CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Trong bất kỳ nền kinh tế nào, hệ thống ngân hàng luôn đóng vai trò đặc
biệt quan trọng. Ngân hàng là cầu nối giữa các tổ chức, cá nhân thừa vốn và thiếu
vốn, thu hút vốn ở nơi tạm thời nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động
này đã góp phần giúp cho quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế trở nên dễ
dàng hơn và đồng vốn được sử dụng có hiệu quả hơn. Đối với Việt Nam, vai trò
của ngân hàng thương mại (NHTM) lại càng quan trọng, nó giữ cho mạch máu
(dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông để bôi trơn cho hoạt động của một
nền kinh tế thị trường còn non yếu.
Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới,
hội nhập đã mang lại cơ hội nhưng thách thức cũng rất nhiều cho ngành ngân
hàng, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, nếu không nâng cao chất lượng hoạt
động thì các ngân hàng trong nước sẽ mất thị phần, bị thâu tóm, hoặc rút khỏi thị
trường vì không đủ sức cạnh tranh. Nhận thức được điều này Chính phủ đã chủ
trương cổ phần hóa NHTM nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần
(NHTMCP) Ngoại thương tiên phong cổ phần hóa.
Trong suốt 45 năm trưởng thành và phát triển, NHTMCP Ngoại Thương
không ngừng nổ lực và phấn đấu và vinh dự được Đảng, Nhà nước và ngành ngân
hàng coi là đầu tầu trong các NHTM Việt Nam, có được những thành quả như
vậy là nhờ vào sự hoạt động có hiệu quả của các chi nhánh; cụ thể là quá trình
phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ lãnh đạo, nhân viên trong toàn hệ
thống, trong đó có chi nhánh Vietcombank Long An.
Như các NHTM khác, hoạt động của Vietcombank Long An là kinh doanh
tiền tệ, huy động vốn và cho vay lại, trong đó tín dụng là mảng kinh doanh quan
trọng đem lại lợi nhuận, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sự tồn
tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì
phải phân tích hoạt động tín dụng. Đây là việc làm hết sức quan trọng, và phải
tiến hành thường xuyên của các ngân hàng nhằm tìm ra các mặt mạnh và hạn chế,
từ đó có giải pháp kịp thời. Do tầm quan trọng của công tác phân tích tín dụng em
đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
hoạt động của NHTMCP Ngoại thương - Chi nhánh Long An” làm đề tài
nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
qua 3 năm 2006 - 2008 của Vietcombank Long An để thấy rõ thực trạng mảng
tín dụng này của Chi nhánh, từ đó kiến nghị giải pháp mở rộng và nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng DNVVN của Chi nhánh.
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung trên đề tài đi vào phân tích các mục tiêu cụ thể
sau:
- Mục tiêu 1: Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh qua 3 năm 2006-2008.
- Mục tiêu 2: Đánh giá tình hình huy động vốn của Chi nhánh qua 3 năm.
- Mục tiêu 3: Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo thời
hạn tín dụng, theo loại tiền vay và theo ngành kinh tế trong 3 năm 2006 - 2008
của Vietcombank Long An đối với khách hàng là DNVVN để thấy rõ thực trạng
hoạt động của mảng tín dụng này.
- Mục tiêu 4: Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng,
đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Long An qua 3 năm như
thế nào?
- Ngân hàng có những thuận lợi và gặp những khó khăn gì trong hoạt động
kinh doanh của mình?
- Tình hình huy động vốn của Chi nhánh qua 3 năm ra sao? Chi nhánh có
những thuận lợi và khó khăn gì?
- Thực trạng trong hoạt động tín dụng DNVVN của ngân hàng giai đoạn
2006-2008 như thế nào?
- Những giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng, phòng ngừa rủi ro trong
hoạt động tín dụng DNVVN của Chi nhánh?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Lĩnh vực hoạt động của Vietcombank - Chi nhánh Long An đa dạng và
phong phú. Nhưng thời gian thực tập và khả năng tiếp cận của bản thân có hạn
nên em không thể phân tích một cách sâu sắc các hoạt động của Ngân hàng. Nội
dung luận văn chỉ đề cập đến hoạt động tín dụng DNVVN tại Ngân hàng.
1.4.1 Không gian
Đề tài tập trung phân tích tình hình hoạt động tín dụng DNVVN của
NHTMCP Ngoại thương Long An.
1.4.2 Thời gian
Số liệu nghiên cứu được thu thập trong ba năm 2006-2008.
Thời gian thực hiện đề tài từ 02/02/2009 đến 25/04/2009.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng DNVVN của NHTMCP Ngoại
thương Long An.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, em đã có tham khảo qua tài liệu nghiên cứu sau:
- Mai Thanh Bình, Đại học Cần Thơ, (2008), Luận văn tốt nghiệp “Thực
trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Cần Thơ”. Đề tài tập trung phân tích
thực trạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sacombank Cần Thơ qua doanh số cho
vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu; xem xét những nhân tố ảnh hưởng và từ đó đề ra
những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của mảng tín dụng này.
Trong bài viết tác giả thu thập số liệu thứ cấp tại ngân hàng giai đoạn
2005-2007, dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối.
- Trần Quốc Thái, Đại học Cần Thơ, (2008), Luận văn tốt nghiệp “Phân
tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Sacombank – Chi nhánh
Cần Thơ”. Trong đề tài này, tác giả phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trung
và dài hạn; xem xét, đánh giá những hạn chế, rủi ro, thuận lợi, khó khăn từ đó đề
ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của
ngân hàng. Trong bài tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp: so sánh số tuyệt
đối và tương đối.
73 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3992 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương – chi nhánh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lọc loại khách hàng này.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, cho
vay đối với DNNVV luôn chiếm tỷ trọng cao; cụ thể dư nợ năm 2006 là 45%,
năm 2007 là 49%, năm 2008 là 55% trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể, tình hình
dư nợ năm 2007 là 239.267 triệu tăng 174.015 triệu, tỷ lệ tăng 267% so với năm
2006 (65.252 triệu); dư nợ năm 2008 là 401.169 triệu tăng 161.902 triệu, tỷ lệ
tăng 68% so với năm 2007. Trong chiến lược phát triển Ngân hàng thành ngân
hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam, Vietcombank luôn coi các DNVVN là
nhóm khách hàng mục tiêu, bởi vì những ưu thế vượt trội của nhóm khách hàng
này về số lượng, đặc điểm sử dụng vốn (đầu tư tín dụng vào các DNVVN sẽ làm
cho vốn ngân hàng quanh nhanh hơn), và đây cũng là đối tượng sử dụng nhiều
dịch vụ ngân hàng nhất tạo điều kiện cho ngân hàng “bán chéo” sản phẩm của
mình. Nhận thức được điều này Ngân hàng Ngoại Thương nói chung,
Vietcombank Long An nói riêng luôn chú trọng mảng cho vay DNVVN.
Nợ xấu
Trong hoạt động kinh doanh không thể tránh khỏi rủi ro, hoạt động tín dụng
tại Ngân hàng cũng vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm phát sinh nợ xấu tại Ngân hàng.
Vietcombank Long An luôn quan tâm đặc biệt và có những biện pháp thích hợp
để luôn duy trì tỷ lệ dư nợ này trong mức cho phép.
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 45 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Năm 2006 Ngân hàng không có nợ xấu. Đạt được kết quả tốt này là do hầu
hết các khoản cho vay được khách hàng sử dụng đúng mục đích, sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, nợ cho vay cơ bản có tài sản đảm bảo; năm 2006 là năm mới
thành lập, Ngân hàng Ngoại thương còn quá non trẻ, để đạt được lợi nhuận một
cách an toàn và hiệu quả thì Ngân hàng đã rất thận trọng trong vấn đề cho vay,
cho vay có chọn lựa kỹ càng. Vì thế tính đến cuối năm 2006, Ngân hàng hoàn
toàn không có nợ xấu.
