Luận văn Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay

Đề nghị Sở Du lịch tỉnh nghiên cứu đề xuất với nhà nước ban hành chính sách khuyến khích những người có năng lực, có trình độ chuyên môn cao, những nghệ nhân, những bộ phận lao động có tính đặc thù, yên tâm công tác, hăng hái cống hiến tài năng cho ngành, nhằm khắc phục hiện tượng "chảy máu chất xám" cho ngành, như đã xảy ra mấy năm qua như: các cán bộ điều hành tour giỏi, các cán bộ marketing giỏi, các chuyên gia bếp bậc cao, các nghệ nhân nấu ăn.

pdf100 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2743 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng kinh tế du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang. Triển khai tích cực và vững chắc, có hiệu quả việc hợp nhất và cổ phần hoá một số doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng làm ăn kém hiệu quả để huy động thêm vốn nâng cấp các cơ sở kinh tế du lịch, tạo thêm động lực thúc đẩy nhanh doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả; đồng thời tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh du lịch thực hiện đúng luật pháp, đúng quy định và có hiệu quả. Khuyến khích các thành phần kinh tế - các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các khu vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng mà hiện nay chưa có điều kiện phát triển trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng để thu hút khách. Trong các hoạt động này, cần có sự đổi mới cơ chế tổ chức quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch đạt các tiêu chuẩn quốc tế để kinh tế du lịch phát triển theo hướng du lịch hiện đại hoá. Trước hết tập trung chấn chỉnh tổ chức và hoạt động của các trung tâm lữ hành. Thứ đến là tính chuyên môn hoá, sự phân công lao động chưa cao, vốn ít lại dàn trải nhiều lĩnh vực, kho đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm. Phối hợp chặt chẽ giữa cácngành du lịch, văn hoá, an ninh, quốc phòng để đảm bảo vệc quản lý nhà nước về du lịch có hiệu quả, ngăn ngừa được những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đến đạo đức lối sống trong quản lý nhà nước trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả và du khách có thêm thiện cảm với du lịch Luang Pra Bang. Thứ ba, tổ chức triển khai có hiệu quả những địa bàn du lịch quan trọng: việc thiết kế xây dựng cơ sở lưu trú phải phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, thành lập lại những kiến trúc đã có ở từng khu du lịch nhằm tạo ra đa dạng và hấp dẫn đối với hệ thống cơ sở lưu trú của tỉnh. Để đa dạng hoá các loại hình sản phẩm du lịch của tỉnh, một trong những định hướng đầu tư quan trọng đối với ngành du lịch là ưu tiên xem xét các dự án đầu tư các khu thể thao hoặc các dự án đầu tư gắn liền với dịch vụ thể thao bơi lội, leo núi... các dự án đầu tư xây dựng một số nhà hàng ăn uống có quy mô lớn và trang thiết bị hiện đại tại một số khu du lịch trong tỉnh như: Thành phố Luang Pra Bang, thác Quang Xi, Mương Ngoi Cao, Thăm Ting, Kẹng Nun. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh, ngoài khu di tích lịch sử văn hoá và hoạt động vui chơi giải trí của khách du lịch, còn câu lạc bộ thanh niên Đao Pha hoạt động phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân địa phương, chưa có một cơ sở nào được đầu tư nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Để khắc phục tình trạng trên, việc xây dựng một số điểm vui chơi giải trí trong tỉnh là một yêu cầu bức xúc và là hướng chiến lược quan trọng trong định hướng phát triển du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang trong tương lai. Nâng cấp và mở rộng hoạt động và tạo ra những loại hình vui chơi giải trí mới, hiện đại đối với khu Cung văn hoá thanh thiếu nhi (Ho Xa Nam). Ngoài ra ở các huyện trên địa bàn tỉnh cần đầu tư các khu du lịch và xây dựng một số khu vui chơi giải trí để thoả mãn nhu cầu của nhân dân địa phương và khách du lịch. Thứ tư, mở rộng và khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh: là một tỉnh giàu tài nguyên du lịch. Đặc biệt là các di tích lịch sử, văn hoá truyền thống, phong tục tập quán của các dân tộc, có đường giao thông thuận lợi, gắn liền với các vùng trọng điểm phát triển kinh tế du lịch phía Nam, đặc biệt là khu du lịch Mương Văng Viêng tỉnh Viêng Chăn. Luang Pra Bang có nhiều cơ hội phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Nếu quy hoạch đầu tư và khai thác hợp lý chắc chắn những tiềm năng về du lịch của Luang Pra Bang sẽ trở thành hiện thực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xứng đáng vào nền kinh tế của tỉnh và của đất nước. Dựa vào lợi thế tam giác tăng trưởng của vùng du lịch miền Bắc của CHDCND Lào và là cửa ngõ trọng điểm du lịch của 8 tỉnh miền Bắc Lào. Do vậy, ngành du lịch tỉnh Luang Pra Bang cần xác định đây là cơ hội lớn để mở rộng và phát triển các hoạt động du lịch tỉnh hiện nay và trong những năm tới, tổ chức không gian du lịch hợp lý, khoa học trong chiến lược phát triển chung vùng du lịch Luang Pra Bang cũng như khai thác lợi thế vốn có của tỉnh. Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng và lợi thế của tỉnh Luang Pra Bang, vấn đề đặt ra là khả năng thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Luang Pra Bang là một thực tế và là cơ hội phát triển, sẽ góp phần tích cực vào phát triển du lịch trong khu vực và tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua hoạt động mở rộng địa bàn du lịch, lấy hiệu quả làm trọng tâm, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài làm trọng điểm và phát huy nguồn nội lực là yếu tố quyết định. Xác định đúng đắn vị trí tầm quan trọng của du lịch Luang Pra Bang và không gian du lịch bên ngoài để định hướng và có giải pháp đúng đắn cho du lịch Luang Pra Bang. Thứ năm, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch: sản phẩm của du lịch là tổng hợp những gì đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách du lịch, nó bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hoá và các tiện nghi cung cấp cho khách du lịch. Sản phẩm du lịch có thể là các hàng hoá được trao đổi bình thường trên thị trường chung của xã hội như thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt, tặng phẩm... nhưng cũng có thể là hàng hoá đặc biệt ở dạng trừu tượng, nên hàng hoá có thể rất cao cấp, nhưng cũng có thể rất bình dân. Do nhu cầu sở thích của cá nhân hay tập thể sản phẩm du lịch là một hàng hoá đa