Luận văn Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Chương 4 khẳng định một vấn đề rất quan trọng là muốn phát triển bền vững thì doanh nghiệp phải quan tâm đến bảo vệ các tài sản vô hình trong đó đặc biệt quan trọng là tên thương mại. Để thực hiện được điều đó trước hết phải đổi mới quan điểm về xây dựng và bảo hộ quyền đối với tên thương mại của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định hàng đầu đối với sự thành công của doanh nghiệp. Tiếp đến, chương này đưa ra ba nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu để bảo vệ quyền đối với tên thương mại của doanh nghiệp. Đó là (1) Nhóm giải pháp về tổ chức để hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thực hiện sự phân công, phân cấp, phân quyền rõ ràng giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền đối với tên thương mại của doanh nghiệp; (2) Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý hành chính thực thi quyền SHTT về tên thương mại của doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản lý khoa học, có sự phối kết hợp chặt chẽ để giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình sử dụng và bảo vệ tên thương mại của doanh nghiệp mình; (3) Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp trong việc xác lập, sử dụng và bảo vệ tên thương mại của hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị của tên thương mại, đồng thời phải có sự phối hợp với các cơ quan nhà nước trong quá trình bảo vệ tên thương mại của doanh nghiệp.

pdf170 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2769 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ của người khác để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện cung cấp dịch vụ, phương tiện quảng cáo gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại”[101]. Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại theo quy định tại Khoản 2, Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ được xử phạt theo Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP. Tại Điểm d Khoản 17 Điều 11 quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này là “Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp”. Tuy nhiên, việc đăng ký và thu hồi tên doanh nghiệp được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp và thuộc quyền quản lý của Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ủy ban Nhân dân. Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên cho thấy sự cần thiết phải xây dựng được một cơ chế phối hợp thống nhất và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý liên quan để đảm bảo hiệu lực thi hành pháp luật. 138 Bốn là, cần sửa đổi khoản 21 điều 4 Luật SHTT Việt Nam. “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Nên bỏ cụm từ “khu vực kinh doanh” vì hiện nay theo quy định này khu vực kinh doanh được hiểu là nơi doanh nghiệp có bạn hàng, có danh tiếng, do vậy rất khó xác định được khu vực kinh doanh của doanh nghiệp ở phạm vi nào một địa phương hay cả nước hay cả nước ngoài, hơn nữa tên thương mại lại được bảo hộ tự động dựa trên cơ chế sửa dụng để có được nên việc tra cứu các thông tin về tên thương mại để giảm việc nhầm lẫn hoặc trùng theo khu vực mà hiện nay Luật SHTT xác định là rất khó; chính vì vậy, nên để khu vực xác định theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Năm là, cần bổ sung quy định mới quy định cụ thể điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu từ tên thương mại và tên doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tên doanh nghiệp được cấp trên cơ sở giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tên thương mại được bảo hộ trên cơ sở tự động không phải đăng ký bảo hộ, nhưng nhãn hiệu muốn bảo hộ thì phải đăng ký và có thời hạn sử dụng cụ thể. Do vậy, để giảm tình trạng trùng hoặc nhầm lẫn giữa tên thương mại và nhãn hiệu thì cần có quy định cụ thể “trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng tên thương mại là nhãn hiệu thì phải đăng ký bảo hộ” theo quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu và khi có tranh chấp giữa các chủ thể về tên thương mại và nhãn hiệu thì cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết cũng cần được xác định cụ thể. Hơn nữa, pháp luật hiện nay không cho phép chuyển giao quyền sử dụng đối với tên thương mại mà tên thương mại chỉ được chuyển nhượng khi chuyển nhượng cùng với cơ sở sản xuất, nhưng việc chuyển nhượng nhãn hiệu thì thực hiện tự do không kèm theo điều kiện ràng buộc. Vậy khi doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu là tên thương mại thì việc chuyển nhượng này cần được quy định rõ ràng hơn. Sáu là, ban hành các chuẩn mực định giá. 139 Thẩm định tài sản trí tuệ một cách có cơ sở và đáng tin cậy theo tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với Việt Nam, trong đó đặc biệt là tài sản thương hiệu trong đó có tên thương mại, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp góp vốn hợp tác, kinh doanh chuyển nhượng các tài sản trí tuệ một cách thuận lợi như các tài sản khác [44, tr.292-295]. Hiện nay, chưa có một văn bản quốc tế nào điều chỉnh việc định giá tài sản trí tuệ , vì vậy việc định giá chủ yếu vẫn được thực hiện theo hướng dẫn về định giá các tài sản vô hình số 4 do hội đồng định giá quốc tế [48] (IVSC) công bố, hướng dẫn này được coi là một tài liệu mang tính tham khảo chung. Ở Việt Nam, các quy định về định giá tài sản trí tuệ còn khá sơ sài, các văn bản pháp luật hầu như không điều chỉnh trực tiếp vấn đề định giá tài sản trí tuệ mà chỉ đề cập tới các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách thức dựa trên tính toán của tài sản vô hình trong đó bao gồm cả tài sản trí tuệ. Ngay cả trong Luật SHTT 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 và các văn bản chuyên ngành cũng chưa có một quy định cụ thể nào về định giá tài sản trí tuệ. Theo thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình đã hướng dẫn cách thức thẩm định giá tài sản vô hình. Do vậy, việc xác định giá trị thương hiệu là để góp phần xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp khi doanh nghiệp cổ phần hóa “Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp”[14]. Theo quy định của thông tư này thì cách tính giá trị