Năm 2007 nợ xấu doanh nghiệp lớn, cá nhân 168 triệu, nợ xấu DNVVN là
252 triệu đồng chiếm 0,11%; năm 2008 nợ xấu là 311 triệu đồng chiếm 0,1%.
Những món nợ xấu phát sinh phần lớn tập trung vào một số doanh nghiệp kinh
doanh thua lỗ, quản lý kém do không theo kịp sự chuyển đổi, thích ứng với nền
kinh tế thị trường. Tuy tại Chi nhánh đã xuất hiện nợ xấu nhưng với con số
không cao, nợ xấu chỉ dưới 1% tổng dư nợ DNVVN vẫn nằm trong tỷ lệ cho
phép (dưới 5%) nhưng Ngân hàng đã cố gắng giảm đến mức thấp nhất vào cuối
năm 2008. Đối với các khoản nợ này, Chi nhánh yêu cầu khách hàng còn lại có
cam kết thanh toán với lộ trình cụ thể, giám sát nguồn thu của khách hàng. Tỷ lệ
này rất đáng khích lệ, Chi nhánh nên cố gắng duy trì và đảm bảo tỷ lệ này trong
thời gian tới. Chất lượng tín dụng khá tốt nên đến hết quý IV, tại Chi nhánh đã
thực hiện trích lập 100% dự phòng chung theo thông báo của Trung ương căn cứ
theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN là 5.487 triệu đồng; “dự phòng cụ thể là 47
triệu đồng”, đến nay chưa có khoản vay nào phải đề nghị sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro. Tất cả những điều này cho thấy được hiệu quả và sự an toàn của hoạt
động tín dụng tại Chi nhánh.
4.1.2 Phân tích tình hình tín dụng DNVVN qua các năm 2006-2008
4.1.2.1. Tín dụng theo thời hạn
Hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là “lấy ngắn nuôi dài” vì hầu hết các
khoản huy động là ngắn hạn trong khi nhu cầu vay vốn của khách hàng có cả
ngắn, trung, dài hạn. Việc sử dụng nhiều vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn
dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản. Do đó, công tác phân tích tín dụng theo thời hạn
là một việc làm rất quan trọng đối với mỗi ngân hàng nhằm đánh giá sự phân bổ
tín dụng theo kỳ hạn hợp lý hay chưa từ đó có những biện pháp khắc phục. Tình
hình tín dụng DNVVN theo thời hạn ở Chi nhánh Vietcombank Long An được
thể hiện ở bảng sau:
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 46 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Bảng 7: Tình hình tín dụng DNVVN theo thời hạn của Vietcombank năm 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng Vietcombank năm 2007-2008)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Doanh số cho vay 78.251 100 404.725 100 694.502 100 326.473 417 289.777 72
Ngắn hạn 32.866 42 183.584 45 382.254 55 150.719 459 198.670 108
Trung hạn 40.691 52 189.073 47 300.912 43 148.382 365 111.839 59
Dài hạn 4.695 6 32.068 8 11.336 2 27.373 583 -20.732 -65
2. Doanh số thu nợ 15.865 100 230.710 100 532.601 100 214.844 1354 301,892 131
Ngắn hạn 9.043 57 140.733 61 324.887 61 131.690 1456 184.154 131
Trung hạn 5.553 35 80.748 35 191.736 36 75.196 1354 110.988 137
Dài hạn 1.269 8 9.228 4 15.978 3 7.959 627 6.750 73
3. Dư nợ 65.252 100 239.267 100 401.169 100 174.015 267 161.901 68
Ngắn hạn 24.143 37 66.995 28 124.362 31 42.852 177 57.367 86
Trung hạn 35.236 54 143.560 60 252,736 63 108.324 307 109.176 76
Dài hạn 5.873 9 28.712 12 24,070 6 22.839 389 -4.642 -16
4. Nợ quá hạn - - 252 100 311 100 252 - 59 23
Ngắn hạn - - 252 100 311 100 252 - 59 23
Trung và dài hạn - - - - - - - - -
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 47 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 48 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Doanh số cho vay
0
100,000
200,000
300,000
400,000
2006 2007 2008
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY DNVVN THEO THỜI HẠN NĂM 2006-2008
Chiến lược kinh doanh của Chi nhánh là tập trung vào cho vay ngắn, trung
hạn (đặc biệt là ngắn hạn) đối với DNVVN trong những năm đầu hoạt động để
vốn được quay vòng nhanh. Khi hoạt động Chi nhánh đã đi vào ổn định thì mới
tập trung vào tín dụng dài hạn. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng nắm bắt chủ trương
chính sách của Chính phủ chọn Long An là vùng kinh tế trọng điểm của Đồng
bằng sông Cửu Long. Nhiều khu công nghiệp được xây dựng, các doanh nghiệp
ra đời ngày càng nhiều nên nhu cầu vốn ngắn hạn để kinh doanh và vốn trung
hạn để mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật,…ngày càng tăng.
Nhận thức được cơ hội đầu tư, Chi nhánh đã triển khai những chính sách ưu đãi
lãi suất, phí giao dịch, các chương trình khuyến mãi,… nỗ lực thu hút khách hàng
Kết quả, doanh số cho vay ngắn hạn DNVVN ngày càng chiếm tỷ trọng cao
trong tổng doanh số cho vay (năm 2006 là 42%, năm 2007 là 45%, năm 2008 là
55%), doanh số năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 doanh số là 32.866 triệu
đồng; năm 2007 doanh số tăng đột biến 183.584 triệu đồng, năm 2008 doanh số
là 382.254 triệu tăng hơn 2 lần năm trước đó.
Cho vay trung hạn DNVVN tuy có giảm về tỷ trọng nhưng vẫn chiếm tỷ
trọng cao năm 2006 là 52%; 2007 là 47%, năm 2008 là 43% tổng doanh số và
vẫn tăng trưởng qua các năm.
Cho vay dài hạn lại giảm tỷ trọng, doanh số năm 2006 chiếm 8%, năm
2007 chiếm 4%, năm 2008 chiếm 3% tổng doanh số. Năm 2007/2006 cho vay dài
hạn tăng, nhưng 2008/2007 doanh số lại giảm 20.732 triệu, tương ứng giảm 65%
32.866
40.691
4.695
183.584
189.073
32.068
382.254
300.912
11.336
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 49 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
do ngay từ đầu Chi nhánh đã xác định chiến lược giảm cho vay dài hạn để tập
trung vào ngắn, trung hạn.
Việc Ngân hàng chú trọng mảng vay ngắn và trung hạn đối với DNVVN là
đúng đắn, vì thời hạn cho vay này phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của
của DNVVN. Cho vay ngắn và trung hạn làm cho vốn ngân hàng được quay
nhanh hơn trong khi cho vay dài hạn sẽ làm cho vốn bị đóng băng. Mặt khác, để
cho vay dài hạn hiệu quả đòi hỏi ngân hàng phải huy động vốn dài hạn mà việc
huy động nguồn vốn này trong dân chúng rất khó khăn vì sự e ngại về thời hạn,
lãi suất, lạm phát…trước những biến đổi không ngừng của nền kinh tế.
Doanh số thu nợ
0
100,000
200,000
300,000
400,000
2006 2007 2008
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
Hình 4: DOANH SỐ THU NỢ DNVVN THEO THỜI HẠN NĂM 2006-2008
Doanh số thu nợ ngắn hạn: Trong tổng thu nợ DNVVN thì khoản thu
ngắn là đáng kể nhất, đặt biệt là thu nợ ngắn hạn chiếm trên 50% do Chi nhánh
đầu tư tín dụng ngắn hạn nhiều, các khoản cho vay ngắn hạn này có thời gian đáo
hạn trong một năm, sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh thì khách hàng
thanh toán nợ cho Ngân hàng.