dạng. Xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đa dạng hoá sản phẩm du lịch tạo ra các sản phẩm đặc trưng cho từng khu du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cần tập trung vào các nội dung sau đây: Khắc phục những hạn chế về tài nguyên du lịch để mở rộng quy mô và nâng cao tính hấp dẫn của các loại hình du lịch chủ yếu hiện có của tỉnh. Cụ thể là phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch điều dưỡng, khu du lịch sinh thái rừng - núi - sông. Phát triển các khu vui chơi giải trí tập trung tại khu vực Bản Huội Phai, sân golf, rừng thông ven bờ sông Mê Kông, Pho Thạo Phu Nang, phát triển khu du lịch văn hoá của dân tộc Lào Thâng, Lào Lùm, leo núi và du lịch mạo hiểm. Khuyến khích sản xuất và bán hàng lưu niệm phục vụ du khách, nghiên cứu khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nhằm tạo ra các loại sản phẩm đặc thù riêng vốn của Luang Pra Bang. Phát triển các ngành nghề, kể cả ngành nghề truyền thống và các ngành nghề dịch vụ khác ở các huyện có khu du lịch, và các khu du lịch phụ cận. Tập trung phát triển các vùng chuyên canh rau sạch, trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi, sản xuất các mặt hàng lưu niệm phục vụ du lịch. Tổ chức tốt mối quan hệ giữa người sản xuất với các cơ sở kinh doanh du lịch để tiêu thụ các sản phẩm này. ở đây cần có sự quản lý thống nhất giá cả, tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến phiền hà đối với khách du lịch. Đây là biện pháp quan trọng để thu hút và kéo dài ngày lưu trú của du khách. Hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong khu vực như khu du lịch Văng Viêng, khu du lịch Cánh Đồng Chum Xiêng Khoảng... để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch hết sức phong phú ở những địa bàn nhằm kết hợp đa dạng hoá các loại hình du lịch chủ yếu của tỉnh. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh phục vụ du khách trong và ngoài nước. 3.2.2. Huy động vốn cho phát triển du lịch Vốn đối với ngành du lịch là điều kiện tiên quyết trong chiến lược phát triển ngành và điều kiện sống còn của bất cứ cơ sở kinh doanh nào. Mặc dù đối với ngành du lịch vẫn có lợi thế hơn so với các ngành khác như vốn bỏ ra ít hơn mà thu lợi nhuận nhanh và cao. Nhu cầu vốn cho du lịch Luang Pra Bang hiện nay là rất lớn. Vì vậy phải huy động vốn đầu tư cho du lịch từ nhiều nguồn: khi khả năng huy động đầu tư là yếu tố có tính quyết định quy mô và tốc độ phát triển du lịch. Đây là giải pháp quan trọng có tính quyết định đối với sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Do vậy để đạt được các mục tiêu như trên: về chủ trương, chú trọng khuyến khích đầu tư các dự án du lịch lớn có khả năng thu hút khách du lịch cao, các dự án vui chơi giải trí tập trung vốn ngân sách nhà nước, chủ yếu tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng như cấp điện, cấp thoát nước, giao thông, thông tin liên lạc trong các khu du lịch, đầu tư cho công tác tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử và công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch. Thứ nhất, bằng cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch đi đôi với tăng trưởng lượng du khách trong và ngoài nước. Huy động vốn từ nguồn tích luỹ trong hoạt động của ngành: với tỷ lệ 25% GDP ngành du lịch. Đây là giải pháp tích cực về vốn, mở ra một khả năng cho phép ngành chủ động phối hợp với các ngành chức năng xây dựng các kế hoạch chương trình phát triển cụ thể trên cơ sở quy hoạch đã duyệt. - Có chính sách kêu gọi mọi thành phần kinh tế tham gia bỏ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng. Ưu tiên nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông, cung cấp điện, nước sạch, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, đảm bảo thông tin liên lạc đối với những khu vực, những loại hình du lịch cần phát triển trước ưu tiên làm trước. - Thu hút vốn đầu tư trong nước thông qua việc tăng cường liên doanh trong nước, khuyến khích đầu tư trong nước theo luật đầu tư để xây dựng các khách sạn, nhà hàng, khu du lịch. Đây là hướng ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. - Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ADB )hoặc liên doanh với nước ngoài: cần hướng đầu tư nước ngoài vào các dự án lớn như xây dựng khu vui chơi giải trí hiện đại, xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp... để thực hiện các giải pháp này, vấn đề trước mắt là phải xây dựng các dự án cụ thể gọi vốn đầu tư nước ngoài. Thứ hai, để huy động nguồn vốn vào đầu tư phát triển du lịch, điều cốt lõi là Trung ương và tỉnh phải có chính sách thông thoáng như giá thuê đất, vay vốn, lợi nhuận và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài... nhằm tác động đến việc thay đổi cơ cấu đầu tư vào các vùng đất mới, hoang sơ mà tài nguyên du lịch chưa được khai thác, các hình thức kinh doanh du lịch mới có khả năng tăng thời gian lưu trú của khách, tăng vốn đầu tư với các tổ chức và cá nhân. Ngoài việc thu hút vốn bằng hình thức ngân hàng, tín dụng, quỹ hỗ trợ, vốn đầu tư trực tiếp của trong và ngoài nước, cần nghiên cứu ban hành chính sách dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn với hình thức cho thuê đất trả trước, đổi đất lấy công trình, thu một phần phí đầu tư kết cấu hạ tầng của các dự án đầu tư... Muốn huy động vốn được nhiều từ các cơ sở và dân cư thì tỉnh nên thành lập một ngân hàng cổ phần riêng cho ngành du lịch để kêu gọi các nguồn vốn. Mặt khác, làm phương tiện thanh toán với ngân hàng, với các tổ chức và nhân dân một cách thuận lợi. Khi sử dụng vốn đầu tư không nên dàn trải, trước mắt tập trung vào khu vực trung tâm và phụ cận để nâng cấp một số nhà nghỉ, khách sạn, kết cấu hạ tầng khác, vì khu vực này tập trung nhiều di tích lịch sử và một số làng nghề để khai thác có hiệu quả. Trong quá trình duy động vốn trong và ngoài nước phải nghiên cứu tạo ra hình thức quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, tạo ra sự lựa chọn đón nhận và tham gia bình đẳng với đối tác là người nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào đầu tư công trình vui chơi giải trí, làng văn hoá, các khu du lịch cao cấp. Thứ ba, đứng trước tình hình như vậy, ngành du lịch phải tạo ra một thế đứng vững vàng, tạo vốn vẫn là mục tiêu hàng đầu xem như một quốc sách. Không chỉ biến các dự án bằng hình thức mà còn là điều kiện để khắc phục tụt hậu của ngành du lịch so với các ngành kinh tế khác, do đó phải tạo vốn bằng nhiều hình thức. Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để triển khai có hiệu quả chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch của Chính phủ. Tỉnh và ngành cần chủ động tạo nguồn vốn bằng cách phát huy nội lực. Tuy vậy quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh chỉ ở mức khái quát, chưa tính toán chính xác về quy mô đầu tư, loại hình đầu tư và các dịch vụ phụ trợ. Vì vậy thời gian tới tỉnh cần khẩn trương chỉ đạo thực hiện công tác khảo sát, đánh giá tiềm năng của từng vùng, khu vực để từ đó có những chủ trương đúng đắn về: lựa chọn đối tác, các chính sách ưu đãi về đầu tư như: tiền thuê đất, chính sách miễn giảm thuế, đổi đất lấy công trình, xây dựng kết cấu hạ tầng, khả năng cung cấp và đào tạo nguồn nhân lực. 3.2.3. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng Thứ nhất, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho du lịch ở Luang Pra Bang. Những năm qua du lịch Luang Pra Bang phát triển khá mạnh nên bước đầu tạo được sự chú ý và thu hút của khách du lịch cũng như các nhà đầu tư. Với mục tiêu phát triển du lịch rộng khắp trên mọi địa bàn của tỉnh, trong đó tập trung phát huy những lợi thế ở nơi có điều kiện để phát triển trước với tốc độ nhanh nhằm tạo động lực thúc đẩy, lôi kéo sự phát triển của những vùng khác phù hợp với tiềm lực và điều kiện của mỗi địa phương. Do đó tỉnh Luang Pra Bang cần có kế hoạch và phân kỳ đầu tư xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các loại hình du lịch đã được quy hoạch phát triển, có chính sách kêu gọi mọi thành phần kinh tế tham gia bỏ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng. Ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông cung cấp điện, nước sạch, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, đảm bảo thông tin liên lạc, đối với những khu vực, những loại hình du lịch cần phát triển trước, ưu tiên làm trước. Nghiên cứu bến xe, bến thuyền, để phục vụ đưa đón du khách, quy hoạch xây dựng thuyền, xe trở khách du lịch, tạo điều kiện phát triển ngành du lịch hiệu quả. Từng bước nâng cao hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, tăng cường bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội nhằm tạo ra bước phát triển vững chắc, tạo thế cạnh tranh cho du lịch Luang Pra Bang, góp phần đưa Luang Pra Bang trở thành một địa phương có du lịch phát triển trong vùng và cả nước. Các doanh nghiệp Trung ương trên địa bàn như: Điện lực, bưu chính viễn thông, nước sạch và các chủ đầu tư, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác như: giao thông, cấp thoát nước... sớm hoàn tất các thủ tục và sớm tiến hành đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng ở các khu quy hoạch nhằm tạo điều kiện cho các dự án đầu tư đường, điện, thông tin liên lạc, nước sạch sinh hoạt cho các khu quy hoạch du lịch theo kế hoạch chung. Thứ hai, nâng cấp các điểm du lịch, tôn tạo tài nguyên du lịch. Đây là vấn đề cốt lõi trong phát triển du lịch. Do vậy, cần đầu tư mạnh, nhanh để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch theo quy hoạch. Thời gian qua tỉnh Luang Pra Bang đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị nhất là nâng cấp đường giao thông, phát triển mạng lưới điện và thông tin liên lạc đến các khu du lịch như: Nâng cấp đường đi các khu du lịch Tạt Xa, Tạt Quang Xi, Kẹng Nun, sửa chữa đường phố nội thành Luang Pra Bang, cải tạo điện lưới trung và hạ thế, mở rộng mạng lưới các bưu cục để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt và kịp thời... Đây là điều kiện tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và du lịch nói riêng và là yếu tố quan trọng góp phần thu hút khách du lịch. Đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông, điện, nước sạch đảm bảo thông tin liên lạc trong khu vực vui chơi giải trí, khu du lịch Tạt Xe, Thăm Tíng, Mương Ngoi Câu và các dịch vụ công cộng khác như: Bãi đậu xe, quầy hàng lưu niệm, chợ đêm... trong các khu du lịch đã được quy hoạch. Sắp xếp quy hoạch các bến bãi thuyền đò ổn định lâu dài, các khu vực chế biến thủy sản của nhân dân không làm ảnh hưởng đến du lịch. Đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho các khu du lịch theo quy hoạch, hoàn thiện hệ thống điện lưới trung thế phục vụ nhu cầu phát triển các khu du lịch. Phấn đấu hoàn thành việc đầu tư hệ thống chiếu sáng cho cáckhu du lịch Tạt Quang Xi và khu vực vui chơi giải trí nội thành. Thứ ba, nâng cấp các khu du lịch, điểm du lịch hiện có để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với du lịch Luang Pra Bang, từ nay đến năm 2010 các sở ngành cần tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh để quy hoạch chi tiết và khẩn trương lập, triển khai các dự án về hạ tầng kỹ thuật xã hội như giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, trồng cây xanh, phát triển rừng... đồng thời tranh thủ các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế, gọi vốn đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng. Chỉnh trang, đầu tư tôn tạo nâng cấp các cơ sở du lịch, cơ sở lưu trú hiện có, gắn với chỉnh trang thành phố Luang Pra Bang và các vùng phụ cận, các du lịch, tạo cảnh quan, môi trường sinh thái hấp dẫn thu hút du khách. Trước mắt cần tập trung nâng cấp về mặt văn hoá và bảo đảm trật tự, vệ sinh, an ninh an toàn cho du khách. Đầu tư nâng cấp các di tích văn hoá lịch sử, phong tục tập quán đã được nhà nước xếp hạng để trở thành các điểm tham quan du lịch. Trong đó trước mắt tập trung vào việc đầu tư hệ thống giao thông nội bộ, nâng cấp về mặt văn hoá và bảo vệ trật tự, vệ sinh, an ninh, an toàn cho du khách vào các điểm du lịch tham quan này. Sắp xếp lại các bãi đậu xe, bến thuyền, đò, khu bán hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ sung (kể cả vệ sinh công cộng) xây dựng một số chỉ dẫn tại các khu du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. 3.2.4. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng cáo du lịch tạo môi trường cho du lịch phát triển Trong hoạt động du lịch, việc thu hút khách đóng vai trò quyết định. Mặt khác sản phẩm du lịch có đặc điểm thay đổi và nguồn tài nguyên du lịch chiếm vị trí quan trọng. Đây là một trong những nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch. Đối với thị trường trong nước và quốc tế, cần tập trung tuyên truyền quảng bá để nâng cao hình ảnh của du lịch Luang Pra Bang, tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh để thu hút du khách. Đối với địa phương cần tuyên truyền quảng bá để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò của du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, của đất nước, nâng cao ý thức trách nhiệm toàn dân đối với bảo vệ tài nguyên môi trường tự nhiên, xã hội trong sự phát triển kinh tế của địa phương, của đất nước. Thứ nhất, tổ chức các lễ hội đặc trưng của Luang Pra Bang, xây dựng những bộ phim, những tập sách, tranh thủ các kênh báo chí, phát thanh truyền hình để đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá các sự kiện du lịch, các ngày kỷ niệm, các lễ hội của đất nước và của địa phương. Với mục tiêu tăng cường nhận thức của toàn dân về vai trò của du lịch, đem lại lợi ích cho nhân dân về những mặt như: giải trí, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch. Duy trì và nâng cao hình ảnh du lịch Luang Pra Bang trong và ngoài nước nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách, các nhà đầu tư, góp phần mở mang quan hệ hợp tác phát triển trong nước và quốc tế. Muốn vậy cần thực hiện tuần tự và đồng bộ các bước sau: - Xuất bản những ấn phẩm tuyên truyền và giới thiệu về lịch sử các di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh, tiềm năng du lịch Luang Pra Bang để phục vụ cho hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. - Giới thiệu và đưa ra thị trường bản đồ du lịch Luang Pra Bang với bưu cảnh tập gấp, những chương trình du lịch dành cho các đối tượng du khách riêng biệt. Tăng cường thông tin và thời lượng phát về du lịch trên các phương tiện thông tin của địa phương và Trung ương. Xây dựng một số pa nô, biển quảng cáo về du lịch và cần làm ngay là việc xây dựng một số biển chỉ dẫn chi tiết cho các khu vực trong tỉnh. - Tổ chức đăng cai một số hội thảo về du lịch tại Luang Pra Bang và tích cực tham gia các hội chợ, hội thảo về du lịch được tổ chức trong nước và quốc tế. Kết hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục toàn dân về văn minh du lịch, giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt văn hoá góp phần nâng cao hình ảnh tốt đẹp của du lịch Luang Pra Bang. Xây dựng hệ thống thông tin du lịch: nối mạng thông tin trong nước để khai thác và cung cấp thông tin phục vụ quản lý và kinh doanh của các đơn vị. Xây dựng trang Website về du lịch Luang Pra Bang để giới thiệu lên Internet. Xây dựng các sản phẩm nghe, nhìn như: CD- ROM - VCD, giới thiệu về tiềm năng tài nguyên và sản phẩm du lịch của Luang Pra Bang. Thứ hai, phát triển hệ thống cây xanh phục vụ hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái như, giải pháp không gian phát triển du lịch ở Luang Pra Bang đã xác định 5 khu du lịch chủ yếu gồm: khu du lịch Ban Pha Nôm, khu du lịch Văt May - Vặt Xen, khu du lịch Tạt Quang Xi, khu du lịch Cẹng Nun và khu vui chơi giải trí dọc theo bờ sông Mê Kông. Đây là lợi thế rất cơ bản trong việc khai thác tiềm năng du lịch, nhưng bên cạnh đó không tránh khỏi khó khăn do các nguy cơ sói lở bờ sông Mê Kông. Để hạn chế những tác động trên cần thiết phải có sự đầu tư phát triển hệ thống cây xanh dọc theo bờ sông Mê Kông. Đây là hướng đầu tư quan trọng nhằm: - Tạo cho khu vực ven bờ sông Mê Kông một môi trường trong sạch, bóng mát và khí hậu trong lành trong toàn khu vực. - Tạo thêm những cảnh quan du lịch hấp dẫn, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các cơ sở du lịch mới trong tương lai. Ngoài ra, bản thân các khu rừng cây ven bờ sông Mê Kông cũng là nơi du lịch với các đối tượng du khách, là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của người lao động sau những thời gian lao động vất vả hàng ngày. Thứ ba, tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch, một trong những mục đích chính của khách du lịch đến Luang Pra Bang là để tìm hiểu nền văn hoá, lịch sử phát triển của tỉnh. Do vậy, việc đầu tư tôn tạo và nâng cấp các điểm di tích văn hoá hiện nay ở tỉnh không chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động phát triển du lịch mà còn có ý nghĩa giáo dục những thế hệ sau về những giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc, quê hương. Việc đầu tư vào lĩnh vực này sẽ giúp cho các ngành du lịch phát triển và giữ gìn được những bản sắc truyền thống dân tộc qua những sản phẩm truyền thống của tỉnh và trên phương diện cả nước. Muốn vậy cần tập trung vào các giải pháp sau: - Tôn tạo nâng cấp các điểm di tích văn hoá, lịch sử bảo đảm được đúng tiêu chuẩn của một điểm du lịch. Hướng dẫn các hoạt động lễ hội phục vụ cho du lịch như: lễ hội Bun Pi May, Bun Xuông Hưa, Bun Oc Phăn Xã... đưa truyền thống hàng năm. Quy hoạch xây dựng và khôi phục lại một số làng nghề truyền thống của tỉnh như: làng thủ công mỹ nghệ, làng dệt, làng chài để đưa du khách tham quan tìm hiểu và mua hàng lưu niệm. Thứ tư, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội: với các mục tiêu giữ gìn môi trường tự nhiên và xã hội, bảo đảm vệ sinh, an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển du lịch nhanh và bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, chú trọng tôn tạo, bảo vệ, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là trên lĩnh vực du lịch. - Tăng cường giáo dục sâu rộng trong nhân dân về nhiệm vụ phát triển du lịch để nhân dân tuyên truyền, giới thiệu về du lịch địa phương. Xây dựng môi trường xã hội an toàn, tạo sự tin tưởng, yên tâm cho khách du lịch. Xây dựng và ban hành các quy định về bảo vệ môi trường, về giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong các khu vực du lịch, thường xuyên kiểm tra theo dõi biến động về môi trường để có những giải pháp kịp thời, phối hợp cùng các cấp, các ngành và các địa phương, khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên môi trường. Có kế hoạch và chương trình tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch cho du khách cũng như cộng đồng dân cư trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thứ năm, xây dựng các công trình về bảo vệ môi trường, nâng cấp tôn tạo tài nguyên du lịch, đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải ở các khu du lịch, trước mắt cần đầu tư hoàn thành hệ thống thu gom xử lý rác thải khu du lịch, làng di tích Văt May - Văt Xen, các khu du lịch trọng điểm phụ cận. Triển khai trồng rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống tại các khu đã được quy hoạch phát triển du lịch. Xây dựng các khu bán hàng hoá lưu niệm và các dịch vụ bổ trợ, xây dựng một số biển chỉ dẫn tại các khu du lịch. Tiến hành giải toả mồ mả dọc ven đường, ven sông Năm Khan, sông Mê Kông. Việc khai thác sử dụng phải đi đôi với bảo quản, giữ gìn, trùng tu và tôn tạo các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc được thể hiện qua các di tích. Kết hợp việc khai thác hợp lý các di tích với việc tôn tạo nhằm duy trì các sản phẩm du lịch có chất lượng, phát triển một số ngành kinh tế, văn hoá, xã hội và hiện đại hoá kho tàng di sản văn hoá dân tộc. Việc khai thác di tích, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời tạo điều kiện phát triển một số ngành kinh tế chủ đạo hỗ trợ cho du lịch. Thứ sáu, bảo đảm vệ sinh an toàn, an ninh phục vụ phát triển du lịch. Xây dựng chính sách, quy chế bảo vệ môi trường du lịch, duy trì vệ sinh môi trường, an ninh an toàn tại các điểm du lịch. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, đẩy mạnh giáo dục toàn dân về môi trường du lịch, đồng thời đầu tư tôn tạo các tài nguyên du lịch, sự phát triển du lịch nhanh và bền vững. Xây dựng các phương án, phối hợp an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho du khách, Luang Pra Bang là điểm du lịch hấp dẫn an toàn cho du khách khi dừng chân. Nghiên cứu, xúc tiến thành lập đội tuần tra các khu du lịch, đội cứu hộ, trên sông Mê Kông, sông Năm Khan. Duy trì và thường xuyên tăng cường kiểm tra tình hình an ninh trật tự ở các khu, điểm du lịch. Phối hợp, kết hợp với các ngành có liên quan như: công an, đội kiểm tra liên ngành nhằm từng bước ổn định trật tự, an ninh, an toàn cho các khu du lịch, cho du khách khi đặt chân đến Luang Pra Bang. Giáo dục cho nhân dân luôn đề cao cảnh giác, chống lại âm mưu diễn biến hoà bình của các thể lực thù địch lợi dụng, thông qua hoạt động du lịch mà các tổ chức, cá nhân du lịch nhằm chống phá về mặt kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong nhân dân và khách du lịch khi đến Luang Pra Bang, lợi ích của du lịch và những ảnh hưởng của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, của khu vực và đất nước. Xem đây là khâu không thể thiếu trong chiến lược phát triển của ngành du lịch. Làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục, bảo đảm vệ sinh an toàn, an ninh trong suốt hành trình du lịch là phương thức quảng bá, thu hút du khách về với du lịch Luang Pra Bang. Qua đó nâng cao hình ảnh du lịch Luang Pra Bang trong du khách và đảm bảo du lịch Luang Pra Bang luôn là điểm hấp dẫn, an toàn cho du khách khi đặt chân đến Luang Pra Bang. 3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực Trước hết, phải khẳng định con người là một hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch và kinh doanh du lịch, đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng có hiệu quả hoạt động du lịch. Để đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững cho ngành du lịch, chính sách phát triển nguồn nhân lực phải được coi là một chính sách lớn, một nhiệm vụ chiến lược thuộc trách nhiệm chủ yếu của Nhà nước và tỉnh Luang Pra Bang. Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng rãi và trực tiếp đối với du khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành cũng như người tham gia hoạt động du lịch . Sự nghiệp và phát triển du lịch không thể thiếu được yếu tố con người. Do vậy chương trình phát triển du lịch cần đầu tư cho việc đào tạo và đào tạo lại cả về quản lý và về kinh doanh du lịch. Nhanh chóng xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch đủ trình độ, năng lực quản lý đáp ứng sự phát triển của ngành và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Thứ hai, tổ chức điều tra đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động ngành du lịch, trên cơ sở đó có kế hoạch và chính sách đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cả về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và khả năng giao tiếp, ứng xử để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong những năm trước mắt cũng như lâu dài. Thứ ba, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ lao động trong ngành du lịch, nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định của ngành du lịch. Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên phục vụ, giáo dục bồi dưỡng đạo đức, phong cách giao tiếp đảm bảo cho nhân viên làm việc cho ngành du lịch luôn yêu nghề và gắn bó với công việc. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm các khách sạn lớn, các khu du lịch nổi tiếng ở các địa phương bạn như: khu du lịch Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, khu du lịch Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng hoặc Thác Khôn tỉnh Chăm Pa Sắc... bằng nhiều hình thức là loại hình thích hợp. Đẩy mạnh công tác xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch hiện tại và trong tương lai. Từ đó xây dựng chủ trương biện pháp phát triển du lịch tương xứng với tài nguyên du lịch sẵn có. Phát triển du lịch Luang Pra Bang nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng GDP du lịch nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống, mở rộng sự giao lưu hợp tác, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá lịch sử quê hương. Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng về nhiệm vụ chuyên môn như: Buồng, bàn, bar, lễ tân, bếp và ngoại ngữ cho đối tượng này tại tỉnh Luang Pra Bang hoặc cử cán bộ, nhân viên đi học tập tại các trường trong khu vực. Tổ chức các khoa đào tạo cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước về du lịch. Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát, tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các tỉnh và các nước có ngành du lịch phát triển. 