của tên thương mại dựa theo phương pháp chi phí quá khứ [87] và giá trị thương hiệu được hình thành từ giá trị nhãn hiệu và tên thương mại. Quy định này là chưa phù hợp, theo tác giả không nên quy định giá trị “thương hiệu” là căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa mà để phù hợp với quy định của Luật SHTT thì nên quy định giá trị của tên thương mại 140 là căn cứ để các định giá trị doanh nghiệp vì “thương hiệu” không phải là một đối tượng của quyền SHTT. Ngoài ra, nghị định cũng cần quy định về các phương pháp định giá như đã đề cập ở các nội dung trước để các chủ thể có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện của mình. Trong thời gian tới, Việt Nam cần xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật về định giá tài sản trí tuệ để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Bảy là, bổ sung quy định về các đối tượng của quyền SHTT để áp dụng biện pháp bảo vệ hình sự. Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Cá nhân thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Bộ Luật hình sự năm 2015 đã quy định rõ về khung giá trị vi phạm để xử phạt, quy định thêm về chủ thể là pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, trong điều 226 về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mới chỉ liệt kê hai đối tượng được bảo vệ là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, còn những đối tượng khác chưa được ghi nhận sẽ gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình áp dụng, do vậy, cần bổ sung các đối tượng còn lại của quyền sở hữu công nghiệp trong đó có tên thương mại. Trên thực tế thông qua những hành vi xâm phạm đó có thể xác định các yếu tố cấu thành tội phạm như sau: Quyền đối với tên thương mại là một khách thể được pháp luật bảo vệ, vì vậy khi khách thể này bị xâm phạm mà hành vi xâm phạm đó là do lỗi của chủ thể thực hiện hành vi, gây ra hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho chủ sở hữu tên thương mại, cho người tiêu dùng và cho xã hội thì chủ thể thực hiện hành vi đó cần phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 141 4.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế thực thi pháp luật về tên thƣơng mại của doanh nghiệp Để góp phần bảo đảm thực hiện pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp xin được kiến nghị một số nhóm giải pháp như sau: 4.2.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức Khác với mô hình quản lý SHTT ở nhiều nước trên thế giới không thực sự chú trọng đến đến vai trò của quản lý nhà nước, trong tình hình hiện nay ở Việt Nam việc tiếp tục duy trì và tăng cường hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước và bản đảm thực thi quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, trong tương lai gần, chúng ra vẫn phát huy vai trò và sức mạnh của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này [71, tr.378]. (i) Quy định rõ nhiệm vụ của các cơ quan quyền lực nhà nước ở mỗi địa phương trong việc giám sát việc thực hiện pháp luật về SHTT. Trước hết cần quy định rõ ràng và cụ thể nhiệm vụ của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng Nhân dân cấp huyện về sở hữu trí tuệ, bên cạnh đó phải quy định rõ cho cả 2 cơ quan này nhiệm vụ giám sát việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp. Cần tăng cường tổ chức, bộ máy, cán bộ và cơ sở vật chất cho các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm thực thi pháp luật về SHTT, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, thành lập các đơn vị chuyên môn trong lực lượng thực thi để chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ pháp lý chuyên ngành cao. (ii) Phân định rõ thẩm quyền quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Như đã nêu ở trên, việc bố trí nhiều cơ quan hành chính trong hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện chức năng bảo đảm thực thi quyền SHTT khiến cho các chế tài dân sự cũng như vai trò của các cơ quan xét xử bị lu mờ, làm giảm hiệu lực của hoạt động bảo đảm thực thi quyền đối với tên thương mại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay rất khó có thể trao toàn bộ các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tập trung vào một cơ quan quản lý nhà 142 nước, bởi vậy phải chấp nhận một thực tế là có tới ba Bộ với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nhưng phải có quy định để nêu rõ trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý nhà nước đối với tên thương mại, tránh tình trạng đã diễn ra như trùng tên thương mại trong cùng lĩnh vực kinh doanh, tên thương mại và nhãn hiệu trùng nhau và tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn với nhau. Để giải pháp này đạt hiệu quả cần bổ sung các quy định pháp luật mới về cơ chế phối hợp giữa các chủ thể hưởng quyền SHTT và các cơ quan nhà nước trong hoạt động bảo vệ quyền SHTT. (iii) Bổ sung các quy định về việc thành lập các bộ phận chuyên trách về SHTT trong các cấp tòa án. Những tranh chấp về lợi ích trong lĩnh vực SHTT thể hiện tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố lợi ích và quan hệ giữa các chủ thể. Để xem xét được quan hệ đó đòi hỏi người tham gia tố tụng và điều tra, thụ lý vụ án phải có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực SHTT, am hiểu về tài sản trí tuệ để thực hiện các giám định mang tính kỹ thuật. Hiện nay, hình thức xử lý vi phạm quyền SHTT được áp dụng phổ biến là xử phạt hành chính vì thủ tục nhanh chóng, ít tốn kém. Tuy nhiên cách làm này có nhiều hạn chế chẳng hạn như: về sáng chế thì không thể giải quyết bằng xử phạt hành chính được. Hoặc, việc chỉ áp dụng xử phạt hành chính sẽ biến việc xử lý vi phạm quyền SHTT thành độc quyền của một số cơ quan quản lý nhà nước. Thế nhưng nhìn từ một khía cạnh khác thì có thể thấy rằng hệ thống tòa án hiện nay chưa được tăng cường đầy đủ các mặt để đủ năng lực xét xử các vụ án phức tạp liên quan đến quyền SHTT, nhiều phán quyết của tòa đều phải dựa trên ý kiến chuyên môn của Cục SHTT mà cơ quan này nhiều khi lại là một bên tranh chấp. Do vậy, việc thành lập bộ phận chuyên trách về SHTT với thẩm phán được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này là rất cần thiết. Đồng thời thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin về SHTT giữa các cơ quan, tổ chức và tòa án. 143 Trong những năm tới, khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết về thương mại hàng hóa, dịch vụ, chuyển giao công nghệ của WTO thì sự vận động của các tài sản trí tuệ của các chủ thể trong nước cũng như quốc tế sẽ có tốc độ mạnh mẽ hơn, theo đó, những tranh chấp sẽ không ngừng gia tăng và chắc chắn sẽ phức tạp hơn. Trước tình hình đó, nếu chỉ có hệ thống xử phạt hành chính và các cơ quan quản lý hành chính và Tòa án dân sự là không đủ, khó có thể giải quyết tốt các vụ việc liên quan đến SHTT để bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể trong nước một cách triệt để nếu thiếu hệ thống Tòa án chuyên trách đủ năng lực [60, tr.253-255]. Vì vậy, thành lập bộ phận chuyên trách về SHTT thuộc hệ thống Tòa án nhân dân là rất cần thiết. (iv) Quy định trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Luật SHTT đã nêu rõ trách nhiệm của từng cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nhưng chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm phải phối hợp công tác giữa các cơ quan này, chưa quy định chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan này nếu để xảy ra tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguyên nhân từ việc không phối hợp công tác với nhau. Bởi vậy cần có quy định cụ thể về phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là: Thành lập một cơ quan làm đầu mối, có thể là thanh tra chuyên ngành trong các cơ quan có chức năng xử lý các vi phạm hành chính về SHTT. Thành lập Ban chỉ đạo chống xâm phạm quyền SHTT để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và tổ chức hoạt động bảo hộ quyền SHTT trong phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương chỉ cần một cơ quan đầu mối giúp cho việc chỉ đạo thống nhất hoạt động thực thi quyền SHTT. Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành (trừ Luật Hải quan) chơa đề cập đến vai trò của chủ sở hữu trong hoạt động thực thi bảo vệ quyền SHTT, đây là điều bất hợp lý, vì trong thực tế, sự tham gia tích cực của chủ thể hưởng quyền trong việc bảo hộ quyền SHTT là nhu cầu khách quan khi chính họ là người có khả năng phát hiện ra hành vi vi phạm, là người trực tiếp bị thiệt hại 144 bởi hành vi xâm phạm, đồng thời là người hỗ trợ đắc lực cho cơ quan có thẩm quyền trong việc chứng minh bằng các chứng cứ cần thiết. Việc hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT phải tuân theo các yêu cầu sau: Đảm bảo tính hệ thống của bộ máy thực thi trên cơ cở phân công và hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức; Đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 4.2.2.2. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý hành chính Nhà nước (i) Chính phủ cần hướng dẫn cụ thể cho việc thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống này cần cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong cả nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành khác. Theo đó, doanh nghiệp được cấp tên theo nguyên tắc cụ thể, thống nhất, theo một quy chuẩn chỉ gồm ba tiêu chí: loại hình, tên riêng và một ngành nghề chính để phân biệt tên trùng và gây nhầm lẫn. Hệ thống này cũng phải xác định được các điểm giao thoa đồng nhất với hệ thống tiêu chí của Cục Sở hữu Trí tuệ khi xét cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và điều kiện bảo hộ tên thương mại. Hệ thống dữ liệu này sẽ là cơ sở cho các cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tham chiếu, tra cứu trước khi cấp nhằm khắc phục tình trạng doanh nghiệp tiếp tục bị trùng tên và lĩnh vực hoạt động. Đồng thời nó còn là cơ sở dữ liệu quản lý doanh nghiệp toàn quốc một cách đồng bộ, thống nhất và đầy đủ. (ii) Đối với các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trùng tên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần hướng dẫn Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh thống kê chính xác tại từng tỉnh, thành phố và trên toàn quốc số lượng doanh nghiệp trùng tên. Trên cơ sở đó, căn cứ vào ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trùng tên hoàn toàn để buộc doanh nghiệp ra đời sau phải tự đổi tên trên phạm vi toàn quốc. Tuy đây là biện pháp chế tài nhưng có lợi cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp bị trùng một phần sẽ khuyến cáo (có điều kiện) các doanh nghiệp ra đời sau phải tự đổi tên nếu tên đó không phù hợp với nguyên tắc đặt tên (chỉ gồm ba tiêu chí rõ ràng: 145 loại hình, tên riêng và chỉ một ngành nghề chính). Trong cả hai trường hợp trên, nếu doanh nghiệp không tự đổi tên, Nhà nước sẽ buộc doanh nghiệp đổi tên linh hoạt, có thể là gắn với địa danh huyện, thậm chí xã (nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính) nếu vẫn trùng; hoặc phải đăng ký thêm số thứ tự vào sau công ty. Việc thay đổi tên thương mại để tránh sự trùng tên, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng là việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cần phải có sự sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan trước, nhằm tránh tình trạng một doanh nghiệp phải đổi tên nhiều lần. Nghĩa là không chỉ đổi tên đối với việc trùng lặp trong cùng tỉnh, thành phố mà còn phải mang tính quốc gia. (iii) Các cơ quan chức năng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống này cần cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong cả nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành khác nhằm tránh việc bảo hộ cùng một tên thương mại cho nhiều doanh nghiệp khác nhau, hoặc tránh sự xung đột giữa tên thương mại và nhãn hiệu. 4.2.2.3. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp (i) Cần xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ là tên thương mại. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đến lúc phải nhận thức đầy đủ về sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thì trường, cần phải coi sở hữu trí tuệ là tài sản quan trong bậc nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam có thương hiệu tốt đã bị phía nước ngoài vi phạm quyền SHTT, gây thiệt hại không nhỏ đến sự hội nhập của doanh nghiệp ra thị trường thế giới do nhận thức của các doanh nghiệp này chưa bắt kịp được với cơ chế thị trường trên lĩnh vực SHTT. Trong quá trình thực thi TPP, doanh nghiệp cần quan tâm giải quyết để duy trì, tăng khả năng cạnh tranh vì khi việc giảm thuế quan chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng trong luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Hệ quả tất yếu là DN đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, thị phần hàng hóa của Việt Nam sẽ bị thu hẹp, thậm chí xảy ra nguy cơ mất thị phần nội địa. Ngoài ra, tham 146 gia TPP đông nghĩa với việc mở cửa thị trường dịch vụ, là mảng hoạt động thương mại mà mức độ mở cửa của Việt Nam là hạn chế và dè dặt nhất. Việc mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến các nhà cung cấp có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm và danh tiếng lâu năm, có ưu thế về cung cấp dịch vụ trên thế giới ồ ạt vào Việt Nam, khiến các đơn vị cung cấp dịch vụ trong nước gặp khó khăn và việc mất thị phần là nguy cơ có thể dự báo trước được. Không những vậy, so với các hiệp định khác, TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển trong khi WTO vẫn có chính sách ưu tiên cho các quốc gia đang phát triển. Như vậy, rõ ràng đây là bất lợi lớn cho các doanh nghiêp Việt Nam khi không có đủ năng lực để cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp Mỹ hay Australia Sở hữu trí tuệ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhiều loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo nhân lực cho hoạt động này. Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại nhằm phát triển uy tín và danh tiếng sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp, ngăn chặn hàng giả và hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. (ii) Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin để không xâm phạm quyền của doanh nghiệp khác, nhằm tránh các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, điều này có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp và có thể bị mất quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp có thể hoàn thiện việc thực hiện quyền SHTT của mình, bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải được hỗ trợ nhiều mặt như: xây dựng hệ thống thông tin thường xuyên về các nội dung liên quan đến SHTT, đưa hệ thống thông tin lên mạng internet để các doanh nghiệp có thể thực hiện xác lập quyền SHTT của mình tốt nhất [44, tr.410-411]. Năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là yếu tố quyết định trong thực thi TPP. Do đó, để tồn tại thì doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước 147 ngoài trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường của nước đối tác. Những quy định về môi trường, lao động hay bảo hộ sở hữu trí tuệ là xu hướng phát triển tất yếu của môi trường kinh doanh lành mạnh, văn mình. Do đó, thay vì cố tình trì hoãn, đi theo lối kinh doanh cũ, doanh nghiệp Việt Nam từng bước cải cách hoạt động của mình cho phù hợp với xu thế của thời đại. (iii) Doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ quan thực thi, hiệp hội nghề nghiệp để bảo vệ quyền sở hưu trí tuệ đối với tên thương mại. Khác với các loại tài sản khác, vì tài sản trí tuệ dễ bị lợi dụng và xâm phạm, mặt khác tài sản trí tuệ mang tính xã hội vì nó liên quan đến quyền lợi người tiên dùng và quản lý nhà nước. Do vậy, các doanh nghiệp cần chủ động trong việc phối hợp với cơ quan thực thi để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại của doanh nghiệp. Thực thi TPP sẽ gây ra những tác động,trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Các biện pháp thực thi và bảo vệ quyền SHTT được quy định nghiêm ngặt và bình đẳng hơn so với các văn bản quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết trước đó, ví dụ: “Mỗi bên phải bảo đảm các trình tự, thủ tục thi hành .Các trình tự, thủ tục này sẽ được áp dụng nhằm tránh tạo ra những rào cản trong giao thương hợp pháp cũng như để làm cơ sở cho các biện pháp phòng vệ nhằm ngăn chặn những hành vi lạm dụng các trình tự, thủ tục này; Mỗi bên phải xác nhận rằng các trình tự, thủ tục thi hành nêu trong Điều 18.74 (Thủ tục và Biện pháp dân sự và hành chính), 18.75 (Các biện pháp tạm thời) và Điều 18.77 (Các biện pháp và hình phạt hình sự) phải phù hợp với các hành vi xâm phạm quyền về nhãn hiệu, bản quyền hay các quyền liên quan trong lĩnh vực kỹ thuật số; Mỗi bên phải cam kết các trình tự, thủ tục liên quan đến việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải thể hiện tính công bằng và bình đẳng”. Đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam vốn ít, điều kiện hoạt động còn nhiều hạn chế thì việc hỗ trợ nhau cùng phát triển là rất cần thiết, hoạt động hỗ trợ phát triển tên thương mại của doanh nghiệp nói riêng và tài sản trí tuệ nói chung theo ngành nghề sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được thông tin cập nhật để xây dựng chiến lược phát triển của mình với chi phí phù hợp. Để 148 bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì doanh nghiệp phải lên tiếng, thông qua các hiệp hội, tổ chức bảo vệ vì quyền lợi của doanh nghiệp, kiến nghị với Chính Phủ để có những chính sách phù hợp cho các doanh nghiệp nội địa. Những giải pháp nêu trên cần được tiến hành đồng bộ, toàn diện và kịp thời nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hiệu lực quản lý và thực thi pháp luật đối với tên thương mại của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Kết luận Chương 4 Chương 4 khẳng định một vấn đề rất quan trọng là muốn phát triển bền vững thì doanh nghiệp phải quan tâm đến bảo vệ các tài sản vô hình trong đó đặc biệt quan trọng là tên thương mại. Để thực hiện được điều đó trước hết phải đổi mới quan điểm về xây dựng và bảo hộ quyền đối với tên thương mại của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định hàng đầu đối với sự thành công của doanh nghiệp. Tiếp đến, chương này đưa ra ba nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu để bảo vệ quyền đối với tên thương mại của doanh nghiệp. Đó là (1) Nhóm giải pháp về tổ chức để hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thực hiện sự phân công, phân cấp, phân quyền rõ ràng giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền đối với tên thương mại của doanh nghiệp; (2) Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý hành chính thực thi quyền SHTT về tên thương mại của doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản lý khoa học, có sự phối kết hợp chặt chẽ để giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình sử dụng và bảo vệ tên thương mại của doanh nghiệp mình; (3) Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp trong việc xác lập, sử dụng và bảo vệ tên thương mại của hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị của tên thương mại, đồng thời phải có sự phối hợp với các cơ quan nhà nước trong quá trình bảo vệ tên thương mại của doanh nghiệp. 