Doanh số thu nợ trung, dài hạn: Nhìn vào doanh số thu nợ trung hạn
DNVVN năm 2006 chỉ có 5.553 triệu là rất thấp so với 40.691 triệu mà Chi
nhánh bỏ ra cho vay, nhưng không thể đánh giá là Chi nhánh thu nợ kém mà đây
là các khoản cho vay cuối năm 2006 chưa đáo hạn. Sang năm 2007 doanh số thu
nợ trung hạn DNVVN là 80.748 triệu, tăng 75.196 triệu so với 2006, năm 2008
doanh số thu là 191.736 triệu, tăng 110.988 triệu so với 2007 do thu các khoản
nợ cho vay năm trước đến hạn cộng thêm các khoản doanh nghiệp trả nợ dần.
9.043
5..553
1.269
140.733
80.748
9.228
324.887
191.736
15.978
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 50 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Thu nợ dài hạn rất thấp chỉ đạt 1.269 triệu năm 2006, tăng lên 9.288 triệu năm
2007 và đạt 15.978 triệu năm 2008 do Chi nhánh cho vay dài hạn ít và hầu hết
các khoản vay đều chưa đến hạn thanh toán.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ 2008/2007 thấp hơn
2007/2006 do tình hình kinh tế Việt Nam năm 2008 bị tác động của khủng hoảng
kinh tế thế giới, những biến động của thị trường như tình trạng thiếu điện, giá
xăng dầu, vật tư, nguyên liệu tăng, tình hình thiên tai, dịch bệnh,…tác động bất
lợi đến sản xuất kinh doanh,…các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó khăn
ảnh hưởng đến việc thu nợ, một số doanh nghiệp được Ngân hàng cho gia hạn.
Nhìn chung công tác thu nợ của Chi nhánh rất tốt, kết quả thu nợ cao ngân
hàng thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay nên đã lựa chọn
đầu tư vào những phương án/dự án mang tính khả thi cao và có tính thuyết phục
về hiệu quả kinh tế; các CBKH làm tốt công tác nhắc nợ, đôn đốc khách hàng trả
nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, đa số khách hàng vay của chi nhánh là khách hàng
truyền thống, có uy tín và hoạt động có hiệu quả nên đảm bảo chi trả đúng thời
hạn và Chi nhánh luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo nhằm
đảm bảo khả năng thu hồi nợ.
Dư nợ
0
100,000
200,000
300,000
2006 2007 2008
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
Hình 5: DƯ NỢ DNVVN THEO THỜI HẠN 2006-2008
Dư nợ ngắn hạn DNVVN tăng nhẹ qua các năm, năm 2006 là 24.143 triệu,
năm 2007 đạt 66.995 triệu tăng 42.852 triệu, tương ứng tăng 177% so với năm
2006. Năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 124.362 triệu, tăng 57.367 triệu, tương ứng
tăng 86% so với năm 2007. Sớ dĩ dư nợ ngắn hạn thấp và chỉ tăng nhẹ qua các
24.143
35.236
5.873
66.995
143.560
28.712
124.362
252.736
24.070
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 51 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
năm do các khoản vay cũ đã đến hạn thanh toán và đã thu hồi, số dư nợ chủ yếu
là các khoản cho vay những tháng cuối năm.
Đối với dư nợ trung hạn DNVVN, các khoản nợ cũ chưa đáo hạn cộng
thêm các khoản vay mới làm cho dư nợ tăng nhanh, năm 2006 dư nợ chỉ là
35.236 triệu tăng lên 143.560 triệu năm 2007 và đạt 252.736 triệu năm 2008.
Biến động ngược chiều với vay ngắn và trung hạn thì dư nợ dài hạn giảm
xuống, năm 2008 dư nợ là 24.070 triệu, giảm 4.642 triệu, tương ứng giảm 16%
so với năm 2007 do đặc thù là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thường
đầu tư cho những dự án nhỏ, có thời gian thu hồi nhanh cộng với những diễn
biến khó lường của năm 2008 khiến cho các doanh nghiệp phải thận trọng cho
những dự án dài hạn cũng như Chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện những chiến
lược kinh doanh của mình.
Dư nợ tín dụng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, tăng dư nợ tín dụng
đồng nghĩa với việc tăng rủi ro. Do vậy, ngân hàng luôn chú trọng đến việc lập
các quỹ dự phòng nhằm đảm bảo tính an toàn và ổn định cho hoạt động tín dụng.
Việc trích lập dự trữ được thực hiện theo từng quý. Cứ vào cuối mỗi quý, Giám
Đốc cũng như trưởng trưởng phó phòng đôn đốc nhắc nhở các nhân viên tích cực
thu hồi nợ. Sau đó, ngân hàng sẽ tổng kết và tiến hành lập quỹ dự phòng phù hợp
với tình hình dư nợ thực tế.
Bảng 8: KẾ HOẠCH DƯ NỢ CỦA VIETCOMBANK LONG AN 2009
Chỉ tiêu
Dư nợ (Tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ 1.115 100
Dư nợ DNVVN 613 55
(Nguồn: Phòng khách hàng Vietcombank Long An)
Sau quá trình hoạt động và đánh giá kết quả đạt được, Vietcombank Long
An luôn xác định cho mình một phương hướng hoạt động mới với những chỉ tiêu
được đề ra khá phù hợp. Tín dụng đối với các DNNVV càng được ngân hàng
quan tâm đáng kể. Trong năm 2009 này, để ngăn chặn suy giảm kinh tế NHNN
đã ban hành quyết định hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, Chi nhánh luôn xem
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 52 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
xét loại doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể có thể gánh vác một phần gánh nặng
lãi suất cho đối tượng doanh nghiệp này, đồng hành cùng với những khó khăn
của doanh nghiệp. Mức lãi suất cho vay được ngân hàng quan tâm nhiều hơn.
Đây chính là chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng đến với Chi
nhánh ngày một nhiều hơn. Đặc biệt ngân hàng luôn chú trọng đến tỷ lệ nợ quá
hạn trong hoạt động tín dụng của mình. Mức dư nợ này trong mục tiêu đề ra là
phải thấp hơn 1% trên tổng dư nợ hoạt động tín dụng. Đây chính là những nổ lực
của chi nhánh nhằm đem về lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.
4.1.2.2. Tín dụng theo loại tiền vay
Ngân hàng Ngoại Thương Long An là ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh
vực thanh toán quốc tế. Cuối mỗi quý, mỗi năm Chi nhánh đều phân tích tình
hình tín dụng theo loại tiền vay để tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động thanh
toán quốc tế. Bảng sau đây phân loại tín dụng của Chi nhánh theo loại tiền:
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 53 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 54 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Bảng 2 : TÍN DỤNG THEO LOẠI TIỀN VAY CỦA VIETCOMBANK NĂM 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
2006 2007 2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 78.251 100 404.725 100 694.502 100 326.474 417 289.777 72
VNĐ 74.338 95 338.440 84 517.758 75 264.101 355 179.318 53
USD (quy ra VNĐ) 3.913 5 66.285 16 176.744 25 62.373 1594 110.459 167
Doanh số thu nợ 15.865 100 230.710 100 532.601 100 214.845 1354 301891 131
DN lớn 13.009 82 182.261 79 372.821 70 169.252 1301 190.560 105
DNVVN 2.856 18 48.449 21 159.780 30 45.593 1597 111.331 230
Dư nợ 65.252 100 239.267 100 401.169 100 174.015 267 161.901 68
VNĐ 63.947 98 220.126 92 365.063 91 156.179 244 144.937 66
USD (quy ra VNĐ) 1.305 2 19.141 8 36.105 9 17.836 1367 16.964 89
Nợ quá hạn 0 - 252 100 1.858 100 420 - 3.063 729
VNĐ
Trong đó: Nợ xấu
0
0
-
-
252
252
100
-
311
0
100
-
252
252
-
-
59
59
544
544
USD (quy ra VNĐ)
Trong đó: Nợ xấu
0
0
-
-
0
0
0
-
0
0
-
-
-
-
-
-
1.373
59
544
-
(Nguồn: Báo cáo tình hình dư nợ Vietcombank Long An năm 2007-2008)
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 55 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Doanh số cho vay
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
2006 2007 2008
VNĐ
USD
Hình 6: DOANH SỐ CHO VAY DNVVN THEO LOẠI TIỀN VAY 2006-2008
Đa phần các DNVVN tại địa bàn có nhu cầu vay vốn để mua nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị, nói chung là cần vốn để đáp ứng nhu cầu thanh toán nội
địa. Vì vậy, Chi nhánh cho DNVVN vay VNĐ là chủ yếu, chiếm trên 3/4 doanh
số cho vay (doanh số năm 2006 là 95%, năm 2007 là 84%, năm 2008 là 75%).
