp phần vào thành công của công ty. Tuy nhiên, vẫn còn
một số điểm chưa hoàn thiện lắm. Chẳng hạn như: việc thực hiện phân phối vẫn
chưa đạt hiệu quả cao, công tác vận chuyển chưa đúng tiến độ vẫn còn tình trạng
giao hàng chậm, trễ ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Trong thời gian tới công
ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng trên. .
4.4.1.4. Giá hàng hóa
Công ty hiện tại đang áp dụng chính sách giá linh hoạt. Công ty định giá
hướng vào khách hàng là chủ yếu nên công ty có các mức giá khác nhau đối với
từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra công ty còn định giá trên cơ sở giá của thị
trường và đối thủ cạnh tranh. Là thành viên của Bộ Thương mại nên công ty có
phần nào chủ động về giá do nắm bắt được thông tin về thị trường. Hơn nữa, do
công ty có mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với các nhà cung cấp nên về phần giá
cả sản phẩm của công ty luôn thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là một
ưu thế giúp công ty nâng cao thị phần của mình.
4.4.1.5. Chất lượng hàng hóa
Công ty luôn lấy phương châm đặt chất lượng lên hàng đầu nên công tác
bảo đảm chất lượng cho sản phẩm rất được quan tâm. Sản phẩm của công ty
ngay từ khâu thu mua đã được công ty chọn lựa rất kỹ và luôn có sự kiểm tra và
bảo quản thường xuyên để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Vì
thế mà công ty luôn được biết đến với chất lượng sản phẩm cao và đáng tin cậy.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 42 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
4.4.1.6. Quảng cáo, khuyến mãi và thương hiệu
Quảng cáo và khuyến mại là những biện pháp tích cực để đẩy nhanh tốc
độ tiêu thụ hàng hóa của công ty. Những hình thức công ty áp dụng bao gồm:
Các cửa hàng, chi nhánh của công ty ngoài nhiệm vụ bán hàng còn làm tốt
nhiệm cụ giới thiệu và quảng cáo sản phẩm của công ty đến trực tiếp khách hàng.
Các cửa hàng này được trang trí theo khuôn mẫu của công ty.
Tập trung quảng cáo, công ty còn chú trọng quan hệ khách hàng như
thường xuyên tặng lịch nghệ thuật vào dịp lễ tết, niên giám điện thoại… Khuyến
mãi cho khách hàng quen thuộc hoặc mua với số lượng lớn bằng tiền mặt. Đôi
khi công ty cũng áp dụng một số biện pháp chiêu thị độc đáo như xổ số trúng
thưởng cho khách hàng thân thiết, thường xuyên mua hàng tại bất cứ cửa hàng,
đại lý nào của công ty, đem đến niềm vui bất ngờ cho họ.
Đối với các nhà trung gian công ty luôn có chính sách chiết khấu nếu họ
bán được với số lượng lớn hoặc được hưởng hoa hồng một cách hợp lý từ các sản
phẩm bán ra.
Công ty cũng tích cực tăng cường hoạt động quảng bá tên tuổi của công ty
như đăng báo, tổ chức các sự kiện… Tuy nhiên về phần thương hiệu của công ty
vẫn chưa được quan tâm nhiều. Hiện tại tên tuổi của công ty cũng được nhiều đối
tác và bạn hàng biết đến qua uy tín và các mối làm ăn lâu dài nhưng mức độ nhận
biết đối với tên của công ty đối với khách hàng khác vẫn chưa cao.
4.4.2. Nguyên nhân khách quan
4.4.2.1 Kinh tế
Tuy kinh tế nước ta chịu tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu. Nhưng với sự chỉ đạo và điều hành đúng đắn của nhà nước nên nền
kinh tế của ta vẫn cầm cự được trong cơn bão khủng hoảng. Các công trình, hạng
mục đầu tư xây dựng vẫn được ưu tiên phát triển. Vì vậy, tình hình tiêu thụ hàng
hóa mà chủ yếu là vật liệu xây dựng của công ty qua 3 năm vẫn có chiều hướng
tăng.