149 KẾT LUẬN Nghiên cứu pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là vấn đề cần thiết cho quá trình hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham gia. Tên thương mại của doanh nghiệp là đối tượng bảo hộ của quyền SHTT, là tài sản vô hình có giá trị của doanh nghiệp. Do đó, luận án không chỉ nghiên cứu các quy định của pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp mà còn là nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật, quá trình thực thi việc bảo hộ quyền SHTT đối với tên thương mại, qua đó làm rõ những điểm phát triển của pháp luật, đồng thời chỉ ra những bất cập cần khắc phục, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế. Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và pháp luật về SHTT nói riêng đã được xây dựng tương đối đầy đủ và hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia kinh doanh thúc đẩy sáng tạo, giành lợi thế trong cạnh tranh ở trong và ngoài nước. Từ những phân tích ở trên, tác giả rút ra một số kết luận chủ yếu sau: Ở chương 1: Luận án làm rõ tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước các vấn đề liên quan đến tên thương mại của doanh nghiệp bao gồm: các công trình nghiên cứu về tên thương mại, pháp luật về tên thương mại, thực trạng thực thi pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp. Sau đó, đưa ra những đánh giá, nhận xét thành tựu của các công trình nghiên cứu liên quan, đồng thời chỉ rõ các vấn đề mà luận án có thể kế thừa, tiếp tục nghiên cứu. Ở chương 2: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về tên thương mại của doanh nghiệp và đánh giá tính hiệu quả quy định của pháp luật. Luận án khẳng định vai trò của tên thương mại đối với sự phát triển của doanh nghiệp, luận án cũng chỉ ra các nhân tố tác động đến việc bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp. Những nghiên cứu ở chương 2 chỉ ra những yêu cầu cấp thiết của việc ghi nhận và bảo hộ tên thương mại, yêu cầu giải quyết hài hòa quyền lợi của doanh nghiệp khi tên thương mại được bảo hộ. 150 Ở chương 3: Luận án đã tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật và cơ chế bảo hộ đối với tên thương mại của doanh nghiệp, qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng pháp luật về tên thương mại, chỉ ra nguyên nhân của một số hạn chế còn gặp phải trong thực tiễn. Ở chương 4: Luận án đưa ra những yêu cầu cần thiết, những định hướng cơ bản để xây dựng và bảo hộ quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh nghiệp, tiếp đến, luận án đưa ra ba nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu để bảo vệ quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh nghiệp. Có thể nói, nghiên cứu pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là yêu cầu cấp thiết, từ các kết quả nghiên cứu cho thấy tên thương mại là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Phạm Thị Thúy Liễu (2014), “Vai trò của tên thương mại đối với doanh nghiệp”, Tạp chí Thanh tra, số 7/2014 trang 23-24, Hà Nội. 2. Phạm Thị Thúy Liễu (2015), “Một số vấn đề pháp lý khi sử dụng tên thương mại và chỉ dẫn thương mại”, Tạp chí Thanh tra, số 02/2015 trang 33-34, Hà Nội. 3. Phạm Thị Thúy Liễu (2015), “Xác định hành vi xâm phạm tên thương mại của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”, Tạp chí Thanh tra, số 10/2015 trang 26-28, Hà Nội. 4. Phạm Thị Thúy Liễu (2015), “Hoàn thiện pháp luật bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10/2015, trang 34-37, Hà Nội. 5. Phạm Thị Thúy Liễu (2014), “Thực trạng và giải pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Đề tài khoa học cấp trường, Trường đại học Vinh. 6. Phạm Thị Thúy Liễu (2016), “Bảo vệ quyền con người trong chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp”, Phát triển Khoa học và Công nghệ và quyền con người, trang 66-73, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nƣớc 1. ALRies & Laura Ries (2004), “22 luật không thay đổi về xây dựng nhãn hiệu”, Nguyễn Hữu Tiến, Đăng Xuân Nam biên dịch, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, ngày 24/5/2005. 3. Báo Diễn đàn doanh nghiệp (2008), “Thương hiệu Kim Đỉnh "đau khổ" vì trùng tên”, ngày 27/03/2008. 4. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (2008), “Hưng Thịnh là của ai?”, ngày 16/6/2008. 5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Quyết định số 69/QĐ- TTra xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp đối với Vincon, ngày 13/12/2010. 6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011),Thông tư 37/2011/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, ngày 27/12/2011. 7. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Thông tư số 11/TT – BKHCN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 99/2013/ NĐ - CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, ngày 26/6/2015. 8. Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ (2013), Báo cáo tổng quan về hoạt động quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2013, ngày 25/10/2013. 9. Bộ Khoa học và Công nghệ, kết luận thanh tra số 30/KL – TTra, ngày 22 tháng 1 năm 2013 về sở hữu công nghiệp đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn 153 HANAKA, Công ty Cổ phần HITACHI Hà Nội. 10. Bộ Khoa học và Công nghệ, kết luận thanh tra số 536/TTra – P3, ngày 14 tháng 10 năm 2014 về kết luận hành vi sử dụng tên doanh nghiệp xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của công ty TNHH AEON với AEON KABUSHIKI KAISHA. 11. Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Bộ số 23/QĐ -TTra, ngày 17 tháng 5 năm 2012 về việc thanh tra về sở hữu công nghiệp đối với công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ truyền thông VTV (trụ sở tại thành phố Hồ Chính Minh). 12. Bộ Luật Dân sự cộng hoà Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Bộ Luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Bộ Tài Chính (2011), Thông tư 202/2011/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, ngày 31/12/2011. 15. Bộ Tài chính, Bộ khoa học và công nghệ (2006), Thông tư liên tịch số 102/2006/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính đối với chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, ngày 31/10/2006. 16. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Thương mại (2006), Chương trình hành động số 168/CTHĐ/VHTT-KHCN-NN&PTNT-TC-TM-CA về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) giai đoạn 2006-2010, ngày 19/1/2006. 17. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Bộ KH&CN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Thông tin - Truyền thông, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (2012), Chương trình phối hợp hành động phòng chống xâm phạm quyền 154 SHTT giai đoạn II (2012-2015) theo Văn bản số 2198/CTHĐ-VHTT&DL- KH&CN-NN&PTNT-TC-CT-CA-TTTT-TANDTC-VKSNDTC, ngày 6/8/2012. 18. Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ KH&CN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Công an (2006), Chương trình hành động về hợp tác phòng chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn 2006-2010 theo Văn bản số 168/CTHĐ/VHTT-KH&CN-NN&PTNT-TC-TM-CA ngày 19/1/2006. 19. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014), thông tư số 10/2014/TT- BVHTTDL hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ngày 1/10/2014. 20. Bùi Huyền (2010), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ. 21. Bùi Huyền (2013), Phương thức và biện pháp bảo vệ quyền đối với tên thương mại theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, tháng 11/2013. 22. Bùi Huyền (2014), Pháp luật về bảo hộ tên thương mại của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí Dân chủ pháp luật, tháng 10/2014. 23. Bùi Thị Dung Huyền (2006), Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự tại Tòa án nhân dân, Tạp chí Tòa án, số 16/2006, tr.10-17. 24. Chính phủ (2000), Nghị định số 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp, ngày 3/10/2000. 25. Chính phủ (2005) Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, ngày 4/4/2005. 26. Chính phủ (2006) Nghị định số 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt hành 155 chính về sở hữu công nghiệp, ngày 22/9/2006. 27. Chính phủ (2006), Nghị định số 103/2006/ NĐ- CP quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, ngày 22/9/2006. 28. Chính phủ (2006), Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, ngày 22/9/2006. 29. Chính phủ (2006), Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 hướng dẫn về đăng ký kinh doanh. 30. Chính phủ (2010), Nghị định số 119/2010/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước. 31. Chính phủ (2010), Nghị định số 122/2010/NĐ – CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. 32. Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ – CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, ngày 15/4/2010. 33. Chính phủ (2010), Nghị định số 97/2010/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, ngày 21/9/2010. 34. Chính phủ (2010), Quyết định số 2204/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giai đoạn 2010-2015, ngày 06/12/2010. 35. Chính phủ (2013), Nghị định số 05/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ - CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, ngày 9/1/2013. 36. Chính phủ (2014), Quyết định 389/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ngày 19/3/2014. 156 37. Chính phủ (2015), Nghị định số78/2015/NĐ – CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, ngày 14/9/2015. 38. Chương trình hỗ trợ hậu gia nhập WTO của Bộ Công thương công bố báo cáo (2010), “Thực thi pháp luật cạnh tranh liên quan tới lĩnh vực sở hữu trí tuệ”, Hà Nội. 39. Craig Smith (2010), Về định giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ, Kỷ yếu hội thảo. 40. Cục Quản lý thị trường (2014), Doanh nghiệp đồng hành cùng quản lý thị trường trong công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, tài liệu Hội thảo, tháng 4/2014. 41. Đàm Thị Diễm Hạnh (2009), ''Use" - a useful concept in trade mark law: comparing Vietnamese, EU and US law : master thesis of law. 42. Đinh Thị Mai Phương (2009), Về bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 43. Đinh Thị Mai Pương (2009), Bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ. 44. Đoàn Văn Trường (2007), Các phương pháp thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 45. Đoàn Văn Trường (2007), Những khuynh hướng phát triển và địa vị thống trị của quyền sở hữu trí tuệ, Tạp chí Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới, số 1/2007, tr. 76-80. 46. Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái bình dương (TPP), 2015. 47. Hoàng Thế Liên (2010), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, tập 1,2,3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Hướng dẫn về định giá các tài sản vô hình – Guidance Note No.4 on Valuation of Intangible Assets (GN4) được ban hành năm 2001 và được sửa 157 đổi bổ sung năm 2010. 49. Kiều Thị Thanh (2009), Hội nhập về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 50. Kmil Idris, (2006), Tạo dựng một nhãn hiệu, Tài liệu giới thiệu về nhãn hiệu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 51. Lê Anh Tuấn (2009), Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Lê Đình Nghị - Vũ Thị Hải Yến (2012), Giáo trình Luật SHTT, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 53. Lê Duy Tiến (2003), Vấn đề sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 4/2003, tr18-20. 54. Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ, Tài liệu bài giảng, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 55. Lê Tùng (2007), Tên thương mại và nhãn hiệu từ cách định nghĩa đến tình huống pháp lý có thể phát sinh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp tháng 9/2007. 