Tuy nhiên, Chi nhánh cũng ngày càng đẩy mạnh cho vay bằng ngoại tệ đối với
các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, doanh số
cho vay USD năm 2006 là 5%. Năm 2007 ngành may mặc, giày da, hạt điều,
thủy sản,...của tỉnh tìm được đầu ra ổn định tại các thị trường Châu Âu, Châu Á.
Các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu nguyên liệu: sợi, hóa chất, hạt nhựa,
nguyên liệu may, phụ tùng, thức ăn,…để đáp ứng các đơn đặt hàng mới với kim
ngạch nhập khẩu là 330 triệu USD, nhu cầu vay ngoại tệ để thanh toán cho phía
nước ngoài tăng nên doanh số USD tăng lên năm 2007 là 16%; năm 2008 thị
trường các mặt hàng trên vẫn ổn định và mở rộng đã thu hút nhiều doanh nghiệp
mới tham gia sản xuất và xuất khẩu. Nhập khẩu nguyên vật liệu được đẩy mạnh
với kim ngạch nhập khẩu trong năm đạt 400 triệu USD nên doanh số cho vay
USD của Chi nhánh tiếp tục tăng lên 25%.
Trong năm 2008, tuy cùng với cả nước chịu những tác động của khủng
hoảng kinh tế thế giới, lạm phát trong nước gia tăng, nhưng nền kinh tế tỉnh vẫn
đạt tốc độ tăng trưởng khá đạt khoảng 14,3% - 14,5%, tốc độ tăng trưởng chung
74.388
3.913
33.844
66.285
517.758
176.744
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 56 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
cả nước không đạt chỉ tiêu đã điều chỉnh giảm đạt 6,23%. Cũng theo thống kê
của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh về ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến
nền kinh tế tỉnh cho thấy, thế mạnh xuất khẩu của Long An là hàng nông sản,
may mặc, giày da…Đây là những mặt hàng thiết yếu, do vậy khủng hoảng kinh
tế ít ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Công tác thu nợ
0
100,000
200,000
300,000
400,000
2006 2007 2008
VNĐ
USD
Hình 7: THU NỢ DNVVN THEO LOẠI TIỀN VAY NĂM 2006-2008
Ngoài việc phải phân tích thẩm định kỹ lưỡng khách hàng thì công tác thu
nợ luôn được Chi nhánh quan tâm để đảm bảo an toàn đồng vốn. Bảng số liệu
cho ta thấy thu nợ chủ yếu là VNĐ do doanh số cho vay VNĐ cao. Doanh số thu
nợ USD tăng dần theo doanh số cho vay, năm 2006 chiếm 18%, năm 2007 chiếm
21%, năm 2008 chiếm 30% trong tổng doanh số cho vay. Công tác thu nợ ngoại
tệ cũng được Chi nhánh chú trọng, hầu hết những doanh nghiệp xuất nhập khẩu
đều kinh doanh có hiệu quả và có uy tín trong trả nợ ngân hàng để duy trì mối
quan hệ lâu dài nên năm 2007 trong số 66.258 triệu (đã quy USD ra VNĐ) cho
vay là thì thu được trên 48.449 triệu chiếm 72,4%, năm 2008 trong số 176.744
triệu (đã quy USD ra VNĐ) là thì thu được trên 159.780 triệu chiếm gần 91%.
13.009
2.856
182.216
48.499
372.821
159.780
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 57 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Dư nợ cho vay
0
100,000
200,000
300,000
400,000
2006 2007 2008
VNĐ
USD
Hình 8: DƯ NỢ DNVVN THEO LOẠI TIỀN VAY 2006-2008
Dư nợ cho vay DNVVN bằng VNĐ qua năm 2006 chiếm tỷ trọng cao đến
95% trong tổng dư nợ DNVVN là do nhu cầu vay bằng đồng nội tệ cao nên Chi
nhánh triển khai nhiều chính sách để thu hút đối tượng này.
Dư nợ USD năm 2006 là 63.947 triệu chiếm 5%; năm 2007 dư nợ USD
tăng lên 220.126 triệu, chiếm 8% và tăng lên 365.063 triệu (chiếm 9%) vào năm
2008. Tuy ra đời muộn so với các ngân hàng khác nhưng với thế mạnh của hệ
thống Vietcombank là tài trợ xuất nhập khẩu với các hoạt động thanh toán quốc
tế rất đa dạng như mở L/C, nhờ thu, chuyển tiền bằng ngoại tệ,..
Cho vay USD chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh. Thực tế cho
thấy tài trợ hoạt động thanh toán quốc tế đem lại cho ngân hàng nhiều lợi ích:
hưởng chênh lệch lãi suất, huy động được vốn qua hoạt động thanh toán từ hình
thức ký quỹ, khi có ngoại tệ doanh nghiệp sẽ bán lại cho ngân hàng,… Hình thức
thanh toán tại Chi nhánh rất đa dạng nhưng không phải khách hàng nào cũng
biết đến. Do đó, Chi nhánh nên tạo sự nhận thức cho khách hàng về sản phẩm
tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ cán bộ nhân
viên ngân hàng,…
Nợ xấu
Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu rất thấp. Cả 3 năm hoàn toàn không có
nợ xấu bằng ngoại tệ là điều đáng mừng. Đây là một sự cố gắng rất đáng khích lệ
của tập thể nhân viên và ban lãnh đạo Vietcombank, một nguyên nhân nữa do
63.974
1.305
220.126
19.141
365.063
36.105
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 58 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
kinh doanh có lợi nhuận nên doanh nghiệp trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho ngân
hàng và cũng hoan nghênh uy tín của ban lãnh đạo các doanh nghiệp trong giao
dịch với ngân hàng.
4.1.2.3. Tín dụng theo thành phần kinh tế
Hiệu quả kinh doanh của mỗi loại hình doanh nghiệp là khác nhau do nhiều
yếu tố quyết định: năng lực tài chính, trình độ năng lực của Ban lãnh đạo, chính
sách ưu tiên của Chính phủ,…Việc phân tích tín dụng theo thành phần kinh tế
giúp Chi nhánh phân loại được loại hình nào Chi nhánh nên tập trung đầu tư để
có những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Để hiều rõ vần đề ta tiến hành đi sâu
vào phân tích:
Doanh số cho vay
Bảng 10: DOANH SỐ CHO VAY DNVVN THEO THÀNH PHẦN KINH
TẾ CỦA VIETCOMBANK LONG AN NĂM 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
2006 2007 2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
DNNN 14.868 22 68.803 17 90.285 13 51.588 300 21.482 31
Công ty
TNHH, CP
39.126 48 230.693 57 402.811 58 193.133 514 172.118 75
DNTN 24.258 30 105.229 26 201.406 29 81.753 348 96.177 91
Doanh số
cho vay
78.251 100 404.725 100 694.502 100 326.474 417 289.777 72
(Nguồn: Phòng khách hàng Ngân hàng Ngoại Thương Long An)
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
2006 2007 2008
DNNN
Công ty TNHH, CP
DNTN
Hình 9: DOANH SỐ CHO VAY DNVVN THEO THÀNH PHẦN KINH
TẾ NĂM 2006-2008
14.868
36.126
24.258
68.803
230.693
105.229
90.285
402.811
201.406
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 59 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Năm 1992 là năm khởi điểm cổ phần hóa các DNNN sắp xếp lại các doanh
nghiệp, góp phần khơi dậy tiềm năng của DNNN. Đến năm 2006 việc cố phần
được đẩy mạnh, các công ty cổ phần ra đời ngày càng nhiều. Đây chính là lý do
doanh số cho vay đối với công ty TNHH, công ty Cổ phần chiếm tỷ trọng cao
nhất. Năm 2006 doanh số cho vay công ty TNHH, công ty Cổ phần là 39.126
triệu chiếm 48%, tăng lên 230.693 triệu năm 2007 (chiếm 57%), tăng 193.133
triệu, tốc độ tăng 514%; năm 2008 doanh số cho vay loại doanh nghiệp này là
402.811 triệu chiếm 58%, tăng 171.188 triệu, tốc độ tăng 75%.