4.4.2.2 Nhà cung ứng
Nhà cung ứng sản phẩm, hàng hóa:
Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ
tốt với nhiều nhà cung cấp có uy tín và danh tiếng trên thị trường, được người
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 43 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
tiêu dung tín nhiệm như: Tổng công Thép Việt Nam, Công ty Liên doanh Thép
Việt Nhật, Công ty Liên Doanh Thép Tây Đô, Công ty TNHH & SX Thép
Việt,… Mặt hàng gas và xi măng cũng có không ít nhà cung cấp được người tiêu
dùng bình chọn như: Elf gas, Total gas, BP gas, …còn nhà cung ứng mặt hàng xi
măng như: Công ty Cổ Phần Xi măng Hà Tiên 2 Cần Thơ, Công ty Xi măng
Nghi Sơn, Công ty Liên doanh Xi măng Holcim Việt Nam, … Chính những nhà
cung cấp này đã mang lại những mặt hàng chất lượng, giá cả phù hợp với người
tiêu dùng, giúp cho công ty tiêu thụ được số lượng lớn hàng hoá. Bên cạnh đó,
một số nhà cung cấp còn tạo điều kiện để cung cấp hàng cho công ty bằng cách
đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá để công ty mua hàng nhiều hơn.
Song cũng có không ít những nhà cung cấp gây sức ép đối với công ty khi hàng
hoá khan hiếm thì họ tăng giá bán, giảm chất lượng hàng hoá, và cắt giảm cả các
chương trình khuyến mãi, dịch vụ đi kèm,…làm cho công ty tổn thất không nhỏ.
Do đó công ty đã thận trọng hơn khi lựa chọn nhà cung cấp. Để quá trình kinh
doanh của công ty được thuận lợi và ngày càng phát triển, công ty đã duy trì
những mối quan hệ tốt với những nhà cung cấp hiện tại và bên cạnh đó cũng nên
tìm kiếm thêm những nhà cung cấp mới.
Nhà cung ứng vốn:
Công ty là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ
Thương Mại nên vẫn có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Mặt khác, công ty cũng có
mối quan hệ tốt đẹp với nhiều ngân hàng nên việc vay vốn cũng tương đối thuận
lợi. Có một nguồn vốn dồi dào bên cạnh vốn tự có sẽ giúp cho công ty xây dựng
hệ thống phân phối ở nhiều nơi giúp năng cao doanh thu tiêu thụ.
4.4.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay với xu hướng phát triển nhanh
và bền vững cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước là thực hiện Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, nhanh chóng hội nhập vào thị trường thế
giới. Do đó, các công ty và doanh nghiệp ngày càng mọc lên như “nấm”, song để
tồn tại và phát triển các doanh nghiệp không ngừng cải thiện chính mình, cạnh
tranh gay gắt để đánh bại các doanh nghiệp khác. Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu
Giang cũng nằm trong số đó, hiện đang có rất nhiều công ty và doanh nghiệp
kinh doanh cùng ngành trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cũng như ở các chi
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 44 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
nhánh khác những đối thủ cạnh tranh như: Công ty TNHH Vật liệu xây dựng
Thanh Trúc, Công ty TNHH Quang Giàu, Doanh nghiệp tư nhân Diễm
Ngân…Họ sẵn sàng đưa ra những chiến lược như giảm giá, hay khuyến mãi, tặng
phẩm,… để thu hút khách hàng làm cho công ty gặp không ít những khó khăn
trong việc tiêu thụ hàng hoá. Do đó, công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu
thị trường và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của bộ phận marketing, vì sự hiểu
biết về đối thủ cạnh tranh có nghĩa rất quan trọng đối với công ty. Có nghiên cứu
tìm hiểu đối thủ cạnh tranh thì mới biết được điểm mạnh và điểm yếu của họ. Từ
đó chúng ta mới đề xuất những chiến lược phù hợp để cạnh tranh với các công ty
khác.