56. Lê Việt Long (2009), Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ, Luận án tiến sĩ. 57. Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 58. Lê Xuân Thảo (2007), Hội nhập quốc tế và đổi mới cơ chế thực thi, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 4 (124)/2007, ngày 6/3/2007. 59. Lý Thế Hoa (2013), Phát hiện điều tra tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, Luận án tiến sĩ. 60. Ngô Tuấn Nghĩa (2006), Đảm bảo quan hệ lợi ích hài hòa về sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Nguyễn Như Quỳnh (2012), Hết quyền đối với nhãn hiệu trong pháp luật, 158 thực tiễn quốc tế và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Nguyễn Thái Mai – Vũ Thị Lan Phương (2013), Giáo trình Pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 63. Nguyễn Thành Tâm (2003), Về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, Tạp chí Thương mại số 42/2003. 64. Nguyễn Thanh Tú – Lê Thị Thu Hiền (2014), Nhập khẩu song song dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ, hợp đồng và cạnh tranh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 65. Nguyễn Thị Như Quỳnh (2011), Hết quyền đối với nhãn hiệu và những đề xuất hoàn thiện pháp luật nhãn hiệu của Việt Nam, Luận án tiến sĩ. 66. Nguyễn Thị Quế Anh (2000), Bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tên thương mại, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Kinh tế - Luật. 67. Nguyễn Thị Quế Anh (2002), Một số vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại trên thế giới, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế Luật – XVIII, số 2. 68. Nguyễn Thị Quế Anh (2014), Hiệp định Trips: những tác động tới quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật Hình sự năm 1999, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học tập 30, số 2 (2014) 1-11. 69. Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Thành (2006), Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 80/2006, tr.56-58. 70. Nguyễn Văn Luật (2006), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ. 71. PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (2010), Thực thi quyền Sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia, Hà nội. 159 72. Phạm Chí Công (2009), “Tìm lời giải cho doanh nghiệp trùng tên” Báo kinh tế sài gòn online, thứ bảy ngày 7/3/2009. 73. Phạm Văn Toàn (2013), Thực thi quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam - Pháp luật và thực tiễn, trong MOST – WIPO, Tài liệu Hội thảo : “Sở hữu trí tuệ, cạnh tranh và thực thi quyền Sở hữu trí tuệ; kinh nghiệm của Việt Nam, Lào và Campuchia”, Hà Nội, ngày 5/6/2013. 74. Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2008), Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 75. Quốc hội (1992), Hiến pháp. 76. Quốc hội (1995), Bộ Luật Dân sự. 77. Quốc hội (1997), Luật Thương mại. 78. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự. 79. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp. 80. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ. 81. Quốc hội (2005), Luật Thương mại. 82. Quốc hội (2006), Nghị quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội Phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 83. Quốc hội (2013), Hiến pháp. 84. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp. 85. Quốc hội (2015), Bộ Luật Dân sự. 86. Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, kết luận thanh tra số 95/KL - TTra, ngày 12 tháng 10 năm 2015 về sở hữu công nghiệp đối việc sử sụng dấu hiệu “Tân Thành Hưng” trong tên gọi của công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ vận chuyể nhà Tân Thành Hưng. 87. ThS. Hoàng Lan Phương (2012), Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ, Tạp chí Chính sách và quản lý khoa học và công nghệ, TSSN 1.8.59 -380, tập 1 số 2,2012, ngày 6/2/2012, mã bài 160 viết 12.111.901. 88. ThS. Ngô Tuấn Nghĩa (2006), Chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ chuẩn bị cho thế kỷ XXI của Nhật Bản, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới. 89. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) (2008), Trao đổi giá trị đàm phán hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ, Tài liệu hướng dẫn, Ấn phẩm Wipo số 906 VN (Vietnamese). 90. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sở hữu trí tuệ dành cho doanh nghiệp. www.wipo.int. 91. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Cẩm nang Sở hữu trí tuệ: Chính sách pháp luật và áp dụng, Bản dịch của Cục sở hữu trí tuệ. 92. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, bản án số 65/2009/KDTM-ST ngày 13 tháng 04 năm 2009 về việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (trụ sở thành phố Hồ Chí Minh) với Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (trụ sở thành phố Hà Nội). 93. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, bản án số 69/2010/KDTM-ST ngày 02 tháng 06 năm 2010 về việc tranh chấp tên miền giữa Công ty Samsung Electronics Co., Lt (trụ sở Hàn Quốc) với ông Dương Hồng Minh (địa chỉ Hà Nội). 94. Trung tâm thương mại quốc tế (UNCTAP), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) (2004), Những điều chưa biết về sở hữu trí tuệ, tài liệu hướng dẫn dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ, Geneva. 95. Trung tâm WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2012), Khuyến nghị chính sách của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về phương án đàm phán hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), chương Sở hữu trí tuệ (mã INTA – TPP 4), Hà Nội, tháng 7 năm 2012. 96. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 161 97. TS Lê Anh Tuấn (2009), Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 98. TS Nguyễn Như Quỳnh (2012), Hết quyền đối với nhãn hiệu trong pháp luật, thực tiễn quốc tế và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 99. TS Trần Văn Tuyết và LS Ths Lê Kim Giang (2008), Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, NXB Tư pháp, Hà Nội. 100. TS. Bùi Ngọc Cường (2007), Hoàn thiện khung pháp lý về nhượng quyền thương mại, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 103 tháng 8 năm 2007. 