Kế đến là cho vay đối với loại hình DNTN cũng chiếm tỷ trọng khá cao,
năm 2006 doanh số cho vay công ty DNTN là 24.258 triệu chiếm 30%, tăng lên
105.229 triệu năm 2007 (chiếm 26%), tăng 81.753 triệu, tốc độ tăng 348%; năm
2008 doanh số cho vay loại doanh nghiệp này là 201.406 triệu chiếm 29%, tăng
96.177 triệu, tốc độ tăng 91%. Chi nhánh chưa cho DNTN vay nhiều vì chưa có
nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn: các bảng báo cáo tài
chính đa phần chưa qua kiểm toán, trình độ quản lý điều hành của Ban lãnh đạo
còn hạn chế, kế hoạch kinh doanh chưa rõ ràng không đủ sức thuyết phục,…
Doanh số cho vay DNNN có tăng qua các năm nhưng xét về tỷ trọng trong
tổng doanh số thì thấp nhất và giảm dần, năm 2006 doanh số cho vay là 14.868
triệu chiếm 22%, năm 2007 doanh số là 68.803 triệu chiếm 17%, và năm 2008
doanh số là 90.258 triệu chiếm 13%. Hai năm 2007, 2008 Ngân hàng tiến hành
tái cấu trúc lại cơ cấu cho vay phù hợp với hiệu quả kinh doanh của từng loại
hình doanh nghiệp. Mặt khác xu hướng của Chính phủ là cổ phần tất cả các
DNNN chỉ trừ những doanh nghiệp thuộc ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước,
số lượng DNNN giảm kéo theo doanh số giảm.
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 60 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Doanh số thu nợ
Bảng 11: DOANH SỐ THU NỢ DNVVN THEO THÀNH PHẦN KINH
TẾ CỦA VIETCOMBANK LONG AN NĂM 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
2006 2007 2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2007/2006 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
DNNN 3.014 39.221 69.238 36.207 1201 30.017 77
Công ty TNHH, CP 8.250 131.505 308.909 123.255 1494 177.404 135
DNTN 4.601 59.985 154.454 55.384 1204 94.469 157
Tổng doanh số thu
nợ DNVVN
15.865 230.711 532.601 214.845 1354 301.890 131
(Nguồn: Phòng khách hàng Vietcombank Long An)
0
50
100
150
200
250
300
350
2006 2007 2008
DNNN
Công ty TNHH, CP
DNTN
Hình 10: DOANH SỐ THU NỢ DNVVN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
NĂM 2006-2008
Nhìn chung, doanh số thu nợ DNVVN ở các thành phần kinh tế tăng qua
các năm nhưng về tốc độ tăng 2008/2007 có giảm so với năm 2007/2006, không
phải do Ngân hàng không thu hồi được nợ vay mà do tốc độ tăng doanh số cho
vay năm 2008 giảm so với năm trước đó. Tình hình kinh tế trong năm 2008 diễn
biến phức tạp ảnh hưởng đến đầu ra của các doanh nghiệp, hàng hoá chậm luân
chuyển, nợ thương mại chậm thu hồi, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến ngành
lương thực, chăn nuôi nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn đã khiến cho hiệu
quả kinh doanh giảm sút, dẫn đến chậm trả nợ ngân hàng. Măt khác, tiến trình cổ
phần hoá các DNNN được đẩy mạnh trong những năm gần đây một nhân tố ảnh
8.250
3.014 4.601
39.221
131.505
59.985 69.238
308.909
154.454
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 61 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
đến doanh số thu nợ DNNN năm 2007/2006 là 1201% nhưng đến năm 2008 chỉ
còn 77%.
Sự dịch chuyển đầu tư tín dụng từ DNNN sang lĩnh vực đầu tư vào công ty
TNHH, công ty Cổ phần cho thấy Vietcombank Long An đã có cái nhìn đúng
hướng về sự phát triển các thành phần kinh tế này.
Dư nợ
Bảng 12: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VIETCOMBANK
LONG AN NĂM 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
2006 2007 2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
DNNN 11.745 18 35.890 15 32.094 8 24.145 206 -3.797 -11
Công ty
TNHH, CP
35.236 54 136.382 57 252.736 63 101.146 287 116.354 85
DNTN 18.271 28 66.995 28 116.339 29 48.724 267 49.344 74
Dư nợ 65.252 100 239.267 100 401.169 100 174.015 267 161.902 68
(Nguồn: Phòng khách hàng Vietcombank Long An)
0
50
100
150
200
250
300
2006 2007 2008
DNNN
Công ty TNHH, CP
DNTN
Hình 11: DƯ NỢ DNVVN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2006-2008
Dư nợ DNNN chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ và tăng giảm
không đều qua các năm. Cụ thể, dư nợ năm 2007 là 35.890 triệu tăng 24.145 triệu
so với năm 2006 (11.745 triệu), tỷ lệ tăng 206% là do Vietcombank phải tài trợ
vốn cho các DNVVN theo chính sách phát triển DNVVN của chính phủ. Sang
năm 2008, các DNNN tiến hành cổ phần hóa nhiều và theo chỉ đạo của NHNN
12.398
136.382
32.560
20.294
35.890
32.094
252.736
116.339
32.094
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 62 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Chi nhánh thực hiện tái cấu trúc lại các khoản cho vay theo hiệu quả kinh doanh
từng loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, dư nợ năm 2008 giảm 3.797 triệu tương ứng
giảm 11% so với năm 2007.
Công ty TNHH, công ty CP là loại hình doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và
được Nhà nước khuyến khích đầu tư. Mặt khác Chi nhánh cũng căn cứ vào lịch
sử quan hệ tín dụng, uy tín trả nợ mà tập trung tín dụng vào nhóm khách hàng
này. Do đó, dư nợ công ty TNHH, công ty CP chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng
qua các năm. Cụ thể, dư nợ năm 2007 là 136.382 triệu tăng 101.146 triệu so với
năm 2006 (35.236 triệu), Dư nợ năm 2008 là 252.736 triệu tăng 116.354 triệu so
với năm 2007.
Dư nợ DNTN năm 2007 đạt gần 66.995 triệu, tăng 48.724 triệu so với năm
trước. Sang năm 2008 dư nợ tiếp tục tăng lên 116.339 triệu, tăng 49.344 triệu.
Đối với loại hình DNTN Chi nhánh tiến hành kết hợp nhiều biện pháp nghiệp vụ
để sàng lọc khách hàng chọn lựa những khách hàng kinh doanh hiệu quả để cho
vay nhằm đa dạng hóa khách hàng.
Nợ quá hạn
Năm 2006 Chi nhánh không có nợ quá hạn. Năm 2007 nợ xấu là 252 triệu
đồng, không có nợ quá hạn nhóm 2, năm 2008 nợ quá hạn là 1.625 triệu trong đó
nợ xấu là 311 triệu đồng và tập trung vào DNNN.
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DNVVN CỦA
NGÂN HÀNG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ
4.2.1. Chỉ số Dư nợ DNVVN/Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động
tín dụng DVVVN của ngân hàng. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng
cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn có nghĩa là
khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp.