4.4.2.4 Khách hàng
Đa số khách hàng của công ty là các công ty xây dựng lớn, tất cả đều thực
hiện hợp đồng mua bán rất chặt chẽ và đảm bảo khả năng thanh toán. Các khách
hàng đều được xem xét lỹ lương trước khi đi đến ký kết hợp đồng nên giảm thiểu
được nguy cơ khách hàng không thanh toán hóa đơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn
còn không ít nợ khó đòi do công ty ký kết các hợp đồng cung cấp vật liệu xây
dựng cho các nhà thầu đang thực hiện các công trình lớn, quy mô lâu dài nên
chưa thể thu hồi hoàn toàn mà phải thu theo từng kỳ và tiến độ hoàn thành của
các công trình.
Khách hàng có mong muốn khi mua hàng hóa của công ty: Giá rẻ, chất
lượng cao, giao hàng tận nơi, đúng thời gian, được biết đầy đủ thông tin về sản
phẩm và nguồn gốc. Khách hàng có nhiều lựa chọn vì trong địa bàn thành phố
Cần Thơ và các khu vực kinh doanh của công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh.
Hơn nữa tâm lý của khách hàng là thích mua ở những chỗ gần gần nhà, địa điểm
xây dựng, thuận tiện cho việc xem hàng, mua hàng và theo dõi quá trình cung
cấp hàng có đúng như cam kết trong hợp đồng hay không.
Để phục vụ nhu cầu của khách hàng công ty đã xây dựng một hệ thống
phân phối rộng khắp và nhờ vào uy tín của công ty nên số lượng khách hàng đến
với công ty ngày càng cao, làm cho doanh thu tiêu thụ tăng lên qua các năm.
Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi. Công ty cần nghiên cứu phát hiện
ra những nhu cầu mới cũng như nhận ra những mặt hàng không còn phù hợp với
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 45 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
nhu cầu của khách hàng để kịp thời loại bỏ và đáp ứng những nhu cầu mới phát
sinh, đào tạo đội ngũ bán hàng làm hài lòng khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 46 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
Chương 5
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN - TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIÊU THỤ HÀNG HÓA
5.1.1. Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
- Chính phủ đang tập trung phát triển vùng ĐBSCL về giao thông và
thương mại.
- Thị trường bán lẻ tại Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL còn rất rộng.
- Được sự quan tâm và hỗ trợ của các nhà cung cấp về chính sách
khuyến mãi, chiết khấu.
- Được sự hỗ trợ về tín dụng của các nhà cung cấp.
- Kinh doanh sản phẩm thương hiệu mạnh và chất lượng.
Khó khăn
- Do đặc thù của các ngành hàng kinh doanh nên giá cả phụ thuộc vào
giá thế giới nên thường xuyên biến động.
- Khả năng cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
5.1.2. Mặt tích cực và hạn chế
Mặt tích cực
- Đội ngũ quản lý có trình độ và kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc.
- Kênh phân phối linh hoạt.
- Địa điểm kinh doanh thuận lợi.
- Khả năng tài chính mạnh.
- Tạo được uy tín đối với khách hàng.
Mặt hạn chế
- Phương tiện vận chuyển chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công ty nhất là
khai thác thị trường bán lẻ.
- Công tác marketing còn hạn chế: chưa thu thập được thông tin thị
trường cũng như xử lý các thông tin.
- Thiếu nhân viên tìm hiểu sâu về thị trường.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 47 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
- Chưa chú trọng đẩy mạnh thị trường bán lẻ.
5.1. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
5.1.1. Công tác marketing
- Xác định khách hàng mục tiêu: Khách hàng mục tiêu của công ty là các
công ty xây dựng lớn. Trên cơ sở đó công ty đưa ra các chính sách ưu đãi đối với
khách hàng mục tiêu của mình như: chính sách chiết khấu, giảm giá…
- Xây dựng giá bán: Giá bán phải được xây dựng trên cơ sở giá cạnh tranh
và đảm bảo hợp lý: Giá riêng đối với từng khách hàng (tiêu dùng, công trình, sản
xuất…).
-Lập danh mục sản phẩm kinh doanh:
Thiết lập danh mục hàng hóa chủ lực của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu
khách hàng và đối phó với sự cạnh tranh trên thị trường.