101. TS. Dương Tử Giang, TS. Phạm Vũ Khánh Toàn – VPLS Phạm và Liên danh với sự phối hợp của Công ty luật Baker & Mc Kenzie, Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát luật SHTT và các kiến nghị, 102. TS. Nguyễn Như Quỳnh (2014), Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, 103. TS. Trần Văn Hải (2007), Phân cấp quản lý và cải cách hành chính – Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý với Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế do Viện KAF (Cộng hòa Liên bang Đức) phối hợp với Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội tổ chức tháng 10.2007. Website Đại học Quốc gia Hà Nội, đăng lại vào thứ ba, 9 tháng 10, 2007. 104. Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 105. VCCI (2012), thư kiến nghị về đàm phán Chương Sở hữu trí tuệ trong TPP lên Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Hà Nội, ngày 31/8/2012. 106. Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp và Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 107. Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (2009), Báo cáo định giá nhãn hiệu"TISCO”; "GT, TISCO và hình” ngày 29 tháng 11 năm 2009. 108. Viện Ngôn ngữ học (1989), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 109. Vũ Hoài Trang (2012), Xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và tên 162 thương mại - Khóa luận tốt nghiệp. 110. Vũ Lê Trung (2005), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và vấn đề xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Công ty Honda Việt Nam, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 5/ 2005, tr. 37- 42. 111. Vương Thanh Thúy (2011), Dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu – Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Việt Nam, Luận án tiến sĩ. 112. WIPO (1883), Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. 113. WIPO (1891), Thoả ước Madrid về chống chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối về nguồn gốc hàng hoá. 114. WIPO (1958), Thoả ước Lisbon về bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hoá. 115. WTO (1995), Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Tài liệu nƣớc ngoài 116. Accord sur les ADPIC, Daniel GERVAIS, (2009), Nxb. Larcier (tái bản lần 2). 117. Alan B. Morrison (2007), Fundamentals of American Law. 118. An economic review of the patnent system – study of the subcommittee on Patents, Tradamark, and copyrights of the US Senete Commettee on theo Judiciary, 85th Congress, US Government printing Office –Washington, Fritz Macklup (1958). 119. Céline Lagrost, Donald Martin, Cyrille Dubois & Serge Quazzotti (2010), Intellectual Property Valuation: How to approach the selection of an appropriate valuation method”, Tạp chí Intellectual Capital, tập 11, số 4 năm 2010, trang 481-503. 120. Commercial Code of Japan, 2002. 163 121. Daryl Martin & David Drews (2006), Intellectual Property Valuation Techniques, Tạp chí Licensing tháng 10/2006. 122. Dictionaire de droit de la prooriete intellectuelle (2008), Nxb Ellipses. 123. Ian McClure (2009), Economy Pulse Check: Valuation, Finance and Exchange of Intellectual Property, Tạp chí The Federal Lawyer, tập 56, số 4 năm 2009, trang 18-19&23. 124. Intellectual Property Code of the Philippines (Republic Act No. 8293). 125. Intellectual Property Rights in the USA Published, June 2013 tr 5, 7. 126. Intellectualle Property and International Trade: (2008), TRIPS Agreement, Wolters Kluwer, Carlos M. Correa and Abdulqawi A.Yusuf (Eds). 127. Jonh R Olesen – Spyros M Maniatis – Cristina Garrigues (2015), Trade marks - world law and practice, UK. 128. Law of November 28, 2011, on Certificates of New Plant Variety, published in the Official Gazette on December 8, 2011 amending the Intellectual Property Code. 129. Resourse Book on TRIPS and Development (2002), An Authoritative and pratical guide to TRIPS Agreement, UNCTAD –ICTSD. 130. Trademark Law of the People's Republic of China (as amended up to Decision of August 30, 2013, of the Standing Committee of National People's Congress on Amendments to the Trademark Law of the People's Republic of China). Tài liệu từ Internet 131. GS.TSKH. Nguyễn Mại, 2012, Tiếp cận theo tư duy đổi mới cho doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO, viet-nam/2012/15510/Tiep-can-theo-tu-duy-doi-moi-cho-doanh-nghiep- Viet-Nam.aspx. ngày 25/5/2015 164 132. Hội nhập kinh tế quốc tế từ quan điển của Đảng đến thực tiễn, Traodoi/2015/31233/Hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-Tu-quan-diem-cua-Dang- den.aspx, ngày 3/1/2015. 133. Lê Thị Giang Nam, Phạm Vũ Khánh Toàn (2013), Bảo hộ nhãn nhiệu và tên thương mại (bản án và bình luận), ew=article&catid=660:tc2013-s6&id=11828:2015-05-25-12-13- 00&Itemid=276, ngày 25/5/2015. 134. Quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế, lap-dang-cong-san-viet-nam/quan-diem-moi-cua-dang-ve-phat-trien-kinh- te/342956.html, ngày 24/1/2015. 135. ThS – LS. Lê Thu Phương (2010), “Bảo hộ tên doanh nghiệp ảnh hưởng bảo hộ tên thương mại”, Vietnamnet ngày 30/3/2010. 136. Trần Minh Dũng (2010), “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính”, http//thanhtra.most.gov.vn, ngày 27/8/2010. 137. Tranh chấp thương hiệu phở Hùng, tuc/doanh-nghiep/tranh-chap-thuong-hieu-pho-hung-tai-tp-hcm- 3107855.html, ngày 16/11/2014. 138. TS Nguyễn Hữu Huyên - Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp, Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, http//www.thanhtra.most.gov.vn, ngày 16/3/2014 139. https://www.ama.org/resources/Pages/Dictionary.aspx?dLetter=B. 140. China - protecting your brand in a manufacturing region (counterfeit protection strategy), 141. n_ddk_00_5xax.pdf. 165 142. J. Timothy Cromley (2007), “Intellectual Property Valuation Standards”, 143. John Turner (2000),"Valuation of Intellectual Property Assets, Valuation Techniques: Parameters, Methodologies and Limitations”. 144. www.gov.uk/unacceptable-trade-marks. 145. www.wipo.int/pressroom/en/arcticles/2013/ arcticles -0024.html. 146. www.wipo.int/trade mark/en.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphap_luat_ve_ten_thuong_mai_cua_doanh_nghiep_o_viet_nam_hien_nay_929.pdf
Luận văn liên quan