Bảng 12: DƯ NỢ DNVVN/TỔNG VỐN HUY ĐỘNG NĂM 2006-2008
(Nguồn: Tự thực hiện)
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Tổng vốn huy động Triệu đồng 50.673 135.201 270.311
Dư nợ DNVVN Triệu đồng 65.252 239.267 401.169
Dư nợ DNVVN/Tổng vốn huy động Triệu đồng 1,3 1,8 1,5
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 63 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Dư nợ DNVVN/Tổng vốn huy động tăng giảm không đều. Dư nợ DNVVN
năm 2006 bằng 1,3 lần, năm 2007 dư nợ tăng lên 1,8 lần và năm 2008 giảm
xuống còn 1,5 lần tổng vốn huy động. Như vậy, năm 2006 cứ 1,3 đồng dư nợ
DNNVN thì có 1 đồng vốn huy động tham gia; năm 2007 là 1,8 đồng dư nợ; năm
2008 là 1,5 đồng dư nợ. Kết quả này cho thấy huy động vốn tại chỗ qua 3 năm
còn thấp chỉ riêng tài trợ cho DNVVN thì dư nợ đã vượt số vốn huy động. Phần
vốn thiếu buộc Chi nhánh phải nhận điều chuyển từ Hội sở.
Vốn huy động luôn có chi phí thấp hơn vốn điều chuyển, Ngân hàng sử
dụng nhiều vốn huy động để cho vay thì thu được lợi nhuận cao hơn do chênh
lệch lãi suất đầu ra và đầu vào lớn hơn. Việc nhận vốn điều chuyển từ Hội sở, lãi
suất điều chuyển cao làm giảm chêch lệch lãi suất dẫn đến giảm lợi nhuận. Vì
vậy, bên cạnh đầu tư vào hoạt động tín dụng thì Ngân hàng cần chú trọng đa
dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm đem lại lợi nhuận cao.
4.2.2. Chỉ số Dư nợ DNVVN/Tổng nguồn vốn
Bảng 13: DƯ NỢ DNVVN/TỔNG NGUỒN VỐN CỦA VIETCOMBANK
LONG AN NĂM 2006-2008
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 167.426 322.481 539.824
Dư nợ DNVVN Triệu đồng 65.252 239.267 401.169
Dư nợ DNVVN/Tổng nguồn vốn % 39 74 74
(Nguồn: Tự thực hiện)
Năm 2006 dư nợ DNVVN chỉ chiếm 39% tổng nguồn vốn, năm 2007 chỉ số
này là 74% và không thay đổi vào năm 2008. Kết quả này cho thấy, Ngân hàng
cần phải nâng tập trung huy động vốn, phát hành thêm cổ phiếu để tăng năng lực
tài chính cho mình. Đây cũng là một yếu tố để chiếm được lòng tin của khách
hàng.
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 64 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
4.2.3. Chỉ số Dư nợ DNVVN/Tổng dư nợ
Bảng 14: DƯ NỢ DNVVN/TỔNG DƯ NỢ CỦA VIETCOMBANK LONG
AN NĂM 2006-2008
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Tổng dư nợ Triệu đồng 145.005 488.301 802.377
Dư nợ DNVVN Triệu đồng 65.252 239.267 401.169
Dư nợ DNVVN/Tổng dư nợ % 45 49 50
(Nguồn: Tự thực hiện)
Đây là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hoạt động tài trợ
vốn cho DNVVN của ngân hàng. Từ bảng số liệu trên cho thấy, dư nợ DNVVN
đóng chỉ tiêu này là 45% trong tổng dư nợ của Chi nhánh vào năm 2006, 49%
năm 2007 và năm 2008 là 50%. Như vậy, tín dụng DNVVN luôn là mảng tín
dụng quan trọng và hàng năm doanh loại DNVVN đã đem lại cho ngân hàng
nguồn thu nhập rất lớn.
Nhận thấy thế mạnh của địa bàn là DNVVN chiếm tỷ lệ rất cao nên ngay từ
khi mới thành lập Chi nhánh đã xác định khách hàng mục tiêu của mình là
DNVVN và luôn có những chính sách để thu hút nhóm khách hàng này.
4.2.4. Chỉ số vòng quay vốn tín dụng DNVVN
Bảng 15: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG DNVVN CỦA VIETCOMBANK
LONG AN NĂM 2006-2008
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Doanh số thu nợ DNVVN Triệu đồng 15865 230.710 532.601
Dư nợ DNVVN bình quân Triệu đồng 34.059 152.260 320.218
Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,5 1,5 1,7
(Nguồn: Tự thực hiện)
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 65 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng, thời gian thu hồi
nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của
ngân hàng càng tốt. Chỉ tiêu này năm 2006 là 0,5 vòng do các khoản cho vay
cuối năm 2006 chưa đến hạn thu hồi. Đến năm 2007 tăng lên 1,5 vòng và đến
năm 2008 tăng trở lại thành 1,7 vòng do tốc độ tăng doanh số thu nợ nhanh hơn
tốc độ tăng dư nợ. Vòng quay vốn của Chi nhánh tăng qua các năm nhưng nhìn
chung còn thấp dẫn đến tạo ra lợi ích thấp. Ngân hàng cần tiếp tục duy trì phát
huy những hiệu quả đạt được, tăng cường công tác tín dụng nâng cao khả năng
cạnh tranh đưa hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển.
4.2.5. Chỉ số Nợ xấu DNVVN/ Tổng dư nợ
Bảng 16: NỢ XẤU DNVVN/TỔNG DƯ NỢ VIETCOMBANK LONG AN
NĂM 2006-2008
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Nợ xấu DNVVN Triệu đồng 0 252 311
Tổng dư nợ Triệu đồng 145.005 488.301 802.377
Nợ xấu/Tổng dư nợ % 0 0,05 0,04
(Nguồn: Tự thực hiện)
Chỉ số này giúp đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, chỉ
số này càng lớn càng không tốt. Năm 2006, ngân hàng không có nợ xấu
DNVVN, năm 2007 là 0,05% và năm 2008 là 0,04%. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với
DNVVVN 3 năm qua vẫn ở dưới mức cho phép Ngân hàng Nhà Nước là 5%.
VCB Long An cần tiếp tục phát huy hiệu quả của công tác thu nợ như hiện nay.
Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, có thể nhận thấy tình hình hoạt
động tín dụng tai VCB Long An là khá tốt, mạng lưới tín dụng ngày càng được
mở rộng. Tuy nhiên, ngân hàng cần phát huy tích cực hơn nữa công tác huy động
vốn tại chỗ để tương xứng với quy mô tín dụng hiện có, giảm bớt gánh nặng tín
dụng cho nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Riêng về vấn đề nợ quá hạn, đây là
khó khăn chung của rất nhiều ngân hàng; mặc dù vậy, VCB Long An trong thời
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 66 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
gian tới cần chủ động nâng cao hiệu quả của công tác thu nợ để cho đồng vốn của
chi nhánh được đảm bảo an toàn, quay vòng nhanh mang lại nhiều lợi nhuận.
4.2.6. Hệ số thu nợ
Bảng 17: HỆ SỐ THU NỢ DNVVN CỦA VIETCOMBANK LONG AN NĂM
2006-2008
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Doanh số thu nợ DNVVN Triệu đồng 15.865 230.710 532.601
Doanh số cho vay DNVVN Triệu đồng 78.251 404.725 694.502
Hệ số thu nợ % 20 57 77
(Nguồn: Tự thực hiện)
Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng
trả nợ của khách hàng. Ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng tăng dần qua 3 năm.
Cụ thể, năm 2006 là 20%, năm 2007 là 57% và năm 2008 là 77%. Sở dĩ, hệ số thu
nợ năm 2006 chỉ đạt 20% có nghĩa là mang 1 đồng đi cho vay ngân hàng thu lại
được 0,2 đồng, do Chi nhánh hoạt động hơn 2 tháng cũng có nghĩa là các khỏan
cho vay chưa thể thu hồi được. Năm 2007 mang 1 đồng đi cho vay ngân hàng thu
lại được 0,57 đồng và đến năm 2008 mang 1 đồng đi cho vay ngân hàng đã thu lại
được 0,77 đồng. Kết quả này đáng khích lệ, Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và
phát huy các biện pháp thu hồi nợ đang thực hiện để giúp cho đồng vốn của ngân
hàng luôn được đảm bảo an toàn.