Xây dựng cơ cấu ngành hàng hợp lý.
5.2.2. Phân phối và dịch vụ hỗ trợ
Giữ vững và phát triển thị trường các mặt hàng truyền thống của công ty.
Xây dựng thêm kênh phân phối cho các thị trường mới. Chú ý phát triển thị
trường bán lẻ và thị trường nông thôn
Tiêu chuẩn hóa thời gian giao hàng, ví dụ: đối với hợp đồng bán vật liệu
xây dựng cho các công trình, kể từ lúc đơn hàng được chấp nhận thì thời gian
giao hàng không vượt quá 2 ngày đối với đường bộ và 4 ngày đối với đường
thủy.
Thành lập đội ngũ nhân viên thị trường, nhân viên bán hàng đủ trình độ tư
vấn cho khách hàng về sản phẩm, giải quyết khiếu nại, thu thập và xử lý thông
tin thị trường…
Xây dựng các chỉ tiêu khuyến mãi và hậu mãi cho từng phân khúc khách
hàng.
5.2.3. Xây dựng thương hiệu
Thường xuyên kiểm tra nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch
vụ.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 48 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
Tăng cường quảng bá hình ảnh công ty bằng các chương trình marketing
hỗn hợp để tăng cường độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu của
mình.
5.2.4. Công tác tổ chức, nhân sự
Kế hoạch nhân sự được xác định dựa trên kế hoạch Marketing. Công ty
cần đào tạo thêm nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển và mở rộng thị trường
bán lẻ cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Xây dựng, điều chỉnh, làm rõ chức năng, nhiệm vụ và mối liên hệ công
việc cho các phòng chức năng và các chi nhánh để việc vận hành của tổ chức
được thông suốt.
Công ty phải có chính sách hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Lên kế hoạch đào
tạo cụ thể đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên trong công ty: thuê
chuyên gia về đào tạo song song với việc hướng dẫn áp dụng các công việc thực
tế, gửi đầo tạo tại các trường đại học, mở lớp đào tạo chuyên sâu tại công ty…
Đưa ra nhiều chính sách khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên
trong công ty bằng cách thực hiện việc khen thưởng bằng nhiều hình thức cả về
vật chất lẫn tinh thần.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 49 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Mặc dù trong năm 2008 có nhiều biến động, tình hình hoạt động kinh
doanh của tất cả các doanh nghiệp đều gặp khó khăn nhưng Công ty Cổ Phần Vật
Tư Hậu Giang cũng đã có nhiều cố gắng vượt qua khó khăn này. Điều này thể
hiện ở lợi nhuận sau thuế tăng cao hơn năm 2007, cho thấy hoạt động kinh doanh
của Công ty những năm qua có chiều hướng phát triển tốt. Đội ngũ cán bộ công
nhân viên có trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, có kinh nghiệm đã
giúp cho công ty ngày càng tạo được lòng tin đối với khách hàng. Đây là những
điểm mạnh mà công ty cần phát huy hơn nữa.
Qua phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty giai đoạn 2006-2008
cho thấy công tác tiêu thụ các sản phẩm của công ty trong thời gian qua là có
hiệu quả, sản lượng tiêu thụ và doanh thu bán hàng đều tăng. Công ty đã tích cực
trong việc tìm kiếm thị trường mới để tăng mức tiêu thụ của mặt hàng ít có khả
năng tăng trưởng trong thị trường cũ vốn đã bão hòa. Sản phẩm Thép là mặt hàng
có doanh thu cao nhất vì đây là mặt hàng chủ lực của công ty, vì vậy công ty cần
giữ vững thị phần ở các thị trường mục tiêu như Cần Thơ, Tp. HCM, đồng thời
mở rộng sang các tỉnh ĐBSCL đầy tiềm năng phát triển. Tính linh hoạt trong
phương thức bán hàng, phương thức thanh toán đã giúp công ty phục vụ đúng, đủ
và kịp thời nhu cầu của khách hàng, nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh
của công ty trên thương trường. Tuy nhiên, công ty cần chú ý điều tiết lượng
hàng tồn kho hợp lý để tránh những rủi ro khi giá biến động và giảm chi phí bảo
quản. Đa số khách hàng của công ty là các nhà thầu lớn nhưng đối với khách
hàng nhỏ lẻ thì công ty chưa trở thành một thương hiệu họ có thể dễ dàng nhận
biết, đó cũng là vấn đề công ty cần chú trọng hơn nữa để có thể trở thành nhà
phân phối vật liệu xây dựng hàng đầu ở khu vực ĐBSCL cũng như các vùng lân
cận.