3.2.6. Nâng cao công tác quản lý nhà nước về du lịch Từ thực trạng quản lý nhà nước về du lịch hiện nay và yêu cầu của sự phát triển trong thời gian tới việc đổi mới và nâng cao công tác quản lý nhà nước về du lịch đặt ra một cách đồng bộ, tổng thể trên nhiều mặt. Vì vậy, việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch là nhằm phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội, đồng thời tạo ra cho du lịch phát triển nhanh, bền vững, cần tập trung vào các nội dung sau: Thứ nhất, về cơ chế chính sách: trên cơ sở luật pháp và tình hình thực tế của tỉnh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các chủ thể địa lý hành chính, chủ thể có quyền sử dụng đất, tài nguyên du lịch được trực tiếp hoặc cùng phối hợp khai thác, đầu tư kinh doanh du lịch không giới hạn ở các ngành nghề chuyên môn. Cần có chính sách khuyến khích bảo đảm an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hoá các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư. Cần thực hiện công khai hoá các thủ tục đầu tư, đơn giản hoá các biểu mẫu đăng ký đầu tư, chủ động trong khâu phối hợp xác định vị trí, giá tiền thuê đất cho các dự án đầu tư, cải thiện thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy phép đầu tư nhanh chóng, giảm các thủ tục rườm rà gây phiền hà cho các nhà đầu tư. Giải quyết thủ tục sau giấy phép nhanh, gọn nhất là trong giai đoạn triển khai dự án. Củng cố, hoàn thiện, kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức nhằm để giới thiệu về những lợi thế, tiềm năng, định hướng của tỉnh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tổ chức thực hiện công tác tiếp thị kêu gọi đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả, có định hướng vào các dự án của tỉnh. Một trong những nội dung quan trọng của cơ chế chính sách này là đảm bảo được sự công bằng và điều hoà quyền lợi trong quá trình đầu tư khai thác kinh doanh giữa các chủ đầu tư, chủ thể quản lý hành chính, chủ thể có quyền sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên đất rừng... và cộng đồng dân cư địa phương bảo đảm sự thống nhất về quản lý khai thác tài nguyên du lịch theo quy hoạch. Ngoài ra cần sớm nghiên cứu và ban hành cơ chế chính sách sử dụng khai thác các vùng lãnh thổ và tài nguyên du lịch chưa có chủ thể quản lý, chính sách đầu tư, tái tạo đầu tư cho ngành du lịch. Thứ hai, cơ chế chính sách về thị trường, trên cơ sở nghiên cứu về thị trường du lịch của CHDCND Lào bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế để có cơ chế chính sách thích hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các thị trường, trước mắt là thị trường các nước trong khu vực ASEAN. Đối với thị trường nội địa cũng cần có cơ chế chính sách phù hợp nhằm khai thác tối đa thị trường khu du lịch Văng Viêng tỉnh Viêng Chăn, các khu công nghiệp tập trung ở Văng Viêng và các tỉnh khu vực Nam Lào, nơi người dân có thu nhập cao hơn và thời gian nhàn rỗi nhiều hơn. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách liên quan đến phát triển du lịch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết cắt giảm những khâu, thủ tục rườm rà, giáo dục xây dựng tinh thần trách nhiệm, đạo đức phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính, xử lý nghiêm những trường hợp tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu, tạo môi trường thất ự thông thoáng, để thúc đẩy và thu hút các nhà đầu tư. Thứ ba, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch, quản lý nhà nước về du lịch là quá trình tác động của các cơ quan quản lý hoạt động du lịch đến các đối tượng quản lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất trên phương diện kinh tế và xã hội, thể hiện. Củng cố, tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là cơ sở thương mại, sở du lịch và các huyện, thành phố là vùng trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh theo hướng: sở phải có biên chế và cán bộ có năng lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý, phòng kế hoạch và đầu tư phải có người theo dõi chuyên về du lịch. Tiến hành rà soát và tổ chức lại hệ thống các ban quản lý các khu du lịch, xây dựng và ban hành chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác thống nhất của Ban quản lý khu du lịch, điều chỉnh bổ sung quy chế quản lý các khu du lịch cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước của tỉnh, cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Tham gia học tập các lớp về quản lý kinh tế do Trung ương và khu vực tổ chức, cập nhật thông tin về tình hình đầu tư, những diễn biến của kinh tế thế giới và khu vực, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học và bản lĩnh chính trị trong hoạt động quản lý và nghiệp vụ du lịch. Xúc tiến các chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nhân viên của các cơ sở du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế, phù hợp với nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo chung của ngành. Từng bước thực hiện xã hội hoá, hiện đại hoá, hình thành môi trường du lịch lành mạnh và thuận lợi, nâng cao nguồn thu từ du lịch và tạo công ăn việc làm cho toàn xã hội. Có kế hoạch cử cán bộ quản lý đi đào tạo thêm về nghiệp vụ ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các nước trong khu vực để nâng cao trình độ quản lý, từng bước đưa du lịch tỉnh Luang Pra Bang hội nhập vào hoạt động du lịch của cả nước, của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kinh doanh du lịch, khuyến khích đầu tư mới trong lĩnh vực lữ hành, vận chuyển khách sạn nhằm nâng cao vị trí của ngành du lịch trong nước và quốc tế. Kết luận và khuyến nghị Cùng với sự phát triển của ngành du lịch nước CHDCND Lào, trong những năm qua du lịch tỉnh Luang Pra Bang đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu về số lượt khách du lịch, doanh thu và nộp ngân sách đều tăng qua các năm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển ngành công nghiệp và nông nghiệp, rồi sau đó tiến tới cơ cấu dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp (ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng, ngành công nghiệp giảm và ngành nông nghiệp tăng) tạo ngày càng nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh và các huyện trên địa bàn tỉnh, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho nhân dân qa khách du lịch nội địa và giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hoá nghìn năm văn hiến của tỉnh Luang Pra Bang cho du khách quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, du lịch Luang Pra Bang còn nhiều tồn tại và hạn chế. Nguyên nhân thì có nhiều, song theo tác giả, nguyên nhân chủ yếu là sự nhận thức chưa thật đúng về vai trò của ngành kinh tế du lịch nhất là du lịch của Luang Pra Bang nên chậm có chủ trương, chính sách, cơ chế kịp thời đưa du lịch Luang Pra Bang thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những tồn tại, hạn chế này đã nảy sinh từ những mâu thuẫn đã và đang cản trở tiến trình hội nhập và phát triển của du lịch Luang Pra Bang, cần được giải quyết trong thời gian tới. Để phát triển du lịch Luang Pra Bang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Luang Pra Bang. Điều quan trọng bậc nhất là phải nắm vững và vận dụng một cách sáng tạo các quan điểm, đường lối phát triển du lịch của Đảng, nhất là các quan điểm