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 67 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG LONG AN
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Từ những phân tích, đánh giá trên cho thấy Chi nhánh còn gặp nhiều những
khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Có thể tóm tắt những khó khăn của Chi
nhánh ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng DNVVN như sau:
- Chi nhánh chưa chủ động được vốn trong cho vay do vốn huy động tại chỗ
được rất thấp buộc Ngân hàng phải nhận vốn điều chuyển để đáp ứng nhu cầu vay
vốn của khách hàng. Để cân đối thu chi và có lợi nhuận Chi nhánh phải áp dụng
lãi suất cho vay cao. Về phía khách hàng họ thường chọn những ngân hàng có lãi
suất cho vay thấp để giảm chi phí đầu vào. Vì vậy, một số khách hàng đã chuyển
sang ngân hàng bạn.
- Chi nhánh tập trung thu hút tiền gửi không kỳ hạn của TCKT là rất tốt. Tuy
nhiên, vốn không kỳ hạn biến động lớn, Chi nhánh không thể sử dụng hết nguồn
tiền này để đầu tư mà phải dự trữ nhiều để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong
khi đó mảng huy động từ hộ gia đình, tiểu thương cũng rất tiềm năng do Chi
nhánh nằm ngay thị trấn Bến Lức, nhưng chưa thu hút được đối tượng này do
chính sách lãi huy động cá nhân luôn thấp hơn các Ngân hàng thương mại khác
trên địa bàn chưa đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng.
- Đầu tư trung, dài hạn cho các DNVVN còn hạn chế trong khi các khoản
cho vay trung, dài hạn đem lại thu nhập cao. Cũng bởi vì Chi nhánh mới thành
lập, tiềm lực tài chính còn hạn chế nên Chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn, các
khoản vay ngắn hạn sẽ giúp vốn ngân hàng quay nhanh hơn, tránh việc đóng băng
nguồn vốn.
- Nhìn chung cho vay bằng ngoại tệ vẫn chưa cao chưa tương xứng với thế
mạnh về thanh toán quốc tế của Chi nhánh. Điều này một phần do các DNVVN
còn hoạt động riêng lẻ chưa liên kết với nhau để có thể vươn ra thị trường thế
giới. Do đó, nhu cầu vốn ngoại tệ ở đối tượng này chưa cao nhưng cũng phải kể
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 68 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
đến Chi nhánh chưa có biện pháp quảng bá các sản phẩm thanh toán quốc tế đến
khách hàng.
- Cho vay DNVVN của Chi nhánh tập trung vào một số khách hàng lớn,
truyền thống ngành bao bì, chăn nuôi, lương thực, thực phẩm, chế biến hạt điều,...
Điều này rất dễ gây ra rủi ro cho ngân hàng khi những khách hàng này kinh
doanh thua lỗ do thiên tai, dịch bệnh, suy thoái kinh tế,…ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán của ngân hàng.
- Công tác quảng bá thương hiệu chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức.
Hình ảnh Vietcombank chưa xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Do mới thành lập, so với các ngân hàng khác thì hình ảnh của Chi nhánh
còn quá mới mẻ đối với người dân. Qua dò xét thì khi nói đến ngân hàng thì hầu
như mọi người đều nhắc đến Ngân hàng Nông nghiệp và còn mơ hồ về
Vietcombank.
5.2. GIẢI PHÁP
Đế khắc phục những tồn tại trên Chi nhánh cần đề ra giải pháp kịp thời. Sau
đây tôi xin đề xuất một số giải pháp:
- Thành lập thêm các điểm giao dịch tại những khu vực đông dân như thị
trấn Thủ Thừa, Cần Giuộc, Đức Hòa,…tiếp nhận làm thẻ ATM để vừa đáp ứng
nhu cầu của khách hàng vừa huy động được nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi và thu
phí giao dịch,..; nhận làm sổ tiết kiệm để thu hút tiền gửi tiết kiệm của cá nhân.
Tâm lý của người dân thích tiết kiệm, tuy nhiên với số tiền không lớn, họ rất ngại
đến giao dịch với các Chi nhánh lớn. Do đó, các điểm giao dịch này sẽ đem lại
cho Chi nhánh nguồn vốn đáng kể.
- Bố trí cán bộ làm việc vào ngày sáng thứ bảy tạo điều kiện cho cán bộ
công nhân viên các doanh nghiệp đến giao dịch với ngân hàng vào những ngày
nghỉ. Đối tượng này có nhu cầu tiết kiệm để mua xe, nhà,…họ không thể đến giao
dịch với ngân hàng vào các ngày làm việc khác.
- Dựa trên định hướng chung của Hội sở, Chi nhánh ban hành khung lãi
suất cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn tại từng thời
điểm. Khung lãi suất này phải đủ để khắc phục được nhược điểm là lãi suất quá
thấp nhưng cũng không quá cao trên cơ sở cân đối hài hoà về uy tín, thương hiệu
của VCB, mục đích làm sao đủ sức hấp dẫn khách hàng.
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 69 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
- Thường xuyên tổ chức các chương trình cho vay ưu đãi, khuyến mãi, tặng
quà,..để thu hút khách hàng. Các Chi nhánh này nên công bố rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng nhằm đưa thông tin kịp thời đến người dân.
Không nên cạnh tranh bằng lãi suất sẽ dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất, ngân hàng
lại không có lợi do giảm lợi nhuận và ảnh hưởng đến thương hiệu ngân hàng.
- Tăng cường các khoản cho vay dài hạn trên cơ sở cân đối giữa các thời
hạn ngắn và trung hạn. Khi Ngân hàng chịu đầu tư vào cơ sở vật chất của doanh
nghiệp thì có nhu cầu vay vốn doanh nghiệp không thể bỏ Chi nhánh mà quay
sang giao dịch với ngân hàng khác. Đó cũng là một biện pháp duy trì quan hệ với
khách hàng.
- Ngân hàng nên có những buổi gặp gỡ, trao đổi đối với Hiệp hội DNVVN
những định hướng giúp các DNVVN phát triển. CBKH thông qua trò chuyện có
thể gợi ý cho khách hàng của mình về sự liên kết các doanh nghiệp lại với nhau,
giúp họ thấy được những lợi ích của sự liên kết này như tăng tiềm lực tài chính,
tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý, chuyên môn hóa sản phẩm,… và có thể
tham gia vào xuất khẩu.
- Chi nhánh nên đa dạng hóa khách hàng không tập trung tín dụng vào một
số khách hàng lớn nhằm phân tán rủi ro, cũng như giảm các phụ thuộc và các ảnh
hưởng mang tích chất đột biến khi có sự chuyển dịch của các khách hàng lớn, tạo
điều kiện cho ngân hàng sàng lọc khách hàng .
- Tiếp tục tăng cường công tác Marketing, áp dụng chính sách lãi suất linh
hoạt và có thể chấp nhận cho vay không có tài sản đảm bảo đối với các doanh
nghiệp có tiềm lực mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả, có uy tín,
được đánh giá xếp hạng ở mức an toàn cao. Chi nhánh sẽ có giải pháp linh hoạt
tiếp cận những khách hàng tốt, thuộc diện định hướng ưu tiên phát triển của
Trung ương trên cơ sở chính sách ưu đãi ban đầu đối với các khách hàng đang có
quan hệ tín dụng với Ngân hàng khác trên địa bàn chuyển sang giao dịch với Chi
nhánh.
- Tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn vay, thường xuyên đánh giá tình
hình tài chính của khách hàng nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu rủi ro, từ
đó đề ra các giải pháp hạn chế và ngăn chặn. Mạnh dạn loại bỏ khách hàng kinh
doanh không hiệu quả, tiềm lực tài chính không đủ mạnh.
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 70 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
- Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng: nhân viên phải khéo léo trong
giao tiếp, ứng xử để tạo thiện cảm với khách hàng; nhất là ở các bộ phận có quan
hệ trực tiếp với khách hàng, phải có tinh thần cầu thị, lắng nghe, giải quyết hợp
lý những than phiền, vướng mắc của khách hàng.