6.2 KIẾN NGHỊ
Qua quá trình tìm hiểu tình hình tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận tại công ty
Cổ Phần Vật tư Hậu Giang, tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy tình
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 50 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
hình tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty như sau:
6.2.1 Đối với Ban lãnh đạo công ty
Tạo môi trường làm việc thân thiện và an toàn, tạo sự đoàn kết nhất trí
trong tập thể CB-CNV, làm cho mục tiêu phấn đấu của họ thống nhất với mục
tiêu kinh doanh của công ty. Quan tâm đến đào tạo, nâng cao trình độ chuyên
môn, tay nghề cho nhân viên.
Giữ vững chất lượng sản phẩm, ổn định giá bán sản phẩm, nâng cao uy tín
và khả năng cạnh tranh của công ty.
Giảm lượng hàng tồn kho để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn của công
ty bằng cách dựa vào nhu cầu trong các năm trước, các hợp đồng hiện tại và tăng
cường công tác nghiên cứu thị trường để dự đoán nhu cầu trong tương lai nhằm
đảm bảo lượng mua vào ở mức hợp lý.
Mở rộng thị trường tiêu thụ là vấn đề mấu chốt trong việc gia tăng doanh
thu và lợi nhuận cho công ty nên công ty cần đầu tư hơn nữa cho việc nghiên cứu
thị trường và quảng cáo giới thiệu các sản phẩm của công ty phân phối. Thành
lập bộ phận marketing chuyên biệt nhằm phục vụ có hiệu quả trong việc xúc tiến
công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Áp dụng phương thức kinh doanh thuận tiện nhất cho khách hàng như
giao hàng tận nơi, bán hàng trả chậm.
Nâng cao lợi nhuận của công ty bằng cách cắt giảm các khoản chi phí
không cần thiết.
Khuyến khích nhân viên nâng cao năng suất lao động thông qua hình thức
trả lương, khen thưởng hợp lý.
Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất các chi phí vận chuyển và phương
tiện vận chuyển.
6.2.2 Đối với Nhà nước:
Ban lãnh đạo Thành phố cần quan tâm hỗ trợ, thường xuyên gặp gỡ, tổ
chức lấy ý kiến, giải quyết những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các
doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 51 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
Bên cạnh đó, ban lãnh đạo Thành phố cũng cần tổ chức thường xuyên các
khóa đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo và phổ biến kiến thức pháp luật, cung
cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp.
Nhà nước cần có nhiều biện pháp quản lý và điều hành nền kinh tế tốt hón
để đối phó với khủng hoảng kinh tế, bình ổn giá cả, thúc đẩy tiêu dùng để các
doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng có thể yên tâm sản xuất.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 52 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Trịnh (2007). Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Tủ sách Đại
học Cần Thơ.
2. Nguyễn Năng Phúc (2007). Phân tích Kinh doanh – Lý thuyết và thực hành,
Nhà xuất bản Tài chính.
3. Hồ Khánh Toàn (2006). Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động kinh doanh
tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC INTRACO.
4. Phạm Văn Dược (2008). Phân tích Hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản
Thông kê.
5. Phạm Hà Phương (2008). Luận văn tốt nghiệp Xây dựng chiến lược kinh
doanh vật liệu xây dựng cho Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang.