phát triển du lịch được nêu ra trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV, V. Cần thấu suốt các quan điểm như: <phát triển du lịch bền vững nhằm đạt được mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh trật tự>. Đạt sự phát triển kinh tế du lịch Lào trong tổng thể phát triển của các ngành, nhất là các ngành có liênq uan đến phát triển du lịch, dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần, huy động mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư, phát triển du lịch. Gắn lộ trình phát triển du lịch Luang Pra Bang với việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Lộ trình này được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn định hướng phát triển du lịch dựa vào điều kiện cần và đủ để đưa du lịch Luang Pra Bang thành ngành kinh tế mũi nhọn, giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn huy động mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đặt du lịch Luang Pra Bang với tư cách là một ngành kinh tế của tỉnh, là trung tâm kinh tế - chính trị của các tỉnh miền Bắc. Tính hiện thực của việc đưa du lịch Luang Pra Bang trở thành ngành kinh tế quan trọng, trong vài năm tới, trên mức độ lớn phụ thuộc vào việc thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời và cương quyết các nhóm giải pháp như: thống nhất về nhận thức, phát triển thị trường và xúc tiến du lịch; nắm vững các đặc điểm thị trường khách du lịch, tăng số lượng, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, nâng cao chất lượng và hiệu lực quản lý nhà nước của Sở Du lịch Luang Pra Bang về lĩnh vực du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Du lịch Luang Pra Bang đang đứng trước cơ hội và thách thức, trong quá trình hội nhập vào các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực tiễn đòi hỏi vừa phải nắm bắt cơ hội và thách thức là ở chỗ quá trình vượt qua thách thức chính là quá tình nắm bắt cơ hội. Đó chính là bí quyết làm cho du lịch Luang Pra Bang có thể đứng vững và dành thắng lợi trong cạnh tranh trên thương trường du lịch trong nước và quốc tế, đưa du lịch Luang Pra Bang nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang trong giai đoạn hiện nay cần có sự hỗ trợ của các cấp, các ngành hữu quan. Tác giả kiến nghị một số vấn đề như sau: Đối với Chính phủ Thành lập cảnh sát du lịch để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, công an biên phòng, hải quan, an ninh, văn hoá tư tưởng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi không đúng mức của du khách, bảo vệ an ninh chính trị, chủ quyền quốc gia. Đối với thành phố Luang Pra Bang Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Luang Pra Bang cần có những quyết sách mạnh mẽ và kịp thời hơn để sớm đưa du lịch Luang Pra Bang trở thành ngành kinh tế. Nhà nước và thành phố cần thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay vốn tín dụng đối với ngành du lịch như đối với ngành sản xuất khác đã được ưu tiên. Đối với Sở Du lịch Đề nghị Sở Du lịch tỉnh nghiên cứu đề xuất với nhà nước ban hành chính sách khuyến khích những người có năng lực, có trình độ chuyên môn cao, những nghệ nhân, những bộ phận lao động có tính đặc thù, yên tâm công tác, hăng hái cống hiến tài năng cho ngành, nhằm khắc phục hiện tượng "chảy máu chất xám" cho ngành, như đã xảy ra mấy năm qua như: các cán bộ điều hành tour giỏi, các cán bộ marketing giỏi, các chuyên gia bếp bậc cao, các nghệ nhân nấu ăn. Đối với Sở Tài chính: Nghiên cứu lại cách thức cho phù hợp với kinh doanh du lịch, lữ hành, vận chuyển khách du lịch, cũng như các hình thức kinh doanh khách sạn, nhà hàng, giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân. Đối với việc giáo dục và đào tạo, các trường nghề: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch phù hợp với tình hình mới. Chẳng hạn như: thường xuyên có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ sở kinh doanh du lịch và ngược lại, nhà trường đào tạo cái mà các cơ sở đang cần để sau khi ca cơ sở em ra trường về các cơ sở kinh doanh làm việc được ngay, đồng thời qua đó các cơ sở kinh doanh cũng đánh giá được chính xác uy tín và thương hiệu của các trường nghề. Tránh tình trạng như hiện tại rất nhiều sinh viên của các trường đại học sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành về du lịch, khi làm việc tại cơ sở thì công việc chuyên môn rất yếu gần như không thể làm được, các cơ sở đành phải sắp xếp những công việc cụ thể (công việc nghề) xong cũng không thể tốt bằng các em được đào tạo từ các trường nghề. Đối với cơ quan ngoại giao - Bộ Công an Nghiên cứu việc cấp visa cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch. Thực tế có nhiều khách ở rất xa các cơ quan ngoại giao cấp thịt hực của Lào ở nước ngoài hoặc khách đi du lịch ở nước khác trên đường đi lại có ý định đến tham quan Luang Pra Bang. Hoàn thiện hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ, đảm bảo việc cấp visa cho khách thuận lợi, nhưng không để sót các đối tượng có động cơ xấu. Hoàn thiện hệ thống quản lý khách lưu trú tại khách sạn với các thủ tục nhanh gọn nhưng chặt chẽ, vừa đảm bảo an toàn cho khách, vừa đảm boả được các yêu cầu về an ninh trật tự an toàn xã hội. Danh mục tài liệu tham khảo Việt - lào 1. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 107 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quảng lý sư dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh du lich lữ hành quốc tế và cấpthẻ hướng dẫn viên dulich. 2. Bùi Thu Hằng (1999) , Phát triển du lịch ở An Giang – Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Dương Thế Vinh (1996), Khai thác tiềm năng du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiệnnay, PTS khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 4. Dụng Văn Duy (2004), Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 5. Dennis L.foster (2001), Công nghệ du lịch,Nxb Tống kê. 6. Đinh Trung Kiên (1999), Đào tạo nhân lực trong du lịch, thực trạng và nhu cầu, Tạp chí du lịch Việt Nam. 7. Đổng Ngọc Minh - Vương Lợi Đình (2000), Kinh tế du lịch học, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Hoàng Đức Cường (1999), Phát triển kinh tế du lịch ở nghệ An, Luận văn Ths kinh tế học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội. 9. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình quản lý kinh tế (hệ cử nhân), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Lê Hăng (2008), Quản lý nhà nước hoạt động bảo tàng, bảo tồn di sản văn hoá, nghiên cửu trao đôi. 11. Nguyễn Cường Hiền (1994), Kiến thức cơ bản của hướng dẫn viên du lịch, Nxb Văn hoá. 12. Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995), Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 13. PGS.TS Nguyễn Văn Đính - Ths Hoàng Lan Hương (2003), Công nghệ Phục vụ trong khách sạn, nhà hàng, Nxb Trẻ, Hà Nội. 14. PV (2006), Kuyến khích đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp trên địa bàn Hà Nội, Tạp chí Du lịch. 15. Sổ tay du lịch (2000), Di tích và văn minh Việt Nam, Nxb Thanh niên. 16. Trần Mạnh Chi (2007), Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 17. Trăng www.hdVN.NET phong tục tập quán Việt Nam. 18. Trần Nhan (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 19. Trần Nhan (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 20. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Vũ Đức Cường (2003) Luận văn tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp, phát triển du lịch ở Quảng Ninh. Thực trạng phương hướng và giải pháp, Học viện CTQG Hồ Chí Minh – Hà Nội. 22. Vũ Khắc liên (1996), "Môi trường văn hoá lành mạnh, du lịch phát triển", Tạp chí du lịch, (37). 23. Website (2008) Báo Đảng Cộng sản Việt Nam. ÀºĂẵƯắưĐẫºườẫắă 24. ĂºÔ¯ẵĐữ´ÃạẩăʘÔờ† VI ²ủĂ¯ẵĐắĐửư ¯ẵêũáủâỡắá ¯ú 1996 . Văn Kiện Đại hội đại biêu toàn Quốc lần thứ VI Đảng Nhân Dân Cánh Mạng Lào năm 1996. 25. ĂºÔ¯ẵĐữ´ÃạẩăʘÔờ† VII ²ủĂ¯ẵĐắĐửư ¯ẵêũáủâỡắá ¯ú 2001 . Văn Kiện Đại hội đại biêu toàn Quốc lần thứ VII Đảng Nhân Dân Cánh Mạng Lào năm 2001. 26. ĂºÔ¯ẵĐữ´ÃạẩăʘÔờ† VIII ²ủĂ¯ẵĐắĐửư ¯ẵêũáủâỡắá ¯ú 2006 . Văn Kiện Đại hội đại biêu toàn Quốc lần thứ VI Đảng Nhân Dân Cánh Mạng Lào năm 2006. 27. ĂºÔ¯ẵĐữ´ÃạẩăʘÔờ† IV ºửÔÊẵưẵ²ủĂ ÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ ¯ú 1998 Văn Kiện Đại hội Đảng Bộ Tỉnh Luang pra Bang lần thứ IV Năm 1998. 28. ĂºÔ¯ẵĐữ´ÃạẩăʘÔờ† V ºÔÊẵưẵ²ủĂ ÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ ¯ú 2005 Văn Kiện Đại hội Đảng Bộ Tỉnh Luang pra Bang lần thứ V Năm 2005. 29. ÂÊÔĂắưƯ¿ÍáâĂắườẩºÔờẩẳá ÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ¯ú 1999 . Dự án thầm định tính khả thi phát triển du lịch Tinh Luang pra Bang Năm 1999. 30. ăữâờẵƯắâ²ủâờẵưắÀƯâôẵĂũâŒƯủÔÊử´ ÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ ¯ú 2006 Œ 2010. Chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hôI Tỉnh Luang pra Bang Năm 2006 - 2010 31. ăữâờẵƯắâ²ủâờẵưắĂắườẩºÔờẩẳá ÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ ¯ú 2006 ------- 2010. Chiến lược phát triển Du lịch Tỉnh Luang pra Bang Năm 2006 – 2010. 32. ăữâờẵƯắâ²ủâờẵưắĂắườẩºÔờẩẳá ÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ ¯ú 2010 Œ 2020 . Chiến lược phát triển Du lịch Tỉnh Luang pra Bang Năm 2010 - 2020. 33. đửâƯẵÍéđ¯ẵƠ¿¯ú 2006 Œ 2007 ºԲẵÁưĂờẩºÔờẩẳáÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ Báo cáo tổng kết hàng năm của Sơ Du lịch Tỉnh năm 2006 – 2007. 34. đửâƯẵÍéđ¯ẵƠ¿¯ú 2005 Œ 2007 ºÔạẫºÔĂắư´ðỡẵâửĂÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ Báo cáo tổng kết hàng năm của Văn phòng Di San văn hoá Tỉnh Luang pra Bang năm 2005 – 2007. 35. đửâƯẵÍéđ¯ẵƠ¿¯ú 2006 Œ 2007 ºԲẵÁưĂÂăờắ ÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ Báo cáo tổng kết hàng năm của Sơ Giao Thông Vận tải Tỉnh Luang pra Bang năm 2006 – 2007. 36. đửâƯẵÍéđ¯ẵƠ¿¯ú 2005 Œ 2007 ºÔạẫºÔĂắưÂửưƯ‰ÔờắÔđửĂ Œ ờắÔưếÁÂáÔÍáÔ ²ẵđắÔ Báo cáo tổng kết hàng năm của Văn phòng Giao Thông Vận tải Đườngbộ-Đường Sông Tỉnh Luang pra Bang năm 2005 – 2007. 37. đửâƯẵÍéđ¯ẵƠ¿¯ú 2005 Œ 2007 ºԲẵÁưĂºữâƯắạẵĂ¿ĂắưÊẫắ ÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ Báo cáo tổng kết hàng năm của Sơ Công Nghiệp – Thương Mại Tỉnh Luang pra Bang năm 2005 – 2007. 38. đửâƯẵÍéđ¯ẵƠ¿¯ú 2005 Œ 2007 ºԲẵÁưĂôẵÁÍÔÂẩắáÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ . Báo cáo tổng kết hàng năm của Sơ Văn hoá - Thông tin Tỉnh Luang pra Bang năm 2005 – 2007. 39. đửâƯẵÍéđ¯ẵƠ¿¯ú 2005 Œ 2007 ºÔÀ´ừºÔ ÍáÔ²ẵđắÔ ,ÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ Báo cáo tổng kết hàng năm của Huyện Mương Luang pra Bang năm 2005 – 2007. 40. đửâƯẵÍéđ¯ẵƠ¿¯ú 2006 Œ 2007 ºÔạẫºÔĂắườẩºÔờẩẳáÀ´ừºÔÔºă ÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ. Báo cáo tổng kết hàng năm của Huyện Mương Ngoi năm 2006 – 2007 41. đửâƯẵÍéđ¯ẵƠ¿¯ú 2005 Œ 2007 ºԺửÔĂắưÁưáỡắáƯẫắÔĐắâ ÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ. Báo cáo tổng kết hàng năm của Mặt trận xây dụng đất nước năm 2005 – 2007 42. đửâƯẵÍéđ¯ẵƠ¿¯ú 2005 Œ 2007 ºԲẵÁưĂĂắưÀÔũưÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ Báo cáo tổng kết hàng năm của Sơ Tài Chinh Tỉnh Luang pra Bang năm 2005 – 2007. 43. đửâƯẵÍéđ¯ẵƠ¿¯ú 2005 Œ 2007 ºԲẵÁưĂÁ°ưĂắưŒĂắưỡửÔờụưÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ . Báo cáo tổng kết hàng năm của Sơ Kế hoạch đâu tu Tỉnh Luang pra Bang năm 2005 – 2007. 44. Á°ư²ủâờẵưắÀƯâôẵĂũâƯủÔÊử´ÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ ¯ú 2000 Œ 2005 . Quy hoạch phát triển Kinhtế – Xã hội Tỉnh Luang pra Bang năm 2000 - 2005 45. Á°ư²ủâờẵưắÀƯâôẵĂũâ -- ƯủÔÊử´ÁÂáÔÍáÔ²ẵđắÔ ¯ú 2006 Œ 2010 . Quy hoạch phát triển Kinhtế – Xãhội Tỉnh Luang pra Bang năm 2006 – 2005. 46. ÀºĂẵƯắưÀ°úăÁ°ẩƯẵ²ắđÀƯâôẵĂũâ Œ ƯủÔÊử´ ¯ú 2000. Tài liệu tuyên truyền Tình hình Kinh tế – Xã hộiTỉnh Luang Pra Bang năm 2000. Danh mục bảng biểu Bảng 2.1 Tốc độ tăng trương GĐP của Tỉnh Luang pra Bang qua các năm. Bảng 2.2 Cơ câu kinh tếcắc nhóm ngành chu yêu từ giai đoạn 2000 – 2008. Bảng 2.3 Cơ câu các nhóm ngành chu yêu. Bảng 2.4 Các di tích lịch sư –văn hoá trên địa bàn Tỉnh Luang pra Bang. Bảng 2.5 Các cơ sơ vật chất, kỹ thật khách sạn , nhà nghỉ , nhà hàng1997 – 2007. Bảng 2.6 Các cơ sơ lưu trú buồng , phòng , giường từ năm 1997 – 2007. Bảng 2.7 Số lượng khách quốc tế – khách nội địađến Luang pra Bang năm 1997 – 2007. Bảng 2.8 Cơ cấu khách quốc tế đến Luang pra Bang theo quốc tịch. Bảng 2.9 Các dự án du lịch cần gọi vốn đầu tửtong và ngoài nước. Bảng 3.1 Phương hướng phát du lịch ơ các Hyện trên địa bàn Tỉnh. Bảng 3.2 Phương hướng phát du lịch và hội nhập du lịch trong khu vực. Bảng 3.3 Dự báo khách du lịch đến Tỉnh Luang pra Bang năm 2010. Bảng 3.4 Dự báo doanh thu từ du lịch Luang pha Bang đến năm 2010. Bảng 3.5 Dự báo công xuất sư dụng phong trung bình đến năm 2010. Bảng 3.6 Dự báo nhu cầu phòng nghỉ trong năm 2010 của Tỉnh Luang pra Bang. Bang 3.7 Dự báo nhu cầu lao động trong ngành du lịch Luang pra Bang đến năm 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay.pdf
Luận văn liên quan