- Tuy chính sách lương không phải là nhân tố chủ yếu kích thích tinh thần
làm việc của nhân viên nhưng cũng có những tác động nhất định. Ngoài ra, để
tạo một môi trường làm việc có hiệu quả cần phải có sự quan tâm của cấp lãnh
đạo như thăm hỏi, trò chuyện, khen tặng nhân viên hoàn thành nhiệm vụ, làm cho
họ thấy mình là một phần tử quan trọng trong tổ chức.
- Tạo mọi điều kiện cho cán bộ tự giác học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ,
khả năng sáng tạo trong công việc, tăng cường khả năng làm tư vấn cho khách
hàng, đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân khi thực hiện các mục tiêu chung của
tổ chức. Khuyến khích nhân tự học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn lẫn nhau, cử
cán bộ tham gia các buổi đào tạo về kỹ năng giao tiếp. Từ đó đẩy nhanh tiến độ
tác nghiệp nhằm giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng trong tất cả các
hoạt động nghiệp vụ.
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 71 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Bước sang năm 2009, tình hình thế giới sẽ vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc
biệt là kinh tế Mỹ chưa có dấu hiệu phục hồi, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế
toàn cầu, trong khi Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào nền kinh tế thế giới. Khu
vực dịch vụ tài chính Việt Nam có những dấu hiệu phát triển chậm lại và đang
tiểm ẩn nguy cơ rủi ro cao,…Chính vì vậy, mục tiêu chiến lược cụ thể tới đây của
Vietcombank nói chung và Vietcombak Long An nói riêng là phải:
- Tăng cường năng lực quản trị điều hành và hiện đại hóa công nghệ ngân
hàng nhằm nâng cao hiêu quả kinh doanh và sử dụng vốn.
- Tăng cường năng lực tài chính bảo đảm an toàn hoạt động và phát triển
- Nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- Giữ vững ngân hàng VCB là một trong những ngân hàng chủ đạo trong hệ
thống ngân hàng Việt Nam.
- Cơ cấu tổ chức và mô thức quản trị hiện đại, áp dụng các chuẩn mực và
thông lệ quốc tế tốt nhất, sẵn sàng hội nhập và phát triển
- Có phạm vi hoạt động trong nước và tại các thị trường tài chính thế giới,
cũng như không chỉ mở rộng hoạt động trong phạm vi dịch vụ ngân hàng mà các
lĩnh vực tài chính như đầu tư tài chính, mua bán, sáp nhập doanhnghệip và phát
triển các doanh nghiệp mới
- Ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại tiên tiến, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của quản trị cũng như các sản phẩm/tiện ích phục vụ khách hàng với
chất lượng cao
- Phát triển nguồn nhân lực thông qua các giải pháp đào tạo, tuyển dụng
nhân tài trong và ngoài nước cũng như thu hút chất xám từ các khu vực kinh tế
phát triển…
Các hoạt động dịch vụ tài chính cần được chú trọng và đẩy mạnh. Trọng
tâm là hoạt động NHTM với lĩnh vực truyền thống là ngân hàng bán buôn (kinh
doanh phục vụ khách hàng doanh nghiệp). Bên cạnh đó mở rộng và phát triển các
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 72 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
dịch vụ ngân hàng bán lẻ: thành lập và phát triển công ty tài chính hoạt động trong
lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, phát triển các loại hình cho vay gắn với BĐS – cho
vay cầm cố, cho vay mua nhà…Phát triển kinh doanh thẻ các loại…
Để đạt những mục tiêu trên Vietcombank đã và sẽ tiếp tục thực hiện các kế
hoạch đa dạng hóa các sản phẩm vốn huy động có liên quan:
- Tiếp tục phát triển mạng lưới cũng như các sản phẩm bán lẻ.
- Tăng cường công tác khách hàng và áp dụng các phương thức lãi suất
thỏa thuận.
- Phát triển các phương thức quản trị vốn và cơ chế giá bội bộ hợp lý nhằm
khuyến khích các chi nhánh huy động vốn.
Những khó khăn năm 2008 không làm VCB lùi bước mà càng giúp có được
một cái nhìn chân thực hơn và khách quan hơn về khả năng của mình trong
những lúc “sóng gió”. Hơn lúc nào hết, thực tế hiện nay cho thấy môi trường
kinh doanh ở Việt Nam hiện nay đang có tính cạnh tranh cao nhưng cũng chứa
đựng tiềm năng lớn , được rât nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đó là thách thức nhưng
cũng là cơ hội để Vietcombank Long An hoàn thiện và phát triển.
Theo định hướng của Chính phủ, đến năm 2010, cả nước sẽ có 500.000
DNNVV. Ước tính 80% lượng vốn cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là từ
kênh ngân hàng. Điều này cho thấy một thực tế rằng, các DNNVV đang thực sự
“khát” vốn. Nhưng cánh cửa của các ngân hàng có rộng mở hơn trước sự bùng nổ
về số lượng doanh nghiệp hiện nay? Đi cùng với con số này là một lượng vốn lớn
cần được đáp ứng.
6.2. KIẾN NGHỊ
Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, Chi nhánh đề ra các giải pháp
cụ sau đây để phấn đấu hoàn thành kế hoạch đặt ra:
Đối với Chính phủ
- Chính phủ nên sớm quy định các tiêu chí để xác định DNVVN phù hợp
với tình hình thực tế hiện nay.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong doanh nghiệp, các giải pháp
tín dụng, hải quan, thuế,… tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp có thêm
thuận lợi nắm bắt và khai thác thời cơ trong sản xuất, kinh doanh.
Phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoại thương Long An
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 73 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
- Các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ các DNVVN trong việc xúc tiến
thương mại, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, dự báo thị trường để nâng cao hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Tổ chức các lớp đào tạo cho các DNVVN về công tác tổ chức quản lý,
điều hành sản xuất kinh doanh trong xu thế hội nhập.
Đối với Hiệp hội doanh nghiệp DNVVN:
Sớm thực hiện phân định việc phân tích, đánh giá, phân loại các doanh
nghiệp trong Hiệp hội để Ngân hàng có chính sách hỗ trợ phù hợp với từng nhóm
khách hàng. Triển khai các công việc theo thỏa thuận hợp tác giữa ngân hàng với
Hiệp hội để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Đối với DNVVN
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật Doanh nghiệp, Luật kế toán và các quy
định về tài chính, kế toán của NN, thực hiên kiểm toán báo cáo tài chính hàng
năm, cung cấp thông tin, xây dựng mối quan hệ trao đổi thông tin tốt là điều kiện
tiên quyết và tối quan trọng để DNVVN có thể tiếp cận tốt nguồn vốn tín dụng.
- Sử dụng vốn ngân hàng đúng mục đích, tuân thủ các nội dung trong hợp
đồng tín dụng. Phối hợp với ngân hàng trong việc thẩm định kểim tra trước, trong
và sau khi cho vay. Thiện chí hợp tác với ngân hàng trong xử lý tài sản đảm bảo.
Hiện nay, có không ít các doanh nghiệp không hợp tác tốt trong vấn đề này, đặc
biệt trong vấn đề xử lý tài sản đảm bảo. Điều này không chỉ gây khó khăn và rủi
ro cho ngân hàng mà còn tạo hình ảnh không tốt của doanh nghiệp đối với ngân
hàng cũng như công chúng.
- Đổi mới và nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu
của hội nhập kinh tế quốc tế. Không ngừng đổi mới công nghệ, nắm bắt thông
tin, chú trọng sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh cao và thị trường tiêu thụ ổn
tốt. Tích cực chủ động tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, ngân hàng đặc
biệt là các dịch vụ về tư vấn, hỗ trợ về quản lý tài chính, lập dự án kinh doanh.
Điều này sẽ làm cho DNVVN quản trị tốt hơn, giảm thiểu chi phí cũng như gia
tăng lợi nhuận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương – chi nhánh long an.pdf