6. Website: www.hamaco.vn
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 53 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
PHỤ LỤC
TÀI SẢN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+150) 108974.46 121099.31 187691.78
I - Tiền mặt và các khoản tương đương tiền 8912.31 8258.36 15219.09
1. Tiền 8912.31 8258.36 15219.09
2. Các khoản tương đương tiền
II -Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
III - Các khoản phải thu ngắn hạn 78678.80 73463.25 104554.58
1. Phải thu khách hàng 77646.53 78592.04 105672.99
2. Trả trước cho người bán 144.99 90.68 1553.83
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng
5. Các khoản phải thu khác 6187.28 1280.53 3741.52
6. Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi
(*) -5300.00 -6500.00 -6413.76
IV - Hàng tồn kho 20533.89 33409.19 67009.95
1. Hàng tồn kho 21835.89 34771.19 68431.95
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) -1302.00 -1362.00 -1422.00
V - Tài sản ngắn hạn khác 849.47 5968.51 908.16
1. Chi phí trả trước ngắn hạn -40.00 0.00 0.00
2. Thuế GTGT được khấu trừ 0.00 121.45 400.84
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
4. Tài sản ngắn hạn khác 889.47 5847.06 507.32
B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 =
210+220+240+250+260) 15013.92 15646.50 26931.88
I - Các khoản phải thu dài hạn
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
3. Phải thu dài hạn nội bộ
4. Phải thu dài hạn khác
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
II - Tài sản cố định 14298.43 15078.14 15087.22
1. Tài sản cố định hữu hình 13801.84 11129.58 11528.56
Nguyên giá 22254.88 20723.96 23193.46
Giá trị hao mòn lũy kế (*) -8453.04 -9594.38 -11664.90
2. Tài sản cố định thuê tài chính
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế (*)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 54 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
3. Tài sản cố định vô hình 0.00 3439.38 2909.85
Nguyên giá 0.00 4120.64 4120.64
Giá trị hao mòn lũy kế (*) 0.00 -681.27 -1210.79
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 496.59 509.18 648.81
III - Bất động sản đầu tư
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế (*)
IV - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 26.00 26.00 11426.00
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác 26.00 26.00 11426.00
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 0.00
V - Tài sản dài hạn khác 689.48 542.36 418.66
1. Chi phí trả trước dài hạn 689.48 542.36 418.66
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200) 123988.38 136745.81 214623.65
NGUỒN VỐN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
A - NỢ PHẢI TRẢ (300= 310+330) 100536.23 107491.84 172759.51
I - Nợ ngắn hạn 100536.23 107406.79 172623.37
1. Vay và nợ ngắn hạn 39406.83 4328.41 41536.56
2. Phải trả người bán 43527.88 78639.89 86913.31
3. Người mua trả tiền trước 2709.91 3102.46 7663.64
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 540.78 771.31 2029.49
5. Phải trả người lao động 4654.22 2735.19 7699.51
6. Chi phí phải trả 44.83 0.00 0.00
7. Phải trả nội bộ 2008.59 2003.87 8710.67
8. Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng 0.00 0.00 0.00
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 7643.19 15825.66 18070.19
10. Dư phòng phải trả ngắn hạn 0.00 0.00 0.00
II - Nợ dài hạn 0.00 85.06 136.15
1. Phải trả dài hạn người bán
2. Phải trả dài hạn nội bộ
3. Phải trả dài hạn khác
4. Vay và nợ dài hạn
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0.00 85.06 136.15
7. Dự phòng phải trả dài hạn
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 23452.15 29253.97 41864.14
I - Vốn chủ sở hữu 22695.54 28751.51 41049.48
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 12476.80 12476.80 24953.60
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 55 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
2. Thặng dư vốn cổ phần 0.00 0.00 0.00
3. Vốn khác của chủ sở hữu 0.00 3089.00 690.18
4. Cổ phiếu quỹ (*)
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
7. Quỹ đầu tư phát triển 3006.47 4424.23 0.00
8. Quỹ dự phòng tài chính 250.21 410.94 658.04
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 1819.00 0.00 0.00
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5143.07 8350.54 14747.66
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB
II - Nguồn vốn kinh phí và quỹ khác 756.61 502.46 814.66
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 756.61 502.46 814.66
2. Nguồn kinh phí
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400) 123988.38 136745.81 214623.65
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG.pdf